NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG
Quá trình hình thành và phát triển của thị xã Uông Bí
Uông Bi là một thị xã nằm ở phía tây của tỉnh Quảng Ninh, cách Hà Nội 120 km Thị xã Uông Bí nằm ngay dưới chân dãy núi Yên Tử và giáp sông Đá Bạc Ngày 28 tháng 10 năm 1961 Chính phủ đã ra Nghị định 181/CP thành lập thị xã Uông Bí trực thuộc khu Hồng Quảng
Uông Bí nổi tiếng với nền công nghiệp khai thác than, các mỏ than Vàng Danh, Bạch Thái Bưởi được khai thác từ thời thuộc địa Những năm gần đây thêm nhiều mỏ và công ty than Uông Bí được đưa vào hoạt động như công ty than Hồng Thái, Năm Mẫu, Đồng Vông Sản lượng khai thác liên tục tăng trưởng Về sản xuất điện, Uông Bí là cái nôi của công nghiệp sản xuất điện năng của cả nước Nhà máy nhiệt điện Uông Bí khởi công xây dựng năm 1961 từng là cánh chim đầu đàn của nghành điện miền bắc xã hội chủ nghĩa Từ tháng 5/2002 đã xây dựng nhà máy nhiệt điện Uông Bí mở rộng 300 MW giai đoạn 1 Từ tháng 1/2006 đã thực hiện công tác chuẩn bị khởi công xây dựng nhà máy nhiệt điện Uông Bí mở rộng giai đoạn 2 với một tổ máy 330 MW nâng tổng công suất của nhà máy lên 740 MW.
Thị xã Uông Bí nằm trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ Hà Nội- Hải Phòng- Quảng Ninh Nằm trên tuyến quốc lộ18A, 18B, là vị trí thuận lợi cho phát triển kinh tế.
Không những có vị trí địa lý thuận lợi, Uông Bí còn được thiên nhiên ưu đãi với nguồn tài nguyên khoáng sản dồi dào mà đặc biệt là than Ngoài ra còn có các loại vật liệu xây dựng như đá vôi, cát, sỏi, xỉ than Bên cạnh đó là các khu du lịch thiên nhiên như Hang Soi, Lựng Xanh, Hồ Yên Trung Đây cũng là nơi có khu di tích lịch sử danh thắng Yên Tử- Nơi vua Trần Nhân Tông đã chọn làm nơi tu hành sau khi nhường lại ngôi báu Có thể nói đây là vùng địa linh nhân kiệt, phát triển về mọi mặt.
Sự nghiệp giáo dục và đào tạo thị xã Uông Bí đã đầu tư về nhiều mặt theo tinh thần nghị quyết TW2(khóa VIII) trong đó đặc biệt chú trọng đầu tư cơ sở vật chất trường học hàng năm từ 1,2 đến 1,7 tỷ đồng: Bình quân mỗi cụ học tập tiếp tục được bổ sung nâng cấp đã tạo điều kiện thực hiện phương châm giay tôt học tốt Có 10/10 xã, phường đạt phổ cập tiểu học, 6/10 xã, phường đạt phổ cập trung học cơ sở Năm 2000 – 2001 thị xã đã thành lập trường dân lập trung học phổ thông đầu tiên đáp ứng nhu cầu học tâp của con em nhân dân và góp phần giảm nguồn chi ngân sách nhà nước
Sự ngiệp văn hóa văn nghệ thông tin tuyên truyền được thị xã chú trọng nâng cao chất lượng phục vụ nhiệm vụ chính trị và phục vụ nhân dân.
Hệ thống truyền thanh, truyền hình được đầu tư nâng cấp đến nay có 85% địa bàn dân cư được xem truyền hình 3 cấp, phong trào văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao trong quần chúng nhân dân có bước phát triển khá và đã dần trở thành nhu cầu hàng ngày của nhân dân.
Sự nghiệp thể dục thể thao thị xã Uông Bí là thị xã đạt 29 năm liên tục giành chức vô địch giải việt dã toàn tỉnh Năm 1998 được nhà nước tặng huân chương lao động hạng nhất.
Công tác dân số - kế hoạch hóa gia đình, hệ thống bệnh viện, trung tâm y tế thị xã và mạng lưới y tế xã, phường đã được củng cố trên các lĩnh vực: Khám chữa bệnh quản lý và đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị Thực hiện có kết quả các chương trình y tế quốc gia, phòng chống dịch bệnh, kiểm tra hành nghề y- dược tư nhân Những năm gần đây không để dịch bệnh lớn xảy ra, công tác kế hoạch hóa gia đình, bảo vệ chăm sóc trẻ em được quan tâm chỉ đạo và tổ chức thực hiện có hiệu quả cao, tỷ suất sinh giảm bình quân 0,05%, tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên giảm 0,42% năm, tỷ lệ sinh tự nhiên đạt 1.19% Trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn được chăm sóc tăng từ 81% lên 100%.
Các chính sách xã hội được các cấp ủy đảng, chính quyền, đoàn thể nhân dân từ thị xã đến cơ sở cùng các phòng, ban nghành cơ quan, đơn vị đóng trên địa bàn địa phương quan taam thực hiện khá tốt với những việc làm thiêt thực Phong trào “đền ơn đáp nghĩa” “nhân đạo từ thiện” có bước tiến bộ rõ rệt, phát huy được truyền thống “uống nước nhớ nguồn” “tương thân tương ái” của dân tộc Đến nay 100% gia đình chính sách có cuộc sống ổn định Chương trình xóa đói giảm nghèo được chỉ đạo thực hiện có kết quả, đến nay hộ nghèo toàn thị xã còn dưới 8%, không còn hộ đói Đời sống nhân dân từng bước được nâng cao về cả số lượng và chất lượng.
Về công tác quốc phòng an ninh: Tình hình chính trị xã hội luôn được ổn định, quốc phòng an ninh được giữ vững, các cấp ủy, Đảng, chính quyền thị xã được coi ttrọng, xây dựng chiến lược thường xuyên, tại chỗ với số lượng phù hợp theo yêu cầu, hàng năm được tổ chức huấn luyên, diễn tập theo chương trình của bộ quốc phòng nhằm ứng phó với mọi tình huống phức tạp xảy ra Công tác bảo vệ an ninh quốc gia đấu tranh phòng chống các tội phạm và các tệ nạn xã hội nhất là tội phạm ma túy được coi trọng ngay từ cơ sở đã cho được kết quả tốt Công tác truy tố xét sử, thi hành án được tăng cường ở các đơn vị hoạt động tư pháp.
Công tác xây dưng chính quyền từ thị xã đến cơ sở thường xuyên được quan tâm củng cố, từng bước kiện toàn đủ số lượng, nâng cao chất lượng chú trọng đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức nên năng lực điều hành của các cấp chính quyền ngày một nâng lên Các chủ trương chính sách có liên quan trực tiếp đến đời sống nhân dân được công khai bằng nhiều hình thức, việc triển khai quy chế dân chủ ở cơ sở, cải cách thủ tục hành chính theo hướng một đầu mối bước đầu phát huy tác dụng tốt, được đông đảo nhân dân đồng tình ủng hộ.
Phong trào quần chúng được duy trì và phát triển, dân chủ xã hội được mở rộng Thông qua các hoạt động của mặt trận tổ quốc cùng các đoàn thể nhân dân xây dựng duy trì các phong trào ( an ninh tự quản, toàn dân đoàn kết xây dựng cuộc sống mới của khu dân cư, thanh niên lập nghiệp, tuổi trẻ giữ nước, phụ nữ giỏi việc nước đảm việc nhà) Hội viên giúp nhau làm kinh tế gia đình Động viên các tầng lớp nhân dân hăng hái thực hiện quyền và nghĩa vụ công dân; Xây dựng Đảng, chính quyền vững mạnh đoàn kết toàn dân, củng cố lòng tin vào sự lãnh đạo của đảng và quản lý của nhà nước.
Trong những năm qua Đảng bộ và nhân dân và các dân tộc thị xã Uông Bí với điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội vừa có thuận lợi vừa có những khó khăn và thử thách phức tạp phát sinh, tranh thủ thời cơ thuận lợi phát huy nội lực, năng động sáng tạo, giành được những thành tựu quan trọng, kinh tế có những bước tăng trưởng, các chỉ tiêu chủ yếu các năm đề ra đều đạt và vượt, cơ sở vật chất xã hội đặc biệt là cơ sở hạ tầng đô thị và được cải thiện, sự nghiệp văn hóa xã hội phát triển; Chính trị xã hội ổn định, an ninh quốc phòng được giữ vững, vai trò lãnh đạo của các tổ chức Đảng và hiệu lực quản lý của các cấp chính quyền được nâng lên; Khối đại đoàn kết toàn dân được củng cố; nhân dân tin tưởng vào sự lãnh đạo của đảng, xây dựng cuộc sống ấm no hạnh phúc đó là động lực quan trọng tạo đà phát triển kinh tế xã hội ở thị xã Uông Bí.
Dân số thị xã có khoảng hơn 10 vạn người, trong đó hơn 90% là người kinh còn lại là các dân tộc thiểu số như dân tộc Tày, Nùng, Sán Dìu, Dao, Mán Người Dao tập chung ở Thượng Yên Công, các dân tộc Tày, Sán Dìu, Hoa ở rải rác trong vùng núi phía Bắc.
Là một thị xã công nghiệp phát triển, trên địa bàn thị xã có khoảng
200 doanh nghiệp,19 hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp, 18 tổ hợp kinh tế và
475 tự tổ chức sản xuất kinh doanh dịch vụ.
Nhân dịp kỉ niệm 45 năm thành lập thị xã Uông Bí 28/10 (1961 –
Hệ thống tổ chức bộ máy, chức năng nhiệm vụ của các phòng ban thuộc ủy ban nhân dân thị xã Uông Bí
Phòng Lao động_Thương binh và Xã hội thị xã Uông Bí là một cơ quan chuyên môn trực thuộc Ủy ban nhân dân thị xã Uông Bí
Cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện, thị là cơ quan tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân thực hiện chức năng quản lý nhà nước ở địa phương và thực hiện một số nhiệm vụ, quyền hạn theo sự ủy quyền của Ủy ban nhân dân và theo quy định của pháp luật; Góp phần đảm bảo sự thống nhất quản lý của ngành hoặc lĩnh vực công tác ở địa phương.
Tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân thị xãUông Bí bao gồm các cơ quan sau:
Phòng Nội vụ : Tham mưu, giúp UBND thực hiện chức năng quản lý nhà nước các lĩnh vực: tổ chức; biên chế các cơ quan hành chính, sự nghiệp nhà nước; cải cách hành chính; chính quyền địa phương; địa giới hành chính; cán bộ, công chức viên chức nhà nước; cán bộ công chức xã, phường, thị trấn; hội, tổ chức phi chính phủ; văn thư, lưu trữ nhà nước; tôn giáo; thi đua- khen thưởng.
Phòng Tư pháp : tham mưu, giúp UBND thực hiện chức năng quản lý nhà nước về: Công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật; kiểm tra, xử lý văn bản quy phạm pháp luật; phổ biến, giáo dục pháp luật; thi hành án dân sự; chứng thực; hộ tịch; trợ giúp pháp lý; hòa giải ở cơ sở và công tác tư pháp khác.
Phòng Tài chính- Kế hoạch : tham mưu, giúp UBND thực hiện chức năng quản lý nhà nước về các lĩnh vực: tài chính, tài sản; kế hoạch và đầu tư; đăng kí kinh doanh; tổng hợp thống nhất quản lý về kinh tế hợp tác xã, kinh tế tập thể, kinh tế tư nhân.
Phòng Tài nguyên và môi trường : tham mưu, giúp UBND thực hiện chức năng quản lý nhà nước về: tài nguyên đất; tài nguyên nước; tài nguyên khoáng sản; môi trường; khí tượng, thủy văn; đo đạc, bản đồ và biển.
Phòng Lao động_Thương binh và Xã hội : tham mưu, giúp UBND thực hiện chức năng quản lý nhà nước về các llĩnh vực: lao động; việc làm; dạy nghề; tiền lương; tiền công; bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp; an toàn lao động; người có công; bảo trợ xã hội; bảo vệ và chăm sóc trẻ em; phòng chống tệ nạn xã hội; bình đẳng giới.
Phòng Văn hoá và Thông tin : tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân thực hiện chức năng quản lý nhà nước về: văn hoá; gia đình; thể dục, thể thao; du lịch; bưu chính, viễn thông và Internet; công nghệ thông tin, hạ tầng thông tin; phát thanh; báo chí; xuất bản.
Phòng Giáo dục và Đào tạo : tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân thực hiện chức năng quản lý nhà nước về các lĩnh vực giáo dục và đào tạo, bao gồm: mục tiêu, chương trình và nội dung giáo dục và đào tạo; tiêu chuẩn nhà giáo và tiêu chuẩn cán bộ quản lý giáo dục; tiêu chuẩn cơ sở vật chất, thiết bị trường học và đồ chơi trẻ em; quy chế thi cử và cấp văn bằng, chứng chỉ; bảo đảm chất lượng giáo dục và đào tạo.
Phòng Y tế : tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân thực hiện chức năng quản lý nhà nước về chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân, gồm: y tế cơ sở; y tế dự phòng; khám, chữa bệnh, phục hồi chức năng; y dược cổ truyền; thuốc phòng bệnh, chữa bệnh cho người; mỹ phẩm; vệ sinh an toàn thực phẩm; bảo hiểm y tế; trang thiết bị y tế; dân số
Phòng Thanh tra : tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân thực hiện chức năng quản lý nhà nước về công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo trong phạm vi quản lý nhà nước của Ủy ban nhân dân cấp huyện, thị; thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn thanh tra giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng theo quy định của pháp luật
Văn phòng Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân : tham mưu tổng hợp cho Ủy ban nhân dân về hoạt động của Ủy ban nhân dân; tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân thị xã về công tác dân tộc; tham mưu cho Chủ tịch Ủy ban nhân dân về chỉ đạo, điều hành của Chủ tịch Ủy ban nhân dân; cung cấp thông tin phục vụ quản lý và hoạt động của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân và các cơ quan nhà nước ở địa phương; đảm bảo cơ sở vật chất, kỹ thuật cho hoạt động của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân.
Phòng Kinh tế : tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân thị xã thuộc tỉnh thực hiện chức năng quản lý nhà nước về nông nghiệp; lâm nghiệp; diêm nghiệp; thuỷ lợi; thuỷ sản; phát triển nông thôn; tiểu thủ công nghiệp; khoa học và công nghệ; công nghiệp; thương mại;
Phòng Quản lý đô thị : tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân thị xã thuộc tỉnh thực hiện chức năng quản lý nhà nước về kiến trúc; quy hoạch xây dựng; phát triển đô thị; nhà ở và công sở; vật liệu xây dựng; giao thông; hạ tầng kỹ thuật đô thị (gồm: cấp, thoát nước; vệ sinh môi trường đô thị; công viên, cây xanh; chiếu sáng; rác thải; bến, bãi đỗ xe đô thị).
1.2.2 Chức năng, nhiệm vụ của phòng Lao động_Thương binh và
Xã hội thị xã Uông Bí:
- Vị trí và chức năng:
Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội thị xã Uông Bí là cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân thị xã Uông Bí, tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân thực hiện chức năng quản lý nhà nước về lĩnh vực lao động, người có công và xã hội; thực hiện một số nhiệm vụ, quyền hạn theo sự ủy quyền của Ủy ban nhân dân và theo quy định của pháp luật.
Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội thị xã Uông Bí có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng; chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức, biên chế và công tác của Ủy ban nhân dân thị xã Uông Bí, đồng thời chịu sự chỉ đạo; hướng dẫn, kiểm tra, thanh tra về chuyên môn, nghiệp vụ của Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tỉnh Quảng Ninh.
- Nhiệm vụ và quyền hạn
Một số kết quả đạt được trong những năm qua của thị xã Uông Bí và phương hướng, nhiệm vụ trong thời gian tới
Các Phó trưởng phòng là người giúp Trưởng phòng, chịu trách nhiệm trước Trưởng phòng và trước pháp luật về nhiệm vụ được phân công.
Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội thị xã được giao biên chế 8 người, hiện tại đang có 7 người gồm 1 trưởng phòng và 2 phó phòng chịu trách nhiệm 2 mảng lao động viêc làm, trẻ em và mảng người có công hiện phòn có 3 chuyên viên và 1 cán sự.
1.3 Đặc điểm kinh tế xã hội của thị xã Uông Bí
1.3.1 Đặc điểm dân số, nhân lực của thị xã Uông Bí
1.3.2 Đặc điểm khí hậu đất đai
1.3.3 Đặc điểm vị trí địa lý
Phần này được nêu và phân tích ở phần chuyên đề
1.4 Một số kết quả đạt được của thị xã Uông Bí trong những năm qua và phương hướng nhiệm vụ trong thời gian tới
1.4.1 Một số kết quả đạt được:
Về tăng trưởng kinh tế:Trong giai đoạn 2005 – 2008 vừa qua tốc độ tăng trưởng GDP bình quân năm của thị xã Uông Bí đạt 13,8 % tính theo giá cố định Đồng thời các ngành cũng có bước phát triển đều hơn, trong đó: Công nghiệp, xây dựng tăng trưởng bình quân 15,3% / Năm; dịch vụ tăng 11,7 % / năm và nông, lâm, thủy sản tăng 5,5% / năm
Về cơ cấu kinh tế: Thực tế trong thời gian qua, quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế của thị xã tuân theo xu thế chung, từng bước giảm tỷ trọng nông, lâm, ngư nghiệp, thủy sản; Tăng tỷ trọng công nghiệp và xây dựng.
Từ bảng 1.2 có thể thấy tốc độ chuyển dịch kinh tế còn chậm
Sản xuất nông, lâm, thủy sản năm 2007 tăng thêm 6% so với năm
2006, có tốc độ tăng chậm như vậy là do diện tích đất trồng lúa tiếp tục bị giảm, năng suất bình quân đạt thấp, tình hình thời tiết không thuận lợi và các dịch bệnh phát sinh gây ảnh hưởng đến vật nuôi, cây trồng.
Bảng 1.1: Giá trị sản xuất của thị xã Uông Bí giai đoạn 2005 – 2008
(giá cố định) triệu đồng
Giá trị nông, lâm, thủy sản
Công nghiệp và xây dựng
GDP bình quân/ người/ năm (USD)
(Nguồn: Tổng hợp báo cáo tình hình kinh tế xã hội thị xã Uông Bí)
Giá trị sản xuất công nghiệp chiếm trên 70 % tổng giá trị sản xuất của thị xã có thể nói đây là ngành kinh tế chủ lực với các ngành chính là khai thác than và sản xuất điện năng Tuy nhiên, chi phí sản xuất công nghiệp còn cao, việc chấp hành các quy định của luật khoáng sản, luật đất đai, luật bảo vệ môi trường, luật lao động ở một số doanh nghiệp còn chưa tốt, tình trạng ô nhiễm môi trường và tai nan lao động sảy ra còn nhiềù, đặc biệt là các vụ tai nan trong các hầm, mỏ khai thác than.
Thương mại và dịch vụ: Giá trị tăng thêm của ngành dịch vụ năm
2008 so với 2007 là 14,20 % Các hoạt động thương mại dịch vụ diễn ra khá sôi động và đạt tốc độ tăng trưởng cao
Ngành du lịch đã có nhiều bước biến chuyển trong công tác tuyên truyền, quảng bá, xúc tiến và nâng cao chất lượng phục vụ
Bảng 1.2 Cơ cấu các ngành kinh tế giai đoạn 2005 – 2009 Đơn vị: %
Cơ cấu GDP chia theo nghành
Nguồn: Nguồn thống kê thị xã Uông Bí
1.4.2 Phương hướng nhiệm vụ trong thời gian tới:
Ban lãnh đạo thị xã đã xây dựng kế hoạch phát triển cho thị xã dến năm 2010 và 2015
Xuất phát từ đặc điểm tự nhiên, tình hình kinh tê xã hội thị xã Uông Bí trong những năm qua, nhằm phát huy những tiềm năng thế mạnh, kinh nghiệm đã đạt được trong 15 năm đổi mới Phương hướng nhiệm vụ mục tiêu cơ bản đến năm 2010 và 2015 Đảng bộ thị xã đã xác định là “ Tiếp tục sự nghiệp đổi mới, khuyến khích phát triển mạnh các thành phần kinh tế theo hướng sản xuất hàng hóa, tập chung khai thác tiềm năng thế mạnh của thị xã theo mại, nông, lâm, ngư nghiệp kết hợp hài hòa giữa tăng trưởng kinh tế nhanh hiệu quả cao và bền vững.
Tăng nguồn thu ngân sách, đẩy mạnh xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế và cơ sở hạ tầng đô thị Tiếp tục phát triển và nâng cao chất lượng của sự nghiệp văn hóa, giáo dục, y tế, thực hiện tốt các chính sách xã hội, đảm bảo an ninh quốc phòng, giữ vững ổn định chính trị và trật tự an toàn xã hội;
Mở rộng dân chủ XHCN, xây dựng hệ thống chính trị xã hội, phấn đấu xây dựng thị xã phát triển về mọi mặt theo hướng công nghiệp hóa hiện đại hóa, Thực hiện thắng lợi mục tiêu “Dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng văn minh”
Các chỉ tiêu chủ yêu cần đạt được
Tiếp tục phát huy nguồn lực tại chỗ, đồng thời tranh thủ sự giúp đỡ của tỉnh, của trung ương, nguồn tài trợ quốc tế, khuyến khích các thành phần kinh tế mở rộng sản xuất tạo việc làm cho người lao động Tập chung khai thác tiềm năng những lĩnh vực, lợi thế để xây dựng thị xã phát triển với tốc độ nhanh, ổn định và bền vững hơn Xây dựng và phát triển kinh tế công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, du lịch, dịch vụ, thương mại và nông- lâm- ngư nghiệp
Từ nay đến năm 2010 phấn đấu đạt được các chỉ tiêu:
- Giá trị sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp địa phương tăng từ 13-15% năm.
- Doanh thu nghành dịch vụ- thương mại tăng từ 15-18% năm
- Giá trị sản xuất nông nghiệp tăng từ 7,5% đến 8% năm
-Giảm tỷ suất sinh là 0,03% năm
-Phấn đấu thực hiện đê án chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật nuôi với mục tiêu:
+Sản lượng lương thực đạt 16.720 tấn
+Cây ăn quả phấn đấu đạt sản lượng 4.750 tấn
+Chăn nuôi đàn lợn 25.000 con
Nhiệm vụ chủ yếu Để thực hiện thắng lợi các mục tiêu mà Đảng bộ thị xã đã đề ra cần phải làm tốt những nhiệm vụ chủ yếu sau
Một là: Tập chung chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng sản xuất hàng hóa, đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế vững chắc.
Hai là: Trên cơ sở lực lượng sản xuất phát triển, thúc đẩy và hình thành các hình thức hợp tác đa dạng trên cơ sở tự nguyện, củng cố tạo điều kiện để kinh tế hàng hóa nhiều thành phần vận động theo cơ chế thi truờng có sự quản lý cuả nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
Ba là: Tích cực áp dụng các tiến bộ kỹ thuật và quy trình công nghệ mới vào sản xuất, cải tạo giống cây trồng, vật nuôi để nâng cao năng xuất chất lượng sản xuất, tăng giá trị mặt hàng Tiếp tục đẩy mạnh phong trào lập vườn hộ gia đình Thực hiện tốt dự án phủ xanh đất trống đồi núi trọc, cải tạo môi sinh môi trường, đưa chăn nuôi vào vươn rừng trở thành sản xuất chính của kinh tế hộ gia đình.
Bốn là: Thực hiện tốt công tác xóa đói giảm nghèo, cải thiện đời sống nhân dân, nhất là lao động nông nghiệp và nông thôn Thực hiện tốt chính sách xã hội đối với các gia đình thương binh liệt sỹ, gia đình và người có công với cách mạng, người già và trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn.
Năm là: Tích cực giải quyết các vấn đề xã hội trên cơ sở phát triển kinh tế, tích cực đẩy mạnh chống tham nhũng, chống buôn bán trái phép, chông mọi biểu hiện tiêu cực và tệ nạn xã hội Tăng cường kỷ cương phép nước, thực hành tiết kiệm chống lãng phí, tham ô, quan liêu, xa rời quần chúng Thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở.
Sáu là: Thực hiện tốt đường lối quốc phòng toàn dân, xây dựng lực lượng vũ trang, cũng cố phát triển dân quân tự vệ, phát động toàn dân tham gia phong trào tự quản, giữ dìn an ninh thôn bản, đường phố, giữ vững an ninh chính trị, tật tự an toàn xã hội.
Thực trạng công tác quản trị nhân sự
2.1.1 Công tác tuyển chọn, biên chế cán bộ:
Thị xã Uông Bí là trung tâm đào tạo nguồn đào tạo nguồn nhân lực và đồng thời cũng là địa phương có đội ngũ tri thức của chiếm tỷ trọng lớn trong đội ngũ tri thức của tỉnh Quảng Ninh Hiện tại, đội ngũ trí thức của thị xã hoạt động hầu hết ở các lĩnh vực: tập chung nhiều ở lĩnh vực giáo dục- đào tạo, y tế, quản lý Nhà nước, các doanh nghiệp Những năm qua, công tác xây dựng đội ngũ trí thức đã được cấp ủy, chính quyền từ thị xã đến cơ sở thực sự quan tâm phát triển.Vận dụng các chế độ chính sách của Nhà nước, của tỉnh đối với đội ngũ tri thức; Thị xã thường xuyên chú trọng khuyến khích, thu hút tạo môi trường động lực để đội ngũ tri thức cống hiến trí tuệ, tài năng và đã có những đóng góp quan trọng trong quá trình xây dựng, phát triển thị xã về kinh tế, văn hóa- xã hội, xây dựng và cũng cố hệ thống chính trị, đảm bảo an ninh quốc phòng; Năng cao dân trí, đào tạo nguồn nhân lực cho thị xã, cho tỉnh và cả nước
Quan điểm xây dựng đội ngũ trí thức của thị xã:
Trí thức là lực lượng lao động sáng tạo đặc biệt quan trọng trong quá trình đẩy mạnh công nghiệp hóa- hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế, trong xây dựng kinh tế trí thức, phát triển nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc; Đầu tư xây dựng đội ngũ trí thức của thị xã là đầu tư cho phát triển bền vững.
Xây dựng đội ngũ trí thức của thị xã là trách nhiệm chung của toàn xã hội, của cả hệ thống chính trị trong đó trách nhiệm của cấp Ủy và chính quyền giữ vai trò quyết định ; đội ngũ tri thức có bổn phận đối với sự phát triển của thị xã, của đất nước, không ngừng phấn đấu nâng cao phẩm chất chính trị, đạo đức, năng lực chuyên môn, đóng góp hiệu quả nhất cho sự phát triển đất nước và của địa phương.
Thực hành dân chủ,tôn trọng và phát huy tự do tư tưởng trong hoạt động nghiên cứu, sáng tạo của tri thức vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh; tạo môi trường và điều kiện thuận lợi cho hoạt động nghề nghiệp của trí thức;
Mục tiêu Đến năm 2020 xây dựng đội ngũ trí thức của thị xã đạt chất lượng cao, số lượng và cơ cấu hợp lý, đáp ứng nhu cầu phát triển của thị xã; tạo sự gắn bó vững chắc giữa cấp ủy và chính quyền với trí thức, tăng cường khối đại Đoàn kết dân tộc trên nền tảng liên minh công – nông – trí thức.
Trong những năm trước mắt: Nhanh chóng khắc phục những mặt tồn tại, yếu kém trong công tác xây dựng đội ngũ trí thức của thị xã, thực hiện tốt chế độ chính sách hiện có của Đảng và Nhà nước đối với tri thức, nhằm phát huy có hiệu quả tiềm năng của đội ngũ tri thức, tạo cơ hội và điều kiện cống hiến nhiều hơn cho sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội của thị xã.
Quy trình tuyển dụng, biên chế cán bộ
Các bước tiến hành tuyển dụng, biên chế cán bộ công chức, viên chức cho Ủy ban thị xã:
Bước 1: Xác định nhu cầu tuyển dụng:
Căn cứ vào yêu cầu công tác từng đơn vị, nhân sự thực tế thiếu so với chỉ tiêu biên chế cơ quan được giao, nhân sự nghỉ việc hoặc nghỉ hưu, Trưởng các phòng, Ban xác định nhu cầu tuyển dụng nhân sự bổ sung. Tổng hợp và trình Sở trực thuộc xem xét.
Bước 2: Xem xét nhu cầu:
Ban lãnh đạo Sở trực tiếp xem xét nhu cầu từ văn bản tổng hợp:
- Đồng ý chỉ đạo tổ chức triển khai
- Không đồng ý (toàn bộ/ một phần nhu cầu), tổ chức Sở có trách nhiệm trao đổi lại với bộ phận đưa ra nhu cầu để thống nhất.
Bước 3: Hoàn tất thủ tục trước khi tuyển dụng:
Sau khi được Sở trực thuộc phê duyệt chuyển cho sở Nội vụ xem xét phê duyệt
Bước 4: Tổ chức tuyển dụng:
Căn cứ vào tiêu chuẩn nhân sự của các đối tượng công chức, viên chức cần tuyển, Căn cứ vào hồ sơ xét duyệt của sở nội vụ, Có thông báo tuyển dụng thông qua những hình thức thích hợp (nội bộ, cơ quan dịch vụ, phương tiện thông tin đại chúng,…)
Phòng Nội vụ trực tiếp nhận, xem xét hồ sơ Đối với công chức, viên chức phải qua kỳ thi (đối với công chức), xét tuyển (đối viên chức) do Sở Nội vụ quyết định.
Bước 5: Thử việc, Tập sự:
Những ứng viên đạt yêu cầu sau khi thi tuyển và xét duyệt phải trải qua thời gian thử việc theo Luật lao động hiện hành.
Trưởng/ phó phòng, ban lập Chương trình hướng dẫn thử việc và phân công người hướng dẫn ứng viên trong quá trình thử việc.
Bước 6: Đánh giá sau thử việc:
Khi kết thúc thời gian thử việc, ứng viên phải lập Báo cáo kết quả thử việc Trưởng/ phó phòng chuyên môn, Giám đốc/ Phó Giám đốc trung tâm trực tiếp xem xét đánh giá năng lực, Sở xem xét kết quả đánh giá và đề xuất ý kiến trình Ban Giám đốc xem xét quyết định tuyển dụng chính thức hoặc không tuyển dụng chính thức.
Bước 7: Hợp đồng chính thức,Quyết định biên chế: Đối với những ứng viên đạt yêu cầu sau khi thử việc, Sở hướng dẫn đơn vị sử dụng lao động lập Hợp đồng tuyển dụng chính thức (có thời hạn hoặc không thời hạn đúng luật định đối với đối tượng là viên chức) Đối với công chức, tổ chức Sở trình Ban Giám đốc chỉ đạo để ra quyết định phân công chính thức và bàn giao cho phòng, ban tiếp nhận.
2.1.2 Phân công lao động theo chuyên môn, nghề nghiệp được đào tạo và hiệp tác lao động:
2.1.2.1 Phân công lao động theo chuyên môn, nghề nghiệp được đào tạo:
Xem bảng 1.3: Bảng phân công lao động theo chuyên môn, nghề nghiệp được đào tạo.( trang 63)
Theo hình thức phân công này thì công việc yêu cầu chuyên môn, nghiệp vụ nào thì phải bố trí người thực hiện đã được đào tao về chuyên môn nghiệp vụ đó, không được phân công bố trí lao động trái ngành, trái nghề.
Theo bảng phân công lao động trong các phòng ban trong thị ủy thấy rằng việc phân công bố trí lao động trong các phòng ban chức năng là hợp lý bố trí đúng người, đúng việc, đúng chuyên môn Tuy nhiên vẫn còn có phòng, ban chưa được bố trí nhân sự phù hợp, rất cần có sự điều chỉnh lại. Xem xét nhân sự ở phòng Lao động – Thương binh và Xã hội cho thấy dược biên chế 8 người nhưng thực tế mới chỉ có 7 người mặt khác phòng Lao động – Thương binh và xã hội với chức năng chuyên môn là thực hiện chức năng quản lý nhà nước về lao động, người có công và xã hội nhưng hiện tại biên chế lại chưa có người nào được đào tạo về lao động việc làm, cũng như công tác xã hội Vì vậy, cán bộ, nhân viên trong phòng phải rất cố gắng tự học hỏi để thực hiện tốt công việc được giao Tuy nhiên để nâng cao hiệu quả hoạt động của nguồn nhân lực rất cần thị ủy va tỉnh ủy có những kế hạch cụ thể nhanh chóng có sự điều chỉnh nhân sự phù hợp
Hiệp tác lao động là một trong những vấn đề quan trọng của tổ chức lao động kkhoa học, đam bảo cho các hoạt động được diễn ra nhịp nhàng, ăn khớp.
Hoạt động của khối Ủy ban thị xã hiện nay có sự hợp tác hết sức chặt chẽ giữa các phòng ban chuyên môn trực thuộc Ủy ban Quá trình hợp tác hoạt động được hỗ trợ bởi sự đầu tư khoa học công nghệ Tất cả các phòng ban Ủy ban đều được trang bị máy vi tính cho từng cá nhân, các máy tính này đều được nối mạng internet và mạng nội bộ Điều này giúp cho quy trình làm việc, hợp tác diễn ra nhanh chóng và dễ dàng hơn Hàng tuần,trưởng các phòng ban đều phải tham gia giao ban trực tuyến để trao đổi công việc, báo cáo cấp trên tình hình hoạt động của phòng ban Như vậy việc áp dụng sự phát triển của công nghệ thông tin đã làm cho quá trình hiệp tác lao động trở nên sâu và rộng hơn.
2.1.3 Quản lý chất lượng lao động
Xem Bảng 1.4: Cơ cấu lao động phân theo giới tính, tuổi, thâm niên công tác và trình độ được đào tạo (trang 21)
Dựa vào bảng thống kê này thấy được một số nétvề nguồn tài ngyên nhân lực của thị Ủy Uông Bí:
Về chuyên môn đào tạo:
Tiền lương
- Nguồn trả lương: Các phòng ban chức năng thuộc Ủy ban nhân dân thị xã họat động bằng nguồn chi ngân sách vì vậy lương của cán bộ công chức được trả từ nguồn ngân sách quốc gia.
- Bảng lương được áp dụng là bảng lương công chức, viên chức khu vực hành chính sự nghiệp do nhà nước quy định tại nghị định số 204/2004/ NĐ-CP ngày 14/12/2004 Thực hiện các chế độ lương, nâng lương đúng theo quy định của nhà nước
- Các chế độ phụ cấp lương đang được áp dụng cho cán bộ, công chức là: Phụ cấp khu vực, phụ cấp thu hút, phụ cấp nghề, phụ cấp chức vụ, phụ cấp thâm niên vượt khung.
Nhìn chung về các chế độ lương thưởng của khu vực hành chính sự nghiệp ở Uông Bí nói riêng và của cả nước ta nói chung vẫn còn nhiều bất cập Lương công chức viên chức còn thấp so với mặt bằng chung rất nhiều,tiền lương chua tạo được động lực lao động Vì vậy rất cần có chính sách tiền lương, thưởng phù hợp để cán bộ, công chức yên tâm công tác, phát huy hết năng lực phục vụ sự nghiệp quản lý đất nước.
Quản lý nhà nước về lao động tiền lương
Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội là cơ quan chức năng thuộc ủy ban nhân dân, giúp ủy ban nhân dân thị xã thực hiện chức năng quản lý nhà nước về lao động, người có công và xã hội Phòng không có chức năng ban hành các văn bản quản lý nhà nước về lao động, tiền lương mà chỉ có nhiệm vụ tiếp nhận, phổ biến các văn bản này đến những đối tượng có liên quan.
Quy trình tổ chức thực hiện các văn bản quản lý nhà nước về lao động tiền lương: Sau khi tiếp nhận các văn bản từ cấp trên, được chuyển đến trưởng phòng và các chuyên viên phụ trách mảng để tìm hiểu, nghiên cứu sau đó phòng có trác nhiệm tổ chức phổ biến, hướng dẫn các đối tượng có liên quan sau khi hướng dẫn phổ biến sẽ triển khai cho các dơn vị liên quan thực hiện Và phòng cnf có chức năng tổ chức các đoàn thanh tra suống cơ sở kiểm tra tình hình thực hiện các văn bản pháp quy về lao động tiền lương như: kiểm tra thực hiên hợp đồng lao động, an toàn vệ sinh lao động, thực hiên trả lương, đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động ở các danh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh đóng trên địa bàn thị xã. Đồng thời kiến nghị với cấp trên những phát sinh, vướng mắc trong quá trình thực hiện để có những điều chỉnh kịp thời.
Trong công tác quản lý cán bộ, viên chức của thị ủy Uông Bí có thể nhận thấy một số điểm mạnh sau; Đã có sự đầu tư, tạo điều kiện làm việc tối ưu nhất cho cán bộ, tạo môi trường làm việc thuận lợi, tiện nghi với những trang thiết bị hiện đại. Thực hiện đầy đủ và nghiêm túc các chế độ do nhà nước quy định cho cán bộ viên chức.
Tạo khuyến khích và tạo điều hiện thuận lợi cho cán bộ học tập nâng cao trình độ chuyên môn cũng như trình độ lý luận chính trị
Công khai mở rộng trong việc thi tuyển công chức để thu hút người tài về phục vụ sự phát triển của thị xã
Bên cạnh những mặt mạnh đã nêu trên, trong công tác quản trị nhân sự của ban lãnh đạo thị xã vẫn còn những tồn tại, hạn chế nhất định.
Việc đánh giá, bố trí, sử dụng cán bộ đôi khi còn chủ quan, chưa hợp lý, đôi khi chưa mạnh dạn đề bạt cán bộ, công tác phân công, thuyên chuyển công tác còn chưa hợp lý.
Công tác kiểm tra, quản lý cán bộ chưa được thực hiện thường xuyên, sử lý cán bộ vi phạm nhiều khi còn nặng về chủ nghĩa duy tình
Việc đào tạo, bòi dưỡng cán bộ còn chạy theo số lượng, đào tạo dàn trải chưa chú trọng về chất lượng Công tác bố trí công tác sau đào tạo chưa được quan tâm đúng mức, cán bộ đi học về chưa được bố trí công việc phù hợp.
Trên đây là những vấn đề cần được ban lãnh đạo thị xã quan tâm và có biện pháp khắc phục.
THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP TẠO VIỆC LÀM CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN Ở THỊ XÃ UÔNG BÍ, TỈNH QUẢNG NINH
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA TẠO VIỆC LÀM
CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN
Nguồn nhân lực là nguồn lực con người, yếu tố quan trọng, năng động nhất của tăng trưởng và phát triển kinh tế xã hội Nguồn nhân lực của một quốc gia được biểu hiện ở một số khía cạnh sau:
Với tư cách là nguồn cung cấp sức lao động cho xã hội thì:
Nguồn nhân lực bao gồm toàn bộ dân cư có khả năng lao động, không phân biệt người đó đang được phân bố vào ngành nghề, lĩnh vực, khu vực nào và có thể coi đây là nguồn nhân lực xã hội.
Với tư cách là khả năng đảm đương lao động chính của xã hội thì:
Nguồn nhân lực được hiểu theo nghĩa hẹp hơn, bao gồm nhóm dân cư trong độ tuổi lao động có khả năng lao động.
Nguồn nhân lực thể hiện toàn bộ những con người cụ thể tham gia vào quá trình lao động, với cách hiểu này nguồn nhân lực bao gồm những người từ giới hạn dưới của độ tuổi lao động trở lên và có khả năng lao động ( Ở nước ta hiện nay là những người từ đủ 15 tuổi trở lên có khả năng lao động)
1.1.2 Đặc điểm của nguồn nhân lực:
Mặc dù có các biểu hiện khác nhau nhưng nguồn nhân lực luôn phản ánh các đặc điểm quan trọng là
- Nguồn nhân lực là nguồn lực con người
- Nguồn nhân lực là bộ phận của dân số, gắn với cung lao động.
Nguồn lao động được xem xét trên hai góc độ, đó là số lượng và chất lượng Số lượng lao động được biểu hiện thông qua chỉ tiêu quy mô và tốc độ tăng dân số Chất lượng lao động được đánh giá trên các mặt như sức khoẻ, trình độ văn hoá, trình độ chuyên môn kỹ thuật, phẩm chất, đạo đức
Trong bộ luật lao động, giới hạn tuổi lao động trong độ tuổi lao động được quy định nam từ đủ 15 tuổi đến 60 tuổi, nữ từ đủ 15 tuổi đến 55 tuổi. Việc xác định độ tuổi lao động giữa các quốc gia là không thống nhất Tuỳ vào điều kiện của từng nước mà người ta có thể quy định giới hạn trong độ tuổi lao động cho hợp lý.
1.2 Nguồn nhân lực nông thôn:
Nguồn nhân lực nông thôn là một bộ phận của nguồn nhân lực quốc gia, bao gồm toàn bộ những người lao động dưới dạng tích cực (lao động đang làm việc trong nền kinh tế quốc dân) và lao động tiềm tàng ( có khả năng lao động nhưng chưa tham gia lao động) thuộc khu vực địa lý bao trùm toàn bộ dân số nông thôn.
Khái niệm theo phương pháp thống kê lao động:
Nguồn nhân lực nông thôn gồm những người đủ 15 tuổi trở lên thuộc khu vực nông thôn đang làm việc trong các ngành nông, lâm, ngư nghiệp, diêm nghiệp, công nghiệp, xây dựng, dịch vụ và những người trong độ tuổi lao động có khả năng lao động nhưng vì những lý do khác nhau hiện tại chưa tham gia vào hoạt động kinh tế.( các nguyên nhân chưa tham gia hoạt động kinh tế: đang thất nghiệp, đang đi học, đang làm nội trợ trong gia đình, không có nhu cầu làm việc, người thuộc tình trạng khác.)
1.2.2 Những đặc điểm cơ bản của nguồn nhân lực nông thôn:
Nguồn nhân lực nông thôn nước ta hiện nay có các đặc điểm chính sau:
- Mức sống dân cư nông thôn thấp ảnh hưởng đến phát triển nguồn nhân lực Dân số nông thôn nước ta chiếm trên 70% tổng dân số cả nước,nhưng khu vực nông thôn nước ta lại có nền kinh tế hàng hóa chậm phát triển, năng suất lao động thấp, GDP bình quân đầu người thấp Thu nhập thấp ảnh hưởng đến khả năng nâng cao mức sống, phát triển giáo dục, đào tạo và cải thiện chăm sóc sức khỏe của dân cư và người lao động nông thôn Khả năng kinh tế thấp còn ảnh hưởng đến đàu tư, các giao dịch kinh tế - xã hội , đây là những yếu tố quan trọng của phát triển kinh tế thị trường và phát triển nguồn nhân lực nông thôn.
- Tốc độ tăng dân số nông thôn hàng năm giảm dần, nguyên nhân là do giảm tăng tự nhiên do kế hoạch hóa dân số và giảm dân số cơ học ( di chuyển dân cư từ nông thôn ra thành thị) Bên cạnh đó, việc phát triển của thành phố, tốc độ đô thị hóa nhanh cũng tác động đến dân số nông thôn. Giảm tốc độ tăng dân số nông thôn dẫn đến giảm tốc độ tăng lao động, giảm quy mô nguồn nhân lực nông thôn.
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA TẠO VIỆC LÀM CHO
Nguồn nhân lực
Nguồn nhân lực là nguồn lực con người, yếu tố quan trọng, năng động nhất của tăng trưởng và phát triển kinh tế xã hội Nguồn nhân lực của một quốc gia được biểu hiện ở một số khía cạnh sau:
Với tư cách là nguồn cung cấp sức lao động cho xã hội thì:
Nguồn nhân lực bao gồm toàn bộ dân cư có khả năng lao động, không phân biệt người đó đang được phân bố vào ngành nghề, lĩnh vực, khu vực nào và có thể coi đây là nguồn nhân lực xã hội.
Với tư cách là khả năng đảm đương lao động chính của xã hội thì:
Nguồn nhân lực được hiểu theo nghĩa hẹp hơn, bao gồm nhóm dân cư trong độ tuổi lao động có khả năng lao động.
Nguồn nhân lực thể hiện toàn bộ những con người cụ thể tham gia vào quá trình lao động, với cách hiểu này nguồn nhân lực bao gồm những người từ giới hạn dưới của độ tuổi lao động trở lên và có khả năng lao động ( Ở nước ta hiện nay là những người từ đủ 15 tuổi trở lên có khả năng lao động)
1.1.2 Đặc điểm của nguồn nhân lực:
Mặc dù có các biểu hiện khác nhau nhưng nguồn nhân lực luôn phản ánh các đặc điểm quan trọng là
- Nguồn nhân lực là nguồn lực con người
- Nguồn nhân lực là bộ phận của dân số, gắn với cung lao động.
Nguồn lao động được xem xét trên hai góc độ, đó là số lượng và chất lượng Số lượng lao động được biểu hiện thông qua chỉ tiêu quy mô và tốc độ tăng dân số Chất lượng lao động được đánh giá trên các mặt như sức khoẻ, trình độ văn hoá, trình độ chuyên môn kỹ thuật, phẩm chất, đạo đức
Trong bộ luật lao động, giới hạn tuổi lao động trong độ tuổi lao động được quy định nam từ đủ 15 tuổi đến 60 tuổi, nữ từ đủ 15 tuổi đến 55 tuổi.Việc xác định độ tuổi lao động giữa các quốc gia là không thống nhất Tuỳ vào điều kiện của từng nước mà người ta có thể quy định giới hạn trong độ tuổi lao động cho hợp lý.
Nguồn nhân lực nông thôn
Nguồn nhân lực nông thôn là một bộ phận của nguồn nhân lực quốc gia, bao gồm toàn bộ những người lao động dưới dạng tích cực (lao động đang làm việc trong nền kinh tế quốc dân) và lao động tiềm tàng ( có khả năng lao động nhưng chưa tham gia lao động) thuộc khu vực địa lý bao trùm toàn bộ dân số nông thôn.
Khái niệm theo phương pháp thống kê lao động:
Nguồn nhân lực nông thôn gồm những người đủ 15 tuổi trở lên thuộc khu vực nông thôn đang làm việc trong các ngành nông, lâm, ngư nghiệp, diêm nghiệp, công nghiệp, xây dựng, dịch vụ và những người trong độ tuổi lao động có khả năng lao động nhưng vì những lý do khác nhau hiện tại chưa tham gia vào hoạt động kinh tế.( các nguyên nhân chưa tham gia hoạt động kinh tế: đang thất nghiệp, đang đi học, đang làm nội trợ trong gia đình, không có nhu cầu làm việc, người thuộc tình trạng khác.)
1.2.2 Những đặc điểm cơ bản của nguồn nhân lực nông thôn:
Nguồn nhân lực nông thôn nước ta hiện nay có các đặc điểm chính sau:
- Mức sống dân cư nông thôn thấp ảnh hưởng đến phát triển nguồn nhân lực Dân số nông thôn nước ta chiếm trên 70% tổng dân số cả nước,nhưng khu vực nông thôn nước ta lại có nền kinh tế hàng hóa chậm phát triển, năng suất lao động thấp, GDP bình quân đầu người thấp Thu nhập thấp ảnh hưởng đến khả năng nâng cao mức sống, phát triển giáo dục, đào tạo và cải thiện chăm sóc sức khỏe của dân cư và người lao động nông thôn Khả năng kinh tế thấp còn ảnh hưởng đến đàu tư, các giao dịch kinh tế - xã hội , đây là những yếu tố quan trọng của phát triển kinh tế thị trường và phát triển nguồn nhân lực nông thôn.
- Tốc độ tăng dân số nông thôn hàng năm giảm dần, nguyên nhân là do giảm tăng tự nhiên do kế hoạch hóa dân số và giảm dân số cơ học ( di chuyển dân cư từ nông thôn ra thành thị) Bên cạnh đó, việc phát triển của thành phố, tốc độ đô thị hóa nhanh cũng tác động đến dân số nông thôn. Giảm tốc độ tăng dân số nông thôn dẫn đến giảm tốc độ tăng lao động, giảm quy mô nguồn nhân lực nông thôn.
- Trong giai đoan công nghiệp hóa hiên đại hóa hiên nay, nhân lực nông nghiệp chuyển sang phi nông nghiệp với các hoạt động rất đa dạng, đặc biệt là các trung tâm, thị trấn, thị tứ, các vùng nông thôn ven thành phố, thị xã, dọc các trục đường giao thông lớn, xung quanh các khu công nghiệp mới xây dựng Một số ngành nghề phi nông nghiệp phát triển nhanh ở nông thôn thu hút nhiều lao động như: cung ứng điện năng, thông tin liên lạc, thương mại, chế biến nông, lâm, thủy sản, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ
- Thị trường lao động tại nhiều vùng nông thôn còn chậm phát triển.
Do nhiều nguyên nhân như thiếu vốn, không tiếp cận được thị trường tiêu thụ sản phẩm, thiếu lao động lành nghề, thiếu khả năng lựa chọn công nghệ Nên hạn chế khả năng phát triển doanh nghiệp, trang trại sản xuất hàng hóa.
- Quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa có tác động thúc đẩy dòng lao động di chuyển từ nông thôn ra thành thị, và vào các khu công nghiệp, khu chế xuất bao gồm cả lao động nhập cư và lao động đến thành phố làm việc thời vụ Số lao động di chuyển đến thành phố đa số là lao động trẻ, lao động vừa tốt nghiệp các cấp phổ thông chưa qua đào tạo.
- Trình độ văn hóa của lao động nông thôn còn rất thấp Đa số mới chỉ tốt nghiệp tiểu học và phổ thông cơ sở Vì vậy lao động nông thôn ít
Tạo việc làm
Tạo việc làm cho người lao động là đưa người lao động vào làm việc để tạo ra trạng thái phù hợp giữa sức lao động và tư liệu sản xuất, tạo ra hàng hoá và dịch vụ theo yêu cầu thị trường.
Vấn đề tạo việc làm cho người lao động là một vấn để rất phức tạp nhưng là rất cần thiết mà mỗi quốc gia, mỗi địa phương luôn phải quan tâm. Việc tạo việc làm cho người lao động chịu ảnh hưởng của không những là nền kinh tế xã hội mà còn chịu ảnh hưởng của rất nhiều yếu tố khác Vì vậy khi xem xét để đưa ra chính sách tạo việc làm cho người lao động cần phải quan tâm đến rất nhiều nhân tố khác.
Thực chất của tạo việc làm cho người lao động là tạo ra trạng thái phù hợp giữa sức lao động và tư liệu sản xuất gồm cả về chất lượng và cả số lượng Chất lượng, số lượng của tư liệu sản xuất phụ thuộc vào vốn đầu tư, những tiến bộ khoa học kỹ thuật áp dụng trong sản xuất cũng như việc sử dụng và quản lý các tư liệu đó.
1.3.2 Ý nghĩa của tạo việc làm:
Trước hết đối với một quốc gia tạo mở việc làm là để sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực, phát huy nhân tố con người, đảm bảo sự phát triển bền vững và ổn định của xã hội.
Tạo việc làm đầy đủ cho người lao động vừa có tác động đến kinh tế vừa là việc làm mang tính xã hội Nó tác động đến kinh tế của xã hội và đời sống của từng cá nhân người lao động cũng như gia đình họ Có việc làm, có thu nhập người lao động có thể nuôi sống bản thân và gia đình đồng thời việc làm đó cũng tạo ra hàng hóa dịch vụ phục vụ làm tăng GDP Về mặt xã hội, tạo việc làm đầy đủ cho người lao động sẽ làm giảm các tệ nạn xã hội, ổn định trật tự an ninh. Đối với mỗi cá nhân người lao động việc làm có ý nghĩa sống còn.Không có việc làm sẽ không có thu nhập, mà không có thu nhập thi không thể nuôi sống bản thân và gia đình, người lao động không có việc làm dễ dẫn đến tham gia vào các tệ nạn xã hội như trộm cắp, làm các việc phạm pháp như buôn lậu, buôn hàng cấm để có tiền trang trải cuộc sống Chỉ khi có việc làm, có thu nhập người lao động mới ổn định cuộc sống và dần nâng cao mức sống.
Với những ý nghĩa trên tạo việc làm cho người lao động là vấn đề rất cần được các cấp các ngành quan tâm giải quyết, nhằm tạo việc làm cho người lao động giúp họ ổn định cuộc sống Dưới đây là các mô hình tạo việc làm dang được sử dụng ở nước ta hiện nay.
1.3.3 Các mô hình tạo việc làm:
1.3.3.1 Tạo việc làm thông qua các chương trình kinh tế xã - hội:
Có thể tạo việc làm cho lao động thông qua một số các chương trình kinh tế xã hội sau
- Chương trình phát triển nông nghiệp, nông thôn: Chương trình này tập chung vào việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi và tăng cường áp dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật vào nông nghiệp để tăng năng xuất lao động Đầu tư phát triển nuôi trồng, đánh bắt, chế biến và xuất khẩu thủy, hải sản Đầu tư cho xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn để tạo môi trường phát triển việc làm Đồng thời phân bố lại dân cư, di chuyển dần lao động từ vùng thừa sang vùng thiếu.
- Chương trình phát triển công nghiệp và dịch vụ: Chương trình này tập chung vào phát triển các khu công nghiệp, khu công nghệ cao, khu kinh tế mở và thu hút lao động vào làm việc trong các khu vực này Đầu tư chiều sâu, đổi mới thiết bị công nghệ, hiện đại hóa các ngành có lợi thế cạnh tranh, chiếm lĩnh thị trường trong nước và xuất khẩu như: chế biến nông, lâm, thủy sản, may mặc, giày da để giải quyết việc làm Đồng thời phát triển các ngành dịch vụ thu hút nhiều lao động như: Văn hóa, thể thao, du lịch, ngân hàng, tín dụng, bảo hiểm
- Chương trình tín dụng hỗ trợ việc làm: là chương trình tạo việc làm mang tính xã hội rộng rãi Trong các chương trình hỗ trợ vốn thường đi kèm với đào tạo tay nghề, nghiệp vụ chuyên môn kỹ thuật, chuyển giao công nghệ, các chương trình khuyến nông, lâm, ngư nghiệp Một số hệ thống tín dụng có vai trò quan trọng đối với tạo mở việc làm như: tín dụng nông thôn,
1.3.3.2 Tạo việc làm thông qua xuất khẩu lao động:
Là hình thức tạo việc làm cho người lao đông thông qua việc đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài Để thực hiện có hiệu quả mô hình này cần nâng cao chất lượng lao động xuất khẩu Đồng thời nâng cấp và phát triển hệ thống các doanh nghiệp xuất khẩu lao động, đảm bảo hoạt động năng động, có hiệu quả, đúng pháp luật
1.3.3.3 Tạo việc làm thông qua việc phát triển các doanh nghiệp nhỏ:
Doanh nghiệp nhỏ thông thường là doanh nghiệp có quy mô lao động nhỏ (50 lao động trở xuống), hoạt động linh hoạt, dễ thích ứng với biến động của thị trường, phù hợp với khả năng huy động vốn lựa chon công nghệ và trình độ quản lý Quy mô lao động của loại hình doanh nghiẹp này nhỏ, nhưng bù lại số lượng doanh nghiệp nhiều nên khả năng tạo mở được nhiều việc làm Để phát triển doanh nghiệp nhỏ tạo mở nhiều việc làm thông qua hình thức này nhà nước cần tạo hành lang pháp lý thuận lợi, thông thoáng cho nhân dân tin tưởng đầu tư vào sản xuất kinh doanh và thu hút lao động Ban hành đồng bộ các chính sách khuyến khích và trợ giúp các doanh nghiệp nhỏ như: chính sách miễn, giảm thuế trong thời gian đầu; cho vay vốn ưu đãi khi có phương án mở rộng sản xuất thu hút thêm lao động; hỗ trợ mặt bằng sản xuất, thị trường tiêu thụ
1.3.3.4 Tạo việc làm thông qua việc phát triển các hội nghề nghiệp:
Hội nghề nghiệp là tổ chức của những người cùng làm việc trong một nghề, tôn chỉ, mục đích của hội nhằm phát triển nghề nghiệp Hội nghiên cứu, nắm bắt tình hình, đề ra giải pháp thực hiện việc phát triển và nâng cao hiệu quả hoạt động nghề nghiệp.Cùng nhau trao đổi về kinh nghiệm sản xuất, trao đổi thông tin về sản xuất kinh doanh, giúp các cơ sở cùng huy động vốn, chia sẻ thị trường tiêu thụ Hiện nay nước ta có các hội nghề nghiệp như: hội những người làm vườn, khuyến nông, sinh vật cảnh, xây dựng, tin học, dệt may Hoạt động của các hội nghề nghiệp này có tác dụng thúc đẩy phát triển các ngành nghề, tạo mở nhiều việc làm cho xã hội.
1.2.3.5 Tạo việc làm thông qua thu hút vốn đầu tư nước ngoài:
Hoàn thiện cơ chế, chính sách thu hút vốn đầu tư nước ngoài, tạo môi trường hợp tác lành mạnh, bình đẳng môi trường kinh tế giữa các thành phần kinh tế là hướng quan trọng dể tạo mở việc làm Có 2 xu hướng thu hút vốn đầu tư nước ngoài tạo việc làm là:
Tạo việc làm trong khu vực đầu tư trực tiếp nước ngoài: Các ngành trong khu vực có vốn đầu tư nước ngoài có khả năng thu hút nhiều lao động là ngành sản xuất kinh doanh hướng vào xuất khẩu như: dệt, may mặc, da giày, chế biến hải sản, chế tạo và lắp ráp ô tô và xe máy, điện tử, vật liệu xây dựng và các ngành du lịch, ngân hàng, bảo hiểm, phát triển hạ tầng cơ sở Các nước và vùng lãnh thổ có đầu tư trực tiếp vào nước tác động lớn đến tạo mở việc làm là Nhật Bản, Malaixia, singapo, Hàn Quốc, Mỹ, Anh,Trung Quốc, Nga
Tạo việc làm từ nguồn vốn viện trợ phát triển chính thức ( vốn ODA): Viện trợ chính thức là tất cả các khoản trợ giúp không hoàn lại và có hoàn lại với lãi suất thấp, thời gian trả nợ dài của chính phủ các nước phát triển, các tổ chức Liên Hợp Quốc, các tổ chức phi chính phủ, các tổ chức tài chính quốc tế dành cho chính phủ, nhân dân các nước đang phát triển. ODA được đầu tư và tạo mở việc làm trong nhiều ngành nghề, lĩnh vực như phát triển cơ sở hạ tầng, giáo dục và đào tạo, y tế, kinh tế hộ gia đình cả ở nông thôn và thành thị Đặc biệt đối với vùng nông thôn có tác động không những tạo ra việc làm trực tiếp mà còn tác động đến khả năng tạo việc làm tại nhiều vùng, khu vực do cơ sở hạ tầng được cải thiện, chất lượng nguồn nhân lực được nâng cao Vai trò của ODA không những tạo mở việc làm mà còn thể hiện ở sự đánh giá của cộng đồng quốc tế đoói với công cuộc chuyển đổi và phát triển nền kinh tế thị trường và tạo lập bầu không khí thuận lợi cho sản xuất kinh doanh để khuyến khích các nhà đầu tư nước ngoài tăng cường đầu tư tạo mở việc làm cho người lao động.
II/ CƠ SỞ THỰC TIỄN
THỰC TRẠNG TẠO VIỆC LÀM CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN Ở THỊ XÃ UÔNG BÍ GIAI ĐOẠN 2006 – 2008
Điều kiện tự nhiên
Điều kiện tự nhiên có ảnh hưởng rất lớn đến vấn đề tạo việc làm cho người lao động, đặc biệt là lao động nông thôn. Đây là điều kiện đầu tiên, quan trọng, có khả năng tạo thuận lợi hoặc gây khó khăn cho hoạt động sản xuất Chẳng hạn, độ mầu mỡ tự nhiên của đất đai ; diện tích canh tác bình quân đầu người; điều kiện khí hậu, thủy văn thuận lợi hoặc bất lợi cho phát triển các loại cây trồng và con vật nuôi ; trữ lượng của hầm mỏ ; tài nguyên rừng và biển
Nhưng thực tế, sự giàu có về tài nguyên không tỷ lệ thuận với khả năng phát triển ổn định của đất nước, dự trữ kinh tế của quốc gia cũng như sự phát triển ở mức cao trên mọi lĩnh vực của đời sống kinh tế - chính trị. Trong thực tế, có những nước rất nghèo tài nguyên thiên nhiên như Nhật Bản, Xin-ga-po, nhưng với công nghệ hiện đại, máy móc tiên tiến, và phương pháp quản lý khoa học đã tạo ra được nhiều việc làm cho xã hội, trong đó có lao động nông thôn Vì vậy điều kiện tự nhiên của mỗi nước chỉ là cơ sở quan trọng ban đầu cho phát triển sản xuất Việc tiếp theo của mỗi nước, mỗi vùng là phải phát huy mặt thuận, hạn chế mặt không thuận của điều kiện tự nhiên chi phối nền sản xuất, trên cơ sở đó hoạch định chính sách phát triển đúng đắn, bền vững nhằm mục tiêu quan trọng là phát triển con người - chủ thể và động lực chủ yếu của nền sản xuất và mọi hoạt ;động xã hội Đối với thị xã Uông Bí, điều kiện tự nhiên cũng có những ảnh hưởng nhất định đến tạo việc làm cho người lao động mà đặc biệt là lao động nông thôn.
- Vị trí địa lý: Uông Bí là một thị xã trẻ nằm ở phía tây tây của tỉnh
Quảng Ninh, cách Hà Nội 120 km, cách thành phố Hạ Long 40 km, phía bắc giáp huyện Sơn Động tỉnh Bắc Giang, ranh giới là dãy núi cao Yên Tử - Bảo Đài, phía tây giáp huyện Đông Triều, ranh giới là sông Tiên Yên, phía nam giáp huyện Thủy Nguyên thuộc thành phố Hải Phòng, ranh giới là sông Đá
Bạc, phía đông giáp huyện Hoành Bồ, ranh giới là núi Bình Hương và núi Đèo San.
Trong bản đồ phát triển kinh tế, thị xã Uông Bí nằm ở trung tâm tam giác kinh tế Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh, cùng với quốc lộ 10, quốc lộ 18A, tuyến đường sắt Hạ Long - Bắc Ninh, và mạng lưới giao thông đường thủy rất thuận tiện Có thể nói thị xã Uông Bí có vị trí địa lý thuận lợi cho phát triển kinh tế xã hội và đặc biệt là phát triển một nền nông nghiệp bền vững Nằm gần những thành phố lớn phát triển năng động như Hạ Long, Hải Phòng, Uông Bí có điều kiện để phát triển nông nghiệp và dịch vụ phục vụ đô thị, có thị trường tiêu thụ hàng hóa nông sản.
Với vị trí như vậy Uông Bí vừa có thể phát triển ngành dịch vụ thương mại cung cấp hàng hóa nông sản thực phẩm phục vụ các vùng lân cận Đặc điểm khí hậu: Uông Bí có nhiệt độ trung bình năm là 24 o C, độ ẩm trung bình là 81%, lượng mưa trung bình năm là 1842mm Có thể nói ở đay có khí hậu thuận lợi cho việc phát triển ngành nông nghiệp, thu hut lượng lớn lao động vào làm việc, giảm bớt lao động nhàn rỗi trong nông nghiệp.
Diện tích, đất đai: Diện tích đất tự nhiên là: 24,390 ha Có tới 4/5 diện tích đất ở đay là đồi núi
Trong đó: Diện tích đất nông nghiệp: 2.916,2 ha
Diện tích đất lâm nghiệp: 9.182,9 ha
Diện tích đất chuyên dùng: 2.601,4 ha
Diện tích đất chưa sử dụng: 10.770,5 ha trong đó đất đồi núi trọc là 4.921 ha( chiếm 9,9%)
Nhìn chung quỹ đất của Uông Bí phân bố không đều, theo hướng biến động thì quỹ đất ở và đất phi nông nghiệp ngày càng tăng, đất nông nghiệp bị thu hẹp dần Đồng thời do quá trình đô thị hóa, phát triển công nghiệp khai thác khoáng sản làm cho đất đai ở đây bị sói mòn, bạc màu năng suất cây trồng thấp chất lượng kém Xu hướng này làm cho những người dân vùng nông thôn mất đất nông nghiệp trở trở thành không có việc làm, hoặc có việc làm nhưng thu nhập không cao và không ổn định do hay bị mất mùa, giảm năng suất
Tài nguyên thiên nhiên: Uông Bí được thiên nhiên ưu đãi có rừng, biển, ngoài khoáng sản như than đá còn có vật liệu xây dựng như đá vôi,cát sỏi,xỉ than Có khu di tích lịch sử danh thắng Yên Tử, Hang Son, du lịch sinh thái Lựng Xanh, hồ Yên Trung, với nguồn tài nguyên thiên nhiên nàyUông Bí có thể phát triển mạnh hơn nữa về công nghiệp khai thác và ngành dịch vụ du lịch, phát triển hai ngành có thể giúp thu hut một lượng không nhỏ lao động từ khu vực nông thôn chuyển sang
Trình độ phát triển kinh tế xã hội của thị xã
Trình độ phát triển kinh tế xã hội cũng tác động đến việc tạo việc làm cho người lao động Đó chính là xu hướng phát triển của các ngành công nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ Đồng thời môi trường kinh tế cũng là sự vận động của thị trường hàng hoá diễn ra trong khu vực Do đó thì môi trường kinh tế sẽ tác động đến sự phát triển của các ngành kinh tế nên sẽ ảnh hưởng đến việc tạo việc làm cho người lao động tại khu vực đó.
Kể từ khi thành lập cho đến nay, trải qua 45 năm xây dựng, thị xã Uông Bí không ngừng lớn mạnh và trưởng thành về mọi mặt, mọi lĩnh vực đời sống kinh tế xã hội Với những lợi thế và tiềm năng, Uông Bí đang trở thành một trong những đô thị công nghiệp dịch vụ phát triển năng động của Quảng Ninh.
Những tiềm năng, thế mạnh của vùng đất này ngày càng được bộc lộ, được khai thác và đây cũng chính là yếu tố quan trọng thu hút vốn đầu tư, tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế phát triển.
- Về công nghiệp: đây là ngành chủ lực phát triển kinh tế của thị xã, với 2 lĩnh vực sản xuất chủ yếu là than và điện Các ngành công nghiệp điện, khai thác than ngày càng được quan tâm đầu tư mở rộng sản xuất, ước tính mỗi năm sản lượng khai thác than trên địa bàn Uông Bí đạt 6 triệu tấn Việc phát triển của ngành điện, ngành than rất cần bổ sung thêm nhiều lao động đặc biệt là công nhân kĩ thuật có tay nghề Thị xã cần có chính sách chuyển dịch cơ cấu lao đông hợp lý chuyển dần lao động trong khu vực nông thôn sang thông qua đào tạo nghề
-Về thương mại- dịch vụ: đây là ngành đang được quan tâm khuyến khích phát triển để khai thác thuận lợi về vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên của thị xã Từ đó tao thêm việc làm cho người lao động nông thôn Mục tiêu phát triển dịch vụ, thương mại du lịch tạo việc làm và thu nhập cho người lao động đồng thời tăng nguồn thu ngân sách nhà nước
-Về nông, lâm, ngư nghiệp:với mục tiêu chuyển dần cơ cấu kinh tế sang hướng công nghiệp hóa hiện đại hóa giảm tỉ trọng nông nghiệp Quá trình này tạo ra một lượng lao động nông thôn không có việc làm, vì vậy rất cần có chính sách hợp lý để thực hiên tốt cả mục tiêu phát triển kinh tế đông thời tạo việc làm, ổn định thu nhập cho nhân dân.
-Văn hóa, giáo dục, y tế: Phong trào văn hóa, văn nghệ trong thị xã luôn được sự quan tâm của các cấp ủy đảng, và quần chúng nhân dân Đặc biệt trong các ngày lễ lớn của cả nước cũng như của thị xã thì nhân dân tham gia phong trào văn hóa văn nghệ quần chúng rất sôi nổi, hưởng ứng và tyên truyền đường lối chủ chương của đảng và nhà nước.
Về y tế: Được xây dựng và duy trì hoạt động từ huyện đến xã, sức khoẻ của nhân dân luôn được quan tâm và chữa trị kịp thời Thường xuyên chăm lo, quan tâm đến việc phòng, khám chữa bệnh và chăm lo sức khoẻ cho nhân dân, không để dịch lớn xảy ra trên địa bàn Chất lượng khám chữa bệnh được nâng lên, tinh thần phục vụ người bệnh tốt hơn.
Chú trọng bảo vệ, chăm sóc trẻ em; công tác tuyên truyền tư vấn kiến thức dân số kể hoạch hoá gia đình được đẩy mạnh, trình độ chuyên môn nghiệp vụ của đội ngũ cộng tác viên dân số được nâng cao Tiến hành cấp thẻ khám chữa bệnh miễn phí cho trẻ em dưới 6 tuổi Vì sức khoẻ của nhân dân được quan tâm chu đáo do đó lực lượng lao động của thị xã Uông Bí có sức khoẻ tốt, điều này cũng góp phần làm cho công tác tạo việc làm cho người lao động được thuận lợi hơn.
Tóm lại tuy còn gặp nhiều khó khăn nhưng trong những năm gần đây thì công tác giáo dục, y tế, văn hoá xã hội trong huyện luôn được chú trọng và không ngừng phát triển Do đó người lao động trong huyện sẽ thoải mái hơn để làm việc Đây cũng là một yếu tố tích cực trong công tác tạo việc làm cho người lao động ở thị xã Uông Bí.
Đặc điểm dân số, lực lượng lao động của thị xã
1.3.1 Đặc điểm dân số và phân bố dân cư:
Dân số trung bình của thị xã Uông Bí năm 2008 là 113.559 người, tốc độ tăng dân số giai đoạn 2005 – 2008 được thể hiện ở bảng 2.1 dưới đây:
Bảng 2.1: Tình hình dân số thị xã Uông Bí giai đoạn 2005 – 2008 ĐVT: người.
Tốc độ tăng dân số tự nhiên(%)
(Nguồn: Báo cáo tình hình dân số thị xã Uông Bí )
Như vậy biến động tư nhiên dân số của thị xã là không đều qua các năm và hiện đang có xu hướng giảm.
Dân cư thị xã Uông Bí phân bố không đều, có sự chênh lệch lớn về mật độ dân cư giữa các xã phường Mật độ dân số bình quân toàn thị xã là
394 người / km 2 , trong đó mật độ dân cư lớn thường tập chung ở các phường nội thị như Trưng Vương, Quang Trung, Nam Khê, Thanh Sơn, trong đó phường có mật độ dân cư đông nhất là Trưng Vương với mật độ dân cư là 2.104 người / km 2 Các xã có mật độ dân cư thấp là Thượng Yên Công, Điền Công chỉ với mật độ trên dưới 100 người / km 2 , sống tập chung ở khu vực miền núi phía bắc, phần nhiều là các dân tộc thiểu số Do sự phân bố dân cư không đều là cho công tác tạo việc làm gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là tạo việc làm cho lao động nông thôn Rất cần có chính sách phân bố lại dân cư, dãn dân những khu vực có mật độ dân cư lớn đến vùng đan ít người để khai thác co hiệu quả tiềm năng đất đai, tự nhiên.
Theo bảng 2.2 cho thấy quy mô và cơ cấu dân số của thị xã Uông Bí. Xét về cơ cấu dân số theo giới thấy rằng tỷ lệ nữ giới của thị xã qua các năm không có biến động lớn nằm trong khoảng 48 – 49 % trong tổng dân số thị xã, cơ cấu dân số ở đây cũng khá phù hợp, cân đối đối với mỗi địa phương.
Bảng 2.2: Quy mô, cơ cấu dân số Đơn vị: Người
Cơ cấu dân số theo giới Cơ cấu dân số theo khu vực
Nữ Chiếm % Nông thôn chiếm %
(Nguồn: Báo cáo tình hình dân số thị xã Uông Bí )
Có cấu dân số theo khu vực cho thấy dân số trong khu vực nông thôn chiếm khoảng trên 30 % còn lại là khu vực thành thị Uông Bí là một thị xã phát triển công nghiệp, dịch vụ vì vậy dân số nông thôn chiến tỷ lệ ít Tuy nhiên diện tích đất phát triển nông nghiệp nông thôn đang bị thu hẹp dần do quy hoạch phát triển đô thị, khu công nghiệp, chế xuất vì vậy áp lực tạo việc làm cho lao động nông thôn ở đây là rất lớn
1.3.2 Lực lượng lao động của thị xã Uông Bí:
Nguồn nhân lực có ảnh hưởng trực tiếp tới vấn đề tạo việc làm cho người lao động ở những địa phương có nguồn nhân lực dồi dào thì ở đó nhu cầu về việc làm lớn và người sử dụng lao động sẽ dễ dàng tìm kiếm lao động ở những nơi này Và cũng ở đây đòi hỏi phải có chương trình tạo việc làm cho người lao động có quy mô lớn hơn và gây áp lực rất nhiều cho các nhà ra chính sách.
Bản thân người lao động có ảnh hưởng nhiều nhất đến vấn đề tạo việc làm cho người lao động Trong đó đại diện là sức lao động của con người Sức lao động là khả năng về thể lực và trí lực của con người, đó là tri thức, sức khoẻ, kỹ năng, kinh nghiệm của người lao động. Để đánh giá sức lao động của con người thì cần phải nói đến cả chất lượng và số lượng Hiện nay dân số của nước ta không ngừng tăng và số người trong độ tuổi lao động không ngừng tăng cao Trong khi đó thì việc tạo ra số chỗ làm việc mới không theo kịp tốc độ tăng của lực lượng lao sách phát triển kinh tế xã hội đi đôi với chính sách dân số để đảm bảo cho mọi người lao động đều có việc làm Về chất lượng của sức lao động thì cần phải xem xét trình độ học vấn, trình độ chuyên môn, kỹ năng, kinh nghiệm của người lao động.
Nguồn nhân lực của thị xã Uông Bí tương đối dồi dào, nguồn lao động không ngừng tăng lên qua các năm (Xem bảng 2.3 và bảng 2.4)
Bảng 2.3: Cơ cấu lực lượng lao động chia theo độ tuổi
Dân số từ 15 tuổi trở lên (người) 77.599 89.476 96.661
Dân số trong độ tuổi lao động
Lực lượng lao động chia theo nhóm tuổi
(Nguồn: Thống kê lao động - việc làm tỉnh Quảng Ninh)
Theo bảng 2.3 thấy rằng dân số trong độ tuổi lao động của thị xã năm
2007 là 73.355 người chiếm 69,12 % tổng dân số, lực lượng lao động là 62.243 người chiếm 58,65 % tổng dân số Đến năm 2008 lực lượng lao động của thị xã đã tăng lên 67.136 người tăng so với năm 2007 là 7,86 %. Đây là mức tăng trưởng tương đối cao, quy mô lao động tăng nhanh đòi hỏi phải tạo nhiều việc làm cho nguồn lao động này.
Qua đây cũng thấy cơ cấu lực lượng lao động theo độ tuổi, tỷ lệ lao động nằm trong độ tuổi từ 25 – 44 (những người có sức khỏe, có trình độ và kinh nghiệm chiếm trên 50 % trong lực lượng lao động, còn lao động trẻ từ 15 – 24 chiếm khoảng 20 % trong lực lượng lao động Như vậy Uông Bí có nguồn lao động tương đối trẻ
Về chất lượng lao động của thị xã được thể hiện qua bảng 2.4 dưới đây.
Bảng 2.4: Cơ cấu lực lượng lao động chia theo trình độ giáo dục và trình độ chuyên môn kỹ thuật.
Lực lượng lao động (người) 55.863 62.243 67.136
Chia theo trình độ giáo dục phổ thông
Chưa phổ cập giáo dục tiểu học
Chia theo trình độ chuyên môn kỹ thuật ( %)
Chưa qua đào tạo 57,09 56,75 55,98 Đã qua đào tạo nghề 29,84 29,35 28,58
Có bằng trung học chuyên nghiệp trở lên
(Nguồn: Thống kê lao động việc làm tỉnh Quảng Ninh)
Chất lượng nguồn nhân lực có ảnh hưởng trực tiếp đến chỉ số việc làm và giảm thất nghiệp, ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển kinh tế xã hội, khả năng cạnh tranh của nền kinh tế trong điều kiện hội nhập Chất lượng nguồn nhân lực được đánh giá qua nhiều tiêu chí,trong đó có 2 tiêu chí cơ bản thường được sử dụng để đánh giá chất lượng lao động đó là trình độ giáo dục phổ thông và trình độ chuyên môn kỹ thuật của lực lượng lao động.
Trình độ giáo dục phổ thông của lực lượng lao động của thị xã Uông
Bí được thể hiện trong bảng 2.4( ở trên) Xét mặt bằng chung, trình độ giáo dục phổ thông của lao động thị xã Uông Bí cao hơn nhiều địa phương trong giảm, đồng thời trình độ ở bậc trung bình trở lên trong hệ thống giáo dục phổ thông tăng lên
Trình độ chuyên môn kỹ thuật của lực lượng lao động của thị xã Uông
Bí nhìn chung đã có sự thay đổi tích cực Tuy nhiên tỷ lệ lao động đã qua đào tạo ở trình độ từ trung cấp trở lên đang còn ở con số khiêm tốn năm
2008 là 15,44 % Lao động chưa qua đào tạo mặc dù có giảm nhưng vẫn chiếm tỷ lệ cao, tính ở năm 2008 là 55,98 % so với lực lượng lao động Với nguồn lao động chưa được qua đào tạo nghề, chuyên môn kỹ thật sẽ gây cản trở rất lớn đến việc tạo việc làm cho người lao động cần phải có các chương trình bổ trợ là định hướng, đào tạo nghề cho họ thì mới tạo được việc làm bền vững.
1.4 Đặc điểm lao động nông thôn của thị xã Uông Bí:
Bảng 2.5: Cơ cấu lực lượng lao động nông thôn thị xã Uông Bí chia theo ngành KTQD
Lực lượng lao động (người) 16.475 16.894 17.803 18.832
Công nghiệp và xây dựng
Thương mại và dịch vụ (%) 7,62 8,34 8,74 9,58
(Nguồn: Thống kê lao động việc làm tỉnh Quảng Ninh)
Theo bảng 2.5 ở trên ta thấy, khu vực nông thôn, lực lượng lao động chủ yếu làm trong ngành nông, lâm, ngư nghiệp ( trên 75 %), còn lại chỉ có khoảng 25% lao động ở khu vực nông thôn làm việc trong ngành công nghiệp và dịch vụ Điều này làm cho công tác tạo việc làm cho lao động ở khu vực nông thôn trở nên khó khăn hơn Do lao đông trong ngành nông,lâm, ngư nghiệp thường không được đào tạo nghề, trình độ văn hóa thấp.Mặc dù thời gian qua khu vực nông thôn trên địa bàn thị xã đã có sự dịch chuyển cơ cấu lao động theo hướng tích cực, tăng tỷ lệ lao động tham gia vào ngành công nghiệp, dịch vụ, giảm lao động trong ngành nông, lâm, ngư nghiệp Tuy nhiên tốc độ còn chậm
Bảng 2.6: Trình độ văn hoá của lao động nông thôn ở thị xã giai đoạn
Năm nguồn lao động nông thôn
Trình độ tiểu học Trình độ THCS Trình độ THPT
% so với lao động trong độ tuổi
% so với lao động trong độ tuổi
% so với lao động trong độ tuổi
(Nguồn: Thống kê lao động việc làm tỉnh Quảng Ninh)
Bảng 2.6 thể hiện trình độ văn hóa của lao động nông thôn thị xã Uông Bí trong thời gian qua Qua bảng số liệu thấy rằng tỷ lệ lao động nông thôn mới chỉ tốt nghiệp tiểu học, trung học chiếm tỷ tệ cao, mặc dù qua các năm có sự chuyển biến tăng dần số lao động có trình độ giáo dục phổ thông, giảm dần cả về số lượng và tỷ trọng lao động nông thôn chỉ tốt nghiệp tiểu học, nhưng tốc độ còn rất chậm Đây luôn là cản trở lớn của công tác tạo việc làm cho lao động nông thôn ở Việt Nam nói chung và lao động nông thôn ở Uông Bí nói riêng
II THỰC TRẠNG CÔNG TÁC TẠO VIỆC LÀM CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN Ở THỊ XÃ UÔNG BÍ GIAI ĐOẠN 2006 – 2008
Với sự cố gắng của UBND thị xã Uông Bí các đơn vị đoàn thể, toàn thể nhân dân, các nhà đầu tư…thì qua các năm qua thị xã Uông Bí đã giải quyết được nhiều việc làm cho lao động nông thôn Nhưng trong thị xã vẫn vực nông thôn không còn tư liệu sản xuất Mỗi năm hàng nghìn lao động nông thôn ở đây không còn đất để tiếp tục sản xuất và trở thành lao động dôi dư
Bảng 2.7: Số lao động nông thôn dư thừa qua các năm ở thị xã Uông Bí giai đoạn (2006 – 2008) Đơn vị: Người
Chỉ tiêu Nguồn lao động nông thôn lực lượng lao động nông thôn số lao động dư thừa qua các năm
Tạo việc làm thông qua các chương trình kinh tế xã hội
2.1.1 Chương trình phát triển nông nghiệp, nông thôn:
Thị xã đã triển khai việc quy hoạch sử dung đất để phát triển nông nghiệp và nông thôn theo hướng công nghiệp hoá hiện đại hoá Chuyển đổi đối với đất sản xuất nông nghiệp còn 2.580 ha ( giảm so với 2007 là 826 ha); Chuyển đất rừng sang đất phi nông nghiệp, tập chung khoanh nuôi rừng phòng hộ ( Đất lâm nghiệp của thị xã còn 11.689 ha, giảm 117,52 ha); Diện tích đất nuôi trồng thuỷ sản là 1.102,4 ha, tăng thêm 45,55 ha; đất phi nông nghiệp trong khu vực nông thôn là 613,3 ha, tăng thêm 203 ha
Cơ cấu ngành nông nghiệp, nông thôn chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng lâm nghiệp, tăng mạnh ngành thuỷ sản, giảm tỷ trọng nông nghiệp.Theo tình hình quy hoạch đất sử dụng cho thấy rỏ điều này trồng rừng vừ đem lại lợi ích kinh tế cao lại cần thiết đối với việc bảo vệ môi trường môi sinh, Điều kiện tự nhiên của Uông Bí lại thuận lợi cho việc phát triển nuôi trồng thuỷ sản nên phát triển 2 ngành này vừa tạo được nhiều việc làm cho lao động nông thôn vừa nâng cao thu nhập.
Trong nội bộ ngành nông nghiệp cơ cấu chuyển dịch theo hướng giảm dần tỷ trọng ngành trồng trọt, tăng dần tỷ trọng ngành chăn nuôi, ngành dịch vụ nông nghiệp hầu như không có sự chuyển biến Tăng tỷ trọng ngành chăn nuôi vừa tạo được việc làm có thu nhập cao vừa tiết kiệm được diện tích đất sản xuất, mỗi năm có khoảng 20 dự án chăn nuôi được phê duyệt vay vốn hỗ trợ giải quyết viẹc làm và mỗi dụ án này có thể tạo ra từ 3 – 5 chỗ làm việc cho người lao động nông thôn, Ngành trồng trọt tuy diện tích canh tác có giảm nhưng giá trị sản xuất lại tăng bình quân năm là 5,19 % ( giai đoạn 2005 – 2008 ), hiện nay, ngành trồng trọt đã phá bỏ được thế độc canh cây lúa, diện tích cây trồng có giá trị cao tăng lên tạo thêm việc làm cho người lao động nông thôn, thu nhập từ nông nghiệp của nông dân đa dạng hơn, góp phần nâng cao đời sống của người dân nông thôn.
Phát triển các mô hình kinh tế trang trại, kinh tế VACR, phát triển cây ăn quả, hoa, cây cảnh vừa tạo việc làm cho người lao động vừa tăng thu nhập
Quá trình chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp bước đầu cho kết quả khả quan, tạo ra hàng trăm chỗ làm việc bền vững mỗi năm cho người lao động nông thôn, tăng thu nhập và mức sống cho người dân ở đây
2.1.2 Chương trình phát triển công nghiệp và du lịch dịch vụ nông thôn:
Chủ yếu tập chung vào ngành tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ nông thôn, ở phường xã có lợi thế về điều kiện tự nhiên như xã Thượng Yên Công với khu danh thắng lịch sử Yên Tử thì tập chung phát triển dịch vụ du lịch tuỳ từng phương, xã có kế hoạch phát triển công nghiệp dịch vụ riêng.
Trong thời gian gần đây, sự phát triển nghề, làng nghề ở nông thôn đã góp phần chuyển dịch cơ cấu nông thôn theo hướng giảm nhanh tỷ trọng giá trị sản xuất nông nghiệp, tăng giá trị sản xuất công nghiệp và dịch vụ nông thôn và góp phần giải quyết nhiều việc làm cho người lao động Thị xã Uông Bí hiện tại đang phát triển nghề mây tre đan ở xã Phương Nam, đây là một làng nghề truyền thống của địa phương, Nghề này đã htu hút được khoảng 29 % lực lượng lao động của phường Phương Nam
Triển khai thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về việc làm của chính phủ đến năm 2010 Bao gồm việc cho vay với lãi suất thấp đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, trang trại, làng nghề có khả năng tạo nhiều việc làm mới Đồng thời hỗ trợ cho lao động đi làm việc ở nước ngoài bằng hình thức cho vay vốn.
Bảng 2.8 dưới đây là kết quả giải quyết việc làm thông qua hình thức cho lao động nông thôn vay vốn lãi suất thấp để tự tạo việc làm cho bản thân và các thành viên khác trong gia đình
Bảng 2.8: Kết quả giải quyết việc làm tại chỗ ở thị xã thông qua hỗ trợ tín dụng (2006 – 2008 )
Số tiền cho vay (Triệu đồng) 1.735 2.299 2.730
Số lao động được giải quyết việc làm
Nguồn: Báo cáo kết quả thực hiện chương trình vay vốn giải quyết việc làm và xuất khẩu lao động Thị xã Uông Bí (2006 – 2008 )
Hàng năm số dự án được đầu tư không ngừng tăng lên: năm 2007 tăng 12 dự án so với năm 2006, năm 2008 tăng 8 dự án so với năm 2007.
Số lượng lao động được giải quyết việc làm do nguồn quỹ này cũng tăng qua các năm: năm 2006 là 178 người; năm 2007 là 262 người; năm 2008 là
312 người Số lao động được giải quyết việc làm bình quân trên một dự án cũng tăng qua các năm: Năm 2006 bình quân một dự án giải quyết được việc làm cho 3,9 người; đến năm 2007 là 4,59 người; năm 2008 là 4,8 người Số liệu trên cho thấy mặc dù số lao động được tạo việc làm thông qua việc hỗ trợ vốn tín dụng tự tạo việc làm ở thị xã Uông Bí có tăng theo các năm tuy nhiên ở mức không đáng kể, vẫn còn nhiều người dân chưa tiếp cận được nguồn vốn này do nhiều nguyên nhân như sự hạn chế về nguồn vốn trong khi nhu cầu vay vốn lại nhiều, người dân chưa nắm được các quy định của nhà nước về việc vay vồn
Ngoài việc cho người dân vay vốn để tự tạo việc làm cho bản thân và gia đình, chương trinh hỗ trợ tín dụng còn cho một số lao động vay vốn làm thủ tục đi xuất khẩu lao động Bảng 2.9 dưới đây thể hiện kết quả của việc cho vay vốn đi xuất khẩu lao động của người dân.
Bảng 2 9: Số lao động đi xuất khẩu lao động nhờ vay vốn ưu đãi Đơn vị tính: Người; Triệu đồng
Số lao động đi xuất khẩu nhờ vay vốn
Tổng số tiền vay (triệu đồng)
Nguồn: Báo cáo kết quả thực hiện chương trình vay vốn giải quyết việc làm và xuất khẩu lao động Thị xã Uông Bí (2006 – 2008 )
Qua bảng số liệu trên cho thấy số lao động nông thôn đi xuất khẩu lao động được tiếp cận nguồn vốn vay này là không nhiều, năm 2008 có 13 người được vay vốn để xuất khẩu nguyên nhân là do hoạt động xuất khẩu lao động của các doanh nghiệp xuất khẩu lao động ở đay hoạt động không hiệu quả cả năm 2008 chỉ đưa được 23 lao động đi xuất khẩu.
Việc sử dụng nguồn vốn quốc gia ngoài việc cho người lao động vay với lãi suất thấp để tự tạo việc làm, nó còn được sử dụng để mở các lớp đào tạo nghề cho người lao động, phát triển các trung tâm giới thiệu việc làm cho người lao động, gửi người lao động đi làm việc ở các cơ sở, các địa phương khác Nhằm nâng cao chất lượng lao động nông thôn ở địa phương.
Tạo việc làm thông qua chính sách phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ ở
Thị xã Uông Bí luôn tạo điều kiện cho các doanh nghiệp hoạt động trong đó có sự quan tâm nhất định đến các doanh nghiệp vừa và nhỏ đặc biệt là các doanh nghiệp hoạt động ở khu vực nông thôn Các doanh nghiệp nông nghiệp nông thôn chưa phát triển được là do quá manh mún và nhỏ bé Thứ hai, do đầu tư vào khu vực nông thôn cho lợi nhuận thấp Do vậy,chúng ta cần những cú hích để các doanh nghiệp nông thôn phát triển nghiệp, hai là tận dụng được nguồn nguyên liệu tại chỗ Hiện tại rheo thốn kê của phòng Lao động – Thương binh và Xã hội thị xã Uông Bí trên địa bàn thị xã hiện có 173 doanh nghiệp trong đó 158 doanh nghiệp vừa và nhỏ( quy mô lao động dưới 50 người), Số doanh nghiệp đóng trên địa bàn nông thôn là 18 doanh nghiệp tất cả đều là doanh nghiệp nhỏ với quy mô lao đông dưới 10 người Các doanh nghiệp này chủ yếu là hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ nông nghiệp, phân phối các mặt hàng phục vụ đời sống người dân và phục vụ sản xuất nông nghiệp.Tổng số lao động làm trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ này khoảng dưới 200 người Trong tương lai nếu được đàu tư thêm vốn cùng với các chính sách ưu đãi về thuế có thể phát triển mạnh hơn về dịch vụ du lịch sinh thái và dịch vụ nông nghiệp tạo ra nghiều chỗ làm cho lao động nông thôn trong khu vực.
Tạo việc làm thông qua chính sách thu hút vốn đầu tư
Lĩnh vực nông nghiệp nông thôn không mấy hấp dẫn các nhà đầu tư vì độ rủi ro cao, trong khi môi trường đầu tư lại không thực sự thuận lợi.
Hiên tại Uông Bí thực hiện nhiều chính sác thu hút vốn đầu tư vào thị xã nhằm kích thích nền kinh tế thị xã phát triển đồng thời tạo thêm việc làm cho người lao đông trong thị xã nói chung và lao động nông thôn nói riêng. Với các dự án đang được triển khai như xây dựng sân golf 180 lỗ ở hồ Yên Trung rông 1200 ha, thành khu du lịch vui chơi giải trí, dự án này hoàn thành tạo được hàng trăm chỗ làm cho lao động Bên cạnh đó thị xã cũng duyệt dự án phát triển Yên Tử thành khu du lịch lịch sử văn hoá và du lịch sinh thái liên hoàn thu hút khách du lịch cả nước và quốc tế Từ đó phát triển ngành dịch vụ du lịch tạo thêm việc làm cho lao động Để thu hút vốn đầu tư bên ngoài vào phát triển kinh tế thị xã chính quyền địa phương đa thực hiện các chính sách ưu đãi như thuê đất , miễn giảm tiền thuê đất cho các dự án Quy hoạch dành quỹ đất có vị trí lợi thế về thương mại du lịch, để ưu tiên cho thuê hoặc giao đất thu tiền sử dụng đất cho các dự án phát triển thương mại du lịch - dịch vụ.
Tạo việc làm thông qua xuất khẩu lao động
Xuất khẩu lao động là mô hình tạo vệc làm cho người lao động nông thôn được rất nhiều địa phương áp dụng và đạt hiệu quả cao Nó vừa tạo việc làm trực tiếp cho lao động đi xuất khẩu vừa thu được ngoại tệ về đầu tư trở lại cho gia đình và địa phương đó tạo việc làm gián tiếp cho nhiều lao động khác ở địa phương Tuy nhiên, Ở Uông Bí xuất khẩu lao động không phải là hình thức tạo việc làm hiệu quả, mặc dù được chính quyền địa phương hỗ trợ giúp đỡ trong việc làm thủ tục,và vay vốn để lao động đi xuất khẩu.
Theo tổng hợp báo cáo kết quả thực hiện xuất khẩu lao động trên địa bàn thị xã trong 3 năm qua cho thấy trung bình mỗi năm chỉ xuất khẩu khoảng 30 lao động ( năm 2006 là 38 lao động, năm 2007 là 29, năm 2008 là 23 lao động).
Bảng 2.10: Kết quả tạo việc làm thông qua xuất khẩu lao động
Số lao động đi xuất khẩu
Nguồn: Báo cáo kết quả thực hiện chương trình vay vốn giải quyết việc làm và xuất khẩu lao động Thị xã Uông Bí (2006 – 2008 )
Có thực trạng này là do một số nguyên nhân như: Trước hết là do nguyên nhân khách quan tình hình kinh tế thời gian qua có nhiều biến động bất ổn cả về kinh tế và chính trị do đó hoạt động xuất khẩu lao động có bị chững lại Tiếp đến là do không có sự kiểm tra giám sát tốt các doanh nghiệp hoạt động xuất khẩu nên có một số công ty lừa đảo làm mất lòng tin của người dân vào hoạt động xuất khẩu làm giảm cầu lao động cho hoạt động xuất khẩu.
III/ ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ CÔNG TÁC TẠO VIỆC LÀM CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN Ở THỊ XÃ UÔNG BÍ (2006 – 2008 )
Bảng 2.11: Kết quả giải quyết việc làm cho lao động nông thôn thị xã
Uông Bí giai đoạn 2006 – 2008 chia theo nhóm ngành kinh tế
Tổng số CN – XD cơ bản Nông nghiệp
%so với số lao động được giải quyết VL
%so với số lao động được giải quyết VL
%so với số lao động được giải quyết VL
(Tổng hợp báo cáo chương trình việc làm cho lao động nông thôn thị xã
Dưới sự chỉ đạo của Thị uỷ- UBND thị xã Uông Bí, bằng những quyết tâm và những việc làm cụ thể của các cấp, ban ngành đã sắp xếp được số lượng việc làm tương đối cao Góp phần giảm áp lực đáng kể nhu cầu bức xúc của lao động việc làm trong huyện, tạo lập được thị trường lao động việc làm tương đối bình ổn, kinh tế phát triển, đời sống nhân dân từng bước được nâng cao Tuy nhiên vẫn còn gặp những khó khăn tồn tại như sau :
Do đặc điểm và tính chất của khu vực nông thôn, cho nên lao động trong khu vực này còn có những hạn chế nhất định như trình độ thấp, tính thời vụ, chủ yếu là lao động phổ thông, chưa qua đào tạo và có đào tạo trong thời gian rất ngắn, nên tay nghề chưa cao, người lao động chưa bắt nhịp được với nhịp sống công nghiệp, sản phẩm làm ra chất lượng chưa cao, chưa đáp ứng được nhu cầu hiện tại, dẫn đến thu nhập thấp Chúng ta chưa có trung tâm đào tạo nghề quy mô tiêu chuẩn nên số lượng lao động đào tạo chưa nhiều, chất lượng đào tạo còn chưa cao.
Số lao động được đào tạo chưa nhiều, số lao động có trình độ chuyên môn còn rất thấp ,vì thế gây khó khăn trong vấn đề tạo việc làm cho người lao động Số lao động nông thôn được giải quyết việc làm của thị xã thấp hơn số lao động có nhu cầu cần được giải quyết việc làm.
Các ngành nghề ở địa phương chưa được đầu tư chiều sâu, quy trình công nghệ không được đổi mới, sự áp dụng khoa học kỹ thuật vào trong sản xuất còn hạn chế, chưa phục vụ tốt cho người lao động trong công việc.
Công tác quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp, công ty TNHH, công ty cổ phần còn lỏng lẻo dẫn đến việc đào tạo và tuyển dụng còn bị động, chưa có kể hoạch kết hợp giữa đào tạo và tuyển dụng Ngoài ra người lao động chưa được đảm bảo quyền lợi tối đa như việc đảm bảo chế độ BHXH, người thất nghiệp chưa được quan tâm nhiều.
Việc dịch chuyển cơ cấu kinh tế mặc dù có sự tiến chuyển mạnh nhưng vẫn chưa kéo theo được sự dịch chuyển cơ cấu lao động nhiều Vấn đề đào tạo nghề cho người lao động mới chỉ là trên phương diện số lượng mà chưa gắn với nhu cầu về lao động của các ngành nghề, các thành phần kinh tế.
Ngân sách cho vấn đề tạo việc làm cho người lao động mặc dù có tăng trong thời gian vừa qua nhưng vẫn chưa đủ để giải quyết được việc làm cho nhiều lao động trong thị xã mà đặc biệt là lao động nông thôn vừa thiếu vốn vừa thiếu kiến thức
Lao động nông thôn trong thị xã vẫn còn tự tìm việc làm cho mình là chủ yếu, không thông qua những trung tâm tư vấn việc làm, không trông chờ vào Nhà nước Phương hướng hàng năm của các cấp ngành về vấn đề giải quyết việc làm chưa được đề cập đúng vị trí Mặt khác do quá trình điều tra lao động mà số lượng lao động có tính sai lệch dẫn đến việc ra quyết định sai về vấn đề tạo việc làm cho người lao động.
Chính vì thế mà trong thời gian gần đây chúng ta cần phải có phương hướng tạo việc làm cho người lao động phù hợp hơn, giải quyết việc làm cho người lao động nói chung và lao động nông thôn nói riêng. Để làm được điều đó tôi có đưa ra dưới đâ một số kiến nghị sau nhằm nâng cao hiệu quả công tác tạo việc làm cho lao động nông thôn trên địa bàn thị xã Uông Bí.
Chương III: MỘT SỐ KIẾN NGHỊ VỀ TẠO VIỆC LÀM CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN TRÊN ĐỊA BÀN THỊ XÃ
Trong thời gian tới chính sách của thị xã Uông Bí là phải gắn thực hiện chương trình phát triển kinh tế với chương trình việc làm thì việc chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp – công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và đầu tư xây dựng cơ bản – dịch vụ thương mại có nghĩa là cơ cấu đầu tư vốn vào lĩnh vực này cũng thay đổi, sẽ tạo dựng được những bước chuyển biến tích cực trong lĩnh vực việc làm Chúng ta cần phải có một chương trình phát triển kinh tế sao cho cân đối về lực lượng lao động giữa các ngành với nhau, không để tình trạng có ngành thừa lao động nhưng có ngành lại khó khăn khi tìm lao động.
Trong thời gian tới mục tiêu cơ cấu nông nghiệp – công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp – dịch vụ, thương mại đạt tỷ lệ 3% - 74% - 23% Bình quân đầu người đạt trên 1.500 USD/ người/ năm Như vậy trong thời gian tới chúng ta tăng tỷ trọng ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ thương mại Đây là cách tốt nhất để phát triển kinh tế, giải quyết việc làm cho người lao động ở thị xã Uông Bí vì lực lượng lao động trong nông nghiệp của thị xã hiện nay nhàn dỗi rất nhiều, do đó việc phát triển ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thương mại dịch vụ sẽ góp phần giải quyết việc làm cho lượng lao động này Ngoài ra việc tăng tỷ trọng ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thương mại, dịch vụ cũng phù hợp với xu hướng phát triển của đất nước ta. Để phát triển kinh tế xã hội khu vực nông thôn, làm tốt công tác tạo việc làm cho lao động trong khu vực này Thị xã Uông Bí đã có những định hướng quy hoạch quỹ đất cho sự phát triển đến năm 2010 và năm 2015 theo 3 tiểu vùng kinh tế sau:
Vùng 1: Vùng đô thị gồm 6 phường, xã đông dân cư (Trưng Vương, Thanh Sơn, Quang Trung, Nam Khê, một phần Yên Thanh, Bắc Sơn) để từng bước nâng cấp, phát triển đô thị một cách toàn diện, bền vững với mục tiêu đến năm 2010 trở thành thành phố Uông Bí Khu vực này chủ yếu phát triển thương mại, dịch vụ
MỘT SỐ KIẾN NGHỊ VỀ CÔNG TÁC TẠO VIỆC LÀM CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN THỊ XÃ UÔNG BÍ TRONG THỜI GIAN TỚI
Một số kiến nghị về tạo việc làm cho lao động nông thôn thị xã Uông Bí
Để công tác tạo việc làm cho lao động nông thôn thị xã Uông Bí người viết có đưa ra một số kiến nghị sau:
3.2.1 Các biện pháp tác động đến nguồn cung lao động nông thôn:
Bao gồm việc giảm lượng cung và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực nông thôn:
3.2.1.1 Giảm lượng cung lao động nông thôn:
Hiện nay tốc độ tăng số người trong độ tuổi lao động ở khu vực nông thôn Uông Bí ở mức 1,03 năm 2007 và 1,04 ở năm 2008 như vậy mỗi năm ở khu vực nông thôn ở Uông Bí có khoảng gần 1000 người bước vào độ tuổi lao động Quy mô lao động tăng nhanh trong khi đó đất nông nghiệp và nông thôn lại thu hẹp do sự phát triển kinh tế, quy hoạch đô thị Như vậy cầu lao động ở khu vực này có xu hướng giảm dần trong khi đó nguồn cung lại tăng, sự mất cân đối cung cầu làm cho nhiều người không có việc làm. nông thôn trong thời gian tới Cần tiếp tục duy trì chương trình dân số kế hoạch hóa gia đình để ổn định mức tăng dân số tự nhiên từ đó giảm nguồn nhân lực,để thực hiện tốt chương trình này cần hỗ trợ người dân tiếp cận các quy định của pháp luật đồng thời hỗ trự các biện pháp tránh thai, có các chính sách khuyến khích về lợi ích vật chất khi họ sinh đẻ có kế hoạch.
3.2.1.2 Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực nông thôn:
Chủ yếu là việc phổ cập giáo dục phổ thông và dào tạo trình độ chuyên môn, nghề cho người lao động nông thôn.
Cần thực hiện cơ chế nhà nước và nhân dân cùng làm để tăng cường đầu tư cho giáo dục nâng cao trình độ văn hóa cho vùng nông thôn.
Vì việc đào tạo nghề chưa gắn liền với nhu cầu lao động trên thị trường, vì vậy cần phải tổ chức những hoạt động dịch vụ tư vấn giới thiệu việc làm, định hướng có chọn lọc các ngành nghề cho phù hợp với trình độ chuyên môn, trình độ văn hoá Mở các khoá đào tạo nghề tại thị xã, trực tiếp tại các xã, thị trấn, đặc biệt là các ngành nghề truyền thống để tạo việc làm cho người lao động nhàn dỗi ở nông thôn; tổ chức các đoàn đi thực tế tham quan, khảo sát, học tập ở những địa phương, cá nhân có cách làm hay, điển hình về làm kinh tế Cần gắn đào tạo nghề với giải quyết việc làm, chỉ đào tạo nghề mà thị trường cần.
Với Uông Bí tùy từng khu vực cụ thể để có chương trình đào tạo nghề phù hợp cho lao động ở từng phường, xã cụ thể tùy thuộc vào điều kiện tự nhiên ở từng vùng. Điều chỉnh mạng lưới cơ sở đào tạo cho phù hợp với yêu cầu quy hoạch phát triển kinh tế xã hội của từng vùng nông thôn Xây dựng một số cơ sở sản xuất nông nghiệp có trình độ kỹ thuật công nghệ cao trong các vùng nông nghiệp trọng điểm nhằm kết hợp khuyến nông, đẩy mạnh hoạt động phổ biến chuyển giao tiến bộ kỹ thuật cho nông dân Trong việc đào tạo nghề nông nghiệp cho nông dân cần chú ý cả phương tiện kỹ thuật và kỹ năng quản lý, không chỉ chú trọng các loại hình chính quy trên cơ sở phát triển hệ cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, mà đặc biệt quan tâm tới mô hình đào tạo cộng đồng Tăng cường đào tạo ngành nghề phi nông nghiệp cho nông dân
Có chính sách khuyến khích và sử dụng tốt sinh viên học sinh tốt nghiệp các trường đại học, cao đẳng, trung cấp về phục vụ ở nông thôn
3.2.2 Các biện pháp tác động đến cầu lao động nông thôn:
Thu hút vốn đầu tư để tăng số lượng việc làm:
Có cơ chế và chính sách phù hợp như chính sách miễn giảm thuế, chính sách tín dụng , để kêu gọi khuyến khích đầu tư từ nhiều nguồn vốn khác nhau vào nông nghiệp nông thôn, đặc biệt là nguồn vốn FDI vẫn là nguồn vốn quan trọng để thúc đẩy sự phát triển và chuyển giao công nghệ trong ngành nông -lâm- thuỷ sản.
Cần thúc đẩy sự hoạt động của hệ thống tài chính ngân hàng vào khu vực thị trường nông thôn, nơi tỷ lệ rủi ro cao Tạo ra những thuận lợi nhất để nông dân có thể tiếp cận với các nguồn tài chính Đẩy nhanh việc cổ phần hoá, hình thành thị trường vốn và vận hành tốt loại thị trường này nhằm nhanh chóng huy động vốn và di chuyển vốn dễ dàng giữa các khu vực, các ngành kinh tế từ đó tạo vốn cho khu vực nông thôn.
Khuyến khích các doanh nghiệp vừa và nhỏ:
Phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở nông thôn là một giải pháp lâu dài và hữu hiệu để thực hiện chủ trương tạo việc làm cho lao động nông thôn Hiện nay, số lượng doanh nghiệp vừa và nhỏ (doanh nghiệp tư nhân,hợp tác xã) có đăng ký hoạt động chưa nhiều, mới đạt 3% còn 97% vẫn thuộc loại hình kinh tế hộ không có đăng ký, điều này dẫn đến sự phát triển của kinh tế hộ chưa được pháp lý bảo hộ, nên chưa đủ điều kiện phát huy hết tiềm năng phát triển kinh tế, tạo việc làm ở nông thôn Mặt khác Khó khăn lớn nhất của các doanh nghiệp nhỏ và vừa hiện nay chính là nguồn vốn cho phát triển các dự án, tiếp cận các nguồn vốn tín dụng Để giải quyết vấn đề này, đề nghị Nhà nước cần quan tâm hơn nữa đến các chính sách tín dụng đối với doanh nghiệp nhở và vừa Thứ hai, về phía hiệp hội,cần huy động vốn tín dụng từ các nguồn khác, kể cả từ nước ngoài, đồng thời xúc tiến thành lập quỹ tín dụng hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa ngành nghề nông thôn của riêng hiệp hội ”
Tạo điều kiện thuận lợi tối đa về mặt thủ tục để cơ sở sản xuất đăng ký thành lập doanh nghiệp được dễ dàng.
Cần có chính sách hỗ trợ để khuyến khích các doanh nghiệp kinh doanh chế biến nông sản về mặt cơ sở sản xuất tại các địa bàn có nguồn nguyên liệu dồi dào.
Các cơ sở này một mặt sẽ thu hút một lượng lớn nguồn nhân lực tại chỗ tham gia vào quá trình sản xuất nguyên liệu cho cơ sở chế biến, mặt khác nó cũng tạo ra nhiều cơ hội việc làm cho người dân địa phương tham gia trực tiếp vào quá trình sản xuất chế biến của các cơ sở này Đối với các doanh nghiệp sản xuất phi nông nghiệp đã có đăng ký và đang hoạt động, khuyến khích các doanh nghiệp này đặt cơ sở trên địa bàn các huyện, xã chủ yếu làm nông nghiệp, dân số đông Các doanh nghiệp này sẽ là cơ sở để giải quyết lao động nông nhàn và khởi đầu cho việc phát triển hoạt động phi nông nghiệp trong nông thôn
Khuyến khích kinh tế hộ gia đình, kinh tế trang trại ở nông thôn
Phát triển mạnh kinh tế hộ và kinh tế trang trại ở nông thôn Đẩy mạnh phát triển kinh tế hộ ở nông thôn trong tất cả các lĩnh vực, ngành hoạt động mà kinh tế hộ có thể tham gia Kinh tế hộ gia đình nông dân đã được xác định là những đơn vị kinh tế tự chủ trong sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, và đã chứng tỏ khả năng phát triển không chỉ trong sản xuất kinh doanh nông, lâm, ngư nghiệp, mà còn mở rộng ra các lĩnh vực hoạt động khác Làm cho các hoạt động kinh tế nông thôn trở nên sôi động và bộ mặt nông thôn thay đổi nhiều Để phát triển kinh tế hộ lâu dài và ngày càng mở rộng quy mô, nâng cao chất lượng sản phẩm và dịch vụ tạo ra, cần Có chính sách thích hợp hỗ trợ phát triển kinh tế hộ nông dân sản xuất hàng hoá theo đặc thù sản xuất của từng vùng, đó là các chính sách về đất đai,thuế, tín dụng, khoa học và công nghệ và thị trường tiêu thụ sản phẩm; Kiên trì thực hiện chủ trương khuyến khích "ai giỏi làm nghề gì làm nghề đó",trên cơ sở đó đa dạng hoạt động kinh tế từng hộ theo tiềm năng nội tại,khuyến khích kinh tế hộ sử dụng lao động làm thuê tại chỗ hoặc lao động từ nơi khác đến tìm việc làm, thông qua chế độ ưu đãi về cho thuê mặt bằng,tín dụng ban đầu; từng bước phát triển kinh tế hộ nông, lâm, ngư trại thành các doanh nghiệp nhỏ trong nông thôn, có tư cách pháp nhân, bình đẳng với các loại hình tổ chức kinh tế khác.
Nâng cao hiệu quả hoạt động xuất khẩu lao động:
Trong thời gian tới thì hình thức xuất khẩu lao động đi làm việc tại nước ngoài hứa hẹn nhiều thành công Vì vậy chúng ta cần phải nâng cao chất lượng của người lao động bằng các hình thức như đào tạo tại cơ sở hoặc gửi đi học ở những trung tâm, địa phương khác để khai thác hình thức xuất khẩu lao động ra nước ngoài.
Bên cạnh việc đưa lao động đi xuất khẩu nước ngoài, thì cũng nên tăng cường liên kết với các huyện, thị trong tỉnh, với các tỉnh bạn để đưa lao động đi làm việc ở các nhà máy, khu công nghiệp trong nước.
3.2.3 Tích cực chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn, thúc đẩy quá trình đô thị hóa nông thôn Đối với ngành nông, lâm, ngư nghiệp:
Quy hoạch đất nông nghiệp, đẩy nhanh tốc độ chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật nuôi khuyến khích phát triển kinh tế trang trại, nuôi trồng thủy sản nhằm thu hút lao động nông thôn Quy hoạch theo hướng Vùng 2 gồm các xã Phương Nam, Phương Đông và một phần Yên Thanh với phần đất nằm phía Nam Quốc lộ 18A, đây là vùng đồng bằng diện tích đất nông nghiệp là chủ yếu, được xác định là vùng trọng điểm lúa và nuôi trồng thủy sản theo cơ cấu nông - ngư nghiệp- công nghiệp - dịch vụ Tiểu vùng này thực hiện tích cực chương trình công nghiệp hóa nông nghiệp nông thôn. Vùng 3 là khu đồi núi của các xã Thượng Yên Công, Phương Đông, Vàng Danh và một phần phường Bắc Sơn Nơi đây có diện tích trồng cây ăn quả lớn, có vùng rừng đặc dụng Yên Tử ở đây hướng bố trí cơ cấu là sản xuất lâm nghiệp- trồng rừng- trồng cây ăn quả- phát triển chăn nuôi đại gia súc, gia súc và gia cầm.
Trong thời gian tới, ở thị xã Uông Bí phải tiếp tục đẩy mạnh phát triển nông nghiệp toàn diện,Trong đó diện tích trồng lúa có giá trị hàng hoá cao đạt 70% tổng số diện tích lúa; phát triển nhiều mô hình trang trại đạt tiêu chí mới, giá trị trên một ha canh tác đạt 37,5 triệu đồng; Ngoài ra phải tiếp tục thực hiện có hiệu quả chương trình sản xuất giống lúa; tăng cường công tác các hộ nông dân, phấn đấu tăng đàn lợn, tận dụng triệt để mặt nước để nuôi trồng thuỷ sản đặc biệt là thủy sản có giá trị hàng hoá cao