1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nâng cao khả năng thắng thầu tại công ty cổ phần đầu tư và xây dựng công trình 116

65 2 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 65
Dung lượng 90,57 KB

Cấu trúc

  • Chương I: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG ĐẤU THẦU CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH 116 (6)
    • 1.1. Tổng quan về công ty cổ phần đầu tư xây dựng công trình 116 (6)
      • 1.1.1. Qúa trình hình thành và phát triển của công ty cổ phần đầu tư và xây dựng công trình 116 (6)
      • 1.1.2. Cơ cấu tổ chức của công ty (7)
      • 1.1.3. Kết quả hoạt động của công ty (10)
    • 1.2. Những yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của công ty trong công tác đấu thầu (11)
      • 1.2.1. Nguồn nhân lực (11)
      • 1.2.2. Năng lực tài chính (14)
      • 1.2.3. Năng lực máy móc thiết bị (15)
      • 1.2.4. Các nhân tố khác (18)
        • 1.2.4.1. Uy tín và kinh nghiệm (18)
        • 1.2.4.1. Hoạt động tiếp thị đấu thầu (Marketing) (19)
    • 1.3. Thực trạng đấu thấu của Công ty trong những năm gần đây (19)
      • 1.3.1. Những hoạt động đấu thầu Công ty đã tham gia trong những năm gần đây (19)
      • 1.3.2. Quy trình đấu thầu xây lắp của công ty (22)
        • 1.3.2.2. Đối với đấu thầu cạnh tranh (24)
      • 1.3.3. Hình thức và phương thức đấu thầu (27)
        • 1.3.3.2. Phương thức đấu thầu (0)
      • 1.3.4. Nội dung của hồ sơ dự thầu (28)
    • 1.4. Ví dụ cụ thể về hoạt động đấu thầu tại công ty XDCT 116 (30)
      • 1.4.1. Khảo sát thực địa (30)
      • 1.4.2. Hồ sơ dự thầu (32)
        • 1.4.2.2. Nội dung tài chính (37)
      • 1.4.3. Thư giảm giá (43)
    • 1.5. Đánh giá hoạt động đấu thầu của công ty (43)
      • 1.5.1. Kết quả (43)
      • 1.5.2. Hạn chế và nguyên nhân (44)
    • 2.1. Mục tiêu và phương hướng trong thời gian tới (46)
      • 2.1.1. Mục tiêu chung (46)
      • 2.1.2. Mục tiêu cho hoạt động đấu thầu (46)
        • 2.1.2.1. Cơ cấu sản lượng (46)
        • 2.1.2.2. Về cơ cấu các công trình trong thi công xây lắp (47)
        • 2.1.2.3. Về cơ cấu địa bàn hoạt động (47)
    • 2.2. Đánh giá khả năng của công ty trong tham gia đấu thầu thông qua ma trận SWOT (47)
      • 2.2.1. Điểm mạnh (47)
      • 2.2.2. Điểm yếu (48)
      • 2.2.3. Cơ hội (48)
      • 2.2.4. Thách thức (48)
      • 2.2.5. Ma trận SWOT phối hợp điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức của công ty (48)
    • 2.3. Một số giải pháp nhằm nâng cao khả năng thắng thầu của công ty (49)
      • 2.3.1. Nâng cao chất lượng hồ sơ dự thầu (49)
        • 2.3.1.1. Nâng cao trình độ thu thập và xử lý thông tin trong khảo sát hiện trường (50)
        • 2.3.1.2. Hoàn thiện công tác lập Hồ sơ dự thầu (0)
        • 2.3.1.3. Hoàn thiện phương pháp tính giá dự thầu để tạo điều kiện cạnh tranh (53)
      • 2.3.2. Nâng cao năng lực của công ty (57)
        • 2.3.2.1. Tăng cường năng lực tài chính (57)
        • 2.3.2.2. Tăng cường năng lực máy móc, trang thiết bị (58)
        • 2.3.2.3. Tăng cường năng lực của nguồn nhân lực (60)
        • 2.3.2.4. Nâng cao uy tín và thương hiệu của công ty (62)
        • 2.3.2.5. Củng cố các mối quan hệ (62)
  • KẾT LUẬN............................................................................................................68 (64)

Nội dung

THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG ĐẤU THẦU CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH 116

Tổng quan về công ty cổ phần đầu tư xây dựng công trình 116

1.1.1 Qúa trình hình thành và phát triển của công ty cổ phần đầu tư và xây dựng công trình 116 Đơn vị tiền thân của công ty công trình giao thông 116 (Công ty CTGT 116) là công ty 16, được thành lập ngày 30/5/1972 tại La Hiên, huyện Bắc Sơn, tỉnh Thái Nguyên, do ông Nguyễn Đức Dư phụ trách.

Cấp trên trực tiếp của công ty khi đó là Cục Công trình 2 thuộc Bộ Giao thông Vận tải do ông Đặng Hạ làm Cục trưởng.

Thời kỳ từ 1972-1975, lực lượng của công ty ban đầu chỉ là một số cán bộ công nhân tách ra từ công trường Hạ Long (và ngay sau đó được bổ sung một lực lượng mạnh cán bộ, công nhân được tuyển chọn từ Công ty 14 do ông Hoàng Đình

Vy làm chủ nhiệm Công ty) chịu trach nhiệm ứng cứu đảm bảo giao thông thi công nâng cấp đường 1B từ đoạn Mỏ Gà đến La Hiên dài 24km theo tiêu chuẩn đường cấp 5 để các đoàn xe chở hàng hóa, vật tư, quân trang, quân dụng, khí tài của các nước anh em, bầu bạn viện trợ cho nước ta qua cửa khẩu Bằng Tường (Trung Quốc) về, theo đường 1B tỏa đi mọi miền đất nước và chi viện cho tiền tuyến lớn miền Nam

Năm 1980, Công ty 16 đổi phiên hiệu thành xí nghiệp đường bộ 216, trở thành đơn vị trực thuộc ban xây dựng 5 (tiền thân của Liên hiệp các Xí nghiệp xây dựng công trình 2). Ông Nguyễn Hữu Dụng làm chủ nhiệm công ty từ tháng 8/1981 đến năm

1983, tiếp đó ông Vũ Danh Toại kế nhiệm.

Thời ký này công ty có 1600 CBCNV với thiết bị tương đối hiện đại được giao thi công nhiều công trình trọng điểm như: đường 6A đặc biệt là 200m đường mẫu một chiều đầu tiên từ Ngã Tư Sở đến khu Cao Xà Lá (khu công nghiệp nhà máy Cao su, Xà phòng, Thuốc lá Thăng Long Hà Nội) Sau khi hoàn thành đúng yêu cầu, công ty tiếp tục thi công đường 6 từ Cao Xà Lá đến Mai Lĩnh).

Năm 1993, lại đổi phiên hiệu thành Công ty công trình giao thông 116 trực thuộc Tổng Công ty xây dựng công trình giao thông I, được giao nhiệm vụ thi công các công trình: đường ô tô nam Thăng Long, đoạn đường Giáp Bát – Văn Điển và rải thảm bê tong nhữa một loạt đường phố nội thành Hà Nội.

Từ năm 1986, công ty bắt đầu thực hiện xóa bỏ cơ chế bao cấp, chuyển sang cơ chế mới, giữa lúc khối lượng công việc được giao theo kế hoạch còn lại rất ít.

Từ năm 1991-1996, ông Phạm Vĩnh Ngọc làm giám đốc Công ty Từ năm

1996 đến nay, ông Vũ Văn Giao kế nhiệm Đây là thời kỳ Công ty phải đương đầu với những thử thách nghiệt ngã của kinh tế thị trường đồng thời cũng có những cơ hội thuận lợi để hội nhập với đà phát triển và đổi mới của đất nước.

Từ năm 1972 đến nay, Công ty đã đầu tư trên 50 tỷ đồng để mua sắm đổi mới thiết bị phục vụ sản xuất kinh doanh Đến nay, những thiết bị thi công tiên tiến nhất của Công ty nhập từ Nhật, Đức, Mỹ… đã tạo điều kiện cho đội ngũ kỹ sư, công nhân kỹ thuật giàu kinh nghiệm thi công những công trình chất lượng cao, đúng tiến dộ.

Gần 40 năm qua, Công ty đã hoàn thành mọi nhiệm vụ của Đảng bộ cấp trên giao, lãnh đạo toàn Công ty hoàn thành các chỉ tiêu kế hoạch và mọi nhiệm vụ đột xuất Công đoàn Công ty nhiều năm đạt danh hiệu “Công đoàn cơ sở vững mạnh” đã thường xuyên vận động CBCNV hưởng ứng các phong trào thi đua lao động sản xuất và tiết kiệm, hoàn thành tốt các công trình với chất lượng cao, đúng tiến độ và đẩy mạnh các hoạt động xã hội, xây dựng đời sống lành mạnh, văn minh Coi trọng nhân tố con người.

1.1.2 Cơ cấu tổ chức của công ty

CHÍNH ĐỘI 169 ĐỘI 165 ĐỘI 164 ĐỘI 162 ĐỘI 161

Sơ đồ 1.1 : Sơ đồ tổ chức của Công ty.

(Nguồn: Phòng Hành chính – Công ty XDCT 116)

Thể hiện mối quan hệ hành chính Thể hiện mối quan hệ trong hệ thống ISO 9001:2000

- Tổng giám đốc Công ty: đứng đầu công ty, quyết định mọi công việc thuộc phạm vi hoạt động của công ty và chịu trách nhiệm trước cấp trên (Tổng Công ty, bộ GTVT và nhà nước)

- Phó giám đốc kỹ thuật 1 (QMR): điều hành, quản lý các hoạt động lien quan đến kỹ thuật, chất lượng thi công công trình và một số hoạt động khác Phụ trách công tác đào tạo, sáng kiến cải tiến kỹ thuật, nâng bậc lương công nhân kỹ thuật Quản lý, điều hành hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2000.

- Phó giám đốc kỹ thuật 2: Điều hành quản lý các hoạt động liên quan đến kỹ thuật, chất lượng thi công công trình và một số hoạt động khác Góp ý với các dự thảo văn bản quy phạm do cấp trên và các ngành khác soạn thảo liên quan dến công tác quản lý kỹ thuật và chế độ chính sách đối với người lao động Phụ trách công tác bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, quân sự và Ban vì sự tiến bộ của phụ nữ Phụ trách công tác kiểm tra, thanh tra và giải quyết các khiếu nại, tố cáo của công dân, xử lý sau thanh tra.

- Phó giám đốc kinh doanh: Điều hành quản lý các hoạt động liên quan đến hoạt động tài chính và một số hoạt động khác.

- Phó giám đốc thiết bị: Điều hành, quản lý các hoạt động liên quan đến lĩnh vực xe máy, thiết bị và một số hoạt động khác.

- Phòng tổ chức hành chính: Tham mưu cho Giám đốc về thực hiện chế độ quản lý tài sản chung của toàn Công ty bao gồm: Đất đai, trụ sở làm việc, nhà xưởng sản xuất, các trang thiết bị văn phòng, điện, nước, điện thoại phục vụ cho sản xuất và công tác điều hành Thực hiện pháp lệnh của nhà nước, của ngành, của Công ty về quản lý và sử dụng con dấu của Công ty, cấp phát giấy giới thiệu …

- Phòng kỹ thuật: Chịu trách nhiêm trước giám đốc về các mặt kỹ thuật.

Phòng có nhiệm vụ chỉ đạo các đơn vị trong Công ty thực hiện đúng quy trình, quy phạm kỹ thuật thường xuyên giám sát hướng dẫn các đơn vị thực hiện đúng hồ sơ thiết kế được duyệt, đảm bảo đúng chất lượng, lập kế hoạch và tổ chức hội nghị kỹ thuật của Công ty, soạn thảo và tham gia giảng dạy qui trình, quy phạm, bảo hộ lao động, an toàn lao động đối với các đơn vị, kết hợp với các đơn vị để lập biện pháp thi công an toàn.

Những yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của công ty trong công tác đấu thầu

Lao động trong xây lắp là nhân tố quyết định nhất trong quá trình sản xuất với các ngành khác, lao động trong xây lắp không ổn định, thay đổi theo thời vụ hoạt động trên địa bàn rộng khắp

Bảng 1.2 : Cán bộ kỹ sư, kỹ thuật và nghiệp vụ của doanh nghiệp

STT Cán bộ chuyên môn và KT theo nghề

Số năm trong nghề Đã có kinh nghiệm Qua các công trình

Tổng số 280 47 114 130 Quy mô lớn cấp I

1 Kỹ sư xây dựng 48 15 19 15 Quy mô lớn cấp I

2 Kỹ sư thuỷ lợi 23 4 8 12 Quy mô lớn cấp I

3 Kỹ sư cầu đường 19 2 10 8 Quy mô lớn cấp I

4 Kỹ sư mỏ, khoan nổ, trắc đạc 7 5 3 Quy mô lớn cấp I

5 Kỹ sư động lực + Cơ khí, máy 12 7 6 Quy mô lớn cấp I

6 Kỹ sư cầu hầm, XD

7 Kỹ sư điện + Cấp thoát nước 7 3 5 Quy mô lớn cấp I

8 Cử nhân kinh tế + TCKT 32 10 14 9 Quy mô lớn cấp I

9 Các loại kỹ sư khác 25 3 11 12 Quy mô lớn cấp I

10 Trung cấp 84 11 29 45 Quy mô lớn cấp I

11 Sơ cấp + Cán sự 17 5 13 Quy mô lớn cấp I

Trong công tác đấu thầu lao động là một trong các tiêu chuẩn để nhà thầu xét thầu nó có ảnh hưởng đến việc thắng thầu hay không của tổ chức xây dựng Như vậy muốn giành thắng lợi khi tham gia dự thầu tổ chức xây dựng phải có một đội ngũ công nhân thực sự có năng lực, trình độ chuyên môn, trình độ tay nghề cao, phải có đội ngũ cán bộ có kinh nghiệm, năng lực trong việc quản lý và thực hiện hợp đồng

Hiện nay, Công ty có 1.227 cán bộ công nhân viên Trong đó, số cán bộ có trình độ từ đại học trở lên chiếm 15,32% số cán bộ có trình độ trung cấp chiếm 6,9%, lực lượng công nhân sản xuất chiếm 76,28%, không có công nhân có tay nghề bậc 1 và bậc 2 Với cơ cấu lao động như vậy có thể thấy công ty có một lực lượng lao động với chất lượng tương đối cao, có sự chuyên môn hoá theo ngành nghề (Bảng 2) Tạo ra ưu thế cạnh tranh khi tham gia đấu thầu

Bảng 1.3 : Công nhân kỹ thuật của doanh nghiệp

1 Mộc, nề, sắt, bê tông 134 53 37 30 14

3 Lắp ghép cấu kiện, đường ống 29 5 11 9 4

4 CN Chuyên ngành đường bộ 51 24 15 9 3

II Công nhân cơ giới 264 62 108 74 20

1 Đào, xúc, ủi, san, cạp, gạt, 93 27 28 25 13 lu

4 Vận hành máy các loại 22 3 7 8 4

III Công nhân cơ khí 262 43 84 100 28 7

IV CN sản xuất vật liệu 49 23 7 15 4

Tuy nhiên, đi sâu vào nghiên cứu cụ thể chất lượng nguồn lao động của công ty có thể thấy: do phương pháp quản lý của công ty còn mang nặng tính bao cấp cứng nhắc thiếu linh hoạt đã làm giảm tính năng động tích cực cũng như tính tự chịu trách nhiệm của các đơn vị trực thuộc và của chính người lao động, nhiều cán bộ công nhân viên có tư tưởng vụ lợi, cục bộ, làm đến đâu biết đến đó, không quan tâm đến lợi ích lâu dài của tập thể, của cộng đồng dẫn đến kết quả là:

- Bộ máy quản lý các phòng ban công ty cũng như các đơn vị không hợp lý mô hình tổ chức cồng kềnh, chất lượng cán bộ phần lớn chưa đáp ứng yêu cầu quản lý trong cơ chế thị trường chi phí quản lý lớn nhưng hoạt động kém hiệu quả

- Lực lượng cán bộ quản lý xí nghiệp, đội, chủ công trình chưa chủ động, sáng tạo, dám nghĩ dám làm, phần lớn trưởng thành theo phương thức đề bạt trong cơ chế bao cấp không được kiểm nghiệm thực tế trình độ quản lý chuyên môn không tương xứng với yêu cầu công việc đảm nhận, được mặt này thì mất mặt khác.

- Cán bộ kỹ thuật thụ động thiếu ý thức trách nhiệm trình độ chuyên môn nghiệp vụ hụt hẫng thiếu ý thức phấn đấu, học hỏi Công tác đào tạo cán bộ nhất là cán bộ trẻ chưa được quan tâm đúng thể hiện từ khâu tiếp nhận, phân công công việc, giúp đỡ tạo điều kiện ban đầu, gây tâm lý không an tâm công tác

- Lực lượng công nhân lành nghề yếu và không đồng bộ giữa các ngành nghề, loại thợ bậc thợ nơi cần thì thiếu, nơi có thì thiếu việc làm

Chính những tồn tại đó khiến công ty chưa phát huy được sức mạnh tập thể cũng như những nguồn lực sẵn, có chưa tạo ra được một môi trường hấp dẫn thu hút lực lượng cán bộ và công nhân có tay nghề cao.

Năng lực về tài chính là một trong những yếu tố cực kỳ quan trọng để Bên mời thầu đánh giá Hồ sơ dự thầu Đây là yếu tố luôn được khách hàng và các Bên mời thầu đưa ra xem xét trước tiên Bởi vì, vốn, đó là yếu tố đầu tiên, yếu tố khởi nguồn cho tất cả các hoạt động của một công ty Do đặc trưng của hoạt động xây dựng là thời gian kéo dài, khối lượng công việc lớn, các doanh nghiệp xây dựng thường phải ứng trước vốn để tiến hành thi công Ngoài ra, một trong các yêu cầu của Bên mời thầu là khả năng về vốn để đối ứng đối với thi công công trình Chính vì vậy, công ty cần có các giải pháp hữu hiệu để huy động vốn cho sản xuất.

Bảng 1.4: Bảng tóm tắt tài sản có và tài sản nợ từ 2006-2009 (đơn vị: triệu đồng)

(Nguồn: phòng Kế toán, công ty CTGT 116)

STT Các thông tin tài chính Năm

5 Nguồn vốn chủ sở hữu 344.19 292.5 392.2 441.2

Nhìn vào bảng trên có thể thấy tổng tài sản của công ty ngày càng gia tăng, từ 535,83 triệu đồng năm 2006, sau 4 năm đã tăng lên gấp rưỡi, 817,3 triệu đồng năm 2009 Điều này chứng tỏ năng lực tài chính của công ty càng lúc càng được củng cố Sự gia tăng tổng tài sản chủ yếu nằm ở nguồn vốn chủ sử hữu và doanh thu đều tăng liên tục qua các năm.

Doanh thu của Công ty 116 năm 2006 đạt xấp xỉ 250 tỷ đồng, năm 2007 là vào khoảng 298 tỷ đồng Bước sang năm 2008, doanh thu tụt xuống chỉ còn 260,25 tỷ đồng Năm 2007 có sự tăng vọt như vậy là do số công trình thực hiện trong năm tương đối cao hơn các năm khác, giá trị của các công trình này cũng tương ứng lớn hơn Đến năm 2009, doanh thu của công ty lại trở lại tình hình tăng trưởng bình thường, lợi nhuận sau thuế cũng tăng vọt sơ với năm 2008 (tăng 36%) Đây là dấu hiệu đáng mừng của Công ty.

Lợi nhuận sau thuế năm 2006 là 74,6 tỷ đồng, đến năm 2007 đã tăng vọt lên 277,9 tỷ đồng, tuy năm 2008 giảm xuống 164,6 tỷ đồng nhưng vẫn là mức tăng trưởng đáng kể so với những năm trước đó Năm 2009, lợi nhuận sau thuế có bước tăng nhảy vọt, từ 164,6 tỷ đồng năm 2008 lên 224 tỷ đồng năm 2009 Điều này cho thấy Công ty đang ngày càng có sự phát triển mạnh mẽ hơn.

Ngoài ra, việc tổng nợ phải trả tăng từ 191,63 triệu đồng năm 2006 lên 376,1 triệu đồng năm 2009 cho thấy dấu hiện sự phụ thuộc vào nguồn vốn bên ngoài của công ty gia tăng, tuy nhiên, đây cũng lại là một phương thức huy động vốn được sử dụng khá nhiều hiện nay.

1.2.3 Năng lực máy móc thiết bị

Máy móc thiết bị phục vụ sản xuất kinh doanh là bộ phận của tài sản cố định có giá trị lớn thời gian sử dụng lâu dài và có đặc điểm tham gia vào nhiều chu trình sản xuất Khi tham gia vào quá trình sản xuất bị hao mòn dần dần và chuyển dịch từng phần vào chi phí sản xuất-kinh doanh, hình thái vật chất ban đầu được giữ nguyên cho đến lúc hư hỏng

Do đặc điểm ngành xây dựng là một ngành sản xuất vật chất đặc thù, chu kỳ sản xuất thường kéo dài, khối lượng công việc lớn đòi hỏi phải sử dụng nhiều loại máy móc thiết bị khác nhau Vì vậy, để tham gia thi công xây lắp công ty phải có nhiều loại máy móc thiết bị khác nhau và đủ lớn tương xứng với yêu cầu của công việc

Thực trạng đấu thấu của Công ty trong những năm gần đây

1.3.1 Những hoạt động đấu thầu Công ty đã tham gia trong những năm gần đây

Trong giai đoạn 2006 – 2009, công ty cổ phần xây dựng thương mại và dịch vụ văn hoá đã không ngừng phấn đấu nỗ lực của mình trong hoạt động xây dựng của mình Với quy mô hiện tại còn khiêm tốn nhưng công ty cũng đã đạt được những thành tựu đáng kể.

Bảng 1.7 : Số lượng và giá trị các công trình trúng thầu và dự thầu

(Nguồn: Phòng Kế hoạch Đầu tư, công ty CTGT 116)

Số công trình tham dự thầu Công trình 9 12 11 9 10

Số công trình trúng thầu Công trình 4 5 6 5 6

Giá trị các công trình tham gia dự thầu

Giá trị các công trình trúng thầu Tỷ đồng 14.2 11.66 12 20.79 22.84

Từ bảng thống kê này, ta lập được bảng tỷ lệ sau:

Bảng 1.8 : Năng lực cạnh tranh của nhà thầu thể hiện qua tỷ lệ thắng thầu trong xây dựng của công ty qua các năm

Năm Tỷ lệ thắng thầu

Qua bảng số liệu trên ta thấy số lượng các công trình trúng thầu và số các công trình mà công ty tham dự qua các năm biến động khác nhau Năm 2007 và

2008 số lượng các công trình tham dự của công ty giảm so với năm 2006 nhưng giá trị trung bình của các công trình cũng như tổng giá trị trúng thầu lại tăng lên đều đặn qua từng năm Để có thể giải thích sự biến động trên chúng ta đi vào phân tích từng năm để thấy những nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động dự thầu của công ty.

Năm 2005 công ty tham gia vào đấu thầu 9 công trình trúng thầu 4 công trình chiếm tỷ lệ trúng thầu đạt 44.4 % Năm 2006 công ty vừa cổ phần hoá công ty nên mọi hoạt động của công ty vẫn chưa ổn định, và hoạt động đấu thầu cũng không nằm ngoài ảnh hưởng đó.Trong năm với số lượng công trình như trên công ty đã tạo đủ việc làm cho toàn thể cán bộ công nhân của mình với mức thu nhập bình quân đạt 2 triệu đồng/ tháng Ngoài ra công ty luôn quán triệt một nguyên tắc trong công tác hoạt động của mình lấy chất lượng công trình làm yếu tố đảm bảo uy tín với các chủ đầu tư làm tiền đề cho sự phát triển của mình

Năm 2007 công ty tham gia đấu thầu 11 công trình, trúng thầu 6 công trình, tỷ lệ trúng thầu đã tăng lên mức 54,5% năm trong năm này tăng cả về số lượng công trình trúng thầu và giá trị các gói thầu.Với khối lượng công việc là những công trình trúng thầu trong năm công ty không chỉ tạo đủ việc làm cho người lao động mà còn luân chuyển một số lượng công tác thi công sang năm sau.

Năm 2008 số lượng công trình trúng thầu giảm so với năm 2007 nhưng tỷ lệ trúng thầu lại tăng lên là 55,6% và giá trị các gói thầu tăng hơn hẳn so với năm

2007 Nguyên nhân xuất phát từ đặc điểm của hoạt động xây dựng là thời gian thi công công trình kéo dài và giá bán sản phẩm được thỏa thuận trước khi sản phẩm được hoàn thành bên thi công phải ứng trước mọi chi phí Trong năm này do lạm phát lên giá vật liệu tăng đột ngột mà nhà nước chưa thể điều chỉnh kịp thời đã đẩy các công ty hoạt động trong lĩnh vực xây dựng vào nguy cơ bị thô lỗ Trong khi nhà nước còn chưa có biện pháp sử lý vấn đề này hiệu quả việc có thêm nhiều công trình thì càng làm cho công ty có nguy cơ thô lỗ tăng lên Do vậy công ty đã hạn chế việc tham dự và ký kết hợp đồng để tập trung giải quyết các hợp đồng đã được ký kết từ năm trước và những khó khăn trong thực thi các hợp đồng Đây là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến kết quả số lượng các công trình dự thầu giảm so với năm

2007 Tuy nhiên giá trị trung bình của các công trình trúng thầu trong năm vẫn tăng so với các năm trước cho thây uy tín của công ty trên thị trường vẫn được đảm bảo.

Năm 2009, công ty tham gia dự thầu 10 công trình và thắng thầu 6 công trình Như vậy, tỷ lệ thắng thầu đã tăng lên đáng kể so với năm 2006 (từ 44.4% đã lên đến 60%) Điều này thể hiện năng lực đấu thầu của Công ty đang có xu hướng gia tăng, uy tín của Công ty đang nâng cao, trình độ cán bộ chuẩn bị hồ sơ dự thầu và tham gia đấu thầu cũng có sự tiến triển Về giá trị công trình, cả tổng giá trị công trình cũng như tỷ lệ giá trị công trình thắng thầu so với tổng giá trị các công trình tham gia đấu thầu cũng tăng dần đều Điều này cho thấy tuy gặp nhiều biến động và chịu ảnh hưởng của tình hình kinh tế chung như Công ty vẫn luôn đảm bảo việc gia tăng số lượng cũng như giá trị của công trình thắng thầu, đảm bảo công ăn việc làm cũng như nâng cao đời sống của công nhân.

1.3.2 Quy trình đấu thầu xây lắp của công ty

1.3.2.1 Đối với chỉ định thầu. a Tiếp nhận yêu cầu của khách hàng. b Xem xét yêu cầu của khách hàng.

- Phòng kế hoạch kỹ thuật xem xét những yêu cầu của khách hàng về:

+ Giá cả (hoặc tham khảo).

- Không chấp nhận: trưởng phòng kế hoạch thông tin cho khách hàng về lý do không chấp nhận để có thể đàm phán lại với khách hàng.

+ Thi công, nghiệm thu, bàn giao.

+ Thanh toán và thanh lý hợp đồng.

Tổng công ty, Bộ GTVT

Gửi thông báo từ chối

Lập và gửi hồ sơ năng lực cho chủ thầu

Thanh toán, thanh lý hợp đồng

Sơ đồ 1.2 : Quy trình chỉ định thầu.

1.3.2.2 Đối với đấu thầu cạnh tranh.

Quy trình tương tự đối với chỉ định thầu.

Tuy nhiên, sau khi phòng kế hoạch xem xét thông báo mời thầu, nếu thấy công trình phù hợp với khả năng của công ty, chấp nhận tham gia đấu thầu thì sẽ thực hiện thêm một số bước sau:

+ Mua hồ sơ mời thầu.

+ Lập kế hoạch chuẩn bị hồ sơ dự thầu.

+ Thực hiện kế hoạch chuẩn bị hồ sơ dự thầu.

+ Tổng hợp bộ hồ sơ dự thầu.

+ Kiểm tra hoàn chỉnh đóng quyển và phê duyệt.

+ Nộp hồ sơ dự thầu.

+ Nhận thông báo kết quả đấu thầu.

Trường hợp trúng thầu, trưởng phòng kế hoạch tiến hành liên hệ với bên mời thầu để thương thảo hoàn thiện hợp đồng Sau khi thống nhất các nội dung tiến hành ký kết hợp đồng.

Trường hợp không trúng thầu, phòng kế hoạch tiến hành phân tích nguyên nhân và đề ra biện pháp cải tiến.

Phân tích nguyên nhân, đề ra biện pháp cải thiện

Khách hàng, chủ đầu tư.

Thanh toán, thanh lý hợp đồng Đấu thầu

Mua hồ sơ mời thầu

Kế hoạch chuẩn bị hồ sơ thầu Lập hồ sơ thầu

Duyệt GĐ và nộp hồ sơ thầu Tham dự mở thầu

Sơ đồ 1.3: Quy trình xem xét hợp đồng và đấu thầu.

Nội dung cụ thể của việc chuẩn bị hồ sơ dự thầu

- Phòng kế hoạch, kỹ thuật chủ trì và thực hiện lập các tài liệu về:

+ Thông tin chung + Hồ sơ kinh nghiệm.

+ Giải pháp kỹ thuật và biện pháp thi công.

+ Biên bản đảm bảo an toàn, giao thông.

+ Sơ đồ tổ chức hiện trường.

+ Bố trí nhân sự thực hiện dự án.

+ Bố trí thiết bị thi công.

+ Dữ liệu liên danh (nếu có).

+ Điều kiện thanh toán và thương mại.

+ Các tài liệu khác nếu hồ sơ mời thầu yêu cầu.

+ Bản báo cáo quyết toán tài chính.

- Phỏng tổ chức cán bộ lao động.

+ Cấp các tài liệu về tư cách pháp lý có công chứng gồm Đăng ký hành nghề, Quyết định thành lập doanh nghiệp.

+ Cấp văn bằng chứng chỉ của các cá nhân chủ chốt thực hiện dự án (nếu hồ sơ mời thầu yêu cầu).

- Tổng hợp hồ sơ dự thầu.

Căn cứ vào kế hoạch, trưởng phòng kế hoạch, kỹ thuật đôn đốc các đơn vị hoàn thành công việc theo đúng thời hạn được giao Sau đó trưởng phòng kế hoạch, kỹ thuật tiến hành thu thập tất cả hồ sơ của các đơn vị, tổng hợp, xem xét.

+ Việc lập hồ sơ dự thầu do các phòng trong Công ty thực hiện.Nhân viên lập các tài liệu dự thầu được lựa chọn phải là chuyên gia am hiểu lĩnh vực được phân công soạn thảo.

+ Trường hợp đặc biệt do yêu cầu về chất lượng và tiến độ lập hồ sơ, phòng kế toán, kỹ thuật có thể đề nghị giám đốc phê duyệt cho phép thuê chuyên gia.

+ Trong quá trình lập hồ sơ dự thầu, nếu các điểm trong hồ sơ mời thầu chưa rõ hoặc cần khảo sát các thông tin để làm hồ sơ Phòng kế hoạch, kỹ thuật liên hệ với bên mời thầu để tìm hiểu, nếu cần tổ thức khảo sát để đảm bảo chất lượng của hồ sơ.

1.3.3 Hình thức và phương thức đấu thầu

Ví dụ cụ thể về hoạt động đấu thầu tại công ty XDCT 116

Gói thầu số 3: Xây dựng nền, mặt đường và hệ thống công trình thoát nước đoạn km12-km17+829,32 thuộc dự án Cải tạo, nâng cấp đường tỉnh 268 Thái Nguyên.

- Hiện trạng tuyến đường: Kết cấu mặt đường hiện tại là mặt đường đá dày

10 - 20m đã được xây dựng cách đây nhiều năm, mặt đường hiện tại trong tình trạng hư hỏng rất nhiều, xuống cấp, điều kiện thoát nước mặt không tốt Hệ thống cọc tiêu, biển báo, cột Km đã bị mất và hỏng phần lớn do vậy cần phải đầu tư vào hệ thống này.

- Đặc điểm khí hậu : Hiện tượng sương muối nhiều, khí hậu mang đặc thù của khí hậu nhiệt đới gió mùa Cuối mùa đông ẩm ướt với hiện tượng mưa phùn,mùa hạ nóng và mưa nhiều

- Điều kiện địa chất công trình : nhìn chung tuyến đường nằm trong khu vực miền núi bao gồm các dạng địa hình chủ yếu như sau:

+ Đồng bằng giữa núi và thung lũng, các đoạn này địa hình tương đối bằng phẳng, tầng phủ trung bình 4-5m Nền ổn định trên tầng phủ sét pha lẫn đá dăm sạn trạng thái nửa cứng đến cứng.

+ Các đoạn đi qua sườn núi chiếm đa phần tuyến chủ yếu về cuối tuyến Các đoạn này độ dốc ngang núi từ trung bình đến lớn, tầng phủ mỏng từ 1- 1,5m trên lớp tàn tích từ 2-5m (đá phong hoá mạnh liệt).

- Điều kiện địa chất thuỷ văn : nước ngầm phân bố trong khu vực miền núi chủ yếu ở dạng nước cacsto và khe nứt đôi chỗ rỉ ra ở ta luy dương nhưng lưu lượng thấp không ảnh hưởng đến ổn định nền đường.

- Các thông số kỹ thuật chính của tuyến đường :

+ Chiều dài tuyến đường: 11.5 Km + Cấp đường: cấp IV miền núi.

+ Chiều rộng mặt đường 5.5m, kết cấu bêtông nhựa hạt trung trên cấp phối đá dăm.

+ Kết cấu mặt đường: Đá dăm tiêu chuẩn láng nhựa 4,5Kg/m 2 ; Eyc>70daN/cm 2

+ Độ dốc dọc lớn nhất: 8%.

Sau khi khảo sát thực địa xong nhà thầu sẽ lập biện pháp tổ chức thi công.

Như vậy, ta có thể thấy rằng tất cả các công trình mà công ty tham dự thầu đều được công ty tiến hành khảo sát thực địa một cách cẩn thận, kết hợp với chỉ dẫn kỹ thuật do Bên mời thầu cấp, số liệu của bảng tiên lượng mời thầu công ty sẽ đưa ra được biện pháp tổ chức thi công một cách chính xác Đây chính là một điểm mạnh nâng cao khả năng thắng thầu của công ty

1.4.2.1 Nội dung về kỹ thuật. a Dự kiến nhân lực huy động cho công trường:

* Ban điều hành thi công:

- Giám đốc điều hành: Ông Nguyễn Doãn Lộc

- Ban chỉ huy công trường.

- Tổ giám sát chất lượng thi công

Ngoài ra, còn có các cán bộ đã tốt nghiệp chuyên ngành tài chính, kinh tế để thực hiện các công việc phụ trợ thi công.

* Các đội lao động trực tiếp:

Bố trí 4 mũi thi công độc lập với nhau, bao gồm 4 đội thi công Trong đó: Đội số 1: Thi công từ Km12+000 đến Km13+000 Đội số 2: Thi công từ Km13+000 đến Km14+500 Đội số 3: Thi công từ Km14+500 đến Km16+000 Đội số 4: Thi công từ Km16+000 đến Km17+829,32

Danh sách nhân lực đội thi công nền bố trí như sau:

Nhân công có tay nghề 25 người

Lao động phổ thông 30-40 người

(có thể thuê nhân lực tại chỗ)

Các máy móc thiết bị thi công sẽ được huy động để thực hiện gói thầu:

Bảng 1.9 : Máy móc thiết bị thi công sẽ được huy động cho gói thầu.

* Các nguồn vật liệu chủ yếu sử dụng cho thi công:

- Đá xây các loại lấy tại mỏ đá hoặc khai thác tại địa phương có tuyến đường đi qua

- Cát vàng mua và vận chuyển từ Thị xã Hoà Bình (Km70+800 QL6 bến cát cầu Đồng Tiến).

- Nhựa mua tại các đại lý của hãng PETROLIMEX Hải Phòng.

Vật liệu trước khi đem ra thi công tại công trường được nhà thầu kiểm tra và đối chiếu theo các tiêu chuẩn quy định kỹ thuật, được trình lên Tư vấn kiểm tra trước khi thi công.

Công tác chuẩn bị thi công được bắt đầu tiến hành ngay khi có thông báo trúng thầu của chủ đầu tư. b Biện pháp thi công cho công trường.

Bảng 1.10 : Biện pháp kỹ thuật thi công chi tiết

Công việc tổng quát Công việc chi tiết

1 Công tác kiểm tra thực địa Đo đạc khôi phục và cố định vị trí tim đường, các mốc cao đạc dọc tuyến và bố trí thêm các mốc phụ, kiểm tra và đo bổ sung các mặt cắt ngang

2 Thi công hệ thống thoát nước

Thi công cống tròn, thi công cống hộp, thi công rãnh dọc, rãnh đỉnh, bậc nước, dốc nước

3 Thi công nền đường Lên khuôn nền đường, thi công nền đào, thi công nền đắp

4 Thi công lớp móng đá dăm nước dày 17cm với khối lượng thi công 65.903.36 m 3

Khai thác, chế biến, chuẩn bị nền móng dưới, vận chuyển, rải, tưới nước, lu lèn các lớp đá dăm trên bề mặt đã được thi công theo thiết kế.

5 Thi công lớp móng đá dăm tiêu chuẩn 15cm Khối Khai thác, chế biến, chuẩn bị nền móng dưới, vận chuyển, rải, tưới nước, lu lèn các lớp đá lượng lớp đá dăm tiêu chuẩn dày 69.500,19 m 2 dăm trên bề mặt đã được thi công theo thiết kế.

6 Thi công lớp láng nhựa

Trước khi thi công láng nhựa nhà thầu sẽ kiểm tra lớp đá dăm tiêu chuẩn, đảm bảo đủ cướng độ, bằng phẳng, không bị bong bật, ổ gà.

7 Thi công mặt đường bêtông Ximăng Khối lượng thi công 32,5 m 2

8 Thi công hệ thống an toàn giao thông

Lắp dựng biển báo hiệu phản quang và cột đỡ biển báo, thi công rào chắn hộ lan, sơn vạch kẻ đường.

9 Công tác hoàn thiện mặt đường

Sửa sang hoàn chỉnh lại lề đường, khơi thông nạo vét rãnh dọc, cống thoát nước

10 Công tác kiểm tra chất lượng c Tiến độ thi công.

Bảng 1.11 : Tiến độ thi công.

TT Hạng mục thi công

Thời gian Ngày bắt đầu Ngày kết thúc

1 Tổ chức công trường, chuẩn bị thi công 15 01/11/08 15/11/07

2 Định vị, lên ga cắm cọc, lập bản BVTC 30 01/11/07 30/11/07

II Thi công nền đường 250

4 Thi công đào đắp nền đường 180 01/12/07 01/06/08

5 Trồng cỏ, gia cố Ta luy 50 20/04/08 10/06/08

III Thi công hệ thống thoát nước 245

7 Thi công hệ thống rãnh, kè 140 01/01/08 20/05/08

IV Thi công móng, mặt đường 360

8 Thi công lớp đá dăm nước 90 15/04/08 01/07/08

9 Thi công lớp đá dăm tiêu chuẩn 90 15/05/08 15/08/08

10 Thi công mặt đường đá dăm tiêu chuẩn láng nhựa 4,5Kg/m2 120 15/06/08 20/09/08

11 Thi công lớp gia cố lề 60 01/08/08 30/09/08

V Công tác hoàn thiện, giải thể công trường 75

12 Thi công hệ thống an toàn giao thông 45 01/09/08 15/10/08

13 Hoàn công, nghiệm thu, thanh toán, đưa công trình vào sử dụng 30 20/09/08 20/10/08

Tiến độ thi công công trình được mô tả qua sơ đồ GANTT dưới đây:

3 8máy xúc+4 máy ủi+24 ôtô+24 máy khoan+12 ép khí+12 lu+4 xe téc+100 nhân công

III 2 máy xúc+1 trạm trộn BT tươi+6 ôtô+2 cẩu 10T+2 máy bơm+12 đầm+1 bộ sơn+40 nhân công

IV 4 máy xúc+4 máy san+12 ôtô+ 4 ép khí+12 lu+2 xe téc+90 nhân công

V 1 máy trộn BT+1 đầm+2 ôtô+20 nhân công

Trong việc lập Hồ sơ dự thầu thì vấn đề xác định giá dự thầu có ý nghĩa quan trọng nhất Giá dự thầu được lập căn cứ vào: Hồ sơ thiết kế công trình, đơn giá xây dựng của các Tỉnh, Thành phố nơi có công trình xây dựng Công ty xác định giá dự thầu theo công thức:

Qi : Khối lượng công tác xây lắp thứ i do Bên mời thầu cung cấp căn cứ vào kết quả bóc tách tiên lượng từ các bản vẽ thiết kế kỹ thuật hoặc thiết kế thi công

DGi : Đơn giá đấu thầu công tác xây lắp thứ i do nhà thầu tự lập ra theo hướng dẫn chung về lập giá xây dựng căn cứ vào điều kiện cụ thể của mình và giá n : Số lượng công tác xây lắp do chủ đầu tư xác định lúc mời thầu. a Bảng tính giá dự thầu (có điều chỉnh)

Bảng 1.12 : Bảng tính giá dự thầu (xét riêng khoản mục làm nền đường) b Bảng phân tích đơn giá dự thầu (có điều chỉnh)

Bảng 1.13 : Bảng phân tích đơn giá dự thầu có điều chỉnh.

Giá bỏ thầu là nhân tố quan trọng quyết định việc công ty sẽ thắng thầu hay thua thầu Công trình đảm bảo chất lượng và tiến độ thi công nhưng giá bỏ thầu quá cao sẽ không được các chủ đầu tư lưu tâm Khả năng bị loại ngay từ đầu là rất cao. Còn những hồ sơ có giá bỏ thầu thấp hơn giá gói thầu sẽ được xem xét, nếu đảm bảo kỹ thuật và tiến độ thi công thì khả năng thắng thầu sẽ cao hơn nhiều Vì vậy, tính toán giá bỏ thầu cho hợp lý là vấn đề cần được quan tâm hàng đầu.

Đánh giá hoạt động đấu thầu của công ty

- Với bề dày kinh nghiệm và sự đoàn kết nhất trí trong nội bộ, công ty đang nỗ lực vươn lên để khẳng định vị trí của mình trong cơ chế thị trường Công tác đấu thầu - tiếp thị đã từng bước ổn định và hoạt động đi vào nề nếp phù hợp với cơ chế mới và đáp ứng cơ bản nhu cầu việc làm của công ty Đặc biệt là việc trúng thầu thi công các công trình lớn và còn có nhiều công trình đạt huy chương vàng chất lượng cao của ngành, giữ được chỗ đứng tại thị trường trong nước và vươn ra thị trường nước ngoài

- Công tác lập Hồ sơ dự thầu đã đạt được những kết quả đáng kể: Hồ sơ dự thầu của công ty ngày càng được cải tiến về mặt hình thức và nâng cao chất lượng về mặt nội dung đã làm cho tỷ lệ thắng thầu của Công ty ngày càng cao

- Bộ phận tiếp thị đã có trách nhiệm cao hơn trong công tác thu thập và tổng hợp thông tin về định hướng đầu tư xây dựng cơ bản của Nhà nướcvà các cơ quan,ban ngành Cùng lãnh đạo công ty xác định các công trình có tính khả thi để xây dựng chiến lược và sách lược trong công tác tiếp thị đấu thầu nhằm nâng cao hiệu quả thắng thầu mà vẫn đảm bảo chi phí với mức tối thiểu Chính qua thời gian này công ty đã xây dựng được một đội ngũ làm công tác tiếp thị đấu thầu có trình độ và nhiệt tình với công việc đảm bảo hoàn thành tốt nhiệm vụ theo đúng tiến độ đã đề ra

- Đã huy động một đội ngũ kỹ sư, nhà quản lý và lao động giỏi tham gia vào công tác dự thầu Cùng với quá trình đó hoạt động tay nghề, năng lực và kinh nghiệm cán bộ công nhân của công ty đang ngày một nâng cao hơn

- Đã chủ động tìm kiếm các công trình trong mọi lĩnh vực xây dựng và mở rộng được ngành nghề xây dựng

Nhìn chung lại, trong vài năm trở lại đây, đặc biệt là từ cuối năm 2006, Công ty đã có những cố gắng trong việc chủ động tìm kiếm công ăn việc làm và có nhiều tiến chuyển tốt trong tổ chức, quản lý, mở rộng quan hệ với bên ngoài Nhờ đó đem lại công ăn việc làm đều đặn cho cán bộ công nhân viên và ngày càng khẳng định được chỗ đứng cũng như uy tín của công ty trên thị trường

1.5.2 Hạn chế và nguyên nhân

Mặc dù trong công tác dự thầu, công ty đã có nhiều cố gắng để đạt được những thành tích nhất định, song cũng vẫn còn một số tồn tại dẫn đến khả năng trúng thầu cao ảnh hưởng tới sự phát triển chung của công ty

Thứ nhất là , trình độ thu thập và xử lý thông tin trong khảo sát hiện trường còn thấp.

Vì trước đây, công ty là công ty con, thuộc Tổng công ty xây dựng công trình giao thông I, nên các công trình do công ty thực hiện chủ yêu là chỉ định thầu, do Tổng công ty hoặc Bộ GTVT giao xuống Chỉ mới từ năm 2006, công ty bắt đầu thực hiện cổ phần hóa, tức là quá trình phải tự mình tìm kiếm công trình mới bắt đầu thực hiện chưa được 5 năm Trên thực tế, hiện tại công ty chưa có phòng Marketing, tức là chưa hề có đội ngũ chuyên sâu trong lĩnh vực tìm hiểu thị trường, tìm kiếm thông tin cũng như tiềm hiểu về đối tác và đối thủ cạnh tranh

Thứ hai là , thực hiện công tác dự thầu chưa thực sự diễn ra một cách có hệ thống và chặt chẽ, nhiều bước công việc nhận thức được song chưa thực hiện Thụ động trong việc đề ra các biện pháp tranh thầu

Giá bỏ thầu nhiều khi không hợp lý, lúc thì quá cao so với giá xét thầu của chủ đầu tư, hoặc so với giá bỏ thầu của các đối thủ cạnh tranh, lúc lại quá thấp tuy công ty trúng thầu nhưng không có hiệu quả Do việc lập giá dự thầu mới chỉ tính tới các yếu tố bên trong mà chưa gắn chặt với tình hình thị trường và các đối thủ cạnh tranh Thêm vào đó công tác khảo sát công trình, giá cả đôi khi chưa sát thực tế.

Thứ ba là , năng lực của công ty còn chưa mạnh.

Chưa đưa ra được các đề xuất về giải pháp kỹ thuật hợp lý, độc đáo làm tăng khả năng cạnh tranh trong đấu thầu.

Công tác tiếp thị, đấu thầu bước đầu chiếm lĩnh được thị trường nhưng khả năng cạng tranh yếu Khả năng Marketing trong thương trường trên các lĩnh vực mua bán hàng hoá, tiêu thụ sản phẩm lẫn trong tìm kiếm việc làm còn rất hạn chế, thụ động

Lực lượng cán bộ tiếp thị còn mỏng và năng lực có hạn chưa phát huy hết sức mạnh tổng hợp của các bộ kỹ thuật, chủ công trình, các đơn vị trong quá trình tiếp thị, lập, chọn phương án tối

Thiết bị xe máy thi công hiện tại nhìn chung chưa đáp ứng được các yêu cầu kỹ thuật và mức độ hiện đại trong việc thi công các công trình đòi hỏi chất lượng cao, kỹ thuật phức tạp Thiết bị máy móc thường có tuổi đời khá lâu, bị hao mòn hữu hình và vô hình khiến những thiết bị máy móc của công ty không còn khả năng đáp ứng công việc phức tạp

Công nghệ và thiết bị xe máy thi công thì trừ lĩnh vực thi công đường bộ còn trong các lĩnh vực khác mặc dù có năng lực khá lớn song còn nhiều máy móc thiết bị đã cũ, lạc hậu, sử dụng không hiệu quả Việc đầu tư mua sắm mới còn gặp nhiều khó khăn

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO KHẢ NĂNG THẮNG THẦU CỦACÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH 116

Mục tiêu và phương hướng trong thời gian tới

Phát huy sức mạnh tổng hợp truyền thống 40 năm xây dựng và phát triển, tăng cường đoàn kết, ra sức đổi mới, ổn định tổ chức, phát huy cao độ hiệu quả máy móc thiết bị thi công đã đầu tư, phát huy cao độ các ngành nghề truyền thống, duy trì phát triển sản xuất công nghệ hiện có, phối hợp chặt chẽ với các công ty khác để có dự án đầu tư mới theo các hình thức thích hợp Phấn đấu nhận thầu làm tổng B một số dự án quy mô vừa Từng bước khẳng định mình trong cơ chế thị trường để tích luỹ và phát triển Xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý tinh thông, đội ngũ công nhân lành nghề, ổn định đời sống cán bộ công nhân viên an cư lạc nghiệp góp phần vào sự nghiệp phát triển chung của đất nước

2.1.2 Mục tiêu cho hoạt động đấu thầu

Trong kinh doanh xây lắp tập trung chủ yếu khai thác năng lực máy móc thiết bị hiện có bằng cách thực hiện tốt dự án công trình giao thông, các công trình thuỷ lợi, thuỷ điện nhỏ với giá trị từ 40 -45% giá trị xây lắp hàng năm khoảng 70-80 tỷ

- Trong định hướng kế hoạch của mình từ năm 2001 nhiệm vụ kinh doanh xây lắp vẫn ưu tiên xây dựng các công trình: cơ sở hạ tầng dân dụng công nghiệp, thuỷ lợi, thuỷ điện, đường dây và trạm

- Về giá trị xây lắp hàng năm chiếm 80% giá trị sản xuất kinh doanh sau đó tăng tỷ trọng đầu tư để đảm bảo đến năm 2015 có dự án đầu tư theo hình thức BT,BOT tiến tới năm 2015 giảm dần giá trị sản lượng xây lắp, tăng sản lượng sản xuất hàng hoá công nghiệp, bảo đảm chủ động hoàn toàn trong kế hoạch sản xuất kinh doanh

2.1.2.2 Về cơ cấu các công trình trong thi công xây lắp.

- Giá trị xây lắp các công trình cơ sở hạ tầng chiếm khoảng 50% giá trị

- Kinh doanh xây lắp các công trình: dân dụng, công nghiệp thực hiện giá trị chiếm khoảng 30% giá trị xây lắp hàng năm

- Giá trị xây lắp các công trình đường dây và trạm, thuỷ điện, thuỷ lợi, nhỏ trong và ngoài nước chiếm khoảng 20% giá trị

2.1.2.3 Về cơ cấu địa bàn hoạt động

- Kinh doanh xây lắp các công trình khu vực Hà Nội và các vùng lân cận 30%

- Kinh doanh xây lắp các công trình khu vực vùng sâu, vùng xa 50%.

Đánh giá khả năng của công ty trong tham gia đấu thầu thông qua ma trận SWOT

SWOT là từ tiếng Anh viết tắt của: điểm mạnh (Strengths), điểm yếu (Weakenesses), cơ hội kinh doanh (Opportunities) và những mối đe doạ (Threats) của một doanh nghiệp Khi lập kế hoạch chiến lược kinh doanh cho bất cứ công ty nào, cũng phải tiến hành đánh giá các yếu tố không chỉ trong doanh nghiệp mà còn cả từ hoạt động kinh doanh của các đối thủ cạnh tranh và môi trường kinh doanh hiện tại

Hoàn tất một phân tích SWOT giúp chúng ta vạch ra biện pháp giảm thiểu những ảnh hưởng tiêu cực từ những điểm yếu của mình tới kết quả kinh doanh trong khi phát huy tối đa các điểm mạnh của bạn Theo lý thuyết, phân tích này sẽ giúp ta tận dụng sức mạnh của mình, chớp lấy các cơ hội kinh doanh trên thị trường do các điểm yếu của các đối thủ cạnh tranh hoặc khi các đối thủ này bỏ trống thị trường.

- Đội ngũ cán bộ quản lý nhiệt tình giàu kinh nghiệm.

- Tiến độ thi công công trình phù hợp đáp ứng được hầu hết các yêu cầu của chủ đầu tư.

- Chất lượng công trình tốt.

- Tổ chức quản lý hiệu quả phù hợp.

- Chưa đáp ứng được lượng vốn huy động cho bảo lãnh các công trình lớn.

- Kế hoạch marketing còn yếu kém.

- Kế hoạch chiến lược đấu thầu.

- Chiến lược xây dựng giá và sự linh động trong giá chưa cao.

- Nhu cầu đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng công trình tăng.

- Tổng vốn đầu tư xây dựng xã hội lớn.

- Đối thủ cạnh tranh ngày càng nhiều mạnh.

- Yêu cầu của chủ đầu tư ngày càng cao.

- Giá nguyên vật liệu thây đổi.

- Đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn.

2.2.5 Ma trận SWOT phối hợp điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức của công ty

Một công ty không nhất thiết phải theo đuổi các cơ hội tốt nhất mà có thể thay vào đó là tạo dựng khả năng phát triển lợi thế cạnh tranh bằng cách tìm hiểu mức độ phù hợp giữa các điểm mạnh của mình và cơ hội sắp đến Trong một số trường hợp, công ty có thể khắc phục điểm yếu của mình để giành được những cơ hội hấp dẫn. Để phát triển chiến lược dựa trên bản phân tích SWOT, các công ty cần phải thiết kế một ma trận các nhân tố, được gọi là ma trận SWOT như được trình bày dưới đây.

- Chiến lược S-O nhằm theo đuổi những cơ hội phù hợp với các điểm mạnh của công ty,

- Chiến lược W-O nhằm khắc phục các điểm yếu để theo đuổi và nắm bắt cơ hội,

- Chiến lược S-T xác định những cách thức mà công ty có thể sử dụng điểm mạnh của mình để giảm khả năng bị thiệt hại vì các nguy cơ từ bên ngoài,

- Chiến lược W-T nhằm hình thành một kế hoạch phòng thủ để ngăn không cho các điểm yếu của chính công ty làm cho nó trở nên dễ bị tổn thương trước các nguy cơ từ bên ngoài.

Sau đây là bảng kết hợp ma trận SWOT theo tình hình hiện tại của công ty:

Bảng 2.1: Bảng kết hợp ma trận SWOT theo tình hình hiện tại của công ty.

Vốn đầu tư xây dựng cho doanh nghiệp Nhu cầu đầu tư của thị trường tăng. Đối thủ cạnh tranh mạnh Yêu cầu cao của chủ đầu tư Giá nguyên vật liệu thay đổi Điểm mạnh (S)

S/O Chất lượng công trình, nhân sự, vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng.

S/T Chất lượng công trình, nhân sự, Yêu cầu cao của chủ đầu ttư Đối thủ cạnh tranh mạnh Điểm yếu (W)

W/O Marketing yếu, Nhu cầu đầu tư cơ sở hạ tầng công trình công nghiệp ngày càng tăng

W/T Chiến lược giá cả công trình

Marketing Đối thủ cạnh tranh mạnhGiá nguyên vật liệu thay đổi

Một số giải pháp nhằm nâng cao khả năng thắng thầu của công ty

2.3.1 Nâng cao chất lượng hồ sơ dự thầu

2.3.1.1 Nâng cao trình độ thu thập và xử lý thông tin trong khảo sát hiện trường.

Hiện nay công ty xây dựng công trình 116 chưa có phòng Marketing chuyên nghiên cứu phát triển thị trường, mở rộng cơ hội tham gia dự thầu và trúng thầu, đây chính là một yếu điểm hiện tại của công ty Giải pháp cho công ty nên hình thành một phòng Marketing để chuyên thu thập những thông tin về giá cả thị trường vật liệu xây dựng, thông tin về chủ thầu và đối thủ cạnh tranh …căn cứ vào đó doanh nghiệp có thể xây dựng cho doanh nghiệp mình kế hoạch kinh doanh đúng đắn Nhân viên phòng Marketing sẽ phụ trách các công việc là:

- Nghiên cứu thị trường đầu vào: Hiện nay thị trường vật liệu xây dựng, máy móc thi công rất phong phú đa dạng, đặc biệt là các sản phẩm thay thế cũng rất nhiều nên việc tìm ra một loại vật liệu tốt đảm bảo chất lượng công trình nhưng giá cả hợp lý thật sự là môt điều rất khó đối với các doanh nghiệp Vì vậy nhân viên phòng marketing sẽ chuyên môn về làm việc này để kịp thời nắm bắt thị trường đưa ra những giải pháp tốt nhất cho công ty để có thể đưa ra mức giá dự thầu thấp tăng khả năng thắng thầu.

- Nghiên cứu thị trường đầu ra: Tiến hành phân tích thị trường đầu ra theo các yếu tố sản phẩm, theo đặc tính nhu cầu của từng khu vực… Mục tiêu của công tác nghiên cứu xác định thị trường chính là việc tìm kiếm, lựu chọn thị trường trọng điểm tìm kiếm nhóm khách hàng tiềm năng mà công ty muốn trinh phục. Bên cạnh đó công ty cũng phải thu thập thông tin về các dự án, gói thầu sắp mời thầu, về các chủ đầu tư các công trình đó để đánh giá xem có nên tham gia vào gói thầu đó không để tránh bỏ lỡ các cơ hội tốt cho doanh nghiệp.

- Tìm hiểu đối thủ cạnh tranh: đối thủ cạnh tranh có ảnh hưởng trực tiêp rất lớn tới khả năng thắng thầu của công ty Vì vậy cần phải biết thông tin về đối thủ để xác định vị trí của doanh nghiệp trong ngành từ đó tìm ra những lợi thế của minh so với đối thủ tối đa hoá các ưu điểm đó so với đối thủ cạnh tranh Mục tiêu của phân tích đối thủ cạnh tranh là phân tích một cách thuyết phục về đối thủ về những điểm mạnh điểm yếu của đối thủ, mục tiêu của đối thủ dự đoán những phản ứng mà đối thủ đưa ra từ đó có chiến lược phù hợp để thắng được đối thủ trong đấu thầu.

Các bước tiến hành phân tích đối thủ cạnh tranh :

- Cần xác đinh rõ đối thủ cạnh tranh hiện tại và tương lai của mình, phân loại đâu là đối thủ cần quan tâm nhất việc phân loại này dựa vào thị phần yếu tố chất lượng uy tín của các đối thủ Sau đó tiến hành phân loại sắp xếp các đối thủ.

- Tiến hành thu thập thông tin từ các nguồn khác nhau việc lấy thông tin này phụ thuộc rất lớn vào kinh phí chi cho hoạt động này mối quan hệ và tính năng động của các nhân viên thu thập thông tin Nhân viên có thể thu thập trực tiếp qua điều tra hoặc qua các tổ chức kiểm tra chất lượng các phương tiện thông tin đại chúng , các nhà quản lý các nhân viên mới bỏ việc ở công ty của đối thủ, các nhà cung cấp cho đối thủ, các báo chuyên ngành Sau khi thu thập thông tin cần phân loại thông tin.

- Sau khi phân loại thông tin thì dựa vào những thông tin đó tiến hành phân tích thông tin về đối thủ cạnh tranh theo các nội dung sau:

+ Những mục tiêu hiện tại và tương lai của đối thủ là gì?

+ Chiến lược của đối thủ ở hiện tại và tương lai của đối thủ là gì?

+ Điểm yếu điểm mạnh của đối thủ cạnh tranh? Để có được những thông tin tốt bổ ích về đối thủ công ty cần phải tiêu tốn: Một khoản chi phí nhất định cho việc thu thập thông tin nay, có những nhân viên giỏi năng động sáng tạo trong việc hoạt động để khai thác được nhiều thông tin về đối thủ chưa công bố, có những cán bộ có trình độ kinh nghiệm để phán đoán chính xác đường đi nước bước của họ tránh những thông tin sai do đối thủ đưa ra để lừa các đối thủ của họ.

Kết quả của việc phân tích này là các thông tin về điểm mạnh điểm yếu, chiến lược phát triển, mục tiêu theo đuổi của đối thủ cạnh tranh… Từ đó giúp cho công ty lựa chọn chiến lược hành động phù hợp trên cơ sở dự đoán được những phản ứng của những đối thủ trước hành động mà công ty đưa ra và tránh những lĩnh vực mà đối thủ có khả năng mạnh nhấp, đồng thời tập trung vào những lợi thế của mình.

Dựa vào những thông tin trên các phòng ban có liên quan sẽ phân tích đánh giá thông tin và đưa ra quyết định có tranh thầu hay không.

Giá thầu là yếu tố quan trọng nhất cho thắng thầu và thi công đạt hiệu quả kinh doanh Vậy để có giá bỏ thầu đúng với nguyên tắc đấu thầu của công ty là “Bỏ thầu thắng nhưng phải làm được” Người lập giá dự toán đấu thầu cần phải nắm vững về định mức sử dụng, nắm được đơn giá nơi công trình thi công từ đơn giá của

Sở Tài chính - vật giá và mặt bằng giá trên thị trường, hiểu rõ phương án thi công, khả năng tài chính của công ty, chính sách khấu hao máy, sự phối hợp kết hợp giữa các công trình thi công.

Còn việc xử lý giá thầu nên thống nhất ngay từ đầu trong tổ để xử lý từ lúc bắt đầu cho dễ trong việc làm giá, tránh phải sửa đi sửa lại Những cái mình điều chỉnh thì gắn vào đó là các văn bản thể hiện tính giảm giá là hợp lý để đầy đủ cơ sở thuyết phục chủ đầu tư, tránh hiện tượng không biết khi chủ đầu tư hỏi đến những vấn đề mình giảm giá

Việc cập nhật giá đảm bảo thi công có hiệu quả và có lợi thế cạnh tranh bằng sự đặt hàng với khối lượng lớn và nguồn vật liệu ở bạn hàng quen, khai thác được nguồn vật liệu đạt yêu cầu chất lượng kỹ thuật nhưng khoảng cách vận chuyển ngắn và giá rẻ cũng là tạo được lợi thế cạnh tranh.

- Đối với công ty, cơ cấu quản lý như thế là tương đối tốt nhưng lực lượng còn ít, khi công ty tham gia đấu thầu nhiều công trình thì lực lượng không đáp ứng nổi. Vậy công ty nên truyền thụ từ những người có kinh nghiệm sang những người chưa có kinh nghiệm, sau dễ huy động và khi có dự án đấu thầu có sự phối hợp tác chiến bao giờ cũng hơn.

Việc quản lý trong Tổ dự án đấu thầu đòi hỏi Phó giám đốc kinh doanh kiêm chủ nhiệm dự án phải thực hiện đầy đủ quyền lực của mình để cho người lập phương án thi công, người quản lý giá, người lập hồ sơ có sự phối hợp chặt chẽ trong công việc, từ khảo sát tại bàn và hiện trường đến công việc lên phương án thi công và lập giá tối ưu cũng như việc xử lý giá thầu cuối cùng.

- Tiến độ triển khai công việc phải có lịch rõ ràng thời gian giữa những người phụ trách các công việc:

+ Người lập phương án thi công phải là người xong đầu tiên để người làm giá và người làm các thủ tục hồ sơ có căn cứ Yêu cầu phải làm xong khi có các yêu cầu kỹ thuật và tình hình cụ thể tại hiện trường và tình hình công ty.

Ngày đăng: 10/08/2023, 09:10

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Sơ đồ 1.1: Sơ đồ tổ chức của Công ty. - Nâng cao khả năng thắng thầu tại công ty cổ phần đầu tư và xây dựng công trình 116
Sơ đồ 1.1 Sơ đồ tổ chức của Công ty (Trang 8)
Bảng 1.1: Tình hình doanh thu và lợi nhuận của công ty trong 5 năm gần đây. - Nâng cao khả năng thắng thầu tại công ty cổ phần đầu tư và xây dựng công trình 116
Bảng 1.1 Tình hình doanh thu và lợi nhuận của công ty trong 5 năm gần đây (Trang 10)
Bảng 1.2: Cán bộ kỹ sư, kỹ thuật và nghiệp vụ của doanh nghiệp - Nâng cao khả năng thắng thầu tại công ty cổ phần đầu tư và xây dựng công trình 116
Bảng 1.2 Cán bộ kỹ sư, kỹ thuật và nghiệp vụ của doanh nghiệp (Trang 11)
Bảng 1.3: Công nhân kỹ thuật của doanh nghiệp - Nâng cao khả năng thắng thầu tại công ty cổ phần đầu tư và xây dựng công trình 116
Bảng 1.3 Công nhân kỹ thuật của doanh nghiệp (Trang 12)
Bảng 1.4:  Bảng tóm tắt tài sản có và tài sản nợ từ 2006-2009 (đơn vị: triệu đồng) - Nâng cao khả năng thắng thầu tại công ty cổ phần đầu tư và xây dựng công trình 116
Bảng 1.4 Bảng tóm tắt tài sản có và tài sản nợ từ 2006-2009 (đơn vị: triệu đồng) (Trang 14)
Bảng 1.6: Số năm kinh nghiệm các lĩnh vực của công ty. - Nâng cao khả năng thắng thầu tại công ty cổ phần đầu tư và xây dựng công trình 116
Bảng 1.6 Số năm kinh nghiệm các lĩnh vực của công ty (Trang 18)
Bảng 1.7: Số lượng và giá trị các công trình trúng thầu và dự thầu - Nâng cao khả năng thắng thầu tại công ty cổ phần đầu tư và xây dựng công trình 116
Bảng 1.7 Số lượng và giá trị các công trình trúng thầu và dự thầu (Trang 20)
Bảng 1.8: Năng lực cạnh tranh của nhà thầu thể hiện qua tỷ lệ thắng thầu trong xây dựng của công ty qua các năm. - Nâng cao khả năng thắng thầu tại công ty cổ phần đầu tư và xây dựng công trình 116
Bảng 1.8 Năng lực cạnh tranh của nhà thầu thể hiện qua tỷ lệ thắng thầu trong xây dựng của công ty qua các năm (Trang 20)
Sơ đồ 1.2: Quy trình chỉ định thầu. - Nâng cao khả năng thắng thầu tại công ty cổ phần đầu tư và xây dựng công trình 116
Sơ đồ 1.2 Quy trình chỉ định thầu (Trang 23)
Sơ đồ 1.3: Quy trình xem xét hợp đồng và đấu thầu. - Nâng cao khả năng thắng thầu tại công ty cổ phần đầu tư và xây dựng công trình 116
Sơ đồ 1.3 Quy trình xem xét hợp đồng và đấu thầu (Trang 25)
Bảng 1.10: Biện pháp kỹ thuật thi công chi tiết  T - Nâng cao khả năng thắng thầu tại công ty cổ phần đầu tư và xây dựng công trình 116
Bảng 1.10 Biện pháp kỹ thuật thi công chi tiết T (Trang 34)
Bảng 1.11: Tiến độ thi công. - Nâng cao khả năng thắng thầu tại công ty cổ phần đầu tư và xây dựng công trình 116
Bảng 1.11 Tiến độ thi công (Trang 35)
Bảng 2.1: Bảng kết hợp ma trận SWOT theo tình hình hiện tại của công ty. - Nâng cao khả năng thắng thầu tại công ty cổ phần đầu tư và xây dựng công trình 116
Bảng 2.1 Bảng kết hợp ma trận SWOT theo tình hình hiện tại của công ty (Trang 49)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w