1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Hoàn thiện công tác tuyển dụng lao động tại công ty tnhh mtv trách nhiệm hữu hạn một thành viên công nghiệp tàu thuỷ cái lân

72 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Hoàn Thiện Công Tác Tuyển Dụng Lao Động Tại Công Ty TNHH MTV Trách Nhiệm Hữu Hạn Một Thành Viên Công Nghiệp Tàu Thủy Cái Lân
Trường học Trường Đại Học Kinh Tế Quốc Dân
Chuyên ngành Chuyên Đề Thực Tập
Thể loại chuyên đề thực tập
Định dạng
Số trang 72
Dung lượng 128,03 KB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY TNHH MTV CÔNG NGHIỆP TÀU THUỶ CÁI LÂN (7)
    • 1.1. Lịch sử hình thành và phát triển công ty (7)
      • 1.1.1. Tên, địa chỉ công ty (7)
      • 1.1.2. Quá trình hình thành và phát triển (7)
      • 1.1.3. Ngành nghề kinh doanh chính hiện nay (10)
      • 1.1.4. Mục tiêu của công ty (12)
    • 2.1. Cơ cấu tổ chức của công ty (12)
      • 2.1.1. Bộ máy quản trị của công ty (12)
      • 2.1.2. Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban (0)
    • 3.1. Đánh giá các kết quả đã đạt được của công ty (16)
      • 3.1.1. Đánh giá kết quả kinh doanh của công ty trong 4 năm vừa qua (2005 – 2008) (16)
      • 3.1.2. Đánh giá một số hoạt động khác đã đạt được của công ty (22)
    • 4.1. Đặc điểm kinh tế - kỹ thuật ảnh hưởng đến công tác tuyển dụng lao động tại công ty (25)
      • 4.1.1 Tình trạng của nền kinh tế (25)
      • 4.1.2. Các ĐTCT trong việc tuyển người (0)
      • 4.1.3. Luật pháp của chính phủ (25)
      • 4.1.4. Xu hướng của XH về một nghề nào đó (26)
      • 4.1.5. Khả năng về tài chính (26)
      • 4.1.6. Các chính sách nhân sự và việc thực hiện nó (26)
      • 4.1.7. Trình độ công nghệ (26)
      • 4.1.8. Quy luật về cung cầu lao động (26)
    • 2.1. Tình hình quản lý và sử dụng lao động tại công ty (28)
      • 2.1.1. Phân tích cơ cấu lao động tại công ty (28)
      • 2.1.2. Đánh giá hiệu quả sử dụng lao động trong công ty (34)
    • 2.2. Thực trạng công tác tuyển dụng lao động tại công ty TNHH MTV Công nghiệp tàu thuỷ Cái Lân (36)
      • 2.2.1. Căn cứ của công tác tuyển dụng (36)
        • 2.2.1.1. Kế hoạch hoá nguồn nhân lực (36)
        • 2.2.1.2. Phân tích công việc (36)
        • 2.2.1.3. Đánh giá thực hiện công việc (36)
      • 2.2.2. Thực trạng công tác tuyển dụng nhân lực tại công ty TNHH MTV Công nghiệp tàu thuỷ Cái Lân (37)
        • 2.2.2.1. Công tác tuyển dụng (37)
        • 2.2.2.2. Công tác tuyển chọn (44)
      • 2.2.3. Đánh giá hiệu quả của công tác tuyển dụng tại công ty (55)
    • 2.3. Đánh giá các giải pháp công ty đã thực hiện để hoàn thiện công tác tuyển dụng (55)
    • 2.4. Đánh gía công tác tuyển dụng của công ty trong thời gian qua (56)
      • 2.4.1. Ưu điểm (56)
      • 2.4.2. Nhược điểm (57)
      • 2.4.3. Nguyên nhân (57)
    • CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC TUYỂN DỤNG LAO ĐỘNG TẠI CÔNG TY TNHH MTV CÔNG NGHIỆP TÀU THUỶ CÁI LÂN (59)
      • 3.1. Định hướng phát triển của công ty trong thời gian tới (59)
        • 3.1.1. Định hướng phát triển chung (59)
        • 3.1.2. Định hướng về nhân sự trong thời gian tới (59)
        • 3.2.1. Kế hoạch hóa về nguồn nhân lực (61)
        • 3.2.2. Xác định nguồn tuyển dụng lao động (62)
        • 3.2.3. Đa dạng hoá các phương pháp tuyển dụng (63)
        • 3.2.4. Quy định về thủ tục nộp hồ sơ (63)
        • 3.2.5. Hoàn thiện quy trình tuyển dụng (64)
      • 3.3. Một số kiến nghị với cơ quan chức năng nhà nước (66)
  • KẾT LUẬN (68)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO (70)

Nội dung

GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY TNHH MTV CÔNG NGHIỆP TÀU THUỶ CÁI LÂN

Lịch sử hình thành và phát triển công ty

1.1.1 Tên, địa chỉ công ty

Tên giao dịch: Công ty TNHH MTV CNTT Cái Lân

Tên giao dịch quốc tế: CAILAN SHIPBUILDING INDUSTRY COMPANY

+ Tại Hà Nội: Tầng 11, tòa nhà Giảng Võ Lake View, D10 Giảng Võ,

Quận Ba Đình, Thành phố Hà Nội. Điện thoại: 04.37723 447/448

Email: cailanshinco01@hn.vnn.vn

+ Tại Quảng Ninh: Khu Công nghiệp tàu thuỷ Cái Lân, Phường Giếng Đáy, Hạ Long, Quảng Ninh Điện thoại: 033.3843869

Email: cailanshinco02@hn.vnn.vn

1.1.2 Quá trình hình thành và phát triển

1.1.2.1 Giới thiệu chung về CNTT Cái Lân

Khu công nghiệp tàu thuỷ Cái Lân được ra đời nhằm phục vụ mục tiêu nội địa hóa từng bước ngành đóng tàu Việt Nam theo dự án chiến lược phát triển ngành công nghiệp tàu thuỷ Việt Nam Cụ thể là giải quyết một số vấn đề hết sức quan trọng của ngành công nghiệp tàu thuỷ đó là thép đóng tàu và các sản phẩm từ thép với công trình trọng tâm là nhà máy cán nóng thép tấm Sản phẩm đầu ra của nhà máy cán nóng thép tấm có vai trò quan trọng trong công tác đóng và sửa chữa tàu thuyền Sản phẩm của nhà máy giúp giảm giá thành đóng, sửa chữa tàu trong nước,nâng cao năng lực cạnh tranh của tổng công ty thông qua chương trình nội địa hóa

8 sản phẩm từ năm 2001 đến 2010, mà trươc mắt đảm đương việc cung cấp các loại thép cho đóng mới một khối lượng lớn các tàu có tải trọng từ 4000 DWT đến 30.000 DWT cho tổng công ty Hàng Hải, hàng chục chủng loại tàu công trình, các chủng loại tàu sông, sà lan, cần trục nổi và các loại kết cấu thép phi tiêu chuẩn cho công nghiệp dầu khí, điện, bưu điện…theo yêu cầu phát triển ngành công nghiệp tàu thuỷ đã được chính phủ phê duyệt Định hướng đầu tư khu công nghiệp bao gồm các loại ngành công nghiệp sau:

1 Ban quản lý khai thác hạ tầng

2 Nhà máy nhiệt điện điezel

3 Nhà máy cán nóng thép tấm

4 Nhà máy sản xuất kết cấu thép

5 Công trình xếp dỡ và bảo quản nguyên vật liệu

6 Nhà máy sản xuất cửa nhựa PVC

8 Nhà máy nội thất tàu thuỷ

10 Nhà máy gia công chế tạo bồn bể áp lực…

Khu công nghiệp tàu thuỷ Cái Lân đựơc xây dựng trên một nền tảng lấy các sản phẩm về thép làm chủ đạo cùng với nhà máy cán nóng thép tấm thì các nhà máy dự kiến được đầu tư trong khu công nghiệp này đều là các nhà máy có đầu vào và các sản phẩm đầu ra đều từ thép Chính điều này làm cho khu công nghiệp thể hiện tính chuyên ngành với các sản phẩm có đầu vào, đầu ra khép kín, tất cả đều phục vụ cho ngành công nghiệp tàu thuỷ.

Do nguyên vật liệu đầu vào và các sản phẩm đầu ra của các nhà máy thép có đặc điểm là khối lượng nhập xuất lớn, khoảng 2 triệu tấn/năm (đối với nguyên liệu đầu vào cho nhà máy cán nóng thép tấm) và các sản phẩm thuộc loại siêu trường siêu trọng do đó trong phạm vi khu CNTT Cái Lân còn đầu tư một bến xếp dỡ và giao cho một đơn vị chuyên kinh doanh bến đảm đương toàn bộ khối lượng vận chuyển, xếp dỡ theo nhu cầu của từng nhà máy Như vậy, sẽ tận dụng hết năng lực

Page 8 of 72 của thiết bị vận tải, xếp dỡ, giá thành xếp dỡ vận chuyển rẻ hơn việc đầu tư công đoạn xếp dỡ cho từng nhà máy riêng lẻ.

Ngày 26 tháng 11 năm 2001, hội đồng quản trị tổng công ty công nghiệp tàu thuỷ Việt Nam ra quyết định số 524QĐ/BQLCL cho phép chuẩn bị đầu tư lập báo cáo nghiên cứu khả thi dự án đầu tư xây dựng khu công nghiệp tàu thuỷ Cái Lân

1.1.2.2 Qúa trình hình thành và phát triển

- Sự ra đời của BQL 3 dự án Khu Công nghiệp tàu thuỷ Cái Lân thuộc Tổng công ty Công nghiệp tàu thuỷ Việt Nam

Ngày 06/11/2001, HĐQT 4 Tổng công ty Công nghiệp tàu thuỷ Việt Nam (nay là Tập đoàn công nghiệp tàu thuỷ Việt Nam) đã có quyết định số 408 QĐ/TCCB –

LĐ về việc thành lập Ban quản lý dự án xây dựng khu công nghiệp tàu thuỷ Cái Lân vơi chức năng và nhiệm vụ: giúp chủ đầu tư - Tổng công ty Công nghiệp tàu thuỷ Việt Nam tổ chức xúc tiến, quản lý, thực hiện dự án đầu tư xây dựng cụm công nghiệp tàu thuỷ Cái Lân.

- Thành lập công ty Công nghiệp tàu thuỷ Cái Lân (tiền thân của công ty TNHH MTV công nghiệp tàu thuỷ Cái Lân)

Ngày 04/04/2003 Hội đồng quản trị Tổng công ty công nghiệp tàu thuỷ Việt Nam đã có quyết định số 307/QĐ – TCCB – LĐ về việc thành lập công ty công nghiệp tàu thuỷ Cái Lân – đơn vị hạch toán phụ thuộc tổng công ty công nghiệp tàu thủy Việt Nam.

Nhiệm vụ chủ yếu của công ty công nghiệp tàu thuỷ Cái Lân là: Đầu tư, thực hiện các dự án thuộc cụm công nghiệp tàu thuỷ Cái Lân (do ban quản lý dự án đầu tư xây dựng khu công nghiệp tàu thuỷ Cái Lân chuyển sang) Bên cạnh đó công ty cũng thực hiện một số nhiệm vụ sản xuất và kinh doanh khác như: Sản xuất kinh doanh thép đóng tàu, thép cường độ cao; Tổ chức, kiểm khai thực nghiệm năng lực các phương tiện vận tải thuỷ mới, sản xuất và vận tải biển; Kinh doanh dịch vụ hàng hải…

Qua hơn 03 năm hoạt động, công ty triển khai tốt các hoạt động đầu tư tại cụm công nghiệp tàu thủy Cái Lân, dần hình thành các nhà máy trong cụm công

1 0 nghiệp – đơn vị sản xuất thuộc các ngành công nghiệp phụ trợ cho ngành công nghiệp tàu thuỷ.

Tính đến tháng 06/2006, đơn vị đã thực hiện đầu tư xong và đưa vào hoạt động cac dự án:

+ Nhà máy điện diezel Cái Lân 39MW

+ T àu khách cao tốc 200 chỗ kiểu hai thân (catamaran)

+ Nhà máy kết cấu thép phi tiêu chuẩn Cái Lân

+ Nhà máy cán nóng thép tấm 500.000 tấn/năm

+ Dự án công trình cảng xếp dỡ và bảo quản nguyên vật liệu

+ Dự án cần trục containner cầu cảng (đề tài KC06 - cấp Nhà nước)

- Thành lập công ty TNHH MTV Công nghiệp tàu thuỷ Cái Lân (trên cơ sở công ty công nghiệp tàu thuỷ Cái Lân).

Ngày 30/05/2006 Hội đồng quản trị tổng công ty công nghiệp tàu thuỷ Việt Nam đã có quyết định số 829/QĐ - CNT – TCCB – LĐ về việc thành lập công ty TNHH MTV công nghiệp tàu thuỷ Cái Lân.

Công ty TNHH MTV công nghiệp tàu thuỷ Cái Lân được thành lập, trên cơ sở công ty tàu thuỷ Cái Lân – đơn vị hạch toán phụ thuộc, thuộc tổng công ty công nghiệp tàu thuỷ Việt Nam (nay là tập đoàn công nghiệp tàu thuỷ Việt Nam).

1.1.3 Ngành nghề kinh doanh chính hiện nay

- Sản xuất, mua bán sắt thép: thép đóng tàu, thép cường độ cao, két cấu thép và các sản phẩm từ kim loại: Khung bằng thép, các cấu kiện thép cho xây dựng và các sản phẩm từ thép.

- Sản xuất, mua bán các sản phẩm kim loại và các hoạt động dịch vụ có liên quan đến việc chế tạo kim loại: rèn, dập, ép, cắt tạo hình sản phẩm, cán và kéo thép.

- Sản xuất điện, truyền tải điện và phân phối điện

- Sản xuất, mua bán máy móc, các loại vật liệu, thiết bị cơ khí, điện, điện tử, điện phục vụ công nghiệp tàu thuỷ và nhu cầu thị trường

-San lấp mặt bằng, làm đường giao thông nội bộ trong mặt bằng xây dựng

- Xây dựng công trình công nghiệp, dân dụng, công trình kỹ thuật, kết cấu công trình

- Uỷ thác mua bán hàng hoá, đại lý mua bán, ký gửi hàng hoá

- Mua bán vật liệu xây dựng, hoá chất (trừ hoá chất nhà nước cấm)

- Mua bán nhiên liệu động cơ: Xăng dầu, các sản phẩm dầu khí, các sản phẩm bôi trơn làm sạch động cơ

- Mua bán sắt thép, ống thép, kim loại màu (kết cấu thép, thép phôi, sắt thép xây dựng, ống kim loại, tôn, lá thép, dây kim loại, khung nhôm, khung đồng)

- Xuất nhập khẩu hàng hoá, vật tư thiết bị, cơ khí, phụ tùng phụ kiện tàu thuỷ

- Vận tải đường bộ, vận tải hành khách (bao gồm cả vận chuyển du lịch), vận tải hàng hoá

- Vận tải đường thuỷ (bao gồm cả vận chuyển khách và khách du lich)

- Cho thuê các phương tiện vận tải đường thủy, đường bộ và môi giới hàng hải

- Các hoạt động phụ trợ cho vận tải: bốc xếp hàng hoá, kinh doanh kho bãi

- Đầu tư, kinh doanh cơ sở hạ tầng khu công nghiệp, đô thị, nhà đất

- Dịch vụ cung cấp điện, nước, thông tin liên lạc phục vụ sinh hoạt và sản xuất, dịch vụ xử lý nước thải công nghiệp

- Dịch vụ cung cấp trồng cây xanh, cây cảnh trong các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu đô thị

Cơ cấu tổ chức của công ty

2.1.1 Bộ máy quản trị của công ty

- Sơ đồ 1: Bộ máy quản trị của công ty:

- Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban

Cơ cấu tổ chức và bộ máy của công ty TNHH MTV Công nghiệp tàu thuỷ Cái Lân hiện nay gồm có

Ban lãnh đạo của công ty hiện nay là:

 Các phó Tổng Giám đốc

 Các phòng nghiệp vụ và các ban chuẩn bị sản xuất thuộc công ty

 Các chi nhánh, văn phòng đại diện

 Các công ty thành viên

Chủ tịch công ty nhân danh chủ sở hữu, tổ chức thực hiện các quyền và nghĩa vụ của sở hữu công ty; chịu trách nhiệm trước hội đồng nhân quản trị tập đoàn về việc thực hiện các quyền và nhiệm vụ được giao theo quy định của điều lệ công ty và các văn bản pháp luật của nhà nước có liên quan

Chủ tịch công ty do hội đồng quản trị quyết định bổ nhiệm

- Tổng Giám đốc công ty

Tổng Giám đốc công ty là đại diện theo pháp luật của công ty, do hội đồng quản trị tập đoàn quyết định bổ nhiệm

Tổng Giám đốc công ty thực hiện chức trách điều hành hoạt động hàng ngày của công ty theo quy định của pháp luật và nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại điều lệ công ty, chịu trách nhiệm trước pháp luật, tập đoàn và chủ tịch công ty về việc thực hiện các quyền và nhiệm vụ được giao.

- Các phó Tổng Giám đốc, kế toán trưởng

Các phó Tổng Giám đốc, kế toán trưởng do hội đồng quản trị tập đoàn bổ nhiệm hoặc ký hợp đồng, miễn nhiệm hoặc chấm dứt hợp đồng, khen thưởng, mức lương, thưởng và các lợi ích khác theo đề nghị của chủ tịch công ty.

Các phó Tổng Giám đốc điều hành hoạt động của công ty theo sự phân công, uỷ quyền của Tổng Giám đốc, chịu trách nhiệm trước pháp luật, Chủ tịch Công ty, Tổng Giám đốc về các trách nhiệm vụ được giao.

Kế toán trưởng có nhiệm vụ thực hiện công tác liên quan đến tài chính, kế toán của công ty; giúp Tổng Giám đốc giám sát tài chính của công ty theo quy định của pháp luật về tài chính, kế toán; chịu trách nhiệm trước pháp luật, chủ tịch công ty, Tổng Giám đốc công ty về nhiệm vụ được giao.

- Các phòng nghiệp vụ và các ban chuẩn bị sản xuất

+ Phòng nghiệp vụ: Là bộ máy tham mưu, giúp việc cho ban lãnh đạo công ty trong công tác quản lý, điều hành công ty , thực hiện một số chức năng nhiệm vụ theo quy định Hiện nay công ty gồm có các phòng nghiệp vụ sau:

Phòng tổ chức cán bộ - lao động

Phòng tài chính - kế toán

Phòng kinh doanh – đối ngoại

Phòng kỹ thuật sản xuất

Phòng kế hoạch – đầu tư

Phòng giám định và quản lý chất lượng công trình

+ Ban chuẩn bị sản xuất: Là bộ máy giúp việc cho ban lãnh đạo công ty, trực tiếp thực hiện sản xuất các dự án do công ty làm chủ đầu tư (hoặc được uỷ quyền làm chủ đầu tư); Ban CBSX 5 công trình cảng xếp dỡ và bảo quản nguyên vật liệu.

- Các chi nhán- Văn phòng đại diện

- Các công ty thành viên

Khác với các ngành sản xuất khác là họ có cơ cấu sản xuất cụ thể, cố định, còn công ty TNHH MTV Công nghiệp tàu thuỷ Cái Lân thì do đặc điểm ngành nghề, hoạt động trong nhiều lĩnh vực khác nhau, quy trình

1 6 công nghệ cũng có nhiều công đoạn, trong mỗi đoạn lại có sự đòi hỏi riêng, còn có sự gắn kết với nhau và công ty phải tiến hành như thế nào để đáp ứng được toàn bộ quá trình Nhưng nhìn chung công ty có cơ cấu sản xuất như sau: Sau khi lập kế hoạch kinh doanh thì xác định nhu cầu, tìm nhà cung ứng, bạn hàng, rồi tiến hành thu thập sản phẩm vào kho bãi, và tiến hành phân phối sản phẩm.

Đánh giá các kết quả đã đạt được của công ty

3.1.1.1 Kết quả hoạt động sản xuất – kinh doanh năm 2005.

Bảng 1: Kết quả hoạt động sản xuất – kinh doanh năm 2005

STT Chỉ tiêu Kế hoạch năm

Thực hiện năm 2005 Giá trị Tỷ lệ (%)

5 Tình hình thực hiện nghĩa vụ với nhà nước

(Nguồn: Báo cáo tổng kết năm 2005 của công ty TNHH MTV Công nghiệp tàu thuy

3.1.1.2 Kết quả hoạt động sản xuất – kinh doanh năm 2006

Bảng 2: Kết quả hoạt động sản xuất – kinh doanh năm 2006

5 Tình hình thực hiện nghĩa vụ với nhà nước - 172.000.000 -

(Nguồn: Báo cáo tổng kết năm 2006 của công ty TNHH MTV Công nghiệp tàu thủy Cái Lân)

Cả 2 năm vừa qua DN 6 đã không đạt đựoc mức kế hoạch đề ra như: năm

2005 kế hoạch tổng sản lượng bao gồm cả sản lượng phát điện lên lưới và sản phẩm kết cấu lưới là 300.000.000.000 đồng nhưng chỉ đạt được là 153.785.468.554 đồng và ở năm 2006, kế hoạch là 400.000.000.000 đồng nhưng đạt là 198.734.443.552 đồng Như thế thì cả 2 năm đều chỉ đạt khoảng hơn 1 nửa so với kế hoạch đề ra mà thôi Nguyên nhân chính ở đây là do công ty còn gặp một số khó khăn như:

- Việc đưa các nhà máy điện, thép, kết cấu thep, kho dầu đi vào hoạt động chưa đúng tiến độ - là một nhiệm vụ quan trọng phải hoàn thành

- Các cán bộ - kỹ sư trẻ của công ty đang được gưỉ đi học tập ở các đơn vị cùng ngành để chuẩn bị tiếp nhận công nghệ, vận hành vào năm 2007

- Vấn đề ăn ở, đi lại, làm việc của CBNV 7 vẫn còn khó khăn, xa nhà

Bên cạnh đó thì công ty vẫn có những ưu điểm nhất định:

- Được sự quan tâm tin tưởng của tập đoàn, ngày càng được giao nhiều trọng trách quan trọng mang màu sắc của ngành và có ý nghĩa chính trị quốc gia

- Ngoài sự lớn mạnh về quy mô, cơ cấu tổ chức, công ty còn được giao nhiều dự án lớn và quan trọng như: Xây dựng trung tâm thương mại Bắc Luân – Móng Cái

- Quảng Ninh và xây dựng khu kinh tế Hải Hà - Quảng Ninh.

3.1.1.3 Kết quả hoạt động sản xuất – kinh doanh năm 2007

Bảng 3: Kết quả hoạt động sản xuất – kinh doanh năm 2007

STT Chỉ tiêu Kế hoạch năm

Tình hình thực hiện nghĩa vụ với

(Nguồn: Báo cáo tổng kết năm 2007 của công ty TNHH MTV Công nghiệp tàu thủy Cái Lân)

Nhà máy điện Cái Lân do công ty Điện Cái Lân – Vinashin quản lý vận hành bắt đầu phát điện từ cuối tháng 03/2007 và đã duy trì hoạt động trong năm đó Hoạt động sản xuất điện đã đem lại nguồn thu lớn, doanh thu bán điện đạt 154 tỷ đồng chiếm 43,5% doanh thu của toàn đơn vị.

Các hoạt động thi công san lấp, xây dựng do các đơn vị thành viên như Công ty cảng Hòn Gai, công ty CP hạ tầng, công ty CP kết cấu thép và đội thi công (thuộc phòng kỹ thuật của công ty Cái Lân) thực hiện đã có sự lớn lên về quy mô góp phần đem lại 7,54% giá trị tổng doanh thu, tương ứng với 27 tỷ đồng.

Các hoạt động vận tải, kinh doanh dầu, kinh doanh vật liệu xây dựng, kinh doanh máy công nghiệp tạo ra một khoản doanh thu đáng kể, chiếm 48,97% tổng doanh thu công ty, tương đương 173 tỷ đồng. Để đạt được kết quả trên công ty đã có những thuận lợi và gặp phải những khó khăn sau:

+ Được sự quan tâm, chỉ đạo sát sao và kịp thời của lãnh đạo tập đoàn, cácPhòng/Ban chuyên môn của tập đoàn đốí với toàn bộ các hoạt động của công ty.

+ Được sự hỗ trỡ, giúp đỡ tận tình của UBND 8 tỉnh Quảng Ninh và các ban/ngành của tỉnh đối với các dự án được đầu tư trên địa bàn Tỉnh.

+ Có đội ngũ cán bộ trẻ, nhiệt tình, năng động, sẵn sàng đảm nhận các công việc dù là khó khăn nhất.

+ Bộ máy tổ chức của công ty được kiện toàn và ngày càng lớn mạnh đã góp phần quan trọng việc hoàn thành các nhiệm vụ chỉ tiêu do Tập đoàn giao trong năm 2007.

+ Khối lượng đầu tư xây dựng lớn trong năm đã làm cho công tác quản lý tiến độ gặp nhiều khó khăn.

+ Lực lượng cán bộ trẻ chiêm đa số do vậy còn thiếu kinh nghiệm và kém nhạy bén khi xử lý công việc dẫn đến hiệu quả công tác quản lý chưa cao.

+ Yêu cầu về tiến độ đặt ra đối với các dự án Thép, khu công nghiệp - cảng biển Hải Hà là vô cùng cấp thiết khiến cho công tác pháp lý gặp nhiều khó khăn để theo kịp.

+ Các dự án đã hoàn thành chưa quyết toán xong nên ảnh hưởng đến việc đầu tư các dự án mới.

Dựa vào kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của cả 2 năm 2006 và

2007 ở trên ta nhận thấy rằng: nó phản ánh một cách rõ nét hơn về những khó khăn, những mặt hạn chế ảnh hưởng đến công ty như thế nào, kế hoạch đề ra là rất lớn nhưng sự thực hiện thì lại chậm trễ 1 cách nhìn rõ từ tổng sản lượng ban đầu đến doanh thu, rồi thu nhập doanh nghiệp Kế hoạch ở năm 2006 là 400.000.000.000 đồng nhưng thực hiện thì chỉ có 198.734.443.552 đồng, chưa thực hiện hết mức kế hoạch đề ra là 201.265.556.448 đồng, giảm so với kế hoạch là 33% (tức giảm hơn 2 lần so với kế hoạch) về tổng sản lượng (bao gồm cả sản lượng phát điện lên lưới và sản phẩm kết cấu thép), đồng thời với việc giảm sản lượng so với kế hoạch thì doanh thu, tổng lợi nhuận trước thuế cũng giảm tương ứng, kế hoạch tổng lợi nhuận trước thuế của năm 2006 là 4.500.000.000 đồng mà thực hiện được là 2.300.000.000 đồng, giảm đi gần một nửa so với kế hoạch Cũng tương tự như năm 2006 thì 2007

Page 20 of 72 cũng không đạt được số liệu như kế hoạch đã đề ra nhưng khác biệt hơn chút la ở

2007 thì sự thực hiện va kế hoạch chênh nhau không đáng kể Kế hoạch đặt ra ở năm 2007 về tổng sản lượng là 520.000.000.000 đồng và thực hiện là 521.356.185.343 đồng, tuy con số tăng lên không đáng kể nhưng chúng ta cũng đã thấy được sự nỗ lực, rút kinh nghiệm từ năm trước để có được kết quả đó, tuy doanh thu vẫn chưa đạt được như kế hoạch đề ra nhưng cũng dần đỡ hơn, kế hoạch là 480.000.000.000 đồng và thực hiện được là 353.059.717.714 đồng, giảm 1,4 lần. Thế nhưng nhìn chung thì việc đầu tư của năm 2006 tuy không nhiều bằng năm

2007 nhưng giá trị thu nhập của doanh nghiệp ở năm 2006 đã thực hiện được lại tăng hơn 2 lần, ở năm 2006 là 1.600.000.000 đồng mà ỏ năm 2007 chỉ là 751.250.000 đồng.

Như vậy, trên cơ sở kết quả đã đạt được trong những năm vừa qua về việc thực hiện và kế hoạch, cùng với việc phân tích những thuận lợi và khó khăn của đơn vị, Ban lãnh đạo và tập thể CBCNV 9 Công ty CNTT Cái Lân và các đơn vị đã đề ra phương hướng cho hoạt động trong năm 2008 như sau:

3.1.1.4 Kết quả hoạt động sản xuất – kinh doanh năm 2008

Bảng 4: Kết quả hoạt động sản xuất – kinh doanh năm 2008

9 Cán bộ công nhân viên

(Nguồn : Báo cáo tổng kết năm 2008 của công ty TNHH MTV Công nghiệp tàu thủy

Đặc điểm kinh tế - kỹ thuật ảnh hưởng đến công tác tuyển dụng lao động tại công ty

4.1.1 Tình trạng của nền kinh tế

Khi nền kinh tế thị trường suy thoái, các doanh nghiệp có xu hướng thu hẹp quy mô SXKD 11 , vì vậy giảm tuyển ứng viên thậm chí là không tuyển trong một thời gian dài Ngược lại nếu kinh tế phát triển thì các doanh nghiệp lại có xu hướng mở rộng SXKD do đó thu hút số lượng lớn ứng viên tham dự tuyển.

4.1.2 Các ĐTCT 12 trong việc tuyển người

Các công ty khi tuyển người đều quan tâm đến phương thức quảng bá thông tin và truyền tải những chính sách lương thưởng thích hợp nhằm thu hút các ứng cử viên tham gia dự tuyển Vì vậy việc quảng bá của ĐTCT sẽ ảnh hưởng đến việc tuyển dụng của công ty mình

4.1.3 Luật pháp của chính phủ

Chính phủ đưa ra những quy định trong tuyển mộ lao động thì buộc các doanh nghiệp phải quan tâm điều chỉnh cho phù hợp, ví dụ về vấn đề ký kết hợp đồng lao động, lượng, thưởng, điều kiện môi trương làm viêc….

4.1.4 Xu hướng của XH về một nghề nào đó

Việc chạy đua với một nghành nghề nào đó đang “hot” là một hiện tượng chúng ta từng thấy trong thơì gian qua như: ngành bảo hiểm, ngân hàng, dầu khí, việttel … và hiện nay cũng như trong thời gian tới nữa thì xu hướng chạy đua có lẽ vẫn còn tiếp tục và nó ảnh hưởng đến việc tuyển dụng vào các ngành nghề khác.

4.1.5 Khả năng về tài chính Để có thể thực hiện được hoạt động tuyển dụng, tuyển chọn nhân lực thì cần phải có chi phí, 1 DN có khả năng cung cấp tài chính mạnh hay yếu sẽ ảnh hưởng đến công tác tuyển dụng, tuyển chọn nhân lực Từ đó sẽ ảnh hưởng đến kết quả của hoạt động tuyển dụng Việc DN đầu tư nhiều vào các hoạt động truyền thông, quảng bá DN để thu hút các ứng cử viên tham gia một cách bài bản cũng sẽ rất khác so với những doanh nghiệp chỉ có thể đầu tư một cách khiêm tốn, thiếu thốn kinh phí

4.1.6 Các chính sách nhân sự và việc thực hiện nó

Các ứng cử viên tham gia tuyển dụng luôn quan tâm đến chính sách tiền lương, thưởng mà công ty đưa ra và việc thực hiện nó như thế nào để làm một trong những nguyên nhân nộp đơn.

Với yêu cầu là sản phẩm có chất lượng cao, đáp ứng cho việc tăng tỷ lệ nội địa hóa cho ngành công nghiệp tàu thuỷ thì ngay từ đầu, việc đầu tư mới dây chuyền sản xuất có trình độ công nghệ tiên tiến đã được đặt ra Các dây chuyền máy, thiết bị hiện nay của công ty được nhập mới từ các nước phát triển Bên cạnh đó thì việc cải tiến trong lĩnh vực khoa học công nghệ là yếu tố sống còn để đảm bảo sự phát triển bền vững của công ty Với những đòi hỏi trên thì việc có một đội ngũ nhân sự phù hợp cũng rất là cần thiết với ngành nghề của công ty.

4.1.8 Quy luật về cung cầu lao động

Hiện nay vấn đề nhân lực đang là mối quan tâm của rất nhiều các doanh nghiệp, đặc biệt là lao động có trình độ, kỹ thuật đáp ứng được nhu cầu sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp trong điều kiện nứoc ta hoà nhập vào kinh tế thế giới

Tuy nguồn nhân lực hiện nay đang lớn nhưng để phục vụ cho ngành công nghiệp của Việt Nam thì chỉ đạt đến mức trung bình, vì vậy ngành công nghiệp đang chịu chung 1 áp lực lớn là tìm được đội ngũ lao động có tay nghề kỹ thuật phù hợp với tình hình sản xuất, kinh doanh thực tiễn của doanh nghiệp.

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC TUYỂN DỤNG TẠI CÔNG TY

TNHH MTV CÔNG NGHIỆP TÀU THUỶ CÁI LÂN

Tình hình quản lý và sử dụng lao động tại công ty

2.1.1 Phân tích cơ cấu lao động tại công ty

Bảng 5 : Cơ cấu lao động của công ty

HĐ không xác định thời hạn

Lao động thử việc, đào tạo lại

Dựa vào bảng cơ cấu lao động của công ty trên đây ta nhận thấy số lượng lao động tăng lên nhanh trong vòng 3 năm liên tiếp là 2005, 2006, 2007 rồi giảm xuống đột ngột vào năm 2008. Ở năm 2005 số lao động mới chỉ là 90 người mà sang năm 2006 đã là165 người tăng 70 người tương đương với 73,6%, và đến năm 2007 thì tăng lên là 99 người tương đương với 60% so với năm 2006 Bước sang năm 2008, do công ty chuyển nhân công sang tham gia các dự án khác nên Tổng công ty tàu thuỷ Cái Lân nên số lượng lao động giảm nhanh chóng, từ 264 người ở năm 2007 mà bước sang năm 2008 thì chỉ còn

121 người, giảm 143 người tương đương với giảm 54,2% so với năm 2007.

Chúng ta đi sâu vào phân tích các số liệu ở các bảng biểu cụ thể của năm 2007 (tính đến hết ngày 31 tháng 3 năm 2007) để nhìn thấy cơ cấu sâu hơn của công ty và cho các năm tương tự tiếp theo:

Số người Tỷ lệ (%) Na m Nữ Nam Nữ

2 Hợp đông lao động không xác định thời hạn 10 07 5,2 7,7

3 Hợp đồng lao động từ 1 – 3 năm 151 54 79,5 72,9

4 Hợp đồng dưới 12 tháng, hợp đồng lao động mùa vụ 05 04 2,6 5,4

5 Lao động đang trong thời gian đào tạo, thử việc, đào tạo lại 24 09 12,7 14

Bảng 2: Chia theo trình độ

TT Tiêu chí lao động

Số người Tỷ lệ (%) Na m Nữ Nam Nữ

6 Lao động khác (lao động phổ thông hoặc chưa được đào tạo tay nghề) 27 05 14,64 6,8

Bảng 3: Chia theo độ tuổi

TT Tiêu chí lao động

Số người Tỷ lệ (%) Na m Nữ Nam Nữ

Nhìn vào 3 bảng chia trên ta nhận thấy rằng:

Do đặc điểm ngành nghề sản xuất và yêu cầu của tính chất công việc nên đòi hỏi số lượng nam nhiều hơn số lượng nữ Năng lực lao động hiện thời tính đến hết ngày 31 tháng 3 năm 2007 có tổng số lao động là 264 người (trong đó có: 74 lao động nữ và

190 lao động nam tương đương nam gấp hơn 2,5 lần so với nữ ) Tuỳ từng độ tuổi, tuỳ từng cấp bấc cho từng công việc cụ thể, tuỳ từng thời kỳ thời vụ mà công ty đã duy trì, triển khai để có 1 cơ cấu lao động phù hợp với công ty cụ thể như sau:

- Ở bảng thứ nhất được chia theo hợp đồng lao động, có những hợp đồng theo thời hạn 1 – 3 năm, hợp đồng lao động dưới 12 tháng, hợp đồng lao động theo mùa vụ hay những hợp đồng không theo thời gian xác định, có những lao động đang trong thời gian đào tạo, thử việc, đào tạo lại Nhưng tất cả số lượng nam đều lớn hơn số lượng nữ, phần lớn công ty tập trung vào hợp đồng lao động 1 – 3 năm là nhiều nhất cả về lao động nam và lao động nữ còn các hợp đồng không xác định thời hạn, đào tạo, thử việc, đào tạo lại thì chiếm với số lượng ít hơn so với tổng số lao động nam và nữ cụ thể như sau: hợp đồng không xác định thời hạn chiếm 10 người nam trong tổng số 190 người nam chiếm 5,2%, còn nữ chiếm 7 người trong tổng số 74 người chiếm 7,7% Hợp đồng lao động từ 1 -3 năm thì có 151 nam trong tổng số 190 nam chiếm 79,5% còn nữ chiếm 72,9% Tương tự tỷ lệ nam ở hợp đồng lao động dưới 12 tháng, hợp đồng lao động mùa vụ là 2,6% còn nữ là 5,4%, nam trong thời gian đào tạo, thử việc, đào tạo lại là 12,7%, nữ là 14% Như vậy tỷ lệ % nữ ở các hợp đồng lao động không xác định thời hạn, dưới 12 tháng, lao động theo mùa vụ, lao động đào tạo, thử việc, đào tạo lại là cao hơn tỷ lệ nam , chỉ riêng hợp đồng lao động từ 1 -3 năm là nam có tỷ lệ lớn hơn nữ, tuy tỷ lệ nam cao hơn nữ hay ngược lại thì đều không đáng kể.

- Tương tự ở bảng 2 thì nhìn chung số lượng nam vẫn lớn hơn nữ trong tổng số lao động ở cả các tiêu chí nhưng tỷ lệ nữ ở trình độ đại học, cao đẳng và trung cấp có xu hướng lớn hơn so với tỷ lệ nam, còn ở trình độ trên đại học, công nhân kỹ thuật và lao động khác (lao động phổ thong hoặc chưa được đào tạo ngành nghề) thì nam chiếm tỷ lệ nhiều hơn, cụ thể như sau: Trình độ trên đại học: nam chiếm 1 người trong tổng số

190 người chiếm 0,05% trong khi nữ không có, trình độ cao đẳng và trung cấp: nam chiếm 29 người trong tổng số 190 người chiếm 15,3% còn nữ có 20 người trong số 74 người chiếm 27,0%, công nhân kỹ thuật: nam chiếm 73 người trong số 190 người chiếm 38,4%, nữ chiếm 12 người trong tổng số 74 người chiếm 16,2%, lao động khác:nam chiếm 27 người trong tổng số 190 người chiếm 14,6%, nữ chiếm 6,8% Như vậy việc ưu tiên lao động có tay nghề kỹ thuật và trình độ cao hẳn thể hiện là rất rõ là nghiêng hẳn về phía tỷ lệ nam, còn ở trình độ đại học, cao đẳng và trung cấp thì nữ lại được ưu tiên nhiều hơn.

- Còn lại bảng 3 được chia theo độ tuổi và nhìn chung số lượng nam cũng lớn hơn số lượng nữ, và số lượng cũng như tỷ lệ lao động trẻ chiếm phần lớn trong tổng số lao động Đây cũng chính là ưu điểm mà công ty có được để tạo ra môi trường làm việc năng động, sang tạo hơn…Độ tuổi từ 18 đến 35 tuổi: nam chiếm 160 trong tổng số

190 người chiếm 84,2%, nữ chiếm 67 người trong tổng số 74 người chiếm 90,6% Độ tuổi từ 50 trở lên: nữ chỉ chiếm 1 người trong tổng số 74 người chiếm 1,3% còn nam chiếm 9 người trong tổng 190 người chiếm 4,7% Độ tuổi từ 35 đến 50 tuổi thì nam chiếm 21 người trong tổng 190 người chiếm 11,1%, nữ chiếm 6 người trong tổng 74 người chiếm 8,1%.

Như vậy qua bảng số liệu cực kỳ sâu ở năm 2007 ta đã hiểu sâu hơn được về cơ cấu lao động của công ty.

2.1.2 Đánh giá hiệu quả sử dụng lao động trong công ty

Dưới đây là một số chỉ tiêu cơ bản đánh giá hiệu quả sử dụng lao động tại công ty

TNHH MTV công nghiệp tàu thuỷ Cái Lân qua một vài năm như sau:

Bảng 6: Hiệu quả sử dụng lao động tại công ty

STT Chỉ tiêu Đơn vị Năm 2005 Năm 2006 Năm

Thu nhập bình quân đ/ng/th 1.800.000 1.924.000 3.050.79

(Nguồn : Báo cáo tổng hợp của công ty TNHH MTV Công nghiệp tàu thủy Cái

Như vậy nhìn vào bảng này ta thấy được thu nhập bình quân của lao động trên tháng là tăng theo hằng năm Ở gian đoan từ 2006 đang là 1.924.000 đồng thì đến năm

2007 là 3.050.798 đồng tăng gấp hơn 1,5 lần và tương tự cũng như năm 2007 so với

2008 cũng vậy, ở năm 2007 là 3.050.798 đồng thì năm 2008 đã tăng lên là 4.500.000 đồng tăng 1.449.202 đồng tức gấp 1,5 lần Như vậy so với mặt bằng chung thì công ty đã có một mức lương ổn định và khá nên chúng ta càng thấy rõ hơn về hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Thực trạng công tác tuyển dụng lao động tại công ty TNHH MTV Công nghiệp tàu thuỷ Cái Lân

2.2.1 Căn cứ của công tác tuyển dụng

2.2.1.1 Kế hoạch hoá nguồn nhân lực

Căn cứ vào nhu cầu công việc, kế hoạch hoá nguồn nhân lực do các bộ phận đề nghị, Phòng tổ chức CBLĐ tổng hợp trình Giám đốc công ty phê duyệt để thực hiện cho năm kế hoạch Trên cơ sở kế hoạch tổng thể đã được duyệtt, phòng tổ chức cán bộ lao độnguy nhiên công tác kế hoạch hoá nguồn nhân lực mới chỉ được tiến hành trong ngắn hạn chứ chưa có kế hoạch hoá dài hạn - tiền lương xây dựng kế hoạch chi tiết cho việc tuyển dụng phù hợp với yêu cầu sản xuất từng thời điểm cụ thể.

Việc dự báo nhu cầu nguồn nhân sự của công ty được tính theo tiêu chuẩn định mức Định mức nhân sự năm dựa trên khối lượng công việc phải làm và kế hoạch phát triển thị trường Trên cơ sở đó nhu cầu nhân sự được xác định dựa vào:

-Dự báo nhu cầu biến động nhân sự nghỉ việc trong vòng 6 tháng kế tiếp

- Do nhu cầu mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh

- Nhân sự dự phòng để sẵn sang bổ sung khi khối lượng công việc tăng

Ngoài ra nhu cầu nhân sự còn được dự báo dựa vào nhu cầu nhân sự của từng đơn vị thành viên

Hiện nay công tác phân tích công việc mới chỉ dừng lại ở việc liệt kê các danh mục công việc phải làm cho 1 vị trí việc làm cụ thể Mặc dù các thong tin về nhiệm vụ, trách nhiệm, các hoạt động, các mối quan hệ cần thực hiện cũng như yêu cầu của công việc đối với người thực hiện cũng đã được thu nhập , sản phẩm giao nộp của phân tích công việc là bản mô tả công việc nhưng vẫn còn sơ sài Vì thế công tác phân tích công việc phải được tiến hành lại tại công ty làm cho công tác tuyển mộ ngày cang khó khăn, các bước tuyển chọn cũng đến mức khắt khe nhưng kết quả của công tác tuyển dụng vẫn không cao

2.2.1.3 Đánh giá thực hiện công việc

Hệ thống đánh giá công việc ở công ty được thiết kế khá đầy đủ và khoa học, tuy một số chi tiết cần cụ thể và chi tiết hơn

Công tác đánh giá thực hiện công việc được tiến hành hang quý theo biêu mẫu đánh giá chính thức Để đo lường sự thực hiện công việc của từng người thì công ty TNHH MTV Công nghiệp tàu thuỷ Cái Lân đã áp dụng phương pháp thang đo đồ hoạ để đánh giá Các thang điểm và trọng số cho từng tiêu chí cũng tương đối phù hợp Bên cạnh đó còn có sự đánh giá nhân viên hang tháng dựa trên ngày công làm việc và kết quả thực hiện của tháng.

Chủ thể đánh giá thực hiện công viêc đó là các cấp trên trực tiếp để đảm bảo tính công bằng và khách quan Ngoài ra hang quý mỗi nhân viên cung phải tự đánh giá kết quả thực hiện các nhiệm vụ của minh thong qua báo cáo thực hiện nhiệm vụ cho các cán bộ chủ quản đơn vị

Kết quả đánh giá thực hiện công việc hang quý là cơ sỏ để cán bộ chủ quan đưa ra các quyết định nhân sự: khen thưởng, kỷ luật, thù lao, đào tạo và phát triển nhân sự, thuyên chuyển nội bộ và đề bạt với người lao động Ngoài ra nó còn là cơ sở cho công tác tuyển mộ với nội bộ và nguồn bên ngoài.

2.2.2 Thực trạng công tác tuyển dụng nhân lực tại công ty TNHH MTV Công nghiệp tàu thuỷ Cái Lân

- Nguồn và phương pháp tuyển dụng

Phạm vi áp dụng đối với nguồn tuyển nội bộ công ty TNHH MTV Công nghiệp tàu thuỷ Cái Lân là các vị trí cấp trung và cấp cao, Đây là vị trì mà khi tuyển dụng sẽ tạo ra động cơ tốt cho tất cả những người làm việc trong đó Vì khi họ biết sẽ có cơ hội đề bạt họ sẽ làm việc với động lực mới, thúc đẩy quá trình làm việc tốt hơn, làm tăng sự thoả mãn đốí với công việc, tăng tình cảm và sự trung thành của mọi nhân viên đối với doanh nghiệp

Tại công ty TNHH MTV Công nghiệp tàu thuỷ Cái Lân, các vị trí quản lý bộ phận như: các phó - trưởng phòng, phó giám đốc là do được đề bạt từ những nhân viên cấp dưới lên cấp cao hơn mà không tuyển dụng những người từ bên ngoài doanh nghiệp, thực tế thì công ty có tuyển dụng từ nguồn bên ngoài nhưng họ không vựơt qua được các bước tuyển chọn, bởi vì họ không hiểu sâu sắc về công ty bằng những người trong doanh nghiệp trước đó

Phương pháp tuyển dụng của công ty đối với nguồn nội bộ là tham khảo ý kiến của các cán bộ quảnlý, các cán bộ quản lý bộ phận là những người am hiểu về nhân viên của mình do vậy họ có thể đưa ra những lời khuyên tốt cho ban giám đốc trong việc chọn một ứng cử viên vào chức vụ cao hơn hiện tại trong công ty Tại đây, mỗi nhân viên đều có một hồ sơ nhân viên trong đó có đầy đủ các thong tin về nhân sự. Đây là nguồn thông tin quan trọng cho công tác sàng lọc và tuyển chọn nhân viên vào vị trí quản trị cấp cao hơn.

Nguồn tuyển dụng bên ngoài thường được áp dụng cho các vị trí khởi đầu như: nhân viên kế toán, quản trị nhân sự, lái xe, công nhân kỹ thuật…

Trong quá trình tuyển dụng nhân viên mới, công ty TNHH MTV Công nghiệp tàu thuỷ Cái Lân đã xác định nguồn tuyển dụng bao gồm:

Những sinh viên mới tốt nghiệp các cơ sở đào tạo

Các sinh viên thực tập tại công ty

Những người đang làm việc cho các doanh nghiêp khác

Những người thân, bạn bè của các nhân viên hiện đang làm tại công ty giới thiệu

Những người lao động đang thất nghiệp

Các phương pháp tuyển dụng thường được sử dụng đối với nguồn bên ngoài là: Quảng cáo trên báo chí và Internet, trong đó mỗi đợt tuyển dụng cũng khá là tốn kém.

Qua hội chợ việc làm

Xác định nhu cầu tuyển dụng

Lập kế hoạch tuyển dụng

Các nhân viên trong công ty giới thiệu

Qua văn phòng giới thiệu việc làm để tuyển dụng các vị trí như: bảo vệ, nhân viên tạp vụ…

Liên hệ với các cơ sở đào tạo, các trường đại học, cao đẳng Hà Nội Hiện nay công ty đang chú trọng vào phương pháp này, đặc biệt là trường dạy nghề, kỹ thuật…. Với tình hình biện động như hiện nay thì công ty ngày càng đa dạng hoá hình thức tuyển dụng cho linh hoạt với từng thời điểm Nhìn chung các phương pháp tuyển dụng cũng đã mang lại nhiều hiệu quả và thu hút được nhiều ứng cử viên tham gia dự tuyển. -Quy trình tuyển dụng

Quy trình tuyển dụng nhân viên nhằm xác định nguồn tuyển dụng và các phương pháp tuyển dụng phù hợp để tạo điều kiện cho việc sàng lọc được những người đáp ứng tốt nhất các yêu cầu công việc.

Sơ đồ 2: Quy trình tuyển dụng lao động

Xác định nhu cầu tuyển dụng lao động

- Xác định nhu cầu tuyển dụng theo kế hoạch hoặc đột xuất

Nhu cầu tuyển dụng theo kế hoạch được xác định căn cứ vào kế hoạch kinh doanh, vào định biên lao động đã được duyệt, CQĐV xác định nhu cầu tuyển dụng nhân sự của đơn vị nhằm mục đích:

+ Bổ sung đủ nhân sự theo định biên lao động đã được duyệt

+ Thay thế cho nhân sự đã nghỉ việc

+ Thay thế cho nhân sự đã được thuyên chuyển hẳn công tác sang đơn vị khác + Dự phòng cho những vị trí chức danh thường xuyên xảy ra biến động lao động Ngoài ra nhu cầu tuyển dụng kế hoạch còn căn cứ vào kế hoạch phát triển của công ty để xác định cho nhu cầu tuyển dụng lao động cấp CQĐV 13 , các chuyên viên cao cấp Sau đó là CQĐV trình duyệt kế hoạch kinh doanh, định biên lao động của đơn vị mình, qua đó xác định nhu cầu tuyển dụng lao động của đơn vị nhằm đảm bảo hoàn thành các nhiệm vụ được giao.

Đánh giá các giải pháp công ty đã thực hiện để hoàn thiện công tác tuyển dụng

2.3 Đánh giá các giải pháp công ty đã thực hiện để hoàn thiện công tác tuyển dụng. Để hoàn thiện hơn công tác tuyển dụng thì công ty đã sử dụng các phương pháp kèm theo như: phương pháp so sánh đối chiếu và phương pháp phân tích chi phí - lợi ích để Trên cơ sở những phương pháp này công ty sẽ dự toán được chi phí bỏ ra cho tuyển dụng nhân viên là bao nhiêu và nó có phù hợp với từng vị trí tuyển dụng hay không để có kế hoạch điều chỉnh cho hợp lý, ngoài ra việc so sánh đối chiếu cũng giúp công ty nhìn nhận vấn đề rộng hơn, Công ty sẽ lấy các con số tuyển dụng của các năm trước để đối chiếu thậm chí họ có thể nhìn nhận về tuyển dụng của một công ty khác chẳng hạn như công ty TNHH MTV Thép Cái Lân – Vinashin tuyển dụng một vị trí trưởng phòng chỉ giao động từ 4500000 đồng đến 5000000 đồng cách đây vài năm thì công ty TNHH MTV Công nghiệp tàu thủy Cái Lân tuyển trưởng phòng giao động lương trung bình là 5000000 đồng đến 6000000 đồng trở lên

Mặc dù công ty vẫn nhìn nhận được những phương pháp so sánh, đối chiếu sẽ có tác dụng lớn vào công tác tuyển dụng của công ty nhưng trên thực tế thì công ty chỉ mới nhìn nhận trên góc độ lý thuyết còn việc áp dụng thì chỉ mới lường chừng, chỉ nhìn chung so với mặt bằng của xã hội để điều chỉnh phù hợp khi tuyển dụng Vì vậy công ty nên lập cho mình ít nhất một phương pháp để đảm bảo cho việc tuyển dụng đạt hiệu quả cao hơn cả về chất lượng lẫn số lượng, đồng thời đảm bảo có một khoản chi phí phù hợp hơn dành riêng cho công tác tuyển dụng : đúng việc, đúng người, đảm bảo ngân sách đề ra và so với mặt bằng chung với các công ty khác cũng phải phù hợp.

Hiện nay so với một số công ty khác cùng ngành nghề như: Công ty CP khai thác và kinh doanh hạ tầng Vinashin Hạ Long, Công ty CP kỹ thuật môi trường, Xí nghiệp dịch vụ thương mại Vinashin Hạ Long, Xí nghiệp dịch vụ thương mại Vinashin

Hạ Long… Thì việc áp dụng các phương pháp này công ty vẫn còn kém hơn.

Đánh gía công tác tuyển dụng của công ty trong thời gian qua

Cho đến nay, nguồn lao động của doanh nghiệp đã đáp ứng được yêu cầu của công việc, nguồn lao động chủ yếu là lao động trẻ, có chuyên môn phù hợp, đã được đào tạo qua các trường chuyên môn đào tạo nghề uy tín của Việt Nam Việc tuyển dụng được những người có trình độ và năng lực, đáp ứng được yêu cầu công việc góp phần giảm chi phí, thời gian và hiệu quả cao trong công việc.

Nguồn tuyển dụng của công ty bao gồm cả bên trong lẫn bên ngoài Đặc biệt là đối với nguồn nội bộ năng lực có kinh nghiệm đã tạo ra động lực cho các cán bộ công nhân viên làm việc hiệu quả hơn Đối với nguồn bên ngoài, việc thi tuyển đã thực hiện

Page 56 of 72 rất chu đáo từ tất cả các khâu làm cho các ứng viên đánh giá cao về tính quy cũ trong tổ chức và tính nghiêm túc trong công tác tuyển dụng tại công ty.

Một ưu điểm khá lớn nữa của công ty là đã tính toán và đưa ra tỷ lệ sáng lọc cho các bước tuyển dụng để thu nhận một số lượng hồ sơ hợp lý cho các bước chuyển. Công việc này giúp cho việc tuyển dụng dễ dàng hơn, không gây tình trạng thiếu hụt lượng hồ sơ cần thiết.

Tuy nhiên ngoài những ưu điểm trên thì trong công tác tuyển dụng của công ty vẫn còn một số tồn tại.

Nhược điểm đầu tiên mà công ty mắc phải là việc tuyển dụng mà chưa đáp ứng được công việc đề ra, kết quả dễ nhận thấy nhất là các dự án lập ra vẫn chưa hoàn thành theo đúng dự kiến, công việc vẫn còn dàn trải làm đình trệ kéo dài…

Thứ hai, mặc dù công ty đã tuyển dụng lao động ở các nguồn khác nhau nhưng vẫn ưu tiên cho con em, cháu cha trong công ty vào làm việc nhiều hơn so với các đối tượng khác như: sinh viên mới ra trường hay các nguồn lao động tự do…

Thứ ba, việc tuyển dụng, quyết định trúng tuyển hay không trúng tuyển đôi lúc còn mang tính chủ quan của người lãnh đạo

Thứ tư, công việc kiểm tra, xác minh lại lý lịch của ứng cử viên thường không mấy chú ý kỹ sẽ có thể có một số thiếu sót trong hồ sơ trong các vòng xét tuyển.

Nguyên nhân của những nhược điểm còn tồn tại là do:

+ Việc tuyển dụng không đúng người, đúng việc, không dựa vào việc phân tích công việc vẫn còn tồn tài.

+ Công tác tuyền dụng còn mang tính hình thức và thủ tục, nguồn tuyển dụng lại nhiều vì thế họ có nhiều lựa chọn hơn trong các ứng viên tham gia.

+ Do đặc điêm ngành nghề của công ty nên việc ưu tiên tuyển nam nhiều hơn cũng đang là chủ yếu, việc tuyển dụng nhiều lao động có tay nghề kỹ thuật cao cũng là điều đáng quan tâm và tuyển những người có tay nghề cũng đơn giản hơn.

+ Hiện tượng bao bọc con em mình vào làm việc tại công ty mà không mấy chú ý đên năng lực mà họ có có

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC TUYỂN DỤNG LAO ĐỘNG TẠI CÔNG TY TNHH MTV CÔNG NGHIỆP TÀU THUỶ CÁI LÂN

THUỶ CÁI LÂN 3.1 Định hướng phát triển của công ty trong thời gian tới

3.1.1 Định hướng phát triển chung

Trong thời gian tới công ty TNHH MTV Công nghiêp tàu thuỷ Cái Lân tiếp tục triển khai các dự án trong Cụm công nghiệp tàu thuỷ Cái Lân, đồng thời tìm kiếm những dự án mới nhằm duy trì và mở rộng qui mô hoạt động SXKD và tăng tốc độ phát triển, nỗ lực mở rộng ngành nghề kinh doanh có trọng tâm và trọng điểm. Đặc biệt là trong năm 2009 này.

Gía trị tổng sản lượng, gía trị tổng doanh thu, thu nhập của DN dự kiến là tăng lên tầm 1,5 lần so với năm trước, cụ thể như sau:

- Gía trị tổng sản lượng là 850.000.000.000 đồng

- Gía trị tổng doanh thu là 630.000.000.000 đồng

- Thu nhập doanh nghiệp là 5.000.000.000 đồng

Trên cở sở ở năm 2009, công ty tiếp tục nắm bắt tình hình, phát huy các thành tích đã đạt được, khắc phục những hạn chế đang tồn tại của những năm trước đó

3.1.2 Định hướng về nhân sự trong thời gian tới

Do trong những năm vừa qua, cuộc khủng hoảng kinh tế kéo dài Công ty là một trong những ngành trọng điểm của nước ta nên không thể không tránh khỏi những thiệt hại nhất định Tính đến nay công ty đã giảm hẳn số nhân công trong công ty một cách rõ rệt ở các bộ phận làm ăn không tốt và tăng cường đội ngũ công nhân kỹ thuật có tay nghề để đẩy nhanh tiến độ làm dự án Dự kiến trong thời gian tới thì công ty sẽ xây dựng 1 trường ĐH đào tạo công nghệ cao tại đường láng Hoà Lạc để tăng cường đội ngũ công nhân có tay nghề cao riêng của công ty Hiện nay công ty đã giảm đi số nhân viên nhưng P.TCLĐ vẫn luôn đảm bảo cả về cuộc sống và tinh thần cho nhân viên để họ hoàn thành công việc tốt

Công ty đang tiến tới chủ động tập trung lãnh đạo, chỉ đạo các tổ chức thực hiện các công tác nhân sự như: triên khai công tác giáo dục chính trị, tư tưởng cho cán bộ CNV, vận động học tập làm theo lời dạy cua bác, tổ chức xây dựng Đảng, triển khai kiểm tra giám sát hay các công tác khác…Dự kiến đến năm 2010 thì 100% đoàn viên thanh niên trong công ty thường xuyên được giáo dục truyền thống, đạo đức nếp sống, phổ cập kiến thức pháp luật.

- 100% Đoàn viên được học tập, nghiên cứu các Chỉ thị, Nghị quyết của Đảng, Nhà nước, của Đoàn TN Công ty và hoàn thành chương trình học " 6 bài lý luận chính trị"; học tập tư tưởng Hồ Chí Minh.

- 100% Đoàn viên tham gia các cuộc thi do Đảng, Công Đoàn, Đoàn cấp trên phát động tổ chức Thực hiện tốt nếp sống văn minh, lịch sự với công sở, không vi phạm nội quy và những quy định của Công ty.

- Phối hợp Tổ chức ít nhất 01 lớp tập huấn cho tất cả các uỷ viên ban chấp hành các chi đoàn về nghiệp vụ công tác đoàn

- Phấn đấu 75% đoàn viên được kết nạp và đảng trên tổ số đảng viên được kết nạp trong toàn Đảng bộ.

- 100% các chi đoàn đều thành lập và duy trì có hiệu quả tổ tu dưỡng phát triển đảng.

- Phấn đấu 70% Đoàn viên đạt lao động giỏi, 10 – 15% đoàn viên đạt danh hiệu chiến sỹ thi đua cấp cơ sở

- Hoàn thành 100% chỉ tiêu thực hiện phong trào TN tình nguyện do Đoàn cấp trên chỉ đạo Tích cực tham gia vào nòng cốt trong các hoạt động cụm Đoàn kết nghĩa trên địa bàn.

- Tiếp tục cải thiện và nâng cao đời sống, văn hoá, tác phong làm việc

+ CBCNV công ty cần có tác phong làm việc nghiêm chỉnh, thực hiện văn minh doanh nghiệp

+ Xây dựng hoàn chỉnh và thực hiện đúng nội quy, quy định của công ty, xây dựng quản lý chặt chẽ đến từng đơn vị nhỏ nhất

+ Thực hiện ký kết hợp đồng theo đúng thời hạn đã thoả thuận giữa người sử dụng lao động và người lao động

+ Nâng cao ý thức trách nhiệm bảo quản trang thiết bị cũng như trang thiết bị của công ty

+ Ngày càng cải thiện mối quan hệ giữa đội ngũ quản lý và công nhân trực tiếp

- Nâng cao công tác của các cán bộ nhằm đáp ứng được yêu cầu công việc bằng hình thức tự đào tạo và có thể cử đi học bồi dưỡng

- Phân chia nhỏ công việc của dự án và giao việc cụ thê cho từng cán bộ trong ban, đảm bảo đúng người, đúng việc đạt hiệu quả công việc lên hàng đầu

3.2 Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác tuyển dụng lao động tại công ty trong thơi gian tới

Với những mục tiêu và chiến lược đề ra rất rõ ràng của công ty trong tương lai, liệu công ty có đảm bảo được một đội ngũ nhân viên có đủ chất lương và số lượng hay không? Trên thực tế vấn đề nhân lực đang là điều quan tâm của các doanh nghiệp hiện nay và đó là cơ sở để tạo nên sự thành công của công ty TNHH MTV Công nghiệp tàu thuỷ Cái Lân Kết quả đó là nhờ vào vai trò quan trọng của việc thu hút và công tác tuyển dụng của công ty Quá trình tuyển dụng của công ty được xây dựng bài bản, tỉ mỉ, bên cạnh đó nó cũng bổ sung, sửa đổi liên tục để phù hợp với sự phát triển của công ty cũng như xã hội Bên cạnh những thành công đã đạt được thì công tác tuyển dụng của công ty không thể tránh khỏi những thiếu sót Vì vậy để ngày càng hoàn thiện hơn về công tác tuyển dụng thì công ty nên có những giải pháp như sau:

3.2.1 Kế hoạch hóa về nguồn nhân lực

Việc quan trọng đầu tiên trước khi tiến hành tuyển dụng đó là lập kế hoạch nhấn sự Tại công ty TNHH MTV Công nghiệp tàu thuỷ Cái Lân, kế hoạch nhân sự của từng năm đã được thành lập nhưng chưa thật chi tiết và từ đó xác định các vị trí việc làm cần tuyển để phù hợp với kế hoạch sản xuất kinh doanh của công ty Vì vậy công tác này công ty cần chú trọng làm thật chi tiết cụ thể hơn Ngoài ra, công ty TNHH MTV Công nghiệp tàu thuỷ Cái Lân có thể tăng số lần lập kế hoạch nhân sự lên >2 lần/năm vì với tình hình biến động nhân sự như hiện nay thì lập kế hoạch trong thời gian ngắn thì càng tốt để kịp thay đổi theo xu hướng của thị trường Đồng thời phải lập kế hoạch/chiến lược phát triển nhân sự trong thời gian dài hạn và trung hạn để phù hợp với mục tiêu kinh doanh trong dài hạn khẳng định vị thế của công ty trong những năm tiếp theo.

3.2.2 Xác định nguồn tuyển dụng lao động

Hiện nay, lao động có thể tuyển dụng từ nhiều nguồn khác nhau như: Từ các trường đào tạo nghề, trung cấp, đaị học, cao đẳng, hay lao động tự do, nhân viên từ các công ty khác, hay thậm chí lưu chuyển ngay chính công ty mình.

Nhưng để đảm bảo phù hợp với chủ trương nhân sự mới của công ty trong giai đoạn tiếp theo thì công ty cần xác định rõ nguồn và đối tượng để thu hút tuyển dụng.

60% nhân sự mới thể hiện ý đồ cải cách thành phần cơ cấu về trình độ năng lực của nhân sự hiện nay trước yêu cầu cần thiết của tình thế cạnh tranh quốc tế trong tương lai gần Đó là thành phần cơ bản giúp nhanh chóng chuyển đổi chất lượng năng lực của đội ngũ cán bộ nhân viên của công ty

20% nhân sự được tuyển từ đối tượng sinh viên mới tốt nghiệp ra trường là thành phần được chuẩn bị một hệ tư tưởng mới, năng động hơn, tích cực hơn và có cách suy nghĩ hoàn toàn không bị lệ thuộc vào thói quen giải quyết công việc cũ của những người làm lâu năm nhưng không tiến bộ Họ sẽ hành động theo phương pháp mối sau khi được huấn luyện, tạo ra nguồn sinh khí mới trẻ trung hơn, năng động và tích cực hơn cho đội ngũ nhân lực của công ty.

Ngày đăng: 31/07/2023, 14:23

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w