1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

BƯỚC ĐẦU TÌM HIỂU QUÁ TRÌNH ĐẦU HÀNG CỦA TRIỀU ĐÌNH NHÀ NGUYỄN QUA NỘI DUNG CÁC HIỆP ƯỚC ĐÃ KÝ KẾT VỚI THỰC DÂN PHÁP TỪ 1862 - 1884 - KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

54 5,1K 4

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 54
Dung lượng 653,59 KB

Nội dung

MỤC LỤC MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1 1. Lý do chọn đề tài .......................................................................................... 1 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ........................................................................... 2 3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu ................................................................... 3 3.1. Đối tượng nghiên cứu ................................................................................ 3 3.2. Phạm vi nghiên cứu ................................................................................... 3 4. Nhiệm vụ nghiên cứu.................................................................................... 3 5. Cơ sở tư liệu và phương pháp nghiên cứu .................................................. 3 5.1. Cơ sở tư liệu ............................................................................................... 3 5.2. Phương pháp nghiên cứu .......................................................................... 4 6. Đóng góp của khóa luận ............................................................................... 4 7. Bố cục của khóa luận .................................................................................... 4 CHƯƠNG 1. BỐI CẢNH LỊCH SỬ NƯỚC TA NỬA ĐẦU THẾ KỈ XIX .. 5 1.1. Bối cảnh lịch sử thế giới ............................................................................ 5 1.2. Bối cảnh lịch sử trong nước ...................................................................... 7 1.2.1. Về chính trị .............................................................................................. 7 1.2.2. về kinh tế ................................................................................................. 9 1.2.3. tình hình xã hội và các cuộc khởi nghĩa của nhân dân ........................ 11 1.2.4. Về quân đội ............................................................................................ 12 1.2.5. Về văn hóa, giáo dục ............................................................................. 13 1.2.6. Về đối ngoại ........................................................................................... 14 CHƯƠNG 2. QUÁ TRÌNH ĐẦU HÀNG CỦA TRIỀU ĐÌNH NHÀ NGUYỄN QUA NỘI DUNG CỦA CÁC HIỆP ƯỚC ĐÃ KÍ VỚI PHÁP TỪ (1862 - 1884).................................................................................................... 16 2.1. Triều đình nhà Nguyễn đối phó với cuộc chiến tranh xâm lược của thực dân Pháp (1858 - 1862) ................................................................................... 16 2.1.1. Âm mưu xâm lược Việt Nam của thực dân Pháp ................................. 16 2.1.2. Thực dân Pháp tấn công Đà Nẵng, đánh chiếm Gia Định và phong trào đấu tranh của nhân dân ta .............................................................................. 17 2.1.3. Chủ trương của triều đình nhà Nguyễn - Điều ước Nhâm tuất (5/6/1862)19 2.2. Triều đình nhà Nguyễn đối phó với cuộc chiến tranh xâm lược Bắc Kì lần thứ nhất của thực dân Pháp (1873 - 1874) .............................................. 24 2.2.1. Thực dân Pháp đánh chiếm Bắc Kì lần thứ nhất và phong trào chống Pháp của nhân dân Bắc Kì (1873 - 1874) ....................................................... 24 2.2.2. Thái độ của nhà Nguyễn và hòa ước Giáp Tuất 1874 .......................... 27 2.3. Thực dân Pháp đánh chiếm Bắc Kì lần thứ hai và đối sách của triều đình nhà Nguyễn (1882 - 1884) ...................................................................... 32 2.3.1. Thực dân Pháp đánh chiếm Bắc Kì lần thứ hai (1882 - 1884) và phong trào kháng chiến của nhân dân ...................................................................... 32 2.3.2. Đối sách của triều đình nhà Nguyễn - Hiệp ước Harmand 1883 và Hàng ước Patenôtre 1884. Phong kiến nhà Nguyễn đầu hàng hoàn toàn thực dân Pháp ......................................................................................................... 34 CHƯƠNG 3. MỘT SỐ LÝ GIẢI VỀ SỰ ĐẦU HÀNG CỦA TRIỀU ĐÌNH NHÀ NGUYỄN QUA VIỆC KÍ KẾT CÁC HIỆP ƯỚC VỚI THỰC DÂN PHÁP TỪ 1862 - 1884 .................................................................................... 41 3.1. Thái độ của nhà Nguyễn khi kí kết các hiệp ước .................................. 41 3.2. Trách nhiệm của nhà Nguyễn trong việc để nước ta rơi vào tay thực dân Pháp ........................................................................................................ 44 KẾT LUẬN ..................................................................................................... 48 TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................. 49 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Qua gần 40 thế kỷ dựng nước và giữ nước, dân tộc Việt Nam đã hiên ngang cùng với các dân tộc khác luôn có mặt trên vũ đài chính trị. Nhưng từ thế kỷ XIX, dân tộc Việt Nam bước vào thời kỳ thử thách vô cùng to lớn, đó là sự khủng hoảng trong nước và nghiêm trọng hơn là sự xâm lược của thực dân Pháp. Trong khi toàn thể nhân dân ta kiên quyết một lòng đấu tranh chống thực dân Pháp thì do xuất phát từ chỗ bảo vệ triệt để quyền thống trị, bóc lột nhân dân của tập đoàn phong kiến, nhà Nguyễn đã chủ trương “lấy chủ đợi khách” và chiến lược “thủ để hòa” rồi theo “lương tâm và hảo ý” của kẻ xâm lược, từng bước ký kết các văn kiện đầu hàng dâng nước ta cho giặc. Các hiệp ước từ 1862 - 1884 đánh dấu quá trình đầu hàng của triều đình nhà Nguyễn từ đầu hàng từng bước đến đầu hàng toàn bộ và đã gây nên hậu quả to lớn cho vận mệnh dân tộc. Thế nhưng cho đến nay chưa có một công trình nào đề cập đến vấn đề này một cách hoàn chỉnh. Vì thế việc lựa chọn khóa luận “Bước đầu tìm hiểu qúa trình đầu hàng của triều đình nhà Nguyễn qua nội dung các hiệp ước đã ký kết với thực dân Pháp từ 1862 - 1884” để nghiên cứu có ý nghĩa về mặt khoa học và thực tiễn như sau: * Về mặt khoa học: + Góp phần làm sáng tỏ quá trình đầu hàng của triều đình nhà Nguyễn qua nội dung các hiệp ước đã ký kết với thực dân Pháp từ 1862 - 1884. + Góp phần làm rõ trách nhiệm của nhà Nguyễn trong việc để nước ta rơi vào tay thực dân Pháp. * Về mặt thực tiễn: + Bổ sung nguồn tư liệu giảng dạy lịch sử phổ thông và góp phần giúp độc giả hiểu thêm về một giai đoạn thăng trầm trong lịch sử dân tộc. + Góp phần giáo dục truyền thống yêu nước, tinh thần tự tôn dân tộc cho thế hệ trẻ ngày nay. + Khóa luận này còn làm tài liệu tham khảo trong quá trình học tập và giảng dạy lịch sử Việt Nam giai đoạn nửa cuối thế kỷ XIX. 2 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Hiện nay việc nghiên cứu về triều Nguyễn nói chung, về quá trình đầu hàng của triều đình nhà Nguyễn nói riêng đang được sự quan tâm của nhiều nhà khoa học. Mỗi tác giả, tác phẩm nghiên cứu đều đứng ở góc độ khác nhau thậm chí có nhiều ý kiến trái ngược nhau. Trong quá trình nghiên cứu, tôi đã tham khảo và kế thừa một số tác phẩm tiêu biểu sau: Tác phẩm “Lịch sử Việt Nam tập II” của ủy ban khoa hoc xã hội Việt Nam đã phân tích khá đầy đủ tình hình Việt Nam trước khi bị thực dân Pháp xâm lược, quá trình xâm lược của thực dân Pháp và đồng thời thấy được quá trình đầu hàng của triều Nguyễn từ 1862 - 1884. Tác phẩm có nói “Nhà Nguyễn, triều đại cuối cùng của chế độ phong kiến chuyên chế, không còn khả năng mở mang kinh tế và phát huy tiềm lực nhân dân trong xây dựng đất nước”. Mặc dù các vua đầu triều Nguyễn cũng có ý thức và khả năng phát triển kinh tế tuy nhiên trước nạn ngoại xâm các vua lần lượt đầu hàng và ký kết các văn kiện bán nước ta cho thực dân Pháp. Điều đó khẳng định trách nhiệm to lớn của nhà Nguyễn trong việc để nước ta rơi vào tay thực dân Pháp. Các tác giả “Đại cương lịch sử Việt Nam” (Toàn tập) đã trình bày và phân tích rất chi tiết, đầy đủ tình hình “Việt Nam ở nửa đầu thế kỉ XIX thời Nguyễn” trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa giáo dục và đi đến những kết luân rằng các vua triều Nguyễn cũng có những biện pháp tích cực để phát triển đất nước. Song do chính sách bảo thủ, phản động nên “nhanh chóng cấu kết với bọn cướp nước để làm tay sai cho chúng, đàn áp, bóc lột nhân dân cả nước”. Trên cơ sở ấy, các tác giả đã phán xét công bằng: “Đó là tội lớn của phong kiến nhà Nguyễn trước dân tộc, trước lịch sử”. Tác phẩm “Lịch sử 80 năm chống Pháp” của tác giả Trần Huy Liệu cũng đã nói rất chi tiết, cụ thể về “Qúa trình xâm lược của thực dân Pháp và chính sách hàng phục của vua quan Nam triều”. Tác phẩm “Lịch sử nhà Nguyễn một cách tiếp cận mới”, nhiều tác giả, nhà xuất bản Đại học sư phạm năm 2005 cũng đề cập đến cái nhìn và đánh giá vai trò của triều Nguyễn. Công và tội của triều Nguyễn trong lịch sử dân tộc. Ngoài ra còn rất nhiều những tác phẩm khác có liên quan đến nội dung của khóa luận

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY BẮC

ĐINH THỊ LỢI

BƯỚC ĐẦU TÌM HIỂU QUÁ TRÌNH ĐẦU HÀNG CỦA TRIỀU ĐÌNH NHÀ NGUYỄN QUA NỘI DUNG CÁC HIỆP ƯỚC ĐÃ KÝ KẾT VỚI THỰC DÂN PHÁP

TỪ 1862 - 1884

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Sơn La, năm 2013

Trang 2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY BẮC

ĐINH THỊ LỢI

BƯỚC ĐẦU TÌM HIỂU QUÁ TRÌNH ĐẦU HÀNG CỦA TRIỀU ĐÌNH NHÀ NGUYỄN QUA NỘI DUNG CÁC HIỆP ƯỚC ĐÃ KÝ KẾT VỚI THỰC DÂN PHÁP

TỪ 1862 - 1884

CHUYÊN NGÀNH: LỊCH SỬ VIỆT NAM

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Người hướng dẫn: Ths Hoàng Xuân Thành

Sơn La, năm 2013

Trang 3

Mặc dù em đã rất cố gắng xong khóa luận không thể tránh khỏi những thiếu sót, em rất mong nhận được sự giúp đỡ, đóng góp ý kiến của các thầy, cô và các bạn để khóa luận này được hoàn chỉnh hơn nữa

Em xin chân thành cảm ơn!

Sơn La, tháng 05 năm 2013

Người thực hiện Đinh Thị Lợi

Trang 4

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

1 Lý do chọn đề tài 1

2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề 2

3 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 3

3.1 Đối tượng nghiên cứu 3

3.2 Phạm vi nghiên cứu 3

4 Nhiệm vụ nghiên cứu 3

5 Cơ sở tư liệu và phương pháp nghiên cứu 3

5.1 Cơ sở tư liệu 3

5.2 Phương pháp nghiên cứu 4

6 Đóng góp của khóa luận 4

7 Bố cục của khóa luận 4

CHƯƠNG 1 BỐI CẢNH LỊCH SỬ NƯỚC TA NỬA ĐẦU THẾ KỈ XIX 5

1.1 Bối cảnh lịch sử thế giới 5

1.2 Bối cảnh lịch sử trong nước 7

1.2.1 Về chính trị 7

1.2.2 về kinh tế 9

1.2.3 tình hình xã hội và các cuộc khởi nghĩa của nhân dân 11

1.2.4 Về quân đội 12

1.2.5 Về văn hóa, giáo dục 13

1.2.6 Về đối ngoại 14

CHƯƠNG 2 QUÁ TRÌNH ĐẦU HÀNG CỦA TRIỀU ĐÌNH NHÀ NGUYỄN QUA NỘI DUNG CỦA CÁC HIỆP ƯỚC ĐÃ KÍ VỚI PHÁP TỪ (1862 - 1884) 16

2.1 Triều đình nhà Nguyễn đối phó với cuộc chiến tranh xâm lược của thực dân Pháp (1858 - 1862) 16

2.1.1 Âm mưu xâm lược Việt Nam của thực dân Pháp 16

Trang 5

2.1.2 Thực dân Pháp tấn công Đà Nẵng, đánh chiếm Gia Định và phong trào đấu tranh của nhân dân ta 17 2.1.3 Chủ trương của triều đình nhà Nguyễn - Điều ước Nhâm tuất (5/6/1862)19

2.2 Triều đình nhà Nguyễn đối phó với cuộc chiến tranh xâm lược Bắc Kì lần thứ nhất của thực dân Pháp (1873 - 1874) 24

2.2.1 Thực dân Pháp đánh chiếm Bắc Kì lần thứ nhất và phong trào chống Pháp của nhân dân Bắc Kì (1873 - 1874) 24 2.2.2 Thái độ của nhà Nguyễn và hòa ước Giáp Tuất 1874 27

2.3 Thực dân Pháp đánh chiếm Bắc Kì lần thứ hai và đối sách của triều đình nhà Nguyễn (1882 - 1884) 32

2.3.1 Thực dân Pháp đánh chiếm Bắc Kì lần thứ hai (1882 - 1884) và phong trào kháng chiến của nhân dân 32 2.3.2 Đối sách của triều đình nhà Nguyễn - Hiệp ước Harmand 1883 và Hàng ước Patenôtre 1884 Phong kiến nhà Nguyễn đầu hàng hoàn toàn thực dân Pháp 34

CHƯƠNG 3 MỘT SỐ LÝ GIẢI VỀ SỰ ĐẦU HÀNG CỦA TRIỀU ĐÌNH NHÀ NGUYỄN QUA VIỆC KÍ KẾT CÁC HIỆP ƯỚC VỚI THỰC DÂN PHÁP TỪ 1862 - 1884 41 3.1 Thái độ của nhà Nguyễn khi kí kết các hiệp ước 41 3.2 Trách nhiệm của nhà Nguyễn trong việc để nước ta rơi vào tay thực dân Pháp 44 KẾT LUẬN 48 TÀI LIỆU THAM KHẢO 49

Trang 6

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Qua gần 40 thế kỷ dựng nước và giữ nước, dân tộc Việt Nam đã hiên ngang cùng với các dân tộc khác luôn có mặt trên vũ đài chính trị Nhưng từ thế kỷ XIX, dân tộc Việt Nam bước vào thời kỳ thử thách vô cùng to lớn, đó

là sự khủng hoảng trong nước và nghiêm trọng hơn là sự xâm lược của thực dân Pháp

Trong khi toàn thể nhân dân ta kiên quyết một lòng đấu tranh chống thực dân Pháp thì do xuất phát từ chỗ bảo vệ triệt để quyền thống trị, bóc lột nhân dân

của tập đoàn phong kiến, nhà Nguyễn đã chủ trương “lấy chủ đợi khách” và chiến lược “thủ để hòa” rồi theo “lương tâm và hảo ý” của kẻ xâm lược, từng

bước ký kết các văn kiện đầu hàng dâng nước ta cho giặc Các hiệp ước từ 1862

- 1884 đánh dấu quá trình đầu hàng của triều đình nhà Nguyễn từ đầu hàng từng bước đến đầu hàng toàn bộ và đã gây nên hậu quả to lớn cho vận mệnh dân tộc Thế nhưng cho đến nay chưa có một công trình nào đề cập đến vấn đề này

một cách hoàn chỉnh Vì thế việc lựa chọn khóa luận “Bước đầu tìm hiểu qúa

trình đầu hàng của triều đình nhà Nguyễn qua nội dung các hiệp ước đã ký kết với thực dân Pháp từ 1862 - 1884” để nghiên cứu có ý nghĩa về mặt khoa học

và thực tiễn như sau:

Trang 7

2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề

Hiện nay việc nghiên cứu về triều Nguyễn nói chung, về quá trình đầu hàng của triều đình nhà Nguyễn nói riêng đang được sự quan tâm của nhiều nhà khoa học Mỗi tác giả, tác phẩm nghiên cứu đều đứng ở góc độ khác nhau thậm chí có nhiều ý kiến trái ngược nhau

Trong quá trình nghiên cứu, tôi đã tham khảo và kế thừa một số tác phẩm tiêu biểu sau:

Tác phẩm “Lịch sử Việt Nam tập II” của ủy ban khoa hoc xã hội Việt Nam

đã phân tích khá đầy đủ tình hình Việt Nam trước khi bị thực dân Pháp xâm lược, quá trình xâm lược của thực dân Pháp và đồng thời thấy được quá trình đầu hàng của triều Nguyễn từ 1862 - 1884 Tác phẩm có nói “Nhà Nguyễn, triều đại cuối cùng của chế độ phong kiến chuyên chế, không còn khả năng mở mang kinh tế và phát huy tiềm lực nhân dân trong xây dựng đất nước” Mặc dù các vua đầu triều Nguyễn cũng có ý thức và khả năng phát triển kinh tế tuy nhiên trước nạn ngoại xâm các vua lần lượt đầu hàng và ký kết các văn kiện bán nước

ta cho thực dân Pháp Điều đó khẳng định trách nhiệm to lớn của nhà Nguyễn trong việc để nước ta rơi vào tay thực dân Pháp

Các tác giả “Đại cương lịch sử Việt Nam” (Toàn tập) đã trình bày và phân

tích rất chi tiết, đầy đủ tình hình “Việt Nam ở nửa đầu thế kỉ XIX thời Nguyễn” trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa giáo dục và đi đến những kết luân rằng các vua triều Nguyễn cũng có những biện pháp tích cực để phát triển đất nước Song do chính sách bảo thủ, phản động nên “nhanh chóng cấu kết với bọn cướp nước để làm tay sai cho chúng, đàn áp, bóc lột nhân dân cả nước” Trên cơ sở ấy, các tác giả đã phán xét công bằng: “Đó là tội lớn của phong kiến nhà Nguyễn trước dân tộc, trước lịch sử”

Tác phẩm “Lịch sử 80 năm chống Pháp” của tác giả Trần Huy Liệu cũng

đã nói rất chi tiết, cụ thể về “Qúa trình xâm lược của thực dân Pháp và chính sách hàng phục của vua quan Nam triều”

Tác phẩm “Lịch sử nhà Nguyễn một cách tiếp cận mới”, nhiều tác giả, nhà

xuất bản Đại học sư phạm năm 2005 cũng đề cập đến cái nhìn và đánh giá vai trò của triều Nguyễn Công và tội của triều Nguyễn trong lịch sử dân tộc

Ngoài ra còn rất nhiều những tác phẩm khác có liên quan đến nội dung của

khóa luận như cuốn “Những vấn đề lịch sử về triều đại cuối cùng ở Việt Nam”, cuốn “Lịch sử Việt Nam từ 1858 đến nay” cùng một số tạp chí, sách báo Đó là

Trang 8

những nguồn tư liệu cần thiết giúp tôi có cái nhìn tổng thể, sâu sắc về vấn đề khóa luận đặt ra

Khóa luận của tôi một mặt là sự kế thừa thành tựu của những học giả đi trước, mặt khác là sự cố gắng giải quyết những gì còn bỏ ngỏ khi nói về quá trình đầu hàng của triều đình nhà Nguyễn qua các hiệp ước từ 1862 - 1884

3 Đối tượng, phạm vi, mục đích nghiên cứu

3.1 Đối tượng nghiên cứu

Khóa luận tập trung đi sâu nghiên cứu về quá trình đầu hàng của triều đình nhà Nguyễn qua nội dung các hiệp ước đã ký kết với thực dân Pháp từ 1862 -

1884

3.2 Phạm vi nghiên cứu

- Về mặt thời gian: Khóa luận tập trung nghiên cứu vào khoảng thời gian từ

1858 cho đến cuối thế kỉ XIX trong đó chủ yếu là từ 1862 - 1884, thời gian gắn liền với sự xâm lược của thực dân Pháp và quá trình đầu hàng của triều Nguyễn

- Về không gian: Khóa luận nghiên cứu trên một địa bàn khá rộng gồm: Qúa trình đầu hàng của triều đình nhà Nguyễn trước sự xâm lược của thực dân Pháp nhưng tập trung vào các hiệp ước mà nhà Nguyễn ký với Pháp

3.3 Mục đích nghiên cứu

Nghiên cứu quá trình đầu hàng của triều đình nhà Nguyễn qua nội dung các hiệp ước đã ký kết với thực dân Pháp từ 1862 - 1884 nhằm giúp chúng ta hiểu rõ hơn về thái độ, bản chất của triều đình phong kiến Nguyễn trong đối nội, đối ngoại và thấy được một giai đoạn thăng trầm trong lịch sử dân tộc ta

4 Nhiệm vụ nghiên cứu

Tái dựng lại bức tranh về chế độ phong kiến Việt Nam dưới triều Nguyễn, nạn ngoại xâm của thực dân Pháp và quá trình đầu hàng của triều Nguyễn từ

1862 - 1884 cùng với những hậu quả của nó

5 Cơ sở tư liệu và phương pháp nghiên cứu

5.1 Cơ sở tư liệu

Để phục vụ cho việc nghiên cứu khóa luận này tôi đã sử dụng những nguồn

tư liệu sau:

Các sách giáo trình thông sử, sách tham khảo, sách chuyên đề lịch sử Việt Nam

Trang 9

Tạp chí nghiên cứu lịch sử và các tài liệu tham khảo khác

5.2 Phương pháp nghiên cứu

- Khóa luận sử dụng hai phương pháp nghiên cứu chuyên nghành là phương

pháp lịch sử và phương pháp logic Ngoài ra, trong quá trình nghiên cứu còn sử dụng các phương pháp khác như: phân tích, tổng hợp, sưu tầm và xử lý tư liệu

- Cơ sở của phương pháp luận trong quá trình nghiên cứu là: Dựa trên những quan điểm của chủ nghĩa Mác - LêNin, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng và nhà nước về vấn đề chính trị - xã hội

6 Đóng góp của khóa luận

- Khóa luận góp phần khôi phục lại một cách hoàn chỉnh, hệ thống và chính xác về tình hình nước ta giữa và cuối thế kỷ XIX Đặc biệt khóa luận tái hiện lại một cách đầy đủ về quá trình đầu hàng của triều Nguyễn qua các hiệp ước từ

1862 - 1884 theo trình tự thời gian cụ thể

- Khóa luận nghiên cứu thành công sẽ giúp cho việc học tập, nghiên cứu về triều Nguyễn, về sự xâm lược của thực dân Pháp và đặc biệt là quá trình đầu hàng của triều Nguyễn qua việc ký kết các văn kiện từ 1862 - 1884 sẽ có tính thống nhất, chiều sâu và đầy đủ hơn

7 Bố cục của khóa luận

Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục, thư mục tài liệu tham khảo, nội dung

cơ bản của khóa luận gồm có 3 chương:

Chương 1 Bối cảnh lịch sử nước ta nửa đầu thế kỷ XIX

Chương 2 Qúa trình đầu hàng của triều đình nhà Nguyễn qua nội dung các hiệp ước đã ký kết với thực dân Pháp từ 1862 - 1884

Chương 3 Một số lí giải về sự đầu hàng của triều đình nhà Nguyễn qua việc kí kết các hiệp ước với thực dân Pháp từ 1862 - 1884

Trang 10

CHƯƠNG 1 BỐI CẢNH LỊCH SỬ NƯỚC TA

NỬA ĐẦU THẾ KỈ XIX

1.1 Bối cảnh lịch sử thế giới

Sau các cuộc cách mạng tư sản vào buổi đầu thời kỳ cận đại, các nước Âu,

Mỹ phát triển mạnh trên con đường tư bản chủ nghĩa Từ giữa thế kỷ XIX, chủ nghĩa tư bản trở thành hệ thống thế giới Ba thập niên cuối của thế kỷ XIX các nước tư bản chủ nghĩa lần lượt chuyển từ chủ nghĩa tư bản tự do cạnh tranh sang chủ nghĩa tư bản độc quyền (chủ nghĩa đế quốc) nổi bật nhất là các nước Anh, Pháp, Đức, Mỹ… Sự phát triển đó đòi hỏi các nước tư bản phải đẩy mạnh việc xâm lược thuộc địa để tìm kiếm, mở rộng thị trường, tận dụng nguồn nhân công

rẻ mạt, vơ vét nguồn nguyên, nhiên liệu phục vụ cho chính quốc cũng chính vì thế mà sự cạnh tranh giữa các nước tư bản diễn ra quyết liệt Trên đà phát triển

đó các nước phương Tây ráo riết tìm kiếm xâm lược thuộc địa mà mục tiêu hàng đầu là các nước Á, Phi, Mỹ Latinh

Châu Á nói chung và khu vực Đông Nam Á nói riêng là những nước có lãnh thổ rộng lớn, dân số đông, nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú Trong khi đó đến thế kỷ XIX, các nước này vẫn chìm trong chế độ phong kiến bảo thủ lạc hậu và ngày càng lâm vào tình trạng khủng hoảng cả về kinh tế, chính trị, xã hội Trong tình hình như vậy, các nước phương Tây, trước hết là các thương nhân qua con đường buôn bán đã lần lượt sang các nước khu vực Đông Nam Á Từ các hoạt động buôn bán và truyền giáo, bọn thực dân phương Tây chuyển sang chính sách xâm lược, biến các nước Đông Nam Á nói riêng và các nước châu Á, châu Phi, khu vực Mỹ Latinh nói chung thành thuộc địa Làn sóng này vốn đã trỗi dậy

từ cuối thế kỷ XIV Ở Trung Quốc chiến tranh thuốc phiện (1839 - 1842) với nước Anh đã mở màn cho hàng loạt các nước đế quốc khác như Anh, Pháp, Hà Lan… theo chân vào xâm lược Trung Quốc

Trên thực tế, ở những thập niên đầu thế kỷ XIX, ý đồ can thiệp, xâm lược của các nước tư bản thực dân phương Tây đã trở thành nguy cơ chung của hàng loạt các nước phương Đông nói chung và các nước khu vực Đông Nam Á nói riêng…

Đối với Xiêm sớm trở thành đối tượng xâm lược của Anh Đến năm 1827, Anh buộc Xiêm ký một hiệp ước buộc Xiêm phải cho người Anh đến buôn bán

tự do ở một số bang, 80 năm sau Anh đã chiếm được các bang còn lại của Xiêm

và sáp nhập vào Mã Lai

Trang 11

Đối với Mã Lai, từ đầu thế kỷ XIX, công ty Đông – Ấn của Anh đã chiếm những cứ điểm quan trọng trên bán đảo này nhằm giành ưu thế thương mại và quân

sự ở Viễn Đông Năm 1819, công ty này chiếm đóng Singapore có vị trí quan trọng trên con đường hàng hải từ Ấn Độ Dương sang Thái Bình Dương

Đối với Singapore Năm 1826, thực dân Anh gộp Singapore, Pesnang, Welleslly thành một khối gọi là “đất thực dân eo biển” dưới quyền cai trị của công ty Đông - Ấn đặt tại Kua-la-lăm-pua

Thế kỷ XIV - XV một phần quần đảo Philippin lệ thuộc vào triều đình Indonexia Năm 1521, nhà hàng hải Bồ Đào Nha là Magienlan trong chuyến đi vòng quanh thế giới đã đến đây và bị giết chết Đến thế kỷ XVI Tây Ban Nha đã chiếm được Philippin làm thuộc địa và xây dựng thành phố Manila tại đây

Indonexia là nước đầu tiên ở Châu Á bị xâm chiếm Bồ Đào Nha đã chiếm

eo Malacca năm 1511 Năm 1595, Hà Lan lập thương điếm đầu tiên và cạnh tranh với người Bồ Đào Nha ở Indonexia Đến giữa thế kỷ XVI, tuy mới làm chủ một vùng đất không lớn lắm nhưng Hà Lan thực sự đã có ảnh hưởng mạnh

mẽ ở nước này đến khi Bồ Đào Nha phải rút bỏ

Miến Điện đến đầu thế kỷ XIX vẫn là một nước quân chủ mạnh trong khu vực Đông Nam Á Nhưng từ cuối thế kỷ XVIII, sau khi nắm được công ty Đông

- Ấn của Anh bành trướng sang vùng Bengale tiếp giáp Miến Điện Đặt xong một số thương điếm ở gần thủ đô Rangoun (Miến Điện) năm 1972 thực dân Anh yêu cầu triều đình Miến Điện chấp nhận công ty Đông - Ấn hưởng đặc quyền buôn bán và đặt cơ quan thường trú Bị vua Miến Điện khước từ, thực dân Anh thực hiện yêu sách trên bằng vũ lực vào đầu thế kỷ XIX

Bước sang thế kỷ XIX kẻ thù nguy hiểm nhất của Campuchia là triều đình Xiêm Thực hiện ý đồ bành trướng và nô dịch Campuchia, vua Xiêm đã gây ra nhiều cuộc đảo chính ở Campuchia tiến hành kiểm soát nội trị, ngoại giao, tiếp tục khống chế Campuchia cho đến khi thực dân Pháp bắt đầu kế hoạch xâm lược nước này vào giữa thế kỷ XIX

Trong vài thập niên đầu của thế kỷ XIX, Lào cũng bị áp bức nặng nề của triều đình Xiêm Toàn bộ nước Lào coi như chịu sự khống chế của Xiêm trước khi bị cắt phần đất phía đông cho thực dân Pháp

Đối với Việt Nam, trong hoàn cảnh như vậy, một đất nước giàu tài nguyên, đông dân cư cũng sớm bị các nước tư bản nhòm ngó và xâm chiếm Thế kỷ XIX triều đình phong kiến nhà Nguyễn vừa phải đối phó với tình trạng khủng hoảng trong nước vừa phải đối phó với nguy cơ xâm lược từ các nước phương Tây, chủ

Trang 12

yếu là thực dân Pháp Ngay từ năm 1645 sau 21 năm làm công việc truyền giáo

ở Việt Nam, khi về Pháp Alexande Rhodes đã đưa ra lời nhận xét có ý cổ vũ cho một cuộc xâm chiếm thuộc địa tại đây: “Đây là một vị trí cần phải chiếm lấy, chiếm được vị trí này thì thương nhân Châu Âu sẽ tìm được một nguồn lợi nhuận và tài nguyên dồi dào”…

Như vậy, chúng ta có thể thấy rằng cùng với sự phát triển của chủ nghĩa tư bản thế kỉ XIX, Việt Nam cũng giống các quốc gia khác trên thế giới đều nằm trong con mắt thèm thuồng và trở thành đối tượng xâm lược của bọn tư bản thực dân phương Tây mà ở Việt Nam chính là thực dân Pháp

1.2 Bối cảnh lịch sử trong nước

Thực dân Pháp nổ súng xâm lược nước ta đúng vào lúc chế độ phong kiến Việt Nam đang đi sâu vào con đường khủng hoảng từ cuối thế kỷ XVIII Lúc này, những mầm mống đầu tiên của chủ nghĩa tư bản trong nước đã xuất hiện và ngày càng mâu thuẫn với quan hệ kinh tế phong kiến lạc hậu, lỗi thời

Ngày 31 tháng 8 năm 1802 triều Nguyễn được thành lập đứng đầu là Nguyễn Ánh Sau khi lên ngôi, Nguyễn Ánh lấy hiệu là Gia Long và trở thành vị vua đầu tiên của triều Nguyễn làm chủ toàn bộ Đàng Trong, Đàng Ngoài Vào giai đoạn đầu của nhà Nguyễn, nước ta vẫn là nước có chủ quyền và đã đạt được những tiến bộ nhất định về kinh tế, chính trị, văn hóa… Tuy vậy, về cơ bản dưới triều Nguyễn nước ta vẫn không phát triển lên theo xu thế chung của thế giới mà ngày càng có những biểu hiện suy yếu và khủng hoảng thể hiện ở nhiều mặt

1.2.1 Về chính trị

Về thể chế chính trị, bộ máy thống trị của triều Nguyễn ngay từ khi thành lập đã là bộ máy chính trị mang nặng tính chất quan liêu, độc đoán chuyên quyền và phản động Mọi quyền hành đều tập trung trong tay người đứng đầu nhà nước đó là ông vua chuyên chế Vua được mệnh danh là “Thiên tử” (con trời) “thay trời” trị dân; quyền hành của nhà vua được coi là thiêng liêng, vô hạn, nắm tất cả mọi quyền hành, cả quyền hành pháp và lập pháp; quyết định cả chiến tranh và hòa bình Trong thực tế nhà vua cũng là đại địa chủ lớn nhất trong nước có toàn quyền đối với đất đai và thần dân trong nước

Từ Gia Long đến các vị vua tiếp theo của triều Nguyễn đều xây dựng, củng

cố nền thống trị trên nền tảng của ý thức hệ Nho giáo, xem trật tự phong kiến là bất di bất dịch, mãi đến khi phương Tây nổ súng xâm lược nước ta thì mới bừng tỉnh Do xuất phát từ quyền lợi của giai cấp và dòng họ nên các ông vua nhà nguyễn đã thi hành nhiều chính sách thiển cận, ngăn chặn và thui chột những tiến

Trang 13

bộ của nền sản xuất hàng hóa đã manh nha xuất hiện của thế kỉ XVIII Không đưa

ra những chính sách phù hợp để tự cứu mình, cứu dân tộc trong bối cảnh thực dân phương Tây đang ráo riết bành trướng sang phương Đông

Hệ thống quan lại phần lớn là gian nịnh thần dốt nát và hủ bại, chính trị thì bảo thủ cầu an, kinh tế thì tham lam luôn tìm cách đục khoét của nhân dân Sự thối nát

đó đã được Nguyễn Trường Tộ thể hiện qua di thảo của ông: “Quan chế thời tự Đức là một hệ thống quan liêu nặng nề đến mức mười con dê chín người chăn”,

“một con ngựa chín người giữ” [6, 131] Hệ thống ấy vừa làm cho triều đình tốn nhiều lương bổng, vừa tạo ra tình trạng quan dân xa cách, khiến cho trên dưới không thông, lòng dạ khác nhau Tệ tham nhũng quan lại ngày càng trở lên phổ biến Năm 1805, chính Tự Đức cũng phải than vãn “quan vui thì dân khổ ích người trên thì tổn dưới… đưa quà cáp xin xỏ để làm cái thang bước lên quan trường, hoặc đóng góp khắp bạc để làm của cải cho mình tiêu dùng, những tệ ấy không kể xiết…” nhưng vua không làm được gì Nhân dân coi quan lại kẻ đại diện cho pháp luật là trộm cướp, vì thế mà nhân dân ta có câu:

“Con ơi mẹ bảo câu này Cướp đêm là giặc, cướp ngày là quan”

Đối với xã hội, nhà Nguyễn rất có ý thức trong việc quy định bộ máy cai trị

ở đây, tổ chức xã thôn được nhà Nguyễn tận dụng thành công cụ bóc lột của cường hào, địa chủ, làm cho nhân dân vô cùng đói khổ Năm 1928, Nguyễn Công Trứ tâu rằng “ quan lại nhũng tệ chỉ mới hai ba phần, còn lại điêu hào làm hại đến bảy tám phần, còn lại cướp của ,giết người, giết vợ, cướp con mà trên vẫn không biết, mà vẫn không tội vạ gì” [5, 21] Điều đó chứng tỏ rằng nhà Nguyễn thiết lập hệ thống tổng lý đó ở nông thôn là để trực tiếp đề phòng và ngăn chặn phong trào quật khởi của nông dân

Lúc này trong hệ thống quan lại nhà nguyễn có những người có tư tưởng tiến bộ, như Phan Thanh Giản, Phạm Phú Thứ, Nguyễn Trường Tộ, họ đưa ra đề nghị cải cách đất nước nhưng những tư tưởng này nhanh chóng bị bác bỏ vì quan lại trong triều phần lớn là những kẻ bảo thủ, lạc hậu Một chính quyền thống nhất trong cả nước nhưng lại mang nặng tính quan liêu, độc đoán, tham nhũng đè đầu nhân dân Năm 1915, bộ luật Gia Long mô phỏng bộ luật phản động phong kiến nhà Thanh (Trung Quốc) được ban hành đề cao quyền thống trị tuyệt đối của vua quan, bảo vệ quyền bóc lột của địa chủ phong kiến, vua quan nhà Nguyễn thi hành lệnh đóng cửa, không tiếp xúc với tư bản phương tây, nhưng lại thần phục nhà Thanh

Trang 14

Tóm lại về chính trị, hệ thống chính trị của nhà Nguyễn rất sâu mọt, phản động, bảo thủ, lạc hậu đối lập với lợi ích của nhân dân chính điều này đã làm cho trên dưới không đồng lòng, quan dân xa cách, vua quan chỉ là kẻ bất tài, chuyên hạch sách, nhũng nhiễu nhân dân làm cho mâu thuẫn xã hội thêm gay gắt Do đó khi thực dân Pháp xâm lược nước ta triều đình đã không thể và không biết xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc để chống lại kẻ xâm lược mà chỉ biết bảo vệ quyền lợi của chính mình

mỡ, phì nhiêu biến thành bãi đất hoang, đời sống nông dân đói khổ, hàng đoàn người bồng bế nhau đi khắp nơi xin ăn, ruộng đất bỏ hoang ngày càng nhiều Năm 1857, số ruộng đất bỏ hoang trong cả nước là 395 488 mẫu [2, 374] Đặc biệt vào năm Tự Đức thứ 12 (1859) số người chết vì đói kém ôn dịch ở Nam

và Bắc có tới 60 vạn người [3, 15]

Để đối phó lại, nhà Nguyễn đã dùng biện pháp khẩn hoang bằng cách mở các đồn điền ở Nam Kì và khai khẩn đất sa bồi ở Bắc Kì nhưng ruộng đất do chính tay người lao động khai khẩn được coi là “ruộng công” và nông dân muốn chiếm hữu thì phải nộp thuế

Trang 15

Vào năm 1853 - 1854 dưới thời vua Tự Đức, Nguyễn Tri Phương đã cho xây dựng hệ thống đồn điền rất lớn, 21 cơ được lập với 124 ấp phần lớn ở 6 tỉnh Nam Kì… Nhưng những việc làm trên đã không mang lại những hiệu quả đáng

kể vì đều xuất phát từ lợi ích của giai cấp thống trị Người nông dân vẫn không

có ruộng đất Vì vậy, nạn nông dân lưu tán, nhất là đến thời Tự Đức, khi tư bản Pháp nổ súng xâm lược lại càng trở nên phổ biến khắp cả nước và trầm trọng hơn Đó là một trong những nét tiêu biểu của thời kỳ khủng hoảng và suy vong của chế độ phong kiến Việt Nam dưới Triều Nguyễn

* Về công, thương nghiệp

1858, nhà Nguyễn nắm 139 mỏ và phần lớn các mỏ đều do quan lại khai thác chỉ

số ít là do thương nhân Việt Nam đứng ra khai thác và bị nhà nước đánh thuế nặng Phương thức sản xuất trong các mỏ vẫn là lao động thủ công, năng suất thấp Bên

cạnh đó các nghành nghề thủ công dân gian cũng không có điều kiện phát triển

Về thương nghiệp, nhà nước giữ độc quyền những nguyên liệu phục vụ cho công nghiệp nặng như: đồng, chì, thiếc, lưu huỳnh… vì sợ nhân dân chế tạo vũ khí mang bán cho thương nhân nước ngoài Đối với những loại hương, lâm sản quý hiếm như: sừng tê, gác hươu, cánh kiến, trầm hương… nhà nước phong kiến kiểm soát và đánh thuế rất chặt chẽ Nhà nước phong kiến còn cấm nhân dân không được họp chợ vì lo sợ phong trào nông dân lan rộng Thóc gạo, mặt hàng thiết yếu nhất trong đời sống cũng bị đánh thuế cao Gạo từ Gia Định trở ra Nghệ

An phải nộp thuế 9 lần Dưới thời phong kiến việc lưu thông hàng hóa chủ yếu dựa vào đường sông và đường biển Nhưng nhà nước không bảo vệ đường biển để cho

giặc hoành hành, và thêm vào đó là việc trưng thu thuyền bè Năm 1816 quy định

Trang 16

lại “thuyền đi buôn thì phải chịu thuế còn chở cho nhà nước thì được miễn” Như

vậy đưới triều Nguyễn nội thương rất sa sút, giao lưu hàng hóa giữa các địa phương rất yếu kém

+ Ngoại thương

Việc trao đổi buôn bán với thương nhân nước ngoài cũng suy giảm do triều đình thực hiện chính sách “bế quan tỏa cảng” (đóng cửa) Mặc dù nước ta có vị trí thuận lợi, bờ biển dài, có nhiều cửa biển tiện lợi cho hoạt động thông thương buôn bán nhưng việc buôn bán với nước ngoài do triều đình độc quyền, thường

bị hạn chế đến mức tối đa đặc biệt dưới thời Tự Đức thì hầu như cấm hẳn, nhà nước chỉ cho phép mở một vài cửa biển để thông thương với nước ngoài, nhập những mặt hàng phục vụ cho sinh hoạt của hoàng tộc, còn các hoạt động buôn bán khác đều bị kiểm soát chặt chẽ, tàu buôn nước ngoài không thể ra vào buôn bán được Chính sách bế quan tỏa cảng của nhà Nguyễn đã kìm hãm sự giao lưu buôn bán với bên ngoài, số lượng tàu bè ra vào các cửa biển vắng vẻ, nguồn thu thuế quan giảm sút Năm 1851 nước ta chỉ còn 20 địa điểm buôn bán so với trước thời điểm này là 60 địa điểm, một con số quá ít ỏi đối với sự phát triển của thương nghiệp Triều đình Tự Đức hầu như cự tuyệt hoàn toàn với các thương nhân phương Tây khi xin vào nước ta buôn bán Việc nhà nước đóng cửa ngoại thương xuất phát từ ý đồ bảo vệ nền tảng phong kiến đang tàn tạ, ngăn cản sự phát triển của tầng lớp thị dân và sự tiếp xúc của nó với thị dân nước ngoài Chính sách bế quan tỏa cảng của triều đình đã làm cho việc buôn bán với nước ngoài sa sút rõ rệt Một số cảng trước kia phồn thịnh nay trở nên tiêu điều xơ xác

Mặt khác còn có sự khủng hoảng tài chính của nhà Nguyễn Năm 1820, tổng số tô thuế triều đình thu được là 192.592 quan tiền, 2.266.650 hộc thóc, 580 lạng vàng Đến năm 1847 số thu nhập còn tăng hơn: 308.162 quan tiền, 2.960.134 hộc thóc, 1608 lạng vàng và 128.773 lạng bạc Điều này phản ánh chế

độ tô thuế và sự khủng hoảng tài chính nặng nề của nhà Nguyễn

1.2.3 Tình hình xã hội và các cuộc khởi nghĩa của nông dân

* Về xã hội

Nhìn chung đến giữa thế kỉ XIX, xã hội Việt Nam rơi vào khủng hoảng trầm trọng Dưới triều Nguyễn các vua quan chỉ lo ăn chơi sa đọa, chỉ quan tâm đến vui chơi tiệc tùng, ca hát, xây dựng các lăng tẩm, đền đài bỏ bê việc triều chính, các quan từ trung ương đến địa phương ỷ thế cậy quyền bóc lột nhân dân Điều này làm cho đời sống của nhân dân hết sức khó khăn Không chỉ vậy họ còn chịu nhiều thiên tai, dịch bệnh dẫn đến cuộc sống nhân dân vô cùng khổ cực Mâu thuẫn giữa nhân dân, đặc biệt là mâu thuẫn giữa nông dân và giai cấp

Trang 17

phong kiến ngày càng trở nên sâu sắc đã dẫn đến bùng nổ nhiều cuộc khởi nghĩa của nông dân

* Các cuộc khởi nghĩa của nông dân

Ngay sau khi nhà Nguyễn được thành lập, vương triều nhà Nguyễn đã phải đối phó với phong trào nổi dậy của nông dân Đến thời tự Đức đã thành một nguy cơ cho nền thống trị đó Trong suốt 18 năm thời Gia Long (1802 – 1820)

đã có 73 cuộc khởi nghĩa, thời Minh Mạng (1820-1840) đã có 243 cuộc khởi nghĩa, thời Tự Đức đã có 40 cuộc khởi nghĩa trong đó có một số cuộc khởi nghĩa tiêu biểu như: Khởi nghĩa Phan Bá Vành ở Nam Định (1821), Lê Duy Lương ở Ninh Bình (1833), Lê Văn Khơi ở Gia Định (1833), Cao Bá Quát ở Bắc Ninh (1854)… Các cuộc khởi nghĩa này thể hiện rõ rằng lúc thực dân Pháp xâm lược nước ta thì lúc này mâu thuẫn giữa nông dân với phong kiến ở nước ta cũng đang gay gắt Về sau các phong trào này lập tức bị triều đình nhà Nguyễn dập tắt Cùng với các cuộc khởi nghĩa của nông dân, dân bỏ đi xiêu tán ngày một nhiều dẫn tới sự bất ổn của xã hội Lợi dụng tình hình này, giặc cướp nổi lên hoành hành cướp bóc của cải của nhân dân Mặt khác, dân ta phải đối phó với nạn giặc khách từ Trung Quốc tràn sang cướp phá ở vùng Việt Bắc Đặc biệt là giặc Tam Đường (Quảng nghĩa đường, Lục thắng đường, Đức thắng đường) tràn sang cướp phá nhân dân ta ở Thái Nguyên, Tuyên Quang

Khi thực dân Pháp sang xâm lược nước ta, nạn cướp phá, cướp của, giết người ngày càng nhiều Triều đình nhiều lần cử người đi đánh dẹp nhưng không dẹp được Nhà Nguyễn bất lực phải cầu viện nhà Thanh càng tạo điều kiện cho quân Thanh sang cướp phá, nhũng nhiễu nhân dân ta khiến cho đời sống nhân dân ta ngày càng cơ cực, lầm than Vì thế phong trào đấu tranh của nhân dân ta vừa chống xâm lược, vừa chống phong kiến ngày càng mạnh mẽ

1.2.4 Về quân đội

Trong khi nước ta đứng trước bờ vực của nguy cơ mất nước thì triều đình nhà Nguyễn vẫn duy trì hệ thống quân đội cũ theo kiểu lạc hậu với ba bộ phận: Thân binh (bộ vệ vu), cấm binh (phòng thủ hoàng thành), tinh binh hay biến binh (ở kinh đô và các địa phương) Theo nhận định của người Pháp làm ở thời Gia Long lúc đó có 115.000 bộ binh và 17.600 bộ binh, theo Đại Nam thực lục thì năm 1820 số quân là hơn 204.220 người, năm 1840 là 212.290 người Dưới thời vua Tự Đức, quân đóng ở kinh thành khoảng 1 vạn người, ở các kinh thành lớn có khoảng 4000 – 5000 quân, ở tỉnh nhỏ 1000 quân hoặc vài trăm quân Tuy nhiên binh lính không được luyện tập thường xuyên, tinh thần quân sĩ bạc nhược, tình trạng đảo ngũ, bỏ trốn rất nhiều gây ra sự thiếu hụt lực lượng

Trang 18

nghiêm trọng trong quân đội Mỗi năm quân đội chỉ được luyện tập một lần duy nhất là bắn đại bác Nhà Nguyễn không tiến hành tổ chức thi võ để lựa chọn người tài giỏi võ như các triều đại trước đó

Vũ khí tuy được củng cố nhưng vẫn còn thô sơ chủ yếu là giáo mác Thời vua Tự Đức đã cho đúc nhiều đại bác phục vụ cho chiến đấu nhưng hiệu quả không cao, đại bác bắn rất thấp và ngắn lại nặng nề Đạn dược không được bảo quản tốt nên bắn ít nổ, bắn ra như bắn đá Thành quách của nhà Nguyễn rất kiên

cố vững chắc theo lối vô lăng của Pháp như công sự ở Đà Nẵng, đồn lũy Chí Hòa ở Nam Kì có giá trị nhiều mặt về kĩ thuật nhưng trong cuộc chiến đấu chống thực dân Pháp có vũ khí hiện đại thì nó lại là điểm tập hợp vũ khí, lương thực, quân lính để chờ chết

Tướng lĩnh phần lớn là kẻ bất tài, ngu dốt không do thi cử tuyển chọn mà chỉ do mộ được đi lính mà thành quan võ Sự hèn nhát của quan, lính nhà Nguyễn lên đến cao độ khi thực dân Pháp nổ súng xâm lược nước ta Năm 1858, viên suất đội Bùi Văn Phương ở quân thứ Quảng Nam đang đắp lũy Cẩm Lệ

“vẳng nghe tiếng súng ở vùng Sơn Trà đã bỏ chạy quân cũng tan tác tứ phía cả”, hay như “viên suất đội Bùi Văn Côn đi thuyền giang vận, gặp một thuyền phỉ chỉ có bốn tên đi tới Văn Côn sợ liền bỏ chạy, mất cả thuyền và khí giới lương thực” Sự bạc nhược và hèn nhát của quan quân nhà Nguyễn như vậy thì làm sao

có thể thắng được kẻ thù “đang hung hăng như con hổ đói” - thực dân Pháp

1.2.5 Về văn hóa, giáo dục

Giữa thế kỉ XIX, hệ tư tưởng nước ta thời kỳ này có những biến đổi to lớn Trong khi hệ tư tưởng dân chủ tư sản được xác lập và trở thành một hệ thống thế giới thì ở nước ta, nho giáo ngày càng suy dồi kìm hãm sự phát triển của đất nước, nhà Nguyễn đứng đầu là Tự Đức vẫn ra sức củng cố địa vị Nho giáo, dùng văn học để tuyên truyền cho sự thống trị đẫm máu của chúng tiêu biểu là vua Minh Mạng đã ra Mười điều huấn dụ, Tự Đức ra “Điều âm thập điều diễn ca” để truyền rộng rãi học thuyết Nho giáo Trên cơ sở đó củng cố ý thức hệ phong kiến đã rạn nứt

Vào thời điểm này trước nguy cơ xâm lược của thực dân phương Tây, đất nước cần chấn hưng, phát triển về mọi mặt Do đó, cần phải đổi mới phương pháp giáo dục, thi cử Nhưng nhà Nguyễn vẫn bó gọn nội dung giáo dục, thi cử trong mấy bộ “Tứ thư”, “Ngũ kinh” Người học chỉ biết học thuộc lòng, làm thơ, soạn nhạc theo khuôn sáo, không được học những kiến thức của khoa học tự nhiên Hình thức thi cử không được đổi mới vẫn mang nặng lối thi cử theo hình thức học thuộc lòng, thiếu sáng tạo Từ giáo dục, thi cử lạc hậu đã đào tạo ra

Trang 19

một hệ thống quan lại có đầu óc bảo thủ, ngu dốt, một bộ máy sâu mọt, quan liêu nặng nề

Bên cạnh đó, hệ tư tưởng nước ta thời kì này có những biến đổi lớn Trong khi hệ tư tưởng Nho giáo đang ngày càng suy đồi thì đạo Thiên Chúa phát triển mạnh mẽ số lượng tín đố theo đạo ngày một đông Trước tình hình đó, Tự Đức

đã ban hành nhiều chỉ dụ cấm đạo: Tháng 8 năm 1848, Tự Đức ban bố dụ cấm đạo lần thứ nhất ra lệnh ban thưởng 30 nén bạc cho kẻ nào bắt được giáo sĩ Những giáo sĩ tội nặng thì bị xử theo hình phạt buộc đá vào cổ và vứt xuống biển Đối với giáo sĩ bản xứ nếu không bỏ đạo thì bị thích chữ vào mặt và bị đi đày vùng nước độc Tháng 9 năm 1851, Tự Đức ban bố dụ cấm đạo lần thứ hai nhắc lại hình phạt của chỉ dụ lần thứ nhất Tháng 9 năm 1855 ban bố dụ cấm đạo lần thứ ba với hình phạt tàn khốc hơn Tuy nhiên chính sách cấm đạo của vua không ngăn cản được sự phát triển của đạo Thiên Chúa mà trái lại tạo nên sự xung đột tôn giáo và tư tưởng gay gắt Chính sách này cũng là cái cớ trực tiếp để thực dân Pháp nổ súng xâm lược nước ta Đạo Phật và tín ngưỡng dân gian thời

kì này tiếp tục phát triển

1.2.6 Về đối ngoại

Nhà Nguyễn thực hiện chính sách hai mặt: Đối với các nước phương Tây, nhà Nguyễn vẫn duy trì chính sách bế quan tỏa cảng, tăng cường cấm đạo, giết hại và đàn áp giáo dân Đối với các nước láng giềng như Lào và Cao Miên, nhà Nguyễn thực hiện chính sách quân sự cứng rắn Đối với nhà Thanh, Nguyễn Ánh cử người sang xin cầu phong, quốc hiệu và cống nạp Trong bối cảnh lịch

sử lúc bấy giờ muốn giữ được đất nước thì không có cách nào khác là phải ra sức củng cố khối đại đoàn kết dân tộc, ra sức phát triển kinh tế, phát triển nền kinh tế tiểu nông, mở các cửa biển để thông thương buôn bán với bên ngoài học tập sự tiến bộ của phương Tây để từng bước khôi phục tiềm lực quốc gia dân tộc Chỉ có như vậy mới có thể đối phó được với âm mưu và hành động xâm lược của thực dân Pháp nhưng triều đình nhà Nguyễn đã không làm được điều

đó mà lại thi hành những chính sách thủ cựu, phản động, bảo thủ làm cho tiềm lực quốc gia suy kiệt, kinh tế lạc hậu, xã hội mâu thuẫn gay gắt

Tóm lại, các chính sách đối nội, đối ngoại của nhà Nguyễn đã làm cho tiềm lực đất nước bị suy yếu về mọi mặt đẩy nước ta nhanh chóng trở thành đối tượng xâm lược của chủ nghĩa tư bản phương Tây, nhất là thực dân Pháp từ lâu

đã có âm mưu và hành động xâm lược hết sức ráo riết và được che đậy dưới nhiều hình thức khác nhau

Trang 20

Như vậy, trong khi chủ nghĩa tư bản đang trên đà phát triển mạnh mẽ, nguy

cơ xâm lược bộc lộ rõ thì tình hình nước ta giữa và cuối thế kỷ XIX lâm vào khủng hoảng sâu sắc, nhà Nguyễn đứng đầu là Tự Đức không đưa ra những chính sách tích cực để phát triển kinh tế, ổn định đời sống nhân dân, xã hội, đổi mới giáo dục, thi cử và củng cố lực lượng quân đội Trái lại, thi hành nhiều chính sách kìm hãm sự phát triển của đất nước tạo điều kiện thuận lợi cho thực dân Pháp nổ súng xâm lược nước ta Chính sách của triều Nguyễn đã làm cho dân “sức mòn, lực kiệt” nội bộ chia rẽ sâu sắc, đặt nhân dân ta vào thế bất lợi trước cuộc vũ trang của thực dân Pháp và đẩy nguy cơ mất nước từ chỗ “không tất yếu” thành “tất yếu”

Trang 21

CHƯƠNG 2 QUÁ TRÌNH ĐẦU HÀNG CỦA TRIỀU ĐÌNH

NHÀ NGUYỄN QUA NỘI DUNG CỦA CÁC HIỆP ƯỚC

ĐÃ KÍ VỚI PHÁP TỪ (1862 - 1884) 2.1 Triều đình nhà Nguyễn đối phó với cuộc chiến tranh xâm lược của thực dân Pháp (1858 - 1862)

2.1.1 Âm mưu xâm lược Việt Nam của thực dân Pháp

Bước sang thế kỷ XIX, chủ nghĩa tư bản phương Tây tiến dần lên trở thành những nước đế quốc chủ nghĩa, càng ráo riết đẩy mạnh xâm lược trên phạm vi thế giới nhất là ở các nước phương Đông trong đó có Việt Nam

Âm mưu xâm lược Việt Nam của tư bản Pháp đã có từ rất sớm bắt đầu từ cuối thế kỷ XVII (thông qua các giáo sĩ truyền đạo) và được xúc tiến mạnh mẽ vào giữa thế kỷ XIX Xâm lược Việt Nam tư bản Pháp có thuận lợi là được giáo

sĩ và thương nhân truyền đạo, buôn bán trước rất lâu lại được sự tiếp tay từ bên trong đó là Nguyễn Ánh Ngay từ đầu thế kỷ XVI, đã có những giáo sĩ đến truyền đạo tại nước ta, trong thời kỳ đầu hoạt động truyền giáo thuần túy mang ý nghĩa tôn giáo nên đã được nhà nước phong kiến Việt Nam tạo điều kiện thuận lợi Nhưng càng về sau, hoạt động của các giáo sĩ dần có sự biến tướng - nhuốm màu chính trị, họ đã cấu kết với tư bản Pháp bằng cách: các quan chức thực dân cung cấp phương tiện, tài chính cho các giáo sĩ, đổi lại họ sẽ nhận được thông tin về Việt Nam thông qua các giáo sĩ Cuối thế kỷ XVIII, đầu thế kỷ XIX nhiều quan chức thực dân đã đội lốt thầy tu, trực tiếp xâm nhập vào nước ta đến dò la tình hình tiêu biểu như : Adran (Bá đa lộc) người làm trung gian cho Nguyễn Ánh kí với chính phủ Pháp hòa ước Vecxai (1787) Từ đó mọi vấn đề nội trị, ngoại giao của đất nước đã được các giáo sĩ ghi chép tỉ mỉ, nhất là tình hình khủng hoảng của chế độ phong kiến Việt Nam lúc bấy giờ

Mặc dù biết được âm mưu đó của thực dân Pháp xong nhà Nguyễn lại vướng mắc ở chỗ là nhờ có sự giúp đỡ của thực dân Pháp, năm 1802 Nguyễn Ánh mới lật đổ được vương triều Tây Sơn và thiết lập nên nhà Nguyễn Vì nhớ đến công lao của Bá-Đa-Lộc, vua Gia Long đã không bức hại đạo và cũng không nâng đỡ đạo, điều này đã tạo điều kiện cho các giáo sĩ mở rộng địa bàn hoạt động khắp cả nước Đó cũng chính là lí do tại sao về sau nhà Nguyễn đã phải áp dụng chính sách cấm đạo Thế nhưng, triều đình càng cấm đạo thì các giáo sĩ phương Tây càng tỏ ra ngoan cố hoạt động ráo riết hơn

Vào những năm 50 của thế kỷ XIX, chủ nghĩa tư bản Pháp phát triển ngày càng mạnh mẽ, nhu cầu về thị trường và thuộc địa ngày càng lớn, do đó chúng

Trang 22

đẩy mạnh hơn nữa quá trình xâm lược nước ta và có những hành động như: do thám một số nơi ở bờ biển nước ta, tạo áp lực buộc ta phải mở cửa buôn bán ở cửa biển Đà Nẵng và một số nơi khác, đưa quốc thư tới triều đình nhà Nguyễn lấy danh nghĩa thương thuyết về truyền đạo để chuẩn bị gấp rút xâm lược Việt Nam rồi bắn phá các pháo đài của ta ở Đà Nẵng Đến tháng 9 năm 1858, viện cớ bênh vực giáo sĩ, chống lại việc triều đình nhà Nguyễn ngược đãi các giáo sĩ và

cự tuyệt việc nhận các quốc thư của Pháp, thực dân Pháp đã nổ súng xâm lược nước ta

Như vậy ngay từ sớm, thực dân Pháp đã có âm mưu xâm lược nước ta và chính những chính sách sai lầm của triều đình nhà Nguyễn cả về đối nội, đối ngoại đặc biệt là chính sách cấm đạo đã tạo cái cớ và điều kiện thuận lợi để thực dân Pháp thực hiện âm mưu đó

2.1.2 Thực dân Pháp tấn công Đà Nẵng, đánh chiếm Gia Định và phong trào đấu tranh của nhân dân ta

Sau một thời gian chuẩn bị, từ giữa thế kỉ XIX, thực dân Pháp gấp rút hành động xâm lược nước ta

Sáng sớm ngày 1/9/1858, liên quân Pháp - Tây Ban Nha chính thức nổ súng xâm lược nước ta tại Đà Nẵng Kế hoạch của chúng là đánh nhanh, thắng nhanh để chiếm lấy Đà Nẵng làm căn cứ bàn đạp đánh lên kinh thành Huế buộc triều đình đầu hàng Sở dĩ Pháp chọn Đà Nẵng là nơi tấn công đầu tiên vì thời điểm 1858, Pháp đang cùng với Anh liên minh gây chiến tại Quảng Đông Trung Quốc, lực lượng Pháp đánh Việt Nam là rất nhỏ Do đó họ phải liên kết với Tây Ban Nha cùng nhau đánh Việt Nam Tuy nhiên ban đầu họ cũng chưa muốn chiếm ngay mà chủ trương uy hiếp triều đình Huế phải mở cửa và kí kết các điều ước có lợi cho họ.Với số quân ít, không chắc thắng, nên họ đành chọn chiến lược đánh bất ngờ, kinh thành Huế nằm phía trong phá Tam Giang, muốn vượt qua sẽ thiệt hại rất lớn Đánh các vùng khác thì hiệu quả bắt phải đàm phán không cao nên họ quyết định chọn đánh vị trí gần kinh thành và có giá trị kinh tế nhất là khu vực Đà Nẵng Hơn nữa, Đà Nẵng nằm giữa Huế và đồng bằng phía Nam, có bãi biển rộng, tương đối sâu dễ cho hải quân đổ bộ và bắn phá, Đà Nẵng còn có Hội An là thương cảng lớn nhất khu vực lúc đó, ở đây lại có nhiều người theo đạo Thiên Chúa nên sẽ ủng hộ họ, nếu đánh thắng ở đây thì một trong những nơi ảnh hưởng trực tiếp là kinh thành Huế, do đó Pháp và Tây Ban Nha quyết định chọn Đà Nẵng là nơi tấn công đầu tiên Tuy nhiên, vừa đổ bộ lên bán đảo Sơn Trà, quân Pháp đã vấp phải sức kháng cự của quân đội triều đình

do Nguyễn Tri Phương chỉ huy

Trang 23

Trên mặt trận Đằ Nẵng, ngay khi chiến sự xảy ra quan quân triều đình phối hợp với nhiều đội quân nông dân đánh giặc Tại đây, Nguyến Tri Phương đã thực hiện lối đánh “phòng thủ”, đắp đồn lũy và chiến thuật “vườn không nhà trống” nhằm cắt đứt con đường bóc lột lương thực, binh lực của địch Kết quả, sau 5 tháng

bị giam chân tại chỗ, khó khăn ngày càng chồng chất, liên quân Pháp - Tây Ban Nha phải rút phần lớn quân khỏi Đà Nẵng, đi vào nam mở mặt trận mới ở Gia Định (2/1859) Kế hoạch đánh nhanh, thắng nhanh của địch đã bị thất bại Sáng ngày 10/02/1859 tàu chiến Pháp - Tây Ban Nha tập trung ở Vũng Tàu, bắn phá các pháo đài phòng thủ của ta như Phúc Thắng, Lương Thiện, Phúc Mỹ… mở đường ngược sông Cần giờ, vừa tiến vừa bắn phá các đồn hai bên bờ nhưng vấp phải sự chống cự khá quyết liệt của quan quân triều đình và nhân dân Sáng 17/2, quân địch mới chiếm xong thành Gia Định Tháng 3/1860, Nguyễn Tri Phương được điều động từ

Đà Nẵng vào chỉ huy mặt trận Gia Định Ông huy động quân dân gấp rút xây dựng

hệ thống phòng ngự kiên cố, lấy đại đồn Chí Hòa làm đại bản doanh, tập trung quân sĩ, vũ khí lương thực để phòng giặc đánh rộng ra

Về phía Pháp Cuối tháng 2/1861 sau khi cùng các nhà tư bản phương Tây can thiệp vũ trang vào Trung Quốc, chúng dồn quân vào mặt trận Gia Định Không trụ nổi trước hỏa lực của địch, quân Nguyễn Tri Phương thất thủ Sau đó, quân địch đánh rộng ra nhiều nơi lần lượt là ba tỉnh miền Đông Nam Kì (Gia Định, Định Tường, Biên Hòa) và một tỉnh miền Tây Nam Kì (Vĩnh Long) bị Pháp chiếm Mặc dù vậy nhưng phong trào đấu tranh của nhân dân không lúc nào ngớt Cuối năm 1861, tiếp theo trận đánh của nghĩa quân Nguyễn Trung Trực đốt cháy tàu Ét-pê-răng trên sông Nhật Tảo, nhiều cuộc khởi nghĩa lớn nhỏ bùng nổ, nhiều trung tâm kháng chiến hình thành tiêu biểu là căn cứ Gò Công (huyện Tân Hòa, Gia Định) của Trương Định Trong năm 1862, phong trào nhân dân chống Pháp dâng cao ở các quận, huyện và thị trấn thuộc hai tỉnh Gia Định và Định Tường Tình hình đó làm cho địch hết sức hoang mang, lo sợ Chính lúc đó, triều đình Huế đã kí điều ước 5/6/1862, cắt ba tỉnh miền Đông Nam Kì và đảo Côn Lôn cho Pháp Mục đích của triều đình Huế là muốn sớm bắt tay với thực dân Pháp để đối phó với phong trào nông dân miền Bắc đang trên đà phát triển Như vậy, chỉ sau ba năm kể từ khi kéo quân vào xâm lược Gia Định đến đầu năm 1862, thực dân Pháp đã mở rộng địa bàn chiếm đóng ra ba tỉnh miền Đông Nam Kì là Gia Định, Định Tường và Biên Hòa và một phần tỉnh Vĩnh Long

Trang 24

2.1.3 Chủ trương của triều đình nhà Nguyễn - Điều ước Nhâm Tuất (5/6/1862)

Trong khi thực dân Pháp nổ súng xâm lược, tình hình nước ta có nhiều biến đổi trên các lĩnh vực, chính trị thì rối ren, triều đình nhà Nguyễn vẫn một mực thi hành chính sách bảo thủ, phản động, triệt để thực hiện chủ trương giải quyết bằng phương pháp hòa hoãn Kinh tế thì tiêu điều, xơ xác, đời sống nhân dân vô cùng đói khổ Tình hình đó làm cho mâu thuẫn trong xã hội gay gắt, nhân dân nổi dậy khắp nơi Bên cạnh cuộc đấu tranh chống phong kiến, nhân dân ta còn đấu tranh chống Pháp Vì vậy, sau khi thực dân Pháp xâm lược trên đất nước ta vẫn duy trì hai trận tuyến đấu tranh: khởi nghĩa nông dân chống phong kiến và chiến tranh chống áp bức dân tộc

Đứng trước hai trận tuyến đấu tranh đó, triều đình Tự Đức đã giải quyết như sau:

Thứ nhất: Nhà Nguyễn vì quyền lợi giai cấp không kiên quyết đấu tranh chống xâm lược mà lựa chọn con đường thỏa hiệp và từng bước đầu hàng giặc, đàn áp phong trào đấu tranh của nhân dân Cụ thể:

Ngay từ khi liên minh Pháp - Tây Ban Nha vừa mới xâm phạm Đà Nẵng, lòng dân cả nước từ Bắc chí Nam đã sôi sục chí căm thù giặc Nhưng trái lại, ngay từ đầu tập đoàn phong kiến đã không muốn đi với dân trong cuộc đấu tranh này Sau khi thất bại ở Đà Nẵng, Gia Định, thực dân Pháp buộc phải chuyển sang kế hoạch đánh lâu dài, trong khi đó nhà Nguyễn không có quyết tâm chống giặc nên không thể tìm ra mưu kế gì đối phó lâu dài với giặc Trước sức tấn công ồ ạt của quân giặc, ngay từ đầu quan quân triều đình chỉ lo phòng thủ mà không tấn công, dần tỏ ra bất lực, trong nội bộ đã sớm có sự phân hóa thành hai phái: chủ chiến và chủ hòa với đa số theo phe chủ hòa Điều đó khẳng định một thực tế là ngay từ đầu, đại bộ phận thuộc hàng ngũ cầm quyền đã mang nặng tư tưởng thất bại, sợ giặc

Khi Pháp tấn công Đà Nẵng, chúng chỉ có 2000 quân và 14 tàu chiến Trong khi triều đình Huế gồm 2000 quân đóng tại chỗ, 2000 quân ứng cứu và lực lượng kháng chiến của ta rất đông đảo nhưng quan quân triều đình đều “án binh bất động” Tháng 2 năm 1859 khi đại bộ phận quân Pháp rút vào Gia Định, chỉ để lại Đà Nẵng một lực lượng quân sự nhỏ bé nhưng triều đình chỉ lo phòng thủ chứ không tấn công Điều này đủ nói lên sự thiếu quyết tâm tiêu diệt địch của triều đình phong kiến Khi Pháp đánh chiếm Gia Định, chúng có 2.200 quân,

16 tàu chiến, ngược lại quân triều đình có 1000 quân với hàng nghìn quân tiếp viện đủ khí giới và 5.800 quân ứng nghĩa của dân cùng với lương thực cho 1 vạn

Trang 25

quân đóng giữ trong 1 năm Nhưng triều đình vẫn không chịu đánh giặc, giặc tấn công thì chống cự yếu ớt, chạy dài, giặc chiếm Gia Định một cách dễ dàng, nhanh chóng Tháng 2/1860, Pháp sa lầy ở Trung Quốc phải điều động quân từ miền nam sang, chỉ còn lại 800 tên do một đại úy chỉ huy và phải dàn mỏng ra

10 km thế mà nhà Nguyễn vẫn thực hiện chiến thuật “ án binh bất động”, không đánh cũng không hòa Hậu quả là hàng ngàn quân tập trung trong đại đồn, chỉ rộng ba cây số vuông làm mục tiêu cho đại bác giặc

Thứ hai: Đứng trước những khó khăn chồng chất về kinh tế, xã hội nhiều tư tưởng duy tân nhằm đưa đất nước ta ra khỏi ngõ cụt đã không được nhà Nguyễn chấp nhận Cuối cùng, để cứu vãn quyền lợi giai cấp, chúng đã hèn hạ phản bội quyền lợi nhân dân, dân tộc chọn con đường cắt đất đầu hàng, trông chờ vào

“lương tâm và hảo ý” của giặc Từ hướng giải quyết trên đã đưa đến việc nhà Nguyễn vội vã kí hiệp ước ngày mồng 5 tháng 6 năm 1862, cắt ba tỉnh miền Đông Nam Kì cho Pháp đánh dấu bước đầu hàng đầu tiên của triều đình nhà Nguyễn

- Điều ước Nhâm Tuất (5/6/1862)

Ngay từ đầu tháng 5/1862, để bảo vệ quyền lợi cho mình, vua Tự Đức đã chủ động giảng hòa với giặc Nhận được tin này, quân Pháp vô cùng mừng rỡ vì đây là một cơ hội bất ngờ giúp chúng thoát khỏi tình trạng khó khăn này

“Người Pháp đã bắt đầu thấy cần phải chinh phục lại những tỉnh đã chinh phục Nhưng trong lúc không ngờ Tự Đức xin giảng hòa thì Tự Đức lại xin giảng hòa”[ 5, 74]

Hiệp ước Nhâm Tuất được kí kết trên một chiếc tàu chiến Duprè của Pháp đậu ở bến Sài Gòn đại diện phía Pháp do Bonard (Đô đốc chỉ huy liên quân Pháp – Tây Ban Nha) cùng Gutchiene (Đại tá chỉ huy trưởng đạo quân Tây Ban Nha ở Nam Kì) và đại diện triều đình Nguyễn do Phan Thanh Giản và Lâm Duy Thiệp, toàn quyền khâm sai của Tự Đức Sau nhiều ngày thương thuyết, đến ngày 05/06/1862 thì hiệp ước được kí kết được mang danh là “ Hiệp ước hòa bình và hữu nghị” Nội dung gồm 12 khoản quy tụ những điểm sau

Điều khoản III xác định rằng, Tự Đức với danh nghĩa quốc vương nước Đại Nam nhượng hẳn cho Pháp ba tỉnh Biên Hòa, Gia Định và Định Tường và

cả Côn Đảo Phần hai của điều khoản III và toàn bộ điều khoản X xác định quyền kiểm soát toàn bộ đường thủy trên khắp lục tỉnh Điều khoản IV xác định

sự lệ thuộc về ngoại giao của triều đình nhà Nguyễn vào quyền lợi tư bản Pháp

và thông qua đó, Pháp giành được quyền chủ động trong âm mưu biến Việt Nam thành thuộc địa của mình Điều khoản V xác định, tư bản Pháp có quyền tự do buôn bán ở ba cửa biển Đà Nẵng, Ba Lạt và Quảng Yên đồng thời nhà Nguyễn

Trang 26

phải bảo đảm quyền ưu tiên về mậu dịch đối ngoại cho tư bản Pháp và Tây Ban Nha Điều khoản VII nhằm hợp pháp hóa quyền lợi về kinh tế và chính trị của những phần tử theo Pháp Điều khoản VIII ấn định rõ nước ta phải trả 4 triệu USD chiến phí trong vòng 10 năm; nhưng do Đại Nam không có USD nên được tính một USD bằng 71% một lạng bạc tức 280 vạn lạng bạc tương ứng với 20 triệu quan tiền Điều khoản IX thì phần đất đai rộng lớn phì nhiêu ấy của Tổ quốc Việt Nam bị coi là vùng thuộc Pháp Hơn nữa các thương gia Pháp sẽ có quyền dùng tàu thuyền bất cứ thuộc loại nào tự do đi lại và buôn bán trên sông lớn xứ Cao Miên

và các sông nhánh, điều kiện này cũng áp dụng cho cả tàu chiến Pháp được phái tới để kiểm soát trên sông lớn hay các sông nhánh Ngoài ra còn xác định sự thỏa hiệp để chống lại lực lượng nhân dân Điều khoản XI đã biến tỉnh thành Vĩnh Long thành một nhóm hàng trao đổi gữa Pháp và Tự Đức với điều kiện, triều đình sẽ đàn áp phong trào đấu tranh của nhân dân thì Pháp sẽ trả lại thành Vĩnh Long cho triều đình nhà Nguyễn Mặt khác Pháp hứa sẽ giúp Tự Đức và triều đình Huế dẹp loạn Bắc Kì

Căn cứ vào những nội dung của Hiệp ước Nhâm Tuất chúng ta thấy đây là bước đầu tiên trong quá trình đầu hàng của triều đình nhà Nguyễn Với những điều khoản trên, nhà Nguyễn đã tự tay cắt nhượng một phần giang sơn của Tổ quốc mà chính con người Đại Nam đã có công khai phá cho kẻ xâm lược là thực dân Pháp Ba tỉnh miền Đông Nam Kì nói riêng và toàn bộ Nam Kì nói chung là

ba tỉnh có vai trò quan trọng của nước ta, được coi là “kho người, kho của” của

cả nước Do đó, việc mất ba tỉnh này không chỉ làm mất đi một phần đất đai thiêng liêng của Tổ quốc mà còn mất đi nơi cung cấp lương thực, nhân lực lớn cho đất nước mà trọng tâm là triều đình Huế, từ là một vùng đất của con người Việt, của dân tộc Việt nay đã trở thành đất đai “danh chính, ngôn thuận” của kẻ xâm lược - Pháp Cùng với việc cắt ba tỉnh miền Đông Nam Kì cho Pháp, triều đình còn mở các cửa biển Đà Nẵng, Ba Lạt và Quảng Yên cho Pháp tự do buôn bán, đây là một việc làm gây tổn hại lớn không chỉ đến kinh tế mà còn ảnh hưởng đến chủ quyền của nước ta, nghiêm trọng hơn điều này tạo điều kiện thuận lợi cho chúng dễ dàng đưa quân sang nước ta, chiếm đóng nhiều nơi nhằm thực hiện dã tâm xâm lược của mình Một điều khoản nặng nề nữa mà triều đình nhà Nguyễn đã cúi đầu chấp nhận đó là việc phải bồi thường một khoản chiến phí lớn Chúng ta thấy, thực dân Pháp là kẻ đi xâm lược, chúng đã không từ thủ đoạn nào để đạt được mục đích đưa tiếng súng xâm lược nước ta, đất nước ta là đối tượng bị xâm lược mà đất nước ta đã có chủ quyền được cha ông ta xây dựng và bảo về từ hàng ngàn năm trước Vậy mà, nhà Nguyễn không những không tìm cách đánh đuổi kẻ xâm lược ra khỏi bờ cõi, bảo vệ đất nước mà lại

Trang 27

chấp nhận trả cho kẻ đi xâm lược một khoản “bồi thường” chiến phí nặng nề, đây là một điều hết sức vô lý, điều đó đã chứng tỏ sự hèn yếu, bạc nhược, bất lực của triều đình phong kiến Nguyễn, thực dân Pháp từ chỗ là kẻ đi xâm lược tiến hành cuộc chiến tranh phi nghĩa chúng đã ngang nhiên nhận khoản tiền bồi thường mà đáng lẽ ra chúng là người phải trả, điều này thể hiện bước đầu tiên trong quá trình đầu hàng của người đứng đầu nhà nước Vậy thì vấn đề đặt ra là

kí Hiệp ước này cả phía Pháp và triều Nguyễn sẽ được gì? Tại sao nhà Nguyễn lại chấp nhận kí kết? Chúng ta thấy kí hiệp ước này, cả phía Pháp cũng như triều đình đều có mục đích và có lợi ích riêng trong khi dân tộc ta phải chịu hậu quả nặng nề

Về phía Pháp: Pháp chiếm được ba tỉnh thành Biên Hòa, Gia Định và Định Tường - nơi được coi là “kho người, kho của”, là vùng nội địa tài nguyên phong phú và là nơi có vị trí quan trọng về kinh tế, giao thông có thể giúp Pháp thực hiện âm mưu biến nơi đây thành nơi cung cấp lương thực, nhân lực cho cuộc chiến tranh lâu dài của chúng đặc biệt là sau khi Pháp bị thua tại mặt trận Đà Nẵng phải chuyển từ chiến lược đánh nhanh, thắng nhanh sang chiến lược đánh lâu dài với ta Hơn nữa Sài Gòn là nơi có thể trở thành một trung tâm thương mại lớn một khi thương cảng đã được mở ra cho người Châu Âu lui tới Mặt khác, chiếm được ba tỉnh thành này Pháp có thể cắt đứt nguồn lương thực của vua quan và quân đội triều đình Huế, tạo điều kiện thuận lợi cho chúng nhanh chóng mở rộng âm mưu xâm lược ra cả nước Giặc còn mưu đồ sau khi chiếm được Gia Định sẽ làm bàn đạp tấn công sang Cam-pu-chia Ngoài ra trong lúc này, quân Pháp đang trong tình trạng rất nguy khốn Từ tháng 2 năm 1861 đến tháng 2 năm 1862 dù chúng chiếm được bốn tỉnh thành bị bỏ ngỏ nhưng chúng chưa chiếm được mấy đất và chưa nắm được dân để bóc lột, quân của chúng thì đang bị sa lầy trong phong trào đấu tranh của nhân dân ta và chính giới Pháp cũng chưa tán đồng việc xâm lược Việt Nam mà họ đang cần tập trung quân lực cho chiến trường Châu Mĩ Do đó, việc kí hòa ước trong lúc này là một thuận lợi rất lớn cho chúng góp phần chuyển bại thành thắng

Về phía triều đình: Nhà Nguyễn lên ngôi trên cơ sở cướp ngôi của vương triều Tây Sơn nên đã không được nhân dân tin theo, hơn nữa trong bối cảnh đất nước đang khủng hoảng các vua triều Nguyễn không hề có những chính sách nào đem lại lợi ích cho nhân dân nên mâu thuẫn xã hội gay gắt, triều Nguyễn luôn luôn phải lo đối phó với phong trào nổi dậy của nhân dân nhất là khi thực dân Pháp xâm lược nước ta, cho nên điều này có thể làm mất ngai vàng của nhà vua bất cứ lúc nào Chính vì thế, nhà Nguyễn chủ trương thỏa hiệp với kẻ xâm lược để chống lại nhân dân trong nước, bảo vệ địa vị đang lung lay của nó Mặt

Ngày đăng: 07/06/2014, 10:24

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Quỳnh Cư - Đỗ Đức Hùng (2009), Các triều đại Việt Nam, NXB Văn hóa - Thông tin Sách, tạp chí
Tiêu đề: triều đại Việt Nam
Tác giả: Quỳnh Cư - Đỗ Đức Hùng
Nhà XB: NXB Văn hóa - Thông tin
Năm: 2009
2. Trần Bá Đệ (1998), Lịch sử Việt Nam từ 1858 đến nay, NXB Đại học Quốc Gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: ), Lịch sử Việt Nam từ 1858 đến nay
Tác giả: Trần Bá Đệ
Nhà XB: NXB Đại học Quốc Gia
Năm: 1998
3. Nguyễn Văn Khánh (1998), Cơ cấu kinh tế - xã hội Việt Nam thời thuộc Pháp(1858 - 1945), NXB Văn hóa Thông tin Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cơ cấu kinh tế - xã hội Việt Nam thời thuộc Pháp(1858 - 1945)
Tác giả: Nguyễn Văn Khánh
Nhà XB: NXB Văn hóa Thông tin
Năm: 1998
4. Đinh Xuân Lâm, Nguyễn Văn Khánh, Nguyễn Đình Lễ (1998), Đại cương lịch sử Việt Nam, NXB Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đại cương lịch sử Việt Nam
Tác giả: Đinh Xuân Lâm, Nguyễn Văn Khánh, Nguyễn Đình Lễ
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 1998
5. Hoàng Văn Lân, Ngô Thị Chính (1974), Lịch sử Việt Nam (1858 đến cuối thế kỷ XIX), quyển 3, tập 1, phần 1, 2, NXB Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lịch sử Việt Nam (1858 đến cuối thế kỷ XIX)
Tác giả: Hoàng Văn Lân, Ngô Thị Chính
Nhà XB: NXB Hà Nội
Năm: 1974
6. Phan Ngọc Liên (2005), Lịch sử nhà Nguyễn một cách tiếp cận mới, NXB ĐHSP Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lịch sử nhà Nguyễn một cách tiếp cận mới
Tác giả: Phan Ngọc Liên
Nhà XB: NXB ĐHSP
Năm: 2005
7. Trần Huy Liệu (1957), Lịch sử 80 năm chống Pháp, NXB Sử - Địa 8. Vũ Ngọc Phan (1997), Ca dao tục ngữ Việt Nam, NXB KHXH Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lịch sử 80 năm chống Pháp", NXB Sử - Địa 8. Vũ Ngọc Phan (1997), "Ca dao tục ngữ Việt Nam
Tác giả: Trần Huy Liệu (1957), Lịch sử 80 năm chống Pháp, NXB Sử - Địa 8. Vũ Ngọc Phan
Nhà XB: NXB Sử - Địa 8. Vũ Ngọc Phan (1997)
Năm: 1997
11. Trương Bá Cần (2011), Hoạt động ngoại giao của nước Pháp nhằm củng cố cơ sở tại Nam Kỳ (1862-1874), NXB Thế Giới Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hoạt động ngoại giao của nước Pháp nhằm củng cố cơ sở tại Nam Kỳ (1862-1874)
Tác giả: Trương Bá Cần
Nhà XB: NXB Thế Giới
Năm: 2011
12. Trương Hữu Quýnh (2007), Lịch sử Việt Nam toàn tập, NXB Giáo Dục 13. Đặng Thanh Tịnh (1997), Lịch sử nước Pháp, NXB Văn hóa Thông tin Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lịch sử Việt Nam toàn tập", NXB Giáo Dục 13. Đặng Thanh Tịnh (1997), "Lịch sử nước Pháp
Tác giả: Trương Hữu Quýnh (2007), Lịch sử Việt Nam toàn tập, NXB Giáo Dục 13. Đặng Thanh Tịnh
Nhà XB: NXB Giáo Dục 13. Đặng Thanh Tịnh (1997)
Năm: 1997
14. Yoshiharu Tsuboi, Nước Đại Nam đối diện với Pháp và Trung Hoa (1847- 1885), NXB Tri thức Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nước Đại Nam đối diện với Pháp và Trung Hoa (1847-1885)
Nhà XB: NXB Tri thức

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w