Khả năng mọc mầm và các giai đoạn sinh trưởng, phát triển của các giống lạc vụ hè thu năm 2012.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật thâm canh lạc tại huyện quảng uyên tỉnh cao bằng (Trang 38 - 40)

giống lạc vụ hè thu năm 2012.

Sự mọc mầm của các giống lạc cao hay thấp sẽ quyết định mật độ cây và từ đó ảnh hưởng đến năng suất của lạc. Các giai đoạn sinh trưởng, phát triển tiếp theo của cây phụ thuộc chủ yếu vào đặc tính di truyền của giống, kỹ thuật canh tác, đất đai và đặc biệt là yếu tố khí hậu của từng vùng sinh thái cụ thể.

Theo dõi về khả năng mọc mầm và các giai đoạn sinh trưởng, phát triển của các giống lạc thí nghiệm vụ hè thu 2012 tại huyện Quảng Uyên, kết quả được trình bày ở bảng 3.1.

Bảng 3.1. Khả năng mọc mầm và các giai đoạn sinh trưởng, phát triển của các giống lạc thí nghiệm vụ hè thu 2012.

Tỉ lệ mọc Giai đoạn sinh trưởng Thời gian sinh Gieo đến mọc (ngày) Mọc đến ra hoa (ngày) Thời gian ra hoa (ngày) 1 (Đ/c) L. Đỏ 93,3 5 24 26 103 2 L23 92,6 6 23 24 97 3 TB25 92,3 6 22 24 98 4 L14 93,0 6 23 23 97 5 L26 94,0 7 22 23 98

Ở bảng 3.1 ta thấy: Vào tháng 6, trong khoảng thời gian từ gieo đến mọc, nhiệt độ trung bình (26,10C), lượng mưa nhiều nên các giống lạc mọc tương đối nhanh. Thời gian gieo đến mọc của lạc dao động từ (5 - 7 ngày). Giống mọc

sớm nhất là giống đối chứng lạc đỏ Cao Bằng (5 ngày). Các giống thí nghiệm khác đều mọc chậm hơn giống đối chứng (1 - 2 ngày), giống L26 mọc muộn nhất (7 ngày).

Tuy nhiên, do chất lượng hạt giống tốt và ẩm độ trung bình đạt 81% thích hợp cho q trình nảy mầm của hạt nên các giống vẫn có tỉ lệ nảy mầm khá cao (92,3 - 94,0%), cao nhất là giống lạc L26 tỷ lệ nảy mầm đạt tới (94,0%) cao hơn (0,7%) so với giống đối chứng lạc đỏ. Giống L23 và TB25 có tỷ lệ nẩy mầm tương đương nhau. Còn giống L14 về tỷ lệ nẩy mầm chỉ thấp hơn đối chừng 0,3%.

Vào thời gian này, mưa xuất hiện nhiều, nhiệt độ tăng trung bình đạt (25,9 đến 26,60C), thời tiết ấm áp, ẩm độ cao (82%) nên lạc sinh trưởng, phát triển khá thuận lợi. Thời gian mọc đến ra hoa của các giống lạc tham gia thí nghiệm dao động từ (22 - 24 ngày). Các giống tham gia thí nghiệm đều ra hoa sớm hơn giống đối chứng từ 1 đến 2 ngày. Giống TB25 và L26 ra hoa sớm nhất (22 ngày), sớm hơn giống đối chứng là 2 ngày. Còn lại giống L14 và L23 ra hoa sớm hơn đối chứng 1 ngày.

Thời gian ra hoa là thời gian từ lúc lạc bắt đầu ra hoa đến khi lạc tắt hoa. Thời gian ra hoa ảnh hưởng rất nhiều đến năng suất của lạc. Thời gian ra hoa có sự dao động giữa các giống. Thời gian ra hoa của các giống nằm gọn trong tháng 7, vì khi đó các yếu tố khí tượng như nhiệt độ tăng cao, lượng mưa nhiều rất thuận lợi cho sự ra hoa của lạc nên hầu hết ở các giống, lạc ra hoa tương đối tập trung với thời gian ra hoa dao động từ (23 - 26 ngày). Tất cả các giống thí nghiệm đều có thời gian ra hoa ngắn hơn giống đối chứng từ 2 - 3 ngày. Giống có thời gian ra hoa ngắn nhất (23 ngày) là L26 và L14. Cịn giống L23 và TB25 có thời gian ra hoa ngắn hơn đối chứng 2 ngày.

Thời gian sinh trưởng của các giống lạc dao động từ (97 - 103 ngày). Giống có thời gian sinh trưởng dài nhất là giống đối chứng 103 ngày, dài hơn các giống thí nghiệm khác từ 5 đến 6 ngày. Giống có thời gian sinh trưởng

ngắn nhất là L14 và L23 (97 ngày), ngắn hơn giống đối chứng 6 ngày. Giống TB25 và L26 có thời gian sinh trưởng ngắn hơn đối chứng 5 ngày.

Nhìn chung các giống lạc tham gia thí nghiệm đều có thời gian sinh trưởng trung bình (97 - 98 ngày). Với thời gian sinh trưởng như vậy, các giống này đều có thể gieo trồng thích hợp trong vụ hè thu, đất rẫy tại huyện Quảng Uyên.

3.1.2. Khả năng phân cành của các giống lạc thí nghiệm 2012

Khả năng phân cành của cây lạc phụ thuộc rất lớn vào đặc điểm di truyền của từng giống và cũng chịu tác động của điều kiện ngoại cảnh. Số cành của lạc liên quan trực tiếp đến số quả.

Qua số liệu bảng 3.2: Khi theo dõi khả năng phân cành của các giống lạc vào thời điểm thu hoạch chúng tôi nhận thấy, số cành cấp 1 trên cây của các giống biến động từ (4,8 – 5,3 cành/cây). Trong đó, giống có khả năng phân cành lớn nhất vẫn là giồng L14. Các giống có số cành cấp 1 trên cây tương đương nhau là L23 và TB25. Có khả năng phân cành thấp nhất là giống L26.

Bảng 3.2. Khả năng phân cành của các giống lạc thí nghiệm vụ hè thu 2012 Công thức Tên giống Số cành cấp 1

(Cành/cây) Số cành cấp 2 (Cành/cây) 1 (Đ/c) Đỏ CB 5,1 1,6 2 L23 4,9 1,4 3 TB25 4,9 1,6 4 L14 5,3 1,8 5 L26 4,8 1,6

Số cành cấp 2 trên cây có sự khác nhau giữa các giống, dao động từ (1,6 - 1,8 cành/cây), cao nhất là giống L14 với (1,8 cành/cây), các giống có số cành cấp 2 trên cây tương tự giống đối chứng là L26 và TB25 với (1,6 cành/cây). Qua kết quả cho thấy, giống L14 có khả năng phân cành cấp 2 mạnh hơn so với giống đối chứng và so với các giống khác.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật thâm canh lạc tại huyện quảng uyên tỉnh cao bằng (Trang 38 - 40)