Do đó, tôi đã chọn cho mình đề tài “ Thực trạng công tác kế toán công nợ phải trả và phân tích tình trạng công nợ tại Công ty Cổ phần Dệt May Huế - Chi nhánh Quảng Bình” để làm đề tài kh
Trang 1ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KHOA KẾ TOÁN – TÀI CHÍNH
- -KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN CÔNG NỢ PHẢI TRẢ VÀ PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH CÔNG NỢ TẠI CÔNG
TY CỔ PHẦN DỆT MAY HUẾ - CHI NHÁNH QUẢNG
Trang 2ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KHOA KẾ TOÁN - TÀI CHÍNH
- -KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN CÔNG NỢ PHẢI TRẢ VÀ PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH CÔNG NỢ TẠI CÔNG
TY CỔ PHẦN DỆT MAY HUẾ - CHI NHÁNH QUẢNG
BÌNH
Sinh viên thực hiện : Nguyễn Thị Khánh Linh Giáo viên hướng dẫn: Ngành : Kiểm toán TS Hồ Thị Thuý Nga Lớp : K52 Kiểm toán
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 3TÓM TẮT KHOÁ LUẬN
Công tác kế toán công nợ phải trả và phân tích tình hình công nợ là một vấn
đề được quan tâm và đề cao trong mỗi doanh nghiệp nói chung và tại Công ty Cổ
phần Dệt May Huế - Chi nhánh Quảng Bình nói riêng Do đó, tôi đã chọn cho mình
đề tài “ Thực trạng công tác kế toán công nợ phải trả và phân tích tình trạng công nợ
tại Công ty Cổ phần Dệt May Huế - Chi nhánh Quảng Bình” để làm đề tài khoáluận tốt nghiệp với mục tiêu nghiên cứu sâu về cơ sở lý luận công tác kế toán công
nợ phải trả và phân tích khả năng thanh toán; đồng thời tìm hiểu được nội dung về
kế toán công nợ phải trả và phân tích tình hình công nợ tại công ty Cổ phần DệtMay Huế - Chi nhánh Quảng Bình; đánh giá được ưu, nhược điểm và đưa ra một sốgiải pháp nhằm hoàn thiện công tác kế toán công nợ phải trả tại công ty
Trong đề tài này, kết cấu khoá luận được chia thành 3 phần Cụ thể như sau:
Phần I là phần đặt vấn đề, phần này nêu rõ lý do chọn đề tài, mục tiêu nghiêncứu, phạm vi nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu, kết cấu của khoá luận và kếtquả dự kiến đạt được
Phần II là nội dung đề tài nghiên cứu, đây là nội dung chung của đề tài nêu ra
lý luận chung và thực trạng công tác kế toán công nợ phải trả và tình hình công nợtại Công ty Cổ phần Dệt May Huế - Chi nhánh Quảng Bình
Phần III là kết luận và kiến nghị, tổng kết lại những kết quả đạt được của đềtài nghiên cứu
Đặc biệt trong phần II của đề tài được chia thành 3 chương Cụ thể như sau:
Chương 1 là cơ sở lý luận về công tác kế toán công nợ, công tác kế toán nợ
phải trả và phân tích tình hình công nợ, phần này trình này các thuật ngữ liên quan
đến đề tài, tài khoản, phương pháp hạch toán, nguyên tắc và hệ thống các chứng từliên quan đến từng khoản mục của kế toán công nợ phải trả và phân tích tình hình
công nợ
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 4Chương 2 là nội dung thực trạng công tác kế toán công nợ phải trả và phân
tích tình hình công nợ tại Công ty Cổ phần Dệt May Huế - Chi nhánh Quảng Bình;
chương này sẽ giới thiệu tổng quan về Công ty Cổ phần Dệt May Huế , giới thiệu
tổng quan về công ty, cơ cấu tổ chức quản lý, nguồn nhân lực, tình hình tài sản,nguồn vốn, bộ máy kế toán và nội dung thực trạng công tác kế toán công nợ phải trả
và phân tích tình hình công nợ tại Công ty Cổ phần Dệt May Huế - Chi nhánhQuảng Bình
Chương 3 là đánh giá và nêu một số giải pháp hoàn thiện công tác kế toán
công nợ phải trả và nâng cao khả năng thanh toán tại Công ty, ở chương này sẽ
đánh giá tổng quát về tình hình của công ty và kế toán công nợ phải trả về việc lưu
chuyển chứng từ, quá trình ghi sổ, quá trình xử lý, lưu trữ chứng từ và đưa ra một sốgiải pháp hoàn thiện tại Công ty Cổ phần Dệt May Huế - Chi nhánh Quảng Bình
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 5LỜI CẢM ƠN
Trải qua hơn ba tháng thực tập cuối khoá, bản thân tôi đã nhận được nhận được rất nhiều sự quan tâm, giúp đỡ của nhà trường, quý thầy cô, các anh chị trong công ty cũng như gia đình và bạn bè.
Nhân dịp hoàn thành bài báo cáo khoá luận tốt nghiệp, cho phép tôi được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối với các thầy cô giáo khoa Kế toán – Tài chính Trường Đại học Kinh tế , Đại học Huế đã nhiệt tình dạy dỗ, chỉ dạy, truyền đạt những kiến thức cho tôi trong suốt thời gian còn ngồi trên giảng đường đến lúc thực tập Đặc biệt, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến cô TS Hồ Thị Thuý Nga, đã nhiệt tình hướng dẫn, góp ý, giúp đỡ tôi trong quá trình học tập cũng như trong quá trình hoàn thành bài báo cáo khoá luận này Đồng thời, tôi cũng gửi lời cảm ơn đến các anh chị Phòng Tài chính – Kế toán tại Công ty Cổ phần Dệt May Huế - Chi nhánh Quảng Bình và đặc biệt là chị Đặng Thị Vân người trực tiếp hướng dẫn tận tình, giúp đỡ, tạo mọi điều kiện thuận lợi, giải đáp mọi thắc mắc và cung cấp tài liệu cần thiết để tôi hoàn thành bài khoá luận tại Công ty Trong khoảng thời gian thực tập tại công ty, tôi đã có nhiều kinh nghiệm hơn trong công việc nhưng vẫn không thể tránh khỏi các sai sót Tôi rất mong nhận được những ý kiến đóng góp quý báu của thầy cô để bài khoá luận tôi hoàn thiện hơn, cũng như của ban lãnh đạo công ty để tôi có thể hoàn thiện mình hơn trong tương lai.
Sau cùng, tôi xin kính chúc quý thầy cô khoa Kế toán – Tài chính, ban lãnh đạo và tân thể nhân viên Công ty Cổ phần Dệt May Huế - Chi nhánh Quảng Bình luôn dồi dào sức khoẻ và công tác tốt!
Xin chân thành cảm ơn!
Huế, tháng 02 năm 2022 Sinh viên thực hiện Nguyễn Thị Khánh Linh
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 6MỤC LỤC
Trang
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT i
DANH MỤC BẢNG BIỂU iii
DANH MỤC SƠ ĐỒ v
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1
1 Lý do chọn đề tài 1
2 Mục tiêu nghiên cứu đề tài 2
2.1 Mục tiêu nghiên cứu chung 2
2.2 Mục tiêu nghiên cứu cụ thể 2
3 Đối tượng nghiên cứu 3
4 Phạm vi nghiên cứu 3
5 Phương pháp nghiên cứu 3
5.1 Phương pháp thu thập số liệu: 3
5.2 Phương pháp xử lý số liệu: 4
6 Kết cấu đề tài 4
7 Tính mới của đề tài nghiên cứu 5
PHẦN II: NỘI DUNG KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 6
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN CÔNG NỢ PHẢI TRẢ VÀ TÌNH HÌNH CÔNG NỢ TRONG DOANH NGHIỆP 6
1.1 Lý luận chung về công nợ và kế toán công nợ phải trả trong doanh nghiệp 6
1.1.1 Khái niệm về kế toán công nợ 6
1.1.2 Khái niệm về kế toán nợ phải thu 6
1.1.3 Khái niệm về khoản kế toán nợ phải trả 7
1.1.4 Quan hệ về khả năng thanh toán 8
1.1.5 Nhiệm vụ kế toán công nợ 8
1.1.6 Nguyên tắc kế toán công nợ 9
1.2 Nội dung công tác kế toán công nợ phải trả trong doanh nghiệp 9
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 71.2.1 Kế toán nợ phải trả người bán 9
1.2.2 Kế toán nợ phải trả nội bộ 14
1.2.3 Một số chỉ tiêu phản ánh tình hình công nợ tại công ty 17
1.2.4 Một số chỉ tiêu phản ánh khả năng thanh toán tại công ty 20
1.2.5 Phương pháp phân tích tình hình công nợ và khả năng thanh toán 22
1.3 Hình thức sổ kế toán trong doanh nghiệp 23
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN CÔNG NỢ PHẢI TRẢ VÀ PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH CÔNG NỢ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN DỆT MAY HUẾ - CHI NHÁNH QUẢNG BÌNH 24
2.1 Tổng quát về Công ty Cổ phần Dệt May Huế 24
2.1.1 Thông tin khái quát 24
2.1.2 Lịch sử hình thành và phát triển 25
2.2 Tổng quát về Công ty Cổ phần Dệt May Huế - Chi nhánh Quảng Bình 26 2.2.1 Quá trình hình thành và phát triển 26
2.2.2 Ngành nghề kinh doanh 27
2.2.3 Chức năng và nhiệm vụ 27
2.2.3.1 Chức năng 27
2.2.3.2 Nhiệm vụ 27
2.2.4 Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý 27
2.2.4.1 Tổ chức bộ máy quản lý 27
2.2.4.2 Chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận 28
2.2.5 Tổ chức công tác kế toán 29
2.2.5.1 Tổ chức bộ máy kế toán 29
2.2.5.2 Các chế độ và chính sách áp dụng tại công ty 32
2.2.6 Nguồn lực và tình hình sản xuất kinh doanh của Chi nhánh giai đoạn 2018 – 2020 33
2.2.6.1 Tình hình tài sản nguồn vốn tại Chi nhánh giai đoạn 2018 - 2020 33
2.2.6.2 Tình hình kết quả kinh doanh của Chi nhánh giai đoạn từ năm 2018 đến 2020 38
2.2.6.3 Tình hình lao động của công ty giai đoạn từ năm 2018 đến 2020 42
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 82.3 Thực trạng kế toán công nợ phải trả tại Công ty Cổ phần Dệt May Huế
-Chi nhánh Quảng Bình 44
2.3.1 Kế toán khoản phải trả người bán 44
2.3.1.1 Chứng từ sử dụng và quy trình luân chuyển chứng từ 44
2.3.1.2 Tài khoản sử dụng và phương pháp định khoản 46
2.3.1.3 Quy trình ghi sổ kế toán 47
2.3.1.4 Ví dụ 48
2.3.2 Kế toán phải trả nội bộ 79
2.3.2.1 Chứng từ sử dụng và quy trình luân chuyển chứng từ 79
2.3.2.2 Tài khoản sử dụng và phương pháp định khoản 80
2.3.2.3 Quy trình ghi sổ kế toán 81
2.3.2.4 Ví dụ 81
2.4 Phân tích tình hình công nợ tại Công ty Cổ phần Dệt May Huế - Chi nhánh Quảng Bình giai đoạn 2018 đến năm 2020 90
2.4.1 Phân tích tình hình công nợ của Công ty Cổ phần Dệt May Huế - Chi nhánh Quảng Bình giai đoạn từ năm 2018 đến năm 2020 90
2.4.1.1 Phân tích tình hình công nợ của Chi nhánh giai đoạn 2018-2020 90
2.4.1.2 Phân tích khả năng thanh toán của Chi nhánh giai đoạn 2018-2020 98 CHƯƠNG 3: ĐÁNH GIÁ VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN CÔNG NỢ PHẢI TRẢ VÀ NÂNG CAO KHẢ NĂNG THANH TOÁN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN DỆT MAY HUẾ - CHI NHÁNH QUẢNG BÌNH 102
3.1 Nhận xét về tổ chức công tác kế toán tại công ty 102
3.1.1 Ưu điểm 102
3.1.2 Nhược điểm 103
3.2 Nhận xét chung về tổ chức công tác kế toán công nợ phải trả và khả năng thanh toán tại Công ty Cổ phần Dệt May Huế - Chi nhánh Quảng Bình 104
3.2.1 Ưu điểm 104
3.2.2 Hạn chế 105
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 93.3 Một số ý kiến đề xuất nhằm góp phần hoàn thiện công tác kế toán nói chung cũng như phần hành kế toán công nợ phải trả nói riêng và nâng cao khả
năng thanh toán tại Chi nhánh 107
3.3.1 Về công tác kế toán 107
3.3.2 Về công tác kế toán công nợ 108
PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 109
1 Kết luận 109
2 Kiến nghị 110
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 112
PHỤ LỤC 113
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 12DANH MỤC BẢNG BIỂU
Trang
Bảng 2.1 Bảng phân tích TS,NV Chi nhánh Quảng Bình giai đoạn 2018-2020
34
Bảng 2.2 Bảng phân tích kết quả kinh doanh Chi nhánh Quảng Bình giai đoạn 2018-2020 39
Bảng 2.3 Bảng phân tích tình hình lao động Chi nhánh Quảng Bình giai đoạn 2018-2020 43
Bảng 2.4 Thực trạng các khoản phải trả tại Chi nhánh Quảng Bình giai đoạn 2018-2020 91
Bảng 2.5 Một số chỉ tiêu phản ánh tình hình công nợ của CT CP Dệt May Huế - CN Quảng Bình giai đoạn 2018-2020 94
Bảng 2.6 Một số chỉ tiêu phản ánh khả năng thanh toán của CT CP Dệt May Huế - CN Quảng Bình giai đoạn 2018-2020 98
Biểu 2.1 Đơn đặt hàng số 25THUNG/PV-QB/2021 50
Biểu 2.2 Đơn đặt hàng số 24THUNG/PV-QB/2021 51
Biểu 2.3 Hoá đơn GTGT số 0000127 53
Biểu 2.4 Hoá đơn GTGT số 0000137 55
Biểu 2.5 Biên bản nghiệm thu chất lượng hoá đơn 0000127 56
Biểu 2.6 Biên bản nghiệm thu chất lượng hoá đơn 0000137 58
Biểu 2.7 Phiếu nhập kho số PNPL001/10 59
Biểu 2.8 Phiếu nhập kho số PNPL002/10 60
Biểu 2.9 Sổ chi tiết Phải trả người bán BBPHUVIET tháng 10/2021 62
Biểu 2.10 Sổ tổng hợp Công nợ Phải trả người bán tháng 10/2021 63
Biểu 2.11 Giấy đề nghị thanh toán số 54-THÙNG 64
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 13Biểu 2.13 Uỷ nhiệm chi HĐ số 0000127 66
Biểu 2.14 Giấy đề nghị chi tiền HĐ số 0000137 67
Biểu 2.15 Uỷ nhiệm chi HĐ số 0000137 68
Biểu 2.16 Bảng dự trù vật tư phụ tùng tháng 10/2021 69
Biểu 2.17 Hoá đơn GTGT số 0004072 71
Biểu 2.18 Biên bản nghiệm thu chất lượng HĐ số 0004072 72
Biểu 2.19 Phiếu nhập kho số NM001/10 73
Biểu 2.20 Sổ chi tiết công nợ Groz-Becker tháng 10/2021 75
Biểu 2.21 Giấy đề nghị thanh toán tiền số MAY QB 76
Biểu 2.22 Giấy đề nghị chi tiền cho HĐ số 0004072 77
Biểu 2.23 Uỷ nhiệm chi HĐ số 0004072 78
Biểu 2.24 Phụ lục 02 Đơn đặt hàng may số 04-2021 83
Biểu 2.25 Phiếu nhập kho số PNTP21/10 84
Biểu 2.26 Hoá đơn GTGT số 0001362 85
Biểu 2.27 Phiếu xuất kho ngày 13/10/2021 86
Biểu 2.28 Sổ chi tiết công nợ Phải trả nội bộ khác tháng 10/2021 88
Biểu 2.29 Sổ tổng hợp công nợ Phải trả nội bộ khác tháng 10/2021 89
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 14DANH MỤC SƠ ĐỒ
Trang
Sơ đồ 1.2 Sơ đồ hạch toán kế toán phải trả người bán 13
Sơ đồ 1.3 Sơ đồ hạch toán kế toán phải trả nội bộ 17
Sơ đồ 1.4 Sơ đồ hình thức kế toán trên máy tính 23
Sơ đồ 2.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức tại CTCP Dệt May Huế - CN Quảng Bình 28
Sơ đồ 2.2 Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán CT CP Dệt May Huế - CN Quảng Bình 30
Sơ đồ 2.3 Sơ đồ hình thức kế toán trên Bravo 33
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 15PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
1 Lý do chọn đề tài
Hiện nay, Việt Nam đang trong quá trình biến đổi mạnh mẽ hướng tới sự hoànhập với nền kinh tế toàn cầu, điều đó càng khẳng định các hoạt động liên quan tới
mua, bán hàng hoá là điều không thể thiếu Khi các hoạt động mua bán, trao đổi xảy
ra thì tất nhiên sẽ phát sinh các mối quan hệ thanh toán giữa các chủ thể kinh tếtham gia vào quá trình hoạt động trao đổi trên thị trường
Quan hệ thanh toán phản ánh mối quan hệ giữa các chủ thể tham vào hoạt
động mua bán đồng thời thể hiện trách nhiệm và nghĩa vụ của mỗi bên tham gia khi
phát sinh các nghiệp vụ Công tác thanh toán có hoạt động tốt hay không, có hiệuquả hay không sẽ gây ra một sự tác động rất lớn đến hoạt động cũng như hiệu suấtkinh doanh của một doanh nghiệp Công tác thanh toán có tốt hay không, có thu hút
được các nhà đầu tư, có đảm bảo được uy tín với các chủ nợ hay không đều phụ
thuộc vào mối quan hệ với tổ chức kế toán công nợ tại doanh nghiệp Trong nềnkinh tế đầy biến động, đặc biệt trong thời đại dịch Covid như hiện nay, việc cạnh
tranh để tồn tại và phát triển đối với các doanh nghiệp là rất khó khăn Ngoài việc
tập trung mở rộng quy mô, phát triển quy mô trên thị trường, mở rộng các sản phẩmthì việc quản lý công nợ là mối quan tâm hàng đầu đối với các nhà quản lý trongdoanh nghiệp
Nền kinh tế ngày càng phát triển, song song với đó là sự tăng trưởng vượtbậc của ngành dệt may do nhu cầu may mặc trong nước và trên thế giới ngày càng
tăng cao Do đó, nghành dệt may Việt Nam là ngành mũi nhọn của Việt Nam Công
ty Cổ phần Dệt May Huế - Chi nhánh Quảng Bình là một đơn vị trực thuộc Công ty
Cổ phần Dệt May Huế, cũng là thành viên của tập đoàn Dệt May Việt Nam, cũng là
đơn vị tiêu biểu cho ngành dệt may tại Quảng Bình nói riêng Mặc dù, đơn vị vừa
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 16mới thành lập vào năm 2018 mới chỉ hoạt động được 4 năm, lĩnh vực chủ yếu lànhận gia công các sản phẩm quần áo cho Công ty Cổ phần Dệt May Huế và một số
đơn vị khác trong tập đoàn nhưng Chi nhánh không ngừng cố gắng phấn đấu phát
triển, đặc biệt quan tâm chú trọng tới công tác kế toán công nợ như sử dụng hiệuquả các nguồn vốn được cấp, đáp ứng được khả năng thanh toán đối với các nhàcung cấp đúng hạn để vừa mang lại hiệu quả kinh doanh cao, vừa đảm bảo được uytín của Chi nhánh trên thị trường
Từ những yêu cầu thực tiễn trên, nhận thấy tầm quan trọng của công tác kếtoán công nợ và khả năng thanh toán đối với sự phát triển của các doanh nghiệp nói
chung và đối với ngành dệt may nói riêng nên tôi quyết định chọn đề tài: “ Thực
trạng công tác kế toán công nợ phải trả và phân tích tình hình công nợ tại Công ty Cổ phần Dệt May Huế - Chi nhánh Quảng Bình” để làm đề tài tốt
nghiệp của mình
2 Mục tiêu nghiên cứu đề tài
2.1 Mục tiêu nghiên cứu chung
Mục tiêu nghiên cứu chung của đề tài là tìm hiểu và đánh giá thực trạng côngtác kế toán công nợ phải trả và phân tích tình hình công nợ tại Công ty Cổ phần DệtMay Huế - Chi nhánh Quảng Bình, từ đó đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện hơncông tác kế toán công nợ và quản lý công nợ tại Công ty
2.2 Mục tiêu nghiên cứu cụ thể
Thứ nhất, tìm hiểu cơ sở lý luận cơ bản về kế toán công nợ phải trả và phân
tích tình hình công nợ của doanh nghiệp
Thứ hai, tìm hiểu và đánh giá thực trạng công tác kế toán công nợ phải trả và
phân tích tình hình công nợ của Công ty Cổ phần Dệt May Huế - Chi nhánh QuảngBình
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 17Thứ ba, trên cơ sở các ưu, nhược điểm đã đưa ra để tìm ra giải pháp nhằm
hoàn thiện công tác kế toán công nợ Công ty Cổ phần Dệt May Huế - Chi nhánhQuảng Bình
3 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài: Kế toán phải trả người bán và phải trả nội
bộ và tình hình công nợ của Công ty Cổ phần Dệt May Huế - Chi nhánh QuảngBình
4 Phạm vi nghiên cứu
Về nội dung: Đề tài nghiên cứu đánh giá công tác kế toán công nợ phải trả và
phân tích tình hình công nợ, đề tài tập trung đi sâu vào Khoản phải trả người bán vàPhải trả nội bộ của Công ty Cổ phần Dệt May Huế - Chi nhánh Quảng Bình
Về không gian: Đề tài được nghiên cứu tại Phòng Kế toán – Tài chính của
Công ty Cổ phần Dệt May Huế - Chi nhánh Quảng Bình
Về thời gian: Đề tài nghiên cứu số liệu trong báo cáo tài chính trong ba năm
2018-2020 để phân tích tình hình công nợ phải trả và khả năng thanh toán của Chi
nhánh giai đoạn 2018-2020 Đồng thời đi sâu nghiên cứu phần hành kế toán công
nợ phải trả vào tháng 10 năm 2021
5 Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện đề tài khoá luận tốt nghiệp, tôi đã sử dụng các phương pháp
nghiên cứu sau:
5.1 Phương pháp thu thập số liệu:
Phương pháp thu thập, nghiên cứu tài liệu: Thu thập, nghiên cứu các thông
tin liên quan đến đề tài như: Báo cáo tài chính của Chi nhánh qua các năm, các
chứng từ, sổ sách liên quan đến công nợ Đồng thời, tìm kiếm và nghiên cứu các tàiliệu về chuyên ngành kế toán, các thông tin liên quan đến đề tài qua Internet, các
trang web như: Luật kế toán, Thông tư 200 hướng dẫn chế độ kế toán doanh nghiệp,
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 18giáo trình, các bài khoá luận tốt nghiệp về đề tài công nợ qua các năm, nhằm tổnghợp các kiến thức về cơ sở lý luận phục vụ cho việc thực hiện đề tài.
Phương pháp quan sát: Quan sát và ghi chép trình tự công việc mà một kế
toán công nợ thực hiện từ việc tiếp nhận chứng từ, kiểm tra thông tin, luân chuyểnchứng từ, hạch toán trên phần mềm, lưu trữ hồ sơ,…
Phương pháp phỏng vấn: Tiến hành phỏng vấn trực tiếp các cán bộ phòng kế
toán về những vấn đề liên quan đến đề tài, trao đổi những thắc mắc liên quan tớiphần hành kế toán công nợ và tình hình công nợ của Chi nhánh qua những câu hỏi
đối với kế toán công nợ
5.2 Phương pháp xử lý số liệu:
Phương pháp thống kê: Khi thu thập được dữ liệu, tiến hành sắp xếp, thống
kê những thông tin, dữ liệu đó nhằm phục vụ cho quá trình phân tích
Phương pháp so sánh: Tiến hành so sánh đối chiếu các chỉ tiêu về tương đối
và tuyệt đối Phương pháp này thường được sử dụng khi so sánh các chỉ tiêu giữa
các năm để phát hiện chênh lệch cũng như biến động về tài sản, nguồn vốn, nguồn
lao động, kết quả sản xuất kinh doanh và các chỉ tiêu phản ánh tình hình công nợ vàkhả năng thanh toán
Phương pháp phân tích số liệu: Dựa vào kết quả so sánh, kết hợp với cơ sở
lý thuyết tiến hành phân tích các chỉ tiêu công nợ và khả năng thanh toán của công
ty, từ đó đưa ra các đánh giá cụ thể
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 19Chương I: Cơ sở lý luận về kế toán công nợ phải trả và phân tích tình hình
công nợ trong doanh nghiệp
Chương II: Thực trạng công tác kế toán công nợ phải trả và phân tích tình
hình công nợ tại Công ty Cổ phần Dệt May Huế - Chi nhánh Quảng Bình
Chương III: Đánh giá và một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác kế toán
công nợ phải trả và nâng cao khả năng thanh toán tại Công ty Cổ phần Dệt MayHuế - Chi nhánh Quảng Bình
PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
7 Tính mới của đề tài nghiên cứu
Đề tài kế toán công nợ phải trả không phải là một phần hành kế toán mới
nhưng tại Công ty Cổ phần Dệt May Huế - CN Quảng Bình là một đơn vị mới thànhlập, vừa là một đơn vị chi nhánh thuộc Công ty Cổ phần Dệt May Huế, cho tới nayvẫn chưa có sinh viên nào lựa chọn đề tài này để đi sâu nghiên cứu, đồng thời tạiChi nhánh xuất hiện những phần hành kế toán mới như kế toán khoản phải trả nội
bộ, chính vì lý do này cùng với mong muốn tìm tòi, nghiên cứu và có cơ hội vậndụng các kiến thức đã học trong suốt gần 4 năm để đi sâu phân tích, tìm hiểu Bàinghiên cứu chỉ rõ các cơ sở lý luận cũng như thực tiễn kế toán công nợ phải trả tại
Chi nhánh, đồng thời phân tích tình hình công nợ và khả năng thanh toán tại Chinhánh trong giai đoạn từ năm 2018 đến 2020, trên cơ sở đó tìm ra những ưu –
nhược điểm của công tác kế toán tại Chi nhánh cũng như đề xuất một số giải pháp
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 20PHẦN II: NỘI DUNG KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN CÔNG NỢ PHẢI TRẢ VÀ PHÂN TÍCH CÔNG NỢ TRONG DOANH NGHIỆP
Đề tài tập trung đi sâu về kế toán công nợ phải trả và phân tích công nợ, bên
cạnh đó Công ty Cổ Phần Dệt May Huế - Chi nhánh Quảng Bình đang sử dụng
thông tư 200/2014/TT-BTC nên cơ sở lý luận chủ yếu đi sâu vào kế toán công nợ
phải trả và phân tích công nợ theo thông tư 200/2014/TT-BTC
1.1 Lý luận chung về công nợ và kế toán công nợ phải trả trong doanh nghiệp
1.1.1 Khái niệm về kế toán công nợ
Theo Nguyễn Tấn Bình (2011), Công nợ chính là “các khoản tiền chưa thanhtoán phát sinh từ hoạt động sản xuất, mua bán sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ giữadoanh nghiệp với cán bộ công nhân viên, nhà cung cấp, đối tác… Người đảm nhậncông việc theo dõi – quản lý các khoản nợ phải thu, nợ phải trả diễn ra liên tụcxuyên suốt hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp được gọi là kế toán công nợ.”
Kế toán công nợ gồm công nợ phải thu và công nợ phải trả
1.1.2 Khái niệm về kế toán nợ phải thu
Theo Võ Văn Nhị (2009), Nợ phải thu “là một bộ phận quan trọng trong tàisản của Doanh nghiệp, phát sinh trong quá trình hoạt động của Doanh nghiệp khithực hiện việc cung cấp sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ cũng như một số trường hợpkhác khiến cho một bộ phận tài sản của doanh nghiệp bị chiếm dụng tạm thời”
Phân loại khoản phải thu theo thời gian:
Khoản phải thu ngắn hạn: Là các khoản phải thu tại thời điểm báo cáo có
thời hạn thu hồi hoặc thanh toán dưới một năm hoặc trong một chu kỳ kinh doanhsau khi trừ đi dự phòng phải thu ngắn hạn khó đòi
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 21Khoản phải thu dài hạn: Là các khoản phải thu tại thời điểm báo cáo có thời
hạn thu hồi hoặc thanh toán trên một năm hoặc trên một chu kỳ kinh doanh sau khitrừ đi dự phòng phải thu dài hạn khó đòi
Phân loại các khoản phải thu theo đối tượng
Phải thu khách hàng: Là khoản nợ phải thu của doanh nghiệp đối với khách
hàng về việc bán sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ
Phải thu nội bộ: Là khoản phải thu giữa các đơn vị trực thuộc hoặc giữa các
đơn vị độc lập trong Tổng công ty về các khoản vay, mượn, chi hộ, trả hộ,
Phải thu khác: Giá trị tài sản thiếu đã được phát hiện nhưng chưa xác định
được nguyên nhân; tiền lãi, cổ tức, lợi nhuận phải thu từ các hoạt động đầu tư tàichính…
Trong các khoản nợ phải thu của doanh nghiệp thì khoản phải thu khách
hàng thường chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng khoản phải thu trong một doanh
nghiệp và chứa đựng nhiều rủi ro nhất
1.1.3 Khái niệm về khoản kế toán nợ phải trả
Theo Chuẩn mực kế toán số 01 trong Hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Namban hành và công bố theo Quyết định số 165/2002/QĐ-BTC ngày 31 tháng 12 năm
2002 của Bộ trưởng Bộ Tài chính, Nợ phải trả là “nghĩa vụ hiện tại của doanhnghiệp phát sinh từ các giao dịch và sự kiện đã qua mà doanh nghiệp phải thanhtoán từ các nguồn lực của mình Nợ phải trả phát sinh từ các giao dịch và sự kiện đã
qua, như mua hàng hoá chưa trả tiền, sử dụng dịch vụ từ các giao dịch chưa thanh
toán, vay nợ, cam kết bảo hành hàng hoá, cam kết nghĩa vụ hợp đồng, phải trả nhânviên, thuế phải nộp, phải trả khác.”
Phân loại nợ phải trả theo thời gian
Nợ ngắn hạn: Là khoản tiền mà doanh nghiệp có trách nhiệm trả trong vòng
một năm hoặc trong một chu kỳ kinh doanh bình thường
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 22Nợ dài hạn: Là các khoản nợ mà thời gian trả nợ trên một năm.
Phân loại nợ phải trả theo đối tượng
Phải trả người bán: Là khoản nợ phải trả của doanh nghiệp đối với người
bán về việc mua sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ
Phải trả nội bộ: Là khoản phải trả giữa các đơn vị trực thuộc hoặc giữa các
đơn vị độc lập trong Tổng công ty về các khoản vay, mượn, chi hộ, trả hộ,
Phải trả khác: Thuế và các khoản phải nộp nhà nước, phải trả người lao
động, vay và nợ thuê tài chính, các loại quỹ, dự phòng phải trả,
1.1.4 Quan hệ về khả năng thanh toán
Quá trình sản xuất của doanh nghiệp gắn liền và có quan hệ mật thiết vớinhiều đối tượng khác nhau nên phát sinh nhiều mối quan hệ thanh toán, bao gồm:Quan hệ thanh toán với khách hàng, quan hệ thanh toán với Nhà nước, quan hệthanh toán với các tổ chức tín dụng, thanh toán nội bộ và thanh toán với các tổ chức,
cá nhân khác
Trên cơ sở có nhiều mối quan hệ thanh toán khác nhau mà hình thành nêncác phương thức thanh toán khác nhau phù hợp với từng loại quan hệ thanh toán,trong đó có hai hình thức thanh toán phổ biến
- Thanh toán trực tiếp: Các bên trong quan hệ thanh toán tiến hành thanh toántrực tiếp lẫn nhau bằng tiền mặt, chuyển khoản trực tiếp,
- Thanh toán gián tiếp: Các bên trong quan hệ thanh toán tiến hành thanh toánthông qua bên thứ ba như ngân hàng hay các tổ chức tín dụng khác để làmtrung gian thanh toán thể hiện bằng uỷ nhiệm chi, uỷ nhiệm thu, séc,…
1.1.5 Nhiệm vụ kế toán công nợ
Nhiệm vụ của kế toán công nợ là theo dõi, phân tích, đánh giá và tham mưu
để cấp quản lý có những quyết định đúng đắn trong hoạt động của doanh nghiệp
Các nhiệm vụ đó là:
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 23Thứ nhất, phản ánh và ghi chép đầy đủ, kịp thời và chính xác các nghiệp vụ
thanh toán phát sinh theo từng đối tượng, từng khoản thanh toán có kết hợp với thờihạn thanh toán, đôn đốc việc thanh toán, tránh chiếm dụng vốn lẫn nhau
Thứ hai, đối với những khách nợ có quan hệ giao dịch mua, bán thường
xuyên hoặc có dư nợ lớn thì định kỳ hoặc cuối niên độ kế toán, kế toán cần tiếnhành kiểm tra đối chiếu từng khoản nợ phát sinh, số đã thanh toán và số còn nợ.Nếu cần có thể yêu cầu khách hàng xác nhận số nợ bằng văn bản
Thứ ba, giám sát việc thực hiện chế độ thanh toán công nợ và tình hình chấp
hành kỷ luật thanh toán
1.1.6 Nguyên tắc kế toán công nợ
Thứ nhất, các khoản phải thu, phải trả được theo dõi chi tiết theo kỳ hạn, đối
tượng, loại nguyên tệ và các yếu tố khác theo nhu cầu quản lý của doanh nghiệp
Thứ hai, việc phân loại các khoản phải thu, phải trả theo nguyên tắc.
Phải thu khách hàng, phải trả người bán: gồm các khoản mang tính chất
thương mại sinh ra từ giao dịch có tính chất mua, bán
Phải thu, phải trả nội bộ: gồm các khoản phải thu, phải trả giữa đơn vị cấp
trên và đơn vị cấp dưới trực thuộc không có tư cách pháp nhân hạch toán phụ thuộc
Phải thu khác: gồm các khoản không liên quan đến giao dịch mua, bán
Thứ ba, khi lập báo cáo tài chính, kế toán căn cứ vào kỳ hạn còn lại của các
khoản phải thu, phải trả để phân loại dài hạn hay ngắn hạn
Thứ tư, kế toán phải xác định các khoản phải thu, phải trả thoả mãn yêu cầu
các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ để đánh giá cuối kỳ khi lập báo cáo tài chính
1.2 Nội dung công tác kế toán công nợ phải trả trong doanh nghiệp
1.2.1 Kế toán nợ phải trả người bán
a) Khái niệm
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 24Phải trả người bán là các khoản nợ phải trả của doanh nghiệp cho người bánvật tư, hàng hoá, người cung cấp dịch vụ, người bán TSCĐ, BĐSĐT, các khoản đầu
tư tài chính theo hợp đồng kinh tế đã ký kết và các khoản nợ phải trả cho người
nhận thầu xây lắp chính, phụ ( Thông tư 200/2014/TT-BTC)
b) Chứng từ sử dụng
Các chứng từ làm cơ sở để kế toán tiến hành hạch toán vào tài khoản phải trả
người bán bao gồm:
- Hợp đồng mua hàng/ Bảng báo giá
- Hoá đơn thuế GTGT
- Phiếu nhập kho
- Biên bản nghiệm thu
- Uỷ nhiệm chi/phiếu chi
c) Tài khoản sử dụng
Kế toán sử dụng TK 331 “ Phải trả người bán” để theo dõi nợ phải trả ngườibán
Nguyên tắc hạch toán các khoản phải trả người bán
Không phản ánh vào khoản phải trả các nghiệp vụ mua trả tiền ngay
Nợ phải trả cho người bán, người cung cấp, người nhận thầu xây lắp cần
được hạch toán chi tiết cho từng đối tượng phải trả
Doanh nghiệp phải theo dõi chi tiết các khoản nợ phải trả cho người bán theotừng loại nguyên tệ
Bên giao nhập khẩu uỷ thác ghi nhận trên tài khoản này số tiền phải trả
người bán về hàng nhập khẩu thông qua bên nhận nhập khẩu uỷ thác như khoản
phải trả người bán thông thường
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 25Những vật tư, hàng hoá, dịch vụ đã nhận, nhập kho nhưng đến cuối thángvẫn chưa có hoá đơn thì sử dụng giá tạm tính để ghi sổ và phải điều chỉnh về giáthực tế khi nhận được hoá đơn hoặc thông báo giá chính thức của người bán.
Khi hạch toán chi tiết các khoản này, kế toán phải hạch toán rõ ràng, rànhmạch các khoản chiết khấu thanh toán, chiết khấu thương mại, giảm giá hàng báncủa người bán, người cung cấp nếu chưa được phản ánh trong hoá đơn mua hàng
d) Sơ đồ hạch toán
Kết cấu và nội dung phản ánh của tài khoản 331 – Phải trả cho người bán
TK 331 – PHẢI TRẢ CHO NGƯỜI BÁN
- Số tiền đã trả cho người bán,
người cung cấp dịch vụ, người
nhận thầu xây lắp
- Số tiền ứng trước cho người bán,
người cung cấp, người nhận thầu
xây lắp nhưng chưa nhận được vật
tư, hàng hoá, dịch vụ, khối lượng
sản phẩm xây lắp hoàn thành
- Số tiền người bán chấp thuận
giảm giá hàng hoá hoặc dịch vụ
đã giao theo hợp đồng
- Chiết khấu thanh toán và chiết
khấu thương mại được người bán
chấp thuận cho doanh nghiệp
giảm trừ vào khoản nợ phải trả
cho người bán
- Giá trị vật tư, hàng hoá thiếu hụt,
- Số tiền phải trả cho người bánvật tư, hàng hoá, người cungcấp dịch vụ và xây lắp
- Điều chỉnh số chênh lệch giữa
giá tạm tính nhỏ hơn giá thực
tế của số vật tư, hàng hoá đãnhận, khi có hoá đơn hoặcthông báo giá chính thức
- Đánh giá lại các khoản phải
trả cho người bán bằng ngoạitệ( trường hợp tỷ giá ngoại tệ
tăng với Đồng Việt Nam)
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 26kém phẩm chất khi kiểm nhận và
trả lại người bán
- Đánh giá lại các khoản phải trả
cho người bán bằng ngoại tệ (
trường hợp tỷ giá ngoại tệ giảm so
với Đồng Việt Nam)
- Số tiền đã ứng trước cho người
bán hoặc số tiền đã trả nhiều hơn
số phải trả cho người bán theo chi
tiết của từng đối tượng
- Số tiền còn phải trả cho người
bán, người cung cấp, người
nhận thầu xây lắp
Sơ đồ hạch toán TK 331
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 27TK 331 - PHẢI TRẢ NGƯỜI BÁN TK 151,152
Ứng trước tiền cho người bán Mua vật tư hàng hoá nhập kho
TK 152, 153,156 Đưa TSCĐ vào sử dụng
Giảm giá, hàng mua trả lại, chiết Giá trị của hàng nhập khẩu
Trường hợp khoản nợ phải trả Nhận dịch vụ
cho người bán không tìm ra chủ nợ cung cấp
Trả trước tiền uỷ thác mua hàng
Trả tiền hàng nhập khẩu và các chi Thuế GTGT (Nếu có)
phí liên quan đến hàng nhập khẩu
Nhà thầu chính xác định
Chênh lệch tỷ giá giảm khi cuối phải trả cho nhà thầu phụ
kỳ đánh giá các khoản phải trả
Chênh lệch tỷ giá tăng khi cuối kỳ đánh giá lại các khoản phải trả người bán bằng ngoại tệ
Sơ đồ 1.1 Sơ đồ hạch toán kế toán phải trả người bán
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 28 Sổ sách kế toán sử dụng
- Sổ cái TK 331
- Sổ chi tiết TK 331
- Sổ chi tiết thanh toán người bán
1.2.2 Kế toán nợ phải trả nội bộ
a) Khái niệm
Phải đã nội bộ là khoản nợ phải trả giữa các doanh nghiệp với các đơn vị trựcthuộc không có tư cách pháp nhân hạch toán phụ thuộc có tổ chức công tác kế toán(
sau đây gọi là đơn vị hạch toán phụ thuộc) hoặc giữa các đơn vị hạch toán phụ
thuộc của cùng một doanh nghiệp với nhau.( Thông tư 200/2014/TT-BTC)
- Hoá đơn GTGT đầu ra
- Phiếu xuất kho…
Trang 29Không phản ánh vào tài khoản 336 các giao dịch thanh toán giữa công ty
mẹ với các công ty con và giữa các công ty con với nhau (giữa các đơn vị có tưcách pháp nhân hạch toán độc lập)
Các khoản phản ánh trên tài khoản này bao gồm khoản phải trả về vốnkinh doanh và các khoản đơn vị hạch toán phụ thuộc phải nộp doanh nghiệp,phải trả đơn vị hạch toán phụ thuộc khác; Các khoản doanh nghiệp phải cấp cho
đơn vị hạch toán phụ thuộc,
Tuỳ theo việc phân cấp quản lý và đặc điểm hoạt động, doanh nghiệpquyết định đơn vị hạch toán phụ thuộc ghi nhận khoản kinh doanh được doanhnghiệp cấp vào TK 3361 – Vốn kinh doanh tại các đơn vị trực thuộc hoặc TK
411 – Vốn đầu tư của chủ sở hữu
Tài khoản 336 “ Phải trả nội bộ” được hạch toán chi tiết cho từng đơn vị
có quan hệ thanh toán, trong đó được theo dõi cho từng khoản phải nộp, phải trả
Cuối kỳ, tiến hành kiểm tra, đối chiếu với tài khoản 136, tài khoản 336giữa các đơn vị theo từng nội dung thanh toán nội bộ để lập biên bản thanh toán
bù trừ theo từng đơn vị làm căn cứ hạch toán bù trừ trên 2 tài khoản này
- Số tiền đơn vị hạch toán phụthuộc phải nộp doanh nghiệp;Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 30các đơn vị nội bộ chi hộ,
hoặc thu hộ đơn vị nội bộ;
- Bù trừ các khoản phải thuvới các khoản phải trả củacùng một đơn vị có quan hệthanh toán
- Số tiền phải trả cho đơn vịhạch toán phụ thuộc;
- Số tiền phải trả cho các đơn vịkhác trong nội bộ về các khoản
đã được đơn vị khác chi hộ và
các khoản thu hộ đơn vị khác
Thanh toán các khoản phải Khi nhận vốn được cấp bởi DN
trả nội bộ đơn vị cấp trên
Điều chuyển tài sản cho các Khi thu hộ hoặc vay các đơn vị
đơn vị khác trong nội bộ và có nội bộ khác
quyết định giảm vốn kinh doanh
TK 152,153,156,331
Điều chuyển TSCĐ giữa các Phải trả về các khoản đã được
đơn vị nội bộ chi hộ
Bù trừ các khoản phải thu, phải cấp cho đơn vị hạch toán
phải trả nội bộ phụ thuộc
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 31Sơ đồ 1.2 Sơ đồ hạch toán kế toán phải trả nội bộ
* Trường hợp đơn vị hạch toán phụ thuộc không được phân cấp kế toán đến lợi nhuận sau thuế chưa phân phối
TK 336
Đơn vị hạch toán phụ thuộc Đơn vị hạch toán phụ thuộc không được phân cấp theo dõi không được phân cấp theo kết quả kinh doanh dõi kết quả kinh doanh
Đơn vị hạch toán phụ thuộc Kết Kết Đơn vị hạch toán phụ theo dõi kết quả kinh doanh chuyển chuyển thuộc theo dõi kết quả trong kỳ kinh doanh trong kỳ
* Trường hợp đơn vị hạch toán phụ thuộc được phân cấp kế toán đến lợi nhuận sau thuế chưa phân phối
Trường hợp lỗ Trường hợp lãi
(Kết chuyển lợi nhuận sau thuế chưa phân phối )
1.2.3 Một số chỉ tiêu phản ánh tình hình công nợ tại công ty
Tỷ lệ các khoản phải thu so với các khoản phải trả
Tỷ số các khoản phải thu so với các khoản phải trả phản ánh các khoảndoanh nghiệp bị chiếm dụng so với các khoản đi chiếm dụng
Tỷ lệ khoản phải thu so với khoản phải trả = ổ á ả ả
ổ á ả ả ả x 100%
Nếu tỷ lệ này lớn hơn 100%, chứng tỏ số vốn của doanh nghiệp bị chiếmdụng lớn hơn số vốn mà doanh nghiệp đi chiếm dụng Ngược lại nếu tỷ số này nhỏTrường Đại học Kinh tế Huế
Trang 32hơn 100%, chứng tỏ số vốn doanh nghiệp bị chiếm dụng nhỏ hơn số vốn đi chiếm
dụng
Hệ số vòng quay các khoản phải thu
Vòng quay các khoản phải thu phản ánh tốc độ biến đổi các khoản phải thuthành tiền mặt
á ả ả ì â (vòng)
Nếu hệ số này càng lớn chứng tỏ tốc độ thu hồi nợ của doanh nghiệp càng
nhanh, điều này giúp cho doanh nghiệp nâng cao luồng tiền mặt, tạo ra sự chủ động
trong việc tài trợ nguồn vốn sản xuất Ngược lại nếu tỷ số này thấp thì số tiền củadoanh nghiệp bị chiếm dụng ngày càng nhiều, lượng tiền mặt sẽ ngày càng giảm,làm giảm sự chủ động của doanh nghiệp trong việc tài trợ nguồn vốn lưu động
Kỳ thu tiền bình quân
Kỳ thu tiền bình quân phản ánh thời gian của một dòng luân chuyển cáckhoản phải thu, nghĩa là để thu được một khoản phải thu thì cần bao nhiêu ngày
Kỳ thu tiền bình quân = ố à ỳ ( )
ố ò á ả ả (ngày)
Chỉ số ngày càng nhỏ thì chứng tỏ việc thu hồi các khoản nợ phải thu tốt
Ngược lại, nếu tỷ số này càng lớn thì chứng tỏ việc thu hồi các khoản nợ lâu, khảnăng thu hồi tài sản của doanh nghiệp chậm Tuy nhiên, kỳ thu tiền bình quân sẽ có
ý nghĩa hơn khi được so sánh với thời gian bán chịu quy định cho khách hàng
Số vòng luân chuyển các khoản phải trả
Số vòng luân chuyển các khoản phải trả cho biết trong kỳ phân tích cáckhoản phải trả người bán quay được bao nhiêu vòng, tức là phản ánh khả năngchiếm dụng vốn của doanh nghiệp đối với nhà cung cấp
Số vòng luân chuyển các khoản phải trả = ă ả
á ả ả ả ì â (vòng)
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 33Nếu chỉ số vòng quay các khoản phải trả năm nay nhỏ hơn năm trước chứng
tỏ doanh nghiệp chiếm dụng vốn và thanh toán chậm hơn năm trước Ngược lại, nếuvòng quay các khoản phải trả năm nay lớn hơn năm trước chứng tỏ doanh nghiệpchiếm dụng vốn và thanh toán nhanh hơn năm trước Nếu chỉ số Vòng quay cáckhoản phải trả quá nhỏ (các khoản phải trả lớn) sẽ tiềm ẩn rủi ro về khả năng thanhtoán
Thời gian quay vòng các khoản phải trả
Thời gian quay vòng các khoản phải trả là khoản thời gian bình quân màdoanh nghiệp chiếm dụng các khoản phải trả nhà cung cấp
ố à ă ( )
ố ò á ả ả ả (ngày)
Thời gian quay vòng các khoản phải trả càng ngắn chứng tỏ khả năng thanhtoán càng nhanh, doanh nghiệp ít đi chiếm dụng vốn của nhà cung cấp Ngược lại,thời gian vòng quay các khoản phải trả càng lớn chứng tỏ doanh nghiệp thanh toánchậm, số vốn doanh nghiệp đi chiếm dụng nhiều, dễ gặp áp lực về việc thanh toán,dẫn đến ảnh hưởng đến uy tín và thương hiệu của doanh nghiệp trên thị trường
Hệ số nợ
Hệ số nợ cho biết mức độ an toàn tài chính cao hay thấp, có trang trải được
nợ khi doanh nghiệp phá sản hay không
Hệ số nợ = ợ ả ả
ổ à ả ầ
Hệ số nợ càng cao thể hiện mức độ phụ thuộc của doanh nghiệp vào chủ nợcàng lớn, khả năng huy động tiếp nhận các khoản nợ vay càng khó khi doanhnghiệp không có khả năng thanh toán kịp thời các khoản nợ và hiệu quả hoạt động
kém Đối với chủ nợ, hệ số ngày càng cao thì khả năng của họ thu hồi vốn cho vay
càng thấp Do đó, các chủ nợ thường thích những doanh nghiệp có hệ số nợ thấp
Hệ số tài trợ
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 34Hệ số này phản ánh khả năng tự đảm bảo về mặt tài chính và mức độ độc lập
về mặt tài chính của doanh nghiệp Chỉ tiêu này cho biết, trong tổng nguồn vốn củadoanh nghiệp, nguồn vốn chủ sở hữu chiếm mấy phần
Hệ số tài trợ = ồ ố ủ ở ữ
ổ à ả (lần)
Hệ số này càng cao chứng tỏ nguồn vốn tự có của doanh nghiệp càng lớn,doanh nghiệp có tính độc lập cao về tài chính, ít bị sức ép của các chủ nợ và cónhiều cơ hội tiếp nhận các khoản tín dụng từ bên ngoài Ngược lại, chỉ số này càngthấp thì chứng tỏ nguồn vốn tự có của doanh nghiệp ít, phụ thuộc nhiều vào cácnguồn vốn từ bên ngoài, từ đó có thể dẫn đến các áp lực về vấn đề tài chính và trảnợ
1.2.4 Một số chỉ tiêu phản ánh khả năng thanh toán tại công ty
Hệ số khả năng thanh toán tổng quát (H1)
Hệ số khả năng thanh toán tổng quát phản ánh quan hệ giữa tài sản mà doanhnghiệp hiện đang quản lý sử dụng với tổng số nợ phải trả
Hệ số khả năng thanh toán tổng quát = ổ á ị à ả
ổ ợ ả ả (lần)
Nếu H1 ≥1: Chứng tỏ khả năng thanh toán của doanh nghiệp tốt
Nếu H1 <1 quá nhiều thì chưa tốt vì điều đó chứng tỏ doanh nghiệp chưa tậndụng được cơ hội chiếm dụng vốn
Nếu H1<1 và tiến đến 0 báo hiệu sự phá sản của doanh nghiệp, tổng tài sảnhiện có của doanh nghiệp không đủ tài trợ mà doanh nghiệp phải thanh toán
Hệ số khả năng thanh toán hiện hành( Ngắn hạn) (H2)
Hệ số khả năng thanh toán ngắn hạn dùng để đo lường khả năng trả cáckhoản nợ ngắn hạn bằng tiền mặt, các khoản phải thu, hàng tồn kho,…
Hệ số khả năng thanh toán ngắn hạn = ổ à ả ắ ạ
ổ ợ ắ ạ (lần)
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 35Nếu H2 ≥1, doanh nghiệp có khả năng đáp ứng các khoản nợ ngắn hạn tốt.
Nếu H2<1, doanh nghiệp không đảm bảo đáp ứng các khoản nợ ngắn hạn, dễmất khả năng thanh toán Nếu tỷ số này càng nhỏ hơn 1 thì khả năng thanh toáncàng khoản nợ ngắn hạn càng thấp
Hệ số khả năng thanh toán nhanh (H3)
Hệ số khả năng thanh toán nhanh là thước đo khả năng trả nợ ngay các khoản
nợ ngắn hạn của doanh nghiệp trong kỳ không dựa vào việc phải bán các loại vật tưhàng hoá Chỉ tiêu này phản ánh khả năng thanh toán các khoản nợ trong mộtkhoảng thời gian ngắn
Hệ số thanh toán nhanh = à ả ắ ạ à ố
ợ ắ ạ (lần)
Nếu H3 = 1 được coi là hợp lý nhất vì như vậy doanh nghiệp vừa duy trì
được khả năng thanh toán nhanh vừa không bị mất cơ hội do khả năng thanh toán
nợ mang lại
Nếu H3 <1 cho thấy doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc thanh toán
Nếu H3 >1 phản ánh tình hình thanh toán nợ không tốt vì tiền và các khoản
tương đương tiền bị ứ đọng, vòng quay vốn chậm làm giảm hiệu quả sử dụng vốn
Hệ số khả năng thanh toán tức thời (H4)
Hệ số khả năng thanh toán tức thời là chỉ tiêu được dùng để đánh giá khả
năng thanh toán ngay các khoản nợ ngắn hạn của doanh nghiệp bằng tiền và các
khoản tương đương tiền
Hệ số khả năng thanh toán tức thời = ề à á ả ươ đươ ề
Trang 36 Hệ số khả năng thanh toán lãi vay
Hệ số khả năng thanh toán lãi vay cho biết mức độ lợi nhuận đảm bảo khả
năng trả lãi như thế nào
Hệ số khả năng thanh toán lãi vay =
í ã (lần)
Tỷ số này nếu lớn hơn 1 thì công ty hoàn toàn có khả năng trả lãi vay Nếunhỏ hơn 1 thì chứng tỏ hoặc công ty đã vay quá nhiều so với khả năng của mình,hoặc công ty kinh doanh kém đến mức lợi nhuận thu được không đủ trả lãi vay
1.2.5 Phương pháp phân tích tình hình công nợ và khả năng thanh toán
Phương pháp so sánh: So sánh là phương pháp phổ biến trong phân tích để
xác định xu hướng, mức biến động của các chỉ tiêu, bao gồm:
Mức biến động tuyệt đối: So sánh giữa kỳ này với kỳ trước để đánh giá được
sự tăng giảm các chỉ tiêu của doanh nghiệp và từ đó có nhận xét về xu hướng thay
đổi về tình hình công nợ và khả năng thanh toán của doanh nghiệp
Mức biến động tuyệt đối có điều chỉnh: so sánh trị số của chỉ tiêu ở kỳ nàyvới trị số của chỉ tiêu ở kỳ gốc và có điều chỉnh với trị số của chỉ tiêu ở kỳ gốc
Mức biến động tương đối theo tỷ lệ phần trăm: Mức biến động theo tỷ lệphần trăm với kỳ phân tích gốc
Mức biến động tương đối cơ cấu: thể hiện biến động tỷ trọng phần trăm củamột bộ phận so với tổng thể ở kỳ gốc hoặc kỳ phân tích
Phương pháp tỷ số: Đây là phương pháp phổ biến trong việc phân tích tình
hình công nợ và khả năng thanh toán thông qua các chỉ tiêu như: hệ số nợ, hệ số tàitrợ, hệ số khả năng thanh toán nhanh, Các chỉ tiêu này được so sánh với một
ngưỡng tỷ số tham chiếu để từ đó có những đánh giá chính xác hơn
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 371.3 Hình thức sổ kế toán trong doanh nghiệp
Trong quá trình nghiên cứu và tìm hiểu về Công ty Cổ phần Dệt May Huế Chi nhánh Quảng Bình, công ty thực hiện hình thức kế toán trên máy vi tính Do đó,
-cơ sở lý luận dưới đây sẽ đi sâu vào tìm hiểu hình thức kế toán này
Hình thức kế toán trên máy vi tính
Đặc trưng cơ bản của hình thức kế toán trên máy vi tính: Công việc kế toán
được thực hiện theo một chương trình phần mềm kế toán trên máy vi tính
Phần mềm kế toán không hiển thị đầy đủ quy trình ghi sổ kế toán, nhưngphải in được đầy đủ sổ kế toán và báo cáo tài chính theo quy định
Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức trên máy vi tính
Ghi chú: Nhập dữ liệu hằng ngày
In sổ, báo cáo cuối kỳ( tháng, quý, năm)
Đối chiếu
Sơ đồ 1.3 Sơ đồ hình thức kế toán trên máy tính
Hằng ngày:
PHẦN MỀM KẾ TOÁN
Trang 38Kế toán căn cứ vào chứng từ kế toán đã được kiểm tra, được dùng làm căn
cứ ghi sổ, xác định tài khoản ghi Nợ, tài khoản ghi Có để nhập dữ liệu vào máy tínhtheo các bảng, biểu được thiết kế sẵn trên phần mềm kế toán Theo quy định củaphần mềm kế toán, các thông tin được tự động nhập vào sổ kế toán tổng hợp và các
sổ, thẻ kế toán chi tiết liên quan
Cuối tháng(hoặc bất kỳ thời điểm nào):
Kế toán thực hiện các thao tác khoá sổ (cộng sổ) và lập báo cáo tài chính.Việc đối chiếu giữa số liệu tổng hợp với số liệu chi tiết được thực hiện tự động và
luôn đảm bảo chính xác, trung thực theo thông tin đã được nhập trong kỳ Người
làm kế toán có thể kiểm tra, đối chiếu số liệu giữa sổ kế toán với BCTC sau khi đã
in ra giấy Cuối tháng, cuối năm sổ kế toán tổng hợp và sổ kế toán chi tiết được in
ra giấy, đóng thành quyển và thực hiện các thủ tục pháp lý theo quy định
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN CÔNG NỢ PHẢI TRẢ VÀ PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH CÔNG NỢ TẠI CÔNG
TY CỔ PHẦN DỆT MAY HUẾ - CHI NHÁNH QUẢNG BÌNH
2.1 Tổng quát về Công ty Cổ phần Dệt May Huế
2.1.1 Thông tin khái quát
Tên công ty: CÔNG TY CỔ PHẦN DỆT MAY HUẾ
Tên giao dịch quốc tế: HUE TEXTILE GARMENT JOINT STOCKCOMPANY
Tên viết tắt: HUEGATEX
Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp: 3300100628
Mã số thuế: 3300100628
Vốn điều lệ: 100.000.000.000 VNĐ ( Một trăm tỷ đồng)
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 39Địa chỉ: 122 Dương Thiệu Tước – P.Thuỷ Dương – TX.Hương Thuỷ – Thừa
tiên khánh thành và đưa vào hoạt động, đây là dấu mốc lịch sử quan trọng của nhà
máy sợi Huế và ngày này cũng đã trở thành ngày truyền thống của Công ty Cổ phầnDệt May Huế
Tháng 2/1994, chuyển đổi tổ chức của nhà máy sợi Huế thành Công ty DệtHuế theo quyết định số 140/QĐ-TCLĐ do nhà máy Sợi Huế tiếp nhận thêm Nhàmáy Dệt Thừa Thiên Huế
Tháng 05/2020, Công ty Dệt Huế đổi tên thành Công ty Dệt May Huế theoquyết định số 29/QĐ-HĐQT ngày 18/08/2000 của Tổng Công ty Dệt May ViệtNam
Tháng 04/2002 công ty Dệt May Huế tiếp nhận và xác nhập công ty Mayxuất khẩu Thừa Thiên Huế, chuyển giao thành lập thêm một đơn vị thành viên làNhà máy may II
Ngày 17/11/2005, công ty Dệt May Huế chuyển sang hoạt động theo môhình công ty cổ phần do nhu cầu đổi mới và phát triển doanh nghiệp, chuyển tênCông ty Dệt May Huế thành Công ty cổ phần Dệt may Huế theo quyết định số
169/2004/QĐ-BCN
Ngày 17/11/2005, Công ty Cổ phần Dệt May Huế đã có nhiều bước pháttriển vượt bậc về quy mô sản xuất, góp vốn đầu tư tại Công ty Cổ phần Dệt mayThiên An Phát và một số Công ty khác
Trường Đại học Kinh tế Huế
Trang 40Với đội ngũ cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật và công nhân lành nghề, công tyhoạt động trên rất nhiều các lĩnh vực như nhà máy sợi ( chuyên sản xuất các loại sợipeco, sợi cotton chải thô và chải kỹ chỉ số từ ne 20 đến ne 40); nhà máy Dệt –Nhuộm; nhà máy May: sản xuất các loại sản phẩm chính như áo T-shirt, áo Jacket,quần short, quần áo trẻ em và các loại hàng may mặc khác làm từ vải dệt kim và dệtthỏi; Xí nghiệp cơ khí chuyên gia công cơ khí, sửa chữa và xây dựng các công trìnhphụ cho các nhà máy thành viên.
2.2 Tổng quát về Công ty Cổ phần Dệt May Huế - Chi nhánh Quảng Bình
2.2.1 Quá trình hình thành và phát triển
Tên công ty: Công ty Cổ phần Dệt May Huế - Chi nhánh Quảng Bình
Tên giao dịch: HUE TEXTILE GARMENT JOIN STOCK COMPANY –QUANG BINH
Mã số thuế: 3300100628-003
Người đại diện: Nguyễn Bá Khánh Tùng
Địa chỉ: Khu công nghiệp Cam Liên, Xã Cam Thuỷ, Huyện Lệ Thuỷ, Tỉnh
Quảng Bình
Điện thoại: 0232.6296.999
Ngày cấp giấy phép hoạt động: 08/01/2018
Nơi đăng ký quản lý: Cục Thuế Tỉnh Quảng Bình
Lịch sử hình thành và phát triển:
Công ty Cổ phần Dệt May Huế - Chi nhánh Quảng Bình có tiền thân là Công
ty Dệt May Huế và là thành viên của Công ty Dệt May Việt Nam
Do nhu cầu muốn mở rộng thị trường ra các tỉnh lân cận, nên ngày
22/12/2017 căn cứ vào Quyết định số 985/QĐ-HĐQT của Hội đồng quản trị về việc
thành lập Chi nhánh Công ty Cổ phần Dệt May Huế tại Quảng Bình
Trường Đại học Kinh tế Huế