1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý vốn lưu động tại tổng công ty hàng không việt nam vietnam airlines

77 2 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Giải Pháp Nâng Cao Hiệu Quả Quản Lý Vốn Lưu Động Tại Tổng Công Ty Hàng Không Việt Nam – Vietnam Airlines
Người hướng dẫn GS. TS Nguyễn Hữu Tài, Trần Thanh Hiền, Trưởng phòng Tài chính Đầu tư
Trường học Trường Đại Học Kinh Tế
Chuyên ngành Quản Trị Kinh Doanh
Thể loại chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 77
Dung lượng 138,07 KB

Cấu trúc

  • Chương 1: Các vấn đề lý thuyết chung về vốn lưu động trong doanh nghiệp (3)
    • I. Vốn lưu động trong doanh nghiệp (3)
      • 1. Khái niệm (3)
      • 2. Phân loại (4)
      • 3. Vai trò (5)
      • 4. Kết cấu vốn lưu động trong doanh nghiệp (6)
    • II. Quản lý vốn lưu động trong doanh nghiệp (6)
      • 1. Quản lý vốn lưu động (6)
      • 2. Nhu cầu vốn lưu động và các biện pháp đảm bảo vốn lưu động (19)
      • 3. Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả quản lý vốn lưu động (27)
  • Chương 2: Thực trạng về quản lý vốn lưu động tại Tổng công ty Hàng không Việt Nam (29)
    • I. Tổng quan về tổng công ty hàng không (29)
      • 1. Quá trình hình thành và phát triển (29)
      • 2. Tình hình tổ chức hoạt động (30)
      • 3. Đặc điểm kinh doanh vận tải hàng không (0)
      • 4. Vai trò nhiệm vụ của Tổng công ty (0)
      • 5. Khái quát về hoạt động sản xuất kinh doanh (0)
    • II. Vốn lưu động và tình hình quản lý vốn lưu động tại Tổng Công ty Hàng không Việt Nam (39)
      • 1. Cơ cấu vốn lưu động (39)
      • 2. Tình hình quản lý sử dụng vốn lưu động (0)
    • III. Những mặt hạn chế trong công tác quản lý vốn lưu động (52)
      • 1. Vốn bằng tiền (40)
      • 2. Hàng tồn kho (53)
      • 3. Khoản phải thu (40)
      • 4. Đầu tư ngắn hạn (54)
  • Chương 3: Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý vốn lưu động tại Tổng công ty hàng không Việt Nam (54)
    • I. Định hướng phát triển sản xuất kinh doanh và dự tính nhu cầu vốn lưu động (54)
      • 1. Định hướng phát triển sản xuất kinh doanh (0)
      • 2. Quan điểm mục tiêu quản lý, sử dụng vốn lưu động (0)
      • 3. Dự tính nhu cầu vốn lưu động phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh (59)
    • II. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý vốn lưu động (60)
      • 1. Các giải pháp bổ sung vốn lưu động (0)
      • 2. Các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý (61)
      • 3. Một số kiến nghị (70)
  • Kết luận (73)

Nội dung

Các vấn đề lý thuyết chung về vốn lưu động trong doanh nghiệp

Vốn lưu động trong doanh nghiệp

1 Khái niệm Để tiến hành sản xuất kinh doanh, ngoài các yếu tố như lao động, tư liệu lao động còn phải có đối tượng lao động Trong các doanh nghiệp, đối tượng lao động bao gồm 2 bộ phận: Một phần là nguyên nhiên vật liệu, phụ tùng… đang dự trữ để phục vụ quá trình sản xuất, bộ phận khác là các nguyên vật liệu đang được chế biến trên các dây chuyền công nghệ như sản phẩm dở dang, bán thành phẩm,… hai bộ phận này biểu hiện dưới hình thái vật chất gọi là tài sản lưu động của doanh nghiệp.

Thông qua quá trình sản xuất, toàn bộ tư liệu lao động đã chuyển hoá thành thành phẩm Sau khi kiểm tra chất lượng, sản phẩm được nhập kho chờ tiêu thụ Bên cạnh đó, để tiến hành sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, doanh nghiệp còn cần một số tiền mặt để trả lương công nhân và các khoản phải thu phải trả khác Toàn bộ sản phẩm chờ tiêu thụ và các chi phí phục vụ cho tiêu thụ được gọi là tài sản lưu thông.

Xét về vật chất, để sản xuất kinh doanh được tiến hành liên tục, ngoài tài sản cố định doanh nghiệp còn cần phải có tài sản lưu động và tài sản lưu thông Trong điều kiện tồn tại các quan hệ hàng hóa, tiền tệ, khi mua sắm các tài sản ấy, số tiền tương ứng để chi trả mua sắm tài sản lưu động và tài sản lưu thông gọi là Vốn lưu động.

Trong quá trình sản xuất kinh doanh, vốn lưu động không ngừng vận động qua các giai đoạn của chu kỳ sản xuất: Dự trữ sản xuất, sản xuất và lưu thông Quá trình này được diễn ra thường xuyên liên tục theo chu kỳ sản xuất gọi là quá trình tuần hoàn của vốn lưu động Quá trình này vận động không ngừng qua 3 giai đoạn, trong từng giai đoạn vốn lưu động được biểu hiện dưới các hình thức khác nhau:

Giai đoạn thứ nhất: Doanh nghiệp dùng tiền để mua nguyên vật liệu phụ tùng… cần thiết cho sản xuất Ở giai đoạn này, vốn lưu động chuyển từ hình thái tiền tệ sang hình thái vật chất.

Giai đoạn thứ hai: Doanh nghiệp đưa nguyên vật liệu từ dự trữ vào sản xuất, chế biến Qua quá trình sản xuất, dưới tác động của con người thông qua tư liệu lao động đã biến nguyên vật liệu thành những sản phẩm dở dang, bán thành phẩm Biểu hiện của vốn lưu động lúc này là bán thành phẩm…

Giai đoạn thứ ba: Kết thúc quá trình chế biến, nguyên liệu trở thành sản phẩm, sau khi được kiểm nghiệm chất lượng được nhập kho đóng gói, tiêu thụ và thu tiền về Như vậy giai đoạn này vốn lưu động từ hình thái vật chất (thành phẩm) trở về hình thái tiền tệ

Như vậy, vốn lưu động trong doanh nghiệp luôn thay đổi hình thái biểu hiện trong quá trình tuần hoàn luân chuyển và luân chuyển tương đối nhanh so với vốn cố định.

2 Phân loại Để tiến quản lý sử dụng có hiệu quả, doanh nghiệp cần phải tiến hành phân loại vốn lưu động Có rất nhiều tiêu thức để phân loại vốn lưu động như:

- Căn cứ vào công dụng của vốn lưu động trong quá trình sản xuất, ta chia vốn lưu động thành vốn lưu động nằm trong khâu dự trữ sản xuất, vốn lưu động trong khâu sản xuất, vốn lưu động trong khâu lưu thông.

- Căn cứ vào hình thái biểu hiện thì có vốn bằng tiền và vật tư hàng hóa.

- Theo quan hệ sở hữu thì có vốn chủ sở hữu và nợ phải trả.

Tuỳ theo mục đích nghiên cứu mà doanh nghiệp lựa chọn tiêu thức phân loại nào Nhìn chung doanh nghiệp thường phân loại dựa vào chu kỳ vận động của tiền mặt.

Chu kỳ vận động của tiền mặt là khoảng thời gian từ khi doanh nghiệp thanh toán khoản mua nguyên vật liệu đến khi thu được tiền từ việc bán hàng hóa cuối cùng Chu kỳ này bao gồm các giai đoạn sau:

- Doanh nghiệp mua nguyên vật liệu của nhà cung cấp mà phần lớn là chưa phải thanh toán ngay Việc mua chịu này tạo nên khoản phải trả mà không ảnh hưởng đến luồng tiền của doanh nghiệp.

- Lao động được sử dụng để chuyển nguyên liệu thành sản phẩm cuối cùng nhưng chưa phải thanh toán ngay lúc sản xuất xong sản phẩm nên hình thành một khoản lương phải trả.

- Hàng hóa được đem bán nhưng là bán chịu, tạo nên khoản phải thu.

- Tại một thời điểm nào đó trong quá trình vận động nói trên, doanh nghiệp phải thanh toán những khoản phải trả và nếu phải thanh toán trước khi thu được các khoản phải thu doanh nghiệp phải dùng một nguồn nào khác để tài trợ.

Quản lý vốn lưu động trong doanh nghiệp

1 Quản lý vốn lưu động

Các loại tài sản lưu động thường được hiểu là nguồn vốn lưu động. Nhưng như chúng ta vẫn biết vốn lưu động thuần là phần chênh lệch giữa tài sản lưu động và nợ ngắn hạn và quản lý các tài sản lưu động có liên quan chặt chẽ đến quản trị các khoản nợ ngắn hạn cho nên thuật ngữ Quản lý vốn lưu động được sử dụng để chỉ sự quản lý tất cả các tài sản lưu động và các khoản nợ ngắn hạn

Giá trị các tài sản lưu động của doanh nghiệp thường chiếm từ 25% đến 50% tổng giá trị tài sản Do đó, quản lý và sử dụng hợp lý các loại tài sản lưu động có ảnh hưởng rất lớn đến việc thực hiện mục tiêu của doanh nghiệp.

Tài sản lưu động của doanh nghiệp bao gồm các chỉ tiêu chủ yếu sau: Tiền mặt và các chứng khoán thanh khoản cao, hàng tồn kho, các khoản phải thu

Quản trị tiền mặt đề cập tới việc quản lý tiền giấy và tiền gửi thanh toán của doanh nghiệp ở Ngân hàng Tiền mặt là loại tài sản không sinh lãi vì tỷ lệ sinh lời trực tiếp trên tiền mặt rất thấp, mặt khác nó lại chịu ảnh hưởng của lạm phát do đó tỷ lệ sinh lãi của tiền mặt thậm chí bằng không.Vì lý do đó, tối thiểu hoá lượng tiền phải giữ là mục tiêu quan trọng nhất của quản trị tiền mặt.

Tuy nhiên, việc nắm giữ tiền mặt lại không thể thiếu trong bất kỳ doanh nghiệp nào Tiền mặt để đảm bảo giao dịch kinh doanh hàng ngày như thanh toán cho khách hàng, thanh toán cho việc Ngân hàng cung cấp các dịch vụ cho doanh nghiệp (số dư bù), đáp ứng các nhu cầu bất thường, hưởng lợi thế trong mua hàng Việc quản trị tiền mặt bao gồm các yếu tố sau:

1.1.1 Tăng tốc độ thu hồi những tấm séc được nhận và chậm viết séc chi trả.

Nguyên tắc này cho phép doanh nghiệp duy trì mức tiền mặt trong giao dịch kinh doanh ở mức thấp hơn vì thể mà doanh nghiệp có thể có nhiều cơ hội để đầu tư hơn Có rất nhiều cách để tăng tốc độ thu hồi tiền mặt, ta có thể kể đến nhưng biện pháp sau:

- Áp dụng các biện pháp khuyến khích khách hàng trả tiền sớm như chính sách chiết khấu thương mại đối với những khoản nợ được thanh toán trước hay đúng hạn

- Doanh nghiệp cần phải sử dụng nhiều cách để đảm bảo rằng khi một khoản nợ được thanh toán thì tiền được đưa vào đầu tư càng sớm càng tốt Vậy bên cạnh việc khuyến khích khách hàng thanh toán tiền sớm,doanh nghiệp còn cần có một mạng lưới thanh toán nhanh chóng,thuận tiện Quá trình này có thể được thực hiện bằng hệ thống thanh toán tập trung qua Ngân hàng Hệ thống này gồm một mạng lưới các tài khoản ký thác và các tài khoản chi tiêu của doanh nghiệp tại Ngân hàng Khách hàng được chỉ dẫn gửi séc chi trả của họ tới Ngân hàng đại diện của doanh nghiệp Tại đây séc được xử lý và sau đó được đưa vào tài khoản ký thác của doanh nghiệp tại Ngân hàng Thông qua Ngân hàng, doanh nghiệp thanh toán các hoá đơn mua hàng hoặc đầu tư vào các chứng khoán thanh khoản cao trên tài khoản thanh toán của họ Lợi thế của hệ thống Ngân hàng là tiền tệ được dịch chuyển rất nhanh bên trong hệ thống cho phép doanh nghiệp sử dụng tiền nhanh chóng một khi đã có tiền trong tài khoản

- Bên cạnh đó, tại các Quốc gia phát triển, việc thực hiện các nghiệp vụ thanh toán cho các doanh nghiệp còn được phối hợp với bưu điện bằng các dịch vụ như chuyển phát nhanh Ngân hàng mà doanh nghiệp mở tài khoản thường có hội sở cùng nơi đặt văn phòng chính của doanh nghiệp Khách hàng của doanh nghiệp được chỉ dẫn gửi séc chi trả của họ tới hộp thư chuyển phát nhanh gần nhất Ngân hàng mà doanh nghiệp đã mở tài khoản gần hộp thư đó được quyền nhận những séc chi trả này Công việc này được thực hiện nhiều lần trong ngày, Ngân hàng trung gian này ghi giá trị séc vào tài khoản của doanh nghiệp và thông báo cho người thanh toán biết Quá trình này làm cho một khoản tiền từ khi thanh toán đến khi sẵn sàng cho tiêu thụ được ngắn hơn.

Hệ thống Ngân hàng và hệ thống thanh toán qua trung gian bưu điện có vai trò rất quan trọng Nếu không có chúng, thì thời gian để một séc thanh toán có thể mất tới gần 10 ngày làm việc kể từ khi được gửi đi, mới có thể sẵn sàng trong tài khoản của doanh nghiệp Tuy nhiên doanh nghiệp cần phải đánh giá hết sức cẩn thận về mặt chi phí khi sử dụng hệ thống nhờ thu này Các chi phí đó bao gồm chi phí thuê hộp thư, chi phí duy trì tài khoản tại Ngân hàng và các chi phí khác do việc sử dụng dịch vụ Ngân hàng cung cấp Nếu doanh nghiệp thuê quá nhiều hộp thư và mở quá nhiều tài khoản ở khắp nơi thì thật khó để đảm bảo rằng số dư thanh khoản trong tài khoản của doanh nghiệp là nhỏ nhất Thậm chí dù đã ở mức tối thiểu thì cũng là những khoản tiền nhàn rỗi trong tài khoản và chúng phải chịu chi phí Nhiều doanh nghiệp thường cố gắng duy trì một số lượng lớn tài khoản tại Ngân hàng mà không thực hiện một biện pháp hiệu quả hơn là dừng một số tài khoản tại các địa phương và gia hạn thời gian thu hồi séc, đồng thời chuyển những tài khoản đó đến những Ngân hàng gần trung tâm hơn.

1.1.2 Giảm tốc độ chi tiêu

Cùng với việc tăng tốc độ thu hồi tiền mặt, doanh nghiệp còn có thể thu được lợi nhuận bằng việc giảm tốc độ chi tiêu để có nhiều tiền hơn cho đầu tư.

Có nhiều cách giảm tốc độ chi tiêu như:

- Tận dụng chênh lệch thời gian chi tiêu: Ví dụ, doanh nghiệp mở sổ séc ở Ngân hàng, hàng ngày doanh nghiệp nhận được 20 triệu đồng và phải thanh toán 30 triệu đồng việc thanh toán được thực hiện qua bưu điện Nếu toàn bộ séc được nhận vào ngày thứ ba và việc thanh toán được thực hiện vào ngày thứ năm thì doanh nghiệp có thể sử dụng 50 triệu đồng để đầu tư sinh lời trong khoảng 2 ngày nhàn rỗi đó.

- Sử dụng hối phiếu: Hối phiếu là giấy nhận nợ của người mua(người ký phát) dựa vào trái quyền trên số tiền có trong tài khoản của mình trao cho người bán Khi người bán nộp hối phiếu vào Ngân hàng, Ngân hàng phải gửi nó tới người ký phát để xác nhận Sử dụng hối phiếu có thể trì hoãn việc trả tiền trong một số ngày làm việc và doanh nghiệp có thể sử dụng số ngày nhàn rỗi đó để đầu tư Tuy nhiên việc dùng hối phiếu phải chịu phí của Ngân hàng

- Chậm chi trả lương: Một cách để làm chậm việc chi tiêu là thiết lập một mô hình chi trả lương dựa vào thời gian lĩnh lương của công nhân viên Và đến hạn trả lương công ty chỉ cần dự trữ một lượng tiền vừa đủ để thanh toán tiền lương cho công nhân trong ngày hôm đó, chỗ còn thừa có thể đem đầu tư ngắn ngày Và tiếp tục trả tiền công cho nhân viên vào những ngày sau.

1.1.3 Hoạch định ngân sách tiền mặt

Sử dụng hai biện pháp tăng tốc độ thu hồi tiền mặt và giảm tốc độ chi tiêu đều phải dựa vào vị thế tín dụng của doanh nghiệp nhưng chỉ riêng hai nguyên tắc này thì không đáp ứng đủ nhu cầu chi tiêu cho doanh nghiệp Bởi vậy, các nhà quản trị phải hoạch định ngân sách tiền mặt để dự báo nhu cầu chi tiêu Ngân sách tiền mặt là một kế hoạch ngắn hạn dùng để xác định nhu cầu chi tiêu và nguồn thu tiền mặt Kế hoạch này được lập từng tháng, tuần hay ngày dựa trên dự báo về doanh số bán của doanh nghiệp Từ doanh số bán dự báo, doanh nghiệp thiết lập một ngân sách tiền mặt bằng cách ước tính cụ thể thời điểm thu hồi tiền bán hàng, các khoản chi tiêu liên quan đến sản xuất, mua nguyên vật liệu và doanh số bán tương lai Trên cơ sở ngân sách tiền mặt này doanh nghiệp có thể dự đoán trước lúc nào thì cần tiền để thanh toán cho nhà cung cấp, lúc nào thì có tiền nhàn rỗi, doanh nghiệp có thể chủ động trong chi tiêu, tiết kiệm các chi phí không cần thiết và ngoài ra còn có thể đem lại lợi nhuận cho doanh nghiệp.

1.2 Quản lý chứng khoán thanh khoản cao

Thực trạng về quản lý vốn lưu động tại Tổng công ty Hàng không Việt Nam

Tổng quan về tổng công ty hàng không

1 Quá trình hình thành và phát triển của Tổng Công ty Hàng không Việt nam – Vietnam Arilines Corporation.

Cục Hàng không dân dụng Việt Nam được thành lập ngày 15/01/1956 đánh dấu sự ra đời của ngành Hàng không dân dụng Việt Nam Trong giai đoạn trước đổi mới, mọi hoạt động vận chuyển của Hàng không đều do Cục Hàng không dân dụng trực tiếp quản lý Ngày 20/04/1993, Hãng Hàng không Quốc gia được thành lập trực thuộc Cục Hàng không dân dụng Việt Nam, thực hiện chức năng sản xuất kinh doanh của một doanh nghiệp.

Ngày 27/01/1996, Tổng Công ty Hàng không Việt Nam chính thức được thành lập theo chủ trương chung của Nhà nước về thành lập các Tổng Công ty lớn của Nhà nước trên một số lĩnh vực quan trọng nhằm tăng cường tích tụ, tập trung, phân công chuyên môn hoá và hợp tác sản xuất đảm bảo cho các Tổng Công ty này thực hiện được các nhiệm vụ Nhà nước giao, nâng cao khả năng và hiệu quả kinh doanh của từng đơn vị thành viên và của toàn Tổng Công ty, đáp ứng nhu cầu của nền kinh tế Tổng Công ty Hàng không lấy Hãng Hàng không Quốc gia Việt Nam làm nòng cốt Ngoài ra còn nhiều doanh nghiệp thành viên trước đây trực thuộc Hãng và Cục Hàng không dân dụng Tổng Công ty có tư cách pháp nhân theo pháp luật Việt Nam Tên giao dịch Quốc tế là Vietnam Arilines Corporation, có trụ sở chính tại số 200 đường Nguyễn Sơn – Gia Lâm – Hà Nội với số vốn pháp định là 1.301 tỷ VND.

Những năm trở lại đây, hoạt động kinh doanh của Tổng Công ty Hàng không Việt Nam thực sự trở nên sôi động Nhiều tuyến bay Quốc tế quan trọng được mở như Moscow, Paris, Kaoshung, Seoul, Osaka, Sydney…Mạng đường thương mại trong nước và Quốc tế không ngừng được củng cố và phát triển với 33 đường bay đến 15 điểm trong nước và 18 điểm ở nước ngoài góp phần tăng cường mối liên hệ giữa các vùng trong cả nước, giữa Việt Nam và thế giới.

Lượng khách trên mỗi chuyến bay của Vietnam airlines tăng không ngừng qua từng năm Từ chỗ chỉ là một hãng Hàng không nhỏ bé ít được biết đến, hiện nay Hàng không Việt Nam đã được coi là một hãng có tốc độ phát triển nhanh, trên một số lĩnh vực của vận tải Hàng không, hãng đã giành được vị trí so với các hãng Hàng không khu trong vực. Để có thể phục vụ khách càng ngày càng tốt hơn và tăng khả năng cạnh tranh trong khu vực Bên cạnh việc khai thác hiệu quả số máy bay thế hệ cũ, Hàng không Việt Nam đã có kế hoạch là nhanh chóng chuyển sang tiếp thu và khai thác phương tiện vận chuyển tiên tiến, hiện đại thông qua hình thức thuê máy bay của các hãng nước ngoài Song song với đó, Hàng không Việt Nam cũng liên tục mở các lớp đào tạo nhân lực trong và ngoài nước để nhanh chóng nắm vững và làm chủ phương tiện hiện đại Bằng việc làm này, Hàng không Việt Nam có một đội máy bay 33 chiếc hiện đại ngang tầm với các hãng Hàng không khác chỉ trong một thời gian ngắn gồm 5 chiếc Boing-767-300, 10 chiếc airbus A-320, 2 chiếc Fokker-70, 6 chiếc ATR-72 với đội phi công, tiếp viên, kỹ thuật viên trẻ, đầy nhiệt huyết và năng lực đã đáp ững được như cầu mở rộng thị trường, tăng năng lực cạnh tranh, rút ngắn khoảng cách tụt hậu so với các hãng Hàng không khác trong khu vực.

Cùng với chính sách mở cửa của Nhà nước và việc Việt Nam chính thức ra nhập khối ASEAN tháng 07 năm 1995 và tháng 11 năm 1997 Hàng không Việt Nam đã chính thức trở thành hội viện thứ 18 của Hiệp hội Hàng không Châu á - Thái Bình Dương (AAPA) Đây là một yếu tố quan trọng góp phần mở rộng mối quan hệ hợp tác giữa Việt Nam với các nước trong khu vực trên thế giới.

2 Tình hình tổ chức hoạt động của Tổng công ty Hàng không Việt Nam

Tổng công ty Hàng không Việt Nam được thành lập và tổ chức theo mô hình Tổng công ty mạnh Tổ chức của Tổng công ty gồm một hội đồng quản trị 7 thành viên do thủ tướng chính phủ trực tiếp chỉ định, trong đó có một uỷ viên kiêm chức vụ tổng giám đốc Giúp việc cho Tổng giám đốc trong điều hành quản lý chung là các cơ quan tham mưu tổng hợp Tổng công ty có 24 doanh nghiệp thành viên của được chia thành hai khối là khối hạch toán phụ thuộc gồm 13 đơn vị, khối hạch toán độc lập gồm 11 đơn vị và 6 đơn vị liên doanh.

Tổ chức của Tổng công ty có thể được minh hoạ theo sơ đồ sau:

4 Đặc điểm hoạt động kinh doanh vận tải hàng không Đây là những điểm khác biệt căn bản trong quá trình kinh doanh vận tải của ngành hàng không với ngành vận tải nói chung:

- Đây là một ngành ít bị phụ thuộc vào điều kiện địa lý, địa hình.

- Không phải đầu tư xây dựng hệ thống đường giao thông, song lại phải có sự đầu tư lớn về trang thiết bị của hệ thống dẫn đường.

- Tốc độ của phương tiện vận tải hàng không (máy bay) rất lớn nên có khả năng vận chuyển hành khách và hh với cự ly xa và trong khoảng thời gian ngắn nhất.

- Là hình thức vận tải an toàn nhất do phương tiện hiện đại và công tác an toàn bay luôn được các hãng Hàng không đặt lên trước tiên.

- Đòi hỏi sự ứng dụngcác công nghệ kỹ thuật cao để đảm bảo những yêu cầu khắt khe về an toàn nên đòi hỏi sự đầu tư rất lớn vào phương tiện vận tải và nguồn nhân lực vì mỗi phi công chỉ điều khiển được một loại máy bay nhất định do đó khi có sự cải tiến hay thay thế các thế hệ máy bay, phi công phải đào tạo lại cho phù hợp.

Những đặc điểm trên của vận tải hàng không đã ảnh hưởng rất lớn đến quy mô dự trữ vốn lưu động của Tổng Công ty thể hiện ở những điểm sau:

Thứ nhất, do thị trường kinh doanh vận tải hàng không mang tính chất toàn cầu nên hoạt động thu tiền từ cung ứng các sản phẩm chủ yếu là thu lẻ, phân tán thông qua một hệ thống tài khoản ngân hàng rất lớn gồm trên 80 tài khoản tại 23 ngân hàng cả trong và ngoài nước, nằm rải rác tại các đơn vị, văn phòng chi nhánh

Mặt khác, cũng do việc cung cấp sản phẩm vận tải hàng không được diễn ra ở nhiều nước nên Tổng Công ty phải sử dụng một lượng lớn các loại đồng tiền khác nhau như đồng USD (Mỹ), JPY (Nhật Bản), KRW ( Hàn

Quốc), SGD (Singapore), đồng EURO, đồng KIP (Lào), đồng THB (Thái Lan), đồng CAD (Canada), … trong hoạt động thu bán cũng như thanh toán

Thứ hai, nguồn chi của Tổng Công ty hàng không Việt nam tập trung chủ yếu tại Ban Tài chính – Kế toán Tổng Công ty (chiếm 72% tổng nguồn chi), trong khi đó các nguồn thu lại xuất phát chủ yếu từ các văn phòng chi nhánh và văn phòng khu vực (chiếm đến hơn 90% tổng nguồn thu) vì vậy mà ngay tại trụ sở chính Tổng Công ty nguồn thu không tương xứng với nhu cầu chi trả Vì vậy, Tổng Công ty buộc phải duy trì một lượng lớn vốn lưu động tại quỹ cũng như trong các tài khoản ngân hàng để đáp ứng nhu cầu thanh toán.

Thứ ba, về công tác dự trữ kho, để đáp ứng hai mục tiêu lớn trong quản lý kho là đảm bảo hoạt động liên tục và an toàn cho các chuyến bay, Tổng Công ty luôn phải dự trữ một lượng hàng hoá tồn kho lớn đó là các khối máy, các loại vật tư quay vòng, vật tư tiêu hao một lần… phục vụ cho việc sửa chữa, bảo dưỡng máy bay; nguyên liệu chế biến suất ăn, đồ uống… phục vụ hành khách Đó cũng là một lý do làm cho vốn lưu động ở Tổng Công ty luôn phải duy trì ở một mức cao Bởi trên thực tế, nếu các hàng hàng không không dự trữ như vậy thì những thiệt hại do không đảm bảo kịp thời được vật tư phụ tùng sửa chữa sẽ lớn hơn rất nhiều so với việc đảm bảo mức dự trữ đó.

Thứ tư, do môi trường kinh doanh rộng khắp nên mặc dù sản phẩm đã được cung cấp sản cho khách, nhưng số doanh thu phải cần môtài khoản khoảng thời gian nhất định mới được chuyển về tài khoản của Tổng Công ty Trong khoảng thời gian đó, để bù đắp cho những khoản phải thu này, Tổng Công ty buộc phải duy trì một lượng vốn lưu động tương đối lớn.

Vốn lưu động và tình hình quản lý vốn lưu động tại Tổng Công ty Hàng không Việt Nam

1 Cơ cấu vốn lưu động tại Tổng Công ty hàng không Việt nam

Vốn lưu động là một bộ phận luôn chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu vốn của Tổng Công ty Vì vậy khi xem xét thực trạng sử dụng và quản lý vốn lưu động trong Tổng Công ty thì việc tìm hiểu cơ cấu vốn lưu động là cần thiết, nó cho ta biết được cơ cấu vốn lưu động đã được phân bổ hợp lý hay chưa từ đó nó ảnh hưởng đến kết quả hoạt động kinh doanh như thế nào Dưới đây là tỷ trọng vốn lưu động trong tổng vốn và cơ cấu vốn lưu động của Tổng Công ty hàng không Việt nam trong 3 năm 2000 – 2001 – 2002.

Biểu 2: Cơ cấu vốn lưu động trong tổng vốn của Tổng Công ty hàng không Việt nam 3 năm 2000 - 2002 Đơn vị: triệu VND

Chỉ tiêu Năm 2000 Năm 2001 Năm 2002

(Nguồn: Ban Tài chính Kế toán Tổng Công ty hàng không Việt nam )

Qua số liệu ở biểu 2 ta thấy, về tổng thể qui mô vốn của Tổng Công ty tăng trưởng 9.24% (năm 2001) và 19.3% (năm 2002) với tốc độ tăng như vậy ta có thể thấy tình hình hoạt động kinh doanh của Tổng Công ty 3 năm qua đang trên đà tăng trưởng mạnh Tuy nhiên để hiểu rõ nguyên nhân của sự tăng trưởng đó ta phải đi sâu xem xét cơ cấu vốn lưu động trong tổng vốn.

Về cơ cấu vốn lưu động trong tổng vốn, năm 2000 vốn lưu động là 2,442,684.95 triệu đồng, chiếm 63.96% tổng vốn của Tổng Công ty, sang năm

2001 là 2,658,892.65 triệu đồng, chiếm 63.73 % Nhưng đến năm 2002 vốn lưu động của Tổng Công ty giảm mạnh cả về số tương đối lẫn tuyệt đối do Tổng Công ty tiến hành đầu tư mua mới máy bay phục vụ nhu cầu vận tải hành khách.

Về kết cấu thành phần vốn lưu động ta theo dõi bảng sau:

Biểu 3: Cơ cấu thành phần vốn lưu động của Tổng Công ty hàng không

Việt nam 3 năm 2000 – 2002 Đơn vị: triệu VND

STT Chỉ tiêu Năm2000 Năm 2001 Năm 2002

(Nguồn Bảng cân đối kế toán Tổng Công ty hàng không Việt nam)

Nhìn vào biểu 3 ta thấy cơ cấu vốn lưu động của hàng không Việt nam tập trung chủ yếu vào khoản mục “Khoản phải thu”, khoản này thường chiếm từ 40% đến 45% tổng vốn lưu động Trong khoản phải thu, bộ phận lớn nhất là phải thu của khách hàng, ở đây là các đại lý bán vé, thường chiếm đến 90% của khoản phải thu Sau khoản phải thu là đến “Vốn bằng tiền” chiếm 38% tổng vốn lưu động sở dĩ là do hàng không Việt nam có nhiều đơn vị, chi nhánh cả ở trong và ngoài nước nên lượng tiền mặt tại ngân quỹ của từng chi nhánh cũng như lượng tiền gửi thanh toán tại các ngân hàng tương đối lớn Hàng tồn kho chiếm tỷ trọng trưng bình là 13%, nhưng đặc biệt năm 2002 lượng hàng tồn kho tăng lên xấp xỉ 20% do lượng khách tăng cần dự trữ thêm hàng hoá phục các chuyến bay ngoài ra Tổng Công ty còn phải dự trữ thêm nhiên liệu và phụ tùng khi đưa thêm một số máy bay nữa đi vào hoạt động Sau đó là các khoản như đầu tư ngắn hạn và tài sản lưu động khác chiếm tỷ trọng không đáng kể (2-3%).

Qua 3 năm, giá trị vốn lưu động thay đổi theo hai hướng: Tăng ở 2 năm 2000-2001 và giảm ở năm 2002 Vốn lưu động năm 2000 và 2001 tăng chủ yếu là do hầu hết các khoản mục thành phần của vốn lưu động đều tăng: Khoản phải thu tăng 53.572 đồng chứng tỏ khả năng tiêu thụ sản phẩm tăng nhưng tình trạng nợ quá hạn và chậm thanh toán hoặc bị khách hàng chủ yếu là các đại lý bán vé chiếm dụng vốn; Chỉ tiêu hàng tồn kho cũng tăng do cần phải dự trữ phụ tùng, khí tài cho các máy bay mua thuê thêm trong những năm qua

Năm 2002, vốn lưu động giảm mạnh do hai nguyên nhân chủ yếu làTổng Công ty đã tăng cường công tác thu hồi nợ, giảm tỷ lệ chiếm dụng vốn của các đại lý xuống, và đầu tư thuê, mua máy bay mới Công tác thu hồi nợ của Tổng Công ty đã đạt được kết quả như trên là do bắt đầu từ năm 2000, khiNhà nước có chính sách Tổng kiểm kê, thông qua đó Tổng Công ty hàng không Việt nam đã phát hiện ra các khoản chênh lệch, chỉ ra các khoản nợ khó đòi, nợ không đủ chứng từ và tiến hành thuê Công ty Kiểm toán VACO để kiêm tra độ chính xác của các số liệu một cách khách quan và đưa ra các kiến giải để xử lý các khoản nợ đó Ngoài ra trong năm 2002, vốn lưu động còn giảm do nguyên nhân đầu tư ngắn hạn tiếp tục giảm xuống còn 10 tỷ VND, đây thực chất là khoản cho vay ngắn hạn mang tính hỗ trợ của Tổng Công ty đối với các đơn vị trực thuộc và nó bị giảm xuống khi các đơn vị đi vay thanh toán cho Tổng Công ty …

Như vậy qua xem xét cơ cấu vốn lưu động của Tổng Công ty hàng không Việt nam ta thấy vốn lưu động của Tổng Công ty phân bổ chủ yếu vào vốn bằng tiền để đáp ứng nhu cầu thanh toán mua sắm… và khoản chiếm dụng vốn của khách hàng Tuy nhiên, điều này cũng phù hợp với tình hình và đặc điểm kinh doanh của Tổng Công t y

2 Tình hình quản lý và sử dụng vốn lưu động tại Tổng Công ty hàng không Việt nam - Vietnam Airlines.

2.1 Một số chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Tổng Công ty hàng không Việt nam những năm vừa qua

Trong quá trình sản xuất kinh doanh, sự vận động của vốn lưu động gắn liền với hình thái biểu hiện của nó dưới dạng tiền và hàng hoá vật chất Để đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động một số chỉ tiêu như hệ số thanh toán, hệ số nợ, vòng quay dự trữ tồn kho, kỳ thu tiền bình quân, hệ số sử dụng vốn lưu động… Trước khi đi vào phân tích các chỉ tiêu ta có bảng số liệu sau:

Biểu 4: Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Tổng

Công ty hàng không Việt nam 3 năm 2000 – 2002

Chỉ tiêu Đơn vị Năm 2000 Năm 2001 Năm 2002

1.Hiệu suất sử dụng VLĐ Lần 2.186391615 2.174465518 2.911750976

2.Hiệu quả sử dụng VLĐ Lần 0.096695678 0.096850769 0.187906965

3.Hệ số thanh toán Lần

4.Vòng quay dự trữ tồn kho Lần 11.94665786 10.81595319 12.19809314

5 Kỳ thu tiền bình quân Lần 73.53411839 72.23697461 51.51589001

(Nguồn Tổng Công ty hàng không Việt nam )

 Hiệu suất sử dụng vốn lưu động:

Hiệu suất sử dụng VLĐ = _

Hiệu suất sử dụng vốn lưu động năm 2000 là 2.186, năm 2001 là 2.174 và năm 2002 là 2.912 có nghĩa là trong 3 năm qua cứ một đồng vốn lưu động được đem vào đầu tư đều đem lại hơn 2 đồng doanh thu thuần Đặc biệt năm

2002, tỷ lệ này là 1 đồng vốn lưu động đem lại 3 đồng doanh thu thuần, tỷ lệ như vậy có là tốt hay không? Sở dĩ có tỷ lệ như vậy là do trong năm 2002 vốn lưu động của Tổng Công ty giảm mạnh do thu hồi được nợ, giảm lượng vốn bị khách hàng chiếm dụng làm cho vốn lưu động bình quân cũng giảm; mặt khác, doanh thu thuần năm 2002 cũng tăng trưởng với tốc độ cao hơn 2 năm 2000 và

2001 cũng là yếu tố dẫn đến hiệu suất sử dụng vốn lưu động tăng cao Như vậy ta có thể kết luận năm 2002 vốn lưu động của tổng công ty đã được quản lý sử dụng một cách hiệu quả hơn hẳn 2 năm trước Song qua sự tăng trưởng của tỷ lệ này cũng chưa thể nói đã đạt được hiệu quả cao nhất, Tổng Công ty cần phát huy và chú trọng hơn nữa công tác quản lý sử dụng để đạt hiệu quả cao hơn nữa.

 Hiệu quả sử dụng vốn lưu động: Ta có công thức sau

Lợi nhuận sau thuế Hiệu quả sử dụng VLĐ = _

Dựa vào bảng 4 ta có hiệu quả sử dụng vốn lưu động qua các năm như sau: Cũng giống như hiệu suất sử dụng vốn lưu động, chỉ tiêu này cũng biến động không ngừng.

Trong những năm gần đây, Tổng Công ty đã tến hành nhiều biện pháp nhằm tăng hiệu quả sử dụng vốn từ 0.0967 năm 2000 lên 0.0968 năm 2001. Đặc biệt là năm 2002, tỷ lệ này là 0.1879 tăng 94.11% so với cùng kỳ năm trước Để có được kết quả như vậy, trong năm 2002 Tổng Công ty đã triển khai tốt các biện pháp đánh giá, thu hồi nợ; Mặt khác hoạt động kinh doanh tăng trưởng khá thuận lợi làm cho lợi nhuận sau thuế tăng 75% so với năm trước.

Nhìn chung trong 3 năm, tốc độ tăng trưởng của vốn lưu động bình quân đều thấp hơn tốc độ tăng trưởng của lợi nhuận sau thuế nên có thể cho rằng vốn lưu động của Tổng Công ty đã được sử dụng tương đối hiệu quả.

 Hệ số thanh toán: Đây là hệ thống chỉ tiêu đánh giá khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn của Tổng Công ty Nhìn vào bảng trên, về tổng quan, các hệ số thanh toán (trừ hệ số thanh toán tức thời) đều lớn hơn 1 Điều đó cho thấy rằng cứ một đồng vốn ngắn hạn đi vay, Tổng Công ty đều có khả năng đảm bảo bằng hơn 1 đồng vốn lưu động, thậm chí cũng không cần phải tính đến phương án bán bớt hàng hoá tồn kho Tuy nhiên hệ số thanh toán tức thời về mặt con số thì không được khả quan như thế, tất cả các hệ số này qua 3 năm đều nhỏ hơn 1, bởi ta đã loại khoản phải thu và hàng tồn kho ra khỏi tổng số vốn lưu động mà khoản phải thu của Tổng Công ty chiếm tỷ trọng lớn nhất trong cơ cấu vốn lưu động

Những mặt hạn chế trong công tác quản lý vốn lưu động

Với thực trạng thu chi tiền như trên, công tác quản lý tiền tệ vừa qua nảy sinh nhiều vấn đề, đặc biệt tại những thời điểm khó khăn khi số dư tiền xuống thấp:

- Thiếu thông tin về tiền tệ: Số liệu thu chi tiền thiếu, chậm, không đầy đủ kịp thời gây khó khăn cho việc điều hành tiền Các giao dịch tiền tệ thực hiện thủ công, thông tin dựa vào số liệu sao kê của ngân hàng. không có số liệu điện tử Công tác quản lý và điều hành tiền tệ luôn ở thế bị động, không thể dự báo luồng tiền để chủ động cân đối và sử dụng có hiệu quả cao Việc thiếu thông tin về tiền tệ còn gây khó khăn cho việc theo dõi quản lý công nợ về thu bán chứng từ.

- Mất cân đối theo khu vực: Thu tiền thực tế tại Ban Tài chính Tổng

Công ty chỉ chiếm 3% tổng thu tiền, trong khi chi lại chiếm đến 72% tổng chi tiền Điều này gây khó khăn cho việc điều động tiền kịp thời phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như tận dụng nguồn tiền nhàn rỗi để sinh lời.

- Chuyển tiền đi lại nhiều lần: Do nguồn tiền của Vietnam Airlines nằm rải rác toàn cầu bằng nhiều loại tiền, trong khi nhu cầu chi tiền của các đơn vị lại không tương xứng với nguồn thu nên phải có sự điều chuyển tiền từ các đơn vị về Tổng Công ty sau đó lại cấp lại cho các đơn vị. Việc điều chuyển tiền đi lại giữa các ngân hàng khác nhau mất rất nhiều thời gian và chi phí.

- Không tận dụng được các dịch vụ đa dạng của ngân hàng nhằm giảm bớt chi phí, hạn chế rủi ro và tăng thu nhập, trong đó đặc biệt là: Chi phí giao dịch cao do không có hệ thống tập trung; Các dịch vụ ngân hàng phải chịu các điều kiện bình thường và bất lợi so với khi tham gia hệ thống (VD: phải đặt cọc 100% khi mở LC tại ngân hàng, phí mở

LC cao…); Các dịch vụ thấu chi thông qua hệ thống ngân hàng; Không tham gia được các dịch vụ đầu tư tiền từ ngân hàng như gửi các quỹ đầu tư, gửi tiền qua đêm lấy lãi…

- Chưa kiểm soát được giao dịch chuyển đổi ngoại tệ theo hướng có lợi nhất cho mình: Vì hệ thống quản lý tiền của Vietnam Airlines hiện nay không thể cung cấp các thông tin về diễn biến tình hình tỷ giá trao đổi hàng ngày trên thị trường trong và ngoài nước để Vietnam Airlines có thể lựa chọn thời gian, địa điểm, tỷ giá có lợi nhất cho việc chuyển đổi tiền: Các lệnh điều chuyển tiền được lập tại trụ sở chính sau đó gửi cho các ngân hàng giữ tài khoản chuyên thu của Vietnam Airlines. Một số ngân hàng, sau khi nhận được lệnh tự chuyển đổi đồng bản tệ sang USD theo tỷ giá do ngân hàng xác định Một số ngân hàng chuyển đồng bản tệ về tài khoản của Vietnam Airlines tại VCB, VCB sẽ tự động chuyển đổi đồng bản tệ sang đồng USD rồi thông báo cho Vietnam Airlines số tiền USD nhận được trên tài khoản

- Sử dụng lãng phí vốn lưu động: Từng thời điểm, lượng tiền của

Vietnam Airlines có thể rất lớn, nhưng lại nằm rải rác khắp nơi trên thế giới nên thực tế lượng tiền sử dụng để sinh lời rất thấp

- Hiện tại, trong kho phụ tùng, khí tài của Tổng Công ty đang có một lượng phụ tùng dự trữ cho các máy bay của Nga từ năm 1995 đã hết hạn sử dụng, không sử dụng nữa hoặc đã hỏng không còn giá trị sử dụng nhưng trên sổ sách kế toán giá trị của nó rất cao đến thời điểm cuối năm 2001 là gần 40 tỷ đồng, Tổng Công ty chưa thu thập đủ các tài liệu liên quan nên chưa đủ cơ sở để lập quỹ dự phòng giảm giá hàng tồn kho Điều này làm cho giá trị vốn lưu động của Tổng Công ty cao hơn so với thực tế.

- Tổng Công ty giữ mức bảo đảm (protect level) tương đối cao (từ 94% đến 96%), để duy trì mức đảm bảo đó Tổng Công ty phải đầu tư một lượng vốn lưu động lớn không cần thiết.

- Hiện tại, công nợ trong thanh toán của Tổng Công ty tương đối cao. Tuy năm 2002, Tổng Công ty đã có chính sách thu nợ rất tốt làm giảm khoản vốn bị chiếm dụng này nhưng nợ của các năm trước vẫn còn lớn.

- Hệ thống thu bán còn thủ công, chưa hiệu quả do tiền thu bán chứng từ các đại lý thu về hàng ngày nhưng chỉ chuyển về trụ sở chính trung bình 4 lần một tháng đối với các đại lý hoạt động trong lãnh thổ Việt nam và 2 lần một tháng đối với các đại lý nằm ngoài lãnh thổ Việt nam, điều đó có nghĩa là các đại lý vẫn còn chiếm dụng vốn của Vietnam Airlines trong khoảng thời gian giữa các kỳ thu tiền.

4 Đầu tư ngắn hạn Đầu tư ngắn hạn chủ yếu là khoản cho vay đối với các đơn vị độc lập như đã trình bày ở trên nên nhìn chung là chưa hiệu quả, chưa thực sự mang nghĩa là đầu tư sinh lợi.

Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý vốn lưu động tại Tổng công ty hàng không Việt Nam

Định hướng phát triển sản xuất kinh doanh và dự tính nhu cầu vốn lưu động

`1 Dự tính và định hướng phát triển sản xuất kinh doanh của tổng công ty hàng không việt nam giai đoạn tới

1.1 Định hướng phát triển sản xuất kinh doanh Định hướng phát triển sản xuất kinh doanh của Tổng Công ty hàng khôngViệt nam đến năm 2010 là “ xây dựng Tổng Công ty trở thành một tập đoàn kinh tế mạnh, lấy kinh doanh vận tải hàng không làm nòng cốt,đòng thời phát triển đa dạng hoá ngành nghề kinh doanh, đảm bảo kinh doanh có hiệu quả , phục vụ sự nghiêp công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước, góp phần đảm bảo an ninh quốc phòng Từ nay đến năm 2010, xây dựng Vietnam Airlines trở thành hãng hàng không có bản sắc riêng, hoạt động có uy tín, hoạt động bay an toàn, có năng lực cạnh tranh, kinh doanh có hiệu quả, hoạt động bay trong nước và bay Quốc tế trong khu vực là chủ yếu, kết hợp bay xuyên lục địa.

Với định hướng như vậy, Tổng Công ty đã đề ra một số định hướng cụ thể như sau:

- Mục tiêu trong thời gian tới của Tổng Công ty là tăng dần khả năng chiếm lĩnh thị trường, đáp ứng đầy đủ và kịp thời nhu cầu vận chuyển trong nước và Quốc tế, do đó Tổng Công ty đang dự tính kế hoạch vận tải hàng không như sau:

Biểu 9: Dự tính vận tải hàng không của Tổng Công ty hàng không Việt nam giai đoạn 2001 – 2005

1 Hành khách vận chuyển Khách 3,284,793 3,726,568 4,357,196 4,450,672 5,339,675 2.Hành khách luận chuyển 1000k/km 5,397,002 5,983,436 6,752,321 7,823,419 8,651,375 3.Hàng hoá vận chuyển Tấn 46,091 49,440 65,342 73,567 81,291 4.Hàng hoá luân chuyển 1000 tấn/km 127,726 143,243 158,319 179,250 195,653

(Nguồn Tổng Công ty hàng không Việt nam )

Trong những năm tới ước tính thị trường vận tải hàng không đạt 15.27%/ năm và hàng hoá là 8.76% - 9.14%/năm.

- Đối với mạng đường bay: Duy trì và mở rộng mạng đường bay nội địa hiện có, tăng dần tần suất hoạt động, mở thêm một đường bay mới tới các khu vực có ý nghĩa quan trọng về kinh tế – xã hội, tăng khối lượng vận chuyển trên các đường bay hiện có và mở thêm đường bay mới tới thị trường Châu Âu và Bắc Mĩ.

- Để đáp ứng nhu cầu vận chuyển cũng như quan hệ hàng không giữa Tổng Công ty và các nước trên thế giới, trong thời gian tới số lượng, chất lượng sân bay sẽ tăng lên đáng kể Sân bay Quốc tế Nội Bài và Tân Sơn Nhất sẽ trở thành những sân bay lớn trong khu vực Bên cạnh đó, đội bay của Tổng Công ty sẽ được bổ sung bao gồm các chủng loại tầm ngắm, tần trung và tầm xa – những loại máy bay thuộc thế hệ mới, phù hợp với nhu cầu thị trường độ an toàn và tiện nghi cao Đồng thời, Tổng Công ty sẽ nâng cấp xây dựng mới cơ sở hạ tầng kĩ thuật.

- Tiếp tục ưu tiên cho đầu tư cho phát triển đội bay, nâng tỉ lệ máy bay sở hữu của Tổng Công ty lên 19 chiếc trong tổng số 35 chiếc máy bay đưa vào khai thác năm 2005 Ngoài ra, Tổng Công ty còn chú trọng đầu tư tập trung trang thiết bị huấn luyện, phát triển các chương trình ứng dụng công nghệ thông tin nhằm nâng cao năng lực quản lý và điều hành Tập trung đầu tư các trang thiết bị phục vụ mặt đất phù hợp với tiến độ phát triển của ga hành khách và ga hàng hoá tại cảng hàng không Xây dựng mới cơ sở bảo dưỡng, sửa chữa máy bay đồng bộ và hiện đại.Đối với các doanh nghiệp hạch toán độc lập, tập trung đầu tư mở rộng sản xuất vào các sản phẩm mang lại hiệu quả kinh tế cao và đầu tư nâng cao chất lượng sản phẩm, khả năng cạnh tranh đứng vững trong quá trình hội nhập AFTA.

- Để đáp ứng nhu cầu đầu tư phát triển, công tác đào tạo và nghiên cứu khoa học được ưu tiên hàng đầu, tập trung trong chiến lược phát triển nhằm xây dựng nên một đội ngũ cán bộ khoa học có trình độ có khả năng tiếp cận với phương tiện công nghệ hiện đại, tạo cơ sở xây dựng các chuyên ngành mũi nhọn, phù hợp với khả năng phát triển cao hơn trong những thời kì tiếp theo.

Từ định hướng như vậy, mục tiêu tổng quát của Tổng Công ty là: “Tất cả các đơn vị thành viên của Tổng Công ty phải tăng năng lực cạnh tranh, tăng năng lực tài chính để có đủ lượng vốn đầu tư phát triển có hiệu quả thực hiện mục tiêu: Xây dựng hàng không Việt nam trở một tập đoàn kinh tế mạnh của

Nhà nước, trở thành một hãng hàng không Quốc tế có uy tín trong khu vực Châu á - Thái Bình Dương và là biểu tượng của Việt nam đổi mới”.

Mục tiêu từ nay đến năm 2005 của Tổng Công ty là ổn định và duy trì tốc độ tăng trưởng sản xuất kinh doanh ở mọi ngành nghề, tạo tiền đề cho việc thực hiện mục tiêu năm 2010 Tổng công ty cố gắng phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt nam và Đông Nam Á, kinh doanh có hiệu quả, an toàn , nâng cao chất lượng dịch vụ, đảm bảo thu nhập cho người lao động.

Biểu 10: Bảng dự tính kết quả sản xuất kinh doanh giai đoạn 2001

3 3.Lợi nhuận thị trờng 454.10 463.60 647.12 688.31 801.27 4.Lợi nhuận ST 308.79 315.25 440.04 688.05 544.86

(Nguồn Tổng Công ty hàng không Việt nam) 1.2 Dự tính kế hoạch đầu tư

Với mục tiêu và kế hoạch đề ra, trong giai đoạn từ 2001 – 2005, nhu cầu nguồn vốn đầu tư của Tổng Công ty dự tính là khoảng 905.6 triệu đô la Mỹ và trong đó nhu cầu đầu tư cho phát triển đội bay chiếm 90.61% Theo đó, cùng với sự tăng trưởng quy mô kinh doanh và sự gia tăng về số lượng, chất lượng,chủng loại máy bay đã làm phát sinh nhu cầu vốn lưu động để bổ sung cho kho phụ tùng dự trữ và trong giai đoạn từ 2001 – 2005 dự tính cần khoảng 37.55 triệu đô la Mỹ.

Như vậy để thực hiện được mục tiêu và kế hoạch đề ra, Tổng Công ty hàng không Việt nam cần lượng vốn rất lớn để đáp ứng nhu cầu đó, Tổng Công ty cần có hướng quản lý sử dụng cũng như công tác huy động hiệu quả.

2 Quan điểm và mục tiêu quản lý, sử dụng vốn lưu động của Tổng Công ty hàng không Việt nam

2.1 Các quan điểm quản lý, sử dụng vốn lưu động Để quản lý vốn lưu động ngày càng hiệu quả, Tổng Công ty đã, đang và sẽ thực hiện theo các quan điểm quản lý như sau:

- Về vốn bằng tiền: Tối đa hoá lượng tiền dự trữ trong các tài khoản, tuy nhiên vẫn đáp ứng được nhu cầu thanh toán.

- Về hàng hoá tồn kho: Tối ưu hoá lượng hàng dự trữ trong kho, mặt khác vẫn đảm bảo an toàn và liên tục trong hoạt động sản xuất kinh doanh của Tổng Công ty.

- Về các khoản phải thu: Giảm thiểu lượng vốn bị chiếm dụng và rút ngắn thời gian thu hồi các khoản phải thu.

Các quan điểm về sử dụng như:

- Sử dụng linh hoạt các nguồn vốn khác nhau đáp ứng nhu cầu của hoạt động sản xuất kinh doanh.

- Sử dụng tiết kiệm các nguồn vốn.

2.2 Các mục tiêu quản lý sử dụng vốn lưu động trong thời gian tới

Trên cơ sở các quan điểm lớn như trên, trong thời gian sắp tới, Tổng Công ty có các mục tiêu quản lý, sử dụng vốn lưu động cụ thể như sau:

- Quản lý các giao dịch bằng tiền giữa Tổng Công ty và các đối tác: Tại trụ sở chính, Tổng Công ty có thể kiểm soát các khoản tiền thanh toán chi trả và thúc đẩy nhanh quá trình thu tiền.

- Cập nhật được kịp thời các thông tin phát sinh thu chi hàng ngày về tiền tệ trên toàn mạng tài chính của Tổng Công ty.

- Có khả năng cân đối được tiền tệ trên phạm vi tổng thể, từ đó điều hành có hiệu quả luồng tiền trong lưu thông.

- Giảm thiểu chi phí chuyển tiền và rủi ro hối đoái.

- Đảm bảo và duy trì an toàn trong quản lý tiền tệ.

- Tăng thu nhập từ nguồn tiền có được.

- Hạn chế lượng tiền dự trữ trên nhiều tài khoản, tập trung tiền dự trữ về một nơi từ đó giúp giảm thiểu tối đa tiền vay mượn.

- Sử dụng các dịch vụ có chi phí thấp của ngân hàng.

- Dự trữ đúng, đủ, kịp thời đảm bảo sản xuất được tiến hành liên tục đồng thời đảm bảo an toàn cho các chuyến bay.

- Giảm khối lượng dự trữ đến mức tối thiểu cần thiết để tránh lãng phí vốn lưu động.

- Giảm công nợ trong thanh toán còn tồn tại trong những năm trước bằng việc đánh giá và thu hồi các khoản phải thu.

- Tăng tốc độ thu hồi các khoản phải thu từ các đại lý.

3 Dự tính nhu cầu vốn lưu động phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh tại Tổng Công ty hàng không Việt nam trong giai đoạn 2000 – 2005.

Trên cơ sở các mục tiêu, kế hoạch phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh trong thời gian tới, Tổng Công ty đã lập dự tính nhu cầu vốn lưu động để đáp ứng các kế hoạch đó như sau:

Biểu 11: Dự báo nhu cầu vốn lưu động giai đoạn 2001 –2005 Đơn vị: triệu VND

Tồn kho phụ tùng khí tài 307,395 360,000 666,900 750,600 750,600 Đồ uống dụng cụ 19,489 22,216 26,215 29,362 32,591

3 ĐC, KQ các HĐ thuê

(Nguồn Tổng Công ty hàng không Việt nam )

Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý vốn lưu động

1 Các giải pháp nhằm bổ sung vốn lưu động Để đáp ứng nhu cầu của hoạt động sản xuất kinh doanh trong thời gian tới, Tổng Công ty đã đề ra một số biện pháp nhằm bổ sung vốn lưu động như sau:

1.1 Bổ sung vốn lưu động từ kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh

Hiện nay, Nhà nước không có chính sách bổ sung vốn lưu động hàng năm cho Tổng Công ty mà nhu cầu về vốn lưu động ngày một lớn nên nguồn vốn lưu động hiện có và nguồn vay là không đáp ứng đủ, mặt khác nguồn vay lại phải chịu chi phí Vì vậy, năm 2002, Tổng Công ty hàng không Việt nam đã trình lên Chính phủ xin được trích bổ sung vốn lưu động bằng Quỹ Đầu tư Phát triển Theo quy chế này, hàng năm Tổng Công ty tiến hành trích 15% Quỹ Đầu tư Phát triển để bổ sung vào vốn lưu động đáp ứng nhu cầu của hoạt động sản xuất kinh doanh.

1.2 Vay vốn lưu động từ ngân hàng

Có một biện pháp khác để bổ sung vốn lưu động là đi vay Có hai phương thức vay phù hợp với đặc điểm sản xuất kinh doanh của Tổng Công ty hàng không Việt nam như sau:

- Hạn mức tín dụng: Trong kỳ, Tổng Công ty có thể thực hiện vay-trả thành nhiều lần, song dư nợ không được vượt quá hạn mức đặt ra Số dư nợ trong kỳ có thể lớn hơn hạn mức, nhưng đến cuối kỳ Tổng Công ty phải tiến hành trả nợ sao cho không vượt quá hạn mức tín dụng. Mỗi lần vay Tổng Công ty chỉ cần trình bày phương án sử dụng tiền vay, nộp các chứng từ chứng minh mua hàng và nêu yêu cầu vay Đây là một hình thức tín dụng rất thuận tiện cho các khách hàng có quan hệ vay mượn thường xuyên, nó phát sinh khi doanh nghiệp có nhu cầu.

Trong nghiệp vụ này, ngân hàng không cần xác định thời gian tín dụng và kỳ hạn nợ.

- Vay vốn lưu động có thời hạn: Có một phương thức vay khác đáp ứng cho các nhu cầu mang tính kế hoạch đó là vay có kỳ hạn Căn cứ vào nhu cầu bổ sung vốn lưu động trong kỳ, Tổng Công ty tiến hành đi vay ngắn hạn Chẳng hạn như hàng năm Tổng Công ty có nhu cầu bổ sung vốn lưu động vào kho phụ tùng máy bay, Tổng Công ty có thể trình lên ngân hàng kế hoạch bổ sung vốn của mình để ngân hàng xem xét và cung cấp tín dụng nếu các điều kiện là hợp lệ

1.3 Sử dụng các nguồn vốn tạm nhàn rỗi

Trong kỳ hoạt động sản xuất, có những thời điểm Tổng Công ty có một lượng vốn tạm nhàn rỗi rất lớn từ các quỹ như: Quỹ dự phòng tài chính, Quỹ phúc lợi, khen thưởng, Quỹ trợ cấp mất việc làm, Quỹ Đầu tư phát triển Năm

2001, tổng các quỹ này tính đến thời điểm cuối năm là trên 500 tỷ đồng Đây là một con số rất lớn, nếu Tổng Công ty tận dụng được nguồn này thì hiệu quả ngày càng cao, nguồn vốn tạm nhàn rỗi là một nguồn huy động được từ trong nội bộ Tổng Công ty vì thế có thể nói đây là một nguồn vốn “rẻ”, lại rất thuận tiện cho Tổng Công ty Vì vậy, để tận dụng thời gian các quỹ này chưa có các nhu cầu chi trả, Tổng Công ty có thể dùng tạm để bổ sung cho vốn lưu động. Tuy nhiên, khi sử dụng các quỹ này để bổ sung vào vốn lưu động, Tổng Công ty phải quan tâm đến vấn đề bảo tồn các quỹ đó.

Ngoài các nguồn trên, vốn lưu động của Tổng Công ty còn có thể sử dụng các khoản như: Thuế vốn để lại doanh nghiệp, các khoản chênh lệch vốn chiếm dụng trong thanh toán… để bổ sung thêm đáp ứng nhu cầu vốn lưu động

2 Các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý vốn lưu động tại Tổng Công ty hàng không Việt nam – Vietnam Airlines.

2.1 Giải pháp đối với việc quản lý vốn bằng tiền

Xuất phát từ những hạn chế tồn tại và để đạt được mục tiêu quản lý đã đề ra ở trên, Tổng Công ty hàng không Việt nam cần phải thực hiện các công việc sau:

2.1.1 Tổ chức lại hệ thống ngân hàng sử dụng

 Sử dụng ngân hàng Ngoại thương Việt nam (VCB) là ngân hàng trung tâm trong việc quản lý các nguồn thu và thanh toán thấu chi khu vực Trung, Nam, các giao dịch thanh toán Quốc tế tại Việt nam.

 Sử dụng dịch vụ của ngân hàng Thương mại Cổ phần Kỹ thương Việt nam (TCB) trong việc cung cấp một số dịch vụ thu và thanh toán thấu chi khu vực phía Bắc của Tổng Công ty.

 Khu vực Châu á: Tập trung các tài khoản tại Châu á vào 2-3 ngân hàng Quốc tế lớn có chi nhánh tại Việt nam, có uy tín, kinh nghiệm trong việc cung cấp dịch vụ quản lý và điều hành tiền tệ toàn cầu theo hướng tập trung tài khoản vào các ngân hàng có thế mạnh ở từng nước.

 Các khu vực còn lại: Trên cơ sở kết quả thực hiện tại Châu á và trong nước, nghiên cứu tập trung toàn bộ các tài khoản ngân hàng của Tổng Công ty ở các khu vực còn lại vào các ngân hàng lựa chọn.

2.1.2 Tổ chức lại hệ thống tài khoản ngân hàng

Hệ thống tài khoản ngân hàng gồm tài khoản của Tổng Công ty và tài khoản của các đơn vị trực thuộc Các tài khoản Tổng Công ty do Tổng giám đốc làm chủ tài khoản và trực tiếp điều hành để quản lý nguồn tiền thu bán tại thị trường và các giao dịch tiền tệ do Tổng Công ty trực tiếp thực hiện Tài khoản đơn vị do thủ trưởng đơn vị làm chủ tài khoản để phục vụ cho hoạt động của đơn vị.

- Trong nước: Mở các tài khoản của Tổng Công ty tại 3 khu vực Bắc, Trung, Nam; Chuyển các tài khoản đơn vị về 2 ngân hàng được lựa chọn là VCB và TCB:

 Cấu trúc tài khoản Tổng Công ty tại ngân hàng VCB:

+ 1 tài khoản trung tâm tiền USD và 1 tài khoản trung tâm VND tại VCB trung ương.

+ 1 tài khoản chuyên thu USD và 1 tài khoản chuyên thu VND tại chi nhánh VCB – TP Hồ Chí Minh.

+ 1 tài khoản chuyên thu USD và 1 tài khoản chuyên thu VND tại chi nhánh VCB – TP Đà Nẵng.

+ 1 tài khoản chuyên thu USD và 1 tài khoản chuyên thu VND tại chi nhánh VCB – TP Hà Nội.

 Cấu trúc tài khoản Tổng Công ty mở tại TCB tương tự như ở VCB.

 Khu vực Châu á: Chuyển các tài khoản Tổng Công ty và tài khoản các văn phòng chi nhánh tại Châu á về các ngân hàng được lựa chọn.

 Tài khoản các khu vực còn lại sẽ từng bước được chuyển về các ngân hàng lựa chọn theo hướng tập trung hoá theo khu vực.

Ngày đăng: 25/07/2023, 10:06

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w