Hoạt động chuyển đổi số tại các Ngân hàng Thương mại niêm yết tại Việt Nam.Hoạt động chuyển đổi số tại các Ngân hàng Thương mại niêm yết tại Việt Nam.Hoạt động chuyển đổi số tại các Ngân hàng Thương mại niêm yết tại Việt Nam.Hoạt động chuyển đổi số tại các Ngân hàng Thương mại niêm yết tại Việt Nam.Hoạt động chuyển đổi số tại các Ngân hàng Thương mại niêm yết tại Việt Nam.Hoạt động chuyển đổi số tại các Ngân hàng Thương mại niêm yết tại Việt Nam.Hoạt động chuyển đổi số tại các Ngân hàng Thương mại niêm yết tại Việt Nam.Hoạt động chuyển đổi số tại các Ngân hàng Thương mại niêm yết tại Việt Nam.Hoạt động chuyển đổi số tại các Ngân hàng Thương mại niêm yết tại Việt Nam.Hoạt động chuyển đổi số tại các Ngân hàng Thương mại niêm yết tại Việt Nam.Hoạt động chuyển đổi số tại các Ngân hàng Thương mại niêm yết tại Việt Nam.Hoạt động chuyển đổi số tại các Ngân hàng Thương mại niêm yết tại Việt Nam.Hoạt động chuyển đổi số tại các Ngân hàng Thương mại niêm yết tại Việt Nam.Hoạt động chuyển đổi số tại các Ngân hàng Thương mại niêm yết tại Việt Nam.Hoạt động chuyển đổi số tại các Ngân hàng Thương mại niêm yết tại Việt Nam.Hoạt động chuyển đổi số tại các Ngân hàng Thương mại niêm yết tại Việt Nam.Hoạt động chuyển đổi số tại các Ngân hàng Thương mại niêm yết tại Việt Nam.Hoạt động chuyển đổi số tại các Ngân hàng Thương mại niêm yết tại Việt Nam.Hoạt động chuyển đổi số tại các Ngân hàng Thương mại niêm yết tại Việt Nam.Hoạt động chuyển đổi số tại các Ngân hàng Thương mại niêm yết tại Việt Nam.Hoạt động chuyển đổi số tại các Ngân hàng Thương mại niêm yết tại Việt Nam.
Tính cấp thiết của đề tài
Trong xã hội ngày càng phát triển, đặc biệt là công nghệ 4.0 ngày càng phổ biến, với đặc trưng là việc áp dụng công nghệ 4.0 vào nhiều lĩnh vực của KT-XH đã đem thay đổi thế giới theo hướng tự động hóa và hiện đại hóa với tốc độ rất nhanh Công nghệ 4.0 được ứng dụng bao trùm lên mọi mặt KT-XH của mỗi quốc gia, những tiến bộ của công nghệ dẫn đến sự số hóa mọi mặt của KT-XH Cụ thể với CĐS (DX - Digital Transformation) là một thực tiễn tất yếu, việc thực thi CĐS đưa KT-XH phát triển, đem đến cho chúng ta một cuộc sống mới tốt hơn.
CĐS đang thay đổi cách mà nền kinh tế vận hành, cách tạo ra các sản phẩm, dịch vụ, thay đổi cả hạ tầng sản xuất sản phẩm và triển khai dịch vụ CĐS cũng thay đổi nhận thức và tư duy căn bản về mô hình kinh doanh, mối quan hệ KT-XH mà doanh nghiệp tham gia. CĐS là xu hướng tất yếu có tính thời đại, đó là việc đưa công nghệ số vào các lĩnh vực KT-
XH và đời sống Đối với doanh nghiệp, khi thực hiện CĐS đạt được hiệu quả cao, nó sẽ tác động thay đổi tích cực hoạt động của doanh nghiệp, tối ưu hóa hiệu suất làm việc, tăng hiệu quả tương tác và tạo thêm nhiều giá trị cho khách hàng.
CĐS mang đến cơ hội lớn để gia tăng trải nghiệm người dùng, nâng cao năng suất lao động, và sản sinh các mô hình kinh doanh mới Điều đó cho thấy vai trò và sức mạnh to lớn của CĐS trong cuộc sống xã hội hiện đại, nó tác động đến mọi lĩnh vực, ngành nghề từ công nghiệp tới nông nghiệp, từ thương mại tới dịch vụ.
Tại Việt Nam, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt “Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030” vào tháng 6 năm 2020, hướng tới xây dựng Chính phủ số, nền Kinh tế số và Xã hội số, qua đó hình thành các doanh nghiệp mạnh về công nghệ của Việt Nam có khả năng hướng đến toàn cầu.
Trong những lĩnh vực được đề cập ưu tiên về CĐS, có lĩnh vực ngân hàng, với một số mục tiêu như:
- Thiết lập nền tảng tài chính ứng dụng công nghệ số để xây dựng các sản phẩm tài chính ứng dụng số hóa bền vững Triển khai, ứng dụng công nghệ số một cách toàn diện trong các ngành như hải quan, thuế, ngân hàng, chứng khoán.
- Triển khai hoạt động CĐS với các NHTM, hướng tới hình thành, phát triển nên những ngân hàng số cung cấp đa dạng các kênh phân phối sản phẩm, dịch vụ theo phương châm đổi mới sáng tạo, ứng dụng các quy trình tự động hóa, tạo điều kiện thuận lợi để các NHTM hợp tác với các công ty Fintech, các trung gian thanh toán trong việc xây dựng hệ sinh thái số cung cấp dịch vụ tài chính, thúc đẩy phổ cập các sản phẩm tài chính với mọi tầng lớp xã hội, đưa các dịch vụ ngân hàng tiếp cận gần hơn với các khách hàng ở vùng sâu, vùng xa, những nơi hiện tại chưa có khả năng tiếp cận dịch vụ ngân hàng, triển khai các sản phẩm ứng dụng sự đổi mới sáng tạo của công nghệ như thanh toán di động, cho vay ngang hàng.
- Hỗ trợ khả năng tiếp cận vốn vay nhờ các giải pháp chấm điểm tín dụng với kho dữ liệu khách hàng và mô hình chấm điểm đáng tin cậy.
CĐS hiện tại đã ảnh hưởng tới mọi khía cạnh trong lĩnh vực tài chính - ngân hàng, từ thanh toán trực tuyến, đến cho vay qua mạng lưới trên nền tảng số đến đầu tư và giao dịch ngoại hối mang lại nhiều cơ hội mới CĐS cũng mang đến cơ hội tạo dựng mô hình mới và hình thành lĩnh vực kinh doanh mới, gia tăng trải nghiệm của khách hàng, tăng cường tính linh hoạt cho các ngân hàng, đảm bảo hiệu quả và nâng cao tính bảo mật Ngân hàng là một trong những lĩnh vực then chốt của một quốc gia, đây sẽ là một trong các lĩnh vực đi đầu trong CĐS, là cơ sở nền tảng cho các ngành nghề, lĩnh vực khác tiến tới công cuộc CĐS. Nhận thức được tầm quan trọng của CĐS trong phát triển kinh tế cũng như ngành ngân hàng, Thống đốc NHNN đã có Quyết định 810/QĐ-NHNN ngày 11/5/2021, thành lập Ban chỉ đạo và Tổ công tác CĐS ngành ngân hàng để triển khai thực hiện các giải pháp, nhiệm vụ của ngành ngân hàng về công tác CĐS Với mục tiêu tổng quát:
- Đổi mới toàn diện hoạt động quản lý của NHNN theo hướng hiện đại, trên cơ sở ứng dụng và khai thác hiệu quả các thành tựu của những tiến bộ công nghệ 4.0, đáp ứng đầy đủ các tiêu chí, chỉ số về CĐS của Chính phủ.
- Phát triển các mô hình Digital Bank, gia tăng tiện ích, trải nghiệm khách hàng và thực hiện mục tiêu tài chính toàn diện, phát triển bền vững trên cơ sở thúc đẩy ứng dụng công nghệ mới, tiên tiến trong quản trị điều hành và cung ứng sản phẩm, dịch vụ theo hướng tự động hóa quy trình, tối ưu hóa hoạt động nghiệp vụ. Ở Việt Nam, các NH-TMCP, là nhóm các ngân hàng có quy mô lớn nhất trong tổng số các tổ chức tín dụng theo công bố của NHNN Với nhóm ngân hàng này, nắm bắt được xu thế chung, cũng như giá trị mà CĐS mang lại, đã tiên phong trong ứng dụng công nghệ số vào các sản phẩm dịch vụ cung cấp cho khách hàng và tiếp cận tư duy CĐS một cách tích cực, bài bản.
Tuy nhiên, CĐS là một quá trình đa dạng, không có con đường và hình mẫu chung cho tất cả, việc triển khai là cả quá trình lâu dài, nhiều thách thức Vì vậy, vấn đề cấp thiết đặt ra là phải tìm hiểu sự ảnh hưởng của các yếu tố đến quá trình CĐS của các ngân hàng, cụ thể là NHTM cổ phần Xuất phát từ bối cảnh trên, tác giả lựa chọn đề tài: “Hoạt động chuyển đổi số tại các Ngân hàng Thương mại niêm yết tại Việt Nam” để nghiên cứu.
Tổng quan tình hình nghiên cứu
Trên thế giới, đã có nhiều nghiên cứu về hoạt động CĐS của các tổ chức, doanh nghiệp, cụ thể là các NHTM Trong đó, cũng có một số nghiên cứu liên quan đến đề tài
“Hoạt động Chuyển đổi số tại các Ngân hàng thương mại niêm yết tại Việt Nam”, có thể kể đến một số nghiên cứu như:
“Banks and Banking: Digital Transformation and the Hype of Fintech Business impacts, new frameworks and managerial implications” (Tạm dịch: Ngân hàng và hoạt động ngân hàng: Chuyển đổi kỹ thuật số và sự cường điệu của Fintech Tác động kinh doanh, khuôn khổ mới và ý nghĩa quản lý) (Anna Omarini, 2019) Anna Omarini tạiUniversità commerciale Luigi Bocconi, đã nêu ra vấn đề thế giới ngân hàng đang thay đổi vì nhiều lý do Mặc dù trước đây chỉ là một thực thể kiếm tiền thuần túy, nhưng ngành này đang mở rộng và mở rộng dựa trên bản chất liên kết vốn có của tài chính với cuộc sống hàng ngày của khách hàng Các quy tắc cơ bản để thành công đã thay đổi cách khách hàng gửi ngân hàng Các nhà cung cấp dịch vụ tài chính mới, cụ thể là Fintech, đang vượt ra ngoài các ứng dụng và dịch vụ hướng tới khách hàng để bao gồm tất cả các yếu tố của quy trình sản xuất dịch vụ tài chính Một thế hệ dịch vụ và khuôn khổ trung gian tài chính mới đang chuyển đổi ngành công nghiệp Sử dụng cách tiếp cận liên ngành, ngân hàng và hoạt động ngân hàng: chuyển đổi kỹ thuật số và sự cường điệu của Fintech là một phân tích toàn diện về cách ngân hàng thông thường đang trải qua quá trình chuyển đổi sâu sắc và đáp ứng những thách thức của Fintech và các nhà cung cấp dịch vụ tài chính khác Nó vạch ra tầm quan trọng của việc xem xét các nguyên tắc cơ bản truyền thống của ngân hàng và điều chỉnh chúng phù hợp với thời hiện đại, nơi công nghệ kỹ thuật số đang lan rộng và ngành đang trải qua một sự chuyển đổi sâu sắc.
Cùng nghiên cứu về CĐS, đề tài “Research on Digital Transformation Development
Strategy of GX Branch of China Construction Bank” (Tạm dịch: Nghiên cứu Chiến lược phát triển chuyển đổi kỹ thuật số của Chi nhánh GX của ngân hàng Xây dựng Trung Quốc) (Guangyu Lu, 2023) Guangyu Lu tại Siam University, Bangkok, Thailand, đã phân tích các vấn đề tồn tại trong quá trình chuyển đổi và phát triển kỹ thuật số từ góc độ của các NHTM, doanh nghiệp thương mại, kinh doanh bán lẻ và quản lý nội bộ từ góc độ tình hình chung và tình trạng phát triển kỹ thuật số Nguyên nhân chính nằm ở việc chiến lược số thiếu sự khác biệt, nhu cầu kinh doanh và công nghệ số chưa phù hợp, cơ cấu tổ chức khó thích ứng với văn hóa linh hoạt của doanh nghiệp số Cuối cùng, bài viết đưa ra các biện pháp ứng phó và đề xuất tương ứng từ các khía cạnh xây dựng chiến lược phát triển CĐS khác biệt và nâng cao năng lực vận hành doanh nghiệp.
Cũng nghiên cứu về CĐS, đề tài “The Role of Digital Transformation in Increasing the Efficiency of Banks' Performance to Enhance Competitive Advantage” (Tạm dịch: Vai trò của CĐS trong việc nâng cao hiệu quả hoạt động của ngân hàng để nâng cao lợi thế cạnh tranh) Nghiên cứu được thực hiện bởi nhóm tác giả (Abdul Rahman, Mohammed SuleimanRashwanand, Zainab Abd-Elhafiz, Ahmed Kassem, 2022) công bố bởi Janusz Kacprzyk.Nghiên cứu nhằm xác định vai trò của CĐS trong việc nâng cao hiệu quả hoạt động của các ngân hàng niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán Palestine, xác định CĐS trong các ngân hàng và vai trò của CĐS trong việc nâng cao hiệu quả hoạt động của ngân hàng nhằm nâng cao lợi thế cạnh tranh và đạt được tình hình tài chính ổn định Nghiên cứu khuyến nghị các ngân hàng liên tục xem xét các cơ chế chất lượng của dịch vụ số và hành động để cải thiện các dịch vụ này, sử dụng công nghệ để giám sát chất lượng dịch vụ điện tử, phát triển các mô hình đổi mới và sáng tạo để sử dụng các công nghệ điện tử mới nổi để giám sát hiệu suất, cam kết thực hiện nhiệm vụ và trách nhiệm theo khuôn khổ quản trị và dự đoán các sai lệch trước khi chúng xảy ra và chủ động báo cáo cho ban quản lý hệ thống Các bộ phận cấp cao và các bộ phận liên quan đến việc sử dụng các công nghệ điện tử mới nổi trong việc giám sát các chỉ số hiệu suất nhằm nâng cao lợi thế cạnh tranh. Với các nhà nghiên cứu tại Việt Nam, các nghiên cứu về hoạt động CĐS trong lĩnh vực NH, có thể kể tới một số nghiên cứu gần đây như là:
“The Impact of Digital Transformation on Performance: Evidence from Vietnamese
Commercial Banks” (Tạm dịch: Tác động của CĐS đến hiệu quả hoạt động: Bằng chứng từ các NHTM Việt Nam) Trong đó, các tác giả (Trang Doan Do, Ha An Thi, Pham, Eleftherios Ioannis Thalassinos, Anh Hoang Le, 2022) đã phân tích vai trò của CĐS trong việc tạo ra giá trị cho các NHTM đã được các nhà nghiên cứu quan tâm từ lâu Trong khi nhiều NHTM đã nghiên cứu mạnh mẽ về CĐS, các nhà nghiên cứu và nhà quản lý vẫn gặp nhiều khó khăn khi xem xét sự ảnh hưởng của CĐS đến hiệu quả kinh doanh Bài viết này nhằm đánh giá tác động của CĐS đến hiệu quả hoạt động của các NHTM Việt Nam theo quy mô khác nhau, từ đó đề xuất hàm ý chính sách của CĐS nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động ngân hàng.
Kế đến là nghiên cứu của nhóm tác giả (Nguyen Anh Thu, Tran Trieu Quan, Chi Dan,
2023) tại Đại học Giao thông vận tải, cơ sở tp HCM (HCM University of Transport) với đề tài “Impact of digital transformation on financial decision making at Big4 banks in Vietnam”(Tạm dịch: Tác động của CĐS đến việc ra quyết định tài chính tại các ngân hàng Big4 tạiViệt Nam) Kết quả nghiên cứu chỉ ra, những lợi thế để Việt Nam thúc đẩy quá trình CĐS trong ngành ngân hàng diễn ra mạnh mẽ hơn trong thời gian tới Tuy nhiên, các chuyên gia cũng cho rằng hành lang pháp lý về Mobile Money, Fintech, cho vay ngang hàng, eKYC cần được ban hành sớm hơn, tránh hiện tượng thể chế cũng muộn so với yêu cầu thực tế của cuộc sống; từ đó, tạo điều kiện xây dựng hệ sinh thái hoàn chỉnh cho quá trình CĐS của ngành ngân hàng Tổng quan các nghiên cứu thực nghiệm về các yếu tố ảnh hưởng đến sự thành công của việc triển khai CĐS trong ngành ngân hàng Nghiên cứu tập trung thảo luận các kết quả thực nghiệm từ các nghiên cứu trước đây liên quan đến chủ đề CĐS trong ngành ngân hàng Bài viết trình bày tác động của yếu tố sản phẩm đến quá trình CĐS; tác động của yếu tố chiến lược và quản trị đến quá trình CĐS, và cuối cùng là tác động của yếu tố cán bộ đến quá trình CĐS ngành ngân hàng Trong xu thế toàn cầu hóa hiện nay, CĐS là điều kiện thiết yếu để nâng cao vị thế cạnh tranh của các NHTM Việt Nam trên thị trường Với mong muốn nâng cao chất lượng quá trình CĐS của các NHTM, nghiên cứu được thực hiện nhằm đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng quá trình CĐS tại các NHTM Việt Nam. Ngoài ra, các tác giả (Toan Linh Vu Le, 2021) công tác tại Đại học Văn Lang, Khanh Duy Pham - Đại học Kinh tế Tp HCM với đề tài “The ICT Impact on Bank Performance:
The Case of Vietnam” (Tạm dịch: Tác động của Công nghệ thông tin và Truyền thông (ICT) đến hiệu quả hoạt động của ngân hàng: Trường hợp của Việt Nam) Các tác giả này đã nghiên cứu, điều tra tác động của sự phát triển công nghệ thông tin và truyền thông đến hiệu quả hoạt động của hệ thống ngân hàng trong một thị trường cận biên Trong giai đoạn từ
2009 đến 2020, bằng chứng thực nghiệm dựa trên dữ liệu bảng cân bằng của 39 ngân hàng tại Việt Nam Kết quả cho thấy khả năng sinh lời của ngân hàng và chỉ số ICT có mối quan hệ đồng biến đáng kể Tác động có lợi này được minh chứng cụ thể trong quá trình chuyển đổi kỹ thuật số của ngân hàng Do đó, tác động có lợi đối với lợi tức đầu tư cơ sở hạ tầng CNTT vượt qua chi phí cài đặt ban đầu Các phát hiện cho thấy rằng những tiến bộ của ICT giúp các ngân hàng hoạt động tốt hơn khi chuyển đổi từ hệ thống truyền thống sang kỹ thuật số.
Các nghiên cứu trước đây đi vào nghiên cứu về ảnh hưởng đến CĐS đến hiệu quả hoạt động trong lĩnh vực ngân hàng Còn trong nghiên cứu của tác giả với đề tài “Hoạt động chuyển đổi số tại các ngân hàng thương mại niêm yết tại Việt Nam” tác giả đi vào các tiêu chí về các hoạt động chuyển đổi số dựa theo các tiêu chí của McKinsey đưa ra để nghiên cứu về tình hình hoạt động CĐS trong các NHTM niêm yết tại Việt Nam, các tiêu chí bao gồm: Các nhà lãnh đạo am hiểu chuyển đổi số, Xây dựng năng lực cho nhân sự trong tương lai, Trao quyền cho mọi người làm việc theo những cách mới, Cung cấp các công cụ hàng ngày để nâng cấp kỹ thuật số, Giao tiếp thường xuyên kết hợp cả hình thức truyền thống và ứng dụng công nghệ mới.
Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
- Hệ thống hóa lý luận về CĐS, mô hình CĐS trong ngành ngân hàng.
- Đánh giá xu hướng và lợi ích của CĐS trong ngành ngân hàng.
- Trên cơ sở đó, tiến hành phân tích các yếu tố theo đề xuất của McKinsey với top 5 NHTM niêm yết trong top 10 NHTM Việt Nam uy tín năm 2022 về hoạt động CĐS trong thời gian từ 2018 đến 2022 và chiến lược, định hướng trong thời gian tới dựa trên lý luận về mô hình CĐS của ngành ngân hàng.
- Từ đó, đề xuất giải pháp, đưa ra kiến nghị nhằm hoàn thiện quá trình CĐS tại cácNHTM Việt Nam.
Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện đề tài này, tác giả sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính nhằm tổng hợp các nhân tố của lý thuyết CĐS trong lĩnh vực ngân hàng, cụ thể là các NHTM niêm yết tại Việt Nam Trên cơ sở kết quả nghiên cứu định tính, xác định mô hình CĐS phổ biến ở các NHTM niêm yết tại Việt Nam Cụ thể, trong phương pháp nghiên cứu tác giả sẽ sử dụng:
- Phương pháp thu thập và phân tích thông tin từ các cơ quan chức năng trong nước, từ một số tổ chức uy tín trên thế giới về CĐS tại các tổ chức, đặc biệt trong lĩnh vực NH.
- Phương pháp so sánh, đối chiếu giữa lý luận và thực tiễn triển khai của các NHTM tại Việt Nam Đánh giá về những thay đổi trong các văn bản chính sách, pháp luật của ViệtNam trong giai đoạn từ năm 2018 đến 2022 đối chiếu với thực trạng, chất lượng, hiệu quả của hoạt động CĐS tại các NHTM.
Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn gồm 3 chương chính:
Chương 1: Cơ sở lý luận về Chuyển đổi số.
Chương 2: Thực trạng hoạt động Chuyển đổi số tại các Ngân hàng thương mại niêm yết tại Việt Nam.
Chương 3: Một số giải pháp cải thiện hoạt động Chuyển đổi số tại các Ngân hàng thương mại niêm yết tại Việt Nam.
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHUYỂN ĐỔI SỐ
Tổng quan về chuyển đổi số
1.1.1 Khái niệm về chuyển đổi số
Chúng ta đều đã từng ít nhất một lần nghe đến cụm từ “Chuyển đổi số” và biết đều nhiều lợi ích mà nó đem lại cho nền kinh tế nước ta nói chung và doanh nghiệp nói riêng CĐS là khái niệm được bàn luận nhiều từ khi những công nghệ 4.0 trở nên phổ biến, và có tính ứng dụng cao.
Khoảng năm 2015, trên thế giới cụm từ “Chuyển đổi số” (DX - Digital Transformation) được nhắc tới nhiều, và trở nên phổ biến từ năm 2017 Ở Việt Nam, CĐS bắt đầu được nhắc đến nhiều vào khoảng năm 2018, khi Thủ tướng Chính phủ phê duyệt “Chương trình chuyển đổi số quốc gia” vào ngày 03/6/2020. Định nghĩa về CĐS, ở mỗi thời kỳ được nhìn nhận theo các cách khác nhau, nên có nhiều khái niệm khác nhau Đa phần các tác giả đưa ra quan điểm về CĐS đối với doanh nghiệp đều có quan điểm chung là việc ứng dụng các công nghệ mới, đặc biệt là công nghệ thông tin vào tối ưu nguồn lực, quy trình trong doanh nghiệp để đáp ứng tốt hơn với nhu cầu khách hàng là hoạt động CĐS.
Theo Stolterman and Fors (2004), CĐS được hiểu là việc sử dụng công nghệ để cải thiện triệt để hiệu suất hoặc phạm vi tiếp cận của doanh nghiệp.
Còn Mark P Donald and Andy Rowsell-Jones (2012) cho rằng CĐS là doanh nghiệp của bạn có thể sử dụng công nghệ để tạo lợi thế bằng cách giảm chi phí, tự động hóa các quy trình hiện có hoặc biến các mô hình kinh doanh hiện tại thành các kênh ngân hàng số Nhưng với bất kỳ khía cạnh nào thì việc đó ngày càng trở nên khó khăn hơn theo thời gian Làm thế nào các doanh nghiệp có thể tạo ra một lợi thế mới và duy trì nó với CĐS, khi việc tối ưu các chiến lược hiện tại của họ mang lại ngày càng ít kết quả.
Cũng theo quan điểm này, Fitzgerald (2013) định nghĩa CĐS trong doanh nghiệp là phương thức kinh doanh mới bằng cách tận dụng các công nghệ số như điện toán đám mây, dữ liệu lớn, điện toán di động, điện toán xã hội và phân tích dẫn đến những cải thiện đáng kể về hiệu quả hoạt động và trải nghiệm của khách hàng Vì các hoạt động kinh doanh có ảnh hưởng đến môi trường, KT-XH, nên CĐS tác động đến mọi khía cạnh của hoạt động kinh doanh Điều này rất quan trọng đối với các doanh nghiệp vì người tiêu dùng, cổ đông và các bên liên quan khác có thể thấy được các tác động kinh doanh đối với giá trị yhương hiệu, doanh thu và định giá công ty.
Hess và cộng sự (2015) cho rằng CĐS là tiến hành một số sáng kiến để khai phá các công nghệ kỹ thuật số mới và khai thác lợi ích của chúng Điều này thường liên quan đến việc chuyển đổi các hoạt động kinh doanh chính và ảnh hưởng đến sản phẩm và quy trình, cũng như cơ cấu tổ chức và cách thức quản lý. Các công ty cần thiết lập các thông lệ quản lý mới để điều phối những thay đổi này Một cách tiếp cận quan trọng là xây dựng chiến lược CĐS đóng vai trò trung tâm để tích hợp toàn bộ sự phối hợp, ưu tiên và triển khai chuyển đổi trong công ty.
Theo Gartner (2021), CĐS có thể đề cập đến mọi thứ, từ hiện đại hóa về công nghệ thông tin (ví dụ: điện toán đám mây), đến tối ưu hóa kỹ thuật số và việc phát minh ra các mô hình kinh doanh số mới, kết quả là doanh nghiệp có thêm nhiều cơ hội mới, mang lại nhiều giá trị gia tăng mới cho khách hàng, doanh nghiệp thì có tốc độ tăng trưởng cao hơn, doanh số tốt hơn.
Còn theo Microsoft (2017), CĐS là việc tư duy lại cách thức các tổ chức tập hợp mọi người, dữ liệu và quy trình để tạo ra những giá trị mới.
Tuy nhiên, CĐS không chỉ là tận dụng công nghệ để thay đổi mô hình kinh doanh, nó còn được định nghĩa là ảnh hưởng đến mọi khía cạnh của một công ty CĐS hiệu quả sẽ thay đổi hoàn toàn cách thức hoạt động của các công ty, từ đó nâng cao hiệu quả cộng tác, tối ưu hóa hiệu suất công việc và tạo ra giá trị cho khách hàng Đối với Việt Nam, CĐS có nghĩa là Hệ thống thông tin (IS), Dữ liệu lớn (Big Data), Trí tuệ nhân tạo (AI), Học máy (ML), Internet vạn vật (IoT), Điện toán đám mây, … được ứng dụng làm thay đổi quy trình lao động và văn hóa làm việc, cách thức điều hành, và cũng là quá trình tác động đến mô hình kinh doanh từ truyền thống sang mô hình doanh nghiệp số (FPT Digital, 2022).
1.1.2 Đặc điểm của chuyển đổi số trong doanh nghiệp
(1) Tập trung cao độ vào trải nghiệm khách hàng Các công ty thường bắt đầu CĐS bằng cách phát triển sự hiểu biết đầy đủ về khách hàng Khách hàng là ai? Đặc điểm nhân khẩu học của khách hàng là gì?Làm thế nào để khách hàng tương tác với công ty? Liên tục cải thiện trải nghiệm của khách hàng là yếu tố tạo nên thành công hoặc thất bại cho quá trình CĐS.
(2) Các quy trình nghiệp vụ phải được xác định rõ ràng, sắp xếp hợp lý, minh bạch Việc xác định quy trình nghiệp vụ rõ ràng là rất quan trọng để CĐS thành công Việc có được các quy trình như vậy không chỉ tạo ra dữ liệu cần thiết cho việc ra quyết định, mà còn cho phép tổ chức phản ứng linh hoạt hơn và nhanh hơn với nhu cầu luôn thay đổi của thị trường, cũng như tạo điều kiện thuận lợi cho thương hiệu của doanh nghiệp.
(3) Phải rõ ràng trong việc tích hợp giữa dữ liệu và quy trình Trong CĐS, các quyết định dựa trên dữ liệu (Data Driven), dữ liệu được sinh ra từ quy trình Trên thực tế, sử dụng dữ liệu ra quyết dịnh sẽ thay đổi cách thức hoạt động của doanh nghiệp Và việc sử dụng dữ liệu cũng sẽ hỗ trợ việc điều chỉnh chiến lược hoặc quyết định chiến lược tiếp theo.
(4) Nghĩ về “giá trị” chứ không phải “hoạt động” CĐS không đơn thuần là xây dựng một hệ thống công nghệ trên hạ tầng công nghệ thông tin, mà là một cách suy nghĩ hoàn toàn mới về cách một doanh nghiệp mang lại giá trị thông qua hệ sinh thái các hoạt động CĐS thay đổi văn hóa doanh nghiệp theo hướng thách thức hiện trạng và tích cự tìm kiếm các cơ hội để gia tăng giá trị thêm cho khách hàng theo những cách mới sáng tạo, thậm chí có thể dẫn đến các mô hình kinh doanh mới (Enterprisers Project, 2016).
1.1.3 Lợi ích của chuyển đổi số với doanh nghiệp
Báo cáo của các công ty nghiên cứu thị trường lớn như Gartner, IDC, … đều chỉ ra rằng CĐS thực sự mang lại rất nhiều lợi ích cho mọi mặt hoạt động của doanh nghiệp: từ điều hành quản lý đến nghiên cứu, kinh doanh, …
Báo cáo từ các hãng nghiên cứu thị trường hàng đầu như Gartner, IDC đều cho thấy, CĐS thực sự mang lại nhiều lợi ích cho mọi mặt hoạt động của doanh nghiệp, từ quản lý, nghiên cứu đến kinh doanh. Lợi ích rõ ràng nhất của CĐS đối với doanh nghiệp là giảm chi phí vận hành, khả năng tiếp cận nhiều khách hàng hơn trong thời gian dài và đưa ra quyết định nhanh chóng, chính xác hơn nhờ hệ thống.
Hệ thống báo cáo kịp thời, minh bạch, năng suất làm việc của nhân viên được tối ưu hóa… những điều này giúp nâng cao hiệu quả hoạt động và nâng cao năng lực cạnh tranh của tổ chức, công ty.
Tổng quan về Ngân hàng Thương mại
1.2.1 Các loại hình ngân hàng
Trước hết ngân hàng là một trong các loại hình tổ chức tín dụng được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật Theo đó, trong “Luật số 47/2010/QH12 - Luật các tổ chức tín dụng” được Quốc hội ban hành, tại khoản 2 điều 4 thì “Ngân hàng là một loại hình tổ chức tín dụng được thực hiện tất cả các hoạt động ngân hàng theo quy định của Luật này” Theo đó, các hoạt động ngân hàng chính là việc kinh doanh, cung ứng thường xuyên một hoặc một số các nghiệp vụ sau: Nhận tiền gửi, Cấp tín dụng, Cung ứng dịch vụ thanh toán qua tài khoản.
Xét về tính chất và mục tiêu hoạt động, có 3 loại hình ngân hàng cơ bản: Ngân hàng thương mại (NHTM), Ngân hàng chính sách (NHCS), Ngân hàng hợp tác xã (NHHTX).
NHTM là loại hình ngân hàng được thực hiện tất cả các hoạt động ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác theo quy định của Luật Các tổ chức tín dụng nhằm mục tiêu lợi nhuận.
NHCS là ngân hàng thuộc Chính phủ, được Chính phủ ra quyết định thành lập, hoạt động chủ yếu vì lợi ích chung của công đồng Ngân hàng chính sách phải thực hiện kiểm soát nội bộ, kiểm toán nội bộ; xây dựng, ban hành quy trình nội bộ về các hoạt động nghiệp vụ; thực hiện chế độ báo cáo hoạt động, báo cáo thống kê và hoạt động thanh toán theo quy định của NHNN.
NHHTX là ngân hàng của tất cả các quỹ tín dụng nhân dân do các quỹ tín dụng nhân dân và một số pháp nhân góp vốn thành lập nhằm mục tiêu chủ yếu là liên kết hệ thống, hỗ trợ tài chính, điều hòa vốn trong hệ thống các quỹ tín dụng nhân dân.
Ngoài ra còn có NHNN có chức năng quản lý nhà nước về tiền tệ, ngân hàng và ngoại hối Họ thực hiện các chức năng của ngân hàng trung ương về phát hành tiền tệ, tổ chức tín dụng ngân hàng và cung cấp dịch vụ tài chính cho Chính phủ.
Hiện nay, tại Việt Nam các NHTM có 2 hình thức tổ chức:
NHTM trong nước được thành lập, tổ chức dưới hình thức công ty cổ phần.
NHTM nhà nước được thành lập, tổ chức dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ.
Bảng 1.1: Danh sách các NH-TMCP trong nước (đến 31/03/2023) Đơn vị: Tỷ đồng
STT TÊN NGÂN HÀNG VỐN ĐIỀU
1 NH-TMCP Việt Nam Thịnh Vượng - VPBank 67,434.23 VPB
2 NH-TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam -
3 NH-TMCP Công thương Việt Nam -
4 NH-TMCP Ngoại Thương Việt Nam -
5 NH-TMCP Quân Đội - MBBank 45,339.00 MBB
6 NH-TMCP Kỹ Thương - Techcombank 35,172.00 TCB
7 NH-TMCP Á Châu - ACB 33,774.00 ACB
8 NH-TMCP Sài Gòn – Hà Nội - SHB 30,674.00 SHB
9 NH-TMCP Phát triển Thành phố Hồ Chí Minh
10 NH-TMCP Quốc Tế Vietnam - VIB 21,076.73 VIB
11 NH-TMCP Đông Nam Á - Seabank 20,402.00 SSB
12 NH-TMCP Hàng Hải - Maritime Bank 20,000.00 MSB
13 NH-TMCP Sài Gòn Thương Tín - Sacombank 18,852.20 STB
14 NH-TMCP Bưu điện Liên Việt - Lienviet Post
15 NH-TMCP Tiên Phong - TPBank 15,817.55 TPB
16 NH-TMCP Sài Gòn - SCB 15,231.70 Chưa niêm yết
17 NH-TMCP Phương Đông - Oricombank -
18 NH-TMCP Xuất Nhập Khẩu - Eximbank 12,355.20 EIB
19 NH-TMCP An Bình - ABBank 9,409.47 ABB
20 NH-TMCP Đại Chúng Việt Nam -
21 NH-TMCP Nam Á - Nam A Bank 8,464.00 NAB
22 NH-TMCP Bắc Á - Bac A Bank 8,133.86 BAB
23 NH-TMCP Quốc dân - NCB 5,601.55 NVB
24 NH-TMCP Việt Á - VietABank 5,399.60 VAB
25 NH-TMCP Đông Á - EAB 5,000.00 Chưa niêm yết
26 NH-TMCP Việt Nam Thương Tín - Vietbank 4,776.80 VBB
27 NH-TMCP Bản Việt - Viet Capital Bank 3,670.90 BVB
28 NH-TMCP Kiên Long - KLB 3,653.00 KLB
30 NH-TMCP Bảo Việt - Baoviet Bank 3,150.00 Chưa niêm yết
31 NH-TMCP Sài Gòn Công Thương - SGB 3,080.00 SGB
32 NH-TMCP Xăng dầu Petrolimex - PGBank 3,000.00 PGB
1.2.2 Các hình thức ngân hàng hiện nay
Ngân hàng truyền thống là những ngân hàng có quy trình hoạt động thủ công (hoặc số hóa một phần) chủ yếu kết nối với người dùng thông qua hình thức trao đổi trực tiếp tại các chi nhánh vật lý Để sử dụng dịch vụ từ những ngân hàng theo hình thức này, người dùng chỉ có một cách duy nhất là phải di chuyển đến ngân hàng trong khung giờ hành chính Tại đây, nhân viên giao dịch khách hàng thực hiện chuyển tiền, rút tiền, nộp tiền, gửi tiền, phát hành thẻ, đăng ký sản phẩm, dịch vụ , thực hiện tất cả các yêu cầu phát sinh từ phía khách hàng, đảm bảo khách hàng hài lòng.
Ngân hàng điện tử (e-Banking) xuất hiện ở Việt Nam hơn một thập kỷ qua Nhắc tới e-Banking là nhắc tới một loại hình dịch vụ tạo điều kiện cho khách hàng kiểm tra thông tin hoặc giao dịch bằng hình thức online thông qua tài khoản ngân hàng.
Nhờ e-Banking, người dùng không phải đến trực tiếp chi nhánh, phòng giao dịch của ngân hàng hay dùng thẻ ATM để thực hiện giao dịch Bạn chỉ cần truy cập dịch vụ e-Banking qua internet hoặc kết nối với mạng viễn thông trên các thiết bị điện tử như điện thoại di động, laptop, ipad,
Các hình thức dịch vụ của e-Banking bao gồm: Ngân hàng trực tuyến (Internet Banking), Ngân hàng di động (Mobile Banking), Ngân hàng qua điện thoại (Phone Banking) Trong đó, Mobile Banking là phổ biến nhất trong số các dịch vụ của ngân hàng điện tử bởi sự tiện lợi và tốc độ phổ cập nhanh chóng và nâng cấp mạnh mẽ của điện thoại thông minh.
Ngân hàng số (Digital Banking) là hướng phát triển chủ đạo của ngân hàng hiện nay và tương lai, các ngân hàng tiến hành các giao dịch ngân hàng như gửi tiền, chuyển khoản, rút tiền, quản lý tài khoản vãng lai và tiết kiệm, cho vay quản lý, thanh toán hóa đơn, áp dụng cho các sản phẩm tài chính và dịch vụ tài khoản thông qua một nền tảng điện tử (Don, 2016) Digital Banking là quá trình số hóa tất cả các hoạt động ngân hàng chỉ có sẵn trong một chi nhánh ngân hàng cho khách hàng của mình (Howcroft và cộng sự, 2002) Digital Banking đề cập đến việc chuyển đổi tất cả các hoạt động và dịch vụ ngân hàng sang môi trường kỹ thuật số, thực hiện các đổi mới trong dịch vụ tài chính cho khách hàng trên thiết bị di động, công nghệ kỹ thuật số, AI và chiến lược thanh toán, công nghệ điều tiết (RegTech - Regulatory Technology), dữ liệu, chuỗi khối, API và Kênh phân phối và Công nghệ (Gaurav Sarma, 2017).
Nhìn chung, Digital Banking là mô hình hoạt động dựa trên công nghệ nhằm trao đổi thông tin và thực hiện giao dịch giữa ngân hàng và khách hàng Quá trình này được thực hiện thông qua các thiết bị kỹ thuật số được kết nối với phần mềm máy tính trên không gian mạng Khách hàng không phải đến chi nhánh ngân hàng để hoàn tất giao dịch và ngược lại ngân hàng không phải gặp khách hàng để hoàn tất giao dịch. Digital Banking là một hình thức ngân hàng có hệ thống vận hành và dịch vụ cung cấp đều được số hóa Dữ liệu lẫn các thuật toán xử lý của Digital Banking đều nằm trên cơ sở hạ tầng kỹ thuật số và có thể truy xuất thông qua kết nối internet Digital Banking là bước phát triển cao hơn của ngân hàng điện tử. Digital Banking là bước phát triển tiếp theo của ngân hàng điện tử Digital Banking yêu cầu công nghệ tiên tiến, bao gồm những đổi mới trong dịch vụ tài chính, ứng dụng di động, kỹ thuật số, trí tuệ nhân tạo, thanh toán, công nghệ điều tiết (RegTech), dữ liệu, chuỗi khối, giao diện lập trình ứng dụng API, kênh phân phối và công nghệ.
Về mặt bản chất, Digital Banking không khác gì một ngân hàng thông thường cả nên hình thức này có cung cấp tất cả các dịch vụ ngân hàng quen thuộc cho người dùng Với Digital Banking, không chỉ các dịch vụ cung cấp mà cả những hoạt động, quy trình vận hành của ngân hàng đều được số hóa, 100% tương tác của người dùng với ngân hàng đều sẽ được thực hiện thông qua hệ thống công nghệ số Trong tương lai,đây sẽ là hình thức hoạt động chính của các ngân hàng.
Tổng quan về chuyển đổi số Ngân hàng Thương mại
1.3.1 Định nghĩa chuyển đổi số ngành ngân hàng
Lĩnh vực ngân hàng ở nước ta đang là một trong những ngành có tốc độ CĐS và đổi mới sáng tạo hàng đầu Ngành ngân hàng là nơi bắt đầu sớm nhất trong việc áp dụng công nghệ và ngày càng phát triển, tạo sự thay đổi ấn tượng trong nhiều thập kỷ qua Có thể nói CĐS trong lĩnh vực này bắt đầu do sự thay đổi nhanh chóng về nhu cầu người dùng; áp lực cạnh tranh nội tại ngành; sự xuất hiện các sản phẩm số thay thế từ các công ty công nghệ.
Cũng giống như CĐS ở những lĩnh vực khác, CĐS trong lĩnh vực ngân hàng là quá trình ứng dụng các nền tảng công nghệ phục vụ chuyển đổi chiến lược, chuyển đổi mô hình kinh doanh, hướng đến năng lực tự động hóa toàn diện, giúp nâng cao trải nghiệm khách hàng, từ đó gia tăng hiệu quả kinh doanh.
Từ việc phát hành thẻ tín dụng đến chuyển tiền và quản lý tài khoản, CĐS trong ngành ngân hàng giúp các ngân hàng tạo ra môi trường hoạt động trực tuyến an toàn và thuận lợi cho khách hàng Điều này có nghĩa là khách hàng có thể thực hiện các giao dịch của họ mọi lúc, mọi nơi chỉ với vài thao tác đơn giản trên điện thoại di động hoặc máy tính.
Hiện tại, một số công nghệ được ứng dụng vào hoạt động CĐS trong ngành ngân hàng ở Việt Nam có thể kể đến như: trí tuệ nhân tạo/học máy (AI/ML), dữ liệu lớn (Big Data), điện toán đám mây (Cloud Computing), chuỗi khối (Blockchain), tự động hóa quy trình bằng rô bốt phần mềm (RPA), định danh khách hàng điện tử (e-KYC), mã phản hồi nhanh (QR Code), ứng dụng di động (Mobile) Kết quả của quá trình triển khai công nghệ này vào ngân hàng tạo nên Digital Banking Quá trình đó chuyển đổi các hoạt động truyền thống thành các hoạt động trực tuyến và tự động hóa Một xu hướng phát triển chung của ngành ngân hàng, hướng đến từ bỏ thói quen sử dụng tiền mặt của khách hàng, thay vào đó là thanh toán trực tuyến Từ việc phát hành thẻ tín dụng đến chuyển tiền và quản lý tài khoản, CĐS trong ngành ngân hàng giúp các ngân hàng tạo ra một môi trường hoạt động trực tuyến an toàn và tiện lợi cho khách hàng.
1.3.2 Các mô hình Digital Banking
Mô hình Digital Banking với các đặc trưng sản phẩm dịch vụ tài chính đa dạng nhưng thủ tục đơn giản, thời gian xử lý nhanh và giao dịch không bị rào cản bởi vị trí địa lý thông qua thiết bị kết nối với Internet, rất phù hợp với xã hội hiện đại.
Tuy đặc điểm sản phẩm dịch vụ tài chính đa dạng nhưng mô hình Digital Banking rất tiện ích và phù hợp với xã hội hiện đại bởi thủ tục đơn giản, thời gian xử lý nhanh chóng, giao dịch được thực hiện không rào cản địa lý thông qua thiết bị kết nối Internet, điều tất yếu trong xã hội ngày nay.
Digital Banking là một hoạt động ngân hàng chuyên sâu về công nghệ bao gồm các đổi mới trong dịch vụ tài chính dành cho người tiêu dùng và doanh nghiệp tập trung vào di động, kỹ thuật số, AI, chiến lược thanh toán, dữ liệu lớn, điện toán đám mây, công nghệ chuỗi khối, Những tiến bộ trong Digital Banking giúp các ngân hàng giảm chi phí, trở nên cạnh tranh hơn, đồng thời cải thiện tính tuân thủ và minh bạch trong hoạt động của họ (Tạp chí tài chính online, 2022).
Hiện nay, có hai người chơi chính trong lĩnh vực Digital Banking: Ngân hàng truyền thống (Traditional bank) và Ngân hàng kiểu mới (Neobank).
Và có hai xu hướng phát triển Digital Banking chính hiện nay trên thế giới, đó là:
Một là, CĐS, số hóa hoạt động ngân hàng để biến đổi các ngân hàng truyền thống thành tổ chức có năng lực số, có thể cung ứng dịch vụ với trải nghiệm khách hàng vượt trội và vận hành toàn diện hoạt động ngân hàng trên môi trường số (Tạp chí ngân hàng, 2022).
Hai là, thiết lập các thực thể ngân hàng ứng dụng sâu rộng công nghệ số và dựa trên dữ liệu, chỉ hoạt động trên kênh số, hướng tới trải nghiệm khách hàng vượt trội, tạo giá trị khác biệt thông qua hợp tác hoặc cạnh tranh với các ngân hàng truyền thống (Tạp chí ngân hàng, 2022).
Hoạt động Digital Banking được hiểu là cấp độ phát triển mới trong hoạt động ngân hàng của các ngân hàng truyền thống đặt trong bối cảnh các dịch vụ được số hóa cao độ và tích hợp liên thông liền mạch Khái niệm này có phạm vi bao trùm hơn những khái niệm trước đây như ngân hàng điện tử (e-Banking), ngân hàng trực tuyến (Internet Banking) hay ngân hàng di động (Mobile Banking) Đặc trưng nổi bật của hoạt động Digital Banking là việc ứng dụng sâu rộng công nghệ số và phân tích dữ liệu trong mọi mặt hoạt động ngân hàng, từ khâu quan hệ giao tiếp với khách hàng cho đến quy trình xử lý nội bộ, cung ứng các sản phẩm, dịch vụ tới khách hàng trên nền tảng số, hoặc qua kênh số cùng với sự hỗ trợ từ các mô hình kinh doanh mới và văn hóa đổi mới sáng tạo (Tạp chí tài chính online, 2022).
Hình 1.3: Các mô hình Ngân hàng số, Ngân hàng truyền thống
1.3.3.1 Mô hình Digital Banking phụ thuộc hay mô hình " Ngân hàng kiểu mới" Mô hình Digital
Banking phụ thuộc gắn với sự ra đời và phát triển của các "Ngân hàng kiểu mới - Neobank" Thuật ngữ
“Ngân hàng kiểu mới” được sử dụng đầu tiên tại khu vực Châu Âu, theo đó, đề cập các tổ chức phi ngân hàng (thường là các công ty Fintech) không được cấp giấy phép hoạt động ngân hàng đầy đủ nhưng vẫn có thể tham gia cung ứng dịch vụ ngân hàng cơ bản, hạn chế dựa trên giấy phép của một ngân hàng truyền thống bảo trợ hoặc được cấp giấy phép riêng về cung ứng dịch vụ thanh toán hay giấy phép cung ứng tiền điện tử… để cung ứng giới hạn các dịch vụ ngân hàng được phép (Tạp chí ngân hàng, 2022).
Các thiết lập Digital Banking này chỉ hoạt động trên kênh số, qua ứng dụng di động, không duy trì chi nhánh vật lý để cung cấp các dịch vụ nhất định, thường tập trung vào lĩnh vực thanh toán (như mở tài khoản tiền gửi, thanh toán chuyển tiền, thẻ, ví điện tử, tiền điện tử…) hoặc các dịch vụ tài chính mới như giao dịch tài sản mã hóa/tiền mã hóa và không được cung cấp đầy đủ các dịch vụ ngân hàng Tiền gửi thanh toán tại các "Ngân hàng kiểu mới" này cũng không được bảo hiểm tiền gửi theo cơ chế bảo hiểm tiền gửi quốc gia.
Do đó, mô hình này không được xem là một thực thể ngân hàng độc lập, được cấp phép hoạt động ngân hàng đầy đủ theo đúng chức năng, bản chất của một ngân hàng truyền thống Tùy theo mức độ phát triển,các quốc gia có những yêu cầu, cách thức quản lý riêng đối với các tổ chức này (Tạp chí ngân hàng, 2022).
Bảng 1.2: Sự khác nhau giữa Ngân hàng truyền thống và Ngân hàng số
Tiêu chí Ngân hàng truyền thống Ngân hàng số
Giấy phép hoạt động ngân hàng
Theo mô hình và quy định pháp luật của từng quốc gia/vùng lãnh thổ, Ngân hàng số có thể hoạt động dựa trên Giấy phép hoạt động của ngân hàng truyền thống trong vai trò ngân hàng hợp tác/bảo trợ; hoặc theo Giấy phép được cấp riêng cho
Chiến lược Khách hàng tìm kiếm ngân hàng
Ngân hàng chủ động tìm kiếm khách hàng Địa điểm giao dịch
Tại địa điểm vật lý như chi nhánh ngân hàng, ATM hoặc kênh liên lạc truyền thống như điện thoại, email.
Bất cứ nơi nào thông qua thiết bị di động
Giờ giao dịch Giờ hành chính Bất cứ lúc nào
Mất nhiều thời gian (thời gian di chuyển, xếp hàng, lấy phiếu, …)
Phương thức giao dịch Gặp trực tiếp
Không gặp mặt trực tiếp, mà là trực tuyến, từ xa thông qua internet.
Chi phí giao dịch Chi phí cao Tiết kiệm, tối ưu chi phí
Không đồng nhất trên các kênh, các điểm tiếp xúc khách hàng Đồng nhất/Đa kênh đồng nhất
Khả năng tìm kiếm khách hàng Thấp
Cao, nhờ chủ động nắm bắt, tìm kiếm nhu cầu khách hàng thông qua thu thập, phân tích dữ liệu
Sản phẩm/dịch vụ Được định sẵn Có thể tùy biến, thay đổi nhanh, tích hợp liền mạch Thời gian đưa sản phẩm/dịch vụ ra thị trường
Mất nhiều thời gian Nhanh chóng, dễ dàng
Quản trị rủi ro Thủ công
Linh hoạt, đồng bộ hơn thông qua hệ thống ngân hàng lõi hiện đại, tự động.
Cá nhân hóa dịch vụ theo khách hàng
Không làm được Thấu hiểu và cá nhân hóa theo từng khách hàng
Bảo mật Ít gặp phải mối đe dọa an ninh, bảo mật hoặc tấn công mạng
Rủi ro bị đánh cắp thông tin, giả mạo thông tin, tấn công mạng nhiều hơn do số lượng kênh nhiều hơn Tuy nhiên, việc triển khai ứng dụng công nghệ cũng cho phép nâng cao bảo mật, an ninh.
Chữ ký Chữ ký tay Chữ ký số/chữ ký điện tử
Giấy tờ tùy thân, gặp trực tiếp Nhận dạng điện tử: ảnh chụp, xác thực điện tử (eKYC), cuộc gọi trực tiếp (video call)
Dữ liệu Chứng từ giấy Dữ liệu số
(Nguồn: Tạp chí ngân hàng, 2022)
1.3.3.2 Mô hình Digital Banking độc lập
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CHUYỂN ĐỔI SỐ TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI NIÊM YẾT TẠI VIỆT NAM
Giới thiệu chung về các Ngân hàng Thương mại niêm yết tại Việt Nam…
2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển
Theo phạm vi nghiên cứu đã trình bày ở phần phạm vi nghiên cứu, tác giả trình bày lịch sử hình thành và phát triển của 5 NHTM tại Việt Nam theo danh sách công bố chính thức “Top 10 ngân hàng thương mại Việt Nam uy tín năm 2022” của Công ty cổ phần Báo cáo Đánh giá Việt Nam (Vietnam Report) (Vietcombank, 2022), bao gồm:
2.1.1.1 Ngân hàng Thương mại cổ phẩn Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) Vietcombank tiền thân là Sở quản lý ngoại hối thuộc NHNN Việt Nam được thành lập ngày 20/01/1955 theo Nghị định 443/TTg của Thủ tướng Chính phủ Năm 1961, Sở quản lý ngoại hối được đổi tên thành Cục ngoại hối thuộc NHNN Việt Nam theo Nghị định 171/CP ngày 26/10/1961 của Hội đồng Bộ trưởng Ngày
20/01/1955, Sở Quản lý Ngoại hối Trung ương thuộc NHNN Việt Nam, tiền thân của Vietcombank, được thành lập.
Theo Nghị định số 115/CP ngày 30/10/1962 của Hội đồng bộ trưởng đã quyết định thành lập Ngân hàng Ngoại thương nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, gọi tắt là Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam nhằm "tăng cường quản lý tiền tệ và tín dụng, mở rộng quan hệ kinh tế, chính trị và văn hóa với nước ngoài" Ngày 1/4/1963 Ngân hàng Ngoại thương hính thức đi vào hoạt động.
Năm 1987, Ngoại Thương là NHTM duy nhất được phép phát hành tiền VND ngoại tệ, góp phần quản lý đồng bộ việc sử dụng và phát hành ngoại tệ.
Sau khi thực hiện các khoản đầu tư cổ phần tiên phong và phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO) thành công vào năm 2007, ngân hàng chính thức trở thành NHTM có cổ phần vào ngày 2 tháng 6 năm 2008 Ngày 30/06/2009 Cổ phiếu của VCB chính thức niêm yết trên HoSE và giao dịch ở đó.
Ngày 01/12/2016, Vietcombank đã công bố chiến lược phát triển đến năm 2020 Năm 2016,Vietcombank lấy lại ngôi vị số 1 về lợi nhuận 28/11/2018 Trở thành ngân hàng đầu tiên chính thức đượcNHNN Việt Nam trao Quyết định số 2315/QĐNHNN về việc áp dụng Basel II theo Thông tư 41 từ ngày 01/01/2019, sớm hơn 01 năm so với thời hạn quy định. Ngày 27/01/2020, việc triển khai hệ thống ngân hàng lõi đã hoàn thành.
Năm 2020, Vietcombank đã vượt qua đại dịch Covid-19 thành công, khẳng định trên nhiều phương diện vị trí số một tại Việt Nam trong danh sách 100 ngân hàng niêm yết lớn nhất thế giới, theo xếp hạng của Reuters (Vietcombank, 2022).
2.1.1.2 Ngân hàng Thương mại cổ phẩn Công thương Việt Nam (VietinBank)
Vietinbank được thành lập vào ngày 26/3/1988, trên cơ sở tách ra từ NHNN Việt Nam theo Nghị định số 53/HĐBT của Hội đồng Bộ trưởng.
Từ tháng 7/1988 đến năm 2000: Là giai đoạn thực hiện việc xây dựng và chuyển đổi từ hệ thống ngân hàng một cấp thành hệ thống ngân hàng hai cấp: Ngân hàng Công Thương (nay là NH-TMCP Công Thương Việt Nam - VietinBank) hình thành và đi vào hoạt động.
Từ năm 2001 đến năm 2008: giai đoạn này, Vietinbank đã thực hiện thành công đề án tái cơ cấu Ngân hàng Công Thương về xử lý nợ, mô hình tổ chức, cơ chế chính sách và hoạt động kinh doanh.
Từ năm 2009 đến năm 2013: thực hiện thành công cổ phần hóa, đổi mới mạnh mẽ, phát triển đột phá các mặt hoạt động ngân hàng Vietinbank được HoSE chấp thuận niêm yết từ ngày 16/7/2009.
Từ năm 2014 đến nay: Vietinbank tập trung xây dựng và thực thi quản trị theo chiến lược, đột phá về công nghệ, tiếp tục đổi mới toàn diện hoạt động ngân hàng, thúc đẩy tăng trưởng kinh doanh gắn với bảo đảm hiệu quả, an toàn, bền vững (Vietinbank, 2022).
2.1.1.3 Ngân hàng Thương mại cổ phẩn Kỹ thương Việt Nam (Techcombank)
Techcombank được thành lập vào ngày 27 tháng 9 năm 1993, đặt trụ sở ban đầu tại số 24 phố Lý Thường Kiệt, Hà Nội bởi một nhóm các trí thức đã từng làm việc tại Châu Âu và Liên Xô (cũ).
Năm 1998, Techcombank chuyển trụ sở chính sang toà nhà tại số 15 Đào Duy Từ, Hà Nội Trong năm này, Techcombank cũng hành lập chi nhánh đầu tiên tại Đà Nẵng.
Năm 2001, ký kết hợp đồng với Temenos Holding NV, một nhà cung cấp phần mềm hệ thống ngân hàng hàng đầu trên thế giới, để triển khai hệ thống phần mềm ngân hàng Globus cho toàn hệ thống Techcombank hướng tới đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu của khách hàng.
Năm 2005, Thành lập các chi nhánh cấp 1 tại: Lào Cai, Hưng Yên, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Nha Trang (tỉnh Khánh Hoà), Vũng Tàu Ngày 28/10/2005, tăng vốn điều lệ lên 555 tỷ đồng Ngày 29/09/2005, khai trương phần mềm chuyển mạch và quản lý thẻ của hãng Compass Plus Ngày 03/12/2005, nâng cấp hệ thống phần mềm Globus sang phiên bản mới nhất Tenemos T24 R5.
Năm 2007, Tổng tài sản đạt gần 2,5 tỷ USD Cũng là năm Techcombank trở thành ngân hàng có mạng lưới giao dịch lớn thứ hai trong khối NH-TMCP với gần 130 chi nhánh và phòng giao dịch tại thời điểm cuối năm 2007 HSBC tăng phần vốn góp lên 15% và trực tiếp hỗ trợ tích cực trong quá trình hoạt động của Techcombank Năm 2010, Techcombank được Tạp chí EuroMoney vinh danh là “NH tốt nhất Việt Nam 2010” và đạt nhiều giải thưởng quốc tế.
Thực trạng chuyển đổi số của các Ngân hàng Thương mại niêm yết tại Việt Nam
2.2.1 Thực trạng chung về chuyển đổi số ở các Ngân hàng Thương mại niêm yết tại Việt Nam
Theo Hiệp hội ngân hàng Việt Nam (VNBA) dẫn nguồn từ khảo sát của NHNN, đến nay đã có tới 95% các tổ chức tín dụng Việt Nam đã và đang xây dựng chiến lược thực hiện CĐS hoặc dự tính sẽ xây dựng và thực hiện kế hoạch này trong thời gian tới.
Trong thời gian qua, các NHTM tại Việt Nam đã triển khai các sản phẩm, dịch vụ có ứng dụng nhiều công nghệ tiên tiến trong lĩnh vực tài chính - ngân hàng, có hợp tác với các công ty fintech để ứng dụng công nghệ mới, hiện đại vào các hoạt động thanh toán trên nền tảng di động CĐS ở các NHTM đã làm tăng tính bảo mật, nâng cao sự trải nghiệm và sự hài lòng của khách hàng và đạt được những kết quả đáng kể trong thanh toán.
Theo thống kê của NHNN, số liệu giao dịch của hệ thống thanh toán quốc gia những năm gần đây thông qua Hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng (IBPS):
Bảng 2.2: Số liệu giao dịch trên hệ thống điện tử liên NH
Giao dịch thanh toán nội địa qua Internet và Mobile Banking 2 năm gần đây:
Bảng 2.3: Thống kê giao dịch thanh toán nội địa qua Mobile banking & Internet banking, năm 2021
Số lượng giao dịch (Món)
Giá trị giao dịch (Tỷđồng)
Số lượng giao dịch (Món)
Giá trị giao dịch (Tỷ đồng)
Số lượng giao dịch (Món)
Giá trị giao dịch (Tỷđồng)
Số lượng giao dịch (Món)
Giá trị giao dịch (Tỷ đồng) Internet 156.21
Bảng 2.4: Thống kê giao dịch thanh toán nội địa qua Mobile banking & Internet banking, năm 2022
Giá trị giao dịch (Tỷ đồng)
Số lượng giao dịch (Món)
Giá trị giao dịch (Tỷ đồng)
Số lượng giao dịch (Món)
Giá trị giao dịch (Tỷ đồng)
Số lượng giao dịch (Món)
Giá trị giao dịch (Tỷ đồng)
Nhìn vào số liệu thống kê giao dịch thanh toán nội địa qua Internet và Mobile banking trong 2 năm gần nhất, chúng ta thấy xu hướng giao dịch ngày càng tăng cả và số lượng và giá trị giao dịch Đây là số liệu cho thấy xu hướng chuyển dịch của khách hàng và đáp ứng của các ngân hàng, chủ đạo là NHTM đang dịch chuyển từ các kênh truyền thống qua kênh Digital Bank.
Tuy nhiên, mức độ CĐS và định nghĩa về chiến lược CĐS rõ ràng cho các NHTM là khác nhau. Theo đánh giá, hầu hết các hoạt động CĐS tại các NHTM Việt Nam vẫn đang ở giai đoạn đầu của quá trình CĐS Vì vậy, việc đẩy mạnh hoạt động CĐS tại các NHTM Việt Nam trong thời gian tới sẽ phù hợp với xu thế phát triển, đáp ứng nhu cầu của thực tế cuộc sống và cơ chế, chính sách của Nhà nước.
Xác định tầm quan trọng của dữ liệu trong chuyển đổi kỹ thuật số Đến nay, nhiều NHTM đã tập trung vào việc tạo lập và quản lý dữ liệu, từ đó tạo tiền đề cho CĐS Trên thực tế, hầu hết các ngân hàng đều có bộ phận quản lý dữ liệu riêng hoặc có giải pháp công nghệ để triển khai quản lý dữ liệu hiệu quả (Thành Đức, 2020) Đánh giá cao tầm quan trọng của công nghệ trong CĐS, các NHTM đã áp dụng các giải pháp kỹ thuật, công nghệ phù hợp vào hoạt động nghiệp vụ, cung cấp sản phẩm dịch vụ nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động, nâng cao trải nghiệm của khách hàng Theo kết quả khảo sát của Báo cáo Việt Nam về ngành ngân hàng vào tháng 6 năm 2020, 100% ngân hàng được hỏi hiện đang đầu tư vào đổi mới công nghệ và nỗ lực phát triển các kênh phân phối kỹ thuật số như ngân hàng trực tuyến, ngân hàng di động, Tuy nhiên, con số này chỉ được đính kèm với 93 % khảo sát năm 2018 (Vietnam Report, 2020) Kết quả khảo sát cuối năm 2021 cho thấy sự tăng trưởng bùng nổ trong thanh toán điện tử và áp dụng eKYC từ tháng 3 năm 2021.
2.2.2 Thực trạng chuyển đổi số ở 5 Ngân hàng Thương mại uy tín năm 2022
Nghiên cứu của McKinsey chỉ ra một tập hợp các yếu tố cải thiện cơ hội doanh nghiệp CĐS thành công, các yếu tố này chia thành 5 nhóm: lãnh đạo, xây dựng năng lực, trao quyền cho nhân viên, nâng cấp công cụ và giao tiếp Luận văn sẽ đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động CĐS tại các NHTM niêm yết theo 5 nhóm yếu tố trong nghiên cứu của McKinsey trên đối tượng là 5 NHTM trong top uy tín năm
2022 theo đánh giá của Vietnam Report
Từ đây, tác giả đi xây dựng phiếu khảo sát để thực hiện khảo sát với một số các cá nhân phụ trách hoặc am hiểu về tính hình CĐS ở 5 NHTM trong phạm vi của luận văn này.
Khảo sát được thực hiện với đối tượng là các cá nhân trong vai trò quản lý hiểu và nắm rõ hoạt động chuyển đổi số tại 5 NHTM Kết quả, 48 kết quả hợp lệ được ghi nhận
Theo kết quả khảo sát, cơ cấu người tham gia khảo sát từ 5 NHTM như sau: VPBank chiếm 8,3%, Techcombank chiếm 16,7%, MBBank chiếm 18,8%,
Biểu đồ 2.2: Tỷ lệ các phản hồi khảo sát của nhân sự 5 NHTM trong tổng số phản hồi.
2.2.2.1 Các nhà lãnh đạo am hiểu về CĐS
Theo kết quả khảo sát về nhận thức của lãnh đạo về CĐS ở 5 NHTM, kết quả như sau: Đã hiểu về tầm quan trọng của CĐS nhưng chưa biết áp dụng như thế nào (chiếm tỷ lệ 8.3%), Đã hiểu và bắt đầu áp dụng CĐS trong ngân hàng (chiếm tỷ lệ 31.3%), Đã hiểu và áp dụng CĐS nhiều phần trong ngân hàng
Biểu đồ 2.3: Nhận thức của lãnh đạo 5 NHTM về CĐS a) Các nhà lãnh đạo tại Vietinbank
Với Vietinbank, trực tiếp Chủ tịch HĐQT là Trưởng ban chỉ đạo về CĐS Năm 2023, Vietinbank đã đề ra Chiến lược CĐS giai đoạn 2023 – 2025, bao gồm chiến lược về công nghệ, chiến lược về dữ liệu, chiến lược về tổ chức và văn hóa doanh nghiệp và chiến lược về số hóa Ngoài ra, một số sáng kiến CĐS cũng sẽ được đưa vào triển khai dưới sự tư vấn của đối tác Chương trình CĐS này là đại dự án thứ 3 của Vietinbank, sau dự án chuyển đổi tái cấu trúc mô hình tổ chức (năm 2014), chuyển đổi hệ thống Corebanking (năm 2017). b) Các nhà lãnh đạo tại Vietcombank
Ban lãnh đạo Vietcombank, đã sớm nhận ra vai trò đặc biệt quan trọng của CĐS và coi đây là một trong những động lực tăng trưởng quan trọng của ngân hàng trong tương lai Ngay từ năm 2018, Vietcombank là ngân hàng đầu tiên thuê tư vấn nước ngoài xây dựng chiến lược CĐS và chiến lược này đang được thực thi mạnh mẽ.
Ban lãnh đạo Vietcombank đã quyết định thành lập Trung tâm ngân hàng số để cùng phối hợp với các phòng, ban, đơn vị trong toàn hệ thống thực hiện mục tiêu CĐS, đưa Vietcombank thành ngân hàng tiên phong về công nghệ, củng cố vị thế dẫn đầu trong lĩnh vực ngân hàng trên khắp các mảng nghiệp vụ ngân hàng bán buôn, ngân hàng bán lẻ, ngân hàng đầu tư… c) Các nhà lãnh đạo tại VPBank
Tại VPBank, đầu năm 2022 đại diện VPBank cho biết, VPBank đã thực hiện chiến lược CĐS toàn diện nhiều năm Đến năm 2022, 100% sản phẩm và dịch vụ của VPBank đều có thể được cung ứng qua các kênh số hóa để đem lại trải nghiệm khách hàng tốt hơn Tổng lượng giao dịch số trên các kênh của VPBank đã chiếm 98% Tỷ lệ khách hàng mở thẻ mới thông qua kênh Digital Bank cũng chiếm tới 83% tổng các kênh Bên cạnh đó, hơn 80% dịch vụ chăm sóc khách hàng đã được VPBank giải quyết và cung cấp qua kênh tổng đài và các kênh trực tuyến khác. d) Các nhà lãnh đạo tại Techcombank
Với Techcombank, CĐS được tách ra thành một Khối riêng biệt, với sự tham gia của những nhân tài được tuyển dụng từ nhiều quốc gia trên thế giới Đây là khác biệt lớn so với hầu hết các NHTM tại Việt Nam, CĐS thường nằm trong bộ phận chiến lược hoặc kinh doanh, chứ không được tách thành một khối riêng.
Giám đốc Văn phòng CĐS ở Techcombank có chia sẻ: Theo kinh nghiệm làm việc trong khoảng từ
Đánh giá kết quả hoạt động chuyển đổi số tại các Ngân hàng Thương mại niêm yết tại Việt Nam
2.3.1 Thành tựu trong chuyển đổi số tại các Ngân hàng Thương mại niêm yết tại Việt Nam
Thành tựu của việc CĐS đã rút ngắn thời gian và chi phí trong việc cung cấp các dịch vụ ngân hàng.Trong thế giới biến đổi nhanh như hiện nay, các ngân hàng lại càng phải nhanh chóng áp dụng CĐS nhằm tối ưu chi phí, sẵn sàng làm việc từ xa để tiếp tục duy trì quá trình sản xuất kinh doanh cũng như tạo điều kiện để khách hàng dễ dàng tiếp cận các dịch vụ tài chính CĐS trong ngành ngân hàng mang lại nhiều lợi ích quan trọng như:
- Trải nghiệm khách hàng tốt hơn: CĐS cung cấp cho khách hàng trải nghiệm ngân hàng tiện lợi và linh hoạt hơn Khách hàng có thể tiếp cận dịch vụ ngân hàng 24/7 từ bất kỳ đâu và bất kỳ thiết bị nào có kết nối Internet Họ có thể thực hiện các giao dịch, quản lý tài khoản, thanh toán hóa đơn và chuyển tiền một cách dễ dàng, giúp tiết kiệm thời gian và công sức.
- Tăng cường tính cạnh tranh: CĐS giúp ngân hàng nâng cao tính cạnh tranh trong thị trường Bằng cách cung cấp dịch vụ kỹ thuật số và trải nghiệm khách hàng tốt hơn, ngân hàng có thể thu hút và giữ chân khách hàng, cải thiện danh tiếng và tăng doanh số Đồng thời, ngân hàng có thể tận dụng công nghệ để phát triển các dịch vụ mới, như thanh toán di động, giao dịch trên blockchain và cho vay ngang hàng (peer- to- peer lending).
- Tối ưu hóa hoạt động nội bộ: CĐS giúp ngân hàng tối ưu hóa các quy trình nội bộ, từ xử lý hồ sơ khách hàng, quản lý rủi ro, đến báo cáo tài chính Sử dụng tự động hóa và công nghệ thông tin, ngân hàng có thể giảm thiểu lỗi, tăng tốc độ xử lý và giảm chi phí hoạt động Điều này mang lại hiệu quả và hiệu suất cao hơn trong việc quản lý tài sản, vốn và dịch vụ khách hàng.
-Tăng cường bảo mật và quản lý rủi ro: CĐS yêu cầu ngân hàng chú trọng đến bảo mật thông tin và quản lý rủi ro Công nghệ hiện đại như mã hóa dữ liệu, xác thực hai yếu tố và giám sát liên tục giúp ngăn chặn các cuộc tấn công mạng và rò rỉ thông tin Hơn nữa, việc sử dụng công nghệ giúp ngân hàng tổ chức và phân tích dữ liệu một cách hiệu quả, từ đó cải thiện khả năng phát hiện và quản lý rủi ro tài chính.
-Tạo ra dữ liệu phân tích: CĐS cung cấp cho ngân hàng khả năng thu thập và phân tích dữ liệu phong phú Bằng cách sử dụng công nghệ như AI và Big Data, ngân hàng có thể tạo ra kiến thức phân tích sâu hơn về hành vi khách hàng, xu hướng thị trường và hiệu suất tài chính Điều này giúp ngân hàng đưa ra quyết định chiến lược thông minh và cung cấp dịch vụ tốt hơn cho khách hàng.
2.3.2 Khó khăn, thách thức về chuyển đổi số tại các Ngân hàng Thương mại niêm yết tại Việt Nam
CĐS không hề đơn giản đặc biệt là đối với các NHTM khi gặp phải rất nhiều rào cản, khó khăn, thách thức phải đối mặt Hiện nay, có thể thấy những khó khăn khi CĐS với các NHTM như:
1) Bảo mật và quản lý rủi ro
Với việc tăng cường sử dụng công nghệ và truyền thông trực tuyến, ngân hàng phải đối mặt với các mối đe dọa về an ninh mạng và rủi ro liên quan đến việc xử lý và lưu trữ dữ liệu khách hàng Bảo mật thông tin và quản lý rủi ro trở thành một nhiệm vụ cấp bách trong quá trình CĐS.
2) Sự thay đổi văn hóa và quy trình
CĐS yêu cầu sự thay đổi văn hóa và quy trình trong ngân hàng Điều này có thể đối mặt với sự khó khăn trong việc thay đổi tư duy và thói quen làm việc truyền thống ngân hàng phải đảm bảo rằng nhân viên được đào tạo và chuẩn bị phù hợp để thích ứng với sự thay đổi và tận dụng các công nghệ mới.
3) Độ tin cậy và phản hồi khách hàng
Trong quá trình CĐS, ngân hàng phải đảm bảo rằng hệ thống kỹ thuật số của họ hoạt động một cách đáng tin cậy và khách hàng nhận được phản hồi nhanh chóng Sự cố kỹ thuật có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến niềm tin của khách hàng và uy tín của ngân hàng.
4) Sự không đồng nhất về công nghệ
Trong một ngành có nhiều ngân hàng và hệ thống khác nhau, việc đảm bảo sự tương thích và tích hợp giữa các hệ thống công nghệ khác nhau có thể là một thách thức Điều này đòi hỏi sự cộng tác và tiêu chuẩn hóa để đảm bảo tính liên kết và khả năng tương tác giữa các ngân hàng và khách hàng.
5) Sự khó khăn trong quản lý dữ liệu lớn
CĐS tạo ra lượng dữ liệu lớn từ các hoạt động ngân hàng kỹ thuật số Điều này đòi hỏi ngân hàng phải có khả năng quản lý, lưu trữ, xử lý và phân tích dữ liệu hiệu quả Sự khó khăn trong việc quản lý dữ liệu lớn có thể gây ra vấn đề về hiệu suất và an ninh thông tin.
6) Sự kháng cự từ khách hàng truyền thống
Một số khách hàng truyền thống có thể không quen thuộc hoặc không muốn sử dụng các dịch vụ kỹ thuật số Điều này đòi hỏi ngân hàng phải cung cấp sự hỗ trợ và giáo dục cho khách hàng để khuyến khích họ chuyển từ giao dịch truyền thống sang giao dịch kỹ thuật số.
Tổng hợp lại, CĐS trong ngành ngân hàng mang lại nhiều lợi ích, nhưng cũng đặt ra nhiều thách thức trong việc đảm bảo bảo mật, thay đổi văn hóa, độ tin cậy hệ thống, tích hợp công nghệ, quản lý dữ liệu và thay đổi thói quen của khách hàng.
2.3.3 Tiềm năng chuyển đổi số trong giai đoạn tới
Về mô hình tổ chức: Mô hình tổ chức của các NHTM tại Việt Nam, điển hình là Vietcombank, Vietinbank, Techcombank, MBBank, VPBank hiện tại đã chuyển đổi theo hướng hiện đại, hoàn thiện về cơ cấu và chức năng, phân tách rõ ràng về chuyên môn, nghiệp vụ Trong đó, có bộ phân về công nghệ thông tin và CĐS để đáp ứng mục tiêu thúc đẩy CĐS diễn ra thực chất, hiệu quả.
MỘT SỐ GIẢI PHÁP CẢI THIỆN HOẠT ĐỘNG CHUYỂN ĐỔI SỐ TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI NIÊM YẾT TẠI VIỆT NAM
Các xu hướng chuyển đổi số
Theo tổng hợp và đánh giá của tác giả tại thời điểm năm 2023, có 7 xu hướng CĐS chính:
3.1.1 Áp dụng rộng rãi hơn các nền tảng không mã, mã thấp và tự động hóa Mọi doanh nghiệp đều muốn tự động hóa các quy trình công việc, nhưng các doanh nghiệp phải đặt hiệu quả chi phí lên hàng đầu vì tính kinh tế Tự động hóa là phát triển các phương pháp làm việc để giảm thời gian dành cho các nhiệm vụ đồng thời thúc đẩy tăng trưởng hiệu quả và đạt được nhiều hơn với ít tài nguyên hơn.
Có một số cách đơn giản và giá cả phải chăng để bắt đầu với một trong những xu hướng CĐS hiệu quả nhất là triển khai tự động hóa trong công ty của bạn: a) Tự động hóa các quy trình bẳng rô bốt phần mềm (Robotic Process Automation - RPA) - Tự động hóa các quy trình lặp đi lặp lại như nhập dữ liệu, giới thiệu hoặc xử lý bảng lương bằng rô bốt phần mềm. b) Nền tảng mã thấp (Low-code) hoặc không mã (No-code) là môi trường phát triển cho phép người dùng không có hiểu biết kỹ thuật, đặc biệt là hiểu biết về phát triển phần mềm, có thể thiết kế, xây dựng và triển khai ứng dụng Nó cung cấp giao diện người dùng đồ họa và các công cụ kéo và thả cho phép các nhà phân tích kinh doanh và những người dùng phi kỹ thuật khác thiết kế và xây dựng các giải pháp tùy chỉnh mà không cần viết mã.
Việc sử dụng các nền tảng phát triển low-code đã tăng lên trong những năm gần đây do những lợi thế mà chúng mang lại về thời gian, chi phí, khả năng mở rộng và giảm thiểu rủi ro Những lợi thế này đã tạo ra các trường hợp sử dụng mới như tạo mẫu nhanh, triển khai nhanh, phát triển sản phẩm mới
Khi các giải pháp này phát triển, các công ty dự kiến sẽ áp dụng chúng nhanh hơn vì họ có thể nhanh chóng xác định xem liệu một số sản phẩm kỹ thuật số có trong hệ sinh thái của họ hay không.
3.1.2 Tăng cường di chuyển lên đám mây
Các doanh nghiệp đang ngày càng chuyển sang sử dụng công nghệ đám mây, đặc biệt là khi giảm chi phí, cải thiện khả năng truy cập và giảm bớt gánh nặng bảo trì định kỳ tẻ nhạt.
Khi công nghệ tiến bộ và tốc độ internet tăng lên, nhiều doanh nghiệp sẽ chuyển sang đám mây để tận dụng tối đa những lợi ích độc đáo mà nó mang lại, đặc biệt là ở các quốc gia trước đây chậm chấp nhận đám mây.
Khi các công ty có dữ liệu nhạy cảm bắt đầu áp dụng công nghệ đám mây, các nhà cung cấp công nghệ đám mây phải vượt qua nhiệm vụ khó khăn là củng cố mô hình bảo mật của họ.
3.1.3 Trí tuệ nhân tạo và học máy
Trí tuệ nhân tạo - AI và Machine Learning - ML là những công nghệ được thảo luận nhiều nhất trong tất cả các chủ đề về CĐS AI rất quan trọng vì nó có thể giúp các tổ chức đưa ra quyết định tốt hơn bằng cách cung cấp thông tin chuyên sâu về hành vi, nhân khẩu học và nhu cầu của khách hàng Học máy rất quan trọng vì nó giúp các công ty sử dụng dữ liệu để tạo trải nghiệm cá nhân hóa cho khách hàng. Khách hàng không còn coi sự hiểu quả và phản hồi nhanh chóng là những giá trị gia tăng, bổ sung nữa, mà mong đợi đó là sự cần thiết của dịch vụ Khi sử dụng AI, ML doanh nghiệp có thể tăng sức mạnh cho doanh nghiệp để đáp ứng kỳ vọng này.
Khi sử dụng một hệ thống AI vượt trội để tự động hóa các quy trình thủ công tốn thời gian hoặc nhanh chóng truy cập thông tin thích hợp, giải phóng thời gian của nhân viên để tạo ảnh hưởng tích cực.Ngoài ra, vì AI có thể hoạt động suốt ngày đêm nên nó không bị hạn chế bởi giờ làm việc hoặc múi giờ.Nhưng khả năng không chỉ giới hạn ở AI, AI và các chương trình khác có thể liên tục nâng cao và sửa đổi hiệu suất của chúng bằng cách thêm các lớp ML và học hỏi từ tất cả dữ liệu mà chúng có thể truy cập Hệ thống ML có thể khám phá thông tin chi tiết như ứng dụng khách nào hoạt động tốt hơn cho bạn nhanh hơn khi tích lũy được nhiều dữ liệu hơn theo thời gian.
Ngày càng có nhiều công ty sử dụng phần mềm kết hợp hai công nghệ này để giúp họ phát triển trí thông minh cần thiết nhằm giải phóng người lao động khỏi những nhiệm vụ tẻ nhạt và thông báo các quyết định quản lý cấp cao.
Tìm kiếm thông minh tận dụng các lĩnh vực của AI như học sâu, thị giác máy tính, tìm kiếm ngữ nghĩa và xử lý ngôn ngữ tự nhiên để cung cấp cho người tiêu dùng kết quả tìm kiếm được cá nhân hóa và chính xác hơn Phá vỡ các silo dữ liệu trong doanh nghiệp của bạn và cho phép trích xuất thông tin từ bất kỳ nguồn dữ liệu nào.
Tìm kiếm thông minh có thể mang lại kết quả thông minh hơn nhanh hơn và cung cấp một điểm truy cập duy nhất vào các nguồn nội dung của doanh nghiệp để bạn có thể làm phong phú, tìm kiếm và phân tích dữ liệu ở cả định dạng có cấu trúc và không có cấu trúc.
3.1.5 Tăng cường đầu tư vào Blockchain
Chuỗi khối là một công nghệ mới có thể được sử dụng trong nhiều ngành khác nhau như tài chính, chăm sóc sức khỏe và quản lý chuỗi cung ứng Cho phép tạo hợp đồng thông minh và duy trì hồ sơ vĩnh viễn không thể bị giả mạo có tiềm năng cách mạng hóa phương thức kinh doanh truyền thống trong nhiều lĩnh vực.
Công nghệ này cũng được coi là một trong những công nghệ chính trong danh sách xu hướng di chuyển, vì các nhà cung cấp phần mềm yêu cầu một môi trường an toàn hơn để ngăn thông tin nhạy cảm bị lộ ra công chúng Thay đổi số để theo dõi.
3.1.6 Nền tảng dữ liệu khách hàng
Nền tảng dữ liệu khách hàng (Customer Data Platform - CDP) là một công nghệ kết nối các ứng dụng và cơ sở dữ liệu khác nhau để cho phép phân tích và dữ liệu hướng tới khách hàng CDP được sử dụng để quản lý thông tin khách hàng, phân tích xu hướng của khách hàng, xác định cơ hội cho các nỗ lực tiếp thị trong tương lai và tạo trải nghiệm khách hàng được cá nhân hóa.
3.1.7 Mọi thứ dưới dạng dịch vụ
Những định hướng chuyển đổi số của Chính phủ và các Ngân hàng Thương mại niêm yết tại Việt Nam
3.2.1 Kiến nghị Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước
Thứ nhất, về kiến tạo xây dựng, cải cách thể chế: Cần tiếp tục hoàn thiện các văn bản pháp lý liên quan lĩnh vực tài chính, ngân hàng sao cho phù hợp với thực tiễn đời sống của doanh nghiệp /tổ chức, người dân, cũng như sự dịch chuyển theo xu hướng CĐS trong lĩnh vực ngân hàng, tạo thuận lợi cho các hoạt động CĐS trong ngân hàng Từ đó, việc kinh doanh, cung ứng sản phẩm, dịch vụ của các ngân hàng có cơ sở pháp lý để nâng cao hiệu quả hoạt động và gia tăng trải nghiệm và gắn bó của khách hàng Cụ thể, cần tập trung rà soát lại các văn bản pháp luật còn hiệu lực, đánh giá những bất cập, xây dựng và sửa đổi các văn bản pháp luật liên quan Trong đó có thể kể đến một số luật cơ bản như: Luật các tổ chức tín dụng, Luật Ngân hàng Nhà nước, Luật Bảo hiểm tiền gửi,
Các Bộ, ngành tiếp tục phối hợp chặt chẽ để hoàn thiện trình Chính phủ ban hành Nghị định thanh toán không dùng tiền mặt, Nghị định về Cơ chế thử nghiệm có kiểm soát hoạt động Fintech trong lĩnh vực ngân hàng, …
Thứ hai, về hạ tầng số: Có chính sách, định hướng chiến lược tổng thể về hạ tầng cho CĐS, để đảm bảo đảm sử dụng hiệu quả, tránh lãnh phí nguồn lực hạ tầng NHNN là nhân tố chính trong việc đẩy mạnh đầu tư, phát triển các hạ tầng dùng chung của ngành ngân hàng, trong đó hạt nhân là như hạ tầng thanh toán, hạ tầng thông tin tín dụng, để phải làm hạt nhân và theo kịp và đáp ứng được nhu cầu phát triển của các hệ thống vệ tinh là các NHTM, các trung gian thanh toán.
Cần có sự liên kết giữa các NHTM, trung gian thanh toán với các ngành nghề, lĩnh vực khác, điển hình là kết nối với Cổng Dịch vụ công quốc gia, Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính, Cổng dịch vụ công của các bộ, các địa phương hướng tới khuyến khích, tạo thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp sử dụng dịch vụ công trực tuyến sử dụng phương thức thanh toán không dùng tiền mặt.
Thứ ba, về an ninh, an toàn: Xu hướng toàn cầu hoá, CĐS cũng sẽ đi liền với rủi ro về tội phạm công nghệ cao, an ninh tiền tệ ngày càng gia tăng với các thủ đoạn tinh vi, diễn biến phức tạp Vì vậy, công tác đảm bảo đảm an ninh, an toàn cho hoạt động ngân hàng cần được quan tâm chú trọng, cần có sự cân bằng hợp lý giữa đầu tư phát triển sản phẩm, dịch vụ với đầu tư cho công tác đảm bảo đảm an ninh, an toàn hệ thống công nghệ thông tin; giữa trải nghiệm và thuận tiện với bảo vệ khách hàng và bảo mật dữ liệu khi giao dịch trên kênh số.
3.2.2 Định hướng của các Ngân hàng Thương mại niêm yết tại Việt Nam
Thứ nhất, nghiên cứu và xây dựng lộ trình chuyển dịch mô hình sang Digital Bank: Xác định chiến lược phát triển “Digital Bank” vì đây là xu hướng chung của các ngân hàng trên thế giới nhằm hướng đạt mục tiêu bền vững Trong bối cảnh hiện nay, các NHTM cần từng bước nâng cao năng lực quản trị điều hành, thay việc đầu tư mở rộng mạng lưới điểm giao dịch vật lý (vốn gặp nhiều khó khăn và tốn kém) bằng cách xây dựng lộ trình phát triển Digital Bank, hay còn gọi là “ngân hàng không chi nhánh”, trong đó các bước thực hiện có thể tham khảo cách làm của DBS Bank của Singapore: (i) “Loại bỏ thời gian lãng phí” thông qua cải tiến quy trình, (ii) Xây dựng các dịch vụ số, gắn liền trong hệ sinh thái số với các đối tác/bên thứ 3 cung cấp dịch vụ/hàng hóa khác, và (iii) Thúc đẩy sáng tạo đối với tất cả lãnh đạo và nhân viên của ngân hàng (Tạp chí tài chính, 2022).
Thứ hai, thực hiện phân bổ nguồn lực để phát triển công nghệ mới: Trong kế hoạch ngân sách hàng năm, các NHTM cần xem xét tỷ trọng các khoản chi đầu tư với các khoản chi tiêu, việc cắt giảm những chi phí không thực sự cần thiết để dành nguồn lực cho đầu tư công nghệ cũng nên được cân nhắc đến Cần xác định chi phí đầu tư rõ ràng, xứng đáng, đi đôi với kỳ vọng doanh thu tiềm năng trong tương lai; Từng bước ứng dụng công nghệ hiện đại vào các hoạt động của ngân hàng, tạo tiền đề cho sự chuyển dịch thành Digital Bank. Việc nghiên cứu các công nghệ này sẽ cần nhiều thời gian và có lộ trình nên giải pháp ban đầu có thể hợp tác với các công ty công nghệ và/hoặc đầu tư vào các startup về công nghệ là một hướng đi có thể xem xét (Tạp chí tài chính, 2022).
Trong thời gian này, các NHTM sẽ cần tập trung vào việc hiện đại hóa ngân hàng cốt lõi của mình và đảm bảo rằng nó đáp ứng nhu cầu tăng trưởng khách hàng, quản lý hoạt động và quản lý rủi ro của họ Việc hợp tác đầu tư với các công ty công nghệ cũng giúp các NHTM hạn chế các đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn Các công ty công nghệ cao này có thể tự đầu tư mà không cần hợp tác với các NHTM Nghiên cứu tích hợp các ứng dụng số hóa và các sản phẩm tài chính/thanh toán cũng như các công ty công nghệ trên thế giới hiện nay (Tạp chí tài chính, 2022).
Thứ ba, bên cạnh việc chuẩn bị về vốn, chúng ta cần xây dựng đội ngũ nhân tài nhạy bén Tăng cường đào tạo cán bộ ngân hàng về kiến thức, kỹ năng và văn hóa quản trị rủi ro, qua đó thông tin, hướng dẫn khách hàng sử dụng sản phẩm và phòng, tránh rủi ro Bởi vì các công cụ quản lý rủi ro như đầu tư vào kiểm tra căng thẳng, triển khai đầy đủ tuyến phòng thủ và đầu tư vào chất lượng dữ liệu và báo cáo phần lớn đáp ứng các yêu cầu hiện tại và sau đó hoạt động cho tương lai định hướng Digital Banking (Tạp chí tài chính, 2022).
Thứ tư, nghiên cứu thuê/mua giải pháp ứng dụng dữ liệu lớn (Big Data) trong chấm điểm tín dụng
(Credit Scoring): Với cơ sở dữ liệu lớn, mô hình có thể xác định điểm số tín dụng của khách hàng dựa trên các chỉ tiêu phi tài chính như lịch sử mua sắm, lịch sử thanh toán các hóa đơn bán lẻ, kết quả phân tích hành vi khách hàng thông qua dữ liệu từ mạng xã hội, mạng viễn thông, mức độ trung thực Mô hình này giúp ngân hàng giảm thiểu chi phí và cho phép ra kết quả nhanh hơn trong quá trình phê duyệt tín dụng (HomeCredit có thời gian trung bình 15 phút), đồng thời là cơ sở để phát triển và quản lý sản phẩm tín dụng như các khoản vay vi mô không tài sản đảm bảo (tối đa 10 triệu), sản phẩm vay kiểu mới như Cho vay tức thời(instant loans) (Tạp chí tài chính, 2022).
Thứ năm, xây dựng cơ sở dữ liệu tập trung của ngân hàng, tạo điều kiện để các bộ phận truy cập, thu thập dữ liệu dễ dàng và đầy đủ hơn; đồng thời phân quyền truy cập đối với những thông tin bảo mật Các NHTM có thể xem xét thành lập Trung tâm Khai thác và Quản lý Dữ liệu kinh doanh nhằm chuyên biệt hóa chức năng phân tích kho dữ liệu, quản lý các dự án về dữ liệu và phối hợp cung cấp thông tin cho các Khối kinh doanh/Phòng nghiên cứu phát triển SPDV/Khối CNTT/Ban lãnh đạo ngân hàng tương tự như trung tâm BICC - VPBank, trung tâm ACI - Techcombank (Tạp chí tài chính, 2022).
Thứ sáu, phát triển các sản phẩm dịch vụ ngân hàng thông minh, trong đó có ví điện tử, song song với việc xây dựng hệ sinh thái tương ứng: hệ sinh thái điện tử bao trùm nhiều lĩnh vực, làm gia tăng nhiều tiện lợi sử dụng một cách dễ dàng Thúc đẩy các liên kết đến các trang web bán lẻ để tích hợp cổng thanh toán điện tử trên các trang web bán hàng, đặc biệt là trên các trang web thương mại điện tử có lượng người theo dõi lớn, có thể giúp mở rộng cơ sở khách hàng của bạn và thu hút cửa hàng của bạn bằng mua sắm tích hợp và thanh toán ví điện tử (Tạp chí tài chính, 2022).
Giải pháp hoàn thiện hoạt động chuyển đổi số tại các Ngân hàng Thương mại niêm yết tại Việt Nam
3.3.1 Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phù hợp với chuyển đổi số
Khi nhắc đến CĐS, mọi người liên tưởng đến các thiết bị công nghệ, đến trang bị máy móc, đến robot thay thế con người và đâu đó người ta sẽ có tâm lý “CĐS sẽ mất cơ hội việc làm”, trong khi nguồn lực là nhân tố then chốt vận hành CĐS Việc đầu tư vào công nghệ, nâng cấp thiết bị là việc có thể thực hiện dễ dàng (chỉ cần có tư vấn và bỏ ra chi phí) Tuy nhiên, việc trau dồi kiến thức, kỹ năng cần thiết cho nhân sự trong ngân hàng để nắm được công nghệ, làm chủ “robot” sẽ cần những chiến lược dài hạn, liên tục để chuyển đổi con người, chuyển đổi tư duy, nâng cao nhận thức. Để có đội ngũ nhân sự chuyên môn cao, phù hợp và đáp ứng nhu cầu chuyển đổi, các NHTM đã đầu tư liên tục và bài bản vào quy trình tuyển nhân sự để có được nhân lực trình độ cao, thông qua cả việc đào tạo nội bộ Tuy nhiên, việc các ngân hàng đồng loạt tiến hành số hóa khiến cho nguồn nhân lực CĐS vốn đã hạn chế nay càng trở nên khan hiếm, một số giải pháp các ngân hàng có thể áp dụng như sau:
Thứ nhất, xây dựng kế hoạch đào tạo nhân lực hiện có về kỹ năng, kiến thức về công nghệ số, CĐS với mô hình đào tạo hiệu quả với mục tiêu đảm bảo Cán bộ nhân viên (CBNV) đều có thể áp dụng vào công việc sau khi tham gia đào tạo Mô hình đào tạo lý tưởng là 10-20-70, trong đó 10% là học và phát triển thông qua các khóa học (học có giảng viên, học trực tuyến…), 20% là học và phát triển thông qua người khác (huấn luyện bởi cấp quản lý, chia sẻ từ đồng nghiệp…) và 70% là học và phát triển thông qua trải nghiệm thực tế Hai nội dung quan trọng CBNV cần được đào tạo là (1) về các sản phẩm, dịch vụ mới được phát triển bởi các dự án chuyển đổi và (2) về các kiến thức, phương pháp làm việc mới của ngân hàng (phương pháp làm việc linh hoạt - Agile, tư duy thiết kế, phân tích dữ liệu, …).
Thứ hai, thay vì đầu tư vào việc tuyển dụng nhân sự có kiến thức về các lĩnh vực công nghệ thông tin, quản lý dự án, dữ liệu…trong bối cảnh thị trường tuyển dụng các ngành này đều đang rất cạnh tranh, các NHTM có thể cân nhắc đầu tư vào việc đào tạo CBNV hiện hữu về các kiến thức mới này theo mô hình đã đề cập phía trên Lợi ích của việc này là tiết kiệm chi phí và tạo cơ hội cho CBNV nâng cao năng lực, là một phương thức giữ chân nhân tài rất tốt.
Thứ ba, đẩy mạnh triển khai các kế hoạch, phương án thu hút, giữ chân nhân sự tài năng thông qua các chế độ ưu đãi lương, thưởng, môi trường làm việc hấp dẫn, linh hoạt, các chương trình thi đua, khuyến khích nghiên cứu, phát triển sản phẩm, công nghệ mới
Việc áp dụng khung chính sách trước đây đã lỗi thời và các NHTM cần xây dựng các chương trình ưu đãi hấp dẫn hơn Bên cạnh đó, để đảm bảo đúng người đúng việc cần chuẩn hóa quy trình đánh giá chất lượng nhân viên trong quá trình tuyển dụng.
3.3.2 Nâng cao chất lượng hạ tầng công nghệ đáp ứng chuyển đổi số
Hoạt động ứng dụng CNTT ngân hàng từ năm 2013 đến nay đã tập trung vào nhiệm vụ trọng tâm chính là đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong hoạt động ngân hàng, nâng cao chất lượng và tiện ích các dịch vụNgân hàng số Bên cạnh đó, đảm bảo an ninh, an toàn và hoạt động liên tục cho hệ thống CNTT của các NHTM, đáp ứng các tiêu chuẩn và thông lệ quốc tế về CNTT trong hoạt động ngân hàng.
Các NHTM đã chú trọng đẩy mạnh ứng dụng CNTT làm nền tảng cho việc hiện đại hoá các hoạt động ngân hàng CNTT đã được ứng dụng đồng bộ vào hầu hết các hoạt động, nghiệp vụ của NHTM với các mức độ khác nhau, góp phần từng bước nâng cao năng lực quản lý nhà nước của NHTM trên lĩnh vực tiền tệ và hoạt động ngân hàng.
Một số nhiệm vụ trọng tâm cần được đẩy mạnh như việc phát triển hạ tầng kỹ thuật; ứng dụng CNTT trong nội bộ và phục vụ người dân, doanh nghiệp; xây dựng, hoàn thiện các hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu chuyên ngành hay hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu quốc gia Các NHTM cũng đặt ra mục tiêu phải đảm bảo ứng dụng CNTT hỗ trợ tích cực cho việc triển khai chiến lược phát triên của ngành ngân hàng và trở thành nhân tố thúc đẩy hoạt động kinh doanh, quản trị nội bộ của NHTM theo thông lệ quốc tế tốt nhất…
Các NHTM tiếp tục duy trì và nâng cấp các trang thiết bị an ninh bảo mật cơ bản như hệ thống tường lửa (firewall); hệ thống phát hiện xâm nhập (IDS/IPS); hệ thống phòng chống virus; xác thực đa thành tố đối với các giao dịch điện tử Các NHTM cũng đã ban hành và cập nhật thường xuyên cũng như giám sát, tuân thủ các quy trình, quy định sử dụng, vận hành hệ thống hạ tầng CNTT; thường xuyên cập nhật chính sách bảo mật đã triển khai.
NHNN có thể nghiên cứu, đầu tư các hệ thống CNTT dùng chung để các NHTM có thể thuê sử dụng, giúp tiết kiệm chi phí trong việc đầu tư CNTT trong: xây dựng hệ thống chữ ký số, hệ thống xác thực 3D Secure, các trung tâm xác thực, trung tâm dữ liệu dự phòng, dịch vụ Điện toán đám mây… cho ngành ngân hàng.
3.3.3 Tạo sự khác biệt cho sản phẩm và dịch vụ
Các NHTM đang cải thiện đáng kể hệ sinh thái kỹ thuật số của mình để mang đến cho khách hàng sự hài lòng ở mức cao nhất với các sản phẩm và dịch vụ đẳng cấp thế giới Đây có thể coi là một tín hiệu tích cực ủng hộ chủ trương số hóa các dịch vụ tài chính của NHNN Gần đây, một số ngân hàng đã có động thái chuyển đổi máy ATM sang mô hình ngân hàng điện tử và tích hợp nhiều chức năng vào máy
ATM Ngoài ra, hãy sử dụng Nhận dạng khách hàng điện tử (eKYC) để đẩy nhanh quá trình cấp tài khoản Digital Banking.
Ngân hàng nào có bước tiến vượt bậc về công nghệ, hoặc áp dụng công nghệ tương tự một cách khôn ngoan hơn, sẽ tiến bộ rất nhanh Đặc biệt là khi người dùng ngày càng hiểu biết hơn và tương tác với các sản phẩm kỹ thuật số một cách năng động và nhanh nhẹn Việc nhiều ngân hàng lựa chọn đầu tư cho mobile banking, từ đó tạo ra xu hướng “Mobile First” trong phát triển các sản phẩm dịch vụ ngân hàng, tài chính góp phần gia tăng tỷ lệ sử dụng smartphone tại Việt Nam Khách hàng không chỉ muốn các dịch vụ tài chính trên thiết bị di động của họ mà còn muốn các sản phẩm an toàn hơn, đơn giản hơn, dễ sử dụng hơn và thuận tiện hơn Tốt nhất là "tất cả trong một" Một ứng dụng ngân hàng để xử lý tất cả các nhu cầu của bạn.
Các NHTM không ngừng đổi mới, tích hợp nhiều dịch vụ tiện ích vào một ứng dụng duy nhất trên nhiều lĩnh vực, từ dịch vụ tài chính cơ bản đến thanh toán hóa đơn, mua sắm, đi lại, giáo dục, y tế và các nhu cầu khác.