CƠ SỞ LÝ LUẬN KHOA HỌC VỀ QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG LÒNG ĐƯỜNG, HÈ PHỐ
Khái niệm về lòng đường, hè phố
Hè phố, lòng đường là bộ phận của hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật đô thị thuộc sở hữu của Nhà nước và phải được quản lý chặt chẽ theo đúng quy hoạch, chỉ giới, mốc giới; các công trình hạ tầng kỹ thuật trong phạm vi hè phố bao gồm các công trình cấp nước, thoát nước, điện lực, chiếu sáng, thông tin, môi trường, tuy nen kỹ thuật và các công trình khác.( Theo Quyết định số 20/2008/QĐ-UBND ngày16/4/2008 của UBND thành phố Hà nội).
Nguyên tắc quản lý và sử dụng lòng đường, hè phố
- Lòng đường, hè phố chỉ được sử dụng cho mục đích giao thông Khi sử dụng hè phố, lòng đường vào mục đích khác phải được phép của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền và thực hiện đúng các quy định của Ủy ban nhân dân Thành phố.
- Việc sử dụng hè phố, lòng đường phải đảm bảo trật tự, an toàn giao thông, vệ sinh môi truờng, mỹ quan đô thị.
- Lòng đường, hè phố thuộc hệ thống giao thông được quản lý thống nhất trên địa bàn Thành phố Cấm mọi tổ chức, cá nhân tự ý đào bới, xây dựng làm biến dạng lòng đường, hè phố đã được xây dựng; Không được sử dụng lòng đường hè phố để họp chợ, bày hàng quán, để vật liệu, phế thải; Không được đỗ các phương tiện không đúng nơi quy định, không đi sang đường tùy tiện, không sử dụng lòng đường làm nơi vui chơi, giải trí Không bày hàng, bán hàng và chiếm không gian trên hè phố treo hàng hóa; Cấm hạ thấp hè phố, làm cầu dẫn đưa xe lên xuống.
- Những hành vi vi phạm quy định về quản lý và sử dụng hè phố, lòng đường bị xử phạt theo Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính Trường hợp vi phạm nghiêm trọng, tùy theo tính chất, phạm vi, mức độ vi phạm, có thể bị áp dụng các hình thức xử lý khác theo quy định của pháp luật
- Sở Giao thông công chính có trách nhiệm hướng dẫn , kiểm tra, xử lý vi phạm trong quản lý, sử dụng lòng đường, hè phố trên phạm vi toàn Thành phố và chịu trách nhiệm quản lý việc xây dựng, sử dụng, duy tu đối với đường phố đã đặt tên.
- Ủy ban nhân dân các quận, huyện có trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra, xử lý vi phạm trong quản lý, sử dụng lòng đường hè phố trên địa bàn quản lý và chịu trách nhiệm quản lý việc xây dựng, sử dụng, duy tu đường phố chưa đặt tên và toàn bộ hè phố trên địa bàn.
Một số quy định cụ thể trong việc quản lý sử dụng lòng đường, hè phố
1.3.1 Quản lý việc sử dụng tạm thời lòng đường, hè phố để xe đạp, xe máy, ôtô
- Ủy ban nhân dân quận chủ trì phối hợp với Sở Giao thông Vận tải, Công an Thành phố khảo sát, thống nhất vị trí các điểm để xe tạm thời trên hè phố.
- Hè phố có chiều rộng lớn hơn 3,0 m có thể sử dụng tạm thời làm nơi trông giữ xe đạp, xe máy, ô tô ( trừ những tuyến phố có trong danh mục cấm để xe đạp, xe máy, ôtô theo quyết định số 2053/QĐ-UBND ngày 27/5/2008).
- Các điểm để xe đạp, xa máy, ôtô tạm thời trên hè phố phải đựợc UBND quận cấp giấy phép.
- Các điểm để xe phải đảm bảo theo quy định: cách nút giao thông 20m và kẻ vạch sơn; Xe đạp, xe máy phải xếp thành hàng, cách mép hè 0,2m, quay đầu xe vào trong Không được cắm cọc, chăng dây, rào chắn trên hè phố, không cản trở lối đi cho người đi bộ, sang đường.
- Hạn chế việc sử dụng những tuyến hè phố nhỏ hơn 3m để xe đạp, xe máy. Nếu sử dụng thì phải dành lối đi tối thiểu 1,5m cho người đi bộ.
- Sở Giao thông Vận tải tổ chức cấp phép các điểm đỗ xe tạm trên lòng đường phải tuân thủ theo Luật Giao thông đường bộ và các quy định khác.
1.3.2 Quản lý việc sử dụng tạm thời hè phố để kinh doanh buôn bán
- Ủy ban nhân dân Thành phố ban hành danh mục các tuyến phố không được kinh doanh buôn bán trên hè phố theo đề nghị của Sở Giao thông công chính và Sở Thương mại.
- Các tuyến phố không có trong danh mục không được sử dụng hè phố để kinh doanh buôn bán thì việc sử dụng tạm thời hè phố để kinh doanh buôn bán phải thực hiện theo quy định của Thành phố.
1.3.3 Quản lý việc sử dụng tạm thời hè phố để trung chuyển vật liệu xây dựng phục vụ thi công, xây dựng công trình
- Việc sử dụng tạm thời hè phố để trung chuyển vật liệu phục vụ thi công xây dựng công trình phải được Ủy ban nhân dân các quận, huyện cấp phép
- Thời gian sử dụng từ 22h00 đêm đến 6h00 sáng và phải đảm bảo an toan giao thông, vệ sinh môi trường, mỹ quan đô thị Phải dành lối đi tối thiểu 1,5m cho người đi bộ.
1.3.4 Quản lý việc sử dụng tạm thời hè phố phục vụ việc cưới, việc tang.
- Khi các hộ gia đình có nhu cầu sử dụng hè phố phục vụ việc cưới,việc tang, đại diện gia đình báo cáo Ủy ban nhân dân phường, thị trấn cho phép sử dụng tạm thời hè phố Việc sử dụng tạm thời hè phố không được quá 48 giờ kể từ khi được Ủy ban nhân dân phường, thị trấn cho phép và phải dành lối đi rộng tối thiểu 1,5m cho người đi bộ.
- Ủy ban nhân dân phường, thi trấn chịu trách nhiệm kiểm tra và xử lý các vi phạm trong việc sử dụng hè phố theo quy định.
1.3.5 Quản lý đào, lấp hè phố, lòng đường để thi công công trình hạ tầng kỹ thuật.
- Tổ chức, cá nhân có nhu cầu đào, lấp hè phố, lòng đường để xây lắp các công trình hạ tầng kĩ thuật,phải được Sở giao thông công chính cấp phép và thực hiện theo các quy định hiện hành về đảm bảo trật tự đô thị, an toàn giao thông, vệ sinh môi trường và các nội dung ghi trong giấy phép.
- Tổ chức, cá nhân đào, lấp hè phố, lòng đường phải thực hiện các biện pháp đảm bảo an toàn giao thông và hạn chế việc ảnh hưởng đến việc đi lại của người, phương tiện tham gia giao thông.
- Sở giao thông công chính khi cấp giấy phép đào, lấp hè phố, lòng đường, phải thông báo cho chính quyền nơi sẽ xây dựng để cùng giám sát thực hiện; kiểm tra việc tiếp nhận hồ sơ hoàn công và chịu trách nhiệm hướng dẫn tổ chức, cá nhân hoàn công theo giấy phép được cấp.
1.3.6 Quản lý việc xây dựng, lắp đặt các công trình nổi trên hè phố, lề đường
- Tổ chức, cá nhân có nhu cầu xây dựng, lắp đặt các hạng mục công trình nổi như: hệ thống hạ tầng kỹ thuật, các công trình phục vụ công cộng, phải được Sở Giao thông công chính cấp phép.
- Tổ chức, cá nhân khi xây dựng, lắp đặt các công trình nổi trên hè phố, lề đường phải thực hiện đúng nội dung ghi trong giấy phép và các quyết định về đảm bảo an toàn trật tự giao thông đô thị, vệ sinh môi trường Không được lắp đặt, xây dựng bục, bệ dắt xe, bậc tam cấp gây ảnh hưởng đến hoạt động của phương tiện giao thông và người đi bộ trên hè phố, lòng đường, làm mất mỹ quan đô thị.
Phân công trách nhiệm quản lý
1.4.1 Sở giao thông vận tải
- Quản lý nhà nước đối với hệ thống lòng đường, hè phố; tổ chức thanh tra,kiểm tra và xử lý vi phạm việc quản lý và sử dụng toàn bộ lòng đường, hè phố trên địa bàn Thành phố theo thẩm quyền và quy định của Pháp luật.
- Chủ trì, phối hợp với Sở Quy hoạch – Kiến trúc nghiên cứu, lập quy hoạch hệ thống giao thông tĩnh trên địa bàn Thành phố.
- Lập và thực hiện kế hoạch đầu tư xây dựng, duy tu, bảo dưỡng, quản lý chất lượng lòng đường các tuyến phố do Sở Giao thông công chính quản lý; tổ chức giao thông và thực hiện các biện pháp đảm bảo an toàn giao thông trên địa bàn Thành phố.
- Cấp các loại giấy phép: Đào hè, đường để thi công công trình; xây dựng, lắp đặt các công trình trên hè phố, lề đường; lắp đặt ki ốt tạm thời trên hè phố; tam thời sử dụng lòng đường để đỗ xe Chịu trách nhiệm tổ chức, kiểm tra sau cấp phép, xử lý vi phạm theo thẩm quyền và quy định của pháp luật trên địa bàn Thành phố. Khi cấp phép phải gửi cho UBND quận, huyện, phường, xã, thị trấn trên địa bàn để cùng kiểm tra, giám sát và xử lý theo thẩm quyền.
- Chỉ đạo lực lượng Công an phối hợp với các lực lượng của Sở Giao thông công chính và Ủy ban nhân dân các quận, huyện kiểm tra, xử lý kịp thời các vi phạm theo quy định của pháp luật.
1.4.3 Cục Thuế và Sở Tài chính
- Cục Thuế chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính hướng dẫn mức thu phí, mức xử phạt, tem phạt, quản lý và sử dụng các khoản tiền phạt theo quy định của pháp luật.
1.4.4 Sở Văn hóa thông tin và các cơ quan báo, đài Thành phố
- Sở Văn hóa Thông tin chủ trì, phối hợp với Sở Giao thông công chính, Công an Thành phố, Ủy ban nhân dân các quận, huyện và các cơ quan truyền thông tổ chức tuyên truyền, phổ biến đầy đủ nội dung Quy định này trên các phương tiện thông tin đại chúng để nhân dân, các cơ quan, đơn vị, tổ chức biết, thực hiện.
1.4.5 Ủy ban nhân dân quận, huyện
- Phối hợp với Sở Văn hóa Thông tin tổ chức tuyên truyền, phổ biến hướng dẫn nội dung của Quy định trên và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan trên địa bàn quản lý.
- Cấp các giấy phép: Tạm thời sử dụng hè phố để xe đạp, xe máy, ô tô, trung chuyển vật liệu xây dựng Chịu trách nhiệm tổ chức kiểm tra sau cấp phép, xử lý vi phạm theo thẩm quyền và quy định của pháp luật trên địa bàn quản lý Khi cấp phép phải gửi cho Sở Giao thông công chính, UBND phường, xã, thị trấn để cùng kiểm tra, giám sát và xử lý theo thẩm quyền.
- Chủ trì, phối hợp với Sở Giao thông công chính và Công an Thành phố xác định các điểm để xe đạp, xe máy, ôtô tạm thời trên hè phố thuộc địa bàn quản lý.
- Lập và thực hiện kế hoạch đầu tư xây dựng, duy tu, quản lý sử dụng đường chưa đặt tên và toàn bộ hè phố thuộc địa bàn quản lý.
- Chịu trách nhiệm tổ chức đảm bảo trật tự đô thị, an toàn giao thông, vệ sinh môi trường và mỹ quan đô thị trên địa bàn.
- Chịu trách nhiệm kiểm tra và xử lý vi phạm về mức thu phí và quản lý phí theo quy định của Nhà nước và Thành phố.
- Tổ chức thanh tra, kiểm tra, xử lý các vi phạm việc quản lý và sử dụng lòng đường, hè phố theo thẩm quyền và quy định của pháp luật.
1.4.6 Ủy ban nhân dân phường, xã, thị trấn
- Tổ chức tuyên truyền, phổ biến hướng dẫn tới các tổ dân phố, các hộ gia đình và tổ chức thực hiện Quy định cùng các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan trên địa bàn.
- Quản lý việc cho phép sử dụng tạm thời hè phố phục vụ việc cưới, việc tang theo quy định Tổ chức kiểm tra, giám sát và xử lý vi phạm sau khi cho phép theo quy định.
- Tổ chức kiểm tra, giám sát và xử lý các vi phạm về quản lý sử dụng lòng đường, hè phố theo thẩm quyền và các quy định của pháp luật
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG LÒNG ĐƯỜNG, HÈ PHỐ TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN BA ĐÌNH
Giới thiệu chung về quận Ba Đình
- Đơn vị: HĐND-UBND Quận Ba Đình
- Địa chỉ: 25 phố Liễu Giai, phường Liễu Giai, quận Ba Đình, Hà Nội
- Mật độ dân số: 24.360 người/km 2
- Các đơn vị hành chính: 14 phường: Ngọc Hà, Đội Cấn, Cống Vị, Quán Thánh, Phúc Xá, Nguyễn Trung Trực, Trúc Bạch, Điện Biên, Thành Công, Giảng
Võ, Kim Mã, Ngọc Khánh, Liễu Giai, Vĩnh Phúc.
Quận Ba Đình được Chính phủ xác định là Trung tâm hành chính - chính trị quốc gia, nơi tập trung các cơ quan lãnh đạo cao nhất của Đảng, Nhà nước, Quốc hội, Chính phủ Đây còn là trung tâm ngoại giao, đối ngoại Ba Đình có nhiều trụ sở tổ chức quốc tế, sứ quán các nước, nơi thường xuyên diễn ra các hội quan trọng của Nhà nước, quốc tế và khu vực Nhắc đến Ba Đình lịch sử là nghĩ ngay đến một vùng đất địa linh nhân kiệt với nhiều làng nghề cổ truyền đậm dấu ấn lịch sử như hoa Ngọc Nhà, Lĩnh Bưởi, lụa Trúc Bạch, giấy gió Yên thái, Hồ Khẩu, đúc đồng Ngũ Xã, bánh cốm Yên Ninh, rượu sen Thụy Khuê
Quận Ba Đình là một Quận Thủ đô được Nhà nước tập trung đầu tư về mọi mặt trong quá trình xây dựng và phát triển Là một trung tâm hành chính – chính trị của Thủ đô – trung tâm thông tin, giao lưu kinh tế - văn hóa – xã hội trong nước và quốc tế - quận Ba Đình có điều kiện tiếp xúc và nắm bắt kịp thời có hệ thống trong thông tin và động thái vận động mới của đời sống thị trường trong nước và quốc tế. Điều đó đã giúp quận tiếp cận nhanh các cơ hội, có khả năng xử lý sớm và hiệu quả những vấn đề kinh tế - xã hội phát sinh có liên quan trong quá trình phát triển theo xu hướng hội nhập và toàn cầu hóa.
Với vị trí một quận trung tâm của thành phố Hà Nội, quận có những ưu thế so với các địa phương khác trong cả nước trong công tác vận động, kêu gọi xúc tiến đầu tư và thương mại, tổ chức triển khai thu hút đầu tư; khả năng tiêu thụ hàng hóa và dịch vụ trên thị trường có tiềm năng cao cũng như khả năng mở rộng các dịch vụ cao cấp như dịch vụ tài chính – ngân hàng, dịch vụ du lịch, dịch vụ đối ngoại…Trong tầm nhìn dài hạn, tất cả các điều kiện thuận lợi trên sẽ tạo động lực mạnh mẽ cho sự phát triển kinh tế - xã hội và sự cất cánh của quận Ba Đình trong tương lai.
Thực trạng quản lý và sử dụng lòng đường, hè phố trên địa bàn quận
2.2.1 Một số thống kê số liệu về các tuyến phố
- Theo kết quả điều tra cơ bản, đánh giá thực trạng tình hình trật tự an toàn giao thông, Quận Ba Đình tiếp nhận quản lý từ Sở Giao thông công chính 85 tuyến phố với tổng chiều dài là 61,289 m 2 , tổng diện tích là phần đường là 645.469 m 2 , tổng diện tích phần hè là 333.963 m 2
- Tổng hợp số liệu ở phụ lục có :
+ 6 tuyến phố có bề rộng mặt đường từ 20m-25 m: Đào Tấn, Văn Cao, từ Cát Linh- La Thành, Hùng Vương, Kim Mã, Liễu Giai
+ 3 tuyến phố có bề rộng từ 15m-20m: Giang Văn Minh- Đội Cấn, Hoàng Diệu, Nguyễn Tri Phương.
+ 17 tuyến phố rộng từ 10m-15 m: Cầu Giấy, Điện Biên Phủ, từ Nguyễn Thái Học – Cát Linh, Giang Văn Minh, Hoàng Văn Thụ, Hàng Đậu, Lê Hồng Phong, Lê Trực, Nguyễn Cảnh Chân, Nguyễn Thái Học, Ngọc Hà, Ngọc Khánh, Núi Trúc, Trần Phú, Tôn Thất Đàm, Yên Phụ, Vạn Phúc.
+ 53 tuyến phố rộng 6m-9,5 m: chiếm tỷ lệ lớn nhất, đây là các tuyến phố có lòng đường hẹp, việc phân luồng giao thông chưa hợp lý.
+ 6 tuyến phố rộng 5m-5,5m: An Xá, Đặng Tất, Nam Cao, Nguyễn Văn Ngọc, Ngõ Núi Trúc, Phúc Xá
+ 67 tuyến phố có chiều dài 100m - 1000m.
+ 4 tuyến phố có chiều dài 100m trở xuống: Hùng Vương, Nguyễn Phạm Tuân, Thanh Báo, Trần Kế Xương
+ Quận có 6 tuyến phố không hè chiếm 7% tổng số tuyến là Hoàng Hoa Thám, Đường Bưởi, La Thành, Phan Kế Bính, Kim Mã Thượng, Phan Huy Ích.
+ 22 tuyến phố có hè dưới 3m chiếm 26% tổng số tuyến: Châu Long, TrúcBạch, Lạc Chính, Ngũ Xã, Nam Tràng, Nguyễn Khắc Nhu, Nghĩa Dũng, HàngThan, Hòe Nhai, Phúc Xá, Vĩnh Phúc, Nguyễn Biểu, Vạn Bảo, Cao Bá Quát, ThanhBảo, Linh Lang, Trần Tế Xương, Mạc Đĩnh Chi, Hồng Phúc, Dốc La Phố, Sơn Tây,Yên Ninh.
+ 57 tuyến phố có hè 3,3 m trở lên chiếm 67%.
+ 26 tuyến phố văn minh đô thị chiếm 30,5% tổng tuyến phố thực hiện theo Quyết định số: 2064/ QĐ- UBND ngày 7/5/2008 của Ủy ban nhân dân thành phố
2 Nguyễn Thái Học 15 Sơn Tây
3 Chu Văn An 16 Thanh Niên
5 Hùng Vương 18 Hoàng Văn Thụ
6 Phan Đình Phùng 19.Bắc Sơn
7 Nguyễn Tri Phương 20.Mai Xuân Thưởng
8 Điện Biên Phủ 21 Nguyễn Chí Thanh
9 Lê Hồng Phong 22 Vạn Phúc
11 Chùa Một Cột 24 Văn Cao
12 Ông Ích Khiêm 25 Phan Huy Ích
13 Bà Huyện Thanh Quan 26 Vạn Bảo.
2.2.2 Thực trạng sử dụng lòng đường, hè phố
Với tổng diện tích là phần đường là 645.469 m 2 , tổng diện tích phần hè là 333.963 m 2 đứng thứ hai so với các quận khác trên địa bàn Hà Nội nên lãnh đạo phường, quận Ba Đình luôn quan tâm chỉ đạo về vấn đề quản lý và sử dụng lòng đường, hè phố Tuy nhiên, thực tế cho thấy trên từng tuyến phố, từng phường ở quận, hoạt động quản lý và sử dụng lại có sự khác nhau
Quận là nơi đặt trụ sở của nhiều cơ quan lãnh đạo cao nhất của Đảng, Nhà nước, Quốc Hội, Chính Phủ nên một số tuyến đường như đường Hùng Vương, đường Điện Biên Phủ, đường Bà Huyện Thanh Quan, đường Bắc Sơn, Độc lập… ( quanh Lăng Chủ Tich Hồ Chí Minh) gần như không có tình trạng chiếm dụng hè phố để bán hàng một cách tùy tiện, lộn xộn, bừa bãi Phương tiện đỗ xe cũng phải trật tự, đúng nơi quy định dưới sự hướng dẫn của các cán bộ chiến sĩ Bộ tư lệnh Ở các tuyến phố này, tất cả các hoạt động sử dụng hè phố ra sao, mục đích gì, thời gian sử dụng như thế nào …đều do Bộ tư lệnh bảo vệ lăng trực tiếp điều hành Có thể nói mối quan hệ giữa quản lý và sử dụng trên các tuyến đường kể trên là rất mật thiết với nhau Khi đi qua đây, mọi người đều cảm thấy tự hào về mỹ quan đô thị của Hà Nội, mọi hoạt động giao thông diễn ra trong ngày được đảm bảo văn minh, khoa học Tuy nhiên, các tuyến phố này quá ít chỉ chiếm khoảng 10%.
Từ ngày 1/7/2008, TP Hà Nội đã đồng loạt ra quân thực hiện Quyết định 02 và (QĐ02) và Quyết định 20 (QĐ20) của Chủ tịch UBND TP về quản lý và sử dụng hè phố, lòng đường; quản lý hàng rong Sau gần cả năm trời thực hiện, trật tự đô thị trên một số tuyến phố chính đã có chuyển biến tích cực như : phố Vạn Phúc, Vạn Bảo, Chu Văn An, Trần Phú, Kim Mã (đoạn khu Ngoại giao đoàn)… Nhiều phường đã huy động cả hệ thống chính quyền, các đoàn thể cùng vào cuộc, tham gia giữ gìn trật tự đô thị, tổ chức cho 91.700 hộ dân trên các tuyến phố ký cam kết thực hiện tự quản lý vỉa hè, lòng đường nơi cư trú Tình trạng hè phố chật hẹp nhiều hộ kinh doanh vỉa hè thường gây ách tắc giao thông trước đây, sau khi triển khai sắp xếp lại đã ngăn nắp, phong quang hơn trước Tất cả hè phố dành cho người đi bộ, lòng đường dành cho các phương tiên giao thông, phương tiện đậu đỗ đúng nơi quy định. Điều đó cho thấy hoạt động quản lý nhà nước ở các tuyến phố này là rất quan trọng và ý thức người dân ở khu này về văn minh đô thị là khá tốt Họ thường có ý kiến hoặc nhắc nhở ngay khi thấy hàng rong, phương tiện giao thông đậu đỗ trước cửa nhà. Nhưng những tuyến phố này cũng chỉ chiếm 10-15% các tuyến phố trong toàn quận Đó quả là con số nhỏ so với tình trạng nan giải và phức tạp ở các tuyến phố còn lại Uớc tính tới 70-80% trên toàn quận, vấn đề quản lý và sử dụng tách rời nhau, thậm chí buông lỏng kể cả hoạt động quản lý cũng như hoạt động sử dụng. Sau một thời gian siết chặt quản lý của các cơ quan chức năng, tình trạng lấn chiếm lòng đường, hè phố ở các tuyến phố như Nguyễn Chí Thanh, đường Phan Đình Phùng, đường Kim Mã- Nguyễn Thái Học, đường Phạm Huy Thông quanh Hồ Ngọc Khánh và rất nhiều tuyến đường khác, hầu như tái diễn trở lại Gần đây, đoạn vỉa hè trước cổng trường THPT Phan Đình Phùng (phố Phan Đình Phùng, quận Ba Đình) bỗng biến thành điểm đỗ xe Ôtô, xe máy được trông giữ cả ngày lẫn đêm tại khu vực này, cho dù đây là tuyến phố đã được TP quy định là một trong 56 tuyến phố bị cấm để xe máy, xe đạp, ôtô trên hè phố, lòng đường Hiệu trưởng trường THPT Phan Đình Phùng, ông Bùi Văn Thanh bức xúc: “Trường có 2000 học sinh mà bãi đỗ xe trên đoạn đường này gần đây đã chiếm hết mặt tiền phố Phan Đình Phùng, ngay sát trước cổng trường, vừa gây ùn tắc giao thông, mất mỹ quan đô thị vưà rất khó bảo đảm trật tự an toàn khi học sinh tan trường” Để thấy rõ thực trạng lấn chiếm lòng đường, hè phố trên địa bàn cần căn cứ vào mối quan hệ giữa hoạt động quản lý và sử dụng Đó vừa là thước đo trình độ năng lực của chình quyền địa phương, trình độ dân trí vừa là nguyên nhân của tình trạng lấn chiếm lòng đường, hè phố Qua phân tích trên có thể chia mối quan hệ này làm 3 nhóm:
- Nhóm 1 : Hoạt động quản lý và sử dụng được kết hợp hài hòa dưới sự điều hành của cơ tổ chức công quyền Các tuyến đường, hè ở nhóm này hoàn toàn không có tình trạng bị lấn chiếm Chiếm khoảng 10%.
- Nhóm 2 : Hoạt động quản lý được coi trọng hơn hoạt động sử dụng Chính quyền địa phương và người dân cùng tham gia giám sát Hiện tượng lấn chiếm lòng đường, hè phố chỉ là cá biệt, đơn lẻ, diễn ra trong thời gian ngắn, phần lớn được sử dụng đúng mục đích Các tuyến đường, hè thuộc nhóm này chiếm khoảng 10-15%
- Nhóm 3 : Hoạt động quản lý và sử dụng tách rời nhau, buông lỏng quản lý, sử dụng tùy tiện gây ảnh hưởng giao thông ùn tắc, lộn xộn và mất mỹ quan đô thị. Chiếm nhiều nhất trong các tuyến đường, phố ở quận khoảng 70-80%
Từ việc phân nhóm trên có thể thấy thực trạng lấn chiếm lòng đường, hè phố đang ở mức báo động cho các nhà quản lý, là một vấn đề cần giải quyết nhanh chóng đối với các chính quyền địa phương khi lễ kỉ niệm 1000 năm Thăng Long đang tới gần Nó tồn tại ở nhiều tuyến phố với hình thức rất đa dạng Đó có thể là các điểm trông giữ xe đạp, xe máy; có thể là các hàng rong tụ tập trên hè thành chợ tạm, chợ cóc; có thể là kiốt bán báo, cắt tóc vỉa hè…Nhưng có thể phân ra dưới 3 hình thức chính sau đây:
+ Lấn chiếm lòng đường, hè phố để trông giữ xe.
+ Lấn chiếm lòng đường, hè phố để họp chợ cóc, chợ tạm.
+ Lấn chiếm lòng đường, hè phố để phục vụ kinh doanh, và bán hàng rong.
Thực trạng hoạt động sử dụng lòng đường, hè phố để trông giữ xe trên địa bàn Quận
Theo QĐ 20/2008/QĐ – UBND ngày 16/4/2008 của UBND TP Hà Nội về quản lý và sử dụng lòng đường, hè phố, thành phố chỉ cho phép tổ chức, cá nhân sử dụng tạm thời hè phố vào việc trông giữ xe đạp, xe máy, ôtô nếu hè phố có chiều rộng lớn hơn 3,0 m ( trừ những tuyến phố có trong danh mục cấm để xe đạp, xe máy, ôtô theo quyết định số 2053/QĐ-UBND ngày 27/5/2008- Xem phụ lục 02). Các điểm để xe phải đảm bảo theo quy định: cách nút giao thông 20m và kẻ vạch sơn; Xe đạp, xe máy phải xếp thành hàng, cách mép hè 0,2m, quay đầu xe vào trong Không được cắm cọc, chăng dây, rào chắn trên hè phố, không cản trở lối đi cho người đi bộ, sang đường Hạn chế việc sử dụng những tuyến hè phố nhỏ hơn 3m để xe đạp, xe máy Nếu sử dụng thì phải dành lối đi tối thiểu 1,5m cho người đi bộ Và hoạt động sử dụng này phải được UBND Quận cấp phép Tuy nhiên, trên thực tế thống kê cho thấy tính đến ngày 15/11/2009 trên địa bàn quận có 85/138 điểm trông xe không phép, chiếm diện tích 22.844,3 m 2 Nhà nước đã thất thu một khoảng ngân sách khá lớn, bao gồm lệ phí sử dụng lòng đường, hè phố và thuế in vé do cục Thuế phát hành Theo báo cáo, các bãi đỗ, điểm đỗ xe trên của quận mới chỉ đáp ứng được 8 - 10% nhu cầu sử dụng, còn lại khoảng 90% là các vỉa hè, lòng đường, chung cư và các ngõ ngách Chỉ có xấp xỉ 1/3 trong số các điểm, bãi đỗ xe công cộng có phép trên địa bàn đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật Các bến xe khách và một số bến xe tải đang hoạt động cũng thường xuyên gây ùn tắc giao thông vào những ngày cao điểm Chính cái sự thiếu ấy đã tạo ra tình trạng lộn xộn trong lĩnh vực giao thông tĩnh Hiện nay, nhiều điểm trông giữ xe mọc lên dưới vỏ bọc của các tổ tự quản, hợp tác xã thậm chí là của chính UBND phường sở tại gây bức xúc cho người dân và làm mất trật tự -ATGT trong thành phố Khi quyết định cấm để xe trên hè phố và lòng đường tại 56 tuyến phố được thực thi, đã dẫn tới sự bùng nổ của những điểm trông xe tự phát phá vỡ quy hoạch điểm đỗ chung của thành phố Ở Quận Ba Đình, tuyến phố Kim Mã cách đây khoảng vài tháng khá ngăn nắp, thoáng đãng giờ trở nên luộm thuộm, nhếch nhác bởi rất nhiều hàng rong hoạt động Vỉa hè cũng “mạnh ai nấy dùng” Một số hàng sửa xe máy không chỉ sử dụng hết vỉa hè mà còn để xe tràn ra lòng đường Tại công trình đang xây dựng số 131 Kim Mã, chủ nhà đã dùng nhiều tấm tôn để quây lên toàn bộ vỉa hè phía trước cho… an toàn Chi cục thuế quận Ba Đình (20 Cao Bá Quát), một cơ quan nhà nước nhưng trước khu vực cửa (dù có nhân viên bảo vệ túc trực) nhếch nhác như một quán cơm bụi Xe máy để dọc để ngang ngay dưới lòng đường, ô tô đỗ quay ngược, quay xuôi, đỗ cả sang phần đường bên trái (đây là phố có một chiều đường) rất mất mỹ quan và gây cản trở giao thông nghiêm trọng Các nhà quản lý đang bất lực với những điểm đỗ trái phép loại này đúng như thực tế đang diễn ra hiện ra Thanh tra giao thông công chính khi kiểm tra không xử phạt được, lý do các phường đưa ra là các tuyến phố không phải các tuyến phố văn minh thì do phường tự tổ chức, sắp xếp Để khắc phục tình trạng trên, Thanh tra giao thông Hà Nội đang bắt tay thực hiện đề án sắp xếp lại các điểm trông giữ xe theo một quy hoạch mới Theo đó, điểm trông giữ xe sẽ không còn do cấp phường nắm giữ, mà được giao cho các doanh nghiệp thực hiện Người trông xe thu phí thì phải đảm nhận luôn việc duy trì trật tự giao thông trên tuyến phố Hiện có nhiều thành phần tham gia trông giữ xe, từ tổ chức đoàn thể địa phương, doanh nghiệp đến các cơ quan, trường học, bệnh viện và cá nhân Tuy nhiên, do sự quản lý của các cấp chính quyền, các ngành chức năng còn chưa chặt chẽ nên rất nhiều điểm đã chiếm dụng vỉa hè, lòng đường làm bãi đỗ xe gây ảnh hưởng giao thông, thậm chí một số đơn vị vẫn tự ý nâng giá, không chấp hành diện tích cho phép Ông Nguyễn Anh Tuấn - Trưởng phòng Tham mưu, Thanh traGTVT Hà Nội nhận xét: “ Tình trạng trông giữ xe máy, xe đạp trên địa bàn thành phố còn tùy tiện, việc thu tiền quá giá quy định khá phổ biến Việc ôtô ngang nhiên đỗ trên các tuyến cấm đỗ, trước các cửa hàng ăn uống đã ảnh hưởng đến trật tự an toàn giao thông Những người trông giữ xe chỉ biết thu tiền, không quan tâm gì tới việc đảm bảo trật tự giao thông, họ phó mặc mọi việc cho lực lượng chức năng. Cần phải buộc họ có trách nhiệm với tuyến phố”
Tóm lại, nguyên nhân của tình trạng lấn chiếm lòng đường, hè phố để làm nơi trông giữ xe gây mất mỹ quan và trật tự giao thông đô thị do một số lý do sau:
- Quỹ đất dành cho giao thông tĩnh quá khiêm tốn so với nhu cầu của người dân Việc quy hoạch sử dụng đất cho giao thông tĩnh chưa hiệu quả, không tận dụng hết những khoảng trống hoặc các tuyến phố có thể cho phép đỗ.
- Do nhận thức kém của một bộ phận quần chúng về Pháp luật nói chung và về Luật giao thông đường bộ nói riêng.
- Thiếu sự phối hợp đồng bộ của các đơn vị liên quan trong công tác kiểm tra xử lý.
- Do sự lơi lỏng, thiếu kiên trì, liên tục thực hiện của các lực lượng chức năng, nhất là vào những ngày nghỉ và thời điểm sau giờ hành chính Các biện pháp xử phạt các trường hợp vi phạm thiếu cương quyết chưa có tác dụng răn đe, giáo dục Ngay cả hành vi chống người thi hành công vụ cũng chưa được xử lý triệt để.
Thực trạng hoạt động các chợ cóc, chợ tạm
Với nhu cầu rất lớn của người tiêu dùng, các chợ chính thức trên địa bàn quận Ba Đình đang dần trở nên không đủ đáp ứng Do đó, việc phát sinh chợ xanh, chợ cóc, chợ vật liệu xây dựng để phục vụ người tiêu dùng là điều tất yếu khách quan Trong cuộc thảo luận tại hội thảo thực hiện dự án “ Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội quận Ba Đình đến năm 2020”, công cuộc xóa bỏ chợ tạm, chợ cóc nhằm quy hoạch thay vào đó là các trung tâm thương mại lớn đang là vấn đề cần xem xét Tuy nhiên, thực tế cho thấy việc mở rộng này là vô cùng cần thiết Bởi với 5 chợ chính thức, tổng diện tích gần 10.000m 2 , trong đó lớn nhất là chợ Long Biên, Quận vẫn đang phải đối mặt với 30 chợ xanh, chợ cóc họp trái phép ( tính đến cuối tháng 5/2009) mà chiến dịch giải tỏa đang như “bắt cóc bỏ đĩa”.Có tới 21 trường hợp vừa vi phạm lấn chiếm lòng đường và vỉa hè, 3 trường hợp vi phạm lòng đường, và 6 trường hợp vi phạm hè phố Số người tham gia buôn bán khoảng
CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG LÒNG ĐƯỜNG, HÈ PHỐ
Những mục tiêu và yêu cầu đặt ra trong công tác quản lý và sử dụng lòng đường, hè phố với Quận Ba Đình
3.1.1 Những mục tiêu đặt ra
- Trong năm 2010 hoàn chỉnh quy hoạch các điểm trông giữ xe đạp, xe máy, ô tô trên địa bàn các phường theo quyết định số 20/QĐ-UBND ngày 16/4/2008 của Thành phố để quản lý Đảm bảo các điểm trông giữ xe đạp, xe máy, ôtô phù hợp theo quy hoạch có giấy phép đạt tỷ lệ 100% và quản lý được 100% các điểm trông giữ xe trên địa bàn.
- Quản lý và khai thác sử dùng lòng đường, hè phố đúng mục đích, quy định của Thành phố nhằm phục vụ tốt các nhiệm vụ phát triển kinh tế văn hóa- xã hội quận.
- Xử lý kiên quyết tình trạng lấn chiếm lòng đường, hè phố, sử dụng sai mục đích vi phạm Luật giao thông đường bộ, Quyết định số 02/2008/QĐ-UBND và Quyết định số 20/2008/QĐ-UBND của UBND Thành phố.
- Nâng cao ý thức chấp hành pháp luật về TT ATGT nói chung và các quy định của Thành phố nói riêng về quản lý, sử dụng lòng đường, hè phố để đưa các quy định vào cuộc sống một cách thiết thực, tạo ý thức tự giác chấp hành của mọi tầng lớp nhân dân.
- Nâng cao chất lượng quản lý lòng đường, hè phố của các ngành, các cấp chính quyền, nhằm tạo sự chuyển biến rõ nét và bền vững về TT GTĐT, vệ sinh môi trường góp phần hoàn thành mục tiêu giảm tai nạn và ùn tắc giao thông; xây dựng quận Ba Đình “ Khang trang – sạch đẹp – văn minh”; thực hiện “ đường thông, hè thoáng”, “ lòng đường dành cho phương tiện giao thông, hè phố dành cho người đi bộ”.
3.1.2 Những yêu cầu trong quản lý chỉ đạo
- Cần xử lý nghiêm và triệt để hơn đối với các trường hợp vi phạm đến hè phố, lòng đường không sử dụng cho mục đích giao thông, nhất là tại 26 tuyến phố không được kinh doanh buôn bán trên hè phố ( Xem phụ lục 03).
- Cần nâng cao trách nhiệm của lãnh đạo cơ sở, địa phương trong việc thực thi các QĐ 02 và QĐ 20 của UBND Thành phố.
- Phát huy sức mạnh tổng hợp của hệ thống chính trị, các tổ chức Đảng, chính quyền, đoàn thể, các cơ quan đơn vị trên địa bàn tham gia tích cực vào công tác giữ gìn TTATGT – Văn minh đô thị - Vệ sinh môi trường.
Như vậy, để nâng cao hiểu quả quản lý Nhà nước về quản lý lòng đường, hè phố, Quận cần tập trung thực hiện tốt một số định hướng mang tính chiến lược sau:
- Trong kế hoạch xây dựng Quận xanh – sạch – đẹp để kỉ niệm 1000 năm Thăng Long – Hà Nội cần đặt trọng tâm vào vấn đề chống lấn chiếm lòng đường, hè phố Các kế hoạch và biện pháp cần gắn liền và phục vụ cho thực hiện chính sách, đường lối phát triển kinh tế - xã hội của Quận Ba Đình đến năm 2020.
- Chống lấn chiếm đường, hè phố phải trên cơ sở tình hình thực tiễn, yêu cầu đổi mới, xây dựng, phát triển của Thành phố Vì vậy, trong quá trình xây dựng kế hoạch và thực hiện biện pháp phòng chống trên địa bàn quận cần tính toán cho phù hợp với yêu cầu về xây dựng và quy hoạch Thành phố.
- Các kế hoạch xây dựng phải có nội dung, biện pháp dựa trên cơ sở phối hợp thống nhất các lực lượng, có sự phân công trách nhiệm cụ thể cho từng phòng, ban ngành có liên quan.
Công tác quản lý lòng đường, hè phố là một công việc rất phức tạp với nhiều nội dung khác nhau, cần có sự tham gia của nhiều chủ thể, mọi thành phần trong xã hội mới có thể đạt được hiệu quả cao Việc cơ quan chức năng phát hiện xử lý vi phạm lấn chiếm hè, đường phố mới chỉ giải quyết được phần ngọn của vấn đề. Muốn triệt để tận gốc thì phải xây dựng được ý thức làm chủ và tự giác của mỗi người dân trong việc chấp hành pháp luật Mà điều đó lại cần tiến hành đồng bộ các biện pháp giáo dục, hành chính, pháp luật và kinh tế Dưới sự tổ chức chỉ đạo của chính quyền thành phố, chủ yếu là CA Thành phố và Sở GTVT, các lực lượng tham gia quản lý lòng đường, vỉa hè ở quận như: Đội công an quận, Đội GTVT, Thanh tra xây dựng và quản lý đô thị…cần có sự phân công, phân cấp cụ thể, theo một cơ chế đồng bộ thống nhất để tránh sự chồng chéo, có khả năng phát huy vai trò và hiệu quả của từng đơn vị Ngược lại, các lực lượng tham gia phải căn cứ vào kế hoạch, chủ trương, của UBND Thành phố để phối hợp với nhau tổ chức thực hiện.
- Muốn triệt để tận gốc hoạt động lấn chiếm lòng đường, hè phố thì phải xây dựng được ý thức làm chủ và tự giác của mỗi người dân trong việc chấp hành pháp luật Do đó, cần coi trọng công tác tổ chức, tuyên truyền vận động, giáo dục pháp luật, nâng cao nhận thức cho nhân dân về đảm bảo giữ gìn TTATGT Chủ động phát hiện, xử lý vi phạm, khắc phục kịp thời các nguyên nhân của tình trạng lấn chiếm lòng đường, hè phố trên toàn Quận.
- Gắn liền hoạt động quản lý lòng đường, hè phố với chương trình quốc gia về đảm bảo TTATGT và cuộc vận động xây dựng nếp sống mới ở cộng đồng dân cư.Cần có mối quan hệ mật thiết với việc thực hiện các chính sách xã hội mà chủ yếu là công tác xây dựng nếp sống văn minh đô thị, xây dựng thủ đô xanh – sạch – đẹp.
Một số giải pháp tăng cường công tác quản lý và sử dụng lòng đường, hè phố
3.2.1 Bổ sung và hoàn thiện các quy định của Nhà nước về quản lý lòng đường và hè phố Để góp phần xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN và tạo điều kiện thuận lợi chống lấn chiếm lòng đường, hè phố, việc bổ sung và hoàn thiện các chính sách,văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến lĩnh vực TTATGT, TTĐT là một yêu cầu rất cần thiết, có ý nghĩa đặc biệt quan trọng Mặc dù trong thời gian qua, hệ thống văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến lĩnh vực TTATGT, TTĐT đã được nghiên cứu, ban hành, bổ sung ngày càng hoàn thiện nhưng vẫn còn thiếu, chưa đồng bộ, thống nhất, chậm sửa đổi, nên việc áp dụng các quy định vào công tác chống lấn chiếm lòng đường, hè phố của Ban Thanh tra GTVT còn nhiều bị động, lúng túng, không thống nhất, nhiều trường hợp không phát huy được quyền lực của chính quyền Vì thế việc bổ sung, hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật nói trên cần thông qua bộ, ngành đề xuất với Nhà nước nghiên cứu, xây dựng Và nên thực hiện 1 trong 2 hướng sau đây:
- Một là, ban hành các văn bản quy phạm pháp luật mới thay thế cho các văn bản quy phạm pháp luật cũ đã lỗi thời, hoàn toàn không còn phù hợp với giai đoạn hiện nay.
- Hai là, khi thấy thiếu sót trong các văn bản pháp luật trước đây, nên bổ sung thêm một số điểm, hoàn thiện các văn bản hướng dẫn để thi hành.
Công tác quản lý lòng đường, hè phố là một nội dung trong công tác quản lý Nhà nước về TTGT, TTĐT UBND Thành phố cần bổ sung, hoàn thiện, tập trung làm rõ quy định riêng về nguyên tắc, biện pháp quản lý, tổ chức lực lượng, quan hệ phối hợp giữa các lực lượng chuyên trách trong hoạt động chống lấn chiếm lòng đường, hè phố Chính quyền và các cơ quan chức năng cần rà soát số văn bản hiện hành đang áp dụng, qua đó có kế hoạch điều chỉnh, bổ sung từng loại văn bản theo quy định mới của cơ quan quản lý hành chính Nhà nước; phân loại, bãi bỏ các văn bản bản ban hành không đúng quy định; ban hành văn bản mới thay thế các văn bản quy định không còn phù hợp. Để phát huy hiệu quả, hiệu lực của các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý lòng đường, hè phố cần tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý kịp thời các trường hợp vi phạm Việc kiểm tra phải tiến hành thường xuyến, tránh tình trạng lúc đầu rà soát chặt chẽ sau một thời gian thì buông lỏng Khi tiến hành cần chú ý phát hiện các vấn đề bất cập trong hệ thống văn bản để điều chỉnh, bổ sung các văn bản hướng dẫn cho phù hợp.
3.2.2 Nâng cao vai trò, trách nhiệm của chính quyền các cấp, các ngành trên lĩnh vực đảm bảo TTĐT
- Nâng cao hiệu lực quản lý Nhà nước của chính quyền trong công tác quản lý hè phố, lòng đường.
Nâng cao hiệu lực quản lý Nhà nước là một công tác trọng yếu và rất cần thiết để giữ gìn trật tự hè phố Do hiệu lực này chưa cao nên các trường hợp vi phạm lấn chiếm hè phố đang diễn ra thường xuyên như hiện nay, gây mất TT và mỹ quan đô thị Vì vậy để đạt hiệu lực quản lý cao cần tập trung vào các vấn đề sau:
+ Quy định rõ các hành vi vi phạm và mức độ xử lý vi phạm, kết hợp với tuyên truyền rộng rãi cho khắp tầng lớp nhân dân nắm rõ.
+ Quản lý chặt chẽ việc cấp giấy phép sử dụng tạm thời lòng đường, hè phố; đào lấp hè phố, lòng đường để thi công các công trình ngầm; xây dựng công trình nổi, các kiốt, mái che, dựng biển quảng cáo trên hè phố, lòng đường UBND phường cần tổ chức thẩm tra xét duyệt, kiểm tra về tư cách pháp nhân của tổ chức, cá nhân có đủ điều kiện, năng lực, trách nhiệm, đảm bảo yêu cầu trong công tác trông giữ xe UBND Quận cần kiểm tra, xác minh hiện trạng hè đường, phố tại địa điểm xin phép sử dụng Nghiên cứu điều chỉnh quy hoạch mạng lưới các điểm đỗ xe, bãi trông xe công cộng cho phù hợp Hạn chế cấp phép đối với các tuyến phố có chiều rộng nhỏ dưới 3,0m Đối với việc xin cấp phép sử dụng tạm thời hè phố để trung chuyển vật liệu xây dựng, tăng cường quản lý chặt chẽ, đảm bảo đúng giờ quy định và ATGT, vệ sinh môi trường và mỹ quan đô thị.
+ Tăng cường kiểm tra, xử lý kiên quyết các trường hợp vi phạm như: đặt để ô dù, mái che, biển hiệu, biển quảng cáo trái phép, lấn chiếm lòng đường để trông giữ xe, kinh doanh, để vât liệu, đổ rác thải xây dựng không đúng nơi quy định… Cần có biện pháp quản lý, giáo dục đối tượng vi phạm để tránh tái phạm.
+ Tập trung xây dựng, củng cố các lực lượng chuyên trách: Thanh tra GTVT, Công an quận, Đội GTVT, Thanh tra xây dựng quận…làm tốt nhiệm vụ của mình trong giữ gìn trật tự hè phố Đồng thời, kiểm tra nhắc nhở các lực lượng tham gia giải quyết lấn chiếm hè phố về tư thế, tác phong, nghiêm cấm hành vi nhũng nhiễu, tiêu cực khi thi hành công vụ…Khen thưởng kịp thời đối với các đồng chí có thành tích và kỷ luật nghiêm đối với những đồng chí sai phạm Cần thường xuyên báo cáo hàng ngày, hàng tuần lên Ban chỉ đạo 197 của Quận và tổ chức giao ban, rút kinh nghiệm, có ý kiến giải quyết những vướng mắc tồn tại.
- Thành phố cần đầu tư nhiều cho hệ thống giao thông tĩnh.
Một trong những nguyên nhân chính gây ra hiện tượng lấn chiếm hè phố,lòng đường để trông giữ xe là sự thiếu quy hoạch sử dụng đất cho hệ thống giao thông tĩnh Thiếu bãi để xe hợp lý trong khi phương tiện giao thông cá nhân lại quá nhiều dẫn đến sự lộn xộn trong GTĐT, người đi bộ phải đi xuống lòng đường Vì thế trong công tác quản lý của các cấp chính quyền thành phố nói chung và quận Ba Đình nói riêng cần tập trung vào các hoạt động sau :
+ Điều tra, nghiên cứu địa điểm phù hợp để đầu tư xây dựng các bến bãi GT tĩnh Phát triển hệ thống GT tĩnh cần chú ý tính hợp lý và hiệu quả phân bố mạng lưới: các bến xe liên tỉnh, bến xe tải, bến phục vụ giao thông đối ngoại và các bến đỗ lớn nên xây dựng ngoài các vành đai và tại các vùng ven Trong khu đô thị, đặc biệt là các quận trung tâm đông phương tiện, có nhu cầu đỗ xe lớn cần phát triển các bãi đỗ, điểm đỗ xe công cộng như bãi đỗ nhiều tầng, bãi đỗ xe ngầm…
+ Chỉ đạo các ngành, các cấp phân khu, phân luồng dành riêng cho từng loại phương tiện giao thông, bố trí khu vực kinh doanh gần các bến bãi tránh trường hợp để xe lấn chiếm hè, đường.
- Chính quyền các ngành, các cấp cần quan tâm đến các chính sách xã hội, giải quyết việc làm.
Do đời sống nhiều người dân còn khó khăn, nhất là bộ phận người ngoại tỉnh vào thành phố để kiếm sống, việc bán hàng rong, tập trung họp thành chợ tạm, chợ cóc lấn chiếm hè, đường vẫn diễn ra khắp nơi Khi chính quyền thực hiện các chính sách xã hội, tạo cho bộ phận người dân này vào trong chợ sẽ vừa giải quyết được chợ cóc, lại vừa hợp lòng dân Để làm được điều này, chính quyền cần rà soát các đối tượng không đủ điều kiện về vị trí kinh doanh, có khó khăn trong cuộc sống để hỗ trợ, giúp đỡ về vật chất, việc làm Từ đó thay đổi môi trường sống, họ sẽ không còn gây ra hành vi vi phạm nữa.
- Xây dựng cơ chế phối hợp khoa học giữa chính quyền địa phương với các lực lượng ngành xây dựng, quản lý môi trường đô thị.
Các ngành chức năng cần thường xuyên tham mưu giúp chính quyền địa phương trong việc quản lý và sử dụng hè, đường phố, theo chức năng ngành và lĩnh vực chuyên môn, đảm bảo tính thống nhất, không chồng chéo, như vậy Nhân dân mới có thể thực hiện tốt các quy định do Nhà nước đặt ra.
+ Ngành xây dựng phải xử lý nghiêm túc đối với các công trình xây dựng trái phép, lấn chiếm hè, đất dành cho GT Bắt buộc các chủ công trình phải dành một phần diện tích làm nơi để xe, nhất là các công trình ngoài mặt phố.
+ Lực lượng quản lý môi trường phải thường xuyên xử lý các hành vi đổ trộm đất rác, phế thải xây dựng không đúng nơi quy định
3.2.3 Tăng cường và nâng cao hiệu quả hoạt động của các lực lượng chuyên trách trong công tác quản lý lòng đường, hè phố
3.2.3.1 Nâng cao hiệu quả hoạt động của lực lượng Thanh tra GTVT
- Tổ chức bố trí, phân công đủ về số lượng, đảm bảo về chất lượng các Thanh tra viên, Nhân viên GTVT trong công tác đảm bảo TTATGTĐT, TTĐT.