Khả năng hình thành nốt sần của các giống lạc thí nghiệm

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật thâm canh lạc tại huyện quảng uyên tỉnh cao bằng (Trang 40 - 42)

Quá trình hình thành nốt sần ở rễ lạc do vi khuẩn (Rhizobium) vigna tạo nên khi tiếp xúc với rễ cây lạc trong điều kiện thuận lợi, vi khuẩn nốt sần sản

sinh nhanh làm tăng mật độ tại điểm tiếp xúc, đồng thời tiết ra một số chất làm mềm lớp biểu bì của lơng hút, sau đó xâm nhập vào rễ lạc, làm cho các tế bào tại đây phân chia nhanh để khu trú vi khuẩn, tại đó rễ bị phình to hình thành nốt sần.

Nốt sần thường bắt đầu hình thành khoảng 25 - 30 ngày sau gieo, số lượng nốt sần tăng dần trong quá trình sinh trưởng và tăng nhanh nhất từ thời kỳ ra hoa đến đâm tia hình thành quả, thời kỳ chín đến thu hoạch nốt sần già, vỡ hoặc rụng lại trong đất.

Khả năng hình thành nốt sần của lạc có vai trị quan trọng trong q trình sinh trưởng phát triển và năng suất của lạc. Nhờ khả năng cố định đạm, giúp cho việc cung cấp đạm cho lạc sinh trưởng phát triển, vì vậy sự hình thành nốt sần sớm hay muộn, nhiều hay ít, ảnh hưởng rất lớn đến sinh trưởng phát triển và năng suất lạc.

Bảng 3.3. Tổng số nốt sần, nốt sần hữu hiệu của các giống lạc thí nghiệm năm 2012

Cơng Tên

giống

Thời kỳ ra hoa Thời kỳ quả chắc Tổng số (nốt sần/cây) Hữu hiệu (nốt sần/cây) Tổng số (nốt sần/cây) Hữu hiệu (nốt sần/cây) 1 (Đ/c) L. Đỏ 75,3 64,3 109 93,0 2 L23 82,3 70,7 110,3 98,3 3 TB25 89,3 76,7 116,7 102,3 4 L14 90,3 79,7 117,3 104,3 5 L26 94,3 82,0 121,0 113,0

Qua số liệu thể hiện trên bảng 3.3 cho thấy: Ở hai thời kỳ theo dõi, thời kỳ ra hoa: Số nốt sần hữu hiệu của các giống lạc biến động từ (64,3 đến 82,0 nốt sần/cây), giống đối chứng lạc đỏ có số nốt sần thấp nhất (64,3 nốt sần/cây), các giống khác đều có số nốt sần cao hơn giống đối chứng. Cao nhất là giống L26 (82,0 nốt sần/cây), nhiều hơn đối chứng (17,7 nốt sần/cây).

Thời kỳ quả chắc: Số nốt sần hữu hiệu của các giống đều tăng mạnh, biến động từ (93,0 đến 113,0 nốt sần/cây). Các giống thí nghiệm đều có tổng số

nốt sần cao hơn so với giống đối chứng. Nhìn chung trong hai thời kỳ theo dõi thì ở thời kỳ các giống lạc vào chắc có tổng số nốt sần và nốt sần hữu hiệu cao. Các giống có số lượng nốt sần tổng số và nốt sần hữu hiệu cao nhất là giống L26, L14, TB25. Và cao hơn so với đối chứng.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật thâm canh lạc tại huyện quảng uyên tỉnh cao bằng (Trang 40 - 42)