1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Biện Pháp Hoàn Thịên Tổ Chức Sản Xuất Tại Nhà Máy May 3 Công Ty Dệt May Hà Nội.docx

86 1 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 86
Dung lượng 134,61 KB

Cấu trúc

  • PHẦN 1: TỔNG QUAN CHUNG VỀ CÔNG TY DỆT MAY HÀ NỘI (3)
    • 1. Giới thiệu về công ty dệt may hà nội (3)
    • 2. Lịch sử hình thành và phát triển của công ty dệt may hà nội (3)
    • 3. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Công ty Dệt May Hà Nội (5)
      • 3.1. Chức năng (5)
      • 3.2. Nhiệm vụ (5)
      • 3.3 Quyền hạn (5)
    • 4. Đặc điểm kinh tế kỹ thuật (5)
      • 4.1 Đặc điểm sản phẩm (5)
      • 4.2 Đặc điểm thị trường (6)
      • 4.3 Đặc điểm nguyên vật liệu (10)
      • 4.4 Đặc điểm về công nghệ và hệ thống máy móc thiết bị (11)
      • 4.5 Lao động và cơ cấu lao động của Công ty (16)
      • 4.6 Đặc điểm về vốn (18)
    • 5. Đặc Điểm về tổ chức bộ máy quản lý (19)
      • 5.1 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý (19)
      • 5.2 Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban (21)
    • 6. Đặc điểm về cơ cấu sản xuất của công ty (23)
      • 6.1 Kiểu cơ cấu sản xuất (23)
      • 6.2 Loại hình sản xuất cuả công ty (23)
      • 6.3 Phương pháp tổ chức quá trình sản xuất (24)
      • 6.4 Các bộ phận sản xuất (24)
        • 6.4.1 Bộ phận sản xuất chính (24)
        • 6.4.2 Bộ phận sản xuất phụ (25)
        • 6.4.3 Bộ phận phục vụ sản xuất (26)
        • 6.4.4 Bộ phận sản xuất phù trợ (26)
    • 7. Tình hình sản xuất và kinh doanh của công ty trong những năm gần đây (27)
  • PHẦN 2: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG TỔ CHỨC SẢN XUẤT TẠI NHÀ MÁY MAY 3 (30)
    • 1. Cơ cấu tổ chức nhà máy may 3 (30)
      • 2.1 Bố trí các bộ phận sản xuất (31)
      • 2.2 Bố trí máy móc thiết bị trong các bộ phận (32)
    • 3. Tổ chức trang bị phục vụ nơi làm việc (34)
      • 3.1 Tổ chức phục vụ vật liệu (34)
    • 4. Tổ chức sản xuất về thời gian (37)
    • 5. Các nhân tố ảnh hưởng đến tổ chức sản xuất tại Nhà máy May 3 (40)
      • 5.1 Nhân tố bên trong (40)
        • 5.1.1 Đặc điểm sản phẩm (40)
        • 5.1.2 Đặc điểm về công nghệ sản xuất sản phẩm (42)
        • 5.1.3 Đặc điểm về máy móc thiết bị (46)
        • 5.1.4 Đặc điểm về lao động (48)
        • 5.1.5 Đặc điểm về nguyên vật liệu (50)
      • 5.2 Nhân tố bên ngoài (51)
        • 5.2.1 Khách hàng, tâm lý người tiêu dùng (51)
        • 5.2.2 Đường lối chủ trương của Đảng và nhà nước (52)
    • 6. Đánh gía công tác tổ chức tại nhà máy may 3 (53)
      • 6.1 Những kết quả đạt được (53)
      • 6.2 Hạn chế (53)
      • 6.3 Nguyên nhân (54)
  • PHẦN 3: BIỆN PHÁP HOÀN THIỆN TỔ CHỨC SẢN XUẤT TẠI NHÀ MÁY MAY 3 (56)
    • 2. Biện pháp hoàn thiện tổ chức sản xuất tại nhà máy may 3 (60)
      • 2.1 Áp dụng phương thức hỗn hợp trong phối hợp các bước công việc (60)
      • 2.2 Cân đối, bố trí lại máy móc thiết bị (65)
      • 2.3 Tăng cường công tác phục vụ nơi làm việc về máy móc thiết bị và nguyên vật liệu (68)
      • 2.4 Tăng cường kỷ luật lao động (72)
      • 2.5 Cải thiện điều kiện làm việc (76)
  • KẾT LUẬN (79)

Nội dung

4 1 Chuyên đề tốt nghiệp LỜI MỞ ĐẦU Ngành dệt may nước ta phát triển đã lâu nhưng chỉ từ thập niên 90 trở lại đây nó mới thực sự chiếm một vị trí quan trọng trong nền kinh tế nói chung và hoạt động ng[.]

TỔNG QUAN CHUNG VỀ CÔNG TY DỆT MAY HÀ NỘI

Giới thiệu về công ty dệt may hà nội

- Tên đầy đủ : Công ty Dệt May Hà Nội

- Tên giao dịch quốc tế : HANOSIMEX

- Loại hình doanh nghiệp : Doanh nghiệp nhà nước

- Trụ sở chính : Số 1 Mai Động quận Hoàng Mai – Hà Nội

- Hình thức sở hữu vốn : Quốc doanh

- Hình thức hoạt động : Sản xuất kinh doanh

Lịch sử hình thành và phát triển của công ty dệt may hà nội

-Ngày 7-4-1978 tổng công ty nhập khẩu thiết bị Việt Nam và hãng UNIONMATEX (CHLB Đức) chính thức ký hợp đồng xây dựng nhà máy sợi

-Tháng 2-1978 khởi công xây dựng nhà máy

-Ngày 21-11-1979 chính thức bàn giao công trình cho nhà máy quản lý và điều hành với tên gọi nhà máy sợi Hà Nội

-Tháng 12-1989 xây dựng dây chuyền dệt kim số 1

-Tháng 4- 1990 bộ kinh tế đối ngoại cho phép xí nghiệp được kinh doanh xuất nhập khâủ với tên giao dịch là HANOSIMEX

-Tháng 4-1991 đổi tên thành xí nghiệp liên hiệp sợi - dệt kim Hà Nội -Tháng 10-1993 sáp nhập nhà máy sợi Vinh vào XNLH

-Tháng 3-1994 đưa vào sản xuất dây chuyền dệt kim số 2

-Tháng 5-1994 nhà máy dệt kim được khánh thành (gồm hai dây chuyền 1 và 2)

-Tháng 1-1995 khởi công xây dựng nhà máy may thêu Đông Mỹ

-Tháng 3-1995 sáp nhập công ty dệt Hà Đông vào XNLH

-Tháng 6-1995 đổi tên thành Công Ty Dệt Hà Nội

-Đầu năm 2000 đổi tên thành Công ty Dệt – May Hà Nội

-Từ tháng 3-9 năm 2000 đầu tư xây dựng và đưa nhà máy dệt vải bò DENIM vào hoạt động

Là một doanh nghiệp nhà nước được hạch toán độc lập, hiện công ty có

10 thành viên gồm 2 nhà máy sợi, 3 nhà máy dệt nhuộm, 5 nhà máy may, các trung tâm hỗ trợ và các phòng ban chức năng Nhờ có những nỗ lực của ban lãnh đạo cũng như các thành viên công ty, Công ty Dệt May Hà Nội đã phát triển về mọi mặt Công ty đã được nhà nước trao tặng 11 Huân huy chương các loại và 5 cờ thi đua của chính phủ Tháng 5/2005 Công ty đã được phong tặng danh hiệu Anh hùng lao động trong thời kỳ đổi mới. Để có thể phát triển và cạnh tranh với các doanh nghiệp khác trên thị trường công ty đã tiến hành xây dựng và áp dụng thành công hệ thống quản lý chất lượng ISO 9000- phiên bản 2000 và hệ thống trách nhiệm xã hội theo tiêu chuẩn SA8000.

Với chiến lược lâu dài của công ty là không ngừng nâng cao năng suất lao động, nâng cao chất lượng sản phẩm, đa dạng hoá mặt hàng trong từng thời kỳ, công ty đã thực hiện chương trình đầu tư chiều sâu, đổi mới công nghệ sản xuất, đầu tư mở rộng đa dạng hoá sản phẩm Ban đầu, công ty chỉ sản xuất các loại sợi, đến nay sản phẩm của công ty rất đa dạng, bao gồm: sợi, vải Denim, vải dệt kim, khăn bông các loại và các sản phẩm may mặc các loại bằng vải dệt kim, dệt thoi như áo poloshirt, T-shirt, Hi-neack, quần áo thể thao, quần áo bằng vải bò, …Sản phẩm của công ty được xuất khẩu sang các nước Nhật Bản, Hàn Quốc, úc, Thái Lan, Hồng Kông, Thuỵ Điển, Tiệp Khắc, khu vực EU …

Liên tục trong nhiều năm qua, Hanoisimex đều có sản phẩm đạt huy chương vàng tại các hội chợ kinh tế lớn và đựơc người tiêu dùng bình chọn hàng Việt Nam chất lượng cao và hàng tiêu dùng được nhiều người yêu thích.Năm 2003, Công ty được tặng giải thưởng Sao vàng đất Việt và đạt Cúp vàng tại hội chợ hàng công nghiệp Việt Nam Điều đó càng khẳng định thêm vị thế,

Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Công ty Dệt May Hà Nội

-Tổ chức sản xuất kinh doanh, xuất khẩu các loại sản phẩm dệt may có chất lượng cao.

-Nhập khẩu các loại bông xơ, hoá chất, phụ tùng thiết bị.

-Thực hiện các hoạt động buôn bán với các đối tác trong và ngoài nước.

-Kinh doanh hiệu quả và bảo toàn vốn

-Thực hiện đầy đủ nghĩa vụ ngân sách nhà nước.

-Xây dựng tổ chức thực hiện các kế hoạch sản xuất bảo đảm chất lượng hàng hoá

-Chủ động sản xuất kinh doanh tìm kiếm đối tác.

-Được giao quản lý và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn ngân sách -Chủ động trong việc sắp xếp bộ máy quản lý, áp dụng hình thức trả thưởng.

Đặc điểm kinh tế kỹ thuật

Sản phẩm của Công ty Dệt May Hà Nội được sản xuất dưới dạng nguyên vật liệu như các loại sợi Cotton, Peco, P.E các loại với các chi số khác nhau và các mặt hàng tiêu dùng như các sản phẩm may mặc bằng vải dệt thoi, hàng dệt kim, khăn bông các loại

Là sản phẩm truyền thống và chủ lực của Công ty Dệt May Hà Nội,được bán cho các công ty thương mại sản xuất hàng dệt trong nước mà thị trường miền Nam là chủ yếu Các loại sợi của Công ty Dệt May Hà Nội có chất lượng cao, đạt các chỉ tiêu chất lượng như chi số rộng (từ chi số Ne 80 E đến Ne60E), độ đều chi số cao điểm dày mỏng kết tạp đều ở mức độ cho phép… tuy nhiên do nhiều yếu tố khách quan mà sợi dành cho xuất khẩu còn rất ít so với năng lực sản xuất.

Hàng xuất khẩu chính của Công ty là sản phẩm may mặc từ vải dệt kim Mặt hàng này có đặc điểm: độ co dãn lớn, dễ biến dạng nếu định hình không tốt, mẫu mã không đa dạng phong phú như hàng dệt thoi, đòi hỏi nguyên vật liệu cung cấp phải là mặt hàng có chất lượng cao như sợi chải kỹ. Quy trình công nghệ sản xuất ra sản phẩm khá phức tạp, nhất là khâu xử lý hoàn tất vải

 Sản phẩm khăn Được sản xuất tại nhà máy dệt Hà Đông với nhiều mẫu mã, chất lượng cao

 Sản phẩm vải bò denim: Đây là sản phẩm mới của công ty được sản xuất với công nghệ hiện đại để đáp ứng yêu cầu trong nước và xuất khẩu Hy vọng trong tương lai sản phẩm này sẽ có chỗ đứng trên thị trường.

Sản phẩm của Công ty chủ yếu là xuất khẩu Hiện công ty có quan hệ với 50 hãng thuộc 36 quốc gia trên thế giới Thị trường xuất khẩu chính của công ty là các nước Mỹ, Nhật, và các nước thuộc Lên minh Châu Âu.

Liên minh Châu Âu(EU):

EU là một trong những thị trường truyền thống của hàng may mặc xuất khẩu Việt Nam nói chung và Hanosimex nói riêng Khi thị trường Hoa

Kỳ nổi lên năm 2002 đến nay thì kim ngạch xuất khẩu hàng may mặc sang

EU giảm Tuy nhiên, EU vẫn là thị trường hấp dẫn không thua kém gì Hoa

Kỳ Sự mở rộng EU nâng tổng số nước thành viên lên 25 là một cơ hội kinh doanh lớn đối với hàng may mặc xuất khẩu Vịêt Nam.

Thực tế việc tiếp cận và mở rộng thị trường kinh doanh tại EU sẽ khó khăn Mặc dù trong quá trình tự do hoá thương mại, một số hàng rào phi thuế quan bị dỡ bỏ và hàng rào thuế quan bị cắt giảm từ ngày 1-1-2005, hàng may mặc trong các nước thành viên WTO được tự do xuất khẩu vào EU mà không bị áp hạn ngạch, mức ưu đãi thuế quan GSP cho các nước phát triển trong đó có Việt Nam sẽ giảm xuống hoặc không có thì việc xuất khẩu hàng may mặc vào EU phải cạnh tranh bình đẳng với các đối thủ cạnh tranh mạnh hơn là Trung Quốc, Ấn Độ, Pakistan… và gặp phải nhiều rào cản kỹ thuật tinh vi hơn Những rào cản đó là những quy định về chất lượng, yếu tố môi trường và trách nhiệm xã hội: các doanh nghiệp xuất khẩu sang thị trường EU phải có chứng chỉ chất lượng ISO 9000 Ngoài ra EU còn có những quy định khắt khe về bảo vệ an toàn và sức khoẻ cho người tiêu dùng, bảo vệ môi trường và tiêu chuẩn trách nhiệm xã hội mang tính quốc tế là SA8000.

Thị trường Mỹ : Đây là một thị trường có tiềm năng lớn Chỉ bằng 2/3 dân số EU nhưng sức tiêu thụ vải lại là 27kg/ người /năm gấp 1,5 lần EU Mỹ là nước có sức mua các loại hàng dệt may lớn nhất thế giới bao gồm nhiều chủng loại khác nhau, kể cả các sản phẩm trung bình Song thị trường Mỹ có đặc điểm khác thị trường EU là mua thẳng hàng thành phẩm không qua gia công Đây là thị trường không chỉ hấp dẫn với các doanh nghiệp dệt may Vịêt Nam mà hầu hết các doanh nghiệp dệt may trên thế giới Trước năm 2003, Mỹ là một thị trường phi hạn ngạch nhưng từ khi Mỹ và Việt Nam ký hiệp định dệt may (4/2003) thì Mỹ cho Việt Nam hưởng quy chế tối huệ quốc khi xuất khẩu vào

Mỹ, đồng thời thị trường Mỹ cũng áp dụng hạn ngạch với Việt Nam.

Thị trường Hoa Kỳ là một thị trường khó tính Trên thị trường này có sự cạnh tranh khốc liệt giữa các nhà cung cấp từ nhiều quốc gia trên thế giới. Chính các nhà phân phối Mỹ thường có những đơn đặt hàng với quy mô lớn, vì họ thường hình thành hệ thống phân phối ở nhiều nước trên thế giới chứ không chỉ bán trên thị trường Mỹ Song các doanh nghiệp Việt Nam trong đó có Hanosimex đa phần là sản xuất ở quy mô vừa và nhỏ chưa có đủ khả năng đáp ứng được yêu cầu sản xuất và cung cấp hàng hoá với khối lượng lớn, thời hạn giao hàng nhanh Đây cũng là một thực trạng gây khó khăn cho Hanosimex trong qúa trình mở rộng thị trường Hoa Kỳ.

Thị trường Nhật Bản : Đây là một thị trường phi hạn ngạch đầy tiềm năng với dân số đông trên 125 triệu người, mức tiêu thụ sản phẩm may mặc cao Hiện việc sản xuất quần áo nội địa của nước này đã giảm sút mạnh cả về giá trị và số lượng. Hàng nhập khẩu vào Nhật chủ yếu là Trung Quốc Song Việt Nam cũng có cơ hội lớn khi xuất khẩu vào thị trường này do có nguồn nhân công dồi dào, khả năng sản xuất tốt, giao hàng đúng hẹn, đặc biệt luôn đảm bảo chất lượng sản phẩm Khách hàng Nhật Bản rất thích hàng may mặc của Việt Nam do chất lượng tốt, giá cả cũng phải chăng Tuy nhiên thị trường này là một thị trường cao cấp, người tiêu dùng Nhật Bản đã tẩy chay hàng may mặc thông thường, hàng tồn đọng và có khuynh hướng lựa chọn rộng rãi hơn về vật liệu thiết kế và thị hiếu Do đó chuỗi cung cấp của Công ty cần phải thích ứng với mong muốn và nhu cầu chất lượng cao của người tiêu dùng Nhật Bản.

Bảng1: Kim ngạch xuất khẩu trên một số thị trường chính ĐVT:USD

31.500.000 ( Nguồn :Phòng kế hoạch thị trường)

Biểu đồ kim ngạch xuất khảu trên một số thị tr êng chÝnh n¨m 2004

Trong thời gian trở lại đây, Công ty đã có sự chú trọng đến thị trường trong nước với dân số trên 80 triệu Thị trường nội địa là một thị trường tương đối hấp dẫn đối với công ty Do sự phát triển của kinh tế, xã hội, đời sống của nhân dân ngày một tăng cao nên nhu cầu đối với các sản phẩm may mặc cũng tăng lên nhanh chóng Tuy nhiên, người tiêu dùng Vịêt Nam có tâm lý chuộng hàng ngoại , bảo thủ trong mua sắm, tầng lớp thanh niên có tâm lý ưa chuộng hàng có mẫu mã kiểu dáng thời trang Đây là một thách thức lớn Công ty trong việc chiếm lĩnh thị trường trong nước nhất là khi hàng Trung Quốc đã tràn ngập, để thoả mãn nhu cầu và thay đổi tâm lý sính hàng ngoại của khách hàng.

Nhìn chung trong những năm vừa qua, sản lượng và doanh thu xuất khẩu từ dệt kim tăng rõ rệt, nhưng tình hình tiêu thụ trong nước lại không ổn định Bên cạnh các khách hàng kể trên, Công ty cần chú trọng đến một số khách hàng ở các nước SNG, Nga, và các nước Đông Âu, Châu Phi, Nam

Mỹ, Trung Cận Đông Khách hàng ở mỗi nước này đều có đòi hỏi riêng đối với sản phẩm của công ty Do vậy Công ty cần chú trọng nghiên cứu các thị trường này để tìm kiếm được vị thế vững chắc trên thị trường quốc tế.

4.3 Đặc điểm nguyên vật liệu

Nguyên vật liệu chính của Công ty là bông, xơ PE ngoài ra còn có nhiều loại hoá chất, thuốc nhuộm dùng cho các công đoạn tẩy, nhuộm, làm bóng vải, và các nguyên liệu khác phục vụ cho quá trình sản xuất Hiện nay nước ta chưa sản xuất được xơ PE nên Công ty phải nhập khẩu từ nước ngoài. Mặt khác, do lượng bông trong nước chưa đáp ứng đủ cho ngành dệt trong nước, chất lượng lại chưa cao nên các công ty dệt may vẫn phải sử dụng một số bông của nước ngoài

Nguyên liệu bông xơ chủ yếu từ các nguồn sau :

- Bông Việt Nam chiếm khoảng 13,5% lượng bông sử dụng

- Ngoài ra bông còn được nhập từ các nước như: Mỹ, Úc, Tây Phi…

Toàn bộ nguyên vật liệu bông Công ty đều đặt mua ở Tổng công ty Dệt May Việt Nam.

+ Nguyên vật liệu xơ: Được nhập khẩu từ Hàn Quốc, Đài Loan…

Thời gian gần đây giá bông nhập khẩu liên tục tăng từ 1USD/1Kg đến 1,35USD/1kg Nguyên nhân là do giá bông thế giới biến động theo muà vụ, thiên tai liên tiếp xảy ra ở các nước trồng bông xuất khẩu Đồng thời Trung Quốc trước đây là một nước không nhập khẩu bông, song trong những năm gần đây do hạn hán, lũ lụt xảy ra liên tiếp nên phải nhập khẩu một lượng bông khá lớn từ nước ngoài ảnh hưởng đến giá bông thế giới

Hơn nữa, nguồn nguyên vật liêụ bông đầu vào chủ yếu là nhập khẩu cũng làm mất đi một phần chủ động trong sản xuất kinh doanh, nhiều khi nguyên vật liệu không kịp về làm cho tiến độ sản xuất của Công ty chậm trễ,không giao hàng đúng thời gian nên làm mất đi một số khách hàng của Công

Đặc Điểm về tổ chức bộ máy quản lý

Giữa tổ chức bộ máy quản lý và tổ chức sản xuất có mối quan hệ hữu cơ ràng buộc

Trước hết đó là mối quan hệ về lượng : Quy mô tổ chức sản xuất càng lớn thì tổ chức bộ máy quản lý càng lớn

Thứ hai đó là mối quan hệ về chất Trình độ tổ chức sản xuất càng cao và tính chất của nó càng phức tạp thì bộ máy quản lý cũng phải biến đổi tương ứng

Tổ chức bộ máy quản lý doanh nghiệp do tổ chức sản xuất quyết định song cũng cần phải thấy rõ tác dụng tích cực thúc đẩy hỗ trợ mạnh mẽ của tổ chức bộ máy với tổ chức sản xuất Có những trường hợp tổ chức sản xuất cần có hoặc đã có những thay đổi về quy mô, phương hướng, công nghệ,… song tổ chức bộ máy quản lý không bíên đổi kịp sinh ra lạc hậu trì trệ, làm tổ chức sản xuất bị kìm hãm Sự thay đổi hình thức tổ chức sản xuất sẽ không mang lại hiệu quả mong muốn có khi chỉ là hình thức Như vậy việc nghiên cứu tổ chức bộ máy quản lý là cần thiết khi nghiên cứu tổ chức sản xuất.

5.1 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý

Công ty có cơ cấu tổ chức chặt chẽ Các đơn vị thành viên chịu sự lãnh đạo thống nhất từ cơ quan Tổng giám đốc Các đơn vị thành viên trong công ty có sự gắn kết chặt chẽ tạo thành khâu sản xuất liên hoàn từ sợi dệt nhuộm và may mặc, tăng quy mô và năng lực sản xuất của Công ty, giúpCông ty chủ động trong sản xuất, đáp ứng yêu cầu thị trường

GĐ điều hành dệt nhuộm

GĐĐH tiêu thụ nội địa kiêm GĐ Hanosimex DMG

TT cơ khí và tự động hoá

TT đào tạo CN may( NM

TT Ytế Đại diện lãnh đạo về sức khoẻ và an toàn Đ diện lãnh đạo

Ghi chú : Điều hành trực tuyến Điều hành HTQLCL và HTTNXH

Hình 2: Mô hình tổ chức tổ hợp công ty mẹ – công ty con Dệt may

5.2 Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban :

-Tổng giám đốc: Là người đại diện pháp nhân của công ty, điều hành mọi hoạt động của công ty theo chế độ một thủ trưởng và chức danh này do

Bộ Công nghiệp chỉ định người nắm giữ Tổng giám đốc chịu trách nhiệm về toàn bộ kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh theo đúng pháp luật Phân công trách nhiệm, nhiệm vụ cho các Phó Tổng giám đốc, các giám đốc điều hành và các phòng ban chức năng, các nhà máy thành viên trong công ty Tổ chức hoạt động, tổ chức kinh doanh của công ty để đảm bảo đạt hiệu quả cao.

-Phó tổng giám đốc-Điều hành may kiêm đại diện lãnh đạo phụ trách

Hệ thống quản lý chất lượng và hệ thống trách nhiệm xã hội: Quản lý điều hành công tác kỹ thuật, sản xuất, đầu tư và môi trường thuộc lĩnh vực dệt may Thay mặt Tổng giám đốc điều hành việc xây dựng và áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo ISO 9000 và hệ thống trách nhiệm xã hội SA8000

-Phó tổng giám đốc- Điều hành sợi : Quản lý điều hành công tác kỹ thuật, sản xuất, đầu tư và môi trường thuộc lĩnh vực sợi,đơn vị tự hạch toán và hoạt động của Trung tâm đào tạo công nghệ may

-Giám đốc điều hành Dệt nhuộm: Quản lý điều hành công tác kỹ thuật, sản xuất và đầu tư thuộc lĩnh vực Dệt nhuộm

Giám đốc điều hành Quản trị hành chính: Quản lý điều hành lĩnh vực lao động, chế độ, chính sách bảo vệ quân sự, đời sống, văn hoá.

-Giám đốc điều hành Tiêu thụ nội địa: Quản lý điều hành lĩnh vực tiêu thụ sản phẩm may nội địa, hoạt động kinh doanh siêu thị tổng hợp, quản lý kho tàng, kiểm tra đánh giá doanh nghiệp

-Giám đốc điều hành công tác Xuất nhập khẩu: Quản lý điều hành công việc liên quan đến lĩnh vực xuất nhập khẩu, công tác hợp tác quốc tế

-Giám đốc điều hành kiêm giám đốc Công ty cổ phần Hoàng Thị Loan: Quản lý công ty cổ phần dệt may Hoàng Thị Loan theo quyết định của hội đồng quản trị Tập đoàn Dệt may Việt Nam

-Phòng tổ chức hành chính: Có nhiệm vụ tổ chức lao động khoa học hợp lý, quản lý đội ngũ cán bộ công nhân viên trong toàn công ty, quản lý và sử dụng hiệu quả quỹ tiền lương, tiền thưởng trên cơ sở quy chế đã ban hành.

- Phòng Kỹ thuật đầu tư:chức năng tham mưu cho giám đốc về công tác tổ chức sản xuất, lập kế hoạch tổ chức sản xuất nhằm đảm bảo kịp thời cho kế hoạch sản xuất kinh doanh của công ty

-Phòng tài chính kế toán: Đảm bảo phản ánh các nghiệp vụ đúng, chính xác kịp thời các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong công ty Xây dựng kế hoạch tài chính, xây dựng các mức chi phí và phân tích các mặt liên quan đến tài chính, tham mưu cho giám đốc về kế hoạch tài chính.

-Phòng xuất nhập khẩu: là cơ quan tham mưu cho giám đốc xác định phương hướng, mục tiêu kinh doanh xuất nhập khẩu và dịch vụ Nghiên cứu chiến lược kinh doanh , tìm kiếm đầu vào và đầu ra cho hoạt động sản xuất của công ty.

-Trung tâm thí nghiệm và kiểm tra chất lượng sản phẩm: Kiểm tra chất lượng, nghiệm thu sản phẩm, kiểm tra giám sát công nghệ sản xuất trên dây chuyền, kiểm tra vật tư,nguyên liệu trước khi đưa vào sản xuất tham gia vào việc nghiên cứu nâng cao chất lượng sản phẩm.

-Phòng thương mại : Có nhiệm vụ làm công tác khảo sát, mở rộng thị trường tiêu thụ và quản lý quá trình tiêu thụ sản phẩm của công ty ở trong nước.

-Phòng đời sống và trung tâm y tế: Có nhiệm vụ đảm bảo chăm sóc sức khoẻ cho cán bộ công nhân viên trong công ty.

-Phòng kế hoạch thị trường: Có nhiệm vụ điều tiết các công việc sản xuất của công ty nói chung và các nhà máy nói riêng.

Đặc điểm về cơ cấu sản xuất của công ty

6.1 Kiểu cơ cấu sản xuất

Kiểu cơ cấu sản xuất đang được áp dụng tại Công ty Dệt may Hà Nội là:

Công ty Xí nghiệp Ngành Nơi làm việc

Bộ phận sản xuất của công ty được chia thành 9 nhà máy gồm 5 nhà máy may( may 1, may 2, may 3, may thời trang,may Đông Mỹ), 1 nhà máy sợi, 3 nhà máy dệt ( 1 nhà máy dệt nhuộm, 1 nhà máy dệt Denim, nhà máy dệt Hà Đông).

Trong mỗi nhà máy gồm nhiều ngành.( trên thực tế công ty gọi là các tổ) Ví dụ trong nhà máy may gồm ngành cắt, ngành may, ngành là, … trong mỗi ngành tuỳ thuộc quy mô cụ thể lại chia thành các tổ như trong ngành may có 4 tổ may

Trong mỗi ngành (tổ) gồm nhiều nơi làm việc Tuỳ thuộc tính chất công việc mà nơi làm việc có thể do một người hoặc nhiều người sử dụng máy móc thiết bị Ví dụ trong ngành cắt mỗi nơi làm việc thường có từ 2-3 người điều khiển một máy cắt nhưng trong ngành may mỗi công nhân có thể điều khiển nhiều máy may khác nhau.

6.2 Loại hình sản xuất cuả công ty

Loại hình sản xuất là đặc tính tổ chức kỹ thuật tổng hợp nhất của sản xuất được quy định bởi trình độ chuyên môn hoá của nơi làm việc, số chủng loại và tính ổn định của đối tượng chế biến nơi làm việc Loại hình sản xuất của Công ty Dệt May Hà Nội là sản xuất với khối lượng lớn.Mỗi nơi làm việc thực hiện một bước công việc nhất định hoặc chế tạo một loại chi tiết nhất định Với loại hình sản xuất như trên ảnh hưởng đến việc lựa chọn phương thức phối hợp các bước công việc Với loại hình sản xuất này thì phương thức phù hợp nhất là phương thức song song hoặc phương thức hỗn hợp

6.3 Phương pháp tổ chức quá trình sản xuất

Có nhiều phương pháp tổ chức quá trình sản xuất khác nhau Mỗi phương pháp phải thích ứng với những đặc điểm về trình độ tổ chức và kỹ thuật với từng loại hình sản xuất của doanh nghiệp Đối với công ty nói riêng và các doanh nghiệp khác trong ngành may nói chung thì phương pháp tổ chức sản xuất phù hợp và đang được áp dụng phổ biến là phương pháp tổ chức sản xuất theo dây chuyền liên tục Theo phương pháp này thì quy trình công nghệ được chia thành nhiều bước công việc theo một trình độ hợp lý đảm bảo chu kỳ sản xuất ngắn nhất Phòng kỹ thuật của công ty sẽ đảm nhận việc xây dựng quy trình công nghệ cũng như thiết kế dây chuyền sản xuất cụ thể cho từng quy trình Đặc điểm nổi bật của phương pháp sản xuất dây chuyền là tính liên tục Việc bố trí mặt bằng dây chuyền của công ty phải đảm bảo vận chuyển đối tượng lao động theo một đường thẳng Với phương pháp sản xuất như trên đòi hỏi trong tổ chức quá trình sản xuất phải bố trí các bước công việc tại các nơi làm việc sao cho thời gian đối tượng lao động dừng tại mỗi nơi làm việc không chênh lệch nhau nhiều đảm bảo tính liên tục của phương pháp này.

6.4 Các bộ phận sản xuất

6.4.1 Bộ phận sản xuất chính

Bộ phận sản xuất chính là bộ phận trực tiếp chế tạo ra sản phẩm chính. Theo quan niệm này thì bộ phận sản xuất chính của Công ty gồm 5 nhà máy may( may 1, may 2, may 3, may thời trang, may Đông Mỹ), 1 nhà máy sợi, 3 nhà máy dệt (1nhà máy dệt nhuộm, 1 nhà máy dệt Denim, nhà máy dệt Hà Đông)

Các nhà máy may chịu trách nhiệm sản xuất các sản phẩm may mặc.Việc sản xuất tại từng nhà máy diễn ra độc lập nhau Các nhà máy chỉ có quan hệ với nhau khi cần có sự di chuyển máy móc thiết bị giữa các nhà máy để đáp ứng yêu cầu của sản xuất và điều chuyển kế hoạch sản xuất

Như vậy có thể nói năng lực sản xuất hiện nay của các nhà máy sản xuất chính đã đáp ứng về cơ bản yêu cầu về số lượng cũng như chất lượng các đơn hàng Đặc biệt trong vài năm trở lại đây, hiếm khi người công nhân lại rơi vào tình trạng không có có việc để làm Tuy nhiên trong thời gian tới công ty vẫn cần phải đầu tư nhiều hơn nữa trong việc mở rộng diện tích mặt bằng nhà xưởng, hiện đại hoá các máy móc thiết bị để nâng cao hơn nữa khả năng sản xuất của bộ phận sản xuất chính bởi nhu cầu cho sản phẩm may mặc ngày càng nhiều và yêu cầu đối với chất lượng của sản phẩm ngày càng cao đặc biệt khi Việt Nam chuẩn bị gia nhập WTO

6.4.2 Bộ phận sản xuất phụ

Bộ phận sản xuất phụ là bộ phận tận dụng phế liệu, phế phẩm của sản xuất chính để tạo ra những loại sản phẩm phụ ngoài danh mục sản phẩm thiết kế

Tại công ty sau quá trình thực hiện những đơn hàng chính thường tiết kiệm được một lượng nguyên, phụ liệu nhất định Như tại các nhà máy may thường tận dụng được vải đầu tấm, vải tiết kiệm được từ các đơn hàng của khách hàng, chỉ, túi PE, thùng catton thừa Tại các nhà máy sợi tận dụng được bông phế Những nguyên, phụ liệu này được sử dụng để sản xuất các sản phẩm phụ bán tại thị trường trong nước như: khăn tay trẻ em, quần áo trẻ em, gối, mũ, tất, găng tay …

Kế hoạch sản xuất những sản phẩm này thường không ổn định tuỳ thuộc vào nguyên, phụ liệu tiết kiệm,phế phẩm thuộc loại nào mà công ty sẽ có kế hoạch tận dụng phù hợp Vì vậy công ty không duy trì bộ phận chuyên sản xuất sản phẩm phụ mà những bộ phận này được bố trí xen kẽ bộ phận sản xuất chính

So với những sản phẩm chính, những sản phẩm phụ chiếm tỷ lệ nhỏ cả về số lượng và doanh thu song việc sản xuất những sản phẩm này góp phần tạo công ăn việc làm cho công nhân vào những tháng không phải là mùa vụ, tiết kiệm, giảm chi phí, tăng doanh thu cũng như đa dạng hoá sản phẩm của công ty

6.4.3 Bộ phận phục vụ sản xuất

Bộ phận phục vụ sản xuất là bộ phận được tổ chức ra nhằm đảm bảo việc cung ứng, bảo quản, cấp phát vận chuyển nguyên vật liệu, nhiên liệu, thành phẩm và dụng cụ lao động.

Bộ phận phục vụ sản xuất của Công ty Dệt may Hà Nội gồm hệ thống kho và đội xe

-Kho thành phẩm gồm : Kho sợi, Kho xuất khẩu1, kho xuất khẩu 2, Kho tiêu thụ nội địa

-Kho nguyên vật liệu gồm: Kho vải, Kho hoá chất thuốc nhuộm, kho phụ liệu, kho phế liệu.

Tất cả các kho của công ty đều được bố trí ở tầng 1 tạo điều kiện thuận lợi cho việc vận chuyển Tuy nhiên do công ty nằm trong nội thành nên diện tích mặt bằng hạn hẹp, công ty không thể xây dựng nhiều nhà kho

Vận chuyển nội bộ trong các nhà máy của công ty có hệ thống xe tay đẩy do các nhà máy tự quản lý, còn vận chuyển trong nội bộ công ty và giữa công ty với bên ngoài thì có đội xe tải do phòng kế hoạch thì trường quản lý. Ngoài ra, những khi cần vận chuyển thêm công ty có thể thuê xe ngoài vừa đảm bảo sản xuất kinh doanh mà vẫn tiết kiệm chi phí.

6.4.4 Bộ phận sản xuất phù trợ

Tình hình sản xuất và kinh doanh của công ty trong những năm gần đây

Trong những năm gần đây, cùng với sự quan tâm của Tổng công ty dệt may Việt Nam , sự năng động của lãnh đạo công ty trong việc tìm kiếm bạn hàng, sự đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng, cải tiến sản xuất, …kết quả sản xuất kinh doanh cuả công ty ngày càng tăng lên Cụ thể tình hình sản xuất kinh doanh của công ty được thể hiện cụ thể qua bảng

Bảng 7 : Tình hình thực hiện các chỉ tiêu tổng hợp Năm 2003, 2004, 2005

Các chỉ tiêu ĐVT Năm

05/04 Giá trị SXCN Trđ 807415 946419 956425 117.2% 101.1% Tổng doanh thu ,, 865258 970953 1351693 112.2% 139.2% Kim ngạch XK US

(Nguồn : Phòng kế hoạch thị trường)

Nhìn vào bảng ta thấy: Giá trị SXCN , doanh thu, lợi nhuận, nộp ngân sách và kim ngạch xuất khẩu không ngừng tăng lên qua các năm Giá trị

SXCN năm 2004 tăng 17.2% so với năm 2003 và năm 2005 tăng nhẹ 1.1% so với năm 2004 Doanh thu năm 2004 tăng 12.2% so với năm 2003 và năm

2005 tăng 39.2% so với năm 2004 Lợi nhuận năm 2004 tăng 15.9% so với năm 2003 và năm 2005 tăng mạnh 72.5 % so với năm 2004 Nộp ngân sách năm 2004 tăng 12.9% so với năm 2003 và năm 2005 tăng mạnh 41.8% so với năm 2004 Kim ngạch nhập khẩu năm 2004 tăng mạnh 51.5% so với năm

2003 và năm 2005 tăng 11.2% so với năm 2004 Kim ngạch nhập khẩu năm

2004 giảm 6.6% so với năm 2003 do có sự cạnh tranh mạnh của các đối thủ và năm 2005 tăng đáng kể 34.7% so với năm 2004

Sản lượng sản phẩm sản xuất qua các năm cũng không ngừng tăng lên. Sợi đơn các loại tăng đáng kể năm 2004 tăng 10.4% so với năm 2003 và năm

2005 tăng 7.9%so với năm 2004 Vải dệt kim và sản phẩm khăn tăng mạnh (năm 2004 vải dệt kim tăng 6.5%, khăn tăng 27.8%, năm 2005 vải dệt kim tăng 21.3%, khăn tăng 13.1%) Sản phẩm may Denim tăng nhẹ ( 0.8% năm

2004 và 2.1% năm 2005) Sản phẩm dệt kim năm 2004 có giảm so với năm

2003 nhưng đến năm 2005 lại tăng lên đáng kể 12.9% Vải Denim năm 2004 tăng mạnh nhưng năm 2005 lại giảm đáng kể 24.2%.

Bảng 8: Tình hình sản xuất một số sản phẩm chính năm 2003,2004,2005

Các chỉ tiêu ĐVT Năm

05/04 Sợi đơn các loại Tấn 16477 18190 19630 110.4% 107.9%

(Nguồn: Phòng kế hoạch thị trường)

Như vậy ta thấy tình hình sản xuất kinh doanh của công ty trong 3 năm gần đây là rất khả quan, công ty có điều kiện để mở rộng sản xuất đáp ứng rỗng rãi hơn nhu cầu của khách hàng.

P Giám đốc kỹ thuật P Giám đốc kế hoạch

Tổ nghiệp vụ Tổ kỹ thuật Tổ mẫu Tổ chất lượng Tổ bảo toàn Tổ phục vụ Tổ cắt Tổ may Tổ hoàn thành Tổ đóng kiện

PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG TỔ CHỨC SẢN XUẤT TẠI NHÀ MÁY MAY 3

Cơ cấu tổ chức nhà máy may 3

Nhà máy may 3 là một trong 5 nhà máy may trực thuộc công ty, được thành lập ngày 1 tháng 11 năm 2001 với chức năng chuyên sản xuất các sản phẩm dệt thoi xuất khẩu và nội địa Tuy là một nhà máy mới nhưng sau 5 năm hoạt động nhà máy liên tục phát triển và trưởng thành cùng với sự lớn mạnh của công ty

Cơ cấu tổ chức của nhà máy may 3 như sau: đứng đầu nhà máy là giám đốc, dưới giám đốc có 2 phó giám đốc : 1 phó giám đốc kỹ thuật và 1 phó giám đốc kế hoạch điều hành hoạt động của 10 tổ

Hình 3: Cơ cấu tổ chức của nhà máy May 3

Như vậy, bộ phận sản xuất chính trong nhà máy gồm: tổ cắt, tổ may, tổ hoàn thành, tổ đóng kiện.

Bộ phận sản xuất phù trợ là tổ bảo toàn

Bộ phận phục vụ sản xuất là tổ phục vụ và tổ chất lượng

May chi tiết Là chi tíêt May lắp ráp

May chi tiết Là chi tiết May lắp ráp

Sản phẩm hoàn thành sau may

Trải NL Cắt phá Cắt gọt Viết số phối kiện

2.TỔ CHỨC SẢN XUẤT VỀ KHÔNG GIAN

2.1 Bố trí các bộ phận sản xuất

Hình 4 : Bố trí các bộ phận sản xuất của nhà máy May 3

Các bộ phận sản xuất chính trong nhà máy may 3 gồm: Bộ phận cắt, bộ phận may bộ phận hoàn thiện, bộ phận đóng kiện

Bộ phận cắt: Thực hiện việc giác sơ đồ, trải vải, cắt phôi theo kế hoạch, yêu cầu của phiếu công nghệ , mẫu do tổ kỹ thuật cung cấp Cụ thể công việc này như sau:

Bộ phận may : Gồm 4 tổ may tương ứng với 4 dây chuyền sản xuất.Mỗi dây chuyền có khoảng 63 công nhân Các công nhân thực hiện quy trình may các sản phẩm theo yêu cầu phiếu công nghệ, theo hướng dẫn kỹ thuật của kỹ thuật chuyền nhà máy.

Bộ phận hoàn thiện : Chịu trách nhiệm hoàn thịên, kiểm tra đến bao gói sản phẩm.

Bộ phận đóng kiện: Chịu trách nhiệm đóng thùng carton cho tất cả các đơn hàng nội địa và xuất khẩu đảm bảo đúng quy cách kỹ thuật

Các bộ phận sản xuất được tổ chức theo hình thức hỗn hợp, giữa các bộ phận (ngành ) vừa được bố trí theo hình thức đối tượng vừa được bố trí theo hình thức công nghệ Bộ phận cắt, bộ phận may, hoàn thành, là bao gói, đóng kiện được bố trí theo hình thức công nghệ, tên của ngành được gọi theo phương pháp công nghệ Nhưng trong bộ phận may, các tổ lại được bố trí theo hình thức đối tượng ( sản phẩm được tạo ra hoàn chỉnh khi sản xuất ở tổ)

Bố trí các bộ phận sản xuất trên các phần diện tích cụ thể như trong Hình 8 Nhìn chung bố trí các bộ phận sản xuất của nhà máy như vậy là tương đối hợp lý, các bộ phận sản xuất và phục vụ sản xuất được bố trí gần nhau đảm bảo cho sản xuất được diễn ra đều đặn Do diện tích nhà máy có hạn nên không thể bố trí kho nguyên liệu và kho thành phẩm nhưng bên trong các bộ phận cắt, may, đóng kiện, hoàn thành đều có các kệ để nguyên vật liệu, bán thành phẩm và thành phẩm Ngoài ra bộ phận cắt sử dụng nhiều nguyên vật liệu được bố trí gần cửa ra vào thuận tiện cho việc vận chuyển nguyên vật liệu Tuy nhiên bộ phận đóng kiện và bộ phận hoàn thành bố trí chưa được hợp lý Quy trình may bắt đầu từ bộ phận cắt đến bộ phận may rồi đến bộ phận hoàn thành và cuối cùng là bộ phận đóng kiện do đó bộ phận đóng kiện phải bố trí sau bộ phận hoàn thành đồng thời bố trí gần cửa ra vào để thuận tiện cho việc vận chuyển thành phẩm

2.2 Bố trí máy móc thiết bị trong các bộ phận

Nhà máy may 3 có 4 tổ may, mỗi tổ có 5 dãy máy móc Máy móc thiết bị trong tổ 1 trước khi sản xuất mã hàng 0904-QE723VCT được bố trí

Hình 5: Bố trí máy móc thiết bị trong tổ 1 nhà may May 3

B kiểm phôi Băng chuyền Lối đi

MB chỉ tết MB 1 kim Máy xén Đáp túi Máy xén

Tra cạp MB 2 kim Máy bằng MB 2 kim May đỉa

Nẹp áo 2K Máy xén MB 2 kim MB 1 kim MB 1kim

MB1kim MB 1 kim MB 2 kim MB 1 kim MB 1kim

Máy xén Máy xén MB 1 kim MB 2 kim Máy xén

MB 2 kim MB 2 kim Máy bằng Máy xén Máy xén

MB 1 kim MB 1 kim Máy bằng Cuốn Máy bằng

Chỉ tết MB 1 kim Máy xén Bàn là Di bọ

Di bọ MB 1 kim MB 2 kim MB 1 kim Máy bằng

Thùa khuyết Cuốn MB 2 kim MB 1 kim MB 2 kim

Cuốn Cuốn MB 1 kim MB 2 kim MB 2 kim

Cuốn MB 1 kim Máy xén MB 2 kim MB 1kim

Thùa khuyết MB 2 kim MB 1 kim MB 1 kim MB 1 kim

May gấu Đính cúc MB 1 kim Máy gấu MB 1 kim

Di bọ Thùa khuyết Tra cạp Bàn KTCL BànKTCL

Với cách bố trí như trên ta thấy có những ưu điểm và nhược điểm sau:

+Với cách bố trí trên nhà máy có thể linh hoạt trong thay đổi cách bố trí cho phù hợp với yêu cầu của sản xuất Tuỳ theo từng mã hàng yêu cầu những máy móc chuyên dùng nào thì kỹ thuật chuyền và kỹ thuật thiết bị có thể điều chỉnh cho phù hợp

+Cơ cấu máy móc thiết bị như vậy là tương đối hợp lý, đảm bảo đủ máy móc chuyên dùng cho sản xuất

+ Khoảng cách giữa các máy đạt tiêu chuẩn (1m) do đó thuận lợi cho công nhân khi di chuyển khỏi vị trí làm việc của mình, thuận tiện cho việc sữa chữa, bảo dưỡng máy móc thiết bị.

+Với cách bố trí 5 dãy như trên có thể nói là rộng và dài, tốn nhiều diện tích, đường đi của sản phẩm vì thế sẽ dài ảnh hưởng đến chu kỳ sản xuất, đồng thời cũng gây khó khăn cho người tổ trưởng trong việc quản lý công nhân và cần nhiều công nhân phục vụ

+ Công tác phục vụ nơi làm việc chưa tốt: Mỗi công nhân thường phải tự chuyển đối tượng lao động từ nơi làm việc khác đến nơi làm việc của mình (nếu các nơi làm việc gần nhau) hoặc tổ trưởng, tổ phó sẽ chịu trách nhiệm thực hiện nhiệm vụ này nếu các nơi làm việc xa nhau Với cách vận chuyển đối tượng lao động như vậy sẽ làm kéo dài thời gian gián đoạn, làm giảm năng suất.

+ Đối với mã hàng trên thì không cần quá nhiều máy móc chuyên dùng như trên do đó cách bố trí như vậy sẽ làm đường đi của sản phẩm dài dẫn đến chu kỳ sản xuất dài.

Tổ chức trang bị phục vụ nơi làm việc

3.1 Tổ chức phục vụ vật liệu

Do sự hạn chế về mặt bằng, nên nhà máy May 3 chỉ có kho phụ liệu mà không có kho vật liệu và thành phẩm

Kho phụ liệu của nhà máy là kho để các phụ liệu của công đoạn may và hoàn thành như : nhãn, mác, chỉ, cúc, túi bao gói, mex thêu, mex may… Khi có kế hoạch triển khai mã hàng thủ kho sẽ đi nhận phụ liệu may từ kho phụ liệu của công ty về kho phụ liệu nhà máy Căn cứ vào biểu theo dõi nhận vật tư phụ liệu cung cấp giao cho bộ phận đếm đủ số lượng cụ thể từng chủng loại vào biểu tổng hợp kiểm tra vật tư Sau khi kiểm tra lô nào đạt chất lượng mới làm thủ tục nhập kho.

Toàn bộ vật liệu dùng cho sản xuất của nhà máy đều được để tại kho chung của Công ty Vật liệu (vải) mới mua về trước khi vào nhập kho sẽ được kiểm tra chất lượng đầu vào bằng mắt thường và bằng các các máy kiểm tra vải Sau đó cán bộ quản lý kho sẽ đánh số theo từng mã hàng, phân loại chúng và sắp xếp riêng theo từng chủng loại vật liệu để tạo điều kiện dễ dàng cho quản lý, bảo quản Điều kiện bảo quản tại các kho nói chung khá tốt giúp cho sản phẩm không bị hỏng hay mất vệ sinh Công ty theo dõi việc xuất nhập vật liệu qua các thẻ kho như sau:

CÔNG TY DỆT MAY HÀ NỘI Mẫu số1/KBQ

Tên hàng:………… Mã hiệu:………. Đơn vị tính:……… Đơn vị tính phụ:…….

Giá đơn vị:……… (Giá hạch toán):…….

Số chứng từ Diễn giải Nhập Xuất Tồn

 Công tác tổ chức cấp phát:

Cấp phát vật liệu là hình thức vận chuyển vật liệu từ kho đến các bộ phận sản xuất Cấp phát vật liệu một cách chính xác kịp thời sẽ tạo điều kiện

Quý1 Quý2 Quý3 Quý4 Định mức dự trữ cao nhất Định mức dự trữ thấp nhất thuận lợi để tận dụng triệt để công suất máy móc thiết bị và thời gian lao động của công nhân

 Việc cấp phát tại công ty được tiến hành như sau:

Phòng kế hoạch thị trường sẽ căn cứ vào kế hoạch sản xuất phát lệnh sản xuất và nhu cầu đặt vật tư của các đơn vị yêu cầu các kho phải cấp phát vật liệu, phụ liệu theo đúng chủng loại số lượng cho các nhà máy Tuy nhiên lượng vật liệu, phụ liệu cho một nhà máy tại một thời điểm nhất định lại tuỳ thuộc vào diện tích chứa vật liệu, phụ liệu còn trống trong từng nhà máy cụ thể Việc cấp phát vật liệu, phụ liệu cho các nhà máy có thể tiến hành hàng tháng ( trong trường hợp đơn hàng lớn diện tích kho tại mỗi xí nghiệp không đủ để lưu trữ vật liệu cho cả đơn hàng ) hoặc cấp phát một lần cho các nhà máy trong trường hợp đơn hàng nhỏ.

 Việc cấp phát tại nhà máy được tiến hành như sau:

Thủ kho căn cứ vào hạn mức cấp vật liệu, phụ liệu của mã hàng do cán bộ kế hoạch vật liệu, phụ liệu cấp và căn cứ vào kế hoạch phân cho các tổ may của kế hoạch điều độ mà tiến hành cấp phát vật liệu, phụ liệu cho các tổ may

Khi cấp phát thủ kho sẽ phải tiến hành ghi phiếu xuất kho theo mẫu sau:

Bộ phận sử dụng :………. Đối tượng sử dụng :………

Quy cách vật tư Đơnvị tính

Mã vật tư Số lượng Đơn giá

3.2 Bảo quản máy móc thiết bị

Bảo dưỡng, sửa chữa thường xuyên với máy móc thiết bị có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với hoạt động sản xuất của công ty Máy móc được bảo dưỡng, sửa chữa thường xuyên sẽ kéo dài thời gian sử dụng, hoạt động trơn tru, giảm tiếng ồn, tăng năng suất lao động và nâng cao chất lượng sản phẩm.

Công tác lập kế hoạch sửa chữa do Kỹ thuật thiết bị lập, nhà máy duyệt báo cáo Tổng giám đốc, việc bảo dưỡng, lịch xích thiết bị của nhà máy do tổ Bảo toàn tiến hành (tổ gồm 7 người) Máy móc thiết bị của nhà máy được bảo dưỡng định kỳ 3 tháng một lần theo các hạng mục đã được quy định Ngoài ra, khi cần sữa chữa đột xuất các cán bộ của tổ bảo toàn sẽ tiến hành sữa chữa Trước khi thực hiện các mã hàng mới, tổ lại tiến hành chuẩn bị kỹ lưỡng các máy móc chuyên dùng nên luôn đảm bảo sản xuất được kịp thời.

Tổ chức sản xuất về thời gian

Thiết kế dây chuyền sản xuất mã hàng 0904-QE723VCT của nhà máy may 3 như sau:

Bảng 9: Các bước công việc trong quy trình sản xuất mã hàng 0904-QE723VCT

STT Bước công việc Thời gian

1 Trải vải cắt quần, đánh số phối kiện 70 1

2 Kiểm phôi, đánh số đầu cuối bó 70 1

3 Đánh số tách thân thêu 30 1

4 Là thành phẩm túi trước 80 1

5 Là thành phẩm túi sau 75 1

Sang dấu vị trí ghim trên chun 15

8 Sang dấu cạp, sườn, sửa đầu moi 60 1

9 Tháo chỉ sửa đầu cạp 40 1

May lộn đỡ khoá đường may 15

10 Vắt sổ đỡ khoá, đáp moi, cạnh dưới đáp túi 40 1

11 May dây viền vào miệng túi với đáp túi 45 1

12 Mí diễu miệng túi trước 2 đường 30 1

13 Dán túi trước vào thân trước, ghim cạnh túi 105 2

14 May dây Passant, cắt dây PTP 25 1

15 Cắt mác cỡ, mác giặt, ghim mác cỡ, mác giặt vào TT 40

16 May khoá vào đáp, may đáp vào TT, may mí cạnh moi

17 Đặt mẫu diễu moi 2 đường 0.64cm 45 1

18 May ghim khoá vào đỡ, may đỡ vào TT, chắp đũng 75 1

May xén đề cúp vào thân trước 30

20 May mí diễu đũng trước 2 đường (cỡ 8+10) 30

Mí diễu đề cúp đè thân 2 đường 30 1

22 May mí diễu đũng trước 2 đường 0.64cm 35

May mí diễu đũng sau 2 đường 0.64cm 35 1

23 May miệng túi sau kẹp dây viền 65 1

24 Dán túi sau 2 đường 0.64cm 100 2

26 Gập may gấu quần 2 lần bằng nhau 1 đường 100 2

28 Ghim chun vào BTP cạp sau 40

Can quây chun giao nhau 1cm 30 1

30 May chần chun cạp sau 1 đường 30 1

34 May chần chun 2 đường cự ly 3/8 TP cạp 45 1

35 Ghim chặn hoàn chỉnh dây Passant TP 80 1

Di bọ miệng túi trước, miệng túi sau 50

Dập cúc đầu cạp, cách đầu cạp 1cm 25 1

41 Là hoàn tất sản phẩm, cài cúc cạp 60 1

Gấp bao gói sản phẩm 35

(Nguồn : Tổ kỹ thuật ) Phương thức phối hợp các bước công việc trong quá trình thực hiện mã hàng trên là song song Theo phương thức này mỗi chi tiết sau khi được chế biến ở bước công việc thứ nhất được chuyển ngay sang bước công việc thứ 2, sau bước công việc thứ 2 lại chuyển sang bước công việc thứ 3…

Với 10 sản phẩm trong 1 đợt chế biến thì thời gian quá trình công nghệ sản xuất mã hàng trên là:

Tổ chức sản xuất theo phương thức song song này là thời gian quá trình công nghệ ngắn hơn cả và thích hợp với loại hình sản xuất khối lượng lớn và hàng loạt Tuy nhiên khi thời gian của các bước công việc có sự chênh lệch đáng kể thì phương thức này có nhược điểm xuất hiện thời gian ngừng sản xuất

Cách phối hợp các bước công việc của nhà máy như trên là chưa hợp lý vì để tổ chức sản xuất theo phương pháp dây chuyền được liên tục điều kiện cần thiết là chia quá trình công nghệ thành những bước công việc theo một trình tự hợp lý nhất với một quan hệ tỷ lệ chặt chẽ về thời gian sản xuất.

Tỷ lệ ấy có thể là 1 (bằng nhau) họăc một số nguyên nào đó (quan hệ bội số).

Thời gian của các bước công vịêc của mã hàng này có sự chênh lệch đáng kể do đó cần phải sắp xếp lại các bước công vịêc sao cho hợp lý và tìm phương thức phối hợp các bước công việc sao cho hiệu quả nhất.

Các nhân tố ảnh hưởng đến tổ chức sản xuất tại Nhà máy May 3

Từ lâu may mặc đã trở thành một nhu cầu thiết yếu của con người. Cùng với sự phát triển của kinh tế xã hội, đời sống của con người ngày được cải thiện, xu hướng tiêu dùng chuyển từ ăn no mặc ấm sang ăn ngon mặc đẹp, do đó yêu cầu đối với các sản phẩm may mặc ngày càng cao Các sản phẩm may mặc không chỉ đóng vai trò quan trọng ở giá trị sử dụng đích thực mà nó còn có vai trò rất quan trọng là giá trị thẩm mỹ.Hay nói cách khác là yếu tố vật chất và phi vật chất cùng tồn tại trong sản phẩm, thậm chí người ta còn rất coi trọng yếu tố phi vật chất trong sản phẩm.Toàn bộ sản phẩm của nhà máy may 3 là sản phẩm may vải dệt thoi (vải bò) nên phần lớn phục vụ cho đối tượng thanh niên mà đây là đối tượng rất coi trọng tính thời trang của sản phẩm Điều này đòi hỏi nhà máy phải luôn luôn có sự cải tiến, hoàn thiện sản xuất ở mức độ ngày càng cao để tăng chất lượng và tính thời trang của sản phẩm Trong tổ chức quá trình sản xuất đòi hỏi phải lựa chọn công nhân có tay nghề cao, sử dụng máy móc thiết bị chuyên dùng, hiện đại tiên tiến nhất, độ chính xác cao nhất.

Sản phẩm may mặc cũng mang tính thời vụ phụ thuộc nhiều vào điều kịên tự nhiên,khí hậu, phong tục tập quán, thói quen của từng vùng thị trường,từng đối tượng khách hàng.Chính do đặc điểm của sản phẩm may mặc như vậy yêu cầu tổ chức quá trình sản xuất phải làm sao nhanh chóng, hiệu quả đảm bảo tính thời vụ, cần trang bị máy móc hiện đại với độ tinh xảo cao, cần đào tạo công nhân lành nghề để có thể sản xuất ra những sản phẩm đáp ứng

Tình hình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm cũng ảnh hưởng tới công tác tổ chức sản xuất thông qua ảnh hưởng tới nguồn vốn được huy động cho hoàn thiện tổ chức sản xuất ở giai đoạn sau như ảnh hưởng tới công tác đổi mới, bổ sung máy móc thiết bị, thay đổi dây chuyền công nghệ, ảnh hưởng tới đầu tư trang thiết bị phục vụ nơi làm việc Nếu doanh thu tiêu thụ sản phẩm ngày càng cao thì lợi nhuận của doanh nghiệp cũng tăng nhờ đó quỹ để sử dụng cho công tác hoàn thiện tổ chức sản xuất cũng tăng, nhà máy có cơ hội biến các giải pháp hoàn thiện tổ chức sản xuất thành hiện thực.

Bảng 10: Doanh thu tiêu thụ sản phẩm của nhà máy từ 2003 đến KH năm2006 Đơn vị tính: triệu đồng Chỉ tiêu Năm

Nhìn vào bảng trên ta thấy doanh thu của nhà máy không ngừng tăng lên qua các năm : năm 2004 tăng 19.41% so với năm 2003, năm 2005 tăng 30.97% so với năm 2004, KH năm 2006 tăng 25.57% so với năm 2005 Đây là tín hiệu khả quan về triển vọng kinh doanh của nhà máy trong tương lai. Với tình hình hiện nay nhà máy có cơ hội để đầu tư đổi mới và đầu tư thêm máy móc thiết bị để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng về sản phẩm dệt thoi.

Chủng loại đặc điểm kết cấu và chất lượng sản phẩm cũng ảnh hưởng đến tổ chức sản xuất của doanh nghiệp Nếu chủng loại sản phẩm ít thì cơ cấu sản xuất của doanh nghiệp sẽ đơn giản Đặc điểm của kết cấu sản phẩm như số lượng chi tiết, tính phức tạp của kỹ thuật sản xuất, trình độ chính xác của các chi tiết đều có ảnh hưởng đến cơ cấu sản xuất Đối với nhà máy mỗi khi nhận sản xuất một mã hàng mới đều phải tiến hành bố trí sắp xếp lại máy móc thiết bị cho phù hợp với sản xuất.

5.1.2 Đặc điểm về công nghệ sản xuất sản phẩm

Sự phát triển của tiến bộ khoa học kỹ thuật làm công nghệ sản xuất các sản phẩm may mặc có nhiều thay đổi đáng kể Thay vì sử dụng lao động thủ công là chính, ngày nay ngành may được cơ giới hoá Nhờ có tiến bộ khoa học công nghệ mà ngày càng có nhiều công nghệ mới, máy móc, thiết bị, vật liệu mới Vì vậy để có phương án tổ chức sản xuất hợp lý, mỗi doanh nghiệp cần phải biết và xác định cho mình nên mua công nghệ nào, thiết bị, máy móc, vật liệu nào cho phù hợp

Như vậy, tiến bộ khoa học kỹ thuật, quy trình công nghệ sản xuất và tổ chức sản xuất trong doanh nghiệp tuy là hai vấn đề nhưng giữa chúng lại có mối quan hệ chặt chẽ với nhau thúc đẩy nhau cùng phát triển.

Quy trình công nghệ sản xuất các sản phẩm may mà Nhà máy may 3 hiện đang áp dụng là một công nghệ phổ bíên, hợp lý trong ngành may.

Các tổ may triển khai sản xuất một mã hàng theo quy trình công nghệ như sau:

KHSX+PCN+Mẫu may Phôi +Phụ liệu

Kiểm tra, phân loại phôi cắt

Bố trí trên dây chuyền

May theo PCN ở các hướng dẫn may, kiểm tra công đoạn

Kiểm tra chất lượng sau may

Là bao gói, kiểm tra Đóng gói

Hình 6: Quy trình công nghệ may của nhà máy May 3

Bước 1: Chuẩn bị sản xuất

Tổ trưởng tổ kỹ thuật nhận kế hoạch sản xuất từ nhà máy, sau đó sẽ chuẩn bị các điều kiện và triển khai thực hiện kế hoạch sản xuất theo đúng tiến độ nhà máy đã vạch ra

Tổ phó kỹ thuật sẽ đi nhận phiếu công nghệ từ kỹ thuật chuyền của nhà máy, sau đó sẽ nghiên cứu phiếu công nghệ và hướng dẫn may cho công nhân theo phiếu công nghệ.

Tổ phó kế hoạch nhận kế hoạch từ tổ trưởng, chuẩn bị kiểm tra sự đồng bộ về nguyên phụ liệu của từng mã hàng, báo cho tổ trưởng triển khai sản xuất Nhận phụ liệu từ kho phụ liệu hoặc từ tổ phục vụ chuyển lên, kiểm tra chất lượng và ký sổ trước khi đưa vào sản xuất.

Bước 2: Kiểm tra, phân loại phôi cắt Đây là khâu đầu tiên trước khi đưa vào sản xuất, nó rất quan trọng vớiquy trình sản xuất trong chuyền may,nếu không được chuẩn bị chu đáo, đúng yêu cầu kỹ thuật sẽ gây nên ách tắc trong sản xuất và ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng sản phẩm Vì vậy người công nhân kiểm phôi phải có trình độ tay nghề cao, có kinh nghiệm và hiểu biết toàn diện về ngành may. Người kiểm phôi căn cứ vào kế hoạch mã, cỡ, màu được phân cho tổ để nhận phôi cho tổ rồi tiến hành kiểm đếm số lượng trên biển các bó hàng nếu có sai lệch thì trả lại cho công nhân vận chuyển phôi, nếu đúng thì ký xác nhận vào phiếu xuất phôi.

Bước 3: Chuẩn bị cho may

Sau khi phôi được kiểm tra xong các chi tiết cần ép mex sẽ được chuyển đến cho công nhân ép mex Người công nhân ép mex có nhiệm vụ sử dụng đúng quy trình vận hành và các thao tác trên máy ép, các chi tiết qua máy ép mex đều phải được sự hướng dẫn của kỹ thuật may mẫu hoặc kỹ thuật chuyền, phân biệt và đối chiếu các mẫu ép mex trước khi ép Công nhân là nhiệt có nhiệm vụ là đúng yêu cầu công nghệ may các chi tiết do kỹ thuật hướng dẫn ( là gập nẹp, là túi), sử dụng đúng các loại dưỡng, là đúng nhiệt độ cho phép.

Bước 4: Tổ chức sản xuất theo dây chuyền

Thông thường, việc dải chuyền được bắt đầu từ công đoạn kiểm phôi rồi đến ép mex, sang dấu vị trí các điểm cần thiết trên bán thành phẩm, là bẻ các chi tiết rồi được chuyển đến cho các công nhân may Thường thì dây chuyền sản xuất đựơc bố trí theo kiểu dây chuyền nước chảy và vị trí các máy cuả từng công đoạn kế tiếp sẽ được bố trí sát nhau để công việc được tiến hành trôi chảy, nhưng đó chỉ là áp dụng với sản xuất ít mã hàng Trên thực tế, dải chuyền theo kỉêu dây chuyền nước chảy là không phù hợp Do đó, sẽ dải chuyền theo từng cụm riêng, và các máy sẽ được bố trí khác so với kiểu dải chuyền nước chảy để phù hợp tiến độ sản xuất của các mã khác nhau.

Kỹ thuật chuyền theo dõi giám sát định mức sản phẩm của từng công nhân trong mỗi công đoạn theo bảng định mức lao động quy chuẩn của công nhân ngành may do Nhà máy quy định

Bước 5: May theo phiếu công nghệ

Trước khi tiến hành may, công nhân may phải kiểm tra thiết bị, VSCN máy móc, chuẩn bị kéo,nhíp, dưỡng may, thước đo,…,kiểm tra mật độ mũi chỉ theo quy định với từng máy Sau đó kiểm tra lại màu chỉ, màu vải, phụ liệu may so với phiếu công nghệ và đọc kỹ biển bó hàng xem mình sẽ sản xuất cỡ gì, màu gì, bó hàng có bao nhiêu sản phẩm

Đánh gía công tác tổ chức tại nhà máy may 3

6.1 Những kết quả đạt được

Kể từ khi áp dụng hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001: 2000 nhà máy đã đạt được nhiều kết quả tích cực :

+ Tỷ lệ sai hỏng trên chuyền giảm xuống còn 2%

+ Việc vận chuyển vật liệu cho quá trình sản xuất đảm bảo kịp thời cho sản xuất.

+ Công tác phục vụ về máy móc thiết bị tốt đảm bảo cho sản xuất được diễn ra liên tục.

+Nhà máy đã tận dụng triệt để diện tích mặt bằng để sản xuất

+Sản lượng sản phẩm sản xuất không ngừng tăng lên:

Bảng 13: Tình hình sản xuất qua 3 năm của nhà máy may 3

Chỉ tiêu ĐVT 2003 2004 2005 So sánh

2 DT nhập kho Trđ 33530 34864 35795 103.9% 102.6% (Nguồn : Nhà máy may 3)

Bố trí mặt bằng các bộ phận chưa hợp lý: bộ phận đóng kiện thực hiện công đoạn cuối cùng trong quá trình sản xuất lại được bố trí sau bộ phận may và trước bộ phận hoàn thành.

Bố trí máy móc thiết bị chưa hợp lý : nhiều dãy, dãy dày, khoảng cách giữa các máy không đảm bảo gây khó khăn cho quản lý và cho công nhân sản xuất đồng thời khó khăn cho việc sửa chữa và di chuyển máy móc , đường di chuyển của sản phẩm dài nên thời gian sản xuất dài.

Phương thức phối hợp các bước công việc chưa phù hợp làm thời gian quá trình công nghệ dài.

Việc phân chia các bước công việc cho từng nơi làm việc chưa hợp lý dẫn đến thời gian chờ đợi giữa các nơi làm việc dài.

Những nguyên nhân chủ yếu ảnh hưởng đến tổ chức sản xuất của nhà máy may 3 như sau :

Do đặc thù là nhà máy mới thành lập (5 năm) nên đại đa số công nhân mới tuyển, ngoài ra công nhân may thường có độ ổn định trong công việc không cao (vào, ra thường xuyên) nên trình độ tay nghề của công nhân của nhà máy chưa cao Trình độ tay nghề của một số công nhân còn yếu, công nhân có tay nghề cao chưa nhiều: công nhân bậc 1 và bậc 2 là chủ yếu ( Khoảng 25% và 47%), công nhân bậc 5 và bậc 6 ít( trên 2%)

Diện tích mặt bằng sản xuất hạn chế gây khó khăn cho việc bố trí chuyền may Công nhân may còn phải di chuyển bán thành phẩm từ công đoạn này cho các công nhân may ở công đoạn khác nên làm tăng thời gian sản xuất Ngoài ra, nhà máy không có diện tích để bố trí riêng kho chứa vật liệu do vậy phải tận dụng phần diện tích của gian cắt để dự trữ và chuẩn bị vật liệu trước khi đưa vào sản xuất.

Do các sản phẩm dệt may mang tính chất mùa vụ nên có những thời điểm các đơn hàng nhiều, công nhân phải làm thêm giờ nhiều dẫn đến mệt mỏi, căng thẳng do đó năng suất làm việc không cao đồng thời chi phí sản xuất của nhà máy cũng cao do tiền bồi dưỡng và tiền lương trả cho công nhân tăng ( lương trả cho thời gian làm thêm với ngày thường là 1.5 với ngày lễ là 3) Ngược lại, vào những lúc không có đơn hàng, công nhân phải nghỉ việc mà phần lớn công nhân của nhà máy là lao động từ nông thôn, phải thuê nhà trọ nên đời sống rất khó khăn, tâm lý không ổn định do đó khó cống hiến lâu dài cho công ty.

Số lượng mã hàng nhà máy sản xuất nhiều, ít lặp lại do đó việc tính toán định mức kinh tế kỹ thuật nhiều khi chưa đảm bảo tính tiên tiến và hiện thực Thời gian triển khai sản xuất các mã hàng dệt thoi thường rất dài, phụ thuộc rất nhiều vào khách hàng do đó nhiều khi nhà máy không chủ động được trong triển khai tổ chức sản xuẩt.

Sự phối hợp giữa Phòng kế hoạch thì trường, Phòng xuất nhập khẩu và nhà máy nhiều khi chưa ăn khớp nên có lúc dẫn đến tình trạng non tải không tận dụng hết khả năng làm việc của công nhân và năng suất của máy móc thiết bị, có lúc dẫn đến tình trạng quá tải làm giảm năng suất của công nhân và tăng chi phí của nhà máy.

Mặc dù nhà máy rất chú trọng vịêc thực hiện nghiêm kỷ luật lao động nhưng vẫn còn tình trạng công nhân nói chuyện riêng trong giờ làm tăng thời gian gián đoạn sản xuất, tình trạng đi muộn, quẹt thẻ hộ, vi phạm các quy định an toàn lao động vẫn còn tồn tại.

BIỆN PHÁP HOÀN THIỆN TỔ CHỨC SẢN XUẤT TẠI NHÀ MÁY MAY 3

Biện pháp hoàn thiện tổ chức sản xuất tại nhà máy may 3

2.1 Áp dụng phương thức hỗn hợp trong phối hợp các bước công việc

Phương thức phối hợp các bước công việc có ảnh hưởng đến chu kỳ sản xuất Chu kỳ sản xuất ngắn hay dài một phần tuỳ thuộc vào việc một lúc trên tất cả các nơi làm việc hoặc được chế biến xong cả loạt ở nơi làm việc này rồi mới đến nơi làm việc khác.Trong thực tiễn thông thường có 3 phương thức phối hợp các bước công việc phổ biến sau:

Các nghiên cứu cho thấy rằng với loại hình sản xuất hàng loạt như ngành may thì phương thức hỗn hợp là tối ưu hơn cả mặc dù thười gian quá trình công nghệ theo phương thức này dài hơn so với phương thức song song nhưng áp dụng phương thức này lại có ưu điểm là : loại trừ được trường hợp máy móc thiết bị, công nhân phải tạm ngừng sản xuất chờ đợi đối tượng lao động nhờ đó mà tận dụng được thời gian chưa sản xuất loại chi tiết này để sản xuất loại chi tiết khác.

 Cơ sở thực tiễn : Đối với nhà máy may 3 việc áp dụng phương thức hỗn hợp là cần thiết xuất phát từ thực tế phương thức phối hợp các bước công việc mà nhà máy đang áp dụng là phương thức song song nên thời gian chờ đợi trong sản xuất là lớn, chưa tận dụng năng suất của công nhân và máy móc thiết bị

 Phương thức tiến hành : Áp dụng phương thức hỗn hợp trong điều kiện về thứ tự bước công việc, thời gian thực hiện mỗi bước công việc tại mỗi nơi làm việc là không đổi Áp dụng phương thức này, khi chuyển đối tượng lao động từ bước công việc trứơc sang bước công việc sau mà thời gian bằng nhau hoặc thời gian bước công việc trước ngắn hơn bước công việc sau thì chuyển từng cái 1 ( tức là theo phương thức song song) Trái lại, khi thời gian bước công việc trước dài hơn bước công việc sau thì theo cả đợt( tức là theo phương thức tuần tự )

Thời gian quá trình công nghệ theo phương thức này là

∑ t dn : Tổng thời gian bước công việc dài hơn

∑ t nh : Tổng thời gian bước công việc ngắn hơn BCV được coi là dài hơn khi nó nằm giữa hai bước công việc có thời gian chế biến ngắn hơn BCV được coi là ngắn hơn khi nó nằm giữa hai bước công việc có thời gian chế biến dài hơn Nếu trước hoặc sau nó không có bước công việc nào cả thì coi như bằng không Nếu bước công việc nào đó nằm giữa 1 bước công việc lớn hơn hoặc bằng và 1 bước công việc có thời gian ngắn hơn hoặc bằng thì bỏ qua không cần tính đến. Để áp dụng phương thức tuần tự này ta cần chia các bước công vịêc có thời gian thực hiện lớn thành những bước công vịêc nhỏ, bố trí sắp xếp lại các bước công việc tại các nơi làm việc, ghép các bước công việc trong cùng một nơi làm việc thành một bước công việc lớn hơn Cụ thể đối với việc sản xuất mã hàng trên ta phân chia các bước công việc tại các nơi làm việc như sau:

Bảng 17: Phương án mới trong phân chia bước công việc

STT Bước công việc Thời gian

1 Trải vải cắt quần,đánh số phối kiện 70 1

2 Kiểm phôi, đánh số đầu cuối bó 70 1

3 Đánh số tách thân thêu 70 1

Sang dấu cạp, sườn, sửa đâù moi

Sang dấu vị trí ghim trên chun

9 Vắt sổ :đỡ khóa, đáp moi, cạnh dưới đáp túi 70 1

10 May dây viền vào miệng túi với đáp túi 70 1

May dây passant, cắt dây BTP

11 Mí diêũ miệng túi trước 2 đường

12 Dán túi trước vào thân trước 70 1

13 Cắt mác cỡ, mác giặt, ghim mác cỡ mác giặt vào TT

14 May khoá vào đáp, may đáp vào TT, may mí cạnh moi 70 1

15 Đặt mẫu diễu moi 2 đường 0.64cm 75 1

May mí diễu đũng trước 2 đường

16 May ghim khoá vào đỡ, may đỡ vào TT, chắp đũng 75 1

17 May chắp đũng trước May xén đề cúp vào TS 65 1

19 May mí diễu đũng trước 2 đường 0.64cm

May mí diễu đũng sau 2 đường 0.64cm

20 May miệng túi sau kẹp dây viền 65 1

21 Mí diễu đề cúp đè thân 2 đường 65 1

24 Gập may gấu quần 2 lần = nhau 1 đường 100 2

26 Ghim chun vào BTP cạp sau

Can quay chun giao nhau 1cm

28 May chần chun cạp sau 1 đường 75 1

May chần chun 2 đường cự ly 3/8 TP cạp

30 May lại mũi đường chần cạp 60 1

31 May vắt sổ chập chun vào cạp 65 1

32 Ghim chặn hoàn chỉnh dây Passant 80 1

Di bọ miệng túi trước, miệng túi sau

Dập cúc đầu cạp, cách đầu cạp 1cm

38 là hoàn tất SP, cài cúc cạp 60 1

39 Bắn HangtagGấp bao gói SP 45 1

Ta có: Số sản phẩm 1 đợt chế bíên là 10

Tổng thời gian các bước công việc là: 2740 (s)

+ áp dụng phương thức tuần tự thì thời gian quá trình công nghệ trong sản xuất mã hàng này là:

+ áp dụng phương thức song song thì thời gian quá trình công nghệ là:

+Áp dụng phương thức hỗn hợp trong phối hợp các bước công vịêc Các bước công việc áp dụng phương thức tuần tự là : 5,7,11,17,20,25,28,30,33,36,38,39 các bước công việc còn lại thì áp dụng phương thức song song

Thời gian quá trình công nghệ thực hiện mã hàng trên là :

So sánh thời gian quá trình công nghệ thực hiện mã hàng trên theo

3 phương pháp ta thấy phương pháp hỗn hợp cho thời gian thực hiện là ngắn nhất

 Hiệu quả của biện pháp :

Như vậy so với phương pháp phối hợp các bước công việc đang được áp dụng tại nhà máy, việc áp dụng phương thức hỗn hợp như trên rõ ràng có hiệu quả hơn vì thời gian quá trình công nghệ ngắn hơn Thời gian quá trình công nghệ ngắn hơn cũng có nghĩa chu kỳ sản xuất ngắn hơn, giảm được thời gian gián đoạn, nhà máy sẽ nâng cao công suất thực tế.

+Hiệu quả của phương pháp này phụ thuộc rất lớn vào trình độ tổ chức, bố trí phối hợp các bước công vịêc của cán bộ tổ kỹ thuật, giám đốc nhà máy, các tổ trưởng Họ phải thực sự có thái độ tích cực trong việc thực hiện biện pháp này đồng thời họ cần phải được đào thêm để không ngừng nâng cao trình độ, tiếp cận phương pháp làm việc mới một cách hiệu quả.

+Nhà máy cần có hệ thống ghi chép chính xác thời gian thực hiện từng bước công việc từ đó mới có thể xác định chính xác bước công việc nào dài hơn, bước công việc nào ngắn hơn từ đó mới đề ra được cách sắp xếp hiệu quả nhất.

2.2 Cân đối, bố trí lại máy móc thiết bị

Bố trí máy móc thiết bị là một nội dung của bố trí các yếu tố sản xuất Máy móc thiết bị được bố trí cân đối hay không ảnh hưởng trực tiếp đến luồng di chuyển của đối tượng lao động, nguyên phụ liệu, bán thành phẩm, lao động trong hệ thống sản xuất.Nó vừa ảnh hưởng đến kết quả hoạt động sản xuất hàng ngày, lại vừa có tác động lâu dài trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Tính cân đối trong bố trí máy móc thiết bị được hiểu là sự cân đối về số lượng, chủng loại máy móc thiết bị, khoảng cách các loại máy móc thiết bị, sự phù hợp với không gian nhà xưởng Bố trí máy móc thiết bị phải đảm bảo các nguyên tắc sau:

-Tính hiệu quả của hoạt động sản xuất

-An toàn cho người lao động

-Thích hợp với đặc điểm thiết kế của sản phẩm

-Đảm bảo thực hiện khối lượng sản phẩm sản xuất

-Đáp ứng những đòi hỏi của công nghệ và phương pháp chế biến

 Cơ sở thực tiễn: Đối với nhà máy may 3 việc bố trí lại máy móc thiết bị là cần thiết vì việc bố trí máy móc thiết bị của nhà máy như đã phân tích ở trên là chưa hợp lý điều này ảnh hưởng lớn đến hiệu quả sản xuất trong tổ cũng như của nhà máy.

Trước khi tiến hành bố trí máy móc thiết bị của nhà máy thì cần phải bố trí lại mặt bằng sản xuất của nhà máy Bố trí mặt bằng sản xuất nhà máy may 3, như đã phân tích ở trên có sự bất hợp lý giữa bộ phận đóng kiện và bộ phận hoàn thành Do đó cần phải bố trí lại mặt bằng sản xuất để đảm bảo cho quá trình sản xuất được được diễn ra liên tục Cụ thể là bộ phận hoàn thành phải được bố trí sau bộ phận may, bộ phận đóng kiện bố trí sau bộ phận hoàn thành và gần cửa ra vào để tiện cho quá trình sản xuất và vận chuyển như cách bố trí trong Hình 9

Ta thiết kế lại sơ đồ bố trí máy móc thiết bị của tổ may 1 nhà máy may 3 như sau:

Hình 7: Bố trí lại máy móc thiết bị trong tổ 1 nhà máy May 3

Bàn sang dấu Bàn để phôi

Bàn để phôi Bàn sang dấu

B Kiểm phôi B kiểm phôi Là Là

MB 1 kim MB 1 kim MB 1 kim MB 1 kim

Máy xén 1kim MB 2 kim MB 2 kim Máy xén2 kim

MB 2 kim MB 2 kim MB 1 kim MB 1 kim

MB 1 kim May gấu Tra cạp Máy xén 1kim

MB 1 kim MB 1 kim Chần chun MB 1 kim

May dây Di bọ Di bọ MB 1 kim

Khi thiết kế phải xác định rõ phần diện tích dành cho bố trí máy móc thiết bị và phần diện tích dành cho lối đi sao cho hợp lý Với mã hàng trên thì phương án bố trí máy móc thiết bị là : bố trí thành 4 dãy máy đồng thời giảm bớt số lượng máy móc trong từng dãy nhằm tiết kiệm diện tích để sử dụng vào mục đích khác cho hiệu quả hơn, tăng phần diện tích giữa các máy móc thiết bị tạo điều kiện thuận lợi cho việc đi lại, sữa chữa. Độ dài mỗi dãy giảm xuống giúp cho cán bộ quản lý thuận tiện hơn trong quản lý, đôn đốc công nhân làm việc, đường di chuyển của sản phẩm cũng ngắn lại làm giảm thời gian hao phí sản xuất Trong mỗi dãy có 8 máy, các máy được bố trí theo hình thức công nghệ, khoảng cách giữa các máy trong cùng 1 dãy phải đảm bảo 1m.

 Hiệu quả của biện pháp:

Với cách bố trí lại máy móc thiết bị như trên sẽ tạo thuận lợi cho công nhân khi cần di chuyển khỏi vị trí làm việc, thuận tiện cho việc sửa chữa, di chuyển máy móc thiết bị, việc kiểm tra, quản lý cuả tổ trưởng đồng thời cũng tiết kiệm được phần diện tích nhà xưởng để dùng vào mục đích khác.

 Điều kiện thực hiện : Để thực hiện biện pháp trên có hiệu quả đòi hỏi phải đảm bảo những điều kiện sau: Đối với mỗi mã hàng cụ thể các cán bộ kỹ thuật cần nghiên cứu cách thiết kế máy móc trên dây chuyền như thế nào cho hợp lý Để làm tốt công tác này các bộ kỹ thuật cần phải được trang bị đầy đủ kiến thức về sản xuất theo dây chuyền, luôn cập nhật những tư duy , phương pháp bố trí tiên tiến hiện đại đem lại hiệu quả sản xuất cao.

2.3 Tăng cường công tác phục vụ nơi làm việc về máy móc thiết bị và nguyên vật liệu

Ngày đăng: 24/07/2023, 08:36

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w