1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty tnhh nhà đất hà thành 1

64 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Giải Pháp Nâng Cao Năng Lực Cạnh Tranh Của Công Ty TNHH Nhà Đất Hà Thành
Tác giả Nguyễn Quang Tiếp
Trường học Trường Đại Học
Chuyên ngành Quản Trị Kinh Doanh
Thể loại Chuyên Đề Thực Tập
Năm xuất bản 2012
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 64
Dung lượng 392 KB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TNHH NHÀ ĐẤT HÀ THÀNH (8)
    • 1.1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty (8)
    • 1.2 Chức năng nhiệm vụ (8)
      • 1.2.1. Chức năng (8)
      • 1.2.2. Nhiệm vụ (9)
    • 1.3 Cơ cấu tổ chức của công ty (9)
      • 1.3.1 Cơ cấu bộ máy tổ chức (9)
      • 1.3.2 Chức năng nhiệm vụ các phòng ban (10)
    • 1.4 Kết quả sản xuất kinh doanh trong 3 năm 2009 - 2011 (13)
  • CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY TNHH NHÀ ĐẤT HÀ THÀNH (17)
    • 2.1 Đặc điểm hoạt động của công ty (17)
      • 2.1.1 Hình thức sở hữu vốn (17)
      • 2.1.2 Lĩnh vực kinh doanh (17)
    • 2.2 Thực trạng năng lực cạnh tranh của công ty (18)
      • 2.2.1 Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của công ty (18)
      • 2.2.2 Thực trạng năng lực cạnh tranh của công ty TNHH nhà đất Hà Thành (39)
    • 2.3 Đánh giá chung về năng lực cạnh tranh của công ty Hà Thành (43)
      • 2.3.1. Những thành tựu đã đạt được (43)
      • 2.3.2. Những thách thức của công ty (44)
  • CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY TNHH NHÀ ĐẤT HÀ THÀNH (45)
    • 3.1 Chiến lược phát triển công ty trong thời gian tới (46)
    • 3.2 Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty TNHH nhà đất Hà Thành (47)
      • 3.2.2 Sử dụng có hiệu quả và nâng cao năng lực công nghệ (50)
      • 3.2.3 Nâng cao năng lực tài chính và hiệu quả sử dụng vốn vay (51)
      • 3.2.4 Nâng cao năng lực marketing của công ty (52)
      • 3.2.5 Sử dụng có hiệu quả và nâng cao chất lượng lao động (53)
    • 3.3 Một số kiến nghị (54)
      • 3.3.1 Phát triển hạ tầng kinh tế và pháp lý hỗ trợ sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp (55)
      • 3.3.2 Cải cách thủ tục hành chính (55)
      • 3.3.3 Hoàn thiện cơ chế chính sách đối với doanh nghiệp (56)
      • 3.3.4 Phát triển các định chế hỗ trợ doanh nghiệp (57)
  • KẾT LUẬN......................................................................................................55 (59)

Nội dung

GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TNHH NHÀ ĐẤT HÀ THÀNH

Quá trình hình thành và phát triển của công ty

Tên gọi đầy đủ bằng Tiếng Việt: Công ty TNHH Nhà Đất Hà Thành Tên giao dịch Tiếng Anh: Ha Thanh Land Company Limited

Tên viết tắt: HATHANH LAND CO.,LTD

Trụ sở chính: 69 đường Láng - Ngã Tư Sở - Đống Đa - Hà Nội. Điện thoại: 0435641741

Website: www.nhadathathanh.com.vn

Công ty TNHH nhà đất Hà Thành hoạt động theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 0104165969 do sở kế hoạch và đầu tư thành phố Hà Nội cấp lần đầu 05/2006 Tháng 3 năm 2009 công ty nâng vốn điều lệ lên 17.000.000.000 (mười bảy tỷ đồng).

Do nhu cầu về hoạt động đầu tư Bất động sản tăng cao, năm 2009 và

2010 công ty quyết dịnh thành lập 2 chi nhánh Sàn bất động sản tại Hà Nội ở địa chỉ: 60 Nguyễn Thị Định – Cầu Giấy và P404 tòa nhà 34T Trung HòaNhân Chính.

Chức năng nhiệm vụ

Thực hiện hoạt động kinh doanh bất động sản, sàn giao dịch bất động sản; Thi công xây lắp các công trình dân dụng công nghiệp, giao thông, thủy lợi…

Liên doanh liên kết với các đơn vị trong và ngoài nước để phát triển hoạt động kinh doanh bất động sản, thi công xây lắp các công trình dân dụng,công nghiệp, giao thông, thủy lợi … Thực hiện các dự án phát triển các cơ sở vật chất kĩ thuật đáp ứng nhu cầu công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước

1.2.2 Nhiệm vụ Đảm bảo kinh doanh có hiệu quả, hoàn thành nghĩa vụ đối với Nhà nước, đảm bảo công ăn việc làm cho lao động ổn định, cải thiện đời sống công nhân viên toàn công ty Tuân thủ các quy định của luật pháp, chính sách của nhà nước, bảo vệ doanh nghiệp, môi trường giữ gìn trật tự an toàn xã hội theo quy định của luật pháp trong phạm vi quản lý của Công ty Khảo sát,thâm nhập và khai thác thị trường trong và ngoài nước Lập quy hoạch, kế hoạch đầu tư và phát triển kinh doanh.

Cơ cấu tổ chức của công ty

1.3.1 Cơ cấu bộ máy tổ chức

Cơ cấu tổ chức là yếu tố khá quan trọng ảnh hưởng tới khả năng cạnh tranh của công ty Công ty hoạt động theo mô hình công ty TNHH và người đứng đầu là Tổng giám đốc công ty Cơ cấu tổ chức thống nhất, chặt chẽ không chỉ tạo thành thế mạnh trong quá trình tồn tại của doanh nghiệp, mà còn nâng cao khả năng cạnh tranh của công ty Hiện nay công ty TNHH nhà đất Hà Thành thực hiện theo mô hình tổ chức theo chức năng Theo đó mỗi người, mỗi phòng ban sẽ có những chức năng và nhiệm vụ cụ thể riêng Cơ cấu tổ chức của công ty được thể hiện qua sơ đồ sau:

Sơ đồ 1.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức của công ty

1.3.2 Chức năng nhiệm vụ các phòng ban

Trách nhiệm của ban giám đốc công ty:

Tổng giám đốc công ty: Là đại diện pháp nhân của công ty, có trách nhiệm điều hành mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, chịu trách nhiệm trước Hội đồng thành viên và pháp luật nhà nước về các quyết định trong quá trình điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh.

Các giám đốc phụ trách: Giúp việc cho tổng giám đốc điều hành quá trình sản xuất kinh doanh Chịu trách nhiệm trước pháp luật về các quyết định trong quá trình điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh thuộc lĩnh vực được tổng giám đốc phân công giao nhiệm vụ.

TỔNG GIÁM ĐỐC CHỦ TỊCH HĐTV

GIÁM ĐỐC PHỤ TRÁCH THI CÔNG XÂY LẮP

SÀN GIAO DỊCH BẤT ĐỘNG SẢN

CÁC ĐƠN VỊ THI CÔNG XÂY LẮP

CÁC ĐƠN VỊ THI CÔNG

GIÁM ĐỐC PHỤ TRÁCH DỰ ÁN ĐẦU TƯ

Các phòng ban chức năng:

Các phòng ban có mối liên hệ mật thiết với nhau, đồng thời có chức năng trợ giúp tham mưu cho ban lãnh đạo công ty.

Phòng tổ chức hành chính: Tham mưu cho tổng giám đốc các công tác sau: giải quyết công việc hành chính văn phòng; lên kế hoach và tổ chức thực hiện các phương án sắp xếp, quản lý đào tạo, bồi dưỡng, tuyển dụng, sủ dụng lao động hợp lý; tổ chức thực hiện đúng đắn các chế độ, chính sách của nhà nước đối với người lao động; hướng dẫn kiểm tra việc thực hiện chính sách pháp luật, các chế độ đối với người lao động.

Phòng kế toán tài chính: Tham mưu cho Tổng giám đốc trong công tác quản lý nguồn vốn cụ thể như sau:

Trực tiếp xây dựng kế hoạch tài chính kế toán tháng, quý, năm; Lập báo cáo kế toán, quyết toán quý, năm; báo cáo thống kê tháng, quý, năm bảo đảm tính trung thực và chính xác của các số liệu báo cáo

Chủ động lo nguồn vốn, đề xuất phương án huy động nguồn vốn để đảm bảo hoạt động sản xuất kinh doanh Quản lý sử dụng các nguồn vốn theo đúng quy định của pháp luật; Kiểm tra việc sử dụng vốn bảo đảm không làm thất thoát vốn, bảo toàn và sử dụng vốn có hiệu quả.

Xử lý và bảo quản các chứng từ theo đúng quy định của pháp luật.

Phân tích tình hình tài chính của công ty để đề xuất những giải pháp kịp thời cho việc ra quyết định của lãnh đạo.

Phòng đấu thầu và quản lý công trình xây dựng: là đầu mối tiếp nhận thông tin, tìm kiếm, đấu thầu và triển khai thực hiện các công trình xây lắp của công ty. Đôn đốc kiểm tra và kết hợp các đơn vị làm thanh quyết toán các công trình và thu hồi vốn tồn đọng.

Tiến hành thanh lý hợp đồng giữa công ty với chủ đầu tư sau khi công trình hoàn thành, bàn giao đưa vào sử dụng và có đầy đủ hồ sơ được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Quản lý toàn bộ máy móc thiết bị thi công của công ty,đề xuất các phương án mua sắm máy móc thiết bị, nguyên vật liệu phục vụ sản xuất kinh doanh.

Phòng dự án đầu tư: là đầu mối tiếp nhận thông tin, tìm kiếm, tiếp thị các dự án bất động sản Triển khai công tác chuẩn bị đầu tư, lập dự án đầu tư.

Kiểm tra, giám sát, đánh giá quá trình triển khai thực hiện các dự án đầu tư. Đề xuất các phương án sản xuất kinh doanh khác theo ngành nghề đã đăng ký.

Sàn giao dịch Bất động sản: Môi giới, định giá, phối hợp với phòng dự án đầu tư lên kế hoạch bán hàng, các sản phẩm bất động sản của công ty đầu tư đạt hiệu quả cao.

Các ban quản lý dự án: Tổ chức triển khai và quản lý các dự án đầu tư của công ty theo đúng quy định của pháp luật; đảm bảo các dự án được triển khai nhanh nhất, an toàn nhất, chất lượng nhất và hiệu quả nhất.

Các đơn vị trực thuộc:

Các đơn vị xây lắp:

Phối hợp với phòng đấu thầu và quản lý công trình xây dựng để triển khai làm hồ sơ dự thầu khi có yêu cầu.

Nghiêm chỉnh chấp hành đầy đủ các điều khoản của hợp đồng giao khoán, các quy định về tài chính, quy định về chất lượng, tiến độ và an toàn lao động.

Nghiêm chỉnh thực hiện đầy đủ các chế độ Nhà nước đã được quy định đối với người lao động.

Các đơn vị ngoài xây lắp:

Tùy thuộc vào chức năng nhiệm vụ của từng đơn vị, Tổng giám đốc công ty sẽ ban hành những quy định quản lý tài chính cụ thể đảm bảo các đơn vị hoạt động tuân thủ các quy định của pháp luật và mang lại hiệu quả cao nhất cho công ty, cho các cổ đông và người lao động.

Kết quả sản xuất kinh doanh trong 3 năm 2009 - 2011

Trong những năm qua với sự đúng hướng và sự chỉ đạo sát sao của ban lãnh đạo công ty, cùng với sự cố gắng nỗ lực của cán bộ công nhân viên, doanh thu của công ty tăng nhanh, công ty đã đạt được những thành tựu đáng kể Vốn điều lệ của công ty hiện nay là 17 tỷ đồng, thời gian tới công ty có kế hoạch nâng cao vốn điều lệ để phù hợp với nhu cầu cạnh tranh của thị trường Kết quả kinh doanh của công ty từ năm 2009 – 2011 được thể hiện qua bảng sau:

Bảng 1.1: Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty từ năm 2009-2011 Đơn vị: đồng

Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011

Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ 12.622.755.587 69.571.732.422 72.827.451.213

Doanh thu hoạt động tài chính 25.219.110 125.473.240 320.205.310

Chi phí quản lý doanh nghiệp 658.256.231 1.855.355.423 2.045.253.321

Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh 59.576.529 523.911.406 2.698.652.218

Tổng lợi nhuận trước thuế 59.576.529 523.911.406 2.698.652.218

Thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp 16.681.571 146.695.194 755.622.621

(Nguồn: Phòng kế toán tài chính)

Qua bảng số liệu trên ta thấy công ty có sự thay đổi về doanh thu và lợi nhuận qua các năm.Theo bảng số liệu ta thấy doanh thu của công ty có sự biến đổi bất thường không ổn định qua các năm, doanh thu của công ty năm 2010 so với năm 2009 tăng khoảng 66.994 triệu đồng tương ứng tăng hơn 4 lần Doanh thu năm 2011 so với năm 2010 thì tăng khoảng 3.256 triệu đồng tương ứng tăng 4,7%.

Sự biến đổi này là do năm 2010 công ty mở rộng quy mô hoạt động, năm 2011 do ảnh hưởng của thị trường nhà đất ‘’đóng băng’’ nên nhu cầu về xây dựng giảm. Giá vốn hàng bán qua các năm cũng có sự biến đổi không ổn định ta thấy, giá vốn hàng bán năm 2010 tăng gấp hơn 4 lần so với năm 2009, giá vốn hàng bán năm

2011 so với năm 2010 tăng 1,5% sự biến đổi này là do năm 2010 doanh nghiệp mở rộng quy mô sản xuất, giá các loại thiết bị vật tư tăng, công ty mới chưa có nhiều kinh nghiệm trong quản lý khi mở rộng nên dẫn đến tình trạng thất thoát, lãng phí nguyên vật liệu

Chi phí quản lý doanh nghiệp năm 2010 tăng gấp hơn 2 lần so với năm

2009, tuy nhiên đến năm 2011 chi phí quản lý doanh nghiệp tăng 10,2% so với năm 2010 Sự tăng lên không ổn định qua các năm là do năm 2010 doanh nghiệp tiến hành mở rộng quy mô sản xuất Sự tăng lên của chi phí quản lý doanh nghiệp chứng tỏ công ty chưa hiệu quả, công ty chưa có biện pháp hữu hiệu làm giảm các khoản chi phí này.

Lợi nhuận sau thuế của công ty qua các năm đều tăng nhanh, không những thế tốc độ tăng của lợi nhuận sau thuế còn cao hơn nhiều với tốc độ tăng doanh thu Lợi nhuận sau thuế năm 2010 so với năm 2009 tăng khoảng 334 triệu đồng tương ứng gấp khoảng 7,79 lần Lợi nhuận sau thuế năm 2011 so với năm 2010 tăng khoảng 1566 triệu đồng tương ứng tăng gấp hơn 4,15 lần Đồng thời với sự tăng lên của lợi nhuận sau thuế, thuế thu nhập doanh nghiệp cũng tăng lên Thuế thu nhập doanh nghiệp nộp năm 2010 gấp khoảng 8 lần so với năm 2009, năm

2011 gấp khoảng 4 lần so với năm 2010

Lợi nhuận của doanh nghiệp tăng qua các năm qua chủ yếu là do công ty nhận được các dự án lớn giá trị cao như: Gói thầu xây lắp Trung tâm điều hành khai thác và phát triển các dịch vụ tin học viễn thông giá trị hợp đồng 6.833 tỷ đồng, dự án xi măng Hoàng Mai dây chuyền 2 giá trị hợp đồng 114 tỷ đồng, thi công xây lắp tòa nhà Viettel Sơn La giá trị hợp đồng xấp xỉ 34 tỷ đồng… Chính các hợp đồng cho các dự án lớn đó đã giúp công ty có sự tăng nhanh về doanh thu, khiến lợi nhuận cũng tăng nhanh Không những thế trong những năm qua doanh thu hoạt động tài chính của công ty cũng tăng: năm 2010 tăng 400% so với năm

2009, năm 2011 tăng 156% so với năm 2010 Lợi nhuận thuần của công ty có sự thay đổi đáng kể như vậy một phần cũng là do có sự gia tăng của doanh thu hoạt động tài chính và đầu tư bất động sản.

Thu nhập trung bình của cán bộ nhân viên công ty năm 2011 là 3,9 triệu đồng/tháng Ngoài ra công ty thường xuyên tổ chức thăm hỏi, hỗ trợ người lao động về mặt vật chất và tinh thần để người lao động yên tâm làm việc, đời sống được nâng cao.

THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY TNHH NHÀ ĐẤT HÀ THÀNH

Đặc điểm hoạt động của công ty

2.1.1 Hình thức sở hữu vốn

Công ty TNHH nhà đất Hà Thành được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 0104165969 do sở kế hoạch và đầu tư thành phố Hà Nội cấp lần đầu 05/2006 Toàn bộ vốn điều lệ của công ty là do các thành viên chủ sở hữu công ty đóng góp, vốn điều lệ hiện nay của công ty là 17.000.000.000 đồng

1/ Kinh doanh bất động sản;

2/ Kinh doanh dịch vụ bất động sản: Môi giới, định giá, sàn giao dịch, quảng cáo bất động sản;

3/ Tư vấn, quản lý bất động sản;

4/ Xây dựng và kinh doanh các công trình dân dụng, công nghiệp, giao thông, thuỷ lợi, điện, cấp thoát nước, khu công nghiệp, khu chế xuất, khu vui chơi giải trí, khu văn hoá thể thao;

5/ Xây dựng và kinh doanh khách sạn, nhà ở, văn phòng làm việc (không bao gồm kinh doanh phòng hát karaoke, vũ trường, quán bar);

6/ Xây dựng và kinh doanh khu nghỉ dưỡng cao cấp;

7/ Thi công xây lắp các công trình dân dụng, công nghiệp, giao thông, thuỷ lợi, điện nước, trang trí nội ngoại thất, sân vườn và cây cảnh;

8/ Thi công lắp đặt và vận hành hệ thống cung cấp gas, kinh doanh gas;

9/ Thiết kế kết cấu công trình dân dụng và công nghiệp;

10/ Quy hoạch, thiết kế kiến trúc công trình;

11/ Thiết kế nội ngoại thất công trình xây dựng dân dụng và công nghiệp;

12/ Giám sát các công trình xây dựng dân dụng và công nghiệp lĩnh vực xây dựng và hoàn thiện;

13/ Mua bán, lắp đặt trang thiết bị cho các công trình xây dựng;

14/ Mua bán, thi công lắp đặt hệ thống thang máy và thiết bị nâng hạ;

15/ Sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng, thiết bị nội thất;

16/ Kinh doanh siêu thị, bán hàng cao cấp;

17/ Kinh doanh sân golf và các dịch vụ phụ trợ;

18/ Kinh doanh trường ôtô, môtô, đua ngựa, đua chó;

19/ Tổ chức hội nghị, hội thảo, tổ chức các chương trình văn hoá - nghệ thuật;

20/ Lữ hành nội địa, lữ hành quốc tế và các dịch vụ phục vụ khách du lịch (không bao gồm kinh doanh phòng hát karaoke, vũ trường, quán bar);

21/ Dịch vụ uỷ thác xuất nhập khẩu;

22/ Đại lý mua, đại lý bán, ký gửi hàng hoá;

23/ Xuất nhập khẩu trực tiếp các sản phẩm, hàng hoá công ty kinh doanh;Trong đó, lĩnh vực kinh doanh chủ yếu của công ty là thi công xây dựng và kinh doanh bất động sản, hoạt động tài chính.

Thực trạng năng lực cạnh tranh của công ty

2.2.1 Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của công ty

2.2.1.1 Các nhân tố bên trong

2.2.1.1.1 Năng lực tổ chức, quản lý của công ty

Tuy là doanh nghiệp mới thành lập, đội ngũ lãnh đạo của công ty TNHH nhà đất Hà Thành không những có trình độ chuyên môn cao 100% cán bộ lãnh đạo chủ chốt của công ty đều đạt trình độ chuyên môn là kĩ sư hoặc cử nhân theo đúng chuyên môn hoạt động của mình và có khả năng giao tiếp bằng tiếng Anh Đội ngũ lãnh đạo của công ty luôn tạo điều kiện phát triển tốt nhất cho mỗi cá nhân trong toàn công ty, luôn duy trì môi trường bình đẳng, không phân biệt đối xử với mọi người tạo điều kiện phát huy sở trường của từng người Ngoài ra, ban lãnh đạo công ty còn có mối quan hệ tốt với đối tượng hữu quan bên ngoài như:các cơ quan nhà nước, nhà đầu tư, cộng động địa phương, nhà cung ứng, các ngân hàng…

Bộ máy các phòng ban được bố trí theo chức năng Cơ cấu đó có ý nghĩa quan trọng đảm bảo hiệu quả quản lý cao, ra quyết định nhanh chóng, đồng thời vừa phát huy năng lực chuyên môn của các bộ phận chức năng vừa đảm bảo được quyền chỉ huy trong toàn hệ thống Do đó hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty hiệu quả hơn nhờ vậy mà năng lực cạnh tranh được nâng lên.

Lãnh đạo công ty có chiến lược phấn đấu trở thành doanh nghiệp lớn, phát triển mạnh và bền vững Để biến mục tiêu đó thành hiện thực ban lãnh đạo công ty đã vạch ra đường lối, chiến lược, kế hoạch hoạt động cho từng thời kỳ cùng với đó tổ chức, lãnh đạo, giám sát và kiểm tra các hoạt động của các phòng, ban, đơn vị, đội, tổ để hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty đạt hiệu quả qua đó nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty

Mặc dù có nhiều cố gắng trong giai đoạn mới thành lập nhưng công ty cũng gặp không ít những khó khăn đó là do mới đi vào hoạt động trong những năm gần đây cùng với đó là sự mở rộng quy mô hoạt động nên một số các quyết định đưa ra của ban điều hành còn dè dặt, e ngại thiếu quyêt đoán Phần nhỏ các chỉ huy trưởng, đội trưởng còn thiếu kinh nghiệm trong quản lý nên dẫn đến tình trạng thất thoát gây nên tình trạng lãng phí làm tăng chi phí của doanh nghiệp

Trong những năm tiếp theo, công ty tiếp tục đầu tư nâng cao năng lực của mình duy trì và khẳng định bằng những công trình đạt an toàn, chất lượng, hiệu quả và đúng tiến độ

2.2.1.1.2 Máy móc, thiết bị, công nghệ

Máy móc, thiết bị, công nghệ là yếu tố rất cơ bản góp phần tạo nên năng lực cạnh tranh của công ty Trong ngành xây dựng, để đáp ứng yêu cầu của chủ đầu tư,của khách hàng đảm bảo công trình đạt được an toàn, chất lượng ngoài việc đảm bảo các yêu cầu về nhân công, nguyên vật liệu thì việc sử dụng máy móc thiết bị như thế nào cũng có vai trò quan trọng Do yêu cầu đặc thù của ngành xây dựng là sản phẩm mang tính đơn chiếc, mặc dù công ty đã trang bị nhiều máy móc thiết bị phục vụ thi công các loại công trình nhưng khi nhiều dự án cùng tiến hành hoạt động đồng thời có thể xảy ra tình trạng thiếu máy móc phục vụ cho thi công thì công ty sẽ có biện pháp thuê các đơn vị khác.

Công ty đã xây dựng hệ thống mạng thông tin nội bộ và đã nối mạng quốc gia va quốc tế phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty Chính mạng thông tin hiện đại đã góp phần quan trọng trong việc giảm chi phí và thời gian giao dịch, chi phí của công ty, tăng năng suất lao động Nhờ vậy giúp công ty nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty.

Phần lớn các máy móc thiết bị thi công của công ty đều có công suất thiết kế lớn và chủ yếu được mua từ nước ngoài Một số nước chủ yếu mà công ty nhập khẩu máy móc là: Nhật, Đức, Trung Quốc… Về chất lượng, hầu hết các máy móc thiết bị của công ty đều ở tình trạng hoạt động tốt, thời gian khấu hao vẫn còn dài, giá trị còn lại của thiết bị đều khá lớn đáp ứng công nghệ thi công ngày một tiến bộ, đảm bảo đúng tiến độ thi công, đạt tiêu chuẩn kĩ thuật và chất lượng, an toàn theo yêu cầu Để nâng cao vị thế của mình công ty còn mạnh dạn nghiên cứu và ứng dụng những công nghệ tiên tiến trong xây dựng, công ty đã đầu tư thiết bị thi công khoan cọc nhồi đồng bộ, hiện đại… Để hoạt động thi công, xây lắp của công ty được tiến hành đảm bảo hiệu quả, an toàn, chất lượng công ty đã đầu tư nhiều vốn mua sắm máy móc thiết bị như thiết bị xe máy, thiết bị dụng cụ thi công Không những thế hằng năm, công ty tiến hành bảo dưỡng định kỳ nhằm đảm bảo cho máy hoạt động với hiệu quả cao nhất Tuy nhiên cũng giống như tình trạng của đa số các doanh nghiệp ViệtNam, việc đầu tư đổi mới công nghệ vẫn còn thấp so với yêu cầu phát triển của nền kinh tế và so với mức độ đầu tư của các doanh nghiệp trên thế giới Năng lực thiết bị, máy móc, công nghệ đã góp phần làm tăng năng lực cạnh tranh và uy tín của công ty Nhờ khoa học công nghệ mà công ty đã nhập khẩu nhiều thiết bị hiện đại đảm bảo chất lượng thi công nhà ở, đô thị, khu công nghiệp, cầu cống, đường sá… Việc áp dụng những tiến bộ khoa học công nghệ trong việc thi công, quản lý vật tư, thiết bị, thực hiện các giao dịch được diễn ra thuận lợi và giảm chi phí, thời gian giao dịch, tiết kiệm nguyên vật liệu, tránh tình trạng thất thoát nguyên vật liệu Cụ thể tình hình máy móc, thiết bị của công ty đến thời điểm hiện nay được thể hiện qua bảng sau:

Bảng 2.1: Thống kê năng lực máy móc, thiết bị

TT Tên thiết bị, xe máy Nước sản xuất

Số lượng Đặc tính kĩ thuật

I Thiết bị thi công hạ tầng

1 Máy khoan cọc nhồi KH

KOBELCO 7055 Nhật Bản 01 Sức nâng 55 tấn

8 Máy đào Komatsu PC 530 Nhật Bản 01

9 Máy ủi Komatsu D31 Nhật Bản 01 Ben KT

II Phương tiện vận tải

1 Ô tô Ben Huyndai Hàn quốc 01 15 tấn

1 Máy đầm đất MIKASA Nhật Bản 04

2 Máy đầm đất TACOM Nhật Bản 02

3 Máy trộn bê tông Trung Quốc,

Loại JSC – 500 Trung Quốc 01 4,5KW – 350L

4 Máy trộn vữa Trung Quôc,

5 Máy nén khí Động cơ Diezen D24 Trung Quốc 03 2x10m 3 /ph

6 Máy nghiền sàng đá Trung Quốc 02 30m 3 /ph

7 Máy sàng cát Nhật Bản 01 1.96x870x1.530 mm

8 Máy cắt uốn thép Nhật Bản 03 2,2 – 5.5KW

9 Máy khoan bê tông Nhật Bản 9 2,2KW

1 Máy phát điện Đức 01 75 – 175KVA

2 Máy phát điện Honda Nhật Bản 01 4,5KVA

1 Máy kinh vĩ Topkon Nhật Bản 02 30x10”

2 Máy thủy bình Sokia Nhật Bản 01 30x10”

3 Máy toàn đạc điện tử

4 Bộ đàm Nhật Bản 06 R 5km

VI Máy móc thiết bị khác

1 Máy Hàn Việt Đức Việt Nam 8

2 Máy đầm dùi Trung Quốc 8

3 Máy đầm bàn Trung Quốc 02

TSURUMI Nhật Bản 01 KTZ 67.5: Q=2,1 m 3 /min, H1m

TSURUMI Nhật Bản 01 KTZ 411: Q=1,44 m 3 /min, H2,5 m

8 Máy bơm nước Nhật Bản 02

9 Máy bơm Đài Loan Đài Loan 03

10 Máy bơm xăng Honda Nhật Bản 02

11 Máy bơm dầu Trung Quốc 02

12 Máy trộn Bentonit Nhật Bản 02 110KW

13 Cột chống thép Việt Nam 150

14 Dàn giáo (bộ) Việt Nam 50

15 Cốp pha tôn (m 3 ) Việt Nam 2000

(Nguồn: Phòng đấu thầu và quản lý công trình)

Với năng lực hiện có về máy móc thiết bị công ty có khả năng tự chủ cả trong việc đáp ứng nhu cầu xây dựng, đảm bảo công việc diễn ra liên tục, đáp ứng yêu cầu cơ bản về máy móc thi công trong phần lớn các công trình Tuy nhiên, với năng lực hiện có công ty chỉ có thể giành được ưu thế trong việc tham gia tranh thầu ở những công trình có giá trị vừa và nhỏ ở thị trường trong nước Khả năng của công ty còn hạn chế nên chưa đủ tầm ở những công trình lớn.

2.2 1.1.3 Năng lực tài chính của công ty

Sản phẩm xây lắp có giá trị lớn, để xây dựng nên chúng cần một lượng vốn dồi dào, lớn mà thời gian thu hồi lại lâu, trong khi đơn vị thực hiện thi công không được trả trước toàn bộ số tiền đã sản xuất ra sản phẩm đó mà vốn chỉ được cấp một phần theo tiến độ, một phần kinh phí còn lại do nhà thầu tự ứng Vì vậy, nguồn vốn kinh doanh của các công ty xây dựng thường phải tương đối lớn mới có thể đáp ứng yêu cầu vốn cho thi công trong suốt thời gian trước khi công trình được quyết toán Do vậy, năng lực tài chính góp phần nâng cao năng lực cạnh cạnh của công ty Ta có thể theo dõi vốn của công ty theo nội dung và nguồn vốn qua một số năm như sau:

Bảng 2.2: Tình hình đảm bảo vốn kinh doanh của công ty (2009-2011) Đơn vị: Đồng

TT Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011

(Nguồn: Phòng kế toán- tài chính) Theo bảng trên thì tổng nguồn vốn của công ty qua 3 năm 2009-2011 đã tăng lên đáng kể Năm 2009 tổng nguồn vốn của công ty là 26.523.807.467 đồng thì năm

2010 quy mô vốn của doanh nghiệp đã tăng lên gấp hơn 2 lần năm 2010(58.231.142.375 đồng), đến năm 2011 thì quy mô vốn của doanh nghiệp tăng lên 275.436.703.534 Sự tăng lên nhanh chóng về quy mô vốn là do doanh nghiệp là đơn vị mới thành lập do đó cần huy động nguồn vốn bổ sung cho các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, trang bị thiết bị máy móc.

Bảng 2.3: phân tích mối quan hệ giữa tài sản và nguồn vốn

1 Hệ số nợ/tài sản(%) 86,4 94,5 86,9

2 Hệ số nợ/ vốn chủ sở hữu 6,3 17,4 6,6

3 Tỉ trọng vốn lưu động so với tổng vốn(%) 87 95 87

4 Tỉ trọng vốn cố định so với tổng vốn(%) 13 5 13

(Nguồn: Phòng tài chính kế toán)

Khả năng cân đối vốn thể hiện thông qua tỉ số nợ trên tổng tài sản Qua 3 năm qua tỷ số này đã tăng lên không đáng kể năm 2009 chiếm khoảng 86,4% đến năm 2011 đã tăng lên 86,9% nhưng vẫn ở mức cao so với mức an toàn mà chuyên gia kinh tế nhận định là 40% Tỷ số nợ của công ty qua các năm cao cho thấy khả năng tài chính của doanh nghiệp qua các năm đã tăng lên song vẫn ở mức cao tạo cho công ty gia tăng lợi nhuận một cách nhanh chóng nhưng nó có phần hạn chế là chưa đảm bảo khả năng thanh toán công ty dễ rơi vào tình trạng mất khả năng thanh toán khi gặp rủi ro Điều này chứng tỏ công ty chưa có biểu hiện tích cực lắm đối với các khoản nợ.

Hệ số nợ so với vốn chủ sở hữu cho biết mối quan hệ giữa các nguồn vốn của công ty trong việc hình thành các tài sản Qua 3 năm qua từ 2009-2011 hệ số nợ so với tổng vốn chủ sở hữu của công ty đã tăng lên từ 6,3 năm 2009 lên 17,4 năm 2010 và giảm xuống còn 6,6 năm 2010 Điều này cho thấy công ty đã rất cố gắng giảm tỷ lệ này trong năm 2011 nhưng vẫn còn cao hơn mức trung bình ngành(2,5) Sự bị động đó khiến công ty phải chịu trách nhiệm pháp lý đối với các nguồn vốn vay hình thành nên tài sản phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh Về nguồn vốn qua bảng trên ta thấy tỉ trọng vốn lưu động của công ty năm 2009 là 87% trên tổng vốn; năm 2010 tăng lên tới 95% so với tổng vốn, năm 2009 là 87% so với tổng vốn Tỉ trọng vốn lưu động trên tổng vốn qua các năm tăng lên rồi lại giảm đi cho thấy rằng năm 2010 công ty bị chiếm dụng vốn cao nhưng năm 2011 công ty đã đang cải thiện được tình hình này Tuy nhiên tỷ trọng vốn lưu động như vậy là rất cao, chứng tỏ các khoản phải thu của công ty là lớn và công ty bị chiếm dụng vốn nhiều, dẫn đến tình trạng ứ đọng vốn.Việc thu hồi vốn chậm cho thấy công ty đã phải chịu áp lực tài chính khá nặng nề Đây có thể là nguyên nhân làm giảm hiệu quả sản xuất, kinh doanh của công ty Do công ty hoạt động trong lĩnh vực xây dựng nên việc ứ đọng vốn là không thể tránh khỏi vì tiền chỉ có thể thu về khi hoàn thành công trình và bàn giao Mặt khác những công trình mà công ty đang thực hiện là những công trình đòi hỏi mức đầu tư lớn thời gian thi công dài thường là vài năm nên việc thu hồi được tiền vốn của công ty sẽ gặp khó khăn.

Năng lực tài chính của bất kì doanh nghiệp nào được gắn với vốn – yếu tố cơ bản và là một đầu vào của doanh nghiệp Việc huy động vốn kịp thời nhằm đáp ứng nhu cầu cho hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty như: mua sắmvật tư,nguyên liệu, thuê nhân công, mua sắm máy móc thiết bị công nghệ, hiện đại hóa tổ chức quản lý… Như vậy để nâng cao năng lực tài chính, công ty cần củng cố và phát triển nguồn vốn, tăng vốn tự có, mở rộng vốn vay dưới nhiều hình thức như vay ngắn hạn, vay dài hạn, huy động phát hành cổ phiếu, chiếm dụng doanh nghiệp khác… Đồng thời, một điều quan trọng là công ty phải sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn, hoạt động kinh doanh có hiệu quả để tạo uy tín đối với khách hàng, với ngân hàng và với những người cho vay vốn.

Đánh giá chung về năng lực cạnh tranh của công ty Hà Thành

2.3.1 Những thành tựu đã đạt được

Qua những cố gắng của mình, công ty TNHH nhà đất Hà Thành đã đạt được một số thành công nhất định

Có nguồn tài chính lành mạnh, nguồn vốn chủ sở hữu tương đối lớn Doanh thu và lợi nhuận tăng đều qua các năm Các chỉ số về tài chính công ty quản lý tương đối tốt Đây là điều kiện tốt để công ty phát triển các dự án của mình hơn nữa.

Có được nhiều khách hàng lớn Tuy mới thành lập được chưa lâu nhưng công ty đã cố tích cực tìm kiếm khách hàng tiềm năng Một số khách hàng quan trọng của công ty như công ty xi măng Hoàng Mai, khách sạn cao cấp Oceanview Luxury Apartment – Hotel Đà Nẵng, công ty viễn thong Viettel… Năm 2011, tổng số công trình xây lắp mà công ty tiến hành là 8 công trình.

Nguồn nhân lực có trình độ và tay nghề cao Công ty đã thường xuyên có đánh giá, bố trí, sắp xếp lại lực lượng lao động theo sở trường cá nhân phù hợp với chức năng nhiệm vụ của từng bộ phận nhằm sử dụng hiệu quả nguồn lực lao động hiện có.

Bên cạnh đó công ty thường xuyên kiểm tra, giám sát các khoản chi phí, thực hành tiết kiệm chống lãnh phí, góp phần tăng lợi nhuận, ổn định thu nhập cho cán bộ công nhân viên.

2.3.2 Những thách thức của công ty

Năm 2011, nhìn chung tình hình kinh tế của Việt Nam và thế giới còn nhiều khó khăn Chính vì vậy chính phủ đã có chủ trương về giảm, giãn các dự án đầu tư;thắt chặt tín dụng và cung tiền Các chính sách này giúp bảo vệ nền kinh tế trong nước tránh khỏi những tổn thất do khủng hoảng nền kinh tế tuy nhiên cũng gây ra không ít khó khăn cho các doanh nghiệp trong nước Đây không chỉ là khó khăn của công ty TNHH nhà đất Hà Thành mà còn là khó khăn cho tất cả các doanh nghiệp nói chung va các công ty xây dựng nói riêng.

Công tác vay vốn và thu hồi vốn gặp rất nhiều khó khăn Một số công trình thu hồi vốn chậm do tiến độ giải ngân của các chủ đầu tư.

Giá cả nguyên vật liệu biến động lớn, làm ảnh hướng đến tiến độ thi công các dự án cũng như giảm lợi nhuận đáng kể từ các hợp đồng.

Năng lực về máy móc thiết bị còn nhiều hạn chế.

Công tác tiếp thị, thu hồi vốn của ban giám đốc còn nhiều thiếu sót.

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY TNHH NHÀ ĐẤT HÀ THÀNH

Chiến lược phát triển công ty trong thời gian tới

Công ty đã đề ra mục tiêu phát triển trong những năm tới là tiếp tục đầu tư nâng cao năng lực, khẳng định bằng những dự án, công trình đạt chất lượng cao trên thị trường Việt Nam và Quốc tế, trở thành công ty phát triển bền vững Mục tiêu đó được cụ thể hóa như sau:

 Trong những năm tới công ty mở rộng hoạt động kinh doanh, đầu tư thêm về máy móc, tăng cường hợp tác với đối tác

Công ty nghiên cứu mở rộng các ngành nghề kinh doanh thêm một số lĩnh vực mà công ty đã đăng kí kinh doanh, tăng cường quan hệ hợp tác, liên doanh, liên kết với các đối tác mạnh và tập đoàn kinh tế để nâng cao vị thế của doanh nghiệp nhằm học hỏi những kinh nghiệm, chuyển giao những công nghệ, kỹ thuật tiên tiến Đồng thời ứng dụng công nghệ hiện đại giúp nâng cao chất lượng dự án nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty.

Hiện nay năng lực máy móc, thiết bị của công ty để thực hiện thi công vẫn thiếu những máy móc thiết bị tiên tiến phục vụ thi công, do đó công ty vẫn còn phải đi thuê máy móc thiết bị bên ngoài Để công ty có thể tự chủ trang thiết bị phục vụ công tác thi công đúng tiến độ và đảm bảo chất lượng thì công ty phải đầu tư máy móc thiết bị hiện đại Việc đầu tư máy móc, thiết bị phải được xây dựng cụ thể, phù hợp.

 Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công nhân viên

Nguồn nhân lực của bất kể doanh nghiệp nào cũng là đội ngũ có ý nghĩa quyết định đến sự thành công hay thất bại của doanh nghiệp Máy móc hiện đại mà người lao động trình độ thấp thì hiệu quả công việc cũng sẽ thấp Hiện nay phần lớn lao động của công ty đều đáp ứng được yêu cầu chuyên môn kỹ thuật Tuy nhiên với mục tiêu mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh, cùng với sự phát triển như vũ bão của khoa học công nghệ và xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế đòi hỏi công ty phải có kế hoạch phát triển nguồn nhân lực theo kịp tốc độ phát triển của khoa học công nghệ.

 Hiện đại hoá cơ cấu tổ chức và bộ máy quản lý

Công ty chưa có phòng Marketing riêng biệt, các cán bộ làm công tác quản lý thị trường còn thiếu, chưa có phương pháp nghiên cứu thị trường khoa học và trình độ còn hạn chế Chính vì thế việc thiết lập phòng marketing là biện pháp hữu hiệu nâng cao khả năng cạnh tranh của công ty

Xuất phát từ đặc điểm tình hình sản xuất kinh doanh và chiến lược phát triển trong thời gian tới, công ty xây dựng kế hoạch của năm 2012 Sau đây là một số chỉ tiêu cơ bản:

Một số chỉ tiêu kế hoạch năm 2012 Đơn vị: Triệu đồng

TT Chỉ tiêu chủ yếu Năm 2012

Nguồn: Phòng kế toán – tài chính

Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty TNHH nhà đất Hà Thành

3.2.1 Kiện toàn cơ cấu tổ chức, nâng cao trình độ và năng lực quản lý của công ty

Năng lực tổ chức quản lý của doanh nghiệp là một trong những yếu tố quyết định đến năng lực cạnh tranh của công ty Do công ty hoạt động kinh doanh trong ngành xây dựng nên thời gian thi công các công trình thường kéo dài hơn nữa sản phẩm của ngành mang tính đơn chiếc, thường cố định vào nơi sản xuất chịu tác động ảnh hưởng lớn của điều kiện tự nhiên, thời tiết, dễ mất mát hư hỏng nên vấn đề nâng cao trình độ năng lực quản lý càng được đặt ra một cách bức thiết Để đổi mới, hoàn thiện hay lựa chọn mô hình tổ chức kinh doanh thích hợp cần phải thực hiện các biện pháp sau:

Công ty cần phải truyền thông tin cho các bộ phận, phòng ban, tổ, đội nắm được quyền hạn, nhiệm vụ trong hệ thống tổ chức kinh doanh của công ty Các trưởng bộ phận, phòng ban tổ phải hiểu và nắm rõ và biết cách phân biệt tương đối tính chất, các hoạt động cần thiết, các công việc của bộ phận, phòng, ban mình và có cơ chế phối hợp giữa các phòng ban, tổ đội để hoạt động trong công ty một cách nhịp nhàng.

Tạo điều kiện và có chính sách để các các bộ quản lý phát triển năng lực chuyên môn và nâng cao những kỹ năng quản trị kinh doanh nhất là kỹ năng kinh doanh trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế.

Trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế cần phải có những kỹ năng mang tính chiến lược: quản trị chiến lược, quản trị rủi ro và nhạy cảm trong quản lý, phân tích kinh doanh, dự báo và định hướng chiến lược phát triển… Không những thế nhà quản lý cần phải thường xuyên cập nhật tri thức mới, những kỹ năng cần thiết như: kỹ năng quản trị trong cạnh tranh, kỹ năng quản lý sự biến đổi, kỹ năng lãnh đạo doanh nghiệp, kỹ năng thuyết trình, kỹ năng đàm phán và giao tiếp…để có đủ sức cạnh tranh trên thị trường và tiếp cận nền kinh tế tri thức.

Các quyết định trong quản lý phải đưa ra nhanh chóng kịp thời đưa ra một cách chính xác nhất quán, quyết đoán, kiên định và đạt hiệu quả Một trong những điều kiện quyết định sự tồn tại và phát triển của tổ chức doanh nghiệp là phải đảm bảo nguồn thông tin nội bộ của công ty Để hoạt động của công ty đạt hiệu quả ban lãnh đạo công ty phải biết cách kết hợp hài hòa lợi ích cá nhân và lợi ích tập thể Cùng với đó hướng mục đích hoạt động của mỗi cá nhân trong tổ chức thống nhất với mục đích, lợi ích hoạt động của công ty.

Công ty luôn duy trì và phát triển mối quan hệ giữa các bộ phận, phòng, ban, đội, tổ trong công ty Lãnh đạo công ty cần quan tâm đến vấn đề duy trì và phát triển mối quan hệ giữa các bộ phận trong công ty, để hoạt động của các bộ phận này phối hợp chặt chẽ với nhau nhằm thực hiện mục tiêu chung của công ty.

Công ty tiến hành xây dựng và hoàn thiện hệ thống quản lý chung cho toàn công ty, quản lý chất lượng, và chi tiết cho từng lĩnh vực Gắn trách nhiệm và quyền hạn, lợi ích của mỗi cá nhân với công việc được giao Từ đó có các quy định để công tác quản lý dần đi vào nề nếp, tạo uy tín công ty với công trình chất lượng, an toàn, hiệu quả, giải quyết cơ bản các tồn tại thời gian trước để lại

Tiếp tục hoàn thiện các cơ chế quản lý nội bộ phù hợp với quy định của Nhà Nước Rà soát lại các định mức của công ty để điểu chỉnh cho phù hợp với quy định mới của Nhà Nước và định hướng phát triển của công ty. Để đáp ứng yêu cầu về đội ngũ cán bộ quản lý, đội trưởng chỉ huy trưởng công ty cần chính sách đào tạo và phát triển đội ngũ đội trưởng, chỉ huy trưởng có trình độ quản lý, có chuyên môn kỹ thuật, có tinh thần trách nhiệm cao và đội ngũ cán bộ kỹ sư có chuyên môn nghiệp vụ vững vàng, sẵn sàng nhận và hoàn thành nhiệm vụ. Để đảm bảo các công trình đạt chất lượng, an toàn, hiệu quả, đúng tiến độ: Công ty giao nhiệm vụ thi công các công trình cho các đội trưởng, chỉ huy trưởng các công trình.

Công tác giám sát chỉ đạo từ lãnh đạo công ty đến các phòng ban nghiệp vụ xuống các công trình phải thường xuyên, liên tục và nghiêm túc Tuyệt đối tuân thủ các quy định, các biện pháp an toàn và bảo hộ lao động, các yêu cầu kĩ thuật đã được quy định.

Công ty trực tiếp quản lý các công trình có quy mô lớn, tính chất công việc phù hợp với với năng lực máy móc thiết bị của công ty Công ty cần phân công cán bộ quản lý bám sát thị trường, chỉ đạo kiên quyết, có biện pháp khắc phục sự cố đảm bảo an toàn, chất lượng, hiệu quả.

Công trình thi công đến đâu phải nghiệm thu thanh toán quyết toán theo đúng qui định, cập nhập số liệu, chứng chỉ, thí nghiệm, hoàn công thanh toán có trình độ chuyên môn nghiệp vụ tốt, nắm bắt kịp thời các chế độ chính sách của Nhà Nước, chủ trương lãnh đạo công ty về thanh quyết toán công trình Cần có chính sách, quy định, chế độ thưởng phạt nghiêm minh đối với công tác quyết toán.

Công ty cần phải có kế hoạch cụ thể để thu hồi công nợ từng công trình Hàng tháng, quí phải các bộ phận cần phải có sự đối chiếu chính xác để thu hồi công nợ đạt hiệu quả cao nhất.

Tăng cường mối quan hệ giữa Đảng, đoàn thanh niên, công đoàn trong công ty thành một khối thống nhất, phát huy tinh thần đoàn kết tập thể trong cán bộ nhân viên trong công ty.

Triển khai đầy đủ, đồng bộ cơ chế khoán đối với hoạt động kinh doanh, tạo tính chủ động, quyết định và chịu trách nhiệm của các bộ phận cá nhân Đối với công trình nhỏ, lẻ tổ chức khoán gọn cho các đội tổng hợp và được thực hiện bằng các hợp đồng giao khoán nội bộ Đảm bảo nguyên tắc các đơn vị thi công tự huy động các nguồn vốn theo đúng hướng dẫn và chỉ đạo của công ty.

3.2.2 Sử dụng có hiệu quả và nâng cao năng lực công nghệ

Năng lực công nghệ cũng góp phần quan trọng đối với doanh nghiệp Công nghệ ảnh hưởng đến thời gian, năng suất, chất lượng và giá thi công của các công trình Do vậy việc sử dụng hiệu quả các máy móc thiết bị và công nghệ hiện đại hay không có ý nghĩa rất lớn đối với việc nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty

Một số kiến nghị

Đối với công ty, tôi xin mạnh dạn đưa ra kiến nghị với ban giám đốc nghiên cứu kế hoạch cổ phần hóa công ty, vì khi được cổ phần hóa thì công ty sẽ có thể tăng được nguồn vốn kinh doanh, giúp doanh nghiệp có sức cạnh tranh tốt hơn trên thị trường Đồng thời cơ cấu lại công ty cho hợp lý với kế hoạch cổ phần hóa Đối với Nhà Nước, để các doanh nghiệp thực hiện tốt hoạt động sản xuất kinh doanh góp phần tăng trưởng kinh tế và từ đó nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Ngoài việc các doanh nghiệp đưa ra những định hướng chiến lược hợp lý và các giải pháp để thực hiện cần có sự giúp đỡ tạo điều kiện của Nhà Nước Nhà nước cần xem xét và tạo các điều kiện hỗ trợ sau:

3.3.1 Phát triển hạ tầng kinh tế và pháp lý hỗ trợ sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

Phát triển hệ thống hạ tầng là yếu tố rất quan trọng để thúc đẩy phát triển kinh tế đất nước cũng như tạo điều kiện nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp Hệ thống hạ tầng phát triển không chỉ tạo điều kiện doanh nghiệp tiếp cận các yếu tố đầu vào cho quá trình sản xuất như đất đai, năng lượng… còn tạo điều kiện để doanh nghiệp giảm được chi phí rút ngắn thời gian vận chuyển nguyên vật liệu, đẩy nhanh tiến độ thi công, nâng cao năng lực sản xuất… Do đó Nhà nước cần xây dựng và triển khai các chính sách xây dựng hệ thống giao thông, trường học, bệnh viên… tránh việc xây dựng theo ý chí chủ quan vì lợi ích cục bộ dẫn đến công trình kinh tế không phát huy được hết hiệu quả Lập quy hoạch, kế hoạch chi tiết sử dụng đất đến tận các xã phường và công khai các quy hoạch này đảm bảo cơ sở chắc chắn cho việc giao đất, cho thuê đất và để các doanh nghiệp tiếp cận với đất phục vụ sản xuất.

Xây dựng và phát triển các thị trường đặc biệt là thị trường vốn, lao động, khoa học công nghệ để cho doanh nghiệp tiếp cận với thị trường giảm chi phí giao dịch

Triển khai việc thực hiện nghiêm luật cạnh tranh, đồng thời từng bước hoàn thiện chính sách cạnh tranh với thông lệ quốc tế và điều kiện Viêt Nam hiện nay khi đã thành viên của tổ chức Thương mại thế giới.

3.3.2 Cải cách thủ tục hành chính

Chính phủ cần đẩy nhanh tôc độ cải cách hành chính trên cơ sở tạo thuận lợi nhưng không buông lỏng quản lý, cùng với đó Nhà nước không can thiệp sâu vào hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Đơn giản hóa minh bạch hóa và ban hành quy định rõ ràng về các thủ tục hành chính, đầu tư để giảm bớt thời gian và chi phí cho doanh nghiệp, đồng thời các quy định này phù hợp với quy trình, chuẩn mực quốc tế. Đẩy mạnh tin học hóa công tác đăng kí kinh doanh, hoàn thành mạng thông tin doanh nghiệp toàn quốc, kết nối với tất cả các phòng ban đăng kí kinh doanh tại

63 tỉnh thành phố và kết nối với cơ quan đăng kí kinh doanh cấp huyện

Nâng cao trình độ chất lượng bộ máy công chức, liên tục rà soat lại hệ thống giấy phép, điều kiện kinh doanh mang tính địa phương cản trở cạnh tranh.

Trước mắt cải cách hành chính cần nhanh chóng thực hiện ở các khâu như thuế quan, đất đai, xây dựng, thủ tục xuất nhập khẩu, hải quan, công chứng là những lĩnh vực chủ yếu ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Đẩy nhanh việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, sở hữu nhà cho các doanh nghiệp

3.3.3 Hoàn thiện cơ chế chính sách đối với doanh nghiệp

Nhà nước cần đảm bào cho doanh nghiệp một hệ thống chính sách thống nhất, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp có nhiều thuận lợi trong việc thâm nhập thị trường, nâng cao năng lực cạnh tranh như:

Về hoạt động tài chính, tín dụng: Nhà nước cần hoàn thiện cơ chế cho các loại hình doanh nghiệp được bình đẳng trong việc tiếp cận vốn, bình đẳng về lãi suất… Đẩy mạnh hoạt động của Trung tâm thông tin tín dụng, hiện đại hóa hệ thống cung cấp thông tin, mở rộng dịch vụ cung cấp thông tin tín dụng cho doanh nghiệp. Đầy nhanh tiến trình cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước, buộc các công ty cổ phần phải thường xuyên báo cáo tình hình tài chính… Đồng thời tăng mức ưu đãi cho các doanh nghiệp nhỏ, mới thành lập.

Chính sách thương mại: Cụ thể hóa pháp luật về thương mại, trong đó đặc biệt là Luật thương mại sửa đổi Tăng cường công tác chống buôn lậu và gian lận thương mại trên thị trường nội địa, tạo khung khổ pháp lý ổn định cho hoạt động xuất nhập khẩu.

Về hoạt động khoa học công nghệ: tăng cường thực hiện các biện pháp tiếp thu các công nghệ mới, tham gia việc chuyển giao công nghệ, ứng dụng các thành tựu công nghê, hỗ trợ cho việc nghiên cứu triển khai công nghệ… Nhà nước cũng cần xây dựng và thực hiện chiến lược đào tạo, phát triển nguồn nhân lực

Chính sách đầu tư: xây dựng, sửa đổi và bổ sung quy hoạch, chiến lược phát triển ngành, địa phương cho phù hợp tình hình kinh tế đất nước và phù hợp với xu thế phát triển của thế giới, phù hợp điều kiện địa phương, cam kết quốc tế và công khai hóa những ưu đãi về đầu tư.

Chính sách giáo dục đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực: chất lượng nguồn nhân lực có ảnh hưởng lớn để nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Doanh nghiệp khó có thể đáp ứng nhu cầu nếu không có sự giúp đỡ của Nhà nước vì vậy Nhà nước cần xây dựng chính sách giáo dục và đào tạo hướng tới xây dựng nền giáo dục hiện đại với cơ cấu ngành nghề hợp lý, nâng cao trình độ kiến thức tay nghề Thông qua nắm bắt nhu cầu của doanh nghiệp xây dựng nội dung, chương trình phù hợp.

3.3.4 Phát triển các định chế hỗ trợ doanh nghiệp Ở nước ta hiện nay, nhiều định chế hỗ trợ doanh nghiệp như: các tổ chức tư vấn, các tổ chức nghề nghiệp, các tổ chức quần chúng… Để đáp ứng nhu cầu về các dịch vụ trên cho các doanh nghiệp, cần phải có định chế cung cấp dịch vụ lâu dài và ổn định Muốn vậy nhà nước cần tạo điều kiện thuận lợi cho các định chế này ra đời và hoạt động, cũng như hỗ trợ pháp lý cho các đinh chế này.

Hỗ trợ về cung cấp thông tin cho doanh nghiệp: Để hoạt động kinh doanh,doanh nghiệp cần rất nhiều thông tin trong và ngoài nước như: thông tin về thị trường, thông tin về pháp luật, chính sách, thông tin về công nghệ, về nguồn nguyên liệu… Hiện nay, doanh nghiệp thiếu thông tin nghiêm trọng và do đó ảnh hưởng đến quá trình sản xuất kinh doanh và nâng cao năng lực cạnh tranh Để giúp doanh nghiệp có được thông tin, cần có sự hỗ trợ từ phía các cơ quan Nhà nước, các tổ chức Hình thức hỗ trợ có thể là hình thành các cơ sở dữ liệu thông tin cho doanh nghiệp, phát triển “chính phủ điện tử” Ngoài ra, cần tổ chức cho doanh nghiệp tiếp xúc với các cơ quan chức năng, các cơ quan ngoại giao của Việt Nam ở nước ngoài… Khuyến khích hình thành các tổ chức cung cấp thông tin.

Ngày đăng: 28/08/2023, 00:16

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Khoa khoa học quản lý – Đại học Kinh Tế Quốc Dân – Khoa học quản lý tập I,II - PGS.TS Đoàn Thu Hà, PGS.TS Nguyễn Thị Ngọc Huyền – NXB.Khoa học và kĩ thuật- 2008, Hà Nội Khác
1. Đại học Kinh Tế quốc dân – Marketing căn bản – PGS.TS Trần Minh Đạo – Nhà xuất bản Giáo Dục- 2007, Hà Nội Khác
2. GS.TS Đỗ Hoàng Toàn – Giáo trình lý thuyết quản lý kinh tế - NXB Giáo Dục – 1997, Hà Nội Khác
3. Trần Sửu – Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trong điều kiện toàn cầu hóa – NXB Lao Động – 2006, Hà Nội Khác
4. TS.Lê Đăng Doanh – Năng lực cạnh tranh quốc gia và năng lực cạnh tranh sản phẩm – NXB thống kê – 2003, Hà Nội Khác
5. PGS.TS Nguyến Hữu Khải, Th.S Vũ Thị Hiên – Năng lực canh tranh và hội nhập kinh tế quốc tế - NXB thống kê – 2007, Hà Nội Khác
6. TS. Nguyễn Hữu Thắng – Nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam trong thế hội nhập kinh tế quốc tế - NXB chính trị - 2008, Hà Nội Khác
7. Nguyến Hữu Lam – Quản trị chiến lược phát triển vị thế cạnh tranh – NXB thống kê – 2008, Hà Nội Khác
8. Micheal Porter – Chiến lược cạnh tranh, lợi thế cạnh tranh – NXB trẻ và DTBook - 2009 Khác
9. Tổng cục thống kê – Niêm giám thống kê- NXB thống kê- 2009 10. www.nhadathathanh.com.vn Khác
11. www.batdongsan.com.vn 12. www.vnexpress.net 13. www.tailieu.vn 14. www.moc.gov.vn Khác

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Sơ đồ 1.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức của công ty - Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty tnhh nhà đất hà thành 1
Sơ đồ 1.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức của công ty (Trang 10)
Bảng 1.1: Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty từ năm 2009-2011 - Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty tnhh nhà đất hà thành 1
Bảng 1.1 Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty từ năm 2009-2011 (Trang 14)
Bảng 2.1: Thống kê năng lực máy móc, thiết bị - Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty tnhh nhà đất hà thành 1
Bảng 2.1 Thống kê năng lực máy móc, thiết bị (Trang 21)
Bảng 2.2: Tình hình đảm bảo vốn kinh doanh của công ty (2009-2011) - Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty tnhh nhà đất hà thành 1
Bảng 2.2 Tình hình đảm bảo vốn kinh doanh của công ty (2009-2011) (Trang 23)
Bảng 2.5: Thống kê công nhân kĩ thuật lành nghề năm 2011 - Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty tnhh nhà đất hà thành 1
Bảng 2.5 Thống kê công nhân kĩ thuật lành nghề năm 2011 (Trang 27)
Bảng 2.6: Cơ cấu trình độ lao động của công ty TNHH nhà đất Hà Thành - Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty tnhh nhà đất hà thành 1
Bảng 2.6 Cơ cấu trình độ lao động của công ty TNHH nhà đất Hà Thành (Trang 28)
Bảng 2.7: Bảng so sánh kết quả hoạt động kinh doanh của công ty - Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty tnhh nhà đất hà thành 1
Bảng 2.7 Bảng so sánh kết quả hoạt động kinh doanh của công ty (Trang 35)
Bảng 2.9: So sánh thị phần của công ty với các đối thủ cạnh tranh - Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty tnhh nhà đất hà thành 1
Bảng 2.9 So sánh thị phần của công ty với các đối thủ cạnh tranh (Trang 41)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w