3.1. Quy luật biến động một số yếu tố môi trường chủ yếu 3.1.1. Nhiệt độ
- Nhiệt độ có ảnh hưởng lớn đến tốc độ sinh trưởng, phát triển của cua biển.
- Nhiệt độ trong ao nuôi biến đổi theo quy luật ngày đêm và theo mùa. Nhiệt độ trong ao vào buổi sáng là thấp nhất, nhiệt độ cao nhất vào khoảng 14h chiều.
- Sự thay đổi của nhiệt độ là nguyên nhân chính làm thay đổi tốc độ ăn mồi, rối loạn sự hô hấp, làm mất cân bằng pH máu, làm thay đổi chức năng điều hòa áp suất thẩm thấu,…
- Nhiệt độ thích hợp nhất cho cua gạch nuôi từ 28 - 330C. 3.1.2. Độ pH
- pH trong ao nuôi biến động theo quy luật ngày đêm và chu kỳ nuôi.
- Độ pH thích hợp cho ao nuôi tôm là 7,8 – 8,8. Ảnh hưởng mang tính chất sinh lý của pH đối với tôm nuôi là duy trì sự cân bằng pH của máu trong cơ thể.
- Khi pH giảm xuống thấp (pH < 5) sẽ làm giảm khả năng vận chuyển oxy của máu.
- Khi pH tăng cao (pH > 9) sẽ làm tăng tính độc hại của amoniac trong môi trường nước ảnh hưởng đến cua nuôi.
3.1.3. Độ mặn
- Độ mặn trong ao, rào đăng, lồng nuôi biến động theo chế độ thủy chiều và ảnh hưởng bơi lượng mưa.
- Độ mặn ảnh hưởng trực tiếp đến việc điều hòa áp suất thẩm thấu. Các thay đổi của độ mặn vượt ra ngoài giới hạn thích ứng của vật nuôi đều gây ra các phản ứng sốc của cơ thể làm giảm khả năng đề kháng bệnh của chúng.
- Độ mặn thích hợp nhất cho sự phát triển và lên gạch của cua biển là 25- 30‰.
3.1.4. Hàm lượng oxy hòa tan
Oxy trong ao tôm biến động mạnh theo thời gian trong ngày: O2 thấp nhất vào buổi sáng, cao nhất vào 4-5 giờ chiều. Sự biến động này còn thay đổi theo thời tiết và theo thời gian trong năm. Những ngày trời âm u, nhiều mây, O2
thường cao vào buổi trưa, còn những ngày nắng lại cao vào buổi chiều. 3.1.5. Độ trong
- Đây là chỉ tiêu tương đối đơn giản, thông qua chúng người nuôi có thể đánh giá được tình trạng ao nuôi mà có biện pháp xử lý thích đáng. Độ trong của nước được đo bằng đĩa Secchi, khi độ trong thấp hơn 20 cm cho thấy ao qúa đục. Nếu ao đục do tảo phát triển quá mạnh sẽ tạo nên thiếu ôxy cho ao nuôi vào buổi sáng sớm, pH ao nuôi sẽ tăng cao (pH > 9) vào buổi trưa nắng. Chu kỳ nở hoa của tảo trong ao nuôi sẽ xảy ra sau một chu kỳ từ 7 đến 10 ngày, kết quả sẽ làm cho ao trở nên bẩn do sự phân hủy chất hữu cơ của xác tảo chết, đồng thời cũng góp phần làm giảm hàm lượng oxy hòa tan trong ao nuôi.
- Độ trong của ao nuôi nên duy trì ở mức 30 - 40 cm. Ao có độ trong lớn hơn 50 cm là ao nghèo dinh dưỡng, tạo điều kiện cho ánh sáng xâm nhập sâu vào các tầng nước của ao nuôi, giúp tảo đáy phát triển tốt, khi tảo chết sẽ làm ô nhiễm nền đáy ao nuôi.
3.2. Đo các yêu tố môi trường 3.2.1. Nhiệt độ
- Đo nhiệt độ bằng nhiệt kế thủy ngân: - Đo bằng máy:
- Thao tác đo nhiệt độ môi trường (xem trong bài 2) 3.2.2. Độ pH
- Đo pH bằng bộ test phải theo hướng dẫn của từng loại test cụ thể. Đo pH bằng bộ thử nhanh sera pH test kit.
- Đo pH bằng máy:
- Thao tác đo pH môi trường (xem trong bài 2) 3.2.3. Độ mặn
- Đo độ mặn bằng tỷ trọng kế - Đo độ mặn bằng khúc xạ kế
- Thao tác đo độ mặn môi trường (xem trong bài 2) 3.2.4. Hàm lượng oxy hòa tan
- Dùng máy đo Oxy (Oxy Metter)
- Thao tác đo oxy môi trường (xem trong bài 2) 3.2.5. Độ trong
- Đo bằng đĩa Secchi - Đo bằng tay
- Thao tác đo độ trong ao nuôi (xem trong bài 2) 4. Thay nước cho ao nuôi
4.1. Xác định nguồn nước thay
- Nguồn nước sạch, giàu chất dinh dưỡng, không bị ô nhiễm do các chất thải từ các khu công nghiệp hoặc thuốc bảo vệ thực vật từ các đồng ruộng.
- Thay nước cho ao nuôi vào những ngày có nước lớn (nguồn nước sạch, giàu dinh dưỡng, hàm lượng oxy cao,…)
- Thay nước trong ao hàng ngày khi triều cường. Nếu triều thấp nước không lên được thì dùng máy bơm để bơm vào và giữ mức nước luôn ổn định.
- Nguồn nước phải đảm bảo về các yếu tố môi trường phù hợp, đặc biệt là độ mặn.
* Thao tác xác định nguồn nước thay Bước 1: Quan sát con nước
+ Hàng ngày theo dõi thời gian lên xuống của nước biển
+ Nếu một ngày có hai con nước lên thì chọn thời điểm con nước lớn nhất, phù hợp với thời gian và hình thức nuôi.
+ Sau khi cho cua ăn có thể thay nước sạch vào trong ao nuôi, cải thiện môi trường ao.
Bước 2: Xác định các yêu tố môi trường
+ Kiểm tra chất lượng nguồn nước qua một số yêu tố: pH, độ mặn + Thực hiện thao tác đo các yêu tố môi trường trên tương tự như bài 2. 4.2. Thay nước vào ao nuôi
- Thay nước cho ao, rào đăng, lồng nuôi theo thủy triều: mỗi lần thay 20 - 30% lượng nước, thường xuyên kiểm tra độ mặn.
* Thao tác thay nước cho ao nuôi: Bước 1: Tháo nước trong ao ra ngoài:
+ Xác định thời gian nước lên để tiến hành tháo nước ra trước khi nước thủy triều lên.
+ Mở cống cho nước thoát ra ngoài, tháo khoảng 20 - 30% lượng nước trong ao thì dừng lại.
+ Tùy theo chất lượng nước ao và thời điểm thay nước nhiệt độ trong ao cao hay thấp để lựa chọn lượng nước cần thay cho ao nuôi.
Bước 2: Kiểm tra độ mặn nước cấp và ao nuôi: + Đo độ mặn bằng tỷ trọng kế hoặc khúc xạ kế. + Thao tác đo tương tự bài 2.
+ Đọc kết quả và ghi chép lại. Bước 3: Thay nước:
+ Khi nước lên tiến hành mở cống cấp nước cho nước chảy vào. + Dùng lưới chắn cá tạp, chắn cua không bò ra ngoài.
+ Cấp nước vào ao nuôi bằng hoặc hơn lượng nước tháo ra tùy theo thủy triều.
B. Câu hỏi và bài tập thực hành
- Câu hỏi:
+ Mô tả phương pháp cho ăn.
- Bài tập thực hành:
+ Bài tập 1: Thao tác cho cua ăn.
+ Bài tập 2: Thao tác thay nước cho ao nuôi cua gạch.
+ Bài tập 3: Dự trù lượng thức ăn cho một ao nuôi cua gạch trong thời gian 30 ngày.
+ Bài tập 4: Tính lượng nước cần thay cho ao nuôi cua gạch.
C. Ghi nhớ:
- Phương pháp xác định lượng thức ăn và cho cua ăn.
Bài 5: Thu hoạch cua gạch Mục tiêu:
- Nêu được đánh giá thời điểm thu hoạch cua gạch;
- Mô tả thao tác thực hiện phương pháp kiểm tra cua lên gạch; - Hiểu được phương pháp đánh giá kết quả nuôi.
A. Nội dung:
1. Chuẩn bị thu hoạch
1.1. Chuẩn bị dụng cụ thu hoạch
Dụng cụ thu hoạch phải chuẩn bị đầy đủ, phù hợp với các hình thức thu không ảnh hưởng đến chất lượng cua thu hoạch.
- Chuẩn bị dụng cụ thau, chậu - Gổ nhựa: 02 cái
- Máy bơm: 01 chiếc - Thuyền: 01 chiếc - Vợt: 01 chiếc - Lưới: 01 tay - Lồng cước: 03 cái
- Quần lội nước: 01 bộ - Lưới chắn cống: 01 cái - Dây buộc - Cân bàn 5kg: 01 cái - Sổ ghi chép: 01 cuốn - Dụng cụ vận chuyển phải sạch và không bị hư hỏng.
Hình 5.2: Lưới thu tỉa cua biển
Hình 5.3: Thuyền câu cua 1.2. Phương pháp thu hoạch
1.2.1. Phương pháp thu tỉa
- Sau khoảng hai tuần nuôi tiến hành kiểm tra khi thấy cua đã đầy gạch tiến hành thu tỉa cua biển.
- Thu tỉa cua gạch bằng lồng cước, lưới, câu,… để đánh bắt những con đã lên đầy gạch.
- Dùng lồng lưới đặt xuống đáy ao để cho cua chui vào và tiến hành thu hoạch những con đã lên gạch.
- Thu tỉa cua gạch bằng lưới, lội xuống ao thả lưới xuống ao khoảng 1 - 2 giờ thì kéo lưới lên kiểm tra và thu cua.
- Thu tỉa cua bằng câu, dùng thuyền bơi ra ao và mắc mồi câu. Kiểm tra những con cua đầy gạch thì tiến hành thu hoạch.
1.2.2. Phương pháp thu toàn bộ
- Hàng ngày kiểm tra cua khi thấy có khoảng 60 - 80% cua đều đạt đầy gạch có thể thu hoạch đồng loạt. Cua đầy gạch có thể tiếp tục nuôi lại thêm một thời gian nữa.
- Rút cạn nước trong ao, cua tập trung ở mương trước cửa cống dùng vợt để xúc.
- Nếu không tháo được nước thì phải dùng máy bơm hút cạn nước trong ao.
Hình 5.4: Bơm nước ao nuôi cua gạch 2. Thu hoạch cua gạch
2.1. Thời gian thu hoạch
- Sau 10 - 14 ngày sau khi nuôi từ cua chắc và chớm gạch hay 20 - 25 ngày khi nuôi từ cua ốp, cua bắt đầu có đầy gạch và phải kiểm tra hàng ngày.
- Với thời gian nuôi 30 ngày trọng lượng có thể đạt trên 400g/con, cũng có cá thể đạt 1kg/con.
2.2. Kiểm tra cua
2.2.1. Bắt cua kiểm tra
- Sau khi nuôi khoảng 1 tuần, hàng ngày tiến hành bắt cua kiểm tra. - Kiểm tra hình thái bên ngoài của cua, yếm cua
- Kiểm tra dấu hiệu bệnh lý trên cua để có biện pháp xử lý và thu hoạch cua tránh thiệt hại.
* Thao tác kiểm tra cua: Bước 1: Bắt cua
- Hàng ngày bắt cua ở ao bằng sàng cho ăn để quan sát hoạt động, hình thái của cua.
- Đối với nuôi lồng có thể bắt cua kiểm tra hoặc nhấc lồng lên để kiểm tra hoạt động, hình thái của cua.
Bước 2: Quan sát cua
- Quan sát hình dạng bên ngoài: chân, càng, sinh vật ký sinh,… - Quan sát yếm cua: căng tròn
2.2.2. Quan sát gạch cua
- Sau khi nuôi khoảng 1 tuần, hàng ngày tiến hành bắt cua kiểm tra. - Kiểm tra cua lên gạch đầy chưa để có biện pháp thu hoạch.
* Thao tác quan sát gạch cua: Bước 1: Bắt cua
- Hàng ngày bắt cua ở ao bằng sàng cho ăn, lồng thu cua để quan sát hoạt động, hình thái của cua.
- Đối với nuôi lồng có thể bắt cua kiểm tra hoặc nhấc lồng lên để kiểm tra hoạt động, hình thái của cua.
Bước 2: Quan sát gạch cua
- Quan sát phần yếm cua nếu căng tròn, phồng tức là cua đã lên gạch.
Hình 5.6: Quan sát yếm cua
- Dùng tay hay que ấn nhẹ phần yếm từ bên ngoài nơi giáp yếm với mai cua.
Hình 5.7: Kiểm tra gạch cua
- Quan sát bên trong nếu thấy cua đã đầy gạch là có thể thu hoạch. 2.3. Thu cua
2.3.1. Thu cua bằng lồng lưới
- Phương pháp thu cua gạch bằng lồng lưới dùng để thu tỉa cua đã đầy gạch, không làm tổn thương đến cua.
- Phương pháp này thao tác đơn giản dễ làm, hiệu quả cho việc thu tỉa cua gạch.
* Thao tác thu cao bằng lồng lưới: Bước 1: Chuẩn bị lồng lưới
Hình 5.8: Lồng lưới thu tỉa cua Bước 2: Đặt lồng lưới
+ Đưa lồng lưới xuống ao nuôi cua gạch.
+ Đóng hai cọc để cố định giữ cho lồng lưới không bị đổ. + Buộc hai đầu lồng lưới vào cọc, cho lồng lưới không bị đổ. Bước 3: Thu lồng lưới
+ Đặt lồng lưới qua đêm. + Tháo dây ở hai đầu cọc ra. + Kéo lồng lưới lên.
Bước 4: Thu cua gạch
+ Dùng tay bắt cua trong lồng lưới
+ Kiểm tra cua: con nào đã lên đầy gạch thì thu hoạch, con nào chưa lên gạch thì thả xuống nuôi tiếp.
2.3.2. Thu cua bằng lưới
- Phương pháp thu cua gạch bằng lưới dùng để thu tỉa cua đã đầy gạch, tuy nhiên phương pháp thu này dễ làm cua bị tổn thương có thể bị gẫy còng, chân mất giá trị kinh tế.
- Phương pháp này thao tác đơn giản dễ làm, hiệu quả cho việc thu tỉa cua gạch.
* Thao tác thu cua bằng lưới: Bước 1: Chuẩn bị lưới thu cua
Hình 5.10: Lưới thu tỉa cua gạch Bước 2: Đặt lưới xuống ao
+ Lội xuống ao thả lưới thu cua gạch. + Dùng thuyền thả lưới xuống ao thu cua. Bước 3: Thu lưới
+ Sau khoảng 2 - 3 giờ thì tiến hành thu lưới. + Lội xuống ao hay đi thuyền để thu lưới.
+ Không nên để lưới qua đêm cua sẽ dùng càng làm rách lưới và ảnh hưởng đến cua thu hoạch.
Bước 4: Thu cua gạch
+ Dùng tay gỡ cua trong lưới ra.
+ Kiểm tra cua: con nào đã lên đầy gạch thì thu hoạch, con nào chưa lên gạch thì thả xuống nuôi tiếp.
2.3.3. Thu cua bằng vợt
- Phương pháp thu cua gạch bằng vợt dùng để thu toàn cua đã đầy gạch, không làm tổn thương đến cua.
- Phương pháp này thao tác đơn giản dễ làm, hiệu quả cho việc thu toàn bộ cua gạch.
* Thao tác thu cua bằng vợt: Bước 1: Chuẩn bị vợt thu cua
Hình 5.11: Vợt thu cua gạch Bước 2: Rút cạn nước trong ao
+ Dùng lưới chắn ở cống thoát nước.
+ Tiến hành mở nắp phai cống cho nước chảy ra ngoài. Bước 3: Thu cua
+ Khi tháo nước ra cua tập trung ở mương trước cửa cống. + Dùng vợt để xúc cua thu hoạch cho vào xô, thùng.
Hình 5.12: Thu cua gạch bằng vợt Bước 4: Kiểm tra cua thu hoạch
+ Quan sát cua con nào đầy gạch thì thu hoạch
+ Con nào lên ít gạch hoặc chưa lên gạch thì đem thả sang ao khác nuôi tiếp.
Hình 5.14: Cua gạch đã buộc 3. Đánh giá kết quả
3.1. Xác định tỷ lệ sống
Phương pháp đánh giá tỷ lệ sống trong quá trình nuôi và cuối vụ nuôi nhằm xác định lượng cua còn sống trong ao, tính lượng thức ăn phù hợp và đánh giá lợi nhuận kinh tế.
- Xác định lượng cua thả ban đầu.
- Ghi chép lại số lượng cua chết, cua thu hoạch tỉa và lượng cua thu hoạch toàn bộ vào cuối vụ nuôi.
- Tính toán tỷ lệ sống của cua trong ao từng thời điểm và cuối vụ nuôi:
Tỷ lệ sống =
3.2. Tính toán hiệu quả kinh tế
Tính toán hiệu quả kinh tế được thể hiện qua bảng: Kết quả sản xuất/01 đợt nuôi cua gạch.
STT CHỈ TIÊU THÀNH TIỀN
I TỔNG DOANH THU
- Cua gạch thu tỉa - Cua gạch thu toàn bộ
Tổng số cua thu hoạch của cả đợt
II CHI PHÍ
- Chi phí con giống - Chi phí thức ăn - Chi phí nhân công - Chi phí năng lượng - Chi phí nhiên liệu - Các chi phí khác III LỢI NHUẬN [ I – II ]
B. Câu hỏi và bài tập thực hành
- Câu hỏi:
+ Nêu phương pháp kiểm tra cua lên gạch.
+ Mô tả phương pháp thu cua gạch bằng lồng lưới. + Mô tả phương pháp thu cua gạch bằng lưới. - Bài tập thực hành:
+ Bài tập 1: Thao tác kiểm tra cua lên gạch.
+ Bài tập 2: Thực hiện thao tác thu cua gạch bằng lồng lưới. + Bài tập 3: Thực hiện thao tác thu cua gạch bằng lưới.
+ Bài tập 4: Một hộ gia đình nuôi cua gạch trong ao, có diện tích 500m2, mật độ thả cua giống 3 con/m2, cỡ giống thả 250 g/con, thời gian nuôi 25 ngày.