TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI
Tính cấp thiết của đề tài
Cùng với công cuộc công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nớc Ngành xây dựng cơ bản ở nớc ta đang thu hút một khối lợng vốn đầu t lớn, là ngành mũi nhọn của nền kinh tế quốc dân, tạo ra những cơ sở vật chất kỹ thuật cho xã hội, góp phần đa đất nớc tiến lên chủ nghĩa xã hội Để đảm bảo vấn đề nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu t xây dựng cơ bản, các công cụ điều tiết vĩ mô của nhà nớc hớng vào việc quản lý chặt chẽ nguồn vốn đầu t nhất là đối với do ngân sách nhà nớc cấp Điều đó đặt ra một vấn đề cho các doanh nghiệp hoạt động xây lắp là muốn đứng vững trong cơ chế thị trờng, kinh doanh có lãi thì con đờng tất yếu và cơ bản nhất là tiết kiệm chi phí, sử dụng chi phí một cách hiệu quả nhất.Bởi vì cứ mỗi đồng chi phí không hợp lý đều làm giảm lợi nhuận của doanh nghiệp.Muốn tiết kiệm chi phí, công tác quản lý chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp phải được thực hiện tốt về mặt chất lượng.
Công ty Cổ phần phát triển công nghệ viễn thông- truyền hình Acom, hoạt động trong lĩnh vực xây lắp nên các yếu tố chi phí có mối liên hệ mật thiết với các công trình thi công Sản phẩm xây lắp là các công trình, vật kiến trúc có quy mô lớn kết cấu phức tạp mang tính đơn chiếc, thời gian sản xuất kéo dài làm cho vốn sản xuất của doanh nghiệp ứ đọng, doanh nghiệp dễ bị gặp rủi ro khi có biến động về giá cả vật tư lao động Mặt khác sản phẩm xây lắp có định tại nơi sản xuất còn có các điều kiện sản xuất khác như lao động thiết bị vật tư máy móc luôn phải di chuyển theo mặt bằng, vị trí thi công và do ảnh hưởng của thời tiết khí hậu nên dẫn đến tình trạng lãng phí, hao hụt mất mát vật tư, tài sản, tăng các chi phí như chi phí vận chuyển, lưu kho dẫn đến tăng chi phí sản xuất. Đặc biệt trong thời kỳ bão giá như hiện nay, khi giá cả các nguyên vật nghiệp không nắm bắt được tình hình sử dụng chi phí, không có kế hoạch và biện pháp tiết kiệm chi phí nhằm hạ gia thành sản phẩm thì quá trình SXKD của doanh nghiệp sẽ gặp khó khăn, trì trệ ảnh hưởng lớn đến tiến độ thi công gây ảnh hưởng lớn đến uy tín của doanh nghiệp.Do vậy công tác quản lý chi phí xây lắp của doanh nghiệp cần được nâng cao hơn nữa về chất lượng nhằm đáp ứng được các yêu cầu về tiến độ chất lượng các hạng mục công trình, tiết kiệm chi phí nhằm hạ giá thành để tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp
Trong nền kinh tế thị trường như hiện nay doanh nghiệp có rất nhiều đối thủ cạnh tranh cả doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư của nước ngoài doanh nghiệp muốn đứng vững và phát triển không còn con đường nào khác là phải tiết kiệm chi phí hạ giá thành nhằm nâng cao lợi nhuận của doanh nghiệp mặt khác các công trình phải đảm bảo về mặt chất lượng và thời gian thi công công trình nâng cao uy tín của doanh nghiệp.Muốn vậy thì công tác quản lý của doanh nghiệp nói chung và quản lý chi phí xây lắp của doanh nghiệp nói riêng phải nhanh chóng hoàn thiện để doanh nghiệp đạt được mục tiêu kinh doanh của mình.
Xác lập và tuyên bố đề tài
Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề này trong suốt thời gian học tập tại trường ĐH Thương Mại được tiếp thu các kiến thức tài chính doanh nghiệp dưới nhiều góc độ và tình hình thực tiễn quản lý và sử dụng chi phí xây lắp tại công ty cổ phần đầu tư phát triển công nghệ viễn thông truyền hình Acom em đã chọn đề tài : “Quản lý chi phí xây lắp tại Công ty cổ phần đầu tư và phát triển công nghệ viễn thông truyền hình Acom”
Các mục tiêu nghiên cứu
Phân tích và đánh giá được thực trạng hoạt công tác quản lý chi phí tại công ty cổ phần đầu tư phát triển công nghệ viễn thông – truyền hình Acom.Trên cơ sở hệ thống lý luận và phân tích thực trạng tại công ty đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng quản lý chi xây lắp tại doanh nghiệp
Phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Nghiên cứu về công tác quản lý chi phí xây lắp.
- Không gian: Tại công ty Cổ phần đầu tư phát triển công nghệ viễn thông- truyền hình Acom.
-Thời gian từ năm 2008 đến năm 2010.
Kết cấu luận văn
-Chương I: Tổng quan nghiên cứu đề tài.
-Chương II: Cơ sở lý luận cơ bản về chi phí xây lắp và quản lý chi phí xây lắp của doanh nghiệp.
-Chương III: Phương pháp nghiên cứu và các kết quả phân tích thực trạng về công tác quản lý chi phí xây lắp tại công ty Cổ phần đầu tư phát triển công nghệ viễn thông truyền hình Acom.
-Chương IV : Kết luận và một số giải pháp đề xuất nhằm tiết kiệm chi phí xây lắp tại công ty cổ phần đầu tư phát triển công nghệ viễn thông truyền hình Acom.
CƠ SỞ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ CHI PHÍ XÂY LẮP VÀ QUẢN LÝ CHI PHÍ XÂY LẮP CỦA DOANH NGHIỆP
Các khái niệm cơ bản về chi phí
Sản xuất ra của cải vật chất là hoạt động cơ bản của xã hội loài người là điều kiện tiên quyết, tất yếu và cần thiết của sự tồn tại và phát triển trong mọi chế độ xã hội.
Trong nền kinh tế nói chung, đặc biệt là nền kinh tế thị trường nhằm mục đích lợi nhuận, các doanh nghiệp phải bỏ ra những chi phí nhất định, những chi phí dưới hình thức hiện vật hoặc hình thái giá trị là điều kiện bắt buộc để các doanh nghiệp có được lợi nhuận Để tồn tại,phát triển và có được lợi nhuận tối ưu thì buộc doanh nghiệp phải tìm cách giảm tới mức tối thiểu các chi phí của mình muốn vậy các nhà quản lý phải nắm chắc được bản chất và khái niệm về chi phí Sau đây là một số khái niệm cơ bản về chi phí:
2.1.1 Khái niệm về chi phí của Doanh nghiệp
Trong điều kiện của nền kinh tế thị trường do mọi yếu tố của quá trình sản xuất kinh doanh (Vật liệu, tiền vốn,lao động và các yếu tố liên quan để phục vụ quá trình sản xuất kinh doanh ) đều được biểu hiện thông qua chỉ tiêu giá trị, nên: chi phí của doanh nghiệp là biểu hiện bằng tiền của các phí tổn về vật chất ,về lao động và tiền vốn lưu thông phục vụ trực tiếp hoặc gián tiếp cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong một thời kỳ nhất định
Chi phí của doanh nghiệp phát sinh hàng ngày hàng giờ đa dạng và phức tạp phụ thuộc vào tính chất, đặc điểm và quy mô các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
2.1.2 Chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
Chi phí sản xuất kinh doanh là biểu hiện bằng tiền của các hao phí về vật chất, về lao động và tiền vốn liên quan, phục vụ trực tiếp hay phục vụ gián tiếp cho hoạt động sản xuất kinh doanh thông thường của doanh nghiệp trong một thời kỳ nhất định Bộ phận chi phí này gồm giá vốn hàng bán, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp Đây là bộ phận chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng chi phí của doanh nghiệp trong kỳ vì vậy doanh nghiệp luôn phải tổ chức quản lý tốt nhất nhằm giảm chi phí và tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp.
Chi phí khác là các phát sinh ngoài chi phí SXKD của doanh nghiệp đã nêu ở trên như:các khoản vi phạm hợp đồng, chi phí thanh lý, nhượng bán TSCĐ,chi phí thiết bị, Đây là khoản phát sinh không thường xuyên trong kỳ của doanh nghiệp khó có thể kế hoạch hóa được Tuy nhiên nhà quản lý cũng cần phải quản lý tốt bộ phận này, giảm chi phí cần thiết để tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp.
Về bản chất của chi phí dưới từng góc độ nghiên cứu người ta có thể hiểu khác nhau:
- Đối với nhà kinh tế học đó là các phí tổn phải chịu khi sản xuất hàng hóa hay dịch vụ trong kỳ kinh doanh
- Đối với nhà quản lý tài chính, thuế, ngân hàng: đó là những khoản chi liên quan trực tiếp đến quá trình hoạt động SXKD của doanh nghiệp.
- Đối với nhà quản trị doanh nghiệp thì chi phí được coi là toàn bộ các khoản phải bỏ ra để mua các yếu tố cần thiết để nhằm phục vụ cho quá trình sản xuất mang lại lợi nhận cao nhất cho doanh nghiệp trong giới hạn đầu tư không đổi.
- Dưới gúc độ kế toỏn: Theo chuẩn mực số 01-chuẩn mực chung của kế toán Việt Nam thì chi phí sản xuất đợc hiểu là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ hao phí về lao động sống và lao động vật hoá phỏt sinh để tiến hành các hoạt động sản xuất của doanh nghiệp trong một thời kỳ nhất định Trong đú lao động sống bao gồm: tiền lương, trích BHXH, chi phí lao động vật hóa bao gồm: chi phí nguyên vật liệu, nhiên liệu, khấu hao TSCĐ
Trong nền kinh tế quốc dân bất cứ một doanh nghiệp sản xuất kinh doanh trong ngành nào thì chi phí sản xuất kinh doanh đều chịu ảnh hởng rất lớn bởi đặc điểm kinh tế kỹ thuật của ngành đó Trong ngành xây lắp cũng vậy,do đó để tìm hiểu, đặt ra các biện pháp nhằm tăng cờng quản lý chi phí, hạ giá thành sản phẩm nhất thiết phải nghiên cứu đặc điểm kinh tế kỹ thuật xây lắp.
Kinh doanh xây lắp là ngành sản xuất vật chất quan trọng mang tính chất công nghiệp nhằm tạo ra cơ sở vật chất cho nền kinh tế quốc dân Thông thờng hoạt động xây lắp do các đơn vị xây lắp do các đơn vị xây lắp tiến hành. Ngành sản xuất này có đặc điểm chủ yếu sau:
- Sản phẩm xây lắp là công trình vật kiến trúc có qui mô lớn, kết cấu phức tạp mang tính đơn chiếc, thời gian sản xuất kéo dài Do vậy, việc tổ chức quản lý phải có dự toán, thiết kế thi công
- Sản phẩm xây lắp cố định tại nơi sản xuất còn các điều kiện sản xuất khác nh lao động, vật t, thiết bị luôn phải di chuyển theo mặt bằng và vị trí thi công Mặt khác, hoạt động xây dựng cơ bản tiến hành ngoài trời thờng bị ảnh hởng của thời tiết, khí hậu nên dẫn đến tình trạng hao hụt mất mát lãng phí vật t, tài sản làm tăng chi phí sản xuất.
-Thời gian thi công các công trình thờng dài, đặc điểm này làm cho vốn đầu t sản xuất của các doanh nghiệp ứ đọng, dễ gặp rủi ro khi có biến động giá cả vật t, lao động
- Tốc độ phát triển kỹ thuật và mức độ áp dụng thành tựu khoa học kỹ thuật chậm hơn ngành khác.
- Đối tợng hạch toán chi phí sản xuất sản phẩm xây lắp có thể là các hạng mục công trình, đơn đặt hàng giai đoạn công việc hoàn thành Vì thế phải lập dự toán tính giá thành theo từng đối tợng hạch toán.
Như vậy chi phí xây lắp trong doanh nghiệp xây lắp là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ hao phí lao động sống, lao động vật hóa và các chi phí cần thiết khác phát sinh để tiến hành hoạt động sản xuất thi công của doanh nghiệp trong một thời kỳ nhất định
Một số lý thuyết về chi phí xây lắp và quản lý chi phí xây lắp
2.2.1 Phạm vi chi phí xây lắp
Trong quá trình hoạt động sản xuất thi công nhất định có rất nhiều loại chi tiêu bằng tiền, bằng vật chất khác không phải là chi phí xây lắp của doanh nghiệp trong kỳ đó, mặt khác để xác định được lợi nhuận và hiệu quả kinh tế xây lắp của doanh nghiệp cũng như các chỉ tiêu tài chính quan trọng khác, cần phải xác định đầy đủ đúng đắn phạm vi chi phí xây lắp của doanh nghiệp trong kỳ hạch toán.
Yêu cầu cơ bản nhất của việc xác định đúng đắn phạm vi chi phí xây lắp kinh doanh là phải tập hợp đầy đủ chính xác kịp thời các chi phí phát sinh trong kỳ liên quan đến hoạt động SXKD xây lắp thông thường vào chi phí kinh doanh xây lắp của doanh nghiệp ở kỳ đó Về nguyên tắc chi phí xây lắp phải được bù đắp bởi chính doanh thu của doanh nghiệp trong kỳ, nên mọi chi phí xây lắp phát sinh trong kỳ không được bù đắp từ doanh thu kỳ đó thì không thuộc chi phí xây lắp a, Các chi phí phát sinh trong kỳ thuộc vào chi phí xây lắp trong kỳ bao gồm:
- Chi về vật tư (nguyên liệu, nhiên liệu, động lực) biểu hiện bằng tiền của nguyên liệu, nhiên liệu, động lực đã sử dụng vào hoạt động sản xuất thi công thông thường của doanh nghiệp trong kỳ.
- Chi phí về tiền lương, bao gồm toàn bộ về tiền lương tiền công và các khoản chi phí có tính chất lương trả cho người lao động sử dụng trong thi công công trình
- Các khoản trích nộp theo quy định hiện hành của nhà nước như: BHXH, BHYT, KPCĐ
- Khấu hao TSCĐ là số tiền trích khấu hao TSCĐ của DN được tính vào chi phí xây lắp của doanh nghiệp trong kỳ hạch toán.
- Chi phí dịch vụ mua ngoài : là chi phí phải trả cho tổ chức, các cá nhân bên ngoài doanh nghiệp về các dịch vụ mà họ cung cấp theo yêu cầu của doanh nghiệp như chi phí vận chuyển, tiền điện nước, chi phí quảng cáo, kiểm toán liên quan đến lĩnh vực xây lắp.
- Chi phí bằng tiền khác như: thuế môn bài, thuế tài nguyên, nhà đất chi phí hội họp, công tác phí trong kinh doanh xây lắp
- Chi phí dự phòng là các khoản trích dự phòng giảm giá vật tư, hàng hóa, nợ khó đòi trong thi công công trình được hạch toán vào chi phí sản xuất xây lắp của doanh nghiệp. b, Các chi phí không thuộc phạm vi chi phí xây lắp của doanh nghiệp bao gồm:
- Chi phí đầu tư dài hạn của doanh nghiệp như: chi phí xây dựng cơ bản, mua sắm TSCĐ, đào tạo dài hạn, nghiên cứu khoa học, đổi mới công nghệ, nâng cấp TSCĐ Nhóm chi này được bù đắp từ nguồn vốn đầu tư dài hạn của DN trong kỳ.
- Chi phúc lợi xã hội như: chi phí phục vụ văn hóa thể thao, y tế, ủng hộ nhân đạo Những khoản chi này được bù đắp từ nguồn vốn chuyên dùng vào các quỹ chuyên dùng của doanh nghiệp
- Các khoản tiền phạt do vi phạm pháp luật, nếu do cá nhân hay tập thể gây ra thì cá nhân hay tập thể đó phải nộp phạt, phần còn lại lấy từ lợi nhuận sau thuế để bù đắp các khoản chi vượt mức cho phép theo quy định của pháp luật như; chi phí giao dịch tiếp khách vượt mức quy định.
Xác định đúng phạm vi của chi phí xây lắp của doanh nghiệp có ý nghĩa kinh tế to lớn biểu hiện qua những mặt cơ bản sau:
Đối với doanh nghiệp:Làm căn cứ để doanh nghiệp tiến hành công tác kế hoạch hóa, tập hợp các chi phí xây lắp phát sinh trong kỳ và xác định giá thành sản phẩm xây lắp;Làm căn cứ để doanh nghiệp kiểm tra, phân tích đánh giá công tác quản lý chi phí xây lắp của doanh nghiệp, tìm ra được các giải pháp nhằm tối giảm chi phí xây lắp, tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp.
Đối với nhà nước:Làm cơ sở để nhà nước kiểm tra các hoạt động quản lý chi phí nói riêng và sản xuất kinh doanh nói chung của doanh nghiệp, tính toán chính xác các khoản nộp thuế Ngân sách nhà nước đặc biệt là thuế thu nhập doanh nghiệp.
2.2.2 Phân loại chi phí sản xuất xây lắp
Do đặc điểm của chi phí sản xuất là phát sinh hàng ngày gắn liền với từng vị trí sản xuất, từng sản phẩm và loại hoạt động sản xuất kinh doanh, việc tổng hợp tính toán chi phí sản xuất cần đợc tiến hành trong từng khoảng thời gian nhất định Để quản lý và kiểm tra chặt chẽ việc thực hiện các định mức chi phí,tính toán đợc kết quả tiết kiệm chi phí ở từng bộ phận sản xuất và toàn xí nghiệp cần phải tiến hành phân loại chi phí sản xuất Căn cứ vào các tiêu thức khác nhau có thể phân loại chi phí của doanh nghiệp xây lắp nh sau: a- Phân loại theo chi phí theo khoản mục chi phí trong giá thành sản phẩm
Căn cứ vào ý nghĩa của chi phí trong giá thành sản phẩm để thuận tiện cho việc tính giá thành toàn bộ, chi phí được phân theo khoản mục Cách phân loại này dựa theo công dụng chung của chi phí và mức độ phân bổ chi phí cho từng đối tượng.Theo quy định hiện hành thì giá thành sản phẩm bao gồm những khoản mục sau:
- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp : bao gồm giá trị thực tế của nguyên liệu, vật liệu chính, phụ hoặc các bô phận rời, vật liệu luân chuyển tham gia cấu thành thực thể sản phẩm xây lắp và giúp cho việc thực hiện và hoàn thành khối lượng xây lắp( không kê vật liệu cho máy móc thi công và hoạt động sản xuất chung.
- Chi phí nhân công trực tiếp : gồm toàn bộ tiền lương, tiền công và các khoản phụ cấp mang tính chất tiền lương trả cho công nhân trực tiếp xây lắp.
Phân định nội dung nghiên cứu đề tài
Trên cơ sở nghiên cứu các công trình trước (mục 2.3) và qua khảo sát thực trạng công tác quản lý chi phí xây lắp tại công ty cổ phần đầu tư phát triển công nghệ viễn thông truyền hình Acom Em xin phân định nội dung nghiên cứu đề tài như sau:
- Về lý luận: Làm rõ hơn cơ sở lý luận cơ bản về chi phí xây lắp và quản lý chi phí xây lắp của các doanh nghiệp
- Về thực tiễn: Phân tích thực trạng về công tác quản lý chi phí xây lắp tại công ty cổ phần đầu tư phát triển công nghệ viễn thông truyền hình Acom trong ba năm 2008,2009,2010.
- Từ đó em xin mạnh dạn đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường công tác quản lý chi phí xây lắp tại công ty cổ phần đầu tư phát triển công nghệ viễn thông truyền hình Acom.
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU,PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG VỀ CÁC KẾT QUẢ QUẢN LÝ CHI PHÍ XÂY LẮP TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ VIỄN THÔNG – TRUYỀN HÌNH ACOM
Phương pháp hệ nghiên cứu đề tài
3.1.1 Phương pháp thu nhập dữ liệu sơ cấp Để cung cấp dữ liệu sơ cấp: Sử dụng các phiếu điều tra khảo sát a, Phương pháp phiếu điều tra Đối tượng điều tra :
1.Bà: Nguyễn Thị Quỳnh Trang - Kế toán trưởng
2.Ông : Lê Văn Dũng - Trưởng phòng kế hoạch
3.Bà : Lê Thị Hằng - Phó phòng kế hoạch.
4.Bà : Lê Thị Oanh - Kế toán viên
5.Ông: Nguyễn Anh - Nhân viên kinh doanh
Hình thức điều tra: các mẫu phiếu điều tra được phát trực tiếp đến tay các đối tượng điều tra.
Thời điểm điều tra: trong giờ làm việc
Nội dung điều tra: Phiếu điều tra bao gồm các câu hỏi xoay quanh những vấn đề về công tác quản lý chi phí xây lắp của công ty. b, Phương pháp phỏng vấn chuyên gia Đối tượng phỏng vấn: là các cán bộ phòng tài chính kế toán,cán bộ phòng kinh doanh
Hình thức phỏng vấn: Phỏng vấn trực tiếp tại công ty
Nội dung phỏng vấn: các câu hỏi ở dạng mở đi sâu tìm hiểu về chức năng, nhiệm vụ của bộ phận tài chính của doanh nghiệp, chênh lệch giữa biến động chi phí kế hoạch và chi phí thực tế của dự án , , thực trạng và quan điểm lãnh đạo công ty về công tác quản lý chi phí, phương hướng của công ty về công tác quản lý chi phí xây lắp trong thời gian tới
3.1.2 Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp
Thu thập dữ liệu thứ cấp từ hệ thống thông tin tài chính kế toán : báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, bảng cân đối kế toán năm, sổ chi tiết các khoản mục : chi phí NVL trực tiếp, chi phí NCTT, chi phí SXC các năm 2008,2009,2010, bảng tổng hợp công nợ.; Bảng dự kiến kế hoạch sản xuất kinh doanh năm 2011 và chi tiết từng tháng cho năm 2011
3.1.3 Phương pháp xử lý số liệu thu thập được
- So sánh giữa số thực hiện của kỳ này với kỳ trước để thấy được tỷ lệ % hoặc chênh lệch tăng giảm.
- So sánh giữa chỉ tiêu cá biệt với chỉ tiêu tổng thể để xác định được tỷ trọng của chỉ tiêu cá biệt so với chỉ tiêu tổng thể.
Phương pháp dùng biểu phân tích là phương pháp được sử dụng để có được cái nhìn trực quan về các số liệu phân tích.Biểu phân tích nhìn chung được thiết lập theo các dòng các cột để ghi chép các chỉ tiêu phân tích Trong đó có những dòng những cột để dùng để ghi chép các số liệu thu thập được có những dòng những cột cần phải tính toán và phân tích.Các dạng biểu phân tích thường phán ánh mối quan hệ so sánh giữa các chỉ tiêu kinh tế có liên quan đến nhau: so sánh giữa năm thực hiện với năm kế hoạch,so sánh giữa số thực hiện của năm này so với năm khác, so sánh giữa chỉ tiêu cá biệt với tổng thể Số liệu các dòng các cột tùy thuộc vào mục đích phân tích Tùy theo nội dung phân tích mà biểu phân tích có tên gọi khác nhau, đơn vị tính khác nhau.Phần mềm dùng để phân tích dữ liệu thu thập được: Excel
Đánh giá tổng quan các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý xây lắp tại công
3.2.1 T ổ ng quan v ề công ty a Quá trình thành lập:
Tiền thân của Công ty cổ phần đầu t phát triển công nghệ viễn thông – truyền hình Acom là Công ty cổ phần ứng dụng công nghệ viễn thông – phát thanh truyền hình Trụ sở chính của Công ty đặt tại Hà Nội.
Công ty cổ phần đầu t phát triển CNVT – TH Acom đợc thành lập theo quyết định số: 334 QĐ -TCXD ngày 13/10/2001.
Tên công ty: Công ty cổ phần đầu t phát triển công nghệ viễn thông -truyền hình Acom.
Tên giao dịch: A com televison telecommunications technology investment development corporation Tên viết tắt: Acom corp Địa chỉ trụ sở chính: A19 Khu đô thị mới Định Công, P Định Công,
Q Hoàng Mai, TP Hà Nội Điện thoại: 04.36658593
Fax: 04.36658593 b Đặc điểm ngành nghề kinh doanh:
Các lĩnh vực hoạt động của đơn vị gồm:
- T vấn khảo sát các công trình điện nhẹ viễn thông, điện lạnh, điện, điện tử, tin học, các hệ thống chống sét, nội thất.
- Lắp đặt, bảo trì, bảo dỡng, hỗ trợ vận hành các thiết bị điện nhẹ viễn thông, điện tử, tin học, các hệ thống chống sét.
- Xuất nhập khẩu vật t, hàng hóa, thiết bị.
- Sản xuất kinh doanh phụ kiện xây lắp, vật t thiết bị chuyên ngành điện nhẹ viễn thông tin học;
- Thiết kế kỹ thuật thi công và lập tổng dự toán các công trình: Điện tử viễn thông đối với các công trình liên lạc, bu chính viễn thông, thiết kế mạng máy tính, mạng thông tin liên lạc, hệ thống camera quan sát;
- Thiết kế thông tin vô tuyến điện: Đối với các công trình thông tin liên lạc bu chính viễn thông (trạm đài thu phát, hệ thống cáp, cột ăngten, trang âm, hệ thống chống sét); Điện lạnh, tin học, báo cháy, điện nớc, thang máy;
- Thi công xây lắp các công trình: Điện nhẹ viễn thông; Điện, điện lạnh, điện tử, tin học, các hệ thống chống sét, báo cháy, điện nớc cầu thang máy, các công trình thông tin bu điện, các công trình dân dụng, công nghiệp;
- Đầu t, lắp đặt xây dựng và cho thuê cơ sở hạ tầng viễn thông, dịch vụ cho thuê thiết bị viễn thông;
- Gia công cơ khí, chế tạo sản xuất và lắp đặt cột cao thông tin;
- Mua bán hàng điện lạnh, điện gia dụng;
- Lắp đặt thi công các đờng dây tải điện đến 35 KV.
- Xây lắp các công trình phát thanh truyền hình.
- Kinh doanh nhà, môi giới kinh doanh bất động sản (không bao gồm hoạt động t vấn về giá đất).
Tuy nhiên, Công ty chủ yếu phát triển ba lĩnh vực hoạt động: Xây lắp, Thiết kế và Kinh doanh thơng mại Thi công xây lắp lĩnh vực hoạt động truyền thống và đem lại nguồn thu chính cho Công ty Đối với thi công xây lắp, Công ty đã và đang tiếp tục mở rộng, phát triển hoạt động xây lắp mạng ngoại vi song song với ngành nghề truyền thống là xây lắp các công trình điện nhẹ viễn thông
Sơ đồ 3.1: Tổ chức bộ mỏy quản lý của cụng ty Cổ phần đầu tư phỏt triển công nghệ viễn thông- truyền hình Acom
* Chức năng và nhiệm vụ của từng bộ phận trong bộ máy quản lý: Đại hội đồng cổ đông : Bao gồm tất cả các cổ đông có quyền biểu quyết, là cơ quan quyết định cao nhất của Công ty, đợc tổ chức và hoạt động theo quy định của pháp luật và điều lệ Công ty.
Hội đồng quản trị: Là cơ quan quản lí Công ty do Đại hội đồng cổ đông bầu ra, có toàn quyền nhân danh Công ty để quyết định mọi vấn đề quan trọng liên quan đến mục đích, quyền lợi của Công ty, trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông Hội đồng quản trị có quyền và nghĩa vụ giám sát Giám đốc điều hành và những ngời quản lý khác trong Công ty. Quyền và nghĩa vụ của Hội đồng quản trị do Pháp luật và Điều lệ Công ty, các qui chế nội bộ của Công ty và nghị quyết Đại hội đồng cổ đông quy định.
Ban kiểm soát: Là cơ quan do Đại hội đồng cổ đông bầu ra, có nhiệm vụ kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp trong hoạt động quản lý của Đại hội đồng quản trị, hoạt động điều hành kinh doanh của Giám đốc, trong ghi chép sổ kế toán và báo cáo tài chính Ban kiểm soát hoạt động độc lập với Hội đồng quản trị và Giám đốc.
Ban giám đốc : Giám đốc là ngời điều hành, quyết định các vấn đề liên quan đến hoạt động hàng ngày của Công ty, chịu trách nhiệm trớc Hội đồng quản trị về việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ đợc giao Các Phó giám đốc giúp việc Giám đốc và chịu trách nhiệm trớc Giám đốc về các nội dung công việc đợc phân công, chủ động giải quyết những công việc đã đợc Giám đốc uỷ quyền theo quy định của Pháp luật và Điều lệ Công ty.
- Phòng Tổ chức hành chính : Có chức năng tham mu giúp Giám đốc chỉ đạo và tổ chức thực hiện các công tác: Tổ chức bộ máy, cán bộ, tuyển dụng, đào tạo, phát triển nguồn nhân lực, lao động tiền lơng, thi đua, khen thởng, kỷ luật, kiểm tra an toàn – bảo hộ lao động, thực hiện chế độ chính sách với ng - ời lao động, quản trị hành chính văn phòng Công ty…
- Phòng tài chính kế toán : Có chức năng tham mu giúp Giám đốc chỉ đạo và tổ chức thực hiện công tác phân tích, hoạch định và kiểm soát tài chính kế toán trên phạm vi toàn Công ty; chấp hành thực hiện đầy đủ theo đúng các chế độ và quy định của Nhà nớc trong quản lý vốn và tài sản tại Doanh nghiệp; tổ chức, quản lý, sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn và tài sản của Công ty trong sản xuất kinh doanh: Kế toán toàn bộ quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty bằng việc thu nhận, xử lý kịp thời, chính xác các nghiệp vụ kinh tế có liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh; Tổ chức công tác kế toán theo chuẩn mực Kế toán Việt Nam, do Bộ Tài chính ban hành; Lập các báo cáo quyết toán tài chính quý, năm theo quy định của Nhà nớc và của Công ty; Tổ chức công tác và kiểm kê tài sản, nguồn vốn theo định kỳ; tổ chức và quản lý các nguồn vốn đầu t, chi phí đầu t của Công ty; kết hợp với các đơn vị thi công và phòng kế hoạch kỹ thuật trong tổ chức thu tiền bán hàng, thu hồi công nợ và lập kế hoạch thanh toán nợ phải trả.
- Phòng kế hoạch kỹ thuật : Có chức năng tham mu, giúp Giám đốc chỉ đạo và tổ chức thực hiện các công tác: Xây dựng quy hoạch, kế hoạch dài hạn,trung hạn, hàng năm về đầu t cơ sở vật chất kỹ thuật; Quản lý đầu t xây dựng cơ bản, quản lý khai thác hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật; quản lý kỹ thuật an toàn, phòng cháy chữa cháy, phòng chống bão lụt, bảo vệ môi trờng; Quản lý các định mức kinh tế – kỹ thuật trong công tác về lập hồ sơ thầu; kiểm tra, giám sát các đơn vị thi công về tiến độ thi công công trình đảm bảo kỹ thuật, chất lợng và thời gian theo hợp đồng đã ký kết; kết hợp cùng các đơn vị thi công tổ chức công tác nghiệm thu bàn giao công trình, lập hồ sơ thanh quyết toán công trình với chủ đầu t.
Sơ đồ 3.2: Tổ chức bộ máy tài chính- kế toán của công ty
* Chức năng và nhiệm vụ của từng bộ phận trong bộ máy kế toán:
- Tr ởng phòng tài chính kế toán: Là ngời phụ trách chung toàn bộ công tác tài chính kế toán của Công ty Có chức năng tham mu cho Giám đốc Công ty trong lĩnh vực tài chính kế toán: xây dựng kế hoạch thu chi tài chính, quản lý vốn, thực hiện các nghĩa vụ tài chính với Nhà nớc, quyết toán tài chính, quan hệ với các ngân hàng, các cơ quan tài chính có liên quan Chịu trách nhiệm trớc Giám đốc Công ty và Nhà nớc về mọi mặt hoạt động của công tác tài chính kế toán
- Phó phòng tài chính kế toán: Giúp trởng phòng về khâu kế toán tổng hợp,làm công việc quyết toán nội bộ, các dự án, các công trình Thay mặt trởng phòng giải quyết các công việc khi trởng phòng đi vắng Chịu trách nhiệm trớc pháp luật, Giám đốc Công ty, Trởng phòng về nhiệm vụ đợc giao.
- Kế toán tiền mặt kiêm thủ quỹ: Có nhiệm vụ quản lý tiền mặt tại quỹ và chi tiền mặt theo lệnh chi, kiểm kê tồn quỹ hàng ngày Ghi chép phản ánh số hiện có và tình hình biến động của tiền mặt tại quỹ.
Kết quả điều tra trắc nghiệm & phỏng vấn chuyên gia
3.3.1 Kết quả điều tra trắc nghiệm
Tổng số phiếu phát ra: 5 phiếu
Tổng số phiếu thu về : 5 phiếu
Kết quả: các câu hỏi đều được trả lời 100%
Bảng 3.1 Tổng hợp phiếu điều tra
TT Nội dung câu hỏi Kết quả trả lời Số phiếu Tỷ lệ
1 Các nhân tố ảnh hưởng tới việc lập kế hoạch chi phí xây lắp tại công ty
Trình độ chuyên môn của cán bộ lập kế hoạch 5 5/5
Hạn chế về thời gian 2 2/5
Chế độ đãi ngộ đối với cán bộ nghiệp vụ
Tác động của nền kinh tế 2 2/5
2 Các nhân tố ảnh hưởng tới việc tổ chức thực hiện kế hoạch chi phí xây lắp tai công ty
Nguồn vốn của công ty 5 5/5
Năng suất lao động của người lao động 5 5/5
Yếu tố thuộc môi trường tự nhiên 3 3/5
Nguồn cung cấp NVL của nhà cung ứng 4 4/5
Cơ cấu lao động của công ty 3 3/5
Kỹ năng của nhà quản lý 4 4/5
3 Những khó khăn trong việc tăng cường công tác kiểm tra,giám sát của công ty?
Các công trình được thi công ở nhiều địa điểm khác nhau
Thời gian thi công dài 4 4/5 Trình độ chuyên môn kiểm tra giám sát 3 3/5 Đội ngũ cán bộ chuyên môn 4 4/5
4 Mục tiêu tiết kiệm chi phí xây lắp của doanh nghiệp tiết kiệm tê những khoản mục chi phí nào?
Nguyên vật liệu trực tiếp 5 5/5
5 Nhằm nâng cao chất lượng công tác quản lý chi phí xây lắp, công ty cần nâng cao hiệu quả của công việc nào?
Kế hoạch hóa chi phi và giá thành xây lắp 5 5/5
Tổ chức công tác kiểm tra,đánh giá 4 4/5
Dự báo triển vọng phát triển của doanh nghiệp 3 3/5
6 Hàng năm công ty đã có chế độ ưu đãi, tập huấn đào tạo, bồi dưỡng để
Cử đi tập huấn, nâng cao trình độ chuyên môn 5 5/5 nâng cao trình độ chuyên môn, trình độ tay nghề và ý thức trách nhiệm của cán bộ công nhân viên nhằm đáp ứng công việc chưa? Đi du lịch, nghỉ mát hàng năm 5 5/5
Nguồn: Tập hợp của tác giả 3.3.2 Tổng hợp ý kiến phỏng vấn chuyên gia
Qua kết quả phỏng vấn cho biết công ty cổ phần đầu tư phát triển công nghệ viễn thông truyền hình Acom quản lý chi phí theo hai cách: giao khoán và quản lý theo từng khoản mục chi phí
Doanh nghiệp phân cấp quản lý, phân cấp rõ ràng, mỗi phòng ban có nhiệm vụ khác nhau nhưng có mối quan hệ rất chặt chẽ.Công tác quản lý chi phí là nhiệm vụ của phòng kế hoạch kỹ thuật, cùng với sự trợ giúp của phòng tài chính kế toán.Nhiệm vụ chủ yếu là xây dựng kế hoạch chi phí sao cho sát nhất với chi phí thực tế một cách hợp lý có hiệu quả, tiết kiệm chi phí một cách tối đa nhất không ảnh hưởng đến tiến độ thi công và chất lượng công trình; tổ chức thực hiện kiểm tra giám sát việc thực hiện kế hoạch.
Theo chuyên gia quản lý chi phí tại công ty thì chênh lệch biến động giữa chi phí kế hoạch và chi phí thực tế của dự án là ảnh hưởng bởi 6 nhân tố:
-Năng lực của bên thực hiện công trình
- Năng lực của bên hoạch định
- Nhân tố về gian lận và thất thoát
Khi môi trường kinh tế, chính sách, tự nhiên càng ổn định năng lực của các bên liên quan bao gồm cả bên hoạch định lẫn thực hiện càng cao cũng như kiểm soát gian lận thất thoát càng tốt thì biến động chi phí càng giảm ⇒ Quản lý chi phí một cách có hiệu quả nhất.
Thực trạng công tác quản lý chi phí tại công ty cổ phần đầu tư phát triển công nghệ viễn thông truyền hình Acom:
- Hiện tại thì công tác lập kế hoạch chi phí còn gặp nhiều khó khăn do thông tin phục vụ cho vệc lập kế hoạch luôn biến động( về giá các yếu tố đầu vào như: NVL, nhiên liệu, luôn biến động), thông tin phục vụ cho kế hoạch hóa chưa đáp ứng đúng tiến độ yêu cầu( do các công trình doanh nghiệp thi công ở nhiều nơi, việc thu thập thông tin gặp phải khó khăn nên việc cung cấp thông tin cho công tác lập kế hoạch chi phí bị gián đoạn)
-Công tác lập kế hoạch chi phí độ chính xác không cao so với thực hiện kế hoạch.
-Doanh nghiệp gặp nhiều hạn chế trong công tác thực hiện,kiểm tra giám sát kế hoạch chi phí
-Doanh nghiệp có dự trữ các yếu tố đầu vào cho sản xuất xây lắp như sắt, thép, xi măng, cát, gạch, đá, dây cáp nhưng chưa hợp lý
- Năng xuất lao động của các đội thi công cao.
- Chi phí sản xuất chung của doanh nghiệp cao
-Doanh nghiệp áp dụng khoa học kỹ thuật công nghệ vào quá trình sản xuất xây lắp.
Theo ý kiến chuyên gia của doanh nghiệp thì những biện pháp nhằm nâng cao công tác quản lý chi phí trong doanh nghiệp hiện nay là:
Cần xây dựng kế hoạch dự trữ và sử dụng nguyên vật liệu thích hợp hơn đáp ứng nhu cầu thực tế của doanh nghiệp, tránh tình trạng tiến độ thi công công trình ngừng vì không có dự trữ.
Các nhà quản lý phải có thông tin kịp thời, chính xác, để có kế hoạch quản lý chi phí một cách tốt nhất
Kết quả phân tích thực trạng công tác quản lý chi phí xây lắp tại công ty Cổ phần đầu tư phát triển công nghệ vễn thông – truyền hình ACom
ty Cổ phần đầu tư phát triển công nghệ vễn thông – truyền hình ACom
3.4.1 Đánh giá về công tác quản lý chi phí xây lắp tại công ty Cổ phần đầu tư phát triển công nghệ vễn thông – truyền hình Acom
Qua phiếu điều tra khảo sát trong công tác lập kế hoạch chi phí xây lắp của công ty trình độ chuyên môn của cán bộ công nhân viên lập kế hoạch được đánh giá quan trọng nhất (100% ý kiến cho rằng nhân tố này có ảnh hưởng tới việc lập kế hoạch chi phí xây lắp tại công ty) Ngoài ra nguồn thông tin chính xác, kịp thời cho cán bộ lập kế hoạch cũng có ảnh hưởng rất lớn trong công tác lập kế hoạch (chiếm 80% số phiếu) Bên cạnh đó còn một số yếu tố như là: hạn chế thời gian (40%), chế độ đãi ngộ đối với cán bộ nghiệp vụ (20%), tác động của nền kinh tế (40%).
Do vậy nâng cao trình độ chuyên môn và thông tin kịp thời cho nhà lập kế hoạch chi phí là vấn đề quan trọng có tác động trực tiếp đến việc lập kế hoạch chi phí cho doanh nghiệp.
Qua điều tra cũng cho biết nhân tố ảnh hưởng tới việc tổ chức thực hiện kế hoạch chi phí xây lắp tại công ty thì nhân tố nguồn vốn công ty và năng xuất người lao động được đánh giá là quan trọng nhất (cả hai nhân tố này đều chiếm 100% phiếu bầu), tiếp đó là đến nguồn cung cấp NVL của nhà cung ứng (80%), yếu tố môi trường tự nhiên và cơ cấu lao động của công ty đều chiếm 60% phiếu bầu.
Những khó khăn trong việc tăng cường công tác kiểm tra,giám sát của công ty thì yếu tố các công trình được thi công ở nhiều địa điểm khác nhau là được đánh giá quan trọng nhất (100%), tiếp theo đó là thời gian thi công dài và đội ngũ cán bộ chuyên môn chiếm 80%,trình độ chuyên môn giám sát chiếm 60%
Mục tiêu tiết kiệm chi phí xây lắp của doanh nghiệp tiết kiệm trên cả ba khoản mục chi phí đó là: chi phí NVLTT, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung.Theo kết quả điều tra ba khoản mục chi phí trên đều phải tết kiệm và được đánh giá là quan trọng nhất (100% phiếu)
Nhằm nâng cao chất lượng công tác quản lý chi phí xây lắp thì theo điều tra cho thấy kế hoạch hóa chi phí và giá thành sản phẩm xây lắp và tổ chức thực hiện kế hoạch thì được đánh giá là quan trọng nhất (100% số phiếu) tiếp theo đó là đến công tác tổ chức kiểm tra dánh giá (80% số phiếu) cuối cùng là công tác dự báo phát triển của doanh nghiệp (60% số phiếu)
Hàng năm công ty đã có những lớp tập huấn, công tác, để bồi dưỡng những cán bộ chuyên môn và toàn thể nhân viên trong công ty, bên cạnh đó công ty đã có những chuyến du lịch nghỉ mát để khuyến khích cán bộ công nhân viên để nâng cao năng suất lao động và gắn bó lâu dài với công ty. 100% số phiếu)
3.4.2 Phân tích tình hình thực hiện công tác quản lý chi phí xây lắp tại công ty Cổ phần đầu tư phát triển công nghệ vễn thông – truyền hình
Xuất phát từ đặc điểm của sản xuất xây lắp và phương pháp lập dự toán trong xây dựng cơ bản là dự toán được lập cho từng đối tượng xây dựng theo khoản mục giá thành nên phân loại chi chí xây lắp theo khoản mục là phương pháp được công ty cổ phần phát triển công nghệ viễn thông - truyền hình Acom sử dụng.Chi phí xây lắp tại công ty có ba khoản mục đó là: chi phí NVLTT, chi phí NCTT, chi phí SXC.
3.4.2.1Phân tích chung tình hình thực hiện chi phí SXKD
Bảng 3.2: Bảng phân tích tình hình thực hiện chi phí SXKD trong 3 năm 2008, 2009, 2010 Đơn vị tính: Việt nam đồng
Số tiền Số tiền Số tiền Số tiền Tỷ lệ
2 Tổng chi phí SXKD 96.352.575.090 76.412.213.030 74.949.123.640 -19.940.362.060 -20,70 -1.463.089.390 -1,92 a Chi phí SXXL 89.871.925.190 66.642.723.140 67.230.964.970 -23.229.202.050 -25,85 588.241.830 0,88 b Chi phí bán hàng _ 7.674.834 _ 7.674.834 _ -7.674.834 -100 c Chi phí QLDN 5.708.079.001 9.444.870.966 7.172.152.115 3.736.791.965 65,46 -2.272.718.851 -24,06 d Chi phí tài chính 772.570.899 316.944.089 546.006.556 -455.626.810 -58,98 229.062.467 72,27
Nguồn:Phòng kế toán tài chính của công ty
Nhận xét : Qua số liệu ở bảng 3.1 ta thấy:
*Năm 2009 so với năm 2008 doanh thu giảm 28.477.537.900 đồng, tổng chi phí giảm 19.940.362.060 đồng tương ứng với tỷ lệ giảm doanh thu nhỏ hơn tỷ lệ giảm tổng chi phí -25,17%