Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH Nhà nước 1 thành viên Cơ khí Trần Hưng Đạo
Chuyên đề thực tập chuyên ngànhLỜI MỞ ĐẦUNền kinh tế nước ta đang trong quá trình hội nhập và phát triển, đặc biệt, chúng ta đã là thành viên của tổ chức Thương mại thế giới WTO, các doanh nghiệp có môi trường sản xuất kinh doanh thuận lợi và cùng với nó là những khó khăn, thách thức không tránh khỏi. Họat động kinh doanh trong nền kinh tế thị trường đòi hỏi các doanh nghiệp phải đứng trước sự cạnh tranh hết sức gay gắt, chịu sự điều tiết chi phối của các quy luật kinh tế khách quan như những quy luật cung cầu. Muốn cạnh tranh thành công, bên cạnh việc không ngừng nâng cao chất lượng, đổi mới, đa dạng hóa sản phẩm mà cạnh tranh về giá cũng luôn được xem là một biện pháp hữu hiệu. Vì thế chi tiêu chi phí và giá thành trở thành những chỉ tiêu quan trọng nhất. Các doanh nghiệp trong mục tiêu phấn đấu của mình luôn tìm mọi cách để tiết kiệm chi phí và hạ giá thành sản phẩm. Để thực hiện được mục tiêu này, doanh nghiệp cần phối hợp thực hiện đồng bộ nhiều biện pháp như quản lý sử dụng NVL một cách có hiệu quả, đổi mới quy trình công nghệ, tổ chức phân công lao động hợp lý… trong đó việc tổ chức tốt công tác kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm là quan trọng nhất. Việc tập hợp và tính toán đúng đắn chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm sẽ cung cấp thông tin đầy đủ, kịp thời, chính xác cho nhà quản lý doanh nghiệp, từ đó giúp họ đưa ra quyết định đúng đắn. Xuất phát từ ý nghĩa và tầm quan trọng của công việc quản lý chi phí sản xuất trong doanh nghiệp, sau một thời gian thực tập và tìm hiểu công tác kế tóan tại Công ty TNHH Nhà nước Một thành viên cơ khí Trần Hưng Đạo, được sự quan tâm giúp đỡ của tập thể phòng Tài chính kế toán, đặc biệt là sự hướng dẫn của thầy Phạm Quang, em đã chọn đề tài“ Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH Nhà nước một thành viên Cơ khí Trần Hưng Đạo”Phương pháp nghiên cứu là phương pháp duy vật biện chứng với phạm vi nghiên cứu là kế tóan tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty.Trần Hương Trang - Kế toán 48D1 Chuyên đề thực tập chuyên ngànhĐề tài có kết cấu ba phần như sau:Phần I: Đặc điểm sản phẩm, tổ chức sản xuất và quản lý chi phí tại Công ty TNHH Nhà nước một thành viên Cơ khí Trần Hưng Đạo.Phần II: Thực trạng kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH Nhà nước một thành viên Cơ khí Trần Hưng Đạo.Phần III: Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH Nhà nước một thành viên Cơ khí Trần Hưng Đạo.Do thời gian và trình độ có hạn nên mặc dù bản thân đã có nhiều cố gắng, song vẫn không thể tránh khỏi sai sót. Vì vậy, qua đề tài này và dưới sự chỉ bảo và hướng dẫn của PGS – TS Phạm Quang, em có thể nâng cao cả về nhận thức trong chuyên môn trên cả lý thuyết và thực tế. Em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến PGS - TS Phạm Quang và các cô chú, anh chị trong phòng Tài chính kế tóan đã hướng dẫn em hoàn thành đề tài này.Em xin chân thành cảm ơn!Trần Hương Trang - Kế toán 48D2 Chuyên đề thực tập chuyên ngànhCHƯƠNG 1: ĐẶC ĐIỂM SẢN PHẨM, TỔ CHỨC SẢN XUẤT VÀ QUẢN LÝ CHI PHÍ TẠI CÔNG TY TNHH NHÀ NƯỚC MỘT THÀNH VIÊN CƠ KHÍ TRẦN HƯNG ĐẠO1.1. ĐẶC ĐIỂM SẢN PHẨM CỦA CÔNG TY TNHH NHÀ NƯỚC MỘT THÀNH VIÊN CƠ KHÍ TRẦN HƯNG ĐẠO- Danh mục sản phẩm của Công tyBiểu số 1.1 Danh mục sản phẩmSTT Tên sản phẩm Ký, mã hiệu Đơn vị tính1 Động cơ DH80H DH80H cái2 Động cơ D80RL D80RL cái3 Động cơ D165T D165T cái4 Động cơ D165H D165H cái5 Động cơ D165RL D165RL cái6 Động cơ D220H D220H cái7 Động cơ D220T D220T cái8 Động cơ R180 R180 cái9 Động cơ ZS1110 ZS1110 cái10 Động cơ ZS1125 ZS1125 cái11 Động cơ ZS1130 ZS1130 cái12 Động cơ ZS1100AN ZS1100AN cái13 Động cơ ZS1100A ZS1100A cái14 Động cơ ZS1110GM ZS1110GM cái15 Động cơ ZS1115 ZS1115 cái16 Động cơ ZS1115GM ZS1115GM cái17 Động cơ CR125GM CR125GM cái18 Động cơ ZS1125GM ZS1125GM cái19 Động cơ ZS1130GM ZS1130GM cái20 Động cơ R170F R170F cái21 Động cơ R1750A R1750A cái22 Động cơ ZS1115AN ZS1115AN cái23 Động cơ ZS115GN ZS115GN cáiTrần Hương Trang - Kế toán 48D3 Chuyên đề thực tập chuyên ngành24 Động cơ ZS1125GN ZS1125GN cái25 Hộp số D15 ( Các loại ) HS-D15 cái26 Hộp số xây dựng HS-XD cái27 Hộp số D9 HS-D9 cái28 Hộp số GT10 HS-GT10 cáiTất cả các sản phẩm của Công ty đều đạt tiêu chuẩn chất lượng ISO-9000 phải trải qua nhiều công đoạn mới có được sản phẩm hoàn thành. Sản phẩm Công ty thường sản xuất là những sản phẩm truyền thống của Công ty – động cơ Diesel và các loại hộp số, những sản phẩm này được sản xuất hàng loạt theo chi tiết tại các phân xưởng. Từng phân xưởng có sự chuyên môn hóa và phân công nhiệm vụ rõ rệt. Thời gian sản xuất sản phẩm thường dài nên yêu cầu sự quản lý chặt chẽ để đảm bảo chất lượng và số lượng sản phẩm yêu cầu.Đặc điểm sản phẩm dở dang: Sản phẩm dở dang của quá trình sản xuất là những sản phẩm (động cơ, hộp số thuỷ) chưa hoàn thành, đang còn nằm trên dây truyền sản xuất. Sản phẩm dở dang bao gồm cả bán thành phẩm và sản phẩm chưa hoàn thành vào cuối kỳ.1.2. ĐẶC ĐIỂM TỔ CHỨC SẢN XUẤT SẢN PHẨM CỦA CÔNG TYSản phẩm chủ yếu của Công ty là động cơ Diesel và hộp số thủy nên chu kỳ sản xuất sản phẩm dài, phải trải qua nhiều công đoạn mới có được thành phẩm. Do đó hình thức tổ chức sản xuất, sắp xếp, bố trí các trang thiết bị, dây truyền công nghệ phải hợp lý để tạo ra sản phẩm có chất lượng tốt nhất.Trần Hương Trang - Kế toán 48D4 Chuyên đề thực tập chuyên ngành1.2.1. Quy trình công nghệ sản xuất sản phẩmSơ đồ 1.1 Quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm của Công ty Trần Hương Trang - Kế toán 48D5 Kho mẫu Kho vật tưPhân xưởng đúcKho phân phốiPhân xưởng rènPhân xưởng Cơ khíPhân xưởng Nhiệt luyệnPhân xưởng Cơ dụngKho bán thành phẩmPhân xưởng Cơ khí tổng hợpPhân xưởng lắp rápKho thành phẩm Xuất bán Chuyên đề thực tập chuyên ngànhMô tả sơ đồ:- Phân xưởng đúc và phân xưởng rèn là hai phân xưởng sản xuất phôi cho toàn bộ hệ thống sản xuất. Hai phân xưởng này nhận nhiệm vụ đúc, rèn, gò hàn thân máy và các chi tiết máy. Phôi sau khi được tạo thành sẽ được nhập vào kho phôi (kho phân phối)- Từ kho phân phối, phôi được cung cấp đến các phân xưởng: phân xưởng cơ khí, phân xưởng nhiệt luyện và phân xưởng cơ dụng. Cùng với phôi, những nguyên vật liệu không phải qua chế biến sẽ đi thẳng tới các phân xưởng này để tiến hành sản xuất.- Sau khi qua các phân xưởng này, các bán thành phẩm này được cho vào kho bán thành phẩm nếu không phải qua phân xưởng Cơ khí tổng hợp. Nếu phải qua phân xưởng Cơ khí tổng hợp thì bán thành phẩm phải qua phân xưởng này để gia công rồi mới được chuyển sang kho bán thành phẩm.- Từ kho bán thành phẩm, những bán thành phẩm này sẽ được đưa vào Phân xưởng lắp ráp để được lắp thành thân máy hoàn chỉnh. Đồng thời, sản phẩm sau khi hoàn chỉnh tiến hành chạy thử công suất và làm sạch.- Thành phẩm hoàn thành có thể được bán ngay hoặc đưa vào lưu tại kho thành phẩm chờ tiêu thụ.Trần Hương Trang - Kế toán 48D6 Chuyên đề thực tập chuyên ngành1.2.2. Cơ cấu tổ chức sản xuấtSơ đồ 1.2 Sơ đồ tổ chức sản xuấtTrần Hương Trang - Kế toán 48D7Giám đốcPGĐ sxkd PGĐ kỹ thuậtPhòng kỹ thuậtPX đúcPX rènPX cơ khíPX cơ dụngPX nhiệt luyênPX CK THPX cơ điệnPX lắp ráp Chuyên đề thực tập chuyên ngànhCác phân xưởng chịu sự quản lý trực tiếp của Giám đốc. Giám đốc điều hành các phân xưởng với sự trợ giúp của các Phó giám đốc Sản xuất kinh doanh và Phó giám đốc Kỹ thuật mà trong đó mỗi phó giám đốc lại đảm nhiệm một nhiệm vụ riêng biệt đối với các phân xưởng. Dưới sự chỉ đạo của Giám đốc, các Phó giám đốc Kỹ thuật theo dõi họat động tại các phân xưởng và xử lý các vấn đề xảy ra, kiểm tra tiến độ và quá trình làm việc của các phân xuởng; định mức sản xuất; làm việc với bộ phận kho để xuất NVL, nhập kho thành phẩm. Quản đốc, đội trưởng, tổ trưởng, thống kê trực tiếp quản lý sản xuất tại các phân xưởng; chịu trách nhiệm báo cáo với các bộ phận liên quan và cấp trên; thực hiện giám sát việc công nhân trực tiếp sử dụng máy móc, đảm bảo đúng với quy định của Công ty. Tuy mỗi phân xưởng có một nhiệm vụ riêng như đã được nêu trong quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm nhưng mỗi phân xưởng lại là một mắt xích không thể thiếu trong hệ thống sản xuất đồng bộ của Công ty. Phân xưởng này sản xuất ra bán thành phẩm để làm đầu vào cho phân xưởng kia nhưng bản thân các phân xưởng cũng có sự trao đổi trong sản xuất để tránh những rủi ro phát sinh do thiếu sự đồng bộ giữa các phân xưởng.1.3. QUẢN LÝ CHI PHÍ SẢN XUẤT CỦA CÔNG TY Tổ chức sản xuất trong Công ty là sự kết hợp giữa lao động và tư liệu sản xuất, duy trì và cải tạo tổ chức phù hợp với tình hình mới, phù hợp với tính chất, nhiệm vụ và mức độ sản xuất của Công ty, đồng thời đẩy mạnh công tác tiêu thụ sản phẩm trong cơ chế thị trường, cơ cấu bộ máy tổ chức quản lý của Công ty được xây dựng theo kiểu trực tuyến chức năng gồm 1 Giám đốc, 3 phó giám đốc và các phòng ban khác. Giám đốc là người cao nhất có quyền quyết định và điều hành các hợp đồng kinh tế của Công ty. Giám đốc là người quyết định cao nhất của Công ty, chịu trách nhiệm trước pháp luật về hoạt động kinh doanh của Công ty. Giám đốc là người đề ra phương hướng sản xuất, các chiến lược phát triển trong tương lai, đề ra các kế hoạch, mục tiêu cụ thể trong ngắn hạn cũng như dài hạn, là người hoạch định và đưa ra chính sách, đường lối phát triển của Công ty. Giám đốc là người quản lí toàn diện Trần Hương Trang - Kế toán 48D8 Chuyên đề thực tập chuyên ngànhhoạt động SXKD tại Công ty, là người phân công quyền hạn, trách nhiệm cho các cán bộ lãnh đạo, tổ chức sản xuất theo yêu cầu của hệ thống quản lí chất lượng. Giám đốc là người xây dựng bộ máy tổ chức, đào tạo quy hoạch cán bộ, tuyển dụng lao động, chỉ đạo và điều hành trực tiếp về nhân sự, kí kết các hợp đồng kinh tế, các văn bản pháp lí và đưa ra chính sách về chất lượng sản phẩm. Giúp việc cho Giám đốc là các Phó giám đốc sản xuất kinh doanh, Phó giám đốc kĩ thuật sản xuất và Phó giám đốc đầu tư.PGĐ kĩ thuật sản xuất phụ trách về hoạt động kĩ thuật, quy trình công nghệ sản xuất, nâng cao tay nghề của công nhân. PGĐ kỹ thuật là người giúp Giám đốc các mặt nghiên cứu, ứng dụng kĩ thuật khoa học công nghệ, quản lí chất lượng sản phẩm. Trong Công ty, PGĐ kĩ thuật sản xuất trực tiếp quản lí và chỉ đạo phòng Kỹ thuật và giám sát các phân xưởng.PGĐ sản xuất kinh doanh có nhiệm vụ xây dựng và phân bổ kế hoạch, chỉ tiêu cho SXKD, có nhiệm vụ theo dõi việc tiêu thụ sản phẩm, thiết kế, kí kết theo dõi các hợp đồng đã kí, quản lí thành phẩm xuất nhập kho, tổ chức thực hiện và xây dựng phương hướng kinh doanh, chiến lược sản phẩm. PGĐ sản xuất kinh doanh trực tiếp quản lý Phòng thương mại và Phòng Kế hoạch – sản xuất.PGĐ đầu tư chị trách nhiệm chỉ đạo và quản lý Phòng Hành chính tổng hợp và Phòng KCS, tiến hành quản lý mặt hành chính trong Công ty cũng như xây dựng các phương án đầu tư ngắn – trung – dài hạn của Công ty đảm bảo mang lại lợi ích cao nhất cho đơn vị.Các phòng ban chức năng được tổ chức theo yêu cầu của việc quản lý sản xuất kinh doanh, đồng thời chịu trách nhiệm và chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Giám đốc. Dưới cùng là các phân xưởng, đứng đầu các phân xưởng là các quản đốc phân xưởng. Quản đốc phân xưởng chịu trách nhiệm về mặt quản lý, điều hành phân xưởng, sử dụng các tiềm năng lao động thiết bị và các nguồn lực khác được giao, thực hiện nhiệm vụ sản xuất do Công ty phân.Mỗi phòng ban có một chức năng riêng biệt, chuyên môn hoá nhưng lại là một mắt xích quan trọng trong guồng máy hoạt động của công ty. Trong phân xưởng thì Trần Hương Trang - Kế toán 48D9 Chuyên đề thực tập chuyên ngànhngười đứng đầu là các quản đốc phân xưởng, những quản đốc phân xưởng này lại chịu trách nhiệm trực tiếp trước giám đốc. Các phòng ban thì có trưởng phòng, phó phòng, các nhân viên còn các phân xưởng thì có quản đốc phân xưởng, nhân viên kinh tế và các công nhân.Hàng tháng, vào đầu mỗi tháng, phòng kế hoạch sản xuất lập kế hoạch sản xuất trong tháng bao gồm các thông tin về chủng loại mặt hàng, số lượng, yêu cầu chất lượng, doanh thu dự tính, cùng với đó, phòng kỹ thuật tính toán định mức vật tư, chi phí cho từng loại sản phẩm và công vụ phải thực hiện. Bên cạnh đó, phòng Hành chính tổng hợp tiến hành thống kê và rà soát lại hợp đồng lao động (đối với những lao động hợp đồng), và giấy cam kết ( đối với lao động thời vụ) để tiến hành lập bảng chấm công, dự kiến chi phí nhân công trực tiếp trong tháng sẽ phát sinh, những giấy tờ này do từng phân xưởng lập ra và đưa lên phòng hành chính tổng hợp để thong qua. Những giấy tờ này phải được các phó giám đốc các phòng ban ký duyệt (bao gồm Phó giám đốc Sản xuất kinh doanh, Phó giám đốc đầu tư và Phó giám đốc kỹ thuật) trước khi đưa lên trình Giám đốc ký và tiến hành sản xuất.Trong tháng, các phân xưởng tiến hành theo dõi tình hình sử dụng vật tư, nhân công cũng như tài sản trong sản xuất, và các quản đốc phân xưởng phải tiến hành báo cáo những vấn đề phát sinh lên cấp trên kịp thời để có thể có được biện pháp giải quyết tốt nhất. Đồng thời các chứng từ phát sinh từ lúc nhập-xuất nguyên vật liệu cho đến khi tiến hành sản xuất và hoàn thành sản phẩm, cùng với các chứng từ sửa chữa trang thiết bị cho sản xuất sẽ được tập hợp về phòng kế toán để kế toán theo dõi về quá trình sản xuất cũng như tính giá thành thực tế sản phẩm hoàn thành sau này.Trần Hương Trang - Kế toán 48D10 [...]... TRẠNG KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN CƠ KHÍ TRẦN HƯNG ĐẠO 2 .1 KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT TẠI CÔNG TY 2 .1. 1 Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp 2 .1. 1 .1- Nội dung Công ty TNHH Nhà nước Một thành viên cơ khí Trần Hưng Đạo là một doanh nghiệp cơ khí chuyên sản xuất các sản phẩm nhỏ, lẻ, đơn chi c cho nên cơ cấu SP đa dạng Mỗi loại SP lại nhiều loại và. .. 2 .1. 3 Kế toán chi phí sản xuất chung 2 .1. 3 .1- Nội dung Chi phí sản xuất chung là những chi phí cần thiết còn lại để sản xuất sản phẩm sau CP NVLTT và CP NCTT Đây là những chi phí phát sinh trong phạm vi các phân xưởng, bộ phận sản xuất của Công ty CP SXC của Công ty TNHH Nhà nước một thành viên Cơ khí Trần Hưng Đạo gồm những khoản sau: - Chi phí nhân viên phân xưởng - Chi phí vật liệu, công cụ dụng cụ Trần. .. BHXH … nước Vũ Văn 1 Thành Trần Thanh 4/7 2. 71 1463400 24 10 17500 10 17500 87804 12 680 500000 417 016 2 Tuấn Phan Minh 6/7 3.74 2 019 600 25 10 94250 10 94250 12 117 6 16 890 450000 50 618 4 3 Hà 5/7 3 .19 17 22600 20 952400 10 3356 0 400000 449044 52365983 9 410 76 11 6482 20000000 Tổng cộng 952400 15 684593 10 56 52365983 Trần Hương Trang - Kế toán 48D 0 314 08425 28 Chuyên đề thực tập chuyên ngành Biểu số 2 .11 :... theo sản phẩm được áp dụng đối với công nhân trực tiếp sản xuất Quỹ tiền lương được lập theo đơn giá tiền lương và số lượng sản phẩm hoàn thành Lương sản phẩm = Sản lượng sản phẩm x Đơn giá hoàn thành nhập khotiền lương Đơn giá tiền lương sản phẩm được xác định trên cơ sở định mức lao động kết hợp định mức ngày công cấp bậc của công nhân sản xuất sản phẩm, công việc hay biên bản bàn giao sản phẩm và. .. 83596 412 16 548965 14 865 913 … 485423549 KPCĐ (3382) BHXH (3383) 7 415 610 6 10 47320 917 843 40 313 7 512 630 4 916 93 697928 85555 16 719 28.2 330979.3 297 318 .26 … 97084 71. 2 8 25352246 6 388652 5598843 245 913 5 312 70 41 2999328 4257362 5 218 86 BHYT (3384) Cộng có TK338 9 4390 013 95 210 9 834403 366488 466027 446994 634480 689 512 10 33898364 8388078 73 510 89 3228760 410 5698 3938 015 55897 71 1296954 11 2 417 03654 607540 61. .. 2 010 Đơn vị tính: VNĐ Ghi Có STT 1 1 các TK Ghi Nợ các TK 15 2 2 15 3 Cộng tổng 3 4 5 TK6 21- CPNVLTT 1 Động cơ DH80H 54 250 000 54 250 000 3 Động cơ D165 2 64 524 563 2 Động cơ D80RL … 64 524 563 98 840 054 98 840 054 1 049 402 066 1 049 402 066 … Cộng I TK627-CPSXC 86 989 908 12 924 216 99 914 12 4 Cộng II 86 989 908 12 924 216 99 914 12 4 Cộng I và II 1 136 3 91 974 Trần Hương Trang - Kế toán 48D 12 ... Phân xưởng cơ khí Phân xưởng cơ dụng Phân xưởng Cơ khí tổng hợp Phân xưởng Cơ điện Phân xưởng Lắp ráp 1 2 7 61 584 383 1 049 402 066 479 048 562 4 01 213 5 61 376 248 685 285 356 458 15 4 689 586 15 625 465 248 542 594 86 989 908 19 597 642 32 456 8 51 36 842 16 5 19 548 689 27 842 12 5 25 265 214 2 33 13 9 013 12 924 216 4 659 407 4 15 6 9 51 2 986 578 3 246 713 2 849 659 2 315 489 3 2 7 61 584 383 1 049 402... loại sản phẩm, công việc Công ty hiện đang áp dụng hệ số lương cho công nhân sản xuất như sau: Bậc 1 : 1. 67 Bậc 5 : 3 .19 Bậc 2 : 1. 96 Bậc 6 : 3.74 Bậc 3 : 2. 31 Bậc 7 : 4.4 Bậc 4 : 2. 71 Công thức xác định đơn giá tiền lương sản phẩm như sau • Quan sát các bước công việc để sản xuất ra từng sản phẩm, tính thời gian bình quân xem bao lâu thì công nhân bậc i hoàn thành công việc j (n phút) • Khi đó: Đơn giá. .. CP SXC TK 627 được chi tiết thành 6 tài khoản cấp 2 như sau: TK 62 71 - Chi phí nhân viên phân xưởng TK 6272 - Chi phí vật liệu TK 6273 – Chi phí công cụ dụng cụ TK 6274 - Chi phí khấu hao tài sản cố định TK 6277 - Chi phí khác bằng tiền TK 6278 - Chi phí dịch vụ mua ngoài - Và các tài khoản liên quan khác như TK 334, TK 15 2, TK 15 3, TK 214 , TK 11 1, TK 3 31 … Trần Hương Trang - Kế toán 48D 33 Chuyên... 8 71 Xuất trong kì SL TT 10 000 64 000 000 2 7 61 584 383 Tồn cuối kì SL TT 500 3 200 500 12 2 91 632 18 4 17 Chuyên đề thực tập chuyên ngành Với NVL trực tiếp được tính vào giá thành, chi phí sẽ được tập hợp cho từng phân xưởng rồi chi tiết cho từng loại sản phẩm, động cơ mà Công ty sản xuất Đối với vật liệu xuất dùng mà không thể hạch tóan trực tiếp cho từng sản phẩm thì Công ty tiến hành phân bổ gián . cơ ZS 113 0 ZS 113 0 cái12 Động cơ ZS 110 0AN ZS 110 0AN cái13 Động cơ ZS 110 0A ZS 110 0A cái14 Động cơ ZS 111 0GM ZS 111 0GM cái15 Động cơ ZS 111 5 ZS 111 5 cái16 Động cơ. TRẠNG KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN CƠ KHÍ TRẦN HƯNG ĐẠO2 .1. KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT TẠI CÔNG TY2 .1. 1.