Cách 2: - Đánh giá lại giá trị tài sản theo giá trị thị trường tại thời điểm định giá - Giá trị tài sản thuần bằng chênh lệch giữa giá trị tài sản theo giá trị thị trường với giá trị t
Trang 1
Tên tiểu luận môn học
Thẩm định giá Công ty cổ phần Cảng Đình Vũ đang niêm yết trên thị trường với
mã chứng khoán là DVP
Lời cam đoan
Tôi xin cam đoan bản tiểu luận này do tôi độc lập nghiên cứu
HỌC VIỆN TÀI CHÍNH KHOA TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP
Họ và tên: Trần Quang Mạnh
Khóa/Lớp: (tín chỉ) CQ57/11.5LT2
STT: 09
Ngày thi: 11/12/2021
Mã sinh viên: 1973402011184 (Niên chế): CQ57/11.06
ID phòng thi: 582-058-1209 Giờ thi: 13h30
BÀI THI MÔN: Định Giá Tài Sản 1
Hình thức thi: Tiểu luận Thời gian thi: 3 ngày
Số hiệu đề: MH 19.11/2021
NĂM 2021
Trang 2Mục lục
A Mở đầu 3
B Nội dung 3
I Lý luận liên quan đến các phương pháp thẩm định giá doanh nghiệp 3
1 Phương pháp giá trị tài sản thuần 3
2 Phương pháp hiện tại hóa các nguồn tài chính tương lai 5
2.1 Phương pháp định giá chứng khoán 5
2.2 Phương pháp hiện tại hóa lợi nhuận thuần 7
2.3 Phương pháp hiện tại hóa dòng tiền thuần 7
3 Phương pháp định lượng Goodwill 9
4 Phương pháp định giá dựa trên chỉ số PER (tỷ số P/E) 10
II Thực trạng Ngành Cảng và Vận tải biển 11
1 Điểm sáng tăng trưởng ngành Cảng và Vận tải biển trong bối cảnh đại dịch COVID-19 11 2 Đối với Cảng Đình Vũ (DVP) 12
III Thẩm định giá Công ty cổ phần Cảng Đình Vũ (DVP) 13
1 Phương pháp định giá chứng khoán 13
2 Phương pháp định giá dựa vào PER 15
3 So sánh giữa 2 phương pháp định giá 16
IV Một số giải pháp, kiến nghị 17
C Kết luận 17
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 18
Trang 3A Mở đầu
Thẩm định giá là việc ước tính bằng tiền với độ tin cậy cao nhất về lợi ích
mà tài sản có thể mang lại cho chủ thể nào đó tại một thời điểm nhất định Giá trị doanh nghiệp là biểu hiện bằng tiền về các khoản thu nhập mà doanh nghiệp mang lại cho nhà đầu tư trong quá trình kinh doanh Vậy xác định giá trị doanh nghiệp để làm gì? Giá trị của doanh nghiệp là mối quan tâm của 3 chủ thể: Nhà nước, nhà đầu tư và nhà quản trị doanh nghiệp Việc xác định giá trị của doanh nghiệp sẽ giúp cho những quyết định mua bán, xáp nhập, hợp nhất hoặc chia nhỏ doanh nghiệp trở nên hiệu quả hơn, tiết kiệm và minh bạch hơn Hơn nữa, nó còn là cơ sở để đưa ra các quyết định về quản trị kinh doanh, các quyết định đầu tư, tài trợ một cách dễ dàng và chính xác hơn Không những thế, xác định giá trị doanh nghiệp còn là thông tin quan trọng trong quan lý kinh tế vĩ mô Từ những điều trên, ta thấy được tầm quan trọng của việc thẩm định giá trị của doanh nghiệp
Cảng Đình Vũ là một cảng nước sâu hiện đại tại Việt Nam, hoạt động với 3 mảng kinh doanh chính:
1) Dịch vụ khai thác cảng với quy mô trên 600.000 Teu/năm;
2) xếp dỡ hàng hóa;
3) kho hàng với diện tích chứa hàng 240.000 m2 và kho hàng CFS 3600m2 Mục tiêu phát triển:
Phát huy tiềm năng lợi thế, đầu tư trang thiết bị hiện đại, chú trọng công tác đào tạo con người, cải tiến thường xuyên nâng cao chất lượng dịch vụ, định
hướng phát triển trở thành Cảng container chuyên nghiệp, tiên tiến, hiện đại
có uy tín trong khu vực và quốc tế
B Nội dung
I Lý luận liên quan đến các phương pháp thẩm định giá doanh
nghiệp
1 Phương pháp giá trị tài sản thuần
a Cơ sở lý luận
- Doanh nghiệp về cơ bản giống như một loại hàng hóa thông thường
- Sự hoạt động của DN bao giờ cũng đưuọc tiến hành trên cơ sở một lượng tài sản có thực và cấu thành thực thể của DN
- Tài sản của DN được hình thành từ 2 nguồn vốn: chủ sở hữu và vay nợ
Trang 4 Chính vì vậy, giá trị cảu DN (đối với chủ sở hữu) được tính bằng tổng giá trị của số tài sản mà DN hiện đang sử dụng vào sản xuất kinh doanh sau khi
đã trừ đi khoản nợ phải trả
b Công thức tổng quát
𝑉0 = 𝑉𝑡− 𝑉𝑛 Trong đó:
𝑉0: Giá trị tài sản thuần thuộc về chủ sở hữu DN
𝑉𝑡: Tổng giá trị tài sản mà DN đang sử dụng vào sản xuất kinh doanh
𝑉0: Giá trị các khoản nợ
c Quy trình xác định
Cách 1: dựa vào bảng cân đối kế toán tại thời điểm đánh giá, lấy tổng giá trị TS phản ánh ở phần TS trừ đi các khoản nợ phải trả bên nguồn vốn
- Ưu điểm: đơn giản, dễ hiểu, dễ áp dụng, giá trị DN được đảm bảo bằng một lượng giá trị tài sản có thực
- Nhược điểm:
+ Tài sản trên bằng cân đối kế toán là chi phí mang tính lịch sử
+ giá trị TSCĐ, TSLĐ phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau: nguyên giá, tỷ lệ khấu hao, phương pháp khấu hao, phương pháp hạch toán, phân bổ chi phí
Cách 2:
- Đánh giá lại giá trị tài sản theo giá trị thị trường tại thời điểm định giá
- Giá trị tài sản thuần bằng chênh lệch giữa giá trị tài sản theo giá trị thị trường với giá trị thị trường của tổng nợ phải trả
- Ưu điểm:
+ Chứng minh được gái trị DN là 1 lượng TS cso thật
+ Nó chỉ ra đưucọ giá trị tối thiểu của DN
+ Thích hợp với những Dn nhỏ, ít tài sản vô hình
- Nhược điểm:
+ DN không được coi như 1 tổ chức đang tồn tại và còn có thể hoàn chỉnh và phát triển trong tương lai, nó đánh giá trong trạng thái tĩnh + Không xây dựng được những cơ sở thông tin đánh giá về triển vọng sinh lời của DN
Trang 5+ Bỏ qua phần lớn các yếu tố phi vật chất, nhưng cso giá trị thực + Trong nhiều trường hợp, kĩ thuật đánh giá quá phức tạp, chi phí tốn kém, thời gian kéo dài
2 Phương pháp hiện tại hóa các nguồn tài chính tương lai
- Cơ sở lý thuyết: Giá trị của một DN được đo bằng độ lớn của khoản thu
nhập mà DN có thể mang lại cho nhà đầu tư trong tương lai và xác định theo công thức:
𝑉0 = ∑ 𝐹𝑡
(1 + 𝑖)𝑡 𝑛
𝑡=1 Trong đó:
𝑉0: giá trị DN
𝐹𝑡: thu nhập đem lại cho nhà đầu tư ở năm thứ t
i: tỷ suất hiện tại hóa (còn gọi là tỷ suất chiết khấu)
n: thời gian nhận được thu nhập (tính theo năm)
- Phương pháp này bao gồm:
+ Phương pháp định giá chứng khoán
+ Phương pháp hiện tại hóa lợi nhuận thuần
+ Phương pháp hiện tại hóa các dòng tiền thuần trong tương lai
2.1 Phương pháp định giá chứng khoán
a Cơ sở lý luận
- Giá trị thực của một chứng khoán phải được đánh giá bằng độ lớn của khoản thu nhập mà chủ sở hữu hy vọng sẽ nhận được từ chính DN đó
- Theo đó, giá trị doanh nghiệp (đối với chủ sở hữu) sẽ bằng tổng giá trị thị trường của số cổ phiếu đang lưu hành
b Công thức xác định:
𝑃𝑉0 = ∑ 𝑑𝑡
(1 + 𝑖)𝑡+ 𝑃𝑛
(1 + 𝑖)𝑛 𝑛
𝑡=1 Trong đó:
𝑃𝑉0: Giá trị hiện hành của một cổ phiếu
𝑑𝑡: Thu nhập từ cổ tức của một cổ phiếu ở năm t
𝑃𝑛: Giá trị cổ phiếu tại năm n
Trang 6𝑖: Tỷ suất hiện tại hóa
𝑛: Số năm nhận được thu nhập
𝑐 Quy trình xác định
Giả định 1: DN có thể chi trả lợi tức cổ phần 1 cách ổn định hàng
năm:
𝑑1 = 𝑑2 = ⋯ = 𝑑𝑛 = 𝑑
Cho t +∞, ta có:
𝑃𝑉0 =𝑑
𝑖
Giả định 2: lợi tức cổ phiếu ổn định chi trả hàng năm tăng 1 cách đều
đặn theo 1 tỷ lệ ổn định là g (với g < i), ta có:
𝑃𝑉𝑜 = 𝑑1
𝑖 − 𝑔 Xác định g:
- Lấy của quá khứ
- Dự đoán: g = ROE × tỷ lệ lợi nhuận sau thuế tái đầu tư
Giả định 3: lợi tức cổ phiếu chi trả hàng năm khác nhau cho tới thời
điểm n, từ n+1 trở đi giả thiết tăng đều với tốc độ là g (với g < i):
𝑃𝑉0 = ∑ 𝑑𝑡
(1 + 𝑖)𝑡+ 𝑃𝑛
(1 + 𝑖)𝑛 𝑛
𝑡=1 Trong đó:
𝑃𝑛 = 𝑑𝑛+1
𝑖 − 𝑔 ℎ𝑜ặ𝑐 𝑃𝑛 =
𝑑 𝑖
d Ưu, nhược điểm của phương pháp định giá chứng khoán
- Ưu điểm:
+ Đây là mô hình đầu tiên tiếp cận trực tiếp các khoản thu nhập dưới hình thức lợi tức cổ phần để xác định giá trị cổ phiếu
+ Phương pháp này đặc biệt với quan điểm nhìn nhận và đánh giá trị
DN của các nhà đầu tư thiểu số
+ Thích hợp với DN có chứng khoán giao dịch trên thị trường, xác định giá trị Dn bằng phương pháp TS thuần gặp nhiều khó khăn và có giá trị TS vô hình được đánh giá rất cao
Trang 7- Nhược điểm:
+ Việc dự báo lợi tức cổ phần không phải là dễ dàng
+ Phụ thuộc vào chính sách phân chia lợi tức cổ phần trong tương lai + Việc xác định các tham số có tính thuyết phục không cao (t ∞, hoặc xác định tham số i
2.2 Phương pháp hiện tại hóa lợi nhuận thuần
a Cơ sở lý luận
Giá trị của một DN được đo bằng độ lớn cảu các khoản lợi nhuận thuần mà DN có thể mang lại cho chủ sở hữu trong suốt thời gian tồn tại của DN
b Công thức xác định:
𝑉0 = ∑ 𝑃𝑟𝑡
(1 + 𝑖)𝑡 𝑛
𝑡=1
Trong đó:
𝑉0: Giá trị doanh nghiệp
𝑃𝑟𝑡: Lợi nhuận thuần năm thứ t
i: tỷ suất hiện tại hóa
c Ưu, nhược điểm của phương pháp hiện tại hóa lợi nhuận thuần
− Ưu điểm:
+ Phần lớn lợi nhuận sau thuế sẽ được dùng để trả cho các nhà đầu tư + Đóng góp cơ bản của phương pháp này còn được bổ sung bằng lợi nhuận khi dự báo tham số Pr (lợi nhuận thuần)
+ Với những DN khó tìm thấy cơ hội đầu tư mới
- Nhược điểm:
+ Thiếu những điều kiện nêu trên thì phương pháp này lại trở nên ko phù hợp với cả nhà đàu tư thiểu số và nhà đầu tư đa số
+ Việc điều chỉnh số liệu quá khứ để rút ra tính quy luật của lợi nhuận trong tương lai cũng ko phù hợp với cách nhìn chiến lược về DN + Khó khăn trong việc xác định tỷ suất hiện tại hóa, cũng như tính không hiện thực khi cho t ∞
2.3 Phương pháp hiện tại hóa dòng tiền thuần
Trang 8a Cơ sở lý luận
- Là phương pháp xác định giá trị của DN dựa trên quan điểm của nhà đầu tư đa số
- Theo quan điểm của nhà đầu tư đa số, mua DN giống như việc đổi lấy 1 dự án đang được triển khai, một cơ hội, để theo đó nhà đầu tư khi nắm quyền kiểm soát còn có thể điều khiển dự án
- Đối với nhà đầu tư đa số, giá trị doanh nghiệp được đo bằng giá trị hiện tại của dòng tiền thuần trong tương lai
b Công thức xác định
𝑉0 = ∑ 𝐶𝐹𝑡
(1 + 𝑖)𝑡+ 𝑉𝑛
(1 + 𝑖)𝑛 𝑛
𝑡=1
Trong đó:
𝑉0: Giá trị doanh nghiệp
𝐶𝐹𝑡: thu nhập thuần năm thứ t (dòng tiền vào năm t – dòng tiền ra năm t)
𝑉𝑛: Giá trị DN ở cuối chu kỳ đầu t (năm thứ n)
𝑖: Tỷ suất hiện tại hóa
𝑐 Quá trình xác định
Bước 1:
- Dự báo dài hạn về các dòng tiền vào và dòng tiển ra
- Dự báo chu kỳ đầu tư (n)
- Dự báo giá trị DN ở thời điểm cuối của chu kỳ (𝑉𝑛)
Bước 2: Xác định tỷ suất chiết khấu Tỷ suất chiết khấu được lựa
chọn trên nguyên tắc vừa thể hiện được yếu tố thời giá của tiền tệ vừa tính đến yếu tố rủi ro
Bước 3: Xác định giá trị hiện tại của dòng tiền thuần
d Ưu, nhược điểm của phương pháp
- Ưu điểm:
+ DN coi như 1 dự án đầu tư đang triển khai, mỗi nhà đầu tư nhìn nhận tương lai của dự án này khác nhau
+ Giá trị DN là mức giá cao nhất nhà đầu tư có thể bỏ thầu
Trang 9+ Cung cấp 1 cách giải thích rõ ràng nhất: Vì sao DN này lại có giá trị cao hơn DN kia?
+ Nó chỉ ra những cơ sở để mỗi nhà đầu tư có thể tùy ý mà phát triển những ý tưởng của mình nếu sở hữu DN
+ Quan niệm về dòng tiền tránh được việc điều chỉnh số liệu kế toán sao cho có thể phản ánh đúng thời điểm phát sinh các khoản tiền
- Nhược điểm:
+ Khó khăn trong khi dự báo các tham số: i, n…
+ Đối với các DN không có chiến lược kinh doanh hoặc có chiến lược
kinh doanh không rõ ràng khó áp dụng phương pháp này
+ Đòi hỏi người đánh giá phải có chuyên môn trong lĩnh vực thẩm định dự án đầu tư
+ Đòi hỏi phải có 1 lượng thông tin lớn
3 Phương pháp định lượng Goodwill
a Cơ sở lý luận
- Giá trị DN không chỉ bao gồm giá trị tài sản hữu hình mà gồm cả giá trị tài sản vô hình
- Giá trị của tài sản vô hình trong 1 DN được tính bằng giá trị hiện tại cảu khoản thu nhập do tài sản vô hình tạo ra Tức là bằng giá trị hiện tại của các khoản siêu lợi nhuận
b Công thức xác định
Giá trị DN bằng tổng giá trị các tài sản hữu hình và tài sản vô hình
𝑉𝑜 = 𝐴𝑁𝐶 + 𝐺𝑀 Trong đó:
𝑉𝑜: Giá trị DN
𝐴𝑁𝐶: Giá trị tài sản thuần
𝐺𝑊: giá trị tài sản vô hình
𝐺𝑊 = ∑𝐵𝑡− 𝑟 𝐴𝑡
(1 + 𝑖)𝑡 𝑛
𝑡=1 𝑉ớ𝑖:
𝐵𝑡: Lợi nhuận năm t (t = 1, n)
𝐴𝑡: Giá trị tài sản đưa vào kinh doanh năm t
r : Tỷ suất lợi nhuận “bình thường” của tài sản đưa vào kinh doanh
Trang 10𝑟 𝐴𝑡: Lợi nhuận bình thường của tài sản năm t
𝐵𝑡− 𝑟 𝐴𝑡: Siêu lợi nhuận ở năm t
𝑐 Ưu, nhược điểm của phương pháp
− Ưu điểm:
+ Là công thức duy nhất xác định DN bao gồm cả giá trị TSVH
+ GW đã tạo nên lợi thế bù trừ các sai sót có thể xảy ra Vì, nếu giá trị tài sản (ANC, 𝐴𝑡) được đánh giá cao lên sẽ làm giảm giá trị của GW Ngược lại, nếu đánh giá thấp giá trị của các tài sản thì sẽ được bù đắp một phần giá trị tăng lên của GW
+ Phương pháp GW xác định giá trị DN trên cơ sở có tính đến cả lợi ích của người mua và người bán
+ Với cơ sở lý luận chặt chẽ, giá trị DN tính theo phương pháp định lượng GW bao giờ cũng mang lại 1 sự tin tưởng vững chắc hơn
- Nhược điểm:
+ Lập luận về siêu lợi nhuận thiếu cơ sở để dự báo thời hạn (n) và thiếu căn cứ để xây dựng các giả thuyết về lợi nhuận tương lai
+ Nó cũng không tránh khỏi những hạn chế của 2 phương pháp hiện tại hóa lợi nhuận
+ GW có biên độ dao động rất lớn trước những thay đổi nhỏ của r
4 Phương pháp định giá dựa trên chỉ số PER (tỷ số P/E)
a Cơ sở lý luận
- Phương pháp này dựa trên giá trị của DN “tương đương”, hoặc “có thể so sánh” để tìm ra giá trị của DN cần định giá
- Nó chỉ được áp dụng khi có thị trường chứng khoán phát triển, có nhiều DN “tương đương” đang đưuọc niêm yết và giao dịch trên thị trường
b Công thức xác định
Giá trị DN đối với chủ sở hữu = Lợi nhuận dự kiến đạt được × P/E
P/E = 𝑃𝑠
𝐸𝑃𝑆 Trong đó:
Ps: giá mua bán cổ phần trên thị trường
EPS: thu nhập dự kiện của mỗi cổ phần
Trang 11(EPS = lợi nhuận thuần dự kiến/ số lượng sổ phần đang lưu hành)
c Ưu, nhược điểm
- Ưu điểm:
+ Cho kết quả nahnh chóng để ra quyết định kịp thời
+ Phương pháp P/E dựa trên cơ sở giá trị thị trường bằng cách so sánh trực tiếp
- Nhược điểm:
+ Mang nặng tính kinh nghiệm
+ Dựa vào tỷ số P/E không thể giải thích được vì sao cũng là 1 đồng lợi nhuận, nhưng ở DN này P/E =20, tức là được trả với giá gấp 20 lần, trong khi với DN khác, thị trường lại sẵn sàng trả 30 lần hoặc hơn nữa
+ Phương pháp P/E cũng không đưa ra được những cơ sở để các nhà đầu tư phân tích, đánh giá về khả năng tăng trưởng và rủi ro tác động tới giá trị DN
II Thực trạng Ngành Cảng và Vận tải biển
1 Điểm sáng tăng trưởng ngành Cảng và Vận tải biển trong bối cảnh đại dịch COVID-19
a Ngành Cảng và Vận tải biển trên thế giới
- Trong đại dịch, giá hàng hoá thuộc các nhóm nhóm nông nghiệp, khai khoáng và năng lượng biến động mạnh Xu hướng tăng giá vật liệu gây sức ép lên nhà sản xuất trong việc ổn định giá đầu vào và bảo đảm sản xuất Khi các nền kinh tế mở cửa trở lại sau đại dịch
Covid-19, nhu cầu giao thương giữa các nước tăng mạnh thúc đẩy nhu cầu vận tải đường biển tăng trưởng mạnh mẽ
- Tình trạng tắc nghẽn cảng và thiếu hụt container khiến giá cước vận tải biển tăng mạnh
b Ngành Cảng-Vận tải biển Việt Nam
- Tại Việt Nam, ngành cảng biển gặp nhiều khó khăn do dịch bệnh Tuy vậy, kết quả kinh doanh của cảng biển Việt Nam trong 9T/2021 vẫn đạt mức ấn tượng với tổng sản lượng hàng hóa thông qua cảng biển Việt Nam ước đạt hơn 535,7 triệu tấn (+3% YoY) Mức tăng sản lượng hàng hoá được đóng góp chủ yếu bởi TP.HCM (+11% YoY), BR-VT (+28%) và Hải Phòng (+15% YoY)
Trang 12- Trong trung hạn, xu thế cảng biển trọng điểm khu vực miền nam sẽ chuyển dịch về Cái Mép – Thị Vải ở miền Nam và khu vực Lạch Huyện ở miền Bắc
- Trên cơ sở ngành vận chuyển đường biển tăng mạnh về giá cước và lưu lượng từ đầu đại dịch, các doanh nghiệp niêm yết trên sàn có sự tăng trưởng vượt trội về doanh thu và lợi nhuận trong năm 2021 và có thể tiếp tục duy trì tăng trưởng tích cực trong năm 2022
- Dự phóng tiềm năng của ngành cảng biển sẽ được duy trì trong trung hạn (2021 – 2025) dựa trên:
(1) Chính sách đầu tư công cơ sở hạ tầng với cao tốc Bắc – Nam dự kiến sẽ tăng sự kết nối cảng và khu công nghiệp, thúc đẩy doanh
nghiệp chọn đường thuỷ làm phương tiện vận tải hàng hoá;
(2) Theo Drewy, vấn nạn tắc nghẽn giao thông đường thuỷ trên thế giới sẽ tiếp tục duy trì với tần suất và cường độ cho đến 2025, chúng tôi kì vọng tàu nước ngoài sẽ thay đổi lộ trình tập trung vào Việt Nam khi lưu lượng của Việt Nam còn khá thấp so sánh với Thái Lan,
Singapore và Trung Quốc;
(3) Goldman Sachs dự báo siêu chu kì chỉ vừa bước vào giai đoạn đầu, trong ngắn hạn giá cả hàng hoá sẽ còn biến động mạnh Qua đó, ngành vận tải biển kì vọng giữ mức tăng trưởng khi các nhà sản xuất tăng cường tích trữ hàng tồn kho
- Rủi ro ngành: đại dịch kéo dài có thể ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất và xuất khẩu của Việt Nam Bên cạnh đó, các chính sách về mức chi phí khai thác cảng, tải trọng tàu quy định và chất lượng nhiên liệu cũng có ảnh hưởng lớn đến KQKD các doanh nghiệp cảng biển
2 Đối với Cảng Đình Vũ (DVP)
a Triển vọng
- DVP nằm tại cụm cảng biển Hải Phòng, cửa ngõ XNK của miền Bắc nơi chiếm hơn 41% kim ngạch XNK cả nước
- Hải Phòng là điểm nóng tăng trưởng tại Việt Nam khi 9 tháng năm
2021 GDP Hải Phòng tăng 12,3% cùng kỳ Hải Phòng đặt kế hoạch mức tăng trưởng giai đoạn 2020 – 2025 tối thiểu đạt trên 14,5%/năm Điều này kéo theo nhu cầu phát triển mạnh cơ sở hạ tầng, trong đó có cảng biển