Tiểu luận QUẢN TRỊ THƯƠNG HIỆU ĐỀ TÀI Các biện pháp tự bảo vệ thương hiệu. Ví dụ minh họa về xâm phạm thương hiệu và cách giải quyết Acecook Việt Nam sản phẩm mỳ tôm Hảo Hảo và Hảo hạng Tiểu luận
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI KHOA: MARKETING THƯƠNG MẠI
ĐỀ TÀI THẢO LUẬN HỌC PHẦN
“QUẢN TRỊ THƯƠNG HIỆU ”
ĐỀ TÀI: “ Các biện pháp tự bảo vệ thương hiệu Ví dụ minh họa về xâm phạm thương hiệu và cách giải quyết” Doanh nghiệp: Acecook Việt Nam - sản phẩm: mỳ tôm Hảo Hảo
Trang 2A 2
3 Các biện pháp bảo vệ thương hiệu (chống xâm phạm thương hiệu) 4
Trang 3
A CƠ SỞ LÝ THUYẾT
1 Khái niệm về thương hiệu
Thương hiệu là một hoặc một tập hợp các dấu hiệu để nhận biết và phân biệt sản phẩm, doanh nghiệp; là hình tượng sản phẩm và doanh nghiệp trong tâm trí khách hàng và công chúng
Ví dụ:
Thương hiệu Coca Cola được nhận biết bởi logo với 2 màu đặc trưng đỏ và trắng, là nước ngọt có ga nổi tiếng và được yêu thích trên phạm vi toàn cầu
Trang 42 Khái niệm về xâm phạm thương hiệu
a Khái niệm xâm phạm thương hiệu:
Xâm phạm thương hiệu là bất kỳ hành vi nào từ bên ngoài làm tổn hại đến uy tín và hình ảnh của thương hiệu
Các xâm phạm thương hiệu có thể là hành vi vô tình hoặc cố ý từ một đối tượng bên ngoài bao gồm đối tác, đối thủ, cá nhân người tiêu dùng hoặc một tổ chức bất kỳ,
b Các tình huống được xem là xâm phạm thương hiệu:
Sự xuất hiện về hàng giả, hàng nhái Đây là xâm phạm điển hình và thường gặp nhất Hàng giả được liệt kê trong Nghị định số 185/2013/NĐ-CP gồm: Hàng giả về nhãn hiệu,
Trang 5hàng giả về kiểu dáng công nghiệp, hàng giả về chất lượng, hàng giả về nguồn gốc xuất
xứ và hàng giả mạo về sở hữu trí tuệ
Tạo điểm bán tương tự hoặc giống hệt là trường hợp xâm phạm tinh vi hơn vì nó không
bị điều chỉnh bởi các quy định hiện hành về hàng giả Với điểm bán được thiết lập giống hệt hoặc tương tự của một thương hiệu nào đó sẽ gây nhầm lẫn cho khách hàng, dẫn đến suy giảm uy tín hoặc gây thiệt hại cho thương hiệu bị xâm phạm
Các hành vi xuyên tạc, nói xấu về hàng hóa, dịch vụ và doanh nghiệp
Các hành vi xâm phạm về sở hữu trí tuệ ngoài quy định tại điều 213 của Luật sở hữu trí tuệ năm 2005 như sử dụng sai phép sáng chế, giải pháp hữu ích, quyền tác giả,
Các hành vi cạnh tranh không lành mạnh khác như quảng cáo cạnh tranh và cố ý nhắm đến những hiểu nhầm cho người tiêu dùng về đối thủ, phá hoại trang web,
Ví dụ: Vụ xâm hại thương hiệu của thương hiệu Red Bull:
Cơ sở sản xuất của Cty Sản xuất Dịch vụ Xuất nhập khẩu và Tiếp nhận đầu tư từ thiện (GO HESCO) đã "nhái" các nhãn tương tự như: "Red Rhino" và hình hai con tê giác húc nhau trong hình quả trám; "Red Bear" và hình hai con gấu húc nhau trong nửa vòng tròn; "Dinosaur" và hình hai con vật đối đầu nhau trong một vòng cung dán lên sản phẩm nước uống cùng loại nhằm đánh lừa thị hiếu của người tiêu dùng nhằm thu lợi bất chính
3 Các biện pháp bảo vệ thương hiệu (chống xâm phạm thương hiệu)
● Rà soát thị trường để phát hiện hàng giả, hàng nhái
Trang 6● Rà soát và tổ chức tốt hệ thống phân phối
● Gia tăng các điểm tiếp xúc thương hiệu
● Thường xuyên đổi mới bao bì và sự thể hiện thương hiệu trên bao bì của hàng hóa
● Thực hiện các biện pháp kỹ thuật để đánh dấu bao bì và sản phẩm: Tạo tên thương hiệu và biểu trưng khó trùng lặp; thường xuyên đổi mới bao bì và sự thể hiện thương hiệu trên bao bì của hàng hóa; bao bì và kiểu dáng hàng hóa nên có sự cá biệt cao; chống xâm phạm thương hiệu thông qua đánh dấu bao bì, hàng hóa; đánh dấu bao
bì và hàng hóa bằng phương pháp vật lý, hóa học; thiết lập hệ thống thông tin phản hồi và cảnh báo xâm phạm thương hiệu
● Thiết lập rào cản kinh tế và tâm lý trong bảo vệ thương hiệu:
● Tăng cường quan hệ với khách hàng và cung cấp thông tin đầy đủ về hàng hóa và doanh nghiệp, tạo sự thân thiện với khách hàng; Rà soát thị trường để phát hiện hàng giả, hàng nhái
Ví dụ:
Về biện pháp chống xâm phạm thương hiệu của máy tính Casio bằng tem chống giả Năm 2015, công ty Casio Nhật Bản đã phối hợp với BITEX - Nhà phân phối độc quyền máy tính Casio tại Việt Nam đổi tem mới Loại tem này có màu bạc, sản xuất theo công nghệ của Đức mà những đơn vị làm giả chưa tiếp cận được Con tem chính hãng dán trên thân máy phải có đủ 3 đặc điểm gồm hiệu ứng logo BITEX nổi 3D, tương phản màu sắc chìm và hiển thị chữ OK khi soi đèn laser Các hiệu ứng trên tem rõ ràng, sắc nét Máy tính bán trên thị trường không có tem chống giả, hoặc loại tem bạc nhưng không không có đủ 3 đặc điểm này có thể là hàng giả
Trang 7B VẬN DỤNG
1 Thực trạng ngày nay về việc xâm phạm thương hiệu của các doanh nghiệp
Trên bình diện quốc tế, Việt Nam luôn là một trong các quốc gia có tình trạng xâm phạm thương hiệu, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ rất đáng báo động
Từ hành vi sản xuất và kinh doanh hàng giả, hành vi xuyên tạc, nói xấu về hàng hóa, dịch vụ của doanh nghiệp (DN), việc tạo nên các điểm bán tương tự,… cho tới các hành
vi cạnh tranh không lành mạnh khác đều được coi là hành vi xâm phạm thương hiệu Hiểu một cách cơ bản thì xâm phạm thương hiệu là bất kỳ hành vi từ bên ngoài nào làm tổn hại đến uy tín, hình ảnh và giá trị thương hiệu
a Thực trạng
Xâm phạm thương hiệu từ lâu đã được các đối tượng thực hiện bằng nhiều phương thức, thậm chí sử dụng công nghệ cao, thiết bị hiện đại để sản xuất, sao chép khiến người tiêu dùng và thậm chí cả các cơ quan chức năng cũng khó phát hiện để có biện pháp xử lý Bên cạnh đó, xâm phạm thương hiệu ngày càng nguy hiểm hơn ở tính chất vi phạm, có
Trang 8tổ chức chặt chẽ không chỉ trên lãnh thổ Việt Nam mà còn diễn ra trên phạm vi quốc tế với sự tham gia của các tổ chức, cá nhân nước ngoài cùng đa dạng các chủng loại hàng hóa xâm phạm từ những sản phẩm tiêu dùng thông thường đến cao cấp, từ hàng tiêu dùng đến tư liệu sản xuất Thương hiệu càng có uy tín thì càng bị sao chép, các thương hiệu của các chủng loại sản phẩm như quần áo, mỹ phẩm, thuốc tân dược, thực phẩm, phụ tùng xe máy, hàng gia dụng, điện tử… luôn nằm trong top các thương hiệu bị xâm phạm nhiều nhất Mặc dù đến nay chưa có con số thống kê chính thức về số vụ xâm phạm thương hiệu cũng như lượng hàng giả, hàng nhái trên thị trường nhưng số vụ được phát hiện trong thời gian gần đây có xu hướng gia tăng với tốc độ xâm phạm ngày càng nhanh Nếu như trước đây, sau khi sản phẩm mới ra đời, phải một thời gian trên dưới nửa năm mới có hàng giả thì nay chỉ khoảng nửa tháng là hàng giả đã xuất hiện Thậm chí với một số sản phẩm công nghệ thì hàng giả còn thậm chí xuất hiện trước khi sản phẩm chính hãng được đưa ra thị trường
Riêng về xâm phạm thương hiệu bằng hàng giả, hàng nhái:
Theo số liệu từ Ban Chỉ đạo 389 quốc gia, trong 9 tháng đầu năm 2019, các cơ quan, lực lượng chức năng đã xử lý 149.502 vụ việc vi phạm hàng giả, hàng nhái (giảm 18%
so với cùng kỳ năm 2018), thu nộp ngân sách Nhà nước đạt 12.388 tỷ 709 triệu đồng (giảm 11% so với cùng kỳ 2018), khởi tố 1.635 vụ (tăng gần 40% so với cùng kỳ 2018), với 1.908 đối tượng (tăng 44% so với cùng kỳ 2018)
Quản lý thị trường (QLTT) đã phát hiện xử lý 82.300 vụ vi phạm, thu nộp ngân sách
430 tỷ đồng Trị giá hàng tịch thu chưa bán gần 150 tỷ đồng, chuyển 107 vụ cho cơ quan công an, trong đó 26 vụ việc đã khởi tố 54 vụ việc đang điều tra Riêng hàng giả, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, trong 10 tháng đầu năm 2019, lực lượng QLTT đã kiểm tra,
xử lý 6.597 vụ vi phạm, thu nộp ngân sách trên 19 tỷ đồng
Điển hình là vụ xâm phạm nhãn hiệu của Petrolimex Hiện, thương hiệu của Petrolimex đang bị vi phạm nghiêm trọng khi có nhiều cửa hàng xăng dầu không thuộc hệ thống Petrolimex nhưng vẫn sử dụng các nhãn hiệu Petrolimex đã được pháp luật bảo hộ Qua thực tế khảo sát cho thấy, tình trạng vi phạm thương hiệu Petrolimex khá phổ biến tại hàng chục cửa hàng xăng dầu trên quốc lộ 6 đoạn qua tỉnh Hoà Bình Theo đó, các doanh nghiệp tư nhân này đã vi phạm Luật Sở hữu trí tuệ (SHTT) khi công khai sử dụng bộ nhận diện thương hiệu Petrolimex Cụ thể như tự ý sử dụng nhãn hiệu Petrolimex hoặc
Trang 9chữ “P” trên mái cửa hàng, dán nhãn hiệu chữ “P” ở cột bơm xăng hay sơn màu diềm
mái cửa hàng giống hệt của Petrolimex
Bên cạnh đó còn xuất hiện các tình huống xâm phạm bằng cách đặt các điểm bán tương
tự hoặc giống hệt Ví dụ như thương hiệu kem Tràng Tiền của CTCP kem Tràng Tiền
tại số 35 phố Tràng Tiền – Hà Nội bị xâm phạm thương hiệu, xuất hiện các điểm bán
tương tự, giống hệt
Các hành vi xuyên tạc, nói xấu về hàng hóa, dịch vụ và doanh nghiệp cũng gây tổn hại
đến uy tín và hình ảnh thương hiệu của DN nghiêm trọng, thậm chí có thể làm một doanh
nghiệp phải đóng cửa Một trong những doanh nghiệp gặp phải trường hợp trên là công
ty Happy Secret Cụ thể, các đối tượng vi phạm đã lập trang web giả mạo Tạp chí Thuế
https://tapchithue.net (trong khi trang web chính thức của cơ quan này là
https://tapchithue.com.vn) để đăng bài vu khống về Công ty này đã trốn hàng trăm tỷ
đồng tiền thuế mỗi năm đồng thời dàn dựng và đăng tải các video với nội dung thông
Trang 10tin không đúng sự thật nhằm bôi nhọ danh dự, nhân phẩm của lãnh đạo Công ty Happy Secret, đồng thời làm ảnh hưởng xấu đến danh dự và uy tín của doanh nghiệp này Ngoài ra còn xuất hiện tình huống xâm phạm thương hiệu bằng các hành vi cạnh tranh không lành mạnh Theo Điều 39 Luật Cạnh tranh năm 2004 quy định về hành vi cạnh tranh không lành mạnh gồm 9 hành vi bao gồm: 1 Chỉ dẫn gây nhầm lẫn; 2 Xâm phạm
bí mật kinh doanh; 3 ép buộc trong kinh doanh; 4 Gièm pha doanh nghiệp khác; 5 Gây rối hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp khác; 6 Quảng cáo nhằm cạnh tranh không lành mạnh; 7 Khuyến mại nhằm cạnh tranh không lành mạnh; 8 Phân biệt đối xử của hiệp hội; 9 Bán hàng đa cấp bất chính Một ví dụ điển hình về hành vi chỉ dẫn gây nhầm lẫn đó là vụ việc sản phẩm trà chanh Nestea hiện được ưa chuộng trên thị trường nhưng không ít khách hàng, nhất là khách hàng ở các tỉnh, bị nhầm lẫn với Freshtea của Công
ty Thuý Hương Theo tài liệu của Công ty sở hữu trí tuệ Banca được công bố công khai trong một cuộc hội thảo do Bộ Công thương tổ chức thì, Công ty Thuý Hương (Thanh Trì, Hà Nội) đã có hành vi cạnh tranh không lành mạnh Thuý Hương đã sử dụng chỉ dẫn thương mại gây nhầm lẫn giữa Freshtea và Nestea thông qua sự tương tự về phần chữ: Cấu tạo, cách phát âm và tương tự cả về cách trình bày, bố cục, màu sắc
Thực trạng xâm phạm thương hiệu đang ngày một nghiêm trọng là do bị tác động từ nhiều khía cạnh Trước hết, hành vi xâm phạm thương hiệu, xâm phạm sở hữu trí tuệ, sản xuất, buôn bán hàng giả luôn tạo ra lợi ích, lợi nhuận rất lớn cho các đối tượng xâm phạm nên chúng có sức hút lớn, lôi kéo được nhiều đối tượng tham gia trên nhiều địa bàn và nhiều lĩnh vực Thứ hai, các mặt hàng nội địa mặc dù đa dạng, phong phú và có chất lượng ngày càng được cải thiện nhưng vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng, nhất là trong điều kiện thu nhập bình quân chưa cao, giá hàng hóa sản phẩm phục vụ sinh hoạt cao tạo nên sự bất cân đối Thực tế ngay tại nhiều điểm bán, người bán cho biết nếu chỉ bán sản phẩm chính hãng thôi thì doanh thu sẽ kém, vì hàng giả/nhái bao giờ cũng rẻ hơn, mà giá cả vẫn là tiêu chí lựa chọn đầu tiên của người tiêu dùng khi mua nhiều mặt hàng Nhiều người tiêu dùng có xu hướng lựa chọn những sản phẩm giả nhưng mẫu mã, kiểu dáng công nghiệp giống như hàng thật nhưng giá rẻ Lợi dụng tình trạng này, không ít DN thiếu ý thức pháp luật, thiếu sự tôn trọng người tiêu dùng, vì mục tiêu lợi nhuận sẵn sàng làm giả những sản phẩm được bảo hộ có uy tín, chất lượng
để gây nhầm lẫn đối với người tiêu dùng Đây là một trong những nguyên nhân chính
Trang 11dẫn đến sản xuất, buôn bán hàng giả và xâm phạm thương hiệu tồn tại và ngày càng mở rộng quy mô hoạt động
Bên cạnh đó, mặc dù nhận thức của các DN về thương hiệu và bảo vệ thương hiệu đang dần được cải thiện thể hiện qua số lượng đơn xin cấp văn bằng bảo hộ ngày một gia tăng Trong năm 2015 Cục Sở hữu trí tuệ đã tiếp nhận 93.985 đơn các loại, gồm 50.975 đơn đăng ký xác lập quyền (tăng 10% so với năm 2014) và 43.010 đơn khác nhưng thực
tế vẫn còn rất nhiều DN chưa thực sự chú ý đến việc bảo vệ quyền lợi của mình, chưa
có ý thức cao trong việc đăng ký bảo hộ cũng như áp dụng các biện pháp nhằm chống xâm phạm thương hiệu tại các thị trường đã và sẽ phát triển, trong khi trình độ và hiểu biết về tác hại của xâm phạm sở hữu trí tuệ còn rất hạn chế
Ngoài ra, các đối tượng xâm phạm thương hiệu hầu hết đều có điều kiện về kinh tế, trình
độ kỹ thuật, có tay nghề và am hiểu lĩnh vực mình đang quản lý cũng là một trong các nguyên nhân khiến thực trạng xâm phạm thương hiệu ở nước ta trở nên rất phức tạp Trong khi đó, những quy định về sở hữu trí tuệ và hành vi xâm phạm sở hữu trí tuệ lại chưa thật đầy đủ, chưa đồng bộ, đặc biệt là những quy định về các biện pháp và chế tài
xử lý mới chủ yếu dừng ở các hình thức xử lý hành chính, chưa phù hợp với tình hình thực tế, chưa đủ sức răn đe đối tượng vi phạm
Các tội xâm phạm sở hữu trí tuệ đã gây ra hoặc đe dọa đến thiệt hại nền kinh tế của cả nước cũng như từng lĩnh vực, từng ngành, ảnh hưởng đến tài sản, sức khỏe và tính mạng con người, tác động đến với cả cộng đồng, triệt tiêu sức sáng tạo và khiến giới đầu tư e ngại
b Kết quả
Các hành vi xâm phạm thương hiệu không chỉ gây thiệt hại cho DN làm ăn chân chính
mà còn gây nhầm lẫn, làm suy giảm lòng tin của người tiêu dùng vào các sản phẩm đã được bảo hộ, đồng thời gây tổn hại về kinh tế, tâm lý, sức khỏe của người tiêu dùng Trước tình trạng đó, trước hết bản thân các DN đã có ý thức tự bảo vệ thương hiệu của mình, đồng thời sử dụng nhiều biện pháp để hạn chế cũng như đối phó với sự xâm phạm thương hiệu Các biện pháp này được đưa ra hoặc thiết lập ngay từ khi bắt tay vào quá trình xây dựng thương hiệu Tuy nhiên, cũng có không ít các biện pháp được bổ sung
và duy trì trong quá trình quản trị thương hiệu nhằm đối phó và thích ứng kịp thời với các tình huống xâm phạm thương hiệu
Trang 12Việc tiến hành đăng ký bảo hộ nhãn hiệu và những yếu tố cấu thành thương hiệu không những tại thị trường trong nước mà còn ở thị trường nước ngoài là việc cần phải làm trong thời gian sớm nhất Nhưng trên thực tế, ngay cả khi nhãn hiệu đã được đăng ký bảo hộ thì cũng có không ít trường hợp sự xâm phạm vẫn diễn ra, thậm chí với quy mô còn lớn hơn Vì thế, cùng với hoạt động đăng ký bảo hộ các DN còn chú trọng thực hiện các biện pháp kỹ thuật nhằm hạn chế sự xâm phạm thương hiệu như:
Tạo tên thương hiệu và biểu trưng khó trùng lặp
Đây là biện pháp rất quan trọng và được sử dụng ngay từ những khâu đầu tiên trong quá trình xây dựng và phát triển thương hiệu Một thương hiệu với tên gọi và logo có tính
cá biệt cao, không bị trùng lặp hoặc khó trùng lặp sẽ là rào cản đầu tiên để bảo vệ thương hiệu
Bao bì và kiểu dáng hàng hóa nên có sự cá biệt cao
Với dáng vẻ cá biệt cao, có tính hấp dẫn, hàng hóa sẽ lôi cuốn người tiêu dùng, tạo ra một sự thích thú, thu hút người tiêu dùng và như một rào cản về kỹ thuật với những hàng hóa cạnh tranh Với những hàng hóa và bao bì có tính cá biệt cao, việc làm giả dường như khó khăn hơn, sự nhận biết về hàng giả cũng dễ dàng hơn Với góc độ bảo vệ thương hiệu thì đổi mới bao bì cũng như cách trình bày, thể hiện thương hiệu trên bao bì đã tạo
ra một rào chắn hạn chế sự xâm phạm của các yếu tố bên ngoài vào thương hiệu Đổi mới thường xuyên đã làm cho hàng giả khó theo kịp
Thiết lập hệ thống thông tin phản hồi và cảnh báo xâm phạm thương hiệu
Bởi lẽ, tất cả các biện pháp trên mới chỉ có tác dụng chủ yếu để ngăn chặn sự xâm phạm
vô tình hay hạn chế phần nào sự xâm phạm, trong khi thực tế xâm phạm thương hiệu thường được tiến hành cố ý và có quy mô Do đó, các DN đã thiết lập một hệ thống thông tin phản hồi và cảnh báo xâm phạm thương hiệu mà người truyền tin chính là các nhà phân phối của chính DN đó Mạng lưới các nhà phân phối, các điểm bán có thể cung cấp các thông tin phản hồi cho DN về tình hình hàng giả và vi phạm thương hiệu Bên cạnh đó, họ còn cho DN biết được những thông tin từ phía người tiêu dùng về chất lượng hàng hóa, dịch vụ, sự không hài lòng trong cung cấp hàng hóa cũng như các dịch vụ sau bán hàng… Đây là những luồng thông tin rất quý báu đối với DN nhằm tiếp tục duy trì
và nâng cao chất lượng sản phẩm
Luôn theo dõi thị trường để kịp thời phát hiện hành vi xâm phạm thương hiệu của
DN và có những biện pháp cứng rắn phù hợp
Trang 13Bên cạnh những luồng thông tin trên, DN phải luôn chú ý theo sát thị trường để phát hiện một cách nhanh chóng nhất các hành vi từ bên ngoài làm tổn hại đến uy tín và hình ảnh thương hiệu DN Từ đó DN đưa ra những biện pháp xử lý bên xâm phạm phù hợp theo pháp luật Hầu hết các thương hiệu lớn đều chú trọng vào việc xử lý xâm phạm thương hiệu một cách vô cùng khắt khe vì nó tiềm tàng những ảnh hưởng tiêu cực đến
uy tín và hình ảnh thương hiệu của họ Tuy nhiên một vài DN lại thờ ơ không chú ý đến
sự xâm phạm này dẫn đến hậu quả không lường trước được
Trong bối cảnh hội nhập và cạnh tranh ngày càng gay gắt, sâu rộng với nhiều cam kết thúc đẩy lành mạnh hóa thị trường, trong đó có quyền sở hữu trí tuệ thì trước hết các
DN phải nhận thức được tầm quan trọng cũng như giá trị của thương hiệu trong hoạt động kinh doanh của mình, phải có ý thức bảo vệ thương hiệu Bên cạnh đó, cần tăng cường thông tin, phối hợp với các cơ quan chức năng để các vụ việc xâm phạm sớm được giải quyết một cách công bằng, triệt để Điều này không chỉ góp phần tạo dựng môi trường kinh doanh lành mạnh, công bằng mà còn góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh, thu hút đầu tư của chính DN
2 Giới thiệu về mỳ tôm Hảo Hảo
a Quá trình hình thành
Dẫn đầu thị trường mì ăn liền trong thời điểm hiện tại có thể là Hảo Hảo Gia nhập thị trường Việt từ đầu những năm 2000, mì Hảo Hảo của Vina Acecook đã nhanh chóng được người tiêu dùng ưa chuộng, trở thành sản phẩm quen thuộc nhất với người tiêu dùng ở khu vực thành thị và nông thôn
Là một nhà sản xuất mì ăn liền lâu đời tại Nhật Bản, Acecook đã tiên phong đầu tư vào thị trường Việt Nam, hình thành nên một công ty liên doanh giữa Acecook Nhật Bản và một công ty thực phẩm tại Việt Nam vào ngày 15/12/1993 Kết quả của quá trình đầu tư
đó là sự phát triển lớn mạnh của Acecook Việt Nam – vừa được chuyển đổi loại hình thành công ty cổ phần vào ngày 18/01/2008
Acecook Việt Nam hiện sở hữu được 6 nhà máy sản xuất trải rộng khắp cả nước, sản phẩm của công ty cũng vô cùng đa dạng chủng loại như: mì ăn liền, miến ăn liền, bún
ăn liền, phở ăn liền,… với những thương hiệu quen thuộc như: Lẩu Thái, Đệ Nhất, Phú Hương,… nhưng nổi tiếng nhất có lẽ vẫn là Hảo Hảo
Trang 14Về hành trình chinh phục thương trường quốc tế, Acecook Việt Nam đã đặt những viên gạch đầu tiên cho thị trường xuất khẩu từ những năm 1996, đến nay thành công của Acecook Việt Nam là đưa sản phẩm của mình trải rộng khắp trên thế giới nhiều thị trường đón nhận từ Hoa Kỳ , Liên hiệp Anh , Pháp, Đức, Hà Lan, Thụy Điển, Canada,… tới những nơi đậm chất Á Đông như Hàn Quốc, Hongkong , Nhật Bản,… Acecook Việt Nam đã hoàn thành rất tốt sứ mệnh truyền bá rộng rãi văn hóa cũng như nét ẩm thực đặc sắc của Việt Nam đến toàn cầu
+Mì Hảo Hảo - hạng 3 trong top 10 thương hiệu
phổ biến nhất Việt Nam
+Ra mắt mì Hảo Hảo chay hương vị rau nấm
-Năm 2014:
Nhãn hàng mì ăn liền Hảo Hảo lần đầu tiên góp mặt trong Top 1000 thương hiệu hàng đầu của châu Á