Quyết định về xác định qui mô mẫu được chọn
Qui mô mẫu được chọn sau khi kiểm toán viên quyết định về thể thức kiểm toán cần áp dụng Quy mô mẫu có thể gồm một phần tử hay tất cả các phần tử trong tổng thể đang nghiên cứu Quy mô mẫu thay đổi trong các cuộc kiểm toán Tuy nhiên, với khoản mục phát sinh nghiệp vụ ít, giá trị lớn, ta có thể kiểm tra chi tiết tất cả các nghiệp vụ phát sinh đối với khoản mục này.
Ví dụ: Đối với khoản mục TSCĐ, nghiệp vụ phát sinh trong kỳ thường không nhiều nhưng giá trị lớn, KTV thường áp dụng kiểm tra chi tiết tất cả các nghiệp vụ phát sinh đối với TSCĐ. Đối với khoản mục có các nghiệp vụ phát sinh trong năm tài chính là lớn, và có xu hướng lặp lại nội dung phát sinh thì công ty áp dụng phương pháp chọn mẫu Việc quyết định sử dụng phương pháp chọn mẫu trong Công ty kiểm toán AASC phụ thuộc vào tiến độ cụ thể của cuộc kiểm toán; việc đánh giá rủi ro và hiệu quả của cuộc kiểm toán của các KTV KTV cần tin tưởng vào sự hữu hiệu của phương pháp đã sử dụng để thu thập bằng chứng đầy đủ và thích hợp Thông thường các KTV ở AASC thường áp dụng phương pháp chọn mẫu theo xét đoán và ngẫu nhiên, dựa vào nội dung của các nghiệp vụ phát sinh Đối với một khoản mục cụ thể, những nghiệp vụ phát sinh với nội dung giống nhau thì KTV chọn mẫu ngẫu nhiên một số nghiệp vụ phát sinh với giá trị lớn, hoặc có thể chọn mẫu theo đối tượng khách hàng.
Ví dụ đối với khoản mục nguyên vật liệu, số lượng mua hàng trong một năm của công ty khách hàng là rất nhiều Vì vậy KTV chọn mẫu một số những nghiệp vụ phát sinh đối với khoản mục nguyên vật liệu theo đối tượng khách hàng cung cấp nguyên vật liệu cho Công ty khách hàng của kiểm toán.
Quyết định về khoản mục cá biệt được chọn từ tổng thể
Sau khi KTV xác định xong quy mô mẫu chọn, KTV xác định các phần tử cá biệt để kiểm tra cụ thể từ mẫu được chọn, thông thường trong quá trình chọn mẫu tại Công ty AASC, các KTV áp dụng phương pháp chọn mẫu theo xét đoán nên quyết định về các khoản mục cá biệt chọn từ mẫu là chọn theo phương pháp chọn toàn bộ Tuy nhiên
KTV có thể lựa chọn các phần tử đặc biệt từ tổng thể mẫu dựa trên các nhân tố như sự hiểu biết về tình hình kinh doanh của khách hàng dựa vào hồ sơ hoặc báo cáo kiểm toán năm trước, đánh giá ban đầu về rủi ro tiềm tàng và rủi ro kiểm soát cũng như các đặc điểm của mẫu được chọn, kết hợp với tiến độ thực hiện cuộc kiểm toán Từ tiến độ đó KTV có thể xác định xem có nên kiểm tra tài liệu đối với tất cả các phần tử trong mẫu đã chọn không hay chọn lọc những phần tử cá biệt nhất từ tổng thể Các phần tử đặc biệt được chọn có thể là:
+ Các phần tử có giá trị lớn, quan trọng, bất thường hoặc thường xuyên xảy ra sai sót trước đây: ví dụ kiểm tra chi tiết các khoản phải thu, KTV thường chọn những nghiệp vụ phát sinh lớn, đối với khoản mục chi phí quản lý doanh nghiệp, KTV chọn những nội dung bất thường như các hóa đơn tiếp khách giá trị lớn, thưởng cho nhân viên …
+ Các phần tử thích hợp cho mục đích thu thập thông tin (về những vấn đề như tình hình kinh doanh, nội dung các nghiệp vụ, hệ thống kế toán và hệ thống kiểm soát nội bộ của đơn vị được kiểm toán): kiểm tra chọn mẫu một số hóa đơn như hóa đơn về chi tiền mặt xem phiếu chi có đầy đủ chữ ký của những người có thẩm quyền không, …
Thời gian hoàn thành các thể thức
KTV xác định thời điểm bắt đầu và kết thúc các thủ tục kiểm toán đã đề ra sau khi thỏa thuận với khách hàng Thường thì trưởng nhóm kiểm toán sẽ quyết định thời gian hoàn thành công việc và phân công công việc cho từng thành viên trong nhóm
Kết quả của các quyết định này được thể hiện trong chương trình kiểm toán.Chương trình kiểm toán cụ thể sẽ mô tả các thể thức kiểm toán, quy mô mẫu các khoản mục cụ thể, mẫu được chọn và thời gian hoàn thành cho từng yếu tố cấu thành của báo cáo tài chính.
Vận dụng kỹ thuật thu thập bằng chứng kiểm toán trong kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty AASC thực hiện
Kiểm kê
Công ty TNHH Tư vấn Tài chính Kế toán và Kiểm toán, các KTV đến công ty khách hàng tham gia kiểm kê vào cuối niên độ kế toán Ưu điểm của kỹ thuật kiểm kê là cung cấp bằng chứng có độ tin cậy cao Vì kiểm kê là quá trình xác minh sự hiện hữu của tài sản, mang tính khách quan, quá trình thực hiện kỹ thuật này đơn giản, phù hợp với chức năng xác minh của kiểm toán Qui trình kiểm kê của các KTV đối với các loại tài sản của khách hàng kiểm toán được thực hiện:
Thứ nhất, đối với tài sản tiền mặt:
Trước khi tham gia kiểm kê, các KTV thu thập các thông tin từ phía khách hàng về thời gian, địa điểm của kiểm kê tiền mặt, đồng thời thông báo cho khách hàng về sự tham gia của KTV: thời gian, địa điểm tham gia và số người tham gia kiểm kê.
Trong quá tình thực hiện kiểm kê quĩ tiền mặt, KTV cùng các nhân viên công ty khách hàng: thủ quĩ, kế toán tiền mặt, kế toán trưởng trực tiếp đếm tiền mặt có trong két theo từng loại tiền ghi lại kết quả ra giấy làm việc làm căn cứ cho việc phát hành biên bản kiểm kê quĩ Đối chiếu kết quả đếm được với số dư tiền mặt trên sổ, nếu có sai lệch thì tìm nguyên nhân.
Kết thúc quá trình kiểm kê quĩ, KTV cùng nhân viên viên công ty khách hàng thống nhất và phát hành biên bản kiểm kê quĩ Ví dụ về một mẫu kiểm kê quĩ tại một khách hàng của AASC:
Biểu 1.1: Biên bản kiểm kê quỹ tiền mặt
BIÊN BẢN KIỂM KÊ TIỀN MẶT - VNĐ
Ngày kiểm kê 31 tháng 12 năm 2009
Khách hàng: Công ty Cổ phần A
Quỹ: Tiền mặt Đại diện Công ty TNHH Tư vấn Tài chính Kế toán và Kiểm toán AASC Ông (Bà): Hoàng Thị Nga KTV Ông (Bà): Nguyễn Thi Hoa Trợ lý KTV Đại diện khách hàng Ông (Bà): Hoàng Lê Nga Chức vụ: Kế toán trưởng Ông (Bà): Trần Thúy Hồng Chức vụ: Kế toán Ông (Bà): Nguyễn Hoàng Lan Chức vụ: Thủ quỹ
Cùng kiểm kê quỹ tiền mặt VNĐ như sau:
Loại giấy bạc Số tờ Thành tiền
Giải thích chênh lệch: Thiếu là do có không tiền lẻ
KTV chứng kiến kiểm kê Đại diện khách hàng
Hoàng Thi Nga Hoàng Lê Nga
Thứ hai, đối với tài sản là hàng tồn kho, TSCĐ:
Tìm hiểu khách hàng có bao nhiêu kho, chủng loại vật tư, hàng hóa, TSCĐ Tìm hiểu xem khách hàng có nhận hàng hóa ký gửi hay gửi hàng hóa ở nơi khác? Tính toán số mẫu cần phải thu thập trong quá trình quan sát kiểm kê Số mẫu thông thường là theo mặt hàng Do vậy khi chọn một mặt hàng và mặt hàng đó để rải rác trong kho thì phải đếm hết mặt hàng đó trong một kho.
Dựa trên số mẫu đã chọn, tiến hành quan sát kiểm kê, đếm lại hoặc cùng đếm với khách hàng so sánh với số ghi trên sổ hoặc thẻ kho, và trên bảng theo dõi TSCĐ.
Chọn ngẫu nhiên một số mặt hàng, vật tư tại thực tế, đếm hoặc yêu cầu khách hàng đếm, đối chiếu số liệu thực tế với sổ hoặc thẻ kho Còn TSCĐ thì phải đếm toàn bộ.
Tìm hiểu nguyên nhân của mọi chênh lệch giữa số đếm thực tế và số ghi nhận trên sổ sách Lấy chữ ký xác nhận của những người tham gia đếm vào biên bản kiểm kê thực tế.
Phân tích
Qui trình phân tích tại AASC sử dụng cả ba loại hình phân tích gồm: phân tích xu hướng biến động số dư của các khoản mục, phân tích tỷ suất, kiểm tra tính hợp lý về số dư giữa các khoản mục và trong từng khoản mục giữa các tháng với nhau Cụ thể là phân tích các số liệu, thông tin, tỷ suất quan trọng; tìm ra những xu hướng biến động; tìm ra mối quan hệ có mâu thuẫn khác biệt.
Trong phần lập kế hoạch kiểm toán, thủ tục phân tích xu hướng và phân tích tỷ suất được áp dụng để thu thập hiểu biết về tình hình tài chính và những biến động quan trọng về kế toán cũng như các hoạt động kinh doanh của khách hàng, giúp KTV xác định được những vấn đề nghi vấn và tập trung vào những khoản mục trọng yếu, đồng thời phân bổ rủi ro hợp lý cho các khoản mục trọng yếu
Trong phần thực hiện kế hoạch kiểm toán, thủ tục phân tích xu hướng và kiểm tra tính hợp lý tại AASC được các KTV áp dụng với các khoản mục có số dư lớn, và có biến động lớn, xu hướng phân tích có thể phân tích biến động theo các tháng của cùng một khoản mục, hoặc so sánh sự biến động giữa các khoản mục liên quan, bằng cách sử dụng các bảng theo dõi sự biến động hoặc sử dụng biểu đồ:
+ Với khoản mục doanh thu, thực hiện phân tích với Doanh thu, giảm giá hàng bán, thu nhập khác: (trích chương trình kiểm toán của AASC đối với khoản mục doanh thu):
So sánh với kỳ trước, với kế hoạch, nếu có biến động bất thường cần tìm hiểu rõ nguyên nhân.
Lập bảng phân tích tổng quát quan hệ đối ứng tài khoản và nhận dạng các quan hệ bất thường
Lập bảng phân tích doanh thu theo thuế suất, theo từng tháng và theo từng loại doanh thu, lập bảng phân tích doanh thu trong mốt quan hệ với giá vốn, với thuế GTGT và với số dư công nợ phải thu (liên quan đến việc thực hiện chính sách bán hàng của đơn vị trên thực tế) Nhận dạng sự tăng hay giảm bất thường của các chỉ tiêu phân tích này.
Tính tỷ lệ lãi gộp theo từng tháng, từng quý So sánh số dư doanh thu chưa thực hiện trước (TK 3387) cuối kỳ với kỳ trước theo từng loại doanh thu, nếu có biến động bất thường cần tìm hiểu rõ nguyên nhân.
So sánh tỷ trọng lợi nhuận thuần từ hoạt động SXKD với doanh thu thuần giữa kỳ này với kỳ trước để đánh giá khả năng sinh lời từ doanh thu bán sản phẩm qua các kỳ.
+ Với khoản mục tiền, phân tích sự biến động giữa các tháng của Công ty B, bằng sơ đồ exel:
Biểu 1.2: Bảng phân tích biến động tiền mặt theo tháng
(Trích giấy tờ làm việc của KTV)
Công ty TNHH dịch vụ tư vấn tài chính kế toán và kiểm toán
Auditing and Accounting Financial Consultancy Service
Company Ltd (AASC) thành viên inpact quốc tế
Tên khách hàng Công ty ABC
Niên độ kế toán 01/01/2008 - 31/12/2008 Tham chiếu C1S
Khoản mục Tiền mặt Người thực hiện TDQ
Bước công việc Phân tích biến động theo tháng Ngày thực hiện 4/4/2010
Tài khoản: 111 Tiền mặt Tháng Phát sinh Nợ Phát sinh Có Tỷ trọng Nợ Tỷ trọng Có Ghi chú
Qua bảng phân tích biến động và qua sơ đồ cho thấy, biến động phát sinh khoản mục tiền tại tháng bảy của công ty khách hàng là lớn nhất KTV TDQ tập trung nghi vấn vào tháng bảy và phỏng vấn kế toán tiền mặt để tìm nguyên nhân.
+ Với hàng tồn kho: Thu thập thông tin về chính sách kế toán áp dụng: phương pháp xác định số lượng hàng tồn kho cuối kỳ (như kê khai thường xuyên, kiểm kê thực tế) và xác định giá hàng tồn kho (như giá đích danh, LIFO, FIFO, giá bình quân) được áp dụng tại đơn vị để phục vụ mục đích lập báo cáo tài chính.
So sánh vòng quay hàng tồn kho qua các năm, tìm ra những biến động lớn, bất thường và giải thích nguyên nhân.
Xem xét sự biến động của hàng mua, hàng xuất qua các tháng và tìm hiểu nguyên nhân nếu có đột biến
So sánh giá trị hàng tồn kho với niên độ kế toán trước và kế hoạch hoặc định mức dự trữ (nếu có).
Trong giai đoạn kết thúc kiểm toán, thủ tục phân tích được áp dụng để soát xét lại một lần nữa tính hợp lý trong báo cáo tài chính đã được kiểm toán Nếu không có bút toán điều chỉnh lớn, bảng phân tích này sẽ không thay đổi gì đáng kể so với trước khi kiểm toán.
Tính toán
KTV thực hiện kỹ thuật tính toán với mục tiêu đảm bảo tính chính xác về mặt số học trong việc tính toán và ghi sổ Đối với kiểm tra tính chính xác của việc ghi sổ,KTV thực hiện lại các phép tính cộng dọc, hoặc cộng ngang đối chiếu các chứng từ có liên quan để xem cùng một thông tin được phản ánh trên chứng từ khác, ở những nơi khác nhau xem có sự sai khác về mặt số học không Kỹ thuật này chỉ quan tâm đến tính chính xác về mặt số học, chưa chú ý đến sự phù hợp của phương pháp tính được sử dụng Do đó kỹ thuật này thường được sử dụng kết hợp với các phương pháp kỹ thuật khác như xác minh tài liệu, kiểm tra vật chất, phân tích… trong quá trình thu thập bằng chứng kiểm toán.
Ví dụ thực hiện kỹ thuật tính toán lại đối với khoản mục thuế giá trị gia tăng được khấu trừ của các KTV Công ty AASC, với khách hàng là Công ty X: thu thập sổ tổng hợp chữ T của tài khoản 133:
Biểu 1.3: Mẫu sổ tổng hợp chữ T mà AASC thu thập
(trích giấy tờ làm việc của KTV)
SỔ TỔNG HỢP CHỮ T CỦA CÁC TÀI KHOẢN
TK đối ứng Tên tài khoản Phát sinh nợ Phát sinh có
Tổng phát sinh nợ: 2 513 866 429 Tổng phát sinh có: 2 414 478 429
Số dư cuối kỳ: 104 215 000 Ag
KTV thực hiện phương pháp công dọc trên cột phát sinh nợ, phát sinh có, đối chiếu với số tổng xem có khớp không. Đồng thời KTV thu thập tờ khai thuế các tháng tại Công ty X, ghi ra giấy tờ làm việc số thuế được khấu trừ phát sinh trong tháng, thực hiện phép tính tổng, đối chiếu với tổng phát sinh nợ, nếu có chênh lệch thì tìm nguyên nhân:
Biểu 1.4: Mẫu trang kết luận đối với khoản mục 133
(trích giấy tờ làm việc của KTV)
CÔNG TY TNHH DỊCH VỤ TƯ VẤN TÀI CHÍNH KẾ TOÁN VÀ KIỂM TOÁN AASC
Tên khách hàng Công ty Cổ Phần X
Kết luận kiểm toán Công việc đã tiến hành
Công việc thực hiện đối với phần 133 _ đã tiến hành theo chương trình kiểm toán từ _ đến _
Các vấn đề phát sinh và kiến nghị
Số dư đầu kỳ: 4 827 000 Ly Tổng phát sinh nợ: 2 513 866 429 (1) Tổng phát sinh có: 2 414 478 429
Số dư cuối kỳ: 104 215 00 Ag Theo đối chiếu với tờ khai thuế, tổng thuế được khấu trừ kỳ này: 2 434 544 429 (2)
Do: Hóa đơn mua nguyên vật liệu tri giá 79 322 000 đó vào sổ nhưng kê khai chậm, kê khai bổ sung vào 2010
Dựa vào kết quả công việc, theo ý kiến tôi: Ngoại trừ vấn đề nêu trên
Cơ sở dẫn liệu cho phần 133 là thích hợp trên các khía cạnh trọng yếu và tổng số dư (phát sinh) _ là trung thực theo đúng các nguyên tắc kế toán được chấp nhận chung và được lập nhất quán với các năm trước.
Ngày 06/03/2010 Người thực hiện: _NTH
Gửi thư xác nhận
Gửi thư xác nhận là phương pháp thu thập các ý kiến xác nhận của những người có trách nhiệm, liên quan, am hiểu công việc hoặc đối tượng cần kiểm toán ở trong hoặc ngoài doanh nghiệp Với AASC, các KTV thường gửi thư xác nhận theo đối tượng công nợ: công nợ tạm ứng, công nợ phải thu, phải trả, công nợ với ngân hàng, …
Quá trình gửi thư xác nhận có thể được tiến hành bởi các kế toán viên công ty khách hàng từ trước hoặc do KTV trực tiếp gửi thư xác nhận nếu công ty khách hàng chưa cung cấp Mẫu thư xác nhận thường là văn bản gửi đến đối tượng liên quan xác nhận thông tin mà KTV quan tâm để phục vụ cho mục đích kiểm toán.
Công ty TNHH Tư vấn Tài chính Kế toán và kiểm toán có yêu cầu rất nghiêm ngặt về việc kiểm soát quá trình gửi thư xác nhận nhằm đảm bảo thông tin thu thập được là đáng tin cậy KTV cũng cần phải đảm bảo rằng đã gửi các nội dung đề nghị xác nhận đến đúng địa chỉ và các phản hồi sẽ được gửi trực tiếp tới KTV KTV cũng phải xem xét tới việc các thông tin phản hồi có được gửi cho những người liên quan hay không
Nếu việc gửi thư xác nhận không có phản hồi, KTV thực hiện các thủ tục kiểm toán khác thay thế Các thủ tục kiểm toán bổ sung đó phải cung cấp đầy đủ bằng chứng kiểm toán thích hợp về các cơ sở dẫn liệu của báo cáo tài chính mà yêu cầu xác nhận định đưa ra Các thủ tục kiểm toán thay thể có thể là kiểm tra chi tiết các nghiệp vụ phát sinh hình thành số dư, hoặc kiểm tra các nghiệp vụ phát sinh sau ngày khóa sổ để đảm bảo số dư được ghi nhận là có thực.
Cùng với sự phát triển ngày càng cao trong việc sử dụng công nghệ thông tin, thư xác nhận ngày càng được các KTV Công ty AASC quan tâm và sử dụng nhiều, vì nó đảm bảo độ tin cậy cao và tính chính xác của nguồn thông tin phản hồi mà họ nhận được thông qua các hình thức lưu chuyển điện tử như fax hay thư điện tử
Một số mẫu thư xác nhận liên quan đến đối tượng công nợ tại AASC:
Biêu 1.5: Mẫu thư xác nhận các khoản phải thu, phải trả
(Trích giấy tờ làm việc của KTV)
THƯ XÁC NHẬN SỐ DƯ
Kính gửi: Ông (Bà)_Kế toán trưởng Công ty X Địa chỉ: Để phục vụ cho yêu cầu kiểm toán hàng năm, xin Quý Ông (Bà) vui lòng điền vào mẫu dưới đây các thông tin tại thời điểm 31/12/2009 Để đảm bảo thời hạn phát hành Báo cáo kiểm toán, xin Quý Ông (Bà) ký và gửi trực tiếp cho các Kiểm toán viên của chúng tôi bằng đường thư hoặc Fax.
Xin Quý Ông (Bà) lưu ý rằng việc xác nhận này phục vụ cho việc đối chiếu của Kiểm toán, chứ không phải yêu cầu thanh toán Cũng xin lưu ý rằng các khoản thanh toán phát sinh sau ngày 31 tháng 12 năm 2009 không bao gồm trong số liệu này.
Xin trân trọng cảm ơn.
Công ty Cổ phần X Giám đốc
Kính gửi: Bà Trần Thị Mai Hương_ Phó trưởng phòng kiểm toán 5
Công tyTNHH Tư vấn Tài chính Kế toán và Kiểm toán(AASC)
Số 01 Lê Phụng Hiểu - Hà nội ĐT: 8.241990/1, Fax: 84.4-8.253973
Chúng tôi xác nhận rằng tài khoản thanh toán của chúng tôi với Công ty Cổ phần Y tại thời điểm 31 tháng 12 năm 2009 có số dư như sau:
Chúng tôi phải trả: 334 486 990 Chúng tôi phải thu:
Trần Huyền Lan Đối chiếu thư phản hồi với số liệu trên sổ, nếu không có chênh lệch, KTV kết luận số dư được ghi nhận đầy đủ và chính xác, không tồn tại sai phạm trọng yếu Nếu thấy có chênh lệch thì phải phỏng vấn khách hàng để tìm hiểu nguyên nhân và đưa ra bút toán điều chỉnh.Tất cả quá trình được KTV ghi nhận vào giấy tờ làm việc.
Phỏng vấn
Đây là quá trình KTV thu thập thông tin bằng văn bản hay bằng lời nói qua việc phỏng vấn những người hiểu biết về các vấn đề mà KTV quan tâm Qua thủ tục tính toán lại, xác minh tài liệu, nếu có vấn đề gì KTV không thể giải thích bằng nhận định nghề nghiệp hay bằng các dữ liệu có sẵn, KTV sẽ tiến hành phỏng vấn
Lập kế hoạch phỏng vấn: KTV chuẩn bị các câu hỏi cho các khoản mục phục vụ cho quá trinh kiểm toán, thông thường hệ thống các câu hỏi đã được soạn trước trong chương trình kiểm toán KTV xác định mục đích, đối tượng và nội dung cần thiết để đưa ra trọng điểm cần phỏng vấn, thời gian phỏng vấn …
Thực hiện phỏng vấn KTV đặt ra câu hỏi, có thể ở dạng “đóng” để xác nhận với cụm từ có hay không hay “mở” thu thập thông tin đầy đủ, chi tiết đảm bảo độ tin cậy cho quá trình kiểm toán về tính rủi ro Nếu cảm thấy câu trả lời chưa cung cấp bằng chứng cần thiết, KTV có thể hỏi thêm các câu hỏi liên quan nhưng phải đi vào trọng điểm của vấn đề đang nghiên cứu.
Dưới đây là hệ thống câu hỏi trong quá trình kiểm toán TSCĐ tại AASC bằng kỹ thuật phỏng vấn, tìm hiểu về hệ thống kiểm soát nội bộ đối với TSCĐ tại Công ty X:
Bảng 1.1: Bảng đánh giá hệ thông KSNB đối với khoản mục TSCĐ Đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ
Tên khách hàng: Công ty cổ phần X Tham chiếu: C1S
Niên độ kế toán: 2010 Người thực hiện: TDQ
Người được phỏng vấn: Chị Lan Ngày thực hiện: 23/02/2010 ơ
Có = Có áp dụng thủ tục kiểm soát
Không = Thủ tục kiểm soát là cần thiết đối với hoạt động của doanh nghiệp nhưng không được áp dụng
Không áp dụng = Thủ tục kiểm soát là không cần thiết đối với hoạt động của DN
Với những thủ tục có câu trả lời "Có" cần thu thập bản copy văn bản quy định của khách hàng hoặc mô tả lại một cách cụ thể trên các giấy làm việc khác
Câu hỏi phỏng vấn về: Tài sản cố định Có Không
1 Hệ thống thẻ tài sản cố định có được duy trì và cập nhật kịp thời không? x
2 Ngoài bộ phận kế toán, có bộ phận nào khác theo dõi và quản lý danh mục TSCĐ không? x
3 Việc mua sắm TSCĐ có phải lập kế hoạch trước hàng năm không? x
4 Có sự phân cấp trong việc quyết định mua sắm, đầu tư tài sản không?
5 TSCĐ khi mua về có bắt buộc phải có bộ phận kiểm tra chất lượng và lập biên bản nghiệm thu trước khi giao cho bộ phận sử dụng và thanh toán không? x
6 TSCĐ khi giao cho bộ phận sử dụng có được lập biên bản bàn giao cho bộ phận chịu trách nhiệm quản lý và sử dụng không? x
7 TSCĐ có được mô tả đầy đủ thông tin trong Thẻ tài sản (sổ quản lý) đến mức có thể nhận diện TS ở bên ngoài khụng? x
8 TSCĐ có được đánh mã quản lý riêng để có thể đối chiếu giữa tài sản ghi chép trên sổ và trên thực địa không? x
9 Đơn vị có văn bản quy định về trách nhiệm của người sử dụng, quy trình vận hành và sử dụng tài sản đối với những TSCĐ quan trọng, TSCĐ có giá trị lớn hoặc TSCĐ đòi hỏi phải tuõn thủ các yêu cầu kỹ thuật nghiêm ngặt không? x
10 TCSĐ khi mang ra ngoài công ty có bắt buộc phải có sự đồng ý bằng văn bản của cấp lãnh đạo có thẩm quyền không? x
11 Có sổ theo dõi, quản lý các tài sản được tạm thời đưa ra khỏi
Công ty hoặc đang sử dụng ngoài văn phòng Công ty (ví dụ như máy tính xách tay hay các tài sản mang đi công tác, cho thuê) không? x
12 Những TSCĐ đang thế chấp, cầm cố để đảm bảo cho các khoản vay có được ghi chép lại để theo dõi riêng không? x
13 Công ty có giao cho một bộ phận chuyên chịu trách nhiệm xử lý các vấn để khi TSCĐ bị hỏng không? x
14 Các nhân viên có buộc phải báo cho bộ phận chuyên trách khi
TSCĐ bị hỏng trong quá trình sử dụng không? x
15 Các nhân viên có buộc phải báo cho bộ phận chuyên trách khi
TSCĐ bị hỏng trong quá trình sử dụng không? x
16 Các nhân viên có được phép tự sửa chữa TSCĐ khi TS bị sự cố mà không cần xin phép cấp lãnh đạo (hoặc xin phép sau) không? x
17 Tất cả các sự cố hỏng của TSCĐ có được ghi lại thành biên bản và lưu giữ lại không? x
18 Các TSCĐ chưa cần dùng có được bảo quản riêng trong kho để đảm bảo chúng không bị hư hại không? x
19 Tất cả các tài sản chờ thanh lý, chưa sử dụng có được theo dõi và quản lý riêng không? x
20 Công ty có quy định về việc thanh lý TSCĐ không? x
21 Các TS khi thanh lý có được sự phê duyệt của cấp lãnh đạo x
Các thử nghiệm kiểm soát:
Chọn mẫu hệ thống thẻ TSCĐ và thực hiện các thủ tục sau: ok
Kiểm tra hệ thống thẻ tài sản cố định có được duy trì và cập nhật kịp thời không? ok
Kiểm tra thông tin trên các thẻ xem TSCĐ có được mô tả đầy đủ thông tin trong
Thẻ tài sản (sổ quản lý) đến mức có thể nhận diện TS ở bên ngoài không? ok
Chọn mẫu một số nghiệp vụ mua sắm ok
Việc mua sắm TSCĐ có phải lập kế hoạch trước hàng năm không? ok
TSCĐ khi mua về có bắt buộc phải có bộ phận kiểm tra chất lượng và lập biên bản nghiệm thu trước khi giao cho bộ phận sử dụng và thanh toán không? ok
TSCĐ khi giao cho bộ phận sử dụng có được lập biên bản bàn giao cho bộ phận chịu trách nhiệm quản lý và sử dụng không?
Quản lý sử dụng tài sản cố định ok
TSCĐ có được đánh mã quản lý để có thể đối chiếu giữa tài sản ghi chép trên sổ và trên thực địa không?
Những TSCĐ đang thế chấp, cầm cố để đảm bảo cho các khoản vay có được ghi chép lại để theo dõi riêng không?
Công ty có mua bảo hiểm cho TSCĐ không? Nếu có, tỷ lệ giá trị tài sản đó được bảo hiểm là % ok
Công ty có theo dõi, ghi chép đối với các TSCĐ không cần dùng chờ thanh lý, tạm thời chưa sử dụng, đó khấu hao hết nhưng vẫn sử dụng không? ok
……… …… Đánh giá của KTV sau khi tiến hành kiểm tra hệ thống
(Nếu đánh giá rủi ro kiểm soát là tối đa thì sẽ không thực hiện bước này)
Kiểm soát nội bộ đối với phần hành TSCĐ tại khách hàng thực hiện tương đối tốt.
Kết thúc phỏng vấn: Sau khi thu được các câu trả lời, KTV kết luận bằng một phần tóm tắt ngắn và ghi chép kết quả thu được vào giấy tờ làm việc.
Ngoài ra, trong quá trình kiểm toán các khoản mục, KTV có thể đặt ra các câu hỏi phỏng vấn trực tiếp kế toán viên phụ trách khoản mục đó, để có thể hiểu rõ hơn qui trình kế toán, tiết kiệm được thời gian, đồng thời có thể đánh giá được phần nào về kiểm soát nội bộ
Ví dụ, khi kiểm toán phần hành TSCĐ với nội dung tăng tài sản, KTV phỏng vấn về qui trình tăng tài sản tại công ty có những thủ tục nào và yêu cầu kế toán cho xem luôn các chứng từ chứng minh Từ đó nhận xét và đánh giá luôn về qui trình hạch toán và kiểm soát nội bộ của Công ty khách hàng về khoản mục TSCĐ. Để đảm bảo cho việc đánh giá thông tin một cách đúng đắn, KTV Công ty AASC luôn tập trung vào lời giải trình từ phía kế toán khách hàng, phân tích câu trả lời nhằm đánh giá xem câu trả lời có nhất quán không Tuy nhiên, KTV cần kiểm tra chọn mẫu ngẫu nhiên một số nghiệp vụ để khẳng định để khẳng định tính chính xác và trung thực của thông tin thu được qua phỏng vấn Kĩ thuật phỏng vấn được áp dụng kết hợp với tất cả các kĩ thuật thu thập bằng chứng khác, trong mọi giai đoạn của quá trình thực hiện kiểm toán.
Bằng chứng thu được từ kỹ thuật này giúp KTV có được cái nhìn sâu và toàn diện hơn về những vấn đề chưa biết nhưng độ tin cậy không cao do đối tượng phỏng vấn chủ yếu là người trong đơn vị, hơn nữa, chất lượng của phỏng vấn cũng tùy thuộc vào trình độ của người được phỏng vấn.
Quan sát
Kỹ thuật quan sát được KTV sử dụng cả trong giai đoạn kiểm kê và trong quá trình thực hiện kiểm toán, để tìm hiểu về các qui trình luân chuyển chứng từ, luân chuyển hàng hóa có hợp lý không, đồng thời phục vụ cho việc kiểm tra chi tiết phát hiện ra các sai phạm.
Ví dụ kiểm toán chu trình bán hàng thu tiền tại khách hàng là Công ty B: trong quá trình kiểm kê tại 28/12/2009, KTV kiểm tra thấy doanh thu của Công ty B chưa đạt kế hoạch được giao từ công ty mẹ Nhưng tại tại thời điểm kiểm toán vào ngày 03/02/2010 cho năm tài chính kết thúc ngày 31/12/2009, KTV kiểm tra thấy doanh thu tại 31/12/2009 vượt mức kế hoạch được giao KTV thực hiện kỹ thuật phỏng vấn kế toán doanh thu của Công ty B, và được biết tại ngày 29/12/2009 Công ty B đã thực hiện hợp đồng kiểm toán bán hàng, với hóa đơn bán hàng số 0009865 tri giá 897 508 500đ. KTV đối chiếu với thẻ kho thì số lượng hàng xuất bán tại ngày 29/12/2009 khớp với sổ kế toán hàng hóa, nhưng bên phía khách hàng lại chưa cung cấp được biên bản đối chiếu công nợ phải thu với khách hàng này Thực hiện thủ tục quan sát quá trình mua hàng nhập kho và bán hàng tai công ty B, KTV phát hiện hàng nhập và xuất kho, ngoài việc thủ kho theo dõi số lượng nhập, xuất, tồn thì tại cổng bảo vệ, với mỗi chuyến xe chở hàng nhập và xuất các chú bảo vệ đều ghi số xe, và số lượng hàng hóa trên xe KTV thực hiện thủ tục phỏng vấn các chú bảo vệ và kiểm tra sổ theo dõi tại phòng bảo vệ vào ngày 29/12/2009 thì không thấy chuyến xe chở hàng nào xuất hàng hóa đem bán Đối chứng lại thì kế toán doanh thu tại công ty B cho biết có hợp đồng bán hàng trị giá 897 508
200 đ nhưng vào ngày 06/01/2010 Vậy tại thời điểm khóa sổ kế toán cho năm tài chính kết thúc 31/12/2009 khoản doanh thu bán hàng này không được ghi nhận, KTV công ty AASC điều chỉnh giảm doanh thu:
Kiểm tra tài liệu
Kiểm tra tài liệu là quá trình xem xét, kiểm tra, đối chiếu các chứng từ sổ sách liên quan có sẵn trong đơn vị được kiểm toán như hóa đơn, phiếu nhập-xuất kho … Việc kiểm tra được thực hiện theo hai hướng khai khống (kiểm tra từ sổ sách rồi đối chiếu với chứng từ) và khai thiếu (kiểm tra từ chứng từ rồi đối chiếu với sổ sách) Với các khoản mục Tài sản và Chi phí, KTV thường xác minh theo hướng khai khống Ngược lại, với các khoản mục Doanh thu và Công nợ, KTV thường xác minh theo hướng khai thiếu Việc kiểm tra này thuận tiện do tài liệu có sẵn, chi phí thu thập bằng chứng không lớn nhưng nói chung, bằng chứng cung cấp có độ tin cậy cao hay thấp là hoàn toàn phụ thuộc vào nội dung, nguồn gốc của bằng chứng và hiệu quả của hệ thống kiểm soát nội bộ đối với quy trình xử lý tài liệu đó Phương pháp này nên kết hợp với Quan sát và Lấy xác nhận.
Kiểm tra chi tiết trong quá trình kiểm toán tại AASC được thực hiện bởi các trợ lý kiểm toán, dựa trên mẫu chọn của các KTV Kiểm tra chi tiết với các khoản mục, các KTV có thể áp dụng kiểm tra toàn bộ với các nghiệp vụ phát sinh, ví dụ khoản mục TSCĐ, các nghiệp vụ thường phát sinh ít nhưng giá trị lớn Đối với các khoản mục nguyên vật liệu, doanh thu, chi phí phát sinh trong kỳ, …KTV thường áp dụng phương pháp chọn mẫu.
Ví dụ về khoản mục TSCĐ: KTV thu thập hoặc lập bảng tổng hợp theo nhóm các tài sản về nguyên giá TSCĐ, khấu hao, giá trị còn lại, thu thập bảng tổng hợp chữ T thể hiện số dư đầu kỳ, các khoản tăng, giảm trong kỳ, số dư cuối kỳ. Đối chiếu số dư đầu kỳ với báo cáo kiểm toán năm trước của Công ty xem có khớp không? Nếu khớp ký hiệu: Ly. Đối chiếu số dư cuối kỳ với báo cáo tài chính năm đang kiểm toán, khớp ghi Ag.
Kiểm tra chi tiết các danh mục tài sản hiện có đầu năm có đủ điều kiện ghi nhận không? ( Chắc chắn thu được lợi ích kinh tế trong tương lai từ tài sản đó, Nguyên giá phải được xác định một cách đáng tin cậy; Thời gian sử dụng trên 1 năm và có giá trị từ 10 triệu trở lên)
+ Với các khoản tài sản cố định tăng trong năm: kiểm tra các chứng từ để đảm bảo tính chính xác và có thật, đúng kỳ và thuộc quyền sở hữu của đơn vị. Đối với những TSCĐ mua sắm mới: kiểm tra quyết định của ban giám đốc, hợp đồng, hoá đơn thương mại, thủ tục mua sắm, biên bản bàn giao , kiểm tra các bút toán hạch toán, Đối chiếu ngày ghi tăng TSCĐ trên sổ kế toán với biên bản bàn giao và các chứng từ gốc để đảm bảo rằng thời điểm ghi nhận TSCĐ là hợp lý.
+ TSCĐ giảm: kiểm tra các chứng từ để đảm bảo tính chính xác và có thật của nghiệp vụ giảm tài sản.
+ Đối chiếu với các phần hành khác để tìm kiếm các khoản thanh lý TSCĐ chưa được vào sổ: Đối chiếu, kiểm tra giữa TSCĐ giảm trong kỳ với các khoản thu về thanh lý, nhượng bán TSCĐ trong kỳ Kiểm tra các biên bản họp của ban lãnh đạo, giấy xác nhận của ngân hàng, xác nhận vay… và đảm bảo rằng các khoản thanh lý, cầm cố, thế chấp… đã được ghi chép đúng đắn.
+ Thu thập danh sách chi tiết TSCĐ tại thời điểm cuối kỳ, kiểm tra để khẳng định rằng những tài sản này đủ điều kiện được ghi nhận là TSCĐ và được phân loại phù hợp.
+ Kiểm tra lân niên độ để xem có TSCĐ nào phải ghi nhận năm nay mà đơn vị ghi nhận vào năm sau hay không ?
Thực tế vận dụng các kỹ thuật thu thập bằng chứng kiểm toán trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán tại Công ty AASC
Giới thiệu khái quát về khách hàng của Công ty AASC
Đối tượng khách hàng của Công ty Kiểm toán AASC chủ yếu từ lĩnh vực sản xuất và xây dựng, một số các doanh nghiệp trong số đó là của nước ngoài hay liên doanh, có quy mô và số lượng các nghiệp vụ tương đối nhiều, tình hình hạch toán và ghi nhận đối với kế toán là tương đối phức tạp.
Hai công ty được chọn nghiên cứu trong chuyên đề là hai công ty nằm trong lĩnh vực xây dựng với quy mô vừa và nghiệp vụ tương đối phức tạp, một công ty là khách hàng thường niên, và một là khách hàng năm đầu tiên Đây là hai khách hàng áp dụng tương đối đầy đủ các kỹ thuật thu thập bằng chứng kiểm toán Đối với Công ty AASC ngoài nhiệm vụ kiểm toán báo cáo tài chính, KTV Công ty còn thực hiện công tác tư vấn cho khách hàng về công tác kế toán để hoàn thiện báo cáo tài chính cho những năm tài chính tiếp theo.
1.2.1.1.Công ty Cổ phần ABC
Công ty ABC là công ty Cổ phần, thành lập và hoạt động theo Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 0103000600, đăng ký lần đầu ngày 07 tháng 01 năm 2001, đăng ký thay đổi lần thứ năm ngày 14 tháng 06 năm 2007, do Sở Kế hoạch và Đầu tư Thành phố Hà Nội cấp Công ty chuyên kinh doanh về lĩnh vực lắp đặt máy móc, thiết bị xây dựng, … phục vụ các công trình xây dựng Công ty ABC là khách hàng năm đầu tiên được AASC kiểm toán nên KTV xác định thu thập và đánh giá các bằng chứng kểm toán một cách chi tiết và đầy đủ AASC thu thập bảng cơ cấu tài sản, nguồn vốn và kết quả kinh doanh của Công ty ABC trong năm qua:
Bảng 1.2: Báo cáo tài chính của Công ty ABC
BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN CÔNG TY ABC
110 I Tiền và các khoản tương đương tiền 1 936 370 312 1 347 184 799
130 II Các khoản phải thu ngắn hạn 23 094 287 058 20 294 823 946
150 IV Tài sản ngắn hạn khác 1 908 859 650 1 538 812 768
220 II Tài sản cố định 258 311 840 374 891 370
250 III Các khoản đầu tư tài chính dài hạn 2 822 480 806 5 296 000000
260 V Tài sản dài hạn khác 174 202 934 295 815 079
411 1 Vốn đầu tư của chủ sở hữu 22 530 300 000 22 530 300 000
420 2 Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối 5 569 664 708 3 043 271 220
BÁO CÁO KẾT QUẢ KINH DOANH Mã số
10 1 Doanh thu thuần bán hàng và cung cấp dịch vụ 41 811 144 276 58 394 038 981
20 3 Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ 10 340 650 594 12 479 990 892
21 4 Doanh thu hoạt động tài chính 1 165 756 889 229 667 542
25 7 Chi phí quản lý doanh nghiệp 3 959 176 388 5 457 252 098
26 8 Lợi nhuận thuần từ hoạt động KD 3 219 251 903 2 097 844 098
50 12 Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế 4 271 852 678 2 082 985 061
51 13 Chi phí thuế TNDN hiện hành 702 220 846 488 243 420
60 14 Lợi nhuận sau thuế TNDN 3 569 631 832 1 678 703 236
Công ty XYZ tổ chức theo mô hình tổng công ty mẹ, bao gồm nhiều công ty con, công ty liên kết và các chi nhánh Công ty được thành lập theo Quyết định số 97/2005/QĐ
- UB ngày 07/07/2005 trên cơ sở hợp nhất hai Công ty Xuất - Nhập khẩu và Đầu tư Xây dựng Hà Nội với Văn phòng Tổng Công ty Đầu tư và Phát triển nhà Hà Nội.
Công ty kiểm toán AASC ký hợp đồng cung cấp dịch vụ kiểm toán Báo cáo tài chính cho công ty XYZ từ ngày 1/1/2009 đến 31/12/2009 Các thông tin về hoạt động kinh doanh hay các thông tin về cơ cấu tổ chức, bộ máy sẽ được lấy từ hồ sơ kiểm toán năm trước và công ty kiểm toán chỉ bổ sung thêm những thông tin mới nếu nó có ảnh hưởng trọng yếu đến hoạt động của doanh nghiệp Cơ cấu tài sản và nguồn vốn cùng kết quả kinh doanh của XYZ trong năm tài chính 2009 như sau:
Bảng 1.3: Báo cáo tài chính của Công ty XYZ
BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN CÔNG TY XYZ
110 I Tiền và các khoản tương đương tiền 81.027.884.923 169.479.124.443
120 II Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn 147.181.782.072 50.534.713.702
130 III Các khoản phải thu ngắn hạn 746.696.210.401 653.849.933.981
132 2 Trả trước cho người bán 10.634.441.964 4.589.873.604
150 V Tài sản ngắn hạn khác 19.595.167.977 19.721.836.248
220 II Tài sản cố định 150.882.557.545 106.127.181.490
221 1 Tài sản cố định hữu hình 35,640,115,550 39,440,215,407
240 III Bất động sản đầu tư 24.028.892.005 27.031,231.255
250 IV Các khoản đầu tư tài chính dài hạn 536.392.948,658 478.585.499.590
411 1 Vốn đầu tư của chủ sở hữu 885.258.962.663 879.039.958.134
420 2 Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối 150.953.919.015 27.836.910.396
430 II Nguồn kinh phí và quỹ khác 6,393,817,782 9,176,356,262
BÁO CÁO KẾT QUẢ KINH DOANH Mã số
21 4 Doanh thu hoạt động tài chính 135,107,802,674 76,390,284,715
25 7 Chi phí quản lý doanh nghiệp 22,440,303,806 13,232,187,162
30 8 Lợi nhuận thuần từ hoạt động KD
50 12 Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế 127,813,930,675 75,071,104,959
51 13 Chi phí thuế TNDN hiện hành 2,015,104,556 7,213,634,495
60 14 Lợi nhuận sau thuế TNDN 125,798,826,119 67,857,470,464
Vận dụng các kỹ thuật thu thập bằng chứng kiểm toán trong giai đoạn lập kế hoạch khoản mục tiềntại Công ty AASC
1.2.2.1 Khách hàng ABC a, Thu thập thông tin cơ sở, thông tin về nghĩa vụ pháp lý của khách hàng
Công ty ABC: Là một khách hàng năm đầu tiên nên Công ty kiểm toán AASC phải tìm hiểu và thu thập đầy đủ mọi thông tin cần thiết về công ty ABC
Công ty Cổ phần ABC được thành lập và hoạt động theo Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 0103000600, đăng ký lần đầu ngày 07 tháng 01 năm 2001, đăng ký thay đổi lần thứ năm ngày 14 tháng 06 năm 2007, do Sở Kế hoạch và Đầu tư Thành phố Hà Nội cấp, cụ thể:
Tên công ty: Công ty Cổ phần ABC
Tư vấn, chế tạo, lắp đặt và buôn bán các hệ thống đo lường tín hiệu và điều khiển tự động chống sét, điện tử viễn thông, tin học, hệ thống cảnh báo, bảo vệ cháy và chống cháy, hệ thống gió và điều hòa không khí.
Buôn bán máy móc, vật tư thiết bị phục vụ sản xuất công nghiệp, xây dựng môi trường và phương tiện vận tải, hàng điện lạnh, vật liệu xây dựng.
Kinh doanh bất động sản
Sản xuất kiểm tra và lắp đặt thang máy
……… Địa chỉ trụ sở chính: 122/17 Hoàng Huy Giám, quận Thanh Xuân, Hà Nội.
Chi nhánh: Văn phòng chi nhánh tại thành phố Hồ Chí Minh của Công ty tại 65/2 đường Giải Phóng, phường 4, quận Tân Bình, Tp Hồ Chí Minh.
Hội đồng quản trị và Ban giám đốc của Công ty ABC tại thời điểm lập BCTC năm 2009 gồm:
Họ và tên Đặng Văn Sỹ
Chủ tịch Hội đồng quản trị Phó chủ tịch Hội đồng quản trị Ủy viên Hội đồng quản trị Ủy viên Hội đồng quản trị
Thành viên ban giám đốc tại ngày lập báo cáo tài chính: Ông Trần Mạnh Hà Tổng giám đốc Ông Lê Thanh Tâm Giám đốc kinh doanh
Kết quả hoạt động kinh doanh: Lợi nhuận trước thuế của Công ty cho kỳ hoạt động từ ngày 01/012009 đến ngày 31/12/2009 là 3 569 631 832 VNĐ
+ Phỏng vấn: Trưởng nhóm là người đại diện cho cuộc phỏng vấn với Ban giám đốc khách hàng về bộ máy tổ chức, quy trình hoạt động Ngoài ra còn thu thập thông tin từ kiểm toán viên tiền nhiệm Qua quá trình phỏng vấn, KTV được biết Báo cáo tài chính kết thúc 31/12/2008 của Công ty ABC do Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn A&C kiểm toán.
+ Kiểm tra tài liệu: Thu thập các văn bản như: Giấy phép thành lập và Điều lệ công ty; các BCTC như Bảng Cân đối kế toán, Báo cáo Kết quả hoạt động kinh doanh…; Biên bản thanh tra hay kiểm tra của năm hiện hành hay trong vài năm trước; Biên bản các cuộc họp cổ đông, Hội đồng quản trị và Ban giám đốc; Các hợp đồng và cam kết quan trọng…Biên bản kiểm toán năm trước do A&C phát hành. b, Nghiên cứu và đánh giá về hệ thống kiểm soát nội bộ của khách hàng
KTV và công ty kiểm toán phải có sự hiểu biết đầy đủ về hệ thống kiểm soát nội bộ để lập kế hoạch kiểm toán và để xác định thời gian cũng như phạm vi của các cuộc kiểm toán phải thực hiện Để tìm hiểu hệ thống kiểm soát nội bộ của khách hàng, KTV ở AASC tiến hành tìm hiểu về môi trường kiểm soát, về quy trình kế toán… của khách hàng:
Hội đồng quản trị của ABC gồm 5 thành viên: Chủ tịch, Phó Chủ tịch và 2 Ủy viên. Ban Giám đốc gồm 3 người: 1 Tổng Giám đốc và Giám đốc kinh doanh Ban Giám đốc là những người có năng lực và kinh nghiệm được uy tín bổ nhiệm
Hội đồng quản trị và Ban giám đốc của Công ty ABC chịu trách nhiệm quyết định mọi vấn đề liên quan đến hoạt động kinh doanh của công ty.
Giám đốc Công ty đóng vai trò quan trọng trong việc quyết định mọi vấn đề liên quan đến hoạt động kinh doanh hàng ngày của Công ty, có nhiệm vụ tổ chức thực hiện kế hoạch đồng thời phải chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị về việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ được giao Giám đốc Công ty là người có trình độ chuyên môn cao, am hiểu về lĩnh vực chuyên môn của công ty và có nhiều kinh nghiệm trong công tác lãnh đạo.
Giám đốc kinh doanh là người có kinh nghiệm thực tiễn và trình độ chuyên môn cao, giúp Tổng Giám đốc công ty quản lý và điều hành các công việc hàng ngày.
Kế toán trưởng là người có trình độ, nắm vững tình hình tài chính của Công ty Các nhân viên kế toán của Công ty đều có trình độ từ đại học trở lên và đều phẩm chất ngay thẳng, trung thực; do đó có thể tin tưởng vào hệ thống kế toán của Công ty
Chế độ kế toán áp dụng: Hiện nay công ty đang áp dụng hệ thống kế toán theo Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC.
Chế độ sổ kế toán: Công ty tổ chức hạch toán theo hình thức Nhật ký chung, và sử dụng phần mềm kế toán Acountting.
Niên độ kế toán: Kỳ kế toán của Công ty bắt đầu từ ngày 1/1/2009 và kết thúc vào ngày 31/12/2009. Đơn vị tiền tệ hạch toán: Công ty sử dụng đồng Việt Nam(VNĐ) làm đơn vị tiền tệ để hạch toán kế toán và lập Báo cáo tài chính.
+ Phỏng vấn Kế toán trưởng: về qui trình kế toán, các kế toán viên đảm nhiệm các phần hành cụ thể
+ Kiểm tra tài liệu: các qui chế, qui định về hoạt động của Công ty, kiểm tra quyết định bổ nhiệm Ban giám đốc và kế toán trưởng.
+ Quan sát: quan sát khu làm việc của cán bộ công nhân viên, khu quản lý, khu sản xuất, và thái độ và tác phong nghề nghiệp của nhân viên. c, Thủ tục phân tích
Bảng 1.4: Bảng phân tích biến động một số chỉ tiêu trên BCKQKD Công ty ABC
Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Chênh lệch
Bảng 1.5: Một số tỷ suất đánh giá tình hình tài chính Công ty ABC
Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Chênh lệch
1 Hệ số khả năng thanh toán
Nợ phải trả/ Tổng vốn 0.46 0.40 -0.06
3 Tỷ suất khả năng sinh lời 0.00
Nhìn chung tình hình tài chính của Công ty ABC năm 2009 khả quan hơn 2008.
Tỷ lệ chi phí giảm mạnh hơn so với doanh thu nên lợi nhuận của Công ty tăng 1.13 lần so với 2008, đảm bảo được khả năng thanh toán tăng và tình hình nợ phải trả giảm Tuy nhiên tỷ lệ LN/DT của Công ty đạt được quá thấp, công ty cần xem xét kế hoạch kinh doanh trong năm tới làm sao giữ vững được tốc độ tăng doanh thu, đồng thời giảm thiểu chi phí để kết quả kinh doanh của công ty tăng hơn nữa KTV sẽ đóng góp ý kiến này trong thư quản lý. d, Đánh giá tính trọng yếu và rủi ro kiểm toán
Thực tế vận dụng các kỹ thuật thu thập bằng chứng kiểm toán khoản mục tiền
Kiểm toán khoản mục tiền tai khách hàng ABC
+ Phỏng vấn: KTV phỏng vấn dựa theo bảng phỏng vấn
Biểu 1.6: Đánh giá hệ thống KSNB khoản mục tiền tại Công ty ABC Đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ
Tên khách hàng: Công ty Cổ phần ABC Tham chiếu: C1S
Niên độ kế toán: 2009 Người thực hiện:BTT
Người được phỏng vấn: BTH Ngày thực hiện: 04/03/2010
Có = Có áp dụng thủ tục kiểm soát
Không = Thủ tục kiểm soát là cần thiết đối với hoạt động của doanh nghiệp nhưng không được áp dụng
Không áp dụng = Thủ tục kiểm soát là không cần thiết đối với hoạt động của doanh nghiệp
Với những thủ tục có câu trả lời "Có" cần thu thập bản copy văn bản quy định của khách hàng hoặc mô tả lại một cách cụ thể trên các giấy làm việc khác.
Câu hỏi phỏng vấn về: Bộ phận kế toán Có Không
1 Công việc thủ quỹ và kế toán tiền mặt có do cùng một người đảm nhận không? x
2 Công ty có quy định về định mức tiền mặt tồn quỹ tối đa không? Mức quy định (nếu có) là x
3 Các khoản chi tiêu có được lên kế hoạch để giám đốc phê duyệt trước không? Nếu có kế hoạch chi tiêu được lập theo tuần / tháng/ quý (gạch chân phương án thực hiện)
4 Hàng tháng kế toán tiền mặt có đối chiếu với thủ quỹ không? x
5 Có quy định các khoản tiền thu về phải được gửi ngay vào Ngân hàng vào cuối ngày không?
6 Việc đối chiếu với ngân hàng có được thực hiện hàng tháng không? x
7 Bảng đối chiếu các Tài khoản ngân hàng có được lập hàng tháng không? x
8 Các khoản chênh lệch giữa số liệu trên sổ kế toán và sổ phụ ngân hàng có được ghi chép lại để tìm nguyên nhân và giải quyết không? x
9 Các khoản tiền gửi có gốc ngoại tệ có được theo dõi riêng không? x
10 Các phiếu thu/chi tiền có được đánh số thứ tự theo thời gian thực thu/chi tiền không? x
11 Mọi chứng từ chi tiền có bắt buộc phải có duyệt chi của Giám đốc trước khi chi không? Nếu không, các phiếu chi được ký hàng ngày, hàng tuần hay hàng tháng? x
12 Các phiếu chi và chứng từ kèm theo có được đóng dấu [ĐÃ THANH
TOÁN] để tránh việc thanh toán trùng, tái sử dụng không? x
13 Các phiếu thu, phiếu chi bị hủy bỏ có dấu hiệu huỷ bỏ để tránh việc sử dụng không? tất cả các liên có được lưu tại cuống không? x
Kết luận ban đầu Khá
Qua bảng đánh giá KTV đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ của Công ty là tương đối tốt.
+ Tiến hành một số thử nghiệm kiểm soát: Đánh giá dựa theo chương trình kiểm toán khoản mục tiền tại AASC, do BTT thực hiện (trích giấy tờ làm việc của KTV):
Biểu 1.7: Thử nghiệm kiểm soát khoản mục tiền tại ABC
Thử nghiệm kiểm soát chi tiền TH REF
Chọn ngẫu nhiên 15 khoản chi qua Ngân hàng trên sổ tiền gửi ngân hàng
(lựa chọn đủ cho tất cả các tài khoản tiền gửi Ngân hàng) và 15 khoản chi bằng tiền mặt trên sổ quỹ và thực hiện theo các bước sau: Đối chiếu với chứng từ chi p Có Đảm bảo các chứng từ chi được phê duyệt bởi Kế toán trưởng, Giám đốc và người phụ trách các Bộ phận liên quan P (1)
Số tiền trên chứng từ chi khớp với chứng từ kèm theo P Có Đảm bảo chứng từ chi đã có chữ ký của người nhận tiền P Có Đảm bảo số tiền trên chứng từ chi qua Ngân hàng khớp với giấy báo của Ngân hàng (đối với chi bằng tiền gửi) P Có
Thử nghiệm kiểm soát thu tiền TH REF
Chon số dư tháng 12 và thực hiện theo các bước sau:
Thu thập các Bản Đối chiếu các tài khoản ngân hàng và kiểm tra tính chính xác và việc xem xét các biện pháp giải quyết tiếp theo của khách hàng đối với các khoản tiền cần phải điểu chỉnh để đảm bảo số dư đầu kỳ của tháng này khớp với số dư cuối kỳ của tháng trước.
Thu thập các Biên bản kiểm quỹ và kiểm tra tính chính xác, và việc xem xét các biện pháp giải quyết tiếp theo của khách hàng đối với các khoản tiền cần phải điểu chỉnh để đảm bảo số dư đầu kỳ của tháng này khớp với số dư cuối kỳ của tháng trước.
Chọn ngẫu nhiên 15 nghiệp vụ thu tiền từ sổ tài khoản tiền gửi ngân hàng
(lựa chọn đủ cho tất cả các tài khoản tiền gửi ngân hàng) và 15 nghiệp vụ thu tiền từ sổ quỹ tiền mặt và thực hiện theo các bước sau: Đối chiếu với Phiếu thu (nếu thu bằng tiền mặt) hoặc với Sổ phụ Ngân hàng (nếu thu bằng tiền gửi) P Có Đảm bảo các khoản tiền thu được phê duyệt bởi Kế toán trưởng, Giám đốc P (1) Đánh giá của KTV sau khi tiến hành kiểm tra hệ thống:
(Nếu đánh giá rủi ro kiểm soát là tối đa thì sẽ không thực hiện bước này)
(1): Có nhiều phiếu thu và phiếu chi không có đầy đủ chữ ký của Kế toán trưởng. (p) đã thực hiện
Nhưng đánh giá chung thì kiểm soát đối với khoản mục tiền là tương đối tốt.
KTV xem xét tổng phát sinh của các tháng, thấy tháng 2,3,4,6 chi tiền mặt nhiều, tiến hành kiểm tra nội dung các nghiệp vụ phát sinh trên nhật ký chung trong các tháng thì thấy chi tiền nhiều là do mua thiết bị, nguyên vật liệu phục vụ công trình, KTV không lưu vào giấy tờ làm việc.
1.3.1.3Kiểm tra tài liệu a, Đối với khoản mục tiền mặt
KTV in sổ tổng hợp chữ T tài khoản tiền mặt trên phần mềm kế toán của Công ty ABC: Sổ tổng hợp chữ T tài khoản 111 có dạng:
Biểu 1.8: Sổ tổng hợp chữ T TK 111 Công ty ABC
(trích giấy tờ làm việc của KTV)
SỔ TỔNG HỢP CHỮ T CỦA MỘT TÀI KHOẢN
Số dư đầu kỳ: 417 132 947 Ly
TK đối ứng Tên tài khoản
Tiền gửi ngân hàng Phải thu khách hàng Thuế GTGT được khấu trừ
Tổng phát sinh nợ: 13 910 341 163(v) Tổng phát sinh có: 13 979 282 601(v)
Số dư nợ cuối kỳ: 348 191 509 Ag (C1/1)
+ Kiểm kê: KTV BTT thu thập biên bản kiểm kê quỹ tại ngày 31/12/2009 của ABC, đối chiếu số dư tiền mặt trên biên bản kiểm kê với số dư tiền măt trên sổ chư T, thấy khớp Ký hiệu tham chiếu số dư: C1/1
Biểu 1.9: Biên bản kiểm kê quỹ tại Công ty ABC
(trích giấy tờ làm việc của KTV)
BIÊN BẢN KIỂM KÊ TIỀN MẶT - VNĐ
Ngày kiểm kê 31 tháng 12 năm 2009
Khách hàng: Công ty Cổ phần ABC
Quỹ: Tiền mặt Đại diện Công ty TNHH Tư vấn Tài chính Kế toán và Kiểm toán AASC Ông (Bà): Nguyễn Hồng Diệu KTV Đại diện khách hàng Ông (Bà): Hoàng Thị Hương Chức vụ: Kế toán trưởng Ông (Bà): Nguyễn Hương Lan Chức vụ: Thủ quỹ
Cùng kiểm kê quỹ tiền mặt VNĐ như sau:
Loại giấy bạc Số tờ Thành tiền
Giải thích chênh lệch: Thiếu là do có không tiền lẻ
KTV chứng kiến kiểm kê Đại diện khách hàng
Nguyễn Hồng Diệu Hoàng Thị Hương
+ Tính toán: KTV BTT tiến hành cộng dọc cột phát sinh nợ, cột phát sinh có trên sổ tổng hợp chữ T, khớp với tổng phát sinh Kí hiệu: v.
+ Kiểm tra tài liệu: KTV BTT thực hiện kiểm tra đối ứng TK 111 với các TK khác, tìm ra các đối ứng bất thường Đồng thời, KTV kiểm tra nội dung của các nghiệp vụ phát sinh của các TK đối ứng với TK 111 Nếu thấy nội dung nào có dấu hiệu bất thường, KTV trực tiếp hỏi kế toán phần hành tiền mặt để được giải đáp Riêng về đối ứng TK 111 với TK 331, KTV tiến hành lọc, chọn được 5 nội dung các nghiệp vụ phát sinh có đối ứng Nợ TK 111, Có TK 331, với giá trị từ 20 triệu đồng trở lên để kiểm tra chi tiết Vì theo qui định với một hóa đơn mua một loại hàng hóa có giá trị từ 20 triệu đồng trở lên thì phải trả bằng chuyển khoản Nếu Công ty trả bằng tiền mặt thì sẽ không được khấu trừ thuế GTGT đầu vào.
Qua việc kiểm tra chi tiết, KTV BTT phát hiện một hóa đơn 00009856 với nội dung mua sắt phục vụ công trình X với giá trị 27 500 000 đồng, ngày 25/01/2009, được thanh toán bằng tiền mặt KTV điều chỉnh giảm khoản thuế được khấu trừ:
Còn 4 nội dung nghiệp vụ phát sinh còn lại chỉ là thanh toán đồng thời cho nhiều hóa đơn mua hàng có giá trị nhỏ hơn 20 triệu đồng. b, Đối với khoản mục tiền gửi ngân hàng
KTV in sổ tổng hợp chữ T tài khoản tiền mặt trên phần mềm kế toán của Công ty ABC: Sổ tổng hợp chữ T tài khoản 112 có dạng:
Biểu 1.10: Sổ tổng hợp chữ T tài khoản 112 Công ty ABC
(trích giấy tờ làm việc của kTV)
SỔ TỔNG HỢP CHỮ T CỦA MỘT TÀI KHOẢN
Tài khoản: 112-Tiền gửi ngân hàng
Số dư đầu kỳ: 930 051 852 Ly
TK đối ứng Tên tài khoản
Tiền gửi ngân hàng Phải thu khách hàng Thuế GTGT được khấu trừ
Tổng phát sinh nợ: 51 997 971 423(v) Tổng phát sinh có: 51 339 844 472(v)
Số dư nợ cuối kỳ: 1 588 178 803 Ag (C1/1) + KTV BTT thu thập bảng cân đối phát sinh theo đối tượng từng ngân hàng:
Bảng 1.10: Bảng cân đối phát sinh TGNH theo đối tượng ngân hàng tại ABC
(trích giấy tờ làm việc của KTV)
TK 1121: Tiền gửi thanh toán:
Tên ngân hàng Dư đầu kỳ PS Nợ PS Có Dư cuối kỳ
Thương mại CP Quân đội- CN Lê Trọng Tấn
TK 1122: Tiền ngoại tệ gửi ngân hàng
Tên ngân hàng Dư đầu kỳ PS Nợ PS Có Dư cuối kỳ
+ Thu thập thư xác nhận ngân hàng tại thời điểm 31/12/2009
Biểu 1.11: Thư xác nhận của Ngân hàng TM CP Quân đội:
(trích giấy tờ làm việc của KTV) Thư xác nhận của Ngân hàng TM CP Quân đội:
Kính gửi: Công ty cổ phần ABC
122/17 Hoàng Huy Giám, Hà Nội
THƯ XÁC NHẬN SỐ DƯ TÀI KHOẢN
Kiểm toán khoản mục tiền đối với khách hàng XYZ
+ Phỏng vấn: vì Công ty XYZ là khách hàng cũ của Công ty kiểm toán AASC, nên KTV ghi nhận đánh giá về KSNB của KTV năm trước là tương đối tôt, KTV BTT chỉ tiến hành phỏng vân kế toán phần hành tiền xem qui trình kế toán phần hành này năm nay có gì thay đổi không Và đảm bảo tính thận trọng nghề nghiệp, KTV cũng lập bảng câu hỏi sơ lược để đánh giá, bảng này tương tự như bảng 1.6: bảng câu hỏi đánh giá về HTKSNB và bảng 1.7 các thử nghiệm kiểm soát với khoản mục tiền.
KTV tiến hành phân tích sự biến động của các tháng, và so với năm 2008, không thấy gì bất thường
KTV không tập trung vào kiểm tra chi tiết mà chỉ tiến hành đối chiếu với biên bản kiểm kê, và thư xác nhận ngân hàng Vì các nghiệp vụ phát sinh đối ứng với tiền đã được các KTV phần hành tương ứng kiểm tra tài liệu và kiểm tra dấu vết có đầy đủ sự phê duyệt tương ứng không Đồng thời trong quá trình kiểm kê tiền mặt tại khách hàng ABC đã có sự chứng kiến của Trợ lý BTT Hơn nữa khách hàng ABC là khách hàng lâu năm của AASC, và kiểm soát tiền tại công ty được đã được đánh giá là tương đối tốt Do vậy mà KTV chỉ tập trung vào đối chiếu với biên bản kiểm kê quĩ và đối chiếu với thư xác nhận các khoản tiền gửi tại ngân hàng, để đảm bảo các khoản tiền gửi đã được phân loại đúng và được tính lãi dự thu đầy đủ đối với khoản tiền gửi có kỳ hạn sang năm tài chính kế tiếp. a, Đối với khoản mục tiền mặt
KTV BTT thực hiện qui trình giống với qui trình kiểm toán Công ty ABC
+ Kiểm kê: KTV tiến hành thu thập biên bản kiểm kê tiền mặt tại quĩ vào thời điểm 31/12/2009, đối chiếu với số dư trên sổ kế toán tiền mặt tại 31/12/2009
Biểu 1.14: Sổ tổng hợp chữ T tài khoản 111 Công ty XYZ
(trích giấy tờ làm việc của KTV)
SỔ TỔNG HỢP CHỮ T CỦA MỘT TÀI KHOẢN
Số dư đầu kỳ: 158 377 986 Ly
TK đối ứng Tên tài khoản
133 Thuế GTGT được khấu trừ 92 945 645
Tổng phát sinh nợ: 21 923 628 983(v) Tổng phát sinh có: 21 933 452 896(v)
Số dư nợ cuối kỳ: 148 554 073 Ag (C1/2) Đối chiếu với biên bản kiểm kê quĩ, số dư tại quĩ: 148 554 000 C1/1
Chênh lệch: 73 đ, do không có tiền lẻ, chênh lệch không trọng yếu b, Đối với khoản mục tiền gửi ngân hàng
KTV thu thập bảng tổng hợp chữ T về khoản mục tiền gửi ngân hàng, thực hiện các phép tính cộng dọc, cộng ngang Tiếp đến KTV thu thập bảng kê số dư TK 112 theo đối tượng từng ngân hàng rồi đối chiếu với thư xác nhận của các ngân hàng, tính lãi dự thu và đánh giá ngoại tệ cuối kỳ theo đúng chương trình kiểm toán đã lập.
Sổ tổng hợp chữ T TK 112, tham chiếu trang này: C2/1
Biểu 1.15: Sổ tổng hợp chữ T tài khoản 112 tại Công ty XYZ
(trích giấy tờ làm việc của KTV),
SỔ TỔNG HỢP CHỮ T CỦA MỘT TÀI KHOẢN
Tài khoản: 112-Tiền gửi ngân hàng
Số dư đầu kỳ: 169 320 746 457 Ly
TK đối ứng Tên tài khoản
133 Thuế GTGT được khấu trừ 27 760 147
Tổng phát sinh nợ: 944 442 837 932(v) Tổng phát sinh có: 912 884 253 539(v)
Số dư nợ cuối kỳ: 200 879 330 850 Ag (C1/2)
+ Thu thập thư xác nhận ngân hàng:
KTV thu thập bảng cân đối phát sinh TK 112 theo đối tượng là ngân hàng.
Kế toán phần hành TGNH cung cấp thư xác nhận của các ngân hàng, KTV đối chiếu số dư TK theo đối tượng từng ngân hàng trên bảng cân đối phát sinh và thấy khớp đúng. Tham chiếu trang này: C2/2
+ Đánh giá lại số dư ngoại tệ cuối kỳ:
KTV thu thập bảng cân đối phát sinh theo đối tượng là tiền VNĐ và ngoại tệ là USD tại Công ty XYZ cho phần 112, tham chiếu trang này: C2/3
Bảng 1.10: Bảng cân đối phát sinh theo đối tượng TK 112
TK Nội dung Dư đầu kỳ PS Nợ PS Có Dư cuối kỳ
Theo thư xác nhận của các ngân hàng, KTV thu thập được
Tổng tiền USD có tại 31/12/2009 của Công ty XYZ là: 66 479,17 USD
Tỷ giá tại ngày 31/12/2009: 17 941 Đánh giá lại của KTV: 66 479,18* 17 941= 1 192 702 968(2)
Chênh lệch: (1)-(2) 53 đ, sai số không trọng yếu
+ Kiểm tra việc phân loại các khoản tiền và tương đương tiền:
KTV thu thập bảng kê số dư ngân hàng hết ngày 31/12/2009 tại Công ty, đối với khoản tiền gửi có kỳ hạn: (trích giấy tờ làm việc của KTV) tham chiếu của trang này: C2/4
Bảng 1.11: Bảng kê số dư ngân hàng hết ngày 31/12/2009
Ngân hàng Tiền VNĐ Tiền USD Kỳ hạn LS Ngày đáo hạn
NH Đầu tư và phát triển
01/03/2010KTV kiểm tra việc phân loại trên sổ TK 112 thấy khoản tiền gửi có kỳ hạn tại ngân hàng Seabank kỳ hạn 6 tháng, kê toán phân loại vào khoản tương đương tiền Theo qui định thì khoản tiền gửi có kỳ hạn 3 tháng trở lên phải xếp vào khoản đầu tư tài chính ngắn hạn KTV điều chỉnh:
KTV kiểm tra việc tạm tính lãi dự thu tại Công ty tài ngày 31/12/2009 đối với các khoản tiền gửi có kỳ hạn, lãi dự thu kế toán đưa vào TK 138 KTV xem trên sổ chi tiết và những khoản Công ty đã tính lãi dự thu là: tham chiếu của trang này: C2/5
Bảng tạm tính lãi dự thu do KTV lập có dạng sau:
Bảng 1.12: Bảng tạm tính lãi dự thu năm 2009
(trích giấy tờ làm việc của KTV)
Bảng tạm tính lãi dự thu năm 2009
Ngân hàng Số tiền Thời hạn Ngày gửi LS Lãi dự thu ĐT&PT HN 20 000 000 000
KTV kiểm tra thấy khoản tiền gửi ngoại tệ 399 898,0 USD, kỳ hạn 6 tháng, lãi suất 1,7%/năm, ngày gửi 04/08/2009 tại ngân hàng Đầu tư và phát triển Hà Nội chưa được tính lãi tạm thu KTV tính lãi và điều chỉnh:
Lãi dự thu cho khoản 399 898 USD:
Có TK 515: 42 067 560 d, Kết luận kiểm toán
Căn cứ vào quá trình thực hiện kiểm toán, những vấn đề phát sinh và những điều còn tồn tại, KTV phần hành lập trang kết luận kiểm toán và nêu ý kiến, làm căn cứ cho trưởng nhóm lập biên bản kiểm toán và lưu ý những ý kiến để viết vào thư quản lý.
+ Đối với khoản tiền mặt: Số kiểm kê khớp với số dư trên sổ: không phát sinh vấn đề trọng yếu.
Biểu 1.16: Kết luận kiểm toán khoản mục Tiền mặt tại Công ty XYZ
(trích giấy tờ làm việc của KTV)
CÔNG TY TNHH DỊCH VỤ TƯ VẤN TÀI CHÍNH KẾ TOÁN VÀ KIỂM TOÁN
Tên khách hàng Công ty Cổ Phần ABC
Kết luận kiểm toán Công việc đã tiến hành
Công việc thực hiện đối với phần 111 _ đã tiến hành theo chương trình kiểm toán từ 1/1/2009 _ đến 31/12/2009 _
Các vấn đề phát sinh và kiến nghị
Số dư đầu kỳ: 158 377 986 Ly Tổng phát sinh nợ: 21 923 628 983 Tổng phát sinh có: 21 933 452 896
Số dư cuối kỳ: 148 554 073 Ag
Dựa vào kết quả công việc, theo ý kiến tôi:
Cơ sở dẫn liệu cho phần _111 _ là thích hợp trên các khía cạnh trọng yếu và tổng số dư (phát sinh) _148 554 073 _ là trung thực theo đúng các nguyên tắc kế toán được chấp nhận chung và được lập nhất quán với các năm trước.
Ngày 04/03/2010 Người thực hiện: BTT Người kiểm tra: NHD _
+ Đối với phần hành TGNH:
Biểu 1.17: Kết luận kiểm toán khoản mục TGNH Công ty XYZ
(trích giấy tờ làm việc của KTV)
CÔNG TY TNHH DỊCH VỤ TƯ VẤN TÀI CHÍNH KẾ TOÁN VÀ KIỂM TOÁN
Tên khách hàng Công ty Cổ Phần ABC
Kết luận kiểm toán Công việc đã tiến hành
Công việc thực hiện đối với phần 112 _ đã tiến hành theo chương trình kiểm toán từ _ đến _
Các vấn đề phát sinh và kiến nghị
Số dư đầu kỳ: 169 320 746 457 Ly Tổng phát sinh nợ: 944 442 837 932 Tổng phát sinh có: 912 884 253 539
Số dư cuối kỳ: 200 879 330 850 Ag
Số dư khớp với thư xác nhận số dư ngân hàng tại 31/12/2009 C2/2
Khoản tiền gửi có kỳ hạn 6 tháng tại ngân hàng Seabank chưa được phân loại đúng:
Phân loại lại: Nợ TK 128: 60 000 000 000 Tham chiếu C2/4
Khoản 399 898 USD tại ngân hàng ĐT&PT HN chưa được tính lãi dự thu: 42 067 560 đ Điều chỉnh: Nợ TK 138: 42 067 560 Tham chiếu: C2/5
Dựa vào kết quả công việc, theo ý kiến tôi:
Cơ sở dẫn liệu cho phần _112 _ là thích hợp trên các khía cạnh trọng yếu và tổng số dư (phát sinh) _200 879 330 850 _ là trung thực theo đúng các nguyên tắc kế toán được chấp nhận chung và được lập nhất quán với các năm trước.
Ngày 04/03/2010 Người thực hiện: BTT Người kiểm tra: NHD _
Nhận xét và so sánh về việc vận dụng các kỹ thuật thu thập bẳng chứng kiểm toán khoản mục tiền do AASC thực hiện tại hai khách hàng trên
Qua quá trình kiểm toán khoản mục tiền tại hai khách hàng cho thấy KTV sử dụng đầy đủ các kỹ thuật trong kiểm toán để thu thập bằng chứng, và tuân thủ đúng theo chương trình kiểm toán của AASC.
Tuy nhiên, hai khách hàng có đặc điểm và qui mô khác nhau, cùng với những hiểu biết của các KTV về hai khách hàng khác nhau nên các kỹ thuật được KTV vận dụng thực tế đối với hai khách hàng là khác nhau.
Trong thủ tuc tiến hành thử nghiêm kiểm soát, cùng với bảng phỏng vấn và thử nghiệm kiểm soát nhưng đối với Công ty XYZ thì KTV chỉ thực hiện phỏng vấn sơ bộ một số thủ tục những đổi mới trong năm Còn với ABC thì ngoài việc phỏng vấn, KTV còn thực hiện một số thủ tục kiêm tra dấu vết trên chứng từ để khẳng định về hiệu lực KSNB của khách hàng.
Trong thủ tục kiểm tra chi tiết, mặc dù đánh giá KSNB đối với khoản mục tiền mặt đối với hai khách hàng khá tốt Nhưng thủ tục kiểm tra chi tiết vẫn được tiến hành ở cả hai Công ty Đối với Công ty ABC là khách hàng mới, KTV chọn mẫu phiếu thu và phiếu chi phát sinh trong hầu hết các tháng và kích thước mẫu được chọn lớn Đối với khách hàng cũ là Công ty XYZ, KTV xem xét hồ sơ kiểm toán năm trước và tiến hành kiểm tra tập trung vào những sai phạm tồn tại dựa vào ý kiến của KTV trước.
Thực tế vận dụng các kỹ thuật thu thập bằng chứng kiểm toán khoản mục tiền
Khách hàng ABC
Trong giai đoạn kết thúc kiểm toán tại khách hàng ABC, trưởng nhóm kiểm toán thu thập lại toàn bộ giấy tờ của các KTV thực hiện kiểm toán các phần hành Trưởng nhóm tiến hành soát xét và kiểm tra toàn bộ quá trình thực hiện của các KTV được thể hiện trên giấy tờ làm việc, đánh giá các bằng chứng thu thập có hợp lý để đưa ra kết luận kiểm toán không Đồng thời, trưởng nhóm và các KTV sẽ trao đổi và thống nhất lần đầu các sai phạm cùng các bút toán điều chỉnh và phát hành biên bản kiểm toán.Nhưng công ty ABC là khách hàng mới nên nhiều vấn đề còn tồn tại về công tác kế toán và các sai phạm hai bên chưa thống nhất được Những vấn đề này KTV sẽ phân tích, đưa ra ra ý kiến trong thư quản lý và tạm thời đưa ra ý kiến ngoại trừ với một số phần hành mà hai bên chưa thống nhất được
Khách hàng XYZ
Trong giai đoạn kết thúc kiểm toán đối với khách hàng XYZ cũng được các KTV thực hiện tương tự đối với khách hàng ABC Nhưng XYZ là khách hàng cũ, đã đượcAASC tư vấn trong hai năm nên công tác kế toán tương đối đầy đủ và hoàn thiện, hai bên thống nhất được các bút toán điều chỉnh nên trưởng nhóm quyết định phát hành ý kiến chấp nhận toàn phần Một số vấn đề còn tồn tại được KTV nêu thư quản lý.
Nhận xét về việc vận dụng các kỹ thuật thu thập bằng chứng kiểm toán trong
Các bước công việc các KTV thực hiện tại hai công ty khách hàng nói chung là tương tự nhau, cùng theo một qui trình chuẩn của AASC Từ công việc thu thập giấy tờ làm việc, soát xét lại, thống nhất các bút toán điều chỉnh và phát hành biên bản kiểm toán Chỉ khác là công ty ABC là khách hàng mới nên công việc thống nhất, thỏa thuận các sai phạm và bút toán điều chỉnh không đưa ra được ý kiến tương đồng nên KTV tạm thời đưa ra ý kiến ngoại trừ Còn XYZ thì KTV đưa ra ý kiến toàn phần.
NHẬN XÉT VÀ CÁC GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÁC KỸ THUẬT
Nhận xét và bài học kinh nghiệm từ việc vận dụng các kỹ thuật thu thập bằng chứng kiểm toán trong kiểm toán báo cáo tài chính tại AASC
Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế Việt Nam, thị trường kiểm toán cũng có sự khởi sắc và phát triển không ngừng Đó là một trong những thuận lợi quyết định đến sự thành công của các công ty kiểm toán độc lập hiện nay, nhiều công ty mới hình thành đáp ứng nhu cầu của dịch vụ kiểm toán trong nước Nhưng bên cạnh đó là có sự cạnh tranh đáng kể giữa các công ty kiểm toán, sự thành công của các công ty kiểm toán không chỉ đo bằng sự may rủi, hoạt động lâu năm, mà còn được đo bằng chất lượng của các hợp đồng kiểm toán, mà quyết định là chất lượng và hiệu quả của các kỹ thuật thu thập bằng chứng kiểm toán mà công ty đó cung cấp do khách hàng và người quan tâm đánh giá Và Công ty TNHH tư vấn tài chính kế toán và kiểm toán AASC cũng không nằm ngoài qui luật đó Nhận thức được tầm quan trọng của các kỹ thuật thu thập bằng chứng, Công ty TNHH Tư vấn Tài chính Kế toán và Kiểm toán không ngừng nâng cao chất lượng của các bằng chứng thu thập và áp dụng ngày sâu rộng các kỹ thuật thu thập bằng chứng một cách đầy đủ, phổ biến bảy kỹ thuật thu thập bằng chứng kiểm toán theo chuẩn mực kiểm toán Việt Nam Đạt được kết quả này là do công ty đã xây dựng được chương trình kiểm toán hiệu quả, áp dụng chung cho toàn thể Công ty, cùng với đội ngũ KTV chuyên nghiệp có trình độ chuyên môn cao, có niềm đam mê công việc, kết hợp một cách linh hoạt giữa các kỹ thuật này trong quá trình kiểm toán.
2.1.1 Về các quyết định về bằng chứng kiểm toán
Qui trình kiểm toán tại Công ty TNHH Kiểm toán AASC được xây dựng dựa trên những hướng dẫn về kiểm toán của Chuẩn mực Kiểm toán Việt Nam và Chuẩn mực Kiểm toán Quốc tế được Việt Nam thừa nhận Chương trình kiểm toán của Công ty TNHH Kiểm toán AASC quy định khá chi tiết về các bước công việc KTV cần thực hiện, các thủ tục áp dụng cho từng khoản mục Đó vừa là kim chỉ nam hướng dẫn cho KTV, vừa giúp KTV tự soát xét lại công việc của mình Trình độ của KTV nhờ đó tăng lên đáng kể, rất thuận tiện đối với những nhân viên mới ra nhập AASC.
Quá trình xác định quy mô mẫu và phần tử cá biệt được chọn từ tổng thể khá hoàn chỉnh, thống nhất và khoa học Quá trình này phụ thuộc vào việc đánh giá mức trọng yếu và rủi ro kiểm toán cho từng phần hành.
Việc quyết định thời gian hoàn thành các thể thức đã được vạch sẵn, từ đó, các KTV sẽ định hướng được cho mình về thời gian và dự kiến công việc để hoàn thành kế hoạch.
2.1.3 Về thiết kế chương trình kiểm toán
Chương trình kiểm toán tại AASC được thiết kế theo một khuôn mẫu chung thống nhất trong toàn Công ty, theo hướng chi tiết hóa các thủ tục kiểm toán Các thủ tục kiểm toán lại được chi tiết phù hợp với từng khoản mục trên bảng cân đối kế toán và báo cáo kết quả kinh doanh Điều này, giúp các KTV dễ dàng phối hợp được các kỹ thuật thu thập bằng chứng kiểm toán với từng khoản mục khác nhau Đồng thời, với chương trình kiểm toán chi tiết tạo điều kiện tốt cho những nhân viên mới vào AASC, nắm bắt nhanh được với những công việc cần phải thực hiện, để thu được bằng chứng kiểm toán hiệu quả, nâng cao chất lượng kiểm toán.
Tất cả chương trình kiểm toán mà Công ty AASC đã tạo lập nhằm tạo điều kiện giúp cho kiểm toán viên dựa vào đó có thể thực hiện các bước công việc của mình, giúp cho kiểm toán viên định hình được những công việc của họ phải thực hiện và đưa ra sự phân công thích hợp cho các thành viên để hoàn thành cuộc kiểm toán của mình.
Chương trình kiểm toán tại AASC thường được sửa đổi và bổ sung theo từng năm tài chính để phù hợp với những thay đổi chung của các quy định, Chuẩn mực kế toán và Kiểm toán Thường thì chương trình kiểm toán của Công ty thường trình bày theo từng khoản mục trên Báo cáo tài chính như chương trình kiểm toán khoản mục doanh thu, chương trình kiểm toán TSCĐ, chương trình kiểm toán công nợ… và bao gồm các nội dung sau: mục tiêu kiểm toán, thủ tục phân tích, thủ tục kiểm tra chi tiết, kết luận kiểm toán… Có thể thấy được chương trình kiểm toán tại AASC được xây dựng tương đối hiệu quả và khoa học.
2.1.4 Về việc kết hợp giữa các kỹ thuật thu thập bằng chứng
Với chương trình kiểm toán hướng dẫn chi tiết những thủ tục kiểm toán cần phải thực hiện trong cuộc kiểm toán với từng khoản mục khác nhau Nhờ đó, KTV của AASC chủ động có sự kết hợp giữa các kỹ thuật thu thập bằng chứng kiểm toán, nhằm thu được bằng chứng có độ tin cậy cao nhất Ví dụ, khi kiểm tra khoản phải thu được ghi nhận là có thực, KTV thường thực hiện các thủ tục đối chiếu công nợ theo đối tượng, đồng thời kết hợp với thủ tục kiểm tra chi tiết nội dung các nghiệp vụ phát sinh liên quan đến khoản phải thu.
2.1.5 Về kết hợp giữa các phần hành liên quan trong quá trình thu thập bằng chứng kiểm toán
Trong một cuộc kiểm toán cụ thể, ngoài việc kết hợp các kỹ thuật thu thập bằng chứng nhằm thu được bằng chứng có tính thuyết phục, các KTV ở AASC còn đánh giá những khoản mục liên quan đến một chu trình kế toán và phân công cho một người đảm nhiệm Sự kết hợp này giúp KTV trức tiêp so sánh và đối chiếu giữa các khoản mục về số dư và số phát sinh xem có hợp lý không Đồng thời KTV đánh giá được trực tiếp hiệu lực quản trị nội bộ liên quan đến chu trình kế toán này Ví dụ, khi lập kế hoạch kiểm toán Công ty C chuyên về xây dựng, trưởng nhóm kiểm toán thường giao cho một KTV công việc kiểm toán phần hành doanh thu, kiêm luôn phần hành giá vốn và phần hành các khoản phải thu Vì các công ty xây dựng thường có xu hướng dấu doanh thu, họ thường không ghi nhận doanh thu mặc dù công trình đã có quyết toán KTV phân tích tỷ lệ giữa khoản phải thu với doanh thu, và tỷ lệ giữa doanh thu và giá vốn theo từng công trình Sau đó lập bảng phân tích tổng hợp theo từng công trình, tập trung vào những công trình mà KTV thấy nghi vấn rồi tiên hành kiểm tra chi tiết Hay khi KTV thực hiện kiểm toán khoản mục vay, thì họ kết hợp luôn kiểm toán khoản mục chi phí tài chính, để tìm xem có khoản lãi vay nào mà Công ty C chưa ghi nhận theo tính đúng kỳ không, … Sự kết hợp kiểm toán các phần hành có liên quan đến nhau không những đem lại hiệu quả cao cho việc kiểm toán nhờ thu được bằng chứng đáng tin cậy mà còn giúp các KTV giảm thiểu được chi phí và thời gian kiểm toán
2.1.6 Về lưu giữ các bằng chứng trên giấy tờ làm việc của kiểm toán viên
Tại Công ty AASC, trong quá trình kiểm toán tất cả những vấn đề phát sinh trong cuộc kiểm toán: những giấy tờ, tài liệu mà KTV thu thập, những ý kiến, thủ tục màKTV sử dụng trong cuộc kiểm toán cho một phần hành cụ thể thì đều phải ghi rõ trên giấy tờ làm việc Các tài liệu làm bằng chứng để KTV đưa ra được kết luận kiểm toán thì lưu giữ bằng bản cứng: các hóa đơn thì phải phô tô, …Giấy tờ làm việc của KTV thì phải sử dụng giấy làm việc theo mẫu chuẩn của AASC Tất cả các tài liệu được đánh tham chiếu một cách rõ ràng và theo thứ tự Từ đó, chỉ cần thông qua giấy tờ làm việc của KTV, người kiểm tra soát xét có thể nhìn thấy rõ những công việc mà KTV đã thực hiện, cùng với những kỹ thuật mà KTV đã sử dụng trong quá trình kiểm toán, và đánh giá được bằng chứng kiểm toán thu thập có đủ căn cứ để đưa ra được kết luận kiểm toán không? Do vậy, chất lượng cuộc kiểm toán sẽ được nâng cao.
Thực trạng vận dụng các kỹ thuật thu thập bằng chứng kiểm toán trong kiểm toán báo cáo tài chính của Công ty AASC
2.2.1.1 Trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán
Kế hoạch kiểm toán tổng quát được các KTV gửi cho từng khách hàng để khách hàng có thể chuẩn bị trước các tài liệu liên quan tới quá trình kiểm toán Điều này đã tạo điều kiện hỗ trợ cho quá trình thực hiện kiểm toán tại công ty khách hàng được thuận lợi và nhanh gọn hơn.
Khi tìm hiểu và thu thập thông tin chi tiết về khách hàng, bên cạnh việc cập nhật những thông tin về khách hàng trong Hồ sơ kiểm toán, KTV còn thu thập thêm thông tin bằng cách như phỏng vấn Ban giám đốc, tiếp xúc với nhân viên KH, tham quan đơn vị…Điều đó đã thể hiện được tính thận trọng nghề nghiệp trong công việc của các KTV công ty AASC Việc phân chia công việc cho từng thành viên của nhóm kiểm tóan một cách khoa học và hợp lý, góp phần đem lại hiệu quả cho quá trình thực hiện kiểm toán, tiết kiệm thời gian, đồng thời tạo được sự kiểm tra, phối hợp, soát xét giữa các thành viên của nhóm với nhau.
Công ty đã xây dựng quy trình đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ của khách hàng, quy trình đánh giá tính trọng yếu và rủi ro, đồng thời thực hiện việc phân tích một số chỉ tiêu trên BCTC để xem xét sự biến động và tỷ trọng của chỉ tiêu qua các năm.
2.2.1.2 Giai đoạn thực hiện kiểm toán
Giai đoạn thực hiện kiểm toán là giai đoạn nòng cốt của cuộc kiểm toán Các KTV tại AASC chú trọng và dành phần lớn thời gian cuộc kiểm toán cho giai đoạn này Đảm bảo tính thận trọng nghề nghiệp các KTV thực hiện đúng theo chương trình kiểm toán đã xây dựng trước và sử dụng đầy đủ các kỹ thuật thu thập bằng chứng Các kỹ thuật được sử dụng một cách linh hoạt và có sự phối hợp đồng bộ giữa các kỹ thuật trong từng phần hành kiểm toán Nên bằng chứng kiểm toán các KTV thu thập thường có giá trị cao.
2.2.1.3 Giai đoạn kết thúc kiểm toán
KTV tổng hợp, đánh giá các thông tin đã thu thập nhằm soát xét toàn bộ quá trình kiểm toán Công ty kiểm toán AASC luôn thực hiện một cách đầy đủ các quy trình trong giai đoạn này bằng cách như soát xét lại toàn bộ hồ sơ, giấy tờ làm việc của các KTV… trước khi đưa ra ý kiến của mình về BCTC và lập biên bản kiểm toán Đồng thời, KTV cũng kiểm soát cả các sự kiện phát sinh sau ngày lập BCTC của khách hàng để đánh giá mức độ ảnh hưởng của các sự kiện đó tới BCTC, tình hình kinh doanh của KH, và theo dõi tình hình hoạt động khách hàng sau khi thực hiện xong quá trình kiểm toán.
2.2.2.1 Về chương trình kiểm toán a, Giai đoạn lập kế hoạch
Thứ nhất: Công ty chưa chú trọng đến công tác khảo sát lập và thẩm định kế hoạch của cuộc kiểm toán Trên thực tế, hiện nay có sự cạnh tranh ngày càng lớn của các công ty kiểm toán độc lập trong nước, nên AASC chỉ nhận được thư mời kiểm toán của những khách hàng mới, còn đối với những khách hàng cũ, thì cuối năm tài chính,AASC sẽ gửi hồ sơ mời thầu cho những khách hàng này Vì vậy công việc khảo sát và đánh giá khách hàng đối với những khách hàng này gần như là không có Còn đối với khách hàng năm đầu tiên, quá trình tìm hiểu và đánh giá khách hàng chỉ mang tính thủ tục, các KTV chỉ tìm hiểu sơ lược về khách hàng qua internet, qua phỏng vấn trực tiếp khách hàng Vì vậy việc thu thập thông tin ban đầu về khách hàng của AASC là chưa đầy đủ, việc đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ của khách hàng hầu như không thực hiện trong giai đoạn này, vì vậy ảnh hưởng đến việc khoanh vùng kiểm toán, phân bổ mức trọng yếu và rủi ro kiểm toán và việc lựa chọn các kỹ thuật thu thập bằng chứng kiểm toán thích hợp.
Thứ hai: Công ty chưa xây dựng một kế hoạch kiểm toán chi tiết theo từng đối tượng kiểm toán Do bị thúc ép về thời gian, và yêu cầu cung cấp báo cáo từ phía khách hàng, nên các hợp đồng kiểm toán ở AASC được sắp xếp theo lịch trình sát nhau Vì vậy, trong mỗi cuộc kiểm toán cụ thể, các KTV không xây dựng một chương trình kiểm toán riêng cho từng khách hàng, mà áp dụng theo chương trình kiểm toán theo khuôn mẫu của AASC Và trong từng phần hành được phân công cụ thể các KTV cũng không thực hiện lập kế hoạch cụ thể cho từng phần hành về các thủ tục cần tiến hành, và cần thu thập những bằng chứng gì, thực hiện kỹ thuật như thế nào, …mà chỉ thực hiện theo những kinh nghiệm của KTV trong các cuộc kiểm toán trước.
Thứ ba: Về thủ tục phân tích, ở AASC sử dụng cả ba loại hình phân tích: kiểm tra tính hợp lý, phân tích xu hướng và phân tích tỷ suất Tuy nhiên, các thủ tục này chỉ được các KTV phân tích chi tiết và sử dụng chủ yếu trong giai đoạn thực hiện kiểm toán, còn trong giai đoạn lập kế hoạch, KTV chỉ xem xét đối chiếu qua giữa số dư các khoản trên báo cáo tài chính năm nay với năm trước, hoặc so sánh giữa các khoản mục với nhau về tỷ lệ số dư, ví dụ như tỷ lệ giữa doanh thu và giá vốn, …
Thứ tư: Về việc xác định mức độ trọng yếu, rủi ro và số lượng bằng chứng kiểm toán cần thu thập Mặc dù AASC đã xây dựng một qui trình đánh giá mức độ trọng yếu thống nhất trong toàn công ty, và đã được qui định bằng văn bản các chỉ tiêu được dùng làm cơ sở cho việc tính và phân bổ mức trọng yếu Nhưng do các thủ tục trong giai đoạn này, KTV cũng chỉ thực hiện ở mức sơ lược ban đầu nên xác định và phân bổ rủi ro, trọng yếu cho các khoản mục trong giai đoạn này cũng chỉ mang tính hình thức chung chung, mà chủ yếu KTV thực hiện kèm luôn trong giai đoạn thực hiện kiểm toán. b, Giai đoạn thực hiện kiểm toán
Thứ nhất, về thực hiện chương trình kiểm toán
Chương trình kiểm toán tại AASC được xây dựng tương đối hiệu quả và khoa học,tuy nhiên việc thay đổi chương trình kiểm toán còn ít, chỉ với một số công ty khách hàng có ngành nghề kinh doanh đặc thù thì công ty mới có sự thay đổi nhất định nhưBảo hiểm, Bưu chính viễn thông,ngân hàng …còn hầu hết chương trình kiểm toán áp dụng tương tự cho các khách hàng Điều này chưa thực sự phù hợp bởi mỗi công ty khách hàng đều có những đặc thù riêng và chương trình kiểm toán mẫu có thể phù hợp với loại hình doanh nghiệp này nhưng chưa chắc đã phù hợp với công ty khách hàng khác Vậy, vấn đề đặt ra đối với AASC là phải tiếp tục hoàn thiện hơn nữa chương trình kiểm toán, xây dựng các chương trình kiểm toán hiệu quả, áp dụng được cho nhiều khách hàng và phù hợp với đặc điểm của từng khách hàng.
Thứ hai, về các kỹ thuật sử dụng
+ Kiểm kê: Kiểm kê là kỹ thuật thu thập bằng chứng một cách khách quan và có giá trị cao đối với các khoản mục tài sản: tiền tồn quĩ, hàng tồn kho, TSCĐ Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện, do những hạn chế về nhân lực cũng như thời gian, chi phí mà thủ tục này thường không được thực hiện một cách đầy đủ theo đúng chương trình đã định Chỉ một số ít khách hàng lớn và nằm trên địa bàn Hà Nội, thì các KTV ở AASC mới tham gia quá trình kiểm kê vào cuối năm tài chính với khách hàng Còn đại đa số kiểm toán viên không trực tiếp tham gia kiểm kê tài sản
KTV không tham gia kiểm kê đồng nghĩa với việc KTV không quan sát được quá trình kiểm kê, không nắm được thực tế tiền mặt tồn quĩ, số lượng tài sản thực có của đơn vị và chất lượng chúng như thê nào? Mà KTV chỉ thu thập biên bản kiểm kê do khách hàng cung cấp, không mang tính khách quan Nếu khách hàng không trung thực có sự móc nối giữa thủ kho và kế toán, có thể tồn tại những sai phạm liên quan đến việc hạch toán khai tăng doanh thu nếu như doanh thu chưa đạt kế hoạch được giao. Nếu biên bản kiểm kê từ phía khách hàng cung cấp có độ tin cậy không cao thì việc tính toán lại số dư cuối kỳ của KTV cho các khoản mục tài sản này là không chính xác.
Do vậy, rủi ro kiểm toán liên quan đến các cơ sở dẫn liệu như tính trọn vẹn, hiện hữu và định giá là cao.
Trường hợp tài sản của đơn vị được kiểm toán được lưu giữ bởi bên thứ ba, KTV thường chỉ gửi thư xác nhận để thu thập thông tin về số lượng và giá trị tài sản Nếu bên thứ ba thiếu tính độc lập khi trả lời thư xác nhận thì có thể dẫn đến rủi ro không đạt được mục tiêu kiểm toán
+ Phân tích: Phân tích là kỹ thuật được các KTV ở AASC sử dụng nhiều trong quá trình thực hiện kiểm toán Kỹ thuật này đơn giản lại tốn ít chi phí Tuy nhiên thực tế, kỹ thuật này chỉ dựa chủ yếu vào xét đoán nghề nghiệp của KTV, chỉ dựa vào những phân tích bằng các tỷ suất tài chính đơn giản mà không có một mô hình phân tích chuẩn Hơn nữa quá trình phân tích lại không được KTV thể hiện trên giấy tờ làm việc, kỹ thuật phân tích lại phụ thuộc chính vào trình độ và kinh nghiệm của KTV thực hiện, nên bằng chứng thu thập từ kỹ thuật này không có tính thuyết phục, nếu như có sự phân tích sai, lệch hướng thì rủi ro xảy ra là rất lớn.
+ Phỏng vấn: Phỏng vấn thực chất là quá trình KTV sử dụng bảng câu hỏi đề tìm hiểu về hệ thống kiểm soát nội bộ từ phía khách hàng Đây là kỹ thuật cần nhiều đến kĩ năng và kinh nghiệm của KTV để có thể thu thập thông tin từ khách hàng Thông qua phỏng vấn, KTV có thể tốn ít thời gian hơn mà vẫn có thể thu được thông tin mong muốn Tuy nhiên, hệ thống bảng câu hỏi mà KTV sử dụng trong quá trình này vẫn mang tính máy móc từ chương trình kiểm toán chung của toàn công ty Hơn nữa, khi thu thập bằng chứng từ kỹ thuật này, KTV dễ gặp khó khăn từ phía khách hàng do kế toán không hợp tác, do không chú ý lắng nghe kế toán, do không hiểu những giải thích của kế toán, … KTV phải thực hiện các thủ tục thay thế, mất nhiều thời gian và công sức vào một khoản mục nhỏ, từ đó không đảm bảo hiệu quả công việc, chưa kể đến chất lượng kiểm toán bị ảnh hưởng Vì vậy, hoàn thiện kỹ thuật phỏng vấn chính là nâng cao những kĩ năng “mềm” cho KTV Để đánh giá về HTKSNB của khách hàng KTV thường sử dụng kỹ thuật phỏng vấn khách hàng dựa trên bảng câu hỏi về hệ thống kiểm soát nội bộ, đồng thời KTV đưa ra kết luận dựa trên xét đoán chủ quan của KTV chứ tại AASC chưa có tiêu thức cụ thể để đánh giá Hơn nữa bảng hệ thống câu hỏi lại không phù hợp với mọi loại hình doanh nghiệp, thông tin trả lời của kế toán thường mang tính chủ quan Điều này gây khó khăn cho KTV trong việc kết luận về bằng chứng thu được từ kỹ thuật thu thập này.
+ Tính toán: tính toán là kỹ thuật thu thập bằng chứng đảm bảo về mặt số học, do
Tính tất yếu và phương hướng hoàn thiện các kỹ thuật thu thập bằng chứng kiểm toán tại Công ty AASC
Trong xu thế hội nhập quốc tế, sự phát triển của mỗi quốc gia đều gắn với quan hệ cộng đồng quốc tế và khu vực Từ khi Việt Nam chính thức trở thành thành viên của
Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) thì việc mở cửa dịch vụ tài chính, kế toán và kiểm toán là một trong những điều quan tâm hàng đầu của Nhà nước ta Chính phủ Việt Nam cũng đã thông qua lịch trình hội nhập với mục tiêu đến năm 2020 sẽ hội nhập hoàn toàn với quốc tế trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán Đồng thời, cho phép các công ty kế toán và kiểm toán tiếp tục đầu tư và hoạt động tại Việt Nam, khuyến khích các công ty nước ngoài tích cực hợp tác, chuyển giao công nghệ nhằm thúc đẩy các công ty trong nước phát triển Chính phủ cũng đã ban hành Nghị định 105/2004/NĐ-
CP ngày 20 tháng 3 năm 2004 về kiểm toán độc lập nhằm quản lý hoạt động của kiểm toán độc lập và cũng một phần giúp kiểm toán độc lập ở Việt Nam có thể nâng cao chất lượng dịch vụ và cạnh tranh được với các công ty kiểm toán nước ngoài.
Trong nền kinh tế thị trường, tính chất của kiểm toán đã có sự thay đổi căn bản, không chỉ là công cụ kiểm kê, kiểm soát và đo lường hoạt động và hiệu quả kinh tế- tài chính, mà đã trở thành hoạt động dịch vụ tài chính, một lĩnh vực dịch vụ hỗ trợ hoạt động kinh doanh, hỗ trợ hoạt động quản lý Đây là hoạt động dịch vụ có chất lượng cao, có giá trị pháp lý nhất định Tính độc lập, tính khách quan, những bằng chứng pháp lý, phẩm chất nghề nghiệp và yêu cầu kiểm soát chất lượng dịch vụ là đặc điểm nổi bật của loại hình dịch vụ này Đặc biệt hiện nay, các doanh nghiệp nhà nước đang được cổ phần hóa để thực hiện chủ trương đổi mới đòi hỏi phải có báo cáo kiểm toán thì mới được niêm yết trên thị trường chứng khoán Báo cáo kiểm toán được đưa ra được đánh giá chất lượng bằng các bằng chứng thu thập được Bằng chứng kiểm toán được thu thập với quy trình, kỹ thuật chuẩn, có giá trị cao sẽ giúp KTV có cơ sở chứng minh chất lượng của ý kiến kiểm toán.
Trong xu thế hội nhập toàn cầu như hiện nay, Công ty TNHH Tư vấn Tài chính
Kế toán và Kiểm toán đang từng bước đổi mới để khẳng định mình trên thị trường trong nước và quốc tê về chất lượng dịch vụ kiểm toán Để đạt được điều đó đòi hỏi Công ty AASC phải xây dựng được một qui trình kiểm toán hiệu quả, giảm bớt chi phí, kiểm soát rủi ro kiểm toán, nâng cao chất lượng cuộc kiểm toán Sự thành công của Công ty kiểm toán AASC hiện nay không chỉ đo bằng sự may rủi, hoạt động lâu năm, mà còn được đo bằng chất lượng của các hợp đồng kiểm toán, mà quyết định là chất lượng và hiệu quả của các kỹ thuật thu thập bằng chứng kiểm toán mà công ty cung cấp do khách hàng và người quan tâm đánh giá Do đó, hoàn thiện các kỹ thuật thu thập bằng chứng kiểm toán, thu được bằng chứng hiệu quả, tin cậy dựa trên cơ sở lý luận và kinh nghiện từ quá trình hoạt động thực tiễn là một điều tất yếu đối với AASC, với mục tiêu nâng cao chất lượng cuộc kiểm toán, đưa vị thế và thương hiệu AASC ngày càng đi lên xứng tầm khu vực và quốc tế.
Các giải pháp hoàn thiện vận dụng các kỹ thuật thu thập bằng chứng kiểm toán trong kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty AASC thực hiện
2.4.1 Hoàn thiện về việc thực hiện chương trình kiểm toán
Những hạn chế của AASC là chương trình kiểm toán theo mẫu chung cho toàn Công ty chưa thực sự phù hợp Vì mỗi công ty khách hàng đều có những đặc thù riêng và chương trình kiểm toán mẫu có thể phù hợp với loại hình doanh nghiệp này nhưng chưa chắc đã phù hợp với công ty khách hàng khác Do vậy, với mỗi kiểm toán viên đó là phải biết vận dụng một cách linh hoạt theo từng đối tượng thích hợp nhằm đem lại hiệu quả cao cho công việc kiểm toán Đồng thời, xây dựng các chương trình kiểm toán khác nhau sao cho có thể thay đổi linh động, áp dụng được cho nhiều khách hàng và phù hợp với đặc điểm của từng khách hàng.
Một giải pháp khác để hoàn thiện được chương trình kiểm toán phù hợp và đa dạng thì phải cần đến sự hoàn thiện hơn nữa phần mềm công nghệ thông tin tại Công ty Ban lãnh đạo AASC, các kiểm toán viên đặc biệt là phòng Công nghệ thông tin là xây dựng thành công một phần mềm kiểm toán hiệu quả, đa dạng phù hợp đặc điểm riêng của Công ty, có như vậy Công ty AASC mới càng đi lên và khẳng định hơn nữa chất lượng cung cấp dịch vụ của mình để từ đó mở rộng thị trường hoạt động trong thị trường trong nước và quốc tế.
2.4.2 Hoàn thiện qui trình đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ của khách hàng Để đánh giá đúng về hệ thống KSNB của khách hàng, KTV cần sử dụng thêm phương pháp mô tả hệ thống KSNB Bên cạnh bảng câu hỏi đánh giá hệ thống KSNB, KTV nên kết hợp sử dụng lưu đồ hoặc bảng tường thuật về KSNB Lưu đồ, gồm lưu đồ ngang và lưu đồ dọc, trình bày toàn bộ quá trình kiểm soát áp dụng tại đơn vị, mô tả chứng từ tài liệu kế toán cùng quá trình luân chuyển chứng từ bằng các ký hiệu và biểu đồ Lưu đồ giúp KTV nhận xét chính xác hơn về các thủ tục kiểm soát áp dụng và dễ dàng chỉ ra các thủ tục kiểm soát cần bổ sung Trong khi đó, Bảng tường thuật là sự mô tả bằng văn bản về cơ cấu KSNB của khách hàng do vậy sẽ cung cấp thêm sự phân tích về kiểm soát cho KTV KTV cần sử dụng kết hợp hai hình thức hoặc bảng câu hỏi với lưu đồ, hoặc bảng câu hỏi với bảng tường thuần, sự kết hợp này sẽ cung cấp cho KTV cái nhìn đúng đắn về hệ thống KSNB của khách hàng.
2.4.3 Hoàn thiện đánh giá tính trọng yếu và phân bổ mức rủi ro
Tại Công ty AASC, Công ty đã xây dựng cho mình cách đánh giá trọng yếu trong Báo cáo tài chính riêng, đem lại hiệu quả cao cho cuộc kiểm toán Xong, để có thể phát triển hơn nữa Công ty nên tham khảo một số cách thức đánh giá mức rủi ro và trọng yếu của một số công ty kiểm toán khác như A&C, KPMG, VACO…
Công ty nên có những buổi đào tạo để giảng dạy phương pháp lượng hóa rủi ro cũng như trọng yếu cho tất cả các nhân viên trong công ty; đồng thời các KTV giàu kinh nghiệm có thể có những buổi thảo luận nhằm truyền đạt những kinh nghiệm mà đã tích lũy được qua nhiều cuộc kiểm toán cho các kiểm toán viên còn non trẻ để đảm bảo giảm thiểu chi phí mà vẫn nâng cao chất lượng trong các cuộc kiểm toán.
Việc đánh giá mức trọng yếu và phân bổ rủi ro luôn là một vấn đề cần thiết đối với Công ty AASC nói riêng và các công ty kiểm toán khác nói chung, để từ đó AASC đúc rút được những kinh nghiệm và nâng cao hơn nữa chất lượng kiểm toán của mình, ngày càng tạo lòng tin với khách hàng và mức rủi ro luôn là thấp nhất.
2.4.4 Hoàn thiện các kỹ thuật thu thập a, Kiểm kê: Để hạn chế rủi ro ở mức thấp nhất và thu được bằng chứng với độ tin cậy cao nhất, đồng thời cũng để đánh giá được giá trị tài sản, qui trình kế toán, KTV nên tham gia trực tiếp cuộc kiểm kê Nếu không thể tham gia trực tiếp cuộc kiểm kê, KTV có thể mở rộng kiểm tra chi tiết chọn mẫu đối với một số nghiệp vụ phát sinh của các khoản mục tài sản này Mục đích đánh giá hiệu lực quản trị nội bộ, xem xét việc ghi nhận giá trị tài sản có đúng kỳ không Bên cạnh đó, KTV cũng cần xem xét tới tính trung thực và độc lập của bên thứ ba bằng cách thu thập thông tin từ báo cáo kiểm toán của các KTV khác về khoản mục tài sản tương ứng về qui trình kiểm soát, quản lý, thủ tục kiểm kê b, Phân tích: KTV nên áp dụng thủ tục phân tích ngay từ giai đoạn lập kế hoạch nhằm thiết kế một chương trình kiểm toán hiệu quả, phân bổ mức trọng yếu và rủi ro cho các khoản mục một cách hợp lý, hạn chế tối thiểu rủi ro trong kiểm toán. Đồng thời, KTV nên sử dụng đồng bộ cả ba thủ tục phân tích: kiểm tra tính hợp lý,phân tích xu hướng và phân tích tỷ suất Cụ thể, kiểm tra tính hợp lý trong việc phân tích, so sánh số liệu thực tế so với số kế hoạch, so sánh chỉ tiêu của đơn vị với chỉ tiêu bình quân ngành, … Phân tích tỷ suất đánh giá một số tỷ suất tài chính: tỷ suất quay vòng hàng tồn kho, tỷ suất lợi tức, …
Ngoài việc đánh giá và xem xét mối quan hệ giữa các chỉ tiêu tài chính với nhau, KTV AASC cần phải đánh giá mối quan hệ giữa các thông tin tài chính với thông tin phí tài chính: chất lượng đổi mới sản phẩm với độ hài lòng của khách hàng,… Đồng thời, KTV nên thực hiện phân tích các thông tin tài chính và phi tài chính của đơn vị khách hàng với các đơn vị khác trong cùng ngành, và với bình quân ngành.
Từ đó có cái nhìn sâu sắc và hiểu rõ hơn về khách hàng trên khía cạnh hiệu quả kinh doanh, khả năng cạnh tranh của khách hàng trên thị trường, nâng cao chất lượng cuộc kiểm toán và có thể tư vấn cho khách hàng khi phát hành thư quản lý. c, Phỏng vấn: Với chương trình kiểm toán được xây dựng riêng phù hợp với từng đối tượng khách hàng Các KTV nên tìm hiểu rõ về khách hàng và thiết lập riêng bảng hệ thống câu hỏi đánh giá hệ thống KSNB phù hợp, tạo tính chủ động cho KTV Đồng thời KTV sẽ đánh giá được chính xác và khách quan về hệ thống kiểm soát nội bộ của công ty khách hàng Bảng này đưa ra các câu hỏi theo các mục tiêu chi tiết của HTKSNB Các câu hỏi được thiết kế dưới dạng “có” và “không” Các câu trả lời
“không” sẽ cho thấy nhược điểm của HTKSNB Bên cạnh đó, những KTV mới chưa có kinh nghiệm có thể nhìn vào Bảng câu hỏi để phát hiện ra yếu tố kiểm soát nào còn bỏ sót, từ đó hoàn thiện thêm kiến thức cho bản thân Thêm vào đó, bên cạnh bảng câu hỏi đã chuẩn bị, thì tùy vào tình hình cụ thể của mỗi cuộc phỏng vấn, với mỗi câu trả lời có hoặc không, KTV có thể hỏi thêm những câu hỏi mở Những câu hỏi mở sẽ giúp KTV hiểu rõ hơn về qui trình kế toán của khách hàng, từ đó kết hợp với các thủ tục kiểm toán khác sẽ giúp KTV thu thập được bằng chứng hiệu quả và tin cậy KTV cũng có thể sử dụng Lưu đồ để khái quát hóa, giúp nhận xét chính xác hơn về các thủ tục kiểm toán áp dụng với các hoạt động và dễ dàng chỉ ra thủ tục kiểm soát nào cần bổ sung để thu được bằng chứng thích hợp cho kết luận kiểm toán và hạn chế được rủi ro kiểm toán. d, Kiểm tra tài liệu: Kiểm tra chi tiết là kỹ thuật sử dụng thu được bằng có hiệu lực nhất Dựa trên phương pháp chọn mẫu, KTV lọc ra những nghiệp vụ phát sinh dựa trên xét đoán nghề nghiệp của KTV Để có thể chọn được những mẫu có tính đại diện cao,hạn chế rủi ro KTV nên sử dụng kết hợp nhiều phương pháp chọn mẫu khác nhau.KTV nên tăng cường chọn mẫu ngẫu nhiên với các nghiệp vụ có đặc điểm tương tự nhau Đồng thời, kết hợp với phương pháp chọn mẫu phi ngẫu nhiên, chọn mẫu theo xét đoán của KTV để không bỏ sót những nghiệp vụ mà KTV nhận thấy có những dấu hiệu bất thường…
Cùng với sự phát triển không ngừng của công nghệ thông tin, Công ty AASC nên xây dựng và sử dụng các phần mềm chuyên ngành để chọn mẫu kiểm toán Việc chọn mẫu ngẫu nhiên qua máy tính sẽ giúp KTV tiết kiệm thời gian cũng như giảm bớt các sai sót trong quá trình chọn mẫu Cách này có ưu điểm là mang tính xác suất cao, giúp cho việc vi tính hóa công tác kiểm toán, việc tính toán của KTV cũng chính xác hơn, tiết kiệm thời gian Đồng thời nên kết hợp cả kinh nghiệm đánh giá của KTV đối với mẫu chọn để đạt hiệu quả cao nhất. e, Lấy xác nhận: Thư xác nhận thường mang tính khách quan vì do bên thứ ba cung cấp và bằng chứng thu được từ kỹ thuật này thường có chất lượng Để sử dụng có hiệu quả thư xác nhận, khắc phục tối đa những hạn chế KTV nên liên lạc trước với khách hàng ngay từ khi có kế hoạch kiểm toán để thu thập thông tin, bảng tổng hợp chi tiết theo đối tượng, lập bảng phân tích tuổi nợ theo từng khách hàng… và chọn mẫu gửi thư xác nhận trước khi bắt đầu thực hiện kiểm toán Việc chọn mẫu được bắt đầu với việc chọn các khách hàng có số dư lớn hoặc bất thường, nợ quá hạn chưa thanh toán…, sau đó chọn mẫu với các khách hàng khác có số dư nhỏ hơn cho đến khi đủ số mẫu Để hạn chế rủi ro, KTV nên gửi thư xác nhận đến tất cả các đối tượng Việc này giúp KTV thu thập được thư xác nhận kịp thời, đồng thời giúp KTV chủ động hơn trong quá trình lấy xác nhận, từ đó có thể thu được bằng chứng kiểm toán đúng đắn, đưa ra ý kiến kiểm toán xác đáng và phát hành báo cáo kiểm toán đúng thời hạn quy định, hạn chế tối đa những rủi ro trong kiểm toán, tiết kiệm được chi phí và nâng cao chất lượng cuộc kiểm toán.
2.4.5 Hoàn thiện kết luận và phát hành báo cáo
Giai đoạn kết thúc kiểm toán là giai đoạn rất quan trọng, tất cả những tài liệu, công việc đã làm trong giai đoạn này sẽ được kiểm toán viên tập hợp lại để đưa ra ý kiến của mình Cho nên, trong giai đoạn kết thúc kiểm toán kiểm toán viên cần phải đánh giá được tính đầy đủ của bằng chứng kiểm toán thu thập được KTV của AASC cũng cần phải xem xét chi tiết sau ngày lập Báo cáo tài chính để đảm bảo kết luận kiểm toán là thực sự đáng tin cậy.
Theo một thông lệ chung tại AASC, sau khi kết quá trình thu thập bằng chứng kiểm toán kết thúc, tất cả các giấy tờ làm việc, tất cả bằng chứng thu thập được trong quá trình kiểm toán đều được tập hợp lại và đưa lại cho trưởng nhóm xem xét Trưởng nhóm có nhiệm vụ soát xét lại các bằng chứng đó có liên quan đến mục tiêu kiểm toán không? và có đủ cơ sở để đưa ra kết luận kiểm toán không? Điều này là một hạn chế của AASC, nếu các KTV phần hành chưa đưa ra được bằng chứng thích hợp chứng minh cho ý kiến kiểm toán của mình Vì vậy, công việc soát xét này cần tiến hành ngay trong quá trình kiểm toán, tại khách hàng nhằm kịp thời giải quyết những tồn tại cũng như những bổ sung các thủ tục kiểm toán cần thiết
Trưởng nhóm còn có nhiệm vụ tập hợp lại các ý kiến đánh giá đối với các phần hành khác trên Báo cáo tài chính Từ những bằng chứng thu thập được trong tất cả các phần hành, kiểm toán diễn giải những sai phạm của khách hàng để khách hàng biết rồi đưa ra các bút toán điều chỉnh và phát hành biên bản kiểm toán Từ biên bản kiểm toán, KTV thường thống nhất luôn với kế toán trưởng về các bút toán điều chỉnh Điều này giúp KTV tiết kiệm được thời gian và chi phí trong việc phát hành dự thảo kiểm toán, thuận lợi cho việc phát hành báo cáo kiểm toán chính thức.
2.4.6 Từ phía Công ty TNHH Tư vấn Tài chính Kế toán và Kiểm toán
Hoàn thiện chương trình kiểm toán, bằng việc áp dụng thành quả của sự phát triển công nghệ thông tin, AASC nên xây dựng một phần mềm chương trình kiểm toán riêng Điều này sẽ giúp các KTV thay đổi một cách linh hoạt chương trình kiểm toán phù hợp với từng khách hàng.