3.1. Chuẩn bị dụng cụ làm lồng
- Dụng cụ làm lồng nuôi cua gạch phải đảm bảo chịu được điều kiện nước mặn, độ bền cao, rẻ tiền, không gây độc cho cua.
- Các dụng cụ cần thiết để làm lồng nuôi: + Dao + Tre + Đước + Lồng nhựa + Dây buộc + Thước đo + Can nhựa 20 lít
3.2. Thao tác làm lồng nuôi Bước 1: Chuẩn bị lồng nhựa
+ Chọn sọt nhựa có nắp hoặc không có nắp đậy.
Hình 2.23: Sọt nhựa không có nắp đậy
Hình 2.24: Sọt nhựa có nắp đậy Bước 2: Buộc nắp lồng
+ Đối với lồng không có nắp đậy, đan phên tre làm nắp đậy. + Sau đó dùng dây buộc cố định nắp lồng lại.
+ Để lại 1 cửa để cho cua giống vào. Bước 3: Ghép giàn lồng thành bè cố định
+ Dùng hai ống nhựa hoặc hai thanh tre thẳng (gọi là khung giàn lồng nuôi cua) để cố định các lồng thành bè lồng, khung có đường kính 2 cm, có chiều
dài sao cho buộc được 9 - 10 lồng thành một bè. Mỗi cạnh bên của lồng được buộc với khung bè, khoảng cách giữa các lồng được buộc cách nhau 10 - 20 cm.
+ Giàn lồng được cố định sao cho cách đáy biển hoặc đáy đầm nuôi 15 cm, khoảng cách giữa hai giàn liên tiếp 20 - 25 cm.
Các bè nuôi được cố định chắc chắn bằng cọc tre và dây neo tạo thành một hệ thống các bè nuôi.
B. Câu hỏi và bài tập thực hành
- Câu hỏi:
+ Nêu phương pháp đo: nhiệt độ, pH, độ măn, Oxy hòa tan, độ trong. + Mô tả phương pháp bón vôi.
+ Mô tả phương pháp làm rào lưới xung quanh bờ ao nuôi cua gạch. + Mô tả phương pháp làm lồng nuôi cua gạch.
- Bài tập thực hành:
+ Bài tập 1: Thao tác đo các yếu tố môi trường: nhiệt độ, pH, độ mặn, oxy hòa tan, độ trong.
+ Bài tập 2: Thao tác bón vôi cho ao nuôi cua.
+ Bài tập 3: Thao tác làm rào lưới xung quanh bờ ao nuôi cua gạch. + Bài tập 4: Thao tác làm lồng nuôi cua gạch.
C. Ghi nhớ:
- Phương pháp xác định các yếu tố môi trường. - Phương pháp chuẩn bị ao nuôi.
Bài 3: Chọn và thả giống Mục tiêu:
- Nêu được các bước kỹ thuật chọn cua và thả cua giống; - Chọn được cua đưa vào nuôi, phương pháp thả cua giống.
A. Nội dung: