1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đầu Tư Phát Triển Tại Công Ty Tnhh Pirago Việt Nam Giai Đoạn 2018-2025.Docx

142 20 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Đầu Tư Phát Triển Tại Công Ty Tnhh Pirago Việt Nam Giai Đoạn 2018 – 2025
Tác giả Trần Quang Hưng
Người hướng dẫn TS. Nguyễn Thị Ái Liên
Trường học Trường Đại Học Kinh Tế Quốc Dân
Chuyên ngành Kinh Tế Đầu Tư
Thể loại luận văn thạc sĩ
Năm xuất bản 2022
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 142
Dung lượng 1,02 MB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI (15)
    • 1.1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu (29)
    • 1.2. Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài (30)
    • 1.3. Mục tiêu nghiên cứu (34)
    • 1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu (35)
    • 1.5. Phương pháp nghiên cứu (35)
    • 1.6. Đóng góp về thực tiễn của luận văn (0)
    • 1.7. Kết cấu của luận văn (36)
  • CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN CỦA DOANH NGHIỆP PHẦN MỀM (16)
    • 2.1. Khái niệm và đặc điểm sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp phần mềm 9 1. Khái niệm (38)
      • 2.1.2. Phân loại các doanh nghiệp phần mềm (43)
      • 2.1.3. Đặc điểm của các doanh nghiệp kinh doanh về phần mềm (0)
    • 2.2. Đầu tư phát triển của ngành phần mềm (46)
      • 2.2.1. Khái niệm đầu tư phát triển doanh nghiệp (46)
      • 2.2.2. Đặc điểm của đầu tư phát triển tại doanh nghiệp phần mềm (48)
      • 2.2.3. Nguồn vốn đầu tư phát triển doanh nghiệp phần mềm (50)
      • 2.2.4. Nội dung đầu tư phát triển của các doanh nghiệp phần mềm (52)
      • 2.2.5. Tiêu chí đánh giá kết quả và hiệu qủa hoạt động đầu tư phát triển của (56)
    • 3.1. Tổng quan về công ty TNHH PiraGo Việt Nam (71)
      • 3.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty (71)
      • 3.1.2. Cơ cấu tổ chức của công ty (72)
      • 3.1.3. Môi trường và lĩnh vực kinh doanh sản xuất (73)
      • 3.1.4. Sự cần thiết phải tăng cường hoạt động đầu tư phát triển tại công ty (74)
    • 3.2. Thực trạng đầu tư phát triển tại công ty TNHH PiraGo Việt Nam giai đoạn 2018-2022 (74)
      • 3.2.1. Vốn đầu tư trong giai đoạn 2018-2022 (74)
      • 3.2.2. Cơ cấu nguồn vốn đầu tư phát triển của công ty (77)
      • 3.2.3. Nội dung hoạt động đầu tư phát triển tại công ty TNHH PiraGo Việt (78)
    • 3.3. Công tác quản lý hoạt động đầu tư phát triển tại công ty TNHH PiraGo Việt Nam giai đoạn 2018-2022 (93)
      • 3.3.1. Quy trình đầu tư phát triển (93)
      • 3.3.2. Công tác lập kế hoạch đầu tư phát triển (95)
      • 3.3.3. Điều phối và thực hiện hoạt động đầu tư phát triển (95)
      • 3.3.4. Công tác giám sát dự án đầu tư phát triển (0)
      • 3.3.5. Đánh giá về công tác quản lý hoạt động đầu tư phát triển (0)
    • 3.4. Đánh giá thực trạng đầu tư phát triển tại công ty TNHH PiraGo Việt Nam (97)
      • 3.4.1. Kết quả hoạt động đầu tư phát triển (98)
      • 3.4.2. Hiệu quả đầu tư đạt được (113)
      • 3.4.3. Các hạn chế (118)
    • 4.1. Phân tích SWOT của công ty TNHH PiraGo Việt Nam giai đoạn 2022-2025 (122)
    • 4.2. Định hướng và chiến lược đầu tư phát triển của công ty TNHH PiraGo Việt Nam đến năm 2025 (125)
      • 4.2.1. Định hướng tới năm 2025 (125)
      • 4.2.2. Chiến lược đầu tư phát triển (126)
    • 4.3. Một số giải pháp tăng cường đầu tư phát triển tại công ty TNHH PiraGo Việt Nam trong giai đoạn tới (128)
      • 4.3.1. Giải pháp huy động nguồn vốn đầu tư phát triển (128)
      • 4.3.2. Giải pháp về nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư phát triển (130)
      • 4.3.3. Giải pháp về nâng cao năng lực quản lý hoạt động đầu tư phát triển tại công ty TNHH PiraGo Việt Nam (131)
      • 4.3.4. Giải pháp về nội dung đầu tư phát triển (136)

Nội dung

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN  TRẦN QUANG HƯNG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN TẠI CÔNG TY TNHH PIRAGO VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2018 – 2025 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ ĐẦU TƯ HÀ NỘI 2022 TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC D[.]

TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI

Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu

Sự phát triển mạnh mẽ và nhanh chóng của công nghệ trong những thập kỷ qua đã góp phần thay đổi chóng mặt kinh tế - xã hội của thế giới, đồng thời với sự vươn lên hàng đầu của các công ty công nghệ như IBM, Microsoft, Apple, Oracle, Google, … đã cho thấy tầm quan trọng cũng như cơ hội hấp dẫn cho các doanh nghiệp công nghệ mới, đặc biệt là với môi trường non trẻ ở Việt Nam. Đặc biệt trong đó ngành công nghệ phần mềm là ngành dễ tiếp cận và có nhu cầu rất lớn, cả trong và ngoài Việt Nam Có thể nói đây là ngành không có biên giới khi có thể làm việc tại trong nước nhưng vẫn cung cấp sản phẩm, dịch vụ cho nước ngoài, đồng thời tri thức, công nghệ đều được chia sẻ rộng rãi, cộng đồng lớn nên mọi cá nhân hay tổ chức đều có thể tham gia nghiên cứu, học tập và sản xuất, kinh doanh.

Việt Nam ngày càng tham gia sâu rộng hơn trong ngành công nghệ phần mềm thế giới khi liên tục được nâng hạng và lọt Top 30 thế giới về gia công phần mềm (Outsource) Mặc dù ngành phần mềm Việt Nam chủ yếu vẫn ở vị trí thấp trong chuỗi giá trị phần mềm toàn cầu, nhưng trong nhiều năm gần đây Việt Nam đã rất nỗ lực để cải thiện điều đó, càng ngày càng có nhiều công ty sản xuất phần mềm (Production) hơn, tiêu biểu trong đó là Viettel, VNPT, TMA Solutions, VNG, CMC,

… Năm 2016, tập đoàn nghiên cứu và tư vấn Gartner đánh giá Việt Nam là một trong sáu địa điểm hàng đầu về chuyển giao công nghệ toàn cầu

Công ty TNHH PiraGo là công ty lập trình phần mềm non trẻ, mới thành lập từ cuối năm 2018 bởi các cá nhân có nhiều năm kinh nghiệm làm việc và nghiên cứu trong lĩnh vực CNTT Từ lúc thành lập, công ty chưa có nhiều nguồn lực nên hiện tại vẫn đang là một công tỷ với quy mô nhỏ, chủ yếu vẫn là gia công phần mềm(Outsource), mặc dù vậy, PiraGo cũng có nhiều định hướng, mục tiêu phát triển trong bối cảnh nhiều cơ hội và thách thức ở môi trường Việt Nam cũng như Nhật

Bản (nguồn khách hàng – đối tác chính) Vì lý do đó tác giả lựa chọn đề tài “Đầu tư phát triển tại công ty TNHH PiraGo Việt Nam giai đoạn 2018-2025” làm đề tài luận văn thạc sĩ chuyên ngành Kinh tế Đầu tư của mình

Xuất phát từ các hoạt động thực tiễn và với mong muốn công ty TNHHPiraGo Việt Nam ngày càng phát triển lớn mạnh và sâu rộng Trên cơ sở tổng kết các vấn đề lý luận về hoạt động đầu tư phát triển trong lĩnh vực CNTT và phân tích thực trạng đầu tư phát triển của PiraGo trong những năm qua, tác giả luận văn sẽ đề xuất các biện pháp nhằm thúc đẩy hoạt động đầu tư phát triển của công ty trong thời gian tới.

Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài

Đề tài về đầu tư phát triển một công ty không phải là một đề tài quá xa lạ đối với chuyên ngành kinh tế đầu tư Một số đề tài tương tự có thể kể đến như:

1 Luận văn “Đầu tư Phát Triển tại Công ty Cổ phần Nghe Nhìn Toàn

Cầu giai đoạn 2007-2020” của tác giả Nguyễn Mai Linh dưới sự hướng dẫn của giáo viên TS Nguyễn Thị Ái Liên (2013):

Công ty Cổ phần Nghe Nhìn Toàn Cầu là một công ty kinh doanh về lĩnh vực truyền hình và bài luận văn trên được đưa ra trong bối cảnh Bộ Thông tin và Truyền thông khởi động đã khởi động đề án “Số hóa truyền dẫn, phát sóng truyền hình tương tự mặt đất đến năm 2020” để xác định rõ thời điểm, phạm vi, cách thức cũng như chi phí thực hiện việc thay đổi hệ thống hạ tầng truyền dẫn, chuyển đổi sang phát sóng truyền hình số mặt đất cho các cơ quan truyền thông trên cả nước. Ở đề tài trên, tác giả Nguyễn Mai Linh đã chỉ ra được nội dung của đầu tư phát triển nói chung và các đặc điểm của đầu tư phát triển cho doanh nghiệp truyền hình nói riêng Các đặc điểm của đầu tư phát triển cho doanh nghiệp truyền hình cũng tương tự như đặc điểm của các ngành khác, bao gồm: quy mô nguồn vốn, cơ sở hạ tầng, nguồn nhân lực cần thiết thường rất lớn; vòng đời đầu tư và thời gian vận hành các kết quả của cuộc đầu tư thường kéo dài; các thành quả hay hạn chế của hoạt động đầu tư phát triển thường xuất hiện ngay tại nơi nó được triển khai.

Sau đó tác giả Nguyễn Mai Linh đã trình bày được thực trạng đầu tư phát triển của Công ty Cổ phần Nghe Nhìn Toàn Cầu trong giai đoạn 2007-2020, làm rõ quan điểm đặc điểm sản xuất kinh doanh của công ty có ảnh hưởng tới hoạt động đầu tư phát triển Trong đó, tác giả đã phân tích tổng quan thị trường truyền hình trả phí tại Việt Nam và tác động của nó tới hoạt động đầu tư phát triển của Công ty Cổ phần Nghe Nhìn Toàn Cầu Có thể nhận thấy thị trường truyền hình trả phí đang càng ngày càng cạnh tranh mạnh mẽ và khốc liệt hơn với sự tham gia của rất nhiều doanh nghiệp lớn mới như Viettel, VNPT và sự linh hoạt trong chiến lược kinh doanh của các doanh nghiệp lão làng như VTVCab, SCTV, HCaTV, HTVC thì Công ty cần chú trọng hơn nữa vào đầu tư phát triển cho khoa học công nghệ nhằm gia tăng năng lực cạnh tranh và cho marketing nhằm quảng bá những lợi ích của truyền hình An Viên tới với công chúng.

Cuối cùng, tác giả đã trình bày định hướng phát triển của Công ty tính đến năm 2020 là dùng sản phẩm dịch vụ truyền hình trả phí làm mũi nhọn để tạo ra doanh thu chính, làm tiền đề để mở rộng, phát triển các nội dung, mục tiêu kinh doanh khác Mục tiêu phấn đấu đến 2020 của Công ty là trở thành một trong năm doanh nghiệp có thị trường khách hàng lớn nhất Việt Nam.

2 Luận văn thạc sĩ “Đầu tư phát triển tại Công ty cổ phần xăng dầu dầu khí Vũng Áng, giai đoan 2008-2020” của tác giả Bùi Danh Hà (2011):

Trong bối cảnh nền kinh tế hội nhập sâu rộng với thế giới, cùng với định hướng chống độc quyền của một số ngành kinh doanh, sản xuất, trong những năm đầu thế kỷ XXI, Nhà nước đã có những chính sách cho phép các doanh nghiệp tự do xuất nhập khẩu và kinh doanh xăng dầu theo quy định chung trên thị trường Việt Nam, đồng thời đã áp dụng Nghị định 84/CP thay cho Nghị định 55/CP của Chính Phủ về quy định các điều kiện để kinh doanh xăng dầu do đó thị trường kinh doanh xăng dầu sẽ cạnh tranh mạnh mẽ và tự do hơn

Miền Trung Việt Nam một vùng đất nghèo, chưa phát triển nhưng trong thời gian đó đã bắt đầu được chú trọng xây dựng hạ tầng và đầu tư phát triển mạnh các khu đô thị, khu công nghiệp và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp,dịch vụ, dẫn đến nhu cầu tiêu thụ xăng dầu tăng mạnh cũng như cần phải có những doanh nghiệp lớn để phát triển kinh tế xã hội của các địa phương tại đây.

Từ đó, Công ty cổ phần xăng dầu dầu khí Vũng Áng (PV Oil Vũng Áng) có vốn đầu tư của Tổng Công ty Dầu Việt Nam (PV Oil), trực thuộc Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam (PetroVietnam) đã ra đời, với nhiệm vụ chính nhằm cung cấp xăng dầu cho khu vực Bắc Trung Bộ và một phần nhu cầu xăng dầu của nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào.

Bài luận văn của tác giả Bùi Danh Hà đã thực hiện được những nội dung sau:

- Khái quát các vấn đề lý luận về ĐTPT doanh nghiệp nói chung và của doanh nghiệp xăng dầu nói riêng.

- Đánh giá thực trạng hoạt động ĐTPT của Công ty PV Oil Vũng Áng giai đoạn năm 2008-2011.

- Đề xuất các giải pháp nhằm tăng cường hoạt động ĐTPT tại Công ty cổ phần xăng dầu dầu khí Vũng Áng trong giai đoạn năm 2012-2020.

Trong đó, để đạt được mục tiêu trên, tác giả đã sử dụng hệ thống các phương pháp nghiên cứu như: Phân tích thống kê, phương pháp thực chứng dựa trên những tài liệu thực tế của PV Oil Vũng Áng, phương pháp logic hệ thống để từ hệ thống cơ sở lý luận dến phân tích thực tế nhằm tìm ra nguyên nhân và đề ra giải pháp, …

3 Luận văn “Đầu tư phát triển tại công ty TNHH Enplas (Việt Nam)” của tác giả Trần Thị Thu Trang (2011):

Trong một môi trường cạnh tranh khốc liệt, đồng thời đứng trước yêu cầu phải phát triển nhanh và ngày càng vững mạnh thì các doanh nghiệp buộc phải chú trọng các hoạt động đầu tư phát triển cùng với các chiến lược phù hợp và bài bản.Trong đó, Công ty TNHH Enplas Việt Nam là một doanh nghiệp được thành lập từ năm 2005 với số vốn đầu tư ban đầu là 6.500.000 USD, bao gồm vốn pháp định là2.000.000 USD, do ông Koichi Sakashita làm thành viên đại diện, hoạt động dưới hình thức công ty TNHH một thành viên có địa chỉ tại Lô K3, Khu công nghiệp Bắc Thăng Long, huyện Đông Đông Anh, Hà Nội cũng không nằm ngoài quy luật đó.

Công ty TNHH Enplas Việt Nam có lĩnh vực kinh doanh là “thiết kế, chế tạo, lắp ráp và gia công các sản phẩm nhựa chính xác, thiết bị quang học, thiết bị ngoại vi bán dẫn, thiết bị khuôn màn hình và khuôn cho các sản phẩm nói trên”

Bài luận văn của tác giả Trần Thị Thu Trang gồm có 3 chương:

- Chương 1: Lý luận về đầu tư phát triển trong doanh nghiệp

- Chương 2: Thực trạng đầu tư phát triển tại công ty TNHH Enplas Việt Nam giai đoạn 2006-2010

- Chương 3: Giải pháp tăng cường hoạt động đầu tư phát triển tại công ty TNHH Enplas Việt Nam giai đoạn 2011-2015

Trong đó, ở chương 1 tác giả đã trình bày được hệ thống lý luận về đầu tư phát triển trong doanh nghiệp, bao gồm cả nội dung đầu tư phát triển và các tiêu chí đánh giá kết quả và hiệu quả đầu tư phát triển tại doanh nghiệp Ở chương 2, tác giả Trần Thị Thu Trang đã đưa ra thực trạng đầu tư phát triển của công ty TNHH Enplas Việt Nam giai đoạn 2006-2010, trong đó nêu rõ tổng mức vốn đầu tư và phát triển và tình hình thực hiện đầu tư theo nguồn vốn qua các năm Bên cạnh đó, tác giả cũng trình bày thực trạng đầu tư phát triển theo các nội dung đầu tư một cách chi tiết và đầy đủ (đầu tư cho TSCĐ, đầu tư cho tài sản lưu động, đầu tư cho nghiên cứu và phát triển, đầu tư cho nguồn nhân lực, đầu tư cho hoạt động Marketing và các tài sản cố định vô hình khác) Thông quá đó, tác giả đã đánh giá kết quả và hiệu quả của hoạt động đầu tư phát triển tại công ty TNHH Enplas Việt Nam, cùng với các hạn chế và nguyên nhân trong giai đoạn này.

Sau đó, ở chương thứ 3, tác giả Trần Thị Thu Trang đã trình bày định hướng,mục tiêu phát triển cũng như phân tích ma trận SWOT của công ty TNHH EnplasViệt Nam giai đoạn 2011-2015 Từ những điều trên, tác giả cũng đưa ra 3 nhóm giải pháp tăng cường hoạt động đầu tư phát triển của công ty: giải pháp huy động vốn cho hoạt động đầu tư phát triển, giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư phát triển và giải pháp nâng cao năng lực quản lý hoạt động đầu tư phát triển Cuối cùng, tác giả cũng đưa thêm một số kiến nghị với Nhà nước nhằm nâng cao hiệu quả của hoạt động đầu tư phát triển tại công ty TNHH Enplas Việt Nam trong các giai đoạn sau.

Ngoài những đề tài trên có thể kể thêm một số đề tài khác liên quan đến chủ đề nghiên cứu như “Đầu tư phát triển tại Công ty cổ phần chế tạo điện cơ Hà Nội giai đoạn 2009-2020”, “Đầu tư phát triển tại Công ty TNHH Xây dựng và Đầu tư Khánh Hòa giai đoạn 2010-2025”, “Đầu tư phát triển tại Công ty truyền tải Điện I giai đoạn 2011-2020”, …

Như vậy có thể thấy các liên quan đến đề tài nghiên cứu đầu tư phát triển cho doanh nghiệp nói chung có khá nhiều các luận văn liên quan, tuy nhiên với doanh nghiệp kinh doanh phần mềm nói chung thì hiện tại chưa có nhiều nghiên cứu, và với riêng công ty TNHH PiraGo Việt Nam thì đây sẽ là bài luận đầu tiên về đầu tư phát triển của công ty.

Mục tiêu nghiên cứu

Mục đích nghiên cứu: Trên cơ sở lý luận về đầu tư phát triển và đánh giá thực trạng, tác giả đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường sự phát triển của công ty TNHH PiraGo Việt Nam đến năm 2025.

Nhiệm vụ nghiên cứu: Để đạt được mục đích nghiên cứu trên, bài luận văn cần hoàn thành các nhiệm vụ:

- Hệ thống hóa và làm rõ các vấn đề cơ bản về lĩnh vực lập trình phần mềm cũng như các hoạt động sản xuất, kinh doanh liên quan.

- Làm rõ các vấn đề về đầu tư cho ngành lập trình phần mềm: Đầu tư để làm gì? Đầu tư cái gì? Đầu tư bao nhiêu? Đầu tư như thế nào?

- Đánh giá thực trạng đầu tư phát triển của công ty TNHH PiraGo Việt Nam trong giai đoạn 2018-2022.

- Đánh giá các cơ hội, thách thức trong thị trường phần mềm hiện tại, tương lai nói chung và đối với với công ty TNHH PiraGo Việt Nam nói riêng

- Dựa trên các đánh giá trên cùng với định hướng, tiềm lực công ty, đề xuất các giải pháp phù hợp cho sự phát triển của công ty TNHH PiraGo Việt Nam tới năm 2025.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của luận văn là những nội dung cơ bản của hoạt động đầu tư phát triển, giải pháp đầu tư phát triển của công ty TNHH PiraGo Việt Nam giai đoạn 2018-2025

- Về mặt không gian: Đề tài nghiên cứu tại công ty TNHH PiraGo Việt Nam.

- Về thời gian: Luận văn xét đến các thông tin và dữ liệu liên quan trong khoảng từ lúc công ty được thành lập vào tháng 12/2018 đến tháng 05/2022.

- Phạm vi nội dung: Luận văn tập trung vào nghiên cứu quá trình đầu tư phát triển của công ty TNHH PiraGo Việt Nam từ lúc thành lập đến nay.

Đóng góp về thực tiễn của luận văn

- Về mặt không gian: Đề tài nghiên cứu tại công ty TNHH PiraGo Việt Nam.

- Về thời gian: Luận văn xét đến các thông tin và dữ liệu liên quan trong khoảng từ lúc công ty được thành lập vào tháng 12/2018 đến tháng 05/2022.

- Phạm vi nội dung: Luận văn tập trung vào nghiên cứu quá trình đầu tư phát triển của công ty TNHH PiraGo Việt Nam từ lúc thành lập đến nay.

Kết cấu của luận văn Đề tài luận văn bao gồm 4 chương :

- Chương 1: Tổng quan đề tài nghiên cứu

- Chương 2: Cơ sở lý luận và thực tiễn về đầu tư phát triển trong doanh nghiệp lập trình phần mềm.

- Chương 3: Thực trạng đầu tư phát triển của công ty TNHH PiraGo Việt Nam giai đoạn 2018-2022.

- Chương 4: Định hướng và kiến nghị giải pháp tăng cường đầu tư phát triển tại công ty TNHH PiraGo Việt Nam đến năm 2025.

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN CỦA

Khái niệm công nghệ thông tin

Công nghệ thông tin (IT – Information Technology) là thuật ngữ bao gồm hệ thống các mạng lưới internet, phần cứng máy tính, phần mềm, sử dụng cho việc phân phối và xử lý các dữ liệu nhằm trao đổi, lưu trữ và sử dụng thông tin dưới hình thức khác nhau.

Hay nói cách khác thì Công nghệ thông tin là ngành sử dụng công nghệ hiện đại vào công việc tạo ra, xử lý, truyền dẫn và lưu trữ, khai thác thông tin.

Khái niệm phần mềm trong lĩnh vực Công nghệ thông tin (Software)

Software hay còn được gọi là phần mềm máy tính, một phần thiết yếu và không thể thiếu được trong công nghệ kỹ thuật máy tính Phần mềm Software là một tập hợp những câu lệnh (Command) hoặc chỉ thị (Instruction) được viết bằng một hoặc nhiều ngôn ngữ lập trình theo một trật tự xác định, và các dữ liệu hay tài liệu liên quan nhằm mục đích để thực hiện một số nhiệm vụ, chức năng hay giải quyết một vấn đề cụ thể nào đó trên hệ thống máy tính, thiết bị công nghệ.

Phần mềm thực hiện các chức năng của nó bằng cách gửi các chỉ thị trực tiếp đến phần cứng máy tính (Computer Hardware) hoặc bằng cách cung cấp thông tin để phục vụ các phần mềm khác.

Phân loại các doanh nghiệp phần mềm

Các công ty chuyên về các sản phẩm Production

Các công ty chuyên về các sản phẩm Outsource Đặc điểm của các doanh nghiệp kinh doanh về lập trình phần mềm

Vai trò của các doanh nghiệp lập trình phần mềm trong nền kinh tế

Khái niệm đầu tư phát triển doanh nghiệp

“Đầu tư phát triển trong doanh nghiệp là hoạt động sử dụng vốn cùng các nguồn lực khác trong hiện tại nhằm duy trì sự hoạt động và làm tăng thêm tài sản mới cho doanh nghiệp, tạo thêm việc làm, phát triển nguồn nhân lực và nâng cao đời sống các thành viên trong đơn vị” Đặc điểm của đầu tư phát triển tại doanh nghiệp phần mềm

Ngành công nghệ phần mềm là một ngành kinh doanh sản xuất mới, còn hết sức non trẻ so với các ngành sản xuất thông thường khác, tuy nhiên, trong hai hoặc ba thập kỷ trở lại đây, sự phát triển của các doanh nghiệp trong ngành công nghệ phần mềm diễn ra hết sức mạnh mẽ và rất nhiều doanh nghiệp trong ngành đã vươn lên trở thành những doanh nghiệp có vốn hóa, giá trị thương hiệu rất lớn, thuộc top đầu và vượt qua nhiều doanh nghiệp kinh doanh, sản xuất ở các ngành thông thường dù có tuổi đời lâu hơn Điều này có được nhờ vào một số đặc điểm khác biệt về đầu tư phát triển của ngành công nghệ thông tin nói chung và ngành công nghệ phần mềm nói riêng.

Nguồn vốn đầu tư phát triển doanh nghiệp phần mềm

Nội dung đầu tư phát triển của các doanh nghiệp phần mềm Đầu tư phát triển tài sản cố định Đầu tư phát triển công nghệ Đầu tư phát triển nguồn nhân lực Đầu tư phát triển hoạt động Maketing

Tiêu chí đánh giá kết quả và hiệu qủa hoạt động đầu tư phát triển của doanh nghiệp phần mềm

Các tiêu chí đánh giá kết quả hoạt động đầu tư phát triển của doanh nghiệp phần mềm

Các tiêu chí đánh giá hiệu quả của hoạt động đầu tư phát triển trong doanh nghiệp phần mềm

Các nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động đầu tư phát triển của doanh nghiệp phần mềm

Các nhân tố chủ quan của doanh nghiệp phần mềm

Các nhân tố khách quan bên ngoài

CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY

TNHH PIRAGO VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2018-2022

Tổng quan về công ty TNHH PiraGo Việt Nam

Công ty TNHH PiraGo Việt Nam là một công ty phần mềm Outsource được thành lập bởi những thành viên có kinh nghiệm lâu năm trong các tập đoàn công nghệ lớn của Nhật như GMO, IBM Japan, Fujitsu Với sứ mệnh đi đầu trong việc ứng dụng công nghệ thông tin một cách triệt để nhất để giải quyết những vấn đề trong kinh doanh cũng như trong cuộc sống PiraGo định hướng sẽ trở thành công ty quy mô toàn cầu với đội ngũ nhân lực đông đảo, chất lượng và công nghệ vượt trội.

Quá trình hình thành và phát triển của công ty

Công ty TNHH PiraGo được thành lập vào ngày 18/12/2018, do 4 thành viên sáng lập, trong đó có anh Tạ Vũ Long (CEO) và anh Đinh Viết Phi (OSM) là những thành viên còn lại ở công ty hiện tại, với số vốn chủ sở hữu là 100.000 USD Văn phòng lúc công ty thành lập là tại hai tầng ở căn nhà số 89 Hoàng Văn Thái, Khương Trung, Thanh Xuân, Hà Nội, khi đó công ty chỉ có hơn chục thành viên bao gồm cả ban giám đốc và nhân viên.

Hiện tại sau hơn 3 năm hoạt động, tuy chỉ còn 2 thành viên sáng lập ban đầu nhưng công ty đã phát triển sâu rộng hơn trước, không chỉ quy mô công ty tăng lên mà cả số lượng lẫn chất lượng các dự án được kí kết hợp đồng cũng tăng lên nhiều lần

Mặc dù phải trải qua quãng thời gian dài khó khăn do dịch bệnh Covid từ năm 2020 đến hiện tại và nhất là ảnh hưởng của việc đồng Yên Nhật mất giá dẫn đến doanh thu của công ty giảm mạnh, công ty vẫn đảm bảo thu nhập cho toàn bộ nhân viên, các chính sách ngày lễ, thưởng vẫn như cũ, và lên kế hoạch cho các cuộc đi chơi team building hay du lịch Quy Nhơn vào tháng 7 năm 2022

Ngoài ra tháng 12/2021, công ty đã thành lập chi nhánh PiraGo tại Nhật Bản, do anh Đinh Viết Phi làm quản lý, với mục tiêu mở rộng thị trường tại Nhật Bản và đảm bảo việc trao đổi, hỗ trợ khách hàng một cách nhanh chóng, chính xác, đem lại cho họ sự hài lòng lớn nhất có thể.

Cơ cấu tổ chức của công ty

Cơ cấu công ty được phần chia thành các khối phòng ban, theo chức năng gồm ban giám đốc (BOD, CTO), khối văn phòng hành chính (BackOffice HR),team Web, team Mobile, team QC, team Brse (bao gồm cả Comtor), team DevOps.Với các team nhân sự thì đều có một trưởng nhóm quản lý, ngoài ra với một số team như Web, Mobile thì còn có các chức vụ khác như PM, Tech Leader và các vị trí cấp thấp khác theo chuyên môn của từng nhân viên Bên cạnh đó cơ cấu công ty,ngoài khối văn phòng hành chính thì các nhân viên của phòng ban còn lại có thể được chia theo các dự án đang tham gia, vì tính chất của công ty là một công ty

Outsource nên các thành viên của dự án luôn thay đổi không cố định, nhiều nhân viên có thể là thành viên của nhiều dự án khác nhau tùy thuộc vào từng giai đoạn và nhu cầu của công việc.

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN CỦA DOANH NGHIỆP PHẦN MỀM

Khái niệm và đặc điểm sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp phần mềm 9 1 Khái niệm

Công nghệ thông tin (IT – Information Technology) là thuật ngữ bao gồm hệ thống các mạng lưới internet, phần cứng máy tính, phần mềm, sử dụng cho việc phân phối và xử lý các dữ liệu nhằm trao đổi, lưu trữ và sử dụng thông tin dưới hình thức khác nhau.

Hay nói cách khác thì Công nghệ thông tin là ngành sử dụng công nghệ hiện đại vào công việc tạo ra, xử lý, truyền dẫn và lưu trữ, khai thác thông tin.

Ngành Công nghệ thông tin hiện tại đang được chia ra thành một số chuyên ngành phổ biến như:

- Khoa học máy tính (Computer Science)

- Công nghệ thông tin (Information Technology)

- Mạng máy tính và truyền thông dữ liệu (Data Communication and Computer Network)

- Kỹ thuật máy tính (Computer Engineering)

- Hệ thống Thông tin Quản lý (Management Information Systems)

- Thiết kế Đồ họa/Game/Multimedia (Graphic/Game/Multimedia Design)

- Robot & Trí tuệ nhân tạo AI (Artificial Intelligence) Ở thời điểm hiện tại, ngành công nghệ thông tin đang dần chiếm vị trí quan trọng trong sự phát triển chung, trở thành các thành phần không thể thiếu trong cơ cấu nền kinh tế của thế giới và Việt Nam Trong đó, có nhiều công ty, tập đoàn hoạt động ở nhiều lĩnh vực CNTT nằm trong top các công ty, tập đoàn lớn nhất thế giới cả về quy mô, vốn hóa và thương hiệu Ví dụ tiêu biểu như: Apple, Samsung, Tập đoàn Alphabet, Microsoft, Tencent Holdings, Tập đoàn Intel, IBM, TSMC, Oracle,

Trong đó, các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh về phần mềm là một bộ phận quan trọng trong lĩnh vực CNTT, trong các doanh nghiệp đã nói ở mục trên thì có tập đoàn Alphabet, Microsoft, Oracle đều là những doanh nghiệp phần mềm lớn nhất thế giới, mà sản phẩm của họ thì cực kỳ phổ biến với các doanh nghiệp, nhân viên văn phòng hay lập trình viên như Windows, Google, Gmail, Teams, Office, Oracle, v.v Ngoài ra chúng ta có thể kể thêm một số công ty cũng rất có tiếng tăm khác trong thế giới phần mềm như SAP, VMWare, Symantec Corporation, HCL Technologies Limited, Fiserv, Intuit, Amadeus IT Group, CA Technologies, …

2.1.1.2 Khái niệm phần mềm trong lĩnh vực Công nghệ thông tin (Software)

Software hay còn được gọi là phần mềm máy tính, một phần thiết yếu và không thể thiếu được trong công nghệ kỹ thuật máy tính Phần mềm Software là một tập hợp những câu lệnh (Command) hoặc chỉ thị (Instruction) được viết bằng một hoặc nhiều ngôn ngữ lập trình theo một trật tự xác định, và các dữ liệu hay tài liệu liên quan nhằm mục đích để thực hiện một số nhiệm vụ, chức năng hay giải quyết một vấn đề cụ thể nào đó trên hệ thống máy tính, thiết bị công nghệ.

Phần mềm thực hiện các chức năng của nó bằng cách gửi các chỉ thị trực tiếp đến phần cứng máy tính (Computer Hardware) hoặc bằng cách cung cấp thông tin để phục vụ các phần mềm khác.

Phần mềm (software) của máy tính có thể được chia thành nhiều loại như:+ Phần mềm hệ thống: là những phần mềm dùng để vận hành toàn bộ hay các thành phần của máy tính, thiết bị công nghệ, ví dụ như các hệ điều hành máy tính Windows, Linux, MacOS, IOS, Android, các thư viện động (còn gọi là thư viện liên kết động; tiếng Anh: Dynamic Linked Library - DLL) của hệ điều hành, các trình điều khiển (driver), phần sụn (firmware) và BIOS

+ Phần mềm ứng dụng để người sử dụng có thể hoàn thành một hay nhiều công việc nào đó, ví dụ như các phần mềm văn phòng (Microsoft Office, OpenOffice), phần mềm doanh nghiệp, phần mềm quản lý nguồn nhân lực, phần mềm giáo dục, cơ sở dữ liệu, phần mềm trò chơi, chương trình tiện ích, hay các loại phần mềm độc hại và những phần mềm được phát triển giải quyết tự động nhứng công việc hay vấn đề cụ thể nào đó thường gặp trong cuộc sống

+ Các phần mềm chuyển dịch mã bao gồm trình biên dịch và trình thông dịch: các loại chương trình này sẽ đọc các câu lệnh từ mã nguồn được viết bởi các lập trình viên theo một ngôn ngữ lập trình và dịch nó sang dạng ngôn ngữ máy mà máy tính có thể hiểu đưọc, hay dịch nó sang một dạng khác như là tập tin đối tượng (object file) và các tập tin thư viện (library file) mà các phần mềm khác (như hệ điều hành chẳng hạn) có thể hiểu để vận hành máy tính thực thi các lệnh.

+ Phần mềm tiện ích là phần mềm nhằm trợ giúp cho người dùng tổ chức, quản lý và duy trì hoạt động của thiết bị số.

+ Phần mềm công cụ là phần mềm được dùng làm công cụ để cho người phát triển phần mềm sử dụng phát triển các phần mềm khác.

+ Phần mềm đóng gói là sản phẩm phần mềm hoàn chỉnh, được đăng ký thương hiệu và nhân bản hàng loạt để cung cấp ra thị trường.

+ Phần mềm sản xuất theo đơn đặt hàng là sản phẩm phần mềm được sản xuất theo các yêu cầu riêng của khách hàng hoặc người sử dụng.

+ Phần mềm nhúng là sản phẩm phần mềm được nhà sản xuất cài đặt sẵn vào thiết bị số và hoạt động cùng với thiết bị số mà không cần sự kích hoạt của người sử dụng.

2.1.1.3 Kinh doanh trong lĩnh vực phần mềm a Quy định việc xác định hoạt động sản xuất sản phẩm phần mềm

Trích thông tư 16/2014/TT-BTTTT: Quy định việc xác định hoạt động sản xuất sản phẩm phần mềm Điều 6 Xác định hoạt động sản xuất sản phẩm phần mềm

1 Yêu cầu chung đối với tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân sản xuất sản phẩm phần mềm: a) Đối với tổ chức, doanh nghiệp: có giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, giấy chứng nhận đầu tư, hoặc văn bản quy định về chức năng nhiệm vụ do người có thẩm quyền cấp Đối với cá nhân: có mã số thuế cá nhân; có kê khai thuế trong đó ghi rõ phần thu nhập từ hoạt động sản xuất phần mềm; b) Sản phẩm phần mềm do cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp sản xuất thuộc một trong các loại sản phẩm phần mềm được quy định trong Danh mục sản phẩm phần mềm ban hành theo Thông tư số 09/2013/TT-BTTTT ngày 08 tháng 4 năm

2013 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông.

2 Hoạt động của tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân được xác định là hoạt động sản xuất sản phẩm phần mềm và đáp ứng quy trình khi tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân đáp ứng được yêu cầu ở Khoản 1 Điều này, và hoạt động đó thuộc một hoặc nhiều trường hợp trong số các trường hợp sau: a) Hoạt động thuộc một hoặc nhiều công đoạn trong các công đoạn từ 2 đến

4 của quy trình sản xuất sản phẩm phần mềm quy định tại các Khoản 2, 3, 4 Điều 5 Thông tư này đối với sản phẩm phần mềm nêu tại Điểm b, Khoản 1 Điều này. b) Hoạt động nêu tại công đoạn 1, công đoạn 5 của quy trình sản xuất sản phẩm phần mềm quy định tại Khoản 1 và Khoản 5 Điều 5 Thông tư này, khi tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân đó có hoạt động thỏa mãn quy định tại Điểm a, Khoản này đối với cùng một sản phẩm phần mềm. c) Hoạt động thuộc công đoạn 6 của quy trình sản xuất sản phẩm phần mềm quy định tại Khoản 6 Điều 5 Thông tư này, khi tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân đó có các hoạt động thuộc đầy đủ cả 5 công đoạn từ 1 đến 5 của quy trình sản xuất sản phẩm phần mềm quy định từ Khoản 1 đến Khoản 5 Điều 5 Thông tư này đối với cùng một sản phẩm phần mềm. b Quy định quy trình hoạt động sản xuất sản phẩm phầm mềm

Thông tư 13/2020/TT-BTTTT quy định việc xác định hoạt động sản xuất sản phẩm phần mềm đáp ứng quy trình (có hiệu lực từ ngày 19/8/2020).

Theo đó, các công đoạn trong quy trình sản xuất sản phẩm phần mềm như sau:

(2) Phân tích và thiết kế.

(3) Lập trình, viết mã lệnh.

(4) Kiểm tra, thử nghiệm phần mềm.

(5) Hoàn thiện, đóng gói sản phẩm phần mềm.

(6) Cài đặt, chuyển giao, hướng dẫn sử dụng, bảo trì, bảo hành sản phẩm phần mềm.

(7) Phát hành, phân phối sản phẩm phần mềm.

Các hoạt động sản xuất phần mềm đã được xác định đáp ứng quy trình theo quy định trước thời điểm ngày 19/8/2020 vẫn tiếp tục được coi là đáp ứng quy trình sản xuất phần mềm cho đến khi hết thời hạn của dự án đầu tư đã được phê duyệt.

2.1.2 Phân loại các doanh nghiệp phần mềm

2.1.2.1 Các công ty chuyên về các sản phẩm Production

Công ty Product là công ty trực tiếp sản xuất; tự phát hành; quảng bá và kinh doanh sản phẩm điện tử do chính họ chế tạo Các sản phẩm này thường nhằm thoả mãn nhu cầu của người tiêu dùng trực tiếp (users).

Đầu tư phát triển của ngành phần mềm

2.2.1 Khái niệm đầu tư phát triển doanh nghiệp

“Đầu tư phát triển trong doanh nghiệp là hoạt động sử dụng vốn cùng các nguồn lực khác trong hiện tại nhằm duy trì sự hoạt động và làm tăng thêm tài sản mới cho doanh nghiệp, tạo thêm việc làm, phát triển nguồn nhân lực và nâng cao đời sống các thành viên trong đơn vị” Đầu tư phát triển quyết định sự thành lập, tồn tại và phát triển của từng doanh nghiệp, góp phần xây dựng cơ sở vật chất, hạ tầng, mua sắm lắp đặt trang máy móc thiết bị, đổi mới khoa học công nghệ, phát triển nguồn nhân lực, xây dựng thương hiệu, Đầu tư phát triển với doanh nghiệp có nhiều vai trò rất quan trọng như:

- Thứ nhất, tạo điều kiện nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp.Trong bối cảnh thị trường càng ngày càng có nhiều cạnh tranh khi nhiều doanh nghiệp mới được thành lập, những doanh nghiệp cũ thì ra sức sử dụng các nguồn lực lớn mạnh của mình để giữ vững và bành trướng thị trường Vì vậy đầu tư phát triển doanh nghiệp góp phần giúp doanh nghiệp có sức khỏe tốt để đứng vững trên thị trường, bên cạnh đó đầu tư cho yếu tố Marketing cũng giúp cho thương hiệu của doanh nghiệp dễ tiếp cận với khách hàng hơn.

- Thứ hai, đầu tư phát triển doanh nghiệp tạo nhiều điều kiện nâng cao chất lượng, sản lượng của sản phẩm Trong bối cảnh hiện tại thị hiếu của khách hàng luôn thay đổi nhanh chóng, yêu cầu về chất lượng, giá cả, sự tiện dụng của sản phẩm ngày càng cao hơn trước, đầu tư phát triển cho máy móc, khoa học công nghệ, nhân lực chất lượng cao cũng như marketing tạo điều kiện cho nâng cao năng suất sản xuất, hạ giá thành sản phẩm, đa dạng mẫu mã chủng loại phù hợp tiến gần tới thị hiếu của khách hàng hơn.

- Thứ ba, đầu tư phát triển doanh nghiệp tạo điều kiện tăng doanh thu và lợi nhuận Sản xuất kinh doanh tại các doanh nghiệp hầu hết đều vì mục đích thu lợi nhuận, cần phải tăng cường đầu tư nhiều hơn cho mục tiêu phát triển, giúp doanh nghiệp càng trở lên lớn mạnh, năng lực sản xuất kinh doanh tốt hơn, giảm chi phí hoạt động, tăng cường khả năng cạnh tranh và chiếm hữu thị phần thị trường, có như vậy thì doanh nghiệp với gia tăng được lợi nhuận so với trước đó.

- Thứ tư, đầu tư phát triển góp phần đổi mới khoa học công nghệ, trình độ chuyên môn kĩ thuật trong kinh doanh sản xuất của doanh nghiệp Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, doanh nghiệp phải luôn chú trọng đến vấn đề đổi mới, nâng cấp công nghệ, bổ sung các loại máy móc thiết bị hiện đại, có hiệu năng cao nhằm nâng cao năng suất, giảm chi phí sản xuất, tăng chất lượng của sản phẩm, …

- Thứ năm, đầu tư phát triển góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của doanh nghiệp Để sản xuất, kinh doanh hiệu quả, doanh nghiệp cần phải có đội ngũ lao động có trình độ tốt, có kinh nghiệm và đạo đức nghề nghiệp Đầu tư cho nguồn nhân lực không chỉ ở việc nâng cao năng lực của từng nhân viên, tăng cường số lượng nhân lực ổn định và đáp ứng đủ cho nhu cầu hoạt động sản xuất, kinh doanh mà còn nhằm nâng cao lương thưởng, chế độ ưu đãi, khả năng phát triển trong sự nghiệp cho người lao động, giúp họ đảm bảo cuộc sống cho bản thân và gia đình, gia tăng sự trung thành và tránh chảy máu chất xám trong doanh nghiệp.

2.2.2 Đặc điểm của đầu tư phát triển tại doanh nghiệp phần mềm

Ngành công nghệ phần mềm là một ngành kinh doanh sản xuất mới, còn hết sức non trẻ so với các ngành sản xuất thông thường khác, tuy nhiên, trong hai hoặc ba thập kỷ trở lại đây, sự phát triển của các doanh nghiệp trong ngành công nghệ phần mềm diễn ra hết sức mạnh mẽ và rất nhiều doanh nghiệp trong ngành đã vươn lên trở thành những doanh nghiệp có vốn hóa, giá trị thương hiệu rất lớn, thuộc top đầu và vượt qua nhiều doanh nghiệp kinh doanh, sản xuất ở các ngành thông thường dù có tuổi đời lâu hơn Điều này có được nhờ vào một số đặc điểm khác biệt về đầu tư phát triển của ngành công nghệ thông tin nói chung và ngành công nghệ phần mềm nói riêng.

Thứ nhất, đầu tư ban đầu cho cơ sở vật chất, hạ tầng sản xuất kinh doanh không phải lúc nào cũng cần nguồn lực lớn như các ngành truyền thống Rất nhiều doanh nghiệp phần mềm lớn, khi khởi nghiệp thì văn phòng hay nhà xưởng chỉ là một phòng nhỏ trong căn hộ như Apple thì văn phòng đầu tiên chỉ là nhà để xe của cha mẹ Steve Jobs với một số máy móc thiết bị đơn sơ, trong khi các ngành sản xuất khác có thể phải tìm kiếm mặt bằng sản xuất rộng lớn, sau đó đổ vào rất nhiều tiền để xây dựng nhà xưởng, mua sắm dây chuyền sản xuất mà còn chưa thể đi vào hoạt động sản xuất Với ngành công nghệ phần mềm ở Việt Nam, thậm chí có thể chỉ cần một văn phòng hơn chục mét vuông, với vài thành viên và vài bộ máy tính cũng có thể thành lập được một doanh nghiệp có doanh thu hàng tỷ, chục tỷ đồng mỗi năm

Thứ hai, đầu tư cho công nghệ kỹ thuật của ngành phần mềm khá linh động và có thể thay đổi nhanh chóng Đặc điểm của ngành công nghệ phần mềm là không cần phải đầu tư dây chuyền sản xuất như các ngành sản xuất truyền thống, thậm chí mỗi nhân viên một máy tính cá nhân là đủ để hoạt động Máy móc trang thiết bị cũng rất dễ thay thế và nâng cấp, khi chi phí bỏ ra để mua sắm thiết bị không quá cao, thông thường một bộ máy tính cá nhân tầm 15-30 triệu cũng đủ để một nhân viên tham gia vào hoạt động sản xuất, mà trong đó có thể chia ra nâng cấp từng phần hay toàn bộ tùy vào yêu cầu đổi mới của công việc Bên cạnh đó, công nghệ kỹ thuật của ngành này cũng rất dễ tiếp cận do tài liệu được cung cấp rất nhiều trên mạng internet, với cộng đồng đông đảo tùy thuộc từng công nghệ, chi phí để làm quen với công nghệ mới cũng không quá cao miễn doanh nghiệp có hướng tiếp cận hợp lý, như một ngôn ngữ mới thì có khi chỉ cần bỏ ra vài trăm VNĐ mua một khóa học online trên Udemy là có thể hiểu biết cơ bản, khóa học này có thể được chia sẻ cho nhiều người cùng học một lúc, thậm chí với những công nghệ có nhiều tài liệu được nhà cung cấp chia sẻ rộng rãi thì không cần phải mất một đồng chi phí nào để học nó, ngoài chi phí thời gian.

Thứ ba, đầu tư cho nguồn nhân lực mà mục đầu tư phát triển quan trọng nhất của doanh nghiệp Khác với các ngành nghề truyền thống, thì nhân lực ngành công nghệ phần mềm là nguồn nhân lực bắt buộc phải có kiến thức công nghệ, sự hiểu biết, trình độ ngoại ngữ nhất định cũng như tư duy tốt, với một lao động mới không có kinh nghiệm thì tốn rất nhiều thời gian để đào tạo mà thậm chí còn chưa chắc sau vài tháng đào tạo đã có thể đáp ứng được các yêu cầu cần thiết để tham gia vào hoạt động sản xuất, trái ngược với một số ngành sản xuất truyền thống khi có khả năng đào tạo người lao động một cách nhanh chóng Do đó, lương thưởng, cũng như các chế độ, yêu cầu về môi trường làm việc, cân bằng cuộc sống của người lao động cũng rất cao, sự cạnh tranh trên thị trường lao động rất khốc liệt Đây cũng là ngành mà rất nhiều doanh nghiệp đã chủ động đến các trường đại học để tăng cường nguồn nhân lực cho mình, dù đó là các sinh viên còn chưa tốt nghiệp, nhằm mục đích tìm kiếm các ứng viên tiềm năng cho hoạt động đào tạo, cung cấp nguồn nhân lực mới cho hoạt động sản xuất.

Thứ tư, thị trường công nghệ phần mềm cạnh tranh rất gay gắt Do đây là ngành sản xuất kinh doanh dễ khởi nghiệp, không cần quá nhiều nguồn lực lúc ban đầu, đồng thời có thể tiếp cận với nhiều vốn vay, ưu đãi cho nên hàng năm có rất nhiều doanh nghiệp công nghệ phần mềm ra đời, cộng với việc đây cũng là một ngành khát nhân lực chất lượng cao nên ngày càng khiến thị trường khách hàng lẫn thị trường lao động trở nên sôi nổi và cạnh tranh mạnh mẽ Thậm chí nhiều doanh nghiệp phần mềm được thành lập sau khi kiếm được khách hàng, kéo được dự án về chứ không phải là thành lập rồi mới bắt đầu làm công tác thị trường Do đó việc đầu tư cho marketing, xây dựng thương hiệu là thực sự cần thiết, nếu doanh nghiệp phần mềm không quảng bá được hình ảnh của mình tới đông đảo khách hàng dẫn đến tập khách hàng ít, không chỉ khiến doanh thu, lợi nhuận không tăng trưởng mà còn có thể sụt giảm do chi phí để nhân viên không có việc làm, ngồi chơi dẫn đến kém hiệu quả đầu tư, mặt khác nếu doanh nghiệp không xây dựng được uy tín đủ lớn thì kể cả khách hàng có biết tới sản phẩm của công ty thì họ cũng khó mà lựa chọn khi mà có vô vàn các sản phẩm cạnh tranh khác trên thị trường Ở thị trường lao động cũng vậy, một doanh nghiệp nhỏ, không đảm bảo được khả năng thăng tiến, phát triển và chế độ lương thưởng, môi trường làm việc cho nhân viên thì rất khó có thể thu hút được người lao động có trình độ, dẫn đến tình trạng có hợp đồng dự án phần mềm nhưng không có người làm, vừa mất doanh thu vừa có thể gây ấn tượng không tốt với khách hàng.

Thứ năm, các doanh nghiệp công nghệ phần mềm đa phần đều đi lên từ các doanh nghiệp nhỏ, có thể lúc bắt đầu chỉ có vài thành viên, và cũng đa phần là những thành viên trưởng thành từ môi trường kỹ thuật, chưa có nhiều kiến thức về đầu tư phát triển doanh nghiệp Do đó, đa phần trong những năm đầu, doanh nghiệp phần mềm không có quy trình lập kế hoạch, quản lý, giám sát đầu tư phát triển cụ thể, đồng thời cũng có rất ít các doanh nghiệp có các phòng ban hay cán bộ chuyên trách riêng, dẫn đến hoạt động đầu tư phát triển thời gian này thường chưa đạt hiệu quả cao, nhiều nguồn lực đầu tư bị lãng phí

2.2.3 Nguồn vốn đầu tư phát triển doanh nghiệp phần mềm

Nguồn vốn đầu tư phát triển của doanh nghiệp phần mềm có thể được hình thành từ một số nguồn chính:

- Nguồn vốn ban đầu: Khi mới thành lập doanh nghiệp, doanh nghiệp cần phải có một số vốn ban đầu nhất định, do các cổ đông (chủ sở hữu) đóng góp Hình thức sở hữu doanh nghiệp quyết định tính chất và hình thức tạo thành vốn của doanh nghiệp.

- Nguồn vốn tự lợi nhuận không chia: Là bộ phận lợi nhuận được sử dụng để tái đầu tư, mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Sử dụng lợi nhuận không chia-nguồn vốn nội bộ là một phương thức tạo nguồn tài chính quan trọng của các doanh nghiệp, vì giúp giảm được chi phí và rủi ro khi sử dụng vốn, cũng như giảm bớt được sự phụ thuộc vào các yếu tố, tổ chức bên ngoài Cùng với vốn ban đầu thì đây thường là những nguồn vốn chính của doanh nghiệp phần mềm.

- Nguồn vốn từ phát hành cổ phiếu: Là nguồn vốn huy động được từ các đợt phát hành cổ phiếu, đa phần các doanh nghiệp phần mềm đều hướng đến việc đưa cổ phiếu của mình lên sàn giao dịch, tuy nhiên thường phải phát triển đến một quy mô lớn nhất định thì doanh nghiệp mới có thể làm được điều đó, nhất là trong đợt IPO.

Tổng quan về công ty TNHH PiraGo Việt Nam

Công ty TNHH PiraGo Việt Nam là một công ty phần mềm Outsource được thành lập bởi những thành viên có kinh nghiệm lâu năm trong các tập đoàn công nghệ lớn của Nhật như GMO, IBM Japan, Fujitsu Với sứ mệnh đi đầu trong việc ứng dụng công nghệ thông tin một cách triệt để nhất để giải quyết những vấn đề trong kinh doanh cũng như trong cuộc sống PiraGo định hướng sẽ trở thành công ty quy mô toàn cầu với đội ngũ nhân lực đông đảo, chất lượng và công nghệ vượt trội.

3.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty

Công ty TNHH PiraGo được thành lập vào ngày 18/12/2018, do 4 thành viên sáng lập, trong đó có anh Tạ Vũ Long (CEO) và anh Đinh Viết Phi (OSM) là những thành viên còn lại ở công ty hiện tại, với số vốn chủ sở hữu là 100.000 USD Văn phòng lúc công ty thành lập là tại hai tầng ở căn nhà số 89 Hoàng Văn Thái, Khương Trung, Thanh Xuân, Hà Nội, khi đó công ty chỉ có hơn chục thành viên bao gồm cả ban giám đốc và nhân viên.

Hiện tại sau hơn 3 năm hoạt động, tuy chỉ còn 2 thành viên sáng lập ban đầu nhưng công ty đã phát triển sâu rộng hơn trước, không chỉ quy mô công ty tăng lên mà cả số lượng lẫn chất lượng các dự án được kí kết hợp đồng cũng tăng lên nhiều lần Vào tháng 5 năm 2021, khi mặt bằng văn phòng cũ đã không đủ đáp ứng quy mô của công ty, nên công ty đã chuyển văn phòng sang tầng 3, toà nhà Comatce, số

61 đường Ngụy Như Kon Tum, Phường Nhân Chính, Quận Thanh Xuân, Thành phố Hà Nội, Việt Nam, hệ thống phòng ban cũng được phân chia rõ ràng hơn, đánh dấu một sự thay đổi mạnh mẽ hình ảnh công ty ngày càng chuyên nghiệp và năng động hơn

Mặc dù phải trải qua quãng thời gian dài khó khăn do dịch bệnh Covid từ năm 2020 đến hiện tại và nhất là ảnh hưởng của việc đồng Yên Nhật mất giá dẫn đến doanh thu của công ty giảm mạnh, công ty vẫn đảm bảo thu nhập cho toàn bộ nhân viên, các chính sách ngày lễ, thưởng vẫn như cũ, và lên kế hoạch cho các cuộc đi chơi team building hay du lịch Quy Nhơn vào tháng 7 năm 2022 Đây là một trong những ưu điểm lớn nhất của công ty đối với toàn thể nhân viên trong bối cảnh có nhiều công ty phần mềm khác (cả những công ty vừa và lớn) đã phải cắt giảm một phần nhân sự hoặc một phần lương thưởng, thể hiện sự ổn định và giúp các nhân viên an tâm làm việc và vượt qua hai năm 2020-2021 khó khăn

Ngoài ra tháng 12/2021, công ty đã thành lập chi nhánh PiraGo tại Nhật Bản, do anh Đinh Viết Phi làm quản lý, với mục tiêu mở rộng thị trường tại Nhật Bản và đảm bảo việc trao đổi, hỗ trợ khách hàng một cách nhanh chóng, chính xác, đem lại cho họ sự hài lòng lớn nhất có thể.

3.1.2 Cơ cấu tổ chức của công ty

Cơ cấu tổ chức của công ty TNHH PiraGo Việt Nam cho đến tháng 05/2022 được thể hiện như sơ đồ sau:

Hình 3.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức công ty TNHH PiraGo Việt Nam

Nguồn: Phòng Hành chính - PiraGo Việt Nam

Cơ cấu công ty được phần chia thành các khối phòng ban, theo chức năng gồm ban giám đốc (BOD, CTO), khối văn phòng hành chính (BackOffice HR), team Web, team Mobile, team QC, team Brse (bao gồm cả Comtor), team DevOps. Với các team nhân sự thì đều có một trưởng nhóm quản lý, ngoài ra với một số team như Web, Mobile thì còn có các chức vụ khác như PM, Tech Leader và các vị trí cấp thấp khác theo chuyên môn của từng nhân viên Bên cạnh đó cơ cấu công ty, ngoài khối văn phòng hành chính thì các nhân viên của phòng ban còn lại có thể được chia theo các dự án đang tham gia, vì tính chất của công ty là một công ty Outsource nên các thành viên của dự án luôn thay đổi không cố định, nhiều nhân viên có thể là thành viên của nhiều dự án khác nhau tùy thuộc vào từng giai đoạn và nhu cầu của công việc.

Về quy mô nhân lực thì lúc mới thành lập PiraGo Việt Nam vào tháng 12/2018 mới có 9 thành viên, cho đến thời điểm hiện tại là tháng 05/2022 đã lên tới

59 thành viên, tức gấp hơn 6 khởi đầu, dù vậy công ty vẫn thuộc nhóm có quy mô nhân lực nhỏ.

3.1.3 Môi trường và lĩnh vực kinh doanh sản xuất

Công ty TNHH PiraGo Việt Nam là một công ty phần mềm Outsource chuyên gia công phần mềm cho các khách hàng là các công ty phần mềm khác với phần lớn là các thành viên trẻ, trong đó lớn tuổi nhất là các anh trong ban giám đốc đều sinh năm 1988, với tầm chục thành viên nữa từ 1989 đến 1996, còn lại đều là từ

1997 trở đi nên môi trường làm việc rất trẻ trung, năng động, thân thiện, hầu như mọi người có thể dễ dàng làm quen với nhau.

Bên cạnh đó, vì là công ty nhỏ, mới được thành lập nên các dự án ban đầu chủ yếu được lấy về thông qua các mối quan hệ bạn bè, đồng nghiệp, đối tác lâu năm, do đó gần như tất cả dự án lúc đó là liên quan đến Nhật Bản, đến thời điểm hiện tại thì 100% lĩnh vực kinh doanh của công ty là phần mềm và 98% các dự án đều có nguồn gốc từ Nhật

3.1.4 Sự cần thiết phải tăng cường hoạt động đầu tư phát triển tại công ty TNHH PiraGo Việt Nam

Sau gần ba năm đi vào hoạt động kinh doanh sản xuất thì quy mô của công ty TNHH PiraGo Việt Nam vẫn còn khá nhỏ, cơ cấu các phòng ban vẫn còn đơn sơ và chưa rõ ràng, hoạt động đầu tư phát triển cũng chưa thực sự hiệu quả.

Tuy nhiên, thị trường đang dần trở nên hấp dẫn hơn do số lượng dự án đang tăng nhanh theo đà hồi phục sau đại dịch Covid-19 cộng với việc công ty đã xây dựng được tập khách hàng tương đối ổn định và tiềm năng thì nhu cầu phát triển của công ty trở nên cấp thiết, kéo theo hoạt động ĐTPT luôn luôn là vấn đề cần được chú trọng.

Thực trạng đầu tư phát triển tại công ty TNHH PiraGo Việt Nam giai đoạn 2018-2022

3.2.1 Vốn đầu tư trong giai đoạn 2018-2022

Tháng 12 năm 2018 Công ty TNHH PiraGo Việt Nam được thành lập và đi vào hoạt động kinh doanh từ tháng 1 năm 2019 Mở đầu là một công ty nhỏ với văn phòng chỉ là một tầng nhà dân với hơn 30m2 và 9 thành viên, sau đó công ty liên tục mở rộng quy mô thành viên, các phòng ban, thay đổi văn phòng làm việc do đó đòi hỏi phải có nguồn vốn đầu tư phát triển liên tục và ổn định

Tình hình đầu tư của công ty giai đoạn này được thể hiện ở bảng sau:

Bảng 3.1 Vốn đầu tư phát triển của PiraGo Việt Nam giai đoạn 2018-2022

Vốn đầu tư tăng thêm

Năm 2018 chỉ có nửa cuối tháng 12 tính từ thời điểm PiraGo Việt Nam được thành lập

5 2022 1,017,736,000 - - Chỉ tính tới tháng 5 (thời điểm luận văn được viết)

Nguồn: Phòng KT - PiraGo Việt Nam

Nhìn từ bảng trên có thể thấy tổng nguồn vốn của công ty TNHH PiraGo Việt Nam theo từng năm, trong đó bắt đầu từ cuối năm 2018 tổng nguồn vốn là vốn góp của các cổ đông của công ty với 2 tỷ VNĐ Đến hết năm 2019, thì tổng nguồn vốn tăng lên 2.58 tỷ VNĐ do có thêm nguồn lợi nhuận tăng thêm sau khi công ty bắt đầu hoạt động kinh doanh phần mềm Tính đến cuối năm 2021 thì tổng nguồn vốn của công ty đã tăng lên 5.33 tỷ VNĐ và tới tháng 5/2022 là 6.45 tỷ VNĐ tăng 61.25% so với tổng vốn điều lệ mới sau gần một năm rưỡi

Bên cạnh đó tổng số vốn đầu tư thực hiện của PiraGo Việt Nam giai đoạn từ

2018 đến 2022 là 6.144 tỷ đồng, nhưng vốn đầu tư không đồng đều theo từng năm tùy thuộc vào tốc độ và nhu cầu phát triển của công ty

Năm 2018 thực chất công ty mới chỉ đi vào hoạt động được nửa tháng 12, cộng với hơn một tháng trước đó để chuẩn bị văn phòng, mua sắm các trang thiết bị và quy mô còn rất nhỏ nên vốn đầu tư thực hiện không nhiều với 499,513,000 VND ( chiếm 24.98% tổng nguồn vốn), nên đại đa số vốn đầu tư vào các mục cơ sở hạ tầng Trong đó, chủ yếu vốn đầu tư máy móc, trang thiết bị chiếm tới 62.63%, dùng để trang bị máy tính cá nhân cho các thành viên, các máy móc phục vụ công việc khác như máy in, máy chủ server, tivi phòng họp, hệ thống mạng internet, … Tiếp sau là tiền đầu tư văn phòng chiếm 22.82% với giá 12,000,000 triệu đồng/tháng đóng nửa năm một lần cộng với 42,000,000 triệu đồng sửa sang lại văn phòng, như đã nói ở những phần trước thì đây là thế mạnh của ngành công nghệ phần mềm khi không yêu cầu quá cao về cơ sở hạ tầng văn phòng, kho bãi, …

Sang đến năm 2019, khi PiraGo Việt Nam bắt đầu hoạt động sản xuất với những dự án phần mềm đầu tiên thì vốn đầu tư để phát triển tăng lên nhanh chóng, lên tới 1,004,931,000 VND, tăng 101.18% so với năm trước (505,418,000 VND), chủ yếu do các khoản đầu tư vào cơ sở hạ tầng, marketing hay các tài sản vô hình khác tăng lên Đến năm 2020, công ty đã hoạt động ổn định, ở thời điểm này cũng chưa có nhiều sự thay đổi về quy mô công ty so với năm 2019 nên vốn đầu tư là 1,282,207,000 VND, tăng 277,276,000 VND tức là tăng 27.59% so với năm trước, và dẫn đầu là khoản đầu tư cho marketing và tài sản vô hình khác.

Với năm 2021, đánh dấu sự chuyển mình của PiraGo Việt Nam, khi công ty bắt đầu nhận được những dự án lớn như Sips (dự án liên quan đến truyền thông của công ty Switch Media Japan) đem lại doanh thu nhiều tỷ đồng mỗi năm cho công ty, nhu cầu mở rộng công ty và nhân lực càng rõ ràng hơn bao giờ hết Nguồn vốn đầu tư bắt đầu được đổ mạnh hơn từ tháng 5 khi công ty chuyển văn phòng sang tầng 3, toà nhà Comatce, số 61 đường Ngụy Như Kon Tum, Phường Nhân Chính, Quận Thanh Xuân, Hà Nội Tổng kết lại trong năm 2021, vốn đầu tư cho phát triển đã lên tới 2,340,224,000 VND, gia tăng 1,058,017,000 VND tức 82.52% so với năm 2020, đây là mức tăng cao nhất tính từ lúc PiraGo Việt Nam được thành lập.

Năm 2022 mới chỉ đi được 5 tháng tại thời điểm bài luận văn được viết thì vốn đầu tư cho phát triển công ty mới chỉ 1,017,736,000 VND, tức là giảm nhẹ so với năm 2021 nếu tính theo trung bình từng tháng, điều này được lý giải do gặp một số khó khăn vấn đề nhân sự khi môi trường lao động cạnh tranh càng ngày càng khắc nhiệt và một số khoản chi lớn thì chưa đến đợt.

3.2.2 Cơ cấu nguồn vốn đầu tư phát triển của công ty

Nguồn vốn đầu tư phát triển của PiraGo Việt Nam được hình thành từ các nguồn sau:

- Thứ nhất là nguồn vốn tự có: là vốn chủ sở hữu của công ty TNHH PiraGo Việt Nam do các cổ đông thành lập góp vốn, nguồn khấu hao cơ bản tài sản cố định, thặng dư vốn và lợi nhuận của công ty được giữ lại Đây là nguồn vốn quan trọng nhất, đóng vai trò chính trong các quá trình đầu tư phát triển của công ty, giúp công ty liên tục tăng trưởng và giảm chi phí sử dụng vốn

- Thứ hai là nguồn vốn từ bên ngoài của công ty: PiraGo Việt Nam có sử dụng tín dụng vay của các ngân hàng Thương mại, tuy nhiên nguồn vốn này chỉ là một phần nhỏ trong đầu tư phát triển của công ty (chỉ chiếm 6,51% tổng vốn đầu tư), được sử dụng trong khoảng thời gian đầu năm 2021, khi công ty đang có nhu cầu chuyển văn phòng và tăng quy mô nhân viên để triển khai các dự án lớn và vừa mới về cũng như gia tăng hình ảnh công ty

Tình hình thực hiện đầu tư theo nguồn vốn của Công ty TNHH PiraGo Việt Nam giai đoạn 2018-2022 được thể hiện ở bảng sau: Đơn vị: VNĐ

Năm Tổng vốn đầu tư Vốn tự có Vay NH

Bảng 3.2 Tình hình thực hiện đầu tư theo nguồn vốn của công ty TNHH

PiraGo Việt Nam giai đoạn 2018-2022

Từ các thông tin trên, có thể thấy Công ty TNHH PiraGo Việt Nam có nguồn vốn tự có ổn định và đã đáp ứng được hầu hết nhu cầu phát triển trong giai đoạn 2018-2021 Tuy nhiên, giai đoạn đó quy mô công ty vẫn còn nhỏ, và với tính chất là công ty Outsource nên vẫn phụ thuộc nhiều vào các dự án gia công phần mềm từ bên ngoài

Trong tương lai với các mục tiêu phát triển mở rộng hơn nữa như mở thêm chi nhánh tại các thị trường, sản xuất và quảng bá các sản phẩm phần mềm của công ty, thì việc nghiên cứu tiếp cận với các nguồn vốn mới như gọi vốn IPO, trái phiếu, các quỹ đầu tư phát triển, là điều thực sự cần thiết.

3.2.3 Nội dung hoạt động đầu tư phát triển tại công ty TNHH PiraGo Việt Nam trong giai đoạn 2018-2022

Nội dung đầu tư phát triển tại Công ty TNHH PiraGo Việt Nam trong giai đoạn 2018-2022 được chia làm hai mục chính là đầu tư cho TSCĐ hữu hình và đầu tư cho tài sản vô hình

Số liệu về cơ cấu vốn đầu tư phân theo các nội dung đầu tư của Công tyTNHH PiraGo Việt Nam giai đoạn 2018-2022 được thể hiện trong bảng sau:

Bảng 3.3 Vốn đầu tư phân theo nội dung đầu tư giai đoạn 2018-2022 Đơn vị: triệu VNĐ

Quy mô % Quy mô % Quy mô % Quy mô % Quy mô %

1 Văn phòng, môi trường làm việc 114 22.82 267.356 26.6 298.050 23.26 820.199 35.05 407.718 40.06

2 Máy móc, trang thiết bị 312.863 62.63 337.666 33.6 375.63 29.3 635.45 27.15 102 10.02

B Đầu tư cho công nghệ kỹ thuật 0 0 35 3.48 58.3 4.55 127 5.43 69.2 6.8

C Đầu tư cho nguồn nhân lực 36 7.2 69 6.87 73.26 5.71 78 3.33 117.11 11.51

D Đầu tư cho hoạt động

Nguồn: Phòng KT - PiraGo Việt Nam

Với tổng vốn đầu tư là 6,144,611,000 VNĐ, trong đó đầu tư cho TSCĐ hữu hình là 3,990,541,000 VNĐ, chiếm tỷ trọng 64.94% , đầu tư cho TS vô hình là 2,154,070,000 VNĐ, chiếm tỷ trọng 35.06%.

Nhìn chung vốn đầu tư có xu hướng nghiên về mục đầu tư cho TSCĐ hữu hình vào những thời điểm thay đổi văn phòng, về tổng thể thì vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong danh mục đầu tư Trong đó thì hầu như là đầu tư cho văn phòng, môi trường làm việc và máy móc, trang thiết bị Thời điểm ban đầu từ năm 2018 đến

2020 thì đầu tư cho máy móc và trang thiết bị luôn lớn hơn khoản đầu tư cho văn phòng, môi trường làm việc, do thời điểm đó PiraGo vẫn ở văn phòng cũ là 2 tầng tòa nhà dân ở đường Hoàng Văn Thái, giá thuê chỉ 12 triệu/tháng/tầng (đã giảm xuống 10 triệu/tháng/tầng vào cuối năm 2020), diện tích nhỏ và ít phải sửa sang, trang trí lại văn phòng nên chi phí đầu tư khá thấp, trong khi đó một bộ máy tính trang bị cho nhân viên hay một máy server có thể lên tới nhiều chục triệu đồng

Công tác quản lý hoạt động đầu tư phát triển tại công ty TNHH PiraGo Việt Nam giai đoạn 2018-2022

3.3.1 Quy trình đầu tư phát triển

Năm 2018 và năm 2019 quy trình đầu tư phát triển của công ty:

Hình 3.2 Quy trình hoạt động đầu tư phát triển của công ty PiraGo Việt

Nguồn: Ban giám đốc - PiraGo Việt Nam

Nhìn trên hình có thể thấy từ giai đoạn 2018 – 2019, do những năm đầu công ty mới mới được thành lập nên quy trình hoạt động đầu tư phát triển cũng rất đơn giản, chủ yếu là do Ban giám đốc công ty trực tiếp thực hiện từ việc lên ý tưởng,chuẩn bị và thực hiện, không có sự giúp sức hay tư vấn từ các bộ phận khác của công ty

Từ năm 2020 trở đi, nhận thấy quá trình đầu tư phát triển còn nhiều thiếu sót, gây ra một số sự lãng phí, kém hiệu quả, bản thân Ban giám đốc cũng bị quá tải cùng với nhu cầu phải xây dựng một môi trường làm việc chuyên nghiệp nên đã có sự thay đổi về quy trình đầu tư phát triển, có thêm một số công tác và sự phân bổ trách nhiệm trong quy trình hoạt động đầu tư phát triển của công ty:

Hình 3.3 Quy trình hoạt động đầu tư phát triển của công ty PiraGo Việt

Nguồn: Ban giám đốc - PiraGo Việt Nam

Bước đầu lên ý tưởng đầu tư vẫn do Ban giám đốc trực tiếp thực hiện dựa trên các mục tiêu định hướng và chiến lược phát triển công ty đã đề ra

Sau đó ở bước chuẩn bị cho hoạt động đầu tư thì có sự tham gia của các Phòng hành chính và Phòng kế toán Trong đó, Phòng hành chính có nhiệm vụ hỗ trợ Ban giám đốc về thông tin, tình trạng hiện tại của văn phòng, nhân sự, các sự kiện sắp tới của công ty,…, còn Phòng kế toán hỗ trợ về mặt dự toán tài chính Từ những sự hỗ trợ này mà Ban giám đốc sẽ nghiên cứu tính khả thi và có thể điều chỉnh lại kế hoạch cho hoạt động đầu tư nếu cần thiết.

Sau khi chốt xong dự án đầu tư phát triển, cả Ban giám đốc, Khối back office (phòng hành chính, phòng nhân sự, phòng kế toán) và Phòng vật tư sẽ đều tham gia thực hiện và giám sát đầu tư Trong đó, công tác giám sát đầu tư là công tác được thêm mới so với giai đoạn 2018-2019, nhằm quản lý hoạt động đầu tư phát triển đang diễn ra, hạn chế và kịp thời xử lý nếu phát sinh một số vấn đề chưa được lường trước Ban giám đốc sẽ nắm vai trò giám sát chính về tổng quan, Phòng kế toán hỗ trợ giám sát tài chính.

Sau khi hoạt động đầu tư phát triển có kết quả, và đã được vận hành bởi toàn thể các thành viên công ty thì cuối cùng sẽ là bước đánh giá kết quả và hiệu quả của hoạt động đầu tư phát triển do Ban giám đốc thực hiện Đây cũng là công tác mới được thêm vào sau giai đoạn 2018-2019, giúp công ty rút ra những kinh nghiệm cho những dự án đầu tư phát triển sau

3.3.2 Công tác lập kế hoạch đầu tư phát triển

Về công tác lập kế hoạch cho hoạt động đầu tư phát triển thì như đã nêu tại phần quy trình, giai đoạn 2018-2019, hầu như công tác này là do Ban giám đốc thực hiện toàn hiện Do chưa có nhiều kinh nghiệm lẫn kiến thức trong hoạt động đầu tư phát triển, nên thời gian này công tác lập kế hoạch đầu tư khá sơ sài, chủ yếu là lên ý tưởng, nghiên cứu tiền khả thi (sơ bộ lựa chọn hoạt động đầu tư) sau đó là quyết định đầu tư, công tác đánh giá dự án (thẩm định) khá mờ nhạt Và giai đoạn này Ban giám đốc cũng chưa thực sự quan tâm đúng mức về vấn đề tài chính, có những hoạt động đầu tư mà chi phí thực tế trong quá trình thực hiện đầu tư vượt quá kế hoạch ban đầu khá nhiều (công tác dự toán chưa tốt).

Từ năm 2020-2022, công tác lập kế hoạch đầu tư cũng thay đổi, Ban giám đốc vẫn lên ý tưởng, nhưng đã chú trọng hơn cho công việc nghiên cứu tiền khả thi và nghiên cứu khả thi với sự tham gia hỗ trợ của Phòng hành chính, đặc biệt công tác dự toán nguồn vốn, chi phí đã tốt hơn do có sự tham gia của Phòng kế toán Từ những thông tin thu được sau khi nghiên cứu khả thi, Ban giám đốc tổng hợp và đánh giá khả năng thực hiện, hiệu quả của từng hoạt động đầu tư mà ra quyết định có thực hiện đầu tư hay không

3.3.3 Điều phối và thực hiện hoạt động đầu tư phát triển

Tương tự như các phần trước thì công tác thực hiện đầu tư từ việc chỉ có mình Ban giám đốc thực hiện trực tiếp trong giai đoạn 2018-2019 thì tới năm 2020 trở đi, đã được san sẻ sang cho các phòng ban khác như Khối back office hay Phòng vật tư.

Theo đó, Ban giám đốc chỉ còn tham gia vào khâu xử lý nguồn vốn đầu tư, các đầu mục đầu tư lớn (như đầu tư xây dựng văn phòng, chi nhánh hay mở rộng các phòng ban) và đào tạo, còn lại thì Phòng vật tư sẽ thực hiện những công việc liên quan đến mua sắm, lắp đặt, vận hành, bảo trì các trang thiết bị, Phòng nhân sự là các hoạt động liên quan đến nguồn nhân lực, còn lại sẽ do Phòng hành chính thực hiện.

3.3.4 Công tác giám sát các hoạt động đầu tư phát triển

Về công tác giám sát dự án đầu tư phát triển thì giai đoạn 2018-2019, công tác này do Ban giám đốc trực tiếp thực hiện, tuy nhiên do quy mô công ty vẫn còn nhỏ và các phòng ban chưa đầy đủ nên Ban giám đốc phải kiêm nhiệm nhiều nhiệm vụ, dẫn đến việc giám sát dự án chưa thực sự tốt và sát sao, bỏ sót nhiều vấn đề phát sinh.

Từ năm 2020 trở đi, ý thức được tầm quan trọng của công tác giám sát hoạt động đầu tư, Ban giám đốc vẫn trực tiếp thực hiện nhưng đã chú trọng hơn trước, không chỉ giám sát tiến độ hoạt động đầu tư mà còn kiểm soát kỹ lưỡng các nguồn lực, chi phí trong quá trình thực hiện đầu tư

3.3.5 Công tác quản lý hoạt động đầu tư phát triển

Công tác quản lý hoạt động ĐTPT tại công ty PiraGo Việt Nam cho đến hiện tại chưa hoàn thiện, vẫn còn khá sơ sài và thiếu kinh nghiệm hay các vị trí có chuyên môn

Việc lập kế hoạch đầu tư, phân phối các nguồn lực, giám sát chất lượng cho đến đánh giá các hoạt động ĐTPT đều do ban lãnh đạo trực tiếp thực hiện, dưới sự hỗ trợ về dự toán chi phí một số mục (nguồn nhân lực, marketing) của kế toán và nhân viên hành chính Bên cạnh đó, các anh trong ban lãnh đạo từ lúc thành lập đều là những người xuất thân từ dân kỹ thuật, không có hiểu biết nhiều về lập và quản lý đầu tư, đồng thời cũng chưa có kinh nghiệm trong việc điều hành hoạt động công ty nên thời gian đầu hoạt động ĐTPT còn một số vấn đề như:

- Thời điểm công ty mới được thành lập cho đến lúc hoạt động được một năm thì công tác dự toán ngân sách và quản lý chi phí đầu tư chưa tốt, dẫn đến một số đầu mục đầu tư trong quá trình thực hiện thì chi phí vượt quá số tiền dự trù từ trước hay một số đầu mục khác như rất nhiều khoản chi tiêu nhỏ chưa được ghi lại gây khó khăn cho dự toán và tổng kết tài chính sổ sách.

Đánh giá thực trạng đầu tư phát triển tại công ty TNHH PiraGo Việt Nam

3.4.1 Kết quả hoạt động đầu tư phát triển

3.4.1.1 Khối lượng vốn đầu tư phát triển đã thực hiện

Nhìn từ bảng 3.1 Vốn đầu tư phát triển của PiraGo Việt Nam giai đoạn (2018-2022), ta có thể thấy số lượng vốn đầu tư phát triển của công ty đã thực hiện qua từng năm và tổng số vốn đầu từ trong giai đoạn năm 2018 đến tháng 5 năm 2022.

Theo đó trong tháng 12/2018, công ty đã chi gần 500 triệu VNĐ cho hoạt động đầu tư phát triển, hầu hết là đầu tư cho TSCĐ như văn phòng và các máy móc, thiết bị, các mục đầu tư khác như nguồn nhân lực hay marketing đều không đáng kể.

Trong năm 2019 là năm mà công ty mới thực sự đi vào hoạt động sản xuất, cũng là năm gặp nhiều khó khăn trong việc tiếp cận thị trường nên nhu cầu về đầu tư phát triển chưa cao Mặc dù vậy, các hoạt động đầu tư phát triển vẫn tiêu tốn của công ty hơn khoảng một tỷ VNĐ, tăng gấp đôi so với năm 2018 Tuy nhiên nếu tính theo thời gian thì rõ ràng đây không phải là mức tăng lớn, vì trong năm 2018 công ty mới chỉ thành lập chưa được một tháng so với mười hai tháng của năm 2019, rõ ràng có thể thấy hoạt động đầu tư phát triển của công ty cũng chưa có nhiều chuyển biến Xét theo cơ cấu sử dụng vốn đầu tư thì chủ yếu vẫn là cho TSCĐ như văn phòng và máy móc thiết bị.

Năm 2020, cũng tương tự như năm 2019, tổng số vốn đầu tư phát triển là khoảng 1 tỷ 282 triệu VNĐ, chỉ tăng 280 triệu VNĐ (tương đương 27,59%) so với năm trước, cũng không có nhiều sự thay đổi về đầu tư phát triển.

Sự khác biệt đến từ năm 2021, khi tổng số vốn đầu tư phát triển đã tăng lên tới hơn 2,3 tỷ VNĐ tức gần gấp đôi so với năm trước, mặc dù tỷ lệ không phải cao nhất, nhưng giá trị tuyệt đối lại tăng nhiều nhất, nên tới hơn 1 tỷ VNĐ

Như vậy tổng kết lại, sau hơn 3 năm hoạt động, từ tháng 12/2018 đến tháng 5/2022, thì PiraGo Việt Nam đã sử dụng tới 6,144,611,000 VNĐ cho hoạt động đầu tư phát triển của bản thân công ty.

3.4.1.2 Tài sản cố định huy động tăng thêm

Chi tiết giá trị tài sản cố định huy động của công ty TNHH PiraGo Việt Nam theo từng năm trong giai đoạn 2018 – 05/2022 được thể hiện ở bảng sau:

Bảng 3.8 Giá trị tài sản cố định huy động giai đoạn 2018-05/2022 Đơn vị tính: Triệu VNĐ

CHỈ TIÊU 2018 2019 2020 2021 05/2022 Giai đoạn Tổng giá trị TSCĐ huy động

Vốn đầu tư thực hiện

Nguồn: Ban phòng kế toán - PiraGo Việt Nam

Tổng giá trị TSCĐ đã huy động được trong giai đoạn năm 2018 đến tháng 5/2022 là 3,991 tỷ đồng, hệ số huy động TSCĐ cả thời kỳ nghiên cứu là 64,94%, có thể nói đây là một mức huy động TSCĐ trung bình khá. Đồng thời từ bảng trên ta có thể thấy tỷ lệ huy động TSCĐ tương đối đồng đều từ năm 2019 đến tháng 5 năm 2022, riêng năm 2018 thì cao hơn hẳn các năm sau (tỷ lệ từ 54% - 69%), nên tới gần 90%, tức là chênh từ 20% - 30%

Lý giải cho điều trên, ta có năm 2018 thực chất công ty chỉ mới thành lập có chưa đầy 1 tháng, chủ yếu là công tác chuẩn bị văn phòng làm việc, mua sắm trang thiết bị kỹ thuật và vì PiraGo lúc đó vẫn là một công ty có quy mô rất nhỏ, văn phòng đơn giản, danh mục đầu tư phát triển chưa có nhiều nên tỷ lệ TSCĐ huy động rất cao

Với đặc thù ngành sản xuất, gia công công nghệ phần mềm nên thời gian thiết lập TSCĐ để phục vụ sản xuất, kinh doanh cũng ngắn, hầu hết sau một tháng đã có thể đưa vào vận hành luôn kết quả đầu tư nên vốn đầu tư phát triển cho TSCĐ năm nào cũng được dứt điểm và huy động luôn trong năm đó, nên dễ thấy tổng giá trị TSCĐ huy động ở bảng trên tương đương với tổng vốn đầu tư phát triển TSCĐ của công ty theo từng năm trong giai đoạn 2018 – tháng 05/2022 Như năm 2018,thì thời gian chuẩn bị văn phòng làm việc, mua sắm các trang thiết bị công nghệ chỉ tốn khoảng một tháng, tương tự với năm 2019 khi thuê thêm một tầng nữa mở rộng quy mô công ty Năm 2021, với sự thay đổi rất lớn khi công ty chuyển sang văn phòng mới rộng rãi và chuyên nghiệp hơn thì thời gian chuẩn bị văn phòng từ việc sơn sửa, ốp gỗ, thạch cao, chia phòng, lắp kính, chuẩn bị hệ thống điện, mạng internet, … cũng chỉ mất tầm hai tháng là đã được đưa vào sử dụng Còn các trang thiết bị công nghệ kỹ thuật, gần như đều là những loại có thể trang bị và sử dụng được luôn, không cần tốn nhiều công sức và thời gian để làm quen.

3.4.1.3 Tổng giá trị tài sản doanh nghiệp tăng thêm

Từ năm 2018 đến giờ, công ty TNHH PiraGo Việt Nam đã có sự phát triển lớn mạnh hơn sau hơn 3 năm hoạt động, với số nhân viên từ 9 người lên 59 người, trụ sở làm việc từ 1 tầng nhà dân ở phố Hoàng Văn Thái với chỉ hơn 30m2 mở rộng lên 235m2 sàn tại tòa nhà Comate phố Ngụy Như Kom Tum vào tháng 5/2022

Cơ cấu các phòng ban thời gian đầu chưa được phân chia rõ ràng, mỗi thành viên có thể kiêm nhiệm nhiều vị trí chức năng đã dần hình thành rõ ràng và chuyên biệt như phòng kế toán, phòng hành chính, ban giám đốc, các team vị trí, …

Ngoài ra, tháng 12/2021 công ty cũng đã thành lập một chi nhánh bên Nhật Bản do anh Đinh Viết Phi quản lý, có chức năng tìm kiếm, chăm sóc, trao đổi công việc với khách hàng thị trường Nhật Bản, bước đầu xây dựng trung tâm kinh doanh chuyên biệt với các phòng ban khác Đồng thời trong thời gian này, ở trụ sở tại Việt Nam, ban giám đốc đã thành lập một phòng đào tạo, nhằm nâng cao chất lượng nhân viên công ty, dù vẫn còn nhỏ và chưa thực sự đầy đủ chức năng nhưng đã tạo nền móng để công ty có thể phát triển được một trung tâm đào tạo riêng trong tương lai.

Từ đó có thể thấy công ty đã có sự gia tăng tổng giá trị tài sản so với thời điểm mới thành lập, đây là một trong những chỉ tiêu cần thiết để đánh giá kết quả của hoạt động đầu tư phát triển tại công ty TNHH PiraGo Việt Nam.

Ta có biểu đồ thể hiện tổng giá trị tài sản của Công ty TNHH PiraGo Việt Nam trong giai đoạn năm 2018 đến tháng 05 năm 2022:

Biểu đồ 3.5 Tổng giá trị tài sản của công ty TNHH PiraGo Việt Nam trong giai đoạn 2018-2022

Nguồn: Phòng KT - PiraGo Việt Nam

Nhìn trên biểu đồ ta có thể thấy năm 2018, PiraGo Việt Nam mới chỉ có tổng giá trị tài sản rơi vào 2 tỷ VNĐ tương đương với số vốn góp của các cổ đông Đến năm 2019 là năm đầu tiên PiraGo Việt Nam hoạt động kinh doanh sản xuất, số lượng dự án không nhiều, quy mô công ty chỉ ở mức nhỏ lẻ với hơn chục thành viên, do chưa có nhiều kinh nghiệm trong việc quản lý nên mức khấu hao tài sản lớn trong khi giá trị tài sản tăng thêm chưa cao khiến tổng giá trị tài sản chỉ đạt mức 2.53 tỷ VNĐ, nghĩa là chỉ tăng ròng 0.53 tỷ VNĐ.

Bước sang năm 2020, đây là năm các hoạt động sản xuất của công ty bắt đầu chuyển biến nhanh chóng, các dự án có doanh thu tốt bắt đầu nhiều hơn, cũng là năm mà tổng số thành viên công ty có tỷ lê tăng lớn nhất (66.67%), lợi nhuận về khiến vốn tự có của công ty tăng lên đáng kể, tuy nhiên năm 2020 cũng là năm mà có 2 cổ đông từ lúc thành lập rút vốn khỏi PiraGo Việt Nam do có phương hướng riêng Đó là một sự mất mát lớn đối với nguồn lực của công ty, đồng thời cũng khiến tổng giá trị tài sản của PiraGo Việt Nam giảm xuống chỉ còn 2.69 tỷ VNĐ Nhìn trên biểu đồ có thể thấy tổng giá trị tài sản năm 2020 so với năm 2019 không có nhiều thay đổi, chỉ tăng có 160 triệu VNĐ, nếu không có sự kiện rút vốn của các cổ đông thì ở thời điểm đó tổng giá trị tài sản của công ty phải tăng gấp rưỡi so với năm trước. Đến năm 2021, với việc anh Nguyễn Đức Trung góp thêm vốn vào PiraGo Việt Nam, trở thành cổ đông thứ ba của công ty, nhờ đó bù đắp được lượng vốn tự có do một số cổ đông cũ đã rút vốn, cũng như có lại một nguồn lực không nhỏ để đáp ứng nhu cầu đầu tư phát triển Trong năm tình hình hoạt động kinh doanh của công ty thay đổi tích cực, nhiều dự án từ bắt đầu năm 2020 đã hoàn thành tốt, được khách hàng đánh giá cao, và công ty cũng nhận được nhiều dự án chất lượng hơn trước Tổng giá trị tài sản công ty trong thời điểm này tăng lên thành 7.39 tỷ VNĐ, lên tới 274.72% so với năm trước, chủ yếu đến từ sự gia tăng của lợi nhuận, đây là mức tăng ấn tượng, một phần do có sự thay đổi về vốn điều lệ, đồng thời cũng cho thấy tình hình kinh doanh của công ty đang rất tốt và có triển vọng, thể hiện sự phát triển mạnh của công ty không chỉ về quy mô mà còn về số lượng khách hàng.

Phân tích SWOT của công ty TNHH PiraGo Việt Nam giai đoạn 2022-2025

Nhằm phân tích, tổng hợp những điểm mạnh, điểm yếu cũng như các cơ hội và thách thức của công ty TNHH PiraGo Việt Nam trong giai đoạn 2018-

2022, từ đó đề ra các chiến lược cho hoạt động sản xuất, kinh doanh cũng như các chiến lược cho hoạt động đầu tư phát triển của công ty trong giai đoạn tiếp theo, chúng ta sẽ xem xét bảng phân tích ma trận SWOT của công ty TNHHPiraGo Việt Nam ở bên dưới :

Bảng 4.1 Ma trận SWOT của công ty TNHH PiraGo Việt Nam giai đoạn 2022-2025

1 Thị trường công nghệ phần mềm đang rộng mở và nhiều cơ hội, Việt Nam dần có chỗ đứng trên thị trường quốc tế;

2 Thị trường vốn tại Việt Nam đang phát triển mạnh, đa dạng hóa các nguồn cung vốn từ thị trường chứng khoán, các ngân hàng TM, các quỹ đầu tư mạo hiểm, các nhà đầu tư nước ngoài;

1 Tình hình thế giới đang bất ổn, giá Yên Nhật đang giảm mạnh;

2 Thị trường lao động công nghệ phần mềm đang cạnh tranh mạnh mẽ;

3 Ngày càng có nhiều công ty công nghệ phần mềm (đa phần là các công ty Outsource) được thành lập dẫn đến canh tranh gay gắt. Điểm mạnh (S)

1 Đã xây dựng được mối quan hệ tốt với nhiều khách hàng, đối tác thị trường Nhật;

2 Nhân lực đa phần là người trẻ chưa có nhiều kinh nghiệm nhưng nhiệt huyết và khả năng học hỏi cao.

1 Chiến lược mở rộng thị trường (S1 + S2 + O1).

1 Chiến lược củng cố thị trường Nhật Bản (S1 + S2 + T2).

2 Chiến lược phát triển sản phẩm (S2 + T3) Điểm yếu (W)

1 Tiềm lực tài chính của công ty còn thấp;

2 Khả năng cạnh tranh trên thị trường lao động chưa tốt;

3 Phụ thuộc vào thị trường Nhật Bản, chưa thâm nhập vào được các thị trường khác.

1 Chiến lược đa dạng hóa nguồn vốn đầu tư (W1 + O2)

1 Chiến lược đa dạng nguồn khách hàng(W1 + W2 + T1 + T3)

+ Chiến lược mở rộng thị trường (S1 + S2 + O1).

Với các thế mạnh về việc đã xây dựng được mối quan hệ tốt, uy tín với nhiều khách hàng, đối tác ở thị trường Nhật, cộng với công ty luôn đẩy mạnh đầu tư các máy móc, trang thiết bị hiện đại, có lợi thế về các nhân lực trẻ đầy nhiệt huyết, chăm chỉ với khả năng học hỏi, tiếp thu tốt có thể tận dụng được thị trường công nghệ phần mềm đang mở rộng với việc nhà nước đang có nhiều chính sách hỗ trợ cho các doanh nghiệp kinh doanh, sản xuất phần mềm để mở rộng thị trường, thu được nhiều nguồn lực phát triển.

+ Chiến lược củng cố thị trường Nhật Bản (S1 + S2 + T2).

Thị trường Nhật Bản vẫn đang là thị trường chính của PiraGo Việt Nam, vì vậy cần phải luôn quan tâm, chăm sóc các khách hàng đến từ thị trường này, đồng thời phải luôn nâng cao chất lượng sản phẩm và uy tín của bản thân công ty vì đây là một thị trường khó tính Nếu để thị trường này lung lay thì sẽ là một vấn đề sống còn đối với chính PiraGo.

+ Chiến lược phát triển sản phẩm (S2 + T3) Để cạnh tranh lại với các đối thủ khác trên thị trường phần mềm nói chung và thị trường Outsource nói riêng, dựa trên nguồn nhân lực nhiệt huyết và có khả năng học hỏi, tiếp cận công nghệ kỹ thuật cao công ty PiraGo Việt Nam cần phải tăng cường phát triển sản phẩm của mình, không chỉ nâng cao chất lượng các sản phẩm sẵn có mà cần phải phát triển cả những sản phẩm thực sự tốt của riêng mình để tạo dấu ấn riêng, xây dựng thương hiệu riêng.

+ Chiến lược đa dạng hóa nguồn vốn đầu tư (W1 + O2).

Vì PiraGo Việt Nam là một công ty nhỏ, tiềm lực nguồn vốn khá yếu, phụ thuộc vào vốn góp của các cổ đông, nên việc đa dạng hóa các nguồn vốn đầu tư giúp công ty có thêm nhiều nguồn lực để đầu tư phát triển hơn.

+ Chiến lược đa dạng nguồn khách hàng(W1 + W2 + T1 + T3)

Trước các các yếu tố rủi ro bên ngoài, nhất lại là với một công ty phụ thuộc nhiều vào thị trường Nhật như Công ty TNHH PiraGo Việt Nam, thì việc đa dạng nguồn khách hàng từ trong và ngoài nước là việc cần thiết, tránh việc hoạt động kinh doanh, sản xuất bị đình chệ khi xuất hiện sự ngăn cách với các tập khách hàng nhất định, hoặc ảnh hưởng tới dòng tiền của công ty từ các yếu tố ngoại sinh.

Định hướng và chiến lược đầu tư phát triển của công ty TNHH PiraGo Việt Nam đến năm 2025

4.2.1.1 Quy mô công ty Định hướng tới năm 2025, Công ty TNHH PiraGo Việt Nam sẽ có ít nhất

500 thành viên, bao gồm cả các vị trí chính thức lẫn thực tập (tỷ lệ thành viên chính thức đặt mục tiêu là 80%) , với quy mô mặt bằng văn phòng gấp 8-10 lần hiện tại (tức là từ 235m2 vào tháng 5 năm 2022 lên tới 1,880-2,350m2)

Sẽ là một tổ chức có đầy đủ các phòng ban chức năng chính quy độc lập như ban giám đốc, phòng hành chính, phòng dự án, phòng nghiên cứu, phòng tài chính, các phòng kinh doanh, … xây dựng được các trung tâm công nghệ tách biệt, đồng thời thành lập thêm một số công ty con có nhiệm vụ riêng như đào tạo nhân lực, cung cấp giải pháp doanh nghiệp, … và mở thêm được các chi nhánh ở các thị trường của công ty Đồng thời xây dựng được các quy trình hoạt động, sản xuất hay đầu tư cụ thể, chặt chẽ, môi trường làm việc thân thiện, chuyên nghiệp, đưa công ty trở thành một trong những công ty có uy tín và năng lực tốt trong ngành công nghệ thông tin.

Công ty đã lên kế hoạch phấn đấu tới năm 2025, nguồn vốn huy động được lên tới 20 triệu USD thông qua đa dạng các nguồn đầu tư như IPO, các quỹ đầu tư công nghệ hay các nhà đầu tư trong và ngoài nước, đồng thời cổ phiếu của công ty trên thị trường chứng khoán khởi đầu sẽ là một trong những cổ phiếu penny tiềm năng nhất

4.2.1.3 Công nghệ Định hướng tới năm 2025, Công ty TNHH PiraGo Việt Nam sẽ có ít nhất 3 công nghệ thế mạnh có đủ năng lực cạnh tranh trên thị trường phần mềm, có các sản phầm demo đủ tốt để làm công tác thị trường.Bên cạnh đó là đa dạng hóa các công nghệ, ngôn ngữ lập trình tại các trung tâm, phòng ban để đảm bảo chủ động trong việc tiếp nhận các dự án và đón đầu xu hướng thị trường

Công ty sẽ chuyển dần từ một công ty Outsource sang nửa Outsource, nửa Product, xây dựng được các sản phẩm phần mềm thuộc sở hữu của công ty được hàng trăm triệu người trong và ngoài nước sử dụng thường xuyên

4.2.1.4 Khách hàng và đối tác Định hướng chủ đạo của Công ty TNHH PiraGo Việt Nam cho tới năm 2025 với hai thị trường chính là Nhật Bản và Việt Nam, mở rộng tập khách hàng từ chỉ các công ty công nghệ sang cả các khách hàng là người dùng cuối như người dân bình thường, các doanh nghiệp có nhu cầu sử dụng phần mềm trong quản lý hoạt động sản xuất hay các tổ chức, cơ quan chính phủ. Đồng thời phấn đấu trở thành Business partner của các hãng công nghệ hàng đầu thế giới như Amazon, Microsoft, Apple, Oracle, … nhằm gia tăng sự gắn kết với các công nghệ thuộc các hãng trên, tăng uy tín, độ chuyên nghiệp và lợi thế cạnh tranh của PiraGo.

Mở rộng sản phẩm của công ty, không chỉ gia công và cung cấp phần mềm mà sẽ thêm các mảng giáo dục, dịch vụ chăm sóc sức khỏe, cung cấp giải pháp doanh nghiệp và mục tiêu mở một quỹ đầu tư mạo hiểm.

4.2.2 Chiến lược đầu tư phát triển Để đạt được các mục tiêu định hướng tới năm 2025 như trên, Công ty TNHHPiraGo Việt Nam đã để ra chiến lược cho đầu tư phát triển trong thời gian tới. Đầu tiên là tiếp tục đẩy mạnh đầu tư cho các tài sản vô hình, trong đó quan trọng nhất là nguồn nhân lực và marketing, dự kiến chiếm ít nhất 60% nguồn vốn cho đầu tư phát triển hàng năm (hiện tại đến tháng 5 năm 2022 mới chỉ đạt 45% nhưng đã là cao nhất từ lúc công ty được thành lập). Đầu tư mạnh cho nguồn nhân lực để đảm bảo được năng lực sản xuất của công ty, tránh việc bị hụt hơi trong các cuộc đua tại thị trường phần mềm cũng như nâng cao khả năng cạnh tranh trong thị trường lao động Công ty vẫn giữ phương án tập trung tuyển nguồn nhân lực trẻ, chưa có nhiều kinh nghiệm để đào tạo trong tương lai gần, sau đó đầu tư nâng cao chất lượng đào tạo như tổ chức nhiều hơn các buổi đào tạo (PiraSA), định hướng, cung cấp nhiều hơn kinh phí cho các thành viên nghiên cứu, học hỏi ( hiện tại là 1-3 triệu VNĐ/ thành viên tham gia/tháng), tiếp tục miễn phí chi phí thi các chứng chỉ công nghệ theo chương trình PiraCert và tăng lương theo các chứng chỉ thi đỗ theo quy định Tạo thêm nhiều hoạt động, phong trào có thưởng để khuyến khích ngày càng nhiều nhân viên công ty tham gia PiraSa hoặc học tập nâng cao trình độ hơn.

Bên cạnh đó, ban lãnh đạo có dự tính sẽ thành lập một phòng R&D, chuyên nghiên cứu và phát triển công nghệ của công ty, vốn đầu tư dự kiến ban đầu là 400 triệu VNĐ và sẽ tiếp tục tăng theo từng năm Chi phí chủ yếu là trả thu nhập thêm thu nhập cho các thành viên tham gia, mua thêm các trang thiết bị hoặc công nghệ phần mềm về nghiên cứu, làm quen, hỗ trợ các dự án của công ty.

Về mục marketing, hiện tại công ty đang chú trọng vào thị trường Nhật Bản và đã thành lập một chi nhánh bên Nhật do anh Đinh Viết Phi quản lý chính vào tháng 12 năm 2021 Sắp tới công ty sẽ tiếp tục đầu tư hơn cho chi nhánh này cùng với kế hoạch xây dựng phòng kinh doanh riêng tại thị trường Việt Nam Dự kiến tổng mức đầu tư cho hai bộ phận này trong năm 2022 là 1 tỷ VNĐ, bao gồm việc xây dựng đội ngũ sale admin, sale man, đào tạo và tăng cường thêm vào chi phí cho marketing.

Bên cạnh đó, công ty đang đầu tư thêm cho một số thành viên tham gia các khóa học, văn bằng về quản lý, tài chính, đầu tư để chuẩn bị nhân lực nguồn cho các phòng ban chức năng riêng sẽ được thành lập trong tương lai, cũng như giúp cho việc quản lý, điều hành hoạt động của công ty hiện tại, trong đó có cả việc tính toán các phương án tiếp cận các nguồn vốn đầu tư bên ngoài công ty.

Một số giải pháp tăng cường đầu tư phát triển tại công ty TNHH PiraGo Việt Nam trong giai đoạn tới

4.3.1 Giải pháp huy động nguồn vốn đầu tư phát triển Đầu tiên vấn đề quan trọng nhất cần phải chú trọng là nguồn vốn cho hoạt động đầu tư phát triển của công ty, hiện tại công ty phụ thuộc vào nguồn vốn góp của các cổ đông và nguồn lợi nhuận không chia, chính vì vậy nên tiềm lực nói chung và năng lực đầu tư phát triển nói riêng của công ty bị hạn chế rất nhiều Do đó để tăng cường đầu tư phát triển, công ty cần phải gia tăng thêm vốn đầu tư cũng như đa dạng hóa các nguồn vốn.

Hầu hết các công ty công nghệ phần mềm non trẻ nói chung đều hướng đến việc gọi vốn đầu tư từ các nguồn bên ngoài như các quỹ hỗ trợ phát triển, những nhà đầu tư thiên thần (cá nhân hay tập đoàn) hoặc các quỹ đầu tư mạo hiểm, Tuy nhiên, kênh gọi vốn đầu tư này yêu cầu công ty phải chứng minh được bản thân có năng lực, tiềm năng hấp dẫn các nhà đầu tư, do đó để sử dụng được giải pháp này thì PiraGo Việt Nam cần phải nâng cao năng lực kinh doanh, sản xuất cũng như lợi nhuận của công ty, điều chỉnh chiến lược đầu tư hợp lý, phát triển được những nền tảng, sản phẩm thực sự nổi bật và xây dựng được thương hiệu đủ mạnh trên thị trường để được các nhà đầu tư biết đến và quan tâm Đây cũng là yêu cầu không dễ dàng với PiraGo Việt Nam vì hiện tại công ty đang trong giai đoạn hoạt động outsource cho các khách hàng phần mềm khác giống như rất nhiều các công ty outsource khác tại Việt Nam, vì vậy trong tương lai để hướng đến nguồn vốn này,cần phải có sự thay đổi về phương hướng hoạt động kinh doanh chuyển dần dần từ oursouce sang hướng product Một vấn đề nữa với các công ty huy động nguồn vốn phát triển bằng phương pháp này là vấn đề quyền sở hữu công ty, nếu ban lãnh đạo công ty không có chiến lược gọi vốn cũng như quản lý nguồn vốn hợp lý nếu không sẽ khiến quyền sở hữu của bản thân và những nhà đầu tư từ sớm bị lu mờ, và mất dần quyền kiểm soát công ty.

Giải pháp khác mà bài luận văn đề ra không phải mới đối với các doanh nghiệp kinh doanh, sản xuất, phát triển phần mềm Đó là việc cho lựa chọn thay thế một phần các khoản thưởng cho nhân viên công ty bằng các khoản góp vốn tại PiraGo Việt Nam, như vậy thì công ty có thể giữ lại được một khoản tiền không nhỏ cho các hoạt động đầu tư phát triển của mình, nhất là khi các khoản lương thưởng dành cho nhân viên công ty chiếm tỷ trọng cực lớn trong toàn bộ chi phí hoạt động, sản xuất của công ty Đồng thời với các khoản góp vốn đó sẽ góp phần gắn kết các nhân viên có năng lực với công ty, tránh chảy máu chất xám và tạo động lực cho họ làm việc ngày càng có trách nhiệm và phấn đấu hơn vì sự phát triển của công ty. Đây là một giải pháp rất dễ thực hiện, có hiệu quả cao, chi phí sử dụng nguồn vốn thấp và an toàn, hầu hết các doanh nghiệp lớn trong lĩnh vực phần mềm đều sử dụng giải pháp này trong thời kỳ đầu thành lập cũng như trong quá trình hoạt động sau này ví dụ như Apple, Microsoft, Google,

Ngoài ra, công ty có thể tham khảo thêm nguồn vốn vay từ các ngân hàng thương mại và cái tổ chức tài chính tín dụng, tuy nhiên theo tác giả thì với điều kiện hiện tại của PiraGo Việt Nam thì đây nên là kênh cuối cùng mà doanh nghiệp nên nghĩ tới, chỉ sử dụng khi thực sự cần phải bổ sung nguồn vốn cho hoạt động đầu tư phát triển với các cơ hội rất lớn mà công ty có trong tương lai Vì hiện tại dựa trên chiến lược đề ra thì công ty chưa có điều kiện cũng như nhu cầu để cần tới một nguồn vốn đầu tư lớn đột biến, trong khi nguồn vốn phát sinh từ lợi nhuận vẫn đang đủ để đáp ứng, đồng thời chi phí từ nguồn vốn này rất cao, lại khó tiếp cận do các điều khoản đi kèm của các ngân hàng thương mại hay các tổ chức tài chính, độ rủi ro cũng lớn vì tình hình tài chính tiền tệ trên thế giới thời điểm này đang biến động mạnh gây ảnh hưởng đến chi phí và lợi nhuận của công ty Mặt khác, khả năng quản lý và hiệu quả sử dụng nguồn vốn đầu tư của công ty vẫn còn nhiều hạn chế cũng khiến nguồn vốn này trở nên khó tiếp cận đối với PiraGo Việt Nam.

4.3.2 Giải pháp về nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư phát triển

Với quy mô vốn còn hạn hẹp, PiraGo Việt Nam cần tính toán và lập kế hoạch đầu tư phát triển một cách chi tiết, hợp lý, cần xác định các mục tiêu trọng tâm, trọng điểm cần đầu tư, các mục tiêu ít quan trọng hơn, và đâu là những mục tiêu ngắn hạn, đâu là mục tiêu trong dài hạn nhằm tránh đầu tư dàn trải, không phù hợp với điều kiện hiện tại, tránh gây lãng phí Bên cạnh đó cũng cần phân bổ nguồn vốn đầu tư phát triển cho các hoạt động đầu tư một cách phù hợp, tăng cường vốn đầu tư cho các mục tiêu được ưu tiên và hạn chế vốn đầu tư cho các khoản mục ít quan trọng, cũng như phải dự trù, chuẩn bị nguồn vốn đầu tư ổn định cho các mục tiêu đầu tư mang tính chiến lược lâu dài như nguồn nhân lực, công nghệ và marketing. Để đạt được những điều trên, PiraGo Việt Nam cần chú trọng hơn việc xây dựng một bộ phân chuyên môn chuyên trách quản lý các hoạt động đầu tư nói chung và nguồn vốn đầu tư nói riêng Hiện tại, việc dự toán, phân bổ nguồn vốn đầu tư phát triển vẫn đang do Ban giám đốc đảm nhiệm chính với Phòng kế toán phụ trách hỗ trợ Điều này gây gánh nặng cho Ban giám đốc vì các lãnh đạo công ty vẫn đang phải kiêm nghiệm nhiều công việc quản lý công ty lẫn trực tiếp tham gia vào các dự án phần mềm, chưa kể họ chưa có nhiều chuyên môn trong lĩnh vực đầu tư cũng như tài chính Còn Phòng kế toán có năng lực tài chính nhưng hạn chế về chuyên môn đầu tư, cũng như sự hiểu biết tổng quát về công ty và ngành phần mềm cũng như triển vọng phát triển của công ty Vì vậy, công việc chuẩn bị, phân bổ nguồn vốn đầu tư cho các hoạt động đầu tư phát triển của công ty vẫn còn khá đơn sơ, chưa hoàn thiện và thiếu sự hợp tác trơn tru giữa các bên

Nếu có một bộ phận chuyên trách với những nhân viên có chuyên môn quản lý đầu tư phát triển tốt sẽ giúp ban lãnh đạo giải phóng được công sức và thời gian mà trước đây phải dùng cho các công tác lập kế hoạch, chuẩn bị, quản lý, thực hiện, chỉ cần tập trung vào công việc quản lý, lên chiến lược đầu tư phát triển, đánh giá và quyết định các kế hoạch đầu tư và tham gia cùng các cán bộ chuyên môn giám sát quá trình thực hiện hoạt động đầu tư phát triển Bên cạnh đó, các nhân viên chuyên môn đầu tư có thể tư vấn cho Ban giám đốc về việc phân loại các nội dung đầu tư, đâu là trọng điểm, đâu là lâu dài và lập dự toán phân bổ nguồn vốn cho các đầu mục một cách chi tiết và khoa học giúp các lãnh đạo công ty có thể lựa chọn được chiến lược đầu tư phù hợp với tiềm lực nguồn vốn đầu tư của công ty hoặc nhu cầu về nguồn vốn đầu tư cần thiết để đáp ứng được chiến lược đó Mặc khác, các cán bộ chuyên trách này sẽ đóng vai trò trung gian làm việc với các phòng ban trong công ty, do vừa có sự hiểu biết về chuyên môn đầu tư, vừa hiểu biết tổng quan về công ty và ngành phần mềm, vừa có sự hiểu biết về tài chính, giúp việc giao tiếp và hợp tác làm việc giữa các phòng ban này trong hoạt động đầu tư phát triển trở lên trơn tru và đạt hiệu quả tốt nhất.

4.3.3 Giải pháp về nâng cao năng lực quản lý hoạt động đầu tư phát triển tại công ty TNHH PiraGo Việt Nam

4.3.3.1 Nâng cao chất lượng công tác lập kế hoạch đầu tư

Năng lực quản lý đầu tư không tốt thì kéo theo là dự án đầu tư không hiệu quả, gây lãng phí các nguồn lực Vậy muốn đầu tư thành công và hiệu quả cao thì công ty nên tập trung vào việc đào tạo và nâng cao trình độ, chuyên môn nghiệp vụ của các nhân viên được phân công lập kế hoạch và quản lý hoạt động đầu tư Việc lập kế hoạch, chiến lược đầu tư và quản lý dự án đầu tư được thực hiện phụ thuộc rất lớn vào khả năng tổ chức của người làm công tác dự án đầu tư.

Một số giải pháp cụ thể có thể thực hiện:

- Xây dựng bộ phận phòng ban có nhiệm vụ chuyên trách về công tác lập kế hoạch đầu tư phát triển của công ty Đối với công ty TNHH PiraGo Việt Nam thì việc xây dựng và phát triển phòng ban với các nhân viên có chuyên trách lập kế hoạch đầu tư phát triển của công ty, trước hết giảm gánh nặng cho Ban giám đốc (những người phải kiêm nhiệm gần như hầu hết hoạt động này), đồng thời giúp công tác chuẩn bị cho các hoạt động đầu tư trở lên chuyên nghiệp hơn Bên cạnh đó công tác này được giao cho những nhân viên có chuyên môn sẽ đảm bảo được tính chặt chẽ, chi tiết góp phần giúp lãnh đạo công ty có cái nhìn tốt nhất về dự án đầu tư, qua đó sẽ dễ dàng đánh giá được tính khả thi và hiệu quả của dự án đầu tư hơn trước mà quyết định có đầu tư hay không.

- Phát triển đội ngũ nhân viên nghiên cứu thị trường, khách hàng

Hiện tại thì công tác nghiên cứu thị trường của PiraGo Việt Nam đang rất đơn sơ, chủ yếu dựa vào phòng kinh doanh với rất ít thành viên do anh Đinh Viết Phi quản lý và mối quan hệ với các khách hàng của ban lãnh đạo Phát triển một đội ngũ nhân viên nghiên cứu thị trường thông qua việc xây dựng và mở rộng phòng kinh doanh cũng là một phương án vừa giảm thiểu chi phí, vừa tận dụng và nâng cao trình độ của các nhân viên kinh doanh Như vậy thời gian tới công ty cần phải đẩy mảnh hơn đầu tư phát triển cho phòng kinh doanh trong việc tuyển dụng nhân sự có chất lượng hay tạo điều kiện cho các nhân viên cũ có cơ hội được học hỏi trau dồi kiến thức từ các khóa học hay từ các cuộc chia sẻ đào tạo của các nhân viên có kinh nghiệm lâu năm Khi xây dựng được được một đội ngũ như vậy sẽ góp phần cung cấp thông tin chính xác, chi tiết cho công tác lên kế hoạch đầu tư phát triển của công ty.

- Tuyển chọn và đào tạo đội ngũ nhân viên có chuyên môn tốt về lập kế hoạch đầu tư.

Ngoài sự hỗ trợ của bộ phận nghiên cứu thị trường, sự hỗ trợ của các phòng ban cũng như từ ý tưởng, chiến lược đầu tư của Ban giám đốc thì điều quan trọng nhất trong công tác lập kế hoạch đầu tư là các nhân viên chuyên trách Khi đã có các thông tin, dữ liệu hay bản phân tích cụ thể, cán bộ lập kế hoạch sẽ phải so sánh,tổng hợp, đánh giá, xây dựng phương án đầu tư đạt hiệu quả tối ưu hay đưa ra bản phân tích chi tiết các phương án với các ưu nhược khác nhau để Ban giám đốc có thể lựa chọn Để thực hiện tất cả công việc này, đòi hỏi đội ngũ lập kế hoạch đầu tư phải có kỹ năng, chuyên môn tốt, sự cẩn trọng và đạo đức nghề nghiệp Vì thế, theo tác giả thì công tác tuyển chọn cũng như đào tạo đội ngũ nhân viên có chuyên môn,kinh nghiệm tốt về lập kế hoạch đầu tư là một trong những công tác cần chú trọng nhất của PiraGo Việt Nam trong giai đoạn tới

- Xây dựng một quy chế nội bộ về lập kế hoạch đầu tư

Mỗi doanh nghiệp thực hiện các dự án đầu tư đều xây dựng cho công ty mình một quy chế nội bộ, quy chế nội bộ này yêu cầu đòi hỏi những thành viên chịu trách nhiệm về dự án đầu tư đều phải tuân thủ nó Việc thực hiện các quy định này có tốt hay không nó đều phụ thuộc vào chính những chính sách mà công ty đề ra. Chính vì vậy mà công ty cần hoàn thiện các quy định trong nội bộ công ty về quản lý dự án đầu tư theo hướng đơn giản hoá về thủ tục nhưng vẫn đảm bảo tính chặt chẽ, tránh các lỗ hổng tiềm ẩn Và cũng phải hoàn thiện hệ thống các định mức kinh tế kỹ thuật như định mức chi phí; định mức tiêu hao đầu tư; để tránh những sai sót, lãng phí trong quá trình đầu tư cũng như làm cơ sở cho việc quản lý hoạt động đầu tư Hiện tại thì công ty TNHH PiraGo Việt Nam đang thiếu một quy chế nội bộ về lập kế hoạch đầu tư nên nhiều hoạt động đầu tư thời gian qua của công ty chưa thực sự chặt chẽ, tùy hứng hay vẫn còn một số lỗ hổng gây lãng phí nguồn lực

4.3.3.2 Nâng cao năng lực thực hiện hoạt động đầu tư

Giai đoạn thực hiện hoạt động đầu tư là giai đoạn bỏ vốn đầu tư để tiến hành các hoạt động đầu tư phát triển như xây dựng văn phòng, môi trường làm việc, mua sắm và lắp đặt các trang thiết bị công nghệ, tuyển mới, đào tạo nguồn nhân lực, gia tăng chế độ, hỗ trợ nhân viên hay tăng cường các công tác marketing, theo các kế hoạch đầu tư đã được thiết lập từ trước Để đảm bảo quá trình này được triển khai đúng tiến độ thời gian, chất lượng và chi phí trong phạm vi cho phép đã được duyệt từ trước, đòi hỏi phải làm tốt công tác quản lý hoạt động đầu tư phát triển từ khâu lập kế hoạch, điều phối thời gian và nguồn lực cho công tác triển khai, kiểm tra, giám sát hoạt động đầu tư phát triển đang diễn ra

Bên cạnh đó, công tác phân công thực hiện hoạt động đầu tư cũng cần phải được quy định rõ ràng, có quy chế cụ thể để các bên, các phòng ban tuân thủ.Không thể để tình trạng một bộ phận không có chuyên môn về trang thiết thị công nghệ lại phải đi thực hiện việc đầu tư cho trang thiết bị công nghệ, hay Phòng vật tư lại phải đi thực hiện hoạt động tuyển dụng, đào tạo cho nguồn nhân lực Đồng thời cũng không thể để việc các phòng ban được giao các công tác có liên quan đến nhau nhưng lại có xung đội hay làm việc lệch nhau, ví dụ như Phòng vật tư phải mua sắm trang thiết bị công nghệ nhưng Phòng kế toán không ký chi tài chính cho hoạt động mua sắm như trong kế hoạch đề ra do vướng mắc một số vấn đề phát sinh hay không được thông báo từ trước.

Như vậy để nâng cao năng lực thực hiện hoạt động đầu tư, cần làm tốt một số các công tác như sau:

- Đảm bảo chia nhỏ hoạt động đầu tư theo các chuyên môn riêng biệt và gán với các bộ phận, phòng ban, nhân viên chuyên trách và có kiến thức, kinh nghiệm lẫn đạo đức nghề nghiệp thực hiện.

- Chú trọng công tác quản lý thực hiện hoạt động đầu tư phát triển.

- Đề ra các quy chế nội bộ về việc thực hiện hoạt động đầu tư cho các phòng ban, nhân viên tuân thủ.

- Quá trình lập kế hoạch đầu tư cũng phải chuẩn bị kỹ lưỡng, xác định rõ các mục tiêu và phân luồng xử lý các công tác cần thực hiện từ đó giúp việc thực hiện và quản lý thực hiện hoạt động đầu tư dễ dàng hơn

Ngày đăng: 08/08/2023, 12:53

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w