Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 119 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
119
Dung lượng
2,32 MB
Nội dung
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN GIÁOTRÌNHMÔĐUNNUÔITẰMCON MÃ SỐ: MĐ 04 NGHỀ: TRỒNG DÂU – NUÔITẰMTrình độ: Sơ cấp nghề 2 TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN Tài liệu này thuộc loại sách giáotrình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm. Mã tài liệu: MĐ 04 3 LỜI GIỚI THIỆU Trồng dâu nuôitằm là nghề cổ truyền của dân tộc ta, đã có từ lâu đời. Nghề trồng dâu nuôitằm ở nước ta đã đạt đến trình độ khá cao, và hình thành nhiều vùng ươm tơ, dệt lụa nổi tiếng. Nghề trồng dâu nuôitằm có hiệu quả kinh tế cao hơn so với các ngành nghề nông nghiệp khác. Thu nhập từ trồng dâu nuôitằm cao hơn so với cây mì, bắp hay đậu tương từ 30 – 50%. Trồng dâu nuôitằm là nghề có chi phí sản xuất thấp, vốn đầu tư không cao, cây dâu sinh trưởng tốt trên nhiều loại đất. Chỉ sau 4 – 6 tháng trồng dâu có thể thu hoạch lá và một lần trồng có thể thu hoạch 15 – 20 năm. Tằm là con vật dễ nuôi, mau có lợi, tuy lợi nhuận thu vào 1 lần không cao nhưng thường xuyên trong năm. Khi tằm bị bệnh, năng suất kén không cao cũng không tốn kém nhiều về vốn. Chi phí trồ ng dâu thấp, đồng thời nuôitằm lại cho thu hoạch nhanh nên nghề trồng dâu nuôitằm có nhiều thuận lợi hơn so với các ngành nghề khác. Nghề trồng dâu nuôitằm có nguồn nhân lực đồi dào, mọi người dân từ người trẻ đến già đều có thể thực hiện được. Đồng thời, có thể thu hút được lao động nông nhàn. Nghề trồng dâu nuôitằm có thể được coi là một nghề đặc biệt có ý nghĩa trong công cuộc xóa đói giảm nghèo. Chương trình đào tạo nghề “Trồng dâu – nuôi tằm” cùng với bộ giáotrình được biên soạn đã tích hợp những kiến thức, kỹ năng cần có của nghề trồng dâu nuôi tằm. Bộ giáotrình gồm 7 quyển: 1) Giáo trìnhmôđun Trồng dâu 2) Giáotrìnhmôđun Chăm sóc dâu - Thu hái dâu 3) Giáotrìnhmôđun Phòng trừ sâu bệnh hại trên cây dâu 4) GiáotrìnhmôđunNuôitằmcon 5) GiáotrìnhmôđunNuôitằm lớn 6) Giáotrìnhmôđun Phòng trừ bệnh hại tằm 7) Giáotrìnhmôđun Chăm sóc tằm chín và thu hoạch kén Để hoàn thiện bộ giáotrình này chúng tôi đã nhận được sự hướng dẫn, hướng dẫn của Vụ Tổ chức Cán bộ – Bộ Nông nghiệp và PTNT; Tổng cục dạy nghề - Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội. Đồng thời chúng tôi cũng nhận được các ý kiến đóng góp của các nhà khoa học, cán bộ kỹ thuật của các Viện, Trường, các cơ sở nuôi tằm, Ban Giám Hiệu và các thầy cô giáo Trường Cao đẳng Công nghệ và Kinh tế Bảo Lộc. Chúng tôi xin được gửi lời cảm ơn đến Vụ Tổ chức cán bộ – Bộ Nông nghiệp và PTNT, Tổng cục dạy nghề, Ban lãnh đạo các Viện, Trường, các cơ sở sản xuất, các nhà khoa học, các cán bộ kỹ thuật, các 4 thầy cô giáo đã tham gia đóng góp nhiều ý kiến quý báu, tạo điều kiện thuận lợi để hoàn thành bộ giáotrình này. Giáotrình “Nuôi tằm con” giới thiệu khái quát về những vật tư cần có để nuôi tằm; kỹ thuật ấp trứng, đảo trứng, hãm tối; kỹ thuật băng tằm trực tiếp, kỹ thuật băng tằm gián tiếp, xử lý trứng nở muộn; kỹ thuậ t cho tằmcon khi nuôitằm bằng phương pháp truyền thống, kỹ thuật cho tằm ăn khi nuôitằm có đạy giấy; kỹ thuật thay phân, san tằm; Dấu hiệu và các biện pháp chăm sóc tằm ở giai đoạn đặc biệt. Trong quá trình biên soạn chắc chắn không tránh khỏi những sai sót, chúng tôi mong nhận được nhiều ý kiến đóng góp của các nhà khoa học, các cán bộ kỹ thuật, các đồng nghiệp để giáotrình hoàn thiện hơn. Xin chân thành cả m ơn! THAM GIA BIÊN SOẠN 1. Chủ biên Nguyễn Viết Thông: giảng Trường Cao Đẳng Công nghệ và Kinh tế Bảo Lộc; 2. Trần Thu Hiền: giảng Trường Cao Đẳng Công nghệ và Kinh tế Bảo Lộc 3. Đặng Thị Hồng: giảng Trường Cao Đẳng Công nghệ và Kinh tế Bảo Lộc 4. Phan Duy Nghĩa: giảng Trường Cao Đẳng Công nghệ và Kinh tế Bảo Lộc 5. Phan Quốc Hoàn: giảng Trường Cao Đẳng Công nghệ và Kinh tế Bảo Lộ c 6. Trịnh Thị Vân: giảng Trường Cao Đẳng Công nghệ và Kinh tế Bảo Lộc 5 MỤC LỤC ĐỀ MỤC TRANG LỜI GIỚI THIỆU 3 MỤC LỤC 3 Bài 1: CHUẨN BỊ VẬT TƯ 10 1. Chuẩn bị nhà và vật tư nuôitằm 10 1.1. Chuẩn bị cơ sở vật chất nuôitằm 10 1.1.1. Nhà nuôitằm 10 1.1.2. Nhà bảo quản dâu 12 1.1.3. Nhà né 13 1.2. Dụng cụ nuôitằm 14 1.2.1. Đũi 14 1.2.2. Khay hoặc nong nuôitằm 15 1.2.3. Lưới thay phân 17 1.2.4. Né kén 18 1.2.5. Các dụng cụ, vật tư khác 19 2. Kiểm tra các thiết bị hỗ trợ cho việc nuôitằm 19 2.1. Hệ thống điều chỉnh chiếu sáng 19 2.2. Hệ thống điều chỉnh thông gió 20 2.3. Hệ thống điều chỉnh nhiệt 20 2.4. Hệ thống lưới bảo vệ chống côn trùng 20 3. Làm vệ sinh nhà tằm, dụng cụ và môi trường trước khi nuôi 20 3.1. Sát trùng bằng biện pháp vật lý 21 3.1.1. Sát trùng bằng ánh sáng mặt trời 21 3.1.2. Sát trùng bằng phương pháp đun sôi 21 3.1.3. Sát trùng bằng hơi nước nóng 21 3.2. Sát trùng b ằng biện pháp hóa học 21 3.2.1. Clorua vôi 22 3.2.2. Foormol 22 Bài 2: ẤP TRỨNG 24 1. Chuẩn bị cho việc ấp trứng 24 6 1.1 Chuẩn bị trứng giống 24 1.2. Chuẩn bị phòng ấp trứng 25 1.3. Chuẩn bị và xử lý dụng cụ 25 2. Ấp trứng 25 3. Kiểm tra trong quá trình ấp trứng 27 4. Điều chỉnh nhiệt độ, ẩm độ phòng ấp trứng 28 5. Đảo trứng 28 6. Hãm tối 29 Bài 3: BĂNG TẰM 32 1. Chuẩn bị băng tằm 32 1.1. Chuẩn bị lá dâu để băng tằm 32 1.2. Chuẩn bị dụ ng cụ để băng tằm 33 2. Kích thích trứng tằm nở 35 3. Thời gian băng tằm 35 4. Kiểm tra trứng tằm 36 5. Băng tằm 36 5.1. Băng tằm trực tiếp 36 5.1.1. Băng tằm bằng lá dâu 37 5.1.2. Băng tằm bằng lưới 39 5.2. Băng tằm gián tiếp (Băng tằm bằng hơi dâu) 41 5.3. Bảo quản tằmcon 42 6. Xử lý trứng nở muộn 42 6.1. Ấp trứng 42 6.2. Băng tằm 43 6.3. Loại bỏ vỏ trứng và tằm nở yếu 43 Bài 4: CHO TẰMCON ĂN 44 1. Nuôitằmcon bằng phương pháp truyền thống 44 1.1. Xác định số lượng lá dâu cho tằmcon ăn 44 1.2. Tiêu chuẩn lá dâu và vị trí hái lá dâu theo từng tuổi tằmcon 46 1.2.1. Tiêu chuẩn lá dâu 46 1.2.2. Vị trí hái lá dâu theo từng tuổi tằm 48 1.3. Thái dâu cho tằmcon ăn 49 7 1.3.1. Mục đích của thái dâu 49 1.3.2. Những lưu ý trước khi cho tằmcon ăn 50 1.3.3. Phương pháp thái dâu cho tằmcon ăn 50 1.3.3.1. Thái dâu hình sợi 50 1.3.3.2. Thái dâu hình vuông 53 1.3.3.3. Thái dâu hình chữ nhật 55 1.4. Cho tằmcon ăn và nới rộng môtằm 56 1.4.1. Những lưu ý trước khi cho tằmcon ăn 56 1.4.2. Số bữa cho tằmcon ăn 57 1.4.3. Phương pháp cho tằmcon ăn 58 2. Nuôitằmcon bằng phương pháp đạy giấy 59 2.1. Mục đích và ý nghĩa của việc nuôitằmcon đạy giấy 59 2.2. Điều kiện áp dụng 60 2.3. Kỹ thuật cho tằmcon ăn 60 2.3.1. Kỹ thuật cho ăn 60 2.3.2. Những chú ý khi nuôitằmcon đạy giấy 61 3. Bảo quản lá dâu cho tằmcon 62 Bài 5: THAY PHÂN, SAN TẰM 64 1. Mục đích của việc thay phân tằm 64 2. Xác định thời điểm thay phân tằm 65 3. Xác định số lần thay phân tằm 66 3.1. Căn cứ vào tuổi tằm 66 3.1.1. Tằm tuổi 1 66 3.1.2. Tằm tuổi 2 66 3.1.3. Tằm tuổi 3 67 3.2. Că n cứ vào kỹ thuật nuôi 67 4. Các phương pháp thay phân 67 4.1. Thay phân bằng lưới 67 4.2. Thay phân bằng tay 70 5. San tằm 71 5.1. Mục đích của việc san tằm 71 5.2. Mật độ tằm 71 8 5.3. San tằm trước khi cho ăn 72 5.4. San tằm khi thay phân 72 6. Loại bỏ tằm xấu, tằm bệnh 73 7. Điều chỉnh nhiệt độ, ẩm độ nhà tằm 74 8. Điều chỉnh gió và ánh sáng 75 Bài 6: XỬ LÝ GIAI ĐOẠN THỨC NGỦ CỦA TẰM 77 1. Tằm ướm ngủ 77 1.1. Cho tằm ăn dâu và thay phân 78 1.2. Điều chỉnh nhiệt độ 79 1.3. Điều chỉnh ẩm độ 80 1.4. Đi ều chỉnh ánh sáng 81 2. Tằm ngủ 82 2.1. Điều chỉnh nhiệt độ 84 2.2. Điều chỉnh ẩm độ 84 2.3. Điều chỉnh ánh sáng 85 3. Tằm dậy 86 3.1. Điều chỉnh nhiệt độ 86 3.2. Điều chỉnh ẩm độ 87 3.3. Điều chỉnh ánh sáng 87 3.4. Xử lý mình tằm 88 3.5. Cho tằm ăn 88 4. Xử lý tằm thức ngủ không đều 88 4.1. Biện pháp xử lý tằm ngủ không đều 89 4.2.Biện pháp xử lý tằm dậy muộn 89 HƯỚNG DẪN GIẢNG DẠY MÔĐUN 91 9 MÔ ĐUN: NUÔITẰMCON Mã mô đun: MĐ 04 Giời thiệu mô đunMôđun Nuôi tằmcon là môđun thuộc khối kiến thức chuyên môn nghề trong danh mục các môđun đào tạo bắt buộc của nghề Kỹ thuật trồng dâu – nuôi tằm. Nội dung môđuntrình bày các bước chuẩn bị nuôi tằm, kỹ thuật ấp trứng tằm, kỹ thuật băng tằm, kỹ thuật cho tằmcon ăn, kỹ thuật thay phân san tằm, kỹ thuật xử lý tằmcon ở giai đoạn thức ngủ. Đồng thời môđun cũng trình bày hệ thống các bài tập, bài thực hành cho từng bài dạy và bài thực hành khi kết thúc mô đun. Học xong môđun này, học viên có khả năng tính toán, chuẩn bị được lượng các vật tư, thiết bị cần thiết để nuôi dưỡng, chăm sóc tằm; thực hiện được các công vi ệc ấp trứng, băng tằm, chăm sóc tằm. 10 Bài 1: CHUẨN BỊ VẬT TƯ - TRỨNG TẰM GIỐNG Mã bài: MĐ04–1 Để đảm bảo lứa nuôitằm đạt hiệu quả kinh tế cao nhất, trước khi nuôitằm phải chuẩn bị vật tư và trứng tằm giống đầy đủ. Số lượng và chất lượng vật tư nuôitằm phụ thuộc vào quy mô sản xuất, vốn đầu tư và điều ki ện sản xuất. Mục tiêu − Chuẩn bị đúng và đủ vật tư, thiết bị, nhà phục vụ nuôi tằm; hệ thống thiết bị trước khi nuôi tằm; − Nêu được các biện pháp phòng trừ bệnh tằm; làm vệ sinh nhà nuôi, dụng cụ và môi trường trước khi nuôi tằm. − Có ý thức bảo quản vật tư và các trang thiết bị trong nhà tằm. A. Nội dung 1. Chuẩn bị nhà và vậ t tư nuôitằm 1.1. Chuẩn bị cơ sở vật chất nuôitằm 1.1.1. Nhà nuôitằm Nhà nuôitằm là môi trường sống của tằm. Nếu môi trường thuận lợi, phù hợp với sinh lý tằm thì tằm sinh trưởng, phát dục tốt, nâng cao năng suất và chất lượng kén. Nhà tằm đòi hỏi đáp ứng được những yêu cầu về kỹ thuật như sau: − Vị trí xây dựng nhà tằm: + Xât dựng nhà tằm ở nơi cao, thoáng mát, không khí lưu thông tốt. + Không xây nhà tằm gần vườn thuốc lá, khu công nghiệp, lò gạch Vì đây là những nơi bị ô nhiễm không khí, khí độc ảnh hưởng đến sức sống và sự sinh trưởng, phát dục của tằm. + Nên xây dựng nhà tằm theo hướng nam hoặc hướng đông nam. + Hướng nhà tránh xây vuông góc với những hướng gió chính trong năm nhằm tránh gió thổi trực tiếp vào nhà tằm. Đặc biệt phải lưu ý tránh hướng gió mùa đông bắc. − Yêu cầu về diện tích: + Diện tích nhà nuôitằm to hay nhỏ phụ thuộc vào quy mô sản xuất, giống, khí hậu. Ở những nơi có khí hậu nóng ẩm quanh năm, yêu cầu diện tích nhà tằm phải lớn hơn so với những nơi có điều kiện khí hậu lạnh, khô. Diện tích nhà nuôitằm tăng theo chiều tăng quy mô sản xuấ t. [...]... Chuẩn bị vật tư nuôitằm Bài thực hành 2: Vệ sinh nhà tằm bằng Clorua vôi trước khi nuôitằm Bài thực hành 3: Vệ sinh nhà tằm bằng Foormol trước khi nuôitằm C Ghi nhớ Cần chú ý nội dung trọng tâm sau: − Chuẩn bị đầy đủ vật tư nuôitằm − Kiểm tra các thiết bị hỗ trợ cho việc nuôitằm − Làm vệ sinh nhà tằm, dụng cụ và môi trường trước khi nuôitằm 24 Bài 2: ẤP TRỨNG Mã bài: MĐ04–2 Trứng tằm là một loại... dụng cụ hỗ trợ cho các khâu kỹ thuật nuôi tằm Giấy bản, giấy nến, giấy nilong: dùng để nuôitằm con, đạy lên nong tằm nhằm duy trì ẩm độ thích hợp cho tằm, giữ cho lá dâu tươi lâu Thớt và dao để thái lá dâu Đũa dùng để san tằm, gắp tằm trong quá trình băng tằm Panh để gắp tằm đôi trên né Giá cho tằm ăn và thay phân Lò than: dùng để tăng nhiệt độ nhà để né trong quá trình trở lửa Bình xịt thuốc cầm tay... thương da tằm, tằm dễ bị nấm xâm nhiễm, gây bệnh cho tằm, tằm bị bệnh và chết Nhà tằm cần có hệ thống thông gió, đảm bảo không khí trong nhà tằm luôn lưu thông được Vì trong quá trình nuôi tằm, quá trình hô hấp của tằm và sự lên men của chất thải sinh ra rất nhiều chất khí khác nhau: CO2 , H2S, NH3 Những khí độc này có nhiều trong nhà tằm sẽ ảnh hưởng đến sự sinh trưởng phát dục của tằm Nhà tằm cần... cho nhà nuôitằm − Lông gà quét tằmcon − Giấy lót nong khi băng tằm − Dao, thớt để thái dâu − Đũa gắp tằm − Đèn chiếu sáng kích thích cho trứng tằm nở − Lưới có kích thước lỗ lưới 0,2 cm x 0,5 cm hoặc 0,5 x 0,5 cm (sử dụng trong trường hợp băng tằm bằng lưới) − Giấy bản (sử dụng trong trường hợp băng tằm bằng hơi dâu) − Nong (khay) nuôitằmcon 34 − Vôi bột để sát trùng mình tằm sau khi băng tằm (a)... cửa ra vào và các lỗ thông gió 3 Làm vệ sinh nhà tằm, dụng cụ và môi trường trước khi nuôiTằm dễ bị nhiễm bệnh trong quá trình nuôi Vì vậy, để phòng trừ bệnh cho tằm, tránh lây lan bệnh từ tằmnuôi lứa trước sang lứa sau, ta cần chú ý đến việc vệ sinh sát trùng nhà tằm, dụng cụ và môi trường trước khi nuôitằm Có 2 biện pháp sát trùng nhà tằm: 21 - Sát trùng bằng biện pháp vật lý - Sát trùng bằng biện... việc ấp trứng 32 Bài 3: BĂNG TẰM Mã bài: MĐ04–3 Băng tằm gồm các giai đoạn: Loại bỏ vỏ trứng, trứng không nở, tằm yếu và cho ăn bữa đầu tiên Băng tằm đúng kỹ thuật, tằm sẽ sinh trưởng và phát dục đều, sức sống tằm khỏe, tằm cho năng suất, chất lượng tơ kén cao Mục tiêu − Trình bày được kỹ thuật băng tằm; − Thực hiện được băng tằm đúng kỹ thuật − Phân biệt được tằm khỏe, tằm yếu; − Thao tác cẩn thận,... H04-8: Nong đan bằng tre, nứa Khay nuôitằm có nhiều loại: khay lưới, khay nhựa, đan bằng tre thông thường khay hình chữ nhật có kích thước 0,8 m x 1,2 m H04-9: Khay nuôitằm làm bằng nhựa Số lượng khay nuôitằm nhiều hay ít tùy thuộc vào giống tằm và mùa vụ nuôitằm 17 H04-10: Khay nuôitằm làm bằng lưới 1.2.3 Lưới thay phân Lưới thay phân là dụng cụ dùng để tách tằm ra khỏi phân và lá dâu thừa Lưới... lượng để băng tằm Vì những tằm ăn những lá dâu này sẽ bị bệnh, ảnh hưởng đến sức khỏe tằm H04-24: Thái lá dâu để băng tằm Số lượng lá dâu cần phải đủ cho tằmcon ăn từ 5 – 6 bữa và được bảo quản trong chum vại, bịch ni lông tránh để lá dâu bị khô héo 1.2 Chuẩn bị dụng cụ để băng tằm Trước khi băng tằm, cần vệ sinh sạch sẽ nhà tằm và dụng cụ băng tằm Những dụng cụ cần chuẩn bị để băng tằm: − Ẩm nhiệt... 2.3 Hệ thống điều chỉnh nhiệt Tằm là động vật biến nhiệt, nhiệt độ cơ thể tằm thay đổi theo nhiệt độ của môi trường Nhiệt độ nhà nuôitằm tăng, tằm phát dục nhanh Nhiệt độ giảm, tằm phát dục chậm Để tạo điều kiện thuận lợi cho tằm sinh trưởng, phát dục đồng đều, cần có hệ thống điều chỉnh nhiệt độ nhà tằm phù hợp với từng giai đoạn của tằm Hệ thống điều chỉnh nhiệt độ nhà tằm bao gồm: - Hệ thống cửa... kích thích tằm nở 3 Thời gian băng tằm Rải trứng tằm đã hãm tối thành một lớp mỏng, hình tròn, cho trứng tằm tiếp xúc với ánh sáng Sau khoảng 2 – 4 giờ, trứng tằm sẽ nở Để trứng nở 1 – 2 giờ, tiến hành băng tằm Băng tằm sớm quá hay trễ quá đều ảnh hưởng không tốt đến tằm Thời gian băng tằm phụ thuộc vào nhiệt độ và ánh sáng: − Nếu thấy trứng có tỷ lệ nở cao, nhanh và tằm khỏe thì có thể băng tằm sớm hơn . trình mô đun Nuôi tằm con 5) Giáo trình mô đun Nuôi tằm lớn 6) Giáo trình mô đun Phòng trừ bệnh hại tằm 7) Giáo trình mô đun Chăm sóc tằm chín và thu hoạch kén Để hoàn thiện bộ giáo trình. lý tằm ngủ không đều 89 4.2.Biện pháp xử lý tằm dậy muộn 89 HƯỚNG DẪN GIẢNG DẠY MÔ ĐUN 91 9 MÔ ĐUN: NUÔI TẰM CON Mã mô đun: MĐ 04 Giời thiệu mô đun Mô đun Nuôi tằm con là mô đun. dâu nuôi tằm. Bộ giáo trình gồm 7 quyển: 1) Giáo trình mô đun Trồng dâu 2) Giáo trình mô đun Chăm sóc dâu - Thu hái dâu 3) Giáo trình mô đun Phòng trừ sâu bệnh hại trên cây dâu 4) Giáo trình