chính trị
Bảng 3.2: So sánh cơ cấu tổ chức, chính sách ngoại giao của Việt Nam – Thái Lan
Việt Nam Thái Lan
- Cơ cấu, tổ chức: Cộng hòa xã hội chủ nghĩa: hình thức nhà nước cộng hòa của các nước cộng sản. Nhân dân bầu quốc hội, quốc hội bầu chính phủ, như vậy nhân dân gián tiếp tham gia vào công việc nhà nước thông qua đại diện duy nhất là các đại biểu quốc hội. Đảng và Quốc hội nắm toàn quyền đất nước.
- Cơ cấu tổ chức: quân chủ lập hiến - Quân chủ lập hiến là một hình thức tổ chức nhà nước mà trong đó tồn tại vua nhưng đa phần không nắm thực quyền, quyền lực thường nằm trong tay quốc hội do đảng chiếm đa số ghế đứng đầu, đảng này cũng có quyền tự mình hoặc liên minh với đảng khác để thành lập Chính phủ có Thủ tướng là thành viên đảng đó. Trong các nhà nước theo chính thể quân chủ hạn chế thì quyền lực tối cao của nhà nước được trao một phần cho người đứng đầu nhà nước, còn một phần được trao cho một cơ quan cao cấp khác (như nghị viện trong nhà nước tư sản hoặc hội nghị đại diện đẳng cấp trong nhà nước phong kiến). Chính thể quân chủ hạn chế trong các nhà nước tư sản gọi là quân chủ lập hiến (quân chủ đại nghị). Trong các nhà nước tư sản theo chính thể quân chủ lập hiến, quyền lực của nguyên thủ quốc gia (vua, nữ hoàng) bị hạn chế rất nhiều. Với tư cách nguyên thủ quốc gia, nhà vua chỉ mang tính chất tượng trưng, đại diện cho truyền thống, cho sự thống nhất của quốc
25
Việt Nam Thái Lan
gia, không có nhiều quyền hành trong thực tế, "nhà vua trị vì nhưng không cai trị".
- Chính sách ngoại giao: tích cực chủ động hội nhập với thế giới dựa trên sự tôn trọng chủ quyền lãnh thổ, độc lập dân tốc trên cơ sở tuân thủ luật pháp quốc tế.
- Chính sách ngoại giao của Thái là "ngoại giao cây sậy", tức là gió thổi về phía nào thì ngả về phía nấy, sẵn sàng "cúi đầu, thần phục" trước kẻ khác để tránh đụng độ hoặc đem lợi về cho mình.
Có thể thấy rõ ràng Việt Nam đang có lợi thế hơn khi có một Đảng lãnh đạo, có sự nhất quán về chủ trương, chính sách thu hút đầu tư. Tuy nhiên, thực tế cho thấy rằng tuy Thái Lan có nhiều bất ổn chính trị hơn Việt Nam rất nhiều nhưng điều này lại không quá ảnh hưởng đến mức thu hút FDI vào Thái Lan bởi nhận thức của người dân Thái Lan tương đối cao, họ có thể có hành động đảo chính, phản đối chính quyền nhưng lại rất tôn trọng cơ sở vật chất, cũng như hoạt động của các nhà đầu tư nước ngoài. Vì vậy, mặc dù có bất ổn chính trị nhưng những nhà đầu tư ở Thái Lan vẫn có thể hoàn toàn yên tâm khi đầu tư vào Thái Lan.
Theo bảng xếp hạng của Viện Kinh tế và Hòa bình thế giới (trụ sở tại Australia), năm 2013 chỉ số hòa bình của Thái Lan chỉ đạt 2,38 điểm, xếp thứ 130/162 quốc gia. Trong khi đó, Việt Nam đất nước xinh đẹp yêu hòa bình là nước xếp thứ 41/162 với điểm số 1.77. Cũng theo Viện Kinh tế và Hòa bình, thế giới đang dần ít hòa bình hơn những năm trước. Theo đó mức độ hòa bình của thế giới năm 2013 giảm 5% so với năm 2008. Theo báo cáo thường niên, Chỉ số Hòa bình Toàn cầu đánh giá 162 quốc gia dựa trên các yếu tố an ninh xã hội, mức độ xung đột và mức độ đầu tư quân sự.
Việt Nam là một nước có chỉ số hòa bình tương đối cao vào ổn định. Trong nhiều năm, Việt Nam luôn thuộc top 50 nước hòa bình nhất trên thế giới. Trong khi đó, Thái Lan với tình trạng bạo loạn liên tục, luôn nằm ở nhóm cuối về mức độ hòa bình.
26
Nguồn: Viện Kinh tế và Hòa Bình thế giới
Hình 3.1: Xếp hạng Chỉ số hòa bình Việt Nam – Thái Lan giai đoạn 2007-2013
Đánh giá về tình hình chính trị của hai quốc gia, còn một chỉ số nữa được đề cập đến là chỉ số tham nhũng. Từ năm 1995, Tổ chức Minh bạch Quốc tế (Transparency International - TI) đã công bố một chỉ số nhận thức tham nhũng (Corruption Perceptions Index - CPI) hàng năm xếp thứ tự các quốc gia trên thế giới theo “mức độ tham nhũng mà được nhận thức tồn tại trong các giới công chức và chính trị gia”. Tổ chức định nghĩa tham nhũng là “lạm dụng chức vụ công để hưởng tư lợi”.
Theo nghiên cứu của tổ chức này trên tổng số 177 quốc gia, Việt Nam và Thái Lan đều nằm trong nhóm các nước có chỉ số tham nhũng cao. Cụ thể, năm 2012, Thái Lan xếp thứ 88/177, trong khi đó, Việt Nam cũng không thua kém người láng giềng mà ghi danh mình ở hạng 116/177. Đến năm 2013, Việt Nam xếp 116/177 trong khi Thái tụt dốc nghiêm trọng xuống vị trí 102/177.
Tính riêng trong giai đoạn 2007 - 2013, Thái Lan đã liên tục sụt giảm vị trí trong bảng xếp hạng mức độ tham nhũng của các quốc gia trên thế giới. Trong khi đó, Việt Nam tuy phong độ ổn định nhưng lại nằm ở top những nước có mức độ tham nhũng cao trên thế giới.
0 20 40 60 80 100 120 140 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 Thái Lan Việt Nam
27
Nguồn: Tổ chức minh bạch quốc tế (Transparency International)
Hình 3.2: Chỉ số tham nhũng Việt Nam – Thái Lan (2007-2013)