1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Quản lý khách hàng tại công ty cổ phần đầu tư phát triển công nghệ điện tử viễn thông elcom corp

80 2 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Quản Lý Khách Hàng Tại Công Ty Cổ Phần Đầu Tư Phát Triển Công Nghệ Điện Tử Viễn Thông Elcom Corp
Tác giả Trần Anh Thư
Trường học Khoa Tin học Kinh tế
Chuyên ngành Tin học Kinh tế
Thể loại Chuyên Đề Thực Tập
Định dạng
Số trang 80
Dung lượng 1,01 MB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG I TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ ĐIỆN TỬ VIỄN THÔNG – ELCOM CORP VÀ BÀI TOÁN QUẢN LÝ KHÁCH HÀNG (7)
    • 1.1. Giới thiệu chung về Elcom Corp (7)
      • 1.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển Elcom corp (9)
      • 1.1.2. Cơ cấu tổ chức của Elcom corp (12)
      • 1.1.3. Các lĩnh vực hoạt động và sản phẩm chính của Elcom Corp (19)
      • 1.1.4. Phương hướng phát triển và kinh doanh của công ty Elcom trong năm (19)
  • CHƯƠNG II CƠ SỞ PHƯƠNG PHÁP LUẬN XÂY DỰNG PHẦN MỀM. .22 2.1. Phần mềm và các khái niệm liên quan (22)
    • 2.1.1. Khái niệm phần mềm (22)
    • 2.1.2. Các đặc trưng của phần mềm (22)
    • 2.1.3. Phân loại phần mềm (23)
    • 2.2. Khái niệm công nghệ phần mềm (24)
    • 2.3. Qui trình phát triển phần mềm: mô hình thác nước (25)
    • 2.4. Phân tích hệ thống trong công nghệ phần mềm (26)
      • 2.4.1. Một số phương pháp thu thập thông tin (26)
      • 2.4.2. Mô hình chức năng kinh doanh BFD (Business Function Diagram) (28)
      • 2.4.3. Sơ đồ luồng dữ liệu DFD (Data Flow Diagram) (29)
      • 2.4.4. Sơ đồ quan hệ thực thể ERD (Entity Relationship Diagram) (31)
      • 2.4.5. Báo cáo phân tích hệ thống (32)
    • 2.5. Các quy trình trong công nghệ phần mềm (33)
      • 2.5.1. Xây dựng và quản lý hợp đồng phần mềm (33)
      • 2.5.2. Xác định yêu cầu phần mềm (34)
      • 2.5.3. Quy trình thiết kế phần mềm (36)
      • 2.5.4. Quy trình lập trình (39)
      • 2.5.5. Quy trình test (40)
      • 2.5.6. Quy trình triển khai (42)
    • 2.6. Một số bộ công cụ sử dụng để xây dựng phần mềm (45)
      • 2.6.1. Microsoft Office Access (45)
      • 2.6.2. Microsoft Visual Basic 6.0 (45)
      • 2.6.3. Crystal Report (46)
  • CHƯƠNG III XÂY DỰNG PHẦN MỀM QUẢN LÝ KHÁCH HÀNG TẠI CÔNG TY ELCOM (47)
    • 3.1. Phân tích hệ thống (47)
      • 3.1.1. Yêu cầu của hệ thống (47)
      • 3.1.2. Sơ đồ chức năng kinh doanh BFD (48)
      • 3.1.3. Sơ đồ luồng dữ liệu (49)
    • 3.2. Thiết kế (55)
      • 3.2.1. Thiết kế kiến trúc phần mềm (55)
      • 3.2.2. Thiết kế dữ liệu (56)
      • 3.2.3. Thiết kế giải thuật (61)
      • 3.2.4. Thiết kế giao diện (66)
  • KẾT LUẬN..........................................................................................................79 (79)

Nội dung

TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ ĐIỆN TỬ VIỄN THÔNG – ELCOM CORP VÀ BÀI TOÁN QUẢN LÝ KHÁCH HÀNG

Giới thiệu chung về Elcom Corp

Tên công ty : CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ ĐIỆN TỬ - VIỄN THÔNG.

Tên giao dịch đối ngoại: ELECTRONICS COMMUNICATIONS TECHNOLOGY INVESTMENT DEVELOPMENT CORPORATION.

Tên giao dịch: ELCOM CORP.

Giấy đăng ký KD số : 0103002552

Vốn điều lệ của Công ty: 97.500.000.000 đồng (Chín mươi bảy tỷ năm trăm triệu đồng VN).

Chủ tịch HĐQT - Tổng giám đốc: Ông Phan Chiến Thắng

Trụ sở Công ty: 18 Nguyễn Chí Thanh – Ngọc Khánh – Ba Đình – Hà Nội. Điện thoại: +84 4 38359 359 Fax: + 84 4 38355 884 Email : hn.info@elcom.com.vn

Website: http:// www.elcom.com.vn

Chi nhánh Tp.Hồ Chí Minh - ELCOM HCM: 100A4 – Thích Quảng Đức – Phường 5 – Quận Phú Nhuận Điện thoại: 84 – 8 – 9 956 174 Fax: 84 – 8 – 9 956 173 E-mail: hcm.info@elcom.com.vn

Website: http://www.elcom-hcm.com

Elcom Corp được thành lập ngày 15-12-1995 tiền thân là một nhóm nghiên cứu độc lập gồm 5 người với ước mong đưa các nghiên cứu của mình ứng dụng rộng rãi trên thị trường Là một doanh nghiệp trẻ so với nhiều doanh nghiệp trong cùng lĩnh vực kinh doanh, song cho đến nay Elcom đã thiết lập được uy tín cũng như thương hiệu của minh trên thị trường công nghệ Việt Nam.

Elcom thực hiện chiến lược lấy nghiên cứu và làm chủ công nghệ là kim chỉ nam dẫn đường cho việc tiến tới các sản phẩm đón đầu thị trường Với mục tiêu này, Elcom Corp luôn coi sự sáng tạo và tiên phong là những yếu tố hàng đầu. Đó không chỉ là sự tiên phong về mặt công nghệ mà còn là sự sáng tạo, lòng nhiệt thành, phương pháp làm việc khoa học của đội ngũ các chuyên gia giàu kinh nghiệm và nhiệt huyết, sẽ cùng chia sẻ kinh nghiệm với khách hàng và giúp khách hàng nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh cũng như năng lực cạnh tranh.

Trong suốt 12 năm hoạt động, cho đến nay Elcom Corp đã là một công ty phát triển theo mô hình tập đoàn đa ngành với chi nhánh tại Thành phố Hồ Chí Minh và các công ty con như ElcomTek, Elcom Industry, Infrast ELCOM hiện đã xây dựng hệ thống quản lý chất lượng đạt tiêu chuẩn ISO 9001:2000 do Bureau Varitas Certification chứng nhận và được công nhận bởi ANBA, Hoa Kỳ vào tháng 1 năm 2007 Elcom không chỉ được đánh giá cao trên thị trường trong nước vì uy tín thương hiệu mà còn vì chất lượng của các hệ thống, sản phẩm do Elcom chế tạo luôn đạt độ tin cậy cao.

Cùng với sự phát triển vượt bậc của mình, đến nay, ELCOM đã tạo dựng được uy tín của mình trong ngành Điện tử Viễn thông Những sự phát triển và đóng góp của ELCOM đã được công nhận qua nhiều giải thưởng, bằng khen như: Bằng khen của Thủ tướng chính phủ năm 2005; các giải thưởng Sao Khuê 2006,2007 và 2008; Giải thưởng Vifotech 2004, giải thưởng Sao Đỏ…

Luôn phấn đấu là một doanh nghiệp vững mạnh trong lĩnh vực phát triển công nghệ điện tử viễn thông trong nước, Elcom tin tưởng rằng xây dựng một nền văn hóa doanh nghiệp lành mạnh, bổ ích thực sự là nền tảng cho sự phát triển doanh nghiệp mang tính lâu dài Với phương châm “làm hết sức, chơi hết mình”,Elcom luôn đảm bảo cung cấp những giá trị vật chất đầy đủ cho nhân viên đồng thời quan tậm, tạo điều kiện phát triển các hoạt động văn hóa tinh thần trong toàn công ty.

Với kế hoạch phát triển cụ thể phù hợp với chương trình hành động, lộ trình phát triển và tầm nhìn hội nhập trong 10- 20 năm, ELCOM tin tưởng rằng sẽ mang đến cho khách hàng sự yên tâm và hài lòng tuyệt đối.

Các lĩnh vực hoạt động chính của Elcom Corp bao gồm:

- Phân phối sản phẩm công nghệ thông tin và viễn thông

- Nghiên cứu và phát triển

- Tư vấn phát triển hạ tầng viễn thông

- Cung cấp các dịch vụ giá trị gia tăng

- Tự động hoá công nghiệp

1.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển Elcom corp

Công ty cổ phần đầu tư phát triển Công nghệ Điện tử Viễn Thông (Elcom Corp) hiện là một trong những công ty đi tiên phong trong lĩnh vực Công nghệ Điện tử Viễn Thông Từ những ngày tháng đầu tiên mới thành lập cho đến nay Elcom đã dần hình thành thành một tập đoàn trẻ, năng động, có uy tín lớn trong lĩnh vực công nghệ Lịch sử phát triển của Elcom là những dấu mốc quan trọng mà mỗi năm lại đánh dấu một bước tiến lớn hơn nữa của Elcom.

Ngày 15/12/1995, Công ty TNHH Đầu tư phát triển Công nghệ Điện tửViễn thông (gọi tắt là Elcom Ltd) được thành lập theo quyết định số 2200/GPUB ngày 15/12/1995 của UBND Thành phố Hà Nội Trụ sở của công ty tại 12A LýNam Đế, Hà Nội.

Thành lập Trung tâm đào tạo phát triển phần mềm (SDTC – Software Developing Training Center) trực thuộc ELCOM Được bình chọn là Doanh nghiệp có sản phẩm phần mềm xuất sắc nhất năm 1998 do hãng ORACLE Việt Nam bình chọn và trao giải Đồng thời vào năm này, Elcom cũng vinh dự nhận được Huy chương bạc Cuộc thi sản phẩm Công nghệ điện tử tin học Việt Nam lần thứ nhất.

Năm mang đến tiếng vang ấn tượng đầu tiên của Elcom trước cộng đồng doanh nghiệp với sản phẩm EYS nhằm khắc phục sự cố máy tính Y2K.

Hoàn thành xây dựng hệ thống phần mềm quy mô lớn nhất, doanh số lớn nhất của ELCOM thời điểm đó_ Hệ thống CBC 2000, đồng thời nhận được những ý kiến đánh giá cao và uy tín trong cộng đồng doanh nghiệp Vinh dự nhận được Bằng khen của Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường cho các hoạt động ngăn chặn sự cố máy tính 2000.

ELCOM có sự tăng trưởng đột biến về doanh số với mức tăng trưởng đạt 42%, cũng là năm mà sản phẩm CBC2000 của Elcom trở thành hệ thống ứng dụng quy mô lớn nhất tại bưu điện các tỉnh thành.

Nhận được Bằng khen của Ủy ban Trung Ương hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam, Cúp Vàng Doanh nghiệp trẻ, Doanh nghiệp trẻ tiêu biểu thành phố Hà Nội.

ELCOM nghiên cứu và phát triển thành công Hệ thống Evision – Hệ thống truyền hình hội nghị IP đầu tiên do người Việt Nam phát triển Đây chính là tiền đề cho sự phát triển lớn mạnh với nhiều dòng sản phẩm Hệ thống Hội nghị truyền hình sau này, mang lại nhiều tiếng vang và những giải thưởng uy tín cho Elcom như Vifotech, Sao Khuê

Năm đánh dấu cho sự phát triển của Elcom Ltd bằng việc chuyển mình thành Công ty cổ phần Đầu tư phát triển Công nghệ Điện tử - Viễn thông (Elcom Jsc) Cùng với đó là sự ra đời của nhiều công ty con trực thuộc (Elcom Ltd, Elcomtek, EBC…), đặc biệt là sự ra đời của Chi nhánh Elcom tại thành phố Hồ Chí Minh Đây là năm ELCOM có sự thay đổi mạnh mẽ về cả quy mô, chất lượng lẫn cơ cấu tổ chức với rất nhiều sự kiện như: Xây dựng thành công Hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2000; tổ chức theo mô hình tập đoàn, sự ra đời của hàng loạt các CLB, đoàn thể, như EFC, MMC, lần đầu tiên xuất bản tờ báo nội bộ Người ELCOM…

Năm 2004 cũng là năm Elcom liên tiếp nhận được nhiều giải thưởng uy tín và có giá trị như các Bằng sáng tạo, giải Vifotech, Doanh nhân trẻ Thăng Long, giải thưởng Sao Vàng Đất Việt…

CƠ SỞ PHƯƠNG PHÁP LUẬN XÂY DỰNG PHẦN MỀM .22 2.1 Phần mềm và các khái niệm liên quan

Khái niệm phần mềm

Phần mềm là một hệ thống các chương trình có thể thực hiện trên máy tính nhằm hỗ trợ các nhà chuyên môn trong từng lĩnh vực chuyên ngành thực hiện tốt nhất các thao tác nghiệp vụ của mình Nhiệm vụ chính yếu của phần mềm là cho phép các nhà chuyên môn thực hiện các công việc của họ trên máy tính dễ dàng và nhanh chóng hơn so với khi thực hiện cùng công việc đó trong thế giới thực.

Nhà tin học Mỹ Roger Pressman đĩnh nghĩa phần mềm như sau: phần mềm là tổng thể 3 yếu tố:

- Các chương trình máy tính

- Các cấu trúc dữ liệu cho phép chương trình xử lý các thông tin thích hợp

- Hệ thống tài liệu hướng dẫn sử dụng.

Hoạt động của mọi phần mềm là sự mô phỏng lại các họat động của thế giới thực trong một góc độ thu hẹp nào đó trên máy tính Quá trình sử dụng một phần mềm chính là quá trình người dùng thực hiện các công việc trên máy tính để hoàn tất một công việc tương đương trong thế giới thực.

Các đặc trưng của phần mềm

Phần mềm là phần tử hệ thống logic chứ không phải là hệ thống vật lý do đó nó có các đặc trưng khác với hệ thống phần cứng.

Phần mềm có các đặc trưng sau:

- Phần mềm được kỹ nghệ hoá, nó không được chế tạo theo nghĩa cổ điển

- Phần mềm không bị hỏng đi trong quá trình sử dụng

- Phần mềm được xây dựng theo đơn đặt hàng chứ không lắp ráp từ các thành phần có sẵn

Phân loại phần mềm

Phần mềm hệ thống là những phần mềm đảm nhận công việc tích hợp và điều khiển các thiết bị phần cứng đồng thời tạo ra môi trường thuận lợi để các phần mềm khác và người sử dụng có thể thao tác trên đó như một khối thống nhất mà không cần phải quan tâm đến những chi tiết kỹ thuật phức tạp bên dưới như cách thức trao đổi dữ liệu giữa bộ nhớ chính và đĩa, cách hiển thị văn bản lên màn hình…

Phần mềm hệ thống bao gồm hệ điều hành, các chương trình tiện ích, chương trình dịch và chương trình điều khiển thiết bị.

Hệ điều hành là tập hợp các chương trình có chức năng quản lý, điều khiển, giám sát hoạt động của các thiết bị phần cứng, tạo môi trường thích hợp cho các phần mềm ứng dụng hoạt động và giúp khai thác tối ưu các tài nguyên của hệ thống tính toán.

Chương trình tiện ích là những chương trình bổ sung thêm chức năng cho hệ điều hành, hỗ trợ người dùng đồng bộ hoá Chương trình điều khiển thiết bị giúp hệ điều hành có thể nhận diện và khai thác sử dụng các thiết bị phần cứng.

Chương trình dịch có chức năng phiên dịch các chương trình viết bằng ngôn ngữ bậc cao sang ngôn ngữ máy tính có thể hiểu được, xử lý được và ngược lại dịch từ ngôn ngữ máy sang ngôn ngữ bậc cao mà người dùng có thể hiểu được.

Phần mềm ứng dụng là những phần mềm được dùng để thực hiện một công việc xác định nào đó Phần mềm ứng dụng có thể chỉ gồm một chương trình đơn giản như chương trình xem ảnh, hoặc một nhóm các chương trình cùng tương tác với nhau để thực hiện một công vịệc nào đó như chương trình xử lý bảng tính, chương trình xử lý văn bản

Kế hoạch Thiết kế Đặc tả kiểm thử Đặc tả yêu cầu Chương trình làm việc

Khái niệm công nghệ phần mềm

Công nghệ phần mềm (Software Technology) bao gồm một tập hợp với 3 yếu tố chủ chốt: phương pháp, công cụ và thủ tục giúp cho người quản lý có thể kiểm soát được quá trình phát triển phần mềm và cung cấp cho kỹ sư phần mềm một nền tảng để xây dựng một phần mềm chất lượng cao.

Các phương pháp của công nghệ phần mềm đưa ra cách làm bề mặt kỹ thuật để xây dựng phần mềm Nội dung các phương pháp bao gồm: lập kế hoạch và ước lượng dự án phần mềm, phân tích yêu cầu hệ thống và phần mềm, thiết kế cấu trúc dữ liệu, thiết kế chương trình và các thủ tục, mã hoá và bảo trì.

Các công cụ của công nghệ phần mềm cung cấp sự hỗ trợ tự động hay bánơngj động cho các phương pháp Tiêu biểu là công nghệ phần mềm có máy tính hỗ trợ CASE.

Các thủ tục của công nghệ phần mềm là chất keo dán phương pháp và công cụ lại với nhau.

Hình 2.1: Sơ đồ cấu hình phần mềm

Qui trình phát triển phần mềm: mô hình thác nước

Mô hình thác nước là một trong những mô hình đầu tiên và phổ biến được áp dụng trong quá trình phát triển phần mềm Mô hình này chia quá trình phát triển phần mềm thành những giai đoạn tuần tự nối tiếp nhau, mỗi giai đoạn có một mục đích nhất định Kết quả của giai đoạn trước sẽ là thông tin đầu vào cho giai đoạn tiếp theo sau.

Hình 2.2: Sơ đồ vòng đời phát triển của phần mềm

Các công đoạn của mô hình thác nước:

- Công nghệ hệ thống: quy trình này bao trùm lên tất cả các công đoạn trong sản xuất phần mềm Phần mềm là một bộ phận của một hệ thống quản lý nói chung Do đó công việc nghiên cứu phần mềm phải được đặt trong mối liên hệ chặt chẽ với các thành phần khác của hệ thống quản lý như phần cứng, nhân tố con người, cơ sở dữ liệu.

- Phân tích yêu cầu phần mềm nhắm đưa ra một cái nhìn tổng thể các khía cạnh của phần mềm và chính là nền tảng của thiết kế Kỹ sư phần mềm tiến hành phân tích các chức năng cần có của phần mềm, các giao diện.

- Thiết kế: thiết kế phần mềm là một tiến trình nhiều bước, tập trung vào 4 thuộc tính phân biệt của chương trình là: Cấu trúc dữ liệu, Kiến trúc phần mềm, Các thủ tục, Các đặc trưng giao diện Tài liệu thiết kế phần mềm là một bộ phận của cấu hình phần mềm

- Mã hoá: thiết kế phải được dịch thành ngôn ngữ máy mà máy tính có thể đọc và hiểu được Bước mã hoá thực hiện công việc này.

- Kiểm thử: tiến trình kiểm thử tập trung vào phần logic bên trong của phần mềm, đảm bảo rằng tất cả các câu lệnh đều được kiểm thử nhằm phát hiện ra các lỗi và kết quả phù hợp với dữ liệu vào.

- Bảo trì: sau khi bàn giao phần mềm cho khách hàng, chắc chắn nó sẽ phải có những thay đổi để hoàn toàn tương thích với các điều kiện quản lý của cơ sở thực tế (sự thay đổi của hệ điều hành hay thiết bị ngoại vi) Quá trình bảo trì còn xảy ra khi khách hàng yêu cầu nâng cao chức năng hay hiệu năng việc bảo trì phần mềm phải áp dụng lại các bước của vòng đời phát triển nói trên cho chương trình hiện tại chứ không phải là chương trình mới.

Phân tích hệ thống trong công nghệ phần mềm

2.4.1 Một số phương pháp thu thập thông tin

Phương pháp nghiên cứu tài liệu về hệ thống

Nghiên cứu tài liệu về hệ thống thông tin là bước đầu tiên của quá trình phân tích hệ thống và cũng là phương pháp thu thập thông tin đầu tiên thường được áp dụng Mục đích của nghiên cứu tài liệu về hệ thống là thu nhận các thông tin tổng quát về cấu trúc tổ chức, cơ chế hoạt động, qui trình vận hành thông tin trong hệ thống kết quả của nghiên cứu về hệ thống sẽ cho ta một cái nhìn tổng thể ban đầu về đối tượng nghiên cứu.

Nghiên cứu về hệ thống được bắt đầu từ nghiên cứu môi trường của hệ thống thông tin hiện tại bao gồm:

Phương pháp quan sát hệ thống

Quan sát hệ thống là một phương pháp thu thập thông tin thường được sử dụng có những thông tin mà phân tích viên hệ thống rất muốn biết nhưng không thể thu thập được trong các phương pháp khác, các tài liệu lưu trữ trong hệ thống cũng không có, thông qua phỏng vấn cũng không mang lại kết quả mong đợi. Trong trường hợp này ta phải tiến hành quan sát hệ thống.

Phỏng vấn và nghiên cứu tài liệu là hai công cụ thu thập thông tin đắc lực nhất dùng cho hầu hết các dự án phát triển hệ thống thông tin Phỏng vấn cho phép thu được những xử lý theo cách khác với mô tả trong tái liệu, gặp được những người chịu trách nhiệm trong thực tế, số người này có thể không được ghi trong văn bản tổ chức, thu được những nội dung cơ bản khái quát về hệ thống mà nội dung đó khó có thể nắm bắt được khi tài liệu quá nhiều, đặc biệt là mục tiêu của tổ chức.

Phương pháp sử dụng phiếu điều tra Điều tra là một phương pháp rất thông dụng của thống kê khoa học nhằm mục đích thu thập thông tin cho một mục đích nghiên cứu theo một chủ đề nào đó.

Ta có thể áp dụng phương pháp điều tra toàn bộ hay điều tra chọn mẫu Trong trường hợp này ta phải chọn các đại diện điều tra thuộc nhiều lĩnh vực như:

- Các cán bộ lãnh đạo trong hệ thống

- Các chuyên gia quản lý

- Các nhân viên trong bộ máy quản lý

- Những người sử dụng thông tin trong hệ thống

- Các cán bộ tin học trong hệ thống

Trong phương pháp phiếu điều tra, việc thiết kế phiếu điều tra có vai trò quyết định Một phiếu điều tra tốt phải đảm bảo các yêu cầu sau:

- Thu thập đầy đủ các thông tin cần thiết

- Dễ dàng cho người được điều tra

- Các câu hỏi trong phiếu điều tra phải rõ ràng, không đa nghĩa, không gây hiểu lầm cho người hỏi

- Các câu hỏi phải xác định, không mập mờ

- Các câu hỏi phải tạo điều kiện tốt nhất cho việc xử lý

2.4.2 Mô hình chức năng kinh doanh BFD (Business Function Diagram)

Mục đích của phân tích chức năng là xác định một cách chính xác và cụ thể các chức năng chính của hệ thống thông tin Trong giai đoạn phân tích chức năng ta phải xác định một cách rõ ràng những gì mà hệ thống sẽ phải thực hiện mà chưa quan tâm tới phương pháp thực hiện các chức năng ấy.

Một chức năng đầy đủ gồm những thành phần sau:

- Đầu vào của chức năng (dữ liệu)

- Đầu ra của chức năng (dữ liệu)

Quy tắc lập sơ đồ chức năng BFD

- Tuần tự: ghi chức năng của từng cấp theo thứ tự xuất hiện của chúng.

- Lựa chọn: khi có sự lựa chọn giữa những gì xảy ra thì phải chỉ ra cách lựa chọn và đánh dấu “0” ở phía trên góc phải của khối chức năng đó.

- Phép lặp: nếu một quá trình được thực hiện nhiều hơn một lần thì đánh dấu “*” ở phía trên góc phải của khối chức năng.

- Tên gọi của sơ đồ chức năng cần được đặt một cách đầy đủ, rõ ràng để người đọc dễ hiểu và dễ phân biệt giữa tên gọi của các chức năng khác nhau.

Tên người/ bộ phận phát/ nhận tin

Tên tiến trình xử lý

Tệp dữ liệu Kho dữ liệu

Dòng dữ liệu Nguồn hoặc đích

- Sơ đồ chức năng cần được lập một cách sáng sủa, đơn giản, chính xác và đầy đủ Các chức năng trên cùng một cấp thì có độ phức tạp như nhau.

2.4.3 Sơ đồ luồng dữ liệu DFD (Data Flow Diagram)

Sơ đồ dòng dữ liệu DFD là một công cụ dùng để mô hình hoá hệ thống thông tin Trên sơ đồ chỉ bao gồm các luồng dữ liệu, các xử lý, các lưu trữ dữ liệu, nguồn và đích nhưng không hề quan tâm tới nơi, thời điểm và đối tượng chịu trách nhiệm xử lý Sơ đồ luồng dữ liệu chỉ mô tả đơn thuần hệ thống thông tin làm gì và để làm gì.

Mô hình DFD trợ giúp cho cả bốn hoạt động chính của các phân tích viên hệ thống trong quá trình phân tích thông tin Trong công đoạn phân tích , mô hình DFD được dùng để xác định yêu cầu của người sử dụng Trong công đoạn thiết kế DFD dùng để vạch kế hoạch và minh hoạ các phương án cho phân tích viên hệ thống và người dùng khi thiết kế hệ thống mới Trong công đoạn biểu diễn hồ sơ, mô hình DFD là công cụ đơn giản, dễ hiểu đối với phân tích viên hệ thống, người dùng và biểu diễn tài liệu phân tích hệ thống một cách đầy đủ, súc tích và ngắn gọn.

Các ký pháp của sơ đồ luồng dữ liệu

Hình 2.3: Các ký pháp của sơ đồ luồng dữ liệu

Sơ đồ ngữ cảnh thể hiện rất khái quát nội dung chính của hệ thống thông tin Sơ đồ này không đi vào phân tích chi tiết mà mô tả sao cho chỉ cần nhìn một lần là nhận ra nội dung chính của hệ thống.

Phân rã sơ đồ dòng dữ liệu

Sơ đồ dòng dữ liệu đầy đủ cho hệ thống đang nghiên cứu thông thường là rất phức tạp không thể xếp gọn trong một trang sơ đồ được cho nên cần dùng tới các kỹ thuật phân rã theo thứ bậc để phân chia sơ đồ ra theo một số mức Sơ đồ ở mức cao nhất (sơ đồ mức 0) gồm các quá trình bên trong hệ thống Nội dung của mỗi quá trình này có thể biểu diễn trong một trang, trong đó xác định các quá trình con và cá dữ liệu cấn được mô hình Mỗi quá trình con đến lượt nó lại được biểu diễn trong một trang khác về các quá trình con của riêng nó và ciệc phân rã như vậy có thể tiếp tục qua đủ số mức cần thiết theo cấu trúc hình cây.

Một số quy tắc đối với DFD

1 Mỗi luồng dữ liệu phải có tên trừ luồng giữa xử lý và kho dữ liệu.

2 Dữ liệu chứa trên 2 vật mang khác nhau nhưng luôn đi cùng nhau thì có thể tạo ra chỉ một luồng duy nhất.

3 Xử lý phải luôn được đánh mã số.

4 Các luồng dữ liệu không cắt nhau

5 Tên cho xử lý phải là động từ

6 Xử lý phải thực hiện 1 biến đổi dữ liệu Luồng vào phải khác luồng ra từ một xử lý.

7 Thông thường một xử lý mà logic xử lý của nó được trình bày bằng ngôn ngữ có cấu trúc chỉ chiếm một trang giấy thì không cần phân rã tiếp.

8 Tối đa 7 xử lý trên 1 trang giấy.

9 Tất cả các xử lý trên một DFD phải thuộc cùng một mức phân rã.

10 Luồng vào của một DFD mức cao phải là luồng vào của một DFD con mức thấp nào đó Luồng ra tới đích của một DFD con phải là luồng ra tới đích của một DFD mức lớn hơn nào đó.

Lớp Có Sinh viên Theo Môn học

Các quy trình trong công nghệ phần mềm

Trong quy trình sản xuất phần mềm người ta thường tuân theo 6 quy trình chính sau:

- Quy trình xây dựng hợp đồng

- Quy trình xác định yêu cầu

- Quy trình phân tích thiết kế

2.5.1 Xây dựng và quản lý hợp đồng phần mềm

Mục đích: Nghiên cứu, đề xuất giải pháp kỹ thuật, tiến hành xây dựng hợp đồng với khách hàng, theo dõi tiến trình thực hiện hợp đồng, tổ chức thanh lý, thanh toán hợp đồng và lập hồ sơ tổng quát về quy trình hợp đồng phần mềm.

Quy trình xây dựng và quản lý hợp đồng phần mềm tập trung vào các dấu hiệu sau:

- Xây dựng hợp đồng phần mềm với khách hàng

- Theo dõi thực hiện hợp đồng phần mềm với khách hàng

- Thanh toán, thanh lý hợp đồng phần mềm

Nghiên cứu đề xuất Lập giải pháp

Xây dựng HĐPM Trao đổi HĐPM

Thanh toán, thanh lý hợp đồng Báo cáo quy trình 1

Trên cơ sở yêu cầu của khách hàng về phần mềm tương lai cán bộ phụ trách hợp đồng và phân tích viên hệ thống sẽ nghiên cứu, đề xuất các giải pháp kỹ thuật sơ bộ Nếu khách hàng đồng ý cán bộ phụ trách hợp đồng sẽ tiến hành xây dựng hợp đồng với khách hàng quy định những quyền lợi và nghĩa vụ mà khách hàng và công ty phần mềm được hưởng Sau khi hợp đồng được ký kết, cán bộ phụ trách có trách nhiệm theo dõi quá trình thực hiện hợp đồng, tổ chức thanh lý, thanh toán hợp đồng.

Hình 2.4: Lưu đồ của quy trình xây dựng và quản lý hợp đồng phần mềm

2.5.2 Xác định yêu cầu phần mềm

Mục đích: sau khi đã có hợp đồng phần mềm với khách hàng, hợp đồng được chuyển sang để thực hiện chương trình thứ hai nhằm xác định nhu cầu của

Lập kế hoạch xác định yêu cầu

Xác địnhyêu cầu người sử dụng

Lập mô hình hệ thống

Quản trị viên dự án duyệt

Thông qua Không thông qua khách hàng về sản phẩm tương lai Yêu cầu đặt ra là phải lượng hoá các dạng mô hình.

Quy trình xác định yêu cầu tập trung vào các dầu hiệu sau:

- Phân tích nghiệp vụ chuyên sâu.

- Lập mô hình hoạt động của hệ thống (DFD, BFD…)

Hình 2.5: Lưu đồ của quy trình xác định yêu cầu người sử dụng Đây là bước hình thành bài toán hoặc đề tài Ở bước này phân tích viên hệ thống phải biết được vai trò của phần mềm cần phát triển trong hệ thống, đồng thời phải ước lượng công việc, lập lịch biểu và phân công công việc Giai đoạn này được tiến hành phối hợp giữa bên phát triển và khách hàng và nó có vai trò đặc biệt quan trọng trong tiến trình phát triển phần mềm

Bên cạnh đó chúng ta phải biết người đặt hàng muốn gì Các yêu cầu cần phải được thu thập đầy đủ và được phân tích theo chiều ngang (rộng) và chiều dọc (sâu) Công cụ sử dụng chủ yếu ở giai đoạn này là các lược đồ, sơ đồ phản ánh rõ các thành phần của hệ thống và mối liên quan giữa chúng với nhau (sơ đồ cơ cấu tổ chức, sơ đồ chức năng kinh doanh…)

Nếu mô hình hệ thống được quản trị viên dự án duyệt thì phân tích viên sẽ tiến hành lập báo cáo quy trình xác định yêu cầu, nếu không được duyệt phân tích viên phải tiến hành xác định lại yêu cầu người sủ dụng một cách chính xác và đầy đủ.

2.5.3 Quy trình thiết kế phần mềm a Vai trò của thiết kế phần mềm

Thiết kế là bước đầu tiên trong giai đoạn phát triển cho bất kỳ sản phẩm hay hệ thống công nghệ nào Mục tiêu của thiết kế là tạo ra một mô hình hay biểu diễn của một thực thể mà sau này sẽ được xây dựng.

Thiết kế phần mềm máy tính, giống như cách tiếp cận thiết kế công nghệ trong các lĩnh vực khác, liên tục thay đổi khi các phương pháp mới, cách phân tích tốt hơn và hiểu biết rộng hơn tiến hoá lên Thiết kế phần mềm có ngay ở giai đoạn tương đối sớm trong sự tiến hoá của nó.

Thiết kế là nơi chất lượng được nuôi dưỡng trong việc phát triển phần mềm Thiết kế là cách duy nhất mà chúng ta có thể dịch một cách chính xác các yêu cầu của khách hàng thành sản phẩm hay hệ thống phần mềm cuối cùng. Không có thiết kế, ta có nguy cơ xây dựng nên một hệ thống không ổn định, hệ thống sẽ thất bại khi có một thay đổi nhỏ…

Vai trò của thiết kế trong công nghệ phần mềm thể hiện ở:

- Đối với 1 phần mềm có thiết kế, khi phân tích các chức năng của phần mềm người ta luôn luôn có nền tảng định hướng rõ ràng mà sau khi phát triển không gây ra sự đổ vỡ cho phần mềm.

- Quá trình thiết kế đảm bảo sự bền vững của phần mềm khi có những biến đổi dữ liệu hoặc có nhiều biến cố của môi trường.

- Đảm bảo tính mở của phần mềm tức là cho phép phát triển thêm mà không phá vỡ tính cấu trúc của chúng, đối với những phần mềm không được thiết kế đầy đủ chỉ 1 thay đổi nhỏ của dữ liệu và môi trường đã có những thay đổi lớn trong cấu trúc phần mềm, thậm chí phần mềm còn mất khả năng hoạt động. b Quy trình thiết kế phần mềm

Quy trình thiết kế phần mềm gồm các công đoạn chính sau đây:

- Thiết kế kiến trúc phần mềm

Lập kế hoạch thiết kế Thiết kế kiến trúc

Thiết kế dữ liệu Thiết kế giải thuật

Hồ sơ thiết kế Kết thúc

Duyệt thiết kế kiến trúc

Hình 2.6: Lưu đồ của quy trình thiết kế phần mềm

Trên cơ sơ phân tích yêu cầu người sử dụng về phần mềm tương lai, cán bộ thiết kế sẽ tiến hành thiết kế kiến trúc phần mềm nhằm mục đích mô tả khái quát các công việc chính mà phần mềm tương lai sẽ thực hiện Kiến trúc phần mềm không phải là duy nhất, cán bộ thiết kế có thể thiết kế nhiều kiến trúc khác nhau.

Sau khi thiết kế kiến trúc đã được thông qua người ta chuyển sang thiết kế dữ liệu Thiết kế dữ liệu phải đảm bảo các tiêu chuẩn: giảm dư thừa thông tin khi lưu trữ, có thể dùng chung một cơ sở dữ liệuổch nhiều bộ phận trong hệ thống,đảm bảo tính nhất quán của dữ liệu trong hệ thống, dễ dàng bảo trì, đảm bảo an toàn và toàn vẹn dữ liệu bằng cách áp dụng các biện pháp bảo vệ.

Sau khi đã có cơ sở dữ liệu, kỹ sư phần mềm tiến hành thiết kế các giải thuật chính của chương trình như giải thuật đăng nhập, giải thuật thêm dữ liệu, giải thuật xử lý, giải thuật in các kết quả tính toàn dưới dạng báo cáo.

Tiếp theo kỹ sư phần mềm tiến hành thiết kế giao diện chương trình Công việc này rất quan trọng trên thực tế vì những nhận xét, đánh giá về phần mềm của người sử dụng là dựa vào các giao diện vào/ra Giao diện chương trình không những đẹp, hợp lý mà còn phải giúp người sử dụng thực hiện tốt hơn, dễ dàng hơn công việc của họ.

Một số bộ công cụ sử dụng để xây dựng phần mềm

Microsoft Access là một hệ quản trị cơ sở dữ liệu (RDMS – Relational DataBase Management System) phù hợp với các bài toán xử lý vừa và nhỏ Khi sử dụng Microsoft Access người dùng có thể tìm kiếm, khai thác và truy xuất thông tin nhanh chóng và dễ dàng.

Một số đặc điểm của Microsoft Access:

- Là CSDL đầy đủ tính năng để quản lý khối lượng dữ liệu.

- Là thành phần của chùm phần mềm Microsoft Office Professional , vì thế mà những đối tượng thuộc giao diện như thực đơn, dải công cụ và hộp thoại hầu như tương tự như các ứng dụng khác của Office mà phần lớn cán bộ văn phòng quen sử dụng.

- Việc trao đổi dữ liệu giữa Access và các ứng dụng khác trong môi trường Windows như Excel, Word… cũng rất thuận lợi.

- Access có nhiều chức năng khác nhau nhằm đáp ứng những nhu cầu khác nhau Có thể dùng Access để phát triển 6 kiểu ứng dụng phổ biến nhất

Visual Basic 6.0 (VB6) là một phiên bản của bộ công cụ lập trình Visual Basic (VB), cho phép người dùng tiếp cận nhanh cách thức lập trình trên môi trường Windows Những ai đã từng quen thuộc với VB thì tìm thấy ở VB6 những tính năng trợ giúp mới và các công cụ lập trình hiệu quả Người dùng mới làm quen với VB cũng có thể làm chủ VB6 một cách dễ dàng

Với VB6, chúng ta có thể :

- Khai thác thế mạnh của các điều khiển mở rộng.

- Làm việc với các điều khiển mới (ngày tháng với điều khiểnMonthView và DataTimePicker, các thanh công cụ có thể di chuyển đượcToolBar, sử dụng đồ họa với ImageCombo, thanh cuộn FlatScrollBar…).

- Được sử dụng để tạo giao diện đồ hoạ người dùng, là ngôn ngữ dễ học, đơn giản.

- Khả năng ngôn ngữ này cho phép những người lập trình chuyên sâu hoàn thành bất kỳ vấn đề gì nhờ sử dụng ngôn ngữ lập trình này.

- VB là ngôn ngữ lập trình trực quan , cho phép kéo thả các controls một cách đơn giản dưới dạng Drag và Drog.

- Là ngôn ngữ lập trình hướng sự kiện và cho phép lập trình hướng đối tượng để xây dựng các ứng dụng.

- Cung cấp nhiều công cụ kết nối và khai thác dữ liệu ở nhiều hệ quản trị CSDL khác nhau Đặc biệt ngôn ngữ này có tính bảo mật cao, điều này rất quan trọng trong công tác quản lý.

Crystal Report cho phép tạo báo cáo cơ sở dữ liệu trong ứng dụng viết bằng

VB Nó gồm 2 phần chủ yếu:

- Trình thiết kế báo cáo xác định dữ liệu sẽ đưa vào báo cáo và cách thể hiện của báo cáo

- Một điều khiển ActiveX cho phép thi hành, hiển thị, điều khiển và in báo cáo khi thi hành ứng dụng.

- Đối với nhiều người lập trình Visual Basic, Crystal Reports là tất cả những gì cần khi muốn thiết lập báo cáo cơ sở dữ liệu Bởi vì phiên bản CrystalReports đi kèm với Visual Basic cực kỳ đẽ dùng.

XÂY DỰNG PHẦN MỀM QUẢN LÝ KHÁCH HÀNG TẠI CÔNG TY ELCOM

Phân tích hệ thống

Công việc đầu tiên khi xây dựng phần mềm là phải xác định được các yêu cầu của khách hàng về sản phẩm phần mềm tương lai, các chức năng cần có của phần mềm Các chức năng này cần được mô tả ở dạng sơ đồ tạo điều kiện thuận lợi cho việc thiết kế phần mềm sau này.

3.1.1 Yêu cầu của hệ thống Để việc quản lý khách hàng của công ty được đơn giản, nhanh chóng chính xác, phần mềm quản lý khách hàng cho công ty Elcom corp phải đạt được các yêu cầu sau:

- Quản trị hệ thống gồm có đăng nhập, đổi mật khẩu.

- Quản lý các thông tin về khách hàng, người liên hệ của khách hàng đó Phần mềm cho phép cập nhật, tìm kiếm thông tin khách hàng khi cần thiết.

- Quản lý hợp đồng: theo dõi tình trạng hợp đồng, xác định được doanh thu của từng hợp đồng.

- Quản lý các giao dịch diễn ra giữa nhân viên kinh doanh với khách hàng trong quá trình thuyết phục khách hàng kí hợp đồng và trong quá trình thực hiện hợp đồng với khách hàng.

- Chức năng lập báo cáo phục vụ công tác quản trị.

- Chức năng tìm kiếm: tìm kiếm và hiển thị kết quả theo yêu cầu.

- Phần mềm có khả năng lưu trữ dữ liệu an toàn, có khả năng mở rộng, nâng cấp.

- Phầm mềm có giao diện thân thiện, sử dụng Tiếng Việt, các màn hình xử lý có sự tương đồng về hình thức, các tiêu đề, thông báo rõ ràng, dễ hiểu,các chức năng được sắp xếp đúng trật tự, dễ tìm kiếm.

Lên báo cáo Tính toán

Theo dõi các giao dịch

Cập nhật thông tin KH

Theo dõi tình trạng KH

3.1.2 Sơ đồ chức năng kinh doanh BFD

Sau khi phân tích yêu cầu của người sử dụng ta nhận thấy phần mềm cần có

4 chức năng chính: Quản lý khách hàng, Quản lý hợp đồng, Quản lý giao dịch và Tổng hợp – báo cáo Trong mỗi chức năng lại bao gồm các công việc cụ thể.

- Chức năng quản lý khách hàng gồm các công việc: cập nhật thông tin khách hàng, theo dõi tình trạng khách hàng và tìm kiếm các thông tin về khách hàng khi có yêu cầu.

- Chức năng quản lý hợp đồng gồm các công việc: cập nhật hợp đồng, theo dõi quá trình thực hiện hợp đồng và tìm kiếm thông tin về hợp đồng.

- Chức năng quản lý giao dịch gồm các công việc: cập nhật giao dịch, theo dõi các giao dịch và tìm kiếm giao dịch

- Chức năng tổng hợp – báo cáo gồm có truy xuất dữ liệu, tính toán và lên báo cáo.

Các chức năng của phần mềm được mô tả bằng sơ đồ dưới đây:

Hình 3.1: Sơ đồ chức năng kinh doanh của hệ thống

Báo cáo theo yêu cầu

Kết quả kinh doanh Thông tin giao dịch, hợp đồng

Báo cáo theo yêu cầu

3.1.3 Sơ đồ luồng dữ liệu a Sơ đồ luồng dữ liệu mức ngữ cảnh

Hình 3.2: Sơ đồ luồng dữ liệu mức ngữ cảnh của hệ thống

Sơ đồ luồng dữ liệu mức ngữ cảnh cho ta cái nhìn tổng quát về toàn bộ phần mềm Quản lý khách hàng tại công ty Elcom Ở giữa là phần mềm Quản lý khách hàng, xung quanh là các nguồn hoặc đích đến của thông tin khách hàng, nhân viên và nhà quản lý Đó là những đối tượng có liên quan trực tiếp đến việc quản lý khách hàng tại công ty. b Sơ đồ luồng dữ liệu mức 0

2.0 Quản lý hợp đồng 1.0 Quản lý khách hàng

CSDL hợp đồng Khách hàng Thông tin khách hàng

Nhân viên Nhà quản lý

3.0 Quản lý giao dịch CSDL giao dịch

Thông tin khách hàng kí hợp đồng

Báo cáo theo yêu cầu

Hình 3.3: Sơ đồ luồng dữ liệu mức 0

Sơ đồ luồng dữ liệu mức 0 cho thấy toàn bộ các tiến trình mà phần mềm sẽ thực hiện nhằm phục vụ cho công tác quản lý khách hàng.

Phần mềm có 4 chức năng chính là Quản lý khách hàng, quản lý hợp đồng, quản lý giao dịch và tổng hợp, báo cáo.

Nguồn và đích của các tiến trình là khách hàng, nhân viên công ty và nhà quản lý.

Dữ liệu vào và ra được lưu trong các kho dữ liệu: hồ sơ khách hàng, cơ sở dữ liệu hợp đồng, cơ sở dữ liệu giao dịch. c Sơ đồ luồng dữ liệu mức 1

1.1 Cập nhật thông tin khách hàng

Thông tin về khách hàng

1.2 Theo dõi tình trạng khách hàng

Thông tin sau khi cập nhật

◦ Sơ đồ luồng dữ liệu mức 1 của tiến trình 1.0 Quản lý khách hàng

Hình 3.4: Sơ đồ luồng dữ liệu mức 1 của tiến trình 1.0 Quản lý danh mục

Sơ đồ luồng dữ liệu mức 1 quản lý danh mục cho biết các công việc cụ thể hơn của tiến trình 1.0 Quản lý khách hàng gồm cập nhật thông tin khách hàng,theo dõi tình trạng khách hàng và tìm kiếm khách hàng.

Người có nhu cầu tìm kiếm

2.2 Theo dõi tình trạng hợp đồng Tình trạng hợp đồng

◦ Sơ đồ luồng dữ liệu mức 1 của tiến trình 2.0 Quản lý hợp đồng

Hình 3.5: Sơ đồ luồng dữ liệu mức 1 của tiến trình 2.0 Quản lý hợp đồng

Sơ đồ luồng dữ liệu mức 1 Quản lý hợp đồng cho biết các công việc cụ thể của tiến trình 2.0 Quản lý hợp đồng.

Khi khách hàng quyết định ký hợp đồng với công ty nhân viên kinh doanh sẽ tiến hành cập nhật các thông tin về hợp đồng (tên khách hàng, ngày ký kết, giá trị hợp đồng…) vào cơ sơ dữ liệu của phần mềm Sau khi hợp đồng được ký kết, nhân viên phụ trách phải theo dõi quá trình thực hiện hợp đồng với khách hàng.

Phần mềm cũng cho phép tìm kiếm các thông tin về hợp đồng đã ký với khách hàng.

Người có nhu cầu tìm kiếm

3.2 Theo dõi giao dịch Tình trạng hợp đồng

◦ Sơ đồ luồng dữ liệu mức 1 của tiến trình 3.0 Quản lý giao dịch

Hình 3.6: Sơ đồ luồng dữ liệu mức 1 của tiến trình 3.0 Quản lý giao dịch

Báo cáo theo yêu cầu

Dữ liệu trước khi xử lý

Dữ liệu sau khi xử lý

Kết quả kinh doanh Thông tin giao dịch

Hồ sơ khách hàng CSDL giao dịch

 Sơ đồ luồng dữ liệu mức 1 của tiến trình 4.0 Tổng hợp/ Báo cáo

Hình 3.7: Sơ đồ luồng dữ liệu mức 1 của tiến trình 4.0 Tổng hợp/ Báo cáo

Tiến trình 3.0 Tổng hợp – Báo cáo có nhiệm vụ đầu tiên là thu thập các dữ liệu trong hồ sơ khách hàng, cơ sở dữ liệu hợp đồng, cơ sở dữ liệu giao dịch, sau đó dựa trên các số liệu thu được để tính toán, tổng hợp lên báo cáo định kì hoặc khi có yêu cầu từ từ nhà quản lý phục vụ cho công tác quản trị.

Cập nhật thông tin KH

Quản lý người dùng Đăng nhập lại

Truy xuất dữ liệu Tính toán

Thiết kế

Thiết kế là một trong những bước quan trọng trong xây dựng phần mềm. Quá trình thiết kế bao gồm thiết kế kiến trúc phần mềm, thiết kế dữ liệu, thiết kế giải thuật và thiết kế giao diện phần mềm.

3.2.1 Thiết kế kiến trúc phần mềm

Từ sơ đồ chức năng kinh doanh ở trên ta có thiết kế kiến trúc phần mềm:

Hình 3.8: Thiết kế kiến trúc phần mềm quản lý khách hàng

Nhìn vào kiến trúc này ta thấy phần mềm tương lai sẽ gồm 4 khối công việc chính:

- Hệ thống: gồm các chức năng đăng nhập lại, quản lý người dùng, sao lưu dữ liệu và trợ giúp.

- Quản lý khách hàng gồm các chức năng cập nhật thông tin khách hàng, theo dõi khách hàng và tìm kiếm thông tin khách hàng.

- Quản lý hợp đồng gồm các chức năng cập nhật hợp đồng, theo dõi tình trạng hợp đồng và tìm kiếm các thông tin về hợp đồng.

- Quản lý giao dịch gồm cập nhật thông tin về các giao dịch, theo dõi các giao dịch và tìm kiếm thông tin về các giao dịch.

- Báo cáo gồm truy xuất dữ liệu, tính toán và lên báo cáo.

Cơ sở dữ liệu của phần mềm được thiết kế bằng phương pháp mô hình hoá. a Các thực thể

- Khách hàng gồm các thuộc tính: mã khách hàng, tên khách hàng, địa chỉ, số điện thoại, fax, số tài khoản, lĩnh vực kinh doanh.

- Hợp đồng gồm các thuộc tính: số hợp đồng, mã khách hàng, mã sản phẩm, giá trị hợp đồng, ngày ký, ngày kết thúc.

- Giao dịch có các thuộc tính: mã giao dịch, mã khách hàng, mã nhân viên, nội dung giao dịch, ngày bắt đầu, ngày kết thúc.

- Người đại diện có các thuộc tính: mã người đại diện, họ tên, chức vụ, số điện thoại, email, mã khách hàng.

- Sản phẩm có các thuộc tính: mã sản phẩm, tên sản phẩm.

- Nhân viên có các thuộc tính: mã nhân viên, họ tên, phòng ban. b Mối quan hệ giữa các thực thể

- Do khách hàng của công ty phần lớn là các tổ chức, doanh nghiệp nên mỗi khách hàng sẽ có nhiều nhân vật chủ chốt phụ trách các bộ phận khác nhau trong doanh nghiệp.

- Mỗi khách hàng có thể ký kết nhiều hợp đồng và thực hiện các giao dịch khác nhau với công ty.

- Một nhân viên của phòng kinh doanh có thể thực hiện nhiều giao dịch khác nhau với khách hàng.

Nhân viên # Mã Nhân viên

# Mã KH Tên KH Người đại diện Địa chỉ

Số tài khoản Lĩnh vực KD n n n

# Mã SP Giá trị Ngày ký Ngày KT

Nhân vật chủ chốt# Mã nhân vật chủ chốt

Họ tên Chức vụ Phòng ban SĐT Email

- Mỗi một sản phẩm của công ty có thể bán cho nhiều khách hàng nên một sản phẩm có thể nằm trong các hợp đồng khác nhau. c Sơ đồ quan hệ thực thể - ERD

Dựa vào các thực thể, mối quan hệ cũng như mức độ của liên kết ta có sơ đồ quan hệ thực thể sau:

Hình 3.9: Sơ đồ quan hệ thực thể d Sơ đồ cấu trúc dữ liệu

Sau khi có sơ đồ quan hệ thực thể ta có thể chuyển nó thành tập hợp các tệp và có sơ đồ cấu trúc dữ liệu DSD (Hình 3.10).

Hình 3.10: Sơ đồ cấu trúc dữ liệu e Từ điển dữ liệu

Bảng HopDong có chức năng lưu thông tin về các hợp đồng đã ký với khách hàng: số hợp đồng, mã khách hàng, mã sản phẩm, giá trị hợp đồng, ngày ký kết, ngày kết thúc Thuộc tính “số hợp đồng” xác định hợp đồng là duy nhất.

Tên trường Kiểu DL Kích thước Mô tả

#SoHD Text 10 Số hợp đồng

#MaKH Text 10 Mã khách hàng

#MaSP Text 10 Mã sản phẩm

GiaTri Currency Giá trị hợp đồng

NgayKy Date/Time dd/mm/ yyyy Ngày ký hợp đồng

NgayKT Date/Time dd/mm/ yyyy Ngày kết thúc

Bảng NhanVatCC có chức năng lưu thông tin về các nhân vật chủ chốt trong doanh nghiệp ký hợp đồng với công ty như: mã nhân vật chủ chốt, họ tên nhân vật chủ chốt, chức vụ, phòng ban, số điện thoại, email, mã khách hàng. Thuộc tính “mã nhân vật chủ chốt” xác định mỗi người là duy nhất.

Tên trường Kiểu DL Kích thước Mô tả

#MaNVCC Text 15 Mã nhân vật chủ chốt

HoTen Text 50 Tên nhân vật chủ chốt

SDT Number Integer Số điện thoại

#MaKH Text 10 Mã khách hàng

Bảng KHACHHANG có chức năng lưu thông tin về các khách hàng của công ty như: mã khách hàng, tên khách hàng, người đại diện, địa chỉ, số điện thoại, fax, số tài khoản, lĩnh vực kinh doanh Thuộc tính “mã khách hàng” xác định mỗi khách hàng là duy nhất.

Tên trường Kiểu DL Kích thước Mô tả

#MaKH Text 10 Mã khách hàng

TenKH Text 50 Tên khách hàng

NgDaiDien Text 50 Người đại diện Địa chỉ Text 50 Địa chỉ

SDT Number Integer Số điện thoại

STK Number Integer Số tài khoản

LinhVucKD Text 50 Lĩnh vực kinh doanh

Bảng GiaoDich có chức năng lưu thông tin về các giao dịch mà nhân viên thực hiện với khách hàng: mã giao dịch, mã khách hàng, mã nhân viên thực hiện giao dịch, nội dung giao dịch, ngày bắt đầu, ngày kết thúc Thuộc tính “mã giao dịch” xác định mỗi giao dịch là duy nhất.

Tên trường Kiểu DL Kích thước Mô tả

#MaGD Text 10 Mã giao dịch

#MaKH Text 10 Mã khách hàng

#MaNV Text 10 Mã nhân viên

NoiDung Text 50 Nội dung giao dịch

NgayBD Date/Time dd/mm/ yyyy Ngày bắt đầu

NgayKT Date/Time dd/mm/ yyyy Ngày kết thúc

Bảng NhanVien lưu thông tin về các nhân viên của phòng kinh doanh như mã nhân viên, họ tên nhân viên, chức vụ Thuộc tính “mã nhân viên” xác định mỗi nhân viên trong phòng là duy nhất.

Tên trường Kiểu DL Kích thước Mô tả

#MaNV Text 10 Mã nhân viên

HoTen Text 50 Họ tên nhân viên

Bảng SanPham lưu thông tin về các sản phẩm của công ty: mã sản phẩm, tên sản phẩm Thuộc tính “mã sản phẩm” xác định mỗi sản phẩm là duy nhất.

Tên trường Kiểu DL Kích thước Mô tả

#MaSP Text 10 Mã sản phẩm

Thông báo đăng nhập thành công Vào giao diện chương trình

Kiểm tra tên, mật khẩu Đ

Nhập tên, mật khẩu Đếm = 1

Thông báo đăng nhập không thành công

Có đăng nhập tiếp không? Đếm = Đếm +1 Đếm

Ngày đăng: 08/08/2023, 11:36

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 2.1: Sơ đồ cấu hình phần mềm - Quản lý khách hàng tại công ty cổ phần đầu tư phát triển công nghệ điện tử viễn thông elcom corp
Hình 2.1 Sơ đồ cấu hình phần mềm (Trang 24)
3.1.2. Sơ đồ chức năng kinh doanh BFD - Quản lý khách hàng tại công ty cổ phần đầu tư phát triển công nghệ điện tử viễn thông elcom corp
3.1.2. Sơ đồ chức năng kinh doanh BFD (Trang 48)
3.1.3. Sơ đồ luồng dữ liệu - Quản lý khách hàng tại công ty cổ phần đầu tư phát triển công nghệ điện tử viễn thông elcom corp
3.1.3. Sơ đồ luồng dữ liệu (Trang 49)
Hình 3.3: Sơ đồ luồng dữ liệu mức 0 - Quản lý khách hàng tại công ty cổ phần đầu tư phát triển công nghệ điện tử viễn thông elcom corp
Hình 3.3 Sơ đồ luồng dữ liệu mức 0 (Trang 50)
Hình 3.4: Sơ đồ luồng dữ liệu mức 1 của tiến trình 1.0 Quản lý danh mục - Quản lý khách hàng tại công ty cổ phần đầu tư phát triển công nghệ điện tử viễn thông elcom corp
Hình 3.4 Sơ đồ luồng dữ liệu mức 1 của tiến trình 1.0 Quản lý danh mục (Trang 51)
Hình 3.5: Sơ đồ luồng dữ liệu mức 1 của tiến trình 2.0 Quản lý hợp đồng - Quản lý khách hàng tại công ty cổ phần đầu tư phát triển công nghệ điện tử viễn thông elcom corp
Hình 3.5 Sơ đồ luồng dữ liệu mức 1 của tiến trình 2.0 Quản lý hợp đồng (Trang 52)
Hình 3.6: Sơ đồ luồng dữ liệu mức 1 của tiến trình 3.0 Quản lý giao dịch - Quản lý khách hàng tại công ty cổ phần đầu tư phát triển công nghệ điện tử viễn thông elcom corp
Hình 3.6 Sơ đồ luồng dữ liệu mức 1 của tiến trình 3.0 Quản lý giao dịch (Trang 53)
Hình 3.7: Sơ đồ luồng dữ liệu mức 1 của tiến trình 4.0 Tổng hợp/ Báo cáo - Quản lý khách hàng tại công ty cổ phần đầu tư phát triển công nghệ điện tử viễn thông elcom corp
Hình 3.7 Sơ đồ luồng dữ liệu mức 1 của tiến trình 4.0 Tổng hợp/ Báo cáo (Trang 54)
Hình 3.8: Thiết kế kiến trúc phần mềm quản lý khách hàng - Quản lý khách hàng tại công ty cổ phần đầu tư phát triển công nghệ điện tử viễn thông elcom corp
Hình 3.8 Thiết kế kiến trúc phần mềm quản lý khách hàng (Trang 55)
Hình 3.9: Sơ đồ quan hệ thực thể d. Sơ đồ cấu trúc dữ liệu - Quản lý khách hàng tại công ty cổ phần đầu tư phát triển công nghệ điện tử viễn thông elcom corp
Hình 3.9 Sơ đồ quan hệ thực thể d. Sơ đồ cấu trúc dữ liệu (Trang 57)
Hình 3.10: Sơ đồ cấu trúc dữ liệu e. Từ điển dữ liệu - Quản lý khách hàng tại công ty cổ phần đầu tư phát triển công nghệ điện tử viễn thông elcom corp
Hình 3.10 Sơ đồ cấu trúc dữ liệu e. Từ điển dữ liệu (Trang 58)
Bảng HopDong - Quản lý khách hàng tại công ty cổ phần đầu tư phát triển công nghệ điện tử viễn thông elcom corp
ng HopDong (Trang 58)
Bảng NhanVatCC - Quản lý khách hàng tại công ty cổ phần đầu tư phát triển công nghệ điện tử viễn thông elcom corp
ng NhanVatCC (Trang 59)
Bảng GiaoDich - Quản lý khách hàng tại công ty cổ phần đầu tư phát triển công nghệ điện tử viễn thông elcom corp
ng GiaoDich (Trang 60)
Hình 3.11: Giải thuật đăng nhập hệ thống b. Giải thuật thêm bản ghi - Quản lý khách hàng tại công ty cổ phần đầu tư phát triển công nghệ điện tử viễn thông elcom corp
Hình 3.11 Giải thuật đăng nhập hệ thống b. Giải thuật thêm bản ghi (Trang 62)
Hình 3.13: Giải thuật sửa bản ghi - Quản lý khách hàng tại công ty cổ phần đầu tư phát triển công nghệ điện tử viễn thông elcom corp
Hình 3.13 Giải thuật sửa bản ghi (Trang 63)
Hình 3.16: Giải thuật tạo báo cáo - Quản lý khách hàng tại công ty cổ phần đầu tư phát triển công nghệ điện tử viễn thông elcom corp
Hình 3.16 Giải thuật tạo báo cáo (Trang 66)
Hình 3.17: Giao diện đăng nhập hệ thống - Quản lý khách hàng tại công ty cổ phần đầu tư phát triển công nghệ điện tử viễn thông elcom corp
Hình 3.17 Giao diện đăng nhập hệ thống (Trang 67)
Hình 3.18: Giao diện chính của chương trình - Quản lý khách hàng tại công ty cổ phần đầu tư phát triển công nghệ điện tử viễn thông elcom corp
Hình 3.18 Giao diện chính của chương trình (Trang 68)
Hình 3.19: Giao diện danh mục khách hàng - Quản lý khách hàng tại công ty cổ phần đầu tư phát triển công nghệ điện tử viễn thông elcom corp
Hình 3.19 Giao diện danh mục khách hàng (Trang 69)
Hình 3.20: Giao diện danh mục hợp đồng - Quản lý khách hàng tại công ty cổ phần đầu tư phát triển công nghệ điện tử viễn thông elcom corp
Hình 3.20 Giao diện danh mục hợp đồng (Trang 70)
Hình 3.21: Giao diện danh mục giao dịch - Quản lý khách hàng tại công ty cổ phần đầu tư phát triển công nghệ điện tử viễn thông elcom corp
Hình 3.21 Giao diện danh mục giao dịch (Trang 71)
Hình 3.22: Giao diện danh mục sản phẩm - Quản lý khách hàng tại công ty cổ phần đầu tư phát triển công nghệ điện tử viễn thông elcom corp
Hình 3.22 Giao diện danh mục sản phẩm (Trang 72)
Hình 3.23: Mẫu báo cáo danh sách sản phẩm của công ty - Quản lý khách hàng tại công ty cổ phần đầu tư phát triển công nghệ điện tử viễn thông elcom corp
Hình 3.23 Mẫu báo cáo danh sách sản phẩm của công ty (Trang 73)
Hình 3.24: Mẫu báo cáo danh sách khách hàng của công ty - Quản lý khách hàng tại công ty cổ phần đầu tư phát triển công nghệ điện tử viễn thông elcom corp
Hình 3.24 Mẫu báo cáo danh sách khách hàng của công ty (Trang 74)
Hình 3.25: Mẫu báo cáo danh sách hợp đồng ký kết theo thới gian - Quản lý khách hàng tại công ty cổ phần đầu tư phát triển công nghệ điện tử viễn thông elcom corp
Hình 3.25 Mẫu báo cáo danh sách hợp đồng ký kết theo thới gian (Trang 75)
Hình 3.26: Mẫu báo cáo danh sách hợp đồng ký kết theo khách hàng - Quản lý khách hàng tại công ty cổ phần đầu tư phát triển công nghệ điện tử viễn thông elcom corp
Hình 3.26 Mẫu báo cáo danh sách hợp đồng ký kết theo khách hàng (Trang 76)
Hình 3.27: Mẫu báo cáo danh sách hợp đồng theo giá trị hợp đồng - Quản lý khách hàng tại công ty cổ phần đầu tư phát triển công nghệ điện tử viễn thông elcom corp
Hình 3.27 Mẫu báo cáo danh sách hợp đồng theo giá trị hợp đồng (Trang 77)
Hình 3.28: Mẫu báo cáo danh sách các giao dịch theo thời gian - Quản lý khách hàng tại công ty cổ phần đầu tư phát triển công nghệ điện tử viễn thông elcom corp
Hình 3.28 Mẫu báo cáo danh sách các giao dịch theo thời gian (Trang 78)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w