1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

1031 các yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận của các nhtm cp vn khóa luận đại học chuyên ngành tcnh 2023

83 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 83
Dung lượng 155,48 KB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU (14)
    • 1.1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI NGHIÊNCỨU (14)
    • 1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI (15)
    • 1.3. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU (15)
    • 1.4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU (16)
      • 1.4.1. Đối tượng nghiên cứu (16)
      • 1.4.2. Phạm vi nghiên cứu (16)
    • 1.5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU (16)
    • 1.6. BỐ CỤC KHÓA LUẬN (16)
  • CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ CÁC NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN .6 2.1. NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI (16)
    • 2.2. LỢI NHUẬN CỦA NGÂN HÀNG (19)
    • 2.3. CƠ SỞ LÝ THUYẾT (20)
      • 2.3.1. Lý thuyết cấu trúc hiệu quả (EffeciencyStructure Theory -ES) (20)
      • 2.3.2. Lý thuyết quyền lực thị trường (Market Power Theory -MP) (21)
    • 2.4. CÁC BÀI NGHIÊN CỨU TRƯỚC (22)
      • 2.4.1. Nghiên cứu trong nước (22)
      • 2.4.2. Nghiên cứu nước ngoài (23)
  • CHƯƠNG 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ DỮ LIỆU (17)
    • 3.1. MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU (34)
    • 3.2. CÁC BIẾN VÀ GIẢ THUYẾT VỀ SỰ TÁC ĐỘNG CỦA CÁC BIẾN (35)
      • 3.2.1. Biến phụ thuộc (35)
      • 3.2.2. Biến độc lập (36)
    • 3.3. DỮ LIỆU NGHIÊN CỨU (39)
    • 3.4. PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH DỮ LIỆU (40)
  • CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU (17)
    • 4.1. THỐNG KÊ MÔ TẢ (43)
    • 4.2. KIỂM ĐỊNH HỆ SỐ TƯƠNG QUAN (45)
    • 4.3. MÔ HÌNH ROA (47)
      • 4.3.1. Mô hình phù hợp (47)
      • 4.3.2. Kiểm định các khuyết tật (50)
      • 4.3.3. Khắc phục các khuyết tật (53)
    • 4.4. MÔ HÌNH ROE (54)
      • 4.4.1. Mô hình phù hợp (54)
      • 4.4.2. Kiểm định các khuyết tật (57)
      • 4.4.3. Khắc phục các khuyết tật (59)
    • 4.5. PHÂN TÍCH KẾT QUẢ ƯỚC LƯỢNG CÁC BIẾN (60)
  • CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ (17)
    • 5.1. KẾT LUẬN (66)
    • 5.2. KHUYẾN NGHỊ (66)
    • 5.3. HẠN CHẾ VÀ HƯỚNG NGHIÊN CỨU TIẾP THEO CỦA ĐỀ TÀI (68)
      • 5.3.1. Một số hạn chế (68)
      • 5.3.2. Hướng nghiên cứu tiếp theo của đề tài (68)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................61 (70)

Nội dung

GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU

LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI NGHIÊNCỨU

Ngân hàng thương mại là một định chế tài chính trung gian quan trọng và được xem là huyết mạch của nền kinh tế Khi ngân hàng hoạt động một cách hiệu quả và lành mạnh thì nguồn lực tài chính mới được luân chuyển và phân bổ hợp lý, giúp cho nền kinh tế được ổn định và tăng trưởng bền vững Do đó, đối với tất cả các công ty nói chung và các ngân hàng thương mại cổ phần tại Việt Nam nói riêng đều rất chú trọng trong việc làm sao để tối đa hóa lợi nhuận hàng năm và giúp ngân hàng ngày càng phát triển hơn trong thị trường đang cạnh tranh rất khốc liệt Ngoài ra, trong hoạt động của ngân hàng, việc thu về lợi nhuận từ các khoản cho vay hay việc huy động vốn đều chịu ảnh hưởng từ nhiều yếu tố vi mô và vĩ mô khác nhau.

Trong thực tế, việc xác định các yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận của ngân hàng thương mại đã được nhiều nhiều tác giả nghiên cứu trước đây Các bài nghiên cứu của các tác giả như Short (1979), Bourke (1989), Molyneux và Thornton

(1992), Demirguc-Kunt và Huizinga (2000) và Goddard và ctg (2004) đã sử dụng các mô hình tuyến tính để ước lượng tác động của các yếu tố khác nhau đến lợi nhuận của ngân hàng Tuy nhiên, phần lớn các nghiên cứu này chỉ phân tích dựa trên các yếu tố nội tại của ngân hàng mà không xem xét đến các yếu tố môi trường. Dietrich (2009) đã đề xuất khả năng sinh lời của ngân hàng không chỉ chịu tác động bởi các nhân tố nội tại mà còn chịu ảnh hưởng từ những yếu tố phản ánh môi trường ngành và kinh tế vĩ mô.

Tại Việt Nam, các nghiên cứu về lợi nhuận của các Ngân hàng thương mại cổ phần cũng có khá nhiều Một số các đề tài nghiên cứu định lượng đi theo hướng phân tích tổng hợp nhiều nhân tố như nghiên cứu của Trần Việt Dũng (2014), Trần

Tiến (2014) Các nghiên cứu định lượng thường phân tích các yếu tố đặc thù của ngân hàng và dùng chỉ số ROA hoặc ROE để đại diện cho khả năng sinh lời của ngân hàng thương mại Đồng thời, các biến độc lập được chia thành nhiều nhóm như các biến số vi mô, nhóm liên quan đến môi trường cạnh tranh và nhóm các biến vĩ mô Tuy nhiên các yếu tố liên quan đến môi trường bên ngoài thường chỉ được đánh giá định tính mà chưa có kiểm định cụ thể, chắc chắn.

Vì vậy, để có thêm những bằng chứng thực nghiệm, cũng như xem xét các yếu tố ảnh hưởng và mức độ ảnh hưởng của chúng đến lợi nhuận của các ngân hàng thương mại Việt Nam, đồng thời đưa ra các khuyến nghị phù hợp để nâng cao lợi nhuận và phát triển kinh doanh nên tác giả quyết định lựa chọn đề tài: “CÁC YẾU

TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN LỢI NHUẬN CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI

Đối với bài nghiên cứu, tác giả đã đặt ra các mục tiêu cần đạt được khi thực hiện:

+ Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận của các NHTMCP Việt Nam.

+ Đo lường mức độ ảnh hưởng các yếu tố đến lợi nhuận của NHTMCP Việt Nam.

+ Đưa ra các khuyến nghị góp phần củng cố và gia tăng lợi nhuận của các ngân hàng từ kết quả nghiên cứu.

CÂU HỎI NGHIÊN CỨU

Sau khi đã xác định rõ các mục tiêu nghiên cứu của đề tài, tác giả sẽ tiếp tục tìm ra câu trả lời cho các câu hỏi cụ thể sau:

1.1 Các yếu tố nào tác động đến lợi nhuận của ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam?

1.2 Các yếu tố này có tác động như thế nào đến lợi nhuận của ngân hàng?

1.3 Để nâng cao lợi nhuận cho các ngân hàng thương mại cổ phần ViệtNam cần làm những gì?

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU

1.4.1 Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu là lợi nhuận và các yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận của ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam.

Giới hạn vùng nghiên cứu: Trong điều kiện về thời gian và chi phí nên đề tài giới hạn chỉ phân tích các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam, gồm 30 ngân hàng Đây cũng là nhóm ngân hàng chiếm tỷ lệ cao nhất trong ngành ngân hàng tại Việt Nam hiện nay.

Giới hạn thời gian nghiên cứu: Thời gian nghiên cứu sẽ bắt đầu từ tháng10/2019 Số liệu thứ cấp sẽ được tác giả thu thập từ năm 2012 đến 2018.

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Đề tài sử dụng phương pháp thu thập số liệu từ báo cáo tài chính, báo cáo thường niên của ngân hàng và các biến vĩ mô được lấy từ nguồn của tổng cục thống kê. Đề tài sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng và tác giả sẽ áp dụng kỹ thuật hồi quy đa biến với dữ liệu bảng để đánh giá mức độ ảnh hưởng của các biến đến lợi nhuận của ngân hàng Sau khi chạy mô hình hồi qui bằng phương pháp bình phương nhỏ nhất thông thường (Ordinary least square- OLS), mô hình FEM (Fixed effects) và mô hình REM (Random effects), so sánh kết quả của các mô hình cũng như các kiểm định để đưa ra quyết định là chấp nhận hay bác bỏ các giả thuyết đã đặt ra.

BỐ CỤC KHÓA LUẬN

Đề tài nghiên cứu được chia thành 5 chương:

CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU

Tác giả giới thiệu sơ lược về vẫn đề nghiên cứu với các nội dung: lý do chọn đề tài, mục tiêu nghiên cứu, đối tượng, phạm vi nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu.

CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ CÁC NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN 6 2.1 NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

LỢI NHUẬN CỦA NGÂN HÀNG

Lợi nhuận của ngân hàng là thu nhập ròng sau thuế hay còn gọi là lợi nhuận ròng, được định nghĩa bởi Rose (2002) Việc xác định lợi nhuận của ngân hàng có rất nhiều cách nhưng trong nghiên cứu của Mamatzakis and Remoundos (2003) cho thấy rằng các chỉ số tài chính được sử dụng phổ biến nhất Ngoài ra, thông qua các chỉ số tài chính có thể quan sát được tình hình tài chính của một ngân hàng cũng như định giá được tình hình hoạt động của ngân hàng.

Theo bài nghiên cứu của Nguyễn Thị Ngọc Tú (2013), lợi nhuận của NHTM là khoản chênh lệch giữa tổng doanh thu phải thu trừ đi tổng các khoản chi phí phải trả hợp lý hợp lệ Lợi nhuận thực hiện trong năm là kết quả kinh doanh của ngân hàng thương mại gồm lợi nhuận hoạt động nghiệp vụ và lợi nhuận các hoạt động khác Đối với các NHTM thì mục tiêu quan trọng là tối đa hoá lợi nhuận Lợi nhuận là một chỉ tiêu phản ánh kết quả kinh doanh của NHTM và cũng là nguồn tích luỹ quan trọng giúp bổ sung vốn chủ sở hữu để thực hiện việc mở rộng hoạt động kinh doanh.

Theo các nghiên cứu trước đây của Naceur (2003), Peters et al (2004), Mamatzakis and Remoundos (2003), Staikouras and Wood (2003), Kosmidou et al.

(2008), Pasiouras and Kosmidou (2007), Athanasoglou et al (2008) và Heffernan and Fu (2008) cho thấy các chỉ số tài chính thường được dùng trong việc xác định lợi nhuận của ngân hàng gồm có lợi nhuận trên tài sản (ROA), lợi nhuận trên tổng vốn chủ sở hữu (ROE), tỷ lệ thu nhập lãi cận biên (NIM).

Các yếu tố tác động đến lợi nhuận của ngân hàng được chia thành yếu tố bên trong và bên ngoài Các yếu tố nội tại tác giả lựa chọn có quy mô của ngân hàng, tỷ lệ an toàn vốn của ngân hàng, tỷ lệ cho vay của ngân hàng, tỷ lệ tiền gửi của ngân hàng, rủi ro thanh khoản, rủi ro tín dụng, tăng trưởng tín dụng kết hợp với các yếu tố vĩ mô gồm tăng trưởng kinh tế và mức độ lạm phát. Đối với hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thương mại cổ phần, lợi nhuận được xem là một trong những mục tiêu hàng đầu và cũng là điều kiện để một ngân hàng có thể tồn tại và phát triển tiếp tục Ngoài ra, lợi nhuận còn tác động đến việc thu hút được nguồn huy động trong và ngoài nước vì khi ngân hàng đạt lợi nhuận cao, doanh thu lớn và việc chi trả các chi phí hợp lý sẽ giúp khả năng thanh toán được đảm bảo, từ đó uy tín của ngân hàng cũng tăng cao. Đối với ngân sách của nhà nước thì lợi nhuận của ngân hàng là một nguồn thu quan trọng để có thể giúp việc sản xuất được mở rộng và gia tăng nhu cầu phát triển xã hội Nhìn từ khía cạnh của các nhà đầu tư, các cổ đông hay cơ quan quản lý nhà nước thì lợi nhuận là yếu tốt then chốt để xác định giá trị của một ngân hàng, cũng như đánh giá được năng lực quản lý, điều hành của ban lãnh đạo.

Việc xác định lợi nhuận của ngân hàng thường được đánh giá dựa vào hai chỉ số ROA và ROE Theo nghiên cứu của Dietrich và Wanzenried (2011), chỉ sốROA so sánh lợi nhuận thuần và tổng tài sản, cho thấy một đồng tài sản sẽ tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận, khi chỉ số này càng lớn thì chất lượng quản lý tài sản càng hiệu quản Golin (2011) đã cho rằng ROA là một tỷ số vàng trong việc đánh giá lợi nhuận của ngân hàng Bên cạnh đó, ROE cũng là một chỉ số được sử dụng rộng rãi khi nhắc đến lợi nhuận, theo Rose và Hudgin (2010), ROE là chỉ số so sánh giữa lợi nhuận ròng và vốn chủ sở hữu, thể hiện được một đồng vốn chủ sở hữu sẽ tại ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận.

CƠ SỞ LÝ THUYẾT

2.3.1 Lý thuyết cấu trúc hiệu quả (Effeciency Structure Theory - ES)

Lý thuyết cấu trúc hiệu quả (ES) đã được viết bởi tác giả Smirlock năm

1985, cho thấy mối quan hệ trực tiếp giữa mức độ tập trung thị trường, sự cạnh tranh và hiệu quả Khi các ngân hàng hoạt động hiệu quả với lợi thế so sánh trong các sản phẩm của họ có thể đạt được thị phần lớn hơn dẫn đến mức tập trung thị trường cao hơn Ngoài ra, khi một công ty hoạt động có hiệu quả hơn sẽ làm cho lợi nhuận được tăng cao hơn (Olweny và Shipho, 2011). Đối với lý thuyết cấu trúc hiệu quả khi tiếp cận sẽ có hai hướng khác nhau tùy theo loại hiệu suất được xem xét Một là tiếp cận theo hiệu quả X (X –Efficiency), nghĩa là một công ty sẽ đạt được lợi nhuận và thị phần cao hơn khi công ty đó hoạt động có hiệu quả vì họ đã biết cách cắt giảm chi phí sản xuất và chi phí quản lý trong quá trình kinh doanh của mình (Al-Muharrami và Matthews,

2009) Hai là tiếp cận hiệu quả theo quy mô (Scale – Efficiency), tức là mối quan hệ giữa cấu trúc thị trường và hiệu quả công ty sẽ được lý giải dựa trên quy mô. Theo Olweny và Shipho (2011) cho rằng các ngân hàng lớn hơn khi hoạt động sẽ có chi phí thấp hơn vì vậy lợi nhuận cũng sẽ cao hơn so với các ngân hàng khác.

2.3.2 Lý thuyết quyền lực thị trường (Market Power Theory - MP) Đối với lý thuyết quyền lực thị trường (MP) được tiếp cận theo hai hướng chính gồm lý thuyết Cấu trúc – Thực hiện – Hiệu quả (Structure – Conduct – Performance – SCP) và lý thuyết quyền lực thị trường tương đối (Relative Market Power – RMP) Lý thuyết SCP chỉ ra rằng hiệu quả hoạt động được xác định bằng các đặc điểm của cấu trúc thị trường vì cấu trúc thị trường có ảnh hưởng đến hành vi của công ty mà điều này sẽ ảnh hưởng đến kết quả đạt được trên thị trường Theo nghiên cứu của Brain (1951), đối với những ngành có sự tập trung cao sẽ dễ gây ra những hành vi ảnh hưởng xấu đến nền kinh tế như giảm sản lượng, hình thành việc giá cả độc quyền Vì vậy, căn cứ theo những lập luận của lý thuyết SCP thì ngành ngân hàng càng tập trung cao thì sẽ gây ra tình trạng lãi suất cho vay ngày càng cao trong khi lãi suất huy động sẽ thấp dần vì tính cạnh tranh không cao Trong khi đó, theo Berger (1995), lý thuyết MP là lý thuyết quyền lực thị trường tương đối và cho rằng đối với các công ty có thị phần lớn kết hợp với sự khác biệt trong sản phẩm thì có thể dùng quyền lực thị trưởng để kiếm lợi nhuận mà không cần cạnh tranh quá nhiều, chẳng hạn như các ngân hàng nhà nước, ngân hàng thương mại cổ phần lớn đã có sẵn lợi thế về thương hiệu và chất lượng sản phẩm nên giá sản phẩm dịch vụ có thể tăng cao hơn so với các ngân hàng khác để kiếm được lợi nhuận cao hơn.

Trong ngành ngân hàng, mô hình SCP được thể hiện dưới một mô hình tóm gọn là Herebelow, đề xuất bởi Gilbert (1984): P = f(S, D, C, X)

Trong đó: P: hiệu suất, được tính bằng ROA, ROE.

S: cấu trúc, sử dụng tổng tiền gửi để tính tỷ lệ phân bổ.

D: nhu cầu thị trường, đo lường bằng quy mô thị trường, tổng tài sản hoặc tổng tiền gửi.

C: thực thi, thể hiện qua việc phân bổ các chi phí.

X: các nhân tố khác như tổng nợ/tổng tài sản, vốn chủ sở hữu/ tổng tài sản.

Thông qua mô hình của lý thuyết này cho thấy lợi nhuận của ngân hàng sẽ chịu sự ảnh hưởng từ nhiều yếu tố khác nhau, cả bên trong và bên ngoài.

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ DỮ LIỆU

MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU

Mô hình nghiên cứu được xây dựng dựa trên các lý thuyết tài chính, những nghiên cứu trong nước và trên thế giới, bài nghiên cứu tiến hành xây dựng mô hình dựa trên mô hình của Sehrish Gul, Faiza Irshad, Khalid Zaman (2011) nghiên cứu

Các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận ngân hàng ở Pakistan.

Mô hình như sau: (R0A,R0E, R0EC)i it = 0O o + Y SIEE^ I t + p 2 ( CA pTA A L)i' t + ^a A A N\ t + MDE p 0 SIT\ t + M GD p\ t + Yp 6 (INF)' + MM c\ t +Ui' t

Tuy nhiên, trong bài nghiên cứu này tác giả chỉ lựa chọn 2 chỉ tiêu là ROA và ROE làm biến phụ thuộc, vì đây là 2 yếu tố được sử dụng phổ biến nhất:

ROA = X0+ X1*Sizei,t + X2*Capitali,t + X3*Loani,t + X4*Depositi,t +

X 5 *LQ i,t + X 6 *CR i,t + X 7 *LG i,t + X 8 *GDP i,t + X 9 *INF i,t + u i,t

(3.1) ROE = X 0 + X 1 *Size i,t + X 2 *Capital i,t + X 3 *Loan i,t + X 4 *Deposit i,t +

X 5 *LQ i,t + X 6 *CR i,t + X 7 *LG i,t + X 8 *GDP i,t + X 9 *INF i,t + u i,t

ROA, ROE: là hai đại lượng đại diện cho lợi nhuận

SIZE: đại diện cho quy mô của ngân hàng

CAPTIAL: đại diện cho tỷ lệ an toàn vốn của ngân hàng

LOAN: đại diện cho tỷ lệ cho vay của ngân hàng

DEPOSIT: đại dện cho tỷ lệ tiền gửi của ngân hàng

LQ: đại diện cho rủi ro thanh khoản của ngân hàng

CR: đại diện cho rủi ro tín dụng của ngân hàng

LG: đại diện cho tăng trưởng tín dụng của ngân hàng

GDP: đại diện cho tăng trưởng kinh tế của nền kinh tế

INF: đại diện cho mức độ lạm phát của nền kinh tế u: sai số i = 1 đến 30 t = 2012 đến 2018

Mô hình do tác giả xây dựng là kết quả của việc dựa trên mô hình củaSehrish Gul, Faiza Irshad, Khalid Zaman (2011) loại bỏ đi biến MC (Vốn hóa thị trường của ngân hàng) do trong 30 NHTMCP ở Việt Nam được đưa vào nghiên cứu nghiên cứu hiện nay chỉ có khoảng 17 ngân hàng đang có vốn hóa trên thị trường, do đó biến này không thích hợp với thị trường Việt Nam Thêm vào các biến như sau: biến LQ (rủi ro thanh khoản) để xem rủi ro thanh khoản của ngân hàng có ảnh hưởng như thế nào đến lợi nhuận, biến RISK (rủi ro tín dụng) được thêm vào để xét rủi ro tín dụng ảnh hưởng đến lợi nhuận ngân hàng như thế nào và biến LG (tăng trưởng tín dụng) để xem tốc độ tăng trưởng tín dụng ảnh hưởng như thế nào đến lợi nhuận của các ngân hàng.

CÁC BIẾN VÀ GIẢ THUYẾT VỀ SỰ TÁC ĐỘNG CỦA CÁC BIẾN

ROA: là đại lượng đo lường lợi nhuận của ngân hàng, đánh giá hiệu quả công tác quản lý của ngân hàng trong việc sử dụng hợp lý tài sản trong quá trình chuyển tài sản thành thu nhập ròng, thể hiện hiệu quả sử dụng nguồn lực của ngân hàng Chỉ số ROA càng cao thể hiện ngân hàng sử dụng nguồn lực càng hiệu quả.

Công thức tính: ROA = (Lợi nhuận sau thuế)/ (Tổng tài sản)

ROE: là đại lượng đo lường lợi nhuận của ngân hàng, tỷ số này cho thấy với một đồng vốn có thể tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận và việc sử dụng vốn của ngân hàng mang lại hiệu quả như thế nào Chỉ số ROE càng cao chứng tỏ lợi nhuận được tạo ra càng cao và hiệu quả quản lý sử dụng vốn càng tốt.

Công thức tính: ROE = (Lợi nhuận sau thuế)/ (Vốn chủ sở hữu) Đối với bài nghiên cứu, tác giả đã quyết định lựa chọn ROA và ROE là hai biến phụ thuộc đại diện cho lợi nhuận của các ngân hàng thương mại cổ phần. Trong các bài nghiên cứu trước đây của các tác giả như Fadzlan, Royfazal (2008), Sehrish, Faiza, Khalid (2011), Deger và Adem (2011), Imad, Qais, Thair (2011), Aremu, Imoh, Mustanpha (2013) và Vincent, Gemechu (2013) cũng sử dụng chỉ tiêu ROA và ROE để đo lường lợi nhuận của ngân hàng.

Hai chỉ số ROA và ROE đã được dùng khá nhiều trong các bài nghiên cứu, từ đó cho thấy hai đại lượng này là hai chỉ tiêu quan trọng trong việc phản ánh hiệu quả hoạt động của ngân hàng Khi ngân hàng hoạt động tốt thì tỷ số ROA và ROE sẽ cao, ngoài ra tỷ số ROE còn phản ánh việc ngân hàng có sử dụng vốn một cách hiệu quả và có mang lại lợi nhuận cho các cổ đông.

SIZE: Quy mô của ngân hàng Quy mô ngân hàng được hiểu như lợi thế về quy mô, các ngân hàng càng lớn sẽ tạo ra được nhiều lợi nhuận hơn so với các ngân hàng nhỏ Theo nghiên cứu của Haroon (2013), Deger và Adam Anbar (2011) nghiên cứu và đưa ra kết quả quy mô có tác động cùng chiều đến lợi nhuận.

Công thức tính: Size = log (tổng tài sản)

Giả thuyết (H1): Quy mô của ngân hàng đồng biến với lợi nhuận của ngân hàng.

CAPITAL: Tỷ lệ an toàn vốn, là tỷ lệ vốn chủ sở hữu của ngân hàng trên tổng tài sản, chỉ tiêu này như là lá chắn bảo vệ ngân hàng trước những rủi ro xảy ra như rủi ro thanh khoản, rủi ro hoạt động, rủi ro khủng hoảng kinh tế Chỉ tiêu này được kỳ vọng là cùng chiều với lợi nhuận ngân hàng Theo nghiên cứu của Tobias Olweny (2011), Vincent Okoth Ongore, Gemechu Berhanu Kusa (2013) chỉ tiêu này có tác động cùng chiều đến lợi nhuận.

Công thức tính: Capital = vốn chủ sở hữu / tổng tài sản

Giả thuyết (H2): Tỷ lệ an toàn vốn tác động cùng chiều với lợi nhuận của ngân hàng.

LOAN: tỷ lệ nợ vay Lợi nhuận chính từ hoạt động của ngân hàng là đến từ hoạt động cho vay Vì vậy, để tăng cường lợi nhuận thì đây là một yếu tố quan trọng, tuy nhiên việc dư nợ tăng cũng kéo theo nguy cơ rủi ro cũng tăng Nhưng theo nghiên cứu của Sehrish & Faiza & Khalid (2011), Aremu, Imoh, Mustapha

(2013) chỉ ra rằng tỷ lệ cho vay trên tổng tài sản tác động cùng chiều đến lợi nhuận.

Công thức tính: Loan = Dư nợ cho vay/tổng tài sản

Giả thuyết (H3): Tỷ lệ cho vay tác động cùng chiều đến lợi nhuận của ngân hàng.

DEPOSIT: tỷ lệ tiền gửi Hoạt động huy động vốn là một trong những hoạt động quan trọng của ngân hàng, là nguồn cung cấp quan trọng trong cho vay, do đó đây cũng là một chỉ tiêu ảnh hưởng khá lớn đến lợi nhuận ngân hàng và được kỳ vọng sẽ ảnh hưởng cùng chiều tới lợi nhuận Theo nghiên cứu của Sehrish & Faiza

& Khalid (2011) cho rằng tỷ lệ tiền gửi của ngân hàng có tác động cùng chiều đến lợi nhuận.

Công thức tính: Deposit = Tổng tiền gửi / tổng tài sản

Giả thuyết (H4): Tỷ lệ tiền gửi có tác động cùng chiều đến lợi nhuận của ngân hàng.

LQ: rủi ro thanh khoản Đối với mỗi ngân hàng dù công tác quản trị rủi ro đã được áp dụng nhưng vẫn chưa thực sự trở thành một công cụ hữu hiệu phục vụ quản trị điều hành Trong thực tế, có nhiều NHTM muốn sử dụng triệt để phần vốn mà ngân hàng huy động được vào cho vay nên dế xảy ra thiếu thanh khoản cục bộ ảnh hưởng đến lợi nhuận Theo kết quả nghiên cứu của Ahmad Aref Almazari

(2014), các NHTM có rủi ro thanh khoản cao sẽ có xu hướng đạt được lợi nhuận cao hơn.

Công thức tính: LQ = Dự trữ thanh khoản/tổng tài sản

Giả thuyết (H5): Rủi ro thanh khoản có tác động cùng chiều với lợi nhuận ngân hàng.

CR: rủi ro tín dụng Rủi ro tín dụng là rủi ro lớn nhất trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng, bất kì một khoản vay nào cũng tồn tại rủi ro tín dụng, vì vậy tỷ số này được đánh giá là có tác động ngược chiều đến lợi nhuận ngân hàng Kết quả nghiên cứu của Imad, Qais, Thair (2011) cho thấy rủi ro tín dụng tác động ngược chiều đến lợi nhuận ngân hàng.

Công thức tính: Risk = nợ trích lập dự phòng/tổng dư nợ

Giả thuyết (H6): Rủi ro tín dụng tác động ngược chiều đến lợi nhuận ngân hàng.

LG: tăng trưởng tín dụng Thu nhập chính của các ngân hàng đến chủ yếu từ hoạt động tín dụng, khi ngân hàng tăng trưởng tín dụng, nguồn thu nhập của ngân hàng sẽ tăng lên Tuy nhiên, nếu ngân hàng không có kế hoạch tăng trưởng tốt, các khoản nợ xấu sẽ phát sinh thêm tương ứng, làm giảm lợi nhuận Theo Haroon Jabbar (2014) thì tăng trưởng tín dụng có tác động ngược chiều đến lợi nhuận ngân hàng.

Công thức: LG = (tổng dư nợ cho vay t – tổng dư nợ cho vay t-1 )/ tổng dư nợ cho vay t-1

Giả thuyết (H7): Tăng trưởng tín dụng tác động ngược chiều đến lợi nhuận ngân hàng.

GDP: tăng trưởng kinh tế Khi nền kinh tế đang ở mức tăng trưởng thì nhu cầu tín dụng cao hơn từ đó ngân hàng có thể có nhiều lợi nhuận hơn khi nên kinh tế trên đà tăng trưởng Vì vậy, kỳ vọng biến GDP sẽ có tác động tích cực đến lợi nhuận ngân hàng Tuy nhiên theo nghiên cứu của Vincent (2013), Tobias (2011), Deger, Adem (2011) thì tăng trưởng kinh tế không tác động đến lợi nhuận.

Giả thuyết (H8): Tăng trưởng kinh tế có tác động cùng chiều đến lợi nhuận ngân hàng.

INF: lạm phát Lạm phát là một yếu tố quan trọng tác động đến nền kinh tế nói chung cũng như đến lợi nhuận ngân hàng nói riêng, vì lạm phát cao làm cho lãi suất cho vay cao, do đó thu nhập của ngân hàng có thể tăng thêm Theo kết quả nghiên cứu của Imad, Qais, Thair (2011) thì lạm phát có tác động cùng chiều đến lợi nhuận, nhưng theo Vincent (2013) thì lạm phát không có tác động đến lợi nhuận.

Giả thuyết (H9): Lạm phát có tác động đồng biến đến lợi nhuận ngân hàng.

Bảng 3 1 Giả thuyết về các yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận

Giả thuyết Nội dung giả thuyết

H1 Quy mô của ngân hàng đồng biến với lợi nhuận của ngân hàng

H2 Tỷ lệ an toàn vốn tác động cùng chiều với lợi nhuận của ngân hàng

H3 Tỷ lệ cho vay tác động cùng chiều đến lợi nhuận của ngân hàng

H4 Tỷ lệ tiền gửi có tác động cùng chiều đến lợi nhuận của ngân hàng

H5 Rủi ro thanh khoản có tác động cùng chiều với lợi nhuận ngân hàng

H6 Rủi ro tín dụng tác động ngược chiều đến lợi nhuận ngân hàng

H7 Tăng trưởng tín dụng tác động ngược chiều đến lợi nhuận ngân hàng

H8 Tăng trưởng kinh tế có tác động cùng chiều đến lợi nhuận ngân hàng

H9 Lạm phát có tác động đồng biến đến lợi nhuận ngân hàng

DỮ LIỆU NGHIÊN CỨU

Đối với bài nghiên cứu này tác giả sử dụng mẫu dữ liệu bảng cân xứng với

186 quan sát được thu thập từ báo cáo tài chính hằng năm của 30 ngân hàng thương mại cổ phần tại Việt Nam giai đoạn từ năm 2012 – 2018 Toàn bộ dữ liệu được lấy từ báo cáo tài chính của các ngân hàng, hoặc được thu thập trên các trang web dữ liệu chứng khoán tài chính như cafef.vn, vietstock.vn, cophieu68.vn và một số nguồn khác.

Việc sử dụng dữ liệu bảng có hai ưu điểm là: cho phép xác định và đo lường các tác động mà khi sử dụng dữ liệu chéo và dữ liệu thời gian không đo lường được, và khi dùng dữ liệu bảng cho ra các kết quả ước lượng của các tham số đáng tin cậy hơn.

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

THỐNG KÊ MÔ TẢ

Bảng 4 1 Kết quả thống kê mô tả

Giá trị trung vị Độ lệch chuẩn

Kết quả thống kê mô tả về số quan sát, giá trị trung bình, độ lệch chuẩn, giá trị nhỏ nhất và giá trị lớn nhất của 11 biến trong bài nghiên cứu (2 biến phụ thuộc và 9 biến độc lập) được trình bày trong bảng 4.1 với tổng dữ liệu được thu thập từ 30 ngân hàng thương mại cổ phần tại Việt Nam trong giai đoạn từ năm 2012 đến năm 2018.

Từ kết quả trên, ta có thể thấy rằng biến phụ thuộc ROA có giá trị trung bình là 0.61%, giá trị trung vị bằng 0.53%, có nghĩa là một nửa trong tổng số các quan sát có ROA trên 0.53%, giá trị nhỏ nhất của ROA là 0.01% thuộc về ngân hàng TMCP Quốc Dân (NVB) năm 2012 và giá trị lớn nhất thuộc về ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam (Techcombank) vào năm 2018 đạt 2.64% Biến phụ thuộc còn lại ROE có giá trị trung bình là 7.20%, giá trị trung vị là 6.07%, giá trị nhỏ nhất của ROE cũng thuộc về NVB vào năm 2012 chỉ đạt 0.07% và giá trị lớn nhất 24.44% thuộc về ngân hàng TMCP Á Châu (ACB) năm 2018. Đại diện cho quy mô của các ngân hàng, biến SIZE có giá trị trung bình đạt 8.0431, giá trị nhỏ nhất và lớn nhất lần lượt là 7.1233 và 9.1183, độ lệch chuẩn ở mức 0.4866, cho thấy quy mô giữa các ngân hàng thương mại cổ phần ở Việt Nam là khá tương đồng, không có quá nhiều sự chênh lệch Tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản (CAPITAL) có giá trị trung trình là 9.04%, giá trị cao nhất là 23.84% thuộc về ngân hàng TMCP Sài Gòn Công Thương (SGB) năm 2013, giá trị nhỏ nhất là 3.23% đã thuộc về ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB) ở năm 2018 Biến LOAN tỷ lệ cho vay trên tổng tài sản có giá trị trung bình là 55.03%, giá trị lớn nhất và giá trị nhỏ nhất lần lượt là 77.41% thuộc về ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam (Agribank) năm 2018 và 21.62% thuộc về ngân hàng TMCP Đông Nam Á (Seabank) năm 2012 Giá trị trung bình của tỷ lệ tiền gửi trên tổng tài sản (DEPOSIT) là 76.72%, giá trị thấp nhất thuộc về ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPB) năm 2017 với 50.90% và giá trị cao nhất là 89.60% thuộc về ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (STB) năm 2015 Rủi ro thanh khoản (LQ) đạt giá trị trung bình là 13.58%, ngân hàng TMCP Bắc Á (BAB) năm 2016 có rủi ro thanh khoản nhỏ nhất ở mức 1.52%, giá trị lớn nhất là

47.32% lại thuộc Seabank cũng trong năm 2012 CR – rủi ro tín dụng có giá trị trung

3 2 bình là 1.31%, ở chỉ tiêu này ngân hàng có rủi ro tín dụng nhỏ nhất ở mức 0.54% là ngân hàng TMCP Sài Gòn năm 2014 và ngân hàng TMCP Tiên Phong có rủi ro tín dụng cao nhất 4.75% nhưng nhìn chung trong giai đoạn 2012 – 2018 thì rủi ro tín dụng ở các ngân hàng đang được cải thiện dần Tăng trưởng tín dụng (LG) có giá trị trung bình là 21.40%, giá trị tăng trưởng tín dụng cao nhất là 106.82% của ngân hàngTMCP Phát triển TP HCM (HDB) năm 2013 và giá trị nhỏ nhất là -24.59% của ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (MSB) vào năm 2012.

KIỂM ĐỊNH HỆ SỐ TƯƠNG QUAN

Kiểm định hệ số tương quan giúp ta xem xét và có cái nhìn tổng quan về mối liên hệ giữa các biến phụ thuộc và các biến độc lập với nhau.

Theo kết quả phân tích ở bảng 4.2, ta thấy:

+ Đối với biến phụ thuộc ROA: Các biến độc lập SIZE, CAPITAL, LOAN,

LQ, CR, LG, INF và GDP đều có tương quan dương với lợi nhuận của các ngân hàng TMCP và trong đó, tỷ lệ vốn trên tổng tài sản có hệ số tương quan cao nhất, đồng nghĩa với việc biến này có mối liên hệ với ROA chặt chẽ nhất Trong khi đó, chỉ có biến DEPOSIT là tương quan âm với ROA.

+ Đối với biến phụ thuộc ROE: Chỉ có 5 biến độc lập có tương quan dương với lợi nhuận của các ngân hàng gồm SIZE, LOAN, CR, LG và GDP, trong đó SIZE là biến có mối tương quan mạnh nhất với ROE Các biến tương quan âm với ROE có tới 4 biến gồm CAPITAL, DEPOSIT, LQ và INF, biến có tương quan âm mạnh nhất là CAPITAL.

Bảng 4 2 Ma trận hệ số tương quan giữa các biến roa roe size capital loan deposit LQ CR LG IN

F GDP roa 1.0000 roe 0.8448 1.0000 size 0.1416 0.4799 1.0000 capital 0.2465 -

Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu từ phần mềm STATA

Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu từ phần mềm STATA

MÔ HÌNH ROA

Trong phần này tác giả sẽ thực hiện ước lượng theo mô hình là Pooled OLS, Fixed Effect (FEM) và Random Effect (REM), sau đó sẽ lựa chọn ra một mô hình phù hợp nhất với mô hình nghiên cứu.

Kết quả hồi quy theo mô hình Pooled OLS:

Bảng 4 3 Kết quả hồi quy Pooled OLS

Kết quả hồi quy theo mô hình FEM:

Bảng 4 4 Kết quả hồi quy FEM

Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu từ phần mềm STATA

Thực hiện kiểm định F nhằm so sánh sự phù hợp giữa phương pháp ước lượng theo mô hình Pooled OLS với mô hình FEM, REM.

Giả thuyết: H 0 : các hệ số chặn không khác nhau giữa các đối tượng

H1: có ít nhất một hệ số chặn sẽ khác nhau

Bảng 4 5 Kết quả kiểm định F

Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu từ phần mềm STATA

Dựa vào kết quả của bảng 4.5, ta thấy giá trị Prob>F = 0.0000 < 1%, đồng nghĩa với việc giả thuyết H 0 bị bác bỏ hay phương pháp Pooled OLS không còn phù hợp để ước lượng mô hình (3.1) và chuyển sang dùng FEM hoặc REM.

Kết quả hồi quy theo mô hình REM:

Bảng 4 6 Kết quả hồi quy REM

Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu từ phần mềm STATA

Tiến hành kiểm định Hausman (Hausman test) nhằm so sánh sự phù hợp giữa 2 mô hình ước lượng FEM và REM Với giả thuyết:

Bảng 4 7 Kết quả kiểm định Hausman

Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu từ phần mềm STATA

Theo kết quả từ bảng 4.7 cho thấy, giá trị Prob < 1%, giả thuyết H0 bị bác bỏ và kết luận rằng phương pháp ước lượng theo REM không phù hợp để ước lượng dữ liệu bảng của mô hình (3.1).

4.3.2 Kiểm định các khuyết tật

• Kiểm tra phương sai thay đổi Để kiểm tra xem mô hình FEM có bị hiện tượng phương sai thay đổi hay không thì tác giả đã sử dụng kiểm định Wald Với giả thuyết được đặt ra là:

H 0 : Không xảy ra phương sai sai số thay đổi

H1: Có xảy ra phương sai sai số thay đổi

Bảng 4 8 Kết quả kiểm định Wald

Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu từ phần mềm STATA

Với kết quả từ kiểm định Wald ở bảng 4.8, ta thấy giá trị Prob>chi2 0.0000 nhỏ hơn so với mức ý nghĩa 1% nên giả thuyết H0 bị bác bỏ, đồng nghĩa với việc ta có thể kết luận rằng mô hình FEM đã bị vi phạm về phương sai thay đổi và cần có biện pháp khắc phục để đưa ra một mô hình mới, phù hợp hơn.

• Kiểm định tự tương quan

Tác giả tiến hành kiểm tra tự tương quan bậc nhất của mô hình bằng kiểm định Wooldridge Với mức ý nghĩa 1% và giả thuyết được đặt ra:

H 0 : Không có hiện tượng tương quan bậc nhất

H1: Có hiện tượng tương quan bậc nhất

Bảng 4 9 Kết quả kiểm định Wooldridge

Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu từ phần mềm STATA

Từ kết quả trong bảng 4.9 cho thấy, giá trị Prob>F = 0.0000 nhỏ hơn so với mức ý nghĩa đã cho là 1% nên ta chấp nhận giả thuyết H 1 và kết luận rằng mô hình đang xảy ra hiện tượng tương quan bậc nhất.

• Kiểm định đa cộng tuyến

Bảng 4 10 Kiểm tra đa cộng tuyến giữa các biến

Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu từ phần mềm STATA

Thông qua kết quả ở bảng 4.10 ta thấy, các hệ số phương sai phóng đại VIF (Variance in factor) giữa các cặp biến là rất nhỏ, tất cả đều có giá trị nhỏ hơn 3, lớn nhất là 2.75 và giá trị trung bình của VIF là 1.81, các con số này đều bé hơn 4, nên ta có thể kết luận là mô hình không có hiện tượng đa cộng tuyến hay mối tương quan giữa các biến độc lập sẽ không làm ảnh hưởng đến khả năng giải thích của mô hình hồi quy trong hệ thống ngân hàng thương mại cổ phần.

4.3.3 Khắc phục các khuyết tật

Với những kết quả sau khi kiểm định thì ta nhận thấy rằng mô hình hiện tại đang phạm phải hai khuyết tật đó là xảy ra hiện tượng phương sai sai số thay đổi và hiện tượng tương quan bậc nhất Vì vậy, để khắc phục hai hiện tượng trên tác giả sẽ thực hiện hồi quy mô hình theo GLS và kết quả hồi quy thu được là:

Bảng 4 11 Kết quả hồi quy GLS

Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu từ phần mềm STATA

Dựa vào bảng 4.11, ta được mô hình hồi quy sau khi các khuyết tật đã được khắc phục, mô hình như sau:

MÔ HÌNH ROE

Trong phần này tác giả sẽ thực hiện ước lượng theo mô hình Pooled OLS, Fixed Effect (FEM) và Random Effect (REM), sau đó sẽ lựa chọn ra một mô hình phù hợp nhất với mô hình nghiên cứu cho ROE.

Kết quả hồi quy theo mô hình Pooled OLS:

Bảng 4 12 Kết quả hồi quy Pooled OLS

Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu từ phần mềm STATA

Kết quả hồi quy mô hình FEM:

Bảng 4 13 Kết quả hồi quy FEM

Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu từ phần mềm STATA

Tiếp theo, thực hiện kiểm định F nhằm so sánh sự phù hợp giữa phương pháp ước lượng theo mô hình Pooled OLS với mô hình FEM, REM.

Giả thuyết: H 0 : các hệ số chặn không khác nhau giữa các đối tượng

H1: có ít nhất một hệ số chặn sẽ khác nhau

Bảng 4 14 Kết quả kiểm định F

Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu từ phần mềm STATA

Dựa vào kết quả của bảng 4.14, ta thấy giá trị Prob>F = 0.0000 nhỏ hơn mức ý nghĩa 1%, đồng nghĩa với việc giả thuyết H 0 bị bác bỏ hay phương pháp Pooled OLS không còn phù hợp để ước lượng mô hình (3.2) và chuyển sang dùng FEM hoặc REM.

Kết quả hồi quy theo mô hình REM:

Bảng 4 15 Kết quả hồi quy REM

Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu từ phần mềm STATA

Tiến hành kiểm định Hausman (Hausman test) để so sánh giữa hai mô hình ước lượng FEM và REM thì mô hình nào phù hợp nhất Với giả thuyết:

Bảng 4 16 Kết quả kiểm định Hausman

Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu từ phần mềm STATA

Theo kết quả từ bảng 4.16 cho thấy, giá trị Prob>chi2 = 0.0000 nhỏ hơn mức ý nghĩa 1%, chập nhận giả thuyết H 1 và kết luận rằng phương pháp ước lượng theo REM không phù hợp để ước lượng dữ liệu bảng của mô hình (3.2).

4.4.2 Kiểm định các khuyết tật

• Kiểm tra phương sai thay đổi

Tác giả quyết định sử dụng kiểm định Wald để kiểm tra xem mô hình FEM có xảy ra hiện tượng phương sai sai số thay đổi hay không Với giả thuyết được đặt ra là:

H 0 : Không xảy ra phương sai sai số thay đổi

H 1 : Có xảy ra phương sai sai số thay đổi

Bảng 4 17 Kết quả kiểm định Wald

Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu từ phần mềm STATA

Với kết quả từ kiểm định Wald ở bảng 4.17, ta thấy giá trị Prob>chi2 0.0000 nhỏ hơn so với mức ý nghĩa 1% nên giả thuyết H 0 bị bác bỏ, đồng nghĩa với việc ta có thể kết luận rằng mô hình FEM xảy ra hiện tượng phương sai thay đổi và cần có biện pháp khắc phục để đưa ra một mô hình mới, phù hợp hơn.

• Kiểm định tự tương quan

Tác giả tiến hành kiểm tra tự tương quan bậc nhất của mô hình bằng kiểm định Wooldridge Với mức ý nghĩa 1% và giả thuyết được đặt ra:

H0: Không có hiện tự tượng tương quan bậc nhất

H 1 : Có hiện tượng tự tương quan bậc nhất

Bảng 4 18 Kết quả kiểm định Wooldrige

Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu từ phần mềm STATA

Từ kết quả trong bảng 4.18 cho thấy, giá trị Prob>F = 0.0000 nhỏ hơn mức1% nên ta chấp nhận giả thuyết H1 và kết luận rằng mô hình đang xảy ra hiện tượng tương quan bậc nhất, cần đưa ra biện pháp khắc phục.

• Kiểm định đa cộng tuyến

Bảng 4 19 Kiểm tra đa cộng tuyến giữa các biến

Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu từ phần mềm STATA

Thông qua kết quả ở bảng 4.19 ta thấy, các hệ số phương sai phóng đại VIF (Variance in factor) giữa các cặp biến là rất nhỏ, tất cả đều có giá trị nhỏ hơn 3, lớn nhất là 2.75 và giá trị trung bình của VIF là 1.81, các con số này đều bé hơn 10, nên ta có thể kết luận là mô hình không có hiện tượng đa cộng tuyến hay mối tương quan giữa các biến độc lập sẽ không làm ảnh hưởng đến khả năng giải thích của mô hình hồi quy trong hệ thống ngân hàng thương mại cổ phần.

4.4.3 Khắc phục các khuyết tật

Với những kết quả sau khi kiểm định thì mô hình hiện tại đang phạm phải hai khuyết tật đó là xảy ra hiện tượng phương sai sai số thay đổi và hiện tượng tự tương quan bậc nhất Vì vậy, để khắc phục hai hiện tượng trên tác giả sẽ thực hiện hồi quy mô hình theo GLS và kết quả hồi quy thu được là:

Bảng 4 20 Kết quả hồi quy GLS

Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu từ phần mềm STATA

Sau khi các khuyết tật của mô hình đã được khắc phục bằng mô hình hồi quy GLS, theo kết quả thu được từ bảng 4.20 ta được mô hình:

ROE = -0.6066 + 0.0793 SIZE + 0.3795 CAPITAL + 0.0685 LOAN –0.0923 DEPOSIT + 0.0944 LQ – 1.4558 CR + 0.0186 LG

Ngày đăng: 28/08/2023, 21:56

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 2. 1 Tổng hợp các nghiên cứu trước - 1031 các yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận của các nhtm cp vn khóa luận đại học chuyên ngành tcnh 2023
Bảng 2. 1 Tổng hợp các nghiên cứu trước (Trang 27)
Bảng 4. 1 Kết quả thống kê mô tả - 1031 các yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận của các nhtm cp vn khóa luận đại học chuyên ngành tcnh 2023
Bảng 4. 1 Kết quả thống kê mô tả (Trang 43)
Bảng 4. 2 Ma trận hệ số tương quan giữa các biến - 1031 các yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận của các nhtm cp vn khóa luận đại học chuyên ngành tcnh 2023
Bảng 4. 2 Ma trận hệ số tương quan giữa các biến (Trang 46)
Bảng 4. 3 Kết quả hồi quy Pooled OLS - 1031 các yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận của các nhtm cp vn khóa luận đại học chuyên ngành tcnh 2023
Bảng 4. 3 Kết quả hồi quy Pooled OLS (Trang 47)
Bảng 4. 5 Kết quả kiểm định F - 1031 các yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận của các nhtm cp vn khóa luận đại học chuyên ngành tcnh 2023
Bảng 4. 5 Kết quả kiểm định F (Trang 49)
Bảng 4. 10 Kiểm tra đa cộng tuyến giữa các biến - 1031 các yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận của các nhtm cp vn khóa luận đại học chuyên ngành tcnh 2023
Bảng 4. 10 Kiểm tra đa cộng tuyến giữa các biến (Trang 52)
Bảng 4. 11 Kết quả hồi quy GLS - 1031 các yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận của các nhtm cp vn khóa luận đại học chuyên ngành tcnh 2023
Bảng 4. 11 Kết quả hồi quy GLS (Trang 53)
Bảng 4. 12 Kết quả hồi quy Pooled OLS - 1031 các yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận của các nhtm cp vn khóa luận đại học chuyên ngành tcnh 2023
Bảng 4. 12 Kết quả hồi quy Pooled OLS (Trang 54)
Bảng 4. 20 Kết quả hồi quy GLS - 1031 các yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận của các nhtm cp vn khóa luận đại học chuyên ngành tcnh 2023
Bảng 4. 20 Kết quả hồi quy GLS (Trang 60)
Bảng 4. 21 Kết quả hồi quy cuối cùng của các biến độc lập Biến Kết quả kỳ vọng Kết quả nghiên cứu - 1031 các yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận của các nhtm cp vn khóa luận đại học chuyên ngành tcnh 2023
Bảng 4. 21 Kết quả hồi quy cuối cùng của các biến độc lập Biến Kết quả kỳ vọng Kết quả nghiên cứu (Trang 61)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w