lý thuyết về kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương hiện tại ở đơn vị hành chính sự nghiệp
Trang 2
Lời nói đầu
Nền kinh tế nước ta hiện nay là nền kinh tế thị trường vận hành theo chế độ XHCN có sự quản lý cuả Nhà nước, quản lý kinh tế tài chính luôn là tổng hoà các mối quan hệ kinh tế Nó có nhiệm vụ khai thác các nguồn kinh tế và quản lý hiệu quả mọi nguồn lực Đối với 1 đơn vị hành chính sự nghiệp để đáp ứng và giải quyết công việc ngày ngày càng nhiều thì yêu cầu đặt ra trước mắt là cũng phải đi sâu vào nghiên cứu tìm hiểu nắm bắt kịp thời những tiến bộ khoa học (như sử dụng máy vi tính) Đây cũng là một yêu cầu quan trọng của bất kỳ người kế toán nào
Trong đơn vị hành chính sự nghiệp hay ở bất kỳ 1 Doanh nghiệp nào muốn quản lý và theo dõi chi tiết các nghiệp vụ kinh tế phát sinh hay các khoản thu chi, sử dụng các chứng từ liên quan cũng cần phải có 1 tổ chức tốt công tác kế toán tại đơn
vị mình mà trong đó bao gồm cả tiền lương và các khoản trích theo lương là một vấn đề rất quan trọng
Trong cuộc sống tiền lương không chỉ là vấn đề mà người trực tiếp tham gia lao động quan tâm mà nó đã trở thành vấn đề chung của toàn xã hội Vì vậy cần phải nhận thức đúng đắn hơn về bản chất của tiền lương theo quan điểm của Đảng
và Nhà nước ta hiện nay bởi tiền lương là đòn bẩy kinh tế đem lại thu nhập cho người lao động để bù đắp những hao phí về sức lao động tiền lương góp phần thúc đấy động viên người tham gia lao động nhiệt tình trong cuộc sống đạt kết quả cao nhất Điều đó cho ta thấy được tiền lương giúp người lao động ổn định được cuộc sống, tiền lương có đảm bảo thì người lao động mới có thể trang trải chi phí trong gia đình và tích luỹ Có như vậy người lao động mới yên tâm làm việc dần dần cải thiện đời sống góp phần xây dựng một xã hội văn minh giàu đẹp Ngoài tiền lương
để khuyến khích động viên người lao động đơn vị còn trích các khoản phụ cấp cho nhân viên Điều này không những làm tăng thu nhập cho người lao động mà còn đáp ứng được cả vật chất lẫn tinh thần cho người lao động hăng say và nhiệt tình hơn trong công việc được giao
Nền kinh tế phát triển đã mở ra những mối quan hệ giữa người lao động với
tổ chức xã hội Sự quan tâm đó là rất cần thiết vì nó đem lại lợi ích cho người lao
Trang 3
động khi gặp rủi ro như tai nạn ốm đau, thai sản gắn chặt với tiền lương trích theo lương gồm: BHXH, BHYT và KPCĐ các quĩ xã hội này được hình thành từ các nguồn đóng góp của người lao động nhằm trợ cấp cho các đối tượng lao động vẫn được hưởng lương khi ốm đau, thai sản chính sách bảo hiểm thể hiện sự quan tâm của xã hội đến từng thành viên xã hội và giữa mọi người
Phòng Tài chính-Kế hoạch huyện Phù Yên là một đơn vị hành chính với số công nhân viên là 9 người Việc hạch toán tốt lao động tiền lương sẽ giúp đơn vị đạt được hiệu quả cao hơn trong công việc
Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề trên, em xin chọn đề tài "Hoàn
thiện công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại phòng Tài chính-Kế hoạch huyện Phù Yên" làm đề tài cho luận văn tốt nghiệp của mình
Mục tiêu của đề tài là vận dụng lý thuyết về hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương em đã được học ở trường và nghiên cứu thực tiễn ở phòng Tài chính-
Kế hoạch Phù yên Từ đó phân tích những điểm còn tồn tại nhằm góp phần vào việc hoàn thiện công tác kế toàn tiền lương tại đơn vị
Ngoài lời nói đầu và phần kết luận, luận văn thực tập được chia thành ba Chương như sau:
Chương 1: Những lý luận chung về kế toán tiền lương và các khoản trích
theo lương trong đơn vị hành chính sự nghiệp
Chương 2: Thực trạng kế toàn tiền lương và các khoản trích theo lương tại
phòng Tài chính-Kế hoạch huyện Phù Yên
Chương 3: Một số ý kiến nhằm hoàn thiện kế toán tiền lương và các khoản
trích theo lương tại phòng Tài chính-Kế hoạch huyện Phù Yên
Trang 4
Chương 1
Lý luận chung về kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương trong
đơn vị hành chính sự nghiệp
1.1- Đặc điểm của đơn vị hành chính sự nghiệp
Các các đơn vị hành chính sự nghiệp được Nhà nước quyết định thành lập nhằm thực hiện một nhiệm vụ chuyên môn nhất định hay quản lý Nhà nước về một hoạt động nào đó Đặc trưng cơ bản của đơn vị hành chính sự nghiệp là được trang trải các chi phí hoạt động và thực hiện nhiệm vụ chính trị được giao bằng nguồn kinh phí từ ngân quỹ Nhà nước hoặc từ quỹ công theo nguyên tắc không bồi hoàn trực tiếp
Xét trên góc độ tài chính có thể chia các đơn vị hành chính sự nghiệp trong cùng một ngành theo hệ thống dọc thành các đơn vị dự toán sau đây:
- Đơn vị dự toán cấp I là đơn vị trực tiếp nhận dự toán ngân sách năm do các cấp chính quyền giao, phân bổ ngân sách cho các đơn vị cấp dưới, chịu trách nhiệm trước Nhà nước về việc tổ chức, thực hiện công tác kế toán, và quyết toán ngân sách của cấp mình và công tác kế toán và quyết toán của đơn vị cấp dưới, chịu trách nhiệm trước Nhà nước về mặt tổ chức, thực hiện công tác kế toán và quyết toán ngân sách của các đơn vị cấp dưới trực thuộc Đơn vị dự toán cấp I là đơn vị có trách nhiệm quản lý kinh phí của toàn ngành và trực tiếp giải quyết các vấn đề có liên quan đến kinh phí với cơ quan tài chính Thuộc các đơn vị dự toán cấp I là các
Bộ ở Trung ương, các Sở tỉnh, Thành phố hoặc các Phòng ở cấp huyện, quận
- Đơn vị dự toán cấp II là đơn vị nhận dự toán ngân sách của đơn vị dự toán cấp I và phân bổ dự toán ngân sách cho đơn vị dự toán cấp III, tổ chức thực hiện công tác kế toán và quyết toán ngân sách của mình và công tác kế toán và quyết toán của các đơn vị dự toán cấp dưới Đơn vị dự toán cấp II là các đơn vị trực thuộc
Trang 5
đơn vị dự toán cấp I và trung gian thực hiện các nhiệm vụ quản lý kinh phí nối liền giữa đơn vị dự toán cấp I với các đơn vị dự toán cấp III
- Đơn vị dự toán cấp III là đơn vị trực tiếp sử dụng vốn, ngân sách của đơn vị
dự toán cấp II hoặc cấp I (nếu không có cấp II) có trách nhiệm tổ chức thực hiện và quyết toán ngân sách của đơn vị mình và các đơn vị dự toán cấp dưới nếu có Đơn
vị dự toán cấp III là các đơn vị dự toán cơ sở trực tiếp chi tiêu kinh phí để thoả mãn nhu cầu hoạt động của mình đồng thời thực hiện các nhiệm vụ quản lý kinh phí tại đơn vị dưới sự hướng dẫn của đơn vị dự toán cấp trên
- Đơn vị dự toán cấp trên của đơn vị cấp III được nhận kinh phí để thực hiện phần công việc cụ thể, khi chi tiêu chỉ phải thực hiện công tác kế toán và quyết toán với các đơn vị dự toán cấp trên như quy định đối với đơn vị dự toán cấp III với cấp
II và cấp II với cấp I
- Tương ứng với các đơn vị dự toán nói trên, các bộ, ngành ở trung ương thường có các vụ chế độ kế toán; các sở các ngành ở tỉnh, thành phố, quận, huyện thường có các ban, các tổ , các bộ phận kế toán Bộ máy kế toán của từng cấp này thực hiện nhiệm vụ trong phạm vi mà mình quản lý
1.2- Những vấn đề chung về tiền lương:
1.2.1- Khái niệm và bản chất của tiền lương
ở bất kỳ xã hội nào việc sản xuất ra của cải vật chất hoặc thực hiện các qui trình trong đơn vị HCSN đều không tách khỏi lao động con người Người lao động làm việc trong các đơn vị HCSN đều nhận thù lao lao động dưới hình thức tiền lương
Tiền lương là một phạm trù kinh tế phức tạp mang tính lịch sử và có ý nghĩa
to lớn Ngược lại bản thân tiền lương cũng chịu tác động mạnh mẽ của xã hội, của
tư tưởng chính trị Khái niệm tiền lương đã có từ lâu nhưng cho đến khi Chủ nghĩa
ra đời nó mới trở thành mang tính phổ thông Trong XHCN, tiền lương là một tổng giá trị sản phẩm xã hội dùng để phân chia cho người lao động theo nguyên tắc làm theo năng lực hưởng theo lao động tiền lương đã mang một ý nghĩa tích cực tạo ra cân bằng trong phân phối thu nhập quốc dân Khái niệm tiền lưuơng đã thừa nhận sức lao động là hàng hoá đặc biệt là đòi hỏi phải trả cho người lao động theo sự đóng góp và cụ thể
Trang 6
Hiểu một cách chung nhất tiền lương là biểu hiện bằng tiền của hao phí lao động cần thiết mà đơn vị phải trả cho người lao động theo tháng, ngày theo hệ thống thang bảng lương Nhà nước quy định hay theo thời gian và khả năng lao động
đã cống hiến cho đơn vị Như vậy dưới các góc độ khác nhau Tuy nhiên để có một nhận thức đúng về tiền lương phù hợp với cơ chế quản lý mới, khái niệm về tiền lương phải dáp ứng một số yêu cầu sau:
- Coi sức lao động là hàng hoá của thị trường yếu tố sản xuất
- Tiền lương phải là tiền trả cho sức lao động, tức là giá cả hàng hoá sức lao động theo quy luật cung cầu, giá cả trên thị trường lao động
- Tiền lương là bộ phận cơ bản (hoặc duy nhất) theo thu nhập của người lao động
- Tiền lương chịu sự chi phối của quy luật cung cầu nếu cầu về sức lao động lớn thì người có nhu cầu sức lao động sẵn sàng trả lương cao hơn cho người lao động để giữ chân họ tiếp tục cung cấp sức lao động cho mình chứ không phải cho người khác Ngược lại, nếu cung về sức lao động hơn cầu về sức lao động thì đương nhiên người có nhu cầu về sức lao động có nhu cầu lựa chọn lao động
1.2.2- ý nghĩa và vai trò của tiền lương và các khoản trích theo lương
* ý nghĩa tiền lương
ở Bất cứ giai đoạn nào của xã hội lao động nói chung là một trong những yếu
tố trong điều kiện cần thiết để tồn tại và phát triển Lao động là một trong những yếu tố cơ bản để quyết định nên sự thành công và hoàn thiện của mọi công việc Chi phí về lao động là 1 trong các yếu tố chi phí cơ bản cấu thành nên giá trị và sức lao động bỏ ra của con người
Tiền lương là số tiền thù lao lao động phải trả cho người lao động theo hệ số lương và hệ số cấp bậc mà Nhà nước quy định Ngoài tiền lương công nhân viên chức còn được hưởng các khoản trợ cấp thuộc phúc lợi xã hội, trong đó có trợ cấp BHXH, BHYT và KPCĐ mà theo chế độ tài chính hiện hành Các khoản này được Nhà nước hỗ trợ và một phần là đóng góp của cán bộ công nhân viên chức theo tỉ lệ lương của mỗi người
Quỹ BHXH được chi tiêu cho các trường hợp: ốm đau, thai sản, hưu trí, tử tuất
Trang 7* Vai trò của tiền lương
Tiền lương là một phạm trù kinh tế mang tính lịch sử có ý nghĩa chính trị to lớn đối với bất kỳ Quốc gia nào, tiền lương được rất nhiều người quan tâm kể cả người tham gia lao động và không tham gia lao động trực tiếp
Tiền lương có vai trò rất quan trọng đối với người lao động Nó có thể đảm bảo duy trì năng lực làm việc của người lao động một cách có hiệu quả Bên cạnh
đó tiền lương đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người lao động cả về vật chất lẫn tinh thần, kích thích mối quan tâm với những người lao động và họ sẽ làm việc tốt hơn Như vậy tiềnl ương là nghiệp vụ quan trọng nó còn là giá cả sức lao động chính là thước đo hao phí lao động của xã hội nói chung và từng đơn vị nói riêng
Bên cạnh những vấn đề hết sức quan trọng về tiền lương thì nghiệp vụ phát sinh giữa người lao động với các tổ chứuc xã hội cũng đóng vai trò rất cần thiết đó
là các khoản trích theo lương, BHXH, BHYT và KPCĐ Đó là việc phân phối phần giá trị mới do người lao động tạo ra, thực chất đó là sự đóng góp của nhiều người để
bù đắp cho một số người khi gặp rủi ro tai nạn, ốm đau, thai sản
Các khoản trích theo lương đảm bảo quyền lợi cho người lao động thực hiện công bằng xã hội thu hẹp khoảng cách giàu nghèo khắc phục những mặt yếu của cơ chế thị trường
1.2.3 Các hình thức trả lương
Các đơn vị hành chính sự nghiệp không sản xuất áp dụng hình thức trả lương theo thời gian, các hình thức trả lương theo thời gian:
1.2.3.1 Trả lương theo thời gian đơn giản
Chế độ trả lương theo thời gian đơn giản là chế độ trả lương mà tiền lương nhận được của mỗi người công nhân do tiền lương cấp bậc cao hay thấp và thời gian làm việc nhiều hay ít quyết định
Có 4 loại lương thời gian đơn giản:
Trang 8
+ Lương tháng: tính theo cấp bậc lương trong thang lương
Lương tháng = Mức lương tối thiểu x Hệ số lương hiện
thời x Phụ cấp
+ Lương tuần: Căn cứ vào mức lương tháng và số tuần làm việc trong tháng:
Lương tuần =
Tiền lương tháng x 12 tháng
Số tuần làm việc thực tế theo chế độ
+ Lương ngày: Tính theo mức lương cấp bậc ngày và số ngày làm việc:
Lương ngày =
Lương tháng
Số ngày làm việc theo chế độ trong tháng
+ Lương giờ: Tính theo mức cấp bậc giờ và số giờ làm việc:
Lương giờ =
Mức lương ngày
Số giờ làm việc theo chế độ trong tháng
Hình thức trả lương này có nhược điểm là không phát huy đầy đủ nguyên tắc phân phối theo lao động vì nó không xét đến thái độ lao động, chế độ này mang tính chất bình quân, không khuyến khích sử dụng hợp lý thời gian làm việc
1.2.3.2 Trả lương theo thời gian có thưởng:
Hình thức trả lương này là sự kết hợp giữa chế độ trả lương theo thời gian đơn giản với tiền lương khi họ đạt được những chỉ tiêu về số lượng hoặc chất lượng
đã quy định
Chế độ trả lương này nó nhiều ưu điểm hơn chế độ trả lương theo thời gian đơn giản Vì nó không những phản ánh trình độ thành thạo và thời gian làm việc thực tế mà còn gắn chặt với thành tích công tác của từng người thông qua các chỉ tiêu xét thưởng đã đạt được Do đó nó khuyến khích người lao động quan tâm đến trách nhiệm và kết quả công việc của mình Cùng với ảnh hưởng của tiến bộ kỹ thuật, chế độ trả lương này ngày càng mở rộng hơn
Trang 9
1.2.3.3 Hình thức trả lương theo thời gian có xét đến hiệu quả công tác
Đối với hình thức này, trả lương ngoài tiền lương cấp bậc mà mỗi người được hưởng còn có thêm phần lương trả cho tính chất hiệu quả công việc thể hiện qua phần lương theo trách nhiệm của mỗi người đó là sự đảm nhận công việc có tính chất độc lập nhưng quyết định đến hiệu quả công tác của chính người đó
1.3- Quỹ tiền lương, BHXH, BHYT và KPCĐ:
1.3.1 Quỹ tiền lương
Quỹ tiền lương trong đơn vị hành chính sự nghiệp là toàn bộ tiền lương của đơn vị trả cho tất cả những loại lao động thuộc đơn vị quản lý và sử dụng Thành phần quỹ lương bao gồm các khoản chủ yếu là tiền lương trả cho người lao động trong thời gian thực tế làm việc, tiền lương trả cho người lao động trong thời gian ngừng việc nghỉ phép hoặc đi học, các loại tiền thưởng, các khoản phụ cấp thường xuyên (phụ cấp khu vực, phụ cấp trách nhiệm…) Kế toán phân loại quỹ tiền lương của đơn vị thành 2 loại cơ bản:
- Tiền lương chính là tiền lương trả cho người lao động trong thời gian làm nhiệm vụ chính đã quy định bao gồm: Tiền lương cấp bậc, các khoản phụ cấp thường xuyên và tiền thưởng
- Tiền lương phụ là tiền lương phải cho người lao động trong thời gian không làm nhiệm vụ chính nhưng vẫn được hưởng theo chế độ quy định như tiền lương trả cho người lao động trong thời gian nghỉ phép, thời gian đi làm nghĩa vụ xã hội, đi họp, đi học
Về nguyên tắc quản lý tài chính, các đơn vị phải quản lý chặt chẽ quỹ tiền lương như chi quỹ lương đúng mục đích, chi không vượt quá tiền lương cơ bản tính theo số lượng lao động thực tế trong đơn vị, hệ số và mức lương cấp bậc, mức phụ cấp lương theo quy định của Nhà nước
1.3.2 Bảo hiểm xã hội
Trong thực tế không phải lúc nào con người cũng gặp thuận lợi có đầy đủ thu nhập và mọi điều kiện để sinh sống bình thường Trái lại, có rất nhiều trường hợp khó khăn bất lợi, ít nhiều ngẫu nhiên phát sinh, những nhu cầu cần thiết của con người lúc ấy không những mất đi hay giảm đi mà thậm chí còn tăng lên, xuất hiện nhu cầu mới Vì vậy con người và xã hội loài người muốn tồn tại, vượt qua được
Trang 10* Quỹ BHXH:
Quỹ BHXH là quỹ dùng để trợ cấp cho người lao động có tham gia đóng góp quỹ trong các trường hợp họ bị mất khả năng lao động như ốm đau thai sản, tai nạn lao động, hưu trí …
Theo chế độ tài chính hiện hành, quỹ BHXH được hình thành bằng cách tính theo tỷ lệ 20% trên tổng quỹ lương cấp bậc và các khoản phụ cấp thường xuyên của người lao động thực tế trong kỳ hạch toán Trong đó 5% trên tổng quỹ lương do người lao động trực tiếp đóng góp (trừ vào thu nhập của họ), 15% trên tổng quỹ lương do ngân sách nhà nước cấp Khi người lao động nghỉ hưởng BHXH kế toán phải lập phiếu nghỉ BHXH cho từng người và lập bản thanh toán BHXH để làm cơ
sở thanh toán với quỹ BHXH
Các đơn vị phải nộp BHXH trích trong kỳ và quỹ cho cơ quan BHXH quản
lý (qua TK tại kho bạc)
1.3.3 Bảo hiểm y tế
Xã hội ngày càng phát triển con người ngày càng liên kết với nhau dựa trên quan điểm "mình vì mọi người, mọi người vì mình" Mỗi cá nhân, xã hội luôn tương trợ lẫn nhau, một trong các hình thức tương trợ đó là BHYT
BHYT là sự đảm bảo cho sự thay thế hoặc bù đắp một phần chi phí khám chữa bệnh cho người lao động khi họ gặp rủi ro, ốm đau, tai nạn… bằng cách hình thành
và sử dụng một quỹ tài chính tập trung nhằm đảm bảo sức khoẻ cho người lao động
* Quỹ BHYT
Quỹ BHYT là quỹ được sử dụng để trợ cấp cho những người có tham gia đóng góp qũy trong các hoạt động khám, chữa bệnh theo chế độ hiện hành Quỹ BHYT
Trang 111.3.4 Kinh phí Công đoàn
Công đoàn là một đoàn thể đại diện cho người lao động nói tiếng nói chung của người lao động đứng ra đấu tranh bảo vệ quyền lợi cho người lao động Đồng thời công đoàn cũng trực tiếp hướng dẫn điều chỉnh thái độ người lao động đối với công việc, người sử dụng lao động đối với công việc Kinh phí công đoàn là nguồn tài trợ cho hoạt động công đoàn ở các cấp theo chế độ tài chính hiện hành, kinh phí công đoàn được trích theo tỷ lệ 2% trên tổng số tiền lương phải trả cho người lao động, ngân sách Nhà nước cấp toàn bộ 2%
1.4- Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương
Giấy báo làm việc ngoài giờ Mã số C05 - H
Ngoài ra còn sử dụng các phiếu chi, các chứng từ tài liệu khác về các khoản khấu trừ trích nộp liên quan Các chứng từ trên là căn cứ để ghi sổ trực tiếp hoặc là
cơ sở để tổng hợp rồi mới ghi vào sổ kế toán
Trang 12
Bệnh nhân, trại viên, học viên… về các khoản học bổng, sinh hoạt phí… Các khoản chi thanh toán trên tài khoản này được chi tiết theo mục lục chi ngân sách Nhà nước
Kết cấu và nội dung ghi chép TK 334 như sau:
- Số sinh hoạt phí, học bổng trả cho sinh viên và các đối tượng khác
Số dư bên có: Các khoản còn phải trả cho công chức, viên chức, sinh viên và các đối tượng khác trong đơn vị
TK 334: Phải trả viên chức, chi tiết thành 2 TK cấp 2
TK 3341: Phải trả viên chức Nhà nước phản ánh tình hình thanh toán với công chức, viên chức trong đơn vị về các khoản tiền lương, phụ cấp và các khoản phải trả khác
TK 3384: Phải trả các đối tượng khác: Phản ánh tình hình thanh toán với các đối tượng khác trong đơn vị ngoài số viên chức Nhà nước về các khoản như: Học bổng, sinh hoạt phí trả cho sinh viên, học sinh, tiền trợ cấp thanh toán với các đối tượng hưởng chính sách
TK 332 - "Các khoản phải nộp theo lương": để phản ánh tình hình trích, nộp
và thanh toán BHXH - BHYT của đơn vị với người lao động trong đơn vị và các cơ quan quản lý xã hội
Kết cấu và nội dung ghi chép của TK 332 như sau:
Bên nợ:
- Số BHXH, BHYT, KPCĐ đã nộp cho cơ quan quản lý
- Số BHXH chi trả cho những người được hưởng BHXH tại đơn vị
Trang 13
- Chi tiêu KPCĐ tại đơn vị
Bên có:
- BHXH, BHYT, KPCĐ tính vào chi phí của đơn vị
- BHYT, BHXH tính khấu trừ vào lương của người lao động
- Số KPCĐ nhận được từ cơ quan cấp trên dùng để chi tiêu cho hoạt động công đoàn tại cơ sở
- Số tiền BHXH nhận được từ cơ quan cấp trên dùng để chi tiêu cho hoạt động công đoàn tại cơ sở
- Số tiền BHXH nhận được từ cơ quan bảo hiểm dùng để chi trả cho các đối tượng được hưởng theo quy định
- Số tiền phạt đơn vị phải chịu do nộp chậm BHXH
Số dư nợ (nếu có): Phản ánh số BHXH đã chi trả trực tiếp cho các đối tượng được hưởng nhưng chưa được cơ quan bảo hiểm cấp bù
Số dư có: - Số BHXH, BHYT, KPCĐ chưa nộp lên cho cơ quan cấp trên
- Số BHXH nhận được từ cơ quan bảo hiểm nhưng chưa chi trả cho các đối tượng được hưởng
TK 332-Các khoản phải nộp theo lương, chi tiết thành 3 tài khoản cấp2
TK 3321 - Bảo hiểm xã hội
TK 3322 - Bảo hiểm y tế
TK 3323 - Kinh phí công đoàn
Ngoài ra, kế toán còn sử dụng một số TK khác có liên quan trong quá trình hạch toán như 111, 112, 138…
Quá trình ghi sổ kế toán như sau:
Khi có các nghiệp vụ kinh tế phát sinh kế toán có nhiệm vụ kiểm tra, ghi chép, tính toán để căn cứ vào chứng từ gốc kế toán lập chứng từ ghi sổ Cũng căn cứ chứng từ gốc vào sổ chi tiết còn sổ cái thì căn cứ vào chứng từ ghi sổ để vào
Trang 14
- Nghiệp vụ 2: Thanh toán tiền lương, tiền sinh hoạt phí cho cán bộ viên chức
Nợ TK 334 - Phải trả viên chức
Có TK 111 - Tiền mặt
Có TK 112 - Tiền gửi ngân hàng
- Nghiệp vụ 3: Các khoản tạm ứng bồi thường được khấu trừ vào lương
Nợ TK 334 - Phải trả viên chức
Có TK 312 - Tạm ứng
Có TK 3118 - Các khoản phải thu
- Nghiệp vụ 4: Khi có quyết định trích quỹ cơ quan để thưởng cho viên chức
và các đối tượng khác
+ Phản ánh số trích để thưởng
Nợ TK 431 - Quỹ cơ quan
Có TK 334 - Phải trả viên chức + Khoản chi thưởng cho viên chức và các đối tượng khác
Nợ TK 334 - Phải trả viên chức
Có TK 3321, 3322 - Các khoản phải nộp theo lương
- Nghiệp vụ 6: Số BHXH phải trả cho viên chức tại đơn vị theo chế độ quy định
Nợ TK 3321 - Các khoản phải nộp theo lương
Nợ TK 661 - Chi hoạt động
Có TK 334 - Phải trả viên chức
Trang 15
Sơ đồ 1: Hạch toán tổng hợp về tiền lương
Rút HMKP nộp các quỹ phải nộp theo
khoản phải thu, tạm ứng, BHXH, BHYT
TK 332
BHXH phải trả
VC theo CĐ
Trích, BHXH BHYT KPCĐ vào chi phí
Trang 16
* Quy trình hạch toán các khoản trích theo lương
- Nghiệp vụ 1: Hàng tháng trích BHXH, BHYT, KOCĐ tính vào các khoản chi
Nợ TK 661 - Chi hoạt động
Nợ TK 662 - Chi dự án
Có TK 3321, 3322, 3323 - Các khoản phải nộp theo lương
- Nghiệp vụ 2: Tính số BHXH, BHYT của công chức, viên chức phải nộp trừ vào tiền lương tháng
Nợ TK 334 - Phải trả viên chức
Có TK 3321, 3322 - Các khoản phải nộp theo lương
- Nghiệp vụ 3: Khi đơn vị chuyển nộp BHXH, KPCĐ hoặc mua thẻ BHYT
Nợ TK 3321, 3322, 3323 - Các khoản phải nộp theo lương
Có TK 111, 112 - Tiền mặt, tiền gửi ngân hàng
Có TK 461 - Nguồn kinh phí hoạt động Trường hợp nộp thẳng khi rút HMKP thì ghi có TK 008 - Hạn mức kinh phí
- Nghiệp vụ 4: Khi nhận được số tiền cơ quan BHXH cấp cho đơn vị để chi trả cho các đối tượng hưởng BHXH
Nợ TK 111, 112 - Tiền mặt, tiền gửi ngân hàng
Có TK 3321 - Các khoản phải nộp theo lương
- Nghiệp vụ 5: Khi nhận được số tiền phạt nộp chậm số tiền BHXH phải nộp ghi:
Nợ TK 3118 - Các khoản phải thu
Nợ TK 661 - Chi hoạt động
Có TK 3321 - Các khoản phải nộp theo lương
- Nghiệp vụ 6: BHXH phải trả cho công chức, viên chức theo chế độ quy định
Nợ TK 3321 - Các khoản phải nộp theo lương
Trang 17
- Nghiệp vụ 8: Trường hợp tiếp nhận KPCĐ do cơ quan kinh phí công đoàn cấp trên cấp
Nợ TK 111, 112 - Tiền mặt, tiền gửi ngân hàng
Có TK 3323 - Kinh phí công đoàn
- Nghiệp vụ 9: Khi chi tiêu KPCĐ cho các hoạt động công đoàn tại trụ sở
Nợ TK 3323 - Kinh phí công đoàn
Có TK 111, 112 - Tiền mặt, tiền gửi ngân hàng
Trang 18
Sơ đồ 2: Hạch toán tổng hợp các khoản trích theo lương như sau
BHXH bằng tiền mặt
TK 661, 662
Thanh toán trợ cấp
Hoặc được thanh toán
BHYT
BHXH phải trả theo chế độ
quy định đã chi trả
Trang 19
1.5- Hình thức ghi sổ kế toán
Dựa vào 4 hình thức do Bộ Tài chính quy định, tuỳ đặc điểm công việc của mình, đơn vị chọn một hình thức phù hợp để hạch toán tổng hợp tiền lương, các khoản trích theo lương Mỗi hình thức có đặc điểm riêng, có ưu điểm nhất định và phù hợp với mỗi điều kiện nhất định, cụ thể như sau:
1.5.1- Hình thức nhật ký chung
Theo hình thức này, tất cả các nghiệp vụ phát sinh đều được ghi vào sổ nhật
ký mà trọng tâm là nhật ký chung, nhật ký đặc biệt để ghi sổ cái theo từng nghiệp
vụ phát sinh Hình thức nhật ký chung có ưu điểm: Đơn giản phù hợp với mọi đơn
vị nhất là đơn vị sử dụng kế toán máy
Cũng như các phần hành khác, tiền lương cũng được ghi vào nhật ký chung Định kỳ sau khi loại bỏ số liệu trùng, kế toán ghi vào sổ cái sổ chi tiết khác, cuối kỳ
kế toán tiền lương lập các báo cáo tiền lương và các khoản trích có liên quan
Sơ đồ hạch toán như sau:
Trang 20
Đặc trưng của hình thức này là nghiệp vụ kinh tế phát sinh được kết hợp theo trình tự thời gian và theo nội dung kinh tế trên cùng một quyển sổ tổng hợp duy nhất là sổ nhật ký - sổ cái Căn cứ ghi sổ là các trứng từ gốc hay bảng tổng hợp chứng từ gốc
1.5.3- Hình thức chứng từ ghi sổ (CT-GS)
Căn cứ để ghi sổ theo hình thức CT-GS là các chứng từ ghi sổ Việc ghi chép
sổ kế toán tổng hợp bao gồm:
- Ghi sổ theo hình thức thời gian trên sổ đăng ký CT-GS
- Ghi theo nội dung kinh tế trên sổ cái
Trên cơ sở gốc hoặc bảng tổng hợp chứng từ gốc tiền lương, kế toán lập
CT-GS được đánh số hiệu liên tục trong từng tháng hoặc cả năm và có chứng từ gốc đính kèm
Các chứng từ này phải được kế toán tiền lương duyệt trước khi ghi sổ kế toán
Hình thức này gồm các loại sau:
Báo cáo tài chính
và báo cáo về lao
động tiền lương
Bảng tổng hợp chi
tiết
Sổ, thẻ kế toán chi tiết
TK 334, TK 332
Trang 21
Sơ đồ hạch toán tiền lương theo hình thức CT-GS
1.5.4- Hình thức nhật ký chứng từ
Nguyên tắc cơ bản của việc sử dụng hình thức này là:
- Tập hợp và hệ thống hoá các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo bên có của
TK kết hợp với việc phận tích các nghiệp vụ kinh tế đó theo TK đối ứng nợ
- Kết hợp hạch toán tổng hợp việc hạch toán trên cùng một số kế toán trong cùng một quá trình ghi chép
- Sử dụng mẫu số in sẵn các quan hệ đối ứng, chỉ tiêu quản lý kinh tế tài chính, lập báo cáo tài chính
Sơ đồ hạch toán tiền lương theo hình thức này được biểu diễn như sau
Chứng từ gốc
- Bảng chấm công
- Bảng thanh toán BHXH
- Bảng thanh toán
Chứng từ ghi sổ
Số tài khoản
Bảng cân đối phát
Báo cáo tài chính
và báo cáo về lao
Bảng tổng hợp chi tiết
Số thẻ kế toán chi tiết
- Bảng thanh toán
Bảng phân
bổ
Trang 23
Chương 2 Thực trạng kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại phòng Tài chính-kế hoạch huyện Phù Yên
2.1- Tổng quát về phòng Tài chính-Kế hoạch huyện Phù Yên
2.1.1- Quá trình hình thành và phát triển
Cùng với sự hình thành và phát triển của cách mạng Việt Nam, ngày 03/02/1930 Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời Đảng đã lãnh đạo nhân dân ta đánh đuổi và chiến thắng 2 tên đế quốc là thực dân Pháp và đế quốc Mỹ
Ngay từ những ngày đầu để chuẩn bị cho cuộc kháng chiến, cùng với sự hình thành của bộ máy hành chính Nhà nước, Đảng ta đứng đầu là Hồ Chủ tịch đã ký quyết định thành lập ngành tài chính vào ngày 28/10/1930 người được giao giữ chức vụ Bộ trưởng Bộ Tài chính đầu tiên là cố thủ tướng Phạm Văn Đồng
Cuộc kháng chiến chống Pháp kết thúc bằng chiến dịch Điện Biên Phủ ngày 07/5/1954 trước đó một số tỉnh thuộc khu Tây bắc lần lượt được giải phóng Tỉnh Sơn La giải phóng ngày 18/10/1952 Ngày 18/10/1952 huyện Phù Yên đã được giải phóng và ngày nay cũng chính là ngày thành lập Châu Phù Yên thuộc khu tự trị Thái Mèo tức là (huyện Phù Yên thuộc tỉnh Sơn La) ngày nay, cũng ngày này cùng với sự hình thành của bộ máy các cơ quan hành chính Nhà nước cấp huyện ra đời và phòng Tài chính huyện cũng được thành lập từ đó tính tới nay quá trình hoạt động
và phát triển đã được 53 năm
Phù Yên là một huyện miền núi phía Đông Bắc của tỉnh Sơn La, là một tỉnh nghèo và chậm phát triển nhất so với cả nước, huyện Phù Yên có 5 dân tộc sinh sống là: Dân tộc Dao, Mường, Thái, Kinh và H'Mông
Cán bộ công nhân viên chức thuộc khối hành chính sự nghiệp làm công ăn lương, nguồn thu chủ yếu từ ngân sách Trung ương cấp là 80 % còn lại 20 % là thu trên địa bàn Ngay từ ngày đầu phòng Tài chính Phù Yên đã tham mưu cho Uỷ ban nhân dân huyện hoạt động trên các lĩnh vực:
- Cân đối thu chi ngân sách
- ổn định tài chính giá cả
- Kiểm soát, tính thuế các mặt hàng theo qui định của nhà nước
Trang 24
Đến tháng 9 năm 1988 do yêu cầu phát triển của đất nước thời kỳ bao cấp đã được xoá bỏ, chuyển sang cơ chế thị trường, để phù hợp với quá trình phát triển, đáp ứng tốt hơn yêu cầu quản lý hệ thống tài chính của huyện nhà, phòng Tài chính được tách ra làm 2 đơn vị trực thuộc khác nhau, Chi cục Thuế trực thuộc Chi cục Thuế tỉnh hoạt động độc lập với chức năng riêng, phòng Tài chính trực thuộc UBND huyện, hoạt động dưới sự giám sát và quản lý về nghiệp vụ chuyên môn của
Sở Tài chính, cũng tên là phòng Tài chính-Thương nghiệp
Hoạt động của phòng thời kỳ này là tham mưu cho UBND huyện, xây dựng
dự toán thu-chi ngân sách và quản lý thị trường giá cả
Thực hiện theo quyết định số: 189/2004/QĐ-UB ngày 20/12/2004 về việc sát nhập giữa 2 phòng Tài chính-Thương nghiệp và phòng Kế hoạch -Đầu tư thành phòng Tài chính-Kế hoạch
Như vậy là tính đến nay phòng Tài chính ra đời và hoạt động đã được 53 năm trải qua một thời gian dài và quá trình hoạt động vào từng thời kỳ, thời điểm khác nhau, phòng Tài chính đã đạt được nhiều thành tích đáng kể đã được Thủ tướng Chính phủ và Bộ Tài chính tặng Bằng khen trong nhiều năm liền
2.1.2- Đặc điểm tổ chức quản lý và bộ máy quản lý
Trưởng phòng
Phó phòng
Kế hoạch
Phó phòng Tài chính
Bộ phận kế toán ngân sách
Bộ phận kế toán tiền lương
Trang 25
Phòng Tài chính-Kế hoạch huyện Phù Yên gồm trưởng phòng, phó phòng,
kế toán, chuyên viên và văn thư lưu trữ
Nhiệm vụ của trưởng phòng, phó phòng và các bộ phận khác của phòng Tài chính-Kế hoạch
Gồm 1 trưởng phòng và 2 phó phòng
* Trưởng phòng: Là người đứng đầu phòng trực tiếp quản lý và chịu trách nhiệm về kết quả trong thời gian làm việc của đơn vị Ngoài việc uỷ quyền cho các phó phòng, trưởng phòng còn trực tiếp chỉ đạo các bộ phận khác của phòng
* Các phó phòng: Là người trực tiếp giúp việc cho trưởng phòng, trực tiếp chỉ đạo về mặt nghiệp vụ các bộ phận hoạt động trong phạm vi trách nhiệm của mình Phòng Tài chính-Kế hoạch có 2 phó
+ Phó phòng Tài chính: Trực tiếp phụ trách về mảng giá cả thị trường và phụ trách trung tâm Chợ thương mại huyện
+ Phó phòng Kế hoạch: Trực tiếp phụ trách về mảng kế hoạch, đấu thầu và xây dựng cơ bản
* Kế toán: Có nhiệm vụ báo cáo thống kê, theo dõi thu chi và cấp phát quyết toán thanh toán hàng tháng, hàng quý hàng năm Phòng có 3 kế toán: Kế toán phụ trách ngân sách huyện, kế toán phụ trách ngân sách xã và kế toán tiền lương
* Chuyên viên: Có 2 chuyên viên làm niệm vụ theo đúng chuyên môn của mình mà cấp trên giao cho
+ Chuyên viên Kế hoạch: Có nhiệm vụ xây dựng dự toán kế hoạch và quyết toán xây dựng cơ bản để đưa vào sử dụng
+ Chuyên viên Tài chính: Báo cáo giá cả thị trường trên địa bàn hàng tháng, hàng quý, hàng năm và thẩm định giá
Trang 26
Các bộ phận trong phòng có chức năng và nhiệm vụ khác nhau nhưng có mối quan hệ mật thiết hỗ trợ lẫn nhau để hoàn thành nhiệm vụ do UBND và HĐND giao
2.1.3- Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán
Là 1 đơn vị hành chính sự nghiệp lại hạch toán độc lập phòng Tài chính-Kế hoạch đã lựa chọn bộ máy kế toán tập chung để phù hợp và dễ dàng hơn trong công việc của phòng
sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán
Bộ phận kế toán của phòng gồm 4 người không có kế toán trưởng: 1 kế toán phụ trách ngân sách huyện, 1 kế toán phụ trách ngân sách xã, 1 kế toán tiền lương
và 1 thủ quỹ
Chức năng nhiệm vụ của từng người như sau:
* Kế toán phụ trách ngân sách huyện có nhiệm vụ cấp phát kinh phí hạn mức cho các đơn vị thu hưởng ngân sách trong huyện và có nhiệm vụ hàng tháng, hàng quỹ phải đi đối chiếu với Kho bạc sau đó phải quyết toán
* Kế toán phụ trách ngân sách xã có nhiệm vụ:
Cấp phát kinh phí hạn mức cho các xã và cũng có nhiệm vụ phải đi Kho bạc đối chiếu rồi về quyết toán
* Kế toán phụ trách về tiền lương: Có nhiệm vụ căn cứ vào cấp bậc thang bảng để lập dự toán ngân sách, đối chiếu với Kho bạc và cấp phát tiền lương
Kế toán ngân
Kế toán tiền lương
Kế toán
ngân sách
huyện
Thủ quỹTrưởng phòng
Trang 27
* Thủ quỹ: Có nhiệm vụ bảo quản tại quỹ tiền mặt của phòng, thủ quỹ thu chi tiền mặt xảy ra hàng ngày, sau khi thực hiện thu-chi thủ quỹ giữ lại những chứng từ đã có chữ ký của người nộp, người nhận tiền để làm căn cứ ghi vào sổ quỹ sau đó phải giao lại cho Kế toán
111/TC-Theo hình thức này trình tự ghi sổ được biểu hiện như sau:
Trang 28(6) (6) (8)
(7) (7)
Ghi chú: Ghi hàng ngày
(2) Đối chiếu những chứng từ liên quan đến tiền mặt hàng ngày thủ quỹ ghi
sổ quỹ sau đó chuyển đến kế toán để lập chứng từ ghi sổ
Chứng từ gốc
Bảng tổng hợp chứng
ký chứng
Sổ, thẻ
kế toán chi tiết
Sổ cái
Bảng cân đối
Bảng tổng hợp chi tiết
Báo cáo tài
Trang 29
(3) Căn cứ vào chứng từ gốc đã lập ghi vào sổ đăng ký chứng từ ghi sổ, sau
đó ghi vào sổ cái các tài khoản
(4) Những chứng từ nào liên quan đến các đối tượng cần hạch toán chi tiết thì được dùng làm căn cú ghi vào sổ chi tiết liên quan
(5) Căn cứ vào sổ cái sau khi đã khoá sổ, đối chiếu số liệu sau đó lập bảng cân đối số phát sịnh
(6) Đối chiếu số liệu giữa bảng cân đối số phát sinh với sổ quỹ, sổ đăng ký chứng từ ghi sổ và bảng tổng hợp chi tiết
(7) Sau khi đối chiếu kiểm tra, căn cứ vào số phát sinh và bảng tổng hợp chi tiết để lập báo cáo tài chính
(8) Đối chiếu số liệu giữa bảng cân đối số phát sinh với bảng tổng hợp chi tiết
2.2- Thực trạng kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại phòng Tài chính-Kế hoạch huyện Phù Yên
Như vậy ta thấy số công nhân viên trong phòng trong 2 năm 2003-2004 có
sự biến động nhưng không đáng kể Do công việc ngày càng nhiều, số công nhân viên cũ không thể hoàn thành nhiệm vụ được giao vì vậy mà phòng đã tăng thêm 3
Trang 302.2.2- Các hình thức trả lương
Nhằm thực hiện những nguyên tắc phân phối theo lao động, khuyến khích lợi ích vật chất và nâng cao hiệu quả công tác Lao động thành thạo có trình độ sẽ được trả lương cao hơn lao dộng chưa thành thạo, không có trình độ Lao đodọng nặng nhọc, phức tạp phải được trả lương cao hơn lao động nhẹ nhàng, đơn giản Vì vậy, các hình thức trả lương sau đây được áp dụng tại đơn vị
* Hình thức trả lương theo thời gian đơn giản:
Tiền lương đơn giản phụ thuộc vào suất lương cấp bậc và thời gian thực tế của người lao động
Muốn xác định lương của người lao động, cần xác định được lương cấp bậc và ngày công thực tế của họ Trong phòng lương cấp bậc của một người lao động hưởng lương thời gian được tính như sau:
L = Lmin x H
Trong đó: Lmin: mức lương tối thiểu = 290.000 (đ0
H: Hệ số lương,
Qua công thức trên ta thấy rằng mức lương cấp bậc gồm 2 yếu tố cấu thành
Thứ nhất: Đó là mức lương tối thiểu, mức lương này đơn vị áp đụng là 290.000đ Đó cũng là mức lương tối thiểu mà Nhà nước bắt buộc tất cả đơn vị phải chấp hành Tuy vậy so với mặt bằng chung thì mức lương này còn thấp, chưa đáp ứng được nhu cầu tiêu đùng của cán bộ công nhân viên
Thứ hai: Phòng thường xác định hệ số lương của người lao động dựa vào tiêu chuẩn chuyên môn nghiệp vụ Tuy nhiên việc áp dụng hệ số này chưa thực tế thực hiện công việc của người lao động áp dụng hệ số chính xác cho người lao động đòi hỏi căn cứ vào tổ chức lao động, trình độ lao động Khi người lao động không được
tổ chức sắp xếp đúng công việc đúng khả năng của họ thì họ sẽ nhận được mức
Trang 31
lương không xác định Nhưng ngược lại nếu sẵp xếp đúng theo trình độ chuyên môn của người lao động thì việc áp dụng hệ số lương này cũng chưa phản ánh đủ Bởi vì, khi người lao động có trình độ chuyên môn nghiệp vụ nhất định họ sẽ hăng say hơn nếu được sắp xếp một công việc ở mức độ khó hon thì việc áp dụng hệ số lương ở mức độ cũng chính xác hơn Còn nếu người công nhân được bố trí một công việc quá đơn giản không cần thiết đến trình độ đó thì đó sẽ là một thiếu sót trong tổ chức gây lãng phí nguồn lực
Có một hình thức áp đụng hệ số nữa đó là dựa vào tuổi đời hay thâm niên công tác Cứ sau một thời gian nhất định thì một số cán bộ công nhân viên lại được nhân hệ số lương theo kiểu "đến hẹn lại lên" áp dụng hình thức này một phần đã áp ứng được đông đảo nguyện vọng của tầng lớp người lao động, họ đã ra sức làm việc
để được tăng lương và cải thiện đời sống cho người lao động Nhưng thực tế áp dụng hình này lại gặp rất khó khăn và phức tạp Không phỉa bất cứ người nào đều
"đến hẹn sẽ được lên" và không phải ai cũng phải chờ cho "đến hẹn mới lên" Phản ánh thực tế công sức và sự cống hiến của người lao động để áp dụng hệ số là điều
mà nhiều đơn vị cần quan tâm
Như vậy, lương cấp bậc của người alo động đòi hỏi phải có sự tổ chức, sắp xếp lao động phù hợp với trình độ bản thân, phù hợp với yêu cầu công việc, điều kiện làm việc
Sau khi xác định lương cấp bậc của người lao động tiền lương ngày được tính như sau:
N: Số ngày công thực tế
Một yếu tố quan trọng quyết định đến lương thời gian là thời gian làm việc thực tế của người lao động Đơn vị tiến hành theo dõi thời gian làm việc thực tế của người lao động thông qua việc chấm công Việc chấm công thực hiện đúng nguyên
Trang 32
tắc chặt chẽ Số công quyết định mức lương trong tháng mà người lao động được hưởng Ngoài ngày công chế độ được theo dõi đúng quy chế thì ngày công làm thêm cũng được theo dõi chính xác Ngày công của người alo động dựa vào bản chấm công theo kỷ luật Tuy nhiên việc giám sát hiệu quả thời gian làm việc trong ngày còn nhiều thiếu sót Thời gian tính lương phải là thời gian làm việc thực tế nưhng nhiều khi người lao động đủ công trong tháng nhưng thời gian làm việc trong này không được sử dụng hết công việc Việc quản lý thời gian đó là chưa xác thực Người lao động còn lãng phí nhiều thời gian nhưng mức lương vẫn được hưởng lương đầy đủ Theo dõi ngày công nhưng đồng thời vẫn theo dõi giờ công, thái độh
sử dụng ngày công, giờ công đúng yêu cầu công việc, đúng kỷ luật hay không là điều quan trọng để áp đụng chính xác hình thức trả lương thời gian, phát huy tính hiệu qủa
Như vậy, hai yếu tố quan tọng quyết định đến tính lương thời gian của cán bộc công nhân viên là lương cấp bậc và lương thời gian lao động thực tế Xác định hai
ếu tố đó là cơ sở để đơn vị tính lương cho người lao động
Hàng ngày căn cứ vào sự có mặt của từng người trong danh sách tho dõi trên bảng chấm công, người phụ trách trên bảng chấm công đánh dấu lên bảng chấm công, người phụ trách trên bảng chấm công ghi nhận thời gian làm việc của từng người trong ngày tương ứn từ cột 1 đến cột 31 Bảng chấm công được công kahi cho mọi người biết và chấm công là 1 người chịu trách nhiệm về sự chính xác của bảng chấm công
Cuối tháng dựa vào bảng chấm công và chuyển về bộ phận kế toán Kế toán tiền lương dựa trên cơ sở bảng chấm công đã được duyệt để tính lương cho cán bộ công nhân viên
Trên bảng chấm công tháng 5 năm 2005 của phòng các ngày từ 1 đến 31
2.2.3 Nội dung tính chất công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương
2.2.3.1 Chứng từ sử dụng
* 01 bảng chấm công
Ghi chú: NL Ngày lễ
Trang 33
NB Nghỉ bù Nghỉ thứ 7, Chủ nhật
x Những ngày đi làm
Trang 34Số cộng hưởng lương lễ phép
Trang 35
Người chấm công Phụ trách bộ phận Người duyệt
Trang 36g hệ
số phụ cấp
Cộn
g hệ
số
Tỏng mức lương
Các khoản khấu trừ Các khoản được hưởng Tổng
tiền lương còn được lĩnh
Ký nhậ
BHXH (5%)
BHY
T 1%
Tam ứng
Cộng cấc khoản phải trừ
Làm việc thêm giờ
Công tác phí
Cộng các khoản được hưởng
Trang 38
- Thời gian nghỉ học tập tính 100 % cấp bậc
- Thời gian công tác, nghỉ phép tính 100 %
- Thời gian nghỉ ốm trên 1 tuần hưởng 75% lương
- Thời gian nghỉ hưởng BHXH đơn vị thực hiện đúng như NĐ 12/CP của Chính phủ về việc ban hành điều lệ về BHXH
1- Bà: Nguyễn Thị Tất (Trưởng phòng) trong tháng 5 bà Tất có đi công tác 5 ngày Lương của bà Tất vẫn được hưởng 100 %
290.000 đ x 3,56 = 1.032.400 đ Phụ cấp trách nhiệm: 0,7 x 290 = 203.000 đ
Tổng lương của bà Tất là: 1.032.400 + 203.000 = 1.235.000 đồng
2- Chị: Nguyễn Thị Hoà
290.000 đ x 2,42 = 701.800 đ Phụ cấp trách nhiệm: 0,5 x 290.000 đ = 145.000 đ
Tổng số lương của chị Hoà là: 701.800 đ + 145.000 đ = 846.800 đồng
Tương tự như vậy ta sẽ tính lương cho từng ngày trong phòng Nếu như số ngày ốm dưới 1 tuần thì sẽ hưởng mức lương 100 % Trường hợp thai sản thì được hưởng 100 % do Nhà nước quy định
Trang 39
* Giấy báo làm việc ngoài giờ
Đơn vị : UBND huyện Phù Yên Mẫu số: CO5-H
Bộ phận: Phòng Tài chính huyện (Ban hành theo QĐ: TC/QĐ/CĐKT ngày 2/11/1996 của Bộ Tài chính)
làm
Thời gian làm thêm
Đơn giá Thành tiền Ký nhận
Từ giờ
Đến giờ
Tổng
số giờ Báo cáo 20 22 2 6.376 12.753
quý
Người duyệt Người kiểm tra Người báo thêm giờ
(Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên)
Trang 40
Đơn vị : UBND huyện Phù Yên Mẫu số: CO5-H
Bộ phận: Phòng Tài chính huyện (Ban hành theo QĐ: TC/QĐ/CĐKT ngày 2/11/1996 của Bộ Tài chính)
giấy báo làm việc ngoài giờ
Ngày 14 tháng 5 năm 2005
Họ và tên: Nguyễn Thị Hoà
Nơi công tác: Phòng Tài chính-Kế hoạch
Ngày,
tháng
Những
công việc đã
Từ giờ Đến
giờ
Tổng
số giờ Báo cáo 8 11 3 7.975 23.925
tháng
Người duyệt Người kiểm tra Người báo thêm giờ
(Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên)