1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Giải Pháp Hoàn Thiện Công Tác Phân Tích Tín Dụng Doanh Nghiệp Tại Nhno Ptnt Chi Nhánh Láng Hạ.docx

78 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Giải Pháp Hoàn Thiện Công Tác Phân Tích Tín Dụng Doanh Nghiệp Tại NHNo&PTNT Chi Nhánh Láng Hạ
Tác giả Đinh Thị Hải Hà
Trường học Học viện ngân hàng
Chuyên ngành Khoa Ngân hàng
Thể loại khóa luận tốt nghiệp
Năm xuất bản 2006
Thành phố Láng Hạ
Định dạng
Số trang 78
Dung lượng 108,47 KB

Cấu trúc

  • Chơng 1: Lý luận chung về doanh nghiệp và hoạt động tín dụng doanh nghiệp của NHTM (2)
    • 1.1. Lý luận chung về doanh nghiệp (2)
      • 1.1.1. Khái niệm doanh nghiệp (2)
      • 1.1.2. Các loại hình doanh nghiệp (3)
    • 1.2. Hoạt động tín dụng doanh nghiệp của các Ngân hàng thơng mại (3)
      • 1.2.1. Khái niệm (3)
      • 1.2.2. Các hình thức cấp tín dụng doanh nghiệp (4)
      • 1.2.3. Vai trò của tín dụng NH đối với các doanh nghiệp trong nÒn kinh tÕ (6)
    • 1.3. Phân tích tín dụng doanh nghiệp trong hoạt động tín dụng của ngân hàng thơng mại (8)
      • 1.3.1. Sự cần thiết của công tác phân tích tín dụng doanh nghiệp trong hoạt động tín dụng của Ngân hàng thơng mại (8)
      • 1.3.2. Vai trò của công tác phân tích tín dụng doanh nghiệp trong hoạt động tín dụng của NH (9)
      • 1.3.3. Hoạt động phân tích tín dụng doanh nghiệp trong hoạt động tín dông NH (11)
        • 1.3.3.1. Nguồn thông tin làm cơ sở cho công tác phân tích tín dụng (11)
        • 1.3.3.2. Nội dung phân tích tín dụng doanh nghiệp trong hoạt động tín dông NH (11)
    • 1.4. Nhân tố ảnh hởng đến công tác phân tích tín dụng (26)
      • 1.4.1. Các nhân tố khách quan (26)
      • 1.4.2. Nhân tố từ phía Ngân Hàng (26)
      • 1.4.3. Nhân tố từ phía doanh nghiệp (27)
  • Chơng 2: Thực trạng phân tích tín dụng tại NHNo&PTNT chi nhánh Láng Hạ (2)
    • 2.1. Khái quát về NHNo & PTNT Chi nhánh Láng Hạ (27)
      • 2.1.1. Tổng quan về chi nhánh ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Láng Hạ (27)
    • 2.2. Thực trạng công tác phân tích tín dụng Doanh nghiệp tại NHNo&PTNT chi nhánh Láng Hạ (35)
      • 2.2.1. Thực trạng họat động tín dụng doanh nghiệp tại NHNo & (35)
      • 2.2.2. Thực trạng công tác phân tích tín dụng tại NHNo & PTNT Láng Hạ (36)
        • 2.2.2.1. Quy trình phân tích tín dụng doanh nghiệp tại (0)
        • 2.2.2.2. Thực trạng công tác phân tích tín dụng doanh nghiệp tại (38)
    • 2.3. Đánh giá công tác phân tích tín dụng doanh nghiệp tại NHNo & PTNT Láng Hạ (46)
      • 2.3.1. Thành tựu đạt đợc (46)
      • 2.3.2. Những khó khăn, hạn chế còn tồn tại (47)
  • Chơng 3: Giải pháp hoàn thiệncông tác phân tích tín dụng Doanh nghiệp tại NHNo&PTNT Láng Hạ (27)
    • 3.1. Định hớng của NHNo&PTNT Láng Hạ trong công tác tín dụng doanh nghiệp và công tác phân tích tín dông (50)
    • 3.2. Giải pháp nhằm hoàn thiện công tác phân tích tín dụng Doanh nghiệp tại NHNo&PTNT Láng Hạ (51)
      • 3.2.1. Giải pháp nhằm hoàn thiện công tác thu thập thông tin tín dụng doanh nghiệp (51)
      • 3.2.2. Giải pháp hoàn thiện quy trình, nội dung phân tích tín dụng (52)
        • 3.2.2.1. Giải pháp hoàn thiện quy trình phân tích tín dụng doanh nghiệp (52)
        • 3.2.2.2 Giải pháp hoàn thiện nội dung công tác phân tích tín dụng doanh nghiệp (53)
        • 3.2.2.3. Giải pháp hoàn thiện hệ thống chấm điểm tín dụng và phân hạng (54)
      • 3.2.3. Giải pháp nâng cao chất lợng nguồn nhân lực (55)
      • 3.2.3. Giải pháp phát triển công nghệ, trang thiết bị (56)
      • 3.2.4. Giải pháp hỗ trợ (58)
        • 3.2.4.1. Thành lập Phòng tín dụng Doanh nghiệp (58)
        • 3.2.4.2 Đẩy mạnh công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ hoạt động tÝn dông (58)
    • 3.3. Một số kiến nghị (59)
      • 3.3.1. Kiến nghị với Nhà nớc (59)
      • 3.3.2. Kiến nghị với NHNN (60)
      • 3.3.3. Kiến nghị với NHNo & PTNT Việt Nam (61)
      • 3.3.4. Kiến nghị với các ban ngành, địa phơng (61)

Nội dung

2 Khãa luËn tèt nghiÖp Häc viÖn ng©n hµng Lêi nãi ®Çu 1/TÝnh cÊp thiÕt cña ®Ò tµi Theo ®¸nh gi¸ cña c¸c tæ chøc tµi chÝnh thÕ giíi, tû lÖ nî qu¸ h¹n cña c¸c NHTM ViÖt Nam cao h¬n rÊt nhiÒu so víi b¸o[.]

Lý luận chung về doanh nghiệp và hoạt động tín dụng doanh nghiệp của NHTM

Lý luận chung về doanh nghiệp

Theo viện thống kê và nghiên cứu kinh tế Pháp (IMSEE): Doanh nghiệp là một tổ chức kinh tế mà chức năng chính của nó là sản xuất ra của cải vật chất hoặc dịch vụ để bán.

Theo luật doanh nghiệp Việt Nam: Doanh nghiệp là tổ chức kinh tế có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch ổn định, đợc đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật nhằm thực hiện các hoạt động kinh doanh.

1.1.2 Các loại hình doanh nghiệp:

Căn cứ vào hình thức sở hữu vốn:

- Doanh nghiệp Nhà nớc: Là tổ chức kinh tế do nhà nớc đầu t vốn, thành lập và tổ chức quản lý hoạt động kinh doanh hoặc hoạt động công ích nhằm thực hiện các mục tiêu kinh tế xã hội do nhà nớc giao.

- Doanh nghiệp t nhân: Là đơn vị kinh doanh có mức vốn không thấp hơn mức vốn pháp định, do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về hoạt động của doanh nghiệp.

- Công ty trách nhiệm hữu hạn: Là doanh nghiệp gồm không quá 50 thành viên góp vốn thành lập và công ty chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty bằng tài sản của mình.

- Công ty cổ phần: Là doanh nghiệp trong đó vốn điều lệ đợc chia làm nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần Ngời sở hữu cổ phần gọi là cổ đông, cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty cho đến hết giá trị cổ phần mà mình sở hữu.

- Công ty hợp danh: Là doanh nghiệp có ít nhất 2 thành viên hợp danh, ngoài các thành viên hợp danh có thể có thành viên góp vốn Thành viên hợp danh phải là cá nhân, có trình độ chuyên môn và uy tín nghề nghiệp và phải chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về các nghĩa vụ của công ty. Thành viên góp vốn chỉ chịu trách nhiệm về khoản nợ của công ty trong phạm vi số vốn đã góp vào công ty.

Hoạt động tín dụng doanh nghiệp của các Ngân hàng thơng mại

Tín dụng là một giao dịch về tài sản (tiền hoặc hàng hóa) giữa bên cho vay (NH và các định chế tài chính khác) và bên đi vay (Cá nhân, doanh nghiệp và các chủ thể khác), trong đó đến cho vay chuyển lại tài sản cho bên đi vay sử dụng trong một thời hạn nhất định theo thỏa thuận, bên đi vay có trách nhiệm hoàn trả vô điều kiện vốn gốc và lãi cho bên cho vay khi đến hạn thanh toán Nh vậy, bản chất của tín dụng là một giao dịch về tài sản trên cơ sở có hoàn trả.

Trên cơ sở tiếp cận theo chức năng hoạt động của NH thì: “Tín dụng doanh nghiệp là một giao dịch về tài sản giữa doanh nghiệp và NH, trong đó

NH sẽ chuyển giao vốn cho doanh nghiệp sử dụng trong một thời gian nhất định theo thỏa thuận, doanh nghiệp có trách nhiệm hoàn trả vô điều kiện cả gốc và lãi cho NH khi đến hạn thanh toán” Giải pháp.

1.2.2 Các hình thức cấp tín dụng doanh nghiệp

Dựa theo nhu cầu cần tài trợ vốn của doanh nghiệp, NH phân theo tiêu thức thời hạn của khoản vay thành 2 nhóm: tín dụng ngắn hạn và tín dụng trung và dài hạn các doanh nghiệp.

Tín dụng ngắn hạn: Là loại tín dụng để đáp ứng nhu cầu vốn lu động của doanh nghiệp, thời hạn tối đa là 12 tháng và thờng chiếm tỷ trọng lớn nhất trong d nợ tín dụng của các NH Có các hình thức tín dụng ngắn hạn sau:

Chiết khấu : Chiết khấu là hình thức tín dụng ngắn hạn, trong đó khách hàng chuyển quyền sở hữu thơng phiếu cha đến hạn để đổi lấy một số tiền bằng mênh giá trừ đi cá khoản chi phí và hoa hồng Chiết khấu là một nghiệp vụ đơn giản, ít rủi ro với mức sinh lời cao.

Tín dụng ứng trớc: Là hình thức tài trợ trực tiếp cho doanh nghiệp để đáp ứng nhu cầu vốn lu động ngắn hạn NH thờng áp dụng phơng pháp thấu chi trong cho vay theo hạn mức tín dụng Thấu chi là phơng pháp cho vay mà

NH cho phép doanh nghiệp đợc sử dụng quá số tiền trên tài khoản vãng lai trong một hạn mức tín dụng, phơng pháp này nhằm đáp ứng toàn bộ nhu cầu thiếu hụt vốn lu động thời vụ theo một hạn mức tín dụng đã cam kết Ngoài ra, trong hình thức tín dụng ứng trớc, NH còn có thể áp dụng phơng thức cho vay từng lần Cho vay từng lần là việc cấp tín dụng cho từng đối tợng vay cụ thể, không cần phải có cam kết hạn mức tín dụng.

Tín dụng trung và dài hạn : Là loại tín dụng mà NH cung cấp nhằm tài trợ cho nhu cầu vốn thờng xuyên của doanh nghiệp, đó là nhu cầu tài trợ cho tài sản cố định và một phần tài sản lu động không thay đổi của doanh nghiệp Thời hạn của khoản tín dụng trung và dài hạn là trên 1 năm, từ 1 đến 5 năm là tín dụng trung hạn và trên 5 năm là tín dụng dài hạn Tín dụng trung và dài hạn có các hình thức sau:

Hình thức cho vay theo dự án : Là hình thức cho vay đợc tiến hành căn cứ vào các dự án để tổ chức việc cung ứng vốn thờng đợc NH áp dụng để tài trợ cho các mục đích đầu t của doanh nghiệp nh: mở rộng sản xuất kinh doanh, nâng cấp, cải tiến máy móc, dây chuyền trang thiết bị

Cho vay hợp vốn : Là hình thức cho vay trong đó 1 nhóm các tổ chức tài chính cùng liên kết lại để tập hợp vốn cho 1 khách hàng vay Hình thức cho vay hợp vốn rất hiệu quả khi nhu cầu vốn vay của khách hàng vợt quá khả năng cho vay của NH, đồng thời NH cũng dễ dàng phân tán rủi ro khi khoản vay có vấn đề Qua đó nhu cầu vốn vay của doanh nghiệp cũng đợc thỏa mãn và tiết kiệm thời gian, chi phí cho việc tìm kiếm nguồn vốn lớn.

1.2.3 Vai trò của tín dụng NH đối với các doanh nghiệp trong nền kinh tế

- Tín dụng cung ứng vốn một cách kịp thời cho các nhu cầu sản xuất của các doanh nghiệp, bảo đảm quá trình sản xuất diễn ra đợc liên tục, giúp doanh nghiệp mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh, mở rộng thị trờng.

Trong quá trình sản xuất kinh doanh, có những thời điểm doanh nghiệp cần rất nhiều vốn để tài trợ cho hoạt động của mình Trong khi mà nguồn vốn tự có của doanh nghiệp không đủ thì doanh nghiệp có thể vay vốn của NH. Vốn tín dụng của NH lúc ấy sẽ giúp cho hoạt động sản xuất của doanh nghiệp đợc diễn ra liên tục, không bị ngng trệ Ngoài ra, vốn tín dụng NH còn giúp các doanh nghiệp mở rộng thị trờng, mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh, tận dụng các cơ hội kinh doanh khi có thể.

- Kích thích, buộc các doanh nghiệp sử dụng vốn 1 cách hiệu quả, tránh lãng phí thất thoát vốn đầu t, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.

Thứ nhất, với nguyên tắc cơ bản tín dụng là cho vay trên cơ sở hoàn trả vốn và có lãi, tín dụng NH kích thích và buộc các doanh nghiệp sử dụng vốn có hiệu quả, tránh những lãng phí thất thoát vốn đầu t Bởi vì chỉ có hoạt động hiệu quả thì doanh nghiệp mới có cơ sở để vay vốn của NH, và cũng chỉ có hoạt động hiệu quả thì doanh nghiệp mới có thể hoàn trả vốn cho NH mà vẫn đảm bảo có lãi.

Thứ hai xét theo quan điểm của doanh nghiệp, khi doanh nghiệp sử dụng vốn tín dụng của NH thì làm cho tỷ lệ nợ phải trả/ vốn tự có của doanh nghiệp tăng, do đó lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp (ROE) sẽ t¨ng.

Tổng tài sản Nợ phải trả

Vèn tù cã Vèn tù cã

ROA: Tỉ lệ lợi nhuận trên tổng tài s ả n.

Phân tích tín dụng doanh nghiệp trong hoạt động tín dụng của ngân hàng thơng mại

1.3.1 Sự cần thiết của công tác phân tích tín dụng doanh nghiệp trong hoạt động tín dụng của Ngân hàng thơng mại:

Bất kỳ hoạt động kinh doanh nào cũng chứa đựng những rủi ro tiềm ẩn và hoạt động kinh doanh NH cũng không phải là ngoại lệ Hơn thế nữa, hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực tài chính NH mức độ rủi ro còn lớn hơn nhiều so với các lĩnh vực hoạt động kinh doanh khác Ngoài các rủi ro thông thờng nh rủi ro hoạt động, rủi ro thi trờng thì NH còn phải chịu thêm rủi ro tín dụng. Rủi ro tín dụng là vấn đề gắn liền với hoạt động NH Do vậy, các NH đặc biệt quan tâm đế vấn đề này trong hoạt động kinh doanh của mình.

Rủi ro tín dụng doanh nghiệp là rủi ro về tổn thất tài chính xuất phát từ việc doanh nghiệp không thực hiện khả năng trả nợ đúng hạn theo cam kết hoặc do doanh nghiệp mất khả năng thanh toán Có rất nhiều nguyên nhân gây nên việc trả nợ không đúng hạn nh: Sự phân tích tín dụng không dự đoán hoàn toàn chính xác về 1 khoản vay có đợc hoàn trả nh đã thỏa thuận hay không, hoặc ý chí và khả năng trả nợ có thể thay đổi sau khi khoản vay đã thực hiện, do khả năng phân tích, đánh giá khách hàng của NH yếu kém, hay do tình hình kinh tế ảnh hởng xấu đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Rủi ro xảy đến không chỉ gây thiệt hại cho NH về mặt tài chính mà còn làm ảnh h- ởng đến cả uy tín của NH: NH bị ứ đọng vốn, hoặc có thể bị giảm vốn do đó

NH gặp khó khăn trong các kế hoạch về mở rộng thị trờng, mở rộng quy mô, lĩnh vực hoạt động kinh doanh.

Do đó, song song với việc mở rộng tín dụng các NH cũng cần phải chú trọng nâng cao chất lợng tín dụng Các NH không phải chỉ quan tâm tới việc đa dạng hóa các loại hình dịch vụ, tìm kiếm các lợi tức cao nhất có thể có ở các món vay mà còn cần phải cố gắng giảm thiểu rủi ro liên quan đến các món vay đó nh: sàng lọc và giám sát khách hàng vay, thiết lập mối quan hệ lâu dài với khách hàng, quy định các hạn mức tín dụng, yêu cầu có tài sản thế chấp,quy định số d bù trên tài khoản và đặt các hạn chế tín dụng đối với doanh nghiệp Dẫu vậy, không có 1 NH nào dám chắc chắn rằng mình sẽ không gặp rủi ro khi cho vay cũng nh khi không co 1 NH nào có thể lờng hết đợc mọi sự bất ngờ có thể dẫn đến việc doanh nghiệp không trả đầy đủ, đúng hạn nợ mà các NH chỉ có thể chủ động ngăn ngừa, phòng tránh và hạn chế rủi ro có thể xảy ra mà thôi.

Trong số các biện pháp để ngăn ngừa rủi ro tín dụng thì phân tích, đánh giá khách hàng vẫn là biện pháp mang tính hiệu quả cao và nó là một trong những biện pháp quan trọng quyết định hiệu quả đầu t.

Phân tích, đánh giá khách hàng không những cho thấy đợc mục đích vay vốn, nhu cầu vay vốn, tình hình hoạt động thực tế của doanh nghiệp, năng lực kinh doanh của doanh nghiệp, tính khả thi trong việc thực hiện tiền vay , mà còn cho thấy đợc những vấn đề liên quan trực tiếp đến thiện chí trả nợ, và khả năng trả nợ của doanh nghiệp.

Phân tích, đánh giá khách hàng giúp cho NH có thể ra đợc quyết định tín dụng đúng đắn, tránh mắc phải 2 sai lầm trong việc ra quyết định tín dụng đó là: Từ chối cho vay đối với khách hàng có khả năng trả nợ, đồng ý cho khách hàng vay nhng sau đó khách hàng lại không trả đợc nợ Dù sai lầm nào đi nữa thì NH cũng phải gánh chịu tổn thất uy tín, hình ảnh của NH bị giảm sút, lợi nhuận giảm.

Nh vậy, có thể nói phân tích, đánh giá khách hàng là cơ sở quan trọng để NH có thể ra quyết định tín dụng và là 1 biện pháp quan trọng quyết định hiệu quả đầu t Nó giúp NH phòng ngừa và hạn chế rủi ro có thể gặp phải. Chính vì lẽ đó, công tác phân tích, đánh giá khách hàng trong hoạt động tín dụng nói chung cũng nh cũng nh hoạt động tín dụng doanh nghiệp nói riêng là rất cần thiết, không thể thiếu đợc khi quyết định cho vay và luôn đợc các NH đặc biệt xem trọng.

1.3.2 Vai trò của công tác phân tích tín dụng doanh nghiệp trong hoạt động tín dụng của NH.

Phân tích, đánh giá khách hàng trong hoạt động tín dụng doanh nghiệp là quá trình NH tìm hiểu thông tin về thiện chí trong việc trả nợ và khả năng trả nợ của doanh nghiệp.

- Phân tích, đánh giá doanh nghiệp có vai trò giúp NH sàng lọc những doanh nghiệp xấu, nhiều rủi ro Cụ thể hơn, công tác phân tích tín dụng doanh nghiệp là giúp NH biết đợc doanh nghiệp có đầy đủ năng lực pháp lý theo quy định của pháp luật hay không? Có sức mạnh tài chính đến đâu, năng lực kinh doanh và điều kiện kinh doanh nh thế nào, phơng án, dự án xin vay vốn có hiệu quả cao hay không? Và cuối cùng là các bảo đảm tín dụng của doanh nghiệp có thể là nguồn trả nợ thứ hai chắc chắn cho NH?

- Phân tích, đánh giá khách hàng còn giúp NH xác định đợc khả năng hiện tại và tiềm tàng của doanh nghiệp về sử dụng vốn tín dụng, cũng nh khả năng hoàn trả nợ của doanh nghiệp và các rủi ro có thể đi kèm theo khi cho vay, từ đó có những biện pháp thích hợp để hạn chế rủi ro trong quá trình cho vay, đồng thời đây còn là cơ sở để NH đánh giá khoản tín dụng Trong quá trình này, NH thay thế các cảm nhận chủ quan, cảm tính của mình về doanh nghiệp bằng các lý lẽ khách quan, khoa học dựa trên cơ sở nghiên cứu cẩn trọng các mặt mạnh và yếu của ngời đi vay để từ đó có đợc quyết định tín dụng đúng đắn Qua việc phân tích, đánh giá doanh nghiệp, NH sẽ biết đợc hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp trong hiện tại và dự đoán, định lợng các rủi ro có thể phát sinh liên quan đến việc cấp tín dụng của NH, đánh giá khả năng vỡ nợ của doanh nghiệp Ngoài ra, những hồ sơ, kết quả từ việc phân tích, đánh giá khách hàng còn đợc NH lu trữ dùng để phân loại, xếp hạng doanh nghiệp, xếp hạng tín dụng Việc phân loại, xếp hạng doanh nghiệp này có ý nghĩa là nguồn thông tin bổ sung cho NH trong việc xem xét cấp tín dụng cho doanh nghiệp sau này khi doanh nghiệp lại có nhu cầu vay.

Vai trò to lớn nữa của công tác phân tích, đánh giá khách hàng trong hoạt động tín dụng doanh nghiệp là nó cho thấy những lợi ích mà NH và doanh nghiệp có thể có đợc sau khi thiết lập mối quan hệ giữa 2 bên Chủ yếu lợi ích của hai bên đạt đợc là những lợi ích về tài chính và về uy tín Về phía

NH, lợi ích mà NH có đó là: Gia tăng thu nhập từ đó tăng lợi nhuận, mở rộng đợc ảnh hởng, thị phần, nâng cao đợc vị thế, uy tín của NH, thu hút đợc nhiều khách hàng quan hệ với NH Còn về phía doanh nghiệp, những lợi ích mà doanh nghiệp có đợc khi vay vốn NH đó là doanh nghiệp không bị lỡ mất cơ hội kinh doanh (mà nếu nh không có vốn của NH thì doanh nghiệp sẽ không thực hiện đợc), doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả hơn, gia tăng đợc lợi nhuận Do đó, những lợi ích về uy tín mà NH và doanh nghiệp sẽ ngày càng tăng thêm sức mạnh và lợi thế trong quá trình phát triển của cả doanh nghiệp lÉn NH.

Vì vậy, có thể thấy rằng công tác phân tích tín dụng doanh nghiệp có vai trò cực kỳ quan trọng, và là một khâu quan trọng nhất trong quy trình tín dông.

1.3.3 Hoạt động phân tích tín dụng doanh nghiệp trong hoạt động tín dông NH.

1.3.3.1 Nguồn thông tin làm cơ sở cho công tác phân tích tín dụng doanh nghiệp gồm:

- Thông tin do doanh nghiệp cung cấp: Là bộ hồ sơ vay vốn doanh nghiệp gửi đến NH Đây là những thông tin đầu tiên phục vụ cho công tác phân tích, đánh giá doanh nghiệp của NH Thông thờng, bộ hồ sơ mà doanh nghiệp gửi đến NH gồm: hồ sơ pháp lý (quyết định thành lập doanh nghiệp, đăng ký kinh doanh, quyết định bổ nhiệm giám đốc, hội đồng quản trị, kế toán trởng ); hồ sơ kinh tế (kế hoạch sản xuất kinh doanh, báo cáo thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh kỳ gần nhất); và hồ sơ vay vốn (giấy đề nghị vay vốn, phơng án, dự án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, đời sống ).

- Thông tin do NH lu trữ: Đây là các thông tin mà NH có đợc trong quá trình hoạt động, trong quá trình cung cấp các dịch vụ NH Nguồn thông tin này rất đáng tin cậy vì nó là những thông tin mang tính lịch sử về mối quan hệ trớc đây giữa doanh nghiệp và NH, đồng thời đây cũng là cơ sở để NH so sánh với các doanh nghiệp khác hoạt động trong cùng lĩnh vực Tuy nhiên chất lợng của thông tin phụ thuộc vào kết quả của việc tổ chức thu thâị và xử lý thông tin về khách hàng của ngân hàng.

Thực trạng phân tích tín dụng tại NHNo&PTNT chi nhánh Láng Hạ

Khái quát về NHNo & PTNT Chi nhánh Láng Hạ

2.1.1 Tổng quan về chi nhánh ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn Láng Hạ

Cùng với việc đổi tên, hệ thống Ngân hàng nông nghiệp đã từng bớc chuyển hớng hoạt động theo cơ chế thị trờng với nhiệm vụ mới nặng nề hơn:Chấp nhận cạnh tranh với các tổ chức Tín dụng có bề dày truyền thống khác trên thị trờng thành thị Đứng trớc tình hình nhiệm vụ xây dựng một Ngân hàng hiện đại, kinh doanh đa năng và yêu cầu của nền kinh tế thị trờng trong giai đoạn mới Tại các khu vực đô thị, các khu công nghiệp và trung tâm kinh tế trên mọi miền đất nớc nhiều Chi nhánh NHNo&PTNT đã đợc hình thành.

Ngày 17/3/1997 Chi nhánh NHNo&PTNT Láng Hạ đợc thành lập và chính thức đi vào hoạt động.

Chi nhánh Ngân hàng NHNo&PTNT Láng Hạ ra đời trong giai đoạn này, đã góp phần không nhỏ làm cho quy mô và phạm vi hoạt động cũng nh năng lực, vị thế của hệ thống Ngân hàng Nông nghiệp trên địa bàn Thủ đô đợc mở rộng và nâng cao hơn nữa Đáp ứng đợc yêu cầu hoạt động kinh doanh trong giai đoạn mới, giai đoạn khắc phục khó khăn khách quan và chủ quan, ổn định phát triển mạnh mẽ theo hớng Ngân hàng Thơng mại hàng đầu ở Việt Nam, tiên tiến trong khu vực có uy tín cao trên thị trờng Quốc tế.

*Nhiện vụ và chức năng của Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn Láng Hạ.

Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn Láng Hạ có chức năng, nhiệm vụ đáp ứng nhu cầu về vốn, tiền tệ tín dụng và thanh toán cho các tổ chức kinh tế, cá nhân và đợc cụ thể hoá thông qua các công tác nghiệp vụ nh :

+ Nhận tiền gửi tiết kiệm, tiền gửi thanh toán của các tổ chức kinh tế và dân c trong nớc và nớc ngoài bằng VNĐ và ngoại tệ.

+ Phát hành các loại chứng chỉ tiền gửi, tín phiếu, kỳ phiếu, trái phiếu Ngân hàng và các hình thức huy động vốn khác, phục vụ yêu cầu phát triển kinh tế và hoạt động kinh doanh của Ngân hàng.

+ Cho vay ngắn hạn, trung và dài hạn bằng VNĐ và ngoại tệ đối với các tổ chức kinh tế và cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế theo cơ chế tín dụng của Ngân hàng Nhà nớc và quy định của Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn Láng Hạ.

+ Chiết khấu thơng phiếu, kỳ phiếu, trái phiếu Ngân hàng và các giấy tờ có giá theo quy định của Ngân hàng Nhà nớc và Chi nhánh Ngân hàng Láng Hạ. +Thực hiện nghĩa vụ thanh toán quốc tế nh : Thanh toán nhờ thu, thanh toán L/C nhập khẩu, thanh toán L/C xuất khẩu, bảo lãnh thanh toán, kinh doanh ngoại tệ theo quy định của Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn Láng Hạ.

+ Thực hiện các nghĩa vụ nhân hành nh : Thanh toán, chuyển tiền trong nớc, ngoài nớc, chi trả kiều hối, thanh toán séc…

+ Thực hiện chế độ an toàn kho quỹ, bảo quản tiền mặt thanh toán chính xác kịp thời.

+ Thực hiện các dịch vụ t vấn về tiền tệ, quản lý vốn các dự án đầu t

Ngoài ra, Chi nhánh còn thực hiện các nhiệm vụ dới các hình thức đầu t phong phú và đa dạng nh cho vay cải tiến kỹ thuật, mở rộng sản xuất kinh doanh, cho vay tạo việc làm …

2.1.2 Kết quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh NHNo&PTNT Láng Hạ trong 3 năm trở lại đây ( 2004- 2006).

NHNo&PTNT Chi nhánh Láng Hạ mới đợc thành lập và hoạt động đợc hơn 10 năm - một khoảng thời gian không phải là ngắn Trong những năm vừa qua những kết quả mà Chi nhánh đạt đợc đã góp phần không nhỏ vào sự phát triển của NHNo&PTNT Việt Nam cũng nh hệ thống Ngân hàng cả nớc. Đặc biệt thời kỳ 2004-2006, thời kỳ đợc đánh giá là giai đoạn cả Chi nhánh tự khẳng định vị thế, uy tín của mình trong hệ thống NHNo & PTNT trên địa bàn thủ đô Những kết quả đạt đợc rất đáng trân trọng, thể hiện trên mọi hoạt động của Chi nhánh.

- Tình hình huy động vốn:

Huy động vốn là một trong những nghiệp vụ chủ yếu và quan trọng của ngân hàng là tiền đề, là cơ sở quyết định hoạt động kinh doanh của ngân hàng Khi ngân hàng huy động đợc nguồn vốn với quy mô lớn và chi phí thấp là cơ sở để ngân hàng có đợc lợi nhuận cao, nâng cao chất lợng hoạt động kinh doanh cua ngân hàng Về công tác huy động vốn tại NHNo&PTNT chi nhánh Láng Hạ có nhiều khó khăn do có nhiều ngân hàng cùng huy động trên địa bàn, đặc biệt là các NHTM cổ phần ngoài quốc doanh với mức lãi suất huy động cao, là đối tợng cạnh tranh mạnh mẽ với ngân hàng Mặt khác, thị trờng chứng khoán nóng bỏng, giá vàng, giá USD tăng, thu hẹp thị phần của ngân hàng.

Với những khó khăn đó NHNo&PTNT chi nhánh Láng Hạ cùng với sự chỉ đạo của NHNo&PTNT Việt Nam, đã đề ra những biện pháp huy động và cân đối ngay vốn tại chi nhánh, chủ động khai thác nguồn vốn trong nền kinh tế, nhiều kỳ hạn khác nhau, trả lãi trớc, trả lãi sau, các hình thức khuyến mãi, bốc thăm dự thởng( Vàng 3 chữ A) vì thế thu hút nhiều sự quan tâm của khách hàng.

Trong các năm qua, chi nhánh đã duy trì củng cố và tăng cờng mạng l- ới, huy động tiền gửi Tiết kiệm trên địa bàn dân c, huy động tiền gửi của các doanh nghiệp, tiếp tục duy trì mối quan hệ với các khách hàng truyền thống và tích cực tìm kiếm khách hàng mới, có nguồn gửi mới, đổi mới phong cách phục vụ, đa dạng hình thức huy động vốn Chính vì vậy công tác huy động vốn đã có những bớc phát triển đặc biệt trong năm 2006.

Bảng 1: Cơ cấu nguồn vốn huy động Đơn vị: tỷ đồng

(Nguồn: Phòng kế hoạch nguồn vốn)

Từ bảng số liệu ta thấy, tình hình huy động vốn của NHNo&PTNT chi nhánh Láng Hạ có nhiều điểm đáng khích lệ Năm 2005 tổng nguồn vốn đạt 4.023 tỷ đồng đạt 101% so với kế hoạch đề ra Năm 2006 tổng nguồn vốn đạt 5.095 tỷ đồng tăng 1.882 tỷ đồng so với năm 2005 tơng đơng 147% đạt 121% kế hoạch năm 2006.

Trong cơ cấu huy động vốn, huy động tiền gửi nội tệ chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn vốn huy động N; Đến năm 2006 chi nhánh huy động đ- ợc 4.854 tỷ VND tăng 1.718 tỷ VND so với năm 2005, chiếm tỷ trọng 82,20% trong tổng nguồn vốn huy động Có điều đáng mừng là nguồn chi trả kiều hối trong dân c tăng nên tiền gửi bằng ngoại tệ có xu hớng tăng trong năm 2006 tăng 16 tỷ đồng tơng đơng 18,46%.

Xét theo thời hạn huy động vốn: Tiền gửi không kỳ hạn liên tục tăng. Năm 2005 tnăg 67 tỷ đồng so với 2004 tức tăng 7,2% Đến năm 2006 tiền gửi không kỳ hạn là 1278 tỷ đồng tăng 293 tỷ đồng tức tăng 29.74% so với năm

2005 Sự gia tăng của tiền gửi không kỳ hạn góp phần làm tăng tỷ trọng thanh toán không dùng tiền mặt trong nền kinh tế, hơn nữa đây cũng là lợi thế cho chi nhánh trong việc tăng lợi nhuận Mặc dù tiền gửi không kỳ hạn tăng nhng tỷ trọng của nó còn rất nhỏ so với tổng vốn huy độn, chiếm từ 20%-24% trong tổng nguồn vốn.

Thực trạng công tác phân tích tín dụng Doanh nghiệp tại NHNo&PTNT chi nhánh Láng Hạ

2.2.1 Thực trạng họat động tín dụng doanh nghiệp tại NHNo & PTNT chi nhánh Láng Hạ

Dưới sự chỉ đạo của NHNo&PTNT Việt Nam, cùng với sự những đường lối đúng đắn của Ban lãnh đạo và sự ủng hộ nhiệt tình từ các cấp, các ngành, các doanh nghiệp từ TW đến địa phương, cho nên từ khi mới thành lập đến nay, t×nh h×nh hoạt động tÝn dụng nãi chung và tÝn dụng doanh nghiệp nãi riêng của NHNo Láng Hạ có nhiều khởi sắc.

Cụ thể, cã thể một số kết quả về t×nh h×nh hoạt động tÝn dụng doanh nghiệp tại NHNo Láng Hạ qua bảng số liệu dưới đây:

Bảng 5: Dư nợ cho vay doanh nghiệp theo Thành phần kinh tế Đơn vị: tỷ đồng

Số tiền % Số tiền % Số tiền %

(Nguồn: Phòng kế hoạch nguồn vốn)

Nhìn vào bảng số liệu trên, ta thấy Dư nợ chủ yếu của NHNo & PTNT Láng Hạ chủ yếu tập trung vào doanh nghiệp ngoài quốc doanh tuy nhiên tỷ lệ này giảm dần (chiếm từ 79% đến 61% trên tổng dư nợ) Cụ thể, năm 2004 dư nợ DNQD đạt 1.752 tỷ đồng chiếm 79% trên tổng dư nợ Đến năm 2006 dư nợ DNQD đạt 1245 tỷ đồng chiếm 61%/tổng dư nợ Trong khi đã, tỷ lệ dư nợ DNNQD tăng đáng kể từ 19% trên tổng dư nợ năm 2004 lên 36% trong tổng dư nợ năm 2006 Năm 2006, dư nợ DNNQD đạt 757 tỷ đồng tăng 16,4% so với năm 2005 và bằng 189,65% so với năm 2004 Điều này thể hiện sự đa dạng đối tượng khách hàng doanh nghiệp cũng như chính sách không phân biệt thành phần kinh tế của NHNo & PTNT Láng Hạ Hiện nay tổng số doanh nghiệp ngoài quốc doanh có quan hệ tín dụng với NHNo & PTNT Láng Hạ lên đến 90 Doanh nghiệp ở nhiều ngành nghề khác nhau như thương mại, điện, mía đường…Trong đó có 88/90 DNNQD làm ăn có hiệu quả có lãi, có khả năng trả nợ.

Bên cạnh đó, NHNo&PTNT Láng Hạ thờng xuyên quan tâm tới các hoạt động kinh doanh của Doanh nghiệp, theo dõi sát sao góp ý kiến và t vấn cho Doanh nghiệp giúp Doanh nghiệp mở rộng phát triển kinh doanh của mình, góp phần gắn bó khăng khít mối quan hệ hai chiều của Ngân hàng và Doanh nghiệp.

2.2.2 Thực trạng công tác phân tích tín dụng tại NHNo & PTNT Láng Hạ.

2.2.2.1 Quy tr×nh ph©n tÝch tÝn dụng doanh nghiệp tại NHNo & PTNT Láng Hạ:

Tại NHNo & PTNT Láng Hạ công tác phân tích tín dụng doanh nghiệp do Phòng tín dụng thực hiện Phòng tín dụng phân công cán bộ tín dụng trực tiếp tiếp xúc và thẩm định doanh nghiệp đến xin vay Nếu là khách hàng mới, cán bộ tín dụng sẽ hướng dẫn khách hàng làm hồ sơ vay vốn.

Khi nhận được bộ hồ sơ vay vốn của doanh nghiệp cán bộ tín dụng sẽ trực tiếp kiểm tra tÝnh đầy đủ và hợp lệ của bộ hồ sơ, sau đã sẽ tiến hành thẩm định tín dụng với từng doanh nghiệp, phân tích tính khả thi của từng dự án, khả năng trả nợ của khách hàng, phân tích về biện pháp bảo đảm tiền vay, tài sản đảm bảo…Sau khi hoàn thành việc thẩm định cán bộ tín dụng sẽ lập một tờ tr×nh thẩm định trong đã cã nãi râ kết luận và kiến nghị của m×nh về khoản vay Tiếp đó trưởng phòng tín dụng sẽ xem xét, kiểm tra lại, các hồ sơ cảu Doanh nghiệp, tờ trình thẩm định, có ý kiến của mình trên tờ trình thẩm định về việc có quyết định cho vay hay không.

Nếu với hồ sơ vay vốn của Công ty cổ phần lớn hơn 30 tỷ đồng và của Các DNQD từ 100 tỷ đồng trở lên thì sau khi cán bộ tín dụng thẩm định bộ hồ sơ sẽ đợc chuyển lên Phòng thẩm định của Ngân hàng để kiểm tra lại một lần nữa Phòng thẩm định của Ngân hàng có nhiệm vụ thẩm định lại các hồ sơ mà phòng tín dụng chuyển lên theo đúng trình tự các bớc thẩm định Sau khi đã tiến hành thẩm định, cán bộ phòng thẩm định sẽ lập một báo cáo tái thẩm định và nêu ý kiến của mình về việc có quyết định cho vay không Tiếp đó Trởng phòng thẩm định sẽ xem xét lại và có ý kiến.

Nếu ý kiến của họ là thống nhất đồng ý với tờ trình thẩm định thì tùy theo từng khoản vay và mức vay mà trình lên Giám đốc hoặc người được ủy quyền hợp pháp xem xét Giám đốc hoặc người được ủy quyền hợp pháp xem xét tờ trình để quyết định có cho vay hay không.

Tóm lại, có thể thấy công tác phân tích tín dụng doanh nghiệp trong hoạt động tín dụng doanh nghiệp là hết sức khoa học, đảm bảo đúng yêu cầu về các bước trong quy trình thẩm định, đồng thời đảm bảo được tính độc lập và phân định rõ trách nhiệm và quyền hạn của cá nhân tham gia vào công tác thẩm định, phân tích.Và tuân theo các văn bản hớng dẫn của NHNo&PTNTViệt Nam và NHNN.Với việc tổ chức tốt công tác này, chất lượng tín dụng của NHNo & PTNT Láng Hạ không ngừng được nâng cao.

2.2.2.2 Thực trạng công tác phân tích tín dụng doanh nghiệp tại

NHNo & PTNT chi nhánh Láng Hạ. a/ Tình hình thu thập thông tin tín dụng doanh nghiệp :

Nguồn thông tin đầu tiên cán bộ tín dụng thu thập đợc là từ hồ sơ mà khách hàng nộp cho ngân hàng, bao gồm: hồ sơ pháp lý, hồ sơ kinh tế, hồ sơ vay vốn Cán bộ tín dụng sẽ xem xét tính đúng đắn, hợp lý và đầy đủ của bộ hồ sơ, đây sẽ là nguồn thông tin chủ yếu của ngân hàng khi thẩm định doanh nghiệp lần đầu tiên vay vốn tại ngân hàng Đối với những doanh nghiệp đã là khách hàng của ngân hàng thì ngân hàng có thông tin lu trữ tại phòng kế toán để phân tích Ngoài ra ngân hàng còn có thể lấy thông tin về doanh nghiệp trên toàn hệ thống NHNo.

Cán bộ tín dụng ngân hàng sẽ trực tiếp đến cơ sở sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp xem xét tính hợp lý và chính xác của hồ sơ doanh nghiệp đã nộp với tình hình thực tế tại doanh nghiệp Thẩm định tình trạng nhà xởng, cơ sở sản xuất kinh doanh, tài sản đảm bảo, chế độ đãi ngộ với nhân viên của doanh nghiệp

Trực tiếp phỏng vấn giám đốc, kế toán trởng.về những thông tin trong bộ hồ sơ, yêu cầu phải lý giải hợp lý các thông tin số liệu về tài chính cũng nh phơng án, dự án của doanh nghiệp cũng đợc các cán bộ tín dụng áp dụng triệt để Phỏng vấn công nhân viên của doanh nghiệp để có thông tin về ban lãnh đạo của công ty, các chế độ làm việc, mức lơng, bảo hiểm, điều kiện làm việc. Để có một kết quả chính xác hơn trong việc phân tích tín dụng doanh nghiệp cán bộ tín dụng còn thu thập thông tin về doanh nghiệp trên báo chí, internet, các cơ quan chủ quản, cơ quan chức năng, các cơ quan luật pháp, Thuế và các thông tin từ các tổ chức tín dụng khác mà doanh nghiệp có quan hệ vay vốn nhằm xem xét về tình hình thực hiện pháp luật, tình trạng tín dụng, các nghĩa vụ với cộng đồng.

Xếp loại doanh nghiệp: Căn cứ để cho vay.

Theo văn bản số 1261/NHNo-TĐ ngày 13/04/2004 về việc hớng dẫn phân loại doanh nghiệp cho các ngân hàng thành viên Thì việc phân loại doanh nghiệp đợc thực hiện theo các chỉ tiêu sau:

STT Chỉ tiêu Loại A Loại B Loại C

1 Doanh thu so víi n¨m tríc liÒn kÒ:

Ngành nông lâm thủy sản, công nghiệp khai thác mỏ(trừ dầu khí), công nghiệp cơ khí

Tăng dới 5% và giảm không quá

Ngành công nghiệp chế biến, sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nớc sạch, xây dựng, khai thác dầu khí, vận tải, kho bãi, thông tin liên lạc, th- ơng nghiệp, du lịch, khách sạn và các ngành khác.

Tăng dới và giảm díi 3%

2 Lợi nhuận thực hiện và tỷ suất lợi nhuận thực hiện trên vốn chủ sở hữu

- Tỷ suất lợi nhuận thực hiện trên vốn chủ sở hữu tăng hơn so víi n¨m tríc liÒn kÒ

- tỷ suất lợi nhuận thực hiện trên vốn chủ sở hữu bằng hoặc thấp hơn so víi n¨m tríc liÒn kÒ

Tỷ suất tài trợ lớn hơn 8%

Tỷ suất tài trợ lớn hơn 3% và nhỏ hơn 8%

Tỷ suất tài trợ nhỏ hơn 3%

4 Nợ quá hạn và khả năng thanh toán nợ đến hạn

-Không có nợ quá hạn

-Hệ số khả năng nợ đến hạn>1

181 ngày, có khả năng thanh toán

- Khả năng thanh toán nợ đến hạn tõ 0.5-1

Chỉ cần thảo mãn mét trong hai điều kiện:

-có nợ quá hạn trên 181 ngày

- Hệ số khả năng thanh toán nợ đến hạn nhỏ hơn 0.5

5 Tình hình chấp hành các quy định pháp luật hiện hành

Không có vi phạm pháp luật hiện hành

Doanh nghiệp có kết luận của cơ quan cã thÈm quyền về vi phạm các quy định của pháp luật hiện hành nhng cha

Doanh nghiệp bị xử phạt vi phạm hành chính trong việc chấp hành các quy định pháp luật hoặc ngờ quản lý có hành vi đến mức sử phạt hành chính. vi phạm pháp luật trong quá trình thực thi nhiệm vụ của doanh nghiệp đến mức bị truy cứu trách nhiệm h×nh sù.

Doanh nghiệp xếp loại A: có quyền lợi, đợc xem xét: Cho vay bảo lãnh không có bảo đảm bằng tài sản toàn bộ hay một phần vay; áp dụng mức lãi suất cho vay, phí dịch vụ …u đãi.

Giải pháp hoàn thiệncông tác phân tích tín dụng Doanh nghiệp tại NHNo&PTNT Láng Hạ

Định hớng của NHNo&PTNT Láng Hạ trong công tác tín dụng doanh nghiệp và công tác phân tích tín dông

Căn cứ vào các chỉ tiêu của NHNo Việt Nam cùng với việc đánh giá tình hình địa phơng và tình hình hoạt động của ngân hàng, NHNo&PTNT chi nhánh Láng Hạ đề ra một số nhiệm vụ và chỉ tiêu cho năm 2007 nh sau:

- Nguồn vốn: 6,300 tỷ đồng ( tăng 16%) trong đó tiền gửi dân c chiếm 50% tơng đơng 3,150 tỷ đồng.

- D nợ: 2,800 tỷ đồng trong đó d nợ trung dài hạn đạt 45%, d nợ cho khối Doanh nghiệp ngoài quốc doanh và cho vay tiêu dùng đạt 40%.

- Tỷ lệ nợ xấu: dới 3%

- Tài chính: đảm bảo có đủ về tài chính để chi lơng cho CBCNV theo quy định của Nhà nớc và làm nghĩa vụ đối với nhà nớc đầy đủ.

Riêng về công tác tín dụng NHNo&PTNT Láng Hạ đặt ra những chỉ tiêu sau:

- Mở rộng tín dụng trên cơ sở đảm bảo phù hợp với tốc độ tăng trởng nguồn vốn, đảm bảo chất lợng và an toàn hoạt động, cơ cấu vốn hợp lý theo đúng chỉ đạo của NHNo & PTNT Việt Nam trong từng thời kỳ.

- Chuyển đổi cơ cấu đầu t tập trung vào các hoạt động mang hiệu quả cao nh chuyển sang cho vay đồng nội tệ, cho vay các doanh nghiệp vừa và nhỏ làm hàng xuất khẩu, đàm phán với doanh nghiệp để kịp thời điều chỉnh lãi xuất vay cho phù hợp.

- Thực hiện phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro theo đúng yêu cầu, xây dựng và triển khai phơng án xử lý nợ xấu, giảm nợ xấu đi đôi với xây dựng cơ chế kiểm sót, giám sát hữu hiệu chất lợng tín dụng.

- Tăng trởng tín dụng, mở rộng kinh doanh phải gắn liền kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ, đảm bảo có hiệu quả, phải kiểm soát đợc vốn đã cho vay. Trong công tác phân tích tín dụng nói chung và phân tích tín dụng Doanh nghiệp nói riêng coi trọng công tác thẩm định cho vay từ hồ sơ pháp lý đến hồ sơ vay vốn, hiệu quả của dự án và tình hình tài chính của khách hàng Nhằm lựa chọn đợc khách hàng, doanh nghiệp có tình hình tài chính tốt, giảm thiểu khả năng rủi ro cho ngân hàng.

- Hàng tháng tổ chức phân tích nợ đến hạn, nợ quá hạn, nợ đã xử lý rủi ro, có các biện pháp thu hồi nợ triệt để, giảm tỷ lệ nợ xấu nhằm tăng năng lực tài chính. Định hớng phát triển của NHNo&PTNT Láng Hạ về hoạt động tín dụng nói chung và công tác phân tích tín dụng Doanh nghiệp nói riêng là đúng đắn, là hợp lý Đây sẽ là phơng hớng hoạt động giúp cho toàn bộ nguồn lực của ngân hàng thống nhất đạt kết quả cao nhất.

Giải pháp nhằm hoàn thiện công tác phân tích tín dụng Doanh nghiệp tại NHNo&PTNT Láng Hạ

3.2.1 Giải pháp nhằm hoàn thiện công tác thu thập thông tin tín dụng doanh nghiệp:

Chất lợng thông tin tín dụng là yếu tố ảnh hởng quyết định đến chất lợng tín dụng nói chung của ngân hàng, hơn nữa nó cũng phản ánh rõ nhu cầu khách hàng, diễn biến thị trờng, biến đổi về kinh tế, về các ngành nghề kinh doanh, phản ánh các chính sách của Nhà nớc, của địa phơng Chính vì vậy Ngân hàng cần phải có biện pháp để nâng cao chất lợng thông tin tín dụng. Đầu tiên, ngân hàng cần nâng cao chất lợng thu thập thông tin tín dụng,bằng cách giám sát chặt chẽ quá trình thu thập thông tin tín dụng của cán bộ tín dụng Yêu cầu cán bộ tín dụng phải thực hiện nghiêm túc việc thu thập thông tin tín dụng và việc theo dõi sát sao thông tin về doanh nghiệp mà mình phụ trách.

Thông tin từ hồ sơ ban đầu mà khách hàng nộp cho ngân hàng cần phải đợc cán bộ tín dụng xem xét cẩn thận về tính đầy đủ và hợp lý Đây là nguồn thông tin quan trọng làm cơ sở cho việc cán bộ tín dụng phân tích tín dụng Doanh nghiệp, tuy nhiên thờng bị các doanh nghiệp bóp méo, cố tình sửa chữa nhằm đợc vay vốn ngân hàng Bởi vậy các cán bộ tín dụng cần xem xét kỹ l- ỡng, thẩm định kỹ càng và không nên quá tin tởng vào những số liệu đó Và chỉ phỏng vấn trực tiếp Doanh nghiệp sau khi đã tìm hiểu sực xác thực của các thông tin doanh nghiệp đã nêu trong bộ hồ sơ ban đầu. Để có đợc nguồn thông tin về doanh nghiệp từ bên ngoài một cách đầy đủ, chính xác, cán bộ tín dụng cần phải khai thác tối đa các thông tin từ nhiều nguồn khác nhau nh báo chí, truyền hình, internet, các nguồn thông tin từ các cơ quan chức năng, các cơ quan luật pháp, cơ quan thuế… luôn cập nhật thông tin làm phong phú kho t liệu thông tin của mình Đặc biệt các thông tin này cần đợc ghi chép đầy đủ và có sự theo dõi thờng xuyên.

Ngân hàng nên nâng cấp hệ thống lu trữ, quản lý thông tin nội bộ, và phối hợp chặt chẽ với Trung tâm thông tin tín dụng (CIC) của NHNN, Trung tâm phòng ngừa và xử lý rủi ro của NHNN & PTNT Việt Nam, khai thác hiệu quả nguồn thông tin từ các trung tâm này Trang bị thêm các máy tính nối mạng Internet tạo điều kiện cho cán bộ tín dụng truy cập thông tin nhanh chóng, kịp thời.

Tăng cờng hợp tác quan hệ với các NHTM trong cùng hệ thống, khác hệ thống, NHNN, các cơ quan ban ngành địa phơng, cơ quan chức năng, cơ quan luật pháp để trao đổi thông tin, học tập kinh nghiệm.

3.2.2 Giải pháp hoàn thiện quy trình, nội dung phân tích tín dụng Doanh nghiệp:

3.2.2.1 Giải pháp hoàn thiện quy trình phân tích tín dụng doanh nghiệp

Quy trình phân tích tín dụng đợc ngân hàng áp dụng theo công văn số3023/NHNo-TĐH của NHNo&PTNT Việt Nam Tuy nhiên, văn bản này vẫn còn rất sơ lợc, chính bởi vậy NHNo&PTNT Láng Hạ cần phải có văn bản h- ớng dẫn cụ thể, rõ ràng về quy trình phân tích tín dụng doanh nghiệp và yêu cầu các cán bộ tín dụng thực hiện đúng theo quy trình đó.

Cán bộ tín dụng có trách nhiệm hớng dẫn khách hàng của mình lập hồ sơ và thủ tục vay vốn theo đúng với quy định Trong quá trình thẩm định doanh nghiệp thì cán bộ tín dụng phải thẩm định kỹ các nội dung cơ bản và phải dựa có sự kiểm tra đối chiếu với thực tế

Trởng phòng tín dụng trớc cần phải rà soát cẩn trọng các hồ sơ của Doanh nghiệp cũng nh các báo cáo thẩm định của cán bộ tín dụng và tái thẩm định nếu cần thiết Phòng tái thẩm định của Ngân hàng phải hoạt động độc lập có trách nhiệm, thẩm định lại các báo cáo tài chính, phơng án sản xuất kinh doanh, các tài sản đảm bảo, tìm ra những sai sót hay gian lận của Doanh nghiệp, những thiếu sót của Cán bộ tín dụng…

Giám đốc chi nhánh trớc khi ký quyết định cho vay đối với Doanh nghiệp một lần nữa phải kiểm tra chi tiết, và yêu cầu cán bộ tín dụng giải trình với những số liệu đáng nghi, hoặc yêu cầu tái thẩm định nếu cần thiết Đảm bảo quyết định cho vay là đúng đắn là có hiệu quả.

NHNo&PTNT Láng Hạ đảm bảo công tác phân tích tín dụng Doanh nghiệp đúng theo các bớc trong quy trình, yêu cầu cán bộ tín dụng phân tích, đánh giá chính xác và xác thực các nội dung phân tích tín dụng Doanh nghiệp nh trong hớng dẫn của NHNo&PTNT Việt Nam Hơn nữa khi phân tích tình tài chính của Doanh nghiệp, các Cán bộ tín dụng cần chú ý và kiểm tra tính trung thực và hợp lý của báo cáo tài chính, tình hình sản xuất kinh doanh từ đó đánh giá khả năng trả nợ của Doanh nghiệp, chỉ cho vay đối với các phơng án, các dự án khả thi

3.2.2.2 Giải pháp hoàn thiện nội dung công tác phân tích tín dụng Doanh nghiệp: Đối với công tác thẩm định về năng lực pháp lý của Doanh nghiệp, Ngân hàng chú trọng tới việc làm rõ thông tin doanh nghiệp đa ra có nhất quán với những thông tin đợc trình bày trên giấy tờ vay Liệu Doanh nghiệp có cờng điệu trong việc đa ra các lý lẽ để vay vốn không? Nếu là khách hàng mới thì tại sao lại tìm đến Ngân hàng, và Ngân hàng có đủ thông tin để đánh giá Doanh nghiệp không? Đối với công tác thẩm định tài chính của Doanh nghiệp: yêu cầuDoanh nghiệp nộp Báo cáo tài chính đầy đủ và đã có sự kiểm tra, kiểm toán của các Công ty kiểm toán là một việc rất khó Bởi lẽ chi phí kiểm toán cao,mặt khác Doanh nghiệp không muốn để lộ thông tin về tài chính Bởi vậy ngân hàng khi phân tích tài chính Doanh nghiệp cần lựa chọn và phân tích các chỉ tiêu tài chính phù hợp, làm nổi bật tình hình tài chính của Doanh nghiệp

Ngân hàng nên đa vào phân tích về báo cáo lu chuyển tiền tệ, đây là một chỉ tiêu giúp ngân hàng xác định về kế hoạch thu chi, nguồn trả nợ, cũng nh tính khả thi của việc đầu t.

Tình hình phân tích các chỉ tiêu tài chính tại ngân hàng chỉ dừng lại ở việc so sánh về thời gian, mà cha thực hiện so sánh với các chỉ tiêu chung bình ngành hay tơng quan ngành Việc thiết lập các chỉ tiêu này là một công việc rất khó khăn, tuy nhiên nếu hình thành đợc mức chỉ tiêu chung lại rất tiện lợi cho việc đánh giá và phân tích tín dụng Doanh nghiệp Do vậy, Ngân hàng nên bố trí các cán bộ nghiên cứu và thiết lập các chỉ tiêu này, trên cơ sở tham khảo các cách hình thành chỉ tiêu của Ngân hàng trong và ngoài nớc. Đối với công tác thẩm định tài sản đảm bảo yêu cầu việc đánh giá tài sản đảm bảo phải phù hợp với thực tế, phù hợp với thị trờng, về giá trị còn lại, về giá trị thị trờng, về giá trị thỏa thuận giữa ngân hàng và Doanh nghiệp của tài sản đảm bảo Ngân hàng nên tìm các chuyên gia có kinh nghiệm trong lĩnh vực đó định giá tài sản đảm bảo, nhằm đảm bảo lợi ích của cả Ngân hàng và Doanh nghiệp Mặt khác lựa chọn bảo đảm tiền vay phù hợp với các khoản vay và thời hạn vay, với loại hình kinh doanh của Doanh nghiệp.

Về giấy tờ, thủ tục bảo đảm tiền vay: phải tuân thủ đúng theo quy định của NHNo&PTNT Việt Nam, yêu cầu đầy đủ giấy tờ hợp lý và hợp lệ, việc đăng ký giao dịch đảm bảo phải có xác nhận của cơ quan chức năng có thẩm quyền và phải đợc công chứng bởi cơ quan công chứng của Nhà nớc.

Dựa trên đánh giá xếp loại Doanh nghiệp, tuyệt đối chỉ cho vay không có đảm bảo về tài sản đối với Doanh nghiệp loại xếp loại A và có phơng án kinh doanh hiệu quả, tính khả thi cao.

3.2.2.3 Giải pháp hoàn thiện hệ thống chấm điểm tín dụng và phân hạng Doanh nghiệp :

Nh đã phân tích ở trên, hệ thống chấm điểm tín dụng và xếp hạngDoanh nghiệp của trung tâm đào tạo của NHNo&PTNT cha đi vào cụ thể chi tiết và cha cập nhật, hay nói cách khác đã lạc hậu so với tình hình hiện nay.Chính vì vậy chi nhánh cần có những biện pháp thích hợp và hớng dẫn cụ thể các cán bộ tín dụng thực hiện để có những đánh giá chính xác phù hợp với môi trờng mới.

Một số kiến nghị

Hoạt động kinh doanh của Ngân hàng bị chi phối bởi các yếu tố từ môi trờng bên ngoài nh tình hình kinh tế chính trị, các văn bản pháp luật, các chỉ đạo của các cơ quan, các ban ngành địa phơng, sự chỉ đạo NHNo, để hoạt động kinh doanh của Ngân hàng nói chung và công tác phân tích tín dụng Doanh nghiệp nói riêng đạt hiệu quả cao, cần có sự hỗ trợ từ nhiều bên có liên quan Một số kiến nghị:

3.3.1 Kiến nghị với Nhà nớc:

Nhà nớc cần ổn định về tình hình kinh tế chính trị, văn hóa xã hội, tạo điều kiện cho hoạt động kinh doanh của Ngân hàng nói chung

Hệ thống chế độ chính sách của nhà nớc ảnh hởng lớn đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng Vì thế để nâng cao chất lợng công tác phân tích tín dung doanh nghiệp cần có sự giúp đỡ phối hợp của các cơ quan hữu quan, các cơ quan chức năng có thẩm quyền của nhà nớc.Nhà nớc cần bổ sung hoàn chỉnh các văn bản quy phạm pháp luật: luật đầu t, luật doanh nghiệp, luật các tổ chức tín dụng, luật đất đai, các bộ luật về thuế…làm cơ sở cho hoạt động tín dụng của ngân hàng

Xây dựng củng cố hoàn thiện trung tâm cung cấp thông tin: Hiện nay, đã có trung tâm thông tin tín dụng (CIC) cung cấp thông tin về doanh nghiệp, tuy nhiên cũng chỉ cung cấp một lợng nhỏ thông tin và vẫn cha đáp ứng đợc nhu cầu về thông tin Nhà nớc cần có những biện pháp nâng cấp Trung tâm thông tin tín dụng, cập nhập thờng xuyên các thông tin về các Doanh nghiệp và nâng cấp hệ thống truyền dữ liệu thông tin, giúp các Ngân hàng truy cập thông tin nhanh chóng, tiện lợi.

Xây dựng hệ thống kế toán, kiểm toán đồng bộ cho các Doanh nghiệp, và thực hiện chế độ kiểm toán bắt buộc đối với Doanh nghiệp Hiện nay, các quy định về hệ thống kế toán đối với Doanh nghiệp cha thống nhất gây khó khăn trong việc áp dụng Công tác kiểm toán với Doanh nghiệp cha mang tính bắt buộc, mới chỉ ở giai đoạn đầu của sự phát triển, đội ngũ cán bộ kiểm toán trẻ, cha có kinh nghiệm Tạo kẽ hở cho Doanh nghiệp lập báo cáo tài chính sai lệch, Nhà nớc cần sử phạt nghiêm minh đối với những trờng hợp sai phạm.

Nhà nớc cần tạo ra một môi trờng kinh doanh bình đẳng giữa Doanh nghiệp quốc doanh với Doanh nghiệp ngoài quốc doanh Tạo điều kiện cho DNQD độc lập tự chủ trong kinh doanh và có những chính sách u đãi khuyến khích DNNQD cùng phát triển Đồng thời kiểm tra giám sát hoạt động kinh doanh của DNQD, loại bỏ những Doanh nghiệp làm ăn không có hiệu quả, đồng thời đẩy mạnh quá trình cổ phần hóa các DNQD.

- NHNN cần phải hoàn chỉnh các văn bản chế độ thể lệ tín dụng,từ đó áp dụng và thực tế, nhằm tạo môi trờng pháp lý ổn định, tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của các TCTD

- NHNN cũng nên giám sát quản lý chặt chẽ hoạt động kinh doanh của các TCTD, từ đó phát hiện ra những vấn đề vớng mắc, tìm ra biện pháp khắc phục. Tạo ra mối liên hệ thông tin hai chiều thờng xuyên giữa NHNN và các NHTM, nhằm t vấn cho các NHTM, đồng thời hoàn chỉnh hoạt động của NHNN.

- NHNN cần nghiên cứu và đa ra các chỉ tiêu, chỉ số mang tính chuẩn mực nhằm đơn giản hóa công tác phân tích tín dụng nói chung và công tác phân tích tín dụng Doanh nghiệp nói riêng Nhằm giảm bớt thời gian trong việc thẩm định, phân tích tín dụng, nâng cao chất lợng tín dụng của các NHTM.

- NHNN có những biện pháp đẩy mạnh sự trao đổi thông tin tín dụng, phối hợp chặt chẽ trong hoạt động giữa các NHTM với nhau, nhằm hạn chế những rủi ro trong hoạt động tín dụng.

- NHNN cần đẩy mạnh công tác đào tạo phát triển đội ngũ cán bộ tín nói chung, cán bộ tín dụng nói riêng cho các NHTM, nh thờng xuyên mở các lớp tập huấn về nghiệp vụ, tổ chức các khóa học với các chuyên gia có kinh nghiệm trong và ngoài nớc…

- NHNN nên thờng xuyên tổ chức các hội nghị toàn ngành trao đổi kinh nghiệm trong việc nâng cao chất lợng công tác phân tích tín dụng Doanh nghiệp

- NHNN có hai trung tâm thông tin là Trung tâm thông tin tín dụng và Trung tâm phòng ngừa rủi ro đặt tại Vụ tín dụng NHNN Tuy nhiên những thông tin mà hai trung tâm này cung cấp còn mỏng, cha đáp ứng đợc nhu cầu thông tin của Ngân hàng Chính bởi vậy NHNN cần phải khai thác thông tin triệt để từ các ban ngành địa phơng, các TCTD, … thu thập thông tin phong phú từ mọi góc độ Bên cạnh đó nâng cấp hệ thống nối mạng thông tin, tăng tốc độ truy cập, giúp Ngân hàng khai thác thông tin nhanh chóng và tiện lợi.

3.3.3 Kiến nghị với NHNo & PTNT Việt Nam:

- NHNo tiếp tục hoàn chỉnh các văn bản chế độ, các văn bản liên quan đến nghiệp vụ tín dụng nh: Quy trình tín dụng, xếp loại khách hàng, các chỉ tiêu phân tích tài chính Doanh nghiệp, các quy định về tài sản đảm bảo…

- Định hớng sự phát triển, hớng dẫn các chi nhánh tuân theo định hớng đó, cung cấp các thông tin về xu hớng biến động của tình hình kinh tế trên thế giới và diễn biến của nền kinh tế trong nớc

- NHNo tăng cờng công tác đào tạo cán bộ cho các chi nhánh, nâng cao năng lực cán bộ nhân viên, đặc biệt là các cán bộ tín dụng Bắt đầu từ công tác tuyển dụng, không chỉ bó hẹp mang tính chất nội bộ mà mở rộng phạm vi tuyển dụng, tuyển chọn dựa trên năng lực của ứng viên Đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ cho các Cán bộ tín dụng, có các biện pháp khuyến khích nhân viên tự học hỏi nâng cao trình độ của mình.

- Luôn phối hợp với các Trung tâm phòng ngừa rủi ro, Trung tâm thông tin tín dụng, giúp các chi nhánh trang bị về cơ sở vật chất kỹ thuật, công nghệ thông tin, các phần mềm truy cập thông tin tiện lợi

Ngày đăng: 11/08/2023, 10:26

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1/ Học viện Ngân hàng,Giáo trình tín dụng Ngân hàng- NXB Thống kê, 2001 Khác
2/ Học viện Ngân hàng, Quản trị Ngân hàng thơng mại- NXB Thống kê, 1998 Khác
3/ Học viện Ngân hàng, Giáo trình phân tích hoạt động kinh doanh, NXB Thống kê, 2006 Khác
4/ Ngân hàng NHNo&PTNT chinh nhánh Láng Hạ, Báo cáo tổng kết hoạtđộng kinh doanh năm 2004, 2005, 2006. Các hồ sơ vay vốn, báo cáo thẩmđịnh Khác
5/ Trung tâm đào tạo NHNo&PTNT Việt Nam, Sổ tay tín dụng, 2004 Khác
6/ Perter Rose, Comercial Baking Management, Ngời dịch Nguyễn Duy Hào, Nguyễn Đức Hiền, Phạm Long (Đại học kinh tế quốc dân), NXB Tài chính, 2001 Khác
6/ Tài liệu trên website : www.sbv.gov; www.agribank.com.vn; … Khác

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w