1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Hoàn thiện hoạt động quản lý thanh khoản tại ngân hàng thương mại cổ phần các doanh nghiệp ngoài quốc doanh việt nam vpbank

79 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Hoàn thiện hoạt động quản lý thanh khoản tại ngân hàng thương mại cổ phần các doanh nghiệp ngoài quốc doanh Việt Nam - VPBank
Tác giả Nguyễn Thu Giang
Người hướng dẫn Tiến Sĩ Đào Văn Hùng
Trường học Ngân hàng Ngoài quốc doanh – VPBank
Chuyên ngành Tài chính doanh nghiệp
Thể loại chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Năm xuất bản 2006
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 79
Dung lượng 113,4 KB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1: NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VÀ HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ THANH KHOẢN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI (2)
    • I. KHÁI QUÁT VỀ NHTM (2)
      • 1. Khái niệm NHTM (2)
        • 1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của ngân hàng (2)
        • 1.2. Khái niệm NHTM (3)
      • 2. Các hoạt động cơ bản của NHTM (4)
        • 2.1. Nhận tiền gửi (4)
        • 2.2. Cho vay (4)
        • 2.3. Bảo lãnh (5)
        • 2.4. Cho thuê thiết bị trung và dài hạn (5)
        • 2.5. Cung cấp các tài khoản giao dịch và thực hiện thanh toán (5)
        • 2.6. Kinh doanh ngoại tệ (5)
        • 2.7. Quản lý ngân quỹ (5)
        • 2.8. Bảo quản tài sản hộ (5)
        • 2.9. Các dịch vụ khác (6)
    • II. HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ THANH KHOẢN TẠI NHTM (6)
      • 1. Sự cần thiết của an toàn thanh khoản và quản lý thanh khoản tại NHTM (6)
      • 2. Các khái niệm về thanh khoản (8)
        • 2.1. Tính thanh khoản của tài sản (8)
        • 2.2. Tính thanh khoản của nguồn vốn (9)
        • 2.3. Tính thanh khoản của ngân hàng thương mại (9)
        • 2.4. Cung - cầu thanh khoản (9)
        • 2.5. Mua - bán thanh khoản (9)
        • 2.6. Rủi ro thanh khoản (10)
      • 3. Quản lý thanh khoản tại NHTM (10)
        • 3.1. Mục tiêu của quản lý thanh khoản (10)
        • 3.2. Nội dung của quản lý thanh khoản (11)
        • 3.3. Vấn đề rủi ro thanh khoản (23)
        • 3.4. Các tiêu chí đánh giá hoạt động quản lý thanh khoản (28)
    • I. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ VPBANK (30)
  • Phần 1: TỔNG QUAN VỀ NHTM CP CÁC DN NGOÀI QUỐC DOANH VIỆT (0)
    • 1. Giới thiệu NHTM CP các doanh nghiệp ngoài quốc doanh Việt Nam (VPBank) (30)
    • 2. Vốn điều lệ - Cổ đông (30)
      • 2.1. Vốn điều lệ (31)
      • 2.2. Cổ đông (32)
    • 3. Mạng lưới chi nhánh và danh sách ngân hàng đại lý (32)
    • 4. Cơ cấu tổ chức (33)
    • 5. Cơ cấu quản trị điều hành (36)
      • 5.1. Hội đồng quản trị (HĐQT) (36)
      • 5.2. Ban kiểm soát (36)
      • 5.3. Các uỷ ban trực thuộc HĐQT (36)
    • 6. Nguồn nhân lực (37)
  • Phần 2: HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NHTM CP CÁC DN NGOÀI QUỐC DOANH VIỆT NAM (VPBANK) (0)
    • 1. Định hướng chiến lược tổng thể của VPBank (38)
    • 2. Các lĩnh vực kinh doanh của ngân hàng (38)
    • 3. Các giai đoạn trong quá trình kinh doanh của VPBank (39)
    • 4. Các hoạt động kinh doanh (40)
      • 4.1. Huy động vốn (40)
      • 4.2. Hoạt động tín dụng (41)
      • 4.3. Hoạt động kinh doanh khác (44)
    • II. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ THANH KHOẢN TẠI VPBANK (46)
      • 1. Vấn đề xử lý rủi ro thanh khoản phát sinh bên tài sản nợ (46)
        • 1.1. Phương pháp quản lý tài sản nợ (47)
        • 1.2. Phương pháp quản lý tài sản có (chuyển hoá tài sản) (48)
      • 2. Vấn đề xử lý rủi ro thanh khoản phát sinh bên tài sản có (49)
      • 3. Quản trị nguồn vốn (50)
      • 4. Quản trị tài sản (52)
      • 5. Hệ thống các chỉ tiêu thanh khoản (55)
        • 5.1. Tỷ lệ “tín dụng / tiền gửi” (56)
        • 5.2. Tỷ lệ “tiền vay / tổng tài sản” (56)
        • 5.3. Tỷ lệ “cam kết tín dụng / tổng tài sản” (56)
        • 5.4. Chỉ tiêu trạng thái tiền mặt (56)
        • 5.5. Chỉ tiêu chứng khoán thanh khoản (56)
        • 5.6. Chỉ tiêu năng lực sử dung vốn sinh lời (57)
        • 5.7. Chỉ tiêu tiền nóng (57)
        • 5.8. Chỉ tiêu tiền gửi thường xuyên (57)
        • 5.9. Chỉ tiêu cơ cấu tiền gửi (57)
  • CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ (58)
    • I. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA VPBANK (58)
      • 1. Chiến lược phát triển chung của nghành ngân hàng giai đoạn 2001 - 2010 (58)
      • 2. Định hướng phát triển của VPBank giai đoạn 2006 - 2010 (58)
    • II. GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ THANH KHOẢN TẠI VPBANK (60)
      • 1. Nghiên cứu các lý thuyết về thanh khoản (60)
        • 1.1 Lý thuyết cho vay thương mại (60)
        • 1.2. Lý thuyết khả năng chuyển đổi của tài sản (61)
        • 1.3. Lý thuyết về lợi tức dự tính (62)
        • 1.4. Lý thuyết về quản lý nợ (64)
      • 2. Nâng cao công tác quản trị kinh doanh ngân hàng để hỗ trợ cho hoạt động quản lý thanh khoản (64)
        • 2.1. Quản trị tài sản (65)
        • 2.2. Quản trị nguồn vốn (68)
        • 2.3 Quản lý rủi ro (70)
    • III. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ (71)
      • 1. Kiến nghị với NHNN (71)
      • 2. Kiến nghị với VPBank (72)
  • KẾT LUẬN (74)

Nội dung

NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VÀ HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ THANH KHOẢN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

KHÁI QUÁT VỀ NHTM

1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của ngân hàng:

Nghề ngân hàng bắt đầu với nghiệp vụ đổi tiền hoặc đúc tiền của các thợ vàng, do nhu cầu giao lưu thương mại giữa các quốc gia, vùng lãnh thổ có đồng tiền riêng khác nhau Những người này thường giàu có, trước đó có thể đã làm nghề cho vay nặng lãi Họ có két tốt cất giữ tiền của an toàn nên cũng thực hiện luôn nghiệp vụ cất trữ hộ cho các lãnh chúa, các nhà buôn Điều này một mặt làm tăng thu nhập, tăng quy mô tài sản và đa dạng hoá các loại tiền nắm giữ; mặt khác tạo điều kiện cho họ có thể thực hiện dịch vụ thanh toán hộ Những người này được gọi là người kinh doanh tiền tệ, hoặc nhà buôn tiền Sau đó, họ dùng vốn tự có hoặc sử dụng tạm thời tiền gửi của khách hàng (khi khách hàng không có nhu cầu rút tiền) để cho vay lấy lãi Hoạt động này đã thay đổi cơ bản hoạt động của nhà buôn tiền – kẻ cho vay nặng lãi trở thành ngân hàng.

Hình thức ngân hàng đầu tiên là ngân hàng của các thợ vàng hoặc những kẻ cho vay nặng lãi, chủ yếu là cho vay thấu chi với người giàu nhằm phục vụ tiêu dùng Sau đó, nhiều nhà buôn góp vốn lập ngân hàng

- với chức năng tài trợ ngắn hạn và thanh toán hộ, gắn liền với quá trình luân chuyển của tư bản thương nghiệp - gọi là ngân hàng thương mại. Điểm khác so với ngân hàng thợ vàng là chủ yếu cho nhà buôn vay dưới hình thức chiết khấu thương phiếu.

Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, ngày càng nhiều loại hình ngân hàng mới được hình thành như: ngân hàng tiền gửi, ngân hàng tiếtNguyễn Thu Giang A Lớp Tài chính doanh nghiệp 44E kiệm, ngân hàng phát triển, ngân hàng đầu tư, ngân hàng Nhà nước Ngoại trừ ngân hàng Nhà nước với chức năng quản lý vĩ mô, các loại hình ngân hàng khác đều có chung đặc điểm là trung gian tài chính thực hiện kinh doanh tiền tệ Bên cạnh đó là sự phát triển phong phú của các dịch vụ ngân hàng (cho vay ngắn, trung và dài hạn, cho vay thương mại, cho vay tiêu dùng, cho thuê ), các hình thức huy động mở rộng với nhiều loại tiền gửi khác nhau

Quá trình tích tụ và tập trung vốn của các ngân hàng làm tăng cả số lượng ngân hàng và quy mô của mỗi ngân hàng, tạo ra mối liên hệ ràng buộc chặt chẽ, có tính hệ thống cao giữa các ngân hàng Trong thời đại ngày nay, sự phát triển của khoa học công nghệ làm thay đổi cơ bản công nghệ ngân hàng, tạo nên một thế hệ ngân hàng hiện đại với thanh toán điện tử, thẻ thông minh, dịch vụ tiện ích Đồng thời với những bước phát triển, lịch sử nghành ngân hàng cũng chứng kiến nhiều khủng hoảng ngân hàng trong mỗi quốc gia, khu vực và thế giới, gây tổn thất kinh tế và bất ổn chính trị Tuy nhiên, các vụ sụp đổ cũng là một phần tất yếu trong tiến trình phát triển của ngân hàng Các nhà quản lý đã và đang không ngừng cải tiến chính sách để hạn chế sự sụp đổ và mở đường cho sự phát triển của ngành ngân hàng.

Ngân hàng có thể được nhìn nhận dựa trên các hoạt động chủ yếu. Luật các tổ chức tín dụng của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ghi: “Ngân hàng là loại hình tổ chức tín dụng được thực hiện toàn bộ hoạt động ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác có liên quan”, trong đó: “Hoạt động ngân hàng là hoạt động kinh doanh tiền tệ và dịch vụ ngân hàng với nội dung thường xuyên là nhận tiền gửi, sử dụng số tiền này để cấp tín dụng và cung ứng các dịch vụ thanh toán”.

2 Các hoạt động cơ bản của NHTM:

Ngân hàng mở dịch vụ nhận tiền gửi với cam kết hoàn trả cả gốc và lãi đúng hạn cho người gửi Tiền gửi của khách hàng - bao gồm tiền gửi tiết kiệm và tiền gửi thanh toán - là nguồn quan trọng để ngân hàng sử dụng để kinh doanh tiền tệ.

2.2 Cho vay: Đây là nghiệp vụ tạo khả năng sinh lời chính trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại Nghiệp vụ này bao gồm các khoản đầu tư sinh lời của ngân hàng thông qua cho vay ngắn và trung, dài hạn đối với nền kinh tế Nghiệp vụ cho vay của ngân hàng bao gồm:

Thời kỳ đầu, ngân hàng đã chiết khấu thương phiếu mà thực tế là cho vay đối với người bán hàng (người bán chuyển các khoản phải thu cho ngân hàng để lấy tiền trước) Sau đó, ngân hàng trực tiếp cho người mua vay vốn để đầu tư hay mở rộng sản xuất kinh doanh.

Sự gia tăng thu nhập của người tiêu dùng và cạnh tranh trong cho vay đã hướng các ngân hàng tới người tiêu dùng như là khách hàng tiềm năng Ngân hàng cho các cá nhân vay để mua bất động sản, xây dựng, sửa chữa nhà ở, mua ô tô

Bên cạnh cho vay truyền thống là cho vay ngắn hạn, các ngân hàng ngày càng năng động trong việc tài trợ trung, dài hạn cho các dự án như: xây dựng nhà máy, phát triển công nghệ cao, đầu tư đất đai

 Tài trợ các hoạt động của Chính phủ:

Chính phủ thường hướng tới các ngân hàng khi có nhu cầu chi tiêu lớn và thường là cấp bách trong khi thu không đủ chi Ngân hàng

Nguyễn Thu Giang A Lớp Tài chính doanh nghiệp 44E cho Chính phủ vay dưới hình thức mua trái phiếu Chính phủ theo một tỷ lệ nhất định trên tổng lượng tiền huy động được.

Ngân hàng đứng ra bảo lãnh cho khách hàng mua chịu hàng hoá và trang thiết bị, phát hành chứng khoán, vay vốn của tổ chức tín dụng bằng uy tín và tài sản của mình Đổi lại, ngân hàng thu phí bảo lãnh từ khách hàng.

2.4 Cho thuê thiết bị trung và dài hạn:

Ngân hàng mua các thiết bị, máy móc và cho khách hàng thuê lại theo hợp đồng thuê mua Cuối hợp đồng, khách hàng có thể mua lại tài sản đã thuê Do vậy, hoạt động cho thuê tài sản của ngân hàng giống như cho vay và được xếp vào tín dụng trung và dài hạn.

2.5 Cung cấp các tài khoản giao dịch và thực hiện thanh toán:

Ngân hàng nhận tiền gửi và thực hiện lệnh chi trả cho khách hàng. Thanh toán qua ngân hàng có nhiều tiện ích như an toàn, nhanh chóng, chính xác, tiết kiệm thời gian và chi phí Sự phát triển công nghệ thông tin giúp cho các hình thức thanh toán ngày càng đa dạng như: séc, uỷ nhiệm chi, nhờ thu, L/C, chuyển tiền điện tử, thẻ

HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ THANH KHOẢN TẠI NHTM

1 Sự cần thiết của an toàn thanh khoản và quản lý thanh khoản tại NHTM:

Quản trị ngân hàng thương mại đặt ra tam giác ba mục tiêu có mối quan hệ chặt chẽ với nhau là: an toàn, sinh lời, thanh khoản Trong đó, vấn đề quản trị thanh khoản là vô cùng quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của ngân hàng bởi ngân hàng thường xuyên phải đối đầu với nhu cầu chi trả và nhu cầu tín dụng của khách hàng

Nguyễn Thu Giang A Lớp Tài chính doanh nghiệp 44E

Vấn đề mấu chốt của quản trị thanh khoản là dự đoán, ngăn ngừa và hạn chế được rủi ro thanh khoản, vì rủi ro thanh khoản có mối quan hệ với các rủi ro khác (rủi ro tỉ giá, rủi ro lãi suất ), đồng thời những hậu quả mà nó gây ra là vô cùng nghiêm trọng Trong lịch sử hoạt động của nghành ngân hàng Việt Nam và thế giới đã có nhiều bài học về vấn đề thanh khoản và quản trị thanh khoản.

Vào những năm 1970, các NHTM của những nước phát triển cho các nước kém phát triển vay hàng trăm tỷ đô la Tới những năm 1980, các ngân hàng không thu hồi được các khoản cho vay đó (khủng hoảng nợ) dẫn đến mất khả năng thanh toán tiền gửi của khách hàng, thua lỗ và bị phá sản.

Vào những năm 1990, các hãng chứng khoán Nhật Bản lâm vào tình thế khó khăn bởi sự sụp đổ của thị trường bất động sản và thị trường chứng khoán Các NHTM Nhật Bản - nhà tài trợ cho các hãng chứng khoán - đã không thu được nợ, mất khả năng chi trả cho người gửi tiền Đầu những năm 1990, một số quỹ tín dụng ở Việt Nam làm ăn thua lỗ gây hoang mang cho khách hàng, dẫn đến tình trạng nhân dân rút tiền hàng loạt tại các quỹ tín dụng khác, làm hệ thống quỹ tín dụng sụp đổ. Đầu tháng 10 năm 2003, do những tin đồn thất thiệt về việc Tổng giám đốc Ngân hàng ACB bỏ trốn cùng với một số tiền lớn, khách hàng của ACB đã đổ xô đi rút tiền Ngân hàng ACB đứng trước nguy cơ mất khả năng thanh toán Để giải quyết tình hình, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã cam kết đảm bảo thanh toán tiền cho khách hàng trong mọi trường hợp Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã xuống tận chi nhánh ACB để cải chính tin đồn Tổng giám đốc và Chủ tịch hội đồng quản trị của ACB cũng đã trả lời dân chúng và báo chí trên truyền hình để người gửi tiền an tâm.

Cuối tháng 7 năm 2005, người dân ồ ạt đến rút tiền tại các chi nhánh của Ngân hàng Phương Nam do hoang mang về thông tin Ngân hàng

Phương Nam có tên trong một số hồ sơ cho vay tiêu dùng mang dấu hiệu lừa đảo ở Sóc Sơn, Hà Nội Trước tình thế nghiêm trọng, đại diện Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã trực tiếp xuống làm việc tại Phương Nam Bank – chi nhánh Hà Nội – cùng với ban lãnh đạo ngân hàng để trấn an người gửi tiền.

Như vậy, việc đáp ứng nhu cầu thanh toán của khách hàng một cách thường xuyên và trong những trường hợp đặc biệt khẩn cấp là yêu cầu cấp thiết và là nội dung quan trọng trong công tác quản lý của ngân hàng nhằm hạn chế rủi ro thanh khoản Nó liên quan tới sự tồn tại và phát triển của mỗi ngân hàng và của cả hệ thống Do vậy vấn đề nghiên cứu thanh khoản và quản trị thanh khoản là tất yếu.

2 Các khái niệm về thanh khoản:

2.1 Tính thanh khoản của tài sản:

Ngân hàng chú trọng tới tính thanh khoản của từng tài sản và của cả danh mục tài sản Tính thanh khoản của một tài sản là khả năng chuyển tài sản đó thành tiền, được đo bằng thời gian và chi phí Thời gian và chi phí càng cao tính thanh khoản của tài sản càng thấp, và ngược lại Tính thanh khoản của tài sản phản ánh rủi ro (tổn thất) khi chuyển tài sản thành tiền trong khoảng thời gian nhất định Trong nhiều trường hợp, một tài sản muốn bán được nhanh trong thời gian ngắn thì chi phí lại (tổn thất) lớn Điều này cho thấy, có nhiều nhân tố ảnh hưởng tới tính thanh khoản của một tài sản và các nhân tố này có thể thay đổi theo không gian và thời gian.

Kết cấu tài sản với tính thanh khoản khác nhau tạo nên tính thanh khoản của nhóm tài sản hoặc tổng tài sản Tính thanh khoản của danh mục tài sản được đo bằng tỷ lệ của các tài sản có tính thanh khoản cao trên tổng tài sản (hoặc trên tiền gửi của khách hàng tại ngân hàng) Tỷ lệ này càng cao thì tính thanh khoản của tổng tài sản càng lớn.

Nguyễn Thu Giang A Lớp Tài chính doanh nghiệp 44E

2.2 Tính thanh khoản của nguồn vốn:

Ngân hàng huy động vốn để tạo lập nên các tài sản, trong đó có các tài sản có tính thanh khoản cao Như vậy, khả năng huy động tạo khả năng thanh toán của ngân hàng, phản ánh tính thanh khoản của nguồn vốn Tính thanh khoản của nguồn vốn được đo bằng thời gian và chi phí để mở rộng nguồn khi cần thiết Thời gian và chi phí càng cao, tính thanh khoản của nguồn càng thấp Tính thanh khoản của nguồn phụ thuộc vào nhiều nhân tố như sự phát triển của thị trường tài chính, sự gia tăng thu nhập của dân cư và tính nhạy cảm của thu nhập đối với lãi suất, vị trí và mạng lưới ngân hàng

2.3 Tính thanh khoản của ngân hàng thương mại:

Tính thanh khoản của ngân hàng là khả năng của ngân hàng trong việc đáp ứng nhu cầu thanh toán của khách hàng, được tạo bởi tính thanh khoản của tài sản và tính thanh khoản của nguồn Một ngân hàng có tính thanh khoản cao khi có nhiều tài sản thanh khoản hoặc có khả năng mở rộng nguồn nhanh với chi phí thấp, hoặc cả hai, phù hợp với nhu cầu thanh khoản.

* Cung thanh khoản chính là khả năng cung ứng tiền của một ngân hàng thương mại nhằm đáp ứng nhu cầu thanh toán của khách hàng, bao gồm việc giữ tài sản thanh khoản và khả năng huy động mới.

* Cầu thanh khoản là nhu cầu thanh toán của khách hàng mà ngân hàng có nghĩa vụ đáp ứng Cầu thanh khoản bao gồm yêu cầu chi trả và vay hợp pháp của các khách hàng.

Việc ngân hàng bán các tài sản để đáp ứng nhu cầu thanh khoản gọi là bán thanh khoản Việc mở rộng nguồn để đáp ứng nhu cầu thanh khoản gọi là mua thanh khoản trên thị trường Cả bán và mua thanh khoản đều gắn liền với chi phí: đó là tổn thất mà ngân hàng phải chấp

1 0 nhận khi bán tài sản với giá thấp hơn dự kiến, và lãi suất cao hơn mà ngân hàng phải trả để có nguồn mới Chi phí này là cái giá mà ngân hàng phải trả để có được thanh khoản.

Rủi ro thanh khoản là tổn thất xảy ra cho ngân hàng khi nhu cầu thanh khoản thực tế vượt quá khả năng thanh khoản dự kiến (cung thanh khoản không đáp ứng đủ cầu thanh khoản) Rủi ro thanh khoản ở mức ngân hàng phải gia tăng các chi phí để đáp ứng nhu cầu thanh khoản sẽ làm giảm thu nhập ròng của ngân hàng; ở mức cao hơn ngân hàng mất khả năng thanh toán sẽ dẫn đến phá sản.

3 Quản lý thanh khoản tại NHTM:

3.1 Mục tiêu của quản lý thanh khoản:

TỔNG QUAN VỀ NHTM CP CÁC DN NGOÀI QUỐC DOANH VIỆT

Giới thiệu NHTM CP các doanh nghiệp ngoài quốc doanh Việt Nam (VPBank)

I GIỚI THIỆU CHUNG VỀ VPBANK:

Phần 1: TỔNG QUAN VỀ NHTM CP CÁC DN NGOÀI QUỐC DOANH VIỆT NAM (VPBANK)

1 Giới thiệu NHTM CP các doanh nghiệp ngoài quốc doanh Việt Nam (VPBank):

Ngân hàng thương mại cổ phần các doanh nghiệp ngoài quốc doanhViệt Nam (tên viết tắt: Ngân hàng ngoài quốc doanh - VPBank) được thành lập theo giấy phép hoạt động số 0042/NH-GP của Thống đốcNgân hàng Nhà nước Việt Nam cấp ngày 12/08/1993 với thời gian hoạt động 99 năm Ngân hàng bắt đầu hoạt động từ ngày 04/09/1993 theo giấy phép thành lập số 1535/QĐ-UB ngày 04/09/1993.

Vốn điều lệ - Cổ đông

Nguyễn Thu Giang A Lớp Tài chính doanh nghiệp 44E

* Vốn điều lệ của VPBank qua các năm như sau: Đơn vị: tỉ đồng

(Nguồn: Báo cáo thường niên VPBank 2004)

- VPBank tăng vốn điều lệ mạnh mẽ trong 3 năm đầu mới thành lập (năm 1994 tăng 71%, 1995-1996 tăng 60%) để đáp ứng nhu cầu phát triển của ngân hàng

- Sau đó, ngân hàng rơi vào giai đoạn khủng hoảng và trì trệ, vốn điều lệ “đóng băng” trong suốt 7 năm từ 1997 đến 2003

- Từ 2004 tới nay, VPBank đã từng bước khôi phục và tiếp tục phát triển với vốn điều lệ được gia tăng liên tục qua từng năm, tuy với tỉ lệ khiêm tốn hơn là 12% năm 2004 và 18,6% năm 2005.

- Dự kiến năm 2006, VPBank tiếp tục tăng vốn điều lệ lên hơn 300 tỉ đồng, với muc tiêu phấn đấu trở thành một trong những ngân hàng bán lẻ hàng đầu của Việt Nam trong thời gian tới.

Sự gia tăng vốn điều lệ (Đơn vị: tỉ đồng)

- Ngân hàng thuộc sở hữu của hơn 120 cổ đông là pháp nhân và thể nhân thuộc các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh, trong đó có 1 cổ đông nước ngoài là Dragon Capital giữ 10% vốn điều lệ

- Đại hội cổ đông họp thường niên nhằm quyết định các vấn đề then chốt và bầu ra Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát có nhiệm kì 4 năm

- Đại hội cổ đông thường niên VPBank năm 2001 đánh dấu bước ngoặt quan trọng của ngân hàng với việc bầu ra Hội đồng quản trị vàBan kiểm soát mới nhiệm kỳ 2002-2006, các thành viên đều là những chuyên gia giàu kinh nghiệm và tâm huyết trong lĩnh vực ngân hàng-tài chính, từng bước đưa VPBank tới những thành công đáng khích lệ trong những năm gần đây.

Mạng lưới chi nhánh và danh sách ngân hàng đại lý

- Trong kinh doanh ngân hàng, mạng lưới chi nhánh được ví như hệ thống huyết mạch để duy trì sự tồn tại và tiếp tục lớn mạnh Do vậy, VPBank luôn chú ý đến việc mở rộng quy mô, tăng cường mạng lưới

- Trong năm 2004, VPBank đã mở thêm 3 chi nhánh cấp I mới tại 3 thành phố trọng điểm là Hà Nội, Huế, Sài Gòn Đầu năm 2005, VPBank tiếp tục mở thêm 4 chi nhánh cấp I nữa tại Cần Thơ, Quảng Ninh, Vĩnh Phúc và Bắc Giang

- Như vậy, tính tới tháng 7/2005, hệ thống VPBank có tổng cộng 30 điểm giao dịch gồm có:

+ Hội sở chính: số 8-phố Lê Thái Tổ-Hà Nội.

+ Chi nhánh cấp I: 11 chi nhánh tại Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh, Vĩnh Phúc, Bắc Giang, Huế, Đà Nẵng, Hồ Chí Minh, Cần Thơ.

+ Chi nhánh cấp II: 14 chi nhánh.

Nguyễn Thu Giang A Lớp Tài chính doanh nghiệp 44E

- Trong năm 2006, VPBank dự kiến sẽ mở thêm khoảng 20 điểm giao dịch mới tại các tỉnh, thành phố trọng điểm kinh tế của đất nước.

- VPBank tạo lập được mạng lưới ngân hàng đại lý rộng khắp với hơn 150 đại lý tại 34 nước trên thế giới (Anh, Pháp, Mĩ, Canada, NhậtBản, Trung Quốc, Singapore ) Điều này một mặt tạo tiền đề cho ngân hàng phát triển các hoạt động kinh doanh quốc tế thu được nhiều lợi nhuận (kinh doanh ngoại tệ, thanh toán quốc tế, chuyển tiền quốc tế,dịch vụ kiều hối ), mặt khác sẽ mở rộng quan hệ hợp tác với các ngân hàng bạn trong và ngoài nước, tạo cơ sở cho việc tăng cường hội nhập khu vực và thế giới - một yêu cầu tất yếu không chỉ của riêng ngành ngân hàng mà còn của toàn bộ nền kinh tế.

Cơ cấu tổ chức

* Ngân hàng được phân chia thành 3 hệ thống hoạt động:

- hệ thống quản trị điều hành (Đại hội cổ đông, Hội đồng quản trị, Ban điều hành, Ban kiểm tra- kiểm soát và các Uỷ ban trực thuộc Hội đồng quản trị) Đây là hệ thống “đầu não trung ương” giữ trọng trách quản trị hoạt động, hoạch định chiến lược kinh doanh ngắn hạn và định hướng phát triển dài hạn cho ngân hàng.

- hệ thống quản lý - kinh doanh tại Hội sở: gồm các trung tâm và phòng ban làm nhiệm vụ tổng hợp, quản lý hoạt động của mạng lưới chi nhánh, phục vụ đắc lực cho hệ thống quản trị điều hành Đồng thời, Hội sở cũng có chức năng kinh doanh thu lợi nhuận như hệ thống chi nhánh cấp dưới.

- mạng lưới chi nhánh kinh doanh: bao gồm các chi nhánh cấp I, các chi nhánh cấp I và phòng giao dịch trực thuộc Đây là hệ thống có nhiệm vụ trực tiếp và chủ yếu là giao dịch, kinh doanh – có thể được ví

3 4 như “nguồn sống” của ngân hàng Mạng lưới này của VPBank đã và đang không ngừng được phát triển rộng khắp trên cả nước.

* Như vậy, VPBank đã xây dựng được một cơ cấu tổ chức hoạt động tương đối gọn gàng, chặt chẽ và có hiệu quả Mối liên kết bên trong bộ máy mang tính khoa học, vừa đảm bảo quyền và hiệu quả kiểm soát của Ban giám đốc, vừa tăng tính độc lập tương đối của các thành viên

Nguyễn Thu Giang A Lớp Tài chính doanh nghiệp 44E Đại hội cổ đông Hội đồng quản trị

Ban kiểm soát Hội đồng tín dụng

Ban tín dụng Ban điều hành

Phòng kiểm tra kiểm toán nội bộ

Phòng kế toán Phòng ngân quỹ

Phòng tổng hợp và quản lý chi nhánh Phòng thanh toán quốc tế và kiều hối Phòng thu hồi nợ

Văn phòng Trung tâm tin học

Trung tâm Western Union Trung tâm đào tạo

Cơ cấu tổ chức của VPBank

Cơ cấu quản trị điều hành

5.1 Hội đồng quản trị (HĐQT) : có nhiệm kỳ 4 năm, gồm 5 thành viên, trong đó có 3 uỷ viên thường trực Các cuộc họp của HĐQT chỉ giải quyết các vấn đề lớn, có tính định hướng, chiến lược chung của cả hệ thống HĐQT quản lý ngân hàng thông qua các bộ phận tham mưu trên cơ sở tạo quyền chủ động cao cho Ban điều hành.

5.2 Ban kiểm soát: do Đại hội cổ đông bầu ra và có nhiệm kỳ 4 năm.

Ban kiểm soát gồm 3 thành viên, trong đó có 2 thành viên chuyên trách là những người có trình độ chuyên môn cao nhằm phát hiện và xử lý kịp thời mọi vấn đề vướng mắc hoặc các dấu hiệu không bảo đảm quy định.

5.3 Các uỷ ban trực thuộc HĐQT :

*Hội đồng tín dụng: là tổ chức do HĐQT thành lập tại Hội sở chính Ngoài ra, HĐQT còn thành lập các Ban tín dụng tại tất cả các chi nhánh cấp I Hội động tín dụng và ban tín dụng đều có nhiệm vụ xem xét phê duyệt các quyết định cấp tín dụng cho khách hàng nhưng với các giới hạn tín dụng khác nhau

*Hội đồng quản lý tài sản Nợ, tài sản Có: có 5 thành viên gồm 1

Chủ tịch (là Tổng giám đốc), 1 phó chủ tịch và 3 thành viên

*Hội đồng ALCO: có nhiệm vụ quản lý thanh khoản, quyết định cơ cấu nguồn vốn, sử dụng vốn hợp lý, hiệu quả và triển khai các sản phẩm mới Đồng thời hội đồng còn theo sát diễn biến thị trường về lãi suất, tỉ giá và những khả năng rủi ro về thị trường và thanh khoản để có giải pháp phù hợp trong việc quản lý - sử dụng nguồn vốn.

*Phòng kiểm tra - kiểm toán nội bộ: Phòng có chức năng kiểm tra, giám sát các hoạt động thường ngày của tất cả các giai đoạn trước, trong và sau trong quá trình thực hiện mỗi nghiệp vụ của ngân hàng

Nguyễn Thu Giang A Lớp Tài chính doanh nghiệp 44E

Nguồn nhân lực

- Ban đầu VPBank chỉ có 18 cán bộ, nhân viên, tới năm 2002 có 269 người, năm 2003 là 353 người và 11/2005 đã là 764 người trên toàn hệ thống Nguồn nhân lực của VPBank ngày càng được tăng cường phục vụ cho quá trình mở rộng chi nhánh trên cả nước

- Đội ngũ nhân viên năng động, nhiệt tình, sáng tạo với độ tuổi trung bình là 29 trong đó nam chiếm 44%, nữ là 56% Tỉ lệ nhân viên có trình độ đại học và trên đại học đạt tới 87% Đây là tiền đề giúp VPBank phát triển và cạnh tranh khi hệ thống ngân hàng Việt Nam bước vào hội nhập

- VPBank coi nguồn nhân lực là yếu tố quyết định sự thành công. Ngân hàng rất chăm lo công tác tuyển dụng và đào tạo, nâng cao trình độ nghiệp vụ của nhân viên đồng thời với chính sách bảo đảm cuộc sống ổn định và cơ hội thăng tiến cho nhân viên Công tác đánh giá nhân sự và bình bầu cá nhân xuất sắc được duy trì đều đặn để khuyến khích nhân viên công tác tốt.

* Hoạt động đoàn thể của VPBank thật sự sôi nổi với sự đóng góp tích cực của tổ chức công đoàn, chi bộ Đảng, Đoàn thanh niên cho bản tin VPBank, phong trào xây dựng văn hoá VPBank, giao lưu, bóng đá

* Công tác đào tạo: Trong năm qua có 156 lượt người được đào tạo tại các trung tâm ngân hàng - tài chính (các trường đại học, Trung tâm đào tạo ngân hàng-BTC, Hiệp hội ngân hàng, Hội doanh nghiệp trẻ ViệtNam ) Trên toàn hệ thống, ngân hàng thường xuyên tổ chức các khoá đào tạo lại kiến thức nghiệp vụ chuyên môn cho nhân viên do chính các cán bộ cấp cao, chuyên viên giàu kinh nghiệm trong ngân hàng đảm nhiệm.

HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NHTM CP CÁC DN NGOÀI QUỐC DOANH VIỆT NAM (VPBANK)

Định hướng chiến lược tổng thể của VPBank

* Với phương châm “Hoàn thiện trên từng bước tiến”, VPBank phấn đấu trở thành một trong những ngân hàng TMCP hàng đầu khu vực phía Bắc Việt Nam trong thời gian trước mắt, tiến tới chiếm lĩnh vị trí là NHTM CP hàng đầu trên cả nước, có ưu thế và năng lực cạnh tranh trong điều kiện hội nhập khu vực và quốc tế.

* VPBank kiên trì mục tiêu phát triển các sản phẩm dịch vụ ngân hàng bán lẻ, chú trọng các khách hàng là các doanh nghiệp vừa và nhỏ ngoài quốc doanh, khách hàng là cá nhân khu vực đô thị Từ đó nâng cao sức cạnh tranh của ngân hàng, cố gắng đạt mức tăng trưởng về mọi mặt, năm sau cao hơn năm trước, góp phần vào sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội của đất nước.

Các lĩnh vực kinh doanh của ngân hàng

 Huy động vốn ngắn hạn, trung hạn và dài hạn, từ các tổ chức kinh tế và dân cư Bao gồm: nhận tiền gửi (tiền gửi tiết kiệm, tiền gửi thanh toán), tiếp nhận vốn uỷ thác đầu tư và phát triển của các tổ chức trong nước, huy động nguồn vốn từ nước ngoài, vay vốn của Ngân hàng Nhà nước và các tổ chức tín dụng khác.

 Cho vay vốn ngắn hạn, trung hạn và dài hạn đối với các tổ chức kinh tế và dân cư từ khả năng nguồn vốn của ngân hàng.

 Hùn vốn, liên doanh và mua cổ phần theo pháp luật hiện hành.

 Chiết khấu thương phiếu, trái phiếu và các giấy tờ có giá khác.

 Cung cấp các dịch vụ giao dịch giữa các khách hàng.

 Dịch vụ thanh toán quốc tế và các dịch vụ khác liên quan đến thanh toán quốc tế.

Nguyễn Thu Giang A Lớp Tài chính doanh nghiệp 44E

 Cung cấp các dịch vụ chuyển tiền trong nước và quốc tế, đặc biệt dịch vụ chuyển tiền nhanh Western Union.

 Cung cấp các dịch vụ ngân hàng khác theo quy định của Ngân hàngNhà nước Việt Nam.

Các giai đoạn trong quá trình kinh doanh của VPBank

* Giai đoạn 1993-1996 (bước khởi đầu năng động): những năm đầu mới thành lập, VPBank đã đạt được những kết quả khá khả quan Ngay trong 4 tháng hoạt động đầu tiên, ngân hàng đã có được lợi nhuận 100 triệu đồng- một con số đáng chú ý với một ngân hàng non trẻ trong thời điểm đó Đồng thời, tỉ lệ gia tăng vốn điều lệ đạt từ 60% đến hơn 70%, tỉ suất lợi nhuận trên vốn cổ phần lên tới 36%/năm.

* Giai đoạn 1997-1999 (thời kỳ khủng hoảng): sau thời gian phát triển ban đầu, VPBank lâm vào tình trạng vô cùng khó khăn, thậm chí có lúc đứng trên bờ vực phá sản Một phần do cuộc khủng hoảng kinh tế Châu á tác động tiêu cực tới nhiều nghành kinh tế - trong đó có kinh doanh ngân hàng Mặt khác, những người lãnh đạo đã quá tự tin với những thắng lợi bước đầu dẫn tới chủ quan, buông lỏng quản lý cộng thêm với cơ chế kinh doanh còn nhiều bất cập Chính sách tín dụng“dễ dãi“ đã gây nên nhiều sai lầm nghiêm trọng - có lúc nợ quá hạn lên tới 71% tổng dư nợ, nợ lãi suất trả chậm lên tới 40 triệu USD Trước tình hình đó, VPBank đã phải chịu sự kiểm soát đặc biệt của NHNN.

* Giai đoạn 2000 đến nay (những nỗ lực khôi phục và phát triển): với những cố gằng bền bỉ đầy nghị lực, VPBank đã tìm ra hướng đi đúng đắn, từng bước vượt qua khó khăn, cải thiện tình hình kinh doanh. Một dấu mốc đặc biệt quan trọng là năm đột phá 2004 với những thành tựu đáng tự hào: lệnh kiểm soát đặc biệt của Ngân hàng Nhà nước được dỡ bỏ, tổng tài sản có tăng 67%so với năm trước, tỉ lệ nợ quá hạn từ13,2% (năm 2003) xuống còn 0,5% Trong những năm tới, ngân hàng

4 0 tiếp tục phát huy nội lực, không ngừng cải tiến và hoàn thiện, tạo sức mạnh tổng hợp tiến tới hoạt động có hiệu quả và uy tín trên toàn quốc.

Các hoạt động kinh doanh

* Với mục tiêu xây dựng VPBank trở thành một trong những ngân hàng bán lẻ hàng đầu của miền Bắc, hoạt động huy động vốn luôn được đặc biệt chú trọng, kết hợp với việc nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ đáp ứng nhu cầu của khách hàng

- Với khu vực dân cư, VPBank đưa ra một số sản phẩm huy động vốn mới hấp dẫn như: tiền gửi “siêu lãi suất”, tiết kiệm An sinh, gửi tiền có bốc thăm trúng thưởng Đặc biệt, cuối năm 2004, VPBank mạnh dạn đưa ra sản phẩm “tiết kiệm VNĐ được bù trượt giá USD“- đáp ứng đúng tâm lý khách hàng e ngại sự mất giá của VNĐ so với USD nhưng lại muốn hưởng lãi suất cao của tiền VNĐ Những sản phẩm dịch vụ này vừa đem lại lợi ích cao hơn cho khách hàng, vừa đem lại thành công nổi bật trong công tác huy động vốn của ngân hàng.

- Với khu vực liên ngân hàng, VPBank luôn duy trì được mối quan hệ hợp tác tốt đẹp với các bạn hàng để kinh doanh tiền tệ và huy động vốn Thị trường này đã đem lại nguồn lợi đáng kể cho VPBank, đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn cho thanh khoản hàng ngày, giải ngân tín dụng với tốc độ nhanh chóng và có được lợi nhuận cao hơn.

* Kết quả huy độn vốn rất khả quan, cụ thể là:

- Tổng nguồn vốn huy động năm 2003 đạt trên 2.213 tỉ đồng (tăng 83% so với năm 2002), trong đó riêng tiền tiết kiệm đạt 1.032,5 tỉ đồng (tăng 30% so với năm 2002)

- Sang năm 2004, VPBank huy động được trên 3.872 tỉ đồng (tăng 75% so với thực hiện năm 2003) trong đó tiền tiết kiệm là 1.541 tỉ đồng (tăng 49% so với thực hiện năm 2003) Cũng trong năm 2004, vốn huy

Nguyễn Thu Giang A Lớp Tài chính doanh nghiệp 44E động trên thị trường liên ngân hàng đạt trên 2.000 tỉ đồng, tăng 112% so với thực hiện năm 2003

* Cơ cấu huy động vốn của VPBank có những thay đổi tích cực với tỉ trọng tiền gửi tiết kiệm giảm, còn tiền gửi thanh toán và tiền huy động trên thị trường II tăng lên Đây là một tín hiệu tốt cho kết quả kinh doanh của VPBank vì ngân hàng sẽ được hưởng lãi suất huy động thấp hơn, có thể làm giảm được chi phí vốn bình quân.

Tình hình huy động vốn của VPBank được thể hiện qua bảng sau: Đơn vị : triệu đồng

Chỉ tiêu Năm 2002 Năm 2003 Năm 2004

Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Tổng nguồn vốn huy động 1.211.540 100% 2.212.964 100% 3.872.813 100%

Tổng huy động thị trường I 931.815 77% 1.242.884 56% 1.824.539 42,7%

Tổng huy động thị trường II và tiền gửi khác

(Nguồn: Báo cáo thường niên VPBank năm 2003, 2004) 4.2 Hoạt động tín dụng:

- Đây là hoạt động cơ bản đem lại nguồn thu quan trọng cho ngân hàng.Trước tình hình đầu tư trong nước thời gian gần đây có phần chững lại do tình trạng “đóng băng” của kinh doanh bất động sản, ảnh hưởng của dịchSARS, dịch cúm gia cầm , hoạt động tín dụng của VPBank cũng gặp nhiều khó khăn Tuy vậy, ngân hàng vẫn luôn chú trọng công tác tiếp thị khách hàng, quảng bá rộng rãi hình ảnh và uy tín của ngân hàng, tăng cường đào tạo, bồi dưỡng trình độ cho nhân viên tín dụng, nâng cao chất lượng nghiệp vụ nhằm rút ngắn thời gian phục vụ khách hàng

- Do đó, hoạt động tín dụng cũng đạt được nhiều kết quả khả quan:

+ doanh số cho vay toàn hệ thống đạt 1.749 tỉ đồng năm 2003 (tăng 51% so với thực hiện năm 2002), năm 2004 là 2.155 tỉ đồng (tăng 23% so với thực hiện năm 2003)

+ Đặc biệt, năm 2004 là năm VPBank đạt được thành công nổi trội trong công tác thu hồi và xử lý nợ quá hạn, với tỉ lệ nợ quá hạn giảm từ 13,2% (cuối năm 2003) xuống còn 0,5%(cuối năm 2004).

Tình hình tín dụng của VPBank thể hiện qua bảng số liệu sau: Đơn vị: tỉ đồng

Thu nhập thuần từ tiền lãi 28,17 69,17 94,8

(Nguồn: Báo cáo thường niên VPBank 2003, 2004)

Cơ cấu dư nợ của VPBank: Đơn vị: tỉ đồng

Tổng dư nợ các loại 1.525 1.865,4

Dư nợ theo kì hạn

Dư nợ trung và dài hạn (2) 60% 46%

Dư nợ theo tiền vay

(Nguồn: Báo cáo thường niên VPBank 2003, 2004) ơ

Cơ cấu dư nợ theo tiền vay Cơ cấu dư nợ theo kì hạn

Nguyễn Thu Giang A Lớp Tài chính doanh nghiệp 44E

- Thực hiện chiến lược ngân hàng bán lẻ, VPBank chú trọng tập trung vào đối tượng khách hàng là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, các khách hàng cá nhân thuộc tầng lớp trung lưu Nhờ vậy số lượng khách hàng đến vay vốn không ngừng tăng lên, đáng kể nhất là năm 2003 với gần 4.000 khách hàng, tăng trên 1.000 khách hàng so với năm 2002.

- Đồng thời, rút kinh nghiệm từ những sai lầm trong quá khứ, VPBank luôn quan tâm tới công tác quản trị rủi ro:

+ Với phương châm: “kiểm soát và ngăn ngừa rủi ro để tích cực phòng tránh thay vì giải quyết rủi ro”, VPBank có một hệ thống quản trị rủi ro chặt chẽ, phân cấp rõ ràng, bao gồm: Ban kiểm soát, Hội đồng ALCO, Phòng kiểm tra-kiểm soát nội bộ, Hội đồng tín dụng và Ban tín dụng Ngoài ra còn có sự trợ giúp của các Phòng, ban liên quan như: Phòng Tổng hợp và quản lý chi nhánh, Trung tâm tin học

+ Quy trình xét duyệt cho vay được thực hiện theo 3 cấp: nhân viên tín dụng, Ban tín dụng, Hội đồng tín dụng để đảm bảo các khoản vay là lành mạnh, an toàn và sinh lời VPBank còn xây dựng và hoàn thiện hệ thống chấm điểm tín dụng để hạn chế thấp nhất rủi ro tín dụng.

- Kết quả thực tế đã cho thấy tính hiệu quả của cơ chế kiểm soát và ngăn ngừa rủi ro tại VPBank Ví dụ trong hoạt động tín dụng, tỉ lệ nợ quá hạn từ ở mức cao là 13,2% (năm 2003) xuống còn 0,5% (năm 2004) và tiếp tục duy trì được tỉ lệ này trong năm 2005.

4.3 Hoạt động kinh doanh khác:

4.3.1 Hoạt động kinh doanh ngoại tệ:

- VPBank chủ yếu kinh doanh giữa VNĐ và USD nhằm phục vụ nhu cầu thanh toán của khách hàng, do vậy thu nhập từ kinh doanh ngoại tệ còn chiếm tỉ lệ khiêm tốn trong tổng thu nhập của toàn hệ thống

- Trong năm 2003, thu nhập này của VPBank là gần 1 tỉ đồng, giá trị hoán đổi bình quân của nghiệp vụ hoán đổi ngoại tệ giữa USD và VNĐ là trên 20 triệu USD Sang năm 2004, tổng doanh số mua ngoại tệ là 265 triệu USD (tăng 138 triệu USD so với năm 2003) doanh số bán là 277 triệu USD (tăng 121 triệu USD so với năm 2003) Lãi từ kinh doanh ngoại tệ là 1,16 tỉ đồng.

4.3.2 Hoạt động kinh doanh chứng từ có giá :

Năm 2004, tổng giá trị cổ phiếu mà VPBank đã mua là 683,8 tỉ đồng, số dư chứng từ có giá tới cuối năm còn 660 tỉ đồng Thu lãi giấy tờ có giá đạt 62,4 tỉ đồng, tăng gấp đôi so với năm 2003.

VPBank đã mua cổ phần của công ty TOGI, công ty CP Đồng Xuân, Quỹ tín dụng nhân dân Trung ương, ngân hàng ACB và một số đơn vị khác với tổng số tiền là 13,34 tỉ đồng (năm 2003) và 11,979 tỉ đồng trong năm 2004 (giảm 1,361 tỉ đồng so với năm trước) Cổ tức nhận được trong năm 2004 là 459 triệu đồng (giảm 175 triệu đồng so với mức của năm 2003 là 634 triệu đồng).

4.3.4 Hoạt động thanh toán quốc tế:

THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ THANH KHOẢN TẠI VPBANK

1 Vấn đề xử lý rủi ro thanh khoản phát sinh bên tài sản nợ:

Phần lớn tài sản nợ có đặc trưng là ngắn hạn (tiền gửi không kì hạn, tiền gửi phát hành séc, tiền gửi có kỳ hạn nhưng có thể rút trước hạn )

Nguyễn Thu Giang A Lớp Tài chính doanh nghiệp 44E

Phần lớn tài sản có lại có thời hạn dài hơn (tín dụng, các khoản đầu tư, cho thuê )

Về mặt lý thuyết, ngân hàng luôn phải sẵn sàng thanh toán cho tài sản nợ không kỳ hạn trong bất cứ ngày làm việc nào bằng các tài sản có ở dạng tiền mặt ngay lập tức.

Trên thực tế, ngân hàng biết rằng, trong điều kiện bình thường, chỉ một số ít trong tổng số khách hàng gửi tiền có nhu cầu rút tiền hàng ngày Do vậy, phần lớn số dư tiền gửi không kì hạn trở thành số dư thường xuyên hàng ngày, cung cấp nguồn vốn dài hạn cho ngân hàng Đồng thời, nhu cầu rút tiền gửi hàng ngày được cân đối chủ yếu bởi các khoản tiền gửi mới và các khoản thu nhập từ hoạt động ngân hàng Hơn nữa, nhà quản lý có kinh nghiệm trong việc dự tính khoản rút tiền gửi quá mức hàng ngày (đây là phần vượt trội của số tiền gửi được rút ra so với số tiền gửi được huy động mới trong ngày- còn gọi là luồng tiền ròng âm).

VPBank xử lý khoản rút tiền gửi quá mức theo hai phương pháp :

- thông qua quản lý tài sản nợ.

- thông qua quản lý tài sản có.

1.1 Phương pháp quản lý tài sản nợ: Đây là việc ngân hàng tiếp cận với thị trường để tăng vốn tức thời bằng:

- các khoản tín dụng có thời hạn ngắn, bao gồm: vay ngân hàng trung ương, vay trên thị trường liên ngân hàng và hợp đồng mua lại.

- ngân hàng phát hành kỳ phiếu ngắn hạn, hay phát hành một số trái phiếu có thời hạn dài.

Ngân hàng cần huy động vốn bổ sung ít nhất là tương đương với khoản rút tiền gửi quá mức dự tính Tuy nhiên, biện pháp này tỏ ra tương đối tốn kém, bởi ngân hàng phải đi vay vốn bổ sung với lãi suất bán buôn để chi trả cho những khoản tiền gửi có lãi suất bán lẻ (Lãi suất mà ngân hàng áp dụng cho các khoản tiền gửi của khách hàng là lãi suất bán lẻ, thấp hơn so với lãi suất bán buôn – là lãi suất giao dịch trên thị trường liên ngân hàng) Do vậy, nếu chi phí đi vay vốn bổ sung càng cao so với thu nhập của tài sản có thì biện pháp này càng kém hấp dẫn.

Biện pháp quản lý tài sản nợ không làm thay đổi quy mô bảng cân đối tài sản và kết cấu tài sản có, nhưng làm thay đổi kết cấu tài sản nợ (tức là mọi điều chỉnh của ngân hàng để đáp ứng nhu cầu thanh khoản chỉ diễn ra bên tài sản nợ) Như vậy, nếu ngân hàng quản lý tài sản nợ một cách hiệu quả thì chiến lược kinh doanh bên tài sản có sẽ không bị ảnh hưởng bởi sự rút tiền gửi quá mức thông thường Điều này khiến cho các kỹ thuật quản lý tài sản nợ phát triển nhanh chóng và đa dạng như ngày nay.

1.2 Phương pháp quản lý tài sản có (chuyển hoá tài sản):

Thay vì đi vay trên thị trường bán buôn để đáp ứng nhu cầu thanh khoản, ngân hàng có thể chuyển hoá một bộ phận tài sản thanh khoản thuộc tài sản có thành tiền mặt. Điều kiện để một tài sản được coi là thanh khoản:

- có thể chuyển hoá nhanh chóng thành tiền mặt

- chi phí chuyển nhượng thấp

- giá cả chuyển nhượng tương đương với giá cả thị trường

- được giao dịch trên một thị trường hoàn hảo (tại mức giá nhất định của thị trường thì mọi nhu cầu mua đều được đáp ứng và có bao nhiêu hàng hoá muốn bán cũng bán hết, điều này hàm ý khối lượng giao dịch mua bán không ảnh hưởng đến giá cả, hoặc chỉ ảnh hưởng không đáng kể trong ngắn hạn.

Ví dụ: trái phiếu kho bạc là một tài sản thanh khoản, tiền mặt là tài sản có tính thanh khoản cao nhất

Việc ngân hàng duy trì một lượng lớn tài sản thanh khoản, một mặt giảm được rủi ro thanh khoản, mặt khác lại chịu một chi phí cơ hội lớn đó là tiền mặt không mang lại thu nhập lãi suất và trái phiếu kho bạc có mức lãi suất không hấp dẫn Nói cách khách, nếu một tài sản là thanh khoản sẽ mang lại thu nhập thấp, và ngược lại, nếu một tài sản mang lại thu nhập cao sẽ không thanh khoản.

Mặt khác nếu ngân hàng duy trì quá ít tài sản có thanh khoản sẽ phải đối mặt với những rủi ro tiền gửi quá mức và các cam kết tín dụng Tương tự, những nhà đầu tư chuyên nghiệp sẽ không mua hay không tuần hoànNguyễn Thu Giang A Lớp Tài chính doanh nghiệp 44E các chứng khoán do các ngân hàng có biểu hiện không thanh khoản phát hành Nếu mức thanh khoản của ngân hàng là quá thấp có thể rơi vào tình trạng mất khả năng thanh toán, và nếu nghiêm trọng có thể dẫn đến hiệu ứng lây lan sang các ngân hàng khác

Kết quả là, nhà chức trách đã đưa ra các quy định yêu cầu các ngân hàng phải duy trì một lượng tài sản thanh khoản tối thiểu thường xuyên (gọi là dự trữ bắt buộc) Thực tế, ngân hàng phải duy trì một lượng dự trữ tiền mặt tại NHTW và tiền mặt tại quỹ để đáp ứng nhu cầu thanh khoản tức thì

Ngoài dự trữ bắt buộc theo quy định của NHTW, thì các ngân hàng có xu hướng duy trì một tỷ lệ phụ trội so với dự trữ bắt buộc bằng tiền mặt để đáp ứng nhu cầu thanh khoản tức thì Chi phí trong việc giảm số dư tiền mặt để đáp ứng thanh khoản thể hiện ở chỗ: ngân hàng phải duy trì thường xuyên một lượng tiền mặt nhất định không mang lại thu nhập lãi suất, nghĩa là chịu chi phí cơ hội giữa tiền mặt và các khoản đầu tư mang lại thu nhập cao hơn.

Chú ý rằng, biện pháp điều chỉnh tài sản có và biện pháp quản lý tài sản nợ là hai phương pháp để đáp ứng nhu cầu thanh khoản, tuy nhiên trong thực tế, ngân hàng có thể sử dụng đồng thời và kết hợp hai biện pháp này để đáp ứng một nhu cầu thanh khoản nhất định.

2 Vấn đề xử lý rủi ro thanh khoản phát sinh bên tài sản có:

Ngân hàng xác định rằng, một sự rút tiền gửi quá mức hoặc khi những người vay tiền thực hiện các cam kết tín dụng (sử dụng các hạn mức tín dụng) thì đều có thể gây nên những vấn đề thanh khoản cho ngân hàng. Khi khách hàng có yêu cầu cấp tín dụng hợp pháp, ngân hàng xử lý thanh khoản bằng hai cách:

- thông qua quản trị tài sản nợ: đi vay bổ sung trên thị trường tiền tệ.

- thông qua điều chỉnh tài sản có: dùng tiền mặt dự trữ trong két.

Nguồn vốn của VPBank được thể hiện qua bảng sau:

Bảng: Nguồn vốn của VPBank

1 Tiền gửi của kho bạc và các tổ chức tín dụng khác 46.693,19 242.020,44 950.061,34 2.011.255,92

2 Vay NHNN và các tổ chức tín dụng khác

Nhận vốn đồng tài trợ

3 Tiền gửi của các tổ chức kinh tế và dân cư 869.023,76 931.812,90 1.242.883,91 1.824.538,85

4 Vốn tài trợ uỷ thác đầu tư 484,39 258,33 77,19 0

Các khoản lãi cộng dồn dự trả

Vốn của tổ chức tín dụng 183.349,28 183.349,28 174.900,00 198.409,21

Quỹ của tổ chức tín dụng 49.565 ,46 49.588, 29 33.125, 71 191.85

(Nguồn: Báo cáo thường niên VPBank năm 2001, 2002, 2003, 2004)

Nguyễn Thu Giang A Lớp Tài chính doanh nghiệp 44E

Qua số liệu ở bảng trên ta thấy được sự tăng trưởng nguồn vốn không ngừng của ngân hàng qua các năm: năm 2001 là 1.292.695,73 triệu đồng; năm 2002 là 1.476.468,39 triệu đồng tăng 12,44% so với năm 2001; năm 2003 là 2.491.867,06 triệu đồng, tăng 40,75% so với năm 2002; năm 2004 là 4.149.288,25 triệu đồng tăng 40% so với năm

2003 Nguyên nhân của sự tăng trưởng đáng khích lệ này chủ yếu từ sự lớn mạnh của hoạt động huy động vốn Trong những năm qua, VPBank liên tục mở rộng mạng lưới chi nhánh và đa dạng hoá các hình thức huy động vốn nhằm tạo sức hút tới các tổ chức và cá nhân trong nền kinh tế. Vốn huy động chiếm một tỉ lệ lớn trong tổng nguồn vốn, năm 2001 chiếm 71,34%, năm 2002 chiếm 80,15%, năm 2003 chiếm 88%, năm 2004 chiếm 92,44%.

Trong đó, lượng tiền gửi của Kho bạc và các tổ chức tín dụng khác đáng chú ý về sự tăng trưởng mạnh: năm 2001 là 46.693,19 triệu đồng, năm

2002 là 242.020,44 triệu đồng (tăng 5,18 lần so với năm 2001), năm 2003 là 950.061,34 triệu đồng (tăng 3,92 lần so với năm 2002), năm 2004 là 2.011.255,92 triệu đồng (tăng 2,1 lần so với năm 2003).

GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ

ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA VPBANK

1 Chiến lược phát triển chung của nghành ngân hàng giai đoạn

Nghị quyết Đại hội Đảng IX và chiến lược phát triển của nghành ngân hàng đã vạch rõ chiến lược phát triển giai đoạn 2001 – 2010 như sau:

 đảm bảo thực hiện thắng lợi nhiệm vụ ổn định kinh tế, kiểm soát lạm phát, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, góp phần xoá đói giảm nghèo, nâng cao đời sống nhân dân.

 Xây dựng hệ thống các tổ chức tín dụng lành mạnh, an toàn và có hiệu quả, có sức cạnh tranh, đảm bảo huy động và phân bổ có hiệu quả nguồn vốn tín dụng ngân hàng.

 Thúc đẩy mạnh mẽ công nghiệp hoá, hiện đại hoá công nghệ ngân hàng.

 Nâng cao năng lực giám sát và quản lý, nâng cao kỹ năng quản lý của toàn hệ thống ngang tầm khu vực.

 Chủ động mở cửa thị trường tài chính tham gia hội nhập quốc tế.

2 Định hướng phát triển của VPBank giai đoạn 2006 - 2010:

Ngân hàng TMCP các doanh nghiệp ngoài quốc doanh Việt Nam đã xây dựng kế hoạch phát triển trong giai đoạn 2006 – 2010 phấn đấu trở thành ngân hàng bán lẻ hàng đầu của Việt Nam với những chỉ tiêu nhiệm vụ cụ thể như sau:

 Về hoạt động huy động vốn: VPBank tiếp tục chính sách lãi suất huy động linh hoạt, cung cấp nhiều dịch vụ ngân hàng và các tiện ích bổ sung nhằm thoả mãn tốt nhất nhu cầu của khách hàng Ngân hàng chuẩn bị điều kiện trang thiết bị kỹ thuật và nhân sự để quản lý tập trung tài khoản tiền gửi, đưa dịch vụ gửi tiền một nơi, rút tiền nhiều

Nguyễn Thu Giang A Lớp Tài chính doanh nghiệp 44E nơi vào hoạt động VPBank phấn đấu mức tăng trưởng của hoạt động huy động vốn mỗi năm là 35%.

 Về hoạt động tín dụng: Ngân hàng tập trung phục vụ các đối tượng khách hàng truyền thống là các doanh nghiệp vừa và nhỏ ngoài quốc doanh, khách hàng là các cá nhân vay vốn phục vụ nhu cầu tiêu dùng hoặc sản xuất kinh doanh hộ gia đình Bên cạnh đó, VPBank cũng không ngừng mở rộng thị trường tín dụng, tìm kiếm các nguồn khách hàng mới, đa dạng hoá các sản phẩm dịch vụ tín dụng, đảm bảo an toàn tín dụng và gia tăng lợi nhuận cho ngân hàng cũng như cho khách hàng Ngân hàng phấn đấu mức tăng trưởng tín dụng mỗi năm là 30%.

 Về các sản phẩm dịch vụ khác: VPBank ưu tiên phát triển các sản phẩm ngân hàng điện tử, các sản phẩm thanh toán không dùng tiền mặt (thẻ tín dụng, thẻ ghi nợ nội địa VPBank và đại lý thẻ tín dụng quốc tế cho MasterCard và VisaCard), các sản phẩm dịch vụ ngân hàng tự động và các sản phẩm dịch vụ ngân hàng bán lẻ khác.

 Về chính sách giá cả và cạnh tranh: VPBank lựa chọn chính sách

“sản phẩm tốt nhất – giá tối ưu” với mục tiêu lâu dài là sẽ cạnh tranh hiệu quả và bền vững thông qua chất lượng sản phẩm dịch vụ, không theo đuổi chiến lược cạnh tranh bằng giá rẻ.

 Về phát triển mạng lưới: để thực hiện chiến lược ngân hàng bán lẻ hàng đầu, VPBank cần phát triển mạng lưới rộng khắp tới tất cả các đô thị lớn, các tỉnh thành trong cả nước Đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế, ngân hàng cũng đặt kế hoạch phát triển chi nhánh,văn phòng đại diện tại nước ngoài, phục vụ giao dịch thương mại và giao dịch tài chính tín dụng với VPBank nói riêng và Việt Nam nói chung VPBank dự kiến tới năm 2010 mạng lưới sẽ được mở rộng trên 20 tỉnh, thành phố lớn trong cả nước, với tổng số đầu mối giao dịch hơn 70 đơn vị.

 Về các chỉ tiêu hoạt động của ngân hàng: VPBank chú trọng tăng cường chất lượng của các chỉ tiêu, năm sau tốt hơn năm trước, đồng thời vẫn đảm bảo các chỉ tiêu an toàn theo quy định của NHNN.

Bảng: Một số chỉ tiêu hoạt động tăng trưởng

Tổng tài sản 5.700.000 8.000.000 11.200.000 16.000.000 23.000.000 Tổng dư nợ 2.500.000 4.200.000 7.000.000 9.500.000 12.000.000

Tỷ lệ nợ quá hạn

Ngày đăng: 25/07/2023, 10:04

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w