MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Chi thanh toán cá nhân bao gồm các khoản: Tiền lương tiền công, phụ cấp lương, các khoản tiền thưởng, phúc lợi. Các khoản chi này biểu thị quan hệ kinh tế giữa người sử dụng lao động và người lao động. Trong mọi hoạt động phát triển kinh tế xã hội của đất nước, vấn đề chi thanh toán cá nhân cho người lao động đang là một trong những vấn đề quan trọng, được doanh nghiệp và cả cá nhân người lao động rất quan tâm. Các khoản chi thanh toán cá nhân đối với doanh nghiệp là một trong những yếu tố của chi phí sản xuất, chi phí quản lý chung của doanh nghiệp, nó có quan hệ mật thiết và tác động trực tiếp đến mức lợi nhuận của doanh nghiệp. Với người lao động, tiền lương tiền thưởng, phụ cấp, phúc lợi là nhu cầu thiết yếu, là các nhân tố vật chất rất quan trọng trong việc tái tạo và kích thích họ tăng năng suất lao động. Khi năng suất lao động của người lao động tăng thì đồng nghĩa với việc họ sẽ cống hiến cho công việc nhiều hơn và lợi nhuận của doanh nghiệp sẽ tăng. Ngoài ra, khi lợi ích của người lao động được đảm bảo bằng mức lương, thưởng thoả đáng sẽ tạo ra sức gắn kết giữa người lao động với mục tiêu và lợi ích của doanh nghiệp, làm cho người lao động có trách nhiệm hơn, tự giác hơn với các hoạt động của doanh nghiệp. Với vai trò như vậy đòi hỏi việc chi TTCN cần phải được chi một cách đầy đủ và đúng thời điểm để đáp ứng kịp thời nhu cầu của người lao động theo đúng quy định của công ty. Vì vậy, doanh nghiệp cũng cần có một chế độ quản lý các khoản luôn đổi mới cho phù hợp với nền kinh tế trong từng thời kỳ cũng như phù hợp với tình hình của doanh nghiệp để tạo động lực cho người lao động và góp phần quản lý, tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Tại Công ty Điện lực Vĩnh Phúc, việc quản lý các khoản TTCN cũng là một vấn đề rất được quan tâm. Tuy nhiên, hiện nay công tác chi TTCN tại Công ty Điệ lực Vĩnh Phúc còn tồn tại một số bất cập. Điển hình trong công tác chi lương còn có sự chậm trễ. Do một số nguyên nhân khách quan Công ty chưa nhất quán được thời gian chi lương kỳ 2 hàng tháng dẫn đến tình trạng chi lương chưa kịp thời, người lao động phải có những phản ánh lên bộ phận quản lý chi TTCN. Những nguyên nhân khách quan chủ yếu là từ nguyên tắc thực hiện và quy chế chi các khoản TTCN của Công ty Điện lực Vĩnh Phúc đều theo quy chế chung của Tập đoàn của của Tổng công ty Điện lực Miền Bắc ban hành nên còn tồn tại một số bất cập chưa phù hợp với đặc điểm riêng của Công ty. Vì vậy ban lãnh đạo Công ty và bộ phận quản lý trực tiếp chi TTCN cần cải tiến chế độ, quy trình chi TTCN sao cho phù hợp với quy chế chung của Tổng công ty và Tập đoàn cũng như đáp ứng được nhu cầu của người lao động. Xuất phát từ thực tế khách quan về quản lý chi TTCN tại Công ty Điện lực Vĩnh Phúc, nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề, tôi đã chọn đề tài: “Quản lý chi thanh toán cá nhân tại Công ty Điện lực Vĩnh Phúc” làm đề tài nghiên cứu luận văn thạc sĩ. 2. Tình hình nghiên cứu Quản lý chi TTCN là vấn đề được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm. Đã có nhiều bài viết, nhiều công trình nghiên cứu về quản lý chi TTCN, phân tích dưới góc độ kinh tế và đi sâu vào những hoạt động quản lý kinh tế Nhà nước về chi thường xuyên, nghiên cứu hệ thống pháp luật về chính sách tiền lương cũng như các hoạt động liên quan tới việc bảo vệ quyền lợi cho người lao động điển hình như: - Nguyễn Tiến Thượng (2021), với đề tài “Quản lý chi từ nguồn chi phí QLDA của Ban QLDA Điện lực Phú Thọ”, Luận văn Thạc sĩ Đại học Kinh tế Quốc dân. Trong luận văn này tác giả đã xây dựng khung nghiên cứu về quản lý chi từ nguồn chi phí QLDA của Ban QLDA Điện lực Phú Thọ; đã phân tích thực trạng trong lập dự toán, thực hiện dự toán, quyết toán và kiểm soát chi từ nguồn chi phí QLDA của Ban QLDA Điện lực Phú Thọ giai đoạn 2018-2020; đánh giá được ưu điểm, hạn chế và nguyên nhân của công tác này tại đơn vị; đề xuất một số giải pháp hoàn thiện quản lý chi từ nguồn chi phí QLDA của Ban QLDA Điện lực Phú Thọ đến năm 2025; - Lò Thị Dung (2021), về đề tài “Quản lý chi thanh toán cá nhân từ nguồn ngân sách tại văn phòng HĐND và UBND huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La”, Luận văn Thạc sĩ Đại học Kinh tế Quốc dân. Bài luận văn đã phân tích được thực trạng quản lý chi thanh toán cá nhân từ nguồn ngân sách tại văn phòng HĐND và UBND huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La trong giai đoạn 2018-2020 và đánh giá được tình hình chi thanh toán cá nhân từ nguồn ngân sách tại văn phòng HĐND và UBND huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La, từ đó đề xuất được một số giải pháp hoàn thiện quản lý chi thanh toán cá nhân từ nguồn ngân sách tại văn phòng HĐND và UBND huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La ; - Trần Thu Huyền (2020), về đề tài “Kiểm soát chi thanh toán cá nhân của các trường trung học phổ thông qua kho bạc nhà nước tỉnh Điện Biên”, Luận văn thạc sĩ Đại học Kinh tế Quốc dân. Bài Luận văn đã làm rõ được thực trạng kiểm soát chi thanh toán cá nhân của các trường THPT qua Kho bạc nhà nước tỉnh Điện Biên giai đoạn từ năm 2015-2019, từ đó tác giả đã đưa ra được định hướng và giải pháp hoàn thiện công tác kiểm soát chi thanh toán cá nhân của các trường THPT qua Kho bạc nhà nước tỉnh Điện Biên; - Lưu Thị Hòa (2020), về đề tài: “Quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước tại chính quyền huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La”, Luận văn Thạc sĩ Đại học Kinh tế Quốc dân. Bài luận văn đã đánh giá thực trạng công tác quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước tại chính quyền huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La bao gồm những điểm mạnh, điểm yếu trong quản lý chi thường xuyên, từ đó để xuất những giải pháp hoàn thiện công tác chi thường xuyên ngân sách nhà nước tại chính quyền huyện Mộc Châu; - Nguyễn Quang Hưng (2015) “Đổi mới quản lý chi ngân sách thường xuyên của chính quyền địa phương các cấp tại Kho bạc Nhà nước” Luận văn Thạc sĩ tại Học viện Tài chính, Tác giả đã chỉ ra được cơ sở lý luận về Chi thường xuyên NSNN trong đó có các khoản chi thanh toán cá nhân của chính quyền địa phương các cấp tại Kho bạc Nhà nước; Các bước lập dự toán, thực hiện dự toán, quyết toán và kiểm soát chi ngân sách thường xuyên của chính quyền địa phương các cấp tại kho bạc Nhà nước được tác giả phân tích thực trạng từ đó đánh giá kết quả chi thường xuyên NSNN để tìm ra được những ưu và nhược điểm và phương hướng đổi mới quản lý chi ngân sách thường xuyên để khắc phục những nhược điểm trên. Các đề tài luận văn trên đều là những nghiên cứu khoa khoc có giá trị về mặt tri thức và có đóng góp rất nhiều trong thực tiễn cho cơ quan đơn vị được nghiên cứu trong bài.. Tuy nhiên, các bài viết và bài nghiên cứu trên mới chỉ đi sâu nghiên cứu một số quy định pháp luật về tiền lương; quản lý chi từ nguồn QLDA; các khoản chi thanh toán cá nhân tại các đơn vị hành chính sự nghiệp mà không phân tích, bình luận và không đề cập đến quản lý chi thanh toán cá nhân tại doanh nghiệp. Do vậy, đề tài nghiên cứu về quản lý chi thanh toán cá nhân tại doanh nghiệp là một vấn đề cần được nghiên cứu thêm. 3. Mục tiêu nghiên cứu - Xác định được khung nghiên cứu quản lý chi thanh toán cá nhân tại doanh nghiệp; - Phân tích, đánh giá được thực trạng quản lý chi thanh toán cá nhân tại Công ty Đện lực Vĩnh Phúc giai đoạn 2019-2021; làm rõ ưu điểm, hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế trong quản lý chi thanh toán cá nhân tại đơn vị; - Đề xuất được những giải pháp hoàn thiện quản lý chi thanh toán cá nhân tại Công ty Điện lực Vĩnh Phúc. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu: Quản lý chi thanh toán cá nhân tại doanh nghiệp 4.2. Phạm vi nghiên cứu • Nội dung: Nghiên cứu quản lý chi thanh toán cá nhân theo quy trình quản lý, bao gồm các nội dung: Lập dự toán, Thanh toán, Quyết toán, Kiểm soát chi Các đối tượng được chi thanh toán cá nhân: Bao gồm Người lao động có trong danh sách trả lương của Công ty Điện lực Vĩnh Phúc • Về không gian: tại Công ty Điện lực Vĩnh Phúc • Về thời gian: từ năm 2019 – 2021; giải pháp đề xuất đến năm 2025 - Số liệu thứ cấp được thu thập trong giai đoạn từ năm 2019-2021 - Số liệu sơ cấp thu thập được từ tháng 4 đến tháng 6 năm 2022 - Giải pháp đề xuất đến năm 2025 5. Phương pháp nghiên cứu 5.1. Khung nghiên cứu 5.2 Quy trình nghiên cứu - Bước 1: Đọc tài liệu, lý thuyết, từ đó xây dựng khung nghiên cứu của luận văn. - Bước 2: Thu thập số liệu, dữ liệu thứ cấp và tiến hành khảo sát để thu thập số liệu sơ cấp tại đơn vị nghiên cứu. - Bước 3: Xử lý dữ liệu thứ cấp và sơ cấp bằng phương pháp phân tích, tổng hợp, thống kê, so sánh, hệ thống hóa dữ liệu để phân tích thực trạng quản lý chi thanh toán cá nhân tại đơn vị. Ngoài ra còn dùng phần mềm Excel để xử lý dữ liệu sơ cấp. - Bước 4: Đánh giá thực trạng, chỉ ra ưu điểm, hạn chế và nguyên nhân của hạn chế trong quản lý chi thanh toán cá nhân tại đơn vị. - Bước 5: Đề xuất giải pháp hoàn thiện quản lý chi thanh toán cá nhân tại đơn vị. 5.3 Phương pháp thu thập và xử lý dữ liệu - Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp từ nguồn dữ liệu báo cáo nội bộ của Công ty Điện lực Vĩnh Phúc, cũng như qua các nguồn thông tin chính thức của các đơn vị, tổ chức - Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp: Thông qua phương pháp phát phiếu điều tra Mục đích điều tra: Có thêm thông tin khách quan về quản lý chi thanh toán cá nhân tại Công ty Điện lực Vĩnh Phúc Đối tượng điều tra: Gồm 2 nhóm: Nhóm 1: Là các cán bộ quản lý liên quan đến công tác quản lý chi thanh toán cá nhân của Công ty (20 người) Nhóm 2: Đối tượng được chi, gồm những người lao động tại Công ty Điện lực Vĩnh Phúc (100 người) Tổng số phiếu điều tra phát ra là 120 phiếu. Số phiếu thu về hợp lệ là 114 phiếu trong đó có 20 phiếu điều tra hợp lệ đối với nhóm đối tượng điều tra 1 và 94 phiếu điều tra hợp lệ đối với nhóm điều tra số 2. Nội dung điều tra: Các câu hỏi được thiết kế riêng cho 2 nhóm đối tượng điều tra trên theo sát nội dung quản lý chi thanh toán cá nhân . Tác giả sử dụng dạng câu hỏi đóng theo thang đo likert, gồm 5 mức từ 1 đến 5 điểm. - Phương pháp xử lý dữ liệu: so sánh, phân tích, tổng hợp, thống kê, quan sát; các số liệu sơ cấp được xử lý qua phần mềm excel. 6. Kết cấu của luận văn Luận văn ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tham khảo và phụ lục, được kết cấu thành 03 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận và kinh nghiệm thực tiễn về quản lý chi thanh toán cá nhân tại doanh nghiệp Chương 2: Phân tích thực trạng quản lý chi thanh toán cá nhân tại Công ty Điện lực Vĩnh Phúc giai đoạn 2019-2021 Chương 3: Phương hướng và giải pháp hoàn thiện quản lý chi thanh toán cá nhân tại Công ty Điện lực Vĩnh Phúc
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN NGUYỄN PHƯƠNG TRANG QUẢN LÝ CHI THANH TỐN CÁ NHÂN TẠI CƠNG TY ĐIỆN LỰC VĨNH PHÚC LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ Hà Nội- 2022 TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN NGUYỄN PHƯƠNG TRANG QUẢN LÝ CHI THANH TỐN CÁ NHÂN TẠI CƠNG TY ĐIỆN LỰC VĨNH PHÚC Chuyên ngành: Quản lý kinh tế sách Mã số: 8340410 LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS TRANG THỊ TUYẾT Hà Nội- 2022 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn thạc sĩ với đề tài: “Quản lý chi tốn Cơng ty Điện lực Vĩnh Phúc” tơi thực từ nghiên cứu đúc kết q trình cơng tác thực tế Công ty Điện lực Vĩnh Phúc Số liệu sử dụng tơi thu thập thực tế q trình nghiên cứu có trích dẫn cụ thể đồng ý cho phép công ty bên liên quan Hà Nội, ngày tháng 12 năm 2022 Tác giả Nguyễn Phương Trang LỜI CẢM ƠN Lời cảm ơn chân thành xin gửi tới Ban Giám hiệu trường Đại học Kinh tế Quốc dân thầy cô giúp đỡ tạo điều kiện cho tơi hồn thành chương trình học tập luận văn Đặc biệt, tơi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới PGS.TS Trang Thị Tuyết người dành tâm huyết để giúp đỡ, hướng dẫn trình nghiên cứu thực luận văn Hà Nội, ngày tháng 12 năm 2022 Tác giả Nguyễn Phương Trang MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN LỜI CẢM ƠN MỤC LỤC DANH MỤC VIẾT TẮT DANH MỤC BẢNG BIỂU, HÌNH TÓM TẮT LUẬN VĂN i MỞ ĐẦU CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ CHI THANH TOÁN CÁ NHÂN TẠI DOANH NGHIỆP 1.1 Tổng quan chi toán cá nhân 1.1.1 Khái niệm vai trị chi tốn cá nhân 1.1.2 Nội dung khoản chi toán cá nhân doanh nghiệp .10 1.1.3 Các hình thức chi tốn cá nhân 11 1.2 Quản lý chi toán cá nhân doanh nghiệp .12 1.2.1 Khái niệm, mục tiêu nguyên tắc quản lý chi toán cá nhân Doanh nghiệp 12 1.2.2 Bộ máy quản lý chi toán cá nhân doanh nghiệp 14 1.2.3 Quy trình quản lý chi toán cá nhân 15 1.2.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý chi toán cá nhân doanh nghiệp .22 1.3 Kinh nghiệm thực tiễn quản lý chi toán cá nhân doanh nghiệp học rút 23 1.3.1 Kinh nghiệm thực tiễn quản lý chi tốn cá nhân Cơng ty Điện lực Phú Thọ 23 1.3.2 Bài học cho Công ty Điện lực Vĩnh Phúc 26 CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CHI THANH TỐN CÁ NHÂN TẠI CƠNG TY ĐIỆN LỰC VĨNH PHÚC GIAI ĐOẠN 2019-2021 28 2.1 Tổng quan Công ty Điện lực Vĩnh Phúc 28 2.1.1 Giới thiệu Công ty Điện lực Vĩnh Phúc 28 2.1.2 Chức năng, nhiệm vụ 28 2.1.3 Bộ máy tổ chức Công ty Điện lực Vĩnh Phúc .29 2.2 Thực trạng quản lý chi tốn cá nhân Cơng ty Điện lực Vĩnh Phúc 36 2.2.1 Bộ máy quản lý chi tốn cá nhân Cơng ty 36 2.2.2 Thực trạng lập dự toán chi toán cá nhân 40 2.2.3 Chấp hành dự toán chi toán cá nhân 51 2.2.4 Quyết toán chi toán cá nhân 60 2.2.5 Kiểm soát chi toán cá nhân 65 2.3 Đánh giá quản lý chi tốn cá nhân Cơng ty Điện lực Vĩnh Phúc 69 2.3.1 Đánh giá thực mục tiêu .69 2.3.2 Ưu điểm quản lý chi toán cá nhân 71 2.3.3 Hạn chế quản lý chi toán cá nhân .72 2.3.4 Nguyên nhân hạn chế quản lý chi toán cá nhân 74 CHƯƠNG 3: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ CHI THANH TỐN CÁ NHÂN TẠI CƠNG TY ĐIỆN LỰC VĨNH PHÚC 76 3.1 Phương hướng hoàn thiện quản lý chi toán cá nhân PCVPđến năm 2025 76 3.1.1 Mục tiêu quản lý chi toán cá nhân Công ty giai đoạn đến năm 2025 76 3.1.2 Định hướng hoàn thiện quản lý chi toán cá nhân .77 3.2 Giải pháp hồn thiện quản lý chi tốn cá nhân Công ty Điện lực Vĩnh Phúc 77 3.2.1 Hoàn thiện máy quản lý chi tốn cá nhân .77 3.2.2 Hồn thiện lập dự toán chi toán cá nhân 78 3.2.3 Hồn thiện chấp hành dự tốn chi toán cá nhân 81 3.2.4 Hồn thiện tốn chi tốn cá nhân .82 3.2.5 Hồn thiện kiểm sốt chi toán cá nhân 83 3.2.6 Giải pháp khác 85 3.3 Một số kiến nghị 86 3.3.1 Kiến nghị Tổng công ty Điện lực Miền Bắc 86 3.3.2 Kiến nghị Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – Chi nhánh Vĩnh Phúc 87 KẾT LUẬN 88 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC DANH MỤC VIẾT TẮT STT Kí hiệu CBCNV CNTT Diễn giải Cán công nhân viên Công nghệ thông tin BHYT Bảo hiểm y tế BHXH Bảo hiểm xã hội BHTN Bảo hiểm thất nghiệp EVN Tập đoàn Điện lực Việt Nam KPCĐ Kinh phí cơng đồn PCVP Cơng ty Điện lực Vĩnh Phúc TTBV&PC Thanh tra bảo vệ pháp chế 10 TTCN Thanh toán cá nhân 11 QLDA Quản lý dự án 12 QLDN Quản lý doanh nghiệp 13 KTGS&MBĐ Kiểm tra giám sát mua bán điện 14 SXKD Sản xuất kinh doanh DANH MỤC BẢNG BIỂU, HÌNH Bảng 2.1: Tình hình nhân Cơng ty Điện lực Vĩnh Phúc giai đoạn 2019-2021 31 Bảng 2.2: Kết hoạt động kinh doanh Công ty Điện lực Vĩnh Phúc, 2019-2021 33 Bảng 2.3: Tình hình kinh doanh điện năng, 2019-2021 35 Bảng 2.4: Trình độ máy quản lý chi tốn cá nhân Công ty Điện lực Vĩnh Phúc giai đoạn 2019-2021 38 Bảng 2.5: Kết điều tra Bộ máy quản lý chi toán cá nhân dành cho cán quản lý chi toán cá nhân 39 Bảng 2.6: Kết điều tra Bộ máy quản lý chi toán cá nhân dành cho cán hưởng lương Công ty Điện lực Vĩnh Phúc 40 Bảng 2.7: Dự toán chi toán cá nhân PCVP giai đoạn 2019-2021 43 Bảng 2.8: Phân bổ dự toán chi tốn cá nhân theo nguồn chi phí SXKD PCVP, 2019-2021 46 Bảng 2.9: Phân bổ chi tiết dự toán chi toán cá nhân theo đơn vị giai đoạn 2019-2021 47 Bảng 2.10: Phân bổ chi tiết dự toán chi toán cá nhân theo khoản chi giai đoạn 2019-2021 48 Bảng 2.11: Kết điều tra lập dự toán chi toán cá nhân dành cho cán quản lý chi toán cá nhân .50 Bảng 2.12: Kết điều tra lập dự toán chi toán cá nhân dành cho cán hưởng lương Công ty .51 Bảng 2.13: Kết chấp hành chi toán cá nhân, 2019-2021 .54 Bảng 2.14: Kết điều tra chấp hành dự toán chi toán cá nhân dành cho cán quản lý chi toán cá nhân 59 Bảng 2.15: Kết điều tra chấp hành dự toán chi toán cá nhân dành cho cán hưởng lương Công ty 60 Bảng 2.16: Kết toán chi toán cá nhân PCVP, 2019-2021 .62