Chuẩn bị thu hoạch

Một phần của tài liệu giáo trình mô đun nuôi cua gạch nghề nuôi cua biển (Trang 53)

1.1. Chuẩn bị dụng cụ thu hoạch

Dụng cụ thu hoạch phải chuẩn bị đầy đủ, phù hợp với các hình thức thu không ảnh hưởng đến chất lượng cua thu hoạch.

- Chuẩn bị dụng cụ thau, chậu - Gổ nhựa: 02 cái

- Máy bơm: 01 chiếc - Thuyền: 01 chiếc - Vợt: 01 chiếc - Lưới: 01 tay - Lồng cước: 03 cái

- Quần lội nước: 01 bộ - Lưới chắn cống: 01 cái - Dây buộc - Cân bàn 5kg: 01 cái - Sổ ghi chép: 01 cuốn - Dụng cụ vận chuyển phải sạch và không bị hư hỏng.

Hình 5.2: Lưới thu tỉa cua biển

Hình 5.3: Thuyền câu cua 1.2. Phương pháp thu hoạch

1.2.1. Phương pháp thu tỉa

- Sau khoảng hai tuần nuôi tiến hành kiểm tra khi thấy cua đã đầy gạch tiến hành thu tỉa cua biển.

- Thu tỉa cua gạch bằng lồng cước, lưới, câu,… để đánh bắt những con đã lên đầy gạch.

- Dùng lồng lưới đặt xuống đáy ao để cho cua chui vào và tiến hành thu hoạch những con đã lên gạch.

- Thu tỉa cua gạch bằng lưới, lội xuống ao thả lưới xuống ao khoảng 1 - 2 giờ thì kéo lưới lên kiểm tra và thu cua.

- Thu tỉa cua bằng câu, dùng thuyền bơi ra ao và mắc mồi câu. Kiểm tra những con cua đầy gạch thì tiến hành thu hoạch.

1.2.2. Phương pháp thu toàn bộ

- Hàng ngày kiểm tra cua khi thấy có khoảng 60 - 80% cua đều đạt đầy gạch có thể thu hoạch đồng loạt. Cua đầy gạch có thể tiếp tục nuôi lại thêm một thời gian nữa.

- Rút cạn nước trong ao, cua tập trung ở mương trước cửa cống dùng vợt để xúc.

- Nếu không tháo được nước thì phải dùng máy bơm hút cạn nước trong ao.

Hình 5.4: Bơm nước ao nuôi cua gạch 2. Thu hoạch cua gạch

2.1. Thời gian thu hoạch

- Sau 10 - 14 ngày sau khi nuôi từ cua chắc và chớm gạch hay 20 - 25 ngày khi nuôi từ cua ốp, cua bắt đầu có đầy gạch và phải kiểm tra hàng ngày.

- Với thời gian nuôi 30 ngày trọng lượng có thể đạt trên 400g/con, cũng có cá thể đạt 1kg/con.

2.2. Kiểm tra cua

2.2.1. Bắt cua kiểm tra

- Sau khi nuôi khoảng 1 tuần, hàng ngày tiến hành bắt cua kiểm tra. - Kiểm tra hình thái bên ngoài của cua, yếm cua

- Kiểm tra dấu hiệu bệnh lý trên cua để có biện pháp xử lý và thu hoạch cua tránh thiệt hại.

* Thao tác kiểm tra cua: Bước 1: Bắt cua

- Hàng ngày bắt cua ở ao bằng sàng cho ăn để quan sát hoạt động, hình thái của cua.

- Đối với nuôi lồng có thể bắt cua kiểm tra hoặc nhấc lồng lên để kiểm tra hoạt động, hình thái của cua.

Bước 2: Quan sát cua

- Quan sát hình dạng bên ngoài: chân, càng, sinh vật ký sinh,… - Quan sát yếm cua: căng tròn

2.2.2. Quan sát gạch cua (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Sau khi nuôi khoảng 1 tuần, hàng ngày tiến hành bắt cua kiểm tra. - Kiểm tra cua lên gạch đầy chưa để có biện pháp thu hoạch.

* Thao tác quan sát gạch cua: Bước 1: Bắt cua

- Hàng ngày bắt cua ở ao bằng sàng cho ăn, lồng thu cua để quan sát hoạt động, hình thái của cua.

- Đối với nuôi lồng có thể bắt cua kiểm tra hoặc nhấc lồng lên để kiểm tra hoạt động, hình thái của cua.

Bước 2: Quan sát gạch cua

- Quan sát phần yếm cua nếu căng tròn, phồng tức là cua đã lên gạch.

Hình 5.6: Quan sát yếm cua

- Dùng tay hay que ấn nhẹ phần yếm từ bên ngoài nơi giáp yếm với mai cua.

Hình 5.7: Kiểm tra gạch cua

- Quan sát bên trong nếu thấy cua đã đầy gạch là có thể thu hoạch. 2.3. Thu cua

2.3.1. Thu cua bằng lồng lưới

- Phương pháp thu cua gạch bằng lồng lưới dùng để thu tỉa cua đã đầy gạch, không làm tổn thương đến cua.

- Phương pháp này thao tác đơn giản dễ làm, hiệu quả cho việc thu tỉa cua gạch.

* Thao tác thu cao bằng lồng lưới: Bước 1: Chuẩn bị lồng lưới

Hình 5.8: Lồng lưới thu tỉa cua Bước 2: Đặt lồng lưới

+ Đưa lồng lưới xuống ao nuôi cua gạch.

+ Đóng hai cọc để cố định giữ cho lồng lưới không bị đổ. + Buộc hai đầu lồng lưới vào cọc, cho lồng lưới không bị đổ. Bước 3: Thu lồng lưới

+ Đặt lồng lưới qua đêm. + Tháo dây ở hai đầu cọc ra. + Kéo lồng lưới lên.

Bước 4: Thu cua gạch

+ Dùng tay bắt cua trong lồng lưới

+ Kiểm tra cua: con nào đã lên đầy gạch thì thu hoạch, con nào chưa lên gạch thì thả xuống nuôi tiếp.

2.3.2. Thu cua bằng lưới

- Phương pháp thu cua gạch bằng lưới dùng để thu tỉa cua đã đầy gạch, tuy nhiên phương pháp thu này dễ làm cua bị tổn thương có thể bị gẫy còng, chân mất giá trị kinh tế.

- Phương pháp này thao tác đơn giản dễ làm, hiệu quả cho việc thu tỉa cua gạch.

* Thao tác thu cua bằng lưới: Bước 1: Chuẩn bị lưới thu cua

Hình 5.10: Lưới thu tỉa cua gạch Bước 2: Đặt lưới xuống ao

+ Lội xuống ao thả lưới thu cua gạch. + Dùng thuyền thả lưới xuống ao thu cua. Bước 3: Thu lưới

+ Sau khoảng 2 - 3 giờ thì tiến hành thu lưới. + Lội xuống ao hay đi thuyền để thu lưới.

+ Không nên để lưới qua đêm cua sẽ dùng càng làm rách lưới và ảnh hưởng đến cua thu hoạch.

Bước 4: Thu cua gạch (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Dùng tay gỡ cua trong lưới ra.

+ Kiểm tra cua: con nào đã lên đầy gạch thì thu hoạch, con nào chưa lên gạch thì thả xuống nuôi tiếp.

2.3.3. Thu cua bằng vợt

- Phương pháp thu cua gạch bằng vợt dùng để thu toàn cua đã đầy gạch, không làm tổn thương đến cua.

- Phương pháp này thao tác đơn giản dễ làm, hiệu quả cho việc thu toàn bộ cua gạch.

* Thao tác thu cua bằng vợt: Bước 1: Chuẩn bị vợt thu cua

Hình 5.11: Vợt thu cua gạch Bước 2: Rút cạn nước trong ao

+ Dùng lưới chắn ở cống thoát nước.

+ Tiến hành mở nắp phai cống cho nước chảy ra ngoài. Bước 3: Thu cua

+ Khi tháo nước ra cua tập trung ở mương trước cửa cống. + Dùng vợt để xúc cua thu hoạch cho vào xô, thùng.

Hình 5.12: Thu cua gạch bằng vợt Bước 4: Kiểm tra cua thu hoạch

+ Quan sát cua con nào đầy gạch thì thu hoạch

+ Con nào lên ít gạch hoặc chưa lên gạch thì đem thả sang ao khác nuôi tiếp.

Hình 5.14: Cua gạch đã buộc 3. Đánh giá kết quả

3.1. Xác định tỷ lệ sống

Phương pháp đánh giá tỷ lệ sống trong quá trình nuôi và cuối vụ nuôi nhằm xác định lượng cua còn sống trong ao, tính lượng thức ăn phù hợp và đánh giá lợi nhuận kinh tế.

- Xác định lượng cua thả ban đầu.

- Ghi chép lại số lượng cua chết, cua thu hoạch tỉa và lượng cua thu hoạch toàn bộ vào cuối vụ nuôi.

- Tính toán tỷ lệ sống của cua trong ao từng thời điểm và cuối vụ nuôi:

Tỷ lệ sống =

3.2. Tính toán hiệu quả kinh tế

Tính toán hiệu quả kinh tế được thể hiện qua bảng: Kết quả sản xuất/01 đợt nuôi cua gạch.

STT CHỈ TIÊU THÀNH TIỀN

I TỔNG DOANH THU

- Cua gạch thu tỉa - Cua gạch thu toàn bộ

Tổng số cua thu hoạch của cả đợt

II CHI PHÍ

- Chi phí con giống - Chi phí thức ăn - Chi phí nhân công - Chi phí năng lượng - Chi phí nhiên liệu - Các chi phí khác III LỢI NHUẬN [ I – II ]

B. Câu hỏi và bài tập thực hành

- Câu hỏi: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Nêu phương pháp kiểm tra cua lên gạch.

+ Mô tả phương pháp thu cua gạch bằng lồng lưới. + Mô tả phương pháp thu cua gạch bằng lưới. - Bài tập thực hành:

+ Bài tập 1: Thao tác kiểm tra cua lên gạch.

+ Bài tập 2: Thực hiện thao tác thu cua gạch bằng lồng lưới. + Bài tập 3: Thực hiện thao tác thu cua gạch bằng lưới.

+ Bài tập 4: Một hộ gia đình nuôi cua gạch trong ao, có diện tích 500m2, mật độ thả cua giống 3 con/m2, cỡ giống thả 250 g/con, thời gian nuôi 25 ngày.

Tính toán hiệu quả kinh tế của một đợt nuôi cua gạch của một hộ gia đình trên theo thời điểm hiện tại.

C. Ghi nhớ:

- Phương pháp thu hoạch cua gạch. - Cách kiểm tra cua lên gạch. - Cách tính toán hiệu quả kinh tế.

HƢỚNG DẪN GIẢNG DẠY MÔ ĐUN I. Vị trí, tính chất của mô đun :

- Vị trí: Mô đun Nuôi cua gạch là mô đun chuyên môn nghề trong chương trình đào tạo trình độ sơ cấp nghề của nghề nuôi cua biển; được giảng dạy sau mô đun nuôi cua lột, cũng có thể giảng dạy độc lập theo yêu cầu của người học.

- Tính chất: Nuôi cua gạch là mô đun chuyên môn thực hành tích hợp một phần lý thuyết để giới thiệu và trang bị cho học viên kiến thức cơ bản về xác định mùa vụ nuôi, chọn và thả giống, chăm sóc và quản lý, thu hoạch cua gạch.

II. Mục tiêu:

- Hiểu được quá trình hình thành gạch của cua biển; - Chọn được nơi nuôi thích hợp cho cua lên gạch;

- Xác định được mùa vụ nuôi và chọn giống có chất lượng tốt;

- Thực hiện được thao tác chăm sóc và quản lý cua trong quá trình nuôi.

III. Nội dung chính của mô đun:

Mã bài Tên bài

Loại bài dạy Địa điểm Thời lƣợng Tổng số thuyết Thực hành Kiểm tra Bài mở đầu Lý thuyết Lớp học 1 1 MĐ 07-01

Giới thiệu quá trình hình thành gạch Lý thuyết Lớp học 1 1 MĐ 07-02 Chọn và chuẩn bị nơi nuôi Tích hợp Ao nuôi 14 2 11 1 MĐ 07-03 Chọn và thả giống Tích hợp Ao nuôi 14 2 12 MĐ 07-04 Chăm sóc và quản lý Tích hợp Ao nuôi 30 4 25 1 MĐ 07-05 Thu hoạch cua

gạch

Tích

hợp Lớp học 8 2 6

Kiểm tra kết thúc mô đun 4 4

Tổng cộng: 72 12 54 6

IV. Hƣớng dẫn thực hiện bài tập, bài thực hành

4.1. Bài học 1: Giới thiệu quá trình hình thành gạch - Nguồn lực:

+ Lớp học: 01 phòng + Cua đực

+ Cua cái

- Cách thức thực hiện: tập trung cả lớp - Thời gian thực hiện: 1 giờ

- Tiêu chuẩn sản phẩm: Nhận biết được cua đực và cua cái. 4.2. Bài học 2: Chọn và chuẩn bị nơi nuôi (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

4.2.1. Bài tập 1: Thao tác đo các yếu tố môi trường: nhiệt độ, pH, độ mặn, oxy hòa tan, độ trong.

- Nguồn lực:

+ Cơ sở nuôi cua biển: 01 + Máy bơm nước: 01 chiếc + Máy đo pH: 03 chiếc

+ Máy đo ôxy hòa tan: 03 chiếc + Khúc xạ kế: 03 chiếc

+ Bộ kiểm tra nhanh (pH, ôxy): 03 bộ + Cốc thủy tinh: 6 chiếc

- Cách thức thực hiện: chia lớp thành 3 nhóm. - Thời gian thực hiện: 14 giờ.

- Tiêu chuẩn sản phẩm: Bản tường trình gồm: Ngày thu mẫu:

Thời gian thu mẫu: Địa điểm thu mẫu: Nhóm thu mẫu: Nhận xét:

+ Nguồn nước + Đặc điểm ao:

Chỉ tiêu Sáng Chiều Trung bình Ghi chú Nhiệt độ nước pH Độ mặn Hàm lượng oxy Độ trong

4.2.2. Bài tập 2: Thao tác bón vôi cho ao nuôi cua. - Nguồn lực:

+ Quần lội nước, áo mưa, ủng: 03 bộ + Thuyền: 01chiếc

+ Cân: 01 chiếc

+ Ao nuôi cua biển: 1ao + Vôi: 25 kg

- Cách thức thực hiện: chia lớp thành 3 nhóm. - Thời gian thực hiện: 6 giờ.

- Tiêu chuẩn sản phẩm:

+ Lượng vôi bón cải tạo. + Lượng vôi bón định kỳ. + Thao tác bón vôi.

4.2.3. Bài tập 3: Thao tác làm rào lưới xung quanh bờ ao nuôi cua gạch. - Nguồn lực:

+ Cọc tre, gỗ + Dao: 03 cái + Búa: 03 cái + Gang tay: 03 đôi + Dây nylon, dây thép + Lưới cước

+ Cuốc, xẻng: 03 cái

- Cách thức thực hiện: chia lớp thành 3 nhóm - Thời gian thực hiện: 6 giờ

- Tiêu chuẩn sản phẩm: rào lưới xung quanh bờ đạt tiêu chuẩn 4.2.4. Bài tập 4: Thao tác làm lồng nuôi cua gạch.

- Nguồn lực: + Dao: 03 cái

+ Tre + Đước + Lồng nhựa + Dây buộc + Thước đo + Can nhựa 20 lít

+ Ống nhựa, tre có đường kính 2cm

- Cách thức thực hiện: chia lớp thành 3 nhóm - Thời gian thực hiện: 8 giờ

- Tiêu chuẩn sản phẩm: Lồng nuôi chắc chắn đủ tiêu chuẩn 4.3. Bài học 3: Chọn và thả giống

4.3.1. Bài tập 1: Thao tác chọn cua giống có chấm gạch. - Nguồn lực:

+ Gang tay: 03 đôi + Cua giống

+ Xô nhựa: 03 chiếc + Cơ sở nuôi cua biển (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Cách thức thực hiện: chia lớp thành 3 nhóm - Thời gian thực hiện: 6 giờ

- Tiêu chuẩn sản phẩm: Chọn được cua giống tốt, có chấm gạch 4.3.2. Bài tập 2: Thao tác thả cua giống.

- Nguồn lực:

+ Quần lội nước: 03 bộ + Cua giống

+ Cơ sở nuôi cua biển + Xô nhựa 10 lít: 03 chiếc

- Cách thức thực hiện: chia lớp thành 3 nhóm - Thời gian thực hiện: 4 giờ

- Tiêu chuẩn sản phẩm + Thả cua đúng kỹ thuật + Tỷ lệ sống cao

4.3.3. Bài tập 3: Tính thể tích nước ngọt cần thiết để hạ độ mặn trong bể 1m3 chứa cua giống từ 30‰ xuống còn 25‰ (nước ngọt có độ mặn 0‰).

- Nguồn lực:

+ Xô nhựa 100 lít, bể composite: 100 - 500 lít + Nước biển lọc sạch

+ Nước ngọt lọc sạch + Sục khí

+ Xô nhựa 10 lít + Ca nhựa 1 lít, 2 lít + Cơ sở nuôi cua biển

- Cách thức thực hiện: chia lớp thành 3 nhóm - Thời gian thực hiện: 2 giờ

- Tiêu chuẩn sản phẩm: Tính được lượng nước cần pha 4.4. Bài học 4: Chăm sóc và quản lý

4.4.1. Bài tập 1: Thao tác cho cua ăn. - Nguồn lực:

+ Thức ăn + Cân: 01 chiếc

+ Sàng ăn (vó): 03 chiếc + Cơ sở nuôi cua biển

- Cách thức thực hiện: chia lớp thành 3 nhóm - Thời gian thực hiện: 10 giờ

- Tiêu chuẩn sản phẩm: Thao tác cho cua ăn đúng kỹ thuật 4.4.2. Bài tập 2: Thao tác thay nước cho ao nuôi cua gạch. - Nguồn lực:

+ Máy bơm 01 chiếc + Ao nuôi cua: 01 ao + Thước đo độ sâu ao + Nguồn nước thủy triều

- Cách thức thực hiện: chia lớp thành 3 nhóm - Thời gian thực hiện: 10 giờ

- Tiêu chuẩn sản phẩm: Thao tác thay nước đúng kỹ thuật

4.4.3. Bài tập 3: Dự trù lượng thức ăn cho một ao nuôi cua gạch trong thời gian 30 ngày.

+ Số lượng cua thả + Khẩu phần thức ăn + Ao nuôi cua gạch + Máy tính

- Cách thức thực hiện: chia lớp thành 3 nhóm - Thời gian thực hiện: 2 giờ

- Tiêu chuẩn sản phẩm:

+ Dự trù được lượng thức ăn cần thiết cho ao nuôi cua gạch. 4.4.4: Bài tập 4: Tính lượng nước cần thay cho ao nuôi cua gạch. - Nguồn lực:

+ Ao nuôi cua gạch + Nước thủy triều + Máy bơm

+ Thước đo + Máy tính

- Cách thức thực hiện: chia lớp thành 3 nhóm - Thời gian thực hiện: 2 giờ (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu giáo trình mô đun nuôi cua gạch nghề nuôi cua biển (Trang 53)