Phương hướng thu hút FDI

Một phần của tài liệu So sánh môi trường đầu tư trực tiếp Việt Nam và Thái Lan (Trang 31 - 32)

Liên quan đến phương hướng thu hút FDI, chính phủ Thái Lan có một phương hướng thu hút FDI vào các ngành theo một hướng nhất định, đồng bộ với định hướng chung với phát triển đất nước. Cụ thể:

Thái Lan 1.0: phát triển nền sản xuất nông nghiệp hiện đại, sản phẩm có giá trị gia tăng cao. Đối với mục tiêu này, Thái Lan ưu đãi cho các dự án chế biến thực phẩm sau thu hoạch, công nghệ sinh học.

Thái Lan 2.0: phát triển công nghiệp nhẹ, gia công cho nước ngoài cũng như đầu tư ra nước ngoài. Thái Lan ưu đãi cho các dự án dệt nhuộm ít ô nhiễm, phụ kiện dệt may, các dự án trang thiết bị y tế, và các dự án đầu tư ra nước ngoài trong lĩnh vực mà Thái Lan không còn ưu thế về nhân công.

Thái Lan 3.0: đầu tư công nghiệp nặng: xe hơi, lọc hóa dầu, đồng thời gia tăng R&D tại các xưởng sản xuất để tạo ra những sản phẩm tầm cỡ thế giới. Thái Lan ưu tiên cho các dự án sản xuất vật liệu công nghệ cao cho công nghiệp xây dựng, xe hơi

0 20 40 60 80 100 120 140 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 Thái Lan Việt Nam

28

và đóng tàu, các dự án sản xuất động cơ, phụ tùng xe hơi, các dự án phân bón, giấy, hóa dầu.

Thái Lan 4.0: phát triển kinh tế tri thức và kinh tế dịch vụ. Thái Lan đề ra mục tiêu thu hút đầu tư trong công nghiệp điện tử kỹ thuật cao, xây dựng các trung tâm R&D, tạo năng lượng mới, phát triển các ngành dịch vụ như du lịch, vận tải hàng không, vận tải biển, logistics.

Về phía Việt Nam, chúng ta mới chỉ tập trung thu hút được càng nhiều FDI càng tốt chứ chưa có sự quan tâm đến chất lượng của FDI vào những khu vực cần thiết cho sự phát triển của nền kinh tế.

Một phần của tài liệu So sánh môi trường đầu tư trực tiếp Việt Nam và Thái Lan (Trang 31 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(57 trang)