1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

THẨM ĐỊNH GIÁ CÔNG TY cổ PHẦN CẢNG ĐÌNH vũ

14 3 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

HỌC VIỆN TÀI CHÍNH  BÀI TIỂU LUẬN MÔN ĐỊNH GIÁ TÀI SẢN ĐỀ TÀI THẨM ĐỊNH GIÁ CÔNG TY CỔ PHẦN CẢNG ĐÌNH VŨ ĐANG NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƯỜNG VỚI MÃ CHỨNG KHOÁN LÀ DVP Họ và tên Mã sinh viên KhóaLớp (N.

Trang 1

HỌC VIỆN TÀI CHÍNH



BÀI TIỂU LUẬN MÔN: ĐỊNH GIÁ TÀI SẢN

ĐỀ TÀI: THẨM ĐỊNH GIÁ CÔNG TY CỔ PHẦN CẢNG ĐÌNH VŨ ĐANG NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƯỜNG VỚI MÃ CHỨNG KHOÁN LÀ

DVP

Họ và tên: Mã sinh viên:

Ngày thi: 11/12/2021 Ca thi: 13h30

Năm 2021

Trang 2

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan bản tiểu luận này do tôi độc lập nghiên cứu

Ngày 11 tháng 12 năm 2021

Người cam đoan

Trang 3

MỤC LỤC

PHẦN I LÝ LUẬN CHUNG VỀ THẨM ĐỊNH GIÁ DOANH NGHIỆP 3

1.1 Tổng quan về Thẩm định giá doanh nghiệp 3

1.1.1 Giá trị doanh nghiệp và nhu cầu xác định giá trị doanh nghiệp 3

1.1.1.1 Giá trị doanh nghiệp 3

1.1.1.2 Nhu cầu xác định giá trị doanh nghiệp 3

1.1.2 Các yếu tố tác động đến giá trị doanh nghiệp 3

1.1.2.1 Các yếu tố thuộc về môi trường kinh doanh 3

1.1.2.2 Các yếu tố thuộc về nội tại của doanh nghiệp 3

1.2 Lý thuyết về phương pháp Thẩm định giá doanh nghiệp 4

1.2.1 Phương pháp giá trị tài sản thuần 4

1.2.2 Phương pháp hiện tại hóa các nguồn tài chính tương lai 5

1.2.2.1 Phương pháp định giá chứng khoán 5

1.2.2.2 Phương pháp hiện tại hóa lợi nhuận thuần 6

1.2.2.3 Phương pháp hiện tại hóa dòng tiền thuần (DCF) 6

1.2.3 Phương pháp định giá dựa vào hệ số PER ( hệ số P/E) 7

1.2.4 Phương pháp định lượng Goodwill 7

PHẦN II THẨM ĐỊNH GIÁ CÔNG TY CỔ PHẦN CẢNG ĐÌNH VŨ 8

2.1 Giới thiệu chung về công ty cổ phần Cảng Đình Vũ 8

2.2 Thẩm định giá công ty cổ phần Cảng Đình Vũ 8

2.2.1 Cở sở số liệu định giá và các giả định chung 8

2.2.1.1 Cơ sở số liệu 8

2.2.1.2 Giả định chung: 9

2.2.2 Định giá CTCP Cảng Đình Vũ 9

2.2.2.1 Phương pháp định giá chứng khoán (Cổ phiếu) 9

2.2.2.2 Phương pháp hiện tại hóa lợi nhuận thuần 10

2.2.2.3 Phương pháp định giá dựa vào hệ số PER 11

2.2.3 Đánh giá chung 11

PHẦN III KIẾN NGHỊ, ĐỀ XUẤT CHO QUYẾT ĐỊNH ĐẦU TƯ 12

KẾT LUẬN 12

TÀI LIỆU THAM KHẢO 13

Trang 4

PHẦN I LÝ LUẬN CHUNG VỀ THẨM ĐỊNH GIÁ DOANH NGHIỆP

1.1 Tổng quan về Thẩm định giá doanh nghiệp

1.1.1 Giá trị doanh nghiệp và nhu cầu xác định giá trị doanh nghiệp

1.1.1.1 Giá trị doanh nghiệp

Doanh nghiệp là tổ chức kinh tế có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch ổn định, được đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật nhằm mục đích thực hiện liên tục một, một số hoặc tất cả các công đoạn của quá trình đầu tư, từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc cung ứng dịch vụ trên thị trường nhằm mục đích sinh lợi

Giá trị doanh nghiệp là sự biểu hiện bằng tiền về các khoản thu nhập mà doanh nghiệp mang lại cho nhà đầu tư trong quá trình kinh doanh

1.1.1.2 Nhu cầu xác định giá trị doanh nghiệp

Nhu cầu xác định giá trị doanh nghiệp được xuất phát từ các yêu cầu quản lý

và các giao dịch:

- Định giá doanh nghiệp xuất phát từ yêu cầu của hoạt động mua bán, sáp nhập, hợp nhất hoặc chia nhỏ doanh nghiệp

- Giá trị doanh nghiệp là loại thông tin quan trọng để các nhà quản trị phân tích, đánh giá trước khi ra các quyết định về kinh doanh và tài chính có liên quan đến doanh nghiệp được đánh giá

- Trong cách nhìn của các nhà đầu tư, của người cung cấp, thông tin về giá trị doanh nghiệp cho người ta một sự đánh giá tổng quát về uy tín kinh doanh, về khả năng tài chính và vị thế tín dụng để từ đó có cơ sở đưa ra các quyết định đầu tư tài trợ hoặc có tiếp tục cấp tín dụng cho doanh nghiệp nữa hay không

- Giá trị doanh nghiệp là loại thông tin quan trọng trong quản lý kinh tế vĩ mô

1.1.2 Các yếu tố tác động đến giá trị doanh nghiệp

1.1.2.1 Các yếu tố thuộc về môi trường kinh doanh

- Môi trường kinh doanh tổng quát bao gồm: môi trường kinh tế, môi trường chính trị, môi trường văn hóa xã hội, môi trường khoa học – công nghệ

- Môi trường đặc thù bao gồm: quan hệ doanh nghiệp với khách hàng , quan hệ doanh nghiệp với nhà cung cấp, các hãng cạnh tranh, các cơ quan nhà nước

1.1.2.2 Các yếu tố thuộc về nội tại của doanh nghiệp

- Hiện trạng về tài sản trong doanh nghiệp

Trang 5

- Vị trí kinh doanh

- Uy tín kinh doanh

- Trình độ kĩ thuật và tay nghề của người lao động

- Năng lực quản trị kinh doanh

1.2 Lý thuyết về phương pháp Thẩm định giá doanh nghiệp

Định giá doanh nghiệp là sự ước tính bằng tiền với độ tin cậy cao nhất các khoản thu nhập mà doanh nghiệp có thể tạo ra trong quá trình sản xuất kinh doanh, làm cơ sở cho các hoạt động giao dịch thông thường của thị trường

1.2.1 Phương pháp giá trị tài sản thuần

- Cơ sở lý luận: Doanh nghiệp về cơ bản giống như một loại hàng hóa thông thường Sự hoạt động của doanh nghiệp bao giờ cũng được tiến hành trên cơ sở một lượng tài sản có thực, chúng cấu thành thực thể của doanh nghiệp Tài sản của doanh nghiệp hình thành từ hai nguồn vốn: chủ sở hữu và vay nợ Vì vậy, giá trị của doanh nghiệp (với chủ sở hữu) được tính bằng tổng giá trị của số tài sản mà doanh nghiệp hiện đang sử dụng vào sản xuất kinh doanh trừ đi khoản nợ phải trả

- Công thức tổng quát:

V0 = Vt –Vn

V0 : giá trị tài sản thuần thuộc về chủ sở hữu DN

Vt : Tổng giá trị TS mà doanh nghiệp đang sử dụng vào SXKD

Vn : Giá trị các khoản nợ

- Cách thứ nhất: Dựa vào bảng cân đối kế toán tại thời điểm đánh giá, lấy tổng giá trị TS phản ánh ở phần TS trừ đi các khoản nợ phải trả bên nguồn vốn

- Cách thứ hai: Đánh giá lại giá trị tài sản theo giá trị thị trường tại thời điểm định giá Giá trị tài sản thuần bằng chênh lệch giữa giá trị tài sản theo giá thị trường với giá trị thị trường của tổng nợ phải trả

- Ưu, nhược điểm: Phương pháp này có ưu điểm là đơn giản, dễ tính toán, chứng minh được giá trị doanh nghiệp được đảm bảo bằng một tài sản có thực và chỉ ra được giá trị tối thiểu của doanh nghiệp, thích hợp với những doanh nghiệp nhỏ, tài sản chủ yếu là tài sản hữu hình Tuy nhiên, phương pháp này có hạn chế là đánh giá doanh nghiệp trong trạng thái tĩnh; bỏ qua phần lớn các yếu tố phi vật chất; nhiều trường hợp xác định giá trị tài sản thuần quá phức tạp và tốn kém

Trang 6

1.2.2 Phương pháp hiện tại hóa các nguồn tài chính tương lai

Quan điểm chung: Giá trị doanh nghiệp được đo bằng độ lớn của các khoản thu nhập mà doanh nghiệp đó có thể mang lại cho nhà đầu tư

1.2.2.1 Phương pháp định giá chứng khoán

- Cơ sở lý luận : Giá trị thực của một cổ phiếu phải được đánh giá bằng độ lớn của khoản thu nhập mà chủ sở hữu hy vọng sẽ nhận được từ chính doanh nghiệp đó Theo đó, giá trị doanh nghiệp ( đối với chủ sở hữu) sẽ bằng tổng giá trị thị trường của số cổ phiếu đang lưu hành

- Công thức tổng quát:

PV0 =

PV0 : Giá trị thực của một cổ phiếu

dt : Lợi tức nhận được từ việc đầu tư cổ phiếu

Pn : Mệnh giá của cổ phiếu cuối chu kỳ đầu tư

i : Tỷ suất hiện tại hóa

n : Thời gian nhà đầu tư nhận được thu nhập

Giả định 1: Doanh nghiệp có thể chi trả lợi tức cổ phần một cách ổn định hàng năm

PV0 =

Giả định 2: Lợi tức cổ phiếu chi trả hàng năm tăng một cách đều đặn theo một tỷ lệ

ổn định là g (với g < i), ta có:

PV0 =

Giả định 3: lợi tức cổ phiếu chi trả hàng năm khác nhau cho tới thời điểm n, từ n+1 trở đi giả thiết tăng đều với tốc độ là g ( với g < i ):

PV0 = ∑

- Ưu điểm và hạn chế:

+ Ưu điểm: Đây là phương pháp đầu tiên tiếp cận một cách trực tiếp đên các khoản thu nhập dưới hình thức lợi tức cổ phần để xác định giá trị chứng khoán Đặc biệt phù hợp với các nhà đầu tư thiếu số và với những doanh nghiệp có chứng khoán giao dịch trên thị trường

+ Hạn chế: Khó khăn khi dự báo cổ phần và phụ thuộc vào chính sách phân chia lợi tức cổ phần tương lai Việc xác định tham số có tính thuyết phục không cao

Trang 7

1.2.2.2 Phương pháp hiện tại hóa lợi nhuận thuần

- Cơ sở lý luận: Trong quá trình sản xuất, doanh thu của doanh nghiệp sau khi trừ

đi các khoản chi phí, thực hiện nghĩa vụ với nhà nước, phần còn lại gọi là lợi nhuận thuần Giá trị doanh nghiệp sẽ được đo bằng độ lớn của các khoản lợi nhuận thuần mà doanh nghiệp có thể mang lại cho chủ sở hữu trong suốt thời gian tồn tại

của doanh nghiệp

- Công thức : V0 = ∑

V0 : Giá trị doanh nghiệp

Prt : Lợi nhuận thuần năm thứ t

Cho Prt = Prt = = Prt = Prt và t ∞ Khi đó, công thức có thể viết lại như sau:

V0 =

Pr được xác định bằng lợi nhuận ròng dự kiến trong tương lai hoặc lợi nhuận bình quân trong quá khứ

- Ưu điểm và hạn chế:

+ Ưu điểm: Phù hợp cho các doanh nghiệp không có nhiều tài sản để khấu hao và lợi nhuận để lại là không đáng kể; góp phần dự báo lợi nhuận sau thuế trong tương lai; giúp đánh giá với độ chính xác cao chu kỳ kinh doanh của doanh nghiệp

+ Hạn chế: Việc điều chỉnh số liệu quá khứ để rút ra tính quy luật của lợi nhuận

trong tương lai không phù hợp với chiến lược của doanh nghiệp Khó khăn trong việc xác định tỷ suất hiện tại hóa cũng như tính không hiện thực khi t ∞

1.2.2.3 Phương pháp hiện tại hóa dòng tiền thuần (DCF)

- Cơ sở lý luận: Phương pháp xác định giá trị doanh nghiệp dựa trên quyết định của nhà đầu tư đa số, mua doanh nghiệp giống như việc đổi lấy một dự án được triển khai, một cơ hội để theo đó nhà đầu tư sau khi nắm quyền kiểm soát còn có thể điều khiển dự án

- Công thức tổng quát:

V0 = ∑

V0: là giá trị thực của doanh nghiệp

: là thu nhập thuần năm thứ t (CFt = dòng tiền vào năm t – dòng tiền ra năm t) : là giá trị doanh nghiệp cuối chu kỳ đầu tư

Trang 8

i: là tỷ suất hiện tại hóa

- Ưu điểm và hạn chế của phương pháp:

+ Ưu điểm: Tiếp cận dựa trên góc nhìn của nhà đầu tư đa số; xác định được giá trị cao nhất mà nhà đầu tư có thể bỏ thầu; xem xét giá trị doanh nghiệp trong trạng thái động

+ Hạn chế: Khó khăn khi ước lượng các tham số; hạn chế khi áp dụng với các doanh nghiệp nhỏ; đòi hỏi chuyên môn cao và lượng thông tin lớn

1.2.3 Phương pháp định giá dựa vào hệ số PER ( hệ số P/E)

- Cơ sở phương pháp luận: Phương pháp này dựa trên giá trị của các doanh nghiệp

“tương đương”, hoặc “có thể so sánh” để tìm ra giá trị của doanh nghiệp cần định giá Được áp dụng khi có thị trường chứng khoán phát triển, có nhiều doanh nghiệp “tương đương” đang được niêm yết và giao dịch trên thị trường

- Phương pháp xác định:

Giá trị doanh nghiệp đối với chủ sở hữu = Lợi nhuận dự kiến đạt được P/E

- Ưu điểm và hạn chế: Phương pháp có cơ sở lý thuyết không được rõ ràng, mang nặng tính kinh nghiệm Mặc dù vây, phương pháp được sử dụng khá phổ biến bởi cho phép ước lượng một cách tương đối và nhanh chóng về giá trị doanh nghiệp

1.2.4 Phương pháp định lượng Goodwill

- Cơ sở lý luận: Giá trị doanh nghiệp không chỉ bao gồm giá trị tài sản hữu hình mà

gồm cả giá trị tài sản vô hình Giá trị của tài sản vô hình trong một doanh nghiệp được tính bằng giá trị hiện tại của khoản thu nhập do tài sản vô hình tạo ra Tức là

bằng giá trị hiện tại của các khoản siêu lợi nhuận

- Phương pháp xác định: Giá trị doanh nghiệp bằng tổng giá trị các tài sản hữu hình

và tài sản vô hình

V0 = ANC +GW ANC: Giá trị tài sản thuần

GW: Giá trị tài sản vô hình

- Ưu điểm và hạn chế: Đây là phương pháp duy nhất xác định giá trị tài sản vô hình của doanh nghiệp và có cơ sở vững chắc nhất Xác định giá trị doanh nghiệp tính đến lợi ích của cả người mua và người bán Tuy nhiên, nếu dựa trên lập luận siêu lợi nhuận sẽ thiếu cơ sở để dự báo thời hạn và thiếu căn cứ xây dựng các giả

thuyết về tương lai

Trang 9

PHẦN II THẨM ĐỊNH GIÁ CÔNG TY CỔ PHẦN CẢNG ĐÌNH VŨ

2.1 Giới thiệu chung về công ty cổ phần Cảng Đình Vũ

Cảng Đình Vũ được thành lập theo mô hình công ty cổ phần với tên gọi là Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển Cảng Đình Vũ gọi tắt là Cảng Đình Vũ theo Quyết định số 990/QĐ-TGĐ ngày 11 tháng 11 năm 2002 của Tổng Giám đốc Tổng Công ty Hàng hải Việt Nam Vốn điều lệ khi thành lập công ty là 100 tỷ, do các Cổ đông sáng lập gồm: Cảng Hải Phòng chiếm 51% cùng một số pháp nhân khác và cán bộ công nhân viên Cảng Hải phòng

Ngày 19 tháng 12 năm 2002 Đại hội đồng cổ đông lần thứ nhất thông qua Điều lệ tổ chức và hoạt động của Công ty đánh dấu sự ra đời của Cảng Đình vũ Ngày 14/01/2003, Cảng Đình Vũ chính thức đi vào hoạt động

Địa bàn kinh doanh thuộc Khu công nghiệp Đình Vũ, Phường Đông Hải 2, Quận Hải An, TP Hải Phòng

Ngành nghề kinh doanh chính của công ty:

- Dịch vụ xếp dỡ, giao nhận, lưu giữ bảo quản hàng hóa, kinh doanh kho bãi

- Dịch vụ đại lý vận tải; xuất nhập khẩu, vận chuyển hàng hoá đa phương thức;

- Cung cấp dịch vụ hàng hải, dịch vụ lai dắt, hỗ trợ tàu biển

DVP là một trong những doanh nghiệp cảng biển có hiệu quả hoạt động tốt nhất tại khu vực Hải Phòng và có uy tín lớn trong lĩnh vực khai thác hàng container Thời gian qua công ty chịu áp lực không nhỏ từ cạnh tranh trong khu vực, xu hướng dịch chuyển của khách hàng và tác động từ dịch bệnh nhưng DVP vẫn có khả năng duy trì hoạt động kinh doanh ổn định trong dài hạn Do vậy, việc thẩm định giá CTCP Cảng Đình Vũ là cần thiết, quan trọng khi xác định mục tiêu đầu tư dài hạn vào DVP

2.2 Thẩm định giá công ty cổ phần Cảng Đình Vũ

2.2.1 Cở sở số liệu định giá và các giả định chung

2.2.1.1 Cơ sở số liệu

- Báo cáo tài chính CTCP Cảng Đình Vũ trong giai đoạn 2016 - 2020

- Báo cáo tài chính và số liệu công bố trên thị trường của một số doanh nghiệp hoạt động cùng ngành như CTCP Container Việt Nam, CTCP Cảng Đoạn Xá, CTCP Cảng Cát Lái, CTCP Cảng Đồng Nai

- Trang thông tin kinh tế, tài chính, chứng khoán

Trang 10

2.2.1.2 Giả định chung:

- Trong thực tế, tỷ suất chiết khấu (i) có thể được chọn là lãi suất trái phiếu kho bạc, lãi suất cho vay dài hạn hoặc được tính bằng nghịch đảo của tỷ số PER

Theo thông tin công bố trên thị trường, tỷ số PER cơ bản của công ty cổ phần Cảng Đình Vũ năm 2020 là 7,88 Ta có:

i = Thêm vào đó, tỷ số PER trong giai đoạn 2016 - 2020 và 3 quý đầu năm 2021 không có nhiều biến động Như vậy, có thể sử dụng tỷ suất chiết khấu hợp lý là 12,69%

- Theo Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng biển Việt Nam giai đoạn

2021-2030, tầm nhìn tới năm 2050, ngành cảng biển có mục tiêu tăng trưởng ở mức 3,5% - 6,1%, trong đó cảng biển Hải Phòng thuộc khu vực được đầu tư phát triển mạnh trong thời gian tới Cùng với đó, theo thông tin công bố trên thị trường, trong

3 năm gần nhất công ty trả cổ tức bằng tiền tỷ lệ cao từ 40% -50% Trong đó, năm

2020 công ty chi 160 tỷ đồng chi trả cổ tức, lợi nhuận sau thuế là 237,680 tỷ đồng

Tỷ lệ chi trả cổ tức =

g = ROE (1- tỷ lệ chi trả cổ tức) = 18,5% (1 – 67,32%) = 6,04 %

Như vậy, có thể lựa chọn mức tăng cổ tức đều đặn hàng năm (g) hợp lý là 6,04%

2.2.2 Định giá CTCP Cảng Đình Vũ

Từ những số liệu thu thập được để tiến hành định giá công ty Cảng Đình Vũ, bài tiểu luận sử dụng 3 phương pháp chủ yếu là phương pháp định giá chứng khoán, phương pháp hiện tại hóa lợi nhuận thuần và phương pháp định giá dựa vào chỉ số PER

2.2.2.1 Phương pháp định giá chứng khoán (Cổ phiếu)

Công ty hiện có 40.000.000 cổ phiếu đang lưu hành

d0 = (VND/ cổ phiếu)

d1 = (VND/ cổ phiếu)

PV0 =

(VND/ cổ phiếu) Ngoài ra, sử dụng kết hợp với phương pháp P/B để định giá cổ phiếu:

Ngày đăng: 05/12/2022, 14:10

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w