Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật thâm canh lạc tại huyện quảng uyên tỉnh cao bằng

81 672 2
Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật thâm canh lạc tại huyện quảng uyên tỉnh cao bằng

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Rất Rất Hay!

1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Cây lạc (Arachis hypogaea L.) là cây công nghiệp ngắn ngày, cây thực phẩm, cây lấy dầu có giá trị kinh tế cao, có khả năng cải tạo đất tốt. Cây lạc chiếm vị trí hàng đầu trong các cây có hạt lấy dầu và chiếm một vị trí quan trọng trong nền kinh tế nông nghiệp, không chỉ do được gieo trồng trên diện tích lớn ở nhiều quốc gia mà còn vì lạc được sử dụng rộng rãi để làm thực phẩm và nguyên liệu cho công nghiệp. Một giá trị vô cùng quan trọng của cây lạc về mặt sinh học là có khả năng cố định đạm khi cộng sinh với vi khuẩn (Rhizobium) Chính vì vậy, cây lạc không đòi hỏi bón nhiều phân đạm, trồng ở đất nghèo dinh dưỡng vẫn có thể cho năng suất, đồng thời cải tạo đất tốt. Ở Việt Nam sản xuất lạc được phân bố trên tất cả các vùng sinh thái nông nghiệp của nước ta, diện tích lạc chiếm khoảng 28% tổng diện tích gieo trồng các cây công nghiệp hàng năm (Nguyễn Thị Chinh, 2005) [7] và có xu hướng tăng trong giai đoạn từ 2001 - 2011. Theo số liệu thống kê năm 2012 diện tích lạc toàn quốc là (223.700 ha) sản lượng (465.900 tấn), năng suất trung bình (20,8 tạ/ha). Tổng cục thống kê năm 2010 [25], lạc có ý nghĩa lớn trong xuất khẩu và sản xuất dầu ăn, hiện nay chúng ta vẫn còn phải nhập. Hơn nữa, cây lạc lại thích ứng tốt với vùng đất nhiệt đới bán khô hạn như ở Việt Nam nơi mà khí hậu biến động và canh tác gặp nhiều khó khăn. Trong những năm gần đây, nhờ sự chuyển dịch theo hướng nền kinh tế thị trường, sản xuất nông nghiệp của nước ta đã thu được những thành tựu đáng kể. Đối với cây lạc, các nhà khoa học đã và đang tập trung nghiên cứu, khảo nghiệm tìm ra những bộ giống thích hợp nhất cho từng vùng lãnh thổ. Sản xuất lạc Việt Nam đang tiếp cận dần đối với tiến bộ khoa học trên thế giới, góp phần đẩy mạnh sản xuất, tăng năng suất và sản lượng lạc, dần đáp ứng được nhu cầu về lạc cho tiêu dùng và công nghiệp chế biến trong nước và xuất khẩu. Hiện nay cây lạc đã được trồng nhiều phổ biến ở các tỉnh như là vùng đồng bằng 2 sông Hồng, các tỉnh Vĩnh Phúc, Hà Nội, Quảng Ninh, Hải Dương, Hưng Yên, Thái Bình, Hà Nam sản xuất lạc ở những tỉnh này đang phát triển theo hướng hàng hóa, mang lại hiệu quả kinh tế cao. Quảng Uyênmột huyện miền núi của tỉnh Cao Bằng, nơi có điều kiện khí hậu và đất đai rất thuận lợi cho cây lạc sinh trưởng và phát triển, trong đó cây lạcmột loại cây trồng có vai trò rất quan trọng trong công thức luân canh tăng vụ, cho hiệu quả kinh tế cao và tăng thu nhập trên đơn vị diện tích. Đặc biệt nó phát huy hiệu quả cao trong luân canh với cây ngô, góp phần cải tạo đất, nâng cao năng suất cây trồng. Người dân ở đây trồng ngô và một vụ trồng các cây trồng khác như: lạc, hoặc khoai lang… Trong đó, cây lạc vẫn được người dân sử dụng nhiều nhất do đặc tính phù hợp với chất đất, mức đầu tư thấp, nhưng cho thu nhập cao hơn các cây trồng khác. Tuy nhiên, người dân vẫn sử dụng các giống cũ và canh tác theo phương thức truyền thống. Năng suất cây lạc rất thấp, chủ yếu để phục vụ nhu cầu tiêu dùng của gia đình, tự cung tự cấp. Sản xuất manh mún và hiệu quả kinh tế thấp. Từ thực tế đó, việc nghiên cứu tính thích ứng và khả năng cho năng suất cao của các giống lạc và các biện pháp kỹ thuật canh tác phù hợp với điều kiện địa phương là rất thiết thực vì vậy chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật thâm canh lạc tại huyện Quảng Uyên tỉnh Cao Bằng” 2. Mục đích, yêu cầu của đề tài 2.1. Mục đích Xác định giống và biện pháp kỹ thuật phù hợp như (mật độ, thời vụ và liều lượng phân bón) nhằm nâng cao năng suất và chất lượng lạc vụ hè thu tại huyện Quảng Uyên tỉnh Cao Bằng. 2.2.Yêu cầu - Nghiên cứu một số giống lạc để lựa chọn ra giống có năng suất cao, phù hợp với vùng đất rẫy, góp phần bổ sung vào cơ cấu giống lạc của huyện Quảng Uyên tỉnh Cao Bằng. 3 - Nghiên cứu xác định tổ hợp phân bón vô cơ, (N,P,K) và mật độ, thời vụ trồng thích hợp đối với sự sinh trưởng, phát triển và năng suất lạc giống L14 trên đất rẫy của huyện Quảng Uyên tỉnh Cao Bằng. 3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 3.1.Ý nghĩa khoa học - Đề tài góp phần bổ xung cơ sở lý luận cho việc phát triển các giống lạc mới vụ hè thu ở tỉnh miền núi phía bắc Việt Nam. Qua trên kết quả nghiên cứu về khả năng sinh trưởng, phát triển và năng suất của một số giống lạc mới vụ hè thu trên đất rẫy. - Xác định được một giống lạc có năng suất cao, chất lượng hạt tốt và một số biện pháp kỹ thuật phù hợp với điều kiện sản xuất lạc trên đất rẫy của huyện Quảng Uyên tỉnh Cao Bằng. 3.2 .Ý nghĩa thực tiễn Thông qua kết quả đề tài, khuyến cáo cho người nông dân trong vùng sử dụng giống lạc mới, áp dụng một số biện pháp kỹ thuật phù hợp như mật độ, thời vụ, liều lượng phân bón (N,P,K) cho cây lạc, để góp phần nâng cao năng suất, sản lượng và hiệu quả sản xuất lạc trên đất rẫy ở huyện Quảng Uyên tỉnh Cao Bằng. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đề tài được nghiên cứu trong vụ hè thu năm 2012 và vụ hè thu năm 2013 tại huyện Quảng Uyên tỉnh Cao Bằng. - Vật liệu nghiên cứu một số giống lạc do viện nghiên cứu nông nghiệp cung cấp. - Mật độ, thời vụ và lượng phân bón cho lạc trong thí nghiệm sử dụng quy phạm khảo nghiệm giống cây trồng QCVN 01-57 : 2011/BNNPTNT do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành năm 2011 làm cơ sở khoa học để thực hiện. 4 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Cơ sở khoa học của đề tài Cây lạc được trồng ở hầu khắp các tỉnh thành trong cả nước, để nâng cao năng suất, tăng hiệu quả kinh tế cho người trồng lạc được đặt lên hàng đầu. Mặc dù có thể trồng được ở nhiều vùng sinh thái khác nhau, song điều kiện sinh thái phù hợp với cây lạc sẽ cho năng suất cao. Theo nghiên cứu của nhiều nhà khoa học và kinh nghiệm trồng trọt cho thấy, lạc không yêu cầu khắt khe về độ phì của đất. Do đặc điểm sinh lý của lạc, đất trồng lạc phải đảm bảo cao ráo, thoát nước nhanh khi có mưa to. Thành phần cơ giới của đất trồng lạc tốt nhất là loại đất thịt nhẹ, cát pha, để đất luôn tơi, xốp và có độ pH từ 5,5 - 7 nhằm thoả mãn 4 yêu cầu của cây lạc: - Rễ phát triển mạnh cả về chiều sâu và chiều ngang. - Đủ ôxy cho vi sinh vật nốt sần hoạt động cố định đạm. - Tia quả đâm xuống đất dễ dàng. - Dễ thu hoạch Nhiệt độ là yếu tố ngoại cảnh chủ yếu có ảnh hưởng đến thời gian sinh trưởng của lạc. Nhiệt độ trung bình thích hợp cho suốt đời sống cây lạc là khoảng 25 – 30 0 C và thay đổi theo giai đoạn sinh trưởng của cây. Nhiệt độ trung bình thích hợp cho thời kỳ nảy mầm 25 – 30 0 C, thời kỳ sinh trưởng dinh dưỡng 20 - 30 0 C, thời kỳ ra hoa 24 – 33 0 C, thời kỳ chín 25 – 280 0 C. Tích ôn hữu hiệu của lạc 2.600 - 4.800 0 C thay đổi tuỳ theo giống. Nước là yếu tố ngoại cảnh có ảnh hưởng lớn nhất đến năng suất lạc. Tuy lạc được coi là cây trồng chịu hạn, song thực ra lạc chỉ chịu hạn ở một giai đoạn nhất định. Độ ẩm đất trong suốt thời gian sinh trưởng của lạc yêu cầu khoảng 70 - 80% độ ẩm giới hạn đồng ruộng. Yêu cầu này có cao hơn một chút ở thời kỳ ra hoa, kết quả (80 - 85%) và giảm ở thời kỳ chín của hạt. 5 Tổng nhu cầu về nước trong suốt thời gian sinh trưởng của cây lạc từ khi mọc đến thu hoạch (không kể thời kỳ nảy mầm) là 450 – 700 mm. Lạc là cây ngắn ngày song phản ứng với quang chu kỳ của lạc là rất yếu và đối với nhiều trường hợp là phản ứng trung tính với quang chu kỳ. Số giờ nắng/ngày có ảnh hưởng rõ rệt tới sự sinh trưởng và phát dục của lạc. Quá trình nở hoa thuận lợi khi số giờ nắng đạt khoảng 200 giờ/tháng. Để thâm canh tăng năng suất cây lạc, cũng như thâm canh bất kỳ một loại cây trồng nào khác, người ta phải áp dụng một hệ thống biện pháp kỹ thuật, trong đó có những biện pháp tác động lên đất, có những biện pháp nhằm chủ yếu vào cây lạc, có những biện pháp nhằm vào những loài sinh vật khác trong hệ sinh thái đồng ruộng…nhằm tạo ra điều kiện thuận lợi nhất cho cây lạc phát triển và tạo ra năng suất hạt lạc cao nhất. Hệ thống các biện pháp kỹ thuật thâm canh tăng năng xuất lạc bao gồm: - Gieo trồng các giống lạc tốt. - Chọn đất thích hợp, làm đất kỹ. - Gieo đúng thời vụ, đúng kỹ thuật. - Bón phân đầy đủ, cân đối, hợp lý. - Chăm sóc chu đáo kịp thời. - Thu hoạch đúng thời vụ, kỹ thuật, bảo quản lạc tốt. - Phòng trừ sâu, bệnh, cỏ dại đúng kỹ thuật. - Thực hiện luân canh, xen canh, tăng vụ có cơ sở khoa học và thực tế. Điều đầu tiên cần lưu ý là tính hệ thống của các biện pháp. Trong một hệ thống hợp lý, các biện pháp riêng rẽ ngoài việc phát huy các tác động tích cực của mình, còn cần tạo ra sự cộng hưởng, sự hỗ trợ trong việc phát huy hiệu quả các biện pháp khác. Khi áp dụng một biện pháp nào đó không thích hợp, chẳng những không phát huy được hiệu quả của biện pháp đó mà còn làm giảm tác dụng có ích của các biện pháp khác. Vì vậy, hệ thống biện pháp thâm canh cần được áp dụng một cách đồng bộ và liên hoàn. 6 Việc áp dụng hệ thống các biện pháp thâm canh cần cơ động và linh hoạt. Không có bất kỳ một công thức có sẵn nào có thể đúng và phát huy được mọi tác dụng ở bất cứ điều kiện sản xuất cụ thể nào. Các điều kiện cụ thể của sản xuất vô cùng phong phú và đa dạng. Vậy không nên áp dụng hệ thống các biện pháp thâm canh một cách cứng nhắc, máy móc, dập khuôn, nhưng cũng không nên tự do tuỳ tiện. Tiềm năng thâm canh cây lạc ở nước ta còn nhiều. Khi nông dân dành cho cây lạc sự chú ý thích đáng, sự quan tâm chăm sóc cần thiết và áp dụng một cách sáng tạo các biện pháp thâm canh, chắc chắn năng suất lạc sẽ tăng cao. Những tiến bộ khoa học công nghệ (KHCN) để phát triển nông nghiệp hàng hóa đa dạng, đáp ứng nhu cầu lạc cho công nghiệp chế biến và nhu cầu tiêu dùng của nhân dân. Vì vậy, cần mở rộng các vùng trồng lạc chuyên canh trong cả nước. Mục tiêu của đề tài này là đánh giá khả năng thích ứng của một số giống lạc năng suất cao và các biện pháp kỹ thuật tăng năng suất, nhằm chuyển dịch cơ cấu cây trồng có giá trị trên vùng đất nương rẫy, phù hợp với điều kiện của nông dân và vùng sinh thái, thay thế giống cây trồng hiện có chưa đáp ứng được nhu cầu thực tiễn. Khi đưa giống mới và các biện pháp kỹ thuật trồng trọt mới vào sản xuất, người ta quan tâm đến hiệu quả kinh tế của nó và việc nó có phù hợp với điều kiện sản xuất của người dân địa phương hay không. Đó cũng chính là cơ sở để thực hiện đề tài này. 1.2. Tầm quan trọng và vị trí của cây lạc 1.2.1. Giá trị cây lạc trong hệ thống trồng trọt Cây lạc thuộc họ đậu, bộ rễ có vi khuẩn nốt sần (Rhizobium) sống cộng sinh, có khả năng cố định nitơ phân tử ở ngoài không khí để cung cấp dinh dưỡng cho cây. Nhờ khả năng đặc biệt này mà trồng lạc không cần bón nhiều đạm như các loại cây trồng khác nhưng vẫn đảm bảo năng suất, đồng thời còn cung cấp trở lại cho đất một lượng đạm đáng kể. 7 Lạc là cây trồng được sử dụng nhiều trong các công thức luân canh trồng trọt, việc luân canh cây họ đậu với cây trồng khác đã góp phần cải thiện chế độ dinh dưỡng khoáng với các loại cây trồng, có khả năng làm giảm mức độ sói mòn của đất, nâng cao độ phì của đất đặc biệt trong mùa mưa [14]. Theo kết quả nghiên cứu cơ cấu cây trồng tại Trung Quốc, đặc biệt là việc thử nghiệm công thức luân canh các cây trồng cạn đã rút ra được những kết luận có ý nghĩa khoa học và thực tiễn là: đưa các cây họ đậu vào luân canh với ngô, sắn giúp cải thiện tính chất lý, hoá của đất một cách rõ rệt, làm thay đổi pH của đất, tăng hàm lượng chất hữu cơ, cải tạo thành phần cơ giới, tăng lượng lân, kali dễ tiêu trong đất. Ngô Đức Dương (1984) [12] khi nghiên cứu cơ cấu cây trồng ở các vùng chuyên canh lạc phía Bắc nước ta đã kết luận: Cây lạc luân canh tốt nhất với cây trồng họ hoà thảo đặc biệt là với lúa nước, ở thời điểm một năm sau khi luân canh với cây lúa chế độ dinh dưỡng đất được cải thiện rõ rệt, pH đất tăng, lượng chất hữu cơ tăng, hàm lượng đạm tổng số và hàm lượng lân dễ tiêu trong đất đều tăng. Theo tác giả Lê Văn Diễn và cộng sự (1991) [13] khi so sánh hiệu quả kinh tế của các công thức luân canh trên các chân đất khác nhau ở một số vùng chuyên canh lạc vùng đồng bằng Bắc Bộ đã chỉ ra rằng: ở tất cả các công thức luân canhlạc Xuân đều cho tổng thu nhập, lãi thuần và hiệu quả đồng vốn đầu tư cao hơn so với các công thức luân canh khác trên cùng một loại đất. Đồng thời, khi so sánh hiệu quả kinh tế của một số cây trồng chính ở vụ Xuân như: lúa, lạc, đậu tương, ngô, các tác giả cũng ghi nhận việc trồng lạc trong vụ Xuân cho thu nhập thuần cao hơn so với trồng các cây trồng khác. Từ đó có thể thấy, lạc là cây trồng mang lại hiệu quả kinh tế cao, đặc biệt là với các công thức luân canh nền lúa và trồng lạc trong vụ xuân cho hiệu quả kinh tế cao hơn so với các cây trồng khác cùng thời vụ. 8 1.3. Tình hình sản xuất, tiêu thụ lạc trên thế giới và trong nước 1.3.1. Tình hình sản xuất và tiêu thụ lạc trên thế giới. Cây lạcmột cây lấy dầu có giá trị kinh tế cao và chiếm một vị trí quan trọng trong nền kinh tế thế giới. Cây lạc mặc dù có nguồn gốc từ Nam Mỹ nhưng hiện nay được phân bố rộng trong phạm vi từ 40 0 vĩ Bắc đến 40 0 vĩ Nam. Hiện nay, cây lạc được trồng ở hơn 100 nước và là cây trồng đứng thứ 2 sau cây đậu tương về diện tích trồng cũng như sản lượng trên thế giới. Bảng 2.1 . Diện tích, năng suất và sản lượng lạc của một số nước trên thế giới Tên nước Diện tích (triệu/ha) Năng suất (tấn/ha) Sản lượng (triệu tấn) 2009 2010 2011 2009 2010 2011 2009 2010 2011 Thế Giới 23,93 25,30 21,78 1,52 1,66 1,77 36,45 41,89 38,61 Ấn Độ 5,47 5,94 4,19 1.00 1,39 1,65 5,42 8,26 6,93 Trung Quốc 4,40 4,55 4,67 3,36 3,45 3,45 14,76 15,70 16,11 Nigeria 2,64 2,79 2,34 1,12 1,36 1,26 2,98 3,79 2,96 Senegal 1,05 1,19 0,86 0,97 1,07 0,60 1,03 1,28 0,52 Châu Mỹ 0,98 1,01 0,99 2,95 3,09 3,06 2,90 3,13 3,04 Indonesia 0,62 0,62 0,54 1,25 1,25 1,28 0,77 0,78 0,70 Việt Nam 0,24 0,23 0,22 2,08 2,10 2,08 0,51 0,49 0,46 Nguồn: Faostat, http://faostat.fao.org [38] Qua bảng 2.1 cho thấy: Diện tích trồng lạc của các nước trên trên thế giới đều có xu hướng giảm dần. Chỉ riêng Trung Quốc là nước có diện tích trồng lạc tăng liên tục năm 2011 tăng (0,27 triệu ha) so với năm 2009. Ấn Độ có diện tích trồng lạc năm 2011 chiếm (4,19 triệu ha) giảm (1,28 triệu ha) so với 2009. Nigeria diện tích tăng năm 2009 và 2010 tuy nhiên tốc độ tăng chậm, nhưng đến năm 2011 lại giảm (0,3triệu ha) so với 2009. Senegal diện tích năm 2011 (0,86 triệu ha) giảm so với 2010 (0,33 triệu ha) và (0,19 triệu ha) so với năm 2009. Với Châu Mỹ có diện tích trồng lạc nhỏ, năm 2009 (0,98 triệu ha) năm 2010 có sự tăng diện tích (0,02 triệu ha) so với năm 2011. Indonesia là nước có diện tích trồng lạc giảm liên tục qua các năm từ 2009 đến 2011 tính đến năm 2011 đã giảm (0,08 triệu ha) so với 2009. Điều đó chứng tỏ cây lạc không được 9 chú trọng đầu tư mở rộng diện tích ở đây. Ở Việt Nam diện tích cây lạc cũng giảm liên tục, năm 2009 diện tích chiếm 1,0% tổng diện tích trồng lạc thế giới. Đến năm 2010 diện tích lại giảm (0,01 triệu ha) so với năm 2009. Năm 2011 lúc này diện tích của Việt Nam chiếm 1,01% tổng diện tích trồng lạc thế giới. Giai đoạn từ 2009 - 2011, năng suất lạc thế giới hầu như không tăng, chỉ diao động từ (1,52 tấn/ha đến 1,77 tấn/ha). Chứng tỏ trong giai đoạn gần đây không có biến động nào lớn trong sản xuất làm thay đổi năng suất. Các nước có năng suất lạc tăng đó là: Ấn Độ, Indonesia. Trong đó năng suất tăng nhiều nhất là Ấn Độ năm 2011 tăng (0,65 tấn/ha) so với năm 2009. Các nước có năng suất tăng, giảm không ổn định là: Nigeria, Senegal, Châu Mỹ. Trong đó Nigeria năm 2011 giảm (0,1 tấn/ha) so với năm 2010. Về Senegal năm 2011 giảm (0,37 tấn/ha) so với năm 2009. Còn Châu Mỹ năng suất lạc năm 2011 cũng giảm (0,11 tấn/ha) so với năm 2009. Ở các nước này, sản xuất lạc sớm được đầu tư cho nghiên cứu, ứng dụng và sớm có những thành công vượt trội. Tuy nhiên, giai đoạn này đang bị chững lại. Ở Việt Nam năng suất giai đoạn này tăng giảm không đáng kể, năm 2011giảm (0,02 tấn/ha) so với 2010. Sản lượng lạc thế giới giai đoạn 2011 giảm (3,28 triệu tấn) so với năm 2010 tăng (2,16 triệu tấn) so với năm 2009. Sản lượng giảm không phải do năng suất lạc giảm mà chủ yếu do diện tích trồng lạc giảm. Trung Quốc là nước có sản lượng lạc lớn. Tuy những năm gần đây có xu hướng giảm nhưng vẫn luôn chiếm vị trí đứng đầu thế giới đạt (16,11 triệu tấn) trong năm 2011, trong khi sản lượng lạc của Việt Nam chỉ đạt (0,46 triệu tấn). Tất cả các nước đã thành công trong phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế sản xuất lạc đều rất chú ý đầu tư cho công tác nghiên cứu và ứng dụng các thành tựu khoa học công nghệ vào sản xuất. Rõ ràng rằng, tiềm năng to lớn của cây lạc trong sản xuất chỉ có thể được khơi dậy thông qua việc áp dụng rộng rãi các tiến bộ kỹ thuật trên đồng ruộng. Hiện nay, lạcmột trong những mặt hàng xuất khẩu có giá trị lớn. Trong những thập niên 70, 80 của thế kỷ trước, sản lượng lạc xuất khẩu trên thế 10 giới bình quân chỉ đạt (1,11 - 1,16 triệu tấn/năm) đến năm 1997 - 1998 tăng lên (1,39 triệu tấn) và đến năm 2001 - 2002 đạt (1,58 triệu tấn). Trong đó châu Mỹ và châu Á là 2 khu vực xuất khẩu nhiều nhất chiếm 70% sản lượng lạc xuất khẩu của thế giới. Ở khu vực Đông Nam Á, trong những năm 80 của thế kỷ 20, xuất khẩu lạc hàng năm ở chỉ đạt (0,32 triệu tấn/năm). Trong đó, Việt Nam, Indonesia, Thái Lan, Singapore là các nước xuất khẩu lạc nhiều. Trung Quốc, Mỹ, Achentina, Ấn Độ, Việt Nam là những nước xuất khẩu lạc nhiều trên thế giới. Ngược lại, Hà Lan, Canada, Đức, Nhật, Singapore, Pháp là những nước nhập khẩu lạc nhiều trên thế giới. Từ năm 1991 đến năm 2000, Trung Quốc là nước xuất khẩu lạc nhiều nhất, hàng năm trung bình xuất khẩu gần (78 nghìn tấn), chiếm trên 26,5% tổng sản lượng lạc xuất khẩu của thế giới. Đứng thứ 2 là Mỹ, trung bình hàng năm xuất khẩu (67,3 nghìn tấn), chiếm 22,9% tổng lượng xuất khẩu lạc thế giới. Achentina là nước đứng thứ 3 về xuất khẩu lạc, trung bình hàng năm xuất khẩu (36,2 nghìn tấn), chiếm 12,3% lượng lạc xuất khẩu thế giới. Hà Lan là nước nhập khẩu lạc lớn nhất thế giới từ năm 1991 - 2000, trung bình hàng năm nhập khẩu (39,8 nghìn tấn), chiếm 13,9% tổng lượng lạc nhập khẩu của thế giới. Đứng thứ 2 là Indonesia, bình quân hàng năm nhập khẩu (34,3 nghìn tấn). Từ năm 2000 - 2005, châu Âu là thị trường nhập khẩu lạc lớn nhất thế giới, chiếm 60% tổng lượng nhập khẩu lạc của thế giới với khoảng (460 nghìn tấn) mỗi năm, tiếp theo là thị trường Nhật Bản, nhập khẩu (130 nghìn tấn) lạc mỗi năm [48]. 1.3.2. Tình hình sản xuất và tiêu thụ lạc ở Việt Nam Ở Việt Nam, từ những năm 1980, sản xuất lạc có chiều hướng phát triển ngày càng tăng. Tuy nhiên, do trước đây cây lạc chưa được chú ý nhiều nên năng suất còn thấp. Trong 10 năm từ năm 1981 đến năm 1990, diện tích lạc tăng bình quân (7%/năm), sản lượng tăng (9%/năm). Từ năm 1990 - 1995, sản xuất lạc tăng cả về diện tích và sản lượng, song năng suất còn thấp, chỉ đạt [...]... Nghiên cưu một số giống lạc vụ hè thu tại huyện quảng Uyên tỉnh Cao Bằng - Nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ trồng đến năng suất lạc vụ hè thu huyện Quảng Uyên 29 - Nghiên cứu một số thời vụ trồng lạc L14, vụ hè thu tại huyện Quảng Uyên - Nghiên cứu liều lượng (N,P,K) thích hợp cho vụ hè thu của huyện Quảng Uyên 2.3 Địa điểm và thời gian nghiên cứu - Địa điểm nghiên cứu: các thí nghiệm được thực hiện trên... lạc tăng 14 - 31,5%, khi kết hợp lân với vôi năng suất tăng 64,9%, lân với đạm năng suất tăng 110,5%, nếu bón kết hợp cả lân, đạm, vôi thì năng suất tăng 140,3% so với không bón 28 CHƯƠNG 2 VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 Vật liệu nghiên cứu Thí nghiệm trên 5 giống: 1 Lạc Đỏ Cao Bằng (Đ/c) 2 Lạc L23 3 Lạc TB25 4 Lạc L14 5 Lạc L26 2.2 Nội dung nghiên cứu - Nghiên cưu một số giống lạc. .. các kết quả nghiên cứu trên thế giới cho thấy: Công tác nghiên cứu chọn tạo giống lạc và các biện pháp kỹ thuật canh tác đã được các Quốc gia, các tổ chức và các nhà khoa học trên thế giới quan tâm nghiên cứu một cách hệ thống và đầy đủ Các kết quả nghiên cứu đã được ứng dụng thành công và mang lại hiệu quả sản xuất to lớn tại nhiều nước như Mỹ, Trung Quốc, Ấn Độ Bên cạnh việc nghiên cứu chọn tạo... vụ hè thu năm 2013 tại xã phi hải huyện Quảng Uyên tỉnh Cao Bằng - Thời gian nghiên cứu từ tháng 6/2012 đến tháng 8 năm 2013 2.4 Đặc điểm thời tiết khí hậu và đất đai nơi nghiên cứu 2.4.1 Đặc điểm thời tiết nơi nghiên cứu Qua bảng số liệu 2.6 : Khí hậu trên địa bàn huyện Quảng Uyên Có nhiệt độ trung bình hàng năm 20,80 C, lượng mưa bình quân hàng năm từ (1.452 - 1.805 mm), độ ẩm cao 81% Trong 3 năm... giống có năng suất cao, chất lượng tốt, có tính chống chịu các nhà khoa học còn đầu tư nghiên cứu nhiều về các biện pháp kỹ thuật canh tác gồm: Bón phân khoáng, bón vôi, gieo trồng với mật độ thích hợp 1.4.2 Tình hình nghiên cứu về cây lạc ở Việt Nam 1.4.2.1 Tình hình nghiên cứu về chọn tạo giống ở việt nam Trước kia, do điều kiện kinh tế đất nước còn khó khăn, công tác nghiên cứu, chọn tạo giống... diện tích này còn nhỏ so với một số địa phương khác nhưng nó cũng đánh dấu sự phát triển trong sản xuất lạc của tỉnh Cao Bằng trong 10 năm qua, năng suất lạc của tỉnh đã tăng (7,8 tạ/ha), tuy nhiên, năng suất lạc của Cao Băng còn ở mức thấp Năm 2011 năng suất (13,5 tạ/ha), thấp hơn năng suất bình quân của cả nước (7,3 tạ/ha) Sở dĩ năng suất lạc của tỉnh thấp là do sản xuất lạc chưa được quan tâm đầu... huyện có 6 loại đất: đất phù xa (FL) 216,88 ha, đất xám (X) 7653,34, đất đỏ (F) 291,90 ha, đất nâu (R) 4781,15, đất tích vôi (V) 3025,59 ha, đất sói mòn trơ sỏi đá 12.182,70 ha (phòng địa chính huyện Quảng Uyên) 2.5 Phương pháp nghiên cứu 2.5.1 Phương pháp bố trí thí nghiệm đồ thí nghiệm 1 Dải bảo vệ 1 2 3 4 5 3 4 1 2 5 4 1 2 5 3 Dải bảo vệ 31 NL1 NL2 NL3 *Thí nghiệm 1: Nghiên cứu một số giống lạc. .. pháp khối ngẫu nhiên hoàn chỉnh (RCBD) gồm có 5 công thức tương ứng với 5 giống, 3 lần nhắc lại Công thức 1: Giống lạc đỏ Cao Bằng (Đ/c) Công thức 2: Giống lạc L23 Công thức 3: Giống lạc L14 Công thức 4: Giống lạc TB25 Công thức 5: Giống lạc L26 - Diện tích thí nghiệm là 7,5m2 (1,5m x 5m) - Số ô thí nghiệm 3 x 5 = 15 (ô) - Tổng diện tích thí nghiệm: 112,5 m2 không kể dải bảo vệ * Các biện pháp kỹ thuật. .. cây/m2) đạt năng suất cao nhất [50] 1.4.1.3 Tình hình nghiên cứu về dinh dưỡng và bón phân cho cây lạc trên thế giới a, Tình hình nghiên cứu về dinh dưỡng của cây lạc Hầu hết đất trồng lạc có thành phần cơ giới nhẹ nên nghèo dinh dưỡng, vì vậy sự sinh trưởng của cây lạc phụ thuộc nhiều vào chế độ dinh dưỡng mà cây được cung cấp trong một vụ canh tác Cũng như các loại cây trồng khác, 20 cây lạc cần dưỡng chất... Quốc gia đã chọn tạo được 16 giống lạc, trong đó các giống lạc có năng suất vượt trội là L18, L14; giống có khả năng kháng bệnh héo xanh vi khuẩn năng suất khá MD7, giống chất lượng cao L08, giống chịu hạn L12 hiện đang phát triển mạnh ở các tỉnh Phía Bắc Các giống lạc VD1, VD2 năng suất cao hơn Lỳ địa phương, phù hợp cho các tỉnh phía Nam [24] Một số giống tiến bộ kỹ thuật điển hình đang trồng phổ biến . nghiên cứu đề tài: Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật thâm canh lạc tại huyện Quảng Uyên tỉnh Cao Bằng 2. Mục đích, yêu cầu của đề tài 2.1. Mục đích Xác định giống và biện pháp kỹ thuật. ở huyện Quảng Uyên tỉnh Cao Bằng. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đề tài được nghiên cứu trong vụ hè thu năm 2012 và vụ hè thu năm 2013 tại huyện Quảng Uyên tỉnh Cao Bằng. - Vật liệu nghiên. phân bón) nhằm nâng cao năng suất và chất lượng lạc vụ hè thu tại huyện Quảng Uyên tỉnh Cao Bằng. 2.2.Yêu cầu - Nghiên cứu một số giống lạc để lựa chọn ra giống có năng suất cao, phù hợp với

Ngày đăng: 30/05/2014, 23:32

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan