1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

tiểu luận cuối kỳ lịchsử văn minh thế giới tìm hiểu cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ ba và lần thứ tư

30 3 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Chủ nghĩa tư bản hiện đại có đặc điểm lớn so với tất cả các giai đoạn phát triển trước đây là trình độ phát triển rất cao cảu lực lượng sản xuất, trình độ khoa học phát triển, như Mỹ, cá

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG

TIỂU LUẬN CUỐI KỲ LỊCHSỬ VĂN MINH THẾ GIỚITÌM HIỂU CUỘC CÁCH MẠNG CÔNGNGHIỆP LẦN THỨ BA VÀ LẦN THỨ TƯ

SINH VIÊN THỰC HIỆN: NGUYỄN TRUNG SƠNMÃ SINH VIÊN: A42494

SẠN

Trang 2

2.2 Nhiệm vụ của nghiên cứu 2

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2

3.1 Đối tượng nghiên cứu 2

3.2 Phạm vi nghiên cứu 2

4 Lịch sử nghiên cứu 2

5 Phương pháp nghiên cứu 2

CHƯƠNG 1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP31.1.Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất 3

1.2.Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ hai 3

1.3.Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ ba 4

1.4.Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư 4

CHƯƠNG 2. CUỘC CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP LẦ THỨ 3

Trang 4

DANH MỤC MINH HỌA

Hình 2.1 Máy tính đầu tiên trên thế giới trong cuộc Cách mạng công

Trang 5

Phần Mở đầu 1 Lý do chọn đề tài

Nền văn minh của nhân loại suy cho cùng là do sự phát triển đúng hướng, có chủ đích của lực lượng sản xuất quyết định Do đó công việc nghiên cứu quy luật vận động và những hình thức phát triển của lực lượng sản xuất là một vấn đề hết sức quan trọng.

Lực lượng sản xuất ở Việt Nam trước thời kỳ đổi mới được cho rằng là rất khó khăn, bị thế giới bỏ xa, lỗi thời do cuộc chiến tranh bảo vệ dân tộc kéo dài Trình độ người lao động còn thấp, hầu như không có chuyên môn ngành nghề, phần lớn lao động đều chưa qua lớp học, đào tạo Tài nguyên sản xuất còn thô sơ, lạc hậu Sau thời kỳ đổi mới (1986) lực lượng sản xuất ở Việt Nam đã có nhiều cải tiến, nhiều trường đại học, cao đẳng, trung cấp được dựng lên, đáp ứng nhu cầu đào tạo lao động rất lớn cho đất nước Tuy nhiên so Việt Nam với thế giới trình độ vẫn chưa được coi là nước phát triển

Chủ nghĩa tư bản hiện đại có đặc điểm lớn so với tất cả các giai đoạn phát triển trước đây là trình độ phát triển rất cao cảu lực lượng sản xuất, trình độ khoa học phát triển, như Mỹ, các nước Tây Âu, Nhật Bản là những nước đi đầu trong nghiên cứu phát triển và ứng dụng các tiến bộ khoa học công nghệ của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ ba và cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư; đi đầu trong các lĩnh vực điện tử, tin học, thông tin, viễn thông, phát triển Internet, trí tuệ nhân tạo, công nghệ vật liệu mới, năng lượng mới, công nghệ sinh học… làm thay đổi căn bản phương thức sản xuất, chất lượng, hiệu quả của những ngành kinh tế truyền thống và tạo nên nhiều ngành nghề, lĩnh vực, nhiều sản phẩm mới đa dạng, công nghệ cao, có giá trị gia tăng, mức cạnh tranh cao Với cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ ba dẫn tới sự ra đời của chủ nghĩa tư bản hiện đại Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư hứa hẹn sẽ làm thay đổi hình thái kinh tế - xã hội của nhân loại thêm một lần nữa Để có cái nhìn khách quan và sâu rộng hơn về hai cuộc cách mạng này Tôi đã lấy đề tài về hoàn cảnh, nội dung và hệ quả của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ ba và cuộc cách mạng lần thứ tư để tìm hiểu và nghiên cứu.

2 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu

1

Trang 6

2.1 Mục tiêu

Từ đó cho thấy được cách mạng công nghiệp là xu hướng công nghệ tất yếu mà Việt Nam phải hướng đến để đuổi kịp các nước phát triển trên thế giới Ngoài ra, còn có những nét mới trong chủ nghĩa tư bản hiện đại cũng sẽ ảnh hưởng đến lực lượng sản xuất của Việt Nam Vậy nên muốn nâng cao chất lượng lực lượng sản xuất ở nước ta cuộc cách mạng công nghiệp lần 3 và lần 4 thì trước tiên chúng ta phải hiểu được ý nghĩa to lớn của nó.

2.2 Nhiệm vụ của nghiên cứu

Thứ nhất, làm rõ được các vấn đề, hoàn cảnh cuộc cách mạng công nghiệp lần 3 và lần 4 ra đời.

Thứ hai, tìm hiểu trình bày các nội dung thành tựu tiêu biểu Thứ ba, đánh giá ảnh hưởng và ý nghĩa của hai cuộc cách mạng đến thế giới.

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của bài tiểu luận là hoàn cảnh xuất hiện, nội dung, ý nghĩa của 2 cuộc cách mạng công nghiệp lần 3 và lần 4 3.2 Phạm vi nghiên cứu

Nghiên cứu hoàn cảnh xuất hiện và ý nghĩa, hệ quả của cuộc cách mạng lần 3 vào khoảng năm 1969 và cuộc cách mạng lần 4 bắt đầu từ năm 2011.

4 Lịch sử nghiên cứu

“ Cuộc cách mạng “ ở đây được dùng để chỉ sự thay đổi mang tính đột biến và triệt để Nhiều cuộc cách mạng đã diễn ra trong suốt quá trình lịch sử thế giới khi nhiều công nghệ và phương pháp mới tạo ra nhận thức thế giới mở ra một thay đổi sâu sắc trong các hệ thống kinh tế và kết cấu xã hội

Theo như tìm hiểu về chủ đề cách mạng công nghiệp lần thứ 3 và thứ 4 đã có khá nhiều nhà nghiên cứu đã cho xuất bản những cuốn sách tiêu biểu:” Cách mạng công nghiệp lần thứ tư cuộc cách mạng của sự hội tụ và tiết kiệm” của TSKH.Phan Xuân Dũng, NXB khoa học

Trang 7

và kĩ thuật 2018 cuốn sách này nội dung chính giới thiệu 4 cuộc cách mạng công nghiệp lớn trong tiến trình phát triển của thế giới đặc biệt là cuộc cách mạng công nghiệp lần 3 và lần 4

5 Phương pháp nghiên cứu

Khi làm đề tài này những phương pháp được sử dụng phổ biến như:

Phương pháp so sánh;

Phương pháp tổng hợp, phân tích; Phương pháp liệt kê;

Từ các phương pháp trên để làm rõ các vấn đề của đề tài nghiên cứu.

CHƯƠNG 1 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP

1.1 Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất

Vào thế kỉ 15 kinh tế châu âu phát triển nhu cầu thị trường tăng cao ngoài ra giao thương giữa khu vực châu Á và châu Âu qua con đường tơ lụa người ta còn tìm thêm các con đường mới trên biển các cuộc cách mạng tư sản nhà nước tư bản ra đời thúc đẩy công nghiệp và thương nghiệp phát triển mạnh mẽ là tiền đề để công ghiệp diễn ra làm thay đổi trật tự nền kinh tế và trật tự thế giới và khoảng năm 1784 cách mạng công nghiệp lần thứ 1 bắt đầu ở Anh Ở thời Kỳ này nền kinh tế các nước vẫn còn thô sơ, quy mô nhỏ tất cả đều phải phụ thuộc vào sức lao động Chính vì thế với việc Thomas Newcomen phát minh ra động cơ hơi nước các nhà máy dệt đều phải đặt gần sông để lợi dụng sức nước chảy tuy nhiên năm 1784 James Watt đã cải tiến đột phá động cơ hơi nước tạo điều kiện các nhà máy dệt có thể đặt bất cứ nơi đâu Đây là cột mốc đánh dấu sự bùng nổ của công nghiệp thế kỉ XIX lan rộng từ Anh đến châu Âu và Hoa Kì Đến năm 1785 linh mục Edmund phát minh ra máy dệt vải giúp tăng năng suất lên tới 40 lần ngành luyện kim cũng có những bước tiến lớn, Henry Cort tìm ra cách luyện sắt nhưng vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu về mấy móc Đến năm 1885, Henry Besemer phát minh ra lò luyện gang thành thép mỏng khắc phục được nhược điểm của phương pháp trên được sử dụng

3

Trang 8

rộng rãi trong đường sắt các thiết bị động và xây dựng công trình trở thành chất xúc tác quan trọng trong công cuộc đổi mới đặc biệt phải kể đến “ đầu xe hơi nước” Thương mại ngày càng mở rộng, kênh đào và đường sắt phát triển nhanh chóng ở châu Âu Mỹ Cuộc cách mạng công nghiệp đầu tiên đã mở ra một kỷ nguyên mới trong lịch sử nhân loại, kỷ nguyên sản xuất cơ khí, cơ giới hóa thay thế thời đại nông nghiệp cũng kéo dài 17 thế kỉ chủ yếu dựa vào gỗ, sức người, sức nước, sức gió và sức kéo động vật bằng động lực là máy hơi nước, nguyên vật liệu mới.

1.2.Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ hai

Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ hai diễn ra từ năm 1871-1914 Đặc trưng là việc sử dụng năng lượng điện và sự ra đời các dây chuyền sản xuất hàng loạt trên quy mô lớn Nguồn năng lượng từ than dần được thay thế bằng dầu mỏ Năm 1860, động cơ đốt trong đầu tiên được ra đời được thử nghiệm cho ô tô sơ khai ở những năm 1870 Năm 1880, Thomas Edison đăng ký bằng sáng chề về điện đèn điện ra đời không lâu sau đó Năm 1885, Gottlieb Daimler cùng Wilhelm Maybach thiết kế ra bản mẫu động cơ sử dụng xăng hiện đại ngày nay được lắp gọn vào một chiếc xe hai bánh đầu tiên trên thế giới; cùng năm đó chiếc xe hơi đầu tiên sử dụng động cơ đốt trong được chế tạo bởi kỹ sư Karl Benz Phương pháp sản xuất theo dây chuyền được áp dụng rộng rãi trong sản xuất các mặt hàng khác làm sản lượng tăng lên nhanh chóng Cuộc cách mạng 2.0 đã mở ra kỷ nguyên của sản xuất hàng loạt thúc đẩy bởi sự ra đời của điện và dây chuyền lắp ráp, công nghiệp hóa được lan rộng ra nhiều nước như Nhật Bản, Nga Cuộc cách mạng đã tọa ra những tiền đề thắng lợi cho chủ nghĩa xã hội có quy mô thế giới.

1.3 Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ ba

Mở đầu cho cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ ba hay còn được biết đến với cái tên “cách mạng khoa học công nghệ” bởi vì giá trị mà nó đem đến sự phát triển của chất bán dẫn, siêu máy tính, máy tính cá nhân (thập niên 1970 và 1980) và Internet (thập niên 1990) Với sự ra đời và lan tỏa rộng rãi của công nghệ thông tin, sử dụng điện tử và công nghệ thông tin để tự động hóa sản xuất

1.4.Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư

Trang 9

Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư được biết đến với cái tên phổ biến hơn là “cách mạng công nghiệp 4.0” là cuộc cách mạng lớn về sản xuất thông minh dựa trên các thành tựu đột phá trong các lĩnh vực công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, công nghệ nano,… với nền tảng là các đột phá của công nghệ số sự kết hợp các công nghệ giúp xóa bỏ ranh giới giữa các lĩnh vực vật lý, số hóa và sinh học

CHƯƠNG 2 CUỘC CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP LẦ THỨ 32.1 Hoàn cảnh xuất hiện

Gần như các hoạt động thương mại diễn ra trong nền kinh tế thế giới đều phụ thuộc vào dầu và các nguồn năng lượng khoáng thạch khác Chúng ta trồng trọt, nuôi dưỡng nhờ các loại phân bón và thuốc trừ sâu có nguồn gốc hóa dầu Hầu hết các vật liệu xây dựng của chúng ta như xi măng, nhựa đều làm từ các nguyên liệu hóa thạch Chúng ta đã xây dựng một nền văn minh nhờ vào việc khai thác nguồn dự trữ carbon từ thời Carbon Tuy nhiên, cuộc khủng hoảng dầu mỏ năm 1973, kéo theo sự sụp đổ của nhiều nền kinh tế là hồi chuông

5

Trang 10

cảnh báo đầu tiên về việc nguồn nhiên liệu hóa thạch đang dần suy tàn và cạn kiệt Mặc dù vậy, việc khai thác vô độ nguồn nhiên liệu không tái tạo này vẫn được tiến hành dẫn đến sự khan hiếm về năng lượng tiếp tục tạo ra những cuộc khủng hoảng kinh tế, và thêm nữa đi kèm với đó là các sự cố trong khi khai thác như việc tràn dầu đã phá hủy những môi trường sống quý giá và nhạy cảm.

Thảm họa môi trường là một lời nhắc nhở đâu đớn rằng trong sự tuyệt vọng để giữ cho guồng máy kinh tế hoạt động Môi trường và tài nguyên hạn hẹp bị tàn phá, các nền kinh tế đang mấp mé gần bờ vực khủng hoảng, làm cho nhiều quốc gia và đặc biệt là cộng đồng châu Âu phải cân nhắc, rục rịch tiến hành Cuộc cách mạng công nghiệp lần III – một cuộc hành trình nỗ lực cải cách năng lượng xanh.

2.2 Nội dung

2.2.1 Các giai đoạn phát triển

Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 3 là cuộc cách mạng đã tạo ra rất nhiều các thành tựu nổi bật được thể hiện nổi bật qua từng giai đoạn phát triển, từ đó ta thấy được tốc độ phát triển tiến bộ rất lớn của khoa học – kỹ thuật một cách rõ ràng nhất, cụ thể như sau:

Thập niên 70 của thế kỷ XX

Vào năm 1970 có khá nhiều thiết bị hiện đại được ra đời như: máy tính gia đình, máy tính chia sẻ thời gian, máy trò chơi điẹn tử…, đây cũng là thời kỳ hoàng kim của trò chơi điện tử Arcade.

Khi công nghệ kỹ thuật số bắt đầu chuyển đổi từ lưu trữ Analog sang lưu trữ kỹ thuật số Tạo thêm rất nhiều việc làm mới cho người dân là nhân viên nhập liệu, công việc chính là chuyển đổi dữ liệu tương ứng (hồ sơ khách hàng, hóa đơn,…) thành dữ liệu số gọn.

Một phát triển công nghệ quan trọng ở thập niên 80 là công nghệ nén dữ liệu kỹ thuật số - biến đổi cosine rời rạc (DCT) Đây là kỹ thuật nén mất mát được đề xuất lần đầu tiên bởi Nasir Ahmed vào năm 1972.

Thập niên 80 của thế kỷ XX

Trang 11

Tại một số quốc gia phát triển, máy tính trở nên thực sự phổ biến trong suốt thấp niên 80 khi chúng xuất hiện nhiều ở khắp các các trường học, doanh nghiệp, các hộ gia đình…

Và đến năm 1983, chiếc điện thoại đấu tiên trên thế giới đã ra đời với sáng chế của Ruby Krolopp 73 tuổi, cựu giám đốc thiết kế của Motorola Dynatac Đến năm 1991, mạng 2G được sử dụng khiến những chiếc điện thoại phổ biến hơn Đến năm 1988, máy ảnh kỹ thuật số được tạo ra, và lần đầu được bán ra thị trường vào tháng 12 năm 1989 tại Nhật Bản và năm 1990 tại Hoa Kỳ Vào những năm 2000, chúng đã lu mờ sự phổ biến của những chiếc máy ảnh phim truyền thống.

Từ đó, nhiều thiết bị công nghệ hiện đại lần lượt được phát minh ra đời: máy ảnh kỹ thuật số, máy ảnh phim, mực kỹ thuật số… Và sáng chế quan trọng nhất ở thời bấy giờ chính là World Wide Web – Một không gian thông tin toàn cầu.

Thập niên 90 của thế kỷ XX

Vào tháng 6 năm 1990 World Cup đã diễn ra lần đầu tiên được phát sóng trên HDTV kỹ thuật số cộng đồng ở Tây Ban Nha và Ý Tuy nhiên phải đến giữa năm 2000, HDTV mới trở thành chuẩn mực tại Nhật Bản

Sau sự ra đời của World Wide Web đã làm nền móng để phát triển cho các trình duyệt Web thay đổi và lớn mạnh hơn nên nhiều trình duyệt mới như: Mosaic, Netscape, Navigator và Internet…

Thập niên 20 của thế kỷ XXI

Ở đầu thập niên này, điện thoại đã trở thành phổ biến, tính năng soạn thảo và gửi tin nhắn văn bản cũng xuất hiện Điện thoại di động cũng trở nên tiên tiến hơn so với các chiếc điện thoại thông thường chỉ có chức năng nghe – gọi hoặc các trò chơi đơn giản của những năm 1990.

Tại Việt Nam Internet dial – up được kết nối vào năm 2002 và được rất nhiều người yêu thích và ưa dùng.

“ Vào những năm 2005, dân số Internet đạt 1 tỷ và 3 tỷ người trên toàn thế giới đã sử dụng điện thoại di động vào thế kỷ này” HDTV đã

7

Trang 12

trở thành định dạng phát sóng truyền hình chuẩn ở những nước vào cuối thập kỷ này.

Thập niên 21 của thế kỷ XXI

Vào đầu năm 2010 điện toán đám mây đã dẫn đầu thành xu hướng Lượng người truy cập Internet càng ngày càng tăng “ Vào năm 2012, hơn 2 tỷ người đã sử dụng Internet, gấp đôi lượng sử dụng vào năm 2007”.

2.2.2 Các phát minh nổi bật

Cuộc cách mạng công nghiệp lầ thứ 3 được bắt với sự ra đời và phát triển lan tỏa công nghệ thông tin, điện tử, tự động hóa sản xuất.

Cơ sở hạ tầng điện tử tiến bộ, phát triển về công nghệ kỹ thuật số với nhiều phát minh tiên tiến ra đời như: vệ tinh, máy bay, máy tính, điện thoại,…

Năm 1970: Nhiều thiết bị hiện đại ra đời

Hình 2.1 Máy tính đầu tiên trên thế giới trong cuộc Cách mạng côngnghiệp lần thứ 3

Hình 2.2 Chiếc điện thoại đầu tiên ra đời với sáng chế của MotorolaDynatac.

Trang 13

Cuộc cách mạng truyền thông lớn và tiếp thị với nhiều cuộc cải cách của cách mạng kỹ thuật số đối với ngành truyền thông, tiếp thị: Internet bùng nổ, tập dữ liệu lớn – Big Data được phát minh Các công ty doanh nghiệp đều chuyển hướng kinh doanh, xu hướng SMAC ( Social, Mobile, Analytics, Cloud) ra đời:

Social media: giúp doanh nghiệp tiếp cận khách hàng bằng những phương tiện truyền thông.

Mobile: Công nghệ di động thay đổi cách thức giao tiếp với nhau Analytics: Công nghệ phân tích dữ liệu về khách hàng, đưa ra ,mục tiêu tiếp cận

Cloud: Điện toán đám mây.

Hình 2.3 Xu hướng SMAC ( Social, Mobile, Analytics, Cloud ) ra đời

Chuyển đổi công nghệ Analog sang kỹ thuật số.

Cùng với đố cuộc cách mạng công nghiệp lần 3 đã thiết lập nên những tiến bộ vượt bậc trong xã hội như máy tính cá nhân, internet và mạng xã hội đã tạo ra diện mạo vượt trội thay đổi lớn đối với kinh tế và mối quan hệ toàn cầu Những thành tựu khoa học công nghệ nhanh chóng cơ bản hoàn thành cuối thế kỷ 20 Những thành tựu nổi trội nhất để lại đến ngày nay mà chúng ta sử dụng từ công nghệ 3.0 chính là vệ tinh, máy tính, máy bay, điện thoại,…

Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 3 mang lại nhiều thay đổi đặc biệt về công nghệ kỹ thuật số Mang đến nhiều phát minh vĩ đại thay đổi nền kinh tế lúc bấy giờ.

2.3 Hệ quả

2.3.1 Tích cực

9

Trang 14

Về kinh tế cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 3 tạo cơ hội, cho phép chi phí tương đối ít hơn các phương tiện sản xuất để tạo ra cùng một khối lượng hàng hóa tiêu dùng Kết quả, đã cuốn theo sự thay đổi cơ cấu của nền sản xuất xã hội cũng như những mối tương qua giữa khu vựa I (nông – lâm – thủy sản), II (công nghiệp và xây dựng), III (dịch vụ) của nền sản xuất xã hội Làm thay đổi tận gốc các lực lượng sản xuất.

Về mặt đời sống xã hội cuộc cách mạng khoa học công nghệ hiện đại đã tác động tới mọi lĩnh vực đời sống xã hội loài người, nhất là ở các nước chủ nghĩa tư bản phát triển vì đây chính là nơi phát sinh cuộc cách mạng này Các khía cạnh tích cực bao gồm sự kết nối với nhau nhiều hơn, giao tiếp dễ dàng hơn và sự phơi bày thông tin mà trong quá khứ có thể dễ dàng bị loại bỏ hơn bởi các chế độ toàn trị

Nhờ khoa học công nghệ tiến bộ không chỉ thay đổi tận gốc phương thức sản xuất mà còn tác động tới mọi mặt của đời sống xã hội Tạo ra khối lượng hàng hóa với sự giảm thiểu chi phí và thay đổi quan các ngành nghề trong cơ cấu của nền sản xuất

Cuối cùng sự bùng nổ của cuộc cách mạng lần thứ 3 đã đeer lại nhiều thành tựu to lớn cho nhân loại cùng với đố là nền tảng thúc đẩy cho cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4.

2.3.2 Tiêu cực

Trong khi đã có những lợi ích to lớn đem lại cho xã hội từ những cuộc cách mạng kỹ thuật số, đặc biệt là về khả năng tiếp nhận thông tin, có một số mối lo ngại Cuộc cách mạng kỹ thuật số đã giúp mở ra một kỷ nguyên mới của giám sát hàng loạt, tạo ra một loạt các vấn đề dân sự và nhân quyền mới Độ tin cậy của dữ liệu trở thành một vấn đề vì thông tin có thể dễ dàng được sao chép, nhưng không dễ dàng xác minh Cuộc cách mạng kỹ thuật số cho phép lưu trữ và theo dõi các sự kiện, bài báo, số liệu thống kê, cũng như các chi tiết vụn vặt không khả thi.

Công nghệ số hóa đã làm khuynh đảo giới truyền thông và các ngành công nghiệp bán lẻ, cũng như chiếc máy xe sợi khổng lồ đã xóa sổ những công đoạn sản xuất thủ công.

Trang 15

Vì vậy nhiều người sẽ phải giật mình khi nhìn vào những nhà máy của tương lai Sẽ không còn những máy móc dính đầy dầu mỡ do công nhân điều khiển, chúng sẽ sạch bong và gần như bị bỏ xó

Hầu hết các công việc do con người thực hiện sẽ không còn xuất hiện trong khu vực công xưởng, mà là trong các văn phòng gần đó, với ngập tràn các nhà thiết kế, các kĩ sư, các chuyên gia công nghệ, các nhân viên marketing và hàng loạt chuyên gia khác.

Những thao tác đều đặn, lặp đi lặp lại trong nhà máy sẽ biến mất:” bạn đâu cần người thợ tán đinh khi không còn đinh để tán nữa” Ngoài ra các tổ chức xã hội và tôn giáo tìm thấy nhiều nội dung phản cảm, thậm chí nguy hiểm Nhiều phụ huynh và các tổ chức tôn giáo, đặc biệt là ở Hoa Kỳ, đã trở nên hoảng hốt vì nội dung khiêu dâm có sẵn cho trẻ vị thành niên Trong các trường hợp khác nhau sự phổ biến thông tin về các chủ đề như khiêu dâm trẻ em, chế tạo bom, thực hiện các hành động khủng bố và các hoạt động bạo lực khác là đáng báo động đối với nhiều nhóm người khác nhau.

Cuộc cách mạng kỹ thuật số đã gây nên các vấn đề về quyền riêng tư, bản quyền, kiểm duyệt và chia sẻ thông tin, vẫn là một chủ đề gây tranh cãi Khi cuộc cách mạng kỹ thuật số tiến triển, vẫn chưa rõ xã hội đã bị ảnh hưởng ở mức độ nào và sẽ bị thay đổi trong tương lai.

2.4 Cơ hội và thách thức

2.4.1 Cơ hội

Một số chuyên gia cho rằng cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 3 đã chấm dứt khi cuộc khủng hoảng tài chính châu Á nổ ra năm 1997 Tạo nên sự biến chuyển ngoạn mục với sự ra đời của các thiết bị máy tính cá nhân, internet cùng hàng tỷ các thiết bị công nghiệp cao Hỗ trợ con người trong công nghiệp sản xuất đồng bộ Là bước đệm cho cuộc cách mạng công nghiệp thứ tư.

2.4.2 Thách thức

Luôn cải tiến phù hợp với quá trình phát triển của thời đại, các làng nghề thủ công dần bị xóa bỏ Đồng nghĩa với việc áp lực với hệ sinh thái của trái đất có thể gây nên những hậu quả tương lai.

11

Ngày đăng: 02/05/2024, 16:28

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN