Xác định mùa vụ thả giống

Một phần của tài liệu giáo trình mô đun nuôi cua gạch nghề nuôi cua biển (Trang 34)

Có thể nuôi quanh năm, nhưng tốt nhất là nuôi vào tháng 11 âm lịch đến tháng 3 âm lịch năm sau, phù hợp với mùa thu hoạch chính của cua gạch là từ tháng 7 đến tháng 11.

* Thao tác xác định mùa vụ thả giống:

Bước 1: Dựa vào thời gian lên gạch của cua cái + Cua biển thành thục quanh năm

+ Thời gian nuôi lên gạch: Nếu nuôi từ cua chắc và chớm gạch 10 - 14 ngày và nuôi từ cua ôp lên mất khoảng 20 - 25 ngày.

Bước 2: Dựa vào điều kiện thời tiết + Mùa mưa tại các vùng khác nhau + Nhiệt độ của mỗi miền

Bước 3: Dựa vào nguồn giống + Giá cả con giống

+ Khả năng cung cấp con giống 2. Chọn cua nguyên liệu thả nuôi 2.1. Xác định kích cỡ cua nguyên liệu

Cua giống kích cỡ từ 200 - 400g/con và chỉ chọn cua cái. * Thao tác thực hiện:

Bước 1: Đo chiều dài cua giống

- Dùng thước đo chiều dài mai của cua biển - Đọc kết quả và ghi vào lại

Hình 3.1: Đo chiều dài cua giống Bước 2: Cân khối lượng cua giống

- Cho cua cái lên cân đĩa, cân trọng lượng của cua.

- Khi cân không được buộc dây hoặc trừ đi khối lượng dây buộc - Đọc kết quả trên cân và ghi lại

Hình 3.2: Cân khối lượng cua giống Bước 3: Phân nhóm kích cỡ giống

- Phân cua giống làm 2 - 4 nhóm kích cỡ khác nhau, trong quá trình nuôi hạn chế gây thương tích và ăn nhau, đặc biệt là nuôi lồng.

- Cỡ giống 200 - 300g/con thuộc 1 nhóm, cỡ giống 300 - 400g/con thuộc 1 nhóm. - Hoặc phân làm 4 nhóm: + Nhóm 1: Cỡ giống 200 - 250g/con + Nhóm 2: Cỡ giống 250 - 300g/con + Nhóm 3: Cỡ giống 300 - 350g/con + Nhóm 4: Cỡ giống 350 - 400g/con 2.2. Lựa chọn cua nguyên liệu

2.2.1. Xác định hình thái bên ngoài

- Cua giống có vỏ cứng, màu xanh đậm, yếm tròn phủ giáp mặt bụng của phần đầu ngực và mép vỏ có nhiều lông tơ.

- Có thể dùng cua ốp để nuôi thành gạch nhưng thời gian kéo dài hơn. * Thao tác chọn cua giống qua hình thái bên ngoài:

Bước 1: Chọn cua chắc

- Vỏ cua cứng và có màu xanh đậm

Hình 3.3: Hình thái ngoài cua nguyên liệu

- Yếm tròn phủ giáp mặt bụng của phần đầu ngực và mép vỏ có nhiều lông tơ.

Hình 3.4: Yếm cua cái Bước 2: Chọn cua ốp nuôi thành cua thịt + Cua khỏe mạnh

+ Không bị mất các phần phụ + Không bị bệnh

+ Chọn cua cái

2.2.2. Xác định đặc điểm bên trong

- Nên chọn cua có sẵn chấm gạch, thời gian nuôi sẽ ngắn hơn so với cua thường, 10 - 15 ngày mà tỷ lệ lên gạch đến 70%. Để cua phát triển gạch đồng loạt, cần chọn cua giống đồng đều về chấm gạch.

* Thao tác chọn cua có chấm gạch:

Bước 1: Dùng tay hoặc que ấn nhẹ phần yếm xuống từ bên ngoài giữa mai cua và yếm cua (phía sau lưng cua)

Bước 2: Quan sát, nếu thấy một chấm màu vàng bằng đầu đũa là cua giống đạt yêu cầu. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

3. Thả giống

3.1. Xác định thời điểm thả giống

Thả cua vào sáng sớm hoặc chiều tối, vào những ngày nắng ráo mát trời tránh âm u hoặc mưa nhiều thì không thả cua.

3.2. Xác định mật độ thả giống

- Mật độ thả giống từ 3 - 5 con/m2 đối với nuôi trong ao, rào đăng.

- Mật độ thả giống từ 30 - 60kg/lồng đối với hình thức nuôi trong lồng (khoảng 15 - 20 con/m2

* Thao tác xác định mật độ thả giống: Bước 1: Dựa vào hình thức nuôi - Nuôi trong ao, rào đăng

- Nuôi trong lồng

Bước 2: Dựa vào kích cỡ con giống

- Cỡ lớn giống trên 200g/con thả mật độ thấp. - Cỡ giống nhỏ hơn 200 g/con thả mật độ cao hơn. 3.3. Thao tác thả cua giống

3.3.1. Kiểm tra độ mặn

- Trước khi thả giống nên kiểm tra độ mặn của ao nuôi và nơi mua cua giống.

- Để có biện pháp xử lý cua trước khi thả giống, tránh gây sốc cho cua. * Thao tác kiểm tra:

Bước 1: Kiểm tra độ mặn nơi mua giống - Dùng tỷ trọng kế hay khúc xạ kế đo độ mặn - Thao tác đo tương tự như bài 2

- Đọc kết quả và ghi vào sổ

Bước 2: Kiểm tra độ mặn ao nuôi

- Dùng tỷ trọng kế hay khúc xạ kế đo độ mặn - Thao tác đo tương tự như bài 2

- Đọc kết quả và ghi vào sổ. 3.3.2. Thuần độ mặn

- Giống từ địa phương khác mang đến cần thử nước trước khi thả, nếu nồng độ muối chênh lệch quá lớn thì cần phải điều chỉnh tăng hoặc giảm từ từ để con giống thích nghi với môi trường sống mới.

- Trước khi thả cua vào ao, rào đăng, lồng nuôi phải kiểm tra độ mặn của đầm nuôi cua giống. Nếu độ mặn của đầm nuôi cua giống xấp xỉ độ mặn vùng thu mua thì không phải thuần dưỡng cua nuôi, nếu độ mặn ở hai vùng này có sự chênh lệch trên 5‰ nhất thiết phải thuần dưỡng cua giống. Nếu tăng độ mặn thì mỗi lần chỉ tăng 1 - 3‰ và cứ sau 2 - 3 giờ lại tăng độ mặn một lần.

* Thao tác thuần độ mặn: - Chuẩn bị dụng cụ:

+ Xô nhựa 100 lít, bể composite: 100 - 500 lít + Nước biển lọc sạch

+ Nước ngọt lọc sạch + Sục khí

+ Xô nhựa 10 lít + Ca nhựa 1 lít, 2 lít

- Thao tác hạ độ mặn: (độ mặn nơi mua giống cao hơn độ mặn ao nuôi) Bước 1: Mỗi lần hạ từ 1 - 3‰, khoảng cách giữa các lần hạ là 2 - 3 giờ. Bước 2: Tính thể tích nước

+ Tính thể tích bể hình trụ tròn:

Thể tích bể = 3,14 x độ sâu nước x (bán kính hình trụ)2

+ Tính thể tích bể hình vuông, chữ nhật:

Thể tích bể = chiều dài x chiều rộng x độ sâu mực nước

Bước 3: Tính tỷ lệ nước ngọt cần cho vào bể (phương pháp đường chéo) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Tỷ lệ nước ngọt cần pha:

+ Thể tích nước ngọt cần pha vào bể: x thể tích nước trong bể

Bước 4: Đổ lượng nước ngọt đã xác định vào trong bể, sục khí đều.

- Thao tác tăng độ mặn: (độ mặn nơi mua giống thấp hơn độ mặn ao nuôi) Bước 1: Mỗi lần tăng từ 1 - 3‰, khoảng cách giữa các lần tăng là 2 - 3 giờ.

Bước 2: Tính thể tích nước + Tính thể tích bể hình trụ tròn:

Thể tích bể = 3,14 x độ sâu nước x (bán kính hình trụ)2

+ Tính thể tích bể hình vuông, chữ nhật:

Thể tích bể = chiều dài x chiều rộng x độ sâu mực nước a b c c-a b-c Trong đó: a: Độ mặn của nước ngọt b: Độ mặn bể chứa cua c: Độ mặn cần hạ b - c a + b b - c a + b

Bước 3: Tính tỷ lệ nước ngọt cần cho vào bể (phương pháp đường chéo)

+ Tỷ lệ nước mặn cần pha:

+ Thể tích nước ngọt cần pha vào bể: x thể tích nước trong bể

Bước 4: Đổ lượng nước mặn đã xác định vào trong bể, sục khí đều. 3.3.3. Thả giống

- Đối với cua nuôi trong ao, rào đăng: Trước khi thả cua tiến hành cân bằng nhiệt độ vận chuyển cua và môi trường ao nuôi khoảng 3 - 5 phút, sau đó tiến hành thả cua ra ao nuôi.

- Để tránh khả năng cua có thể gây thương tích lẩn nhau ta có thể thả ở nhiều điểm khác nhau.

- Đối với cua nuôi trong lồng: Mở từng lồng nuôi, cho cua giống vào một lồng rồi tiến hành buộc chặt hai nửa lồng lại với nhau bằng dây thép không gỉ hoặc dây nilon. Kiểm tra mối buộc để cua giống không thoát ra ngoài.

- Vì cua giống hiếu động, bản năng tự vệ cao nên các thao tác bắt cua giống thả vào lồng phải nhanh, chuẩn xác, không để cua cắp phải bất cứ vật gì để có thể làm rụng mất chân càng cua. Thời gian thả cua giống càng nhanh càng tốt, tránh cua bị mất nước.

- Thả giàn lồng xuống đầm nuôi: Trước khi thả giàn lồng cua giống xuống đầm nuôi nên phun nước của đầm vào các lồng nuôi, thời gian phun nước khoảng 3 - 5 phút để cua thích nghi với môi trường (nhiệt độ) nước của đầm.

* Thao tác thả cua giống: - Cân bằng nhiệu độ:

Bước 1: Ngâm dụng cụ vận chuyển

+ Cho dụng cụ vận chuyển xuống ao ngâm

+ Thời gian ngâm dụng cụ vận chuyển khoảng 3 - 5 phút. a b c a-c c-b Trong đó:

a: Nước biển có độ mặn cao b: Độ mặn bể chứa cua c: Độ mặn cần tăng c - b a + b c - b a + b

Bước 2: Cân bằng môi trường

+ Cho nước chảy vào từ từ trong dụng vụ vận chuyển để cua thích nghi với môi trường ao nuôi.

+ Đối với nuôi lồng, tưới nước lên các lồng nuôi cho cua thích nghi với môi trường.

- Thả cua giống vào lồng nuôi: Bước 1: Cho cua giống vào lồng

+ Bắt từng con cua cho vào các ngăn của lồng nuôi. + Các ngăn thả cua giống có kích cỡ đồng đều nhau Bước 2: Thả giàn lồng xuống ao đầm

+ Vận chuyển các lồng chứa cua xuống ao đầm

+ Đặt từ 9 - 10 lồng nuôi với nhau kết thành bè, khoảng cách giữa các lồng buộc với nhau là 10 - 20cm.

+ Giàn lồng được cố định sao cho cách đáy biển hoặc đáy đầm nuôi 15 cm, khoảng cách giữa hai giàn liên tiếp 20 - 25 cm. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Các bè nuôi được cố định chắc chắn bằng cọc tre và dây neo tạo thành một hệ thống các bè nuôi.

B. Câu hỏi và bài tập thực hành

- Câu hỏi:

+ Nêu phương pháp chọn cua giống chấm gạch. + Mô tả phương pháp thả cua giống.

- Bài tập thực hành:

+ Bài tập 1: Thao tác chọn cua giống có chấm gạch. + Bài tập 2: Thao tác thả cua giống.

+ Bài tập 3: Tính thể tích nước ngọt cần thiết để hạ độ mặn trong bể 1m3 chứa cua giống từ 30‰ xuống còn 25‰ (nước ngọt có độ mặn 0‰).

C. Ghi nhớ:

- Phương pháp chọn cua giống đưa vào nuôi thành cua gạch. - Phương pháp thuần độ mặn.

Bài 4: Chăm sóc và quản lý Mục tiêu:

- Nêu được phương pháp chăm sóc và quản lý trong quá trình nuôi cua gạch;

- Mô tả phương pháp định lượng thức ăn và cho cua ăn;

- Thao tác kiểm tra cua nuôi, môi trường nước trong khi nuôi.

A. Nội dung:

1. Cho cua ăn

1.1. Lựa chọn thức ăn

- Thức ăn cho cua gạch rất đa dạng bao gồm: cá tạp, cua, vẹm, ốc, ngao, đầu mực, tôm,…

- Các loại thức ăn lựa chon để nuôi cua gạch là các loại rẻ tiền, dễ kiếm. - Thức ăn được băm nhỏ vừa với kích cỡ của cua hoặc được xay nhỏ tạo thành viên.

Hình 4.1: Thức ăn cho cua gạch 1.2. Xác định lượng thức ăn

- Khẩu phần thức ăn của cua hàng ngày khoảng từ 5 - 10% trọng lượng cua.

- Lượng thức ăn cho cua được điều chỉnh tùy thuộc vào điều kiện thời tiết, môi trường ao nuôi, lồng nuôi.

- Nếu nuôi cua trong lồng trên kênh, rạch, biển,… nguồn nước kém chất lượng, cua hoạt động yếu thì nên giảm lượng thức ăn xuống từ 20 - 30%.

- Cua nuôi trong ao, rào đăng khi có mưa lớn thì cũng giảm lượng thức ăn xuống tránh dư thừa thức ăn gây lãng phí.

* Thao tác xác định lượng thức ăn: Bước 1: Xác định khẩu phần thức ăn

+ Khẩu phần thức ăn hàng ngày cho cua ăn khoảng 5 - 10% trọng lượng thân.

+ Để thúc đẩy cua nhanh lên gạch cho cua ăn với khẩu phần thức ăn cao. + Dựa vào loại thức ăn để xác định khẩu phần thức ăn, thức ăn có hàm lượng đạm cao thì cho ăn với khẩu phần thức ăn thấp, thức ăn có hàm lượng đạm thấp thì cho ăn với khẩu phần thức ăn cao hơn để cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho cua lên gạch.

Bước 2: Tính khối lượng cua nuôi

+ Dựa vào sổ nhật ký, xác định tổng số cua giống thả nuôi.

+ Dựa vào sổ nhật ký xác định khối lượng trung bình của cua giống. + Từ đó tính tổng khối lượng cua nuôi:

Khối lượng cua nuôi = tổng số cua nuôi (con) x khối lượng trung bình (kg/con) Bước 3: Tính lượng thức ăn cho cua (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Xác định được khẩu phần thức ăn + Xác định được khối lượng cua nuôi

Từ đó, suy ra: Lượng thức ăn = khẩu phần thức ăn (%) x khối lượng cua (kg)

1.3. Phương pháp cho ăn

- Mỗi ngày cho ăn 2 - 3 lần vào sáng sớm và chiều tối. - Thức ăn nên rãi trên sàng cho ăn và bố trí đều ao.

- Cua nuôi trong lồng thức ăn được cho trực tiếp vào các lồng nuôi.

- Không nên để cua đói vì chúng rất dễ sát hại nhau nhất là khi nuôi với mật độ cao.

- Đối với nuôi trong ao, rào đăng thì nên cho ăn lúc nước lớn để không gây đục nước, nuôi cua lồng thì cho ăn lúc nước đứng để tránh xây xát.

- Dọn sạch thức ăn thừa hàng ngày và cọ rửa lồng để tránh bị nhiễm bẩn. Nuôi cua trong ao hàng ngày thay nước như các trường hợp trên.

* Thao tác cho cua ăn Bước 1: Chuẩn bị thức ăn

+ Thức ăn là các loại cá tạp, động vật thân mềm, tôm,... phải được rửa sạch.

+ Thức ăn cá lớn được băm thành các miếng nhỏ để cua dễ bắt mồi. + Thức ăn là động vật thân mềm thì chỉ cần dập nát.

Hình 4.2: Rửa cá tạp

Bước 2: Cho cua ăn

+ Đối với cua nuôi trong ao, rào đăng: Cho thức ăn vào các sàng ăn và được bố trí đều khắp ao, cho ăn khi nước lớn.

+ Hoặc rải thức ăn xung quanh ao để cua bắt mồi.

+ Đối với cua nuôi trong lồng: Cho thức ăn trực tiếp vào các lồng nuôi, cho ăn lúc nước đứng.

Hình 4.4: Cho cua gạch ăn Bước 3: Kiểm tra thức ăn

+ Sau khi cho ăn khoảng 2 - 3 giờ thì tiến hành kiểm tra xem cua đã ăn hết thức ăn chưa.

+ Nếu cua ăn không hết thức ăn thì giảm lượng thức ăn xuống.

Hình 4.5: Vó cho cua ăn Bước 4: Vệ sinh

+ Lấy sàng ăn lên loại bỏ thức ăn thừa và tiến hành rửa vệ sinh và phơi khô.

+ Đối với lồng nuôi thì loại bỏ hết thức ăn thừa và vệ sinh lồng nuôi thông thoáng.

2. Kiểm tra cua nuôi 2.1. Thu mẫu cua 2.1. Thu mẫu cua

- Sau khi nuôi khoảng 1 tuần thu mẫu cua để kiểm tra quá trình phát triển, lên gạch của cua nuôi và tiến hành kiểm tra cua hàng ngày.

* Thao tác thu mẫu cua: Bước 1: Chọn điểm thu cua

+ Xác định vị trí thu mẫu cua đại diện. + Chọn 5 điểm để thu mẫu cua kiểm tra.

Hình 4.6: Sơ đồ thu mẫu cua 1

4

2 5

Bước 2: Đặt sàng ăn (vó) thu mẫu cua (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Đặt sàng ăn (vó) có thức ăn tại các vị trí đã xác định để thu mẫu cua. + Sau khoảng 1 giờ tiến hành nhấc sàng ăn (vó) thu mẫu cua.

Bước 3: Thu mẫu cua

+ Bắt cua trong sàng ăn (vó).

+ Bắt khoảng 30 con cua để tiến hành kiểm tra. 2.2. Xác định tỷ lệ sống của cua

Việc xác định tỷ lệ sống của cua đóng vai trò qua trọng trong việc xác định lượng thức ăn cung cấp cho cua hàng ngày.

* Thao tác xác định tỷ lệ sống của cua: Bước 1: Xác định số lượng cua chết

+ Hàng ngày quan sát hoạt động sống của cua biển. + Kiểm tra, đếm số lượng cua bị chết.

+ Ghi chép số lượng cua bị chết.

Một phần của tài liệu giáo trình mô đun nuôi cua gạch nghề nuôi cua biển (Trang 34)