Chính sách thuế, pháp luật của Việt Nam và Thái Lan

Một phần của tài liệu So sánh môi trường đầu tư trực tiếp Việt Nam và Thái Lan (Trang 25 - 28)

Trong bối cảnh nền kinh tế suy thoái hiện nay, Việt Nam vẫn giữ được vị trí hấp dẫn, thu hút các nhà đầu tư, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Quốc Hội Việt Nam cũng mới có một số sửa đổi, bổ sung trong luật thuế thu nhập doanh nghiệp (hiệu lực từ 1/1/2014) có nhiều quy định tạo thuận lợi cho nhà đầu tư nước ngoài.

Bảng 3.1: So sánh chính sách thuế Việt Nam và Thái Lan

Việt Nam Thái Lan

- Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp: 20% áp dụng trong 10 năm từ khi dự án bắt đầu hoạt động sản xuất kinh doanh cho các doanh nghiệp khu công nghiệp hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ và các dự án đươc quy định trong luật.

- Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp: 15% áp dụng trong 12 năm kể từ khi dự án bắt đầu hoạt động sản xuất kinh doanh cho những dự án thuộc danh mục dự án khuyến khích đầu tư, hoặc đầu tư vào các địa bàn có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn, các doanh nghiệp dịch vụ trong khu chế xuất, doanh nghiệp khu công nghiệp xuất khẩu trẽn 50% hoặc dự án chuyển giao không bồi hoàn tài sản cho nhà nước

- Thái Lan có cơ quan chuyên trách về ưu đãi đầu tư là Cục Đầu tư Thái Lan (BOI) chuyên xem xét ưu đãi cho từng dự án và phân loại dự án đầu tư theo tác động của dự án đó đến nền kinh tế cả nước, chứ không phải chỉ một vùng miền nào đó. - Việc ưu đãi đầu tư được phân thành 2 nhóm: nhóm A (các lĩnh vực được hưởng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp) và nhóm B (các lĩnh vực không được hưởng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp, nhưng có thể được hưởng các ưu đãi khác). - Nhóm A bao gồm các danh mục A1 (các dự án có tầm quan trọng lớn đối với quốc gia, trung tâm R&D, thúc đẩy khả năng cạnh tranh quốc gia), A2 (các dự án sử

22

Việt Nam Thái Lan

Việt Nam sau khi kết thúc thời gian hoạt động.

- Thuế suất thu nhập = 10% áp dụng trong 15 năm kể từ khi dự án bắt đầu đi vào hoạt động cho những dự án đặc biệt khuyến khích đầu tư, những địa bàn đặc biệt khó khăn về điều kiện kinh tế xã hội, doanh nghiệp phát triển cơ sở hạ tầng khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao và những dự án thuộc lĩnh vực khám chữa bệnh, giáo dục đào tạo, nghiên cứu khoa học.

- Giảm nghĩa vụ thuế cho doanh nghiệp, mức thuế suất phổ thông là 22% từ 1/1/2014 và kể từ ngày 1/1/2016 là 20%. Riêng DN có tổng doanh thu năm không quá 20 tỷ đồng được áp dụng thuế suất 20% từ 1/7/2013. Mở rộng diện ưu đãi thuế và điều chỉnh mức độ miễn giảm, ưu đãi thuế, đặc biệt đối với lĩnh vực nông nghiệp - nông dân - nông thôn, lĩnh vực xã hội hóa, lĩnh vực hoạt động không vì mục đích lợi nhuận, các địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn và các lĩnh vực cần thu hút đầu tư...; bổ sung ưu đãi đối với đầu tư mở rộng, ưu đãi thuế đối với khu công nghiệp… Sửa đổi đối tượng ưu đãi căn cứ theo dự án đầu tư nhằm phù hợp với thực tiễn và nhất quán với quy định của Luật Đầu tư

dụng công nghệ cao, vốn lớn, bảo vệ môi trường, song phải là các dự án chưa từng được đầu tư ở Thái Lan), A3 (các dự án giống A2, nhưng đã từng đầu tư tại Thái Lan và cần thiết phải kêu gọi thêm vốn đầu tư) và A4 (các dự án không áp dụng công nghệ cao, nhưng có tầm quan trọng trong việc nâng cao khả năng cạnh tranh của Thái Lan trong chuỗi cung ứng toàn cầu). Các dự án A1 và A2 sẽ được miễn thuế 8 năm, dự án A3 được miễn thuế 5 năm và A4 được miễn thuế 3 năm. Các dự án này còn được miễn thuế nhập khẩu máy móc, thiết bị hay nguyên vật liệu nhập khẩu để sản xuất sản phẩm xuất khẩu.

- Nhóm B bao gồm các lĩnh vực đầu tư được địa phương ưu đãi, nhưng chỉ được hưởng các ưu đãi ngoài thuế như quyền được sở hữu đất hay được hỗ trợ cấp visa hay giấy phép lao động cho lao động nước ngoài (mà không bị hạn chế như các dự án thông thường). Trong một số trường hợp, những dự án quan trọng còn có thể được miễn thuế xuất nhập khẩu.

- Ngoài ưu đãi thuế cho ngành công nghiệp, Thái Lan còn giảm thuế cho những dự án ở vùng sâu, vùng xa và những dự án trong khu công nghiệp. Theo đó, Bangkok và 6 tỉnh phụ cận được gọi là Vùng 1, tiếp đến là các tỉnh Vùng 2 và 3 (càng xa Bangkok thì mức độ ưu đãi càng

23

Việt Nam Thái Lan

lớn). Các dự án nhóm A nếu ở Vùng 3 hay trong khu công nghiệp sẽ được giảm thuế 50% thêm 5 năm sau khi hết thời hạn miễn thuế. Các dự án tại Vùng 2 có thể được miễn thuế từ 2-7 năm.

Trong chính sách thuế của cả hai nước đều có những ưu đãi nhất định cho nhà đầu tư. Tuy nhiên, có thể thấy, ở Thái Lan, chính sách thuế được quy định rất rõ ràng và mức ưu đãi tốt cho nhà đầu tư. Cục Đầu tư Thái Lan (BOI) đã phân chia rõ ràng các nhóm dự án đầu tư và đưa ra chính sách khuyến khích cho từng nhóm dự án. Trong đó, ưu tiên nhiều hơn cho các dự án đầu tư thuộc các vùng sâu, vùng xa, tức là vùng còn kém phát triển hơn so với khu vực Bangkok và các vùng lân cận. Nhờ sự rõ ràng trong chính sách thu hút và khuyến khích mà Thái Lan có thể thu hút các dự án đầu tư nhiều hơn cho các vùng còn kém phát triển, tạo điều kiện cho việc phát triển kinh tế ở những vùng còn chưa được Chính phủ đầu tư nhiều.

Trong khi đó, ở Việt Nam, khung chính sách thuế mới dừng ở mức khuyến khích mức độ đóng thuế theo thời gian tham gia dự án đầu tư. Việt Nam chưa có chính sách khuyến khích rõ ràng và lợi thế cho những dự án đầu tư vào các khu vực kinh tế yếu. Do vậy, các dự án đầu tư nước ngoài vào Việt Nam chủ yếu đầu tư vào các khu vực kinh tế trọng điểm, được đầu tư nhiều về cơ sở hạ tầng. Điều này ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế không đồng đều giữa các vùng kinh tế của Việt Nam.

Ở Thái Lan thì việc ban hành các luật liên quan đến đầu tư nước ngoài diễn ra sớm hơn ở Việt Nam do sự ưu tiên và nhận thức được tầm quan trọng của FDI đối với nền kinh tế của đất nước. Theo báo cáo cạnh tranh toàn cầu 2011 – 2012 xét về hiệu quả của khung pháp lý trong việc giải quyết tranh chấp thì Việt Nam xếp thứ 67 với giá trị là 3,7 trong khi Thái Lan xếp thứ 53 với giá trị là 4,0; giá trị của Thái Lan cao hơn giá trị trung bình của thế giới trong khi Việt Nam thì giá trị lại thấp hơn theo mặt bằng chung của thế giới. Bên cạnh đó, về phía Việt Nam, các luật chưa thực sự chặt chẽ trong câu từ dẫn đến các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư FDI vào Việt Nam vẫn có thể

24

lợi dụng những kẽ hở trong pháp luật để đầu tư, từ đó gây thiệt hại cho lợi ích chung của nền kinh tế.

Một phần của tài liệu So sánh môi trường đầu tư trực tiếp Việt Nam và Thái Lan (Trang 25 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(57 trang)