1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nghiên cứu ảnh hưởng một số biện pháp kỹ thuật đến năng suất và chất lượng cải bắp tại thái nguyên

108 1,3K 6

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 108
Dung lượng 2,1 MB

Nội dung

Rất Rất Hay!

Trang 1

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT

Trang 2

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 3.1 Ảnh hưởng của thời gian cách ly bón phân đạm đến dư

lượng NO3- và năng suất rau cải bắp KK Cross tại Thái Nguyên

Bảng 3.2 Ảnh hưởng của lượng đạm bón đến các giai đoạn sinh

trưởng của cải bắp KK Cross

Bảng 3.3 Ảnh hưởng của lượng đạm bón đến số lá ngoài của rau

cải Bảng 3.4 Ảnh hưởng của lượng đạm bón đến đường kính tán lá

rau cải bắp KK Cross

Bảng 3.5 Ảnh hưởng của lượng đạm bón đến một số chỉ tiêu bắp

Bảng 3.6 Ảnh hưởng của lượng đạm bón đến tình hình sâu hại

chủ yếu trên cây cải bắp

Bảng 3.7 Ảnh hưởng của lượng đạm bón đến các yếu tố cấu thành

năng suất và năng suất của cải bắp KK Cross

Bảng 3.8 Ảnh hưởng của liều lượng đạm bón đến kết quả phân tích

dư lượng NO3-vật trên cải bắp KK Cross

Bảng 3.9 Ảnh hưởng của lượng đạm bón đến các yếu tố cấu thành

năng suất và năng suất của cải bắp KK Cross

Bảng 3.10 Ảnh hưởng của một số loại thuốc BVTV sau phun đến

mật độ sâu hại chính trên cải bắp KK Cross

Bảng 3.11 Ảnh hưởng của một số loại thuốc BVTV sau

phun đế hiệu lực trừ sâu trên cải bắp KK Cross

Bảng 3.12 Ảnh hưởng của thuốc BVTV đến các yếu tố cấu thành

năng suất và năng suất của cải bắp KK Cross

Bảng 3.13 Sơ bộ hạch toán kinh tế

Bảng 3.14 Ảnh hưởng của mảng phủ đến các giai đoạn sinh

trưởng của cải bắp KK Cross

Bảng 3.15 Ảnh hưởng của màng phủ đến số lá ngoài của rau cải

bắp KK Cross

Bảng 3.16 Ảnh hưởng của màng phủ đến đường kính tán lá rau cải bắp

KK Cross

3335

3639

4244464849515254

57585961

Trang 3

Bảng 3.17 Ảnh hưởng của màng phủ đến một số chỉ tiêu bắp

Bảng 3.18 Ảnh hưởng của màng phủ đến tình hình sâu hại chủ

yếu trên cây cải bắp KK Cross

Bảng 3.19 Ảnh hưởng của màng phủ đến các yếu tố cấu thành

năng suất và năng suất của cải bắp KK Cross

Bảng 3.20 Ảnh hưởng của màng phủ đến kết quả phân tích dư

lượng NO3- trên cải bắp

Bảng 3.21 Hiệu quả kinh tế

6364656768

Trang 4

DANH MỤC HÌNH

Đồ thị 3.1 Ảnh hưởng của lượng đạm bón đến tốc độ ra lá ngoài

của cải bắp KK CROSS vụ sớm

Đồ thị 3.2: của Ảnh hưởng của lượng đạm bón đến tốc độ ra lá

ngoài của cải bắp KK CROSS vụ chính

Đồ thị 3.3 Ảnh hưởng của lượng đạm bón đến động thái tăng

trưởng đường kính tán của cải bắp KK CROSS vụ sớm

Đồ thị 3.4 Ảnh hưởng của lượng đạm bón đến động thái tăng

trưởng đường kính tán của cải bắp KK CROSS vụ chính

Đồ thị 3.5 Ảnh hưởng của lượng đạm bón đến năng suất lý thuyết

và năng suất thực thu của cải bắp KK CROSS vụ sớm

Đồ thị 3.6 Ảnh hưởng của lượng đạm bón đến năng suất lý thuyết

và năng suất thực thu của cải bắp KK CROSS vụ chính

Đồ thị 3.7 Ảnh hưởng của thuốc BVTV đến năng suất lý thuyết và

năng suất thực thu cải bắp KK CROSS vụ sớm

Đồ thị 3.8 Ảnh hưởng của thuốc BVTV đến năng suất lý thuyết và

năng suất thực thu cải bắp KK CROSS vụ chính

Đồ thị 3.9 Ảnh hưởng của màng phủ đến động thái ra lá ngoài của

cải bắp KK CROSS vụ sớm

Đồ thị 3.10 Ảnh hưởng của màng phủ đến động thái ra lá ngoài của

cải bắp KK CROSS vụ chính

Đồ thị 3.11.Ảnh hưởng của màng phủ đến động thái tăng trưởng

đường kính tán của cải bắp KK CROSS vụ sớm

Đồ thị 3.12.Ảnh hưởng của màng phủ đến động thái tăng trưởng

đường kính tán của cải bắp KK CROSS vụ chính

Đồ thị 3.13 Ảnh hưởng của màng phủ đến năng suất lý thuyết và

năng suất thực thu cải bắp KK CROSS vụ sớm

Đồ thị 3.14 Ảnh hưởng của màng phủ đến năng suất lý thuyết và

năng suất thực thu cải bắp KK CROSS vụ chính

3838404047475555606062626666

Trang 5

MỞ ĐẦU

1 Đặt vấn đề

Rau là loại thực phẩm rất cần thiết trong đời sống hàng ngày và khôngthể thay thế được, vì rau có vị trí quan trọng đối với sức khoẻ con người Nólà loại cây trồng cho hiệu quả kinh tế cao, giá trị sản xuất của rau gấp 2 - 3 lần

so với cây lúa Bên cạnh đó, rau còn có chu kỳ sinh trưởng ngắn, có thể gieotrồng nhiều vụ trong một năm Với nhu cầu sản xuất rau tăng nhanh, thìnhững lo ngại về sự an toàn của sản phẩm rau cũng ngày càng tăng Việcnghiên cứu và phát triển sản xuất rau an toàn ở nước ta được phát động quantâm thực hiện từ giữa những năm 90 của thế kỷ trước Tuy nhiên cho đến naykết quả vẫn còn hạn chế Theo số liệu của Cục Trồng trọt (2010), năm 2009diện tích rau trồng theo quy trình an toàn mới đạt 2% trung bình cả nước Córất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên, song việc sử dụng hóa chất bảovệ thực vật và phân bón hóa học thiếu kiểm soát trong canh tác rau là yếu tốquyết định [23]

An toàn thực phẩm là một vấn đề hết sức quan trọng cho sức khoẻ conngười Trung tâm quốc gia kiểm soát bệnh tật (National Centres for DiseasControl) của Hoa Kỳ đã từng báo cáo vào năm 1999, đã có 76 triệu người ởHoa kỳ đã bị ngộ độc vì thức ăn, trong đó có 325.000 người nhập viện và5.000 tử vong Ở Việt Nam, theo thống kê của Bộ Y tế (2006), trong khoảngthời gian từ 2001 - 2005, đã có gần 23.000 người Việt Nam bị ngộ độc thức

ăn Riêng năm 2005, đã có 144 vụ ngộ độc với 4.304 người nhập viện và 53

ca tử vong Nghiên cứu cho thấy nguyên nhân của ngộ độc phần lớn do visinh vật (51,4%), có độc trong thức ăn (27,1%), hoá chất (8,3%) và 13,2%không rõ nguyên nhân [16]

Theo báo cáo (2007) của Bộ Y tế trong những năm gần đây, mỗi nămViệt Nam có khoảng 150.000 người bị bệnh ung thư (năm 2010: 216.000người) và có tới 1 nửa (bằng dân số trung bình của 1 huyện) trong số đó bị chết

Trang 6

vì căn bệnh này Một trong những nguyên nhân chính gây bệnh ung thư đó là

do thức ăn bị nhiễm độc (thuốc BVTV, NO3, Kim loại nặng….), trong đó córau quả [16]

Tại các vùng sản xuất rau tập trung, chuyên canh ven thành phố và khucông nghiệp, do hệ số sử dụng ruộng đất cao, thời vụ rải đều nên trên đồngruộng hầu như có cây trồng quanh năm đã tạo ra nguồn thức ăn liên tục chocác loại sâu hại do vậy khó tránh khỏi việc sử dụng thuốc thường xuyên.Trung bình một chu kỳ trồng cải bắp ở Đà Lạt người nông dân phải phun từ12-15 lần với lượng thuốc từ 4-5 kg/ha trong một vụ 75-90 ngày ( [31] Ngoài

ra, nhiều nông dân còn sử dụng thuốc bảo vệ thực vật độ độc cao để xử lý hạtgiống, sử dụng thuốc không rõ nguồn gốc, sử dụng liên tục một loại thuốc…

Bên cạnh tồn dư hóa chất bảo vệ thực vật, dư lượng nitrat (NO3-) vượtngưỡng cho phép trong sản phẩm rau xanh là 2 nhân tố chủ yếu làm cho raumất an toàn, gây hại cho sức khỏe người sử dụng

Như vậy, để giải bài toán cân đối giữa năng suất, ngoại hình sản phẩmvới việc tích lũy NO3- dư lượng hóa chất bảo vệ thực vật cho rau xanh tại mỗivùng trồng nhất định đều cần tổ chức nghiên cứu để xác định ngưỡng hợp lýcho canh tác an toàn và bền vững

Cải bắp là loại rau thuộc nhóm cây họ hoa thập tự có diện tích gieotrồng lớn nhất trong vụ chính ở nước ta nói chung và Thái Nguyên Đây làloại cây chịu tác động của nhiều loại sâu bệnh và rất mẫn cảm với phân bónhóa học Biện pháp kỹ thuật để cải bắp đạt được năng suất cao và đảm bảo antoàn vệ sinh thực phẩm là mối quan tâm thường xuyên của người sản xuất vàcả người tiêu dùng

Để góp phần nâng cao năng suất, chất lượng và đảm bảo vệ sinh antoàn thực phẩm cho cải bắp trồng tại Thái Nguyên , chúng tôi tiến hành thực

hiện đề tài: “ Nghiên cứu ảnh hưởng một số biện pháp kỹ thuật đến năng

suất và chất lượng cải bắp tại Thái Nguyên”.

Trang 7

2 Mục đích yêu cầu của đề tài

- Đánh giá được khả năng sinh trưởng, phát triển

- Đánh giá được khả năng chống chịu sâu bệnh hại

- Đánh giá được năng suất

- Đánh giá được hiệu quả kinh tế

3 Ý nghĩa của đề tài

3.1.Ý nghĩa khoa học

Xác định biện pháp kỹ thuật làm cơ sở để xây dựng quy trình canh tác

an toàn Kết quả nghiên cứu góp phần làm tài liệu tham khảo cho công tácnghiên cứu, chỉ đạo sản xuất, biện pháp phòng trừ sâu bênh hại trên rau cảibắp tại Thái Nguyên

3.2 Ý nghĩa thực tiễn

Góp phần hoàn thiện quy trình sản xuất cải bắp theo hướng VietGAPtại Thái Nguyên nhằm nâng cao năng suất, chất lượng, mức độ an toàn vệsinh thực phẩm và mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người sản xuất

Trang 8

Chương 1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1 Cơ sở khoa học của đề tài

Cùng với sự phát triển chung của kinh tế thế giới, nền nông nghiệpcũng đang trên đà phát triển với hàng loạt các giống cây trồng mới được lai tạo,chuyển gen…có năng suất cao phẩm chất tốt đang thay dần những giống cũ, bảnđịa, cổ truyền năng suất thấp Nhiều biện pháp thâm canh mới đang được ápdụng vào sản xuất trên nhiều vùng sản xuất rộng lớn tạo ra sản phẩm năng suất,chất lượng cao, có tính cạnh tranh cao đáp ứng nhu cầu tiêu dùng và hướng tớithị trường xuất khẩu Theo các tiêu chí của thực hành nông nghiệp tốt (GoodAgricultural Practice - GAP) như: EUROGAP, ASEANGAP… việc sản xuấtrau an toàn (RAT) theo tiêu chuẩn GAP là một nhu cầu khách quan trong xu thếhội nhập Trong tình hình nước ta đã tham gia tổ chức thương mại thế giới(WTO), khu vực thương mại tự do (AFTA) hàng rào thuế quan được thay thếbởi các qui định về an toàn thực phẩm, kiểm dịch thực vật Sản phẩm nôngnghiệp phải đảm bảo các tiêu chuẩn xuất khẩu là đòi hỏi khách quan Do đó, việcquy hoạch, xây dựng vùng sản xuất theo hướng an toàn vệ sinh thực phẩm là nhucầu cần thiết để kịp thời đáp ứng cho việc cung cấp sản phẩm nông nghiệp chấtlượng cao cho thị trường trong nước và ra thị trường thế giới góp phần chuyểndịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp hiện nay

Phân bón là dinh dưỡng không thể thiếu để cây trồng sinh trưởng và pháttriển thuận lợi Song, cũng giống như các nhân tố đất, nước, thuốc BVTV, phânbón luôn tiềm tàng, ẩn chứa rất nhiều nguy cơ ô nhiễm cho cây trồng đặc biệt làcây rau Đó là các nguy cơ ô nhiễm về sinh học (virus, vi khuẩn, nấm) và hóahọc (các nguyên tố kim loại nặng, hàm lượng nitơrat) Vì vậy, việc sử dụng phânbón hợp lý và an toàn cho cây trồng nói chung, cây rau nói riêng là một việc làmcần thiết, phục vụ cho sức khỏe con người  Trong hoạt động sản xuất nông

Trang 9

nghiệp phân bón là một trong những vật tư quan trọng và được sử dụng với mộtlượng khá lớn hàng năm Phân bón đã góp phần đáng kể làm tăng năng suất câytrồng, chất lượng nông sản, đặc biệt là đối với cây lúa ở Việt Nam Theo đánhgiá của Viện Dinh dưỡng Cây trồng Quốc tế (IPNI), phân bón đóng góp khoảng30-35% tổng sản lượng cây trồng Tuy nhiên phân bón cũng chính là những loạihoá chất nếu được sử dụng đúng theo quy định sẽ phát huy được những ưu thế,tác dụng đem lại sự mầu mỡ cho đất đai, đem lại sản phẩm trồng trọt nuôi sốngcon người, gia súc Ngược lại nếu không được sử dụng đúng theo quy định, phânbón lại chính là một trong những tác nhân gây nên sự ô nhiễm môi trường sảnxuất nông nghiệp và môi trường sống.

Lượng nitrat có thể tích lũy trong mỗi loại rau, phụ thuộc vào nhiều yếutố, trong đó liều lượng phân đạm sử dụng cho cây trồng được đặc biệt quan tâm.Sự có mặt của nitrat trong nông sản sẽ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con ngườivà dư lượng nitrat trong mô thực vật vượt quá ngưỡng an toàn được xem nhưmột độc chất

Trong quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế, người nông dân chỉ chú trọngđến năng suất, thâm canh tăng vụ chạy theo lợi nhuận Nên đã trồng rau theocách bón phân cho rau một cách bừa bãi, phun thuốc trừ sâu một cách không cógiới hạn, thậm chí là cả các loại thuốc không được phép sử dụng Dẫn đến mỗinăm có hàng nghìn ca ngộ độc thực phẩm, do sử dụng các sản phẩm rau tươi cóchứa dư lượng thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật vượt xa mức độ cho phép.Thực tế, việc hàng ngày ăn phải rau không đảm bảo tiêu chuẩn là mầm mốnggây nên nhiều căn bệnh nguy hiểm như ung thư, ngộ độc thần kinh, rối loạnchức năng thận… Thuốc bảo vệ thực vật cũng là một nhân tố gây mất ổnđịnh môi trường, nó gây ô nhiễm nguồn nước, đất, để lại dư lượng trên nôngsản phẩm gây độc cho người và nhiều loài động vật máu nóng Tuy nhiêntrong những năm gần đây, vấn đề bảo vệ môi trường được quan tâm hơn bao

Trang 10

giờ hết, nhiều loại thuốc bảo vệ thực vật mới, trong đó nhiều thuốc trừ sâubệnh sinh học có hiệu quả cao, an toàn với môi trường được ra đời

Màng phủ nông nghiệp ngày càng được sử dụng rộng rãi vì những lợi íchcủa nó đối với nhiều loại cây trồng Đối với những loại cây rau: cải bắp, mướpđắng, dưa chuột, ớt, đậu đũa, côve … thì biện pháp sử dụng màng phủ nôngnghiệp là giải pháp tối ưu Vì như vậy sẽ kiểm soát được độ ẩm trong đất Mùamưa lượng nước mưa không trực tiếp rơi xuống mặt luống nên bộ rễ không bịúng nước do thiếu oxy, mặt luống không bị trơ mòn làm trơ rễ Đất tơi xốp suốtvụ giúp duy trì độ ẩm đất ổn định suốt mùa vụ, bộ rễ rau lan toả khắp mặt líp Sửdụng màng phủ còn giảm tối đa được công làm cỏ Cây trồng có lá già khôngtrực tiếp tiếp xúc với mặt đất nên giảm được nguồn nấm bệnh lây lan từ đất Mộtsố côn trùng do ảnh hưởng của màng phủ nên không có chỗ trú ẩn, khả năng gâyhại giảm: như bù lạch, rầy mềm trên dưa hấu, sâu ăn tạp Từ đó giảm lượngthuốc BVTV phải phun Khi bón phân vào ruộng rau có màng phủ sẽ giảm sựrửa trôi phân bón, đặc biệt giảm bốc hơi và rửa trôi của phân đạm bón vào.Màng phủ che gần hết luống đất, làm cho rau quả nằm trên không phải tiếp xúctrực tiếp với mặt đất nên giữ cho rau quả sạch làm tăng giá trị sản phẩm Dùngmàng phủ sẽ tạo cho người nông dân nhiều điều kiện ứng dụng kỹ thuật canh tácmới, giống mới vào nông nghiệp

Thái Nguyên phấn đấu đến năm 2015, tối thiểu 20 % diện tích tại cácvùng sản xuất rau an toàn tập trung đáp ứng yêu cầu VietGAP, 10% tổng sảnphẩm được chứng nhận và công bố sản xuất, chế biến theo quy trình sản xuấtRAT Để phục vụ cho mục tiêu trên thì việc nghiên cứu các biện pháp kỹthuật nhằm hoàn thiện quy trình kỹ thuật sản xuất cải bắp an toàn phục vụ chosản xuất rau an toàn tại địa phương là khâu đầu tiên trong chuỗi quá trình từđồng ruộng đến bàn ăn của một nền sản xuất hội nhập

Trang 11

1.2 Tình hình nghiên cứu và sản xuất rau trên thế giới

1.2.1.Tình hình sản xuất rau trên thế giới

Theo tổ chức Nông - Lương thế giới ( FAO), trên thế giới có khoảng trên

17 triệu ha đất sử dụng cho trồng rau, bao gồm hơn 120 chủng loại rau khácnhau với sản lượng lên tới trên 245 triệu tấn Trong đó có 12 chủng loại chủ lựcđược trồng trên 80% diện tích rau trên toàn thế giới, loại được trồng nhiều nhấtlà cà chua 2,7 triệu ha, dưa hấu 1,93 ha, hành 1,91 triệu ha, cải bắp 1,7 triệu ha…

Để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của con người, ngoài việc mở rộng diện tích,năng suất và sản lượng các loại rau cũng không ngừng tăng

Bảng 1.1 Tình hình sản xuất rau trên thế giới qua các năm

Năm Diện tích (ha) Năng suất (tấn/ha) Sản lượng (tấn)

Qua bảng trên ta thấy: Tình hình sản sản xuất rau trên thế giới từ năm

2004 trở lại đây có nhiều biến động cả về diện tích, năng suất và sản lượng

- Về diện tích: Từ năm 2004 - 2007 diện tích trồng rau trên thế giới đãtăng nên nhanh chóng Năm 2004 diện tích trồng rau trên thế giới chỉ có15.937.621 ha Nhưng đến năm 2007 đã lên tới 17.110.000 ha Như vậy chỉsau 3 năm diện tích trồng rau trên thế giới đã tăng 1.172.388 ha ( trung bìnhtăng 293.039 ha/năm) Qua đó ta thấy được cây rau chiếm vị trí ngày càngquan trọng trong nền sản xuất nông nghiệp thế giới

- Về năng suất: Nhìn chung trong những năm gần đây tương đối ổnđịnh dao động từ 14,3413 - 14,4379 tấn /ha

Trang 12

- Về sản lượng: Từ năm 2004 trở lại đây tuy năng suất rau không tăngnhưng do diện tích tăng qua các năm nên sản lượng rau trên thế giới đã tăng rõrệt, bình quân hàng năm tăng 4.190.484 tấn/ năm Điều đó đã chứng tỏ nghềtrồng rau trên thế giới đang có xu hướng phát triển nhanh chóng, rau xanh trởthành nhu cầu thiết yếu và ngày càng tăng lên với đời sống của con người.

Theo Trung tâm rau quả thế giới, rau là loại cây có tốc độ tăng diện tíchđất trồng nhanh nhất trên thế giới Nhiều khu vực trước đây trồng ngũ cốc vàbông sợi hoặc bỏ hoang thì nay đã chuyển sang trồng các loại rau có giá trịkinh tế cao (châu á cũng là khu vực có tốc độ tăng diện tích đất trồng rau caonhất trên thế giới hiện nay) Trung Quốc là một quốc gia phát triển rộng nhấtlớn châu lục, tốc độ tăng trưởng của ngành rau gần bằng tốc độ tăng trưởngkinh tế nước này

Trong vòng 20 năm qua, sản xuất rau của Trung Quốc đạt tốc độ tăngtrưởng trung bình trên 6%/năm So với mặt bằng chung của các nước đangphát triển trên thế giới, tốc độ tăng trưởng của ngành rau Trung Quốc cao hơntới 3%/năm

Tính chung toàn thế giới, tốc độ tăng diện tích đất trồng rau trungbình đạt 2,8%/năm, cao hơn 1,05%/năm so với diện tích đất trồng cây ăn trái,1,33%/năm sao với cây lấy dầu, 2,36%/ năm so với cây lấy rễ, 2,41%/ năm sovới cây họ đậu Trong khi đó, diện tích trồng cây ngũ cốc và cây lấy sợi lạigiảm tương ứng là 0,45%/năm và 1,82%/năm [36]

Nhu cầu nhập khẩu rau dự báo sẽ tăng khoảng 1,8%/ năm Các nướcphát triển như Pháp, Đức, Canada… vẫn là những nước nhập khẩu rau chủyếu Các nước đang phát triển, đặc biệt là Trung Quốc, Thái Lan và các nướcnam bán cầu vẫn đóng vai trò chính cung cấp rau tươi trái vụ [17]

Cũng theo FAO (2001), sản lượng rau tiêu thụ bình quân đầu ngườitoàn thế giới là 78 kg/năm Riêng châu Á sản lượng rau 2001 đạt khoảng487.215 triệu tấn Trong đó Trung Quốc là nước có sản lượng rau cao nhất,đạt 70 triệu tấn/năm; thứ 2 là Ấn Độ với sản lượng rau đạt 65 triệu tấn/năm.Nhìn chung, mức tăng trưởng sản lượng rau châu Á các năm qua đạt khoảng3% năm, tương đương khoảng 5 triệu tấn/ năm

Trang 13

Hiện nay, hầu hết các nước trên thế giới đã ứng dụng những kỹ thuậttiên tiến trong sản xuất rau như : kỹ thuật thuỷ canh, kỹ thuật trồng rau trongđiều kiện có thiết bị che chắn (nhà lưới, nhà nilon, nhà màn, màng phủ nôngnghiệp ) và trồng ở điều kiện ngoài đồng theo qui trình sản xuất nghiêm ngặtđối với từng loại rau và phù hợp với từng vùng sinh thái.

Nói như vậy không có nghĩa là sản xuất rau theo phát triển kỹ thuậtcông nghệ cao chiếm ưu thế tuyệt đối Cho đến nay, sản xuất rau ngoài đồngvẫn chiếm phần lớn diện tích và sản lượng rau của thế giới và có lẽ sẽ chẳngcó gì thay thế được hình thức sản xuất này Chẳng hạn như sản xuất rau trongnhà kính chỉ thực sự có nghĩa trong mùa đông ở các nước xứ nước lạnh, trongkhi sản xuất rau ngoài đồng vẫn có thể cho năng suất cao với chất lượng đảmbảo và giá thành hạ nếu được áp dụng các quy trình nghiêm ngặt Thêm vàođó ngày nay, với các công nghiệp bảo quản, chế biến tiên tiến người ta có thểdự trữ và cung cấp rau ăn cho cả mùa đông

1.2.2 Tình hình nghiên cứu và sản xuất rau trong nước

1.2.2.1.Các văn bản pháp luật

Trên cơ sở thực trạng sản xuất hiện nay, yêu cầu hội nhập các sản phẩmnông nghiệp, trong đó có rau quả của nước ta, từ kinh nghiệm quản lý an toàn vệsinh thực phẩm của các nước đi trước, Chính phủ, Bộ Nông nghiệp và PTNTtrong năm 2008 đã ban hành hàng loạt các văn bản làm cơ sở pháp lý cho hoạtđộng chuyên môn và sản xuất Nổi bật và quan trọng nhất là các văn bản sau: Quyết định số 379/2008/QĐ-BNN ngày 28/1/2008 của Bộ NN&PTNT

về ban hành quy trình thực hành nông nghiệp tốt cho rau quả tươi an toàn ởViệt Nam (VietGAP) [21]

Quyết định số 84/2008/QĐ-BNN ngày 28/7/2008 về việc ban hành quychế chứng nhận quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt (VietGAP) chorau, quả và chè an toàn [23]

Trang 14

Quyết định số 107/2008/QĐ-TTg ngày 30/7/2008 của Thủ tướng Chínhphủ về một số chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất, chế biến tiêu thụ rau, quảvà chè an toàn đến 2015 [22].

Quyết định số 99/2008/QĐ-BNN ngày 15/10/2008 về việc ban hànhquy định quản lý sản xuất, kinh doanh rau, quả và chè an toàn [24]

1.2.2.2.Tình hình sản xuất rau ở Việt Nam

Việt Nam có vị trí địa lý trải dài qua nhiều vĩ độ, khí hậu nhiệt đới giómùa và có một số vùng tiểu khí hậu đặc biệt như Sa Pa, Tam Đảo, Đà Lạt…có điều kiện tự nhiên khá thuận lợi cho sản xuất rau Việt Nam có thể trồngđược trên 120 loại rau có nguồn gốc nhiệt đới, á nhiệt đới, ôn đới và cùng vớicác tiến bộ KHCN các loại rau trái vụ được sản xuất nhằm đáp ứng nhu cầutiêu dùng và phục vụ chế biến xuất khẩu Đối với nghề trồng rau, Việt Nam

đã hình thành nên 4 vùng sinh thái rõ rệt (Đường Hồng Dật, 2002)[10]

- Vùng khí hậu á nhiệt đới: Sapa, Bắc Hà (Lào Cai), Đà Lạt (LâmĐồng) Vùng này có mùa đông lạnh với nhiệt độ khoảng 4-5 0C đôi khi xuốngdưới 00C, rất thích hợp cho sự sinh trưởng và phát triển các loại rau ôn đới

- Vùng nhiệt đới có mùa đông lạnh: Vùng đồng bằng, trung du và miềnnúi phía Bắc với khí hậu chia thành 4 miền rõ rệt, cho phép trồng rau quanhnăm Vụ Xuân Hè phù hợp cho việc trồng trọt các loại rau chịu nóng và ưa nước,vụ Thu Đông phù hợp cho các loại rau ưa lạnh và chịu hạn, đặc biệt vụ Đông ởcác tỉnh đồng bằng, trung du và các tỉnh miền núi phía bắc có thể trồng trọt cácloại rau có nguồn gốc ôn đới và á nhiệt đới như xu hào, cà chua, cải bắp,

- Vùng nhiệt đới có mùa hè khô nóng bao gồm các tỉnh cực nam Trungbộ: Ninh Thuận, Bình Thuận Phù hợp với sản xuất một số loại rau đặc thùnhư các loại dưa và hành tây

- Vùng nhiệt đới điển hình : Các tỉnh Nam bộ với khí hậu chia thành 2mùa rõ rệt trong năm (mùa mưa và mùa khô) nên việc trồng rau gặp nhiềukhó khăn hơn cả

Trang 15

Chính nhờ vào các đặc trưng khí hậu này mà rau nước ta rất phong phúvà đa dạng về các chủng loại, đặc biệt là rau vụ đông Có thể nói đây là thếmạnh của sản xuất rau Việt Nam so với các nước trong khu vực.

Sản lượng rau trên đất nông nghiệp được hình thành từ 2 vùng sản xuất chính:

- Vùng rau chuyên canh ven thành phố và khu công nghiệp, chiếm

38-40 % và 45- 50 % sản lượng [27] Tại đây, rau sản xuất phục vụ cho tiêu dùngcủa dân cư tập trung là chủ yếu Chủng loại rau vùng này rất phong phú vànăng suất cũng cao hơn Tuy nhiên, mức độ an toàn thực phẩm rau xanh ở đâylại thấp hơn so với các vùng sản xuất khác

- Vùng rau hàng hoá được luân canh với cây lương thực trong vụ đôngtại các tỉnh phía bắc, đồng bằng sông Cửu Long, Đông Nam Bộ và tại tỉnhLâm Đồng Sản phẩm rau tươi của vùng này ngoài cho tiêu dùng trong nướccòn là nguyên liệu cho công nghiệp chế biến và cho xuất khẩu sang các nướccó mùa đông lạnh không trồng được rau Nếu phát huy được lợi thế này,nghành sản xuất rau sẽ có tốc độ nhảy vọt

Ngoài ra, với gần 12 triệu hộ nông dân ở nông thôn, với diện tích trồngrau gia đình bình quân 30m2/hộ (cả rau cạn và rau mặt hồ), nên tổng sảnlượng rau cả nước hiện nay khoảng 6,6 triệu tấn Bình quân lượng rau xanhsản xuất tính trên đầu người ở nước ta vào khoảng 84 kg/người/năm (tiêu thụ

80 kg) như kế hoạch đề ra năm 2005 chúng ta mới chỉ đạt chỉ tiêu về khốilượng rau cho tiêu dùng trong nước và một phần xuất khẩu

Trang 16

Bảng 1.2: Diện tích, sản lượng rau ở Việt Nam phân theo địa phương

T

T Địa phương

D.tích (ha)

S.lượng (tấn)

D.tích (ha)

S.lượng (tấn)

D.tích (ha)

S.lượng (tấn)

Theo quan điểm của nhiều nhà khoa học cho rằng: Rau an toàn là raukhông dập nát, úa, hư hỏng, không có đất bụi bao quanh, không chứa các sảnphẩm hoá học độc hại: hàm lượng nitrat, kim loại nặng, dư lượng thuốc bảo vệthực vật cũng như các vi sinh vật gây hại được hạn chế theo tiêu chuẩn an toàn

Trong những năm gần đây, diện tích cải bắp trong cả nước đều tăng.Tính từ 1993 đến 2005, tỷ lệ tăng trưởng diện tích này là 12,8% Mặc dù năngsuất không tăng nhiều do chưa chủ động được nguồn giống và đầu tư về mặt

kỹ thuật nhưng sản lượng cải bắp cũng tăng không ngừng với 13% mức tăngtrưởng hàng năm

Trang 17

Sau 5 năm thực hiện chương trình phát triển rau quả và hoa cây cảnh đãđạt được nhiều thành tựu đáng khích lệ Tốc độ tăng trưởng diện tích rau đạt5,54 %/ năm [33].

Ngành hàng rau quả đã góp phần đáng kể trong chuyển dịch cơ cấukinh tế và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp theo nghị định số 09/NQ-CP ngày15/06/2000 của chính phủ Nhiều sản phẩm có chất lượng cao đã chiếm lĩnhđược thị trường của nhiều nước trên thế giới Nhiều tiến bộ khoa học mới đãđược áp dụng trong sản xuất như khâu tạo giống mới sạch bệnh, thâm canh,bảo vệ thực vật làm gia tăng nhanh năng suất, chất lượng sản phẩm [33]

Công tác giống : Với chương trình giống cây trồng, vật nuôi và giốngcây lâm nghiệp thời kỳ 2000-2005 được thủ tướng chính phủ phê duyệt Sau 5năm, chương trình đã tạo được nhiều giống mới, nhập nội được nhiều quỹ genquý, nhân và cung cấp cho sản xuất một khối lượng lớn giống tiến bộ kỹ thuậtđáp ứng nhu cầu sản xuất hàng hoá, phục vụ xuất khẩu và thay thế nhập khẩu

So với lúc bắt đầu chương trình giống, tỷ lệ giống tiến bộ kỹ thuật trong sảnxuất đã gia tăng 2-3 lần Việc ban hành Pháp lệnh về giống cây trồng là cơ sởpháp lý quan trọng để tăng cường hiệu quả quản lý giống cây trồng [33]

Trong chế biến : đã chú trọng đầu tư phát triển mới và nâng cấp nhiều cơ sởchế biến rau quả đã được trang bị đầu tư thiết bị và công nghệ hiện đại tạo ranhững sản phẩm có chất lượng cao đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu

Đào tạo nguồn nhân lực: đã đào tạo cán bộ kỹ thuật, quản lý vững vềtrình độ chuyên môn, nghiệp vụ góp phần thúc đẩy ngành rau quả Việt Namphát triển nhanh, mạnh và bễn vững [33]

Trong nhiều năm gần đây, nhiều địa phương đã tích cực triển khai các dự

án, đề tài phát triển rau an toàn, tập trung chủ yếu ở các đô thị lớn: Hà Nội có3.756 ha rau an toàn (RAT) chiếm 44% diện tích trồng rau đáp ứng được 20%nhu cầu tiêu dùng Diện tích an toàn ở Vĩnh Phúc là 1500 ha, thành phố Hồ ChíMinh hơn 3000 ha, Bà Rịa - Vũng Tàu có hàng trăm mô hình trồng rau an toàn

Trang 18

thành công và sẽ phát triển đến 1000 ha trong những năm sắp tới Rau sạch cũngđang phát triển ở Hải Phòng, Thái Nguyên, Quảng Ninh, Quảng Nam, AnGiang Đáng mừng là đã có những chủ trương, kế hoạch phát triển rau sạch củanhà nước từ Trung ương đến địa phương cũng như sự hỗ trợ của quốc tế [32].

Mô hình sản xuất rau an toàn được xây dựng ở các tỉnh miền Bắc, trongđó có các tỉnh, thành phố như: Hà Nội, Hưng Yên, Hà Tây, Bắc Ninh, VĩnhPhúc, Hải Phòng là các vùng sản xuất trọng điểm Tính đến tháng 5 năm

2007, tổng diện tích trồng rau của 6 tỉnh đồng bằng sông Hồng này mới chỉđạt 16000 ha, chưa đạt 10 % diện tích trồng rau

Sở NN & PTNT thành phố Hà Nội đã xây dựng đề án sản xuất và tiêuthụ rau an toàn giai đoạn 2007 - 2010 với số tiền đầu tư lên tới 350 tỷ đồng

Đề án đạt mục tiêu đến năm 2010 thành phố có 100 % diện tích sản xuất theotheo quy trình sản xuất rau an toàn [18]

Tại các tỉnh miền Nam, mặc dù hầu hết các tỉnh đã triển khai trồng thử,nhân rộng diên tích trồng rau an toàn, song chưa có thống kê cụ thể nào vềdiện tích trồng rau an toàn tại tỉnh này Thành phố Hồ Chí Minh- địa phươngđược đánh giá là có phong trào phát triển diện tích rau an toàn khá mạnh Đếntháng 5 năm 2007 có tổng số 1.712 ha được công nhận là có đủ điều kiện sảnxuất rau an toàn trên tổng số hơn 2.000 ha trồng rau [18]

Điều tra sản xuất rau có xu hướng ngày càng mở rộng về diện tích vàsản lượng tăng đồng thuận Sản lượng rau tiếp tục gia tăng (3,5%/năm) dotăng diện tích và tăng năng suất Với khối lượng rau trên đây, năm 2009lượng rau sản xuất bình quân đầu người ở Việt Nam đạt xấp xỉ 140kg/người/năm, cao hơn trung bình toàn thế giới (128 kg/người/năm), gấp đôicác nước ASEAN Vấn đề quan trọng hiện nay trong sản xuất rau là chấtlượng vệ sinh an toàn thực phẩm

Tháng 3/2007 Hà Nội đã thông qua đề án “Sản xuất và tiêu thụ rau an

toàn với mục tiêu: “Hoàn thành quy hoạch sản xuất rau an toàn, hình thành

Trang 19

các vùng sản xuất rau an toàn tập trung được đầu tư đồng bộ cơ sở hạ tầng,tăng sản lượng và chất lượng rau an toàn cung cấp cho người tiêu dùng thủ

đô, phấn đấu đến năm 2008 có 80% và năm 2010 có 100% diện tích sản xuấtrau của Hà Nội được sản xuất theo quy trình sản xuất rau an toàn”[2]

Tỉnh Vĩnh Phúc có chương trình “Phát triển rau sạch cộng đồng” nằmtrong chương trình IPM - NNS được triển khai theo quyết định số 179/QĐngày 1/2/1997 của UBND tỉnh Nội dung cơ bản của chương trình là áp dụngcác nguyên tắc IPM trên cây rau, thực hiện 5 điều cấm trong sản xuất, ứngdụng rộng rãi chế phẩm EM và các chế phẩm sinh học khác [18]

Tại Hưng Yên có một số mô hình sản xuất rau an toàn ở quy mô nhỏ

do Viện nghiên cứu rau quả phối hợp với địa phương thực hiện: mô hình dưachuột an toàn tại Kim Động (thực hiện 2004-2007), rau ăn lá tại thị xã HưngYên (thực hiện 2005-2007) Thực hiện yêu cầu của Bộ NN & PTNT hiện nay,

Sở NN & PTNT xây dựng đề án sản xuất rau an toàn giai đoạn 2008 - 2010trên địa bàn toàn tỉnh Dự án hướng tới khép kín từ sản xuất đến tiêu thụ[18]

Hiện nay chưa có một quy trình kỹ thuật sản xuất rau an toàn thốngnhất trong cả nước Mỗi địa phương áp dụng một quy trình sản xuất rau antoàn khác nhau Ở các vùng rau an toàn, phần lớn ngươi dân tự sản xuất, tựtiêu thụ đã dẫn đến đầu ra không ổn định, chưa gây dựng được niềm tin ởngười tiêu dùng về chất lượng rau

Như vậy việc trồng rau an toàn chưa thực sự được các tỉnh và ngườidân coi trọng, sản xuất bấp bênh, tiêu thụ rất khó khăn, quản lý chất lượngchưa được triển khai chặt chẽ

Ngoài các địa phương trên, hiện các tỉnh, thành phố khác như HảiPhòng, Hải Dương, Việt Trì, Thái Bình, Thái Nguyên, Hà Nam, Đà Nẵng, Huế,Cần Thơ đều có các dự án phát triển rau an toàn và các mô hình trình diễn

Trang 20

1.2.2.3 Tình hình sản xuất rau tại Thái Nguyên

Theo thống kê của cục thống kê Thái Nguyên từ năm 2006 - 2010, diệntích gieo trồng và sản lượng rau được thể hiện qua bảng sau

Bảng 1.3 Diện tích, sản lượng rau ở một số địa phương trong tỉnh

Địa điểm Diện tích (ha) Sản lượng (tấn)

2006 2007 2008 2009 2010 2006 2007 2008 2009 2010 Toàn tỉnh 7.176 7.982 8.047 7.724 8.920 8.523 99.879 116.745 117.798 139.635

TP Thái Nguyên 801 782 709 776 815 14.774 14.567 12.492 13.745 1.5382 Sông Công 276 300 349 381 421 2.779 3.147 4.603 5.455 6.133Định Hóa 664 684 725 651 778 5.913 6.059 8.140 8.983 10.497

Võ Nhai 324 348 333 426 324 2.667 3.145 4.175 5.436 4.448Phú Lương 536 529 521 392 290 5.952 5.460 6.520 4.656 3.718Đồng Hỷ 1.013 1.211 1.270 1.055 1.071 14.758 18.160 21.908 18.359 19.469Đại Từ 1.002 1.460 1.572 1.699 2.417 10.318 17.470 22.548 25.158 36.182Phú Bình 1.185 1.220 1.231 1.178 1.381 10.931 13.585 17.010 17.477 21.326Phổ Yên 1.375 1.448 1.337 1.166 1.423 17.140 18.286 19.349 18.460 22.480

(Nguồn: Cục thống kê tỉnh Thái Nguyên tháng 05/2012) Hiện nay, tại Thái Nguyên sản xuất rau an toàn theo VietGAP vẫn

chưa được mở rộng do kinh phí đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, cho nghiêncứu khoa học, cho phân tích chất lượng sản phẩm, xúc tiến thương mại vàquảng bá sản phẩm còn những hạn chế nhất định Sản phẩm chưa có thươnghiệu cũng là một cản trở đến việc mở rộng diện tích sản xuất

Tỉnh đã có chính sách đầu tư cho công tác quy hoạch, phát triển vùngsản xuất rau an toàn

Các ban ngành của tỉnh đã quan tâm đến giải pháp đầu tư đồng bộ từkhâu sản xuất đến khâu tiêu thụ, trong đó khâu sản xuất được hỗ trợ, hướngdẫn và giám sát kỹ thuật

Trang 21

1.3 Các kết quả nghiên cứu liên quan đến đề tài:

1.3.1 Tình hình nghiên cứu ảnh hưởng của liều lượng bón, thời gian bón đến sinh trưởng, phát triển của cây rau và hàm lượng nitrat trong rau

Phân hóa học dùng để bón vào đất cung cấp cho cây trồng và cải tạomôi trường đất Mặt khác phân bón còn dùng để phun qua lá bổ sung dinhdưỡng và điều hòa sinh trưởng cho cây trồng

Theo M Yamaguchi (1983), A Gupta (1987) thì đạm là yếu tố hạn chếhàng đầu với năng suất rau Khi cung cấp đủ đạm cây sinh trưởng phát triểntốt, nếu thiếu đạm thì không những cây sinh trưởng phát triển kém, năng suấtkém mà phẩm chất lại giảm [18]

Theo M.E Yarvan (1980) thì khi bón lượng đạm tăng từ 30 lên 180 kgN/ha làm tăng hàm lượng NO3- trong cà rốt từ 21,7 lên 40,6 mg/kg đều vượtngưỡng cho phép của tổ chức y tế thế giới quy định [18]

Năm 2005 tác giả Rankop, Dimitrop và các tác giả khác cho rằng: Cácthời kỳ sinh trưởng khác nhau của cây cải bắp thì yêu cầu về N, P, K cũng thayđổi từ thời kỳ đầu đến thời kỳ cuối, cây hút 85% đạm, 96% lân và 84% kali [14]

Theo Đặng Thị An và cộng sự (1998) khi khảo sát chất lượng rau ở cácchợ nội thành đã thấy 30 trong 35 loại quả phổ biến có tồn dư NO3 vượt trên500mg/kg Một nghiên cứu khác cho thấy trong các phương thức canh tác rau,rau sản xuất an toàn, đầu tư thấp và rau hữu cơ đều có hàm lượng NO3 dướingưỡng cho phép (500 mg/kg) Trong khi tất cả các mẫu rau sản xuất theohướng thâm canh cao đều có hàm lượng NO3 cao hơn (từ 700-1300mg/kg).12]

Các nghiên cứu gần đây (Trần Khắc Thi và cs, 2008) [29] cho thấy cótới trên 20 yếu tố làm tăng hàm lượng NO3 trong rau xanh và môi trường canhtác nhưng chủ yếu vẫn do các yếu tố sau quyết định:

Bón nhiều phân đạm: Các nghiên cứu cho thấy với nhóm rau cải ăn lácó thời gian sinh trưởng dưới 60 ngày, cứ 10kg N sẽ cho 3 - 3,2 tấn sản

Trang 22

phẩm/ha và dư lượng NO3 sẽ tích lũy 60mg/kg chất xanh Nếu bón quá 80 kg

N thì năng suất chững lại, không theo quy luật và dư lượng NO3 sẽ vượtngưỡng cho phép Với mỗi nhóm cây việc tích lũy NO3 trong sản phẩm ănđược có khác nhau theo thứ tự: lá- thân- củ- quả

Theo diễn đàn rau sạch và sức khỏe cộng đồng, khi phân tích hàm lượngnitrat trên rau cải bắp, cải xanh, su hào, cà chua, đậu, chè trong sản xuất ở cácđịa phương: Hà Nội, Thái Nguyên, Bắc Giang, Hải Phòng, Nam Định, thànhphố Hồ Chí Minh, trên 100 mẫu kiểm tra đều vượt quá tiêu chuẩn cho phép từ1,3 - 5 lần [ 18]

Theo số liệu điều tra của Trung tâm Tư vấn đầu tư về nitrat trong raunghiên cứu trên thị trường Hà Nội và một số địa phương khác cho thấy: sựtồn tại dư lượng nitrat trong rau vượt quá tiêu chuẩn cho phép: Mẫu rau tạichợ Ngã tư sở ( Hà Nội), cải trắng có dư lượng nitrat cao gấp 9,47 lần, cảixanh 3,47 lần, dưa chuột là 5,08 lần, bắp cải 3,13 lần; tương tự trong các mẫurau cải bắp ở Hoằng Hóa - Thanh Hóa là 3,13 lần; một số mẫu củ cải ở SócSơn - Hà Nội là 8,5 lần [ 18]

Theo Vũ Thị Đào( 1999), khi nghiên cứu ảnh hưởng của lượng bón phânđạm đến tích lũy nitrat trong rau ở các thí nghiệm trồng rau sạch cho thấy:Đối với cải bao, hành khi mức bón đạm càng cao thì sự tích lũy nitrat càngcao và đều vượt ngưỡng cho phép Cụ thể là mức bón đạm của cải bao từ 90 -

180 kg N/ha thì sự tích lũy nitrat tăng dần từ 1.240 - 2.737 mg/kg tươi; vớihành hoa mức bón đạm từ 50 - 90 kgN/ha thì dư lượng nitrat tăng từ 645-1.050mg/kg tươi [ 11]

Bón phân hóa học, đặc biệt là bón phân đạm liều lượng quá cao sẽ ảnhhưởng đến chất lượng nông sản, trong đó được quan tâm nhiều nhất là làmtăng hàm lượng nitrat trong rau quả Theo Bùi Xuân Quang (1998), với càchua nếu bón liều lượng đạm trên 150 kgN/ha, bắp cải trên 200 kg N/ha, cảingọt trên 120 kgN/ha thì dễ dẫn đến hàm lượng nitrat tích lũy trong sản phẩm

Trang 23

vượt quá mức cho phép [ 25] Ngoài ra, việc sử dụng phân lân, kali, phân bón

lá cũng ảnh hưởng đến sự tích lũy hàm lượng nitrat trong rau Kết quả nghiêncứu trên cải bắp khi sử dụng super lân bón với liều lượng 80 kg P2O5/ha, 80 -

100 kg K2O/ha hàm lượn nitrat trong rau giảm rõ rệt

Nghiên cứu của Bùi Quang Xuân ( 1993-1997) về ảnh hưởng của phânbón đến năng suất và hàm lượng nitrat trong rau trên đất phù sa sông Hồng đãcho thấy việc bón phân đạm làm tăng hàm lượng nitrat trong đất và cả trongrau Liều lượng bón đạm thích hợp nhất để rau đạt năng suất cao,hàm lượngnitrat trong ngưỡng cho phép đơi với súp lơ là 120 kgN/ha, hành tây là 100 kgN/ha, cải bắp 200 kgN/ha Bón đạm kết hợp với kali hoặc lân với liều lượngthích hợp đều làm tăng năng suất và giảm lượng nitrat trong rau [ 25]

Cải bắp là loại rau ăn lá, cho nên có nhu cầu đối với nguyên tố dinhdưỡng khá cao Với năng suất 30 tấn/ha cải bắp, cây lấy đi từ đất 125kg N,33kg P2O5, 109 kg K2O Hiện nay ở một số cơ sở sản xuất, nông dân đã đạtđược các năng suất 80-100 tấn/ha cải bắp, thì lượng các chất dinh dưỡng đượchút từ đất lại càng nhiều hơn rất nhiều Ngoài các nguyên tố đa lượng, cải bắpcũng hút đi từ đất một lượng canxi đáng kể: với mức năng suất 30 tấn/ha, câylấy đi 2 kg CaO/ha [36]

1.3.2 Tình hình nghiên cứu và sử dụng thuốc BVTV

Thuốc bảo vệ thực vật cũng là một nhân tố gây mất ổn định môi trường,nó gây ô nhiễm nguồn nước, đất, để lại dư lượng trên nông sản phẩm gây độccho người và nhiều loài động vật máu nóng Tuy nhiên trong những năm gầnđây, vấn đề bảo vệ môi trường được quan tâm hơn bao giờ hết, nhiều loạithuốc bảo vệ thực vật mới, trong đó nhiều thuốc trừ sâu bệnh sinh học có hiệuquả cao, an toàn với môi trường được ra đời

Khi phun thuốc trừ sâu, trừ bệnh, trừ cỏ dại thuốc sẽ tạo thành một lớpmỏng trên bề mặt lá, quả, thân cây, mặt đất, mặt nước và một lớp chất lắng gọi là

dư lượng ban đầu của thuốc Theo Cục BVTV những năm gần đây việc sử dụng

Trang 24

thuốc BVTV tăng cả về chủng loại thuốc, số lần phun, nồng độ, thời gian cách

ly Số lượng thuốc BVTV nhập khẩu tăng 8 lần trong vòng 20 năm (1990 nhập15.000 tấn; 1998 nhập 33.000 tấn; 2008: 71.000 tấn; 2010: 110.000 tấn) [18]

- Nhiều nông dân còn sử dụng những loại thuốc nhập lậu có độc tố cao

đã bị cấm sử dụng như Monitor, Wofatox do còn một nguyên nhân nữa làcác loại thuốc nhập lậu này giá rẻ, phổ diệt sâu rộng và hiệu quả diệt cao

- Một nguyên nhân quan trọng khác là khoảng thời gian cách ly giữa lầnphun thuốc cuối cùng tới lúc thu hoạch không được tuân thủ nghiêm ngặt, đặc biệtlà các loại rau thu hoạch liên tục như dưa chuột, cà chua, đậu côve, mướp đắng Tại các vùng rau tập trung chuyên canh ven thành phố như Hà Nội, Đà Lạt

- Tại các vùng sản xuất rau chuyên canh luôn tạo nguy cơ cho các loàisâu bệnh hại liên tục phát sinh phát triển và gây hại trên diện rộng, nguy cơbùng phát dịch luôn luôn tiềm ẩn, do vậy người nông dân sử dụng thuốcBVTV tăng số lần phun, tăng liều lượng và nồng độ

- Do hệ số sử dụng ruộng đất cao, thời vụ rải đều đã tạo ra nguồn thức ănliên tục cho các loại sâu và tạo ra sự di chuyển của bướm ngày càng mạnh mẽ từruộng sắp thu hoạch tới ruộng mới trồng, do vậy khó tránh khỏi việc sử dụngthuốc thường xuyên Trung bình một chu kì trồng cải bắp, người nông dân phảiphun tư 7- 15 lần với lượng thuốc từ 4 - 5 kg/ha trong một vụ từ 75 - 90 ngày [18]

Ngoài ra, nhiều nông dân còn sử dụng nhiều loại thuốc trừ sâu độ độccao (nhóm I, II) để bảo quản hạt giống các loại rau hay bị sâu, mọt như hạtmùi, tía tô, rau dền, rau muống, húng quế

Với hiện trạng sử dụng thuốc BVTV như vậy dư lượng thuốc BVTVthường cao hơn rất nhiều so với ngưỡng cho phép Kiểm tra 35 mẫu rau tạicác tỉnh phía Nam, Cục BVTV phát hiện tới 54% mẫu có dư lượng thuốc bảovệ thực vật, trong đó 8,6% mẫu được phát hiện có hàm lượng thuốc bảo vệthực vật đủ khả năng gây ngộ độc cho người sử dụng Tại Bình Dương, kiểmtra 228 mẫu có đến 72 mẫu phát hiện dư lượng clo và 9 mẫu có dư lượng

Trang 25

thuốc bảo vệ thực vật vượt giới hạn Tại Đồng Nai, kiểm tra 495 mẫu rau, cótới 56 mẫu có dư lượng thuốc bảo vệ thực vật cao gấp nhiều lần tiêu chuẩncho phép [2].

1.3.3.Tình hình nghiên cứu và sử dụng màng phủ nông nghiệp

Những nghiên cứu trên thế giới và trong nước cho thấy màng phủ nôngnghiệp có nhiều tác dụng như: hạn chế côn trùng, làm giảm số lần phun thuốctrừ sâu bệnh Màng phủ cách ly mầm bệnh tấn công từ đất hay từ rơm rạ lêncây, bề mặt màng phủ khô nhanh sau khi mưa, lá chân khô ráo, không thuậnlợi cho mầm bệnh phát triển Hạn chế cỏ dại: màng phủ có mặt đen ngăn cảnánh sáng mặt trời, làm cho cỏ dại không thể mọc được, … Điều hòa độ ẩmmặt đất và giữ cấu trúc đất: Mùa nắng mặt đất có màng phủ ngăn cản sự bốc hơinước, giữ độ ẩm cho đất, mùa mưu lượng nước mưa không trực tiếp rơi trên mặtluống nên rễ cây không bị úng nước, mặt luống không bị xói mòn, đất giữ đượccấu trúc tơi xốp và độ ẩm ổn định Màng phủ ngăn cản sự bốc hơi của phânđạm, làm giảm sự rửa trôi của phân bón khi tưới nước hoặc gặp trời mưa to Sựhấp thụ các chất dinh dưỡng N, P, K, Ca, Mg từ bộ rễ cây trồng có sử dụngmàng phủ cao hơn 1,4 - 1,5 lần so với không sử dụng màng phủ

Màng phủ đã được sử dụng ở nhiều quốc gia trên thế giới như: Mỹ,Hàn Quốc, Nhật Bản, Thái Lan, Indonesia… trong hơn 20 năm qua

Ở Việt Nam, trường Đại học Cần Thơ đã bắt đầu nghiên cứu, sử dụngmàng phủ nông nghiệp từ năm 1992, nhưng tập trung nhất từ năm 1997 -

2000 Việc sử dụng màng phủ nông nghiệp được thực hiện nhiều hơn khoảng4-5 năm trở lại đây, đặc biệt các thí nghiệm Nghệ An cho thấy việc sử dụngmàng phủ cho cây lạc đã làm tăng năng suất từ 30-40% so với không sử dụngmàng phủ; tại Thành Phố Hồ Chí Minh, Viện nghiên cứu dầu thực vật cũng

đã tiến hành các thử nghiệm về biện pháp sử dụng màng phủ cho lạc từ năm2001- 2001, năng suất thu được tăng từ 20- 32% so với không sử dụng màng

Trang 26

phủ Hiện nay, đồng bằng Sông Cửu Long có hơn 1.000 ha rau được trồng vớimàng phủ nông nghiệp [17].

TheoTrung tâm nghiên cứu khuyến nông Quốc gia năng suất các loạicây trồng tăng từ 30-35%, chất lượng sản phẩm tốt hơn, mã quả đẹp hơn, đều hơn,

tỷ lệ sản phẩm đạt tiêu chuẩn chế biến hoặc xuất khẩu tươi đạt cao hơn So với lốicanh tác thông thường tuy vốn đầu tư ban đầu có cao hơn một ít nhưng chi phí giáthành sản phẩm giảm 20%, lợi nhuận của người nông dân tăng 50%, thậm chínhiều hộ điển hình đã cho mức lợi nhuận gấp 2, gấp 3 lần[34]

1.4 Tiêu chuẩn về hàm lượng nitrat trong rau quả trên thế giới và Việt Nam.

Ở các nước trên thế giới , tất cả các loại rau quả tươi nhập khẩu đềuđược kiểm tra chất lượng một cách chặt chẽ Hàm lượng nitrat tích lũy trongrau quả phải đảm bảo dưới ngưỡng quy định Ở Việt Nam đánh giá tiêu chuẩncho phép về hàm lượng nitrat củ các loại rau chưa rõ đầy đủ, chỉ có ở một sốrau ăn củ, quả, rau gia vị, phần lớn các loại rau của nước ta chưa có các tiêuchuẩn cụ thể quy định về hàm lượng nitrat, chủ yếu đều dựa trên quy chuẩncủa thế giới

Trang 27

Bảng 2.3 Mức giới hạn tối đa cho phép của hàm lượng Nitrat (NO 3 -)

trong một số sản phẩm rau, quả tươi (mg/kg)

Trang 28

Chương 2 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1 Đối tượng và vật liệu nghiên cứu

*Giống cải bắp KK Cross: Là giống chín sớm trung bình, thời gian sinhtrưởng 75 -85 ngày Đặc điểm của giống này là phiến lá nhỏ, tròn, dày, gân láphân bố dầy nổi rõ, lá xanh thẫm mặt lá có sáp Cuống lá ngắn, dẹt Cây gọnphù hợp cho cây trồng dầy Bắp có dạng bằng đầu, khối lượng bắp trung bìnhđạt 1,0-1,5kg Năng suất trung bình đạt 25-30tấn/ha, năng suất cao đạt 45-50tấn/ha K.K Cross là giống cải bắp được phổ biến rộng rãi trên nhiều vùngrau trong cả nước Có thể trồng trong vụ sớm và muộn nhưng trong chính vụnăng suất cao nhất

* Màng phủ nông nghiệp: Màng phủ nông nghiệp còn gọi là "màngbạt" hay "thảm", là một loại nhựa dẻo, mỏng, chuyên dùng để phủ luốngtrồng Màng phủ nông nghiệp được sử dụng thực hiện thí nghiệm có cấu tạogồm 2 mặt: một mặt đen, một mặt bạc

Trang 29

2.2 Địa điểm và thời gian nghiên cứu

2.2.1 Địa điểm nghiên cứu

Đề tài được tiến hành tại xã Huống Thượng - Đồng Hỷ- Thái Nguyên

2.2.2 Thời gian nghiên cứu

Thời gian nghiên cứu từ tháng 8/2012 đến tháng 01/2013

2.3 Nội dung nghiên cứu.

2.3.1 Xác định thời gian cách ly bón phân đạm phù hợp đối với rau cải bắp

tại Thái Nguyên

2.3.2 Nghiên cứu ảnh hưởng của lượng đạm bón đến dư lượng NO3 -và năngsuất rau cải bắp tại Thái Nguyên

2.3.3 Nghiên cứu ảnh hưởng của một số loại bảo vệ thực vật đến phòng trừsâu hại rau cải bắp tại Thái Nguyên

2.3.4 Nghiên cứu ảnh hưởng của màng phủ nông nghiệp đến năng suất vàhiệu quả kinh tế đối với rau cải bắp tại Thái Nguyên

2.4 Phương pháp nghiên cứu:

- Diện tích: 360 m2, mỗi công thức thí nghiệm là 20 m2

- Công thức thí nghiệm:

+ Công thức 1: Thu hoạch sau bón phân đạm 05 ngày

+ Công thức 2: Thu hoạch sau bón phân đạm 07 ngày

+ Công thức 3: Thu hoạch sau bón phân đạm 09 ngày

+ Công thức 4: Thu hoạch sau bón phân đạm 11 ngày

+ Công thức 5: Thu hoạch sau bón phân đạm 13 ngày

+ Công thức 6: Thu hoạch sau bón phân đạm 15 ngày

Trang 30

- Diện tích: 300 m2, mỗi công thức thí nghiệm là 20 m2

- Công thức thí nghiệm:

CT1: Không bón đạm ( đối chứng)

CT2: 95kg N (tương đương 206 kg đạm urê/ ha)

CT3: 115kg N ( tương đương 250 kg đạm urê/ ha)

CT4: 135kg N ( tương đương 294 kg đạm urê/ ha)

CT5: 150kg N ( tương đương 326 kg đạm urê/ ha)

Trang 31

Thí nghiệm 3: Ảnh hưởng của một số loại thuốc bảo vệ thực vật đến phòng trừ sâu hại rau cải bắp tại Thái Nguyên

- Phương pháp bố trí thí nghiệm: Theo khối ngẫu nhiên hoàn chỉnh, thínghiệm gồm 5 công thức với 3 lần nhắc lại

- Diện tích: 300 m2, mỗi công thức thí nghiệm là 20 m2

- Công thức thí nghiệm:

CT1: Không phun thuốc bảo vệ thực vật (đối chứng)

CT2: Thuốc trừ sâu Sherpa 25EC (Theo tập quán canh tác của nông dân)CT3: Thuốc trừ sâu Scorpion 18EC

CT4: Thuốc trừ sâu Aremec 36EC

CT5: Thuốc trừ sâu Elincol 12ME

- Diện tích: 120 m2, mỗi công thức thí nghiệm là 20 m2

- Công thức thí nghiệm:

CT1: Không có màng phủ ( đối chứng)

CT2: Có màng phủ nông nghiệp

Dải bảo vệ

Trang 32

- Sơ đồ bố trí thí nghiệm

2.4.2 Các chỉ tiêu và phương pháp theo dõi

- Các chỉ tiêu về sinh trưởng phát triển:

+ Chọn ngẫu nhiên 5 cây theo 5 điểm đường chéo góc, 10 ngày theodõi/ lần

+ Từ trồng đến trải lá bàng (ngày): Tính đến thời điểm 50% số cây theodõi trải lá bàng

+ Từ trồng đến cuộn bắp (ngày): Tính đến thời điểm 50% số cây theodõi cuộn bắp

+ Thời gian từ trồng đến thu hoạch (ngày)

+ Số lá ngoài (lá/cây): Đếm số là, đánh dấu lá cuối cùng

+ Đường kính tán (cm): Dùng thước đo 2 đường vuông góc, chia trung bình.+ Đường kính bắp (cm): Dùng thước đo 2 đường vuông góc, chia trung bình+ Tỷ lệ bắp cuốn (%): Số bắp cuốn/tổng số cây x 100

+ Độ chặt bắp: Được tính theo công thức:

H x D2 x 0,52Trong đó:

P: độ chặt của bắp

G: khối lượng trung bình bắp (g)

H: Chiều cao chiều (cm)

D2: Chiều dài x chiều rộng 0,52: Hệ số điều chỉnh

Dải bảo vệ

Trang 33

- Chỉ tiêu về sâu bệnh:

+ Đánh giá mức độ phổ biến ( tần suất xuất hiện) của sâu bệnh hại raucải bắp

Tần suất xuất hiện của sâu bệnh hại được xác định thông qua điều tra tự

do trong suốt quá trình làm thí nghiệm

Mật độ sâu hại được xác định thông qua tần suất xuất hiện trong quátrình điều tra theo phương pháp 5 điểm chéo góc, mỗi điểm 1 m2, không lặplại diện tích lần trước đã điều tra

Nếu < 5% số lần bắt gặp + rải rác

Nếu > 5 - 25% số lần bắt gặp ++ ítNếu > 25 - 50% số lần bắt gặp +++ trung bình Nếu > 50 - 75% số lần bắt gặp ++++ nhiềuNếu > 75% số lần bắt gặp +++++ rất nhiều+ Sâu hại: Sâu tơ, sâu xanh bướm trắng(con/m2)

Mật độ:

Xi = Tổng số sâu điều tra

Tổng số cây điều tra+ Hiệu lực của thuốc BVTV: Tính theo công thức Henderson-Tilton

Ta là số sâu sống ở công thức thí nghiệm sau khi phun thuốc

Tb là số sâu sống ở công thức thí nghiệm trước khi phun thuốc

Cb là số sâu sống ở công thức đối chứng trước khi phun thuốc

Ca là số sâu sống ở công thức đối chứng sau khi phun thuốc

HL là hiệu lực của thuốc (%)

Mức độ phổ biến ( %) = Số lần phát hiện sâu, bệnh

Tổng số lần điều tra x 100

HL (%)

Ta x Cb

= 1 - - x 100

Tb x Ca

Trang 34

+ Bệnh hại: Bệnh thối nhũn, bệnh lở cổ rễ, bệnh đốm vòng ( Tỷ lệ bị hại)

Tỷ lệ cây bị hại (%) = Tổng số cây bị bệnh x 100

Tổng số cây theo dõi

Tỷ lệ lá bị hại (%) = Tổng số lá bị bệnh x 100

Tổng số lá theo dõi

- Chỉ tiêu về năng suất:

+ Khối lượng TB bắp (kg/bắp)

+ Khối lượng TB cây (kg/cây)

+ Số cây thực thu/ ô thí nghiệm: Đếm số cây thực tế cho thu hoạch+ Năng suất thực thu/ô thí nghiệm: Cân khối lượng cây, bắp thựctế/ô(kg)

+Năng suất lý thuyết (tấn/ha)=Khối lượng TB/bắp x mật độ trồng(kg/ha)

- Chỉ tiêu về đánh giá chất lượng

Hàm lượng NO3-

- Chỉ tiêu về hiệu quả kinh tế:

+ Tổng chi (Tr.đ/ha) = Chi phí vật chất + Công lao động + Các chi phí khác+ Tổng thu (Tr.đ/ha) = Năng suất thực thu x giá bán

+ Lãi thuần (Tr.đ/ha) = Tổng thu - Tổng chi

Thí nghiệm được bố trí tại vùng sản xuất rau an toàn xã Huống Thượng

- Đồng Hỷ - Thái Nguyên

Trang 35

* Thời gian bố trí thí nghiệm

- Vụ sớm: Trồng từ 20/8/2012

- Vụ chính: Thực hiện từ 25/10/2012

* Mật độ, khoảng cách trồng

- Vụ sớm: 50 x 40 cm

- Vụ chính: 50 x 50 cm

- Mật độ: 35.000 - 40.000 cây /ha

* Phân bón, thuốc bảo vệ thực vật:

- Phương pháp bón phân

+ Bón lót: 100% HC + 100% P2O5 + 25% N + 20% K2O

+ Bón thúc chia làm 4 lần

Thúc lần 1: Sau khi cây hồi xanh: 20% N + 15% K2O

Thúc lần 2: Thời kỳ cây trài lá bàng: 25% N + 30% K2O

Thúc lần 3: Thời kỳ cây chuẩn bị cuốn bắp: 25% N + 35% K2O

Thúc lần 4: Trước khi thu hoạch 12 - 15 ngày: 15% N + 10% K2OBón phân mỗi lần kết hợp làm cỏ, xới xáo và vun gốc

- Phương pháp phun thuốc bảo vệ thực vật: Phun ướt đều lá và gốc câytrồng khi sâu tuổi nhỏ

* Phương pháp màng phủ nông nghiệp:

-Lên luống cao 20 - 40cm tùy mùa vụ, mặt luống phải bằng phẳng

- Rải phân lót: Toàn bộ vôi, phân chuồng và 1/4 lượng phân hóa họcrải, trộn đều trên mặt luống

- Đậy màng phủ: Tưới ướt mặt luống trồng khi đậy màng phủ

- Đục lỗ màng phủ: Dùng lon sửa bò đường kính 10cm

Trang 36

Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.1 Kết quả nghiên cứu thời gian cách ly bón phân đạm phù hợp đối với rau cải bắp vụ tại Thái Nguyên

Hàm lượng nitrat trong rau là một trong những chỉ tiêu quan trọng để đánhgiá rau an toàn bởi những độc tính và tác hại của nó vượt quá ngưỡng cho phép

Nitrat là một ion độc có trong rau quả, hàm lượng của nó liên quan chặtchẽ đến liều lượng phân đạm sử dụng Sự có mặt của nitrat với hàm lượng lớngây hại tác động xấu đến sức khoẻ:

+ Sự tạo thành methemoglobinemia làm mất khả năng vận chuyển oxicủa hemoglobin Trẻ em mắc chứng bệnh này thường xanh xao, dễ bị đe doạđến cuộc sống

+ Sự tạo thành các hợp chất gây ung thư (nitrosamin)

Do vậy, việc phân tích xác định nhanh hàm lượng của các độc tố(trong đó có nitrat) có trong rau quả là hết sức cần thiết nhằm đánh giá chấtlượng rau quả trên thị trường đồng thời có thể giúp các cơ quan chức năngtrong việc kiểm tra giám sát chất lượng lương thực, thực phẩm nhằm bảo vệsức khoẻ người tiêu dùng

Kết quả lấy mẫu phân tích chất lượng sản phẩm cho thấy, ở các mốcthời gian bón phân đạm trước thu hoạch khác nhau cho kết quả dư lượngNitrat khác nhau trong cả 2 vụ sớm và vụ chính Hàm lượng nitrat trong raucải bắp giảm dần từ công thức 1 ( thu hoạch sau bón phân đạm 5 ngày) đếncông thức 6 ( thu hoạch sau bón phân đạm 15 ngày)

Trang 37

Bảng 3.1 Ảnh hưởng của thời gian cách ly bón phân đạm đến dư lượng

NO 3 - và năng suất rau cải bắp KK Cross tại Thái Nguyên

Thời vụ Công thức

Hàm lượng NO 3 -

(mg/kg)

Tiêu chuẩn Việt Nam (mg/kg)

So sánh với TCVN ( mg/kg)

NSTT (tấn/ha)

Kết quả thí nghiệm còn cho thấy, với thời gian thu hoạch sau bón phânđạm tăng dần từ công thức 1 (thu hoạch sau bón phân đạm 5 ngày) đến công

Trang 38

thức 6 ( thu hoạch sau bón phân đạm 15 ngày) cao hơn ngưỡng cho phép là168-178 mg/kg, công thức 6 có hàm lượng nitrat thấp nhất từ 392-398 mg/kg ,công thức 2 ( thu hoạch sau bón phân đạm 7 ngày) là 515 mg/kg, xấp xỉngưỡng cho phép, có thể điều chỉnh thời gian thu hoạch cách ly thêm từ 2-4ngày nhằm đảm bảo chất lượng sản phẩm Công thức 3 ( thu hoạch sau bón phânđạm 9 ngày), công thức 4 ( thu hoạch sau bón phân đạm 11 ngày), công thức 5( thu hoạch sau bón phân đạm 13 ngày), công thức 6( thu hoạch sau bón phânđạm 15 ngày) là 4 công thức có hàm lượng nitrat dưới ngưỡng 500 mg/kg tươngứng là 457 mg/kg, 413 mg/kg, 407 mg/kg ,398 mg/kg sản phẩm tươi.

Qua theo dõi chúng tôi thấy, ở cả 2 vụ năng suất cải bắp tăng dần từ thuhoạch sau bón phân đạm 5 ngày đến thu hoạch sau bón phân 11, sau đó năngsuất giảm dần từ ngày bón phân trước thu hoạch 13 ngày Điều đó chứng tỏkéo dài thời gian thu hoạch sau bón phân đạm đã cho năng suất cao, chỉ đếnthời gian thu hoạch sau bón phân đạm 11 ngày năng suất đạt cao nhất, dưlượng nitrat dưới ngưỡng qui định của TCVN

3.2 Ảnh hưởng của lượng đạm bón đến năng suất rau cải bắp KK Cross tại Thái Nguyên

3.2.1 Ảnh hưởng của lượng đạm đến các giai đoạn sinh trưởng của cải bắp KK Cross

Thời gian phát dục ở các giai đoạn sinh trưởng và thời gian sinh trưởnglà đặc tính nông học của từng giống Tuy nhiên nó còn chịu sự chi phối củacác điều kiện tác động khác như thời vụ, kỹ thuật canh tác, kỹ thuật bón phânvà các điều kiện ngoại cảnh, trong thí nghiệm này chúng tôi nghiên cứu ảnhhưởng của lượng đạm bón đến thời gian sinh trưởng phát dục của cây và thuđược kết quả sau:

Trang 39

Bảng 3.2 Ảnh hưởng của lượng đạm bón đến các giai đoạn sinh trưởng

của cải bắp KK Cross

Thời vụ Công thức Thời gian từ trồng đến ( ngày)

Trải lá bàng Cuốn bắp Thu hoạch

Vụ sớm giai đoạn từ trồng đến cuốn bắp giữa các công thức dao động

từ 36 - 40 ngày, CT2, CT3 có thời gian từ trồng đến cuốn bắp ngắn nhất là 36,CT4 là 38 ngày, CT1, CT5 có thời gian dài nhất là 40 ngày Thời gian từtrồng đến khi thu hoạch bắp của các công thức dao động từ 76-82 ngày

Thời gian từ trồng đến khi thu hoạch bắp của các công thức dao động

từ 76-82 ngày, từ CT1, CT2 (82 ngày) đến CT4, CT5 (76 ngày)

Trang 40

Sở dĩ có sự sai khác giữa các công thức như vậy là do bón phân đạm làyếu tố kéo dài thời gian sinh trưởng của cây Như vậy thời gian từ trồng đếncác giai đoạn sinh trưởng và tổng thời gian sinh trưởng của bắp cải tỷ lệnghịch với liều lượng đạm bón từ CT2 đến CT4.

3.2.2 Ảnh hưởng của lượng đạm bón đến tốc độ ra lá ngoài của cải bắp

Lá là cơ quan quang hợp chủ yếu của cây xanh nói chung và cải bắpnói riêng để tổng hợp nên chất hữu cơ nuôi cây Do đó động thái ra lá quyếtđịnh đến tốc độ sinh trưởng của cây, đến khả năng quang hợp và tích luỹ dinhdưỡng cho cây Mặt khác cơ quan dinh dưỡng của cải bắp là bắp, cây sinhtrưởng, phát triển càng tốt thì năng suất đạt càng cao

Bảng 3.3 Ảnh hưởng của lượng đạm bón đến số lá ngoài của rau cải bắp

KK Cross Thời vụ

Công thức

Ngày sau khi trồng (lá )

Ngày đăng: 30/05/2014, 23:13

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 2.3. Mức giới hạn tối đa cho phép của hàm lượng Nitrat (NO 3 - )  trong một số sản phẩm rau, quả tươi (mg/kg) - Nghiên cứu ảnh hưởng một số biện pháp kỹ thuật đến năng suất  và chất lượng cải bắp tại thái nguyên
Bảng 2.3. Mức giới hạn tối đa cho phép của hàm lượng Nitrat (NO 3 - ) trong một số sản phẩm rau, quả tươi (mg/kg) (Trang 27)
Bảng 3.1. Ảnh hưởng của thời gian cách ly bón phân đạm đến dư lượng  NO 3 -   và năng suất rau cải bắp KK Cross tại Thái Nguyên - Nghiên cứu ảnh hưởng một số biện pháp kỹ thuật đến năng suất  và chất lượng cải bắp tại thái nguyên
Bảng 3.1. Ảnh hưởng của thời gian cách ly bón phân đạm đến dư lượng NO 3 - và năng suất rau cải bắp KK Cross tại Thái Nguyên (Trang 37)
Bảng 3.2. Ảnh hưởng của lượng đạm bón đến các giai đoạn sinh trưởng   của cải bắp KK Cross - Nghiên cứu ảnh hưởng một số biện pháp kỹ thuật đến năng suất  và chất lượng cải bắp tại thái nguyên
Bảng 3.2. Ảnh hưởng của lượng đạm bón đến các giai đoạn sinh trưởng của cải bắp KK Cross (Trang 39)
Bảng 3.3. Ảnh hưởng của lượng đạm bón đến số lá ngoài của rau cải bắp  KK Cross - Nghiên cứu ảnh hưởng một số biện pháp kỹ thuật đến năng suất  và chất lượng cải bắp tại thái nguyên
Bảng 3.3. Ảnh hưởng của lượng đạm bón đến số lá ngoài của rau cải bắp KK Cross (Trang 40)
Bảng 3.4. Ảnh hưởng của lượng đạm bón đến đường kính tán lá rau cải  bắp KK Cross - Nghiên cứu ảnh hưởng một số biện pháp kỹ thuật đến năng suất  và chất lượng cải bắp tại thái nguyên
Bảng 3.4. Ảnh hưởng của lượng đạm bón đến đường kính tán lá rau cải bắp KK Cross (Trang 43)
Bảng 3.6.  Ảnh hưởng của lượng đạm bón đến tình hình sâu hại  chủ yếu  trên cây cải bắp - Nghiên cứu ảnh hưởng một số biện pháp kỹ thuật đến năng suất  và chất lượng cải bắp tại thái nguyên
Bảng 3.6. Ảnh hưởng của lượng đạm bón đến tình hình sâu hại chủ yếu trên cây cải bắp (Trang 48)
Bảng 3.7. Ảnh hưởng của lượng đạm bón đến các yếu tố cấu thành năng  suất và năng suất của cải bắp KK Cross - Nghiên cứu ảnh hưởng một số biện pháp kỹ thuật đến năng suất  và chất lượng cải bắp tại thái nguyên
Bảng 3.7. Ảnh hưởng của lượng đạm bón đến các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của cải bắp KK Cross (Trang 50)
Đồ thị 3.5 . Ảnh hưởng của lượng đạm bón đến năng suất lý thuyết và  năng suất thực thu của cải bắp KK CROSS vụ sướm - Nghiên cứu ảnh hưởng một số biện pháp kỹ thuật đến năng suất  và chất lượng cải bắp tại thái nguyên
th ị 3.5 . Ảnh hưởng của lượng đạm bón đến năng suất lý thuyết và năng suất thực thu của cải bắp KK CROSS vụ sướm (Trang 51)
Bảng 3.8. Ảnh hưởng của liều lượng đạm bón đến kết quả phân tích dư  lượng NO 3 -  trên cải bắp KK Cross - Nghiên cứu ảnh hưởng một số biện pháp kỹ thuật đến năng suất  và chất lượng cải bắp tại thái nguyên
Bảng 3.8. Ảnh hưởng của liều lượng đạm bón đến kết quả phân tích dư lượng NO 3 - trên cải bắp KK Cross (Trang 53)
Bảng 3.9. Sơ bộ hạch toán hiệu quả kinh tế - Nghiên cứu ảnh hưởng một số biện pháp kỹ thuật đến năng suất  và chất lượng cải bắp tại thái nguyên
Bảng 3.9. Sơ bộ hạch toán hiệu quả kinh tế (Trang 54)
Bảng 3.10. Ảnh hưởng của một số loại thuốc BVTV sau phun đến mật độ  sâu hại chính trên cải bắp KK Cross - Nghiên cứu ảnh hưởng một số biện pháp kỹ thuật đến năng suất  và chất lượng cải bắp tại thái nguyên
Bảng 3.10. Ảnh hưởng của một số loại thuốc BVTV sau phun đến mật độ sâu hại chính trên cải bắp KK Cross (Trang 55)
Bảng 3.12. Ảnh hưởng của thuốc BVTV đến các yếu tố cấu thành năng   suất và năng suất của cải bắp KK Cross - Nghiên cứu ảnh hưởng một số biện pháp kỹ thuật đến năng suất  và chất lượng cải bắp tại thái nguyên
Bảng 3.12. Ảnh hưởng của thuốc BVTV đến các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của cải bắp KK Cross (Trang 59)
Bảng 3.13. Sơ bộ hạch toán kinh tế - Nghiên cứu ảnh hưởng một số biện pháp kỹ thuật đến năng suất  và chất lượng cải bắp tại thái nguyên
Bảng 3.13. Sơ bộ hạch toán kinh tế (Trang 62)
Bảng 3.16. Ảnh hưởng của màng phủ đến đường kính tán lá rau cải bắp  KK Cross - Nghiên cứu ảnh hưởng một số biện pháp kỹ thuật đến năng suất  và chất lượng cải bắp tại thái nguyên
Bảng 3.16. Ảnh hưởng của màng phủ đến đường kính tán lá rau cải bắp KK Cross (Trang 66)
Bảng 3.18.  Ảnh hưởng của màng phủ đến tình hình sâu hại  chủ yếu trên  cây cải bắp KK Cross - Nghiên cứu ảnh hưởng một số biện pháp kỹ thuật đến năng suất  và chất lượng cải bắp tại thái nguyên
Bảng 3.18. Ảnh hưởng của màng phủ đến tình hình sâu hại chủ yếu trên cây cải bắp KK Cross (Trang 69)
Bảng 3.20. Ảnh hưởng của màng phủ đến kết quả phân tích dư lượng  NO 3 -  trên cải bắp - Nghiên cứu ảnh hưởng một số biện pháp kỹ thuật đến năng suất  và chất lượng cải bắp tại thái nguyên
Bảng 3.20. Ảnh hưởng của màng phủ đến kết quả phân tích dư lượng NO 3 - trên cải bắp (Trang 72)
Bảng 3.21. Hiệu quả kinh tế - Nghiên cứu ảnh hưởng một số biện pháp kỹ thuật đến năng suất  và chất lượng cải bắp tại thái nguyên
Bảng 3.21. Hiệu quả kinh tế (Trang 73)
Bảng 3.5. Ảnh hưởng của lượng đạm bón đến 1 số chỉ tiêu bắp - Nghiên cứu ảnh hưởng một số biện pháp kỹ thuật đến năng suất  và chất lượng cải bắp tại thái nguyên
Bảng 3.5. Ảnh hưởng của lượng đạm bón đến 1 số chỉ tiêu bắp (Trang 87)
Bảng 3.8. Ảnh hưởng của lượng đạm bón đến các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của cải bắp - Nghiên cứu ảnh hưởng một số biện pháp kỹ thuật đến năng suất  và chất lượng cải bắp tại thái nguyên
Bảng 3.8. Ảnh hưởng của lượng đạm bón đến các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của cải bắp (Trang 90)
Bảng 3.11. Ảnh hưởng của một số loại thuốc BVTV sau phun đến  hiệu lực trừ sâu trên cải bắp - Nghiên cứu ảnh hưởng một số biện pháp kỹ thuật đến năng suất  và chất lượng cải bắp tại thái nguyên
Bảng 3.11. Ảnh hưởng của một số loại thuốc BVTV sau phun đến hiệu lực trừ sâu trên cải bắp (Trang 91)
Bảng 3.12. Ảnh hưởng của thuốc BVTV đến các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của cải bắp - Nghiên cứu ảnh hưởng một số biện pháp kỹ thuật đến năng suất  và chất lượng cải bắp tại thái nguyên
Bảng 3.12. Ảnh hưởng của thuốc BVTV đến các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của cải bắp (Trang 96)
Bảng 3.17. Ảnh hưởng của màng phủ đến một số chỉ tiêu bắp - Nghiên cứu ảnh hưởng một số biện pháp kỹ thuật đến năng suất  và chất lượng cải bắp tại thái nguyên
Bảng 3.17. Ảnh hưởng của màng phủ đến một số chỉ tiêu bắp (Trang 102)
Bảng 3.19. Ảnh hưởng của màng phủ đến các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của cải bắp - Nghiên cứu ảnh hưởng một số biện pháp kỹ thuật đến năng suất  và chất lượng cải bắp tại thái nguyên
Bảng 3.19. Ảnh hưởng của màng phủ đến các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của cải bắp (Trang 106)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w