1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Báo cáo thực tập tổng hợp tại công ty tnhh thương mại điện tử hoàng sơn

68 4 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Đánh Giá Hiệu Quả Hoạt Động Của Nhà Máy Xử Lý Rác Thải Sinh Hoạt Làm Phân Bón Hữu Cơ Cầu Diễn - Hà Nội
Tác giả Lê Văn Nam
Người hướng dẫn Th.S. Nguyễn Quang Hồng
Trường học Trường Đại Học Kinh Tế Quốc Dân
Chuyên ngành Kinh Tế - Quản Lý Tài Nguyên & Môi Trường
Thể loại chuyên đề tốt nghiệp
Năm xuất bản 2009
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 68
Dung lượng 441,33 KB

Cấu trúc

  • 1. Tính cấp thiết của đề tài (6)
  • 2. Phạm vi nghiên cứu của đề tài (8)
  • 3. Mục tiêu của đề tài (8)
  • 4. Phương pháp nghiên cứu thực hiện đề tà (9)
  • CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA MỘT DỰ ÁN (10)
    • 1.1. Tổng quan về đánh giá hiệu quả dự án (10)
      • 1.1.1. Đánh giá hiệu quả là gì? (10)
      • 1.1.2. Một số phương pháp đánh giá hiệu quả kinh tế - xã hội của một dự án (11)
        • 1.1.2.1. Phương pháp phân tích chi - phí lợi ích (CBA) (11)
        • 1.1.2.2. Phương pháp CBA định tính (11)
        • 1.1.2.3. Phương pháp phân tích chi phí - hiệu quả (11)
        • 1.1.2.4. Phương pháp phân tích đa mục tiêu (12)
        • 1.1.2.5. Phương pháp CBA chú trọng tới phân phối (12)
    • 1.2. Hiệu quả tài chính và hiệu quả kinh tế của một dự án (12)
      • 1.2.1. Hiệu quả tài chính (12)
      • 1.2.2. Hiệu quả kinh tế (14)
      • 1.2.3. Mối quan hệ giữa phân tích tài chính và phân tích kinh tế (15)
    • 1.3. Phương pháp phân tích chi phí - lợi ích (CBA) trong đánh giá hiệu quả kinh tế - xã hội của dự án (16)
      • 1.3.1. Khái quát về phương pháp phân tích chi phí - lợi ích (CBA) (16)
        • 1.3.1.1. Khái niệm về phân tích chi phí - lợi ích (CBA) (16)
        • 1.3.1.2. Mục đích của việc sử dụng CBA (17)
        • 1.3.1.3. Trình tự các bước cơ bản thực hiện phân tích chi phí - lợi ích (CBA) (18)
        • 1.3.1.4. Một số mặt hạn chế khi thực hiện phân tích chi phí - lợi ích (CBA) (21)
      • 1.3.2. Các tiêu chí sử dụng khi đánh gía hiệu quả kinh tế - xã hội của một dự án (22)
        • 1.3.2.1. Sự lựa chọn giữa các chỉ tiêu (23)
        • 1.3.2.2. Các tiêu chí sử dụng khi đánh giá hiệu quả của một dự án (23)
  • CHƯƠNG II: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ NHÀ MÁY XỬ LÝ RÁC THẢI SINH HOẠT LÀM PHÂN BÓN HỮU CƠ CẦU DIỄN. 26 2.1. Lịch sử hình thành (26)
    • 2.2. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội (26)
      • 2.2.1. Điều kiện tự nhiên tại khu vực nhà máy (26)
      • 2.2.2. Điều kiện kinh tế - xã hội của dân cư tại khu vực nhà máy hoạt động (31)
    • 2.3. Mô tả công nghệ, thiết bị và quy trình chế biến rác thải thành phân hữu cơ (33)
      • 2.3.1. Công nghệ và quy trình chế biến rác (33)
      • 2.3.2. Thiết bị (36)
      • 2.3.3. Các thành phần có trong rác thải tại nhà máy (38)
    • 2.4. Đánh giá hoạt động của nhà máy (40)
      • 2.4.1. Quy trình vận hành (40)
      • 2.4.2. Sản phẩm (41)
      • 2.4.3. Nhân công (42)
      • 2.4.4. Những vấn đề còn tồn tại trong hoạt động của nhà máy (42)
    • 2.5. Các tác động đến môi trường trong quá trình hoạt động của nhà máy (44)
      • 2.5.1. Tác động tới môi trường không khí và tiếng ồn (45)
      • 2.5.2. Tác động tới môi trường nước (46)
      • 2.5.3. Tác động tới môi trường đất (49)
      • 2.5.4. Tác động đến hệ sinh thái và cảnh quan khu vực (50)
  • CHƯƠNG III: PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NHÀ MÁY XỬ LÝ RÁC THẢI SINH HOẠT LÀM PHÂN BÓN HỮU CƠ CẦU DIỄN (51)
    • 3.1. Phân tích các khoản chi phí và lợi ích cùa nhà máy (51)
      • 3.1.1. Phân tích chi phí (51)
        • 3.1.1.1. Chi phí đầu tư ban đầu (51)
        • 3.1.1.2. Chi phí vận hành (54)
        • 3.1.1.3. Các khoản chi phí về mặt xã hội - môi trường (0)
      • 3.1.2. Phân tích lợi ích (57)
        • 3.1.2.1. Doanh thu từ việc bán phân (57)
        • 3.1.2.2. Danh thu từ bán các phế thải có thể tái chế được (57)
        • 3.1.2.3. Doanh thu từ bù giá chôn lấp rác (58)
        • 3.1.2.4. Những lợi ích về mặt xã hội - môi trường (0)
    • 3.2. Đánh giá hiệu quả hoạt động của nhà máy (59)
      • 3.2.1. Đánh giá hiệu quả kinh tế (59)
      • 3.2.2. Đánh giá hiệu quả xã hội - môi trường (61)
    • 3.3. Những giải pháp và kiến nghị (62)
      • 3.3.1. Các giải pháp về phía cơ quan quản lý (0)
      • 3.3.2. Các giải pháp từ phía nhà máy (63)
      • 3.3.3. Các giải pháp đối với cộng đồng dân cư (64)
  • KẾT LUẬN (65)

Nội dung

Tính cấp thiết của đề tài

7 Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, môi trường nước ta đang phải đối mặt với nhiều vấn đề bức xúc về suy thoái đất, ô nhiễm không khí, ô nhiễm nguồn nước, phá rừng và suy giảm đa dạng sinh học, trong đó vấn đề ô nhiễm do chất thải đang ngày càng nổi cộm Thời gian gần đây, tại một số địa phương trên cả nước đặc biệt là ở các thành phố lớn đã xuất hiện những điểm ô nhiễm môi trường mà nguyên nhân trực tiếp là do chất thải gây ra, sự ô nhiễm đó đã tạo ra những tác động xấu đến sức khoẻ và đời sống của nhân dân Do đó việc tìm ra những giải pháp để khắc phục tình trạng ô nhiễm do rác thải gây ra đang là mối quan tâm hàng đầu của các quốc gia đặc biệt là những nước có tốc độ phát triển kinh tế cao, công nghiệp hóa, hiện đại hoá mạnh mẽ.

Hà Nội là một trong những trung tâm kinh tế, văn hoá và chính trị của cả nước Với tốc độ phát triển kinh tế mạnh mẽ như hiện nay, Hà Nội đã góp phần to lớn vào việc phát triển kinh tế của khu vực và đất nước Tuy nhiên, trong quá trình phát triển đó đã có nhiều tác động tiêu cực tới môi trường tự nhiên của thành phố.

Quá trình đô thị hoá và sự gia tăng các nhu cầu của con người làm tăng lượng rác thải phát sinh tại Hà Nội Theo Chi cục Bảo vệ môi trường Hà Nội thì tổng lượng rác thải sinh hoạt của thành phố hiện nay vào khoảng 2.800 tấn/ngày trong đó chất thải công nghiệp, chất thải xây dựng, chất thải y tế khoảng 2.000 tấn/ngày Chất thải rắn sinh hoạt chiếm tỉ trọng lớn nhất trong các loại khoảng 60%; chất thải xây dựng chiếm khoảng 25% và lượng chất thải phân bùn bể phốt là 5% Như chúng ta đã biết rác thải không những là một trong những nguồn gây nên sự suy thoái môi trường mà còn có nhiều hiểm hoạ đối với sức khoẻ cộng đồng dân cư đô thị, do vậy trong công tác quản lý rác thải hiện nay vấn đề xử lý rác thải sinh hoạt là một vấn đề bức xúc trong đời sống xã hội.

Những năm gần đây, thành phố đã tìm mọi biện pháp xử lý để giảm thiểu chất thải cũng giảm diện tích và sức ép cho các bãi chôn lấp Trong các phương pháp xử lý rác thải sinh hoạt của thành phố đang được sử dụng cho thấy phương

8 pháp xử lý rác thải sinh hoạt làm phân hữu cơ đang có tính khả thi cao Chế biến rác sinh hoạt làm phân hữu cơ một mặt giải quyết vấn đề môi trường, mặt khác đã tận dụng các phần có ích trong rác thải để cho mục đích phát triển nông nghiệp của thành phố.

Là một sinh viên chuyên ngành môi trường, sau khi đã được học những kiến thức về môi trường tôi đã quyết định lựa chọn chuyên đề: “ Đánh giá hiệu quả hoạt động của nhà máy xử lý rác thải sinh hoạt làm phân bón hữu cơ Cầu Diễn -

Nhà máy xử lý rác thải sinh hoạt làm phân bón hữu cơ Cầu Diễn thuộc Công ty Môi trường Đô thị Hà Nội được xây dựng từ năm 1992 bằng vốn viện trợ của Liên Hiệp Quốc theo chương trình dự án VIE 86/023 với công suất xử lý là 30.000 tấn rác thải/năm để sản xuất ra 7.500 tấn phân vi sinh Đến năm 2002 nhà máy được đầu tư nâng cấp bằng nguồn vốn ODA của chính phủ Tây Ban Nha với công suất xử lý là 50.000 tấn rác thải/năm để sản xuất ra 13.260 tấn phân vi sinh bằng công nghệ ủ kỵ khí cưỡng bức Từ khi nâng cấp cho tới nay nhà máy vẫn trong quá trình hoạt động tốt và góp phần nâng cao công suất và chất lượng xử lý rác thải sinh hoạt, đảm bảo vệ sinh môi trường, cải thiện điều kiện làm việc của người lao động và nâng cao chất lượng phân bón hữu cơ phục vụ cho nông nghiệp.

Mục tiêu của đề tài

- Mục tiêu chung: Sử dụng phương pháp phân tích chi phí - lợi ích để đánh giá hiệu quả kinh tế - xã hội của hoạt động chế biến rác thải thành phân hữu cơ.

- Mục tiêu cụ thể: Đánh giá thực trạng quá trình hoạt động, thu thập số liệu, tính toán và phân tích những lợi ích và chi phí về các mặt kinh tế, xã hội và môi trường liên quan đến hoạt động của nhà máy xử lý rác thải sinh hoạt làm phân bón hữu cơ Cầu Diễn

Trên cơ sở đánh giá đó đưa ra các kiến nghị và đề xuất giúp cho các cơ quan có trách nhiệm trong quản lý chất thải sinh hoạt đi đúng hướng và lựa chọn được phương án hiệu quả nhất trong thời gian tới.

Phương pháp nghiên cứu thực hiện đề tà

- Phương pháp phân tích chi phí - lợi ích: phương pháp này được sử dụng để đánh giá hiệu quả kinh tế, xã hội và môi trường của nhà máy.

- Phương pháp thống kê, thu thập, liệt kê số liệu: các số liệu qua thời gian của nhà máy được tiến hành phân tích và bóc tách để phục vụ thuận tiện cho việc phân tích, đánh giá.

- Phương pháp kế thừa: các số liệu và thông tin phục vụ cho chuyên đề căn cứ vào các tài liệu đã có sẵn như: Báo cáo khả thi “Nâng cấp nhà máy chế biến rác thải sinh hoạt làm phân bón hữu cơ tại Cầu Diễn” (năm 1998), Báo cáo đánh giá tác động môi trường cho dự án nâng cấp nhà máy chế biến rác thải sinh hoạt làm phân bón hữu cơ tại Cầu Diễn (năm 2001)…

- Phương pháp tổng hợp, phân tích: các số liệu được thu thập sau đó sẽ được tổng hợp theo từng khoản chi phí, doanh thu cụ thể để thuận lợi cho việc đánh giá.

- Phương pháp xứ lý số liệu bằng phần mềm Excel.

TỔNG QUAN VỀ ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA MỘT DỰ ÁN

Tổng quan về đánh giá hiệu quả dự án

1.1.1 Đánh giá hiệu quả là gì? Đánh giá hiệu quả nghĩa là chúng ta đi phân tích, tính toán, so sánh xem lợi ích thu được từ các phương án có lớn hơn chi phí phải bỏ ra hay không và cố gắng lượng hóa hiệu quả đó, từ đó làm cơ sở hỗ trợ cho quá trình ra quyết định của chủ thể có liên quan để lựa chọn được phương án có hiệu quả lớn nhất theo mục tiêu đã đề ra.

Như chúng ta đã biết các nguồn lực là khan hiếm và chúng ta luôn phải đối mặt với các sự lựa chọn và việc đưa ra quyết định chọn phương án này hay phương án kia nhiều khi không đơn giản Để đưa ra được quyết định chính xác người ta luôn phải so sánh xem nên chọn phương án nào, cách nào mà chi phí phải bỏ ra là nhỏ nhất nhưng lại thu được lợi ích là lớn nhất Việc xem xét, phân tích, đánh giá các khoản chi phí và lợi ích của các dự án càng chi tiết, càng cụ thể thì chúng ta sẽ có một bản đánh giá hiệu quả càng hoàn chỉnh, từ đó giúp cho người ra quyết định tránh được các sai lầm trong lựa chọn cũng như hạn chế đến mức tối đa việc lãng phí các nguồn lực khan hiếm bấy nhiêu.

Do cách nhìn nhận khác nhau về các lợi ích và chi phí xuất phát từ các quan điểm phân tích khác nhau dẫn đến kết quả tính toán các loại hiệu quả là không giống nhau Cụ thể, nếu theo quan điểm cá nhân thì khi lựa chọn một phương án người ta quan tâm hàng đầu đến các chi phí và lợi ích liên quan trực tiếp đến cá nhân đó; còn trên phạm vi toàn xã hội, hiệu quả cần được hiểu theo nghĩa rộng hơn khi xem xét các tác động đó lên toàn xã hội Sự khác nhau này được xem xét theo hai loại hiệu quả: hiệu quả tài chính và hiệu quả kinh tế sẽ được phân tích ở phần sau.

1.1.2 Một số phương pháp đánh giá hiệu quả kinh tế - xã hội của một dự án 1

1.1.2.1 Phương pháp phân tích chi - phí lợi ích (CBA)

Phương pháp phân tích chi phí - lợi ích là một phương pháp kinh tế dùng để so sánh những “cái được” và “cái mất” của dự án trên quan điểm xã hội nhằm xác định xem dự án đó có đáng được thực hiện hay không hay có cải thiện được phúc lợi hay không

Phân tích chi phí - lợi ích là một phương pháp hay là một công cụ dùng để đánh giá và so sánh giữa các phương án cạnh tranh dựa trên quan điểm xã hội nhằm cung cấp thông tin cho việc ra quyết định lựa chọn phân bổ nguồn lực. Thông qua CBA các nhà hoạch định chính sách có thể xác định rõ được dự án nào mang lại hiệu quả về mặt kinh tế, xã hội và môi trường.

1.1.2.2 Phương pháp CBA định tính

Phương pháp CBA định tính được sử dụng khi các chi phí và lợi ích không lượng hoá được Về nguyên tắc khi thực hiện phương pháp này thì chúng ta phải nêu ra được các khoản chi phí cũng như các khoản lợi ích mà các phương án đó mang lại, trên cơ sở đó chúng ta mới xem xét, so sánh các phương án với nhau Trong các phương án đưa ra so sánh thì phương án nào mang lại nhiều lợi ích và ít chi phí hơn thì ta sẽ lựa chọn

1.1.2.3 Phương pháp phân tích chi phí - hiệu quả

Trong trường hợp sử dụng CBA định tính chúng ta đã đề cập tới những yếu tố không lượng hoá được thì trong phân tích chi phí hiệu quả thường người ta chỉ lượng hoá được chi phí mà không lượng hóa được lợi ích Trong trường hợp đó để xem xét hiệu quả của dự án thì phương pháp sử dụng là phương pháp phân tích chi phí hiệu quả Chúng ta có thể dùng phương pháp này trong việc lựa chọn hai phương án có cùng lợi ích nhưng chi phí là khác nhau, trong trường hợp

1 đó thì chúng ta sẽ lựa chọn phương án nào có chi phí thấp nhất để đạt lợi ích là2 lớn nhất.

1.1.2.4 Phương pháp phân tích đa mục tiêu.

Vấn đề cơ bản của phương pháp này đó là những phạm trù mà mọi sự lựa chọn chính sách cần phải được so sánh với nhau đối với các giá trị liên quan Về đặc trưng của phương pháp này có ba điểm cơ bản mà người làm phân tích phải nắm được đó là: thứ nhất, người làm phân tích phải chuyển tất cả các giá trị liên quan của dự án hay chính sách đến mục tiêu chung, hay từ mục tiêu chung đến mục tiêu cụ thể và nó được sử dụng như là một tiêu chuẩn để xem xét đánh giá. Thứ hai, người làm phân tích cần đánh giá từng chính sách lựa chọn kể cả mức nguyên trạng đối với từng mục tiêu đặt ra Thứ ba, trong thực tế phân tích đa mục tiêu không xảy ra trường hợp chính sách này có thể lấn át chính sách khác, cho nên người làm phân tích chỉ có thể đưa ra các khuyến nghị nên lựa chọn chính sách nào trong số các chính sách đã đưa ra, và xem xét nếu lựa chọn chính sách đó sẽ đạt được mục tiêu gì từ đó giúp cho người ra quyết định hiểu hơn ý đồ phân tích của mình.

1.1.2.5 Phương pháp CBA chú trọng tới phân phối.

Trong CBA thường liên quan đến chính sách, trong đó người ta chú trọng tới tính bất bình đẳng trong xã hội Cho nên khi thực hiện các chương trình, dự án có tính địa phương hay quốc gia thì người ta rất chú trọng tới tính công bằng để đảm bảo khi dự án, chương trình đưa ra (đặc biệt các dự án, chương trình sử dụng nguồn ngân sách của chính phủ) có tính công bằng hơn hay người ta gọi là chú trọng tới phân phối trong xã hội.

Hiệu quả tài chính và hiệu quả kinh tế của một dự án

1 Phân tích tài chính là quá trình phân tích dựa trên cơ sở các khoản chi phí3 và lợi ích trên quan điểm của cá nhân hay quan điểm của đơn vị kinh doanh. Phân tích tài chính có vai trò quan trọng không chỉ với chủ đầu tư mà còn đối với các cơ quan có thẩm quyền quyết định đầu tư của nhà nước, các tổ chức cho vay vốn của dự án.

Trong nền kinh tế thị trường, mọi cá nhân khi tham gia vào thị trường đều với một mục tiêu chính là tối đa hoá lợi ích cá nhân riêng của mình Khi đưa ra một quyết định đầu tư, các nhà đầu tư phải chắc chắn rằng hoạt động đầu tư của họ không bị thua lỗ, và một điều phi thực tế sẽ xảy ra nếu ai đó nói rằng họ bỏ tiền ra chỉ vì mục đích xã hội mà không vì lợi ích riêng của họ, bất kỳ một quyết định đầu tư hay bỏ vốn trên thị trường cũng đều xuất phát từ kỳ vọng sẽ thu được một khoản lợi ích lớn hơn trong tương lai cho riêng họ mà họ chưa quan tâm nhiều đến các khoản chi phí và lợi ích chung của cộng đồng Như vậy, có thể thấy những nhà đầu tư họ luôn phải quan tâm đến những gì liên quan đến lợi ích của bản thân họ trước tiên, rồi sau đó mới là các mục tiêu khác Để phục vụ cho quá trình ra quyết định của các cá nhân, các nhà đầu tư này thì một báo cáo phân tích tài chính là công cụ hỗ trợ tốt nhất cho họ, phân tích tài chính lúc này sẽ cho phép chủ đầu tư nhìn nhận một cách rõ ràng về các khoản chi phí, lợi ích liên quan trực tiếp tới túi tiền của họ

Như vậy, hiệu quả tài chính là việc phân tích khía cạnh tài chính của dự án trên góc độ của nhà đầu tư Trên góc độ nhà đầu tư mục tiêu cao nhất chính là lợi nhuận, do đó các dòng tiền được đánh giá trong phân tích tài chính chỉ tính đến lợi ích mà các nhà đầu tư nhận được và những chi phí mà họ phải bỏ ra để thực hiện dự án đó Như vậy, hiệu quả tài chính là cơ sở quan trọng nhất đối với việc ra quyết định đầu tư của cá nhân, doanh nghiệp Nhưng các dự án nó không chỉ liên quan đến các doanh nghiệp mà còn ảnh hưởng tới cả xã hội và các tác động này doanh nghiệp thường không tính đến như các vấn đề về môi truờng, an ninh,sức khoẻ của con người,… và đây lại là điều mà các nhà quản lý quan tâm Điều

1 này cũng lý giải tại sao các cá nhân muốn thực hiện hoạt động đầu tư luôn phải4 có sự đồng ý của cơ quan thẩm định nhà nước Sự quản lý này sẽ đảm bảo cho các mục tiêu cá nhân có thể kết hợp hài hoà với mục tiêu xã hội hoặc nếu không có sự kết hợp cần thiết thì buộc phải hi sinh các lợi ích cá nhân để không làm tổn hại đến lợi ích chung của xã hội Để quyết định xem dự án có được thực hiện hay không thì cơ quan thẩm định nhà nước phải căn cứ vào tính hiệu quả của dựa án xét theo quan điểm toàn xã hội hay chính là hiệu quả kinh tế của dự án.

Phân tích khía cạnh kinh tế - xã hội của một dự án là việc so sánh, đánh giá một cách có hệ thống những chi phí và lợi ích của dự án trên quan điểm toàn bộ nền kinh tế và toàn bộ xã hội.

Phân tích khía cạnh kinh tế - xã hội của một dự án nhằm xác định sự đóng góp của dự án vào mục tiêu phát triển cơ bản của nền kinh tế và phúc lợi của đất nước Nếu như hiệu quả tài chính chỉ cho phép nhìn nhận các chi phí và lợi ích trong phạm vi doanh nghiệp và mang tính cá nhân thì hiệu quả kinh tế mang một ý nghĩa rộng lớn hơn, nó xem xét trong toàn bộ nền kinh tế và đối với toàn bộ xã hội Khác với phân tích tài chính, sẽ có những chi phí hay lợi ích bị bỏ qua nếu chúng không liên quan trực tiếp đến chủ đầu tư, và để nói lên hiệu quả của lợi ích kinh tế - xã hội mà dự án mang lại cần phải tiến hành xem xét, nhận dạng rõ ràng và tính toán cụ thể các lợi ích mà nền kinh tế và toàn xã hội thu được cũng như những chi phí xã hội đã bỏ ra để thực hiện dự án đó Những lợi ích mà xã hội thu được chính là sự đáp ứng của dự án đối với việc thực hiện mục tiêu chung của nền kinh tế và của xã hội Những sự đáp ứng này có thể được xem xét mang tính chất định tính như các mục tiêu phát triển kinh tế phục vụ việc thực hiện những chủ trương, chính sách của nhà nước góp phần vào công cuộc bảo vệ môi trường, tạo công ăn việc làm, phân phối thu nhập… hoặc đo lường bằng cách tính toán định lượng như mức tăng doanh thu cho ngân sách, mức tăng số

1 người có việc làm…Còn đối với các chi phí mà xã hội phải gánh chịu khi một dự5 án được đầu tư bao gồm toàn bộ các nguồn tài nguyên, sức lao động, của cải vật chất tinh thần…mà xã hội dành cho dự án đó Do đó, việc phân tích kinh tế sẽ giúp cho các doanh nghiệp có được một lựa chọn chính xác hơn và tránh được các rủi ro có thể xảy ra do vi phạm vào lợi ích xã hội.

Như vậy, hiệu quả kinh tế - xã hội của một dự án đầu tư chính là kết quả của việc so sánh các lợi ích và chi phí của xã hội tức là những phần mà xã hội phải bù trừ trong hoạt động kinh tế dưới các góc độ khác nhau (kinh tế, xã hội, môi trường) chứ không chỉ cho lợi ích riêng của doanh nghiệp.

1.2.3 Mối quan hệ giữa phân tích tài chính và phân tích kinh tế

Do cách nhìn nhận khác nhau về các lợi ích và chi phí xuất phát từ các quan điểm phân tích khác nhau dẫn đến kết quả tính toán của các loại hiệu quả là không giống nhau Tuy nhiên ta có thể thấy mối quan hệ giữa hiệu quả tài chính và hiệu quả kinh tế là mối quan hệ bộ phận và tổng thể, giữa cá nhân và xã hội, là mối quan hệ có thể bổ sung cho nhau Sự xem xét, kết hợp hai hiệu quả này sẽ là công cụ hỗ trợ tốt nhất cho các cơ quan thẩm định lựa chọn ra được phương án nào là tối ưu nhất.

Mặc dù giữa hiệu quả tài chính và hiệu quả kinh tế có những khác biệt nhất định song giữa chúng vẫn có mối quan hệ khăng khít với nhau Việc lựa chọn phân tích tài chính hay phân tích kinh tế còn tuỳ thuộc vào mục tiêu mà người thực hiện dự án mong muốn Với mục tiêu tối đa hoá lợi nhuận thì các cá nhân, các doanh nghiệp sẽ dựa vào phân tích tài chính để đưa ra quyết định cho mình Đôi khi các doanh nghiệp cũng quan tâm đến hiệu quả xã hội trong phân tích dự án với mong muốn đạt được các mục tiêu như nâng cao uy tín, hình ảnh của doanh nghiệp…hay để giảm đi các rủi ro có thể xảy ra do vi phạm lợi ích xã hội

1 Các nhà quản lý kinh tế - xã hội, các nhà hoạch định chính sách quan tâm6 trước nhất đến hiệu quả kinh tế với mục tiêu là tối đa hoá phúc lợi xã hội nhưng họ cũng cần thông tin nhất định về phân tích tài chính để giúp cho việc ra quyết định chính xác và hiệu quả hơn Khi xác định các chi phí và lợi ích trong phân tích tài chính thường dễ dàng và đơn giản hơn so với phân tích hiệu quả kinh tế vì chúng ta chỉ cần căn cứ vào sổ sách, các báo cáo tài chính của doanh nghiệp là xác định được Ngược lại, phân tích kinh tế được tiến hành trên phạm vi rộng hơn (phạm vi toàn xã hội) và xem xét dưới nhiều góc độ hơn (kinh tế, xã hội và môi trường) nên việc nhận dạng và tính toán các chi phí và lợi ích tương đối khó khăn Vì vậy, nếu hiệu quả tài chính đòi hỏi phải được tính đầy đủ và chính xác thì hiệu quả kinh tế chỉ dừng lại ở yêu cầu cố gắng nhận dạng càng chi tiết và lượng hoá càng gần giá trị thực càng tốt.

Phương pháp phân tích chi phí - lợi ích (CBA) trong đánh giá hiệu quả kinh tế - xã hội của dự án

1.3.1 Khái quát về phương pháp phân tích chi phí - lợi ích (CBA)

1.3.1.1 Khái niệm về phân tích chi phí - lợi ích (CBA)

Phân tích chi phí - lợi ích (CBA) là một kỹ thuật giúp cho các nhà quyết định đưa ra những chính sách hợp lý về sử dụng bền vững các nguồn tài nguyên khan hiếm, làm giảm hoặc loại bỏ những tác động tiêu cực phát sinh trong các chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội.

Phân tích chi phí - lợi ích là một công cụ chính sách cho phép các nhà hoạch định chính sách quyền được lựa chọn các giải pháp thay thế có tính cạnh tranh với nhau, khi sự lựa chọn được đo lường bằng giá trị kinh tế tạo ra cho toàn xã hội Phương pháp này tìm ra sự đánh đổi giữa các lợi ích thực mà xã hội có được từ một phương án cụ thể với các nguồn tài nguyên thực mà xã hội phải từ bỏ để có được lợi ích đó CBA là một khuân khổ nhằm tổ chức thông tin, liệt kê

1 những thuận lợi và bất lợi của từng phương án, xác định các giá trị kinh tế có7 liên quan và xếp hạng các phương án dựa vào các tiêu chí giá trị kinh tế.

Nếu phương pháp phân tích tài chính chỉ xét đến lợi nhuận của doanh nghiệp thì phương pháp phân tích chi phí - lợi ích là phương pháp tính toán các hiệu quả về mặt xã hội, môi trường của dự án, trong đó mọi loại lợi ích và chi phí đều phải được nhìn nhận và lượng hoá ở mức tối đa có thể Đối với các dự án liên quan đến môi trường thì việc lượng hoá rất phức tạp vì bản chất các tác động đến môi trường thường khó nhận dạng được một cách cụ thể và cũng khó xác định được phạm vi, thời gian ảnh hưởng Tuy nhiên trong CBA chúng ta có thể liệt kê tất cả các tác động từ dự án một cách chi tiết, từ đó làm cơ sở cho việc tính toán không bị bỏ qua một chi phí hay lợi ích nào Chính vì vậy, thông qua CBA các nhà hoạch định chính sách có thể xác định rõ được dự án nào mang lại hiệu quả về mặt kinh tế, xã hội và môi trường.

1.3.1.2 Mục đích của việc sử dụng CBA.

Mục đích cơ bản của việc sử dụng CBA là phục vụ cho các nhà hoạch định chính sách để đi đến một quyết định lựa chọn trong các phương án đưa ra, các nhà đầu tư và chính phủ sẽ chọn phương án nào là tốt nhất xét trên quan điểm kinh tế.

Trong việc sử dụng CBA thì kinh nghiệm thực tiễn của các nước phát triển cho thấy đối với một chương trình, dự án hay một chính sách nào đó để thực hiện thì trong quá trình làm CBA người ta chia làm 3 giai đoạn đó là:

- Trước khi thực hiện dự án (Exante): khi chúng ta bắt đầu hình thành dự án hay xây dựng một chương trình thì chúng ta phải thực hiện CBA, điều này có nghĩa là mặc dù dự án chưa thực thi nhưng các nhà kinh tế đã thực hiện CBA để tạo ra phương án cho các nhà đầu tư.

- Trong quá trình thực hiện dự án (Imediares): khi dự án đã đi vào xây dựng một giai đoạn nào đó người ta vẫn phải thực hiện CBA, bởi vì quá trình

1 phân tích này sẽ giúp cho các nhà hoạch định chính sách và thực thi dự án có cơ8 sở để điều chỉnh những phương án, những quyết định đưa ra ban đầu của các phân tích trước sát với thực tiễn đang gặp phải.

- Sau khi kết thúc dự án (Expost): nghĩa là khi kết thúc dự án người ta vẫn tiếp tục làm CBA và tất nhiên ở giai đoạn này việc thực hiện CBA có nhiều thuận lợi hơn Vì đã có hai quá trình phân tích trước làm cơ sở tiền đề, mọi chi phí và lợi ích trong quá trình vận hành dự án đã bộc lộ rõ, thậm chí có những vấn đề ở hai giai đoạn trước đây chưa bộc lộ rõ thì khi dự án đi vào hoạt động nó đã bộc lộ rõ.

Việc thực hiện CBA ở các thời điểm khác nhau của một dự án có ý nghĩa rất quan trọng ví dụ như trong việc quyết định phân bổ nguồn lực thì Exante có thể cung cấp thông tin cho chủ dự án và nhà quản lý nhưng Imediares và Expost thì không, nhưng để làm căn cứ tham khảo cho các dự án tương tự trong tương lai thì Imediares và Expost mang lại hiệu quả cao nhất mà Exante lại không Đối với việc nhận thức về giá trị thực của dự án hay việc cung cấp cho chúng ta những sai số bỏ sót, những sai số trong dự đoán thì Expost mang lại hiệu quả tốt nhất còn Exante và Imediares thì không vì mọi chi phí và lợi ích khi thực hiện dự án cũng như các khoản chi phí phát sinh nó đã thể hiện một cách đầy đủ thông qua CBA giai đoạn cuối.

Qua việc phân tích trên cho thấy, việc thực hiện CBA là phải tiến hành liên tục (trước khi tiến hành dự án, trong khi tiến hành dự án và sau khi kết thúc dự án) có như vậy chúng ta mới khắc phục được những khiếm khuyết, những vấn đề không hiệu quả do việc thực hiện dự án gây ra.

1.3.1.3 Trình tự các bước cơ bản thực hiện phân tích chi phí - lợi ích (CBA). Để thực hiện CBA người ta phải tuân thủ trình tự theo các bước nhất định và toàn bộ quá trình này dựa trên phương pháp giải quyết vấn đề một cách khoa học Tuỳ theo cách phân chia mà các tác giả có thể đưa ra nhiều bước tiến

1 hành khác nhau tuỳ theo mức độ chi tiết của từng bước, trong đó có những9 phương án 4 bước, 5 bước, 8 bước, 9 bước thậm chí có những phương án 10 bước Trong bài đánh giá này, quá trình thực hiện CBA sẽ được tiến hành theo

9 bước cụ thể như sau:

Bước 1: Quyết định lợi ích thuộc về ai và ai sẽ là người phải gánh chịu chi phí.

Trong bước này chúng ta cần có một cách nhìn nhận ban đầu trước khi phân tích đối với một dự án hay một chương trình đó là ai sẽ được hưởng lợi ích và ai sẽ phải gánh chịu chi phí khi thực hiện dự án hay chương trình đó Ở đây phải giải trình tất cả các quan điểm nhìn nhận (đặc biệt là quan diểm nhìn nhận toàn diện) và đưa ra mọi yếu tố tác động tới quan điểm nhìn nhận đó.

Bước 2: Lựa chọn danh mục các dự án thay thế

GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ NHÀ MÁY XỬ LÝ RÁC THẢI SINH HOẠT LÀM PHÂN BÓN HỮU CƠ CẦU DIỄN 26 2.1 Lịch sử hình thành

Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội

2.2.1 Điều kiện tự nhiên tại khu vực nhà máy.

2 Nhà máy xử lý rác thải sinh hoạt làm phân bón hữu cơ Cầu Diễn nằm trên7 địa bàn xã Tây Mỗ và Xuân Phương thuộc huyện Từ Liêm, cách trung tâm thành phố Hà Nội khoảng 18 km về phía Tây theo đường Láng - Hoà Lạc Tổng diện tích của nhà máy hiện nay khoảng 4 ha. Địa hình khu vực nhà máy nói chung bằng phẳng với cốt cao tuyệt đối khoảng 6.5m Các công trình đường xã và nhà cửa được xây dựng trên nền đắp cao hơn Điểm đặc trưng về mặt địa hình ở đây là sự có mặt của con sông Nhuệ - một nhánh của sông Hồng Lưu lượng dòng chảy và mực nước của sông Nhuệ phụ thuộc vào sông Hồng và chế độ bơm tưới tiêu phục vụ nông nghiệp khu vực hai bờ sông Hàng năm có hai thời điểm mực nước đạt cực đại là 3.75m vào tháng 2 và 3.91m vào tháng 7, hai thời điểm mực nước cực tiểu là 3.18m vào tháng 5 và tháng 12 Xung quanh xí nghiệp là đồng ruộng, ao hồ, cách xa khu dân cư của địa phương ngoại trừ một số ít nhà ở của dân cư trên đường từ thị trấn Cầu Diễn vào xí nghiệp.

Phía Tây của xí nghiệp là bãi rác Tây Mỗ với diện tích khoảng 11ha đã đóng bãi năm 2000, việc bố trí bãi rác bên cạnh xí nghiệp một mặt có ưu điểm là thuận tiện cho khâu cung cấp nguyên liệu cho quá trình chế biến nhưng mặt khác có bất lợi là gây ảnh hưởng đến chất lượng môi trường trong khu vực nói chung và đối với xí nghiệp nói riêng.

- Đặc điểm khí hậu. Địa điểm khu vực xí nghiệp thuộc địa bàn Hà Nội và trạm khí tượng gần nhất là trạm Láng và căn cứ theo số liệu khí hậu dùng trong thiết kế xây dựng TCVN 4088 - 85, khí hậu của khu vực nhà máy như sau:

- Nhiệt độ trung bình năm:

- Nhiệt độ trung bình 3 tháng mùa nóng (tháng 6, 7, 8):

- Nhiệt độ trung bình 3 tháng mùa lạnh (tháng 12, 1, 2):8

- Nhiệt độ cực đại tuyệt đối:

- Nhiệt độ cực tiểu tuyệt đối:

- Nhiệt độ cực đại trung bình mùa nóng:

- nhiệt độ cực đại trung bình mùa lạnh:

17.2 °C 41.6 °C 3.1 °C 32.2 °C 14.5 °C Độ ẩm tương đối của không khí:

- Độ ẩm trung bình năm:

- Độ ẩm trung bình 3 tháng mùa nóng:

- Độ ẩm trung bình 3 tháng mùa lạnh:

- Vận tốc gió trung bình năm:

- Vận tốc gió trung bình 3 tháng mùa nóng:

- Vận tốc gió trung bình 3 tháng mùa lạnh:

- Vận tốc gió cực đại có thể xảy ra: Đông - Nam 2.4 m/s 2.4 m/s 2.5 m/s 4.3 m/s

- Lượng mưa trung bình hàng năm:

- Lượng mưa trung bình của 3 tháng mùa nóng:

- lượng mưa trung bình của 3 tháng mùa lạnh:

- Lượng mưa cực đại trong 60 phút:

- Tổng số giờ nắng trong năm:

- Số ngày quang mây/nhiều mây:

2 Bảng 2.1: Một số yếu tố khí hậu từng tháng trong năm của khu vực nhà máy9

(Tại trạm Láng - Hà Nội)

2 Nhiệt độ cực đại trung bình, °C

3 Nhiệt độ cực tiểu trung bình, °C

4 Độ ẩm tương đối trung bình, % 80 84 88 87 83 83

5 Lượng mưa trung bình, mm 18 25 46 84 192 240

7 Vận tốc gió trung bình, m/s 2.4 2.7 2.7 2.9 2.7 2.4

TT Các yếu tố 7 8 9 10 11 12 Cả năm

2 Nhiệt độ cực đại trung bình, °C

3 Nhiệt độ cực tiểu trung bình, °C

4 Độ ẩm tương đối trung bình, % 83 85 85 81 81 83 83

5 Lượng mưa trung bình, mm 296 310 258 125 47 166

7 Vận tốc gió trung bình, m/s 2.6 2.1 2 2.1 2.2 2.4 2.4

(Nguồn: Báo cáo tác động môi trường: “Dự án nâng cấp nhà máy xử lý rác thải sinh hoạt làm phân bón hữu cơ Cầu Diễn - Hà Nội”)

- Điều kiện địa chất công trình và thuỷ văn. Địa chất

3 Theo kết quả khảo sát địa chất của Công ty Tư vấn Đầu tư Xây dựng Giao0 thông công chính tháng 3 năm 1996, địa tầng khu vực gồm có các lớp từ trên xuống như sau:

- Lớp 1: Sét pha màu nâu vàng có chiều dầy 0,6 đến 1,6 m Lớp này bị bóc hết trong trong khu bãi rác.

- Lớp 2: Bùn sét pha màu xám đen, xám tro có lẫn hữu cơ xen kẹp các ổ cát pha, cát bụi Chiều dầy của lớp này từ 3,4 đến 5,4 m

- Lớp 3: Cát bụi màu xám tro, xám đen hoặc bão hoà nước Lớp này hiện có ở diện tích hiện có của xí nghiệp, trong khu bãi rác không có lớp này.

- Lớp 4: Sét màu vàng nhạt xám trắng trạng thái nửa cứng, lớp này chỉ gặp ở khu vực bãi rác.

- Lớp 5: Sét pha màu nâu vàng, xám trắng, chiều dầy khoảng 3,2 m, lớp này chỉ gặp ở khu bãi rác.

Trong khu bãi rác, rác được lấp ở độ sâu là 3 - 4 m và độ cao là 2 - 6 m so với cốt của hiện tại của xí nghiệp.

Hà Nội có nhiều sông lớn chảy qua như sông Hồng, sông Đuống, sông Nhuệ, sông Cầu, sông Cà Lồ và sông Công Chiều dài các sông qua địa phận Hà Nội như sau: sông Hồng 35 km, sông Đuống 25 km, sông Nhuệ 15 km và các sông Cầu, Cà Lồ và sông Công dài khoảng 60 km Khu vực nội thành và các huyện ven nội thành nằm giữa hai con sông là sông Hồng và sông Nhuệ, mực nước sông Hồng dao động từ 2m đến 12m.

Khu vực nhà máy gần sông Nhuệ, mực nước sông Nhuệ vào khoảng 5,37 m đến 5,63 m Các sông trong nội thành như sông sông Tô Lịch, sông Sét, sông Lừ và sông Kim Ngưu hiện tại đều nối vào sông Nhuệ và mực nước của các con sông này phụ thuộc vào sông Nhuệ.

- Hệ sinh thái động vật và thực vật 1

Hệ sinh thái thực vật ở đây chủ yếu là cây lương thực lúa nước, một số nơi có các ruộng rau như rau muống, cây hoa màu Trong các nhà dân có các vườn hoa quả như chuối cam, chanh, táo Động vật chủ yếu là động vật nuôi trong nhà như gà, vịt, lợn…

2.2.2 Điều kiện kinh tế - xã hội của dân cư tại khu vực nhà máy hoạt động.

Nhà máy xử lý rác thải sinh hoạt làm phân bón hữu cơ Cầu Diễn nằm trên địa bàn xã Tây Mỗ và xã Xuân Phương, huyện Từ Liêm, Hà Nội Qua việc thu thập thông tin tôi đã tổng hợp được một số các đặc điểm về kinh tế xã hội của khu vực nhà máy như sau.

Bảng 2.2: Đặc điểm về dân cư tại khu vực nhà máy xử lý rác thải sinh hoạt làm phân bón hữu cơ Cầu Diễn (năm 2007)

Các đặc điểm Xã Tây Mỗ Xã Xuân Phương

- Dân số trung bình (người)

- Tỷ lệ gia tăng dân số trung bình (%)

- Số hộ làm nông nghiệp chiếm

- Số hộ làm các nghề khác (%)

- Số hộ có bình quân dưới 4 người chiếm (%)

- Số hộ có bình quân từ 4-5 người chiếm (%)

- Số hộ có bình quân trên 5 người chiếm (%)

- Nhóm người có độ tuổi từ 1-

- Nhóm người có độ tuổi từ 21- 2

- Nhóm người có độ tuổi trên

Như vậy, tại khu vực nhà máy là nơi sinh sống và làm việc của rất nhiều người và đa số người dân ở đây làm nông nghiệp và đời sống còn gặp nhiều khó khăn Khi nhà máy hoạt động thì có thể tạo ra công ăn việc làm cho người dân trong những tháng ngoài mùa vụ vì vậy góp phần nâng cao thu nhập và cải thiện đời sống của họ Trong những năm gần đây thì xu hướng những người dân chuyển từ nông nghiệp sang các ngành nghề khác có thu nhập cao hơn ngày càng nhiều do vậy chất lượng cuộc sống của dân cư tại đây ngày một cao hơn.

Bảng 2.3: Đặc điểm sử dụng đất đai tại khu vực nhà máy xử lý rác thải sinh hoạt làm phân bón hữu cơ Cầu Diễn (năm 2007)

- Tổng diện tích đất (ha)

- Diện tích đất canh tác (ha)

- Diện tích mặt nước (ha)

- Diện tích cây xanh (ha)

Tại khu vực nhà máy xử lý rác thải sinh hoạt làm phân bón hữu cơ Cầu Diễn có diện tích lớn đất phục vụ cho hoạt động nông nghiệp và nhà ở của người dân Cùng với quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hoá diễn ra mạnh mẽ đã làm cho có sự chuyển dịch trong cơ cấu sử dụng đất tại khu vực Diện tích đất phục vụ cho nông nghiệp có xu hướng ngày càng giảm và chuyển sang phục vụ cho việc xây dựng cơ sở hạ tầng cho các ngành công nghiệp và nhà ở của nhân dân.

Sự chuyển dịch cơ cấu đất này một mặt tạo thêm cơ hội việc làm và tăng thu

3 nhập cho người dân trong khu vực nhưng mặt khác nếu các nhà quản lý không3 có chính sách hợp lý sẽ làm ảnh hưởng tới môi trường trong khu vực

Các công trình công cộng, cơ sở hạ tầng: hiện nay các cơ sở hạ tầng tại khu vực đã đáp ứng được nhu cầu về vật chất cũng như tinh thần của nhân dân:

- Trong phạm vi xã Tây Mỗ bao gồm có 9 nhà máy, xí nghiệp quy mô nhỏ,

5 trường học, 1 trạm y tế và 3 bãi tha ma, 2 chợ, 11 công trình văn hoá và di tích kịch sử Hệ thống đường xã chủ yếu là đường bê tông và đường nhựa (17 km). Toàn xã có 100 % số hộ được sử dụng mạng lưới phân phối điện của thành phố và 74,98 % số hộ sử dụng nước sạch.

- Trong phạm vi xã Xuân Phương bao gồm có 1 nhà máy, xí nghiệp công nghiệp, 22 cơ quan, trường học, 1 trạm y tế, 2 chợ và 5 bãi tha ma, 9 đình chùa.

Hệ thống đường xã chủ yếu là đường bê tong và đường nhựa (6,9 km) Toàn xã có 100 % số hộ được sử dụng mạng lưới phân phối điện của thành phố và 100 % số hộ sử dụng nước giếng khoan.

Mô tả công nghệ, thiết bị và quy trình chế biến rác thải thành phân hữu cơ

2.3.1 Công nghệ và quy trình chế biến rác.

Công nghệ xử lý rác thành phân hữu cơ của nhà máy hiện nay là công nghệ tiên tiến của Tây Ban Nha Đây là công nghệ ủ lên men vi sinh có thổi khí để phân huỷ các chất hữu cơ trong chất thải mà không gây ra mùi hôi Toàn bộ các công đoạn như: tuyển lựa, phân loại, tinh chế và đóng bao được cơ giới hoàn toàn và có trang bị máy móc vi tính cho tất cả các công đoạn để điều khiển hoạt động của thiết bị Sơ đồ công nghệ tổng quát của quá trình xử lý chất thải hữu cơ tại nhà máy được mô tả như trên hình sau:

Hình 2.1: Sơ đồ dây chuyền công nghệ của nhà máy xử lý rác thải sinh hoạt làm phân bón hữu cơ Cầu Diễn.

Bổ xung nước, không khí

Băng chuyền cung cấp vật liệu Tiếp nhận rác

Phân loại Cắt và xé Phân loại Ủ lên men và ủ chín

Lưu kho và bán Đóng gói

Chất TRƠ Các chất hữu cơ

Sơ đồ công nghệ tổng quát của quá trình xử lý rác thải thành phân hữu cơ tại nhà máy Cầu Diễn được mô tả trên hình 2.1 Đây là công nghệ ủ đống tĩnh có thổi khí, với lượng rác tiếp nhận hàng ngày hiện nay là 140 tấn Quy trình xử lý rác thành phân hữu cơ của nhà máy bao gồm các công đoạn sau:

- Công đoạn phân loại (thể hiện trong khung số1): Rác được đưa vào phân loại bằng xe xúc lật, theo các băng tải xích, băng tải trung gian, tang quay phân loại Các thành phần hữu cơ có kích thước < 8cm lọt qua tang quay phân loại xuống băng tải, đưa ra khu đảo trộn qua băng từ thu kim loại Phần vô cơ được phân loại bằng thủ công gồm: giấy, nhựa, nilon, sắt, thuỷ tinh,…phần chất trơ được thu gom và chuyển lên bãi chôn lấp Nam Sơn.

- Công đoạn đảo trộn (thể hiện trong khung số 2): Sau khi rác được tuyển chọn và đưa tập kết về sân đảo trộn Thành phần Cacbon trong rác thường cao, phân xí máy thêm vào đảm bảo cung cấp thêm Nitơ, cho phép rác thải khống chế tỷ lệ Cacbon/Nitơ mong muốn (C/N: 30 - 35%) Phân bùn bể tự hoại kết hợp với phụ gia được tưới phủ đều trên nền rác một cách tuỳ tiện trước khi đưa rác vào bể ủ.

- Công đoạn ủ lên men: Rác được vận chuyển từ khu đảo trộn sang bể ủ bằng xe xúc lật, trước khi vào bể ủ được trộn vi sinh vật khử mùi phân giải xenluloza phục vụ cho quá trình phân huỷ rác Dung tích bể ủ là 150 m 3 /bể, thời gian ủ trong bể khoảng 19 - 22 ngày, số lượng bể là 28 bể Trong từng bể ủ có bốn rãnh dẫn khí dọc theo chiều dài của bể và phân bố cách đều theo chiều rộng của bể và trong quá trình ủ, các điều kiện để vi sinh vật hoạt động như độ pH, độ ẩm, thoáng khí được kiểm soát bằng hệ thống tự động Nước rác lọt xuống dưới bể được thu hồi trong các hố thu và xử lý bổ sung vào bể ủ cùng với phân bùn bể phốt.

- Công đoạn ủ chín: Cuối quá trình thổi khí cưỡng bức, phân compost được dỡ khỏi bể bằng máy xúc, yêu cầu phân phải khô (độ ẩm từ 10 - 15%) và đưa

3 vào giai đoạn ủ chín (để lại một phần cho giai đoạn sau) Chú ý: trong quá trình6 dỡ bể những phần khô nhất sẽ chỉ lượng khí phân bổ trong quá trình thổi gió có thoả mãn hay không và sự cần thiết đối với việc chất đều hỗn hợp lên bể ủ. Thành phần chất hữu cơ được xử lý, bổ xung độ ẩm Mỗi đống ủ chín có chiều cao nhỏ hơn 2.5m và trong quá trình ủ chín oxi cũng được cung cấp bằng cách đảo trộn 1 - 2 lần để các vi sinh vật trong đống ủ hoạt động bình thường Tại công đoạn này, phần lắng đọng của phân bùn được trộn với mùn để tạo màu cho mùn.

- Công đoạn tinh chế (thể hiện trong khung số 3): Rác được đưa từ nhà ủ chín vào phễu nạp liệu bằng xe xúc lật manitou, qua hai trục xoắn tới băng tải vận chuyển đến tang phân loại Các chất hữu cơ được phân huỷ có kích thước nhỏ hơn 0.5 - 1.0 cm lọt qua mắt sàng xuống băng tải tiếp tục được phân loại qua bàn tuyển tỷ trọng (bằng sàng rung và không khí).

Công đoạn hoàn thiện (thể hiện trong khung số 4): Mùn hữu cơ được đưa vào đóng bao, nạp vào phễu bằng xe xúc lật manitou cùng với các phụ gia (N, P, K) được nạp sẵn vào phễu Hỗn hợp được trộn đều, phun ẩm và chuyển vào đóng bao theo máy tự động có in mác loại 2, 10, 20, 30, 50 kg và chuyển vào kho bằng xe xúc lật.

Thiết bị cho dây chuyền công nghệ chế biến phân hữu cơ được nhập từ Tây Ban Nha Các phần giá đỡ, sàn thao tác, phễu được chế tạo trong nước Các thiết bị của dây chuyền công nghệ như sau:

Bảng 2.4: Danh mục các máy móc thiết bị bổ sung của nhà máy xử lý rác thải sinh hoạt làm phân bón hữu cơ Cầu Diễn

TT Tên gọi Quy cách Số lượng

1 Bàn tiếp liệu và phễu 8 x 1.5 m 1

2 Thùng quay sang sơ bộ 7 9 x 1 m 1

5 Băng chuyền của thùng quay 1

6 Băng chuyền tải vật liệu hữu cơ 6 x 0.6 m 1

8 Băng chuyền vật liệu hữu cơ tới sàng 1

Băng chuyền vật liệu hữu cơ tới đảo trộn và ủ

11 Sàn bộ hành, thang, khung giá 16 x 0.6 m 1

2 Băng chuyền từ bộ nạp liệu tới sàng 16 x 0.6 m 1

4 Băng chuyền vật liệu loại 7 x 0.6 m 1

5 Băng chuyền đến bàn tuyển tỷ trọng 16 x 0.6 m 1

6 Bàn tuyển tỷ trọng và khung giá 1

7 Băng chuyền thu vật liệu trơ 7 x 0.6 m 1

8 Băng chuyền thu compost tinh 13 x 0.6 m 1

9 Khung giá và phụ kiện 1

III Khu hoàn thiện sản phẩm

2 Băng chuyền compost tới phễu pha trộn 1

5 Phễu cái có băng chuyền xoắn 1 m 3 1

8 Băng chuyền ra của máy trộn 15 x 0.5 m 1

1 Trung tâm điều khiển động cơ và cáp điện

3 Máy vi tính cho tất cả công đoạn

2 Thiết bị phòng thí nghiệm

(Nguồn: Báo cáo nghiên cứu khả thi “ Nâng cấp nhà máy xử lý rác thải sinh hoạt làm phân bón hữu cơ tại Cầu Diễn - Hà Nội”)

2.3.3 Các thành phần có trong rác thải tại nhà máy.

Theo công suất vận hành hiện nay của nhà máy thì trung bình một ngày nhà máy tiếp nhận khoảng 140 tấn rác (100%) Căn cứ vào sự luân chuyển vật chất theo từng công đoạn sản xuất, người ta đã tính toán được các số liệu đầu vào và đầu ra cho từng hợp phần lẻ trong nhà máy Các thành phần vật chất có trong rác thải của nhà máy với tỷ lệ % các chất theo khối lượng được phân tích và trình bày trong bảng sau:

Bảng 2.5: Kết quả phân loại thành phần rác thải tại nhà máy Cầu Diễn.

Thành phần Tỷ lệ % theo khối lượng Thành phần Tỷ lệ % theo khối lượng

Lá cây, rác hữu cơ

Giấy vụn 2.2 Đất đá và các chất tro khác

(Nguồn: “Kết quả phân tích của dự án Quản lý phân bùn - Phòng Chất thải rắn

Và các thành phần vật chất có trong rác thải của từng công đoạn chế biến rác thải của nhà máy đã được phân tích và có kết quả như bảng dưới đây:

3 Bảng 2.6: Các sản phẩm và quá trình của dòng luân chuyển vật chất trong nhà9 máy chế biến phân hữu cơ Cầu Diễn.

Công đoạn sản xuất của nhà máy

- Chất hữu cơ kích thước lớn

- Chất hữu cơ đã lên men

- Chất hữu cơ đã lên men

- Phân compost (chưa tinh chế)

- Phân compost (chưa tinh chế)

- Chất không lên men (chất trơ)

Tuyển tỷ trọng và đóng bao

(Nguồn: “Kết quả phân tích của dự án Quản lý phân bùn - Phòng Chất thải rắn

4 Kết quả phân tích ở trên cho thấy lượng rác thải sinh hoạt đưa về nhà máy0 có tỉ lệ chất hữu cơ còn thấp, các chất vô cơ chứa trong rác còn chiếm tỷ lệ cao và các thành phần có trong rác thải thì rất đa dạng, điều đó đã làm tăng thêm thời gian cũng như các khoản chi phí cho việc phân loại rác tại nhà máy Đặc biệt trong thời gian gần đây, khi dự án phân loại rác tại nguồn được nghiên cứu và triển khai ở một số quận trong nội thành đã cho thấy có nhiều kết quả khả quan,rác thải đưa về nhà máy có tỷ lệ hữu cơ cao hơn nhiều so với trước đây và nhờ thế đã góp phần làm cho nhà máy hoạt động có hiệu quả hơn Vì vậy trong thời gian tới nhà máy cần có chính sách, biện pháp để triển khai việc phân loại rác tại nguồn với quy mô rộng hơn để góp phần làm giảm chi phí vận hành cũng như nâng cao chất lượng sản phẩm phân hữu cơ của nhà máy.

Đánh giá hoạt động của nhà máy

Hiện nay, nhà máy đang hoạt động tốt và có hiệu quả, rác thải tiếp nhận về nhà máy được xử lý theo quy trình công nghệ đảm bảo vệ sinh môi trường Dây chuyền và thiết bị của nhà máy hoạt động tương đối ổn định, các thiết bị được lập lý lịch theo dõi hoạt động, cập nhật hàng ngày tại trung tâm điều khiển Tuy nhiên có một số chi tiết thiết bị điện tử trong các tủ điều khiển chưa phù hợp với khí hậu nước ta nên đã xảy ra sự cố, Công ty Môi trường đô thị Hà Nội đã phối hợp với phía Tây Ban Nha khắc phục kịp thời và công ty cũng đã chủ động điều chỉnh, bổ sung, thay thế thiết bị cho phù hợp với điều kiện nước ta và các thiết bị vẫn đang hoạt động tốt

Theo thiết kế của nhà máy thì mỗi năm nhà máy có thể xử lý được 50.000 tấn rác thải sinh hoạt và sản xuất ra 13.260 tấn phân hữu cơ nhưng do rác thải ở

Hà Nội chưa được phân loại tại nguồn, lượng rác đầu vào có lượng chất thải vô cơ cao nên tỷ lệ rác hữu cơ trong rác thải thấp hơn theo dự án do vậy tỷ lệ hữu cơ

4 thu hồi chưa đạt theo thiết kế Hiện nay, trung bình nhà máy xử được khoảng1 trên 37.000 tấn/năm và lượng mùn hữu cơ thu được khoảng 8.000 tấn/năm.

Sản phẩm phân hữu cơ Cầu Diễn có tác dụng rất lớn đối với đất và cây trồng: làm cho đất tơi xốp hơn, tạo nguồn phân bón có độ mùn hữu cơ cao, tơi xốp, cải tạo đất, tạo dưỡng chất ổn định cho cây; giữ ẩm cho đất tránh cho đất khỏi bạc màu; tăng khả năng hấp thụ dinh dưỡng cho đất; tăng hấp thụ khoáng chất, tăng năng suất hoa, chè, cà phê, ngô, đậu, cà chua, mía, cây ăn quả, cây có củ; cân bằng đất - dinh dưỡng cây trồng: phân hữu cơ Cầu Diễn - dưỡng chất quan trọng cho trang trại, đồi, đất dốc, miền núi, nơi mất cân đối giữa trồng trọt, chăn nuôi, chống xói mòn, trơ hóa đất; cải tạo đất bạc màu do khai thác lâu, sử dụng nhiều phân bón hóa học; tăng khả năng chịu bệnh, chịu hạn, thay đổi khí hậu cây trồng, phòng trừ sâu, bệnh hại

Hiện nay, sản phẩm của nhà máy được bán cho nông dân các tỉnh Hải Dương, Thái Bình để trồng hoa hồng xuất khẩu, bán cho các nông trường trồng chè, cây công nghiệp… tại các tỉnh Yên Bái, Hoà Bình, Ninh Bình, Vinh-Nghệ

An, Lâm Đồng và chương trình rau sạch của thành phố Hà Nội.

Phân hữu cơ Cầu Diễn được tham gia trưng bày và bán sản phẩm tại các hội chợ, triển lãm về vật tư nông nghiệp và bảo vệ môi trường và đạt giải thưởng

“Cúp vàng vì sự nghiệp xanh Việt Nam” của Bộ khoa học công nghệ - Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam - Ban tổ chức hội chợ triển lãm tuần lễXanh quốc tế Việt Nam và được cấp chứng nhận quyền sử dụng dấu hiệu “HàngViệt Nam chất lượng cao phù hợp tiêu chuẩn” của Bộ công nghiệp, Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn, Bộ khoa học công nghệ Ngoài ra phân tại nhà máy còn được ứng dụng trong các đề tài nghiên cứu khoa học của Sở nông nghiệp và phát triển nông thôn “Nghiên cứu ứng dụng khoa học công nghệ và giải pháp quản lý kinh tế nhằm phát triển nông nghiệp sinh thái bền vững và kinh

4 tế ngoại thành” và một số đề tài ứng dụng khoa học của các trường đại học và2 các viện nghiên cứu.

Tuy nhiên, việc tiêu thụ sản phẩm của nhà máy hiện nay còn gặp nhiều khó khăn do nông dân chưa quen sử dụng và giá phân urê trên thị trường thấp hơn so với phân hữu cơ Cầu Diễn.

Nhà máy chế biến rác thải Cầu Diễn từ khi đi vào hoạt động đã tạo ra cơ hội việc làm cho người dân ở hai xã Tây Mỗ và Xuân Phương đặc biệt là những người có hoàn cảnh khó khăn, đã góp phần làm tăng thu nhập và cải thiện đáng kể đời sống của nhân dân trong khu vực.

Với đội ngũ cán bộ quản lý, công nhân vận hành đã được đào tạo thực hành, đảm bảo vận hành an toàn nhà máy, làm chủ được công nghệ và thiết bị của Tây Ban Nha, do đó trong suốt quá trình vận hành của nhà máy chưa để xảy ra sai sót đáng kể nào về kỹ thuật. Đội ngũ làm công tác thị trường đã hình thành và có nhiều phong cách hoạt động linh hoạt, thường xuyên kết hợp chặt chẽ với cơ quan quản lý nhà nước, cơ quan tiêu chuẩn phân bón quốc gia, các nông trường, trang trại, các khu kinh tế nông ghiệp để từng bước tuyên truyền, vận động bà con nông dân sử dụng phân hữu cơ Cầu Diễn.

Hiện nay, xí nghiệp có 158 cán bộ công nhân viên, trong đó: Cán bộ gián tiếp là 55 người (trình độ đại học là 21 người, trình độ trung cấp là 6 người). Công nhân sản xuất trực tiếp là 103 người Thu nhập bình quân của cán bộ công nhân viên trong xí nghiệp là 1.200.000 đ/tháng.

2.4.4 Những vấn đề còn tồn tại trong hoạt động của nhà máy

Từ khi nhà máy xử lý rác thải sinh hoạt làm phân bón hữu cơ Cầu Diễn ra đời và đi vào hoạt động cho đến nay, tình hình quản lý chất thải trên địa bàn

4 thành phố Hà Nội có nhiều khởi sắc và nhiều mặt đáng ghi nhận Tuy nhiên vẫn3 còn có những tồn tại, những vấn đề cần phải chú ý đối với hoạt động của nhà máy đó là:

Hiệu quả của việc chế biến rác thải thành phân hữu cơ phụ thuộc rất nhiều vào việc phân loại rác tại nguồn, trong khi đó rác thải ở Hà Nội liên tục gia tăng và chưa được phân loại tại nguồn, lượng rác đầu vào có có lượng chất thải vô cơ lớn nên tỷ lệ rác hữu cơ trong rác thải thực tế thấp hơn theo dự án do vậy đã làm tăng thêm chi phí trong các khâu phân loại và cũng làm ảnh hưởng đáng kể tới chất lượng phân hữu cơ được sản xuất ra

Phần lớn các thiết bị của nhà được nhập khẩu từ nước ngoài có chi phí cao, sau một thời gian đi vào hoạt động do không phù hợp với điều kiện khí hậu của nước ta nên có nhiều thiết bị đã xảy ra sự cố đặc biệt là các thiết bị điện tử trong các tủ điều khiển, điều đó đã gây ra những gián đoạn trong quá trình hoạt động của nhà máy.

Các tác động đến môi trường trong quá trình hoạt động của nhà máy

Các hoạt động của nhà máy xử lý rác thải sinh hoạt làm phân bón hữu cơ là một trong những hoạt động tích cực, góp phần cải tạo và làm sạch môi trường. Trên phương diện tổng thể thì các hoạt động của nhà máy theo đúng hướng tích cực là đưa phế thải xử lý trở lại phục vụ nông nghiệp, tham gia vào quá trình làm giàu đất canh tác, chống thoái hoá Tuy nhiên, với việc tập trung một khối lượng lớn rác thải của thành phố trước khi chế biến, nếu không được tuân thủ theo các quy trình vệ sinh thì có khả năng sẽ trở thành một nơi có nguy cơ làm ô nhiễm môi trường địa phương Và những ảnh hưởng tới môi trường khi nhà máy đi vào hoạt động được xem xét dưới các tác động sau:

Bảng 2.7: Những tác động đến môi trường do hoạt động của nhà máy gây ra.

Môi trường bị tác động

Mức độ tác động Giải pháp giảm thiểu

Xe chở rác, nguyên vật liệu, sản phẩm, khu tinh chế

Che chắn các loại xe chuyên chở, lắp đặt các thiết bị xử lý khí thải tại những nơi phát sinh nhiều bụi.

Khu tập kết, khu phân loại thủ công.

Bố trí các thiết bị xử lý khí thải trong khu tập kết, khu phân loại thủ công, trang bị bảo hộ lao động.

CH4 Bể ủ sinh học Không Mức độ Thoát tán tự nhiên

Bể ủ sinh học, phương tiện vận chuyển rác, nguyên vật liệu.

Phương tiện vận tải chạy đúng vận tốc quy định trong khu vực nhà máy (10km/h), bảo trì thường xuyên xe, trồng cây xanh

Xe vận tải các loại Tiếng ồn Trung bình

Tổ chức thời gian hoạt động hợp lý, chạy đúng tốc độ quy định

Khu sinh hoạt của cán bộ công nhân viên

Xử lý bằng phương pháp sinh học

Sản xuất Dây chuyền công nghệ Nước Không Tái sử dụng cho dây chuyền xử lý và xử lý

Dây chuyền công nghệ Đất Không Chôn lấp

(do các sinh vật ký sinh)

Vận chuyển và kho chứa rác

Không khí, thực phẩm và sức khoẻ

Xử lý khu tập kết rác trong nhà có mái che, chuyển rác cũng như xử lý rác được phối hợp đồng bộ, không để rác tồn đọng, thường xuyên dọn vệ sinh khu vực nhà máy, phun chất sát trùng

(Nguồn: Báo cáo tác động môi trường: “Dự án nâng cấp nhà máy xử lý rác thải sinh hoạt làm phân bón hữu cơ Cầu Diễn - Hà Nội”)

2.5.1 Tác động tới môi trường không khí và tiếng ồn

Phế thải sinh hoạt chứa một lượng khá lớn là thực phẩm, thực vật chất trơ được thu gom đi chế biến phân hữu cơ và chôn lấp Trong quá trính phân huỷ những loại phế thải hữu cơ này một lượng lớn khí sinh học đã được sinh ra trong giai đoạn tập kết và tuyển lựa hoặc chôn lấp Khí có thể trở thành một mối nguy hiểm gây ra cháy nổ, ô nhiễm môi trường ở các khu vực xung quanh Bên cạnh đó, khí còn là sản phẩm của quá trình phân huỷ các chất hữu cơ trong bãi chôn lấp Quá trình chôn lấp bao gồm đang chôn lấp và đã phủ mặt chôn lấp do vậy

4 quá trình phân huỷ được chia thành phân huỷ hiếu khí và phân huỷ kỵ khí.6 Thành phần khí ga trong giai đoạn đầu chủ yếu là khí CO2, và một số khí khác như N2, O2 Sự có mặt của khí CO2 ở trong bãi chôn lấp tạo điều kiện cho vi sinh vật yếm khí phát triển và từ đó bắt đầu giai đoạn hình thành khí mêtan Trong khí ga có hai thành phần chủ yếu là CH4, CO2 (trong đó CH4 chiếm khoảng từ 50

- 60% và CO2 chiếm khoảng từ 40 - 50%) và một số khí khác như CH2,

Mặt khác, hàng ngày nhà máy còn có các loại xe sử dụng nhiên liệu diezen như xe ủi (1 cái), xe lu (1 cái), xe chở rác loại 5 tấn (20 lượt xe), và xe máy, ô tô ra vào phục vụ cho hoạt động của nhà máy và hoạt động của các máy sàng chọn phân loại rác đã gây ra những tiếng ồn và thải vào không khí một lượng bụi và các khí như CO, NO2, SO2, VOC (các chất bay hơi) … cũng ảnh hưởng đáng kể tới môi trường không khí khu vực nhà máy.

2.5.2 Tác động tới môi trường nước

Do tính chất đặc trưng của nhà máy xử lý rác thải có diện tích lớn, lượng rác xử lý nhiều, thành phần rác có độ ẩm cao nên trong quá trình phân huỷ phức tạp khi tập kết, trong chế biến phân và quá trình chôn lấp sẽ tạo ra một lượng nước bẩn khá lớn Nước này không được xử lý sẽ gây ra ô nhiễm nguồn nước mặt và nước ngầm Nhưng do nhà máy có các mương thoát nước xung quanh và xung quanh có thiết kế rãnh thu nước vào hệ thống xử lý chung nên khả năng gây ô nhiễm nguồn nước hạn chế Mặt khác mương và rãnh thu nước này cũng ngăn được lượng nước mưa ở khu vực xung quanh chảy tràn vào nhà máy Trong hoạt động tổng thể của nhà máy xử lý rác thải có các loại nước sau đây: nước rác,nước sử dụng cho vệ sinh công nghiệp, nước sử dụng cho các thiết bị xử lý, nước dùng cho công tác phòng cháy chữa cháy, nước dùng cho sinh hoạt.

4 Căn cứ vào các số liệu đã được tiến hành khảo sát, phân tích chất lượng7 môi trường nước tại tại xí nghiệp ta có thể thấy những tác động đến môi trường nước khi nhà máy hoạt động như sau:

- Tác động tới nguồn nước mặt: Nguồn nước mặt tai khu vực nhà máy chủ yếu là các ao, hồ, các kênh mương thuỷ lợi cung cấp nước tưới tiêu phục vụ nông nghiệp cho các cánh đồng ở hai xã Tây Mỗ và Xuân Phương Nước được nhân dân dùng phục vụ cho tưới tiêu và chăn nuôi Qua kết quả phân tích ở bảng 2.4 cho thấy chất lượng nước mương tại Cầu Ngà bị ô nhiễm bởi Colorm và hàm lượng chất lơ lửng Các chỉ tiêu khác như pH, NH4 +, NO2 -, NO3 - …đều thấp hơn tiêu chuẩn quy định đối với nguồn nước mặt loại B (theo TCVN 5942 - 1995).

Bảng 2.8: Kết quả phân tích mẫu nước mặt tại khu vực khảo sát

Nhiệt độ, °C pH BOD5, mg/l

COD, mg/l Độ đục, NTU

24.1 7.59 18.8 5.07 110 0.52 0.03 1.4 0.21 26.6 14.8 KHP KHP KPH KPH KPH KPH 180x10 2

23.4 7.86 19.4 4.98 110 0.55 0.01 1.3 0.24 27.2 15.6 KHP KHP KPH KPH KPH KPH 250x10 2

26.1 7.36 16.9 6.13 100 0.46 0.025 1.2 0.26 23.4 25.9 KHP KHP KPH KPH KPH KPH 150x10 2

(Nguồn: Báo cáo tác động môi trường: “Dự án nâng cấp nhà máy xử lý rác thải sinh hoạt làm phân bón hữu cơ Cầu Diễn - Hà Nội”)

4 Trong đó các ký hiệu mẫu như sau:8

M1: Mẫu nước đầu mương Cầu Ngà, cách bãi chôn lấp 100m M2: Mẫu nước cuối mương Cầu Ngà, nơi sát nhập với sông Nhuệ M6: Ngã ba mương Cầu Ngà và sông Nhuệ

- Tác động tới môi trường nước ngầm: Xí nghiệp sử dụng nguồn nước ngầm với nhu cầu 110 - 120 m 3 /ngày (kể cả cho rửa đường, cấp cho bãi chôn lấp) Kết quả phân tích chất lượng nước ngầm cho thấy tổng lượng coliorm tại các điểm khảo sát cao hơn tiêu chuẩn cho phép TCVN - 1995 Không thấy có dấu hiệu của các thành phần kim loại trong nước ngầm Các chỉ tiêu đều nằm trong khoảng giá trị theo như tiêu chuẩn nhà nước ban hành.

Bảng 2.9: Kết quả phân tích mẫu nước ngầm tại khu vực khảo sát.

Nhiệt độ, °C pH BOD5, mg/l

DO, mg/l Chất rắn hoà tan, mg/l

PO4 -3, mg/l Cặn lơ lửng, mg/l

COD, mg/l Độ đục, NTU

As, mg/l Coliorm, MNP/100ml

25.3 6.89 3.8 3.55 250 0.12 0.01 1.5 0.89 1.0 8.0 0.87 KPH 0.17 KPH KPH KPH KPH 153

26.3 6.87 3.9 3.22 253 0.13 0.03 1.6 0.93 1.0 8.6 0.91 KPH 0.15 KPH KPH KPH KPH 135

26.2 7.13 4.1 4.01 230 0.46 0.01 1.8 1.12 2.0 8.9 1.8 KPH 1.3 KPH KPH KPH KPH 141

26.1 7.51 3.92 4.92 240 0.18 0.02 1.8 1.26 5.0 8.4 3.92 KPH 1.49 KPH KPH KPH KPH 83

(Nguồn: Báo cáo tác động môi trường: “Dự án nâng cấp nhà máy xử lý rác thải sinh hoạt làm phân bón hữu cơ Cầu Diễn - Hà Nội”)

4 Trong đó các ký hiệu mẫu như sau:9

M3: Mẫu nước giếng khoan tại khu TT trường THNN

M4: Mẫu nước giếng khoan tại nhà dân, cách khu vực nhà máy 500m M5: Mẫu nước giếng khoan tại nhà dân cách khu vực dự án 200m M7: Mẫu nước giếng khoan tại nhà máy chế biến rác thải Cầu Diễn.

2.5.3 Tác động tới môi trường đất Đất trên khu vực nhà máy chủ yếu sử dụng vào mục đích nông nghiệp, nhà ở hoặc các công trình dân dụng như nhà máy, cơ quan hành chính, đất chứa phế thải…Nhìn chung trên diện lớn môi trường đất có trạng thái phục vụ canh tác bình thường, đôi nơi còn tồn tại các công trình đã thôi sử dụng có thể gây ô nhiễm môi trường đất như các téc xăng dầu (có thể trước đây đã gây rò rỉ hoặc hiện tại còn chứa một lượng nào đó đang bị phân huỷ và thoát ra đất) nằm bên phải đường Nhuệ Giang trước xí nghiệp chế biến phế thải Đất canh tác nông nghiệp cũng bị ảnh hưởng dưới hoạt động của bãi chứa rác thải Tây Mỗ của thành phố mạnh mẽ rõ rệt ở một diện nhỏ giáp với góc Tây Nam của bãi rác Tác động đến môi trường đất ở khu vực nhà máy hiện nay chủ yếu là do ảnh hưởng từ các bãi chôn lấp Qua kết quả đã được đo đạc, phân tích thành phần đất tại khu vực nhà máy cho thấy thành phần đất đang bị ô nhiễm nhẹ về kim loại đồng và kẽm.

Bảng 2.10: Hàm lượng kim loại nặng trong đất tại khu vực nhà máy.

(tháng 3 năm 2001) Mẫu phân tích

Chỉ tiêu phân tích (mg/kg trọng lượng khô)

Pb Cd Cu Zn Cr

(Nguồn: Báo cáo tác động môi trường: “Dự án nâng cấp nhà máy xử lý rác thải sinh hoạt làm phân bón hữu cơ Cầu Diễn - Hà Nội”)

5 Trong đó các ký hiệu mẫu như sau:0

M1: Tại khu đất bên trong nhà máy.

M2: Cạnh khu tập thể công nhân cơ khí Đại Mỗ.

2.5.4 Tác động đến hệ sinh thái và cảnh quan khu vực

Hệ sinh thái thực vật ở khu vực nhà máy chủ yếu là cây lương thực lúa nước, một số nơi có các ruộng rau như rau muống, cây hoa màu Trong các nhà dân có các vườn hoa quả như chuối cam, chanh, táo…Động vật chủ yếu là động vật nuôi trong nhà như gà, vịt, lợn…Quá trình hoạt động của nhà máy gây ảnh hưởng tới chất lượng không khí ở mức độ nhẹ, sự phá huỷ hệ sinh thái trên cạn và dưới nước là không có

Mặt khác, bên trong phạm vi nhà máy có nhiều khu đất được trồng các loại cây cảnh và cây xanh khác nhau Nhà máy đã sử dụng sản phẩm sau chế biến phế thải để chăm sóc các loại cây này Sự xanh tươi của các loại cây trồng đã làm cho cảnh quan của nhà máy được cải thiện, góp phần tạo nên vẻ đẹp cho môi trường xung quanh.

PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NHÀ MÁY XỬ LÝ RÁC THẢI SINH HOẠT LÀM PHÂN BÓN HỮU CƠ CẦU DIỄN

Phân tích các khoản chi phí và lợi ích cùa nhà máy

3.1.1.1 Chi phí đầu tư ban đầu.

Chi phí đầu tư ban đầu được xác đinh theo công thức sau:

C0: Chi phí đầu tư ban đầu

CI1: Chi phí mua sắm thiết bị

CI2: Chi phí xây lắp

CI3: Chi phí thiết kế cơ bản khác

- Chi phí mua sắm thiết bị CI1 bao gồm:

Chi phí mua sắm thiết bị được tính trên cơ sở chào hàng thiết bị cho dây chuyền sản xuất phân bón hữu cơ với công suất 13.260 tấn/năm bao gồm vốn thiết bị nhập khẩu và thiết bị mua sắm trong nước.

Bảng 3.1: Danh mục vốn thiết bị.

Các hạng mục Số lượng Giá (Đơn vị:đồng)

Các máy móc thiết bị mua của Tây

II Thiết bị phụ trợ

3 Xưởng sữa chữa và thiết bị TN 2 515.600.000

(Nguồn: Báo cáo nghiên cứu khả thi “ Nâng cấp nhà máy xử lý rác thải sinh hoạt làm phân bón hữu cơ tại Cầu Diễn - Hà Nội”)

Như vậy tổng chi phí mua sắm thiết bị là CI1 = 40.213.152.000 đ

- Chi phí về xây lắp CI2 bao gồm các khoản chi phí về xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ cho nhà máy Danh mục vốn xây lắp được thể hiện như trong bảng 3.2.

Bảng 3.2: Danh mục vốn xây lắp.

Nội dung Đơn vị Đơn giá

Cải tạo nhà tuyển lựa, phân loại

6 Đường, bãi bê tông mác

11 Tân nền bằng đất cát đầm chặt m 3 32

12 Lắp đặt, chạy thử thiết bị 2.010.660

13 Hệ thống cấp nước ngoài nhà d = 50 m 55 148,5 8.168

14 Hệ thống thoát nước ngoài nhà m 75 400 30.000

15 Trạm xử lý nước rác trạm 1 30000 30.000

16 Hệ thống điện ngoài nhà 32.000

Chi phí giám sát, trợ giúp kỹ thuật của chuyên gia nước ngoài 1.237.440

(Nguồn: Báo cáo nghiên cứu khả thi “ Nâng cấp nhà máy xử lý rác thải sinh hoạt làm phân bón hữu cơ tại Cầu Diễn - Hà Nội”)

Như vậy tổng vốn xây lắp CI2 = 8.031.273.000 đồng

- Chi phí kiến thiết cơ bản khác CI3:

Bảng 3.3: Danh mục vốn kiến thiết cơ bản khác.

Nội dung Đơn vị Đơn giá

1 Chi phí lập báo cáo nghiên cứu khả thi % XL + TB 0.27 130.944

2 Thẩm định báo cáo nghiên cứu khả thi % XL + TB 0.03 14.549

Thẩm định thiết kế kỹ thuật, tổng dự toán, lập hồ sơ mời thầu xây lắp, giám sát thi công xây lắp

Thẩm định hồ sơ mời thầu và kết quả đấu thầu xây lắp

Lập hồ sơ mời thầu, đánh giá hồ sơ dự thầu mua sắm thiết bị

Thẩm định hồ sơ mời thầu và kết quả đấu thầu mua sắm thiết bị

7 Chi phí thiết kế phần xây % 3 273.162

8 Chi phí khảo sát % XL 1.0 91.050

9 Đánh giá tác động môi trường % 50.000

10 Chi phí đào tạo ngoài nước người 18177.6 10 181.776

11 Chi phí đào tạo trong nước người 1000 15 15.000

Chi phí ngân hàng, bảo hiểm vốn vay, dịch vụ vốn vay… % vốn vay 2.0 1.031.200

13 Tổng vốn kiến thiết cơ bản khác 2.020.439

(Nguồn: Báo cáo nghiên cứu khả thi “ Nâng cấp nhà máy xử lý rác thải sinh hoạt làm phân bón hữu cơ tại Cầu Diễn - Hà Nội”)

Như vậy, tổng vốn thiết kế cơ bản khác của nhà máy là:

Tổng hợp các kết quả phân tích ở trên ta có:

Bảng 3.4: Bảng tổng hợp chi phí đầu tư.

TT Các hạng mục Chi phí

(Nguồn: Báo cáo nghiên cứu khả thi “ Nâng cấp nhà máy xử lý rác thải sinh hoạt làm phân bón hữu cơ tại Cầu Diễn - Hà Nội”)

Như vậy, tổng chi phí đầu tư ban đầu của nhà máy chế biến rác thải Cầu Diễn là:

Chi phí vận hành của nhà máy trong một năm được thể hiện trong bảng sau:

5 Bảng 3.5: Chi phí sản xuất trong một năm của nhà máy.5

Nội dung chi phí Chi phí hàng năm

Chi phí nguyên liệu Điện Dầu Men vi sinh Phụ gia và vi lượng Bao bì

Chi phí nhân công Bảo hiểm xã hội Bảo hiểm y tế Hành chính phí + chi phí khác

Tổng chi phí sản xuất 1.755.774

Như vậy tổng chi phí vận hành của nhà máy trong một năm là:

3.1.1.3 Các khoản chi phí về xã hội - môi trường.

Như đã phân tích các tác động đến thành phần môi trường khi nhà máy đi vào hoạt động ở trên, thì các kết quả phân tích cho thấy các chỉ tiêu, thông số đo đạc về chất lượng môi trường không khí, tiếng ồn, chất lượng môi trường đất, nước ở khu vực nhà máy hoạt động đều nằm trong phạm vi tiêu chuẩn cho phép theo TCVN 1995.

- Chi phí về môi trường:

Hiện nay nhà máy chế biến rác thải Cầu Diễn vẫn đang trong quá trinh vận hành tốt, chưa gây ra những tác động đáng kể nào cho môi trường sinh thái, cảnh quan khu vực cũng như những ảnh hưởng lớn tới sức khoẻ của cộng đồng dân cư sống trong khu vực này Xét một cách tổng quan thì nhà náy chế biến rác thảiCầu Diễn lại nằm trên khu đất có bãi chôn lấp rác thải cũ nên tổng hợp các tác

5 động môi trường cũng phần nào ảnh hưởng nhất định đến môi trường khu vực.6 Theo các kết quả quan trắc thường xuyên cho thấy các thông số môi trường chưa vượt quá tiêu chuẩn cho phép nên hiện nay nhà máy vẫn chưa phải chịu các khoản chi phí về môi trường

Trước hết đối với lao động trực tiếp làm việc trong nhà máy: họ là người thường xuyên phải tiếp xúc với một lượng khí, mùi phát sinh từ các bãi tập kết rác, các bể ủ lên men, lượng bụi trong các khâu phân loại, tiếng ồn từ các máy móc thiết bị trong nhà máy…Hiện nay, căn cứ theo kết quả đánh giá chất lượng môi trường tại nhà máy cho thấy các kết quả đo được chưa vượt quá tiêu chuẩn cho phép, không ảnh hưởng tới trạng thái làm việc của công nhân Tuy nhiên, nếu xét trong thời gian dài nếu hoạt động của nhà máy không được kiểm soát tốt thì sẽ gây ảnh hưởng tới sức khoẻ của công nhân một cách đáng kể đặc biệt là các bệnh về mắt, đường hô hấp, đường ruột … Đối với cộng đồng nhân dân địa phương: sự hoạt động của nhà máy cùng với các phương tiện vận chuyển, chuyên chở rác đã tạo ra tiếng ồn, bụi và mùi khó chịu nhất là những ngày mùa nóng và có gió mạnh Những ảnh hưởng đó sẽ làm phát sinh nhiều bệnh tật cho người dân đặc biệt là những người già và trẻ nhỏ, từ đó làm ảnh hưởng tới chất lượng làm việc của họ và họ phải mất nhiều thời gian, chi phí cho việc khám chữa bệnh Do vậy mà thu nhập của người dân ở khu vực này cũng bị ảnh hưởng

Những tác động về môi trường đã làm ảnh hưởng không những đến đời sống vật chất mà còn làm ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống tinh thần của người dân trong khu vực Những người dân ở khu vực này họ ít được tiếp xúc với môi trường tự nhiên hơn do thiếu những không gian trong lành, các khu vui chơi giải trí dành cho mọi người sẽ ít hơn so với các khu vực khác và mọi người sẽ e ngại khi làm việc trong các nhà máy, xí nghiệp nằm trên địa bàn của khu vực này Từ đó sẽ làm tăng các khoản chi phí đi lại đối với người dân do họ phải

5 làm ở những nơi xa hơn, và không thu hút các nhà máy và xí nghiệp và địa7 phương cũng mất đi các nguồn thu nhập đáng kể.

Trong khu vực có một diện tích đất phục vụ nông nghiệp, do có một lượng lớn nước thải và khí thải phát sinh từ các bãi chôn lấp và khu vực nhà máy do đó đã làm ảnh hưởng đến chất lượng nước, không khí, đất ở khu vực từ đó làm ảnh hưởng đến các họat động nông nghiệp Chất lượng, năng suất của các vật nuôi và cây trồng giảm sẽ làm khó khăn cho khâu tiêu thụ cũng như ảnh hưởng tới thu nhập của người làm nông nghiệp, đồng thời sức khoẻ những người tiêu dùng các sản phẩm này cũng bị ảnh hưởng.

3.1.2.1 Doanh thu từ việc bán phân.

Hiện nay trung bình một năm nhà máy sản xuất được khoảng trên 8.000 tấn phân hữu cơ bán cho nông dân các tỉnh Hải Dương, Thái Bình … Căn cứ vào số liệu được cung cấp từ nhà máy thì doanh thu hàng năm từ việc bán phân là 2.764.200.000 đồng (trong đó phân loại 1 là 2.476 tấn bán với giá 700.000 đ/tấn và phân loại 2 là 4.124 tấn bán với giá 250.000 đ/tấn)

3.1.2.2 Danh thu từ bán các phế thải có thể tái chế được.

Bảng 3.6: Doanh thu từ việc bán các phế thải có thể tái chế

Vậy doanh thu từ việc bán chất thải có thể tái chế được hàng năm của nhà máy là:

3.1.2.3 Doanh thu từ bù giá chôn lấp rác.

Theo Quyết định số 4641/QĐ-UB ngày 30 tháng 12 năm 1995 của Uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội về việc phê duyệt đơn giá thanh toán công tác vệ sinh đô thị Hà Nội, chi phí chỉ tính cho chôn lấp ở bãi rác là 8.810 đ/tấn Với tính toán cao nhất có 15% chất trơ, tạp chất trong quá trình xử lý phải chôn lấp, chi phí trợ giá cho xử lý 1 năm như sau: (50.000 - 15%.50.000)tấn x 8.810đ/tấn 374.425.000 đồng Và phần trợ cấp này sẽ tính vào doanh thu của nhà máy.

3.1.2.4 Những lợi ích về xã hội - môi trường.

Thực tế cho thấy hoạt động chế biến rác thải thành phân hữu cơ là một giải pháp phù hợp với điều kiện kinh tế của thành phố hiện nay và mang lại những lợi ích lớn lao có thể nhận thấy được.

Trước hết khi nhà máy đi vào hoạt động đã tạo thêm công ăn việc làm cho người dân ở khu vực đặc biệt là những người có hoàn cảnh khó khăn Nhà máy hiện nay có 158 cán bộ công nhân viên với mức lương 1.200.000 đ/tháng đã góp phần cải thiện đáng kể đời sống vật chất của họ. Đối với người dân thành phố, khi có nhà máy chế biến rác thải thì việc thu gom, vận chuyển rác đến nhà máy được nhanh hơn, lượng rác tại các bãi tập kết được công nhân nhà máy vận chuyển ngay trong ngày đã làm giảm lượng mùi hôi, khí độc hại cũng như các vi sinh vật kí sinh tại các khu tập kết Do đó những ảnh hưởng tới sức khoả của người dân sẽ bị hạn chế và đồng thời làm cho cảnh quan của thành phố trở nên sạch đẹp hơn, và ngày càng thu hút nhiều khách du lịch đến với thủ đô hơn.

Chế biến rác thải thành phân hữu cơ đã hạn chế tối đa ô nhiễm môi trường việc rác thải được tái chế làm phân hữu cơ phục vụ nông nghiệp và các chương

5 trình rau an toàn là một việc làm có ý nghĩa rất lớn về môi trường và xã hội Sử9 dụng phân hữu cơ làm tăng độ mùn cho đất, làm đất tơi xốp hơn, khuyến khích các vi khuẩn phát triển để liên kết các hạt sét thành hạt nhỏ để tạo thành lỗ rỗng và rửa trôi các loại muối có hại Trong chất thải sinh hoạt có khoảng 50% chất hữu cơ, việc sử dụng các chất hữu cơ trong rác thải để chế biến thành phân vừa không mất đất đai để chôn lấp, vừa đảm bảo được môi trường và tận dụng được thành phần có ích trong chất thải.

So với phương pháp chôn lấp thì phương pháp chế biến rác thải thành phân hữu cơ sẽ không sản sinh ra nước rò rỉ rác và sẽ tiết kiệm được chi phí xử lý nước rác Sử dụng chất hữu cơ để làm phân sẽ thúc đẩy hoạt động phân loại rác tại nguồn để tái chế, tái chế chất thải có ích, tiết kiệm nguồn tài nguyên cho đất nước đồng thời góp phần kéo dài thời gian sử dụng bãi chôn lấp rác thải từ 10 -15%, làm tăng hiệu quả đầu tư cho bãi chôn lấp rác.

Đánh giá hiệu quả hoạt động của nhà máy

3.2.1 Đánh giá hiệu quả kinh tế

Căn cứ vào số liệu phân tích ở trên ta có thể xác định được lợi ích hàng năm mà nhà máy chế biến rác thải thu được là:

Thông thường để đánh giá hiệu quả của cả vòng đời dụ án người ta sử dụng ba tiêu chí đó là: giá trị hiện tại ròng (NPV), tỷ suất lợi ích - chi phí (BCR) và hệ số hoàn vốn nội bộ Trong đó NPV là chỉ tiêu được dùng phổ biến nhất.

Nhà máy chế biến rác thải thành phân hữu cơ Cầu Diễn sử dụng nguồn vốnODA của chính phủ Tây Ban Nha với mức lãi suất ưu đãi là 1,2 %/năm và thời

6 gian vay là 15 năm Việc tính toán các giá trị của cả vòng đời dự án được áp0 dụng là 15 năm là căn cứ để xác định việc sử dụng nguồn vốn vay có mang lại hiệu quả hay không Như vậy giá trị NPV được tính theo công thức sau:

Tổng lợi ích của cả vòng đời dự án được quy về năm gốc (năm 2002) như sau:

( 1+0.012 ) t = 71.037.451.000 đ Tổng các khoản chi phí đầu tư ban đầu và chi phí vận hành của cả vòng đời dự án được quy về năm gốc như sau:

Ta thấy, NPV > 0 như vậy dự án chế biến rác thải thành phân hữu cơ là một dự án mang lại hiệu quả đối với doanh nghiệp Tuy nhiên lợi ích kinh tế mang lại từ dự án là chưa cao mà nguyên nhân chính là do chi phí đầu tư và các khoản chi phí trong khâu phân loại rác tại nhà máy cao Với cách tính như trên thì ta có thể thấy được mỗi năm nhà máy hoạt động chỉ mang lại một khoản lợi ích là 308.514.000đ : 15năm = 20.567.600đ Nhưng xét một cách tổng thể thì

6 hoạt động của nhà máy đã mang lại những lợi ích về môi trường, xã hội là rất1 lớn

3.2.2 Đánh giá hiệu quả xã hội - môi trường

Như đã phân tích ở trên, các hoạt động của nhà máy xử lý rác thải sinh hoạt làm phân bón hữu cơ là một trong những hoạt động tích cực, góp phần cải tạo và làm sạch môi trường Trên phương diện tổng thể thì các hoạt động của nhà máy theo đúng hướng tích cực là đưa phế thải xử lý trở lại phục vụ nông nghiệp, tham gia vào quá trình làm giàu đất canh tác, chống thoái hoá

Khi nhà máy đi vào hoạt động đã cung cấp thêm lượng phân đáng kể cho hoạt động sản xuất nông nghiệp của nông dân thành phố cũng như các tỉnh lân cận, hạn chế việc sử dụng phân hoá học gây ảnh hưởng xấu tới chất lượng tài nguyên đất.

So với các phương pháp xử lý rác thái sinh hoạt khác như: chôn lấp, đốt, đúc ép hoá rắn…thì phương pháp chế biến rác thải thành phân hữu cơ là một phương pháp tốn ít diện tích đất, chi phí không cao, và ít ảnh hưởng tới môi trường.

Hoạt động của nhà máy không chỉ góp phần làm sạch môi trường mà bên cạnh nó còn tạo thêm công ăn việc làm cho những người dân ở khu vực xã Tây

Mỗ và xã Xuân Phương huyện Từ Liêm, Hà Nội góp phần làm tăng thu nhập và đời sống của họ Khi nhà máy đi vào hoạt động thì việc thu gom rác ở trên các địa bàn thành phố trở nên nhanh hơn góp phần làm cho thành phố luông sạch đẹp,tạo ra bầu không khí trong lành hơn, từ đó làm cho ngày càng có nhiều khách du kịch đến với thành phố hơn.

Như vậy, xét trên khía cạnh tài chính hay khía khía cạnh xã hội, môi trường thì dự án xây dựng và vận hành nhà máy xử lý rác thải sinh hoạt làm phân bón hữu cơ Cầu Diễn đều đem lại hiệu quả Vì vậy đây là một dự án đáng được thực hiện và cần có sự quan tâm, giúp đỡ của các bên liên quan.

Những giải pháp và kiến nghị

Căn cứ vào quá trình phân tích và đánh giá ở trên chúng ta có thể thấy được phương pháp chế biến rác thải thành phân hữu cơ tại nhà máy Cầu Diễn mang nhiều hiệu quả về mặt kinh tế, xã hội và môi trường Việc chế biến rác thải thành phân hữu cơ phụ thuộc rất nhiều vào việc phân loại rác tại nguồn, để nhà máy có thể duy trì được công suất thiết và mang lại hiệu quả cao trong những năm tới theo tôi cần phải có các giải pháp sau:

3.3.1 Các giải pháp từ phía cơ quan quản lý.

- Cần phải có những biện pháp nâng cao nhận thức cộng đồng về quản lý chất thải và giảm thiểu, tái sử dụng, tái chế chất thải để hạn chế lượng rác thải. Phát động các chương trình thực hiện phân loại rác tại nguồn, giảm thiểu, tái sử dụng và tái chế chất thải trên phạm vi toàn thành phố, đến mọi tầng lớp nhân dân và huy động toàn dân tham gia giảm thiểu, tái sử dụng và tái chế chất thải.

Tăng cường công tác tuyên truyền để nâng cao nhận thức của cộng đồng về vai trò của việc phân loại rác tại nguồn trên các phương tiện thông tin đại chúng. Lồng ghép các kiến thức về phân loại rác tại nguồn, giảm thiểu, tái chế, tái sử dụng chất thải, coi chất thải là tài nguyên trong chương trình giáo dục môi trường trong các nhà trường Khuyến khích các cơ sở giáo dục đào tạo tổ chức các hoạt động ngoại khoá liên quan đến giảm thiểu, tái sử dụng, và tái chế chất thải nhằm nâng cao ý thúc của học sinh ở mọi lứa tuổi.

- Phải phân cấp trách nhiệm trong vấn đề quản lý rác thải nói riêng và công tác giữ gìn môi trường nói chung Việc đưa công tác quản lý môi trường về từng quận, huyện và phân cấp xuống đến phường, tổ dân phố sẽ có hiệu quả hơn nhiều do các cán bộ phụ trách hiểu rõ và nắm rõ địa bàn của mình Thành phố

6 cần phải có những chỉ thị cụ thể về trách nhiệm của các cấp chính quyền địa3 phương mà cụ thể từ quận đến phường xã về vấn đề này.

- Tăng cường công tác đào tạo nghiệp vụ không chỉ cho các cán bộ công nhân viên có liên quan trực tiếp đến công tác thu gom xử lý rác thải mà phải được đào tạo ngay cả với cán bộ phường, quận để có những khái niệm cơ bản và những kiến thức về công tác bảo vệ môi trường Đưa công tác đào tạo các cán bộ này thành công việc thường xuyên của thành phố.

- Thành phố cần có các quy hoạch đồng bộ và các chính sách ưu tiên dài hạn đối với các doanh nghiệp và đội ngũ hoạt động trong lĩnh vực môi trường không để phát triển một cách tự phát, manh mún như hiện nay Đặc biệt cần có những chính sách ưu tiên cho cá tổ chức làm công tác dịch vụ môi trường để cho cá tổ cức tư nhân cũng được hưởng các hình thức ưu tiên như các tổ chức Nhà nước.

- Tăng cường sự hợp tác của các bên liên quan, tăng cường hợp tác quốc tế Xây dựng và phát triển mối quan hệ hợp tác với các vện nghiên cứu, các các trường đại học của Việt Nam với nước ngoài, giữa doanh nghiệp trong nước và ngoài nước Học tập kinh nghiệm, chuyển giao các công nghệ mới từ nước ngoài về giảm thiểu tái sử dụng và tái chế chất thải Tham gia tích cực vào các diễn đàn khu vực và thế giới về giảm thiểu, tái sử dụng và tái chế chất thải.

3.3.2 Các giải pháp từ phía nhà máy.

- Triển khai công tác phân loại phế thải ngay tại nguồn Nhà máy cùng với các cơ quan quản lý có thể nghiên cứu, áp dụng các loại túi có màu khác nhau để phân loại phế thải theo 3 loại: rác thải hữu cơ, rác thải có thể tái sử dụng: các đồ kinh loại, nilon, nhựa… và rác thải không thể tái sử dụng Đồng thời cần phải có sự phối hợp chặt chẽ với các ban ngành có liên quan, các trường học trong thành phố để tuyên truyền, vận động nhằm nâng cao nhận thức của người dân về công tác quản lý rác thải.

- Hiện nay, lượng rác đưa về nhà máy có tỷ lệ rác hữu cơ thấp còn rác vô4 cơ chiếm tỷ lệ cao Do đó để hạn chế lượng rác thải đem đi chôn lấp thì nhà máy cần áp dụng thêm công nghệ tái chế chất thải vô cơ như: công nghệ đóng rắn các bã thải, bùn thải công nghiệp thành vật liệu xây dựng như gạch lát vỉa hè, công viên, kè các ao hồ, đê, cống thoát nước, tường bao bãi rác…

- Các thiết bị của nhà máy được nhập khẩu từ nước ngoài chi phí còn cao, một số thiết bị chưa phù hợp với điều kiện khí hậu của nước ta nên sau một thời gian vận hành có các thiết bị đã bị hỏng Do vậy, trong thời gian tới nhà máy cần phải có kế hoạc hợp tác, liên kết với các công ty trong và ngoài nước để tìm ra những công nghệ phù hợp với điều kiện kinh tế cũng như khí hậu của nước ta Đồng thời nhà máy cần đẩy mạnh liên kết, hợp tác với các tổ chức môi trường trong và ngoài nước để tìm kiếm nguồn vốn hỗ trợ cho hoạt động, cũng như các nghiên cứu của nhà máy trong những năm tiếp theo.

- Do tính chất, thành phần phức tạp có trong rác thải nên trong quá trình hoạt động cần phải có sự giám sát chặt chẽ của cán bộ trong nhà máy để đảm bảo quá trình vận hành tuân thủ đúng theo các quy trình đã định, từ đó có thể hạn chế được các tác động tới môi trường và sức khoẻ của người dân trong khu vực.

- Cần phải xây dựng được và củng cố đội ngũ làm công tác thị trường để thường xuyên phối hợp chặt chẽ với các cơ quan quản lý nhà nước, các cơ quan tiêu chuẩn phân bón quốc gia, các nông trường, trang trại, các khu kinh tế nông nghiệp để từng bước tuyên truyền, vận động bà con nông dân sử dụng phân hữu cơ của nhà máy.

3.3.3 Các giải pháp đối với cộng đồng dân cư.

- Việc phân loại rác tại nguồn phụ thuộc rất nhiều vào ý thức của người dân Để việc phân loại rác thải được tốt, theo tôi vấn đề quan trọng nhất đó là mỗi người dân phải có ý thức, trách nhiệm trong việc quản lý rác thải Mỗi người dân hãy tham gia tích cực vào các chương trình như : Giáo dục cộng đồng,

6 không vứt rác bừa bãi, phát sinh ít chất thải hơn…để có thêm kiến thức trong5 việc quản lý rác thải.

- Mỗi người dân cần phải tham gia xây dựng và thực hiện các chủ trương, chính sách, pháp luật về môi trường của Nhà nước Và mỗi người cần phải xem xét lại, thay đổi quan niệm về lối sống, hướng tới cuộc sống thân thiện với môi trường; lựa chọn và sử dụng các sản phẩm thân thiện với môi trường.

Ngày đăng: 31/07/2023, 17:02

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w