Ảnh hưởng của mật độ trồng đến các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của lạc L14 năm 2013.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật thâm canh lạc tại huyện quảng uyên tỉnh cao bằng (Trang 56 - 60)

suất của lạc L14 năm 2013.

Năng suất lạc được quyết định do tổng số cây trên đơn vị diện tích, số quả chắc của mỗi cây và khối lượng quả, hạt. Kinh nghiệm thực tế trồng lạc ở nước ta cho thấy là nâng cao mật độ trồng lạc một cách hợp lý là mấu chốt để tăng năng suất lạc.

Ở huyện Quảng Uyên, người dân có thói quen trồng lạc với mật độ (50 x 10 cm). Như vậy so với mật độ chuẩn (QCVN 01-57: 2011/BNNPTNT) là thưa, năng suất chưa cao. Trong vụ hè thu 2013 này, chúng tơi đã tiến hành trồng thí nghiệm ở đây với nhiều mật độ khác nhau và thu được kết quả như trình bày ở bảng 3.16.

Tổng số quả/cây là một trong những yếu tố quyết định đến năng suất lạc. Về lý thuyết, tổng số quả trên cây càng lớn năng suất lạc càng cao. Tuy nhiên trên thực tế thì năng suất lạc cịn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như số quả chắc, trọng lượng quả… Qua nhận xét: So với công thức (1, 2 và 5) có tổng số quả/cây cao

hơn đối chứng từ (0,8 đến 5,6 quả/cây). Tổng số quả ở công thức 4 cao hơn đối chứng (1,2 quả/cây).

Số quả chắc/cây là yếu tố quyết định đến năng suất lạc. Số quả chắc phần lớn phụ thuộc vào số hoa nở và được thụ phấn, thụ tinh trong thời kỳ lạc ra hoa rộ. Lạc ra hoa càng nhiều và tập trung thì số quả chắc càng nhiều. Qua số liệu ở bảng 3.16 cho ta thấy: Số quả chắc/cây ở công thức 4 cao nhất (14,5 quả/cây) so với các mật độ khác. Với công thức 1, 5 thấp hơn so với đối chứng từ (3,1 - 5,4 quả/cây).

Khối lượng 100 quả, Khối lượng quả cũng là một yếu tố ảnh hưởng quyết định đến năng suất lạc, khối lượng quả càng lớn thì năng suất lạc càng cao và ngược lại. Kết quả theo dõi ảnh hưởng của mật độ đến khối lượng 100 quả (bảng 3.16) cho thấy: Khối lượng 100 quả ở công thức 5 thấp nhất so với các công thức. Cịn cơng thức 1 thấp hơn đối chứng từ (0,6 g) chắc chắn ở độ tin cậy 95%. Khối lượng 100 quả ở công thức 2 và 4 tương đương nhau và cao hơn các công thức khác.

Khối lượng 100 hạt, khối lượng hạt phụ thuộc chủ yếu vào q trình tích lũy chất khơ của hạt trong thời kỳ chín. Chất khơ dự trữ ở hạt chủ yếu là lipid và protein, các chất dự trữ này được tổng hợp ngay ở hạt từ các loại đường khử được vận chuyển từ các cơ quan dinh dưỡng như thân, cành và sản phẩm quang hợp được hình thành từ lá. Kết quả theo dõi ảnh hưởng của mật độ đến khối lượng 100 hạt (bảng 3.16) cho nhận xét: Ở cơng thức (1, 2 và 5) có khối lượng 100 hạt thấp hơn đối chứng từ (1,2 đến 2 g).

Bảng 3.16. Ảnh hưởng của mật độ trồng đến năng suất giống lạc L14 vụ hè thu năm 2013 Công thức Tổng số quả/cây Số quả chắc/cây Tỷ lệ quả 1hạt (%) Tỷ lệ quả 3 hạt (%) P 100 quả (g) P 100 hạt (g) Tỷ lệ hạt/quả (%) NS cá thể (g/cây) NSLT (tạ/ha) NSTT (tạ/ha) 1 13,3 10,5 9,5 1,2 169,4 68,9 67,2 20,3 40,6 19,2 2 16,2 13,5 12,0 0,0 169,6 69,4 68,6 19,5 49,5 21,5 3 (Đ/c) 17,0 13,6 10,6 2,2 170,0 70,9 69,5 19,3 58,1 23,3 4 18,2 14,5 10,1 1,1 169,6 71,0 69,6 17,7 62,0 25,5 5 11,4 8,2 11,4 0,9 168,9 69,7 69,3 14,3 57,1 20,4 CV% 7,6 6,6 6,2 LSD 0,05% 2,62 6,59 2,54 58

Như vậy các cơng thức 4 và đối chứng có khối lượng 100 hạt tương đương nhau và cao hơn công thức (1, 2 và 5).

Tỷ lệ hạt/quả, tỷ lệ hạt là chỉ tiêu chủ yếu có ý nghĩa về khía cạnh thương mại và ít có ảnh hưởng đến năng suất lạc. Tỉ lệ hạt/quả phần lớn phụ thuộc vào đặc điểm giống, đồng thời cịn phụ thuộc vào q trình tích lũy chất khơ của hạt trong thời kỳ chín. Trong thời kỳ chín của hạt, q trình tích lũy chất khơ của hạt càng thuận lợi thì hạt có khối lượng càng lớn, tỷ lệ hạt/quả càng cao. Kết quả theo dõi ảnh hưởng của mật độ đến tỉ lệ hạt/quả (bảng 3.16) cho thấy: So với công thức đối chứng, trong các mật độ thì chỉ có cơng thức 1 và 2 là có tỉ lệ hạt/quả thấp hơn (0,9 - 2,3%). Các cơng thức mật độ cịn lại đều có tỉ lệ hạt/quả tương đương với đối chứng.

Năng suất cá thể ở bảng 3.16 ta thấy: Công thức 1, 2 và 4 khơng có sự sai khác về năng suất cá thể so với đối chứng ở độ tin cậy 95%. Thấp nhất ở công thức 5 so với công thức đối chứng chắc chắn ở độ tin cậy 95%.

Năng suất lý thuyết phụ thuộc vào năng suất cá thể và mật độ gieo trồng. Năng suất cá thể cao, mật độ gieo trồng dày thì năng suất lý thuyết cao. Theo kết quả theo dõi ảnh hưởng của mật độ đến năng suất lý thuyết của giống ở (bảng 3.16) ta thấy: Công thức 1 và công thức 2 cho kết quả năng suất lý thuyết thấp nhất. So với đối chứng thấp hơn từ (8,6 - 17,5 tạ/ha) là chắc chắn ở độ tin cậy 95%. Riêng công thức 4 cho kết quả năng suất lý thuyết cao nhất, so với đối chứng (3,9 tạ/ha) là chắc chắn ở độ tin cậy 95%. Công thức 5 cho kết quả năng suất lý thuyết cũng thấp hơn đối chứng từ (1,0 tạ/ha) là không chắc chắn ở độ tin cậy 95%.

Năng suất thực thu, năng suất thực thu là chỉ tiêu quan trọng nhất đối với sản xuất. Việc gieo trồng có mang lại hiệu quả kinh tế hay không là do chỉ tiêu này quyết định. Năng suất thực thu phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, trong đó có các yếu tố chủ quan và yếu tố khách quan. Các yếu tố chủ quan như giống, mật độ trồng và chế độ chăm sóc, bón phân. Các yếu tố khách quan như điều kiện thời tiết, khí hậu… Chính vì có các yếu tố khách quan mà cho dù con người có cố gắng

đến đâu thì cũng khó có thể thu được năng suất thực đúng với tiềm năng của giống. Theo kết quả theo dõi ảnh hưởng của mật độ đến năng suất thực thu của giống lạc ở (bảng 3.16) cho thấy: Công thức 1 và công thức 5 cho kết quả năng suất thực thu thấp hơn đối chứng từ (2,9 - 4,1 tạ/ha) là chắc chắn ở độ tin cậy 95%. Công thức 4 cho kết quả năng suất thực thu cao hơn đối chứng (2,2 tạ/ha), chắc chắn ở độ tin cậy 95%. Công thức 2 là cho năng suất thực thu thấp hơn (1,8 tạ/ha) so với đối chứng và chắc chắn ở độ tin cậy 95%. Như vậy năng suất thực thu của các giống lạc L14 trong vụ hè thu 2012 vừa qua cao hơn (1,0 tạ/ha), đối với mật độ lạc L14 trồng trong vụ hè thu 2013 trên đất nương rẫy tại Quảng Uyên, Cao Bằng. Như vậy khi trồng với mật đột tăng dần từ (20 cây/m2 đến 30 cây/m2) thì năng suất tăng dần và đạt cao nhất ở công thức mật độ trồng (35 cây/m2). Khi mật độ tăng cao hơn từ (35 cây/m2 đến 40 cây/m2) thì năng suất lại giảm dần.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật thâm canh lạc tại huyện quảng uyên tỉnh cao bằng (Trang 56 - 60)