Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 74 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
74
Dung lượng
3,13 MB
Nội dung
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN NUÔI CUA GẠCH MÃ SỐ: MĐ 07 NGHỀ: NUÔI CUA BIỂN Trình độ: Sơ cấp nghề 1 TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN: Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm. MÃ TÀI LIỆU: MĐ 07 2 LỜI GIỚI THIỆU - Trong những năm qua, dạy nghề đã có những bước tiến vượt bậc cả về số lượng và chất lượng, nhằm thực hiện nhiệm vụ đào tạo nguồn nhân lực kỹ thuật trực tiếp đáp ứng nhu cầu xã hội. Cùng với sự phát triển của khoa học công nghệ trên thế giới, nghề nuôi trồng thuỷ sản nói chung và nghề nuôi cua biển thương phẩm ở Việt Nam nói riêng đã có những bước phát triển đáng kể. - Chương trình đào tạo nghề nuôi cua biển đã được xây dựng trên cơ sở phân tích nghề, phần nghề nuôi cua biển thương phẩm được kết cấu theo môn học và các môđun. Để tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ sở dạy nghề trong quá trình thực hiện, việc biên soạn giáo trình nghề nuôi cua biển thương phẩm theo các môđun đào tạo nghề là cấp thiết hiện nay. - Giáo trình Mô đun Nuôi cua gạch là mô đun đào tạo nghề được biên soạn theo hình thức tích hợp lý thuyết và thực hành. Giáo trình được biên soạn theo Thông tư số 31/2010/TT-BLĐTBXH ngày 08/10/2010 của Bộ trưởng Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội. - Mặc dầu có rất nhiều cố gắng, nhưng không tránh khỏi những khiếm khuyết, rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của độc giả để giáo trình được hoàn thiện hơn. Tham gia biên soạn: 1. Chủ biên: TS. Thái Thanh Bình 2. KS. Đinh Quang Thuấn 3. ThS. Trương Văn Thượng 4. TS. Bùi Quag Tề 3 MỤC LỤC ĐỀ MỤC TRANG LỜI GIỚI THIỆU 2 Bài mở đầu 5 1. Tầm quan trọng của mô đun 5 2. Nội dung chương trình 5 3. Mối quan hệ với các mô đun khác 5 4. Những yêu cầu đối với người học 6 Bài 1: Giới thiệu quá trình hình thành gạch 7 1. Phân biệt giới tính 7 2. Xác định cỡ cua thành thục 8 3. Mùa vụ sinh sản 9 4. Quá trình hình thành gạch 9 Bài 2: Chọn và chuẩn bị nơi nuôi 13 1. Lựa chọn vị trí nuôi cua gạch 13 2. Chuẩn bị ao, đăng nuôi 24 3. Chuẩn bị lồng nuôi 30 Bài 3: Chọn và thả giống 33 1. Xác định mùa vụ thả giống 33 2. Chọn cua nguyên liệu thả nuôi 33 3. Thả giống 36 Bài 4: Chăm sóc và quản lý 41 1. Cho cua ăn 41 2. Kiểm tra cua nuôi 45 3. Kiểm tra môi trường nước 47 4. Thay nước cho ao nuôi 49 Bài 5: Thu hoạch cua gạch 52 1. Chuẩn bị thu hoạch 52 2. Thu hoạch cua gạch 54 3. Đánh giá kết quả 61 HƢỚNG DẪN GIẢNG DẠY MÔ ĐUN 63 4 MÔ ĐUN NUÔI CUA GẠCH Mã mô đun: MĐ 07 Giới thiệu mô đun: Mục tiêu: Sau khi học xong mô đun này, học viên cần đạt được: - Hiểu được quá trình hình thành gạch của cua biển; - Chọn được nơi nuôi thích hợp cho cua lên gạch; - Xác định được mùa vụ nuôi và chọn giống có chất lượng tốt; - Thực hiện được thao tác chăm sóc và quản lý cua trong quá trình nuôi. - Nội dung mô đun: + Bài mở đầu + Bài 1. Giới thiệu quá trình hình thành gạch + Bài 2: Phân biệt giới tính + Bài 3: Chọn và chuẩn bị nơi nuôi + Bài 4: Chọn và thả giống + Bài 5: Thu hoạch cua gạch + Kiê ̉ m tra kết thu ́ c mô đun - Phƣơng pháp học tập: + Học lý thuyết trên lớp về nội dung các chủ đề trong mô đun + Tự nghiên cứu tài liệu ở nhà + Thực hành kỹ năng cơ bản: tất cả các bài tập thực hành của các bài được thực hiện tại ao nuôi cua của các cơ sở nuôi hoặc ao nuôi hộ gia đinh - Phƣơng pháp đánh giá: + Trong quá trình thực hiện mô đun: kiểm tra đánh giá mức độ thành thạo thao tác. + Kết thúc mô đun: kiểm tra đánh giá mức độ nắm vững kiến thức và khả năng thực hiện. - Để được cấp chứng chỉ cuối mô đun, học viên phải: + Không vắng mặt quá 20% số buổi học lý thuyết, các buổi thực hành có mặt đầy đủ. + Hoàn thành tất cả các bài kiểm tra định kỳ và bài kiểm tra kết thúc mô đun. + Điểm kiểm tra định kỳ và kết thúc mô đun ≥ 5 điểm - Nội dung đánh giá: + Nêu được kỹ thuật chọn giống, chăm sóc và quản lý trong quá trình nuôi. + Mô tả thao tác chọn và chuẩn bị nơi nuôi cua gạch. + Nêu phương pháp đánh giá hiệu quả kinh tế. 5 Bài mở đầu Mục tiêu: - Nhằm cung cấp cách nhìn khái quát về mô đun nuôi cua gạch; - Hiểu được tầm quan trọng của hình thức nuôi cua gạch hiện nay; - Hiểu được mối quan hệ giữa mô đun nuôi cua gạch với các mô đun khác trong chương trình nghề nuôi cua biển; - Biết được những yêu cầu cơ bản đối với người học trước và sau khi học xong mô đun nuôi cua gạch. Nội dung: 1. Tầm quan trọng của mô đun Nuôi cua gạch là một khâu rất quan trọng và đem lại hiệu quả kinh tế cao. Hiện nay nghề nuôi cua gạch đang rất phát triển ở các địa phương trong cả nước, đặc là vùng đồng bằng sông Cửu Long nghề nuôi cua gạch mang lại thu nhập ổn định cho người dân. Để góp phần phát triền nghề nuôi cua gạch hiện nay thì người nuôi cần phải hiểu các khâu kỹ thuật sau: Hiểu được quá trình hình thành gạch cua, cũng như mùa vụ sinh sản của cua biển để lựa chọn mùa vụ nuôi thích hợp. Chọn và chuẩn bị nơi nuôi cung cấp cho học viên những kiến thức cơ bản về phương pháp lựa chọn vị trí nuôi cua gạch và chuẩn bị điều kiện ao, lồng nuôi cua gạch. Chọn và thả giống giúp cho học viên biết cách lựa chọn con giống tốt, kích cỡ phù hợp đưa vào nuôi. Thực hiện được thao tác thả cua giống tránh hao hụt. Chăm sóc và quản lý cung cấp cho học viên phương pháp xác định lượng thức ăn cho cua, phương pháp cho cua ăn đúng kỹ thuật, thao tác kiểm tra cua và phòng bệnh cho cua nuôi. Thu hoạch cua gạch giúp cho học viên hiểu được các phương pháp thu cua hiện nay. Thực hiện được các thao tác thu hoạch cua gạch đem lại hiệu quả kinh tế cao. 2. Nội dung chương trình - Giới thiệu quá trình hình thành gạch - Chọn và chuẩn bị nơi nuôi - Chọn và thả giống - Chăm sóc và quản lý - Thu hoạch cua gạch 3. Mối quan hệ với các mô đun khác Mô đun nuôi cua gạch có liên quan chặt chẽ với các mô đun khác: 6 - Chuẩn bị nơi nuôi là mô đun cung cấp kiến thức về công tác cải tạo, chuẩn bị nước, gây màu nước tạo môi trường sạch cho cua sinh trưởng phát triển, thuận lợi cho công tác phòng bệnh cho cua. - Chọn và thả giống là mô đun cung cấp kiến thức về cách chọn con giống có chất lượng tốt, phương pháp thả giống nâng cao tỷ lệ sống cho cua. - Mô đun quản lý môi trường có mối quan hệ chặt chẽ tới công tác phòng trị bệnh cho cua. Trong quá trình nuôi phải đảm bảo môi trường ao nuôi luôn sạch hạn chế mầm bệnh phát triển, quyết định đến việc bệnh bùng phát trong ao thành dịch bệnh hay ở dạng tiềm ẩn. Sau vụ nuôi, thu hoạch được đàn cua có tỷ lệ sống cao, sức khoẻ tốt, chất lượng thịt đảm bảo yêu cầu của người tiêu dùng, đem lại lợi nhuận cao. 4. Những yêu cầu đối với người học - Học viên cần phải hiểu được một số kiến thức cơ bản về nhu cầu của người tiêu dùng hiện nay về sản phẩm cua biển. - Sau khi học xong học viên phải hiểu được các thao tác kỹ thuật nuôi cua gạch trong ao, rào đăng và trong lồng. 7 Bài 1: Giới thiệu quá trình hình thành gạch Mục tiêu: - Nêu được sự hình thành gạch của cua biển; - Hiểu được các điều kiện cần thiết để của cua lên gạch. A. Nội dung: 1. Phân biệt giới tính 1.1. Phân biệt cua đực - Cua đực và cua cái có thể phân biệt được dựa vào hình dạng của yếm cua. Ở con đực, yếm có hình chữ V, chỉ có các đốt 1, 2 và 6 là thấy rõ và cử động bình thường. Các đốt 3, 4 và 5 liên kết với nhau thành đốt liên hợp, không cử động được giữa các khớp. - Cơ quan sinh dục trong của cua đực có hai dịch hoàn trắng và dài, nối tiếp theo bằng 2 ống dẫn tinh cuộn khúc nằm giữa 2 cơ đùi, đổ ra lỗ sinh dục ở dưới chân ngực 5. Tại đây có cơ quan giao cấu ngắn Hình 1.1: Cua đực 1.2. Phân biệt cua cái - Ở con cái, yếm cua có 6 đốt phân biệt rõ ràng và các khớp cử động bình thường. Trước thời kỳ thành thục, yếm có hình hơi vuông. khi thành thục, yếm trở nên nở rộng, tròn, màu sẫm. - Cơ quan sinh dục trong của cua cái gồm có 2 noãn sào nằm lượn khúc trên gan tụy, vòng qua hai bên mang thật. Hai ống dẫn trứng to và thẳng đổ ra hai lỗ sinh dục nằm dưới đôi chân thứ 3. 8 Hình 1.2: Cua cái 2. Xác định cỡ cua thành thục - Cua biển thành thục ở độ tuổi 1-1,5 năm với chiều rộng giáp đầu ngực thấp nhất là 83-144 mm. - Cua chỉ tham gia sinh sản khi chiều rộng giáp đầu ngực đạt từ 120-180 mm. - Hơn nữa, không như cua đực, tỉ lệ thành thục của cua cái không bao giờ đạt đến 100% ở bất cứ kích cỡ nào. Bảng 1.1. Các giai đoạn thành thục của cua cái Giai đoạn thành thục Đặc điểm I Chưa thành thục, tuyến sinh dục mỏng và trong suốt, bụng có hơi dạng tam giác. Đường kính trứng 0.01-0.06 mm. Khối lượng buồng trứng*100% /khối lượng cơ thể thấp và dưới 0.5% II Tuyến sinh dục đang phát triển, noãn sào có màu trắng kem hay vàng. Chiếm 1/4 diện tích gan tụy. Đường kính trứng 0.10-0.30 mm. Khối lượng buồng trứng*100% /khối lượng cơ thể dao động 0.5-1.5% III Cua đang thành thục. Noãn sào nở rộng, chiếm khoảng 1/2-3/4 diện tích gan tụy. Noãn sào có màu cam. Đường kính trứng 0.40- 0.90 mm. Khối lượng buồng trứng*100% /khối lượng cơ thể từ 2.5-8.0% IV Túi chứa tinh lồi lên. Noãn sào màu cam hay đỏ, nở rộng chiếm hết diện tích gan tụy và cả khoang ruột. Có thể nhìn thấy màu vàng từ phía sau giữa giáp dầu ngực và yếm. Đường kính trứng 0.70-1.30 mm. Khối lượng buồng trứng*100% /khối lượng cơ thể đạt 15.8%. Cua sẵn sàng đẻ trứng. 9 3. Mùa vụ sinh sản - Sự thành thục và sinh sản của các loài cua biển xảy ra hầu như liên tục quanh năm với vài đỉnh cao theo mùa (Bảng 1.2). - Ở các quần thể vùng nhiệt đới, tỉ lệ thành thục ở con cái có quan hệ với lượng mưa theo mùa. Cua thành thục nhiều vào mùa mưa, có thể do sự gia tăng năng suất sinh học ở các thủy vực ven bờ. - Ở vùng cận nhiệt đới, tính mùa vụ trong sinh sản có liên quan mật thiết hơn đến nhiệt độ và độ dài ngày, với một đỉnh cao sinh sản nổi bật xảy ra vào mùa hè khi nhiệt độ nước tăng cao nhất. Bảng 1.2. Tính mùa vụ trong sự thành thục và sinh sản của các loài cua biển (Le Vay 2001) Vùng/ Loài/ Tác giả (năm) Mùa vụ Sri Lanka/ không rõ/ Jayamanne (1991) Đỉnh tháng 4-5 và 8-9 Ấn Độ/ không rõ/ Marichamy và ctv (1991); Kathirvel và Srinivasagam (1992b) Quanh năm, mùa sinh sản đỉnh tháng 4-6 và 9-2 Philippines/ không rõ/ Arriola (1940); Estampador (1949b) Quanh năm, đỉnh tháng 5-10 Papua New Guinea/ không rõ/ Quinn và Kojis (1987) Đỉnh tháng 4-10 Thái Lan (biểnAndaman)/ không rõ/ Poovichiranon (1992) Quanh năm, đỉnh tháng 10-12 Thái Lan (Ranong)/ không rõ/ Macintosh và ctv (1991) Đỉnh thành thục tháng 9, thời kỳ chính mang trứng và sinh sản tháng 7-12 Việt Nam/ S. paramamosain/ Le Vay và ctv (in press) Quanh năm, đỉnh thành thục con cái tháng 9-10 Nam Phi (Natal)/ S. serrata/ Roberston và Kruger (1994) Sinh sản quanh năm, đỉnh suốt các tháng mùa hè Australia (Queensland)/ S. serrata/ Héaeman và ctv. (1985) Đỉnh hoạt động bắt cặp vào mùa xuân và đầu mùa thu, chỉ sinh sản trong mùa hè (nhiệt độ nước > 22 o C) 4. Quá trình hình thành gạch - Đối với những cá thể cái khi chưa thành thục buồng trứng còn non có màu trong mờ, những noãn bào non của buồng trứng có dạng hình mắt lưới, trong tế bào chất tồn tại 1 ít noãn hoàng; - Sau đó buồng trứng bắt đầu phát triển tăng thể tích và thay đổi màu sắc khi cua đạt đến sự thành thục sinh dục, ở thời điểm này: lúc đầu buồng trứng có [...]... cua cái - Mùa vụ sinh sản của cua biển 13 Bài 2: Chọn và chuẩn bị nơi nuôi Mục tiêu: - Nêu được các thông số về điều kiện nơi nuôi và các thông số môi trường nuôi cua gạch; - Thực hiện được thao tác chọn nơi nuôi và công tác chuẩn bị nơi nuôi cua gạch A Nội dung: 1 Lựa chọn vị trí nuôi cua gạch 1.1 Lựa chọn vị trí xây dựng ao, đăng nuôi 1.1.1 Xác định diện tích nuôi - Ao nuôi hình chữ nhật, nằm xuôi... cua đưa vào nuôi, phương pháp thả cua giống A Nội dung: 1 Xác định mùa vụ thả giống Có thể nuôi quanh năm, nhưng tốt nhất là nuôi vào tháng 11 âm lịch đến tháng 3 âm lịch năm sau, phù hợp với mùa thu hoạch chính của cua gạch là từ tháng 7 đến tháng 11 * Thao tác xác định mùa vụ thả giống: Bước 1: Dựa vào thời gian lên gạch của cua cái + Cua biển thành thục quanh năm + Thời gian nuôi lên gạch: Nếu nuôi. .. các yếu tố môi trường: nhiệt độ, pH, độ mặn, oxy hòa tan, độ trong + Bài tập 2: Thao tác bón vôi cho ao nuôi cua + Bài tập 3: Thao tác làm rào lưới xung quanh bờ ao nuôi cua gạch + Bài tập 4: Thao tác làm lồng nuôi cua gạch C Ghi nhớ: - Phương pháp xác định các yếu tố môi trường - Phương pháp chuẩn bị ao nuôi 33 Bài 3: Chọn và thả giống Mục tiêu: - Nêu được các bước kỹ thuật chọn cua và thả cua giống;... Tuyến sinh dục của cua ở giai đoạn II Hình 1.6: Tuyến sinh dục của cua ở giai đoạn III Hình 1.7: Tuyến sinh dục của cua ở giai đoạn IV 12 Hình 1.8: Cua đẻ trứng Hình 1.9: Trứng dính thành chùm Hình 1.10: Trứng cua sắp nở B Câu hỏi và bài tập thực hành - Câu hỏi: + Nhận biết được cua đực và cua cái + Cỡ cua thành thục và mùa vụ thành thục của cua biển C Ghi nhớ: - Phân biệt được cua đực và cua cái - Mùa... đáy đầm nuôi 15 cm, khoảng cách giữa hai giàn liên tiếp 20 - 25 cm Các bè nuôi được cố định chắc chắn bằng cọc tre và dây neo tạo thành một hệ thống các bè nuôi B Câu hỏi và bài tập thực hành - Câu hỏi: + Nêu phương pháp đo: nhiệt độ, pH, độ măn, Oxy hòa tan, độ trong + Mô tả phương pháp bón vôi + Mô tả phương pháp làm rào lưới xung quanh bờ ao nuôi cua gạch + Mô tả phương pháp làm lồng nuôi cua gạch. .. đáy - Sau mỗi vụ nuôi cần thiết phải tiến hành cải tạo đáy ao, vét bùn đáy để tạo ra môi trường tốt và thuận lợi cho cua sinh trưởng và phát triển - Trong quá trình nuôi chúng ta sử dụng các loại thức ăn cá tạp, động vật than mềm,… lượng thức ăn có thể bị dư thừa, quá trình lột xác của cua và sản phẩm thải của cua nuôi Làm cho đáy ao chứa nhiều các vi khuẩn gây bệnh và khí độc trong ao nuôi - Do vậy,... cam, lúc này cua mẹ gặp các điều kiện thuận lợi sẽ bắt đầu đẻ trứng - Cua có thể giao phối trong môi trường nước ngọt, nhưng cua không thể đẻ trứng trong nước ngọt Cua đẻ trứng ở nồng độ muối từ 8 – 33%o Cua cái không giao phối vẫn đẻ trứng nhưng trứng không được thụ tinh - Sau khi đẻ, trứng được chuyển xuống bụng của con cái và ấp ở đó Hình 1.3: Kiểm tra gạch cua Hình 1.4: Tuyến sinh dục của cua ở giai... gạch: Nếu nuôi từ cua chắc và chớm gạch 10 - 14 ngày và nuôi từ cua ôp lên mất khoảng 20 - 25 ngày Bước 2: Dựa vào điều kiện thời tiết + Mùa mưa tại các vùng khác nhau + Nhiệt độ của mỗi miền Bước 3: Dựa vào nguồn giống + Giá cả con giống + Khả năng cung cấp con giống 2 Chọn cua nguyên liệu thả nuôi 2.1 Xác định kích cỡ cua nguyên liệu Cua giống kích cỡ từ 200 - 400g/con và chỉ chọn cua cái * Thao tác... 1: Đo chiều dài cua giống - Dùng thước đo chiều dài mai của cua biển - Đọc kết quả và ghi vào lại 34 Hình 3.1: Đo chiều dài cua giống Bước 2: Cân khối lượng cua giống - Cho cua cái lên cân đĩa, cân trọng lượng của cua - Khi cân không được buộc dây hoặc trừ đi khối lượng dây buộc - Đọc kết quả trên cân và ghi lại Hình 3.2: Cân khối lượng cua giống Bước 3: Phân nhóm kích cỡ giống - Phân cua giống làm 2... nước nuôi 2.3.1 Chuẩn bị dụng cụ Phải chuẩn bị đầy đủ các dụng cụ cần thiết để tiến hành xử lý nước ao nuôi cua gạch, các dụng cụ bao gồm: - Gang tay, khẩu trang: 30 đôi - Quần lội nước: 03 bộ - Formaline: 10 - 25 g/m3 nước - Chlorine: 20 - 30 g/m3 nước - Dây thuốc diệt cá: 1,5 - 2kg/100m3 nước 2.3.2 Diệt tạp - Diệt tạp cho ao nuôi cua gạch là điều cần thiết, nhằm diệt toàn bộ các loài cá dữ trong ao nuôi . về mô đun nuôi cua gạch; - Hiểu được tầm quan trọng của hình thức nuôi cua gạch hiện nay; - Hiểu được mối quan hệ giữa mô đun nuôi cua gạch với các mô đun khác trong chương trình nghề nuôi cua. việc biên soạn giáo trình nghề nuôi cua biển thương phẩm theo các mô un đào tạo nghề là cấp thiết hiện nay. - Giáo trình Mô đun Nuôi cua gạch là mô đun đào tạo nghề được biên soạn theo hình. ĐUN 63 4 MÔ ĐUN NUÔI CUA GẠCH Mã mô đun: MĐ 07 Giới thiệu mô đun: Mục tiêu: Sau khi học xong mô đun này, học viên cần đạt được: - Hiểu được quá trình hình thành gạch của cua biển; - Chọn