1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng của ảo giác trong loạn thần do rượu

75 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Nghiên Cứu Đặc Điểm Lâm Sàng Của Ảo Giác Trong Loạn Thần Do Rượu
Trường học Trường Đại Học Y Dược
Chuyên ngành Y Học
Thể loại Luận Văn
Thành phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 75
Dung lượng 150,32 KB

Cấu trúc

  • Chương 1: TỔNG QUAN (0)
    • 1.1. MỘT SỐ KHÁI NIỆM (3)
      • 1.1.1. Ảo giác (3)
      • 1.1.2. Các rối loạn tâm thần do rượu (7)
    • 1.2. ẢO GIÁC TRONG LOẠN THẦN DO RƯỢU (18)
      • 1.2.1. Phân loại ảo giác trong loạn thần do rượu (18)
      • 1.2.2. Tình hình nghiên cứu về ảo giác do rượu (20)
      • 1.2.3. Tiến triển của ảo giác trong loạn thần do rượu (22)
  • Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU (0)
    • 2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU (23)
      • 2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn nhóm nghiên cứu (23)
      • 2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ (24)
    • 2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU (24)
      • 2.2.1. Thiết kế nghiên cứu (24)
      • 2.2.2. Cỡ mẫu nghiên cứu (24)
      • 2.2.3. Các tham số và chỉ số nghiên cứu (25)
      • 2.2.4. Phương pháp thu thập thông tin (27)
      • 2.2.5. Xử lý số liệu (28)
      • 2.2.6. Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu (28)
  • Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU (0)
    • 3.1. ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA NHÓM NGHIÊN CỨU (29)
      • 3.1.1. Đặc điểm về tuổi và giới (29)
      • 3.1.2. Đặc điểm hôn nhân, nghề nghiệp, nơi sống, kinh tế (30)
      • 3.1.3. Đặc điểm về sử dụng rượu (31)
    • 3.2. ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG CỦA NHÓM NGHIÊN CỨU (32)
      • 3.2.1. Loạn thần do rượu có ảo giác so với các loạn thần khác (32)
      • 3.2.2. Các thể lâm sàng loạn thần do rượu và có tiền sử loạn thần do rượu của nhóm nghiên cứu (33)
      • 3.2.3. Các loại ảo giác gặp ở nhóm nghiên cứu (34)
      • 3.2.6. Đặc điểm của ảo thị (38)
      • 3.2.7. Đặc điểm của ảo giác xúc giác (39)
      • 3.2.8. Các loại hoang tưởng, rối loạn cảm xúc và hành vi (41)
    • 3.3. TIẾN TRIỂN ẢO GIÁC TRONG QUÁ TRÌNH ĐIỀU TRỊ (41)
      • 3.3.1. Các thuốc được dùng trong quá trình điều trị (41)
      • 3.3.3. Tiến triển của ảo giác trong quá trình điều trị (44)
  • Chương 4: BÀN LUẬN (0)
    • 4.1. ĐẶC ĐIỂM CHUNG (44)
      • 4.1.1. Đặc điểm về tuổi và giới (44)
      • 4.1.2. Đặc điểm hôn nhân, nghề nghiệp, nơi sống, kinh tế (46)
      • 4.1.3. Đặc điểm về sử dụng rượu (48)
    • 4.2. ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG NHÓM NGHIÊN CỨU (49)
      • 4.2.1. Loạn thần do rượu có ảo giác so với các loạn thần khác (49)
      • 4.2.2. Các thể lâm sàng loạn thần do rượu và có tiền sử loạn thần do rượu (49)
      • 4.2.3. Các loại ảo giác (50)
      • 4.2.4. Sự kết hợp các loại ảo giác (52)
      • 4.2.5 Đặc điểm của ảo thanh (52)
      • 4.2.6. Đặc điểm của ảo thị (56)
      • 4.2.7. Đặc điểm của ảo giác xúc giác (58)
      • 4.2.8. Các loại hoang tưởng, rối loạn cảm xúc kèm theo ảo giác (59)
    • 4.3. TIẾN TRIỂN CỦA ẢO GIÁC TRONG QUÁ TRÌNH ĐIỀU TRỊ (61)
      • 4.3.1. Các thuốc được dùng trong quá trình điều trị (61)
      • 4.3.2. Thời gian tồn tại của các loại ảo giác (63)
  • KẾT LUẬN...................................................................................................66 (64)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO (0)
  • PHỤ LỤC (0)

Nội dung

TỔNG QUAN

MỘT SỐ KHÁI NIỆM

1.1.1.1 Khái niệm ảo giác Ảo giác (AG) là cảm giác, tri giác như có thật về một sự thật, một hiện tượng không hề có trong thực tại khách quan Ảo giác xuất hiện và mất đi không phụ thuộc vào ý muốn của bệnh nhân AG có thể kèm theo hay không kèm theo rối loạn ý thức (mê sảng, mê mộng) hoặc rối loạn tư duy Bệnh nhân mất khả năng phê phán về tri giác sai lầm của mình AG có thể xuất hiện đồng thời với các rối loạn khác hay xuất hiện riêng lẻ [30] Đối với người bệnh, AG là một tri giác như có thật, không phải là một điều gì tưởng tượng Trong trạng thái AG, người bệnh nghe thấy, nhìn thấy, ngửi thấy như thật Ở người có AG, cảm giác chi phối càng trở nên như có thật, y như những cảm giác bắt nguồn từ thế giới khách quan AG là một tri giác xuất hiện, mà không có một kích thích nào của ngoại cảnh phù hợp với nó [18]

Người thầy thuốc khi khám một bệnh nhân có AG phải dựa vào hành vi và hình dạng bên ngoài của họ để xác định Khi có ảo thanh, người bệnh lắng nghe, quay đầu về phía tiếng nói, đột ngột ngừng nói, bịt tai, trùm chăn,lẩn trốn Nếu có ảo thị, cái nhìn của người bệnh trở nên lúc thì chăm chú say mê, lúc thì lo lắng sợ hãi, tìm đường thoát Trong trường hợp có ảo khứu,người bệnh bịt mũi, đi tìm các vật có mùi tương tự mùi mà bệnh nhân ngửi.Nếu là ảo giác xúc giác, người bệnh sẽ làm các động tác như gỡ côn trùng tưởng tượng ra khỏi người mình, xoa tay vào vùng mà bệnh nhân có ảo giác xúc giác [30], Ảo giác không xuất hiện đơn độc, mà thường đi cùng với những triệu chứng tâm thần khác, thành những hội chứng như: hội chứng ảo giác – Paranoid

Có rất nhiều cách phân loại AG khác nhau, nhìn chung có các cách sau:

Phân loại theo hình tượng và kết cấu của AG: Ảo giác thô sơ: Là AG chưa hình thành, không có hình thái và kết cấu rõ rệt Ví dụ thấy một ánh hào quang, một đám khói, nghe tiếng rì rào, tiếng động khác thường; Ảo giác phức tạp: Là ảo giác có hình tượng rõ ràng, sinh động, có vị trí nhất định trong không gian như thấy người đem dây đến trói mình, nghe tiếng nói ra lệnh.

Phân loại AG theo các giác quan: Theo cách phân loại này thì ứng với mỗi giác quan có một loại AG: ảo thanh (AG thính giác), ảo thị (AG thị giác), ảo khứu (AG khứu giác), ảo vị (AG vị giác) và ảo giác xúc giác Ngoài ra còn có cả ảo giác nội tạng và AG sơ đồ cơ thể.

Phân loại theo nhận thức và thái độ của bệnh nhân đối với AG: Ảo giác thật: là AG có màu sắc, hình thái, đường nét, âm thanh rõ ràng và có vị trí xác định trong không gian Bệnh nhân tiếp nhận AG như những sự vật hiện tượng trong thực tại, không nghi ngờ về tính có thực của ảo giác, không phân biệt AG với sự thật, không nghĩ rằng có ai làm ra AG bắt mình phải tiếp thu AG thật có thể là ảo thanh, ảo thị, ảo khứu, ảo vị, ảo giác xúc giác và ảo giác nội tạng Ảo giác giả: Ảo giác giả thường ít gặp hơn trong loạn thần do rượu so với ảo giác thật AG có thể có đủ các loại như AG thật nhưng với tính chất khác hẳn với AG thật là : Cảm giác bị chi phối (do người khác làm ra); Bệnh nhân cảm thấy trong tư duy và trí tưởng tượng của mình nhiều hơn là thực tại khách quan; Bệnh nhân cảm thấy như những biểu tượng hay những hình ảnh mơ hồ khó mô tả cụ thể, rõ rệt, tiếp nhận qua giác quan Ảo giác giả thường gặp là ảo thanh, ảo thị, ảo giác vận động [6], [30], [32],[9]

1.1.1.3 Cơ chế bệnh sinh của ảo giác

Chưa có giả thuyết nào làm sáng tỏ cơ chế bệnh sinh của ảo giác. Dưới đây là một số giả thuyết về cơ chế bệnh sinh của AG

Giả thuyết về cơ chế sinh lý học thần kinh cao cấp: Trên quan điểm sinh lý học, các AG phát sinh do sự hình thành các ổ hưng phấn ì bệnh lý ở vỏ não Sự hưng phấn các tế bào ở vỏ não có thể đạt tới cường độ tương ứng vói sự hưng phấn do các tác nhân kích thích thực sự Sự tâp trung những ổ hưng phấn ì trong các tế bào trực tiếp thu nhận những kích thích từ các tác nhân bên ngoài hoặc bên trong (hệ thống tín hiệu thứ nhất) gây ra những AG về thị giác, xúc giác, nội tạng, cũng như những ảo thanh thô sơ Sự phát sinh các AG lời nói được cắt nghĩa bằng sự tập trung những ổ tương tự trong hệ thống tín hiệu thứ hai [18].

Giả thuyết về rối loạn chuyển hoá não: Rối loạn hoạt động thần kinh cao cấp phát sinh AG, cũng như các triệu chứng tâm thần khác còn được quan niệm là do rối loạn chuyển hoá não gây ra Điều này được xác minh qua sự phát sinh AG do tác dụng của một số chất đặc biệt, ví dụ adrenocrom và bufotenin Có giả thiết cho rằng các chất này hình thành ở não trong điều kiện sinh lý; chất thứ nhất do phân huỷ adrenalin, chất thứ hai do phân huỷ serotonin Nhiều tác giả thấy rằng, ở một số người bệnh, sự ứ đọng nitơ cũng xảy ra cùng lúc với các thời kỳ thuyên giảm, còn sự tăng tiết nitơ cùng lúc với thời kỳ tăng các rối loạn tâm thần Ở một số bệnh nhân khác lại có những mối tương quan ngược lại: tương ứng thời kỳ thuyên giảm là hội chứng tăng tiết nitơ và với thời kỳ rối loạn tâm thần là hội chứng ứ đọng nitơ Tuy nhiên, những sản phẩm của sự chuyển hoá nitơ ngưng đọng trong cơ thể còn chưa biết rõ [57] ,[60].

Giả thuyết về stress: Theo Kaplan và Sadock, ảo giác cũng có thể xuất hiện ở những thời điểm stress đặc biệt đối với cá nhân người bệnh [44].

Giả thuyết về sự nhiễm độc: Cancro và Grebb thấy rằng, cảm giác kiến bò, côn trùng trườn trên da hoặc dưới da gặp nhiều trong nhiễm độc cocain, trạng thái ảo giác do rượu Cảm giác ròi bò trong xương là đặc trưng phổ biến ở bệnh nhân cai nghiện các chất ma tuý dạng thuốc phiện[34].

Các chất gây ảo giác: Hai chất gây AG tự nhiên được nhiều người biết đến nhất là psilocybin và mescalin Ngày nay các nhà khoa học đã tổng hợp được hàng trăm loại chất gây AG Chất được tổng hợp đầu tiên là lysergic acid diethylamin 25 (LSD) LSD, psilocybin và mescalin làm người sử dụng tri giác về môi trường xung quanh, đặc biệt bằng các khuếch đại các hình dạng và màu sắc Các chất trên có cấu trúc rất gần với một số chất dẫn truyền thần kinh ở não Mescalin có cấu trúc rất gần với noadrenalin được lấy từ nụ củ cây trứng sống LSD có những cấu trúc giống serotonin, ngăn chặn serotonin tác động lên các vị trí nhận cảm bằng cách chiếm chỗ của nó. Các sinap bị mất ức chế tự nhiên, sẽ cho qua mọi thông điệp và gây ra trạng thái quá tăng hưng phấn, quá tải thông tin Các chất acrylcyclohexylamine cũng được xếp cùng loại với các chất gây AG gây nghiện Chất acrylcyclohexylamine đầu tiên được tổng hợp là phencyclidine Các chất gây

AG và các chất acrylcyclohexylamine gây ra các triệu chứng giống loạn thần như AG, mất tiếp xúc với thực tại và những biến đổi khác trong tư duy Cảm giác tri giác trở nên sâu sắc một cách bất thường: âm thanh trở nên du dương hơn, màu sắc rực rỡ óng ánh hơn, căn phòng hình như bé lại hoặc ngược lại to ra quá mức Tuy nhiên, các tri giác sai lầm đó người sử dụng còn kiểm soát được Các AG chỉ xuất hiện khi dùng liều quá cao Ví dụ người sử dụng có thể cảm thấy mình biến thành chim và xử sự như chim Khái niệm về thời gian cũng thay đổi rõ rệt, nhanh lên hoặc chậm lại theo kiểu “du hành” của người dùng ma tuý [5].Đạo đức y học không cho phép tiến hành các nghiên cứu thực nghiệm trên người nhưng trên những người lạm dụng và sử dụng các chất nói trên, các nhà khoa học đã phát hiện ra khá đầy đủ các tính chất gây AG của chúng [46].

Giả thuyết về sự đối vận serotonin – dopamin: Các nhà khoa học đã phát hiện được rất nhiều chất dẫn truyền thần kinh trong não: acetylcholine, catecholamine, serotonin, GABA, glycene, các peptide hướng thần kinh.

Năm 1966 Sossium đã đưa ra giả thiết về sự phong tỏa các thụ thể dopamine để giải thích cơ chế tác dụng của các thuốc an thần kinh mạnh, sự hoạt động của hệ thống dopamine đi từ vùng trong não đến hồi viền sẽ dẫn đến các triệu chứng dương tính như hoang tưởng, ảo giác, tăng vận động. Hiệu quả lâm sàng của các thuốc an thần kinh có liên quan chặt chẽ với ái lực của thụ thể dopamine D2 với thuốc Thuốc an thần kinh ức chế thụ thể D2 càng mạnh thì hiệu quả lâm sàng càng lớn Thuốc an thần kinh cổ điển như Haloperidol sẽ phong toả sự gắn kết dopamine với D2 của tế bào sau synap, nên có tác dụng điều trị hoang tưởng và ảo giác [41] Vấn đề về serotonine đã được đề cập đến từ năm 1954, khi người ta thấy rằng những người sử dụng LSD là chất đồng vận với serotonine (5-HT), thấy xuất hiện ảo giác. Những nghiên cứu cho thấy có mối quan hệ chức năng giữa hai chất trung gian thần kinh serotonine và dopamine trong quá trình phát sinh AG [35],

1.1.2 Các rối loạn tâm thần do rượu

1.1.2.1 Hấp thu và chuyển hoá rượu

Hấp thu: Sau khi uống, rượu được hấp thu nhanh qua đường tiêu hoá, chủ yếu tại dạ dày và ruột, đạt được hàm lượng trong máu cao nhất 30-90 phút sau lần uống cuối cùng Uống khi no sẽ làm chậm quá trình tiêu hoá ở dạ dày và làm chậm sự hấp thu Thức ăn giàu chất đạm và chất béo làm giảm sự hấp thu rượu, nước uống làm tăng sự hấp thu rượu [17]

Chuyển hoá: Sau khi vào máu rượu được phân bố khắp cơ thể và qua hàng rào máu não rất nhanh Khoảng 80% chuyển hoá ở gan, 10 % ở dạ dày, 5% bài tiết nguyên dạng qua phổi, mồ hôi và nước tiểu Tại gan rượu chuyển hóa theo hai bước: dehydrozenaza rượu xúc tác quá trình oxy hoá thành acetaldehyd; aldehyd dehydrozenaza sẽ biến đổi acetaldehyd thành acid acetic, chất này bị phá huỷ thành cacbondioyd và nước Một đơn vị uống chuẩn chứa 10 gram cồn tuyệt đối làm tăng nồng độ rượu trong máu khoảng 15-20mg/100 ml (0,015 - 0,02g/100ml) Đây là ước lượng rượu chuyển hoá trong một giờ ở một người có trọng lượng trung bình [17], [12]

Vandijk đã sơ đồ hoá các giai đoạn dẫn tới nghiện rượu Ở mỗi giai đoạn, việc sử dụng rượu có thể là gây hại, hai giai đoạn cuối được coi là bệnh lý Chỉ có một số nhỏ ở giai đoạn 3 tiến tới giai đoạn 4 và 5, 2 % đến 15% ở giai đoạn 5 trở lại giai đoạn 3[39] (Xem ở dưới)

1.1.2.2 Say rượu thông thường và say rượu bệnh lý

ẢO GIÁC TRONG LOẠN THẦN DO RƯỢU

1.2.1 Phân loại ảo giác trong loạn thần do rượu

1.2.1.1 Phân loại cổ điển Ảo giác được chia ra 3 loại: Ảo giác cấp tính: là những AG tồn tại từ vài ngày đến một tháng.

Theo bệnh cảnh lâm sàng, AG lại được chia ra AG cấp điển hình và không điển hình Ảo giác cấp điển hình có các thể sau: Ảo thanh lúc giở thức, giở ngủ cấp tính; Ảo giác di chứng cấp tính; Ảo giác cấp tính với hoang tưởng nổi bật; Ảo giác cấp tính phối hợp với sảng Ảo giác cấp không điển hình: Ảo giác với ý thức u ám; Ảo giác với hiện tượng tâm thần tự động; Ảo giác với trầm cảm Ảo giác kéo dài là: AG tồn tại từ một tháng đến sáu tháng Ảo giác mạn tính: là những AG tồn tại trên sáu tháng có các thể: Ảo thanh mạn tính không có hoang tưởng; Ảo thanh lời nói mạn tính với hoang tưởng; Ảo thanh lời nói mạn tính với hiện tượng tâm thần tự đông và hoang tưởng kỳ quái Ngoài ra Gullamop còn mô tả 2 thể rất ngắn chỉ tồn tại có hai ngày là AG giống thôi miên và AG nhất thời của người uống rượu.

1.2.1.2 Phân loại theo ICD 10 Ảo giác do rượu gặp ở mục F10.52 (Rối loạn loạn thần do rượu ảo giác chiếm ưu thế) Ngoài ra, ảo giác do rượu còn có thể gặp ở các mục F10.0 (Nhiễm độc rượu); F10.3 ( Trạng thái cai rượu); F 10.4 (Sảng rượu); F10.51 (LTDR hoang tưởng chiếm ưu thế); F10.53 (LTDR chủ yếu đa dạng); F10.54 (LTDR các triệu chứng trầm cảm chiếm ưu thế); F10.54 (LTDR các triệu chứng hưng cảm chiếm ưu thế); F10.56 (LTDR trạng thái hỗn hợp); …[23].

1.2.1.3 Phân loại theo DSM IV

Rối loạn loạn thần do rượu được xếp vào mục 291 Ảo giác do rượu chủ yếu gặp ở mục 291.3 (Ảo giác chiếm ưu thế)

1.2.2 Tình hình nghiên cứu về ảo giác do rượu

1.2.2.1 Nghiên cứu về ảo giác trong loạn thần do rượu Ảo giác do rượu thường gặp nhất, gặp ở 5,6 - 22,5% các trường hợp loạn thần do rượu Ảo giác thường là AG thật và hay có nhiều AG trên cùng một bệnh nhân AG có thể là ảo thanh, ảo thị, ảo giác xúc giác, ảo vị, ít gặp ảo khứu [1] Ảo thanh: là triệu chứng hay gặp nhất trong loạn thần do rượu Một số nghiên cứu [15], [7] cho thấy ảo thanh dao động từ 62,50% đến 82,50% trên bệnh nhân loạn thần do rượu với hoang tưởng và AG chiếm ưu thế Ảo thanh có thể là ảo thanh thô sơ nhưng cũng có thể là ảo thanh phức tạp Ảo thanh có thể là những âm thanh giống như tiếng kêu, tiếng thét hoặc tiếng nổ, kết hợp với ảo thị là các cảnh đánh nhau, chém giết khủng khiếp Ảo thanh dạng lời nói có thể là một hay nhiều giọng nói có nội dung đe dọa bệnh nhân hoặc nói xấu bệnh nhân Đôi khi, ảo thanh lại có nội dung bình phẩm hoặc ra lệnh cho bệnh nhân, làm cho bệnh cảnh lâm sàng giống với bệnh tâm thần phân liệt, rất khó khăn cho việc chẩn đoán lúc bênh nhân mới nhập viện. Ảo thị: Trần Viết Nghị (1994) gặp ảo thị ở 34,4% trong số các trường hợp AG do rượu [15] O’ Connor; Patrich G và cs [55] thấy 43 % bệnh nhân AG do rượu có ảo thị Ảo thị trong bệnh nhân loạn thần do rượu với hoang tưởng và AG chiếm ưu thế có thể gặp ở 40 % số bệnh nhân [7]. Hoàng Văn Trọng (2004) gặp ảo thị ở 55,1% bệnh nhân loạn thần do rượu và 77,4% với loạn thần do rượu AG chiếm ưu thế [24] Nội dung ảo thị thường phù hợp với nội dung của ảo thanh Bệnh nhân thường nhìn thấy những côn trùng, súc vật với kích thước thu nhỏ Đặc biệt, bệnh nhân mô tả những côn trùng và động vật với màu sắc sặc sỡ, lúc nhúc xung quanh làm cho bệnh nhân rất sợ Ngoài ra, bệnh nhân có thể nhìn thấy ma quỷ, các hiện tượng thiên nhiên như vỡ đê, động đất … Ảo giác xúc giác: là loại AG thường thấy trong loạn thần do rượu và hay xuất hiện cùng ảo thị AG xúc giác gặp ở 46,2% số bệnh nhân loạn thần do rượu, đều là AG thật [24] Bệnh nhân có cảm giác như kiến hay côn trùng bò trên da hoặc trong miệng và tin là có thật Nguyễn Mạnh Hùng (1997) [7] gặp ảo giác xúc giác ở 12,5% ở bệnh nhân loạn thần do rượu với hoang tưởng và ảo giác chiếm ưu thế Soayk M (1990) thấy 11% bệnh nhân AG do rượu có ảo giác xúc giác [7]. Ảo khứu, ảo vị: thường ít gặp trong loạn thần do rượu Soayk M.

(1990) gặp 9% bệnh nhân AG do rượu có ảo khứu, ảo vị.

1.2.2.2 Sự phối hợp của ảo giác với các triệu chứng tâm thần do rượu khác

Hoang tưởng : Là triệu chứng thường gặp Nguyễn Mạnh Hùng

(1997) gặp hoang tưởng ở 87,5% [7], còn Soayk M (1990) thấy ở 87% số bệnh nhân loạn thần do rượu với hoang tưởng và ảo giác chiếm ưu thế [48]. Nội dung hoang tưởng chủ yếu là bị truy hại Soayk M thấy 71% bệnh nhân ảo giác do rượu có hoang tưởng bị truy hại Các nghiên cứu thấy 76,6% bệnh nhân LTDR với hoang tưởng ảo giác chiếm ưu thế có hoang tưởng bị truy hại Khi hoang tưởng và AG cùng xuất hiện trong bệnh cảnh loạn thần do rượu thì nội dung giữa AG và chủ đề hoang tưởng thường có sự phù hợp.

Các rối loạn tâm thần khác: Giảm khí sắc; lo âu - hoảng sợ, trạng thái kích thích; loạn cảm; khoái cảm cũng thường gặp trong loạn thần do rượu có ảo giác Trần Viết Nghị (1994) nghiên cứu trên bệnh nhân loạn thần do rượu với hoang tưởng và ảo giác chiếm ưu thế gặp 46,6% khí sắc giảm,40% lo âu hoảng sợ, 44,6% có trạng thái kích thích [2] Cũng trên nghiên cứu bệnh nhân hoang tưởng và ảo giác chiếm ưu thế, Nguyễn Mạnh Hùng thấy 52,5% khí sắc giảm, 77,5% lo âu hoảng sợ, 30 % loạn cảm [7] Soayk

M nghiên cứu ở bệnh nhân AG do rượu gặp 47% khí sắc giảm, 77% lo âu hoảng sợ, 22% có kích thích, 15 % loạn cảm, 11 % khoái cảm

1.2.2.3 Ảo giác với các bệnh lý cơ thể

Bên cạnh các triệu chứng tâm thần còn thấy các bệnh cơ thể phối hợp như viêm loét dạ dày, xơ gan, rối loạn huyết áp và thần kinh thực vật Nhiều bệnh nhân biểu hiện trạng thái suy kiệt do nhiễm độc rượu lâu ngày Trần Viết Nghị và cs (1994) nhận thấy triệu chứng cơ thể ở 74,19% số bệnh nhân. Trong đó, rối loạn thần kinh thực vật là 43,47%; viêm gan mạn tính chiếm 39,13% số bệnh nhân có rối loạn cơ thể [13] Ngoài ra, rối loạn giấc ngủ, đau đầu, kém ăn, gầy sút thể hiện một tình trạng suy kiệt do nghiên rượu cũng hay gặp [7]

1.2.3 Tiến triển của ảo giác trong loạn thần do rượu Ảo giác do rượu thường xuất hiện sau khoảng 10 năm uống rượu Ảo giác có thể tồn tại từ vài ngày đến một tháng nhưng cũng có thể kéo dài đến sáu tháng hoặc hơn Ảo giác có thể có thể cấp tính, tái phát nhiều lần hoặc mạn tính

Nguyễn Mạnh Hùng nghiên cứu trên các bệnh nhân loạn thần do rượu với hoang tưởng và ảo giác chiếm ưu thế thấy 62,5% số bệnh nhân triệu chứng tồn tại dưới 1 tháng; 30 % số bệnh nhân triệu chứng tồn tại từ 1 - 6 tháng và trên 6 tháng là 7,5% [7] Trần Viết Nghị (1996) thấy triệu chứng tồn tại trung bình là 16,5 ngày [2]

Chương 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU

Đối tượng nghiên cứu là tất cả bệnh nhân được chẩn đoán xác định loạn thần do rượu theo ICD-10 và có ảo giác trong giai đoạn nghiên cứu Các bệnh nhân này được điều trị nội trú tại Viện Sức khoẻ Tâm thần Bệnh viện Bạch Mai, từ ngày 01 tháng 01 năm 2008 đến ngày 30 tháng 06 năm 2008 có 41 bệnh nhân / tổng số 776 bệnh nhân.

2.1.1 Tiêu chuẩn lựa chọn nhóm nghiên cứu

Tất cả bệnh nhân phải đáp ứng đầy đủ tiêu chuẩn chẩn đoán loạn thần do rượu của ICD-10 (mục F 10):

Tiêu chuẩn về loạn thần do rượu của ICD-10 phiên bản dành cho nghiên cứu [23].

F10.3 Trạng thái cai: F10.30 Không có biến chứng co giật; F10.31 Có biến chứng co giật.

F10.4 Hội chứng cai với mê sảng:F10.40 Không có biến chứng co giật; F10.41 Có biến chứng co giật.

F10.5 Rối loạn loạn thần: F10.50 Giống phân liệt; F10.51 Hoang tưởng chiếm ưu thế; F10.52 Ảo giác chiếm ưu thế; F10.53 Chủ yếu đa dạng; F10.54 Các triệu chứng trầm cảm chiếm ưu thế; F10.55 Các triệu chứng hưng cảm chiếm ưu thế; F10.56 Trạng thái hỗn hợp;

Tiêu chuẩn về ảo giác:

Các bệnh nhân phải có ảo giác trong giai đoạn nghiên cứu Ảo giác thính giác. Ảo giác thị giác. Ảo giác khứu giác. Ảo giác vị giác. Ảo giác xúc giác. Ảo giác nội tạng.

Bệnh nhân và gia đình tự nguyện tham gia nghiên cứu

Những bệnh nhân uống rượu, có ảo giác nhưng:

- Bệnh nhân đã và đang sử dụng các chất gây ảo giác khác

- Bệnh nhân có tổn thương thực tổn có thể gây ra ảo giác;

- Bệnh nhân có rối loạn tâm thần trước khi uống rượu hoặc có những giai đoạn tiến triển không liên quan tới rượu.

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Thiết kế nghiên cứu mô tả, nhằm mục đích mô tả đặc điểm lâm sàng của ảo giác trong loạn thần do rượu theo chiều dọc quá trình bệnh lý từ tiền sử đến hiện tại Xây dựng bệnh án thiết kế chuyên biệt, phù hợp với mục tiêu nghiên cứu

Cỡ mẫu tính theo công thức “ước tính một tỷ lệ trong quần thể ” n = Z2 1-α/2 p.(1 - p)

(d)2 n: Là cỡ mẫu nghiên cứu. p: Là tỷ lệ ảo giác trong loạn thần do rượu theo nghiên cứu trước đó p= 0,89 [23]. α: Là sai lầm loại I , ước tính trong nghiên cứu là 0,05(độ tin cậy 95%)

Z 1- α /2 : Là hệ số tin cậy = 1,96 với α = 0,05. d: Là độ chính xác mong muốn (d< 1 / 3 p) chọn d= 0,07.

Thay số vào công thức có n9 Nghiên cứu thực tế là 40 bệnh nhân

2.2.3 Các tham số và chỉ số nghiên cứu

Tuổi, giới, trình độ học vấn, nghề nghiệp, địa dư, tình trạng hôn nhân, hoàn cảnh dẫn tới nghiện rượu.

2.2.3.2 Các chỉ số nghiên cứu

Phân tích các chỉ số về đặc điểm lâm sàng của ảo giác

Phân tích đặc điểm lâm sàng của ảo thanh :

Kết cấu của ảo thanh: ảo thanh thô sơ hay phức tạp

Số lượng ảo thanh: một hay nhiều giọng nói

Tần số ảo thanh: xuất hiện liên tục hay không liên tục.

Cường độ ảo thanh: thấp hơn, ngang bằng hay rõ hơn so với cảm nhận bình thường của cơ quan thính giác

Nội dung ảo thanh: mang tính bình phẩm hay ra lệnh.

Khoảng thời gian của ảo thanh: thời gian tồn tại của một lần xuất hiện ảo thanh.

Thái độ của bệnh nhân với ảo thanh: tin tưởng hay mơ hồ Đáp ứng hành vi đối với ảo thanh rõ, ít rõ hay không đáp ứng.

Tin người khác có thể chia sẻ ảo thanh với mình

Thời gian kéo dài của ảo thanh: ảo thanh kéo dài bao nhiêu ngày, tháng

Phân tích đặc điểm lâm sàng của ảo thị :

Kết cấu của ảo thị: ảo thị thô sơ hay phức tạp

Tần số ảo thị: ảo thị xuất hiện liên tục hay không liên tục

Cường độ ảo thị: thấp hơn, ngang bằng hay rõ hơn so với cảm nhận bình thường của cơ quan thị giác

Nội dung ảo thị: mang tính chất dễ chịu hay rùng rợn.

Khoảng thời gian của ảo thị: thời gian tồn tại của một lần xuất hiện ảo thị. Thái độ của bệnh nhân với ảo thị say mê nhìn ngắm hay bỏ chạy. Đáp ứng hành vi đối với ảo thị rõ, ít rõ hay không đáp ứng.

Tin người khác có thể chia sẻ ảo thị với mình

Phân tích đặc điểm lâm sàng của ảo giác xúc giác:

Nội dung của ảo giác xúc giác: mang tính chất dễ chịu hay khó chịu Thái độ của bệnh nhân với ảo giác xúc giác tin hay không tin. Đáp ứng hành vi đối với ảo giác xúc giác rõ, ít rõ hay không đáp ứng.

Các triệu chứng rối loạn tâm thần khác kèm theo ảo giác:

Hoang tưởng : Nội dung của hoang tưởng; số lượng hoang tưởng ở mỗi bệnh nhân; thời gian kéo dài của hoang tưởng; hoang tưởng xuất hiện liên tục hay không liên tục; kết hợp hoang tưởng với ảo giác.

Các rối loạn cảm xúc:

Cảm xúc do hoang tưởng ảo giác chi phối;

Các rối loạn hành vi tác phong:

Tiến triển của ảo giác khi được điều trị:

Các thuốc điều trị và liều lượng trung bình

Các thuốc an thần kinh : Haloperidol liều 3mg-12mg; Tisercine liều 25mg -100mg; Risperdal liều1mg – 4mg …

Vitamin B1 có thể dùng đến 1 gam/24 giờ tiêm bắp hoặc uống

Sự thuyên giảm của ảo giác:

Thời gian điều trị trung bình: Ảo giác thính giác; Ảo giác thị giác; Ảo giác khứu giác;

2.2.4 Phương pháp thu thập thông tin

Bệnh án chuyên biệt dùng để nghiên cứu ảo giác trong loạn thần do rượu (mục lục).

Tiêu chuẩn chẩn đoán loạn thần do rượu theo ICD-10.

2.2.4.2 Kỹ thuật thu thập thông tin

Hỏi bệnh nhân và thân nhân người bệnh.

Làm các xét nghiệm cận lâm sàng.

Các bệnh nhân được hỏi bệnh, khám bệnh, làm bệnh án theo một mẫu thống nhất Bệnh nhân được theo dõi diễn biến của bệnh liên tục trong quá trình nghiên cứu

Các xét nghiệm cận lâm sàng do kỹ thuật viên có kinh nghiệm tiến hành theo một mẫu thống nhất.

Cách ghi chép mẫu biểu, phân tích và xử lý số liệu theo một quy trình và phương pháp thống nhất.

Số liệu thu thập được phân tích và xử lý bằng phân mềm EpiData 2.0 và SPSS 10.05.

Số liệu được trình bày theo số lượng và tỷ lệ %, thuật toán so sánh X 2

2.2.6 Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu

Bệnh nhân và thân nhân tự nguyện;

Mọi thông tin do bệnh nhân và thân nhân cung cấp đều được giữ bí mật; Nghiên cứu được sự đồng ý của các cơ quan có thẩm quyền

Nghiên cứu được tiến hành tại Viện Sức khoẻ Tâm thần Bệnh viện Bạch Mai, trong thời gian từ ngày 01 tháng 01 năm 2008 đến ngày 30 tháng

06 năm 2008 Tổng số 776 bệnh nhân có 40 bệnh nhân, đáp ứng đầy đủ tiêu

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA NHÓM NGHIÊN CỨU

3.1.1 Đặc điểm về tuổi và giới

Bảng 3.1: Đặc điểm nhóm tuổi

Tuổi bắt đầu uống rượu

Tuổi bắt đầu nghiện rượu

Tuổi bắt đầu uống rượu: Nhóm từ 16 – 24 tuổi chiếm tỉ lệ cao nhất 55

%, từ 25 – 44 tuổi chiếm 42,5%, từ 45 – 60 tuổi chiếm 2,5% Tuổi trung bình là 25,63 ± 6,98

Tuổi bắt đầu nghiện rượu: Nhóm từ 25 – 44 tuổi chiếm tỷ lệ cao 55%, từ 16 – 24 tuổi chiếm tỉ lệ 42,5 %, từ 45 – 60 tuổi chiếm 2,5% Tuổi trung bình là 29,55 ± 7,37.

Tuổi hiện tại nghiện rượu: Nhóm từ 25 – 44 tuổi chiếm tỷ lệ cao 57,5

%, từ 45 – 60 tuổi là 37,5 %, thấp nhất là trên 60 tuổi 5 % Tuổi trung bình là 44,33 ± 8,35

* Đặc điểm giới: Tất cả bệnh nhân trong nhóm nghiên cứu đều là nam giới

3.1.2 Đặc điểm hôn nhân, nghề nghiệp, nơi sống, kinh tế

Bảng 3.2: Đặc điểm hôn nhân, nghề nghiệp Đặc điểm

Ly dị, ly thân 0 0 0 0 Độc thân 28 70 2 5

Hôn nhân: Lúc chưa nghiện rượu tỷ lệ kết hôn là 30%, độc thân là 70% Hiện tại đang nghiện rượu tỷ lệ kết hôn là 95%, độc thân là 5%

Nghề nghiệp: Lúc chưa nghiện rượu tỷ lệ nông dân và công nhân cao nhất chiếm 32,5%, thấp nhất là hưu trí 7,5%, không có thất nghiệp Hiện tại đang nghiện rượu tỷ lệ bệnh nhân cao nhất là nông dân chiếm 30%, số thất nghiệp chiếm 17,5%, thấp nhất là viên chức 5%

Bảng 3.3: Nơi sống, kinh tế Đặc điểm Nhóm Lúc chưa nghiện rượu n %

Nơi sống nông thôn chiếm tỷ lệ cao nhất 52,5%, thấp nhất là ngoại thành 17,5%

Kinh tế không nghèo chiếm tỷ lệ cao 85%, nghèo tỷ lệ 15%

3.1.3 Đặc điểm về sử dụng rượu

Bảng 3.4 : Đặc điểm thời gian uống rượu:

Lúc uống rượu đến khi nghiện

Khi nghiện rượu đến nay P n % n %

Thời gian từ lúc uống rượu đến khi nghiện nhóm < 5 năm chiếm tỷ lệ cao 68,3%, nhóm 16 – 20 năm thấp nhất 2,5% Thời gian trung bình từ lúc uống đến lúc nghiện là 3,57 ± 1,37

Thời gian từ lúc nghiện rượu đến nay nhóm 6 – 10 năm chiếm tỷ lệ cao 35%, nhóm < 5 năm thấp nhất 2,5% Thời gian nghiện rượu trung bình 14,78 ± 7,96

3.1.3.2 Đặc điểm về loại rượu dùng

Rượu nấu thủ công Hỗn hợp bia rượu

Biểu đồ 3.1 Đặc điểm về loại rượu dùng

Rượu nấu thủ công chiếm tỷ lệ 40%.

Hỗn hợp bia rượu chiếm tỷ lệ 60%.

ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG CỦA NHÓM NGHIÊN CỨU

Tỷ lệ của loạn thần do rượu có ảo giác so với các loạn thần khác trong thời điểm nghiên cứu có 776 lượt bệnh nhân vào điều trị nội trú tại viện trong đó có 356 bệnh nhân có loạn thần và có 59 bệnh nhân LTDR.

Bảng 3.5 Loạn thần do rượu có ảo giác so với các loạn thần khác

Loạn thần do rượu có ảo giác 40 11,24

Loạn thần do rượu không có ảo giác 19 5,34

Loạn thần do ma túy 2 0,56

Loạn thần thực tổn khác 40 11,24

Trầm cảm có loạn thần 38 10,67

Hưng cảm có loạn thần 11 3,09

Biểu đồ 3.1: Tỷ lệ loại rượu dùng

Loạn thần do bệnh tâm thần phân liệt chiếm tỷ lệ cao nhất 36,23%, thấp nhất là loạn thần do sử dụng ma túy chiếm 0,56%, loạn thần do rượu có ảo giác chiếm mức trung bình 11,24%.

3.2.2 Các thể lâm sàng loạn thần do rượu và có tiền sử loạn thần do rượu của nhóm nghiên cứu:

3.2.2.1 Các thể lâm sàng loạn thần do rượu theo ICD-10

Bảng 3.6 Bảng các thể lâm sàng loạn thần do rượu theo ICD-10

Bệnh nhân Các thể lâm sàng

(%) Nhiễm độc rượu cấp với biến chứng nội khoa khác (F10.02) 1 2,5 Nhiễm độc rượu cấp với biến chứng mê sảng (F10.03) 1 2,5

Trạng thái cai không biến chứng (F10.30) 16 40

Trạng thái cai có biến chứng co giật (F10.31) 5 12,5 Trạng thái cai với mê sảng có biến chứng co giật (F10.41) 3 7,5

LTDR hoang tưởng chiếm ưu thế (F10.51) 6 15

LTDR ảo giác chiếm ưu thế (F10.52) 8 20

Thể F10.30 trạng thái cai không biến chứng chiếm tỷ lệ cao 40% Tiếp theo là thể F10.52 LTDR ảo giác chiếm ưu thế tỷ lệ 20%

Thấp nhất là thể F10.02 nhiễm độc rượu cấp với biến chứng nội khoa khác và F10.03 nhiễm độc rượu cấp với biến chứng mê sảng mỗi thể chiếm 2,5%.

3.2.2.2 Tiền sử có loạn thần do rượu

Biểu đồ 3.2: Tiền sử loạn thần do rượu

Tiền sử có loạn thần chiếm tỷ lệ 40% ỏ nhóm nghiên cứu

3.2.3 Các loại ảo giác gặp ở nhóm nghiên cứu

Bảng 3.7 Bảng các loại ảo giác gặp ở nhóm nghiên cứu

(%) Ảo thanh 29 72,5 Ảo giác thị giác 29 72,5 Ảo giác xúc giác 20 50 Ảo thanh và ảo thị chiếm tỷ lệ cao như nhau 72,5%. Ảo giác xúc giác chiếm 50 %.

F10.0 F10.30 F10.31 F10.41 F10.51 F10.52 Ảo thanh Ảo thị Ảo xúc

Biểu đồ 3.3 Các loại ảo giác gặp trong các thể bệnh ở nhóm nghiên cứu

Thể F10.0 tỷ lệ ảo thanh, AG xúc giác chiếm 5%, ảo thị chiếm 2,5%

Thể F10.30 tỷ lệ ảo thị chiếm cao nhất 30%, tiếp đến ảo thanh 27,5%, thấp nhất AG xúc giác 20%.

Thể F10.31 tỷ lệ ảo thanh, ảo thị chiếm cao 30%, thấp nhất AG xúc giác 20%.

Thể F10.41 tỷ lệ AG xúc giác ảo thị chiếm cao 7,5%, tiếp đến ảo thị 5%, thấp nhất ảo thanh 2,5%.

Thể F10.51 tỷ lệ ảo thanh chiếm cao 10%, tiếp đến ảo thị 5%, thấp nhất AG xúc giác 2,5%.

Thể F10.52 tỷ lệ ảo thanh chiếm cao 20%, tiếp đến ảo thị 17,5%, thấp nhất AG xúc giác 10%.

Bảng 3.8 Tính chất các ảo giác

Thật Giả n % n % Ảo thanh 19 65,52 10 34,48 Ảo thị 22 75,86 7 24,14 Ảo giác xúc giác 19 95 1 5

Tỷ lệ ảo thanh thật 65,52%, giả 34,48%

Tỷ lệ ảo thị thật 75,86%, giả 24,14%

Tỷ lệ ảo giác xúc giác thật 95%, giả 5%

3.2.4 Sự kết hợp các loại ảo giác ở nhóm nghiên cứu

Bảng 3.9 Sự kết hợp các loại ảo giác ở nhóm nghiên cứu

(%) Ảo thanh và ảo thị 9 22,5 Ảo thanh và ảo giác xúc giác 5 12,5 Ảo thanh, ảo thị và ảo giác xúc giác 12 30 Ảo thị và ảo giác xúc giác 3 7,5

Kết hợp cả ba loại ảo giác gồm ảo thanh, ảo thị, AG xúc giác chiếm tỷ lệ cao 30%.

Kết hợp hai loại ảo giác : Ảo thanh với ảo thị chiếm tỷ lệ cao 22,5%, tiếp đến ảo thanh với AG xúc giác 12,5%, thấp nhất ảo thị với AG xúc giác.

3.2.5.1 Kết cấu của ảo thanh

Bảng 3.10 Bảng kết cấu của ảo thanh

Phức tạp 28 97,5 Ảo thanh phức tạp chiếm tỷ lệ cao 97,5%, thô sơ 2,5%.

3.2.5.2 Số giọng nói, tần số , cuờng độ và khoảng thời gian kéo dài một lần của ảo thanh

Bảng 3.11 Số giọng nói, tần số, cuờng độ và khoảng thời gian kéo dài một lần của ảo thanh

Số giọng nói Một giọng nói 11 40

Tần số Nghe thấy dưới 1lần / 1 ngày 0 0

Không liên tục hàng ngày 29 100 Thời gian kéo dài một lần của ảo thanh

Nhiều giọng nói chiếm tỷ lệ cao 60%, một giọng nói chiếm 40%

Tần sồ xuất hiện giọng nói là 100% không liên tục trong ngày

Thời gian kéo dài khoảng 1-30 phút chiếm tỷ lệ cao 67,5%, trên 30 phút 32,5%

3.2.5.3 Nội dung, thái độ, hành vi của ảo thanh

Bảng 3.12 Nội dung, thái độ, hành vi của ảo thanh

Nội dung Bình phẩm dễ chịu 2 6,89

Hành vi Đáp ứng rõ 15 51,72 Đáp ứng tối thiểu 10 34,48

Nội dung ảo thanh bình phẩm khó chịu chiếm tỷ lệ cao 79,31%, bình phẩm dễ chịu 6,89%, ra lệnh 13,80%.

Thái độ của bệnh nhân tin tưởng có ảo thanh chiếm tỷ lệ cao nhất 65,52%, tiếp đến không tin 10,34%, thấp nhất là mơ hồ chiếm 24,14%

Hành vi đáp ứng rõ với ảo thanh chiếm 51,72%, đáp ứng tối thiểu chiếm 34,48%, thấp nhất không đáp ứng chiếm 14,9%

3.2.6 Đặc điểm của ảo thị

3.2.6.1 Kết cấu và số lượng của ảo thị

Bảng 3.13 Đặc điểm tần số và cường độ của ảo thị

Kết cấu của ảo thị là phức tạp chiếm 100%

Số lượng ảo thị nhiều loại chiếm tỷ lệ 58,27%, một loại chiếm 41,73%

3.2.6.2 Nội dung, thái độ, hành vi đối với ảo thị

Bảng 3.14 Đặc điểm về nội dung, thái độ, hành vi đối với ảo thị

Tần số Dưới 1 lần/ngày 3 10,35

Nội dung Rùng rợn, khó chịu 29 100

Thái độ Say mê nhìn ngắm 7 24,14

Hành vi Đáp ứng rõ 18 62,07 Đáp ứng tối thiểu 10 34,49

Tần số ảo thị xuất hiên liên tục trong ngày chiếm 89,65%

Nội dung rùng rợn khó chịu chiếm 100%

Thái độ sợ hãi bỏ chạy chiếm tỷ lệ cao 75,96%, say mê ngắm nhìn 24,14%

Hành vi đáp ứng rõ chiếm tỷ lệ cao 62,07%, đáp ứng tối thiểu là 10%, không đáp ứng là 3,44%.

3.2.7 Đặc điểm của ảo giác xúc giác

3.2.7.1 Đặc điểm kết cấu và số lượng ảo giác xúc giác

Bảng 3.15 Đặc điểm kết cấu và số lượng ảo giác xúc giác

Bệnh nhân Ảo giác xúc giác

Số lượng Một sự vật 8 40

Kết cấu phức tạp chiếm tỷ lệ 100%

Số lượng nhiều sự vật chiếm tỷ lệ 60%, một sự vật 40%

3.2.7.2 Nội dung, tần số, thái độ, hành vi của ảo giác xúc giác

Bảng 3.16 Đặc điểm về nội dung, tần số, thái độ, hành vi của ảo giác xúc giác

Bệnh nhân Ảo giác xúc giác

Nội dung Rùng rợn, khó chịu 18 90

Thái độ Tin là có thật 19 95

Hành vi Đáp ứng rõ 16 80

Tần số xuất hiện liên tục chiếm tỷ lệ cao 90%, không liên tục 10%

Nội dung rùng rợn, khó chịu chiếm tỷ lệ cao 90%; thích thú, dễ chịu 10%

Thái độ tin là có thật chiếm tỷ lệ cao 95%, hhông tin 5%

Hành vi đáp ứng rõ chiếm tỷ lệ cao 95%, không đáp ứng 5%

3.2.8 Các loại hoang tưởng, rối loạn cảm xúc và hành vi

Bảng 3.17 Hoang tưởng, rối loạn cảm xúc Đặc điểm Số lượng (n) Tỷ lệ (%)

Cảm xúc và hành vi

Do hoang tưởng ảo giác chi phối

Hoang tưởng bị truy hại chiếm tỷ lệ cao 78,57%, tiếp đến ghen tuông 19.05%, thấp nhất là tự cao 2,38%

Cảm xúc do hoang tưởng và ảo giác chi phối chiếm tỷ lệ cao 67,5%,hưng cảm 17,5%, thấp nhất là trầm cảm 15%

TIẾN TRIỂN ẢO GIÁC TRONG QUÁ TRÌNH ĐIỀU TRỊ

3.3.1 Các thuốc được dùng trong quá trình điều trị

3.3.1.1 Các thuốc an thần kinh được dùng trong quá trình điều trị

Bảng 3.18 Các thuốc an thần kinh được dùng trong quá trình điều trị

Sự kết hợp thuốc Rispredal và Haloperidol chiếm tỷ lệ cao 35%, Rispredal và Ticesin là 5%, Rispredal và Dogmatin là 2,5%, Haloperidol và Tisecin là 2,5%.

Tiếp đến là thuốc Risperdal chiếm tỷ lệ 32,5%, Haloperidol chiếm tỷ lệ 20%.

3.3.1.2 Các thuốc khác được dùng trong nhóm nghiên cứu

Bảng 3.19 Các thuốc loại thuốc

Thuốc Seduxen chiếm tỷ lệ cao 100%

3.3.2.2 Liều lượng các thuốc được dùng trong nhóm nghiên cứu

Liều lượng Haloperidol được dùng từ 5 – 20 mg

Liều lượng Risperdal được dùng từ 2 – 4 mg

Liều lượng Tisecin được dùng từ 25 – 50 mg

Liều lượng Dogmatin được dùng là 100 mg.

Liều lượng Seduxen được dùng từ 10 – 20 mg

Liều lượng Vitamin B1 được dùng từ 50 – 100 mg

3.3.2 Thời gian tồn tại của các loại ảo giác

Bảng 3.20 Thời gian tồn tại của các loại ảo giác

Trung bình n (%) n (%) Ảo thanh 27 93,10 2 6,90 5,10 ± 2,32 Ảo giác thị giác 28 96,55 1 3,45 4,65 ± 1,80 Ảo giác xúc giác 16 80 4 20 5,6 ± 2,18

BÀN LUẬN

ĐẶC ĐIỂM CHUNG

4.1.1 Đặc điểm về tuổi và giới

Kết quả ở bảng 3.1 cho thấy tuổi trung bình của nhóm nghiên cứu là 44,33 ± 8,35; trong đó từ 25 – 44 tuổi chiếm tỷ lệ cao 57,5 %, từ 45 – 60 tuổi là 37,5 %, thấp nhất là trên 60 tuổi 5 %, không phát hiện nhóm dưới 25 tuổi.Theo Nguyễn Văn Tuấn (2006): nhóm tuổi từ 25 – 45 chiếm tỷ lệ cao 65,3%, và nhóm dưới 25 tuổi cũng không có [27] Với Nguyễn Thị Dụ (2005), tuổi trung bình của bệnh nhân LTDR là 47 ± 11 tuổi [4], Phạm Quang Lịch

(2003) là 42,5 tuổi, Cornelius J.R (1995) 41,3 ± 14,7 [36], Kaplan H.I và Sadock B.J (2005) ở tuổi 40 [45],

Tuổi bắt đầu uống rượu trong nhóm nghiên cứu của chúng tôi trung bình là 25,63 ± 6,98; nhóm từ 16 – 24 tuổi chiếm tỉ lệ cao nhất 55 %; từ 25 –

44 tuổi chiếm 42,5%; từ 45 – 60 tuổi chiếm 2,5% Theo Lý Trần Tình (2006) tuổi trung bình bắt đầu uống rượu là 24,6 ± 7,1 [22]; còn Nguyễn Thi Dụ thì kết quả cao hơn 31 ± 9, có thể là do từng vùng sống khác nhau ở thành phố thì tuổi bắt đầu tiếp xúc với rượu cao hơn so với nông thôn Như vậy lứa tuổi này là tuổi bắt đầu trưởng thành, họ uống rượu để tự khẳng định mình, để hòa đồng với nhóm, trong những dịp vui, buồn, ngày lễ tết hoặc tuân thủ những tập tục, thói quen của cộng đồng dân cư nơi sinh sống.

Cũng trong bảng 3.1 tuổi bắt đầu nghiện rượu nhóm từ 25 – 44 tuổi chiếm tỷ lệ cao 55%, từ 16 – 24 tuổi chiếm tỉ lệ 42,5 %, từ 45 – 60 tuổi chiếm 2,5% Tuổi trung bình là 29,55 ± 7,37

Như vậy có sự dịch chuyển trong các nhóm tuổi theo tỷ lệ tăng dần lên, tuổi trung bình bắt đầu uống rượu là 25,97 ± 7,12; tuổi trung bình bắt đầu nghiện rượu là 29,55 ± 7,37; còn tuổi nghiện rượu hiện tại là 44,33 ± 8,35 Điều này cũng phù hợp với tính chất gây nghiện của rượu nói riêng và các chất gây nghiện khác nói chung, bệnh nhân khó có thể từ bỏ được nó.

40 bệnh nhân nghiên cứu đều là nam giới Theo các tài liệu nghiên cứu trong nước về LTDR cũng chỉ gặp ở nam như Trần Viết Nghị (1994),Phạm Quang Lịch (2003), Nguyễn Thị Hồng Thương (2003), Nguyễn VănTuấn (2006) [15], [11], [21], [27] Theo các tác giả Kaplan H.I và Sadock

B.J (2005) tỷ lệ rối loạn do rượu ở nam là 10 phần thì ở nữ là 3 đến 5 phần [45].

4.1.2 Đặc điểm hôn nhân, nghề nghiệp, nơi sống, kinh tế

Kết quả ở bảng 3.2 cho thấy lúc chưa nghiện rượu tỷ kết hôn là 30%, độc thân là 70% ; hiện tại đang nghiện rượu tỷ lệ kết hôn là 95%, độc thân là 5% Nhìn vào 2 tỷ lệ kết hôn giữa lúc chưa nghiện 30% và hiện tại 95% cho thấy rượu là một đồ uống phổ biến, một chất gây nghiện từ từ mà con người không thể lường trước được

Theo các tác giả khác thì tỷ lệ kết hôn hiện tại đang nghiện cũng cao :Nguyễn Thị Hồng Thương (2003) là 85,5%; Nguyễn Văn Tuấn (2006) là73,3% [21], [27]

Kết quả bảng 3.2 cho thấy lúc chưa nghiện rượu tỷ lệ nông dân và công nhân cao nhất chiếm 32,5%, thợ thủ công 15%, viên chức 12,5%, thấp nhất là hưu trí 7,5%, không có tình trạng thất nghiệp Đến hiện tại đang nghiện rượu tỷ lệ bệnh nhân cao nhất vẫn là nông dân chiếm 30%, công nhân 17,5%, thợ thủ công 12,5%, hưu trí 17,5%, viên chức 5%, thất nghiệp 17,5% Nhìn chung lao động chân tay và lao động nặng chiếm tỷ lệ cao 60%.

Theo Nguyễn Văn Tuấn (2006) tỷ lệ lao động chân tay và lao động nặng là 75%; Lý Trần Tình (2006) là 93,5% [27], [22].

Tỷ lệ thất nghiệp theo kết quả nghiên cứu của chúng tôi, lúc chưa nghiện không có, lúc nghiện tỷ lệ này là 17,5% Điều này cũng giải thích được rằng nghiện rượu sẽ dẫn đến hậu quả giảm năng suất lao động, lười biếng trong công việc, phát sinh các bệnh cơ thể dần dần không làm được việc nữa hoặc bị buộc thôi việc.

Tỷ lệ nông thôn chiếm rất cao 52,5%, tiếp đến là thành thị 30%, vùng giáp danh giữa nông thôn và thành thị 17,5% (bảng 3.3) Tỷ lệ này cũng phản ánh như ở nghiên cứu của Nguyễn Thị Hồng Thương (2003) 72,1% là nông thôn [21] Những kết quả nghiên cứu này cũng chịu ảnh hưởng của một nền kinh tế xã hội của nước ta mà nông nghiệp và nông thôn chiếm chủ yếu khoảng 80% dân số.

Theo Kaplan H.I và Sadock B.J (2005) thì tỷ lệ nghiện rượu ở các thành phố lớn 56%, các thị trấn là 46%[45] Như vậy không có sự thống nhất các kết quả, điều này cũng dễ hiểu vì họ có nền kinh tế phát triển, sự chênh lệch giữa thành phố và các thị trấn không đáng kể dân cư ở thành phố lớn và nhỏ có xu hướng sử dụng rượu nhiều hơn ở vùng thị trấn.

Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy tỷ lệ hộ không nghèo chiếm cao 85%, chỉ có 15% là nghèo Như vậy kinh tế không ảnh hưởng nhiều đến việc sử dụng rượu do giá rượu rẻ, rượu được chưng cất phổ biến và bán mà bất cứ ai mua cũng được.

4.1.3 Đặc điểm về sử dụng rượu

Thời gian trung bình từ lúc uống đến lúc nghiện là 3,57 ± 1,37 Trong đó nhóm < 5 năm chiếm tỷ lệ cao 68,3% ; nhóm 16 – 20 năm thấp nhất 2,5% (Bảng 3.4)

Thời gian nghiện rượu trung bình là 14,78 ± 7,96, trong đó nhóm 6 – 10 năm chiếm tỷ lệ cao 35%; nhóm < 5 năm thấp nhất 2,5%; nghiện rượu trên

10 năm chiếm 62,5% Kết quả trên phù hợp với nghiên cứu ‘Rối loạn tâm thần do rượu trong 3 năm ở bệnh viện Seremban của George S và Chin C N

Theo nghiên cứu của một số tác giả thời gian nghiện rượu như sau: Phạm Quang Lịch (2003) nghiện rượu 6 – 10 năm là 40%, trên 10 năm là 46,7% [11] ; Lý Trần Tình (2006) trên 10 năm là 54,1% [22]; Nguyễn Viết Thiêm và cộng sự (1994) nghiện rượu trên 10 năm là 79,5% [20]

* Đặc điểm về loại rượu dùng

Biểu đồ 3.1 cho thấy sử dụng nhiều nhất vẫn và hỗn hợp bia rượu chiếm 60%, và rượu nấu thủ công 40% Như vậy người nghiện sử dụng bất cứ đồ uống có cồn nào mà mình có được và ở đây tỷ lệ rượu nấu thủ công là vẫn cao nhất.

ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG NHÓM NGHIÊN CỨU

4.2.1 Loạn thần do rượu có ảo giác so với các loạn thần khác

Tỷ lệ LTDR chiếm 16,58% số bệnh nhân có loạn thần điều trị nội trú trong thời gian nghiên cứu(Bảng 3.5) Theo Hoàng Văn Trọng (2004) tỷ lệ này năm 2000 là 4,8% đến năm 2004 là 8% [24] Như vậy so với nghiên cứu của chúng tôi tỷ lệ này có chiều hướng tăng dần, điều đó cho thấy việc sử dụng rượu và hậu quả do sử dụng rượu ngày càng tăng dần.

Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy tỷ lệ ảo giác trong loạn thần do rượu chiếm 67,79% Theo Nguyễn Văn Tuấn (2006) tỷ lệ ảo giác trong LTDR là 89,3% ; Hoàng Văn Trọng (2004) là 78%; George S và Chin C N

(1998) là 85,29% [27], [24] Còn các tác giả nước ngoài khác thì tỷ lệ này lại thấp so với các nghiên cứu trong nước.

Sự khác nhau này do mẫu nghiên cứu của từng tác giả khác nhau dẫn đến kết quả khác nhau.

4.2.2 Các thể lâm sàng loạn thần do rượu và có tiền sử loạn thần do rượu

* Các thể lâm sàng loạn thần do rượu theo ICD-10

Tình trạng nhiễm độc rượu cấp là 5%; trạng thái cai rượu chiếm tỷ lệ cao 60% trong đó có những thể có biến chứng mê sảng 7,5%, có co giật 12,5%; Loạn thần do rượu với ảo giác chiếm ưu thế 20% ; loạn thần do rượu với hoang tưởng chiếm ưu thế 15% (Bảng 3.6).

Theo Võ Văn Bản và cộng sự (1994) tỷ lệ sảng rượu là 16,7% [1];Hoàng Văn Trọng (2004) đưa ra tỷ lệ sảng rượu là 32,4%; nhưng tỷ lệ này vẫn thấp so với 50% - 75% của Sumski N.G (1983)[14] Tỷ lệ sảng rượu của chúng tôi thấp (7.5%) do một số bệnh nhân nặng đã được điều trị tại khoa cấp cứu của Bệnh viện Bạch Mai

Nguyễn Văn Tuấn (2006) nghiên cứu về LTDR cho thấy tỷ lệ LTDR với ảo giác chiếm ưu thế là 13,3%, LTDR với hoang tưởng chiếm ưu thế là 30,7% [27]; Trần Viết Nghị và công sự (1994) khi nghiên cứu bệnh nhân LTDR với hoang tưởng và ảo giác chiếm ưu thế nhận thấy ảo giác là 51,6%, hoang tưởng là 48,4% [15]; Lý Trần Tình (2006) đưa ra tỷ lệ LTDR với ảo giác chiếm ưu thế là 22,9%, LTDR với hoang tưởng chiếm ưu thế là 43,8%

[22] Sồ liệu của chúng tôi có phần thấp hơn so với các tác giả trên, LTDR với ảo giác chiếm ưu thế là 20%, LTDR với hoang tưởng chiếm ưu thế là 15%, do mẫu nghiên cứu của chúng tôi chiếm chủ yếu là trạng thái cai rượu( 60%).

* Tiền sử có loạn thần do rượu

Tỷ lệ bệnh nhân đã có loạn thần do rượu trước đây là rất cao 40% trong đó trạng thái cai rượu chiếm 25% (biểu đồ 3.2), LTDR với hoang tưởng và ảo giác chiếm ưu thế là 75%, có rất nhiều bệnh nhân phải nhập viện điều trị 2 - 3 lần (12 bệnh nhân) Theo Hoàng Văn Trọng (2004) tiền sử có loạn thần là 30%; Võ Văn Bản và cộng sự (1994) tiền sử có loạn thần là 14,6%.

Như vậy số bệnh nhân loạn thần do rượu thường phải nằm viện nhiều lần do tái phát, nên việc cấm rượu là rất cần thiết.Điều này cho thấy tầm quan trọng của việc tuyên truyền về tác hại do rượu đến toàn thể cộng đồng.

Bảng 3.7 cho thấy kết quả nghiên cứu của chúng tôi ảo thanh chiếm tỷ lệ cao 72,5% Kết quả nghiên cứu này phù hợp với một số tác giả NguyễnThị Hồng Thương (2003) ảo thanh 77% [21]; Một số nghiên cứu [15], [7] cho thấy ảo thanh dao động từ 62,50% đến 82,50 % trên bệnh nhân loạn thần do rượu với hoang tưởng và AG chiếm ưu thế George S và Chin C N

(1998) cũng đưa ra kết quả tương tự tỷ lệ ảo thanh là 76,47% Như vậy ảo thanh là triệu chứng hay gặp nhất trong loạn thần do rượu Ảo thị chiếm 72,5%, kết quả nghiên cứu này phù hợp nghiên cứu của Hoàng Văn Trọng (2004) khi tác giả đưa ra tỷ lệ ảo thị là 77,4% với loạn thần do rượu AG chiếm ưu thế [24] Trần Viết Nghị (1994) nhận thấy ảo thị ở 34,4% trong số các trường hợp AG do rượu [15] O’ Connor, Patrich G và cs [55] thấy 43 % bệnh nhân AG do rượu có ảo thị Ảo thị trong bệnh nhân loạn thần do rượu với hoang tưởng và AG chiếm ưu thế có thể gặp ở 40 % số bệnh nhân [7] Sự khác nhau giữa tỷ lệ nghiên cứu của chúng tôi với một số các nghiên cứu khác là do mẫu nghiên cứu khác nhau Tuy nhiên có điểm nhận thấy là, trong tất cả các nghiên cứu đều cho thấy có một tỷ lệ bệnh nhân LTDR có ảo thị Như vậy, có thể nói trong LTDR, ảo thị là triệu chứng hay gặp khá đặc trưng của LTDR.

AG xúc giác chiếm 50%, kết quả này gặp ở 46,2% số bệnh nhân loạn thần do rượu, đều là ảo giác thật [24] Nguyễn Mạnh Hùng (1997) [7] gặp ảo giác xúc giác ở 12,5% ở bệnh nhân loạn thần do rượu với hoang tưởng và ảo giác chiếm ưu thế Soayk M (1990) thấy 11% bệnh nhân AG do rượu có ảo giác xúc giác [7] Nghiên cứu của Nguyễn Văn Tuấn (2002) về ảo giác ở bệnh nhân tâm thần phân liệt, không có AG xúc giác [26] Cũng như ảo thị, tỷ lệ AG xúc giác khác nhau trong các nghiên cứu vì mẫu nghiên cứu khác nhau Ảo giác xúc giác rất ít gặp trong các loạn thần khác , ngược lại trong nghiên cứu của chúng tôi cũng như của một số tác giả khác vềLTDR đều có tỷ lệ AG xúc giác đáng kể Do vậy trên lâm sàng, nếu bệnh nhân có AG xúc giác bác sỹ tâm thần cần khai thác tiền sử uống rượu của bệnh nhân để xem có phải là LTDR hay không.

* Các loại ảo giác gặp trong các thể bệnh

Kết quả ở biểu đồ 3 thể nhiễm độc rượu cấp ảo thanh chiếm 5%,ảo thị 2,5%, AG xúc giác 5%; trạng thái cai rượu chiếm tỷ lệ cao là ảo thị 60%, ảo thanh 57,5%, thấp nhất là AG xúc giác 40% ; trạng thái cai có biến chứng mê sảng tỷ lệ AG xúc giác chiếm cao 7,5%, tiếp đến ảo thị 5%, thấp nhất ảo thanh 2,5%; Loạn thần do rượu với ảo giác chiếm ưu thế tỷ lệ ảo thanh chiếm cao 20%, tiếp đến ảo thị 17,5%, thấp nhất AG xúc giác 10%; Loạn thần do rượu với hoang tưởng chiếm ưu thế tỷ lệ ảo thanh chiếm cao 10%, tiếp đến ảo thị 5%, thấp nhất AG xúc giác 2,5%.

* Tính chất các ảo giác

Bảng 3.8 cho thấy nghiên cứu của chúng tôi về ảo thanh thật chiếm 65,52%, ảo thanh giả chiếm 34,48%; ảo thị thật chiếm 75,86%, ảo thị giả chiếm 24,14%; AG xúc giác thật 95%, AG xúc giác giả 5% Kết quả trên phù hợp với nghiên cứu của Hoàng Văn Trọng (2004) ảo thanh thật chiếm 62,07%, ảo thanh giả chiếm 37,93%; và 100% ảo giác xúc giác là ảo giác thật [24]

4.2.4 Sự kết hợp các loại ảo giác

Bảng 3.9 cho ta thấy sự phối hợp của ảo thanh, ảo thị và ảo giác xúc giác chiếm tỷ lệ cao 30%; tiếp đến là ảo thanh với ảo thị 22,5%; ảo thanh với ảo giác xúc giác 12,5%; thấp nhất là phối hợp của ảo thị với ảo giác xúc giác 7,5% Theo Nguyễn Việt (1984) ảo giác do rượu thường hay phối hợp với nhau Qua đó cho ta thấy tính đa dạng của ảo giác trong loạn thần do rượu so với nghiên cứu về ảo giác trong tâm thần phân liệt của Nguyễn Văn Tuấn

(2001) chỉ có sự kết hợp của ảo thanh và ảo thị chiếm 7,5% [26].

4.2.5 Đặc điểm của ảo thanh Ảo thanh ở nghiên cứu của chúng tôi đều có dạng lời nói

4.2.5.1 Kết cấu của ảo thanh Ảo thanh phức tạp chiếm tỷ lệ cao 97,5% (bảng 3.10), tiếng nói ở đây bàn tán với nhau, bình phẩm về bệnh nhân, có lúc là tiếng ra lệnh cho bệnh nhân cầm dao đâm vào bụng, cầm gạch đập vào người, cầm mảnh thủy tinh cào lên người Kết quả này cũng phù hợp với nghiên cứu Nguyễn Mạnh Hùng (2003) ảo thanh phức tạp là 77,5% [7]. Ảo thanh thô sơ chiếm tỷ lệ rất thấp 2,5%, tiếng nói từ xa vọng lại không rõ giọng nam hay nữ.

4.2.5.2 Số giọng nói, tần số, cuờng độ và khoảng thời gian kéo dài một lần của ảo thanh

TIẾN TRIỂN CỦA ẢO GIÁC TRONG QUÁ TRÌNH ĐIỀU TRỊ

Trong nghiên cứu của chúng tôi, tất cả bệnh nhân điều trị trước khi ra viện đều hết ảo giác.

4.3.1 Các thuốc được dùng trong quá trình điều trị

* Các thuốc an thần kinh

Có nhiều loại thuốc an thần kinh được sử dụng hiện nay, có cả thế hệ mới và cũ để điều trị ảo giác Các bác sỹ có thể sử dụng một loại hoặc kết hợp nhiều loại theo nguyên tắc thực hành khác nhau Trong nghiên cứu của chúng tôi (bảng 3.18) thuốc được dùng chính là Risperdal và haloperidol, có

2 loại được dùng ít hơn là Dogmatin và Tisercin, nhưng 2 loại này cũng chỉ hỗ trợ Chỉ định Haloperidol là 20%, Risperdal là 32,5%, phối hợpHaloperidol và Risperdal là 35% Chỉ định như vậy theo nhiều tác giả là có tác dụng tốt với ảo giác, hiệu quả nhanh, loại trừ được hiện tượng kháng thuốc Ở Việt Nam, Haloperidol là an thần kinh phổ biến nhất trong điều trị các triệu chứng loạn thần [31]

Chiếm chủ yếu trong điều trị loạn thần do rượu nói chung là sự kết hợp với nhóm bình thản để điều trị các triệu chứng bồn chồn lo âu đi kèm và đồng thời làm giảm bớt các tác dụng phụ ngoại tháp của an thần kinh Theo bảng 3.18 thuốc bình thản Seduxen được dùng 100% bệnh nhân Có 2 bệnh nhân không dùng an thần kinh mà dùng Seduxen Qua đó cho ta thấy vai trò của nhóm bình thản trong LTDR đúng như nhận định của các tác giả khác

Trong nhiên cứu này có một số bệnh nhân dùng thuốc chỉnh khí sắc 7,5% Depakin (Valproate) Theo nghiên cứu mới của Zafar N Aliyev và Nadir A Aliyev (2008) điều trị ảo giác do rượu bằng Valproate, kết quả đạt được 73,68 % bệnh nhân hết ảo giác trong vòng 10 ngày [62]

Ngoài ra trong điều tri LTDR bổ sung Vitamin là rất cần thiết, đặc biệt là Vitamin B1, theo bảng 3.11 tỷ lệ dùng Vitamin B1 là 42,5%

* Liều lượng các thuốc được dùng trong nhóm nghiên cứu

Kết quả nghiên cứu của chúng tôi (bảng 3.19) cho thấy liều haloperidol dùng trong giai đoạn đầu là 5 – 20 mg/ ngày , liều Risperdal từ 2 – 4 mg/ ngày, liều này tương ứng với liều chuẩn trung bình của các tác giả Kaplan và Sadock, Michael Larson, Michael Gelder và cộng sự [43], [52],[51]

Thuốc bình thản Seduxen liều 10 – 20 mg/ngày liều này cũng tương ứng với chuẩn liều của Saitz R (2005) [56]

Cũng như đa số tác giả khác trong điều trị bệnh nhân loạn thần do rượu vitamin B1 thường được dùng liều cao theo David Taylor (2007) [37], ở nghiên cứu của chúng tôi liều trung bình từ 50 – 100 mg.

4.3.2 Thời gian tồn tại của các loại ảo giác

Theo bảng 3.20 trong tuần đầu điều trị số lượng ảo giác đã giảm nhiều, ảo thanh giảm 93,10%, ảo thị 96,55%, ảo giác xúc giác 86,20% Sang tuần thứ hai số ảo giác đã thuyên giảm hết

Thời gian tồn tại trung bình của ảo thanh là 5,10 ± 2,32 ngày , của ảo thị là 4,65 ± 1,80 ngày, ảo giác xúc giác 5,6 ± 2,18 ngày Thời gian điều trị trung bình của bệnh nhân là 8,08 ± 3,05 ngày Tỷ lệ này là tương đối thấp so với nghiên cứu của Nguyễn Mạnh Hùng là 18,3 ± 9,5 ngày [7], nhưng lại phù hợp với nghiên cứu của Nguyễn Thị Hồng Thương là 7,31 ± 1,58 ngày

[21] vì nghiên cứu tác giả này là về trạng thái cai rượu và mẫu nghiên cứu của chúng tôi trạng thái cai rượu chiếm 60%, còn nghiên cứu của tác giả [7] thì chủ yếu là loạn thần do rượu với hoang tưởng và ảo giác chiếm ưu thế.

Ngày đăng: 07/08/2023, 15:50

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 3.1:  Đặc điểm nhóm tuổi - Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng của ảo giác trong loạn thần do rượu
Bảng 3.1 Đặc điểm nhóm tuổi (Trang 29)
Bảng 3.2:  Đặc điểm hôn nhân, nghề nghiệp - Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng của ảo giác trong loạn thần do rượu
Bảng 3.2 Đặc điểm hôn nhân, nghề nghiệp (Trang 30)
Bảng 3.4: Đặc điểm thời gian uống rượu: - Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng của ảo giác trong loạn thần do rượu
Bảng 3.4 Đặc điểm thời gian uống rượu: (Trang 31)
Bảng 3.5. Loạn thần do rượu có ảo giác so với các loạn thần khác - Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng của ảo giác trong loạn thần do rượu
Bảng 3.5. Loạn thần do rượu có ảo giác so với các loạn thần khác (Trang 32)
Bảng 3.6. Bảng các thể lâm sàng loạn thần do rượu theo ICD-10 - Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng của ảo giác trong loạn thần do rượu
Bảng 3.6. Bảng các thể lâm sàng loạn thần do rượu theo ICD-10 (Trang 33)
Bảng 3.7. Bảng các loại ảo giác gặp ở nhóm nghiên cứu - Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng của ảo giác trong loạn thần do rượu
Bảng 3.7. Bảng các loại ảo giác gặp ở nhóm nghiên cứu (Trang 34)
Bảng 3.8. Tính chất các ảo giác - Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng của ảo giác trong loạn thần do rượu
Bảng 3.8. Tính chất các ảo giác (Trang 36)
Bảng  3.11. Số giọng nói, tần số, cuờng độ và khoảng thời gian kéo dài một lần của ảo thanh - Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng của ảo giác trong loạn thần do rượu
ng 3.11. Số giọng nói, tần số, cuờng độ và khoảng thời gian kéo dài một lần của ảo thanh (Trang 37)
Bảng 3.10 Bảng kết cấu của ảo thanh - Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng của ảo giác trong loạn thần do rượu
Bảng 3.10 Bảng kết cấu của ảo thanh (Trang 37)
Bảng 3.13. Đặc điểm tần số và cường độ của ảo thị - Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng của ảo giác trong loạn thần do rượu
Bảng 3.13. Đặc điểm tần số và cường độ của ảo thị (Trang 38)
Bảng 3.14. Đặc điểm về nội dung, thái độ, hành vi đối với ảo thị - Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng của ảo giác trong loạn thần do rượu
Bảng 3.14. Đặc điểm về nội dung, thái độ, hành vi đối với ảo thị (Trang 39)
Bảng 3.16. Đặc điểm về nội dung, tần số, thái độ, hành vi của ảo giác xúc giác - Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng của ảo giác trong loạn thần do rượu
Bảng 3.16. Đặc điểm về nội dung, tần số, thái độ, hành vi của ảo giác xúc giác (Trang 40)
Bảng 3.17 Hoang tưởng, rối loạn cảm xúc. - Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng của ảo giác trong loạn thần do rượu
Bảng 3.17 Hoang tưởng, rối loạn cảm xúc (Trang 41)
Bảng 3.18 Các thuốc an thần kinh được dùng trong quá trình điều trị - Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng của ảo giác trong loạn thần do rượu
Bảng 3.18 Các thuốc an thần kinh được dùng trong quá trình điều trị (Trang 42)
Bảng 3.20. Thời gian tồn tại của các loại ảo giác - Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng của ảo giác trong loạn thần do rượu
Bảng 3.20. Thời gian tồn tại của các loại ảo giác (Trang 43)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w