LÝ LUẬN CHUNG VỀ KẾ TOÁN CHI TIẾT NGUYấN VẬT LIỆU TRONG DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT
Những vấn đề cơ bản về nguyên vật liệu trong doanh nghiệp sản xuất
1.1.1.Khái niệm nguyên vật liệu trong doanh nghiệp sản xuất
Nguyên vật liệu là những hàng tồn kho thuộc tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp.Đặc điểm chung của nguyên vật liệu là thời gian luân chuyển ngắn, thường trong vòng một chu kỳ kinh doanh hoặc trong một năm
Nguyên vật liệu là những đối tượng lao động đã được thể hiện dưới dạng vật hoá như: sắt, thép trong doanh nghiệp cơ khí chế tạo, sợi trong doanh nghiệp dệt, da trong doanh nghiệp đóng giày, vải trong doanh nghiệp may mặc,…Nguyờn vật liệu hình thành từ nhiều nguồn khác nhau như mua ngoài, tự sản xuất, nhận vốn gúp,… được sử dụng để phục vụ cho việc sản xuất,chế tạo sản phẩm hoặc thực hiện dịch vụ hay sử dụng cho bán hàng, cho quản lý doanh nghiệp
1.1.2 Phân loại nguyên vật liệu trong doanh nghiệp sản xuất
NVL sử dụng trong các doanh nghiệp có nhiều loại, nhiều thứ có vai trò công dụng khác nhau trong quá trình sản xuất kinh doanh Trong điều kiện đó, đòi hỏi các doanh nghiệp phải phân loại NVL thì mới tổ chức tốt việc quản lý và hạch toán NVL.
Trong thực tế của công tác quản lý và hạch toán ở các doanh nghiệp, NVL thường được phân loại theo cách thông dụng nhất là vai trò và tác dụng áp của NVL trong quá trình sản xuất kinh doanh Theo cách phân loại này, NVL ở các doanh nghiệp được phân ra các loại như sau đây.
- Nguyên vật liệu và vật liệu chính: là nguyên liệu, vật liệu mà sau quá trình gia công chế biến sẽ cấu thành nên thực thể vật chất chủ yếu của sản phẩm.
- Vật liệu phụ: là những vật liệu có tác dụng phụ trong quá trình sản xuất kinh doanh, được sử dụng kết hợp với NVL để hoàn thiện và nâng cao tính năng, chất lượng của sản phẩm hoặc được sử dụng để đảm bảo cho công cụ lao động hoạt động bình thường , hoặc dùng để phục vụ cho nhu cầu kỹ thuật, nhu cầu quản lý.
- Nhiên liệu là những thứ dùng để tạo nhiệt năng như than đá, than bùn, củi xăng, dầu, ga… Nhiên liệu trong các doanh nghiệp thực chất là một vật liệu phụ, tuy nhiên nó được tách ra thành một loại riêng vì việc sản xuất và tiêu dùng nhiên liệu chiếm một tỷ trọng lớn và đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc dân, nhiên liệu cũng có yêu cầu và kỹ thuật quản lý hoàn toàn khác với các loại vật liệu phụ thông thường.
- Phụ tùng thay thế là loại vật tư được sử dụng cho hoạt động thay thế, sửa chữa, bảo dưỡng TSCĐ.
- Thiết bị và vật liệu xây dựng cơ bản là các loại thiết bị, vật liệu phục vụ cho hoạt động xây lắp, xây dựng cơ bản Đối với thiết bị xây dựng cơ bản bao gồm cả thiết bị cần lắp, công cụ, khí cụ và vật kết cấu dùng để lắp đặt cho công trình xây dựng cơ bản.
- Vật liệu khác là các vật liệu không được xếp vào các loại trên như bao bì, vật đóng gói, các loại vật tư đặc chủng, hoặc phế liệu thu hồi.
- Hạch toán theo cách phân loại nói trên đáp ứng được yêu cầu phản ánh tổng quan về mặt giá trị đối với mỗi loại NVL.Để đảm bảo thuận tiện, tránh nhầm lẫn cho công tác quản lý và hạch toán về số lượng giá trị đối với từng thứ NVL, trên cơ sở phân loại theo vai trò và công dụng của NVL, các doanh nghiệp phải tiếp tục chi tiết và hình thành nên “ Sổ danh điểm vật liệu” Sổ này xác định thống nhất tên goi, ký hiệu mã hiệu, quy cách, số hiệu, đơn vị tớnh, giỏ hach toán của từng danh điểm NVL( theo mẫu sau )
Ký hiệu Tên nhãn hiệu, quy cách, phẩm chất NVL Đơn vị tính Đơn giá hạch toán Ghi chú Nhóm Danh điểm
Đánh Giá Vật Liệu : Đánh giá vật liệu là việc xác định giá trị nguyên vật liệu ở những thời điểm nhất định và theo những nguyên tắc nhất định
Theo chuẩn mức 02 - Hàng Tồn Kho thì nguyên vật liệu phải tuân thủ theo các nguyên tắc sau :
Sự hình thành giá vốn thực tế của nguyên vật liệu được phân biệt ở các thời điểm khác nhau trong quá trình sản xuất kinh doanh Nguyên liệu trong doanh nghiệp có thể được đánh giá theo trị giá gốc ( hay còn gọi là giá vốn thực tế), và giá hạch toán
Đánh giá theo giá vốn thực tế :
Giá thực tế nhập kho :
Giá thực tế nguyên vật liệu nhập kho được phản ánh theo từng nguồn nhập : Nhập kho do mua ngoài : Trị giá vốn thực tế nhập kho gồm giá mua, các loại thuế không được hoàn lại, chi phí vận chuyển bốc xếp, bảo quản trong quá trình mua hàng và các chi phí khác có liên quan trực tiếp đến quá trình mua vật tư trừ đi các khoản chiết khấu thương mại, giảm giá hàng mua do không đúng quy cách ,phẩm chất
Với cơ sở kinh doanh là đối tượng nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, giá mua là giá chưa có thuế GTGT
Trường hợp nguyên vật liệu mua vào được sử dụng cho các đối tượng không chịu thuế GTGT tính theo phương pháp khấu trừ hoặc sử dụng cho mục đích phúc lợi, các dự án thì giá mua bao gồm cả thuế GTGT ( tổng giá thanh toán)
Giá thực tế của nguyên vật liệu tự chế biến bao gồm chi phí thực tế của nguyên vật liệu chế biên và chi phí chế biến
Giá thực tế của nguyên vật liệu thuê ngoài gia công chế biến bao gồm giá thực tế của nguyên vật liệu xuất thuê ngoài gia công chế biến , chi phí vận chuyển nguyên vật liệu đến nơi chế biến và từ nơi chế biến về đơn vị , tiền thuê gia công chế biến ( theo hợp đồng thuê gia công chế biến )
Nhập nguyên vật liệu do nhận vốn góp liên doanh : Trị giá vốn thực tế của nguyên vật liệu nhập kho do hội đồng liên doanh thỏa thuận cộng các chi phí khác phát sinh khi nhận.
Nhiệm vụ của kế toán nguyên vật liệu trong doanh nghiệp sản xuất
Để cung cấp đầy đủ, kịp thời và chính xác thông tin cho công tác quản lý NVL trong các doanh nghiệp, kế toán NVL phải thực hiện các nhiệm vụ chủ yếu sau:
- Ghi chép, tính toán, phản ánh chính xác, trung thực kịp thời số lượng, chất lượng và giỏ thỏnh thực tế của NVL nhập kho.
- Tập hợp và phản ánh đầy đủ, chính xác, kịp thời số lượng và giá trị NVL xuất kho, kiểm tra tình hình chấp hành các định mức tiêu hao NVL.
- Phân bổ hợp lý giá trị NVL, sử dụng các đối tượng tập hợp chi phí sản xuất kinh doanh
- Tính toán và phản ánh chính xác số lượng và giá trị NVL, tồn kho phát hiện kịp thời NVL thiếu, thừa, ứ đọng, kém phẩm chất để doanh nghiệp có biện pháp xử lý kịp thời, hạn chế đến mức tối đa thiệt hại có thể xảy ra.
- Kiểm tra, giám sát tình hình thực hiện kế hoạch mua, dự trữ và sử dụng từng loại NVL đáp ứng yêu cầu sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Kế toán chi tiết nguyên vật liệu trong doanh nghiệp sản xuất
Nguyên vật liệu trong doanh nghiệp được hạch toán chi tiết theo từng người chịu tránh nhiệm vật chất theo từng lô, từng loại, từng thứ vật tư Tuỳ theo yêu cầu quản lý của từng doanh nghiệp để lựa chọn phương pháp kế toán chi tiết phù hợp.
Tổ chức kế toán chi tiết vật tư trong các doanh nghiệp cần kết hợp chặt chẽ với kế toán nghiệp vụ ở kho bảo quản nhằm giảm bớt việc ghi chép trùng lặp giữa các loại hạch toán, đồng thời tăng cường công tác kiểm tra, giám sát của kế toán đối với hạch toán nghiệp vụ ở nơi bảo quản.
1.3.1.Chứng từ kế toán nguyên vật liệu sử dụng trong doanh nghiệp sản xuất
Theo chế độ kế toán hiện hành, để kế toán NVL sử dụng chủ yếu các chứng từ sau:
- Phiếu nhập kho ( Mẫu 01 - VT)
- Phiếu xuất kho ( Mẫu 02 - VT)
- Biên bản kiểm nghiệm vật tư, sản phẩm, hàng hoá ( Mẫu 03 - VT)
- Phiếu báo cáo vật tư còn lại cuối kỳ ( Mẫu 04 - VT)
- Biên bản kiểm kê vật tư, sản phẩm, hàng hoá ( Mẫu 05 - VT)
- Bảng kê mua hàng ( Mẫu 06 - VT)
- Bảng phân bổ nguyờn liờu, vật liệu ( Mẫu 07 - VT)
1.3.2 Tài khoản kế toán nguyên vật liệu sử dụng trong doanh nghiệp sản xuất
* Tài khoản 152 “ Nguyên liệu, vật liệu”: Tài khoản này dùng để ghi chép, phản ánh số hiện có và tình hình biến động tăng, giảm của các NVL theo giá thực tế Kết cấu và nội dung của tài khoản 152 như sau:
- Giá thực tế của NVL nhập kho do mua ngoài, tự chế, thuê ngoài gia công, chế biến, nhận vốn góp, được cấp hoặc từ các nguồn khác.
- Trị giá NVL thừa phát hiện khi kiểm kê.
- Kết chuyển giá thực tế của NVL tồn kho cuối kỳ ( Trường hợp doanh nghiệp kế toán hàng tồn kho theo phương pháp KKĐK).
- Giá thực tế NVL xuất kho dùng vào sản xuất, kinh doanh, để bỏn, thuờ ngoài gia công chế biến, hoặc đưa đi góp vốn.
- Trị giá NVL trả lại người bán hoặc được giảm, giá chiết khấu thương mại.
- Trị giá NVL hao hụt , mất mát phát hiện khi kiểm kê.
- Kết chuyển giá thực tế của NVL tồn kho đầu kỳ ( trường hợp doanh nghiệp kế toán hàng tồn kho theo phương pháp KKĐK).
Số dư nợ :Giá thực tế NVL tồn kho cuối kỳ.
TK 152 có thể mở thành các tài khoản cấp 2 để kế toán chi tiết theo từng loại, nhóm thứ vật liệu tuỳ thuộc vào yêu cầu quản lý của doanh nghiệp chi tiết TK này theo vai trò công dụng của NVL như sau:
TK 152: Nguyên vật liệu chính.
Tài khoản 151 “ Hàng mua đang đi trên đường”: Tài khoản này dùng để phản ánh trị giá các loại hàng hoá, vật tư (NVL, hàng hoá ) mua ngoài đã thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp còn đang trên đường vận chuyển, ở bến cảng, bến bãi hoặc đã về đến doanh nghiệp nhưng đang chờ kiểm nhận nhập kho TK 151 có kết cấu, nội dung như sau:
- Trị giá hàng hoá vật tư đi đường đã mua đang đi đường.
- Kết chuyển trị giá thực tế của hàng vật tư mua đang đi dường cuối kỳ (Trường hợp doanh nghiệp đã hạch toán ttồn kho theo phương pháp KKĐK ).
- Trị giá hàng hoá, vật tư đi đường đã về nhập kho hoặc đã chuyển giao cho các đối tượng sử dụng hay khách hàng.
- Kết chuyển trị giá thực tế của hàng hoá, vật tư đã mua đi đường đầu kỳ ( trường hợp doanh nghiệp hach toán hàng tồn kho theo phương pháp KKĐK).
Số dư Nợ: Trị giá hàng đi đường chưa về nhập kho.
1.3.3 Phương pháp sử dụng kế toán nguyên vật liệu trong doanh nghiệp sản xuất
Phương pháp thẻ song song
- Ở kho: Thủ kho dùng Thẻ kho để phản ánh tình hình nhập, xuất, tồn NVL về mặt số lượng Hàng ngày khi nhận được chứng từ nhập, xuất NVL, thủ kho tiến hành kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp của chứng từ rồi ghi số thực nhập, thực xuất vào thẻ kho Định kỳ, thủ kho tính ra số nhập, xuất và số tồn cuối kỳ của từng loại NVL trên Thẻ kho và đối chiếu số liệu với kế toán chi tiết NVL
- Tại phòng kế toán: Kế toán mở sổ hoặc thẻ chi tiết NVL ghi chép sự biến động nhập, xuất, tồn của từng loại NVL cả về hiện vật và giá trị Hàng ngày hoặc định kỳ sau khi nhận được các chứng từ nhập, xuất kho NVL do thủ kho nộp, kế toán kiểm tra ghi đơn giá, tính thành tiền và phân loại chứng từ và vào sổ chi tiết NVL.
Cuối kỳ kế toán tiến hành cộng sổ và tính ra số tồn kho cho từng loại vật liệu, đồng thừo tiến hành cộng sổ và tính ra số tồn kho cho từng vật liệu với thẻ tương ứng Căn cứ vỏo cỏc sổ kế toán chi tiết vật liệu để ghi vào Bảng tổng hợp nhập, xuất, tồn vật liệu.
Phương pháp này đơn giản trong khâu ghi chép, dễ kiểm tra đối chiếu, dễ phát hiện sai sót đồng thừi cung cấp thông tin nhập, xuất và tồn kho của từng danh điểm NVL kịp thời, chính xác Tuy nhiên, phương pháp này việc ghi chép trùng lặp giữa thủ kho và kế toán ở chỉ tiêu số lượng, làm tăng khối lượng công việc của kế toán, tốn nhiều công sức và thời gian Do vậy, phương pháp này chỉ thích hợp với các doanh nghiệp thực hiện kế toán bằng tay trong điều kiện doanh nghiệp cú ớt danh điểm vật tư, trình độ chuyên môn của cán bộ kế toán còn hạn chế.
Kế toán chi tiết nguyên vật liệu theo phương pháp thẻ song song được khái quát qua sơ đồ:
Ghi cuối kỳ: Đối chiếu:
Hệ thống sổ kế toán chi tiết nguyên nguyên vật liệu trong doanh nghiệp sản xuất
Thẻ kho Sổ kế toán
Sổ kế toánTổng hợp nghiệp sản xuất
Thẻ kho được sử dụng ở kho, do thủ kho ghi chép theo từng danh điểm vật liệu.Thẻ kho được phát cho thủ kho sau khi đã vào sổ “ đăng ký thẻ kho” Thẻ kho ghi chép về mặt số lượng, phản ánh tình hình biến động của từng danh điểm NVLtrờn cử sử phiếu nhập kho, phiếu xuất kho Mỗi chứng từ ghi vào thẻ kho một dũng trờn cư sử số thực nhập, thực xuất Cuối ngày ( hoặc sau mỗi lần nhập, xuất ), thủ kho phải tính ra số tồn kho trên từng thẻ kho Theo định kỳ nhân viên kế toán vật tư xuống kho nhận chứng từ và kiểm tra việc ghi chép của thủ kho trên thẻ kho và sau đó ký xác nhận vào thẻ kho Thẻ kho được lập theo Mẫu số S12 – DN.
Cột A: Ghi số thứ tự.
Cột B: Ghi ngày, tháng của Phiếu nhập kho, Phiếu xuất kho.
Cột C, D: Ghi số hiệu của Phiếu nhập kho hoặc Phiếu nhập kho.
Cột E: ghi nội dung của nghiệp vụ kinh tế phát sinh.
Cột F: Ghi ngày nhập, xuất kho.
Cột 1: Ghi số lượng nhập kho.
Cột 2: Ghi số lượng xuất kho.
Cột 3: ghi số lượng tồn kho sau mỗi lần nhập, xuất hoặc cuối mỗi ngày.
Theo định kỳ, nhân viên kế toán vật tư xuống kho nhận chứng từ và kiểm tra việc ghi chép Thẻ kho của Thủ kho, sau đó ký xác nhận vào Thẻ kho ( Cột G). Sau mỗi lần kiểm kê phải tiến hành điều chỉnh số liệu trên Thẻ kho cho phù hợp với số liệu thực tế kiẻm kê theo chế độ quy định.
1.4.2 Thẻ kế toán chi tiết nguyờn vật liệu
Thẻ kế toán chi tiết NVL được mở theo từng danh điểm NVL tương ứng với thẻ kho mở ở kho Thẻ này có nội dung tương tự như thẻ kho chỉ khác là theo dõi cả mặt giá trị của NVL Hàng ngày hoặc định kỳ, nhân viên kế toán sau khi nhận chứng từ nhập xuất kho với các chứng từ khác có liên quan ( hoá đơn GTGT, hoá đơn bán hàng, phiếu vận chuyển, biên bản kiểm nhận,… ), tính thành tiền theo đơn giá hạch toán và ghi vào chứng từ nhập, xuất kho Từ đó ghi vào các thẻ kế toán chi tiết liên quan theo từng loại NVL.
THẺ KẾ TOÁN CHI TIẾT NGUYÊN VẬT LIỆU
Số danh điểm:……… Đơn vị tớnh:……… Kho:………
Nhập Xuất Tồn Ghi chú Số hiệu
Ngày tháng SL TT SL TT SL TT
1.4.3 Bảng tổng hợp chi tiết nhập - xuất - tồn NVL
Bảng này thường được dùng để đối chiếu giữa kế toán chi tiết với kế toán tổng hợp NVl theo giá hach toán Bảng được lập sauu khi kế toán chi tiết với thẻ kho, kế toán căn cứ vào các thẻ kho kế toán chi tiết với thẻ kho, kế toán căn cứ vào các thẻ kế toán chi tiết để lập bảng tồng hơpk nhập, xuất, tồn theo từng loại NVL.
BẢNG TỔNG HỢP CHI TIẾT NHẬP - XUẤT - TỒN KHO NVL
Tồn đầu tháng Nhập trong tháng
Xuất trong tháng Tồn cuối tháng
SL TT SL TT SL TT SL TT
1.4.4 Sổ kế toán chi tiết vật liệu
Sổ này được dùng để theo dõi chi tiết tình hình nhập, xuất, và tồn kho cả về số lượng và giá trị của từng thứ NVL ở từng kho làm căn cứ để đối chiếu với việc ghi chép của thủ kho.
Căn cứ vào phương pháp ghi sổ:
Cột A, B: Ghi số liệu, ngày, tháng, của chứng từ nhập, xuất kho vật liệu.
Cột C: Ghi diễn giải nội dung của chứng từ để ghi sổ.
Cột D: Ghi số liệu tài khoản đối ứng.
Cột 1: Ghi đơn giá( giá vốn) của một đơn vị vật liệu xuất kho
Cột 2: Ghi số lượng vật liệu nhập kho.
Cột 3: Căn cứ vào hoá đơn, phiếu nhập kho ghi giá trị ( số tiền) vật liệu nhập kho ( cột 3 = cột 1 x cột 2)
Cột 4: Ghi số lượng vật liệu xuất kho.
Cột 5: Ghi giá trị vật liệu xuất kho ( cột 5 = cột 1 x cột 4)
Cột 6: Ghi số lượng vật liệu tồn kho ( cột 7 = cột 1 x cột 6)
1.4.5 Bảng tổng hợp chi tiết vật liệu
Dùng để tổng hợp phần giá trị từ các trang sổ, thẻ chi tiết NVL, sản phẩm, hàng hoá, nhằm đối chiếu với số liệu tài khoản 152, 155, 156, trên sổ cái hoặc Nhật ký - sổ cái.
Mỗi tài khoản vật liệu, sản phẩm, hàng hoá, được lập bảng riêng Bảng này được lập vào cuối tháng, căn cứ vào số liệu dòng cộng trên sổ chi tiết vật liệu, sản phẩm, hàng hoá, để lập.
Bảng tổng hợp chi tiết vật liệu để lập theo Mẫu S11 – DN.
Căn cứ vào phương pháp ghi sổ:
Cột A: Ghi số thứ tự vật liệu
Cột B: Ghi tên quy cách vật liệu, sản phẩm, hàng hoá, theo sổ chi tiết vật liệu Cột 1: Ghi giá trị tồn đầu kỳ( số liệu dòng tồn đầu kỳ ở cột 7 trên sổ vật liệu, sản phẩm, hàng hoá )
Cột 2: Ghi giá trị nhập trong kỳ (số liệu dòng cộng cột 3 trên sổ vật liệu,sản phẩm, hàng hoá, )
Cột 3: Ghi giá trị xuất trong kỳ ( lấy số liệu dòng cộng cột 5 trên sổ vật liệu,sản phẩm, hàng hóa )
Cột 4: Ghi giá trị tồn cuối kỳ ( số liệu dòng tồn cuối kỳ ở cột 7 trên sổ vật liệu) Sau khi ghi xong tiến hành cộng bảng tổng hợp Số liệu trờn dũng tổng cộng được đối chiếu với số liệu trên Nhật Ký - sổ cái hoặc trên sổ cái của các tài khoản
- Số liệu cột 1: Được đối chiếu số dư đầu kỳ
- Số liệu cột 2: Được đối chiếu phát sinh Nợ
- Số liệu cột 3: Được đối chiếu với số phát sinh Có
- Số liệu cột 4: được đối chiếu số dư cuối kỳ
THỰC TRẠNG KẾ TOÁN CHI TIẾT NGUYÊN VẬT LIỆU
Đặc điểm công tác kế toán tại công ty
Xuất phát từ những đặc điểm tổ chức quản lý và tổ chức sản xuất của công ty, bé máy kế toán của đơn vị được tổ chức theo hình thức tập chung Theo hình thức này công tác quản lý kinh tế tài chính được hạch toán chung toàn công ty Khoảng 3-5 ngày mét lần các kế toán viên xuống các bộ phận liên quan lấy chứng từ để xử lý và tiến hành hoạch toán Phần mềm kế toán được áp dụng là phần mềm ACSOFT của phòng thương mại công nghiệp Việt Nam thiết kế công ty mua về.
Phần mềm kế toán ACSOFT sẽ giúp kế toán xác định doanh thu chi phí và giá thành chi tiết của từng mặt hàng, từng bộ phận sản xuất kinh doanh qua các kỳ kế toán Tự động trích khấu hao kết chuyển và phân bổ các chi phí sản xuất theo cỏc tiờu thức tuỳ chọn, quản lý hàng hoá, thành phẩm, vật tư, quản lý tài sản vá công nợ theo các yêu cầu quản trị In trực tiếp chứng từ thu- chi, nhập- xuất và tự động lưu trữ dữ liệu kế toán qua các kỳ kế toán theo địa chỉ người dùng chỉ định
ACSOFT 2000 được thiết kế thành 7 phân hệ chính, và được liên kết tuân thủ theo quy trình kế toán chuẩn mực.
ACSOFT với giao diện trực quan sẽ giảm bớt các thao tác tăng tốc độ cập nhập của kế toán phần hành Hệ thống tài khoản trong phần mềm được thiết kế phù hợp với yêu cầu quản trị của mọi loại hình doanh nghiệp với 5 cấp độ chi tiết.Bằng việc khai báo cỏc tiờu thức quản lý ACSOFT sẽ giỳp cỏc doanh nghiệp quản lý chặt chẽ tài sản, vật tư, tiền vốn.
Sơ đồ : Sơ đồ phần mềm kế toán ACSOFT 2000
Các nghiệp vụ kinh tế phát sinh
Các báo cáo chi tiết
Các bảng kê tài khoản Báo cáo TSCĐ
Sổ thanh toán tạm ứng Chi tiết các khoản phải thu sổ chi tiết các khoản phải trả sổ chi tiết hàng hoá sổ chi tiết thành phẩm chi tiết NVL chính chi tiết NVL phụ Chi tiết CCDC Thẻ kho Báo cáo chi tiết TK khác
Sổ tổng hợp Báo cáo chi tiết doanh thu Báo cáo tổng hợp doanh thu Báo coá chi phí theo khoản mục Báo cáo giá thành phân xưởng Báo cáo giá thành đon vị Báo cáo chi tiết lỗ lãi
Sổ cái kế toán Nhật ký chung Bảng cân đói SPS Bảng cân đối kế toán KQHDKD Báo cáo lưu chuyển tiền tệ Thuyết minh báo cáo tài chính
Sổ kế toán chi tiết
Tài sản kế toán khác Ngoài bảng
Kế toỏn tổng hợp Lương BHXH
Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán của công ty
2.1.4.1 Tổ chức bộ máy kế toán tại công ty
- Bộ máy kế toán của công ty được tổ chức theo mô hình tập trung Các nghiệp vụ kế toán phát sinh được tập trung ở phòng kế toán của công ty Tại đây tổ chức hướng dẫn và kiểm tra thực hiện toàn bộ phương pháp thu thập xử lý thông tin ban đầu, thực hiện đầy đủ ghi chép ban đầu, chế độ hạch toán và chế độ quản lý tài chính theo đúng quy định của bộ tài chính, cung cấp một cách đầy đủ,kiệp thời, chính xác những thông tin toàn cảnh về tình hình tài chính của công ty Từ đó tham mưu cho ban tổng giám đốc để đề ra biện pháp các quy định phù hợp với đường lối phát triển của công ty.
Tại phòng kế toán của công ty gồm có 6 nhân viên:
- Trưởng phòng kế toán : là một kế toán tổng hợp , có mối liên hệ với các kế toán viên thành phân, có năng lực điều hành và tổ chức Kế toán trưởng có quan hệ chặt chẽ với phó tổng giám đốc kinh doanh, tham mưu cho ban tổng giám đốc về chính sách tài chính kế toán của công ty, ký duyệt các tài liệu kế toán, phổ biến chủ trương và chỉ đạo thực hiện chủ trương về chuyên môn, đồng thời yêu cầu các bộ phận chức năng khác trong bộ máy quản lý của đơn vị cùng phối hợp thực hiện những công việc chuyên môn có liên quan tới các bộ phận chức năng các kế toán thành phần có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, chịu sự chỉ đạo trực tiếp về ngiệp vụ của kể toán trưởng trao đổi trực tiếp với kế toán trưởng về các vấn đề liên quan đến nghiệp vụ cũng như về chế độ kế toán, chính sách tài chính của nhà nước.
- Phó phòng kế toán : là nhân viên kế toán tài sản liên doanh đầu tư, thuế và các khoản công nợ phảI trả nhà nước Chịu trách nhiệm về tình hình tăng giảm tài sản ở công ty, đồng thời tính và trích khấu hao cho tài sản cố định Bên cạnh đó kế toán còn kiêm phần đề xuất xây dựng và kiểm tra kế hoạch liên doanh , liên kết đầu tư, tình hình vay trả trong đầu tư
- Kế toán tiền lương và bảo hiểm xã hội : tính toán và hạch toán tiền lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế,bảo hiểm thất nghiệp và kinh phí công đoàn, các khoản khấu trừ vào lương, các khỏan thu nhập , trợ cấp cho cán bộ công nhân viên trong công ty Hàng tháng thông qua bảng chấm công do các phòng ban gửi lên, cùng với hệ số lương gián tiếp,bảng thanh toán lương, tập hợp số liệu lập bảng tổng hợp thanh toán lương của công ty, lập bảng phân bổ.
- Kế toán thanh toán: chịu trách nhiệm trong việc thanh toán và tình hình thanh toán với tất cả khách hàng cộng thêm cả phần công nợ phảI trả Sau khi kiểm tra tính hợp lệ hợp pháp của chứng từ gốc, kế toán thanh toán viết phiếu thu chi ( đối với tiền mặt), sec, ủy nhiệm chi ( đối với tiền gửi ngân hàng) hàng tháng lập bảng kê tổng hợp sec và sổ chi tiết đối chiếu với sổ sách thủ quỹ, sổ phụ ngân hàng, lập kế hoạch tiền mặt gửi lên cho ngân hàng có quan hệ giao dịch
Quản lý các tài khoản 111, 112 và các tài khoản chi tiết của nó Đồng thời theo dõi các tài khoản công nợ phảI thu, phảI trả trong công ty và giữa công ty với khách hàng, phụ trách các tài khoản 131, 136, 331, 336, 333, 141.
- Thủ quỹ : quản lý quỹ tiền mặt của công ty, hằng ngày căn cứ vào phiếu thu chi tiền mặt để xuất hoặc nhập quỹ tiền mặt, ghi sổ quỹ phần thu chi Sau đó tổng hợp đối chiếu với kế tóan thu chi có liên quan
- Kế toán nguyên vật liệu : thực hiện việc ghi chép nguyên liệu xuất nhập kho thông qua các phiếu xuất kho hay nhập kho và phảI tổng hợp tình hình xuất nhập kho, tồn kho theo số lượng Ngoài ra phảI đảm bảo đơn giá xuất nhập kho theo quy định của công ty Chịu trách nhiệm quản lý hàng hóa của công ty trên sổ sách.
Sơ đồ 2.1: Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán:
2.1.4.2: Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán của công ty : Để phù hợp với tình hình kinh doanh của đơn vị, chủ yếu là các nghiệp vụ bán hàng, nên đơn vị đã tổ chức lựa chọn bộ sổ kế toán theo hình thức chứng từ ghi sổ, được mở hàng tháng cho các tài khoản có nội dung kinh tế giống nhau, và cứ 03 ngày ghi sổ một lần.
Chứng từ ghi sổ được mở theo số phát sinh bên có , đối ứng nợ với các tài khoản đối ứng Được ghi theo thời gian Hình thức ghi sổ kế toán của công ty được tổ chức theo:
KÕ toán l ong, các khoản trÝch theo l ơng, bhxh
KÕ Toán NGuyên vËt liệu
Hình thức ghi sổ theo chứng từ ghi sổ
Sơ đồ 2.2: Hình thức ghi sổ theo chứng từ ghi sổ
Ghi cuối tháng : Đối chiếu, kiểm tra :
Sổ thẻ kế toán chi tiÕt
Bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại
Bảng tổng hợp chi tiết
Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ
Sổ cái : Mở cho từng tài khoản tổng hợp và mở cho cả năm, chi tiết cho từng tháng trong đó bao gồm số dư đầu kỳ, số phát sinh trong kỳ và số dư cuối kỳ.
Chứng từ ghi sổ : vì ngiệp vụ kế toán phát sinh cũng không nhiều, nên cứ 3 ngày công ty lại ghi một lần, việc ghi ở chứng từ ghi sổ là căn cứ ở bảng tổng hợp chứng từ cùng loại ( các nghiệp vụ kinh tế phát sinh có nội dung giống nhau), và không ghi trùng Ghi có cho các tài khoản và đối ứng nợ với các tài khoản liên quan.
Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ :căn cứ vào chứng từ ghi sổ để đăng ký mở sổ đăng ký chứng từ ghi sổ, việc ghi trên sổ đăng ký chứng từ ghi sổ là lấy tổng giá trị của chứng từ kế tóan liên quan Tổng giá trị trên sổ đăng ký chứng từ phảI bằng tổng giá trị trên các chứng từ.
Sô chi tiết : dùng để theo dõi các tài khoản cần hạch toán chi tiết
Sổ quỹ : dùng để theo dõi tiền mặt trong công ty.
2.1.4.3 : Đặc điểm về chứng từ kế toán được sử dụng :
Chứng từ kế toán được sử dụng trong công ty áp dụng theo quy định của bộ tài chính, công ty không sử dụng mẫu hóa đơn chứng từ riêng vì Ýt có những nghiệp vụ kinh tế đặc thù Trình tự luân chuyển chứng từ tại công ty Cổ Phần Tư Vấn Đầu
Tư và Phát Triển N.N bao gồm 4 khâu sau:
- Lập chứng từ theo các yếu tố của chứng từ hoặc tiếp nhận chứng từ từ bên ngoài : tùy theo nội dung kinh tế của nghiệp vụ mà sử dụng chứng từ thích hợp.
- Kiểm tra chứng từ : khi nhận và lập chứng từ đều phảI kiểm tra tính hợp lệ, hợp lý và hợp pháp của chứng từ.
- Sử dụng chứng từ cho lãnh đạo nghiệp vụ, cho các bộ phận liên quan, ghi sổ kế toán, và chu chuyển chứng từ cho các phòng ban.
Chính sách, chế độ kế toán tại công ty
- Kỳ kế toán năm : Bắt đầu từ ngày 01/01 đến ngày31/12.
- Đơn vị tiền tệ sử dụng trong kỳ kế toán : Đồng Việt Nam ( vnd).
- Chế độ kế toán áp dụng : chế độ kế toán doanh nghiệp Việt Nam.
- Hình thức kế toán áp dụng : kế toán thủ công
- Hình thức sổ sách kế toán áp dụng : chứng từ ghi sổ
- Phương pháp khấu hao tài sản cố định : tài sản cố định của công ty bao gồm tài sản cố định hữu hình và tài sản cố định vô hình Tài sản cố định được tính theo nguyên giá và khấu hao lũy kế Khấu hao tài sản được tính theo phương pháp đường thẳng.
- Phương pháp hạch toán hàng tồn kho : theo phương pháp kê khai thường xuyên.
- Xác định giá trị hàng tồn kho của công ty theo phương pháp giá đích danh
- Phương pháp áp dụng thuế : phương pháp khấu trừ
- Nguyên tắc nghi nhận các khoản tiền và tương đương tiền : trong năm nghiệp vụ phát sinh bằng ngoại tệ được chuyển sang VND thực tế tại ngày phát sinh theo tỷ giá thông báo của ngân hàng HSBC
+ Thuế suất thuế GTGT theo quy định của BTC
+ Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp: theo tỷ lệ quy định của nhà nước trên thu nhập chịu thuế.
+ Các loại thuế khác theo quy định hiện hành
2.2.1: Đặc điểm nguyên vật liệu và quản lý nguyên vật liệu tại công ty
2.2.1.1: Đặc điểm nguyên vật liệu và phân loại nguyên vật liệu:
2.2.1.2: Đặc điểm của nguyên vật liệu : Sản phẩm được bầy bán tại công ty rất đa dạng, phong phú, có nhiều chủng loại phù hợp với thị hiếu của khách tham quan du lịch, và các quý khách hàng yêu thích nền văn hóa cũng như con người Việt Nam Vì sản phẩm của công ty là đồ cổ, giả cổ, các tác phẩm hội họa, nên doanh nghiệp sử dụng các loại vật liệu như : gỗ tự nhiên, toan vẽ, sơn dầu, sơn mài, giấy các loại
* Tổ chức công tác thu mua nguyên vật liệu tại Công Ty Cổ Phần Tư Vấn Đầu Tư Và Phát Triển N.N: ở công ty kế hoạch mua nguyên vật liệu được xây dựng dựa trên kế hoạch sản xuất (do phòng kế hoạch lập ) đồng thời dựa trên định mức tiêu hao vật liệu cho từng loại sản phẩm Do vậy hàng tháng, hàng quý, căn cứ vào khả năng sản xuất của công ty cũng như khả năng tiêu thụ sản phẩm của công ty, mà thu mua vật tư kịp thời đáp ứng đầy đủ cho công tác sản xuất
* Nguồn cung cấp vật tư : Nguyên liệu mà công ty sử dụng phải mua từ các đơn vị nhập khẩu từ nước ngoài,nên giá cả rất đắt và cũng tương đối khan hiếm.Mặt khác vì sản phẩm của công ty là các tác phẩm nghệ thuật có giá trị cao, nên việc sàn lọc để lựa chọn nguyên vật liệu cũng là công việc không dễ dàng thường do phòng kỹ thuật của công ty kiểm tra và lựa chọn, việc mua nguyên liệu công ty phải chịu tiền vận chuyển nguyên liệu, thuê bến bãi nêu việc thuê bến bãi, chi phí vận chuyển thấp thì giá thành sản phẩm cũng thấp , sản phẩm sẽ đến được với tay người tiêu dùng nhiều hơn,thì lợi nhuận và thu nhập bình quan đầu người của nhân viên trong công ty sẽ cao, đồng thời tạo được nhiều công ăn việc làm cho người lao động Nhưng nếu việc thu mua có chi phí cao sẽ làm đội giá thành , khách hàng sẽ rè rặn hơn trong việc mua sản phẩm nhất là trong thời kỳ “bão giá” như hiện nay , sẽ làm ảnh hưởng đáng kể đến thu nhập của công ty Do đó vấn đề thu mua vật tư ở đâu, mua như thế nào cũng là vấn đề cần thiết được xem xét kỹ lưỡng của công ty Theo quy định của công ty, khi mua nguyên vật liệu cần phải có hóa đơn GTGT do bộ tài chính phát hành kèm theo Trong trường hợp mua của các cá nhân không có hóa đơn GTGT thì phải yêu cầu người bán viết giấy biên nhận ghi rõ loại nguyên vật liệu mua về, đơn giá, số lượng, thành tiền
2.2.1.3: Phân loại vật liệu tại công ty
Sản phẩm của công ty chủ yếu là để đáp ứng cho các khách tham quan du lịch ( chủ yếu là người nước ngoài), nên sản phẩm yêu cầu có tính thẩm mỹ cao, nhưng phải giữ được nét đặc trưng của văn hóa Việt , con người Việt Nên những sản phẩm thủ công rất được chú trọng, đồng thời với sự tiến bộ của kỹ thuật, những sản phẩm của công ty cũng phản ánh được những nét đẹp đương thời Ngoài ra, sản phẩm của công ty cũng có các tác phẩm nghệ thuật giá trị cao của các họa sỹ nổi tiếng ở trong nước và quốc tế Xuất phát từ đặc điểm đó nên vật liệu của công ty cũng được phân chia thành nhiều nhóm như sau, hiện nay có 6 nhóm chính sau + Khung tranh
+ Sơn dầu để vẽ tranh
+ Sơn mài để vẽ tranh
* Quản lý nguyên vật liệu tại công ty : Nói đến công tác quản lý vật tư thì không thể không nói đến vai trò của thủ kho , bởi vì thủ kho ngoài nhiệm vụ quản lý và bảo quản tốt vật tư có trong kho , còn phải cập nhập sổ sách hàng ngày, theo dõi số hiện có và tình hình nhập xuất nguyên vật liệu ở trong kho về mặt số lượng, hằng ngày còn phải ghi chép vào thẻ kho ( mẫu 06 - VT),khi nào sắp hết phải báo cho phòng kế hoạch vật tư đi mua Trường hợp thủ kho ghi thiếu so với kiểm kê thì phải bổ sung thẻ kho, còn trong trường hợp thủ kho không đảm bảo số lượng vật liệu khi kiểm kê mà có thể bị mất hoặc thất lạc, thì phải bồi thường vật chất tùy thuộc mức độ Đối với công nhân, kỹ thuật : khi nhận các bán thành phẩm để tiếp tục gia công tiếp,hoặc khi nhận vật liệu để sản xuất thì phải kiểm tra sơ bộ chất lượng nguyên vật liệu Sau khi nhận xong phải có trách nhiệm bảo vệ cẩn thận, nếu mất mát ở bộ phận nào thì bộ phận Êy phải chịu trách nhiệm trước công ty
Sản phẩm làm xong phải được phòng kỹ thuật kiểm tra kỹ lưỡng, sau đó đem cất đặt cẩn thận, sau cuối mỗi ca làm việc thì phải dọn vệ sinh sạch sẽ nơi làm, tránh bừa bãi, nhếc nhác
2.2.2 : Đánh giá nguyên vật liệu tại công ty
Công Ty Cổ Phần Tư Vấn Đầu Tư và Phát Triển N.N, với quy mô sản xuất cũng tương đối lớn, sản phẩm sản xuất ra được khách hàng chào đón rất nhiệ tình, nên việc nhập xuất nguyen vật liệu cũng diễn ra tương đối đều đặn với từng thứ và từng loại Nguyên vật liệu của công ty chủ yếu hình thành do mua ngoài, kế toán công ty sử dụng theo giá thực tế để nhập kho, và cuối tháng sử dụng giá bình quân gia quyền để tính trị giá hàng xuất kho nguyên vật liệu a Giá thực tế nhập kho: Công Ty thường mua vật liệu với số lượng lớn, mà công ty lại không có đội vận chuyển , nên khi vật liệu được mua về, trị giá thực tế của nguyên vật liệu mua về là giá ghi trên hóa đơn giá trị gia tănng không bao gồm thuế GTGT được khấu trừ và chi phí vận chuyển, căn cứ vào hóa đơn cước phí vận chuyển mà các đơn vị vận chuyển bàn giao. b Giá thực tế xuất kho : Để việc tính giá dễ dàng và đơn giản, mặt khác phù hợp lính vực nghành nghề kinh doanh của công ty, công ty đã sử dụng phương pháp xuất kho theo phương pháp thực tế đích danh c Phương pháp hạch toán nhập – xuất nguyên vật liệu:
Việc phản ánh chính xác kịp thời tình hình xuất nhập, tồn kho nguyên vật liệu là công việc rất quan trọng, đòi hỏi người thủ kho phải cẩn thận, chính xác để không làm ngừng trệ việc sản xuất vì thiếu nguyên vật liệu
Hằng ngày thủ kho phải ghi chép, phản ánh những nguyên vật liệu đã xuất, nhập trên thẻ kho các chứng từ dùng để phản ánh theo dõi tình hình xuất nhập nguyên vật liệu gồm có:
2.2.2.1: Kế toán chi tiết tình hình nhập xuất kho nguyên võt liệu: Ở Công Ty Cổ Phần Tư Vấn Đầu Tư và Phát Triển N.N chỉ xảy ra có trường hợp nhập kho nguyên vật liệu do mua ngoài Vật liệu chyển về phải có hóa đơn đi kèm Vật liệu nhập kho ngoài hóa đơn mua đi kèm còn phải có biên bản kiêm nghiệm nguyên vật tư của phòng kỹ thuật, vì vật liệu của công ty yêu cầu về chất lượng rất nghiêm ngặt.
*Thủ tục xuất kho nguyên vật liệu : căn cứ vào kế hoạch sản xuất của phòng kế hoạch vật tư chuyển xuống, quản đốc phân xưởng lên kế hoạch sản xuất và giao việc cho từng bộ phận trực thuộc như các tổ : tổ mỹ nghệ , tổ toan tranh, tổ sơn ,ai, tổ sơn dầu, tổ Vẽ để tiến hàng sản xuất cho đúng tiến độ Dựa vào lệnh sản xuất tổ trưởng các đội phân công công việc và tiến hành nhận vật tư để sản xuất, và thủ kho cũng căn cứ vào lệnh sản xuất để phân vật tư cho các đội
* Nhiệm vụ cụ thể ở kho và ở bộ phận kế toán :
- Ở kho : thủ kho sử dụng thẻ kho để ghi chép phản ánh tình hình nhập - xuất, tồn hằng ngày Với mỗi loại vật liệu thì có thẻ kho riêng, trong từng nhóm vật liệu lại có những vật liệu chi tiết và tất cả từng loại vật liệu chi tiết đó đều được ghi ở từng thẻ kho riêng , sau đó nó được tập hợp lại thành từng nhóm
Cách ghi thẻ kho : khi có chứng từ nhập hoặc xuất vật tư, thủ kho kiểm tra tính hợp lệ của chứng từ là phải có chữ ký của tất cả những người có liên quan như người lập, người nhận, người giao hàng, thủ kho sau khi những chứng từ này được coi là hợp lệ chúng sẽ được thủ kho tập hợp vào thẻ kho Thẻ kho ghi tình tồn kho trên mỗi thẻ kho , và thủ kho phải thường xuyên kiểm tra số lượng thực tê ở trong kho để dễ dàng phát hiện ra những trường hợp sai xót
KÕ toán giảm nguyên vật liệu
HẠCH TOÁN KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU TRONG
3.1 Đánh giá chung về thực trạng công tác kế toán chi tiết nguyên vật liệu tại công ty:
Trải qua hơn 5 năm hình thành và phát triển, công ty đã có nhiều đổi mới , đổi mới về quy mô kinh doanh , lĩnh vực kinh doanh, sản phẩm của công ty cũng hết sức đa dạng, phong phú, có được thành quả như ngày hôm nay là công sức của đội ngũ ban quản lý công ty cúng như sự tâm huyết của toàn thể cán bộ công nhân viên trong công ty, tất cả mọi người đã không ngừng cố gắng để đưa công ty bước vứng mạnh như ngày hôm nay,
Có thể nói lĩnh vực kinh doanh của công ty( sản xuất tranh ảnh, buôn bán đồ cổ ) là một trong những lĩnh vực khá mới mẻ ở Việt Nam, do sự hạn chế về hiểu biết mà khách hàng trong nước còn chưa quan tâm nhiều đến sản phẩm của công ty, đó cũng là một trong những điều bất lợi cho công ty, chính vì thế để tồn tại và vươn xa hơn công ty đã tìm đến các thị trường tiêu thụ nước ngoài.
Do sản phẩm của công ty là các tác phẩm nghệ thuật có gía trị cao nên được khách hàng đánh giá rất cao, bên cạnh đó công ty đã và đang góp sức giới thiệu hình ảnh về con người , cuộc sống, nét văn hoá độc đáo của con người Việt đến các bạn bè thế giới thông qua các tác phẩm nghệ thuật.
Có thể nói công ty là một trong những doanh nghiệp tiên phong trong lình vực kinh doanh này, nên không thể học hỏi được kinh nghiêm ở trong nước về công tác tổ chức quản lý cũng như công tác kế toán , học hỏi các bạn hàng nước ngoài thì có vẽ khá khập khiễng vì một nét đặc trưng rất lớn là thị trường ở Việt Nam không có nhiều tương đồng với các nước bạn,đó là một khó khăn rất lớn cho công ty.Nên để cho mình một bộ máy tổ chức quản lý hợp lý, công ty vừa tự phát triển tự rót ra kinh nghiệm để tự hoàn thiện, mà không được tham khảo ở một công ty nào, được như ngày hôm nay mặc dù chưa hoàn hảo nhưng cũng là sự cố gắng hết sức của công ty để phù hợp với ngành nghề của mình.
MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐỂ HOÀN THIỆN CÔNG TÁC HẠCH TOÁN KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU TRONG DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT
Đánh giá chung về thực trạng công tác kế toán chi tiết nguyên vật liệu tại công ty
Trải qua hơn 5 năm hình thành và phát triển, công ty đã có nhiều đổi mới , đổi mới về quy mô kinh doanh , lĩnh vực kinh doanh, sản phẩm của công ty cũng hết sức đa dạng, phong phú, có được thành quả như ngày hôm nay là công sức của đội ngũ ban quản lý công ty cúng như sự tâm huyết của toàn thể cán bộ công nhân viên trong công ty, tất cả mọi người đã không ngừng cố gắng để đưa công ty bước vứng mạnh như ngày hôm nay,
Có thể nói lĩnh vực kinh doanh của công ty( sản xuất tranh ảnh, buôn bán đồ cổ ) là một trong những lĩnh vực khá mới mẻ ở Việt Nam, do sự hạn chế về hiểu biết mà khách hàng trong nước còn chưa quan tâm nhiều đến sản phẩm của công ty, đó cũng là một trong những điều bất lợi cho công ty, chính vì thế để tồn tại và vươn xa hơn công ty đã tìm đến các thị trường tiêu thụ nước ngoài.
Do sản phẩm của công ty là các tác phẩm nghệ thuật có gía trị cao nên được khách hàng đánh giá rất cao, bên cạnh đó công ty đã và đang góp sức giới thiệu hình ảnh về con người , cuộc sống, nét văn hoá độc đáo của con người Việt đến các bạn bè thế giới thông qua các tác phẩm nghệ thuật.
Có thể nói công ty là một trong những doanh nghiệp tiên phong trong lình vực kinh doanh này, nên không thể học hỏi được kinh nghiêm ở trong nước về công tác tổ chức quản lý cũng như công tác kế toán , học hỏi các bạn hàng nước ngoài thì có vẽ khá khập khiễng vì một nét đặc trưng rất lớn là thị trường ở Việt Nam không có nhiều tương đồng với các nước bạn,đó là một khó khăn rất lớn cho công ty.Nên để cho mình một bộ máy tổ chức quản lý hợp lý, công ty vừa tự phát triển tự rót ra kinh nghiệm để tự hoàn thiện, mà không được tham khảo ở một công ty nào, được như ngày hôm nay mặc dù chưa hoàn hảo nhưng cũng là sự cố gắng hết sức của công ty để phù hợp với ngành nghề của mình.
Công tác tổ chức kế toán của công ty có thể nói là mất rất nhiều công sức, nhất là phần tổ chức kế toán nguyên vật liệu vì xuất phát từ đặc điểm sản phẩm của công ty rất khác biệt nên các loại nguyên vật liệu của công ty cũng có nhiều khác biệt, mặt khác các nguyên liệu chính của công ty( sơn dầu, sơn mài ) đều phải mua nguyên liệu nhập khẩu, vừa đắt đỏ, vừa đòi hỏi công tác thu mua phải hết sức chặt chẽ, cẩn thận.
Do nhu cầu đòi hỏi của khách hàng ngày một cao, công ty cũng đã phải tiến hành sản xuất từ nhiều nguồn nguyên liệu khác nhau, thời gian gần đây công ty có thêm loại nguyên liệu mới là vải để sản xuất tranh dán vải đang được rất nhiều người ưa chuộng Chính vì thế công tác tổ chức kế toán nguyên vật liệu là rất quan trọng ở công ty vì phải làm sao cho nó luôn phù hợp trước sự thay đổi thường xuyên về kế hoạch sản xuất của công ty
Sự phát triển chóng mặt của nền kinh tế thị trường, đòi hỏi quy mô của doanh nghiệp phải không ngừng đổi mới và gia tăng, nhất là trong điều kiện xu hướng khu vực hoá, toàn cầu hoá tạo ra xu hướng vừa hợp tác vừa cạnh tranh gay gắt, khốc liệt để tìm chỗ đứng trên thị trường Chính vì thế đòi hỏi các doanh nghiệp ngày càng phải quan tâm tới nguyên liệu đầu vào Bởi vì sự sản xuất của các doanh nghiệp đều hướng tới mục tiêu cuối cùng là tìm kiếm lợi nhuận, nên việc tiết kiệm chi phí sản xuất,hạ giá thành sản phẩm luôn là cáI đích của các nhà kinh doanh ở công ty Cổ Phần ĐT & PT N.N thì đây cũng là vấn đề mà ban lãnh đạo ngày đêm chăn chở, và các giải pháp đưa ra là luôn tìm các giảm chi phi đầu vào
( chi phí nguyên vật liệu) nhằm mục đích giảm giá thành sản phẩm
Có qua mâu thuẫn hay không khi sù gia tăng giá cả leo thang như hiện nay lên tới ‘bão giá’, trong khi người tiêu dùng muốn giá cả phải rẻ, các doanh nghiệp cũng mong muốn sản phẩm sản xuất ra có giá thành thấp để đẩy mạnh doanh thu, mở rộng quy mô, vậy để làm được điều đó chúng ta cần một sự giúp đỡ khá lớn từ phía nhà nước,nhà nước cũng cần có những chính sách phù hợp để tạo điều kiện cho cả phía doanh nghiệp cho cả người tiêu dùng,sao cho tất cả cùng có lợi, cùng phát triển.
- Kết quả công ty đạt được như ngày hôm nay( tăng doanh thu, mở rộng thị phần ) là do rất nhiều yếu tố tác động, trong đó phải kể đến sự đóng góp của công tác tổ chức kế toán nguyên vật liệu
- Trong thời gian thực tập tại công ty Cổ phần Tư Vờn ĐT&PT N.N, trên cơ sở thực tế, em thấy công tác tổ chức kế toán nguyên vật liệu có những ưu điểm sau:
- Công tác hạch toán ban đầu của công ty đã đúng theo quy định ban hành từ khâu lập chứng từ đến khâu luân chuyển chứng từ Các chứng từ được lập ngay sau khi các nghiệp vụ phát sinh,phản ánh một cách chính xác, đầy đủ, kiệp thời Các chứng từ kế toán sau khi lập xong đều được chuyển về phòng kế toán để kiểm tra tính hợp lệ, hợp lý và hợp pháp, được hoàn thiện để làm căn cứ ghi sổ kế toán Các chứng từ sau khi sử dụng thì được cất trữ một cách khoa học,thời gian lưu trữ chứng từ cũng được thực hiện theo đúng quy định ban hành ( năm đến mười năm đối với các chứng từ được sử dụng ghi sổ kế toán, lưu trữ vĩnh viễn đối với các chứng từ liên quan đến bí mật quốc gia, an ninh quốc phòng hoặc theo quy định của cấp có thẩm quyền )
- Do đòi hỏi khắc khe về chất lượng nguyên vật liệu nên công tác thu mua nguyên vật liệu rất được coi trọng Công việc thu mua vật tư do nhân viên phòng kê hoạch kết hợp cùng với phòng kỹ thuật của công ty thực hịên rất nhanh,kịp thời, đáp ứng đúng nhu cầu quy định cả về số lượng ,chất lượng và giá cả phù hợp với yêu cầu sản xuất của công ty, là nguyên nhân dẫn đến hiệu quả sản xuất của công ty ngày một đạt hiệu quả cao Công ty luôn tìm mọi cách để giảm bớt chi phí vận chuyển, lưu kho lưu bãi, không ngừng tìm kiếm nguyên vật liệu thay thế, ra tăng các chủng loại nguyên vật liệu, tìm các đối tác làm ăn tin cậy để hợp tác lâu dài, các chính sách quan hệ khách hàng vì thế mà cũng được quan tâm nhiều hơn.
- Việc tổ chức bảo quản nguyên vật liệu cũng được công ty rất quan tâm, công ty đã xây dựng hệ thống kho hàng đảm bảo bảo quản tốt vật tư, khoa học, đảm bảo an toàn cho con người khi có hoả hoạn xảy ra Điều này đã được khẳng định khi công ty đã đầu tư thêm về các nhà kho, bổ sung thêm các thiết bị hiện đại để bảo vệ vật tư, con người Công việc đưa nguyên liệu ra ngoài kho được thực hiện rất nghiêm ngặt, không một lô vật tư nào được phép vào hay ra khái kho khi chưa có đủ tủ tục đầy đủ hợp lý Với những người không có phận sự không được tự ý ra vào kho một cách tự do,mọi trường hợp nghi vấn đều bị bảo vệ xử lý.
- Về cơ bản hệ thống chứng từ, sổ sách kế toán đều sử dụng đúng theo quy định của nhà nứơc ban hành phù hợp với điều kiện của công ty đảm bảo theo dõi tình hình biến động và phân bổ vật liệu kịp thời Các chứng từ của công ty đều dựa trên mẫu chứng từ hướng dẫn của bộ tài chính, đối với những chứng từ bắt buộc như hoá đơn GTGT thì công ty tiến hành mua ở sở thuế thuộc cơ sở nơi quản lý mình, và hàng tháng đều làm bảng mua, sử dụng chứng từ một cách đầy đủ theo đúng qui định và mọi việc sai sót của đơn vị cũng đều phải chịu trách nhiệm như quy định Sổ sách của công ty, được kế toán phản ánh rất đầy đủ chính xác, kịp thời trong sự quản lý của cấp có thẩm quyền Công ty cũng luôn hoàn thành nghĩa vụ kê khai, dóng thuế một cách đầy đủ, kịp thời.
- Công tác kế toán không ngừng được hoàn thiện đảm bảo thống nhất về phạm vi, phương pháp tính toán , số liệu được phản ánh trung thực, chính xác, rõ ràng tình hình hiện có và sự biến động của nguyên vật liệu Việc áp dụng phương pháp tính giá trị hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên, nguyên vật liệu xuất kho theo giá đích danh, sổ sách kế toán ghi theo hình thức chứng từ ghi sổ, hao mòn tài sản theo phương pháp đường thẳng đều được đơn vị đăng ký, và thực hiện nhất quán trong chu kỳ kinh doanh cũng như trong kỳ kế toán theo đúng như quy định.
Một số ý kiến đề xuất nhằm hoàn thiện công tác kế toán chi tiết nguyên vật liệu tại công ty
- Khi đòi hỏi của thị trường ngày càng thay đổi nhanh chóng, đòi hỏi công ty cũng thường thay đổi để phù hợp với thị trường, mà thay đổi chủ yếu bằng cách đa dạng hóa chủng loại hàng hoá, nâng cao chất lượng sản phẩm , song song với điều đó là đang dạng các chủng loại vật tư, thì phương pháp tính trị giá hàng tồn kho theo phương pháp đích danh không còn phù hợp nữa, công ty có thể thay bằng phương pháp khác như bình quân gia quyền cả kỳ hoặc sau mỗi lần nhập, phương pháp nhập trước xuất trước
- Do sự phát triển của công nghệ cùng với sự phát triển của thời đại, các sản phẩm phần mềm kế toán ra đời rất tiện cho công tác tổ chức quản lý kế toán , doanh nghiệp có thể thay đổi hình thức ghi sổ kế toán sang hình thức kế toán máy , sẽ giảm nhẹ công việc kế toán , sai xót Ýt hơn, phần lớn các công ty hiện nay đều sử dụng phương pháp này.kế toán máy ra đời sau, nhưng nhanh chóng được ưa chuộng sử dụng phổ biến, vì nó có rất nhiều ưu điểm, nên doanh nghiệp nên cân nhắc để đầu tư.
Công ty nên dựa vào số liệu thực tế của các năm trước để xây dựng định mức dự trữ cụ thể cho từng lọai nguyên vật liệu đảm bảo không dự trữ quá nhiều và cũng trấnh trường hợp trong kho không có nguyên vật liệu
Công ty nên có sự thống nhất cho việc lập danh điểm vật tư trong toàn công ty, tức là nên quy định cho từng loại vật tư một ký hiệu riêng bằng hệ thống các chữ số thay thế tên gọi, quy cách,kích cỡ của chúng khi đánh danh điểm cho vật liệu chính, vật liệu phụ nên chi tiết đến tài khoản cấp 2 thậm chí là cấp 3 nếu cần thiết Công ty cần phải có biện pháp quản lý vật tư một cách kho học, để tránh trường hợp mỗi lần xuất kho lại phải tìm xem nó thuộc lô hàng nào, làm mất thời gian, tăng chi phí của công ty
Vì công ty áp dụng hình thức kế toán chứng từ ghi sổ, nên rất dễ xảy ra trường hợp ghi trùng các nghiệp vụ kinh tế, chính vì thế kế toán vật tư phải hết sức cản thận , cần phải biết cách đánh dấu những nghiệp vụ đã được ghi rồi sao cho không lặp lại lần nữa, vì việc này rất quan trọng , nó ảnh hưởng đến nhiều bộ phận khác,đến kết quả hoạt đông của công ty.
Vật liệu là một trong 3 yếu tố cơ bản không thể thiếu của quá trình sản xuất ở công ty Cổ Phần Tư Vấn Đầu Tư và Phát Triển N.N Chi phí vật liệu chiếm tỷ trọng khá lớn trong giá thành sản phẩm của công ty , vì vậy công tác kế toán và quản lý nguyên vật liệu là nội dung quan trọng trong công tác quản lý , nếu công tác quản lý tốt sẽ góp phần tiết kiệm chi phí vật liệu, sử dụng hợp lý và có hiệu quả nguyên vật liệu, giảm giá thành sản phẩm , đóm bảo chất lượng sản phẩm , tăng lợi nhuận cho công ty Việc sử dụng vật liệu như thế nào cho hiệu quả ,để sản phẩm đầu ra đáp ứng tốt nhất trước yêu cầu của thị trường và cho từng khách hàng khó tính nhất, đấy không chỉ là một bài toán khó cho riờng gỡ công ty, mà nó còn là vấn đề cho toàn nghành cho bất cứ đơn vị nào trên toàn cầu khi tham gia sản xuất.
Công tác quản lý, kế toán nguyên vật liệu là công tác lớn và phức tạp không phải một sớm một chiều là giải quyết được ngay Do thời gian nghiên cứu và hiểu biết của bản thân là có hạn, nên trong chuyên đề này, em mới chỉ đi sâu vào tìm hiểu một số vấn đề chủ yếu về cơ sở lý luận của công tác quản lý kế toán nguyên vật liệu nói chung trong nghành sản xuất vật chất nói chung và ở công ty Cổ Phần tư Vấn Đầu Tư và Phát Triển N.N nói riêng
Chuyên đề về nguyên vật liệu tuy không mới mẻ gì, nhưng cũng là một chuyên đề có rất nhiều vấn đề để bàn bạc, để nghiên cứu, tìm hiểu
Là một sinh viên thực tập em đã tìm hiểu nghiên cứu, nhận xét , đánh giá chung và đưa ra những mặt còn tồn tại trong công tác hạch toán kế toán nguyên vật liệu tại công ty Trên cơ sở phân tích những ưu nhược điểm và cũng đã mạnh dạn đưa ra một số ý kiến của cá nhân trong vòng hiểu biết của mình để được công ty tham khảo, xem xét với hy vọng có thể góp phần hoàn thiện công tác hạch toán kế toán nguyên vật liệu ở công ty Tuy nhiên do sự hạn chế về trình độ và nhận thức của bản thân, nên chuyên đề này không thể tránh khỏi những sai sót và hạn chế nhất định, nên em kính mong nhận được ý kiến đóng góp của thầy cô giáo các anh chị trong công ty, để em sẽ tích lũy cho mình được nhiều kinh nghiệm, để sau này khi xa trường đi tiếp xúc với công việc sẽ không còn bỡ ngỡ quá nhiều.
Tuy bài viết của em còn nhiều thiếu sót nhưng em cũng đã cố gắng hết sức để hoàn thành một cách tốt nhất có thể, để làm được điều này, một cụng khụng nhỏ là nhờ sự hướng dẫn tận tình của cô giáo: Đoàn Thục Quyên và sự chỉ bảo cộng tác nhiệt tình của đội ngũ nhõn viên kế toán phòng kế toán - tài chính của công ty Cổ Phần Tư Vấn Đầu Tư và Phát Triển N.N, và em cũng chân thành cảm ơn tới đội ngũ ban lãnh đạo của công ty đã tạo điều kiện giúp đỡ cho em được vào công ty thực tập
Hà nội, Ngày 27 tháng 03 năm 2012
Sinh viên thực tập Đinh Thị Huế