Chính vì thế để biết được công ty có tồn tại, phát triển, hoạt động có hiệu quảhay không thì ta nên xem xét tổng thể công nợ đó là quản lí các khoản phải thu, cáckhoản phải trả và nâng c
Trang 1ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ KHOA KẾ TOÁN – TÀI CHÍNH
- -KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
KẾ TOÁN CÔNG NỢ VÀ PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH, KHẢ NĂNG THANH TOÁN TẠI CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VÀ DỊCH VỤ
Trang 2ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ KHOA KẾ TOÁN – TÀI CHÍNH
- -KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
KẾ TOÁN CÔNG NỢ VÀ PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH, KHẢ NĂNG THANH TOÁN TẠI CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VÀ DỊCH VỤ
HÙNG HÀ
Trang 3Lời cảm ơn
Khoá luận tốt nghiệp đại học là một bước tiến quan trọng và không thể thiếu trong chặng đường của những sinh viên năm cuối mà bất kì sinh viên nào cũng phải hoàn thành.
Sau thời gian học tập dưới trường Đại học Kinh Tế Huế, được trang bị những kiến thức và giúp đỡ tận tình của quý Thầy Cô Giảng viên là hành trang quý báu về nhận thức và hiểu biết cho em Đặc biệt em muốn gửi lời cảm ơn sâu sắc đến Cô Nguyễn Thị Thanh Huyền, người đã trực tiếp hướng dẫn, giúp đỡ em hoàn thành tốt báo cáo thực tập này với sự nhiệt tình, ân cần, trách nhiệm.
Chúng em cũng xin chân thành cảm ơn Ban Giám Đốc, các cô chú, các anh chị đang công tác tại các phòng ban kế toán – tài chính của Công ty TNHH thương mại và dịch vụ Hùng Hà đã tạo điều kiện và quan tâm em trong suốt thời gian thực tập tại công ty đã đưa ra những lời khuyên hữu ích, chia sẻ kinh nghiệm về thực tiễn ngành kế toán để giúp em hoàn thiện hơn, giúp ích cho công việc sau này của bản thân đặc biệt là hoàn thành tốt báo cáo này.
Do thời gian đi thực tập trong giai đoạn Covid 19 đang diễn biến phức tạp, trình độ còn nhiều hạn chế nên bài báo cáo của em không tránh khỏi những sai sót.
Em rất mong được sự chỉ dẫn, góp ý của Cô và các kế toán trong công ty để em có điều kiện hoàn thành bài báo cáo tốt hơn và trong công tác thực tế sau này.
Em xin chân thành cảm ơn !
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 4MỤC LỤC
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT i
DANH MỤC BẢNG BIỂU ii
DANH MỤC BIỂU MẪU iii
DANH MỤC SƠ ĐỒ iv
DANH MỤC BIỂU ĐỒ iv
PHẦN I ĐẶT VẤN ĐỀ 1
1 Lý do chọn đề tài 1
2 Mục tiêu nghiên cứu 2
3 Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu 2
4 Phương pháp nghiên cứu 3
5 Kết cấu của khoá luận 4
PHẦN II NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 5
CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ KẾ TOÁN CÔNG NỢ VÀ PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH, KHẢ NĂNG THANH TOÁN TRONG DOANH NGHIỆP 5
1.1 Một số vấn đề cơ bản liên quan đến công nợ và kế toán công nợ 5
1.1.1 Các khái niệm cơ bản liên quan đến công nợ 5
1.1.2 Khái niệm, vai trò, nhiệm vụ kế toán công nợ 8
1.1.3 Nguyên tắc kế toán các khoản phải thu, phải trả 9
1.2 Công tác kế toán công nợ 15
1.2.1 Kế toán các khoản phải thu 15
1.2.2 Kế toán các khoản phải trả 19
1.3 Phân tích tình hình và khả năng thanh toán trong doanh nghiệp 23 Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 51.3.1 Sự cần thiết của việc phân tích tình hình và khả năng thanh toán 23
1.3.2 Mục tiêu, vai trò, ý nghĩa của phân tích tình hình và khả năng thanh toán 23
1.3.3 Một số chi tiêu phân tích tình hình, khả năng thanh toán 25
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG KẾ TOÁN CÔNG NỢ VÀ PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH, KHẢ NĂNG THANH TOÁN TẠI CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VÀ DỊCH VỤ HÙNG HÀ 30
2.1 Giới thiệu tổng quan về Công ty TNHH thương mại và dịch vụ Hùng Hà 30
2.1.1 Giới thiệu về công ty 30
2.1.2 Giới thiệu bộ phận kế toán của công ty 44
2.2 Thực trạng công tác kế toán công nợ tại công ty TNHH thương mại và dịch vụ Hùng Hà 49
2.2.1 Kế toán các khoản phải thu 49
2.2.2 Kế toán các khoản phải trả 62
2.3 Phân tích tình hình và khả năng thanh toán tại Công ty TNHH thương mại và dịch vụ Hùng Hà 80
2.3.1 Phân tích tình hình thanh toán của Công ty qua 3 năm (2018 – 2020) 80
2.3.2 Phân tích khả năng thanh toán của Công ty qua 3 năm (2018-2020) 90
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢ PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN KẾ TOÁN CÔNG NỢ VÀ TÌNH HÌNH, KHẢ NĂNG THANH TOÁN TẠI CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VÀ DỊCH VỤ HÙNG HÀ 97
3.1 Đánh giá chung về công tác kế toán công nợ và tình hình, khả năng thanh toán tại công ty TNHH thương mại và dịch vụ Hùng Hà 97
3.1.1 Đánh giá về kế toán công nợ 97
3.1.2 Đánh giá về tình hình, khả năng thanh toán 98
3.2 Một số giải pháp khắc phục 98 Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 63.2.1 Về công tác kế toán 98
3.2.2 Về việc thu hồi nợ hiệu quả 99
3.2.3 Về việc cải thiện chất lượng quản lí công nợ 100
3.2.4 Về khả năng thanh toán 101
PHẦN III KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 102
1 Kết luận 102
2 Kiến nghị 104
DANH MỤC KHAM KHẢO 105
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 8DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1 Bảng tình hình lao động tại công ty trong 3 năm 2018-2020 35
Bảng 2.2 Bảng tình hình tài sản và nguồn vốn tại công ty trong 3 năm 2018-202037 Bảng 2.3 Bảng kết quả kinh doanh tại công ty trong 3 năm 2018-2020 42
Bảng 2.4 Tình hình khoản phải thu của công ty qua 3 năm 2018 – 2020 81
Bảng 2.5 Tình hình khoản phải trả 3 năm 2018 – 2020 83
Bảng 2.6 Đánh giá khoản phải thu, khoản phải trả của công ty 85
Bảng 2.7 Đánh giá khả năng thanh toán của công ty 90
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 9DANH MỤC BIỂU MẪU
Biểu mẫu 2.1 Hoá đơn giá trị gia tăng 52
Biểu mẫu 2.2 Sổ chi tiết thanh toán với người mua (người bán) TK 131 55
Biểu mẫu 2.3 Sổ chi tiết TK 131 56
Biểu mẫu 2.4 Sổ cái TK 131 57
Biểu mẫu 2.5 Bảng tổng hợp phát sinh công nợ theo đối tượng TK 131 58
Biểu mẫu 2.6 Uỷ nhiệm chi 60
Biểu mẫu 2.7 Bảng tổng hợp phát sinh công nợ theo từng đối tượng TK 331 62
Biểu mẫu 2.8 Hoá đơn giá trị gia tăng 65
Biểu mẫu 2.9 Phiếu nhập kho 67
Biểu mẫu 2.10 Sổ chi tiết thanh toán TK 331 68
Biểu mẫu 2.11 Sổ chi tiết TK 331 69
Biểu mẫu 2.12 Sổ cái TK 331 70
Biểu mẫu 2.13 Bảng tổng hợp phát sinh công nợ theo đối tượng TK 331 71
Biểu mẫu 2.14 Giấy nhận nợ 75
Biểu mẫu 2.15 Uỷ nhiệm chi 77
Biểu mẫu 2.16 Sổ chi tiết TK 341 78
Biểu mẫu 2.17 Sổ cái TK 341 79 Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 10DANH MỤC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 1.1 Sơ đồ kế toán phải thu khách hàng 17
Sơ đồ 1.2 Sơ đồ kế toán sử dụng TK 331 (chi tiết Trả trước cho người bán) 18
Sơ đồ 1.3 Sơ đồ kế toán phải trả cho người bán 20
Sơ đồ 1.4 Sơ đồ kế toán vay và nợ thuê tài chính 22
DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 2.1 Số vòng quay các khoản phải thu 86
Biểu đồ 2.2 Kì thu tiền bình quân 88
Biểu đồ 2.3 Số vòng quay các khoản phải trả 88
Biểu đồ 2.4 Thời gian quay vòng các khoản phải trả 89
Biểu đồ 2.5 Khả năng thanh toán ngắn hạn 91
Biểu đồ 2.6 Khả năng thanh toán nhanh 92
Biểu đồ 2.7 Khả năng thanh toán tức thời 93
Biểu đồ 2.8 Khả năng thanh toán tài sản ngắn hạn 94
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 11PHẦN I ĐẶT VẤN ĐỀ
1 Lý do chọn đề tài
Như chúng ta đã thấy, cạnh tranh là quy luật tất yếu, là nhân tố tạo ra sức
mạnh mãnh liệt cho nền kinh tế thị trường, cạnh tranh tại các công ty ngày càng gaygắt, rõ rệt đòi hỏi kế toán trở thành một trong những công cụ đắc lực không thểthiếu giúp cho công ty có cái nhìn tổng thể về tình hình kinh doanh và tình hình tàichính Chính vì thế để biết được công ty có tồn tại, phát triển, hoạt động có hiệu quảhay không thì ta nên xem xét tổng thể công nợ đó là quản lí các khoản phải thu, cáckhoản phải trả và nâng cao tình hình, khả năng thanh toán của công ty
Công tác công nợ trong hoạt động sản xuất kinh doanh là vấn đề các nhà quản
lí cần quan tâm Hay nói cách khác, tổ chức công tác kế toán công nợ theo dõi cácnghiệp vụ kinh tế chính xác, chặt chẽ, đòi hỏi người kế toán công nợ phải kiểm soát,báo cáo kịp thời các khoản phải thu, khoản phải trả để tránh được trình trạng nợ kéodài, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, nâng cao khả năng thanh toán hiện hành
Trong các hoạt động kinh doanh, các công ty cạnh tranh chiếm dụng vốn lẫnnhau để hoạt động dẫn đến những rủi ro tiềm ẩn về tài chính mà công ty nào cũngphải cân nhắc, thận trọng cho nên công ty cần có chiến lược để giải quyết vấn đềthanh toán các khoản phải thu, khoản phải trả đối với các mối quan hệ như là kháchhàng, nhà cung cấp, công tác thanh toán thực hiện có hiệu quả hay không là phụthuộc vào mối quan hệ mật thiết công tác công nợ
Việc quản lí công nợ và khả năng thanh toán có thể phản ánh được năng lựctài chính của công ty Các công ty có thể thấy ảnh hưởng từ các khoản phải thu,khoản phải trả để có giải pháp tốt nhất
Công ty TNHH thương mại và dịch vụ Hùng Hà là một doanh nghiệp vừa vànhỏ đang hoạt động trong ngành vật liệu xây dựng Trong những năm qua công tyluôn phấn đấu nâng cao chất lượng phục vụ, nâng cao năng lực cạnh tranh, cải tiếnquy trình quản lý để giữ vững chỗ đứng của mình trên thị trường Tuy nhiên, côngTrường Đại học Kinh tế Huế
Trang 122tác quản lý công nợ và thanh toán tại công ty còn gặp nhiều vấn đề khó khăn vềcông tác công nợ, thủ tục thanh toán, khả năng thanh toán chậm,…
Trong quá trình thực tập tôi đã nhận thức được tầm quan trọng của công tác kếtoán công nợ, tôi đã tập trung chủ yếu vào các khoản phải thu, khoản phải trả để cóthể tìm được nguyên nhân cũng như giải pháp để hoàn thiện công tác công nợ vàcác khả năng thanh toán tại công ty Xuất phát từ thực tế trên cùng quá trình nghiêncứu, vận dụng được thực tiễn, lí luận tìm hiểu thực tế tại công ty Chính vì vậy, tôi
đã chọn đề tài: “ Kế toán công nợ và phân tích tình hình, khả năng thanh toán tạicông ty TNHH thương mại và dịch vụ Hùng Hà ” để làm báo cáo thực tập khoá
luận
2 Mục tiêu nghiên cứu
- Tổng hợp và hệ thống hoá cơ sở lí luận về vấn đề kế toán công nợ và phântích tình hình, khả năng thanh toán trong doanh nghiệp
- Tìm hiểu thực trạng, phương pháp hạch toán kế toán công nợ tại công ty
TNHH thương mại và dịch vụ Hùng Hà; phân tích tình hình và khả năng thanh toán
tại công ty
- Từ những phân tích trên so sánh, đánh giá tìm ra ưu điểm, nhược điểm về kếtoán công nợ và các khả năng thanh toán Đề ra được các định hướng và giải phápgóp phần hoàn thiện công tác kế toán công nợ và các khả năng thanh toán tại côngty
3 Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là công tác kế toán công nợ và phân tích tình
hình, khả năng thanh toán tại công ty TNHH thương mại và dịch vụ Hùng Hà.Thông qua các số liệu thu thập được từ hệ thống báo cáo tài chính và các sổ sáchliên quan khác Tập trung chủ yếu khoản phải thu, khoản phải trả và khả năng thanhtoán của công ty Đối khoản phải thu bao gồm như khoản phải thu khách hàng vàTrường Đại học Kinh tế Huế
Trang 13trả trước cho người bán Đối với các khoản phải trả tôi sẽ tập trung nghiên cứukhoản phải trả cho người bán, vay và nợ thuê tài chính.
- Phạm vi nghiên cứu:
+ Phạm vi không gian: Công ty TNHH thương mại và dịch vụ Hùng Hà
+ Phạm vi thời gian: Các số liệu được cung cấp bởi phòng kế toán Cụ thể đốivới các khoản phải thu là phải thu của khách hàng, trả trước cho người bán và đốivới các khoản phải trả là phải trả người bán, vay và nợ thuê tài chính Các nghiệp vụ
được lấy số liệu vào tháng 5 năm 2021 Các chỉ tiêu phân tích khả năng thanh toánđược lấy số liệu qua 3 năm (2018 – 2020) của Công ty TNHH thương mại và dịch
vụ Hùng Hà
4 Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu:
Slide bài giảng, các tài liệu tham khảo tại thư viện trường như chuyên đề,khóa luận tốt nghiệp của các khóa trước thông qua mạng xã hội (Internet) để tìmhiểu, chọn lọc triển khai các đối tượng
- Phương pháp thu thập số liệu:
Thu thập các thông tin chung về công ty như lịch sử hình thành, bộ máy quản
lí, đặc điểm ngành nghề Thu thập số liệu trên báo cáo tài chính trong 3 năm 2018 –
2020 và các chứng từ liên quan đến đề tài kế toán công nợ và phân tích tình hình,khả năng thanh toán tại công ty thông qua email và các trang web của công ty
- Phương pháp so sánh:
Từ các số liệu thu thập được, kết hợp cơ sở lý luận để lập bảng biểu và sơ đồ
để so sánh tình hình biến động của các khoản công nợ (khoản phải thu, khoản phải
trả) và tình hình, khả năng thanh toán trong công ty qua các năm
- Phương pháp phân tích chung
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 14+ Phân tích theo chiều ngang (tất cả các bảng): So sánh về số tuyệt đối và số
tương đối trên cùng một hàng để xác định số tiền chênh lệch và tỉ lệ phần trăm
+ Phân tích theo chiều dọc: Thể hiện tầm quan trọng của các thành phần nào
đó trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp và phân tích tỉ lệ phần trăm tỉ
trọng của từng bộ phận so với tổng thể
+ Phân tích các chỉ số tài chính: Một phương pháp quan trọng cho biết được
các mối quan hệ có ý nghĩa quan trọng giữa hai thành phần của một báo cáo tàichính
- Phương pháp phỏng vấn: Trong quá trình thực tập, tôi đã có những vấn đề
vướng mắc, khó khăn nhưng tôi luôn quan sát và phỏng vấn các anh chị trong
phòng kế toán - tài chính của công ty để tìm hiểu, thu thập những vấn đề cần nghiêncứu cho đề tài kế toán công nợ và tình hình, khả năng thanh toán của công ty TNHH
Chương 1: Cơ sở lí luận về kế toán công nợ và phân tích tình hình, khả năng
thanh toán trong doanh nghiệp
Chương 2: Thực trạng kế toán công nợ và phân tích tình hình, khả năng thanh
toán tại công ty TNHH thương mại và dịch vụ Hùng Hà
Chương 3: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện kế toán công nợ và tình hình,
khả năng thanh toán tại công ty TNHH thương mại và dịch vụ Hùng Hà
Phần III: Kết luận và kiến nghị
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 15PHẦN II NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ KẾ TOÁN CÔNG NỢ VÀ PHÂN
TÍCH TÌNH HÌNH, KHẢ NĂNG THANH TOÁN TRONG DOANH
NGHIỆP1.1 Một số vấn đề cơ bản liên quan đến công nợ và kế toán công nợ
1.1.1 Các khái niệm cơ bản liên quan đến công nợ
1.1.1.1 Khái ni ệm công nợ
Khi phát sinh các nghiệp vụ mua, bán sản phẩm hàng hoá, dịch vụ tại doanhnghiệp những cá nhân, tổ chức trong lúc thanh toán chưa trả tiền ngay mà có thể trảgóp, mua chịu số tiền còn lại đó để sang kì sau được gọi là công nợ Công nợ củadoanh nghiệp chia thành hai loại: khoản phải thu, khoản phải trả
Như vậy, công nợ là một thuật ngữ kinh tế nói đến nghĩa vụ và quyền lợi của
doanh nghiệp đối với các khoản nợ đang chiếm dụng và bị chiếm dụng bởi các đối
tượng bên trong bên ngoài doanh nghiệp (Võ Văn Nhị, 2008)
1.1.1.2 Khái ni ệm và phân loại các khoản phải thu
a Khái niệm
Các khoản phải thu là khoản phát sinh trong quá trình kinh doanh như quan hệthanh toán, tài chính cụ thể : Khoản ứng trước tiền cho người bán, khoản phải thu
về cho vay, phải thu từ các cá nhân về tiền các khoản tạm ứng, tiền các khoản bồi
thường, bán chịu cho người mua,…
Là một bộ phận tài sản của doanh nghiệp bị các cá nhân, đơn vị khác nắm giữ,doanh nghiệp phải kiểm soát chặt chẽ, sẽ thu được lợi ích kinh tế trong tương lai và
có biện pháp thu hồi nhanh chóng (Bùi Văn Dương và cộng sự, 2008)
Đối tượng phải thu là các khách hàng có quan hệ kinh tế với doanh nghiệp về
mua sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ kể cả tài sản cố định
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 166Phải thu khách hàng là khoản phải thu phát sinh khi doanh nghiệp đã cung cấpthực phẩm, hàng hoá, đã được khách hàng chấp nhận thanh toán nhưng chưa thu
được tiền
b Phân loại
Phân theo thời hạn thanh toán, khoản phải thu chia thành 2 loại: khoản phảithu ngắn hạn, khoản phải thu dài hạn
Phân loại theo nội dung :
- Phải thu có tính chất thương mại: Phải thu khách hàng, khoản ứng trước cho
người bán, phải thu nội bộ
- Phải thu khác: Phải thu về người lao động, phải thu về tạm ứng, phải thu vềcác khoản kí quỹ, kí cược
1.1.1.3 Khái ni ệm và phân loại các khoản phải trả
a Khái niệm
Theo VAS 01 – Chuẩn mực chung: “Khoản phải trả là nghĩa vụ nợ hiện tại của doanh nghiệp phát sinh từ một sự kiện trong quá khứ, doanh nghiệp phải thanh toán từ các nguồn lực của mình.”
Các khoản phải trả là các khoản nợ phát sinh trong quá trình hoạt động, sản xuấtkinh doanh mà doanh nghiệp phải trả, phải thanh toán cho các cá nhân, các tổ chức kinh
tế xã hội
b Phân loại
Nếu phân loại theo thời hạn thanh toán khi lập báo cáo tài chính, các khoản phải trảcủa doanh nghiệp bao gồm nợ ngắn hạn và nợ dài hạn
Nợ ngắn hạn là tổng giá trị các khoản nợ còn phải trả có thời hạn thanh toán
dưới hoặc trong một năm hoặc trong một vòng chu kỳ kinh doanh bao gồm: phải trảcho người bán, thuế và các khoản phải nộp nhà nước, phải trả công nhân viên,…Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 17Nợ dài hạn là tổng giá trị các khoản nợ dài hạn của doanh nghiệp bao gồm
những khoản nợ có thời hạn thanh toán còn lại từ một năm trở lên hoặc dài hơn mộtchu kỳ kinh doanh bao gồm: vay dài hạn, phát hành trái phiếu,…
1.1.1.4 Khái ni ệm và phân loại quan hệ thanh toán
a Khái niệm
Thanh toán là quan hệ kinh tế xảy ra giữa doanh nghiệp với các chủ nợ, các tổchức phát sinh về các khoản phải thu, khoản phải trả về một khoản vay nợ tiền trongtoàn bộ quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
Thanh toán qua trung gian: đây là hình thức thanh toán mà người mua vàngười bán thanh toán thông qua bên thứ ba (các tổ chức tài chính khác, ngân hàng)đứng ra làm trung gian thanh toán các khoản nợ phát sinh qua ủy nhiệm thu, ủy
nhiệm chi, séc,
Trong hoạt động kinh doanh có nhiều hình thức thanh toán, dù hình thức thanhtoán nào thì công ty cũng chịu sự tác động từ yếu tố chủ quan và yếu tố khách quancho nên phải có biện pháp để xử lí các rủi ro xảy ra tuỳ vào quy mô, đặc điểm từng
đối tác kinh doanh Các công ty phải thanh toán đúng hạn để tránh xảy ra tình trạng
ứ đọng và chiếm dụng vốn
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 181.1.2 Khái niệm, vai trò, nhiệm vụ kế toán công nợ
1.1.2.1 Khái ni ệm kế toán công nợ
Trong hoạt động sản xuất kinh doanh, mối quan hệ phát sinh giữa công ty với
người mua, người bán, là cơ sở các khoản phải thu, khoản phải trả Kế toán khoản
phải thu, khoản phải trả được gọi là kế toán công nợ
Kế toán công nợ là một phần hành kế toán đảm nhiệm về các khoản nợ phátsinh mà các doanh nghiệp phải thu và phải trả diễn ra liên tục trong quá trình hoạt
động sản xuất kinh doanh
1.1.2.2 Vai trò
Kế toán công nợ là một trong những phần hành kế toán khá quan trọng trongtoàn bộ công tác kế toán tại doanh nghiệp và là người quản lí có trách nhiệm kiểmsoát, xử lí về tình hình công nợ của doanh nghiệp
Kế toán công nợ có ý nghĩa quan trọng trong công ty Doanh nghiệp nào cũngtồn tại các khoản nợ với các cá nhân, tổ chức từ các khoản nợ đơn giản cho đếnkhoản nợ phức tạp Kế toán công nợ sẽ ghi chép, xử lí các vấn đề về các khoản phảithu, khoản phải trả để góp phần lành mạnh tình hình tài chính của công ty và phảnánh tình hình tài chính công ty để từ đó xác định nguyên nhân để kịp thời đưa ra cácgiải pháp cụ thể nhất để phát triển một cách hoàn thiện hơn Nếu các khoản phảithu, khoản phải trả phải được theo dõi một cách chặt chẽ, chính xác giúp cho doanhnghiệp tránh tình trạng chiếm dụng vốn, đảm bảo khả năng thanh toán hợp lí
Nếu quản lí tốt công ty, tình hình tài chính khả quan hơn, ít bị chiếm dụng vốntạo thế chủ động về tài chính để giúp công ty tồn tại và hoạt động hiệu quả hơn
Ngược lại nếu không quản lí tốt công ty sẽ dẫn đến tình trạng chiếm dụng vốn
lẫn nhau, gây những thiệt hại không đáng có, ảnh hưởng đến sự phát triển của côngty
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 191.1.2.3 Nhi ệm vụ
- Tổ chức ghi chép, theo dõi, tính toán, phân tích, đánh giá các khoản phải thu,các khoản phải trả chi tiết rõ ràng từng đối tượng, từng nghiệp vụ thanh toán, từngthời hạn để giải quyết kịp thời các khoản nợ, tránh tình trạng tồn đọng công nợ, ảnh
hưởng đến công ty
- Tổ chức kiểm tra, rà soát định kì và cuối kì để tránh sai sót xảy ra đối với các
trường hợp khách hàng có só dư nợ lớn, mua bán thường xuyên Đối chiếu xem xét
các khoản nợ phát sinh chưa thanh toán và đã thanh toán
- Luôn theo dõi, giám sát các quy định về quản lí những khoản phải thu, khoảnphải trả
- Tổng hợp toàn bộ những vấn đề về tình hình công nợ để thúc giục, đôn đốc,
có biện pháp giải quyết hiệu quả nhất
1.1.3 Nguyên tắc kế toán các khoản phải thu, phải trả
1.1.3.1 Nguyên t ắc kế toán các khoản phải thu
Theo điều 16 thông tư 133 /2016/TT – BTC ban hành ngày 26/08/2016
a Các khoản phải thu được theo dõi chi tiết theo kỳ hạn phải thu, đối tượngphải thu, loại nguyên tệ phải thu và các yếu tố khác theo nhu cầu quản lý của doanhnghiệp
b Việc phân loại các khoản phải thu là phải thu của khách hàng, phải thu nội
bộ, phải thu khác được thực hiện theo nguyên tắc:
- Phải thu của khách hàng gồm các khoản phải thu mang tính chất thương mạiphát sinh từ giao dịch có tính chất mua - bán, như: Phải thu về bán hàng, cung cấpdịch vụ, thanh lý, nhượng bán tài sản (TSCĐ, BĐSĐT, các khoản đầu tư tài chính)giữa doanh nghiệp và người mua (là đơn vị độc lập với người bán, gồm cả các đơn
vị mà doanh nghiệp đầu tư góp vốn vào) Khoản phải thu này gồm cả các khoảnTrường Đại học Kinh tế Huế
Trang 2010phải thu về tiền bán hàng xuất khẩu của bên giao ủy thác với khách hàng thông quabên nhận ủy thác;
- Phải thu nội bộ gồm các khoản phải thu giữa đơn vị cấp trên với đơn vị cấp
dưới trực thuộc không có tư cách pháp nhân hạch toán phụ thuộc (sau đây gọi làđơn vị hạch toán phụ thuộc)
- Phải thu khác gồm các khoản phải thu không có tính chất thương mại, không
liên quan đến giao dịch mua - bán, như:
+ Các khoản phải thu tạo ra doanh thu hoạt động tài chính, như: khoản phảithu về lãi cho vay, tiền gửi, cổ tức và lợi nhuận được chia;
+ Các khoản chi hộ bên thứ ba được quyền nhận lại; Các khoản bên nhận ủythác xuất khẩu phải thu hộ cho bên giao ủy thác;- Các khoản phải thu không mang
tính thương mại như cho mượn tài sản phi tiền tệ, phải thu về tiền phạt, bồi thường,
tài sản thiếu chờ xử lý…
c Khi lập Báo cáo tài chính, kế toán căn cứ kỳ hạn còn lại của các khoản phải
thu để phân loại là dài hạn hoặc ngắn hạn Các chỉ tiêu phải thu của Báo cáo tình
hình tài chính còn bao gồm cả các khoản được phản ánh ở các tài khoản khác ngoàicác tài khoản phả thu, như: Khoản cho vay được phản ánh ở TK 1288; Khoản kýquỹ, ký cược phản ánh ở TK 1386, khoản tạm ứng được phản ánh ở TK 141… Việc
xác định các khoản cần lập dự phòng phải thu khó đòi được căn cứ vào các khoản
mục được phân loại là phải thu ngắn hạn, dài hạn của Báo cáo tình hình tài chính
d Đối với các khoản phải thu bằng ngoại tệ, doanh nghiệp phải theo dõi chitiết các khoản nợ phải thu theo từng loại nguyên tệ, từng đối tượng công nợ và thựchiện theo nguyên tắc:
Khi phát sinh các khoản nợ phải thu (bên Nợ các TK phải thu), kế toán phải
quy đổi ra đồng tiền ghi sổ kế toán theo tỷ giá giao dịch thực tế tại thời điểm phát
sinh
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 21Riêng trường hợp nhận trước tiền của người mua bằng ngoại tệ thì khi đủ điều
kiện ghi nhận doanh thu, thu nhập, bên Nợ Tài khoản 131 tương ứng với số tiềnnhận trước được ghi nhận theo tỷ giá ghi sổ thực tế đích danh tại thời điểm nhận
ứng trước
Khi thu hồi nợ phải thu (bên Có Tài khoản phải thu), doanh nghiệp được lựachọn tỷ giá ghi sổ bình quân gia quyền của các khoản nợ phải thu đối với từng đối
tượng công nợ hoặc tỷ giá giao dịch thực tế tại thời điểm thu hồi nợ
Riêng trường hợp nhận trước của người mua thì bên Có Tài khoản 131 áp
dụng tỷ giá giao dịch thực tế tại thời điểm nhận ứng trước
e Trường hợp doanh nghiệp sử dụng tỷ giá giao dịch thực tế để hạch toán bên
Có các tài khoản phải thu, khoản chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh trong kỳ đượcghi nhận ngay tại thời điểm phát sinh giao dịch hoặc ghi nhận định kỳ tùy theo đặc
điểm hoạt động sản xuất kinh doanh và yêu cầu quản lý của doanh nghiệp Đồng
thời, nếu tại thời điểm cuối kỳ kế toán:
- Các tài khoản phải thu không còn số dư nguyên tệ thì doanh nghiệp phải kếtchuyển toàn bộ chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh trong kỳ vào doanh thu hoạt
động tài chính hoặc chi phí tài chính của kỳ báo cáo
- Các tài khoản phải thu còn số dư nguyên tệ thì doanh nghiệp phải đánh giálại theo quy định tại Điều 52 Thông tư này.6 Tại thời điểm lập Báo cáo tài chính,doanh nghiệp phải đánh giá lại các khoản phải thu là khoản mục tiền tệ có gốc ngoại
tệ theo tỷ giá chuyển khoản trung bình cuối kỳ của ngân hàng thương mại nơi doanhnghiệp thường xuyên có giao dịch
Việc xác định tỷ giá chuyển khoản trung bình và xử lý chênh lệch tỷ giá do
đánh giá lại khoản nợ phải thu là khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ được thực hiệntheo quy định tại Điều 52 thông tư này
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 22f Các khoản nợ phải thu là khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ nếu khó có khả
năng thu hồi tại thời điểm cuối kỳ thì vẫn phải lập dự phòng phải thu khó đòi theoquy định
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 231.1.3.2 Nguyên t ắc kế toán các khoản phải trả
Theo điều 39 thông tư 133 /2016/TT – BTC ban hành ngày 26/08/2016
a Các khoản nợ phải trả được theo dõi chi tiết theo kỳ hạn phải trả, đối tượngphải trả, loại nguyên tệ phải trả và các yếu tố khác theo nhu cầu quản lý của doanhnghiệp
b Việc phân loại các khoản phải trả là phải trả người bán, phải trả nội bộ, phảitrả khác được thực hiện theo nguyên tắc:
- Phải trả người bán gồm các khoản phải trả mang tính chất thương mại phátsinh từ giao dịch mua hàng hóa, dịch vụ, tài sản Khoản phải trả này gồm cả cáckhoản phải trả khi nhập khẩu thông qua người nhận ủy thác (trong giao dịch nhậpkhẩu ủy thác);
- Phải trả nội bộ gồm các khoản phải trả giữa đơn vị cấp trên và đơn vị cấp
dưới trực thuộc hạch toán phụ thuộc;
- Phải trả khác gồm các khoản phải trả không có tính thương mại, không liên
quan đến giao dịch mua, bán, cung cấp hàng hóa dịch vụ:
+ Các khoản phải trả liên quan đến chi phí tài chính, như: khoản phải trả về lãivay, cổ tức và lợi nhuận phải trả, chi phí hoạt động đầu tư tài chính phải trả;
+ Các khoản phải trả do bên thứ ba chi hộ; Các khoản tiền bên nhận ủy thácnhận của các bên liên quan để thanh toán theo chỉ định trong giao dịch ủy thác xuấtnhập khẩu;
+ Các khoản phải trả không mang tính thương mại như phải trả do mượn tàisản phi tiền tệ, phải trả về tiền phạt, bồi thường, tài sản thừa chờ xử lý, phải trả vềcác khoản BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, KPCĐ…
c Khi lập Báo cáo tài chính, kế toán căn cứ kỳ hạn còn lại của các khoản phảitrả để phân loại là dài hạn hoặc ngắn hạn
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 24d Đối với các khoản phải trả bằng ngoại tệ, doanh nghiệp phải theo dõi chitiết các khoản nợ phải trả theo từng loại nguyên tệ, từng đối tượng thanh toán vàthực hiện theo nguyên tắc:
- Khi phát sinh các khoản nợ phải trả (bên Có các Tài khoản phải trả), kế toánphải quy đổi ra đồng tiền ghi sổ kế toán theo tỷ giá giao dịch thực tế tại thời điểmphát sinh
Riêng trường hợp ứng trước tiền cho người bán bằng ngoại tệ thì khi ghi nhận
giá trị tài sản mua về hoặc chi phí phát sinh, bên Có Tài khoản 331 tương ứng với
số tiền ứng trước được ghi nhận theo tỷ giá ghi sổ thực tế đích danh tại thời điểm
ứng trước
- Khi thanh toán nợ phải trả (bên Nợ các Tài khoản phải trả), doanh nghiệp
được lựa chọn tỷ giá ghi sổ bình quân gia quyền cho từng đối tượng phải trả hoặc tỷ
giá giao dịch thực tế tại thời điểm trả nợ
Riêng trường hợp ứng trước tiền cho người bán thì bên Nợ Tài khoản 331 áp
dụng tỷ giá giao dịch thực tế tại thời điểm ứng trước
- Trường hợp doanh nghiệp sử dụng tỷ giá giao dịch thực tế để hạch toán bên
Nợ các tài khoản phải trả, khoản chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh trong kỳ đượcghi nhận ngay tại thời điểm phát sinh giao dịch hoặc ghi nhận định kỳ tùy theo đặc
điểm hoạt động sản xuất kinh doanh và yêu cầu quản lý của doanh nghiệp
- Tại thời điểm lập Báo cáo tài chính, doanh nghiệp phải đánh giá lại cáckhoản phải trả là khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ theo tỷ giá chuyển khoản trungbình cuối kỳ của ngân hàng thương mại nơi doanh nghiệp thường xuyên có giaodịch
Việc xác định tỷ giá chuyển khoản trung bình và xử lý chênh lệch tỷ giá do
đánh giá lại khoản nợ phải trả là khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ được thực hiệntheo quy định tại Điều 52 Thông tư này
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 251.2 Công tác kế toán công nợ
1.2.1 Kế toán các khoản phải thu
1.2.1.1 K ế toán các khoản phải thu khách hàng
a Chứng từ sử dụng
Hoá đơn giá trị gia tăng, hoá đơn bán hàng thông thường, phiếu thu, phiếu chi,
giấy báo nợ, có của ngân hàng, biên bản giao nhận hàng hoá, …
b Tài khoản sử dụng
Để hạch toán các khoản phải thu của khách hàng, kế toán sử dựng tài khoản
131 – Phải thu khách hàng Tài khoản này phản ánh tình hình tăng giảm các khoảnphải thu giữa công ty với các khách hàng về bán các sản phẩm, hàng hoá và số tiền
đã thu, phải thu, còn thu hoặc số tiền khách hàng ứng trước Tài khoản này được
theo dõi chi tiết theo từng khách hàng
TK 131 “Phải thu khách hàng”
- Số tiền phải thu của KH phát sinh
trong kì phát sinh trong kì khi bán
hàng hoá, sản phẩm,
- Số tiền thừa trả lại cho khách hàng
- Đánh giá lại các khoản phải thu bằng
ngoại tệ (trường hợp tỷ giá ngoại tệ
tăng so với đồng VN)
- Số tiền khách hàng đã trả nợ
- Doanh thu của số hàng đã bán bị
người mua trả lại
- Số tiền đã nhận ứng trước, trả trướccủa khách hàng
- Số tiền giảm giá cho khách hàng
sau khi đã giao hàng và khách hàng
có khiếu nại
- Số tiền chiết khấu cho người mua
- Đánh giá lại các khoản phải thubằng ngoại tệ (trường hợp tỷ giángoại tệ giảm so với đồng VN)
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 26Số dư bên Nợ: Số tiền còn phải thu
khách hàng
Số dư bên Có: Số tiền khách hàng ứng
trước, số tiền khách hàng trả thừa
nhượng bánTSCĐ chưa thu
tiền
Khách hàng ứng trước hoặc thanh toán tiềnChiết khấu thanh toán
Thuế GTGT ( nếu có)
CKTT, giảm giá, hàngbán bị trả lại
Khách hàng thanh toán
nợ bằng hàng tồn kho
Chênh lêch tỉ giá giảm khi đánh giá các khoản phải thu của khách hàng là KMTT có gốc ngoại tệ cuối kì
Trang 27Sơ đồ 1.1 Sơ đồ kế toán phải thu khách hàng
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 28Công ty mở chi tiết đối với TK 331 đồng thời theo dõi 2 đối tượng: Phải trả
cho người bán và trả trước cho người bán
Trả trước cho người bán là một trong những phương thức thanh toán mà
người mua chấp nhận giá tiền của người bán như đơn đặt hàng đồng thời có thểchuyển tiền thanh toán một phần hay toàn bộ cho người bán, nghĩa là việc thanhtoán xảy ra trước khi hàng hoá được người bán chuyển giao cho người mua trước
Khoản trả trước cho người bán được theo dõi từ tháng này qua tháng khác Đểhạch toán các khoản trả trước cho người bán, kế toán sử dụng tài khoản 331 - chitiết trả trước cho người bán Tài khoản này phản ánh tình hình tăng giảm các khoảntrả trước giữa công ty với các nhà cung cấp về bán các sản phẩm, hàng hoá và đượctheo dõi chi tiết theo từng nhà cung cấp TK 331 (chi tiết trả trước cho người bán)mang kết cấu tài khoản tài sản tức là tăng bên nợ, giảm bên có
c Sơ đồ hạch toán
TK 331 “ chi tiết trả trước cho người bán”
Trả trước tiền uỷ thác mua
hàng cho đơn vị nhận uỷ
thác nhập khẩu
Trả trước hàng nhập khẩu
và các chi phí liên quan đến
hàng nhập khẩu cho đơn vịnhận uỷ thác nhập khẩuTK111,112
Sơ đồ 1.2 Sơ đồ kế toán sử dụng TK 331 (chi tiết Trả trước cho người bán)
(ketoan68.com)
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 291.2.2 Kế toán các khoản phải trả
1.2.2.1 K ế toán phải trả cho người bán
a Chứng từ sử dụng
Hoá đơn GTGT, hoá đơn bán hàng, phiếu thu, phiếu chi, giấy báo nợ, biên bản
nhận nợ, biên bản đối chiếu nợ, phiếu xuất kho, hợp đồng kinh tế,…
b Tài khoản sử dụng
Để theo dõi tình hình thanh toán các khoản nợ phải trả, kế toán sử dụng tài
khoản 331 – Phải trả cho người bán Tài khoản này phản ánh tình hình tăng giảmcác khoản nợ phải trả của doanh nghiệp cho các nhà cung cấp các vật tư, hàng hoátheo hợp đồng đã kí kết và được mở chi tiết theo từng đối tượng
TK 331 “Phải trả cho người bán”
- Số tiền đã trả cho người bán vật tư,
hàng hoá, người cung cấp dịch vụ
- Số tiền ứng trước cho người bán
nhưng chưa nhận được vật tư, hàng
hoá, dịch vụ
- Số tiền người bán chấp thuận giảm giá
hàng hoá hoặc dịch vụ đã theo hợp
đồng
- CKTT và CKTM được người bán
chấp thuận cho DN giảm trừ vào khoản
nợ phải trả cho người bán
- Giá trị vật tư, hàng hoá thiếu hụt, kém
phẩm chất khi kiểm nhận và trả lại
người bán
- Đánh giá lại các khoản phải trả cho
người bán bằng ngoại tệ ( trường hợp tỉ
giá ngoại tệ so với Đồng VN)
-Số tiền phải trả cho người bán vật tư,
hàng hoá, người cung cấp dịch vụ vàngười nhận thầu xây lắp
-Điều chỉnh số chênh lệch giữa giá tạmtính nhỏ hơn giá thực tế của số vật tư,hàng hoá, dịch vụ đã nhận
-Đánh giá lại các khoản phải trả cho
người bán bằng ngoại tệ ( trường hợp tỷ
giá ngoại tệ tăng so với Đồng VN)
Số dư bên Nợ: Số tiền trả trước cho
người bán
Số dư bên Có: Số tiền phải trả cho
người bánTrường Đại học Kinh tế Huế
Trang 30c Sơ đồ hạch toán
TK 331“Phải trả cho người bán”
Chiết khấu thanh toán
Trường hợp phải trả cho người bán không tìm ra chủ nợ
Tk 3331 Thuế GTGT
( nếu có)
TK 413
Chênh lệch tỉ giá giảm khi cuối kì
đánh giá các khoản phải trả người
Chênh lệch tỉ giá tăng khi cuối kì đánh giá các khoản phải trả người bán bằng ngoại tệ
Chiết khấu thanh toán
Sơ đồ 1.2 Sơ đồ kế toán phải trả cho người bán Sơ đồ 1.3 Sơ đồ kế toán phải trả cho người bán
(ketoan68.com)
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 311.2.2.2 Vay và n ợ thuê tài chính
TK 341 “Vay và nợ thuê tài chính”
- Số tiền đã trả nợ của các khoản vay,
nợ thuê tài chính
- Số tiền vay, nợ được giảm do được
bên cho vay, chủ nợ chấp thuận
- Chênh lệch tỷ giá hối đoái do đánh giá
lại số dư vay, nợ thuê tài chính bằng
ngoại tệ cuối kỳ (trường hợp tỷ giá
ngoại tệ giảm so với Đồng Việt Nam)
- Số tiền vay, nợ thuê tài chính phátsinh trong kỳ
- Chênh lệch tỷ giá hối đoái do đánh giálại số dư vay, nợ thuê tài chính bằngngoại tệ cuối kỳ (trường hợp tỷ giángoại tệ tăng so với Đồng Việt Nam)
Số dư bên có: Số dư vay, nợ thuê tài
chính chưa đến hạn trả
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 32Đánh giá lại số dư nợ vay là
KMTT có gốc ngoại tệ tại thời
điểm báo cáo ( lãi tỷ giá)
Vay bằng tiền mặt, tiền gửi ngân hàng
TK 228
Vay để góp vốn dầu tư đơn vị khác
TK 413
Đánh giá lại số dư nợ vay là KMTT
có gốc ngoại tệ tại thời điểm báo cáo (lỗ tỷ giá)
Sơ đồ 1.4 Sơ đồ kế toán vay và nợ thuê tài chính
(ketoan68.com)
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 331.3 Phân tích tình hình và khả năng thanh toán trong doanh nghiệp
1.3.1 Sự cần thiết của việc phân tích tình hình và khả năng thanh toán
Quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của mọi doanh nghiệp luôn gắn liềnvới khoản phải thu, khoản phải trả và tình hình, khả năng thanh toán Sự biến độngcác khoản phải thu, các khoản phải trả ảnh hưởng đến tình hình tài chính và kinhdoanh của công ty
Trong kinh doanh vấn đề mà làm cho chủ doanh nghiệp phải lo là các khoảnphải thu không có khả năng thu hồi, các khoản phải trả không có khả năng thanhtoán
Năng lực tài chính như thế nào có ổn định hay không là khả năng thanh toán
tại thời điểm đó cũng thể hiện như vậy Dựa vào đó mà có thể thấy được nếu nănglực tài chính kém đi thì toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty phụthuộc vào các yếu tố bên ngoài, đặc biệt là các chủ nợ khi công ty không thể xoay
sở bằng tài chính của công ty mình Điều đó cho thấy công ty đang gặp khó khăntrong vấn đề tài chính và sẽ làm ảnh hưởng đến khả năng thanh toán của công ty.Phân tích khả năng thanh toán của công ty xem xét khả năng thu hồi đúng hạn, trễhạn hay không có khả năng thu hồi cả vốn lẫn lãi của khách hàng.Vậy nên công typhải nắm bắt mọi hoạt động liên quan đến tình hình tài chính tại thời điểm hiện tại
để tìm ra phân tích các nguyên nhân tác động đến các khoản thanh toán hay là giúp
công ty làm chủ tình hình tài chính để đạt kết quả kinh doanh hiệu quả Qua đó triểnkhai các giải pháp về đầu tư, hợp tác, tạo thế chủ động để giúp công ty tồn tại tại vàphát triển, tránh sớm lâm vào tình trạng phá sản
1.3.2 Mục tiêu, vai trò, ý nghĩa của phân tích tình hình và khả năng thanh toán
1.3.2.1 M ục tiêu
Là công cụ để kiểm tra, kiểm soát hoạt động một cách chính xác, hiệu quả.Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 34Đánh giá thực trạng khả năng thanh toán Đưa ra những kế hoạch, dự định
xem xét tình hình và khả năng thanh toán của công ty để có biện pháp xử lí kịp thời,nhận định tình hình thanh toán của doanh nghiệp theo hướng phù hợp với tình hìnhthực tế Đánh giá chất lượng hoạt động tài chính
1.3.2.2 Vai trò, ý ngh ĩa
Khả năng thanh toán của doanh nghiệp có ý nghĩa rất lớn được thể hiện rõ nétqua tình hình tài chính của công ty, việc đánh giá khả năng thanh toán còn giúp chocác nhà cá nhân, tổ chức, nhà đầu tư, nhà cung cấp đưa ra các quyết định phù hợp
Nếu doanh nghiệp có tình trạng tài chính tốt thì doanh nghiệp đang hoạt độnghiệu quả, có đủ khả năng thanh toán Nếu doanh nghiệp ở trong tình trạng tài chính
xấu thì doanh nghiệp đang hoạt động kinh doanh kém hiệu quả, doanh nghiệp đang
gặp vấn đề khó khăn và không bảo đảm khả năng thanh toán các khoản nợ, uy tíngiảm xuống
Đối với bản thân doanh nghiệp: Công ty phân tích, so sánh khả năng thanh
toán và nhu cầu thanh toán theo một trình tự nhất định Với khả năng thanh toán cácchỉ tiêu được xắp xếp, xác định theo từng khả năng huy động ngay, huy động trongthời gian tới Với nhu cầu thanh toán các chỉ tiêu sắp xếp, xác định theo mức độ nhưthanh toán ngay, thanh toán chậm, chưa thanh toán,…Công ty phải thống nhất mộtcách hợp lí theo từng giai đoạn Từ đó có thể thấy được xu thế vận động các khoảnphải thu và khoản phải trả đểđưa ra các chính sách phù hợp đáp ứng nhu cầu và khảnăng tài chính hiện tại như đầu tư, huy động vốn, mở rộng quy mô kịp thời đảm bảo
cho khả năng thanh toán
Đối với chủ đầu tư, nhà cung cấp, ngân hàng: Phân tích, đánh giá tình hình tài
chính thông qua khả năng thanh toán tại các thời điểm hiện tại và tương lai Công ty
có tình hình tài chính lành mạnh, cơ cấu nguồn vốn hợp lý, từ đó đưa ra các quyết
định hợp tác, đầu tư phù hợp để tránh nguy cơ mất vốn
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 35Tổng các khoản phải thu Tổng các khoản phải trả
1.3.3 Một số chi tiêu phân tích tình hình, khả năng thanh toán
1.3.3.1 Các ch ỉ tiêu phản ánh tình hình thanh toán
a T ỷ lệ các khoản phải thu so với các khoản phải trả
b S ố vòng quay các khoản phải thu
Doanh thu thuần Các khoản phải thu bình quân
Số vòng quay các khoản phải thu cho thấy mức độ đánh giá hiệu quả của công
ty trong việc cấp tín dụng và khả năng thu hồi nợ ngắn hạn Nó cho biết các khoảnphải thu phải quay bao nhiêu vòng trong một kì báo cáo nhất định để đạt đượcdoanh thu trong kì đó, chứng tỏ công ty ít bị chiếm dụng vốn
Hệ số này cũng cho thấy số lần khoản phải thu được chuyển thành tiền mặtcủa một công ty Quy mô tính chất khoản phải thu phụ thuộc vào mỗi loại hình kinhdoanh khác nhau
Hệ số vòng quay các khoản phải thu càng cao chứng tỏ tốc độ thu hồi cáckhoản phải thu nhanh, khả năng chuyển thành tiền mặt của công ty cao hơn, đảmbảo các khoản thanh toán đến hạn Ngược lại nếu hệ số vòng quay các khoản phảithu thấp chứng tỏ công ty đang bị chiếm dụng vốn
Tỷ lệ các khoản phải thu
so với các khoản nợ phải
Số vòng quay các khoản phải thu =
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 36Chỉ tiêu này càng ngắn chứng tỏ thu hồi càng nhanh cho nhanh, ít bị chiếmdụng vốn Ngược lại, chỉ tiêu càng dài chứng tỏ khả năng khoản phải thu chuyểnthành tiền thấp, chiếm dụng vốn ngày càng tăng.
Kì thu tiền bình quân có bao nhiêu ngày Nghĩa là kì thu tiền có thời gian bìnhquân, thời gian chuyển đổi thành tiền mất từng đó ngày
d S ố vòng quay các khoản phải trả
Số vòng quay các khoản phải trả =
Là phản ánh khả năng chiếm dụng vốn của doanh nghiệp đối với nhà cungcấp
Chỉ số vòng quay các khản phải trả lớn chứng tỏ công ty thanh toán kịp thời, ítchiếm dụng vốn Ngược lại chỉ số thấp chứng tỏ thanh toán chậm và có thể ảnh
hưởng không tốt đến xếp hàng tín dụng của công ty, uy tín thấp
Số ngày trong kì
Số vòng quay các khoản phải thu
GVHB + Tăng(Giảm) HTK
Số dư bình quân các khoản phải trả
Kì thu tiền bình quân
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 37e Th ời gian quay vòng các khoản phải trả
Thời gian của kì phân tích
Số vòng luân chuyển các khoản phải trả
Là chỉ tiêu thể hiện số ngày trung bình mà công ty phải trả tiền cho nhà cungcấp
Thời gian quay vòng của các khoản phải thu tăng chứng tỏ rằng số vòng luânchuyển tăng lên thì thời gian quay vòng các khoản phải trả giảm, từ đó nhìn chungthì cho thấy công ty ít chiếm dụng vốn của các nhà đầu tư, khả năng tài chính mạnh
Nếu thời gian quay vòng các khoản phải trả này quá cao cho thấy doanhnghiệp đi chiếm dụng vốn nhiều ảnh hưởng đến chất lượng tài chính của công ty
1.3.3.2 Các ch ỉ tiêu phản ánh khả năng thanh toán
Khả năng thanh toán của một doanh nghiệp là năng lực về tình hình tài chính,
các khoản nợ phải trả của doanh nghiệp Khả năng thanh toán của công ty còn thểhiện qua khả năng thanh khoản của tài sản để ứng phó với các khoản nợ ngắn hạn
Phân tích khả năng thanh toán nhằm đánh giá khả năng thanh toán của công ty
để giúp công ty nhận biết rủi ro tài chính mà công ty phải đối mặt
a H ệ số thanh toán hiện hành (Hệ số thanh toán ngắn hạn)
Hệ số thanh toán ngắn hạn là chỉ tiêu phản ánh tổng quát nhất khả năngchuyển đổi tài sản thành tiền để thanh toán nợ ngắn hạn cho doanh nghiệp
Hệ số này thể hiện mối quan hệ giữa tài sản và nợ phải trả Hệ số khả năngthanh toán ngắn hạn cho biết khả năng của công ty dùng các tài sản ngắn hạn đểthanh toán các khoản nợ phải trả, dùng để đo lường khả năng trả các khoản nợ ngắn
Thời gian quay vòng các khoản phải trả =
Hệ số thanh toán ngắn hạn = Tài sản ngắn hạn
Nợ ngắn hạn
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 3828hạn của doanh nghiệp như nợ và các khoản phải trả bằng các tài sản ngắn hạn củadoanh nghiệp như tiền mặt.
Nếu chỉ số này bé hơn 1, cho thấy khả năng thanh toán của doanh nghiệp làkhông tốt, tài sản ngắn hạn không đủ khả năng thanh toán các khoản nợ đúng hạn.Tuy nhiên, đây cũng không phải là dấu hiệu công ty tệ hơn mà bên cạnh đó có rấtnhiều cách huy động vốn
Nếu chỉ số lớn hơn 1, thì đánh giá khả năng thanh toán của doanh nghiệp đảmbảo chi trả các khoản nợ đúng hạn
b Kh ả năng thanh toán nhanh
TSNH – HTK
Nợ ngắn hạn
Khả năng thanh toán nhanh là khả năng doanh nghiệp dùng tiền hoặc tài sản
có thể chuyển đổi thành tiền để trả nợ ngay khi đến hạn và quá hạn Đây là chỉ tiêu
đánh giá khả năng thanh toán của công ty một cách chặt chẽ
Nếu hệ số này biến động từ 0,5 đến 1 thì cho thấy khả năng thanh toán khả
quan hơn Nếu hệ số này nhỏ hơn 0,5 thì doanh nghiệp đang gặp khó khăn phải bán
tài sản để trả nợ Phải dựa trên bản chất và điều kiện kinh doanh của công ty đó
Nếu chỉ số cao thể hiện khả năng thanh toán nhanh của doanh nghiệp là tốt
nhưng nếu quá cao thì cũng không tốt bởi vì tiền mặt tại quỹ nhiều hoặc các khoản
phải thu lớn sẽ ảnh hưởng không tốt đến hiệu quả sử dụng vốn, ảnh hưởng đến khả
năng sinh lời
c Kh ả năng thanh toán tức thời
Khả năng thanh toán tức thời =
Chỉ tiêu này cho biết công ty có khả năng thanh toán nhanh ngay bao nhiêu lần
nợ quá hạn, đến hạn các khoản tiền và tương đương tiền hiện có đồng thời chỉ tiêu
Khả năng thanh toán nhanh =
Tiền và tương đương tiền
Nợ ngắn hạn
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 39này thể hiện việc chấp hành kỉ luật thanh toán của doanh nghiệp với chủ nợ, chỉxem xét các khoản có thể sử dụng để thanh toán nhanh nhất đó là tiền Hệ số nàyhữu ích để đánh giá khả năng thanh toán của doanh nghiệp trong nền kinh tế khủnghoảng, khi mà hàng tồn kho không tiêu thụ được, cũng như các khoản nợ phải thukhó thu hồi Nếu hệ số thanh toán tức thời ≥ 1, công ty đáp ứng các như cầu vềkhoản thanh toán nợ ngắn hạn Nếu hệ số này ≤ 1, công ty không đủ khả năng thanhtoán mà còn gặp nhiều rủi ro trong thanh toán.
d S ố lần hoàn trả lãi vay ngắn hạn
Lãi tiền vay là khoản chi phí vốn vay mà doanh nghiệp phải trả đúng hạn chochủ nợ
Số lần hoàn trả lãi vay của doanh nghiệp cho biết khả năng trả lãi cho cáckhoản nợ chưa đủ khả năng thanh toán Hệ số này cho biết cứ 1 đồng chi phí lãi vay
sẽ đảm bảo chi trả bởi bao nhiêu đồng lợi nhuận trước thuế và lãi vay
Nếu hệ số này bằng 1 cho thấy doanh nghiệp đảm bảo khả năng thanh toán lãivay Nếu hệ số này lớn hơn 1 thì chi phí lãi vay của doanh nghiệp còn thấp, công ty
chưa tận dụng tốt sức mạnh của đòn bẩy tài chính
Nhìn chung, ý nghĩa của các hệ số trong phân tích khả năng thanh toán là khả
năng chuyển hóa thành tiền của tài sản ngắn hạn để đáp ứng nhu cầu các khoản
thanh toán nợ ngắn hạn phản ánh thanh toán của công ty
Số lần hoàn trả lãi vay ngắn hạn = EBIT
Chi phí lãi vay
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 40Địa chỉ trụ sở chính: Tổ dân phố 1 Phương Xuân, Phường Bắc Nghĩa, Thành
phố Đồng Hới, Tỉnh Quảng Bình, Việt Nam
Tel: 02323.826.219 ; 0912.335.752
Vốn điều lệ: 7.000.000.000 đồng
2.1.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của công ty
Công ty TNHH thương mại và dịch vụ Hùng Hà được thành lập vào ngày 31tháng 12 năm 2007 trong lúc sự phát triển và bùng nổ của ngành xây dựng, thươngmại tại Việt Nam Ra đời với sứ mệnh phục vụ khách hàng với dịch vụ tốt nhất, đưa
thương hiệu vật liệu xây dựng chất lượng nhất đến từng công trình Với phương
châm hoạt động của công ty là “lấy sự hài lòng của khách hàng làm đầu”, công tyHùng Hà luôn nỗ lực trong công tác nhằm thỏa mãn nhu cầu và mong muốn củakhách hàng Để đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao của thị trường cũng như sựphát triển không ngừng của đất nước, thực hiện phương châm đó, công ty chú trọngnâng cao chất lượng, giá trị sản phẩm cũng như dịch vụ tư vấn, dịch vụ cung ứng,dịch vụ giao hàng, linh hoạt trong hoạt động thanh toán, bồi dưỡng, nâng cao trình
độ cho các nhân viên, hỗ trợ nhu cầu Trong thời đại công nghiệp hoá – hiện đại
hoá, Việt Nam đã và đang tiếp tục tham gia và hội nhập mạnh mẽ với thế giới trênmọi phương diện Điều này tạo ra rất nhiều cơ hội và thách thức cho tất cả thị
trường khác nói chung và thị trường xây dựng nói riêng Chính vì lẽ đó, công tyTrường Đại học Kinh tế Huế