1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Quản Lý Mua Nhiên Liệu Tại Công Ty Nhiệt Điện Thái Bình.docx

105 1 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 105
Dung lượng 350,81 KB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ MUA CHUNG VÀ QUẢN LÝ (11)
    • 1.1. Nhiên liệu của công ty nhiệt điện (28)
      • 1.1.1. Khái niệm nhiên liệu của công ty nhiệt điện (28)
      • 1.1.2. Vai trò nhiên liệu của công ty nhiệt điện (31)
    • 1.2. Quản lý mua chung và quản lý mua nhiên liệu của công ty nhiệt điện (32)
      • 1.2.1. Khái niệm và mục tiêu quản lý mua chung và quản lý mua nhiên liệu của công ty nhiệt điện (32)
      • 1.2.2. Bộ máy quản lý mua nhiên liệu của công ty nhiệt điện (32)
      • 1.2.3. Lập kế hoạch mua chung và kế hoạch mua nhiên liệu của công ty nhiệt điện (33)
      • 1.2.4. Tổ chức thực hiện mua nhiên liệu của công ty nhiệt điện (36)
      • 1.2.5. Kiểm soát mua nhiên liệu của công ty nhiệt điện (37)
    • 1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý mua nhiên liệu của công ty nhiệt điện (40)
      • 1.3.1. Các yếu tố bên ngoài công ty nhiệt điện (40)
      • 1.3.2. Các yếu tố bên trong công ty nhiệt điện (46)
  • CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG QUẢN LÝ MUA NHIÊN LIỆU TẠI CÔNG TY NHIỆT ĐIỆN THÁI BÌNH (13)
    • 2.1. Khái quát Công ty Nhiệt điện Thái Bình (50)
      • 2.1.1. Giới thiệu về Công ty Nhiệt điện Thái Bình (50)
    • 2.2. Thực trạng quản lý mua nhiên liệu tại Công ty Nhiệt điện Thái Bình (63)
      • 2.2.1 Bộ máy quản lý mua nhiên liệu của Công ty Nhiệt điện Thái Bình (64)
      • 2.2.2 Lập kế hoạch mua nhiên liệu của Công ty Nhiệt điện Thái Bình (67)
      • 2.2.3 Tổ chức thực hiện mua nhiên liệu của Công ty Nhiệt điện Thái Bình (71)
      • 2.2.4 Kiểm soát mua nhiên liệu của Công ty Nhiệt điện Thái Bình (77)
    • 2.3. Đánh giá chung về công tác quản lý mua nhiên liệu tại Công ty Nhiệt điện Thái Bình (83)
      • 2.3.1. Đánh giá việc thực hiện mục tiêu quản lý (83)
      • 2.3.2. Những kết quả đạt được (84)
      • 2.3.3. Những hạn chế và nguyên nhân (86)
  • CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ MUA NHIÊN LIỆU TẠI CÔNG TY NHIỆT ĐIỆN THÁI BÌNH (18)
    • 3.1. Quan điểm, mục tiêu phát triển của Công ty Nhiệt điện Thái Bình (89)
      • 3.1.1. Quan điểm phát triển của Công ty Nhiệt điện Thái Bình (89)
      • 3.1.2. Mục tiêu phát triển của Công ty Nhiệt điện Thái Bình (90)
    • 3.2. Giải pháp hoàn thiện quản lý mua nhiên liệu tại Công ty Nhiệt điện Thái Bình (91)
      • 3.2.1. Hoàn thiện bộ máy quản lý mua nhiên liệu của Công ty Nhiệt điện Thái Bình (92)
      • 3.2.2. Hoàn thiện lập kế hoạch mua nhiên liệu của Công ty Nhiệt điện Thái Bình 63 3.2.3. Hoàn thiện thực hiện mua nhiên liệu của Công ty Nhiệt điện Thái Bình (93)
      • 3.2.4. Hoàn thiện kiểm soát mua nhiên liệu của Công ty Nhiệt điện Thái Bình (98)
    • 3.3. Các kiến nghị (100)
  • PHỤ LỤC (0)
    • Hộp 2.1. Kết quả phỏng vấn sâu về công tác lập kế hoạch mua nhiên liệu của Công (69)
    • Hộp 2.2. Kết quả phỏng vấn sâu về công tác tổ chức thực hiện mua nhiên liệu của Công ty Nhiệt điện Thái Bình (77)
    • Hộp 2.3. Kết quả phỏng vấn sâu về công tác kiểm soát mua nhiên liệu của Công ty Nhiệt điện Thái Bình (83)

Nội dung

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN  PHÙNG ANH SƠN QUẢN LÝ MUA NHIÊN LIỆU TẠI CÔNG TY NHIỆT ĐIỆN THÁI BÌNH LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ Hà Nội, 2022 TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN  PHÙNG AN[.]

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ MUA CHUNG VÀ QUẢN LÝ

Nhiên liệu của công ty nhiệt điện

1.1.1 Khái niệm nhiên liệu của công ty nhiệt điện

Nhiên liệu là vật chất được sử dụng để giải phóng năng lượng khi cấu trúc vật lý hoặc hóa học bị thay đổi Nhiên liệu giải phóng năng lượng thông qua quá trình hóa học như cháy hoặc quá trình vật lý.

Nhiên liệu của ngành nhiệt điện được sử dụng để chuyển hóa năng lượng từ thể rắn (than cám) hoặc thể lỏng (dầu) sang thể khí (hơi nước) làm quay Tuabin, kéo theo máy phát điện và sản xuất ra điện năng.

Nhiên liệu phục vụ sản xuất của Công ty bao gồm than cám và dầu HFO

*) Than cám là các loại than có kích thước nhỏ hơn 25 mm và tỷ lệ cỡ hạt dưới 6 mm lớn hơn 50% Các chỉ tiêu kỹ thuật của than:

- Cỡ hạt: kích thước của hạt than, được quy định bằng tỷ lệ trên cỡ: tỷ lệ giữa khối lượng phần cỡ hạt có kích thước lớn hơn kích thước giới hạn xác định so với tổng khối lượng xác định, tính theo phần trăm khối lượng Phương pháp phân tích TCVN 251 (ISO 1953:1994).

- Độ tro khô (Ak): phần không cháy được sau khi đốt cháy hoàn toàn than ở điều kiện xác định, tính theo phần trăm so với khối lượng than được quy về trạng thái khô Phương pháp phân tích TCVN 173 (ISO 1171:2010).

- Độ ẩm toàn phần (Wtp): Tổng của ẩm trong và ẩm ngoài của mẫu khô không khí, và có thể loại bỏ dưới các điều kiện xác định Phương pháp phân tích TCVN 172 (ISO 589:2008).

- Hàm lượng chất bốc khô (Vk): Tỷ lệ phần trăm theo khối lượng của lượng khí và hơi đã trừ đi hàm lượng ẩm được giải phóng khỏi nhiên liệu khi được gia nhiệt trong môi trường không có không khí ở điều kiện tiêu chuẩn so với khối lượng nhiên liệu được quy khô Phương pháp phân tích TCVN 174 (ISO 562:2010).

- Trị số tỏa nhiệt toàn phần, khô (Qk): Giá trị năng lượng riêng tuyệt đối của quá trình đốt, tính bằng calo, đối với khối lượng nhiên liệu rắn được quy về trạng thái khô, được đốt cháy với oxy trong bom nhiệt lượng dưới các điều kiện tiêu chuẩn Sản phẩm cháy thu được bao gồm oxy, nitơ, carbon dioxit, lưu huỳnh dioxit, nước (tương đương trạng thái bão hòa với carbon dioxit dưới điều kiện phản ứng trong bom) và tro rắn Phương pháp phân tích TCVN 200 (ISO 1928:2009).

- Lưu huỳnh tổng, khô (Sk): Tổng hợp các dạng lưu huỳnh trong mẫu than khô được xác định trong điều kiện tiêu chuẩn Phương pháp phân tích TCVN 175 (ISO 334:2013).

Các chủng loại than cám theo TCVN 8910:2020 là: cám 5a, cám 5b, cám 6a, cám 6b, cám 5a.10, cám 5b.10, cám 6a.10, cám 6b.10, cám 5a.14, cám 5b.14, cám 6a.14, cám 6b.14.

*) Dầu HFO là dầu nặng HFO (Heavy Fuel Oil) có nguồn gốc từ dầu mỏ, là loại dầu thô tinh khiết, phân đoạn dầu nặng hàm lượng dầu khoáng trên 70% khối lượng Các chỉ tiêu như sau:

- Nhiệt trị (HHV): Nhiệt trị là một trong những đặc tính quan trọng nhất, là thông tin cần thiết cho biết về hiệu suất cháy của nhiên liệu. Đơn vị tính kcal/kg, phương pháp thử nghiệm ASTM D240/ ASTM D4809.

- Khối lượng riêng của dầu tại 15°C (Specific Gravity): Đơn vị tính kg/l, phương pháp thử nghiệm TCVN 6594:2000 /ASTM D1298.

- Độ nhớt động học tại 50°C (Kinematic Viscosity): Đối với FO nhẹ, độ nhớt ảnh hưởng nhiều đến mức độ nhiên liệu phun thành bụi sương, do đó ảnh hưởng đến mức độ cháy hết khi đốt nhiên liệu Độ nhớt có thể được xác định bằng phương pháp xác định độ nhớt Saybolt là ASTM D88; phương pháp xác định độ nhớt động học là ASTM D445 Đối với FO nặng, độ nhớt là một trong những đặc tính quan trọng nhất và cũng như FO nhẹ, độ nhớt cho biết điều kiện để vận chuyển, xuất, nhập, bơm chuyển nguyên liệu, ngoài ra còn chỉ ra mức độ cần gia nhiệt trước khi phun vào lò Đơn vị tính Cst, phương pháp thử nghiệm ASTM D445.

- Điểm chớp cháy cốc kín: Nhiệt độ chớp cháy là tiêu chuẩn về phòng cháy nổ - chỉ ra nhiệt độ cao nhất cho phép tồn chứa và bảo quản nhiên liệu đốt lò mà không gây nguy hiểm về cháy nổ. Đơn vị tính °C, phương pháp thử nghiệm TCVN 6608:2000/ASTM D 3828 / ASTM D93.

- Điểm đông đặc (Pour Point): Đối với FO nhẹ, điểm sương là nhiệt độ tại đó tinh thể parafin hình thành và khi cấu trúc tinh thể được hình thành thì nhiên liệu không thể tạo thành dòng chảy Nhiệt độ đông đặc là khái nhiệm được sử dụng tương tự nhưng có nhiệt độ thấp hơn điểm sương Hai khái niệm đều chỉ mức nhiệt độ thấp nhất, giới hạn cho phép để vận chuyển nhiên liệu từ bể tới lò đốt Đối với

FO nặng, dựa vào nhiệt độ đông đặc mà lựa chọn phương pháp bơm chuyển, hệ thống gia nhiệt, hệ thống xuất nhập trong kho thích hợp. Đơn vị tính °C, phương pháp thử nghiệm TCVN 3753:1995 / ASTM D97.

- Hàm lượng lưu huỳnh (Sulfur Content): Xác định lưu huỳnh và các hợp chât của lưu huỳnh có thể được tiến hành theo nhiều phương pháp thử khác nhau: Đối với

FO nhẹ, xu hướng ăn mòn của nhiên liệu có thể được phát hiện bằng phép thử ăn mòn tấm đồng Hàm lượng hợp chất S trong nhiên liệu FO nhẹ càng thấp càng tốt Đối với

Quản lý mua chung và quản lý mua nhiên liệu của công ty nhiệt điện

1.2.1 Khái niệm và mục tiêu quản lý mua chung và quản lý mua nhiên liệu của công ty nhiệt điện

Quản lý là quá trình thực hiện các tác động của chủ thể quản lý lên đối tượng quản lý để phối hợp hoạt động nhằm đạt được các mục tiêu đã đề ra của tổ chức.

Quản lý mua chung là quá trình thực hiện các tác động của bộ máy quản lý lên đối tượng mua chung để đạt được các mục tiêu đã đề ra của tổ chức.

Quản lý mua nhiên liệu là quá trình thực hiện các tác động của bộ máy quản lý lên đối tượng mua nhiên liệu để đạt được các mục tiêu đã đề ra của công ty.

Nguyên tắc Quản lý mua nhiên liệu là quá trình theo dõi hưỡng dẫn điều chỉnh kiểm tra sự cung ứng, dự trữ và sử dụng nhiên liệu phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh.

- Nội dung quản lý mua nhiên liệu cùa Công ty là quá trình lập kế hoạch mua nhiên liệu, tổ chức thực hiện mua nhiên liệu, kiểm soát mua nhiên liệu

Mục tiêu quản lý mua chung để đảm bảo mua đủ khối lượng, đảm bảo chất lượng với chi phí thấp nhất

Mục tiêu quản lý mua nhiên liệu để đảm bảo mua đủ khối lượng nhiên liệu, đảm bảo chất lượng theo yêu cầu và phục vụ kịp thời cho sản xuất điện Đồng thời đảm bảo tồn kho tối ưu giảm chi phí tồn kho.

1.2.2 Bộ máy quản lý mua nhiên liệu của công ty nhiệt điện

Bộ máy quản lý mua nhiên liệu của công ty bao gồm:

Là người đứng đầu bộ máy thực hiện các nhiệm vụ sau:

- Kiểm soát toàn bộ quá trình quản lý mua nhiên liệu của công ty đảm bảo quy trình mua diễn ra chính xác minh bạch tối thiểu chi phí cho công ty.

- Kiểm tra và ký duyệt kế hoạch, hợp đồng mua bán nhiên liệu, ký nghiệm thu khối lượng, chất lượng và hồ sơ thanh toán cho nhà cung cấp.

- Chịu trách nhiệm về công việc của mình phụ trách quản lý

- Lập kế hoạch mua nhiên liệu hàng năm và trình duyệt, tổ chức triển khai mua nhiên liệu theo kế hoạch đã được phê duyệt, đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh của Công ty.

- Chủ trì việc phối hợp tổ chức tiếp nhận, nghiệm thu về khối lượng và chất lượng trước khi nhập kho.

- Chủ trì đối chiếu, quyết toán nhiên liệu đã cấp cho các đơn vị trong Công ty theo đúng trình tự quyết toán vật tư.

- Định kỳ (theo tháng, quý, năm) có trách nhiệm tổ chức và tham gia kiểm kê nhiên liệu theo quy định của Công ty.

- Thực hiện chế độ báo cáo đúng quy định, chính xác, trung thực, đúng biểu mẫu và thời gian quy định.

- Đảm bảo phương thức vận hành hệ thống băng tải và các thiết bị liên quan an toàn, tối ưu và hiệu quả tối ưu các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật của các tổ máy.

- Theo dõi tình hình vận hành, thông số vận hành, số giờ vận hành thực tế và của các thiết bị thuộc đơn vị quản lý.

- Quản lý kho than và các thiết bị trong kho than, các thiết bị cẩu bốc dỡ than, cẩu bốc dỡ đá vôi, quản lý phạm vi các khu vực cảng than, dầu, đá vôi và các xe chuyên dụng phục vụ vận hành.

- Phòng Thí nghiệm của PX Hóa có nhiệm vụ phân tích chất lượng than, dầu trong phạm vi đơn vị và phân tích chất lượng nhiên liệu nhập vào Công ty.

1.2.3 L ập kế hoạch mua chung và kế hoạch mua nhiên liệu của công ty nhiệt điện

Kế hoạch là quá trình ra quyết định và lựa chọn các phương án khác nhau nhằm sử dụng hiệu quả nhất các nguồn lực có hạn để đạt được các mục tiêu đề ra cho một thời kỳ nhất định trong tương lai, bao gồm các bước:

- Bước 1: Phân tích môi trường và dự báo

- Bước 2: xác định mục tiêu kế hoạch đạt được

- Bước 3: xây dựng các phương án

- Bước 4: đánh giá và lựa chọn phương án tối ưu

- Bước 5: Quyết định kế hoạch

Mục tiêu của lập kế hoạch:

- Ứng phó với sự bất định và thay đổi.

- Khai thác và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực, nâng cao vị trí cạnh tranh của tổ chức.

- Thống nhất được các hoạt động tương tác giữa các bộ phận trong tổ chức.

- Lập kế hoạch làm cho kiểm soát được dễ dàng.

Kế hoạch mua nhiên liệu phục vụ sản xuất được lập trên cơ sở kế hoạch sản xuất kinh doanh hàng năm Công ty lập và được cấp trên phê duyệt Chi tiết cụ thể như sau:

Bước 1: Phân tích thực trạng về tình trạng nhiên liệu phục vụ sản xuất của Công ty

Thực trạng quản lý mua nhiên liệu của Công ty được phân tích dựa trên số liệu nhu cầu sử dụng nhiên liệu trong năm, chủng loại nhiên liệu, tiến độ giao hàng và khả năng cung cấp của nhà cung cấp

Trong phân tích thực trạng về quản lý mua nhiên liệu, chúng ta có thể sử dụng các mô hình SWOT, 5 lực lượng cạnh tranh chuỗi giá trị để làm rõ thực trạng quản lý mua nhiên liệu của Công ty.

Bước 2: Xác định các mục tiêu mua nhiên liệu.

Bảng 1.1 Các mục tiêu mua nhiên liệu

Về khối lượng Về giá cả

- Đảm bảo đủ khối lượng trong kế hoạch của Công ty

- Giá cả là giá cạnh tranh giữa các nhà cung cấp của doanh nghiệp dựa theo tiêu chí về cùng khối lượng và chất lượng.

- Đảm bảo đủ khối lượng trong kế hoạch của Công ty

- Giá cả là giá cạnh tranh giữa các nhà cung cấp của doanh nghiệp dựa theo tiêu chí về cùng khối lượng và chất lượng.

Nguồn: Phòng Kế hoạch và Vật tư

Bước 3: Sau khi xác định được mục tiêu sẽ xây dựng các phương án mua nhiên liệu.

Bảng 1.2 Các phương án mua nhiên liệu

Nhà cung cấp Phương án mua

- Là nhà cung cấp đáp ứng được nhu cầu về khối lượng cũng như chất lượng của Công ty

- Ký kết hợp đồng giữa

Công ty và nhà cung cấp.

- Đăng ký khối lượng trong một thời gian nhất định

- Nhà cung cấp vận chuyển trực tiếp đến cảng/kho của Công ty

- Tiếp nhận dưới sự giám sát của các bộ phận liên quan : phòng KHVT, PXNL PXH, đơn vị giám định và nhà cung cấp nhiên liệu

- Nhà cung cấp vận chuyển trực tiếp đến cảng của Công ty

Nguồn: Phòng Kế hoạch và Vật tư

Bước 4: Lựa chọn phương án tối ưu

- Công ty sẽ lựa chọn phương án mua nhiên liệu phù hợp với quy định của pháp luật, đảm bảo cạnh tranh, công khai, minh bạch,.

PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG QUẢN LÝ MUA NHIÊN LIỆU TẠI CÔNG TY NHIỆT ĐIỆN THÁI BÌNH

Khái quát Công ty Nhiệt điện Thái Bình

2.1.1 Giới thiệu về Công ty Nhiệt điện Thái Bình

Tên chi nhánh: Công ty Nhiệt điện Thái Bình – Chi nhánh Tập đoàn Điện lực Việt Nam

Tên giao dịch quốc tế: Thai Binh Thermal Power Company (TBTPC)

Loại hình doanh nghiệp: Nhà nước

Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh: Mã số chi nhánh: 0100100079-012 đăng ký lần đầu ngày 24/02/2014, đăng ký thay đổi lần thứ 4 ngày 28/12/2018. Đại chỉ: Thôn Chỉ Thiện, Xã Mỹ Lộc, huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình. Điện thoại: 02272.491999

Website : htpt:\www.thaibinhtpc.vn

Công ty Nhiệt điện Thái Bình được thành lập theo Quyết định số 0420/QĐ- GENCO3 ngày 16 tháng 02 năm 2017 của Tổng Công ty phát điện 3

Ngày 29 tháng 11 năm 2018, Hội đồng Thành viên Tập đoàn Điện lực Việt Nam ký quyết định số 312/QĐ-EVN thành lập Công ty Nhiệt điện Thái Bình trên cơ sở thay đổi địa chỉ trụ sở, đổi tên và kiện toàn tổ chức và hoạt động của Công ty Nhiệt điện Nghi Sơn 1 Theo đó, Hội đồng thành viên Tập đoàn giao nhiệm vụ cho Giám đốc Công ty Nhiệt điện Thái Bình chuẩn bị công tác tiếp nhận tài sản liên quan đến Dự án Nhà máy Nhiệt điện Thái Bình; tiếp nhận toàn bộ lao động từ Công ty Nhiệt điện Thái Bình và Ban Quản lý dự án Nhiệt điện Thái Bình trực thuộcTổng Công ty Phát điện 3, tổ chức quản lý bộ máy, vận hành Nhà máy Nhiệt điện

Thái Bình để chính thức đi vào hoạt động từ ngày 01/01/2019

Nhà máy có công suất 600MW, sử dụng than cám 5a Hòn Gai Cẩm phả Quảng Ninh được vận chuyển bằng xà lan đến cảng của nhà máy Than được bốc dỡ với công suất 500T/h từ sà lan vào kho than qua hệ thống băng tải kín Than được vận chuyển tự động qua hệ thống bốc dỡ vào máy nghiền, than được nghiền thành bột và phun vào lò hơi để đốt cháy sinh ra nhiệt năng gia nhiệt cho nước bên trong các đường ống sinh hơi bên trong lò hơi Hơi nước sinh hơi sẽ được gia nhiệt trong các bộ giá nhiệt cấp 1, 2, 3 đến khoảng 514 o C và áp suất là 169 bar để đưa vào quay tuabin hơi Hơi nước làm quay máy phát được kết nối đồng trục với tuabin hơi Máy phát điện sản xuất ra điện với điện áp 21kV được đưa qua máy biến áp nâng lên 220kV truyền qua trạm biến áp Nhiệt điện Thái Bình để truyền tải lên hệ thống điện quốc gia Hơi nước sau khi sinh công để quay tuabin sẽ được đưa qua bình ngưng để ngưng tụ tại bình ngưng nước được lấy từ sông Trà lý tại trạm bơm tuần hoàn cách nhà máy 1,5km bơm vào các đường ống titan lấy nhiệt từ hơi nước làm hơi nước ngưng tụ thành nước và nước ngưng tự sẽ được bơm lên lò hơi để tiếp tục vòng sinh hơi mới Nước sông sau khi trao đổi nhiệt tại bình ngưng được đưa qua hệ thống ống ngầm vào kênh hở, tại đây nước sông sẽ được trao đổi nhiệt tự nhiên để giảm nhiệt độ trước khi chảy ra sông đảm bảo tuân thủ theo yêu cầu môi trường. Khói thải của quá trình cháy sau khi ra khỏi lò hơi sẽ được đưa qua bộ lọc tĩnh điện ESP Tại đây các hạt bụi trong khói thải sẽ được giữ lại tại các bản cực bên trong bộ ESP Bụi bám trên các bản cực sẽ được các hệ thống búa gõ để thu gom về các phễu thu tro và được chuyển đến silo tro hoặc được hòa với nước để bơm ra bãi thải xỉ. Khói thải sau khi đã được lọc bụi sẽ được đưa qua bộ khử SOx, tại đây hỗn hợp bùn vôi sẽ được phun vào dòng khỏi để khử SOx Toàn bộ khói thải sạch sẽ được đưa đến ống khói cao 215m để thải ra môi trường Các sản phẩm thu hồi của quá trình đốt lò hơi gồm xỉ đáy lò và tro bay, xỉ sẽ được thải ra bãi thải xỉ theo công nghệ thải xỉ ướt đảm bảo vệ sinh môi trường Xỉ và tro bay sẽ được bán cho các công ty làm phụ gia cho vật liệu xây dựng như xi măng, gạch không nung Nước thải ra trong các quá trình sẽ được đưa qua hệ thống xử lý nước thải, đảm bảo tuân thủ các tiêu chuẩn môi trường

Nhà máy được bàn giao đưa vào vận hành thương mại từ ngày 16/01/2018.

Quản lý vận hành các Nhà máy điện được Tập đoàn Điện lực Việt Nam giao, phối hợp với Trung tâm dịch vụ sửa chữa EVN thực hiện công tác sửa chữa, bảo dưỡng các Nhà máy điện được giao quản lý vận hành theo phân cấp của EVN.

Thực hiện các dịch vụ khác có liên quan đến lĩnh vực hoạt động chính như: thí nghiệm, hiệu chỉnh thiết bị, chuẩn bị sản xuất, đào tạo vận hành…

Nhiệm vụ chính của Công ty nhiệt điện Thái Bình sản xuất điện ổn định, liên tục, an toàn và đạt hiệu quả kinh tế kỹ thuật.

 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Công ty

Mô hình tổ chức hoạt động của Công ty Nhiệt điện Thái Bình hiện nay bao gồm: 01 Giám đốc, 02 Phó giám đốc, 05 phòng chuyên môn nghiệp vụ, 03 phân xưởng và 01 tổ trưởng ca trực thuộc Ban Giám đốc, cụ thể:

Sơ đồ 2.1: Bộ máy tổ chức của Công ty Nhiệt điện Thái Bình

Nguồn: Công ty Nhiệt điện Thái Bình

PHÓ GIÁM ĐỐC 1 PHÓ GIÁM ĐỐC 2

Phòng Hành hính và Lao động

Phòng Kế hoạch và Vật tư

Phòng An toàn và Môi trường

- Tổng số Lao động tính đến 31/12/2021: 333 người Trong đó: Lao động trong định biên là 329 người, Lao động ngoài định biên là 04 người.

- Cơ cấu lao động: Lao động trực tiếp: 247 người chiếm khoảng 74,17%; Lao động gián tiếp: 82 người chiếm khoảng 24,64% Lao động ngoài định biên: 04 người chiếm 1,20%.

- Chất lượng lao động: Tính đến nay, trình độ lao động như sau:

+ Trình độ Tiến sỹ, Thạc sỹ: 14 người, chiếm 4,20%

+ Kỹ sư, cử nhân: 213 người, chiếm 63,67%.

+ Cao đẳng, Trung cấp, CNKT: 107 người, chiếm 32,13%.

Cơ cấu tổ chức của Công ty

*) Giám đốc Công ty: là người chỉ đạo, điều hành và quản lý chung mọi hoạt động của Công ty Trực tiếp chỉ đạo các lĩnh vực công tác:

- Xây dựng, tổ chức thực hiện kế hoạch EVN giao hàng năm;

- Sắp xếp, đổi mới, phát triển;

- Mô hình hoạt động của Công ty.

- Công tác xây dựng Quy chế quản lý nội bộ.

- Công tác tổ chức, cán bộ.

- Công tác quy hoạch, tuyển dụng, sử dụng lao động và lao động tiền lương.

- Công tác xây dựng chiến lược chào giá trong thị trường điện cạnh tranh, hợp đồng mua bán điện.

- Công tác kiểm tra, thanh tra, bảo vệ, pháp chế.

- Công tác Đấu thầu, đấu giá và Hợp đồng.

- Quản lý vật tư, thiết bị.

- Công tác quản lý tài chính.

- Công tác đối ngoại, truyền thông, quan hệ cộng đồng, quan hệ báo chí, là Người phát ngôn của Công ty.

- Công tác cải cách hành chính.

- Công tác thi đua, khen thưởng, kỷ luật.

- Công tác quản lý sử dụng tài sản, đất đai.

- Công tác văn phòng hành chính, quản trị, văn thư, lưu trữ.

- Trực tiếp chỉ đạo và phụ trách công tác đảm bảo an toàn thông tin trong hoạt động của Công ty, chịu trách nhiệm cao nhất về ATTT đối với cả hệ thống IT và OT của Công ty.

*) Phó Giám đốc 1: Phụ trách về lĩnh vực, công tác:

- Quản lý công tác sửa chữa phục vụ vận hành (lập kế hoạch, danh mục, hạng mục, xây dựng định mức…cho công tác sửa chữa);

- Công tác xây dựng cơ bản, cải tạo, nâng cấp, phục hồi.

- Công tác đào tạo (không bao gồm: đào tạo nâng bậc, giữ bậc các chức danh vận hành).

- Công tác An toàn lao động, bảo hộ lao động, vệ sinh công nghiệp.

- Công tác nghiên cứu khoa học, công nghệ, sáng kiến, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất.

- Công tác quân sự, dân quân tự vệ, quốc phòng an ninh.

- Thường trực tham mưu cho Giám đốc công tác quản lý tài sản, đất đai.

- Thường trực tham mưu về chiến lược, kế hoạch của Công ty.

- Công tác bảo hiểm, thuế, hải quan.

- Chỉ đạo đàm phán, quản lý các hợp đồng phục vụ SXKD liên quan đến lĩnh vực phụ trách.

- Chỉ đạo xây dựng chiến lược, quản lý công nghệ thông tin.

- Công việc khác khi được Giám đốc phân công hoặc ủy quyền.

- Ký duyệt các khoản chi phí có giá trị dưới 10 triệu đồng (trong phạm vi các lĩnh vực phụ trách).

*) Phó Giám đốc 2: Phụ trách lĩnh vực, công tác:

- Quản lý công tác vận hành theo kế hoạch sản xuất hàng năm EVN giao;

- Công tác Phòng cháy chữa cháy, Phòng chống thiên tai và cứu nạn cứu hộ.

- Kinh doanh, thị trường điện Thường trực tham mưu cho Giám đốc công tác xây dựng chiến lược chào giá trong thị trường điện cạnh tranh.

- Thương thảo và triển khai các hợp đồng nhiên liệu than/dầu/đá vôi phục vụ sản xuất hàng năm.

- Chỉ đạo đàm phán, quản lý các hợp đồng phục vụ SXKD liên quan đến lĩnh vực phụ trách.

- Quản lý các tiêu chuẩn kỹ thuật, các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật

- Công tác kiểm kê, xử lý vật tư thiết bị ứ đọng, kém phẩm chất.

- Công tác quản trị tối ưu vật tư tồn kho.

- Công tác Nghiệm thu các hạng mục công việc sửa chữa thiết bị trước khi đưa vào sử dụng.

- Công tác bảo vệ môi trường, cảnh quan của Công ty.

- Công tác đào tạo, nâng bậc, giữ bậc các chức danh vận hành trong Công ty cũng như đào tạo các chức danh vận hành cho các đơn vị khác (nếu có)

- Thực hiện các công việc khác được Giám đốc giao hoặc ủy quyền.

- Ký duyệt các khoản chi phí có giá trị dưới 10 triệu đồng (trong phạm vi các lĩnh vực phụ trách)

*) Phòng Hành chính và Lao Động: là bộ phận tham mưu cho Giám đốc trong các lĩnh vực công tác: Tổ chức bộ máy; công tác cán bộ; quản lý nhân sự; đào tạo và phát triển nguồn nhân lực; lao động tiền lương; thực hiện các chế độ liên quan đến CBCNV; tổ chức thi đua, tuyên truyền; thanh tra, kiểm tra, xử lý giải quyết khiếu nại tố cáo; pháp chế; công tác phòng, chống tham nhũng, văn hóa doanh nghiệp trong Công ty; quản lý hành chính; đối nội, đối ngoại; quan hệ cộng đồng; đảm bảo an ninh trật tự các khu vực do Công ty quản lý; quản lý điều hành xe ô tô phục vụ CBCNV của Công ty; chăm sóc vườn cây xanh, vệ sinh công nghiệp theo sơ đồ được phân công; văn thư, lưu trữ; quản lý nhà ăn tập thể; dân quân tự vệ; quản lý, chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ CBCNV; vệ sinh lao động và vệ sinh môi trường khu cư xá, quản lý phòng truyền thống của Công ty.

*) Phòng Kế hoạch và Vật tư: là bộ phận nghiệp vụ tham mưu giúp Giám đốc Công ty trong công tác: Xây dựng Kế hoạch sản xuất - kinh doanh; thực hiện chế độ báo cáo thống kê công nghiệp; tham gia, vận hành thị trường điện; kế hoạch sửa chữa lớn; kế hoạch đầu tư xây dựng cơ bản; tổ chức đấu thầu; tổ chức mua bán, xuất nhập khẩu vật tư thiết bị; tổ chức tiêu thụ sản phẩm phụ của Nhà máy; quản lý vật tư, thiết bị, nhiên liệu; thẩm tra và xét duyệt dự toán để đáp ứng yêu cầu sản xuất - kinh doanh của Công ty.

*) Phòng Tài chính và Kế toán: là phòng tham mưu giúp Ban Giám đốc

Công ty trong công tác: tổ chức thực hiện chế độ kế toán tài chính theo đúng quy định của Nhà nước và EVN; kiểm soát các chi phí hoạt động của Công ty, quản lý sử dụng tài sản, nguồn vốn và các hoạt động kinh tế tài chính; tổ chức việc thanh toán, quyết toán hợp đồng kinh tế.

*) Phòng Kỹ thuật: là phòng tham mưu giúp Giám đốc Công ty chỉ đạo, quản lý kỹ thuật công tác vận hành, sửa chữa nhà máy điện; công tác khoa học, công tác quản lý xây dựng và công tác đào tạo chuyên môn kỹ thuật.

*) Phòng An toàn và Môi trường: có chức năng tham mưu, giúp việc cho

Giám đốc Công ty quản lý, điều hành công tác an toàn; công tác môi trường, bảo hộ lao động; phòng chống cháy nổ; phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn Tổ chức thực hiện, kiểm tra, giám sát các hoạt động về công tác an toàn - vệ sinh lao động, vệ sinh công nghiệp, thu gom chất thải; kiểm soát môi trường trong quá trình vận hành nhà máy Là đơn vị chủ trì quản lý tổng hợp nghiệp vụ về an toàn, môi trường.

*) Phân xưởng Vận hành, Phân xưởng Nhiên liệu, Phân xưởng Hóa: là đơn vị sản xuất trực tiếp quản lý vận hành toàn bộ các hệ thống thiết bị trong dây chuyền sản xuất điện của Công ty Quản lý tốt tài sản cố định; không để hư hỏng, mất mát trang thiết bị, dụng cụ đồ nghề thuộc phạm vi được phân cấp; bảo đảm sạch sẽ, trật tự, ngăn nắp tại nơi làm việc của cán bộ, công nhân viên thuộc Phân xưởng.

Sử dụng toàn bộ nguồn lực sẵn có để hoàn thành các nhiệm vụ công tác của Phân xưởng; bảo đảm sự chấp hành tốt mệnh lệnh sản xuất và quy trình trong ca trực;thực hiện sự phối hợp nhịp nhàng, chính xác giữa Trưởng ca với các vị trí sản xuất trong Phân xưởng và các đơn vị trong Công ty, trong EVN nhằm đạt phương thức vận hành tối ưu, thời gian sửa chữa, xử lý sự cố ngắn nhất và giá thành hạ Xây dựng và đào tạo đội ngũ cán bộ có kiến thức quản lý kinh tế, kỹ thuật cùng lực lượng vận hành, chuyên viên có trình độ cao, tham gia thị trường điện cạnh tranh. Phối hợp Công đoàn Bộ phận phát huy quy chế dân chủ và giáo dục ý thức giai cấp công nhân trong doanh nghiệp Nhà nước theo cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa Chịu trách nhiệm trước Giám đốc Công ty về kết quả thực hiện chức năng, nhiệm vụ của Phân xưởng được giao Tham mưu cho Ban Giám đốc về các chế độ vận hành, tiến độ thời gian sửa chữa, giải pháp kỹ thuật trong quá trình vận hành và sửa chữa thiết bị.

*) Tổ trưởng ca: là đơn vị trực thuộc Ban Giám đốc, chịu trách nhiệm trước

Thực trạng quản lý mua nhiên liệu tại Công ty Nhiệt điện Thái Bình

2.2.1 Bộ máy quản lý mua nhiên liệu của Công ty Nhiệt điện Thái Bình

Mô hình tổ chức quản lý hoạt động mua nhiên liệu của Công ty Nhiệt điện Thái Bình hiện nay bao gồm: 01 Giám đốc, 01 phòng chuyên môn nghiệp, 02 phân xưởng, cụ thể như sau:

Sơ đồ 2.2: Bộ máy quản lý mua nhiên liệu của Công ty Nhiệt điện Thái Bình

Nguồn: Công ty Nhiệt điện Thái Bình

Là người đứng đầu bộ máy thực hiện các nhiệm vụ sau :

- Kiểm soát toàn bộ quá trình quản lý mua nhiên liệu của Công ty đảm bảo quy trình mua diễn ra chính xác, minh bạch, tối thiểu chi phí cho Công ty.

- Kiểm tra và ký duyệt kế hoạch, hợp đồng mua bán nhiên liệu, ký nghiệm thu khối lượng, chất lượng và hồ sơ thanh toán cho nhà thầu.

- Chịu trách nhiệm về công việc của mình phụ trách quản lý

*) Nhiệm vụ của phòng KHVT

- Lập kế hoạch mua nhiên liệu hàng năm và trình duyệt, tổ chức triển khai mua nhiên liệu theo kế hoạch đã được phê duyệt, đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh của Công ty.

- Chủ trì việc phối hợp tổ chức tiếp nhận, nghiệm thu về khối lượng và chất lượng trước khi nhập kho.

Phân xưởng Nhiên liệu Phòng Kế hoạch và Vật tư Phân xưởng Hóa

- Tổ chức kho đảm bảo yêu cầu kỹ thuật về tồn chứa, đảm bảo an toàn cho con người và hàng hóa, thuận tiện cho việc tiếp nhận, bảo quản và cấp phát.

- Tổ chức xuất kho nhiên liệu cho các đơn vị sử dụng trong Công ty đảm bảo nguyên tắc và thủ tục theo quy định từ việc kiểm tra chứng từ, lập phiếu xuất kho đến việc thực hiện cấp phát của thủ kho.

- Thường xuyên tổ chức kiểm tra hồ sơ tài liệu ghi chép cập nhật về việc cấp nhiên liệu, chế độ luân chuyển chứng từ để kịp thời phát hiện những hiện tượng bất thường (thiếu hụt, giảm chất lượng ) và có biện pháp xử lý kịp thời.

- Chủ trì đối chiếu, quyết toán nhiên liệu đã cấp cho các đơn vị trong Công ty theo đúng trình tự quyết toán vật tư.

- Định kỳ (theo tháng, quý, năm) có trách nhiệm tổ chức và tham gia kiểm kê nhiên liệu theo quy định của Công ty.

- Thực hiện chế độ báo cáo đúng quy định, chính xác, trung thực, đúng biểu mẫu và thời gian quy định.

Tổng số CBCNV phụ trách mua sắm nhiên liệu và tiếp nhận: 9 người

- Đảm bảo phương thức vận hành hệ thống băng tải và các thiết bị liên quan an toàn, tối ưu và hiệu quả tối ưu các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật của các tổ máy.

- Theo dõi tình hình vận hành, thông số vận hành, số giờ vận hành thực tế và của các thiết bị thuộc phân xưởng quản lý.

- Quản lý kho than và các thiết bị trong kho than, các thiết bị cẩu bốc dỡ than, cẩu bốc dỡ đá vôi, quả lý phạm vi các khu vực cảng than, dầu, đá vôi và các xe chuyên dụng phục vụ vận hành.

- Phối hợp cùng phòng KHVT tiếp nhận và bốc dỡ than, dầu, đá vôi phục vụ sản xuất điện.

- Tổng số CBCNV thực hiện quản lý, tiếp nhận nhiên liệu: 07 người

Thực hiện phân tích chất lượng than, dầu để đối chiếu kết quả với đơn vị giám định chất lượng.

Tổng số CBCNV của phòng thí nghiệm PXH: 05 người, được chia làm 02 ca để thực hiện nhiệm vụ được giao.

Bảng 2.4: Nhân lực trong bộ máy quản lý mua nhiên liệu của Công ty Nhiệt điện

Nhân sự bộ phận quản lý mua nhiên liệu của Công ty

1 Giám đốc phụ trách, quản lý 1 1 1

3 Bộ phận tiếp nhận phòng

4 Bộ phận tiếp nhận PXNL 7 7 7

5 Bộ phận phòng thí nghiệm 5 5 5

9 Kinh nghiệm công tác trong ngành trung bình (năm) 11,5 16,5 17,5

Nguồn:Công ty Nhiệt điện Thái Bình

Trong 03 năm từ 2019 – 2021, số CBCNV không có thay đổi do định biên của EVN không thay đổi, Công ty không được tuyển thêm nhân sự Lực lượng lao động có trình độ Đại học chiếm chưa đến 50%, số lao động là công nhân kỹ thuật chiếm hơn 50% Do đó khi thực hiện công việc cũng gặp phải những khó khăn nhất định trong công việc hàng ngày.

2.2.2 Lập kế hoạch mua nhiên liệu của Công ty Nhiệt điện Thái Bình

Bước 1: Phân tích thực trạng nhu cầu nhiên liệu phục vụ sản xuất của Công ty Nhiệt điện Thái Bình. Để làm rõ thực trạng về nhu cầu về nhiên liệu chúng ta cần nắm được sản lượng điện có thể sản xuất từ năm 2019-2021 để từ đó thấy được nhu cầu cần có của nhiên liệu bởi vì kế hoạch mua nhiên được lập dựa vào kế hoạch sản xuất điện của nhà máy sản xuất được.

Ngoài ra, Công ty phải tìm hiểu thị trường các nhà cung cấp nhiên liệu để có thể lựa chọn được nhà cung cấp nhiên liệu đáp ứng các yêu cầu về khối lượng, chất lượng, tiến độ cung cấp và giá cạnh tranh Trên thị trường có rất nhiều nhà cung cấp nhiên liệu, do đó Công ty có thể lựa chọn được một hay nhiều nhà cung cấp nhiên liệu.

Bảng 2.5 Kế hoạch sản lượng điện giai đoạn 2019-2021

TT Nội dung ĐVT Năm 2019 Năm 2020 Năm 2021

1 Sản lượng điện kế hoạch

Nguồn:Công ty Nhiệt điện Thái Bình

Với sản lượng điện kế hoạch hàng năm đều cao hơn sản lượng điện phát bình quân nhiều năm (3,4 tỷ kWh) là một thách thức của Công ty trong việc hoàn thành kế hoạch được giao Để hoàn thành được kế hoạch giao, Công ty phải tính toán chính xác và đầy đủ khối lượng nhiên liệu cần mua phục vụ sản xuất cũng như phải có tồn kho tối ưu.

Bước 2: Xác định các mục tiêu về nhiên liệu cần mua.

Khối lượng nhiên liệu được tính toán dựa trên số liệu sản lượng điện nhân với suất tiêu hao nhiên liệu Căn cứ vào sản lượng điện kế hoạch được giao, nhu cầu nhiên liệu phục vụ sản xuất điện như sau:

Bảng 2.6 Khối lượng nhiên liệu cần mua giai đoạn 2019 -2021

TT Nhiên liệu ĐVT Năm 2019 Năm 2020 Năm 2021

Nguồn:Công ty Nhiệt điện Thái Bình

Với khối lượng nhiên liệu cần mua trong 01 năm tương đối nhiều, và phải tiếp nhận hết khối lượng nhiên liệu này trong 01 năm đòi hỏi Công ty phải quản lý, sắp xếp, bố trí thời gian tiếp nhận cho phù hợp để đảm bảo tiếp nhận hết khối lượng cũng như đảm bảo có đủ nhiên liệu cho sản xuất điện.

Căn cứ vào khối lượng nhiên liệu cần mua để sản xuất điện, Công ty lập kế hoạch chi phí mua nhiên liệu như sau:

Bảng 2.7 Kế hoạch chi phí mua nhiên liệu giai đoạn 2019 -2021

TT Nội dung ĐVT Năm

1 Nhiên liệu than Tỷ đồng 2.998 3.298 3.077

2 Nhiên liệu dầu Tỷ đồng 69 63 58

Tổng chi phí nhiên liệu Tỷ đồng 3.067 3.361 3.135

Nguồn:Công ty Nhiệt điện Thái Bình

Chi phí nhiên liệu hàng năm chiếm tỷ trọng rất lớn trong chi phí sản xuất điện Để đảm bảo có đủ nguồn lực tài chính, Công ty phải có phương án thu xếp tài chính từ năm trước Đây là một bài toán rất khó khăn trong việc đảm bảo có đủ tài chính phục vụ mua nhiên liệu.

Bước 3: Lên phương án mua nhiên liệu của Công ty Nhiệt điện Thái Bình

Bảng 2.8 Phương án mua nhiên liệu giai đoạn 2019 -2021

Nhà cung cấp Phương án mua

- Ký kết hợp đồng giữa Công ty và nhà cung cấp

- Đặt hàng theo đơn hàng với khối lượng nhất định

- Nhà cung cấp vận chuyển trực tiếp đến cảng/kho của Công ty

- Tiếp nhận dưới sự giám sát của các bộ phận liên quan : phòng KHVT, PXNL PXH, đơn vị giám định và nhà cung cấp nhiên liệu

Tải Thủy bộ Hải Hà

- Công ty CP Du lịch và

- Công ty CP Tập đoàn

- Ký kết hợp đồng giữa Công ty và nhà cung cấp

- Đặt hàng theo đơn hàng với khối lượng nhất định

- Nhà cung cấp vận chuyển trực tiếp đến kho của Công ty

- Tiếp nhận dưới sự giám sát của các bộ phận liên quan : phòng KHVT, PXNL PXH, đơn vị giám định và nhà cung cấp nhiên liệu

Nguồn:Công ty Nhiệt điện Thái Bình

Hộp 2.1 Kết quả phỏng vấn sâu về công tác lập kế hoạch mua nhiên liệu của

Công ty Nhiệt điện Thái Bình

Nguồn : Kết quả phỏng vấn sâu của tác giả

GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ MUA NHIÊN LIỆU TẠI CÔNG TY NHIỆT ĐIỆN THÁI BÌNH

Quan điểm, mục tiêu phát triển của Công ty Nhiệt điện Thái Bình

3.1.1 Quan điểm phát triển của Công ty Nhiệt điện Thái Bình

- Chiến lược phát triển trung và dài hạn:

Giữ vững sản xuất an toàn và nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh; chuẩn bị các điều kiện để chuyển đổi mô hình Công ty sang Công ty TNHH MTV tiến tới

Cổ phần hóa doanh nghiệp theo lộ trình của Chính phủ. a Ngành, nghề kinh doanh chính:

- Sản xuất và kinh doanh điện năng; tham gia thị trường điện lực theo lộ trình do cơ quan có thẩm quyền phê duyệt;

- Quản lý vận hành Nhà máy nhiệt điện Thái Bình và các nhà máy nhiệt điện khác khi được EVN giao;

- Thực hiện công tác chuẩn bị sản xuất cho các công trình nhiệt điện mới khi được EVN giao;

- Tư vấn quản lý dự án; tư vấn khảo sát thiết kế, tư vấn lập dự án đầu tư, tư vấn đấu thầu, lập dự toán; tư vấn thẩm tra và giám sát thi công công trình nguồn điện, các công trình đường dây và trạm biến áp. b Ngành, nghề liên quan phục vụ trực tiếp ngành, nghề kinh doanh chính:

- Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực về quản lý vận hành các Nhà máy nhiệt điện;

- Xây lắp, giám sát lắp đặt thiết bị viễn thông - công nghệ thông tin; khai thác, sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng;

- Mua bán, xuất nhập khẩu vật tư, thiết bị ngành điện và nhiên liệu cho sản xuất điện.

- Bán buôn chuyên doanh khác chưa được phân vào đâu (Chi tiết: Kinh doanh buôn bán tro xỉ). c Tùy từng thời điểm và tình hình sản xuất, kinh doanh, Công ty Nhiệt điện Thái Bình có thể bổ sung các ngành, nghề kinh doanh khác mà pháp luật không cấm sau khi được EVN chấp thuận.

Hiện nay, Công ty chưa có ngành nghề “Kinh doanh buôn bán tro xỉ” Công ty đề nghị bổ sung ngành nghề kinh doanh này khi chuyển đổi mô hình hoạt động với các lý do sau:

- Tro xỉ hàng năm của Nhà máy cần thiết phải tiêu thụ để tránh các ảnh hưởng môi trường có thể xảy ra Theo đề án tiêu thụ tro xỉ của Chính phủ, Bộ Công Thương yêu cầu phải tìm kiếm đơn vị tiêu thụ tro xỉ Do đó, Công ty cần phải đảm bảo yêu cầu pháp lý là có ngành nghề kinh doanh về tro xỉ để có cơ sở tìm kiếm các đối tác tiêu thụ tro xỉ.

- Công ty cần phải có ngành nghề kinh doanh về buôn bán tro xỉ để lập hồ sơ gửi các cơ quan nhà nước có thẩm quyền công bố hợp chuẩn, hợp quy cho mặt hàng tro xỉ tạo ra từ quá trình vận hành Nhà máy theo quy định của pháp luật

- Việc bổ sung ngành nghề kinh doanh buôn bán tro xỉ nhằm đảm bảo tính pháp lý của việc ký kết và thực hiện hợp đồng với các đối tác tiêu thụ tro xỉ.

3.1.2 Mục tiêu phát triển của Công ty Nhiệt điện Thái Bình

- Các mục tiêu chủ yếu của Công ty: Đảm bảo sản xuất an toàn liên tục và kinh tế, cung cấp điện ổn định cho phát triển kinh tế, xã hội Sản lượng điện sản xuất hàng năm đạt từ 3,4 tỷ kWh, ổn định và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người lao động.

- Các mục tiêu đối với môi trường, xã hội và cộng đồng của Công ty:

Giữ vững hoạt động sản xuất điện năng đi đôi với mục tiêu bảo vệ môi trường chung của địa phương.

Riêng về công tác quản lý mua nhiên liệu Công ty sớm tìm cách khắc phục những mặt yếu kém để nâng cao chất lượng hiệu quả công việc Công ty dự kiến sẽ mở một lớp đào tạo huấn luyện về các nghiệp vụ kinh tế cho cán bộ quản lý nhằm nâng cao chất lượng công tác quản lý mua nhiên liệu Chú trọng hơn nữa đến các biện pháp kiểm soát và thực hiện tiếp nhận nhiên liệu

Bảng 3.1 Kế hoạch doanh thu, chi phí, lợi nhuận trong các năm 2022-2024

TT Diễn giải ĐVT Năm 2022 Năm 2023 Năm 2024

1 Sản lượng điện thương phẩm Tr.kWh 3.462,5 3.462,5 3.462,5

2 Giá thành đơn vị sản phẩm đ/kwh 1.742,7 1.764,1 1.750,5

3 Giá bán điện dự kiến đ/kwh 1.763,3 1.785,2 1.807,6

I Tổng Chi phí SXKD Tr.đồng 6.034.199,2 6.108.116,4 6.061.032,3

1 Chi phí nhiên liệu Tr.đồng 3.428.630,0 3.497.202,6 3.567.146,7

2 Chi phí vật liệu Tr.đồng 147.431,1 150.379,7 178.357,3

BHTN, KPCĐ và các chi phí có tính chất lương của LLVH

4 Lương của LL sửa chữa Tr.đồng 33.332,0 34.165,0 35.019,0

5 Khấu hao TSCĐ Tr.đồng 1.450.622,2 1.457.875,3 1.465.164,6

6 Dịch vụ mua ngoài Tr.đồng 119.735,7 125.721,8 132.007,1

7 Chi phí bằng tiền Tr.đồng 158.668,0 166.601,0 174.931,0

8 Chi phí SCL Tr.đồng 230.000,0 241.500,0 78.000,0

9 Lãi vay ODA Tr.đồng 344.695,0 329.806,3 311.337,2

10 Lãi vay NHTM Tr.đồng 16.119,7 - -

II Tổng doanh thu SXKD Tr.đồng 6.116.290,9 6.193.317,0 6.271.863,5

1 Doanh thu SX điện Tr.đồng 6.105.290,9 6.181.317,0 6.258.863,5

2 Doanh thu SXKD khác Tr.đồng 11.000,0 12.000,0 13.000,0

III Lợi nhuận Tr.đồng 82.091,72 85.200,54 210.831,18

Nguồn:Công ty Nhiệt điện Thái Bình

Giải pháp hoàn thiện quản lý mua nhiên liệu tại Công ty Nhiệt điện Thái Bình

Nhiên liệu là yếu tố có vai trò quyết định trong quá trình sản xuất điện,chiếm tỷ lệ cao nhất trong chi phí sản xuất điện Hoạt động cung cấp nhiên liệu ảnh hưởng trực tiếp đến kế hoạch sản xuất kinh doanh của Công ty, nó có thể đảm bảo cho quá trình sản xuất diễn ra liên tục hoặc làm gián đoạn quá trình sản xuất nếu cung ứng không kịp thời, ảnh hưởng đến doanh thu của Công ty Hiện nay, có rất nhiều các đơn vị tham gia sản xuất điện bao gồm thủy điện, nhiệt điện, điện khí năng lượng tái tạo (điện mặt trời và điện gió) Để tồn tại và phát triển, Công ty cần phải chủ động trong quá trình mua nhiên liệu, tạo điều kiện thực hiện tốt các kế hoạch sản xuất được giao, đảm bảo quá trình sản xuất điện được diễn ra an toàn, liên tục, hiệu quả

3.2.1 Hoàn thiện bộ máy quản lý mua nhiên liệu của Công ty Nhiệt điện Thái Bình

Bộ máy quản lý mua nhiên liệu của Công ty nhiệt điện Thái Bình nhìn chung khá hoàn thiện nhưng vẫn cần một số vấn đền cần hoàn thiện:

- Phòng Thí nghiệm của PX Hóa cần được trang bị thêm các thiết bị để có thể phân tích được những người có chuyên môn cho việc kiểm tra chất lượng của nhiên liệu nhập về nhà máy để Công ty có thể chủ động trong việc kiểm tra chất lượng của nhiên liệu mà không cần phải thuê đơn vị giám định.

- Tăng cường đào tạo, nâng cao chuyên môn nghiệp vụ cho bộ phận tiếp nhận và bộ phận thí nghiệm phân tích để mọi cá nhân có thể hoàn thành nhiệm vụ được giao.

Trong các yếu tố của quá trình sản xuất, lao động của con người có tính chất quan trọng nhất Sử dụng tốt nguồn lao động, tận dụng hết khả năng lao động kỹ thuật của người lao động là một yếu tố làm tăng năng suất lao động, giảm chi phí sản xuất, tăng lợi nhuận cho các doanh nghiệp.

Việc tính toán và lựa chọn lao động phù hợp với yêu cầu của công việc luôn là điều kiện không thể thiếu để tổ chức sắp xếp lao động một cách khoa học, nâng cao năng suất lao động và tăng thu nhập cho người lao động Trong quá trình sử dụng lao động, Công ty nên xem xét nguyện vọng của mỗi cá nhân nhưng phải đảm bảo cá nhân đó có khả năng hoàn thiện nhiệm vụ được giao Công ty nên phát triển nguồn nhân lực thông qua các chương trình đào tạo, nâng cao trình độ chuyên môn,tay nghề cho cán bộ nhân viên để đáp ứng yêu cầu sản xuất kinh doanh của Công ty, tuyển chọn những lao động có trình độ đáp ứng được yêu cầu.

Công ty nên có các biện pháp quản trị nhằm tạo động lực vật chất, tinh thần cho người lao động, gắn lợi ích của người lao động với kết quả họ tạo ra để khai thác hết tiềm năng của người lao động Công ty cần áp dụng các hình thức tạo động lực lao động: thưởng cho các công nhân đạt năng suất cao, có sáng kiến tiết kiệm, tặng bằng khen cho cá nhân, tập thể xuất sắc Bên cạnh đó, Công ty cần chú trọng cải thiện môi trường làm việc, thực hiện đầy đủ các chế độ bảo hiểm y tế, có chính sách đãi ngộ thỏa đáng. Để tăng hiệu quả công việc đòi hỏi chuyên viên lập kế hoạch có kỹ năng, trình độ, sự sáng tạo để có thể xây dựng kế hoạch chính xác, khoa học đảm bảo kịp thời đúng theo yêu cầu của EVN, Công ty cần có kế hoạch bồi dưỡng, nâng cao nghiệp vụ cho các công nhân viên đáp ứng công việc Ngoài ra, Công ty cần tạo điều kiện cho cán bộ công nhân viên có nguyện vọng đi học thêm để nâng cao trình độ.

3.2.2 Hoàn thiện lập kế hoạch mua nhiên liệu của Công ty Nhiệt điện Thái Bình

Muốn lập được kế hoạch mua nhiên liệu chính xác phải tổng hợp nhiều yếu tố bao gồm dự báo khối lượng tiêu thụ chính xác, khả năng cung cấp và tiến độ giao hàng của nhà cung cấp, khả năng tiêu thụ nhiên liệu trong khoảng thời gian nhất định và ước khối lượng nhiên liệu tồn kho cuối kỳ Để hoàn thiện lập kế hoạch mua nhiên Công ty cần thực hiện một số giải pháp như sau:

- Lập các phương án dự phòng trong trường hợp các nhà cung cấp nhiên liệu chính của Công ty không thể đáp ứng được khối lượng nhiên liệu cần thiết phục vụ sản xuất do các nguyên nhân không lường trước được.

+ Tìm các nhà cung cấp dự phòng để thay thế các nhà cung cấp chính trong trường hợp nhà cung cấp chính không đáp ứng đủ khối lượng nhiên liệu theo yêu cầu.

+ Tăng lượng tồn kho nhiên liệu trong kế hoạch để đề phòng trường hợp thiếu nhiên liệu do các yếu tố nhập khẩu nhiên liệu bị hạn chế, do thiếu phương tiện vận chuyển, do bị cách ly bởi dịch bệnh.

+ Có kế hoạch sớm trước cụ thể với nhà cung cấp để họ có thời gian chuẩn bị chế biến, tích trữ nguồn hàng, tránh đặt hàng đột xuất không trong kế hoạch dẫn đến nhà cung ứng không thể chuẩn bị kịp đơn đặt hàng.

3.2.3 Hoàn thiện thực hiện mua nhiên liệu của Công ty Nhiệt điện Thái Bình a) Hoàn thiện công tác đánh giá, lựa chọn nhà cung cấp

Mục đích là để có thể lựa chọn được những nhà cung cấp có chất lượng cao với giá cả hợp lý nhất Các thủ tục kiểm soát khi lựa chọn nhà cung cấp:

+ Đề nghị các nhà cung cấp chào giá với khối lượng cụ thể khi có nhu cầu mua hàng nhằm giúp cho Công ty lựa chọn được nhà cung cấp tốt nhất.

+ Nên hoán đổi chuyên viên đấu thầu để tránh tình trạng một người có quan hệ với một số nhà cung cấp trong một thời gian dài dẫn đến chuyên viên này có thể chọn nhà cung cấp không bán hàng hóa phù hợp nhất hoặc mức giá không hợp lý vì họ nhận được tiền hoa hồng từ nhà cung cấp.

+ Ban hành các quy tắc đạo đức trong đó nghiêm cấm chuyên viên đấu thầu nhận quà cáp hay các lợi ích khác từ nhà cung cấp Tiến hành kỷ luật nghiêm khắc nếu phát hiện chuyên viên để lộ thông tin hồ sơ đấu thầu.

+ Lập báo cáo đánh giá kết quả lựa chọn nhà cung cấp, báo cáo thẩm định kết quả lựa chọn nhà thầu theo đúng quy định về đấu thầu.

Ngày đăng: 08/08/2023, 12:55

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w