- Thời gian từ gieo đến mọc (Ve) có khoảng 50% số cây/ơ có 2 lá mang xịe ra trên mặt đất.
- Thời gian từ gieo đến ra hoa (R1) Có khoảng 50% số cây/ơ có ít nhất một hoa ở bất kỳ đốt nào trên thân chính.
Dải bảo vệ
1 3 5 4 2
2 4 3 1 5
4 1 2 5 3
- Thời gian sinh trưởng tính từ gieo đến chín (R8) Có khoảng 80 - 85% số quả có gân điển hình, mặt trong vỏ quả có màu đen, vỏ lụa hạt có màu đặc trưng của giống. Tầng lá giữa và gốc chuyển màu vàng và rụng.
Các giai đoạn sinh trưởng tính theo quy định của Boote K.J, 1990.
- Tổng số cành cấp 1 (đếm số cành hữu hiệu mọc từ thân chính của 10 cây mẫu/ơ).
- Tổng số cành cấp 2 (đếm số cành hữu hiệu mọc ra từ cành cấp 1 của 10 cây mẫu/ô).
- Tất cả các chỉ tiêu trên được theo dõi và thời kỳ chín (R8). Mỗi ơ theo dõi 10 cây kế tiếp nhau, được cố định dấu bằng cọc và được theo dõi trên cả 3 lần nhắc lại
- Số nốt sần/cây (đếm số nốt sần trên rễ của 10 cây mẫu/ô ở thời kỳ ra hoa và vào chắc rồi lấy giá trị trung bình 1 cây).
- Số nốt sần hữu hiệu/cây (đếm số nốt sần hữu hiệu của 10 cây mẫu/ô ở thời kỳ ra hoa và vào chắc rồi lấy giá trị trung bình 1 cây)
2.5.2.2. Đánh giá mức độ sâu hại
Theo dõi sâu hại lá chính theo quy chuẩn ngành QCVN 0138:2010/BNNPTVN [9].
- Sâu cuốn lá (Cacocia micaceana Walk) - Sâu khoang (Prodenia litura Fabr)
- Sâu đo xanh (Plusia eriosoma Doubleday)
Điều tra định kì 7 ngày 1 lần theo phương pháp 5 điểm chéo góc, mỗi điểm điều tra 1m2.
Mật độ dịch hại, thiên địch (con/m2) =
Tổng số sâu, thiên địch điều tra Tổng số m2 điều tra
2.5.2.3. Đánh giá mức độ bệnh hại
Theo dõi bệnh hại lá chính theo tiêu chuẩn ngành QCVN 057:2011/BNNPTNT [5].
- Bệnh gỉ sắt (Puccinia arachidis) Speg: Điều tra, ước lượng diện tích lá bị bệnh của 10 cây mẫu trên ơ. Điều tra ít nhất 10 cây đại diện theo phương pháp 5 điểm chéo góc.
Rất nhẹ: Cấp 1 (<1% diện tích lá bị hại) Nhẹ: Cấp 3 (1 - 5% diện tích lá bị hại)
Trung bình: Cấp 5 (>5 - 25% diện tích lá bị hại) Nặng: Cấp 7 (>25 - 50% diện tích lá bị hại) Rất nặng: Cấp 9 (>50% diện tích lá bị hại)
- Bệnh đốm đen (Cercospora personatum), điều tra ít nhất 10 cây đại diện theo phương pháp 5 điểm chéo góc thời điểm trước thu hoạch.
Rất nhẹ: Cấp 1 (<1% diện tích lá bị hại) Nhẹ: Cấp 3 (1- 5% diện tích lá bị hại)
Trung bình: Cấp 5 (>5 - 25% diện tích lá bị hại) Nặng: Cấp 7 (>25 - 50% diện tích lá bị hại) Rất nặng: Cấp 9 (>50% diện tích lá bị hại)
- Bệnh đốm nâu (Cercospora archidicola) Hori: Điều tra ít nhất 10 cây đại diện theo phương pháp 5 điểm chéo góc thời điểm trước thu hoạch.
Rất nhẹ: Cấp 1 (<1% diện tích lá bị hại) Nhẹ: Cấp 3 (1 - 5% diện tích lá bị hại)
Trung bình: Cấp 5 (>5 - 25% diện tích lá bị hại) Nặng: Cấp 7 (>25 - 50% diện tích lá bị hại) Rất nặng: Cấp 9 (>50% diện tích lá bị hại)
- Bệnh héo xanh (Ralstonia solanacearum) Smith (%): Số cây bị bệnh/tổng số cây điều tra. Điều tra tồn bộ số cây/ơ giai đoạn trước thu hoạch.
Nhẹ : Điểm 1 (<30%)
Trung bình: Điểm 2 (30 - 50%) Nặng: Điểm 3 (>50%)
- Số quả/cây: đếm tổng số quả/cây của 10 cây mẫu trên mỗi ơ lúc thu hoạch, tính trung bình 1 cây.
- Số quả chắc/cây: đếm tổng số quả chắc/cây của 10 cây mẫu trên mỗi ô thu hoạch, tính trung bình của 1 cây.
- Tỉ lệ quả 1 hạt (%): số quả có 1 hạt/tổng số quả 10 cây mẫu trên mỗi ô thu lúc thu hoạch, tính trung bình 1 cây.
- Khối lượng 100 quả (g): cân 10 mẫu, bỏ quả lép, non, chỉ lấy quả chắc, mỗi mẫu 100 quả khô vớ i ẩm độ đạt (14%), sau đó tính trung bình.
- Khối lượng 100 hạt (g): cân 10 mẫu hạt nguyên vẹn không bị sâu bệnh, được tách làm 3 mẫu quả mỗi mẫu 100 hạt ở ẩm độ khoảng (14%)
- Tỉ lệ nhân (%); Tỉ lệ hạt/quả (%) = khối lượng hạt khô/khối lượng quả khô của 100 quả mẫu, khối lượng hạt ở ẩm độ (14%).
- Năng suất cá thể (g/cây): cân khối lượng quả khô của 10 cây mẫu, lấy trung bình 1 cây.
- Năng suất lý thuyết (tạ/ha) = Năng suất cá thể (g/cây) x Mật độ (cây/m2) x 10.000 m2.
- Năng suất thực thu (ta/ha): Năng suất quả khơ thu hoạch trên các ơ thí nghiệm (thu riêng từng ô, bỏ quả lép, non chỉ lấy quả chắc, phơi khô tới độ ẩm khoảng (14 - 15%), cân số lượng để tính ra năng suất ơ sau đó quy ra năng suất tạ/ha).
2.5.2.5. So sánh của các tổ hợp phân bón khác nhau đến hiệu quả kinh tế của
giống lạc L14 năm 2013.
Lãi thuần = Tổng thu nhập – Tổng chi phí
2.5.2.6 Phương pháp xử lý số liệu
- Số liệu thí nghiệm được xây dựng thành cơ sở dữ liệu trong Excel và Phân tích thống kê tiến hành theo phương pháp thí nghiệm đồng ruộng và xử lý phần mềm IRRISTAT.
CHƯƠNG 3