TỔNG QUAN VỀ TÍN DỤNG VÀ QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG TRONG NGÂN HÀNG
TÍN DỤNG VÀ RỦI RO TÍN DỤNG NGÂN HÀNG
Thuật ngữ “Tớn dụng” xuất phát từ chữ Latin CREDITIUM với nghĩa là tin tưởng, tín nhiệm.Tiếng Anh là Credit.
Trong từ điển tiếng Việt (1997) thì Tín dụng là sự vay mượn vật tư, tiền mặt, hàng hóa.
Theo K.Marx: Tín dụng là quá trình chuyển nhượng tạm thời một lượng giá trị từ người sở hữu tới người sử dụng sau một thời gian nhất định thu hồi một lượng giá trị lớn hơn so với lượng giá trị ban đầu.
Theo luật các Tổ chức tín dụng (2004): Cấp tín dụng là việc tổ chức tín dụng thỏa thuận để khách hàng sử dụng một khoản tiền với nguyên tắc có hoàn trả bằng các nghiệp vụ cho vay, chiết khấu, cho thuê tài chính, bảo lãnh ngân hàng và các nghiệp vụ khác.
Mặc dù có nhiều quan niệm khác nhau nhưng đều thể hiện hai nội dung chủ yếu:
Thứ nhất : Người sở hữu một số tiền hoặc hàng hóa chuyển giao cho người khác sử dụng trong một khoảng thời gian nhất định.
Thứ hai : Người sử dụng cam kết hoàn trả số tiền hoặc hàng hóa đó cho người sở hữu với một lượng giá trị lớn hơn, phần chênh lệch lớn hơn đó gọi là lợi tức hay tiền lãi.
1.1.2.í nghĩa hoạt động tín dụng đối với ngân hàng
Trong nền kinh tế thị trường cung cấp tín dụng là chức năng kinh tế cơ bản của ngân hàng Tín dụng là hoạt động sinh lời lớn nhất song rủi ro cao nhất cho
NHTM Đối với hầu hết các ngân hàng, dư nợ tín dụng thường chiếm tới hơn 1/2 tổng tài sản có và thu nhập từ tín dụng chiếm khoảng từ 1/2 đến 2/3 tổng thu nhập của ngân hàng.Mặt khác, rủi ro trong kinh doanh ngân hàng có xu hướng tập trung chủ yếu vào danh mục tín dụng Khi ngân hàng rơi vào trạng thái tài chính khó khăn nghiêm trọng, thì nguyên nhân thường phát sinh từ hoạt động tín dụng của ngân hàng.Việc ngân hàng không thu hồi được vốn,cú thể là do ngân hàng đã buông lỏng quản lý,cấp tín dụng không minh bạch,ỏp dụng một chính sách tín dụng kém hiệu quả,hay do nền kinh tế đi xuống không lường trước được.
Rủi ro tín dụng sẽ dẫn đến rủi ro về lãi suất, rủi ro tỷ giá hối đoái, rủi ro nguồn vốn Do đó các ngân hàng phải có những biện pháp quản lý hoạt động tín dụng một cách thích hợp để nâng cao chất lượng tín dụng Nhằm mang lại hiệu quả kinh doanh cao cho ngân hàng.
Có nhiều cách phân loại tín dụng khác nhau tùy theo yêu cầu của khách hàng và mục tiêu quản lý của ngân hàng Sau đây là một số cách phân loại:
1.1.3.1 Phân loại theo thời gian ( thời hạn tín dụng)
Phân chia theo thời gian có ý nghĩa quan trọng bởi vì thời gian liên quan mật thiết đến tính an toàn và sinh lợi của tín dụng cũng như khả năng hoàn trả của khách hàng Theo thời gian, tín dụng được phân thành:
- Tín dụng ngắn hạn : từ 12 tháng trở xuống
- Tín dụng trung hạn: từ trên 1 năm đến 5 năm
- Tín dụng dài hạn: trên 5 năm
Thời hạn tín dụng thường được xác định cụ thể ( ngày, tháng, năm) và ghi trong hợp đồng tín dụng, là thời hạn mà trong đó ngân hàng cam kết cấp cho khách hàng 1 khoản tín dụng.Thời hạn tín dụng có thể được tính từ lúc đồng vốn đầu tiên của ngân hàng được phát ra đến lúc đồng vốn và lãi cuối cùng phải thu về Ví dụ,cho vay 3 tháng từ 1/1 đến 1/4 có nghĩa ngân hàng sẽ phát tiền đầu tiên vào lúc 1/1 và đến 1/4 sẽ phải thu hết gốc và lãi.Thời hạn tín dụng có thể là thời gian mà khi kết thúc, ngân hàng sẽ xem xét lại quan hệ tín dụng với khách hàng Ví dụ, ngân hàng cấp cho khách hàng hạn mức tín dụng 100 triệu trong 6 tháng, hết 6 tháng ngân hàng sẽ xem xét lại, có thể tăng giảm hoặc chấm dứt quan hệ tín dụng với khách hàng.Tuy nhiên cũng có khoản cho vay không xác định trước thời hạn như cho vay luân chuyển.Khách hàng thỏa thuận với ngân hàng về việc ngân hàng được quyền trích tiền trên tài khoản tiền gửi thanh toán để thu nợ khi tài khoản có tiền.Việc xác định trước thời hạn thu nợ trong trường hợp này có thể gây khó khăn cho khách hàng trong việc tiêu thụ sản phẩm
1.1.3.2 Phân loại theo hình thức: gồm chiết khấu, cho vay, bảo lãnh và cho thuê
- Chiết khấu thương phiếu là việc ngân hàng ứng trước tiền cho khách hàng tương ứng với giá trị của thương phiếu trừ đi phần thu nhập của ngân hàng để sở hữu 1 thương phiếu chưa đến hạn ( hoặc 1 giấy nợ).Về mặt pháp lí thì ngân hàng không phải đã cho vay đối với chủ thương phiếu Đây chỉ là hình thức trao đổi trái quyền.Tuy nhiên đối với ngân hàng, việc bỏ tiền ra hiện tại để thu về 1 khoản lớn hơn trong tương lai với lãi suất xác định trước được coi như là hoạt động tín dụng.Ngân hàng tuy ứng tiền cho người bán, nhưng thực chất là thay thế người mua trả tiền trước cho người bán
- Cho vay là việc ngân hàng đưa tiền cho khách hàng với cam kết khách hàng phải hoàn trả cả gốc và lãi trong khoảng thời gian xác định
- Bảo lãnh là việc ngân hàng cam kết thực hiện các nghĩa vụ tài chính hộ khách hàng của mình Mặc dù không phải xuất tiền ra, song ngân hàng đã cho khách hàng sử dụng uy tín của mình để thu lợi
- Cho thuê là việc ngân hàng bỏ tiền mua tài sản để cho khách hàng thuê theo những thỏa thuận nhất định Sau thời gian nhất định, khách hàng phải trả cả gốc lẫn lãi cho khách hàng
1.1.3.3 Phân loại theo tài sản đảm bảo
- Tín dụng không có đảm bảo: là tín dụng không có tài sản cầm cố, thế chấp không có bảo lãnh của người thứ ba.
- Tín dụng có đảm bảo: là tín dụng có tài sản cầm cố thế chấp hay có bảo lãnh của người thứ ba.
1.1.3.4.Phân loại tín dụng theo rủi ro Để phân loại theo tiêu thức này ngân hàng cần nghiên cứu các mức độ, các căn cứ để chia loại rủi ro Một số ngân hàng lớn chia tới 10 thang bậc rủi ro theo các dấu hiệu rủi ro từ thấp đến cao cho các khoản mục tài sản, bao gồm cả nội và ngoại bảng, cho vay, bảo lãnh, chứng khoán.Cách phân loại này giúp ngân hàng thường xuyên đánh giá lại tính an toàn của các khoản tín dụng, trích lập dự phòng tổn thất kịp thời.Cú thể kể các loai tín dụng sau:
- Tín dụng lành mạnh: là các khoản tín dụng có khả năng thu hồi cao.
- Tín dụng có vấn đề: là các khoản tín dụng có dấu hiệu không lành mạnh như khách hàng chậm tiêu thụ, tiến độ thực hiện kế hoạch chậm, khách hàng gặp thiên tai, khách hàng trì hoãn nộp báo cáo tài chớnh…
- Nợ quá hạn có khả năng thu hồi: các khoản nợ đã quá hạn với thời hạn ngắn và khách hàng có kế hoạch khắc phục tốt, tài sản đảm bảo có giá trị lớn…
- Nợ quá hạn khú đũi: Nợ quá hạn quỏ lõu, khả năng trả nợ kém, tài sản thế chấp nhỏ hoặc bị giảm giá, khách hàng chõy ỡ
1.1.3.5 Căn cứ vào mục đích của tín dụng
QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG
1.2.1 Khái niệm quản lý rủi ro tín dụng
Là phương pháp nghiên cứu, so sánh trong phân tích hoạt động tín dụng, từ đó đưa ra để phân tích hoạt động tín dụng của ngân hàng với những rủi ro thường gặp, rút ra được những mặt hạn chế, những nguyên nhân, bài học kinh nghiệm.Để từ đó có biện pháp nhằm quản lí rủi ro trong hiện tại và tương lai.
1.2.2 Mục tiêu của quản lý rủi ro tín dụng
Khi thực hiện quản lý tốt rủi ro tín dụng ngân hàng sẽ đạt được những mục tiêu sau:
Khi rủi ro tín dụng xảy ra sẽ phát sinh các khoản nợ khó thu hồi.Ảnh hưởng trước mắt của nó đến hoạt động ngân hàng là sự ứ đọng vốn dẫn đến làm giảm vòng quay vốn của ngân hàng.Mặt khác, khi có quá nhiều các khoản nợ khó hoặc không thu hồi được sẽ lại phát sinh các khoản chi phí quản lý, giám sát, thu nợ… Các chi phí này còn cao hơn khoản thu nhập từ việc tăng lãi suất các khoản nợ quá hạn bởi vì thực ra đây chỉ là những khoản thu nhập ảo, thực tế ngân hàng rất khó có khả năng thu hồi đầy đủ được chúng.Bên cạnh đó, ngân hàng vẫn phải trả lãi cho các khoản tiền huy động được trong khi một bộ phận tài sản của ngân hàng không thu được lói cũng như không chuyển được thành tiền để cho người khác vay và thu lãi.
Do đó khi làm tốt công tác quản lí rủi ro tín dụng ngân hàng sẽ đảm bảo được mục tiêu tăng lợi nhuận
1.2.2.2 Đảm bảo khả năng thanh toán
Ngân hàng thường lập kế hoạch cân đối dòng tiền ra (trả lãi và gốc tiền gửi, cho vay, đầu tư mới…) và dòng tiền vào (tiền nhận gửi, tiền thu nợ gốc và lãi cho vay…) tại các thời điểm trong tương lai Khi cỏc mún vay không được thanh toán đầy đủ và đúng hạn sẽ dẫn đến sự không cân đối giữa hai dòng tiền.Các khoản tiền gửi, tiền tiết kiệm của khách hàng vẫn phải thanh toán đỳng kỡ hạn trong khi các khoản tiền vay của khách hàng lại không được hoàn trả đúng hẹn.Nếu ngân hàng không đi vay hoặc bỏn cỏc tài sản của mỡnh thỡ khả năng chi trả của ngân hàng sẽ bị suy yếu và hạn chế, ngân hàng se gặp khó khăn trong khâu thanh toán.Quản lý rủi ro tín dụng tốt ngân hàng sẽ đảm bảo được lượng tiền mặt trong thanh toán.
Nếu tình trạng mất khả năng chi trả tái diễn nhiều lần hay những thông tin về rủi ro tín dụng của ngân hàng bị tiết lộ ra công chúng, uy tín của ngân hàng trên thị trường tài chính sẽ bị giảm sút.Hậu quả là khả năng cạnh tranh của ngân hàng trên thị trường sẽ yếu đi, ngân hàng sẽ gặp khó khăn trong việc huy động tiền gửi của dân cư và thiết lập giao dịch với các doanh nghiệp, ngân hàng khác.Các ngân hàng hoạt động trong nền kinh tế thị trường khi đã để mất niềm tin của khách hàng thì việc khôi phục lại được là điều hết sức khó khăn.Như vậy quản lý rủi ro tín dụng tốt sẽ giúp ngân hàng tạo được uy tín tốt đối với khách hàng của mình.Khiến họ tự tin và yên tâm khi gửi tiền tại ngân hàng Khi ngân hàng làm tốt quản lý rủi ro tín dụng sẽ đem lại cho khách hàng tranh được một số tình huống xấu như sau: Không phải đem trả thêm tiền lãi phạt do nợ quá hạn, ngoài ra, khi ngân hàng không thu được nợ của khách hàng đầy đủ và đúng hạn, đây sẽ là dấu hiệu xấu nói lên hoạt động kinh doanh yếu kém không hiệu quả của khách hàng và làm giảm uy tín của khách hàng đối với ngân hàng.Họ sẽ gặp nhiều khó khăn khi muốn tiếp tục xin vay tại ngân hàng những lần sau đó Mặt khác, do hệ thống thông tin về khách hàng giữa xá ngân hàng ngày càng được cập nhật và phát triển, họ còng sẽ khó tiếp cận đaược với nguồn vốn vay từ các ngân hàng khác Đồng thời, các bạn hàng của doanh nghiệp còng sẽ do dự khi thiết lập quan hệ kinh tế với doanh nghiệp.Thậm chí các chủ nợ khác của doanh nghiệp còng sẽ đến dòi nợ doanh nghiệp dự cỏc món nợ chưa đến hạn.Dù doanh nghiệp có thể thanh toán được tất cả các món nợ đú thỡ uy tín của doanh nghiệp trên thương trường vẫn bị suy giảm.
1.2.3 Nội dung của quản lý rủi ro tín dụng
1.2.3.1.Quy trình quản lý rủi ro tín dụng
Quản lý rủi ro tín dụng bao gồm các 4 bước như sau:
Bước 1: Nhận diện rủi ro tín dụng
Cho dù hầu hết các NH đã xây dựng cho một cơ chế đảm bảo an toàn tín dụng, nhưng điều không thể tránh khỏi là một số khoản tín dụng vẫn được thể hiện trên sổ sách là những khoản tín dụng có vấn đề Những khoản tín dụng có vấn đề thường bao gồm các trường hợp: Người vay không thể trả nợ đúng hạn hay nhiều kỳ, tài sản bảo đảm tín dụng bị giảm giá đáng kể.Trong khi nội dung tín dụng có vấn đề ít nhiều là khác nhau trong các tình huống khác nhau, nhưng một số đặc điểm chung cho hầu hết các khoản tín dụng có vấn đề có thể nêu ra như sau:
- Sự chậm trễ bất thường và không có lý do trong việc cung cấp các báo cáo tài chính và trả nợ theo lịch đã thỏa thuận; hoặc chậm trễ trong việc liên hệ với cán bộ tín dụng.
- Đối với tín dụng doanh nghiệp, bất cứ sự thay đổi bất thường nào trong phương thức hạch toán khấu hao, kế hoạch trả lương và phụ cấp, giá trị hàng tồn kho, tài khoản thuế và thu nhập
- Đối với tín dụng doanh nghiệp, việc cơ cấu lại nợ hay hạn chế thanh toán cổ tức, hay có sự thay đổi vị trí xếp hạng tín nhiệm.
- Giá cổ phiếu của công ty thay đổi bất lợi
- Thu nhập ròng giảm trong một hay nhiều năm, đặc biệt là các chỉ tiêu như: tỷ lệ sinh lời trên tổng tài sản (ROA), tỷ lệ sinh lời trên vốn cổ phần (ROE) hay lợi tức thuế và lãi suất (EBIT)
- Những thay đổi bất lợi trong cơ cấu nguồn vốn (chỉ tiêu vốn cổ phần trên nợ vay), thanh khoản (chỉ tiêu thanh khoản hiện hành), hay mức độ hoạt động (ví dụ chỉ tiêu doanh thu trên hàng tồn kho).
- Độ lệch của doanh thu hay lưu chuyển tiền tệ so với kế hoạch khi mà tín dụng đã được cấp.
- Những thay đổi bất ngờ, không dự kiến và không có lý do đối với số dư tiền gửi của khách hàng tại NH.
Bảng 1 5 Những biểu hiện cụ thể của một tín dụng xấu
Các biều hiện của tín dụng có vấn đề Các biểu hiện của chính sách tín dụng kém hiệu quả
1- Trả nợ vay không đúng kỳ hạn hay bất thường
1- Sự lựa chọn khách hàng không đúng với cấp độ rủi ro của họ
2- Thường xuyên xin đổi thời hạn, xin gia hạn bất thường
2- Chính sách cho vay phụ thuộc vào những sự kiện có thể xảy ra trong tương lai (ví dụ sự hợp nhất)
3- Có hồ sơ đảo nợ (mỗi lần vay mới thì nợ gốc giảm đi một ít)
3- Cho vay trên cơ sở lời hứa của khách hàng duy trì số dư tiền gửi lớn
4- Lãi suất tín dụng cao không bình thường (để bù đắp RRTD)
4- Thiếu kế hoạch rõ ràng để thanh lý từng khoản tín dụng
5- Tài khoản phải thu hay hàng tồn kho tăng không bình thường
5- Tỷ lệ tín dụng cho khách hàng có trụ sở ngoài lãnh địa hoạt động của NH
6- Tỷ lệ nợ/vốn chủ sở hữu tăng (hệ số đòn bẩy tăng)
6- Hồ sơ tín dụng không đầy đủ, thiếu sót và không đồng bộ
7- Thất lạc hồ sơ (đặc biệt là báo cáo tài chính của khách hàng)
7- Tỷ lệ cho vay nội bộ cao(cán bộ,công nhân viên, hội đồng quản trị,ban tổng Giám đốc, các cổ đông, )
8- Chất lượng bảo đảm tín dụng thấp 8- Có xu hướng thái quá trong cạnh tranh (cấp tín dụng xấu để giữ chân khách hàng)
9- Tin vào đánh giá lại tài sản để tăng vốn chủ sở hữu cho khách hàng
9- Cho vay hỗ trợ các mục đích đầu cơ
10- Thiếu báo cáo lưu chuyển luồng tiền thay dự báo luồng tiền
10- Không nhạy cảm với sự thay đổi của môi trường kinh tế
11- Khách hàng dựa vào nguồn thu bất thường để trả nợ (ví dụ bán nhà xưởng hay máy móc thiết bị)
Bước 2: Đánh giá, lượng hóa rủi ro
Nhận diện rủi ro và các kết quả có thể có là bước khởi đầu trong quá trình đánh giá rủi ro.Tuy nhiên bước này cung cấp thông tin chưa đầy đủ để đo lường mức độ quan trọng của rủi ro đối với hoạt động tín dụng của ngân hàng Vì vậy, đánh giá rủi ro là một hoạt động cần thiết để ước lượng và đo lường rủi ro và những ảnh hưởng của chúng. a Phương pháp đo lường rủi ro tín dụng
Phương pháp ước tính tổn thất tín dụng dựa trên hệ thống cơ sở dữ liệu đánh giá nội bộ - IRB.
Tháng 6 năm 2004, ủy ban Basel đã xây dựng Hiệp định mới về “Tiờu chuẩn vốn quốc tế” mà chúng ta vẫn gọi là Basel II Theo đú, cỏc ngân hàng sẽ sử dụng hệ thống cơ sở dữ liệu của nội bộ để đánh giá vấn đề rủi ro tín dụng.
Với mỗi kỳ hạn xác định, tổn thất có thể ước tính được tính toán dựa trên công thức sau:
EL: Expected Loss - tổn thất có thể ước tính.
PD - Probability of Default: xác suất khách hàng không trả được nợ: cơ sở của xác suất này là các số liệu về các khoản nợ trong quá khứ của khách hàng, gồm các khoản nợ đã trả, khoản nợ trong hạn và khoản nợ không thu hồi được Theo yêu cầu của Basel II, để tính toán được nợ trong vòng một năm của khách hàng, ngân hàng phải căn cứ vào số liệu dư nợ của khách hàng trong vòng ít nhất là 5 năm trước đó Từ những dữ liệu trên, ngân hàng nhập vào một mô hình định sẵn, từ đó
SV: Trần Hồng Quân tính được xác suất không trả được nợ của khách hàng Đó có thể là mô hình tuyến tính, mô hình probit… và thường được xây dựng bởi các tổ chức tư vấn chuyên nghiệp.
EAD: Exposure at Default - tổng dư nợ của khách hàng tại thời điểm khách hàng không trả được nợ Đối với khoản vay có kỳ hạn, EAD được xác định không quá khó khăn Tuy nhiên, đối với khoản vay theo hạn mức tín dụng, tín dụng tuần hoàn thì vấn đề lại khá phức tạp.Theo thống kê của ủy ban Basel, tại thời điểm không trả được nợ, khách hàng thường có xu hướng rút vốn vay tới mức gần xấp xỉ hạn mức được cấp.Do đó, ủy ban Basel II yêu cầu tính EAD như sau:
EAD = Dư nợ bình quân + LEQ x Hạn mức tín dụng chưa sử dụng bình quân
Trong đó, LEQ - Loan Equivalent Exposure là tỷ trọng phần vốn chưa sử dụng có nhiều khả năng sẽ được khách hàng rỳt thờm tại thời điểm không trả được nợ.
KINH NGHIỆM VỀ QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG CỦA MỘT SỐ NƯỚC TRấN THẾ GIỚI VÀ BÀI HỌC CHO CÁC
1.3.1.Kinh nghiệm quản lý rủi ro tại Thái Lan
Hệ thống ngân hàng Thái Lan có bề dày hoạt động hàng trăm năm, nhưng đã bị chao đảo trước cơn bão khủng hoảng tài chính Chõu Á năm 1997-1998 Nhiều công ty tài chính và ngân hàng đã bị phá sản hoặc buộc phải sát nhập Tình hình đó buộc các ngân hàng Thái Lan phải có những chính sách mới để khôi phục lại hệ thống tài chính tiền tệ, đặc biệt là trong lĩnh vực tín dụng, nhằm giảm thiểu rủi ro. Qua những năm thực hiện theo chính sách mới đã tạo cho các ngân hàng của Thái Lan có chỗ đứng vững mạnh trên thị trường trong nước và khu vực. Đối với các ngân hàng Thái Lan thì bộ phận thẩm định và bộ phận quyết định cho vay được tỏch riêng Quá trình thực hiện cụ thể như thế nào chúng ta có thể tìm hiểu quy trình thẩm định tín dụng được áp dụng tại các ngân hàng Thái Lan.
Sơ đồ 1.1:Quy trình thẩm định tín dụng được áp dụng tại các ngân hàng Thái Lan.
SV: Trần Hồng Quân Động cơ vay tiền
Xem xét chiến l ợc phát triển kinhdoanh
- Đ a ra các điều khoản trong hợp đồng
- Lựa chọn các điều khoản
Phân tích khả năng quản lý
Phân tích đặc thù Phân tích tài chính
Cam kết chất l ợng sử dông vèn vay
Kiểm tra độ giả tạo trong báo cáo tài chính
Ngoài các chỉ tiêu phân tích và đánh giá tình hình tài chính của khách hàng tương tự như ở Việt Nam Các ngân hàng ở Thái Lan thực hiện quá trình phân tích tài chính qua 6 bước: xây dựng mục tiêu; tính toán các chỉ tiêu tài chính chủ yếu; so sánh các chỉ tiêu; lập các nghi vấn và làm rõ; xác định, đánh giá rủi ro; đề ra các biện pháp giảm thiểu rủi ro Đối với các dự án, ngân hàng phải tiến hành: dự báo rủi ro; khảo sát độ nhạy, dự báo dòng tiền của dự án.
Về dự báo rủi ro, ngân hàng dự báo rủi ro trong tương lai và những rủi ro chính; nhận định và phán đoán những gì xảy ra đối với doanh nghiệp, đưa ra những phương án rủi ro, doanh nghiệp sẽ hoạt động như thế nào khi xảy ra rủi ro.
Về khảo sát độ nhạy: phương án doanh nghiệp đưa ra chưa chắc đã là tốt nhất, do đó giám đốc quan hệ khách hàng phải phân tích độ nhạy của dự án Cần khảo sát độ nhạy theo các cách thức sau: theo đề án của ngân hàng; theo đề án của khách hàng; phương án xấu nhất có thể xảy ra, doanh nghiệp hoạt động như thế nào.
Về dự báo dòng tiền của dự án: thông thường phải qua 3 bước: bước 1, tính luồng tiền của dự án; bước 2, các giả thiết định lượng; bước 3, xem xét toàn diện hoạt động của doanh nghiệp Tuy nhiên ngân hàng thường quan tâm đến bước 3: nghiên cứu xu hướng phát triển của sản phẩm, của ngành; xem xét hoạt động của doanh nghiệp trong quá khứ; xem xét chiến lược quản trị doanh nghiệp Hiện nay, nhân viên tín dụng của các ngân hàng ở Thái Lan không còn coi tài sản thế chấp là số một như trước, mà điều đáng quan tâm là “dũng tiền”, gắn liền với cơ cấu món vay theo thời gian để xem doanh nghiệp trả nợ có đúng hạn hay không Tài sản thế chấp vẫn được coi trọng nhưng không coi đó là nguồn trả nợ, mà chỉ là nguồn để xử lý khoản nợ khi không thể thu hồi Việc xem xét cơ cấu món vay (theo thời gian) cũng rất quan trọng, ngân hàng rất quan tâm vì qua đó thấy được khách hàng có bảo đảm được thanh khoản khụng,cú nguồn để trả nợ không, trong thời gian nào Ngân hàng phải thường xuyên nắm bắt, cập nhật thông tin về khách hàng, để nhanh chóng phát hiện các tình huống, xử lý kịp thời Các ngân hàng còn cho điểm khách hàng để từ đó mới ra quyết định cho vay.
Những khoản vay vượt quá hạn mức quy định trên thì phải chuyển cho bộ phận thẩm định độc lập để thẩm định trước khi trình lên cấp có thẩm quyền phê duyệt khoản cho vay.
Sơ đồ 1.2: Quy trình chấp nhận khoản cho vay của Ngân hàng Thái Lan
Dựa vào quá trình phân tích thẩm định trước khi ra quyết định cho vay, chúng ta sẽ thấy được những gì mà ngân hàng mình chưa thực hiện được để từ đó học tập và làm sao để mô hình trên có thể áp dụng một cách có khoa học và phù hợp với chức năng nhiệm vụ cũng như hoạt động của Chi nhánh, phù hợp với điều kiện Việt Nam.
Thu thập thông tin tài liệu cần thiết về khách hàng
Phân tích đánh giá chung và đánh giá rủi ro Đánh giá tài sản thế chÊp
Quyết định dựa trên đánh giá rủi ro
Lớn hơn 50 triệu Baht (>1,2 triệu USD)
Nhỏ hơn 50 triệu Baht (