1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Thực trạng công tác kế toán công nợ và phân tích tình hình công nợ tại công ty tnhh hiệp thành

107 2 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 107
Dung lượng 1,23 MB

Nội dung

Nghiên cứu, tìm hiểu thực trạng công tác kế toán công nợ của công ty trong năm 2020 bằng việc tìm hiểu các tài khoản, chứng từ, hệ thống sổ sách sử dụng cũng nhưcách hạch toán các khoản

Trang 1

ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KHOA KẾ TOÁN – TÀI CHÍNH

- KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN

CÔNG NỢ VÀ PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH CÔNG NỢ

TẠI CÔNG TY TNHH HIỆP THÀNH

LÊ THỊ HUYỀN TRANG

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 2

ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KHOA KẾ TOÁN – TÀI CHÍNH

- KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN

CÔNG NỢ VÀ PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH CÔNG NỢ

TẠI CÔNG TY TNHH HIỆP THÀNH

Tên tác giả : Lê Thị Huyền Trang Tên giảng viên hướng dẫn

Lớp : K52E Kế Toán Th.S Hoàng Thùy Dương

Niên khóa : 2018-2022

Hu ế, tháng 01 năm 2022

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 3

TÓM TẮT KHOÁ LUẬN

Đề tài: “Thực trạng công tác kế toán công nợ và phân tích tình hình công nợ tại Công ty TNHH Hiệp Thành” được thực hiện nhằm tìm hiểu cơ sở lý luận liên

quan đến kế toán công nợ và phân tích tình hình công nợ tại công ty gồm 3 phần:

- Phần I: Là phần mở đầu chủ yếu giới thiệu về lý do chọn đề tài, phạm vi tìm hiểu

và cách thức nghiên cứu đề tài

- Phần II: Nội dung và kết quả trong 3 chương:

Chương 1: Nội dung của chương này nhằm hệ thống hoá cơ sở lý luận về công tác

kế toán công nợ nhằm làm cơ sở để thực hiện các mục tiêu tiếp theo

Chương 2: Chương này giới thiệu về công ty, nêu lên các đặc điểm sản xuất kinhdoanh của công ty, làm rõ chức năng, nhiệm vụ, tình hình tài sản và nguồn vốn, kết quảhoạt động sản xuất kinh doanh cũng như bộ máy quản lý và bộ máy kế toán của công tyqua 03 năm 2018-2020 Đồng thời, tiến hành phân tích các chỉ tiêu về tình hình công

nợ của công ty

Nghiên cứu, tìm hiểu thực trạng công tác kế toán công nợ của công ty trong năm

2020 bằng việc tìm hiểu các tài khoản, chứng từ, hệ thống sổ sách sử dụng cũng nhưcách hạch toán các khoản phải thu, phải trả, thuế GTGT đầu ra, đầu vào thông qua một

số nghiệp vụ phát sinh từ đó có thể đánh giá được tình hình công nợ của công ty quacác chỉ tiêu về phân tích tình hình công nợ

Chương 3: Chương này nhằm đưa ra các ưu, nhược điểm của công ty trong công tác

kế toán nói chung và công tác kế toán nói riêng và tình hình công nợ tại công ty Từ đóđưa ra các giải pháp góp phần nâng cao công tác kế toán công nợ và tình hình công nợtại công ty

- Phần III: Bao gồm đánh giá tổng quát về những mặt đạt được và chưa đạt được của đề tài Đồng thời, đưa ra một số kiến nghị góp phần hoàn thiện những mặt chưa

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành được khóa luận tốt nghiệp này ngoài sự cố gắng, nổ lực của

bản thân trong thời gian thực tập tốt nghiệp tôi đã nhận được rất nhiều sự quan tâm

giúp đỡ của thầy, cô giáo, các cô chú, anh chị ở đơn vị thực tập, gia đình và bạn bè

Lời đầu tiên, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đến Ban giám hiệu nhà trường ĐạiHọc Kinh Tế Huế cũng như quý thầy cô Khoa Kế Toán - Tài Chính đã hết lònggiảng dạy, truyền đạt kiến thức cần thiết và bổ ích cho tôi trong suốt bốn năm họcvừa qua Đó là nền tảng vững chắc để tôi hoàn thành tốt khóa luận tốt nghiệp này và

sẽ là hành trang cho công việc của tôi sau này

Và tôi cũng xin chân thành cảm ơn cô Hoàng Thùy Dương đã nhiệt tình

hướng dẫn cho tôi một cách tận tình và chu đáo để hoàn thành với kết quả tốt nhất

khóa luận này

Tôi xin chân thành cảm ơn Công Ty Trách Nhiệm Hữu Hạn Hiệp Thành, cácchị phòng Kế Toán và đặc biệt là chị Kế Toán Trưởng Thân Thị Thuý và chị PhanThị Em đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ cho tôi nhiều cơ hội để học hỏi kinh nghiệm,trau dồi kiến thức cũng như tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất để tôi có thể tìm hiểuthực tế và thu thập thông tin phục vụ cho khóa luận này

Trong thời gian tìm hiểu đơn vị, mặc dù đã cố gắng trong việc hoàn thiện bài

báo cáo nhưng do kinh nghiệm tiếp xúc với thực tế chuyên môn cộng với vốn kiến

thức còn hạn hẹp nên không tránh những thiếu sót nhất định Rất mong sự đóng góp

ý kiến, nhận xét của các thầy cô để khoá luận của tôi được hoàn chỉnh hơn

Cuối cùng tôi xin gửi lời chúc sức khỏe đến thầy cô giáo Chúc thầy cô giáo

thành công hơn nữa trong sự nghiệp giảng dạy của mình Chúc quý Công ty TNHH

Hiệp Thành ngày càng phát triển vững mạnh và khẳng định được vị trí của mìnhtrên thị thường

Tôi xin chân thành cảm ơn!

Huế, tháng 01 năm 2022

Sinh viên thực hiện

Lê Thị Huyền Trang

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 5

MỤC LỤC

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT i

DANH MỤC BẢNG BIỂU, BIỂU MẪU ii

DANH MỤC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ iii

PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1

I.1 Lý do chọn đề tài 1

I.2 Mục tiêu nghiên cứu đề tài 2

I.3 Đối tượng nghiên cứu 2

I.4 Phạm vi nghiên cứu 3

I.5 Phương pháp nghiên cứu 3

I.6 Kết cấu đề tài 4

PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 5

CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN CÔNG NỢ VÀ PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH CÔNG NỢ TRONG DOANH NGHIỆP 5

1.1 Một số lý luận chung về kế toán công nợ và tình hình công nợ trong doanh nghiệp 5

1.1.1 Một số khái niệm về công nợ 5

1.1.2 Nguyên tắc hạch toán kế toán công nợ 7

1.1.3 Vai trò, vị trí và nhiệm vụ của kế toán công nợ 7

1.2 Nội dung kế toán công nợ phải thu, phải trả trong doanh nghiệp 8

1.2.1 Kế toán nợ phải thu 8

1.2.2 Kế toán nợ phải trả 14

1.3 Cơ sở lý luận về phân tích tình hình công nợ trong doanh nghiệp 19

1.3.1 Khái niệm 19

1.3.2 Một số chỉ tiêu phân tích tình hình công nợ của doanh nghiệp 20

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 6

2.1.1 Giới thiệu chung về công ty 26

2.1.2 Lịch sử hình thành và quá trình phát triển của công ty 26

2.1.3 Chức năng, nhiệm vụ và lĩnh vực hoạt động của công ty TNHH Hiệp Thành 27

2.1.4 Tổ chức bộ máy quản lý của công ty TNHH Hiệp Thành 29

2.1.5 Cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán công ty TNHH Hiệp Thành 30

2.1.6 Khái quát tình hình hoạt động kinh doanh của công ty 34

2.2 Thực trạng công tác kế toán công nợ tại Công ty TNHH Hiệp Thành 43

2.2.2 Tổ chức công tác kế toán công nợ tại công ty 47

2.2.2.1 Kế toán công nợ phải thu 47

2.2.2.2 Kế toán phải trả người bán 59

2.2.2.3 Kế toán phải trả người lao động 68

2.3 Phân tích tình hình công nợ của công ty qua 3 năm 2018-2020 74

2.3.1 Phân tích tình công nợ của công ty TNHH Hiệp Thành 74

2.3.2 Phân tích tình hình thanh toán của công ty qua 03 năm 2018-2020 82

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM GÓP PHẦN NÂNG CAO CÔNG TÁC KẾ TOÁN CÔNG NỢ VÀ TÌNH HÌNH CÔNG NỢ TẠI CÔNG TY TNHH HIỆP THÀNH 86

3.1 Đánh giá tình hình tổ chức công tác kế toán công nợ tại Công ty TNHH Hiệp Thành 86

3.2 Một số giải pháp nhằm góp phần nâng cao công tác kế toán công nợ và tình hình công nợ tại Công ty TNHH Hiệp Thành 89

3.2.1 Đối với công tác kế toán công nợ 89

3.2.2 Đối với tình hình công nợ của công ty 91

PHẦN III – KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 93

3.1 Kết luận: 93

3.2 Kiến nghị: 93

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 95

PHỤ LỤC 96

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 7

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

Trang 8

DANH MỤC BẢNG BIỂU, BIỂU MẪU

Bảng 2.1: Bảng tình hình lao động Công ty TNHH Hiệp Thành qua 03 năm

2018-2020 35

Bảng 2.2: Tình hình tài sản và nguồn vốn của Công ty TNHH Hiệp Thành qua 03 năm 2018-2020 38

Bảng 2.3 Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH Hiệp Thành (2018-2020) 41

Bảng 2.4: Thực trạng công nợ của Công ty qua 03 năm 2018-2020 44

Bảng 2.5: Một số chỉ tiêu phản ánh tình hình công nợ của Công ty qua 03 năm (2018-2020) 74

Bảng 2.6: Một số chỉ tiêu phản ánh khả năng thanh toán của công ty qua 03 năm 2018-2020 82

Biểu 2.1: Hoá đơn giá trị gia tăng đầu ra số 0000027 51

Biểu 2.2: Sổ chi tiết tài khoản 131 52

Biểu 2.3: Trích Sổ cái TK 131 53

Biểu 2.4: Giấy báo Có 56

Biểu 2.5: Sổ chi tiết tài khoản 131 57

Biểu 2.6: Trích sổ Cái tài khoản 131 58

Biểu 2.7: Hoá đơn số 0000026 Error! Bookmark not defined Biểu 2.7: Phiếu thu hoá đơn số 0000026 Error! Bookmark not defined. Biểu 2.9: Hoá đơn GTGT đầu vào số 0001774 62

Biểu 2.10: Chi tiết TK 331 tháng 04/2020 63

Biểu 2.11: Trích Sổ Cái TK 331 64

Biểu 2.12: Uỷ nhiệm chi 66

Biểu 2.13: Hoá đơn GTGT số 0000863 67

Biểu 2.14: Phiếu chi hoá đơn số 0000863 68

Biểu 2.15: Phiếu chi 70

Biểu 2.16: Trích sổ chi tiết tài khoản 334 71

Biểu 2.17: Trích sổ Cái tài khoản 3348 72

Biểu 2.18: Trích sổ Cái tài khoản 334 73

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 9

DANH MỤC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ

Sơ đồ 1.1: Kế toán phải thu khách hàng 11

Sơ đồ 1.2: Sơ đồ kế toán thuế GTGT được khấu trừ 13

Sơ đồ 1.3: Sơ đồ kế toán phải trả cho người bán 17

Sơ đồ 1.4: Sơ đồ kế toán phải trả người lao động 19

Sơ đồ 2.1: Sơ đồ tổ chức bộ máy Công ty TNHH Hiệp Thành 29

Sơ đồ 2.2: Bộ máy phòng kế toán tại Công ty 31

Sơ đồ 2.3: Trình tự ghi sổ trên máy vi tính của công ty TNHH Hiệp Thành 33

Biểu đồ 2.1: Biểu đồ thể hiện tỷ lệ các khoản phải thu so với các khoản phải trả 75

Biểu đồ 2.2: Biểu đồ thể hiện hệ số vòng quay các khoản phải thu 76

Biểu đồ 2.3: Biểu đồ thể hiện kỳ thu tiền bình quân của Công ty 77

Biểu đồ 2.4: Biểu đồ thể hiện số vòng quay các khoản phải trả 78

Biểu đồ 2.5: Biểu đồ thể hiện thời gian quay vòng các khoản phải trả 79

Biểu đồ 2.6: Biểu đồ thể hiện chỉ tiêu hệ số nợ 80

Biểu đồ 2.7: Biểu đồ thể hiện chỉ số hệ số tự tài trợ 81

Biểu đồ 2.8: Biểu đồ thể hiện chỉ số hệ số khả năng thanh toán hiện hành 82

Biểu đồ 2.9: Biểu đồ thể hiện chỉ số hệ số khả năng thanh toán nhanh 83

Biểu đồ 2.10: Biểu đồ thể hiện chỉ số hệ số khả năng thanh toán tức thời 84

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 10

PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ I.1 Lý do chọn đề tài

Trong bối cảnh hiện nay, bất kì doanh nghiệp nào trong hoạt động sản xuấtkinh doanh của mình đều bao gồm các mối quan hệ kinh tế liên quan đến vấn đềthanh toán như: thanh toán với nhà cung cấp, khách hàng, cơ quan thuế, người laođộng, thanh toán trong nội bộ doanh nghiệp, Các mối quan hệ kinh tế này ngàycàng phức tạp và đa dạng Có những vấn đề công nợ đơn giản, có những công nợphức tạp và dù ở bất kì quy mô nào cũng cần phải có một tổ chức công tác kế toán

để ghi chép, xử lý các vấn đề liên quan đến công nợ

Các doanh nghiệp, tổ chức phải thiết kế và xây dựng được hệ thống một hệthống quản lý các khoản công nợ thật phù hợp nhằm đảm bảo cho nguồn vốn doanhnghiệp được linh động và sử dụng có hiệu quả nhất Công nợ là vấn đề quan trọng

và vô cùng phức tạp, nó ảnh hưởng đến tài chính doanh nghiệp không chỉ trong mộtgiai đoạn phát triển nhất định mà nó ảnh hưởng suốt quá trình hoạt động kinh doanhcủa doanh nghiệp Nhờ việc theo dõi tình hình công nợ mà nhà lãnh đạo đưa rađược cái nhìn chính xác đối với hoạt động công ty Chẳng hạn như việc theo dõi chitiết từng khách hàng cũng như nhà cung cấp, thời hạn thanh toán, mức chiết khấu,khoản phải thu khách hàng cũng như khoản phải trả cho nhà cung cấp để lên kếhoạch thu nợ, phải trả kịp thời, chính xác, tránh bị chiếm dụng vốn Cho nên côngtác kế toán công nợ là phần hành không thể thiếu ở mỗi doanh nghiệp Kế toán công

nợ là người chịu trách nhiệm giám sát, thúc giục và giải quyết các khoản nợ củadoanh nghiệp Căn cứ vào tình hình công nợ, kế toán có thể đánh giá được tình hìnhtài chính của doanh nghiệp về khả năng thanh toán, khả năng huy động vốn, tìnhhình chiếm dụng vốn và bị chiếm dụng vốn từ đó có thể giúp nhà quản trị trong việcđưa ra chính sách, các quyết định về mức độ cho phép chiếm dụng vốn của doanhnghiệp trong hoạt động kinh doanh hay tránh tình trạng tồn đọng công nợ ảnhhưởng đến tình hình phát triển tài chính của công ty

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 11

Công TNHH Hiệp Thành là một công ty hoạt động đa ngành: thương mại xây lắp - dịch vụ Là một trong những công ty có tiếng trên địa bàn tỉnh Thừa ThiênHuế Trong những năm qua, công ty luôn cố gắng mở rộng quy mô, khắc phục khókhăn, giữ vững chỗ đứng của mình trên thị trường Trong quá trình sản xuất kinhdoanh sẽ tiếp xúc với nhiều đối tượng khách hàng, nhà cung cấp do đó công tácquản lí công nợ rất cần thiết và phải được theo dõi thường xuyên, liên tục Quản lýtốt công tác kế toán công nợ hiệu quả, hợp lý là vấn đề đáng được quan tâm tạidoanh nghiệp.

-Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề này, tôi quyết định chọn đề tài: “

Thực trạng công tác kế toán công nợ và phân tích tích tình hình công nợ tại công ty TNHH Hiệp Thành” làm đề tài khoá luận của mình.

I.2 Mục tiêu nghiên cứu đề tài

- Mục tiêu chung: Nghiên cứu Thực trạng công tác kế toán công nợ tại công

I.3 Đối tượng nghiên cứu

Đề tài có đối tượng nghiên cứu là công tác kế toán công nợ và phân tích tìnhhình công nợ của Công ty TNHH Hiệp Thành

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 12

I.4 Phạm vi nghiên cứu

- Phạm vi về không gian: tại công ty TNHH Hiệp Thành

- Phạm vi về nội dung: Đề tài nghiên cứu đánh giá công tác kế toán công nợ

và tình hình công nợ tại công ty TNHH Hiệp Thành Do hạn chế về thời gian vàkiến thức nên tôi chỉ phân tích đánh giá công tác công nợ tại công ty qua các khoảnmục chiếm tỉ trọng lớn như các khoản phải thu khách hàng, các khoản phải trả chongười bán và phải trả người lao động tại công ty TNHH Hiệp Thành

I.5 Phương pháp nghiên cứu

Để hoàn thành đề tài này, trong quá trình làm bài tôi đã sử dụng các phươngpháp sau:

Phương pháp thu thập số liệu:

- Phương pháp quan sát: Đến đơn vị thực tập quan sát và ghi chép cách làmviệc của các chị phòng Kế toán để nắm bắt rõ hơn quá trình xử lý, luân chuyển cácchứng từ cũng như quá trình các nghiệp vụ phát sinh tại phòng Kế toán

- Phương pháp phỏng vấn trực tiếp: Đối tượng phỏng vấn là các chị làm việctại phòng Kế toán để tìm hiểu những vấn đề cần nghiên cứu, công tác kế toán công

nợ của công ty cũng như thu thập những thông tin cần thiết phục vụ cho việc hoànchỉnh khoá luận này

- Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Thu thập, nghiên cứu thông tin liên quanđến đề tài từ các giáo trình, chuẩn mực, thông tư hướng dẫn, tạp chí như thông tư200/2014/TT-BTC, hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam…nhằm hệ thống hóa cơ

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 13

sở lý luận về kế toán công nợ và phân tích tình hình công nợ trong doanh nghiệp;đồng thời làm cơ sở để so sánh với thực tế nghiên cứu được.

Phương pháp phân tích, xử lý số liệu:

- Phương pháp so sánh: Để đánh giá sự tăng, giảm, biến động của các chỉtiêu trong từng giai đoạn, thời kỳ kinh doanh tại công ty TNHH Hiệp Thành

- Phương pháp tổng hợp, xử lý số liệu: Là phương pháp tổng hợp, phân tíchnhững số liệu thô đã thu thập để tiến hành khái quát vấn đề cần nghiên cứu để từ đórút ra kết luận, nhận xét

- Phương pháp phân tích tài chính: Phương pháp này dùng để phân tích tìnhhình tài sản - nguồn vốn, tình hình kết quả sản xuất kinh doanh và tình hình sử dụngnhân lực, chỉ số công nợ và chỉ số thanh toán của công ty qua 3 năm 2018-2020

- Phương pháp đối chiếu: Phương pháp này dùng để kiểm tra, đối chiếu giữa

sổ sách kế toán và tính chính xác và đúng đắn; đối chiếu thực tế và lý thuyết

I.6 Kết cấu đề tài

Khóa luận gồm có 03 phần:

Phần I: Đặt vấn đề

Phần II: Nội dung và kết quả nghiên cứu

Chương 1: Cơ sở lý luận về kế toán công nợ và phân tích tình hình công nợtrong doanh nghiệp

Chương 2: Thực trạng công tác kế toán công nợ và phân tích tình hình công

nợ tại công ty TNHH Hiệp Thành

Chương 3: Một số giải pháp nhằm góp phần hoàn thiện công tác kế toáncông nợ và tình hình công nợ tại công ty TNHH Hiệp Thành

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 14

PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN CÔNG NỢ VÀ PHÂN TÍCH

TÌNH HÌNH CÔNG NỢ TRONG DOANH NGHIỆP

1.1 Một số lý luận chung về kế toán công nợ và tình hình công nợ trong doanh nghiệp

1.1.1 Một số khái niệm về công nợ

Trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, sẽ phátsinh các mối quan hệ thanh toán giữa doanh nghiệp với người mua và người bán,giữa các đơn vị với nhau và trong nội bộ công ty Trên cơ sở các mối quan hệ nàyphát sinh các khoản nợ phải thu hoặc phải trả, đây được gọi là công nợ Công nợbao gồm các khoản phải thu, các khoản phải trả và quan hệ thanh toán

(Nguyễn Tấn Bình, “Kế toán tài chính”, 2011)

Quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp luôn phát sinhcác mối quan hệ thanh toán giữa người mua và người bán, giữa các đơn vị với nhau

và trong nội bộ công ty Trên cơ sở các mối quan hệ này, phát sinh các khoản nợphải thu và phải trả tương ứng, đây được gọi là công nợ Công nợ bao gồm cáckhoản phải thu, phải trả và quan hệ thanh toán

(Võ Văn Nhị, “Hướng dẫn thực hành kế toán tài chính doanh nghiệp”, 2008)

1.1.1.1 Kế toán các khoản phải thu

Các khoản phải thu là khoản nợ của cá nhân, các tổ chức, đơn vị bên trong vàbên ngoài doanh nghiệp về số tiền mua sản phẩm, hàng hoá, vật tư và các khoảndịch vụ khác chưa thanh toán cho doanh nghiệp

(Ngô Thế Chi và Trương Thị Thuỷ, “Giáo trình Kế toán tài chính”, 2008)

Nợ phải thu là một bộ phận quan trọng trong tài sản của doanh nghiệp, phátsinh trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp khi thực hiện cung cấp sản phẩm,hàng hoá, dịch vụ cũng như một số trường hợp khác khiến cho một bộ phận tài sảncủa doanh nghiệp bị chiếm dụng tạm thời

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 15

(Võ Văn Nhị, “Kế toán tài chính doanh nghiệp”, 2009)

Trong doanh nghiệp, các khoản phải thu bao gồm: phải thu khách hàng, phảithu nội bộ, phải thu khác, trả trước,…Trong đó chiếm tỷ trọng lớn nhất là Phải thukhách hàng Trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp,khoản phải thu khách hàng được phát sinh xảy ra nhiều nhất, chiếm tỷ trọng caonhất và chứa đựng nhiều rủi ro nhất

1.1.1.2 Kế toán khoản phải trả

Nợ phải trả là các khoản nợ phải trả phát sinh trong quá trình hoạt động, sảnxuất kinh doanh mà doanh nghiệp phải trả, thanh toán cho các chủ nợ, bao gồm cáckhoản nợ tiền vay, các khoản nợ phải trả cho người bán, cho Nhà nước, cho côngnhân viên và các khoản phải trả khác

(Võ Văn Nhị, “Hướng dẫn thực hành kế toán doanh nghiệp”, 2006)

Theo VAS 01- Chuẩn mực chung (2002), đoạn 28

Nợ phải trả là nghĩa vụ hiện tại của doanh nghiệp phát sinh từ các giao dịch và

sự kiện đã qua như mua hàng hoá chưa trả tiền, sử dụng dịch vụ chưa thanh toán, vay

nợ, cam kết bảo hành hàng hoá, cam kết nghĩa vụ hợp đồng, phải trả nhân viên, thuếphải nộp, phải trả khác mà doanh nghiệp phải thanh toán từ các nguồn lực của mình

Các khoản phải trả doanh nghiệp bao gồm: phải trả người bán, phải trả nội

bộ, thuế và các khoản phải nộp Nhà nước, phải trả người lao động, phải trả khác,…

Theo thời hạn chu kì kinh doanh doanh nghiệp, nợ phải trả phân thành 02loại: Nợ ngắn hạn và nợ dài hạn

Nợ ngắn hạn: Là nợ mà doanh nghiệp phải trả trong một năm hoặc trong mộtchu kì kinh doanh

Nợ dài hạn: Là nợ mà doanh nghiệp phải trả trên một năm hoặc dài hơn một

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 16

Nợ phải trả được ghi nhận trong Bảng cân đối kế toán khi có đủ điều kiệnchắc chắn là doanh nghiệp sẽ phải dùng một lượng tiền chi ra để trang trải chonhững nghĩa vụ hiện tại mà doanh nghiệp phải thanh toán, và khoản nợ phải trả đóphải xác định được một cách đáng tin cậy (VAS 01, Đoạn 42)

1.1.2 Nguyên tắc hạch toán kế toán công nợ

- Kế toán theo dõi chi tiết từng khoản nợ phải thu, phải trả theo từng đối tượng

- Kiểm tra, đối chiếu theo định kỳ hoặc cuối mỗi niên độ từng khoản thu, phảitrả phát sinh, số đã thu, đã trả, số còn phải thu, phải trả, đặc biệt là đối với các đốitượng có quan hệ giao dịch, mua bán thường xuyên, có số dư phải thu, phải trả lớn

- Phân loại các khoản nợ phải thu, phải trả theo thời gian thanh toán cũngnhư theo từng đối tượng để có biện pháp thu hồi hay thanh toán Phải chi tiết theo

cả chỉ tiêu giá trị và hiện vật đối với các khoản nợ bằng vàng, bạc, đá quý Cuối kìphải đối chiếu số dư theo giá thực tế

- Đối với các khoản công nợ có gốc ngoại tệ cần phải theo dõi cả về nguyên

tệ và quy đổi theo đồng tiền Việt Nam Cuối mỗi kỳ đều phải điều chỉnh số dư theo

tỷ giá hối đoái thực tế

- Căn cứ vào số dư chi tiết bên Nợ hay bên Có của các tài khoản phải thu,phải trả để lấy số liệu ghi vào các chỉ tiêu trên bảng Cân đối kế toán mà tuyệt đốikhông bù trừ giữa hai bên Nợ, Có với nhau

1.1.3 Vai trò, vị trí và nhiệm vụ của kế toán công nợ

1.1.3.1 Vai trò, vị trí của kế toán công nợ

Kế toán công nợ có thể được xem là một phần hành quan trọng trong côngtác kế toán của doanh nghiệp Kế toán công nợ liên quan đến các khoản nợ phải thu

và nợ phải trả của doanh nghiệp, việc quản lý kế toán công nợ ảnh hưởng trực tiếpđến sự tồn tại và phát triển đối với mỗi doanh nghiệp Ngoài ra việc tổ chức tốt côngtác kế toán công nợ góp phần rất lớn trong việc lành mạnh hoá tình hình tài chính

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 17

hợp lý nó sẽ giúp cho doanh nghiệp tránh được tình trạng ứ đọng, chiếm dụng vốn

và tranh thủ chiếm dụng tối đa vốn của doanh nghiệp, tổ chức khác nhưng vẫn đảmbảo khả năng thanh toán hợp lý, góp phần quan trọng trong việc giữ uy tín trongmối quan hệ giữa các doanh nghiệp, nhà đầu tư, khách hàng

1.1.3.2 Nhiệm vụ kế toán của công nợ

Nhiệm vụ của kế toán công nợ là theo dõi, phân tích, đánh giá Và tham mưu

để cấp quản lý có những quyết định đúng đắn trong hoạt động của doanh nghiệp Cụthể là:

- Phản ánh và ghi chép đầy đủ, kịp thời và chính xác các nghiệp vụ thanhtoán phát sinh theo từng đối tượng, từng khoản thanh toán có kết hợp với thời hạnthanh toán, đôn đốc việc thanh toán, tránh chiếm dụng vốn lẫn nhau

- Cung cấp số liệu, tài liệu và thông tin đầy đủ để lập báo cáo phục vụ yêucầu của doanh nghiệp

- Đối với những khách nợ có quan hệ giao dịch mua, bán thường xuyên hoặc

có dư nợ lớn thì định kỳ hoặc cuối niên độ kế toán Kế toán cần tiến hành kiểm trađối chiếu từng khoản nợ phát sinh, số đã thanh toán và số còn nợ Nếu cần có thểyêu cầu khách hàng xác nhận số nợ bằng văn bản

- Giám sát việc thực hiện chế độ thanh toán công nợ và tình hình chấp hành

kỷ luật thanh toán,…

1.2 Nội dung kế toán công nợ phải thu, phải trả trong doanh nghiệp

1.2.1 Kế toán nợ phải thu

1.2.1.1 Kế toán khoản phải thu của khách hàng

a Khái niệm

Phải thu khách hàng là các khoản nợ phải thu về tiền bán sản phẩm, hàng

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 18

Khoản phải thu của khách hàng cần được hạch toán chi tiết cho từng đốitượng, từng nội dung phải thu, theo dõi chi tiết kỳ hạn thu hồi (trên 12 tháng haykhông quá 12 tháng kể từ thời điểm báo cáo) và ghi chép theo từng lần thanh toán.Đối tượng phải thu là các khách hàng có quan hệ kinh tế với doanh nghiệp về muasản phẩm, hàng hoá, nhận cung cấp dịch vụ, kể cả TSCĐ, bất động sản đầu tư, cáckhoản đầu tư tài chính.

Bên giao ủy thác xuất khẩu ghi nhận trong tài khoản này đối với các khoảnphải thu từ bên nhận ủy thác xuất khẩu về tiền bán hàng xuất khẩu như các giaodịch bán hàng, cung cấp dịch vụ thông thường

Trong hạch toán chi tiết tài khoản này, kế toán phải tiến hành phân loại cáckhoản nợ, loại nợ có thể trả đúng hạn, khoản nợ khó đòi hoặc có khả năng khôngthu hồi được, để có căn cứ xác định số trích lập dự phòng phải thu khó đòi hoặc cóbiện pháp xử lý đối với khoản nợ phải thu không đòi được

Trong quan hệ bán sản phẩm, hàng hoá, cung cấp dịch vụ theo thoả thuậngiữa doanh nghiệp với khách hàng, nếu sản phẩm, hàng hoá, BĐS đầu tư đã giao,dịch vụ đã cung cấp không đúng theo thoả thuận trong hợp đồng kinh tế thì ngườimua có thể yêu cầu doanh nghiệp giảm giá hàng bán hoặc trả lại số hàng đã giao.Doanh nghiệp phải theo dõi chi tiết các khoản nợ phải thu của khách hàng theo từng

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 19

c Chứng từ sử dụng

- Hợp đồng kinh tế/ hợp đồng bán hàng

- Hoá đơn GTGT

- Phiếu xuất kho

- Phiếu thu/ Giấy báo Có ngân hàng

- Biên bản giao nhận hàng hoá/ Biên bản nghiệm thu – thanh lý hợp đồng

- Biên bản bù trừ công nợ…

d Tài khoản kế toán

Kế toán sử dụng TK 131 “Phải thu khách hàng” để hạch toán các khoản phảithu khách hàng

e Sổ sách kế toán sử dụng

- Sổ chi tiết các TK131

- Sổ cái TK 131

- Sổ chi tiết bán hàng

- Sổ chi tiết thanh toán người mua

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 20

Chênh lệch tỷ giá tăng khi đánh giá

các khoản phải thu của khách hàng

bằng ngoại tệ cuối kỳ

Chênh lệch tỷ giá giảm khi đánh giá các khoản

phải thu của khách hàng bằng ngoại tệ cuối kỳ

511 Chiết khấu thương mại, giảm giá

phòng

635 Chiết khấu thanh toán

33311

Thuế GTGT (nếu có)

111,112 Khách hàng ứng trước

hoặc thanh toán tiền

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 21

1.2.1.2 Kế toán thuế GTGT được khấu trừ

a Khái niệm

Thuế GTGT là một loại thuế đánh trên giá trị tăng thêm của hàng hoá, dịch

vụ phát sinh trong quá trình từ sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng Đây là loại thuếgián thu do nhà sản xuất kinh doanh nộp hộ cho người tiêu dùng thông qua việc tínhgộp thuế này vào giá bán sản phẩm mà người tiêu dùng phải thanh toán

về thuế GTGT

- Số thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ được tính vào giá trị tài sảnđược mua, giá vốn của hàng bán ra hoặc chi phí sản xuất, kinh doanh tuỳ theo từngtrường hợp cụ thể

- Việc xác định số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ, kê khai, quyết toán,nộp thuế phải tuân thủ theo đúng quy định của pháp luật về thuế GTGT

c Chứng từ sử dụng

- Hoá đơn GTGT

- Bảng kê hoá đơn, chứng từ hàng hoá dịch vụ mua vào (mẫu 01-02/GTGT)

- Chứng từ nộp thuế GTGT khâu nhập khẩu

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 22

d Tài khoản sử dụng

TK 133 – “Thuế GTGT được khấu trừ” dùng để theo dõi các khoản thuếGTGT đầu vào khi doanh nghiệp mua hàng hoá, dịch vụ Tài khoản này chỉ sử dụngcho những doanh nghiệp áp dụng theo phương pháp khấu trừ thuế

e Phương pháp hạch toán

Sơ đồ 1.2: Sơ đồ kế toán thuế GTGT được khấu trừ

Khi nhập khẩu vật tư, hàng hoá

TSCĐ

33312

Thuế GTGT của hàng nhập khẩu phải nộp NS nếu

hàng hoá, vật

tư, dịch vụ trong nước

Thuế GTGT đã được hoàn lại hay thuế GTGT của hàng mua bị trả

lại hay giảm giá Thuế GTGT

đầu vào đã được khấu

Hàng mua trả lại người bán hoặc giảm giá hoặc chiết khấu thương mại

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 23

1.2.2 Kế toán nợ phải trả

1.2.2.1 Kế toán phải trả cho người bán

a Khái niệm

Theo chuẩn mực số 01- Chuẩn mực kế toán Việt Nam: “Nợ phải trả là nghĩa

vụ hiện tại của doanh nghiệp khi doanh nghiệp nhận về một tài sản, tham gia mộtcam kết hoặc phát sinh các nghĩa vụ pháp lý”

Nợ phải trả phát sinh từ các giao dịch và sự kiện đã xảy ra như mua hàng hoáchưa trả tiền, sử dụng dịch vụ chưa thanh toán, vay nợ, cam kết bảo hành hàng hoá,cam kết nghĩa vụ hợp đồng, phải trả nhân viên, thuế phải nộp, phải trả khác

Nợ phải trả được phân thành hai loại: Nợ ngắn hạn và nợ dài hạn

b Nguyên tắc hạch toán

Theo điều 51, Thông tư 200/2014/TT- BTC quy định như sau:

Tài khoản này dùng để phản ánh tình hình thanh toán về các khoản nợ phảitrả của doanh nghiệp cho người bán vật tư, hàng hóa, người cung cấp dịch vụ, ngườibán TSCĐ, BĐSĐT, các khoản đầu tư tài chính theo hợp đồng kinh tế đã ký kết Tàikhoản này cũng được dùng để phản ánh tình hình thanh toán về các khoản nợ phảitrả cho người nhận thầu xây lắp chính, phụ Không phản ánh vào tài khoản này cácnghiệp vụ mua trả tiền ngay

Nợ phải trả cho người bán, người cung cấp, người nhận thầu xây lắp cầnđược hạch toán chi tiết cho từng đối tượng phải trả Trong chi tiết từng đối tượngphải trả, tài khoản này phản ánh cả số tiền đã ứng trước cho người bán, người cungcấp, người nhận thầu xây lắp nhưng chưa nhận được sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ,khối lượng xây lắp hoàn thành bàn giao

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 24

- Khi phát sinh các khoản nợ phải trả cho người bán (bên có tài khoản 331)bằng ngoại tệ, kế toán phải quy đổi ra Đồng Việt Nam theo tỷ giá giao dịch thực tếtại thời điểm phát sinh (là tỷ giá bán của ngân hàng thương mại nơi thường xuyên

có giao dịch) Riêng trường hợp ứng trước cho nhà thầu hoặc người bán, khi đủ điềukiện ghi nhận tài sản hoặc chi phí thì bên Có tài khoản 331 áp dụng tỷ giá ghi sổthực tế đích danh đối với số tiền đã ứng trước

- Khi thanh toán nợ phải trả cho người bán (bên Nợ tài khoản 331) bằngngoại tệ, kế toán phải quy đổi ra đồng Việt Nam theo tỷ giá ghi sổ thực tế đích danhcho từng đối tượng chủ nợ (Trường hợp chủ nợ có nhiều giao dịch thì tỷ giá thực tếđích danh được xác định trên cơ sở bình quân gia quyền di động các giao dịch củachủ nợ đó) Riêng trường hợp phát sinh giao dịch ứng trước tiền cho nhà thầu hoặcngười bán thì bên Nợ tài khoản 331 áp dụng tỷ giá giao dịch thực tế (là tỷ giá báncủa ngân hàng nơi thường xuyên có giao dịch) tại thời điểm ứng trước

- Doanh nghiệp phải đánh giá lại các khoản phải trả cho người bán có gốcngoại tệ tại tất cả các thời điểm lập Báo cáo tài chính theo quy định của pháp luật

Tỷ giá giao dịch thực tế khi đánh giá lại khoản phải trả cho người bán là tỷ giá bánngoại tệ của ngân hàng thương mại nơi doanh nghiệp thường xuyên có giao dịch tạithời điểm lập Báo cáo tài chính Các đơn vị trong tập đoàn được áp dụng chung một

tỷ giá do Công ty mẹ quy định (phải đảm bảo sát với tỷ giá giao dịch thực tế) đểđánh giá lại các khoản phải trả cho người bán có gốc ngoại tệ phát sinh từ các giaodịch trong nội bộ tập đoàn

Bên giao nhập khẩu ủy thác ghi nhận trên tài khoản này số tiền phải trảngười bán về hàng nhập khẩu thông qua bên nhận nhập khẩu ủy thác như khoảnphải trả người bán thông thường

Những vật tư, hàng hóa, dịch vụ đã nhận, nhập kho nhưng đến cuối thángvẫn chưa có hóa đơn thì sử dụng giá tạm tính để ghi sổ và phải điều chỉnh về giáthực tế khi nhận được hóa đơn hoặc thông báo giá chính thức của người bán

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 25

Khi hạch toán chi tiết các khoản này, kế toán phải hạch toán rõ ràng, rànhmạch các khoản chiết khấu thanh toán, chiết khấu thương mại, giảm giá hàng báncủa người bán, người cung cấp nếu chưa được phản ánh trong hóa đơn mua hàng.

Trang 26

e Phương pháp hạch toán

Sơ đồ 1.3: Sơ đồ kế toán phải trả cho người bán

Trả trước tiền uỷ thác mua hàng cho

đơn vị nhận uỷ thác nhập khẩu

413

133

Chênh lệch tỷ giá giảm khi cuối

kỳ đánh giá các khoản phải trả

người bán bằng ngoại tệ

413 Chênh lệch tỷ giá tăng khi cuối

kỳ đánh giá các khoản phải trả

người bán bằng ngoại tệ

331 – Phải trả người bán

111, 112,341

Ứng trước tiền cho người bán

Thanh toán các khoản phải trả

111,112

Trả tiền hàng nhập khẩu và các chi

phí liên quan đến hàng nhập khẩu

cho đơn vị nhận uỷ thác nhập khẩu

211, 213

152, 153, 157, 211, 213 Giá trị của hàng nhập khẩu

133 333

Thuế NK

156,241,242,623, 627,641,642,635,811 Nhận dịch vụ cung cấp

111,112,131…

Khi nhận hàng bán đại lý

đúng giá hưởng hoa hồng

151,152,156,211 Phí uỷ thác nhập khẩu phải trả

đơn vị nhận uỷ thác

632 Thuế GTGT (nếu có)

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 27

f Sổ sách kế toán sử dụng

- Sổ chi tiết TK 331

- Sổ cái TK 331

- Sổ chi tiết thanh toán người bán

1.2.2.2 Kế toán khoản phải trả người lao động

a Khái niệm

Theo điều 53, Thông tư 200/2014/TT – BTC thì phải trả người lao động phảnánh các khoản phải trả và tình hình thanh toán các khoản phải trả cho người lao độngcủa doanh nghiệp về tiền lương, tiền công, tiền thưởng, bảo hiểm xã hội và các khoảnphải trả khác thuộc về thu nhập của người lao động

- Bảng thanh toán lương

- Phiếu chi/ Uỷ nhiệm chi

d Tài khoản kế toán sử dụng

Kế toán sử dụng tài khoản 334- Phải trả lao động để theo dõi các khoản phảitrả cho người lao động

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 28

e Phương pháp hạch toán

Sơ đồ 1.4: Sơ đồ kế toán phải trả người lao động 1.3 Cơ sở lý luận về phân tích tình hình công nợ trong doanh nghiệp

1.3.1 Khái niệm

Theo PGS.TS Nguyễn Văn Công (2010): “Phân tích tình hình công nợ tại

doanh nghiệp sẽ cung cấp thông tin cần thiết cho các nhà quản lí trong việc đánh giáđược tình hình tài chính, sức mạnh tài chính và an ninh tài chính hiện tại của doanhnghiệp cũng như nắm được việc chấp hành và tôn trọng kì thanh toán”

Phân tích công nợ được hiểu là phân tích mối quan hệ giữa khoản phải thu vàkhoản phải trả, nếu các khoản phải thu lớn hơn khoản phải trả có nghĩa là doanhnghiệp đang bị chiếm dụng vốn và ngược lại doanh nghiệp đang chiếm dụng ngườikhác Chính vì vậy, doanh nghiệp cần phải phân tích tình hình công nợ để biết

334 – Phải trả người lao động

lương và thu nhập của người

lao động

Thuế GTGT đầu ra (nếu có)

Lương và các khoản phụ cấp

phải trả cho NLĐ

335 Phải trả tiền lương nghỉ

phép của công nhân sản xuất (nếu DN trích trước)

Tiền thưởng phải trả NLĐ từ Quỹ khen thưởng – phúc lợi

BHXH phải trả công nhân viên

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 29

khoản nào hợp lý và không hợp lý, từ đó đưa ra những biện pháp thích hợp đem lạihiệu quả tốt cho việc quản lý công nợ của doanh nghiệp.

1.3.2 Một số chỉ tiêu phân tích tình hình công nợ của doanh nghiệp

Tình hình công nợ của doanh nghiệp là một trong những nội dung quan trọng

mà các nhà quản trị quan tâm Thông qua tình hình công nợ, các nhà quản trị sẽ nắmđược tình hình tài chính của doanh nghiệp, để từ đó đưa ra các chính sách nhằm cảithiện tình hình doanh nghiệp đồng thời giúp doanh nghiệp ngày càng phát triển Đểphân tích tình hình công nợ, nhà phân tích thường dùng các chỉ tiêu cơ bản sau:

1.3.2.1 Tỷ lệ các khoản phải thu so với khoản phải trả (ĐVT: lần hoặc %)

Tỷ lệ các khoản phải thu so với các khoản phải trả =

Tổng các khoản phải thuTổng các khoản phải trả

Chỉ tiêu này phản ánh phần vốn của doanh nghiệp bị chiếm dụng so với phầnvốn mà doanh nghiệp đi chiếm dụng, được tính trên cơ sở so sánh tổng các khoảnphải thu và tổng các khoản phải trả tại thời điểm báo cáo

Tỷ lệ các khoản phải thu so với các khoản phải trả lớn hơn 1 phản ánh tìnhhình tài chính của doanh nghiệp ổn định và khả quan, doanh nghiệp ít phải chiếmdụng vốn của người khác, doanh nghiệp chủ động trong kinh doanh và uy tín củadoanh nghiệp được nâng cao Ngược lại, nếu chỉ tiêu này nhỏ hơn 1 thì tình hình tàichính của doanh nghiệp gặp khó khăn, doanh nghiệp thường xuyên phải chiếm dụngvốn, thậm chí nợ nần kéo dài và mất chủ động trong kinh doanh Trên thực tế, tỷ lệnày cao hay thấp còn phụ thuộc vào đặc điểm ngành nghề kinh doanh, hình thức sởhữu vốn của doanh nghiệp; số đi chiếm dụng lớn hay nhỏ đều thể hiện tình hình tàichính thiếu lành mạnh, dễ ảnh hưởng đến uy tín và hiệu quả kinh doanh của doanhnghiệp

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 30

1.3.2.2 Hệ số vòng quay các khoản phải thu (ĐVT: vòng)

Hệ số vòng quay các khoản phải thu =

Doanh thu thuầnCác khoản phải thu bình quân

Hệ số vòng quay các khoản phải thu thể hiện quan hệ giữa doanh thu thuầnvới các khoản phải thu của khách hàng, phản ánh tốc độ chuyển đổi các khoản phảithu thành tiền của doanh nghiệp

Hệ số vòng quay các khoản phải thu càng cao chứng tỏ tốc độ thu hồi cáckhoản phải thu càng nhanh, khả năng chuyển đổi các khoản phải thu sang tiền củadoanh nghiệp cao, tạo ra sự chủ động trong việc tài trợ nguồn vốn lưu động trongsản xuất Tuy nhiên nếu hệ số này quá cao, sẽ làm cho kỳ hạn thanh toán ngắn do đóảnh hưởng đến khối lượng sản phẩm tiêu thụ Ngược lại, nếu hệ số này thấp thì sốtiền của doanh nghiệp bị chiếm dụng ngày càng nhiều, làm giảm sự chủ động củadoanh nghiệp trong việc tài trợ nguồn vốn lưu động trong sản xuất

1.3.2.3 Kỳ thu tiền bình quân (ĐVT: ngày):

Kỳ thu tiền bình quân =

Số ngày trong năm (360 ngày)

Số vòng quay các khoản phải thu

Chỉ tiêu này cho biết công ty mất bao lâu để thu hồi vốn Kỳ thu tiền bìnhquân cho thấy khoảng thời gian trung bình cần thiết để một công ty thu hồi cáckhoản nợ từ khách hàng

Chỉ tiêu này càng nhỏ chứng tỏ tốc độ thu tiền hàng càng nhanh, doanhnghiệp ít bị chiếm dụng vốn Ngược lại, chỉ tiêu này càng lớn chứng tỏ tốc độ thutiền hàng càng chậm, thời gian doanh nghiệp bị chiếm dụng vốn càng dài

1.3.2.4 Hệ số vòng quay khoản phải trả (ĐVT: vòng)

Trang 31

Hệ số vòng quay các khoản phải trả phản ánh khả năng chiếm dụng vốn củadoanh nghiệp đối với nhà cung cấp Các khoản phải trả bình quân thường được tínhbằng cách cộng số dư đầu kỳ với số dư cuối kỳ rồi chia cho 2.

Chỉ tiêu này cao chứng tỏ doanh nghiệp thanh toán tiền hàng kịp thời, ít đichiếm dụng vốn, uy tín doanh nghiệp được nâng cao Ngược lại chỉ tiêu này thấpchứng tỏ tốc độ thanh toán tiền hàng chậm, doanh nghiệp chiếm dụng vốn nhiều,ảnh hưởng đến uy tín của doanh nghiệp

1.3.2.5 Thời gian quay vòng các khoản phải trả (đơn vị tính: ngày)

Thời gian quay vòng các khoản phải trả =

Số ngày trong năm (360 ngày)

Số vòng quay các khoản phải trả

Thời gian quay vòng các khoản phải trả càng ngắn chứng tỏ khả năng thanhtoán tiền càng nhanh, doanh nghiệp ít đi chiếm dụng vốn của các đối tác Ngược lại,thời gian quay vòng các khoản phải trả càng lớn chứng tỏ khả năng thanh toánchậm, số vốn doanh nghiệp đi chiếm dụng nhiều ảnh hưởng đến uy tín và thươnghiệu trên thương trường

1.3.2.6 Hệ số nợ (đơn vị tính: lần)

Hệ số nợ = =

Nợ phải trảTổng tài sản

Hệ số nợ phản ánh mức độ tài trợ tài sản của doanh nghiệp bởi các khoản nợ,được dùng để đánh giá mức độ độc lập hay phụ thuộc của doanh nghiệp vào các chủ

nợ Nợ phải trả bao gồm nợ ngắn hạn, nợ dài hạn và các khoản nợ khác Hệ số nàycho biết trong một đồng kinh doanh bình quân mà doanh nghiệp đang sử dụng cóbao nhiêu đồng được hình thành từ các khoản nợ

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 32

với các chủ nợ, hệ số này càng cao thì khả năng của họ thu hồi vốn cho vay càngthấp Do đó, các chủ nợ thường thích những doanh nghiệp có hệ số nợ thấp.

1.3.2.7 Hệ số tự tài trợ (đơn vị tính: lần)

Hệ số tự tài trợ =

Tổng tài sảnNguồn vốn chủ sở hữu

Cùng với chỉ tiêu hệ số nợ, chỉ tiêu này cũng dùng để đánh giá mức độ tựchủ về tài chính của doanh nghiệp Hệ số này càng cao chứng tỏ nguồn vốn tự cócủa doanh nghiệp càng lớn, doanh nghiệp có tính độc lập cao về tài chính, ít bị sức

ép của các chủ nợ và có nhiều cơ hội tiếp nhận các khoản tín dụng từ bên ngoài

1.3.2.8 Hệ số thanh toán hiện hành(H hh ) (đơn vị tính: lần)

Hhh =

Tài sản ngắn hạn

Nợ ngắn hạn

Hệ số thanh toán hiện hành hay còn gọi là hệ số thanh toán ngắn hạn là công

cụ đo lường khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của doanh nghiệp với số tài sản ngắnhạn mà doanh nghiệp hiện có Hệ số này thể hiện mức độ đảm bảo của tài sản ngắnhạn với nợ ngắn hạn

Hhh ≥ 1: Doanh nghiệp có khả năng thanh toán các khoản nợ vay, hệ số nàycao chứng tỏ khả năng đảm bảo chi trả các khoản nợ càng an toàn, rủi ro phá sảnđược đánh giá ở mức độ thấp, tình hình tài chính ổn định Nếu hệ số này quá cao thìchưa hẳn đã tốt, điều này cho thấy doanh nghiệp đang dự trữ một lượng tại sản ngắnhạn rất lớn, làm giảm hiệu quả sử dụng vốn, điều này có thể khiến doanh nghiệplâm vào tình hình tài chính tồi tệ

Hhh <1: Khả năng thanh toán kém, tài sản ngắn hạn không đủ để thanh toáncác khoản nợ ngắn hạn và các khoản nợ đến hạn trả Nếu Hhhtiến dần về 0, doanhnghiệp khó có khả năng trả được nợ, tình hình tài chính gặp khó khăn có nguy cơphá sản

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 33

Hạn chế của chỉ tiêu này là phần tử số bao gồm nhiều loại tài sản, kể cảnhững tài sản khó chuyển đổi thành tiền để trả nợ vay Để giải quyết hạn chế này,nhà phân tích có thể tạo trừ những tài sản khó chuyển thành tiền khỏi phần tử sốnhư các khoản nợ phải thu khó đòi, hàng tồn kho kém phẩm chất, các khoản thiệthại chờ xử lý…Vì vậy, để đánh giá khả năng thanh toán của doanh nghiệp các nhàphân tích thường kết hợp thêm hệ số thanh toán nhanh.

1.3.2.9 Hệ số thanh toán nhanh (H nhanh ) (đơn vị tính:lần)

Hệ số Hnhanh thông thường biến động từ 0,5 đến 1, lúc đó khả năng thanhtoán của doanh nghiệp được đánh giá là khả quan Tuy nhiên để kết luận được hệ sốnày là tốt hay xấu thì cần phải xem xét đến bản chất và điều kiện kinh doanh củadoanh nghiệp đó Nếu Hnhanh < 0,5 thì doanh nghiệp đang gặp khó khăn trong việcthanh toán nợ và để trả nợ thì doanh nghiệp có thể bán gấp hàng hóa, tài sản để trả

nợ Nhưng nếu hệ số này quá cao cũng không tốt vì tiền mặt tại quỹ nhiều hoặc cáckhoản phải thu lớn sẽ ảnh hưởng không tốt đến hiệu quả sử dụng vốn

Việc loại bỏ hàng tồn kho khi tính toán khả năng thanh toán nhanh là dohàng tồn kho sẽ phải mất thời gian hơn để chuyển chúng thành tiền mặt hơn so vớicác TSNH khác

1.3.2.10 Khả năng thanh toán tức thời (H tt ) (đơn vị tính:lần)

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 34

Hệ số khả năng thanh toán tức thời cho biết một doanh nghiệp có thể trảđược các khoản nợ của mình nhanh đến đâu vì tiền và các khoản tương đương tiền

là những tài sản có tính thanh khoản cao nhất

Hệ số này nói lên tình trạng tài chính ngắn hạn của một doanh nghiệp có lànhmạnh hay không Về nguyên tắc, hệ số này càng cao thì khả năng thanh toán công

nợ càng cao và ngược lại

- Nếu Htt≥ 1:Cho thấy khả năng đáp ứng thanh toán ngay các khoản nợ ngắnhạn cao Doanh nghiệp không gặp khó khăn nếu cần phải thanh toán ngay cáckhoản nợ ngắn hạn

- Nếu Htt <1: Doanh nghiệp sẽ không đủ khả năng thanh toán ngay lập tứctoàn bộ khoản nợ ngắn hạn hay nói chính xác hơn doanh nghiệp sẽ gặp nhiều khókhăn nếu phải thanh toán các khoản nợ ngắn hạn

Nếu hệ số thanh toán nhanh nhỏ hơn hệ số thanh toán tức thời rất nhiều chothấy, tài sản ngắn hạn phụ thuộc rất lớn vào hàng tồn kho Trong trường hợp này,tính thanh khoản của tài sản ngắn hạn tương đối thấp Tuy nhiên với tỷ lệ nhỏ hơn

1, doanh nghiệp có thể không đạt được tình hình tài chính tốt nhưng điều đó không

có nghĩa là doanh nghiệp sẽ bị phá sản vì có nhiều cách để huy động thêm vốn choviệc thanh toán nợ Nếu hệ số thanh toán này cao, thì vốn bằng tiền quá nhiều, vòngxoay vốn lưu động thấp, hiệu quả sử dụng vốn cũng không cao

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 35

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN CÔNG NỢ VÀ PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH CÔNG NỢ TẠI CÔNG TY TNHH HIỆP THÀNH 2.1 Giới thiệu khái quát về công ty TNHH Hiệp Thành

2.1.1 Giới thiệu chung về công ty

Tên tiếng Việt của công ty: Công ty Trách Nhiệm Hữu Hạn Hiệp ThànhTên viết tắt của công ty: HIEP THANH.,LTD

Tên tiếng anh của công ty: HIEP THANH COMPANY LIMITED

Giám đốc công ty: Dương Viết Hải

Địa chỉ: 207 An Dương Vương, phường An Đông, thành phố Huế, ThừaThiên Huế

2.1.2 Lịch sử hình thành và quá trình phát triển của công ty

Công ty TNHH Hiệp Thành tiền thân là DNTN Hiệp Thành được thành lập01/01/2004 với lĩnh vực kinh doanh chủ yếu lúc bấy giờ là thương mại, cụ thể làkinh doanh gạch men Đến giữa năm 2008, Doanh nghiệp Tư Nhân chuyển đổi sanghình thức Công ty TNHH với đầy đủ các lĩnh vực: xây lắp, sản xuất, dịch vụ,thương mại

Với các sản phẩm cung cấp như: Sản xuất pha chế sơn, sửa chữa ngành điện,

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 36

Huế Nhưng trong đó, công ty TNHH Hiệp Thành được biết đến nhiều nhất tronglĩnh vực xây dựng và sản xuất pha chế sơn.

Với 17 năm hình thành và phát triển, công ty TNHH Hiệp Thành tự hào là mộttrong các nhà phân phối sơn, hoá chất xây dựng hàng đầu tại Huế và các tỉnh miềnTrung Đến với Hiệp Thành, quý khách sẽ trải nghiệm được sự đa dạng hoá về sảnphẩm cũng như chất lượng tiêu chuẩn của các thương hiệu lớn trong và ngoài nước

Bên cạnh đó, công ty còn là một trong những doanh nghiệp xây dựng uy tín,chất lượng và có thị trường khá rộng tại tỉnh Thừa Thiên Huế như:

- Các công trình thuộc công ty Cổ Phần Dệt may Huế, dệt may Thiên An Phát

- Các công trình khu vực Đại học Huế: Đại học Kinh tế, Đại học Nông Lâm,Đại học Y Dược,… và nhiều công trình dân dụng khác

Với phương châm lấy chất lượng sản phẩm và dịch vụ chăm sóc khách hànglàm nền tảng phát triển, lấy chữ tín làm thương hiệu, công ty TNHH Hiệp Thành đãnhận được sự quan tâm ủng hộ từ phía khách hàng Chính vì vậy, nhằm nâng caohơn chuỗi giá trị sản phẩm mà công ty mong muốn mang tới khách hàng, công tycam kết bán các sản phẩm sơn với giá tốt nhất, cạnh tranh nhất, sản phẩm chínhhãng và dịch vụ tư vấn hoàn thiện nhất

2.1.3 Chức năng, nhiệm vụ và lĩnh vực hoạt động của công ty TNHH Hiệp Thành 2.1.3.1 Chức năng

- Xây dựng, tổ chức và thực hiện các mục tiêu kế hoạch do Nhà nước đề ra,kinh doanh theo đúng ngành nghề đã đăng ký, đúng mục đích thành lập doanh nghiệp

- Tiến hành các hoạt động xây dựng dân dụng và công nghiệp trên khắp địabàn tỉnh Thừa Thiên Huế và các thị trường lân cận

2.1.3.2 Nhiệm vụ

- Công ty tự chủ hoạt động kinh doanh trong phạm vi pháp luật quy định,không ngừng nâng cao mở rộng địa bàn kinh doanh, tự bù đắp chi phí, tự trang trảinguồn vốn, thực hiện nghĩa vụ đóng góp đầy đủ cho ngân sách nhà nước

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 37

- Bảo đảm và phát triển nguồn vốn của đơn vị, hoạch định những chính sách

và chiến lược phát triển phù hợp với công ty để luôn giữ thế chủ động cạnh tranhtrên thị trường

- Mở rộng liên kết kinh tế với các cơ sở kinh doanh, nhà sản xuất có quan hệkhách hàng và nhà cung ứng của doanh nghiệp

- Thực hiện tốt các chính sách, quy định, đào tạo, nâng cao trình độ cho cán

bộ công nhân viên công ty

2.1.3.3 Lĩnh vực hoạt động của công ty

Giấy phép đăng kí kinh doanh số: 3300535379 do Sở kế hoạch đầu tư tỉnhThừa Thiên Huế cấp ngày 03/03/2008, Công ty TNHH Hiệp Thành có các ngànhnghề kinh doanh chính sau đây:

- Phân phối sỉ và lẻ sơn các loại

- Xây dựng nhà các loại, các công trình chuyên dụng khác

- Lắp đặt hệ thống cấp thoát nước, lò sưởi và điều hoà không khí

- Sản xuất venci, mực in, matit và các chất sơn quét

- Buôn bán thiết bị, linh kiện điện tử, viễn thông, bán lẻ đồ ngũ kim, sơn,kính và lắp đặt thiết bị khác trong xây dựng

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 38

2.1.4 Tổ chức bộ máy quản lý của công ty TNHH Hiệp Thành

Sơ đồ 2.1: Sơ đồ tổ chức bộ máy Công ty TNHH Hiệp Thành

Chú thích:

: Quan hệ trực tuyến

: Quan hệ chức năng

- Chức năng, nhiệm vụ từng phòng ban như sau:

+ Giám đốc: Là đại diện pháp nhân của công ty; chịu trách nhiệm điều hànhhoạt động và các phòng ban trong công ty; chịu trách nhiệm về hoạt động sản xuấtkinh doanh trong công ty; thông báo tình hình hoạt động công ty với cơ quan quản

Bộ phận xây

dựng

Bộ phận sảnxuất và bộphận kho

Bộ phận bánhàng

Bộ phận kếtoánPhó giám đốc

Bộphậnphachế

Nhânviênbánhàng

Nhânviênvậnchuyển

Nhânviênkếtoán

Nhânviênthủquỹ

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 39

+ Phó giám đốc: Là người giúp cho giám đốc trong quản lý điều hành cáchoạt động của công ty theo sự phân công của giám đốc; tham mưu cho giám đốc;thực hiện nhiệm vụ được phân công và chịu trách nhiệm trước giám đốc về hiệu quảhoạt động.

+ Bộ phận xây dựng: Tham gia thiết kế, dự toán chi phí, thi công giám sátcông trình và quyết toán bàn giao

+ Bộ phận bán hàng: Nhận đơn đặt hàng, tiếp thị các loại sản phẩm cũng nhưvận chuyển đến người tiêu dùng

+ Bộ phận sản xuất: Pha chế các loại sơn theo nhu cầu của khách hàng

+ Bộ phận kế toán: Chịu trách nhiệm thu chi tài chính của công ty; đảm bảođầy đủ chi phí cho các hoạt động lương, thưởng, mua máy móc, vật liệu, ; quản lý,kiểm tra, hướng dẫn và thực hiện chế độ kế toán; lập báo cáo hàng tháng, hàng năm,hàng quý để trình Ban giám đốc; cung cấp các số liệu, tài liệu, lập BCTC phục vụviệc ra quyết định, điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh của giám đốc; và cungcấp, số liệu báo cáo cho các cơ quan chức năng theo đúng quy định pháp luật

2.1.5 Cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán công ty TNHH Hiệp Thành

2.1.5.1 Tổ chức bộ máy kế toán

Để tổ chức bộ máy kế toán gọn nhẹ, hợp lý phù hợp với hoạt động sản xuấtkinh doanh của công ty, có hiệu quả đảm bảo cung cấp thông tin kịp thời, chính xáccông ty đã lựa chọn tổ chức bộ máy kế toán theo hình thức tập trung Toàn bộ côngtác kế toán từ việc thu thập chứng từ, lập chứng từ, ghi sổ đến lập BCTC đều đượcthực hiện ở bộ phận kế toán Mỗi phần hành đảm nhiệm mỗi chức năng, nhiệm vụriêng, vừa hoạt động cà chịu trách nhiệm độc lập, vừa phối hợp liên kết tạo thànhcác mắt xích trong sự vận hành của hệ thống

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 40

Sơ đồ 2.2: Bộ máy phòng kế toán tại Công ty

Ghi chú: Quan hệ trực tuyến

Quan hệ chức năng

Hiện tại, bộ phận kế toán có tổng cộng 6 người gồm 1 kế toán trưởng kiêm

kế toán thuế, 1 kế toán công nợ, 1 kế toán tổng hợp, 1 kế toán vật tư, 1 kế toán bánhàng và thủ quỹ Có 4 người trình độ Đại học và 2 người trình độ Cao đẳng

- Chức năng, nhiệm vụ của bộ phận kế toán:

+ Kế toán trưởng: Là người chịu trách nhiệm toàn bộ công việc kế toán củacông ty trước giám đốc; tổ chức điều hành công tác kế toán tài chính, kiểm tra và xử

lý mọi nghiệp vụ phát sinh có liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh củaCông ty; tổng hợp các thông tin tài chính của Công ty lập báo cáo, từ đó giúp giámđốc về công tác quản lý tài chính của công ty đạt được hiệu quả

+ Kế toán tổng hợp: Có nhiệm vụ tổng hợp số liệu của các phần hành kế toán; xử

lý số liệu và tập hợp chi phí, đánh giá sản phẩm dở dang và tính giá thành sản phẩm; lậpbảng kê mua vào, bán ra để hạch toán thuế GTGT phải nộp; trên cơ sở số liệu ghi chép,ghi sổ tổng hợp để xác định kết quả hoạt động kinh doanh của công ty

+ Kế toán công nợ: Theo dõi các nghiệp vụ kinh tế phát sinh liên quan đếntình hình công nợ của Công ty; tổ chức việc ghi chép đầy đủ vào các tài khoảntương ứng, theo dõi chi tiết công nợ; định kì tiến hành đối chiếu công nợ với các

Kế toán

tổng hợp

Kế toáncông nợ

Kế toánvật tư

Kế toánbán hàng

Thủquỹ

Kế toán trưởng

Trường Đại học Kinh tế Huế

Ngày đăng: 28/08/2023, 21:44

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w