1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Quản Lý Chi Phí Trung – Đại Tu Tại Công Ty Nhiệt Điện Thái Bình.docx

122 5 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Quản Lý Chi Phí Trung – Đại Tu Tại Công Ty Nhiệt Điện Thái Bình
Tác giả Nguyễn Thị Thanh An
Người hướng dẫn TS. Nguyễn Đăng Núi
Trường học Trường Đại Học Kinh Tế Quốc Dân
Chuyên ngành Quản Lý Kinh Tế
Thể loại luận văn thạc sĩ
Năm xuất bản 2022
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 122
Dung lượng 468,49 KB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ CHI PHÍ TRUNG – ĐẠI TU TẠI CÔNG TY NHIỆT ĐIỆN (12)
    • 1.1. Công ty nhiệt điện và chi phí trung – đại tu tại công ty nhiệt điện (31)
      • 1.1.1. Công ty nhiệt điện (31)
      • 1.1.2. Chi phí trung – đại tu tại công ty nhiệt điện (33)
    • 1.2. Quản lý chi phí trung – đại tu tại công ty nhiệt điện (35)
      • 1.2.1. Khái niệm và mục tiêu quản lý chi phí trung – đại tu tại công ty nhiệt điện.10 1.2.2. Nguyên tắc quản lý chi phí trung – đại tu tại công ty nhiệt điện (35)
      • 1.2.3. Bộ máy quản lý chi phí trung – đại tu tại công ty nhiệt điện (37)
      • 1.2.4. Nội dung quản lý chi phí trung – đại tu tại công ty nhiệt điện (39)
      • 1.2.5. Nhân tố ảnh hưởng đến quản lý chi phí trung – đại tu tại công ty nhiệt điện (50)
      • 1.2.6 Kinh nghiệm quản lý chi phí trung – đại tu tại một số công ty nhiệt điện (53)
  • CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CHI PHÍ TRUNG – ĐẠI TU TẠI CÔNG TY NHIỆT ĐIỆN THÁI BÌNH (14)
    • 2.1. Tổng quan về Công ty Nhiệt điện Thái Bình và chi phí trung – đại tu tại công ty nhiệt điện (55)
      • 2.1.1. Giới thiệu tổng quan về công ty (55)
      • 2.1.2 Thực trạng chi phí trung – đại tu của Công ty Nhiệt điện Thái Bình (65)
    • 2.3. Thực trạng quản lý chi phí trung – đại tu tại Công ty Nhiệt điện Thái Bình (72)
      • 2.3.1. Thực trạng lập kế hoạch chi phí trung – đại tu của Công ty Nhiệt điện Thái Bình (72)
    • 2.4. Đánh giá chung về quản lý chi phí trung – đại tu tại Công ty Nhiệt (96)
      • 2.4.1. Đánh giá thực hiện mục tiêu quản lý chi phí trung – đại tu (96)
      • 2.4.2. Đánh giá theo nội dung quản lý chi phí (97)
  • CHƯƠNG 3: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ (19)
    • 3.1. Mục tiêu phát triển và phương hướng hoàn thiện quản lý chi phí trung – đại tu của Công ty Nhiệt điện Thái Bình đến năm 2025 (103)
      • 3.1.1. Mục tiêu phát triển của Công ty Nhiệt điện Thái Bình đến năm 2025. .69 3.1.2. Phương hướng hoàn thiện quản lý chi phí trung – đại tu của Công ty Nhiệt điện Thái Bình đến năm 2025 (103)
    • 3.2. Giải pháp hoàn thiện quản lý chi phí trung – đại tu của Công ty Nhiệt điện Thái Bình (106)
      • 3.2.1. Giải pháp hoàn thiện bộ máy quản lý (106)
      • 3.2.2. Giải pháp hoàn thiện lập kế hoạch chi phí trung – đại tu (107)
      • 3.2.3. Giải pháp hoàn thiện tổ chức thực hiện kế hoạch chi phí trung – đại tu (110)
      • 3.2.4. Giải pháp hoàn thiện kiểm soát thực hiện kế hoạch chi phí trung – đại tu (112)
    • 3.3. Kiến nghị (115)
      • 3.3.1. Kiến nghị với EVN (115)
      • 3.3.2. Kiến nghị với các cơ quan quản lý nhà nước tỉnh Thái Bình (115)
      • 3.3.3. Kiến nghị với các Bộ, Ban, Ngành (116)
  • PHỤ LỤC (0)
    • Hộp 2.2. Kết quả phỏng vấn về đánh giá công tác lập kế hoạch chi phí trung – đại tu tại Công ty Nhiệt điện Thái Bình (77)
    • Hộp 2.3: Kết quả phỏng vấn về đánh giá công tác thực hiện kế hoạch chi phí nhân công tại Công ty Nhiệt điện Thái Bình (84)
    • Hộp 2.3: Kết quả phỏng vấn về đánh giá công tác thực hiện kế hoạch chi phí nhân công tại Công ty Nhiệt điện Thái Bình...................................................61 Hộp 2.4: Kết quả phỏng vấn về đánh giá công tác kiểm soát chi phí trung – đại tu tại (0)

Nội dung

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN  NGUYỄN THỊ THANH AN QUẢN LÝ CHI PHÍ TRUNG – ĐẠI TU TẠI CÔNG TY NHIỆT ĐIỆN THÁI BÌNH LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ Hà Nội, năm 2022 TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC[.]

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ CHI PHÍ TRUNG – ĐẠI TU TẠI CÔNG TY NHIỆT ĐIỆN

Công ty nhiệt điện và chi phí trung – đại tu tại công ty nhiệt điện

Theo Hoàng Phê (2018) thì “Nhiệt điện có nghĩa là điện sản sinh ra bằng cách đốt lò cho chạy tuốc bin” là nguồn điện được chuyển đổi từ năng lượng nhiệt, trong đó hóa năng của nhiên liệu biến thành nhiệt năng

Khác biệt lớn nhất trong thiết kế của nhà máy nhiệt điện là do các nguồn nhiên liệu khác nhau Có một số loại nhà máy nhiệt điện, phổ biến nhất là những nhà máy được mô tả dưới đây:

Nhà máy nhiệt điện sử dụng nhiên liệu hóa thạch : sử dụng nhiên liệu hóa thạch như than, dầu hoặc khí tự nhiên

Nhà máy nhiệt điện hạt nhân: sử dụng năng lượng hạt nhân trong hạt nhân của các nguyên tử để tạo ra phản ứng hạt nhân có khả năng tạo ra năng lượng, như các nhà máy phân hạch hạt nhân uranium

Nhà máy nhiệt điện chu trình kết hợp : sử dụng kết hợp tuabin hơi nước và nước để xử lý khí tự nhiên, đạt hiệu suất và năng lượng cao hơn tới 50%

Nhà máy nhiệt điện mặt trời : các nhà máy này sử dụng năng lượng nhiệt từ mặt trời hoặc từ thiên nhiên, do đó, họ không cần đốt nhiên liệu, là một loại nhà máy để phát triển bền vững.

Công ty nhiệt điện là công ty quản lý và vận hành nhà máy nhiệt điện nhằm đạt các mục tiêu đã đề ra Đặc điểm và vai trò của Công ty nhiệt điện:

Có khả năng đáp ứng nhu cầu điện cho hệ thống một cách nhanh chóng và linh hoạt, do vậy có thể coi công ty nhiệt điện là công cụ liên kết quan trọng trong hệ thống điện quốc gia.

Có vai trò quan trọng trong việc tạo nguồn lực phát triển kinh tế - xã hội tại nhiều địa phương.

1.1.2 Chi phí trung – đại tu tại công ty nhiệt điện

1.1.2.1 Khái niệm chi phí trung – đại tu tại công ty nhiệt điện

“Sửa chữa TSCĐ là việc duy tu, bảo dưỡng, thay thế sửa chữa những hư hỏng phát sinh trong quá trình hoạt động nhằm khôi phục lại năng lực hoạt động theo trạng thái hoạt động tiêu chuẩn ban đầu của TSCĐ” (Bộ Tài chính, 2013)

Sửa chữa TSCĐ bao gồm sửa chữa bảo dưỡng theo định kỳ, sửa chữa bảo dưỡng theo tình trạng thiết bị và sửa chữa lớn, trong đó “Sửa chữa lớn: là các công việc bảo dưỡng, sửa chữa, khắc phục sự cố nhằm khôi phục năng lực và tính năng kỹ thuật của tài sản cố định theo trạng thái ban đầu của tài sản Sửa chữa lớn bao gồm các kỳ Đại tu, Trung tu thiết bị, công trình” (Tập đoàn Điện lực Việt Nam,

“Sửa chữa bảo dưỡng theo định kỳ: Là công tác sửa chữa theo chu kỳ kế hoạch với hạng mục công tác sửa chữa được quy định trong tài liệu hướng dẫn vận hành, tài liệu kỹ thuật và/hoặc khuyến cáo của nhà chế tạo Công tác này không phụ thuộc vào tình trạng kỹ thuật của thiết bị vào thời điểm bắt đầu sửa chữa” (Tập đoàn Điện lực Việt Nam, 2021).

“Sửa chữa bảo dưỡng theo tình trạng thiết bị Là công tác sửa chữa được tiến hành trên cơ sở tình trạng kỹ thuật thực tế của thiết bị với hạng mục sửa chữa được khuyến cáo theo tài liệu hướng dẫn vận hành, tài liệu kỹ thuật và/hoặc khuyến cáo của nhà chế tạo”(Tập đoàn Điện lực Việt Nam, 2021).

Sửa chữa lớn tại công ty nhiệt điện bao gồm các kỳ đại tu, trung tu thiết bị, công trình bao gồm việc sửa chữa toàn bộ các máy móc thiết bị như lò hơi, tua bin, hệ thống vận chuyển than, đường xá, nhà cửa…

- Đại tu : Là công việc bảo dưỡng, sửa chữa định kỳ tổng thể toàn bộ các bộ phận của thiết bị, công trình nhằm khôi phục lại năng lực hoạt động của thiết bị,công trình, phòng ngừa sự cố, bảo đảm vận hành tin cậy, kinh tế trong suốt khoảng thời gian đến kỳ đại tu tiếp theo.

- Trung tu: Là công việc bảo dưỡng, sửa chữa định kỳ nhằm khôi phục lại năng lực hoạt động của một số bộ phận và chi tiết thiết bị, công trình có thời gian làm việc tin cậy ngắn hơn chu kỳ đại tu của thiết bị, công trình.

Vì vậy có thể hiểu chi phí trung – đại tu tại công ty nhiệt điện là chi phí Công ty chi ra cho công việc sửa chữa, thay thế phụ tùng, máy móc và thiết bị phù hợp với công nghệ hiện tại nhằm mục đích khôi phục năng lực và tính năng kỹ thuật của TSCĐ theo trạng thái ban đầu.

1.1.2.2 Nội dung chi phí trung - đại tu tại công ty nhiệt điện

Nội dung chi phí trung - đại tu tại công ty nhiệt điện bao gồm các khoản mục:

PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CHI PHÍ TRUNG – ĐẠI TU TẠI CÔNG TY NHIỆT ĐIỆN THÁI BÌNH

Tổng quan về Công ty Nhiệt điện Thái Bình và chi phí trung – đại tu tại công ty nhiệt điện

2.1.1 Giới thiệu tổng quan về công ty

Công ty Nhiệt điện Thái Bình là doanh nghiệp nhà nước trực thuộc Tập đoàn Điện lực Việt Nam, được thành lập vào ngày 16/02/2017, được Tập đoàn giao quản lý và vận hành Nhà máy Nhiệt điện Thái Bình.

Nhà máy có hai tổ máy với tổng công suất lắp đặt là 600 MW (2x300 MW), sử dụng công nghệ nhiệt điện ngưng hơi truyền thống, lò hơi thông số cận tới hạn, đây là loại công nghệ đã được áp dụng phổ biến trên thế giới, đảm bảo các yêu cầu về bảo vệ môi trường theo các tiêu chuẩn của Việt Nam và quốc tế Nhiên liệu sử dụng cho nhà máy là than anthracite nội địa từ Quảng Ninh.

Chức năng nhiệm vụ: Quản lý vận hành các Nhà máy điện được Tập đoàn Điện lực Việt Nam giao, phối hợp với Trung tâm dịch vụ sửa chữa EVN thực hiện công tác sửa chữa, bảo dưỡng các Nhà máy điện được giao quản lý vận hành theo phân cấp của EVN; thực hiện các dịch vụ khác có liên quan đến lĩnh vực hoạt động chính như: thí nghiệm, hiệu chỉnh thiết bị, chuẩn bị sản xuất, đào tạo vận hành…

Mục tiêu, định hướng phát triển: Đảm bảo sản xuất an toàn liên tục và kinh tế, cung cấp điện ổn định cho phát triển kinh tế, xã hội Sản lượng điện sản xuất hàng năm đạt từ 3000 triệu kWh, ổn định và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người lao động; Giữ vững sản xuất an toàn và nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh; chuẩn bị các điều kiện để chuyển đổi mô hình Công ty sang Công ty TNHHMTV tiến tới Cổ phần hóa doanh nghiệp theo lộ trình của Chính phủ; Giữ vững hoạt động sản xuất điện năng đi đôi với mục tiêu bảo vệ môi trường chung của địa phương.

- Quá trình hình thành và phát triển của Công ty:

Khởi công xây dựng vào ngày 22/02/2014 tại xã Mỹ Lộc, huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình.

Tổng mức đầu tư của dự án là 26.584,6 tỷ VND, trong đó vốn vay ODA của Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) 85%, phần còn lại là vốn đối ứng của EVN

Ngày 16 tháng 02 năm 2017 Tổng Công ty phát điện 3 đã ký Quyết định số 0420/QĐ-GENCO3 thành lập Công ty Nhiệt điện Thái Bình.

Hoàn thành tổ máy số 01 đưa vào vận hành ngày 16/01/2018 Hoàn thành tổ máy số 02 đưa vào vận hành ngày 23/03/2018

Ngày 29 tháng 11 năm 2018, Hội đồng Thành viên Tập đoàn Điện lực Việt Nam ký quyết định số 312/QĐ-EVN thành lập Công ty Nhiệt điện Thái Bình trực thuộc Tập đoàn Điện lực Việt Nam.

Công ty thực hiện tiếp nhận toàn bộ tài sản liên quan đến Dự án Nhà máy Nhiệt điện Thái Bình và nhân sự từ Công ty Nhiệt điện Thái Bình trực thuộc Tổng Công ty Phát điện 3, sang Công ty trực thuộc Tập đoàn từ ngày 01/01/2019

Từ khi đi vào vận hành đến tháng 9 năm 2022 Công ty đã đóng góp tổng số 14,7 triệu kWh điện cho hệ thống điện quốc gia, góp phần đảm bảo an ninh năng lượng. Đáp ứng được Quy hoạch phát triển điện lực Quốc gia giai đoạn 2006-2015 có xét đến 2025 theo Quyết định số 110/2007/QĐ-TTg ngày 18/7/2007 của Thủ tướng Chính phủ; Góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội, quá trình công nghiệp hóa của tỉnh Thái Bình và các khu vực lân cận

- Bộ máy tổ chức của Công ty

Mô hình tổ chức hoạt động của Công ty Nhiệt điện Thái Bình hiện nay được thể hiện qua hình 2.1

Hình 2.1: Mô hình tổ chức quản lý của Công ty Nhiệt điện Thái Bình

Nguồn: Phòng HCLĐ – Công ty Nhiệt điện Thái Bình

Giám đốc Công ty: Là người điều hành cao nhất mọi mặt hoạt động của

Công ty Nhiệt điện Thái Bình, trực tiếp chịu trách nhiệm trước pháp luật và EVN về hoạt động của công ty theo phạm vi phân cấp và ủy quyền Chịu sự kiểm tra, giám sát của EVN đối với việc thực hiện các quyền hạn và nhiệm vụ được giao theo quy định của pháp luật

Phó Giám đốc: Là người giúp việc cho Giám đốc, được Giám đốc phân công hoặc ủy quyền điều hành điều hành một số lĩnh vực công tác nhất định, chịu

PHÓ GIÁM ĐỐC 1 PHÓ GIÁM ĐỐC 2

Phòng Hành chính và Lao động

Phòng Kế hoạch và Vật tư

Phòng An toàn và Môi trường trách nhiệm trước Giám đốc Công ty và trước pháp luật về việc thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao hoặc ủy quyền Công ty có 01 Phó Giám đốc phụ trách kỹ thuật và 01 Phó Giám đốc phụ trách vận hành.

Các phòng chuyên môn nghiệp vụ và các phân xưởng sản xuất: Có chức năng tham mưu, giúp việc cho Giám đốc Công ty trong quản lý điều hành SXKD của Công ty Giám đốc Công ty ban hành quyết định tổ chức thành lập và quy định chức năng nhiệm vụ cụ thể của các phòng chuyên môn nghiệp vụ và các phân xưởng sản xuất trên cơ sở cơ cấu tổ chức quản lý, định biên đã được EVN phê duyệt.

Nhân sự: Đến thời điểm 31/12/2021, tổng số lao động của Công ty là 329 người Cơ cấu lao động như sau:

Cơ cấu lao độn g của

2 Phòng Kế hoạch và Vật tư 23 23 22

3 Phòng Tài chính và Kế toán 10 11 11

4 Phòng Hành chính và Lao động 23 24 25

6 Phòng An toàn và Môi trường 5 5 5

Nguồn:Phòng HCLĐ- Công ty Nhiệt điện Thái Bình

Bảng 2.2: Cơ cấu lao động chi tiết

II Phân theo trình độ lao động

1 HĐLĐ không xác định thời hạn 306 93,01 327 98,79 329 100

2 HĐLĐ xác định thời hạn 23 6,99 4 1,21 0

IV Phân theo độ tuổi

V Phân theo vị trí chức danh

2 Lao động chuyên môn nghiệp vụ 59 17,9 63 19,03 64 19,45

4 Lao động thừa hành, phục vụ 14 4,3 13 3,93 13 3,95

Nguồn: Phòng HCLĐ- Công ty Nhiệt điện Thái Bình

- Tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty

Nhà máy nhiệt điện Thái Bình là nhà máy mới, bắt đầu vận hành thương mại từ năm 2018 Trải qua 4 năm hình thành và phát triển, Công ty Nhiệt điện Thái Bình đang dần hoàn thiện và ổn định sản xuất, các hoạt động sản xuất kinh doanh củaCông ty cũng ngày càng đạt hiệu quả cao hơn Tình hình SXKD của Công ty giai đoạn từ 2019-2021 được thể hiện ở bảng sau:

Bảng 2.3 Tình hình sản xuất kinh doanh của TBTPC

Nội dung Đơn vị tính

TH/KH (%) Kế hoạch Thực hiện

Sản lượng điện sản xuất

Nộp Ngân sách nhà nước

Nguồn: Phòng TCKT- Công ty Nhiệt điện Thái Bình yếu đi phân tích tính hình thực hiện sản lượng và chi phí sản xuất theo kế hoạch được giao hàng năm.

Từ bảng 2.3 cho thấy, kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Nhiệt điện Thái Bình giai đoạn 2019-2021 có biến động đáng kể, cụ thể:

Về sản lượng điện sản xuất: Sản lượng điện sản xuất có sự tăng giảm không đồng đều qua các năm, năm 2020 sản lượng điện sản xuất tăng 141 triệu kWh tương ứng với tỷ lệ tăng 3,9% so với thực hiện năm 2019; năm 2021 sản lượng điện sản xuất giảm 130 triệu kWh tương ứng với tỷ lệ giảm 3,4% so với sản lượng thực hiện năm 2020 Nguyên nhân do phụ thuộc vào nhu cầu huy động của A0, đồng thời năm 2021 Công ty tiến hành đại tu tổ máy số 1 và một số hạng mục dùng chung nên sản lượng điện sản xuất giảm.

Về doanh thu: Công ty Nhiệt điện Thái Bình là đơn vị hạch toán phụ thuộc

Thực trạng quản lý chi phí trung – đại tu tại Công ty Nhiệt điện Thái Bình

2.3.1 Thực trạng lập kế hoạch chi phí trung – đại tu của Công ty Nhiệt điện Thái Bình

Căn cứ lập kế hoạch:

Căn cứ tình hình vận hành của tài sản, khuyến cáo của nhà sản xuất, hồ sơ theo dõi quá trình vận hành của tài sản và kế hoạch trung – đại tu đã đăng ký với Trung tâm Điều độ hệ thống điện quốc gia hàng năm nhằm sắp xếp lịch sửa chữa, đảm bảo việc sửa chữa không ảnh hưởng đến việc cung ứng điện cho hệ thống điện quốc gia.

Căn cứ các định mức kinh tế kỹ thuật gồm: định mức sửa chữa lò hơi nhà máy nhiệt điện đốt than tổ máy công suất 300MW, định mưc sửa chữa lớn tuabin hơi nước nhiệt điện đốt than tổ máy công suất 300MW ban hành kèm theo Quyết định số 145/QĐ-HĐTV ngày 06/12/2021 của HĐTV Tập đoàn Điện lực Việt Nam (Thay thế QĐ số 22/QĐ-EVN ngày 31/01/2019 về định mức sửa chữa lớn thiết bị tổ máy nhiệt điện đốt than công suất 300MW) ; định mức dự toán xây dựng công trình phần thí nghiệm điện, đường dây và trạm biến áp ban hành theo văn bản số 1781/BXD-VP ngày 16/8/2007 của Bộ Xây dựng… và một số định mức kinh tế kỹ thuật do Bộ Công nghiệp (nay là Bộ Công thương), Bộ Xây dựng ban hành được vận dụng trong quá trình lập dự toán Hầu hết các định mức này được ban hành từ những năm 2005-2007.

Căn cứ vào diễn biến của đơn giá nhân công, vật tư thiết bị trên thị trường.

Căn cứ hướng dẫn công tác dự toán sửa chữa lớn TSCĐ của Tập đoàn Điện lực Việt Nam tại Công văn số 5456/CV-EVN-KTDT ngày 16/10/2007.

Nguyên tắc lập kế hoạch:

Kế hoạch chi phí trung – đại tu tại Công ty được lập trên cơ sở đăng ký kế hoạch vận hành và kế hoạch bảo dưỡng, sửa chữa thiết bị, nhà máy điện của đơn vị phát điện Đơn vị quản lý vận hành phải được tính toán cân đối trong toàn bộ hệ thống điện quốc gia theo các nguyên tắc sau:

Kế hoạch chi phí trung – đại tu phải bảo đảm mục tiêu hiệu quả của công tác sửa chữa, phù hợp với trình tự sửa chữa, nguồn vốn sử dụng Kế hoạch chi phí sửa chữa phải được dự trù đúng, đủ theo hạng mục, hoạt động sửa chữa phù hợp với yêu cầu thiết kế, điều kiện hoạt động của tài sản và mặt bằng giá thị trường.

Quy trình lập kế hoạch chi phí

Việc lập kế hoạch chi phí trung – đại tu được thể hiện qua bảng 2.6

Bảng 2.6 Quy trình lập kế hoạch chi phí trung – đại tu

Nguồn: Phòng KHVT- Công ty Nhiệt điện Thái Bình

Qua bảng tổng hợp trên có thể thấy việc lập kế hoạch chi phí trung – đại tu tại Công ty chủ yếu do phòng KHVT và KT thực hiện trực tiếp, không có sự tham gia của phòng TCKT Chỉ đến khi tổng hợp chi phí trung – đại tu đưa vào KHSXKD hàng năm thì mới có sự tham gia của phòng TCKT Điều đó sẽ gây bất lợi trong việc kiểm soát các chi phí, dễ xảy ra các sai sót về mặt số học, sai sót về mặt tính chất công việc, không bao quát hết được sự biến động về giá cả

Nội dung kế hoạch chi phí trung - đại tu:

Kế hoạch chi phí trung – đại tu hàng năm được lập theo từng danh mục công trình và theo các khoản mục chi phí bao gồm: Chi phí vật liệu, chi phí nhân công, chi phí dịch vụ thuê ngoài, chi phí khác và chi phí dự phòng Các khoản mục chi phí được tính toán trên cơ sở đơn giá định mức của Nhà nước tại thời điểm dự toán, các định mức kinh tế kỹ thuật và các văn bản hướng dẫn của EVN; đơn giá vật tư, thiết bị được tham khảo giá trên thị trường tại thời điểm lập dự toán.

Nội dung kế hoạch chi phí trung – đại tu giai đoạn 2019-2021 của Công ty Nhiệt điện Thái Bình được thể hiện tại bảng 2.7.

Bảng 2.7 Tổng hợp kế hoạch chi phí trung – đại tu giai đoạn 2019-2021

Nội dung chi phí ĐV

Trung tu tổ máy số 01

Năm 2020 Trung tu tổ máy số 02

Năm 2021 Đại tu tổ máy số 01

Chi phí vật tư, thiết bị Tr.đ 27.369 15.242 177.018

Chi phí nhân công Tr.đ 13.204 11.623 12.682

Chi phí dịch vụ, thuê ngoài Tr.đ 9.661 7.302 25.239

- Chi phí máy thi công Tr.đ 659 659 1.276

Nội dung chi phí ĐV

Trung tu tổ máy số 01

Năm 2020 Trung tu tổ máy số 02

Năm 2021 Đại tu tổ máy số 01

- Thu nhập chịu thuế tính trước

- Chi phí chuyên gia Tr.đ 18.206

Chi phí dự phòng Tr.đ 2.925 2.304 11.124

Giá trị vật tư thu hồi Tr.đ

Nguồn: Phòng TCKT – Công ty Nhiệt điện Thái Bình

Về tổng chi phí: Chi phí trung – đại tu các năm biến động theo nội dung danh mục SCL hàng năm Trong thời gian đầu hoạt động (năm 2019 và 2020) Tập đoàn ký hợp đồng thuê Tổng Công ty Phát điện 3, giao EPS thực hiện công tác trung tu, hai năm này chỉ thực hiện trung tu tổ máy Mặt khác giai đoạn này, Nhà máy mới đi vào hoạt động, vẫn đang trong giai đoạn bảo hành nên chi phí sửa chữa không nhiều Bắt đầu từ năm 2021, công việc sửa chữa mới được bàn giao cho Trung tâm dịch vụ sửa chữa các Nhà máy điện trực thuộc EVN (PSC) đảm nhận, năm này bắt đầu thực hiện Đại tu lần đầu tổ máy số 01 Do đó mà khi lập kế hoạch, chi phí trung tu các năm 2019,2020 giá trị nhỏ hơn rất nhiều so với kế hoạch chi phí đại tu năm 2021(gấp trên 4 lần trung tu) Lý do là trung tu thực hiện chủ yếu là sửa chữa nhỏ, bảo dưỡng là chủ yếu, nhưng đại tu thì thực hiện sửa chữa lớn, bên cạnh việc sửa chữa, bảo dưỡng còn thay thế các thiết bị theo khuyến cáo của nhà sản xuất.

Về nội dung chi phí: Kế hoạch chi phí được lập theo các khoản mục gồm:

Chi chi phí vật liệu, chi phí nhân công, chi phí thuê ngoài (chi phí máy thi công, chi phí chung…), chi phí khác, chi phí dự phòng, chi phí thu hồi phế liệu Các chi phí trong quá trình thi công thực tế phát sinh có chứng từ đầy đủ, hợp lý, hợp lệ theo quy định, được hạch toán vào chi phí trung – đại tu Trong kế hoạch chi phí trung – đại tu hàng năm, chi phí vật liệu chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng chi phí trung – đại tu Cụ thể: Năm 2019 chiếm 48,78%, năm 2020 chiếm 34,49% và năm 2021 chiếm 75,9% tổng chi phí trung – đại tu Nguyên nhân do năm 2019, 2020 Công ty chỉ tiến hành trung tu các tổ máy, sang năm 2021 tiến hành đại tu tổ máy số 01( tổ máy số 02 được đại tu năm 2022) mặt khác, các chi tiết máy móc qua thời gian vận hành lâu ngày đến lúc cần được thay thế để đảm bảo tuổi thọ tài sản Chi phí nhân công cũng chiếm tỷ trọng khá lớn, sau chi phí thiết bị Năm 2019 chiếm 23,53%, năm 2020 chiếm 26,3% và năm 2021 chiếm 13,2% tổng chi phí kế hoạch, bao gồm cả công chuyên gia (do chi phí đại tu lớn nên tỷ lệ chi phí nhân công trong tổng chi phí nhỏ) Nguyên nhân do dự toán chi phí nhân công Trung – đại tu được tính theo các định mức kinh tế kỹ thuật hiện hành của Nhà nước và của EVN.

Về việc lập kế hoạch chi phí: Kế hoạch chi phí được lập hàng năm, theo từng danh mục tài sản và theo khoản mục chi phí cụ thể, tuy nhiên việc lập kế hoạch chi phí phải được thực hiện từ năm trước nên thiếu chính xác, không phù hợp với thực tế do việc cập nhật giá cả vật tư thiết bị trong quá trình dự toán chưa sát với biến động trên thị trường

Kế hoạch chi phí trung – đại tu có thể sai sót trong khâu áp khối lượng công việc thực hiện so với phương án kỹ thuật, sai trong áp dụng định mức công việc, sai sót khi áp dụng hệ số điều chỉnh (áp dụng không đúng các quy định về điều chỉnh đơn giá, hoặc chưa hoặc cập nhật các thay đổi về chế độ chính sách nhà nước, đặc biệt về tiền lương), sai sót khi tính khối lượng (thiếu hoặc thừa khối lượng từ bản vẽ, có khối lượng nhưng không có mã công việc) và sai sót số học (nhầm đơn vị, nhầm dấu chấm, phẩy) Đây đều là các sai sót thường xuyên gặp trong công tác kiểm tra kế hoạch chi phí trung – đại tu cần được lưu ý và hạn chế.

Sau đây là kết quả phỏng vấn về công tác lập kế hoạch chi phí trung – đại tu tại Công ty Nhiệt điện Thái Bình, tác giả tiến hành phỏng vấn 02 cán bộ tham gia quản lý chi phí trung – đại tu như sau:

Hộp 2.2 Kết quả phỏng vấn về đánh giá công tác lập kế hoạch chi phí trung – đại tu tại Công ty Nhiệt điện Thái Bình

Nguồn: Kết quả phỏng vấn

Câu hỏi: Các nội dung trong kế hoạch chi phí trung – đại tu đã lập sát với thực tế chưa, tại sao?

Tóm tắt câu trả lời của đồng chí Kế toán trưởng và đồng chí Trưởng phòng KHVT Công ty: Kế hoạch chi phí trung – đại tu được lập chi tiết theo khoản mục chi phí và theo từng danh mục sửa chữa giúp cho việc kiểm soát được dễ dàng. Qua 3 năm thực hiện, việc lập dự toán làm cơ sở lập kế hoạch chi phí chưa sát với thực tế thực hiện về khối lượng và giá vật tư thiết bị đưa vào dự toán Nguyên nhân do thời điểm lập kế hoạch cách thời điểm thực hiện tương đối xa nên bị ảnh hưởng bởi biến động giá của thị trường, ngoài ra khối lượng dự toán được lập theo phương án kỹ thuật đã được phê duyệt từ cách đó hơn 1 năm, nên có những khối lượng dự kiến thực hiện ở kỳ trung tu/đại tu phải đã thực hiện thay thế trong SCTX để đảm bảo tính liên tục, ổn định sản xuất của máy móc Nội dung kế hoạch chi phí đầy đủ,đáp ứng tốt công việc kiểm soát

2.3.2 Thực trạng tổ chức thực hiện kế hoạch chi phí trung – đại tu của Công ty Nhiệt điện Thái Bình

2.3.2.1 Thực trạng tổ chức thực hiện kế hoạch chi phí vật tư thiết bị

Thực trạng công tác đấu thầu lựa chọn nhà thầu cung cấp vật tư, thiết bị:

Việc đấu thầu mua sắm vật tư thiết bị phục vụ trung – đại tu được Công ty tổ chức theo quy định của Luật Đấu thầu và các hướng dẫn hiện hành

Quy trình thực hiện kế hoạch chi phí VTTB được thể hiện qua bảng 2.8.

Bảng 2.8 Quy trình thực hiện kế hoạch chi phí VTTB phục vụ trung – đại tu

T Bước công việc Thời gian thực hiện Trách nhiệm thực hiện

1 Lựa chọn nhà thầu cung cấp vật tư, thiết bị

Theo quy định của Luật đấu thầu và các Thông tư hướng dẫn

Thực hiện hợp đồng sau khi được ký kết Nghiệm thu giao nhận vật tư, thiết bị, nhập kho

Thực hiện theo các điều khoản của hợp đồng

3 Xuất vật tư thiết bị cho công tác sửa chữa

Theo kế hoạch thực hiện và biểu tiến độ thi công được phê duyệt

Nguồn: Phòng KHVT- Công ty Nhiệt điện Thái Bình

Căn cứ dự toán được phê duyệt, bộ phận đấu thầu thuộc phòng KHVT tổng hợp nhu cầu mua sắm, lập kế hoạch lựa chọn nhà thầu trong đó nêu rõ giá gói thầu, nguồn vốn thực hiện, hình thức lựa chọn nhà thầu, phương thức lựa chọn nhà thầu, thời gian tổ chức lựa chọn nhà thầu, hình thức hợp đồng và thời gian thực hiện hợp đồng trình Giám đốc Công ty/trình EVN phê duyệt theo phân cấp

Sau khi kế hoạch lựa chọn nhà thầu được phê duyệt, chuyên viên phụ trách công tác đấu thầu của phòng KHVT xin ý kiến các đơn vị để thành lập Tổ chuyên gia xét thầu, tổ thẩm định theo quy định cho từng gói thầu

PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ

Mục tiêu phát triển và phương hướng hoàn thiện quản lý chi phí trung – đại tu của Công ty Nhiệt điện Thái Bình đến năm 2025

3.1.1 Mục tiêu phát triển của Công ty Nhiệt điện Thái Bình đến năm 2025

Quản lý vận hành nhà máy Nhiệt điện Thái Bình ổn định, an toàn, tin cậy và hiệu quả, đảm bảo thực hiện tốt các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật mà Tập đoàn giao.

Xây dựng Công ty thành đơn vị có trình độ công nghệ, quản lý hiện đại và chuyên môn cao; hoạt động hiệu quả và bền vững.

Sản xuất điện đáp ứng nhu cầu của hệ thống; thực hiện đầy đủ nghĩa vụ nộp ngân sách nhà nước, đảm bảo an sinh xã hội góp phần phát triển kinh tế xã hội tại địa phương.

Tăng cường công tác quản lý kỹ thuật, sửa chữa bảo dưỡng vận hành ổn định và phát huy tối ưu quá trình sản xuất, nghiên cứu phương án tổ chức rút ngắn thời gian sửa chữa, ứng dụng số hóa, tự động hóa trong sản xuất. Ứng dụng công nghệ của cuộc cách mạng công nghệ lần thứ 4 vào hoạt động sản xuất kinh doanh để nâng cao hiệu quả hoạt động, tăng năng suất lao động, trong đó tập trung vào công tác sửa chữa bảo dưỡng thiết bị, tối ưu vận hành.

An toàn lao động: Đảm bảo an toàn lao động, không để xảy ra các sự cố cháy nổ trong dây chuyền sản xuất, không có tai nạn lao động.

Các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật:

+ Điện tự dùng ≤ 11,3% (bao gồm tổn thất máy biến áp)

+ Tỷ lệ dừng máy sự cố ≤ 2,74%

Các chỉ tiêu tối ưu hóa về chi phí và hiệu quả sử dụng nguồn vốn hàng năm như sau:

+ Tiết kiệm 5-10% các khoản chi phí: vật liệu, dịch vụ mua ngoài và chi phí bằng tiền khác so với kế hoạch.

+ Tiết kiệm 5% kế hoạch trung – đại tu đối với các hạng mục thực hiện. + Thanh xử lý 100% vật tư tồn kho kém phẩm chất phát sinh trong năm, giảm giá trị hàng tồn kho đạt mức tối ưu theo quy định.

3.1.2 Phương hướng hoàn thiện quản lý chi phí trung – đại tu của Công ty Nhiệt điện Thái Bình đến năm 2025

Từ kết quả phân tích thực trạng quản lý chi phí trung – đại tu tại Công ty Nhiệt điện Thái Bình giai đoạn 2019-2021 với những ưu điểm, hạn chế và nguyên nhân đã nêu tại chương 2 Tác giả đề xuất phương hướng hoàn thiện quản lý chi phí Trung – đại tu đến năm 2025 cụ thể như sau:

Một là, Hoàn thiện bộ máy quản lý chi phí trung – đại tu theo hướng tinh gọn, giảm số lượng, tăng chất lượng để đáp ứng yêu cầu làm chủ thiết bị công nghệ.

Hai là, Lập kế hoạch chi phí sát với thực tế cả về nhu cầu sửa chữa, khối lượng công việc, định mức, đơn giá Làm tốt công tác khảo sát thiết bị trước khi lập phương án kỹ thuật, tham khảo giá và dự đoán biến động thị trường trước khi lập dự toán.

Ba là, Tổ chức thực hiện kế hoạch chi phí trung – đại tu đảm bảo đáp ứng yêu cầu sửa chữa, tiết kiệm chi phí, giảm hàng tồn kho, tăng hiệu quả sử dụng vốn.

Bốn là, Tiếp tục duy trì kiểm soát thường xuyên, giảm tỷ lệ hồ sơ cần chỉnh sửa bổ sung trước phê duyệt, thanh quyết toán Tăng số lượng hồ sơ được kiểm toán độc lập kiểm soát định kỳ nhằm phát hiện sai sót trước khi các cơ quan quản lý theo chức năng kiểm tra phát hiện.

Năm là, hoàn thiện hệ thống định mức kinh tế kỹ thuật, nghiên cứu phương án tổ chức quản lý nhằm rút ngắn thời gian trung – đại tu, ứng dụng số hóa, tự động hóa trong sản xuất nhằm giảm thiểu chi phí Trung – đại tu.

Giải pháp hoàn thiện quản lý chi phí trung – đại tu của Công ty Nhiệt điện Thái Bình

3.2.1 Giải pháp hoàn thiện bộ máy quản lý

Cơ sở đề ra giải pháp

Trình độ và kinh nghiệm thực tế của các bộ phận tham gia quản lý chi phí trung – đại tu còn yếu và hạn chế, đặc biệt là phòng Kế hoạch và vật tư và phòng Tài chính và kế toán Phần lớn các chuyên viên ở 02 bộ phận này học chuyên ngành kinh tế nên không thông thạo về kỹ thuật để có thể kiểm tra, giám sát quá trình sửa chữa, đọc hiểu phương án kỹ thuật…

Hồ sơ chứng từ thanh quyết toán chi phí trung – đại tu ở các đơn vị liên quan chuyển lên phòng tài chính kế toán còn chậm trễ: các biên bản nghiệm thu do phòng kỹ thuật và các phân xưởng vận hành/nhiên liệu/hóa xác nhận với nhà cung cấp nên mất thời gian hoàn thiện lâu Các phiếu công tác, nhật ký thi công do bộ phận sửa chữa EPS/PSC phối hợp với các phân xưởng thực hiện theo từng ca, với khối lượng lớn nên tập hợp cũng mất nhiều thời gian…do vậy mà công tác rà soát chi phí trung – đại tu của Phòng TCKT gặp nhiều khó khăn.

Nhân sự đảm nhiệm công tác quản lý chi phí trung – đại tu tại phòng KHVT và TCKT định biên ít, không đáp ứng được khối lượng công việc lớn tại những thời điểm nhất định.

Tổ chức tập huấn, học hỏi kinh nghiệm cho các nhân sự làm công tác quản lý chi phí trung – đại tu với nội dung đào tạo phù hợp với yêu cầu công việc Lựa chọn một số lao động có trình độ nghiệp vụ dự toán cử đi đào tạo bồi dưỡng thêm về kỹ thuật để có đọc hiểu phương án kỹ thuật và thông số thiết bị khi lập dự toán, đáp ứng tốt hơn yêu cầu công việc

Thống nhất lịch bàn giao chứng từ giữa các đơn vị một cách phù hợp, kịp thời, tránh bàn giao ồ ạt gây khó khăn trong việc kiểm tra và xử lý chứng từ Lịch giao chứng từ nên thực hiện hàng tuần để kế toán kịp thời kiểm soát và hạch toán.

Bổ sung nhân sự có trình độ năng lực chuyên môn đáp ứng yêu cầu công việc để trước mắt giảm bớt tỷ lệ lao động chưa đáp ứng tại đơn vị trong công tác quản lý chi phí Trung – đại tu, giảm tải công việc giúp cho việc kiểm soát chi phí tốt hơn.

Làm rõ trách nhiệm của các đơn vị đối với việc lập kế hoạch chi phí trung – đại tu

3.2.2.Giải pháp hoàn thiện lập kế hoạch chi phí trung – đại tu

Cơ sở đề ra giải pháp

Kế hoạch chi phí trung – đại tu hiện nay được lập 01 năm 01 lần, vì xây dựng kế hoạch trước đó gần cả 1 năm lên đôi khi thiếu chính xác, như đơn giá vật liệu trong 1 năm có sự biến động mà khi lập kế hoạch không xác định được vấn đề đó mà thường sử dụng đơn giá của thời điểm lập kế hoạch Bên cạnh đó, thời điểm lập kế hoạch chưa xác định được chính xác hàng hóa tồn kho do nhà máy có 02 tổ máy, trường hợp đưa ra trung – đại tu thì chỉ thực hiện đối với 01 tổ máy, còn 01 tổ vẫn phải vận hành để đảm bảo sản xuất, đảm bảo cung ứng điện theo nhu cầu của hệ thống, công tác sửa chữa bảo dưỡng thường xuyên vẫn được thực hiện nên đôi lúc vẫn bị trùng vật tư so với SXKD.

Khảo sát phương án kỹ thuật được thực hiện trước đó hơn 01 năm, khi máy móc đang vận hành nên không lường hết khối lượng thực hiện dẫn đến tăng, giảm khối lượng, vật tư mua về nhưng không dùng gây ứ đọng vốn Có những hạng mục, thiết bị tại thời điểm khảo sát vẫn tốt, nhưng đến khi mở máy thực hiện trung – đại tu thì thiết bị lại bị hỏng, dẫn đến phát sinh khối lượng so với kế hoạch.

Khó khăn trong việc dự báo chính xác các thay đổi, những yếu tố ảnh hưởng đến quá trình lập kế hoạch

Thiếu các thông tin về phát triển kinh tế xã hội phục vụ cho việc lập dự toán chi phí

Thứ nhất, Lập kế hoạch chi phí sát với thực tế về nhu cầu sửa chữa: Cần xây dựng tài liệu quản lý tình trạng thiết bị bao gồm: sổ nhật ký khiếm khuyết vận hành, sổ theo dõi lý lịch sửa chữa của hệ thống thiết bị để theo dõi các thiết bị hay gặp sự cố, tuổi thọ của thiết bị có ảnh hưởng đến cả hệ thống

Phối hợp với EVNICT/các Tập đoàn, các hãng để xây dựng/mua các phần mềm để thu thập dữ liệu, giám sát, chuẩn đoán và dự báo sớm các hư hỏng của thiết bị có thể là vài ngày, vài tuần hoặc vài tháng trước khi thiết bị xảy ra sự cố nhằm giảm thời thời gian dừng máy khi sự cố, ngăn chặn lỗi khi khởi động, tránh chi phí sửa chữa ngoài kế hoạch.

Phát triển năng lực đội ngũ kỹ thuật: Chú trọng công tác đào tạo các kỹ sư khai thác, vận hành Hệ thống Giám sát, chuẩn đoán sớm hư hỏng thông qua các mô hình và theo thực tế triển khai tại công trường, giúp cho việc khảo sát kỹ thuật được thực hiện sát với thực tế.

Thứ hai, Lập kế hoạch chi phí sát với thực tế về khối lượng công việc: Trước kỳ lập kế hoạch sửa chữa cần khảo sát kỹ tình trạng thiết bị, hệ thống lại các tồn tại, hư hỏng, sự cố của hệ thống thiết bị kể từ thời điểm sửa chữa bảo dưỡng trước đó để xác định khối lượng công việc cần thiết đưa vào phương án sửa chữa phù hợp với thưc tế Triển khai áp dụng chuyển đổi số vào việc thu thập các thông tin, dự báo các hư hỏng để việc lập kế hoạch sát với thực tế hơn.

Thứ ba, Lập kế hoạch chi phí sát với thực tế về đơn giá vật tư, thiết bị: Giá mua vật tư thiết bị thường biến động do thời gian lập dự toán cách xa thời điểm mua sắm Bên cạnh đó, mọi thủ tục mua sắm đều phải thực hiện thông qua công tác đấu thầu nên các rủi ro trong việc đấu thầu không thành công luôn hiện hữu Do vậy Công ty cần phân tích biến động chi phí vật tư thiết bị giữa thực tế thực hiện so với dự toán qua nhiều kỳ sửa chữa với những nội dung sau:

Theo dõi biến động về lượng: Sự biến động về lượng phụ thuộc vào các yếu tố như trình độ quản lý, tay nghề công nhân, khối lượng công việc thực tế sửa chữa và tình trạng hư hỏng của thiết bị nhằm xác định một lượng vật tư thiết bị tiêu hao trung bình để có thể đưa ra một mức chung sát với thực tế nhất cho các công việc sửa chữa tương tự sau này.

Theo dõi biến động về giá mua vật tư thiết bị: Thường xuyên cập nhật số lượng các nhà cung cấp trên thị trường để tăng khả năng đáp ứng Theo dõi biến động giá mua, so sánh giá mua thực tế với báo giá của các nhà cung cấp khi lập dự toán qua nhiều kỳ sửa chữa Theo dõi tình trạng khan hiếm của thị trường và những thay đổi của khoa học công nghệ, để từ đó phân loại những vật tư, thiết bị có giá cả ổn định, thị trường đáp ứng tốt để có một mức giá bình quân chung nhất khi đưa vào dự toán Đối với những vật tư thiết bị trên thị trường khan hiếm do tính chất đặc thù hoặc do thay đổi công nghệ thị trường không còn sản xuất mặt hàng đó nữa Công ty cần thiết lập mối liên hệ với các nhà sản xuất để có thông tin báo giá chính xác của nhà sản xuất khi đưa vào dự toán.

Ngày đăng: 08/08/2023, 12:55

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w