Kiểm tra cua nuôi

Một phần của tài liệu giáo trình mô đun nuôi cua gạch nghề nuôi cua biển (Trang 46)

2.1. Thu mẫu cua

- Sau khi nuôi khoảng 1 tuần thu mẫu cua để kiểm tra quá trình phát triển, lên gạch của cua nuôi và tiến hành kiểm tra cua hàng ngày.

* Thao tác thu mẫu cua: Bước 1: Chọn điểm thu cua

+ Xác định vị trí thu mẫu cua đại diện. + Chọn 5 điểm để thu mẫu cua kiểm tra.

Hình 4.6: Sơ đồ thu mẫu cua 1

4

2 5

Bước 2: Đặt sàng ăn (vó) thu mẫu cua

+ Đặt sàng ăn (vó) có thức ăn tại các vị trí đã xác định để thu mẫu cua. + Sau khoảng 1 giờ tiến hành nhấc sàng ăn (vó) thu mẫu cua.

Bước 3: Thu mẫu cua

+ Bắt cua trong sàng ăn (vó).

+ Bắt khoảng 30 con cua để tiến hành kiểm tra. 2.2. Xác định tỷ lệ sống của cua

Việc xác định tỷ lệ sống của cua đóng vai trò qua trọng trong việc xác định lượng thức ăn cung cấp cho cua hàng ngày.

* Thao tác xác định tỷ lệ sống của cua: Bước 1: Xác định số lượng cua chết

+ Hàng ngày quan sát hoạt động sống của cua biển. + Kiểm tra, đếm số lượng cua bị chết.

+ Ghi chép số lượng cua bị chết. Bước 2: Xác định tỷ lệ sống

+ Dựa vào số lượng cua giống thả ban đầu. + Dựa vào số lượng cua bị chết.

+ Từ đó, tính được tỷ lệ sống của cua theo công thức:

Tỷ lệ sống =

2.3. Kiểm tra ngoại hình cua

Hàng ngày kiểm tra ngoại hình của cua nhằm đánh giá chất lượng của cua, khả năng phát triên lên gạch.

* Thao tác kiểm tra ngoại hình: Bước 1: Lấy mẫu cua

+ Thu mẫu cua để kiểm tra ngoại hình + Kiểm tra 30 con cua mẫu

Bước 2: Kiểm tra cua

+ Quan sát hình thái bên ngoài, cua có bị bệnh ký sinh trùng không. + Quan sát yếm cua, kiểm tra cua đã lên gạch đầy chưa.

Bước 3: Đánh giá kết quả kiểm tra + Cua có bị bệnh không. + Cua có bị bệnh không.

Số cua ban đầu - Số cua đã bị chết

+ Các dấu hiệu bệnh lý trên cua.

+ Cua đã lên đầy gạch hay chưa lên gạch. 2.4. Theo dõi hoạt động của cua

- Việc theo dõi hoạt động của cua hàng ngày đóng vai trò quan trọng để xác định lượng thức ăn hàng ngày, có biện pháp điều chỉnh lượng thức ăn hợp lý không gây dư thừa, ô nhiễm.

- Dựa vào các hoạt động hàng ngày của cua đánh giá dấu hiệu bệnh lý xảy ra sớm trên cua. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

* Thao tác theo dõi hoạt động của cua: Bước 1: Kiểm tra cua vào buổi sáng

+ Hàng ngày vào buổi sáng sớm quan sát hoạt động của cua. + Hoạt động bắt mồi của cua.

Bước 2: Kiểm tra cua qua cho ăn

+ Cua nuôi trong ao, rào chắn: cho cua ăn trong sang ăn (vó) để kiểm tra hoạt động bắt mồi của cua.

+ Cua nuôi trong lồng: quan sát trực tiếp hoạt động bắt mồi của cua nhanh hay chậm.

+ Lượng thức ăn cung cấp đủ hay dư thừa. Bước 3: Đánh giá kết quả theo dõi cua + Hoạt động bắt mồi nhanh hay chậm.

+ Thức ăn cung cấp đủ số lượng để cua lên gạch không. 2.5. Kiểm tra bệnh cua

Hàng ngày tiến hành quan sát hoạt động bắt mồi của cua, hình that bên ngoài và các dấu hiệu trên cơ thể cua để xác định cua bệnh.

Kiểm tra bệnh cua chủ yếu dựa vào đặc điểm hình thái bên ngoài và các dâu hiệu biểu hiện tốc độ bắt mồi, hoạt động hàng ngày của cua.

Hàng ngày sau khi cho cua ăn tiến hành vệ sinh dụng cụ cho ăn (sàng ăn, vó) và vệ sinh lồng nuôi cua hạn chế mầm bệnh phát triển.

Một phần của tài liệu giáo trình mô đun nuôi cua gạch nghề nuôi cua biển (Trang 46)