3.1.4.1.Chính sách đầu tư cho R&D:
Nghiên cứu và phát triển R&D là một trong những chìa khóa thành công quan trọng của các doanh nghiệp cũng như của các quốc gia. Công tác nghiên cứu và phát triển là việc đầu tư, tiến hành và/hoặc mua bán các nghiên cứu, công nghệ mới phục vụ cho quá trình sản xuất, đồng thời cũng nhằm khám phá những tri thức mới trong mọi lĩnh vực nhất là trong lĩnh vực sản xuất. Bất kể một công ty hay một quốc gia, muốn
41
trở thành người dẫn đầu thì phát triển R&D chính là chiến lược quan trọng trong quá trình phát triển của nó.
Thái Lan và Việt Nam là hai quốc gia châu Á phát triển chậm hơn so với thế giới trong lĩnh vực R&D, nhưng trong những năm gần đây, hai nước này đều có những chính sách nhất định đối với công tác R&D.
Bảng 3.10: Chính sách R&D của Thái Lan và Việt Nam
Việt Nam Thái Lan
- Các công ty mới thành lập trong lĩnh vực công nghệ cao, lĩnh vực khoa học, nghiên cứu và công nghệ được giảm 10% thuế suất trong 15 năm (được miễn thuế 4 năm và giảm 50% thuế suất trong 9 năm tiếp theo). Điều này có thể kéo dài đến 30 năm nếu được chấp thuận.
- Ngoài ra, Chính phủ còn tạo điều kiện miễn thuế một năm cho thu nhập từ hoạt động R & D, hoạt động bán các sản phẩm trong quá trình sản xuất thử nghiệm, và các sản phẩm làm từ công nghệ mới được áp dụng lần đầu tiên tại Việt Nam.
- Doanh nghiệp đầu tư 25% hoặc nhiều hơn doanh thu của họ vào R & D trong dự án đầu tư sẽ được miễn thuế nhập khẩu năm năm.
- Các doanh nghiệp cũng được miễn thuế nhập khẩu đối với hàng hóa nhập khẩu để sử dụng trực tiếp cho R & D.
- Chương trình tài trợ dành cho các chương trình đào tạo, R & D và các chi phí sản xuất thử nghiệm.
- Một khoản khấu trừ 200% luôn sẵn sàng cho các khoản chi phí hợp lý trong hoạt động R&D vào Thái Lan được thực hiện bởi các công ty cung cấp dịch vụ R&D Thái Lan. Các công ty cung cấp dịch vụ R&D là các công ty tư hoặc các cơ quan chính phủ được chấp thuận bởi cục Doanh thu. Các công ty cung cấp dịch vụ R&D đủ điều kiện có thể được hưởng các ưu đãi sau:
- Miễn thuế thu nhập doanh nghiệp (số lượng không giới hạn) trong tám năm, không phân biệt khu vực
- Khấu trừ đôi chi phí giao thông, điện và chi phí cấp nước
- Miễn thuế nhập khẩu đối với máy móc, bất kể khu vực
- Miễn, giảm nguyên liệu, thiết yếu được sử dụng trong sản xuất các sản phẩm xuất khẩu
42
Thái Lan và Việt Nam đang dần xây dựng kế hoạch, lộ trình cụ thể cho mảng R&D ở trong nước. Hàng năm, chính phủ Thái Lan chi khoảng 0.2% GDP cho chi phí R&D. Tỉ lệ nhà nghiên cứu tại Thái Lan là 9,5 nhà nghiên cứu trên 10 ngàn dân. Trong đó, khoảng 20% nhà nghiên cứu tham gia làm việc trong lĩnh vực kinh doanh. Trong tương lai, Thái Lan nhắm đến tỉ lệ 30 nhà nghiên cứu trên 10 ngàn dân với 80% nhà nghiên cứu tham gia trực tiếp trong lĩnh vực kinh doanh. Ngoài ra, Thái Lan cũng có chính sách khuyến khích nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào nghiên cứu tại nước này.
Trong khi đó, Việt Nam mới chuyển sang kinh tế thị trường gần đây sau nhiều thập niên chiến tranh và nỗ lực xây dựng nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung. Giáo dục đại học Việt Nam lạc hậu hơn nhiều quốc gia láng giềng và hiện nay Việt Nam cũng tích cực đầu tư cho R&D và đưa ra nhiều khuyến khích đối với nhà đầu tư nước ngoài cho hoạt động này.
Theo thống kê của Ngân hàng Thế giới, số bằng phát minh sáng chế của Việt Nam và Thái Lan cũng nằm ở mức thấp so với các nước và khu vực khác. Năm 2012, ở Việt Nam số bằng sáng chế của người cư trú tại Việt Nam chỉ là 382, trong khi của Thái Lan là 1020. Số bằng sáng chế của người không cư trú ở Việt Nam là 3423 và của Thái Lan là 5726.
Bảng 3.11: Số bằng phát minh sáng chế của Việt Nam, Thái Lan và các khu vực trên thế giới
Nước/khu vực/thế giới
Patent applications filed/bằng sáng chế được công nhận Trademark applications filed Residents/người cư trú Nonresidents/người không cư trú Tổng 2012 2012 2012 Thái Lan 1,020 5,726 44,963 Việt Nam 382 3,423 34,341 Toàn thế giới 1,430,327 739,805 4,075,279
43
Nước/khu vực/thế giới
Patent applications filed/bằng sáng chế được công nhận Trademark applications filed Residents/người cư trú Nonresidents/người không cư trú Tổng 2012 2012 2012 Low income/Khu vực có thu nhập thấp - - - Middle income/Khu vực có thu nhập trung bình 568,115 232,880 2,680,796 Thu nhập trung bình thấp 14,278 47,625 358,282
Thu nhập trên trung bình 553,837 185,255 2,322,514
Low & middle income/Khu vực thu nhập thấp và trung bình
576,817 233,456 2,723,165
East Asia & Pacific 546,346 135,350 1,736,251
Europe & Central Asia 11,679 3,624 240,060
Latin America & Caribbean 7,185 48,374 431,332
Middle East & North Africa - - 38,609
South Asia 9,716 35,487 225,169
Khu vực có thu nhập cao 853,510 506,349 1,352,114
Euro area 82,197 19,015 297,877
Nguồn: Worldbank
3.1.4.2.Mức độ sử dụng Internet và điện thoại.
Mức độ thâm nhập Internet của Việt Nam đạt mức 36,5%. Tại thời điểm tháng 12/2012, ước tính có 5,3 triệu thuê bao Internet băng thông rộng. 40% người dân sử dụng Internet nằm trong độ tuổi từ 14 đến 24. 85% người sử dụng Internet dùng mạng để đọc tin tức, 77% để kiểm tra thư, 71% cho các trình duyệt, 69% dùng cho công việc và nghiên cứu, và 66% dùng cho việc giải trí. Việc xem các video giải trí trên mạng đã trở nên khá phổ biến trong thời gian qua, với mực độ thâm nhập của các video trên các trang mạng lên đến 90,2%. Facebook hiện đang là trang mạng xã hội số 1 tại Việt Nam
44
khi tăng mức thâm nhập lên 88% từ tháng 10/2011 đến tháng 10/2012 (Vietnam Internet Report: A Quick Look Into Internet, Mobile, E-Commerce)
Theo Tổng cục thống kê Thái Lan, mức độ thâm nhập của Internet ở nước này đã đạt mức 26,5% năm 2012, tăng 8,3% so với năm 2008. Số lượng thuê bao Internet băng thông rộng đã đạt con số 4,5 triệu người vào quý 2 năm 2013. Con số này tương ứng với 6,7% tỷ lệ thâm nhập dân số và 22,7% số hộ gia đìn (theo NBTC). Con số này tăng trưởng khá khiêm tốn từ năm 2012, khi mà số thuê bao đạt 4,3 triệu ứng với mức 6,3% thâm nhập dân số và 21,5% số hộ gia đình (Thailand internet report: mobile penetration has exceeded Thailand’s population)
3.1.4.3.Sự đổi mới và tính sẵn sàng tiếp nhận công nghệ
Thông qua thu hút đầu tư FDI để tiếp nhận công nghệ tiên tiến là một mục tiêu quan trọng để đánh giá môi trường kinh doanh của một quốc gia. Ở tiêu chí này, Việt Nam bị Thái Lan bỏ xa ở bảng xếp hạng. Trong khi Thái Lan xếp trong nhóm trung bình (78/148) thì Việt Nam nằm ở top những nước có mức độ tiếp nhận công nghệ khá thấp (102/148). Tuy vậy, Việt Nam có mức độ sử dụng Internet và di động ở mức cao hơn so với Thái Lan nhưng đa số người dùng Internet phục vụ cho mục đích giải trí và lên các mạng xã hội là chủ yếu. Trong khi nhà đầu tư sẽ đánh giá cao khả năng áp dụng công nghệ của một quốc gia trong quá trình tiếp nhận công nghệ mới.
Bảng 3.12: Tính sẵn sàng tiếp nhận công nghệ và tính tiên phong của Việt Nam – Thái Lan
Việt Nam Thái Lan
Rank Score (1-7) Rank Score (1-7)
1.Technological readiness/Sự
sẵn sàng tiếp nhận công nghệ 102/148 3,14 78/148 3,56
1.1. Technological adoption/
Mức độ áp dụng công nghệ 128/148 3.86 57/148 4.95 1.2. ICT use/ sử dụng ICT 78/148 2.41 89/148 2.17
2.Innovation/ Tính tiên phong 76/148 3,14 66/148 3,24
45
Theo kết quả phân tích mô hình PEST, nhà đầu tư nước ngoài sẽ quan tâm đến một số chỉ số quan trọng như: thể chế, cơ sở hạ tầng, sức khỏe và giáo dục, mức độ tiếp nhận công nghệ và tính tiên phong. Đồ thị dưới đây so sánh 12 yếu tố cơ bản khi một nhà đầu tư nước ngoài xem xét môi trường đầu tư của một nước.
Hình 3.8: So sánh các tiêu chí ảnh hưởng đến môi trường đầu tư của Việt Nam – Thái Lan
Xét trên 12 tiêu chí được đưa ra, có thể thấy môi trường đầu tư ở Việt Nam kém hơn Thái Lan ở nhiều tiêu chí. Việt Nam có chỉ số về sức khỏe và giáo dục cơ bản, hiệu quả thị trường lao động cao hơn so với Thái Lan. Tuy nhiên, đối với nhà đầu tư nước ngoài, hai tiêu chí trên không phải là tiêu chí quan trọng nhất để hấp dẫn nhà đầu tư. Đối với nhà đầu tư nước ngoài, cơ sở hạ tầng, thể chế, quy mô thị trường, chính sách bảo vệ nhà đầu tư và khả năng tiếp cận công nghệ là những yếu tố quan trọng để
46
nhà đầu tư xem xét đầu tư vào một quốc gia. Đặc biệt, Thái Lan tuy gặp nhiều bất ổn về chính trị song mức độ bảo vệ nhà đầu tư nước ngoài (Protecting Investors) rất cao. Chính điều này đã trở thành một giấy đảm bảo cho các nhà đầu tư yên tâm khi đổ vốn vào Thái Lan.
Ngoài ra, Ngân hàng Thế giới cũng chỉ ra mức độ thuận lợi của môi trường đầu tư nước ngoài . Năm 2013 và 2014, mức độ thuận lợi môi trường kinh doanh của Việt Nam và Thái Lan như sau:
Bảng 3.13: Mức độ thuận lợi của môi trường kinh doanh Việt Nam – Thái Lan (2013-2014)
Topics/Tiêu chí Việt Nam Thái Lan
2014 2013 Change 2014 2013 Change Starting a Business/ Thành
lập doanh nghiệp 109 107 -2 91 86 -5
Dealing with Construction Permits/Thủ tục cấp giấy phép
29 29 0 14 13 -1
Getting Electricity/Khả
năng tiếp cận điện năng 156 155 -1 12 12 0
Registering Property/Đăng
ký sở hữu tài sản 51 48 -3 29 26 -3
Getting Credit/Khả năng
tiếp cận vốn 42 40 -2 73 71 -2
Protecting Investor/ Mức
độ bảo vệ nhà đầu tư 157 169 12 12 12 0
Paying Taxes/Đóng thuế 149 145 -4 70 97 27
Trading Acorss Broad/Giao dịch thương mại qua biên giới
65 66 1 24 25 1
Enforcing Contracts/ Khả
47
Topics/Tiêu chí Việt Nam Thái Lan
2014 2013 Change 2014 2013 Change Resolving Insolvency/Giải
quyết thủ tục phá sản 149 150 1 58 58 0
Nguồn: Doing Business – Worldbank
Trong các tiêu chí đó, tiêu chí “mức độ bảo vệ nhà đầu tư” như đã phân tích trong yếu tố Political/Thể chế, luật pháp là tiêu chí rất quan trọng trong mắt nhà đầu tư. Ngoài ra, các tiêu chí về các thủ tục hành chính (khả năng mở doanh nghiệp mới, thủ tục cấp phép, giải quyết thủ tục phá sản) và các tiêu chí về tiếp cận điện năng, đăng ký sở hữu tài sản cũng là những yếu tố mà nhà đầu tư sẽ xem xét trước khi đầu tư vào một nước. Với những tiêu chí này, Việt Nam hầu như thua kém Thái Lan. Điều này giải thích tại sao mặc dù có nhiều bất ổn về chính trị nhưng Thái Lan vẫn là một nước có môi trường đầu tư tốt, thu hút được nhiều nhà đầu tư hơn Việt Nam.
3.2.Gợi ý chính sách cho Việt Nam
Nhìn chung, môi trường kinh doanh của Việt Nam vẫn còn gây một số khó khăn cho hoạt động kinh doanh so với mức trung bình của khu vực, điều này gây ảnh hưởng không tốt đến quá trình thu hút FDI vào nước ta. Đòi hỏi Việt Nam cần phải hoàn thiện hơn nữa môi trường kinh doanh để có thể thu hút FDI nhiều hơn, tiếp tục phát huy những yếu tố lợi thế và hạn chế, khắc phục những mặt còn yếu kém trong môi trường đầu tư. Như vậy, tại thời điểm hiện tại để sẽ rất khó để Việt Nam có thể thu hút được nguồn FDI của các nhà đầu tư nước ngoài đang đầu tư vào khu vực Thái Lan. Vì xét một cách toàn diện thì những yếu tố lợi thế của Việt Nam hơn Thái Lan chưa thực sự là những yếu tố quan trọng quyết định đến thu hút FDI và những lợi thế này chưa phát huy được hết vai trò của mình. Tuy nhiên, nói vậy không có nghĩa là Việt Nam sẽ không thu hút được nguồn FDI đang được đầu tư vào Thái Lan trong tương lai. Để hiện thực hóa điều này, đòi hỏi phía Việt Nam cần chủ động, tích cực trong việc cải thiện môi trường đầu tư trong nước. Cụ thể trong từng lĩnh vực như sau:
48
Một là, hoàn thiện các bộ luật liên quan đến đầu tư, đặc biệt là đầu tư nước ngoài, thu hút đầu tư nước ngoài, luật liên quan đến người lao động.
Hai là, tiến hành cải cách hành chính theo hướng chủ động, tích cực; đơn giản hóa các thủ tục hành chính theo hướng tinh gọn, thông thoáng, phù hợp với xu hướng chung của thế giới; xây dựng đội ngũ cán bộ chắc chuyên môn, bản lĩnh vững vàng.
Ba là, cải thiện hệ thống thông tin, nâng cao tính minh bạch trong thông tin.
Bốn là, tiếp tục ổn định tình hình chính trị trong nước, chống kích động, bạo động từ các phần tử quá khích, thế lực thù địch.
Năm là, có những chính sách ưu đãi để thu hút đầu tư từ các nhà đầu tư ngoài nước.
Sáu là, xây dựng chiến lược thu hút đầu tư nước ngoài vào các vùng cụ thể, phù hợp với mục tiêu phát triển chung của đất nước, chú trọng chất lượng nguồn vốn hơn số lượng nguồn vốn.
3.2.2. Các chính sách ổn định nền kinh tế
Một là, thực hiện các chính sách ổn định nền kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát, duy trì mức tăng trưởng trên trung bình; ổn định và mở rộng các thị trường tài chính, thị trường hàng hóa, thị trường công nghệ, thị trường lao động…
Hai là, đẩy mạnh đầu tư phát triển các ngành công nghiệp phụ trợ, đảm bảo khẳng định vị trí, vai trò của Việt Nam trên thế giới trong chuỗi giá trị toàn cầu.
Ba là, dần hoàn thiện cơ sở hạ tầng (đường xá, cầu cống, bến cảng, các địa điểm chung chuyển… ) để phát huy được tối đa lợi thế về vị trí địa lý của nước ta.
3.2.3. Các chính sách liên quan đến xã hội
Một là, xây dựng chiến lược phát triển nguồn nhân lực phù hợp với định hướng phát triển của đất nước. Tập trung phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao. Bên cạnh đó có đầu tư dài hạn cho đào tạo nghề, đảm bảo không xảy ra tình trạng thừa thầy thiếu thợ.
49
Hai là, có biện pháp nâng cao trình độ dân trí nói chung.
Ba là, quan tâm thực hiện đầy đủ các phúc lợi xã hội trong toàn dân, đảm bảo công bằng.
Bốn là, có những biện pháp để hạn chế tình trạng chảy máu chất xám, đặc biệt là trong khu vực công; có những chính sách thu hút và đãi ngỗ nhân tài phù hợp với từng loại đối tượng.
3.2.4. Các chính sách liên quan đến công nghệ
Một là, tiếp tục có những chính sách khuyến khích đầu tư vào khu vực công nghệ cao, những chính sách ưu đãi cho việc thực hiện R&D.
Hai là, ban hành những quy định rõ ràng về yêu cầu công nghệ đối với những lĩnh vực đầu tư để hạn chế và loại bỏ những công nghệ lạc hậu gây ô nhiễm môi trường.
Ba là, tập trung đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, trình độ cao để luôn luôn có nguồn lực đáp ứng công nghệ cao, sẵn sàng cho sự tiếp nhận công nghệ.
50
KẾT LUẬN
Trong quá trình nghiên cứu, nhóm nghiên cứu đã có những đóng góp chủ yếu như sau :
Thứ nhất, hệ thống lại những lý thuyết liên quan đến môi trường của nước nhận