Nghiên cứu các bài tập nhằm phát triển sức mạnh tốc độ kỹ thuật đòn tay cho nam vận động viên Karatedo đội tuyển quốc gia (2)
Trang 1A GIỚI THIỆU LUẬN ÁN
1 MỞ ĐẦU
Thể thao thành tích cao là một bộ phận cấu thành nền thể dục thể thao xãhội chủ nghĩa Mục đích của thể thao thành tích cao là vươn tới những đỉnh caothành tích Động cơ thành tích chính là động lực mạnh mẽ thúc đẩy vận độngviên (VĐV) trong việc vươn tới các thành tích kỷ lục, cũng như thúc đẩy hoạtđộng khoa học thể thao nhằm tìm ra những phương pháp, biện pháp, yếu tốmới thúc đẩy, khai thác tối đa khả năng của con người trong việc vươn tới cácthành tích đó Để thực hiện mục tiêu đó, ngành thể dục thể thao cũng đã đưa ranhững quan điểm, giải pháp hữu hiệu để đổi mới công tác đào tạo tài năng thểthao, chú ý tập trung phát triển một số môn thể thao mũi nhọn để tham gia cácđại hội thể dục thể thao quốc tế và khu vực, trong đó có môn Karatedo
Ở nước ta, so với các môn thể thao khác, Karatedo mặc dù được hìnhthành muộn hơn song đã nhanh chóng phát triển rộng khắp các tỉnh, thành,ngành, như: Hà Nội, Huế, TP Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Quân đội Nhân dân,Công an Nhân dân và hơn thế nữa đã có những đóng góp không nhỏ về thànhtích thi đấu tại các đấu trường quốc tế Nhưng, thật đáng tiếc, tỷ lệ đạt thànhtích giữa nam và nữ chưa được đồng đều, đa số vẫn là các VĐV nữ, tuy vậy đểtìm ra được nguyên nhân đích thực không phải dễ dàng
Trong huấn luyện Karatedo ở nước ta đã có một số nghiên cứu về cácmặt: thể lực, kỹ thuật, tâm lý cho VĐV Tuy nhiên, vấn đề về sử dụng các bàitập sức mạnh tốc độ cho nam VĐV đội tuyển quốc gia chưa có tác giả nào đềcập đến, đặc biệt là sức mạnh tốc độ đòn tay - là kỹ thuật chủ yếu sử dụng trongthi đấu Karatedo, và cũng là một trong những yếu tố rất quan trọng quyết địnhđến khả năng cũng như thành tích của VĐV
Trên cơ sở phân tích ý nghĩa, tầm quan trọng và tính bức thiết của vấn
đề, luận án quyết định chọn đề tài: “Nghiên cứu các bài tập nhằm phát triển sức mạnh tốc độ kỹ thuật đòn tay cho nam VĐV Karatedo đội tuyển quốc gia"
Mục đích nghiên cứu:
Mục đích nghiên cứu của đề tài nhằm tìm hiểu đặc điểm phát triển sứcmạnh tốc độ kỹ thuật đòn tay, các test đặc trưng cho phát triển sức mạnh tốc độ
Trang 2kỹ thuật đòn tay VĐV của nam Karatedo đội tuyển quốc gia, trên cơ sở đó đềxuất các bài tập để phát triển sức mạnh tốc độ kỹ thuật đòn tay cho các VĐVnam Karatedo đội tuyển quốc gia, từ đó nâng cao khả năng tập luyện và thànhtích thi đấu của họ.
Mục tiêu nghiên cứu:
Mục tiêu 1: Nghiên cứu thực trạng huấn luyện phát triển sức mạnh tốc độ
kỹ thuật đòn tay của nam VĐV Karatedo đội tuyển quốc gia
Mục tiêu 2: Nghiên cứu nội dung, tiêu chuẩn đánh giá sức mạnh tốc độ và
kỹ thuật đòn tay của nam VĐV Karatedo đội tuyển quốc gia
Mục tiêu 3: Nghiên cứu lựa chọn bài tập nhằm phát triển sức mạnh tốc độ
kỹ thuật đòn tay cho nam VĐV Karatedo đội tuyển quốc gia
Giả thiết khoa học:
Qua việc tìm hiểu đặc điểm phát triển sức mạnh tốc độ kỹ thuật đòn tay,giả thiết luận án đánh giá xác định năng lực sức mạnh tốc độ có ảnh hưởngquan trọng tới kỹ thuật đòn tay của VĐV nam Karatedo đội tuyển quôc gia Do
đó việc sử dụng hệ thống các bài tập thể lực chuyên môn có kết hợp các yếu tố
kỹ thuật phát triển SMTĐ đòn tay vào các buổi tập sẽ góp phần nâng cao nănglực SMTĐ và kỹ thuật đòn tay cho nam VĐV Karatedo đội tuyển quốc gia
2 NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN
Đánh giá được thực trạng huấn luyện sức mạnh tốc độ đòn tay và hiệu quả
sử dụng kỹ thuật đòn tay của nam VĐV Karatedo đội tuyển quốc gia;
Xác định được 09 test đánh giá SMTĐ đòn tay của nam VĐV Karatedo độituyển quốc gia, được chia làm 2 nhóm sau:
Nhóm test thể lực 04 test: Chạy 30m XPC (s); Giật tạ 15kg 10s (sl); Nằm
sấp chống đẩy 15s (sl); Bật xa tại chỗ (cm)
Nhóm test kỹ thuật gồm 05 test: Đấm tay trước vào 10 mục tiêu (s); Đấm
tay sau vào 10 mục tiêu (s); Di chuyển đấm ba mục tiêu hình dẻ quạt 10s (sl);
Di chuyển ziczăc tay trước+tay sau vào 10 mục tiêu (s); Di chuyển vào đòn haibước tay trước+tay sau 15s (sl)
Xác định được 02 test kỹ thuật đòn tay trong đánh giá SMTĐ kỹ thuật đòn
tay, đó là: Kỹ thuật tấn công: kết hợp hai tay; Kỹ thuật phòng thủ phản công:
đỡ phản tay sau
Trang 3Lựa chọn được 41 bài tập nhằm nâng cao SMTĐ và kỹ thuật đòn tay củanam VĐV Karatedo đội tuyển quốc gia.
3 CẤU TRÚC CỦA LUẬN ÁN
Luận án được trình bày trong 123 trang bao gồm phần: Đặt vấn đề (03trang); Chương 1: Tổng quan các vấn đề nghiên cứu (42 trang); Chương 2: Đốitượng và phương pháp nghiên cứu (14 trang); Chương 3: Kết quả nghiên cứu
và bàn luận (54 trang); Kết luận và kiến nghị (03 trang) Trong luận án có 24bảng, 07 biểu đồ và 02 hình ảnh Ngoài ra luận án đó sử dụng 69 tài liệu thamkhảo, trong đó có 64 tài liệu tiếng Việt, 05 tài liệu tiếng Anh và Phần phụ lục
B NỘI DUNG CỦA LUẬN ÁN Chương 1: TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1 Xu thế phát triển Karatedo trên thế giới và ở Việt Nam:
Hiện nay trình độ Karatedo thi đấu trên Thế giới đã phát triển đến đỉnhcao (mặc dù chưa được đưa vào Olympic), nhiều chuyên gia, HLV từ kinhnghiệm huấn luyện thành công trong môn Karatedo đã cho rằng đặc trưng chủyếu trong kỹ thuật, chiến thuật của VĐV Karatedo là: Nhanh, mạnh, khéo léo
và chuẩn xác với sự khống chế cao khi va chạm vào mục tiêu, hơn nữa nhữngmục tiêu lại luôn biến hóa khôn lường chỉ trong một hiệp đấu duy nhất Đây làcon đường tất yếu giành thắng lợi trong thi đấu Karatedo đỉnh cao
Trong những năm gần đây, việc tập luyện và thi đấu môn Karatedo chothấy các kỹ thuật ngày càng đa dạng và biến hóa cao, tuy nhiên vẫn không thểrời xa 3 đặc điểm chủ yếu ở trên Theo sự phát triển ngày càng rộng củaKaratedo, ở những quốc gia có ưu thế tập trung vào nhiều kỹ thuật đòn chân,hoặc đòn tay, hoặc quét, quật đều không thể thiếu các đặc điểm ở trên
1.2.Một số đặc điểm cơ bản trong huấn luyện kỹ thuật môn Karatedo:
Được trình bày từ trang 12 đến trang 25 trong luận án về các nội dung sau:
1.2.1 Đặc điểm kỹ thuật trong thi đấu thể thao:
Kỹ thuật của bài tập thể lực (tức kỹ thuật thể thao) là cách thức sắp xếp,
tổ chức và thực hiện hệ thống các động tác để giải quyết nhiệm vụ vận động,
Trang 4hoặc nói gọn hơn, đó là những cách thức để giải quyết nhiệm vụ vận động [36],[49].
Những cách thức giải quyết nhiệm vụ vận động hợp lý và có hiệu quảcao nhất được gọi là kỹ thuật thể thao
Kỹ thuật thể thao luôn được đổi mới và hoàn thiện Sự tìm tòi, khám phákhoa học về các quy luật vận động của cơ thể, sự tiến bộ về trình độ thể lực củaVĐV, sự hoàn thiện các phương pháp giảng dạy, huấn luyện, sự đổi mới cácthiết bị, dụng cụ, sân bãi thể thao đang là những nhân tố chủ yếu thúc đẩy sự rađời các kỹ thuật thể thao mới trong hầu hết các môn thể thao
1.2.2 Đặc điểm kỹ thuật trong môn Karatedo:
Thuộc loại hình môn kỹ năng giao đấu đối kháng trực tiếp, với các quyđịnh về giao tiếp, lễ nghĩa, giáo dục phẩm chất ý chí; Trong thực hiện kỹ thuậtvới yêu cầu đòi hỏi cao về tư thế, động tác chính xác Là một môn thể thaođược đưa vào hệ thống thi đấu bao gồm Kata (quyền thuật) và Kumite (đốikháng) với rất nhiều nội dung phong phú và đa dạng
Về bản chất kỹ thuật Karatedo cũng như kỹ thuật của các môn võ khác, lànhằm đạt hiệu quả cao nhất trong tấn công và phòng thủ Về tổng quát, kỹ thuậtKaratedo gồm có 4 loại khác nhau đó là: chặn đỡ, tấn công, quăng quật và chộp
bẻ, được phân thành 5 loại dựa theo các bộ phận khác nhau của cơ thể như kỹthuật tay, kỹ thuật chân, các kỹ thuật quật ngã (quăng, quật, chộp, bẻ), các thếtấn và các tư thế thân hình
1.2.3 Đặc điểm về tâm lý vận động của VĐV nam ĐTQG trong thi đấu đối kháng môn Karatedo
1.2.4 Đặc điểm huấn luyện kỹ thuật trong môn Karatedo:
Trong huấn luyện môn Karatedo, đặc biệt trong thi đấu Kumite, việc huấnluyện kỹ thuật đòi hỏi phải có sự huấn luyện thuần thục các kỹ thuật đơn sau đó
là những kỹ thuật phối hợp Đây là mục đích chủ yếu trong huấn luyệnKaratedo Tuy nhiên, để thực hiện tốt các kỹ thuật phối hợp đòi hỏi phải thựchiện tốt các yếu tố khác, đó là: sự thăng bằng, khả năng điều khiển cơ bắp, sửdụng động lực của cơ thể; sự phối hợp hài hòa giữa các kỹ thuật và sự dichuyển (tấn pháp) Như vậy, có thể nói huấn luyện kỹ thuật trong mônKaratedo chính là huấn luyện về các kỹ thuật tay, kỹ thuật chân và khả năng di
Trang 5chuyển (tấn pháp) Đây là những nội dung cơ bản trong huấn luyện kỹ thuậtKaratedo.
1.2.5 Hệ thống kỹ thuật đòn tay trong thi đấu Kumite:
Trong Karatedo, kỹ thuật đòn tay được xem gần như là bản chất của mônnày (Karatedo - nghệ thuật chiến đấu bằng tay không) Hệ thống kỹ thuật đòntay trong Karatedo được khai thác và sử dụng một cách triệt để trên cả hai mặtcông và thủ Vì vậy, mỗi đòn đánh trong môn Karatedo vừa biểu hiện rõ nét tấncông, vừa mang đậm đặc tính của phòng thủ Những vũ khí thường được sửdụng nhiều nhất trong các kỹ thuật tay chính là nắm đấm, ngoài ra còn có các
kỹ thuật sử dụng bằng cạnh bàn tay, ức bàn tay, mu bàn tay đều có thể được
sử dụng trong tập luyện và thi đấu Karatedo
1.3 Đặc điểm phát triển sức mạnh tốc độ trong môn Karatedo:
Được trình bày từ trang 25 đến trang 41 trong luận án về các nội dung sau:
1.3.1 Đặc điểm phát triển tố chất thể lực trong môn Karatedo:
Thể lực là một trong những nhân tố rất quan trọng, quyết định đến hiệu quảhoạt động của con người Theo quan điểm của các tác giả Nguyễn Toán, PhạmDanh Tốn cho rằng: “…Tố chất thể lực là những đặc điểm, mặt, phần tương đốiriêng biệt trong thể lực của con người và thường được chia thành 5 loại cơ bản:Sức mạnh, sức nhanh, sức bền, khả năng phối hợp động tác và độ dẻo” Theoquan điểm của các tác giả Lưu Quang Hiệp, Phạm Thị Uyên thì cho rằng: “…
Tố chất thể lực có thể phát triển các mặt khác nhau của năng lực hoạt động thểlực và có 4 tố chất vận động chủ yếu: sức mạnh, sức nhanh, sức bền và khéoléo” Như vậy có thể thấy về bản chất tố chất thể lực được chia làm 5 loại cơbản sau: sức mạnh, sức nhanh, sức bền, khả năng phối hợp động tác và độ dẻo.Tuy nhiên trong thực tiễn huấn luyện, các tố chất trên thường không biểu thịriêng lẻ, mà chúng có mối quan hệ tương tác lẫn nhau Như trong kỹ thuật tấncông và phản công của môn Karatedo các đòn đấm và đá trong thi đấu là nhữngđộng tác biểu thị năng lực sức mạnh tốc độ (là sự kết hợp giữa sức mạnh và sứcnhanh) không những thế còn bao hàm cả khả năng phối hợp, phản xạ và khảnăng về xử lý thông tin của hệ thần kinh
Do vậy, có thể thấy rằng việc phát triển các tố chất thể lực trongKaratedo được coi là nền tảng cơ bản, vững chắc để đạt được thành tích thi đấu
Trang 6cao Các tố chất thể lực gồm sức nhanh, sức mạnh, sức bền, mềm dẻo, khéo léo
và phối hợp vận động Các tố chất này được hình thành và phát triển qua tậpluyện, chúng có mối quan hệ chặt chẽ với nhau và với các kỹ năng vận độngcùng mức độ phát triển các cơ quan nội tạng của cơ thể Do ảnh hưởng của tậpluyện nên các tố chất thể lực ngày càng được nâng cao để thích nghi với lượngvận động lớn khi tác động lên cơ thể trong một chu kỳ huấn luyện
1.3.2 Đặc điểm về phát triển tố chất sức mạnh tốc độ trong môn Karatedo
Trong môn Karatedo tố chất sức mạnh tốc độ đặc biệt quan trọng vì nhờ
tố chất này mà giải quyết tương đối tốt nhiệm vụ vận động đặt ra như: khi thựchiện kỹ thuật tấn công, phòng thủ hay phòng thủ phản công đều cần sử dụngcác động tác, các đòn đấm, đòn đá hay đòn đỡ đều đòi hỏi phải có sức mạnh lớnvới một tốc độ cao
Sức mạnh tốc độ là một tố chất đặc thù và rất quan trọng của Karatedo,sức mạnh tốc độ tạo cho VĐV đủ uy lực khi thực hiện ý đồ chiến thuật trongtập luyện và thi đấu, tạo yếu tố gây bất ngờ cho đối phương, thực hiện đòn đánhvới biên độ lớn, khống chế đạt điểm cao hoặc thắng tuyệt đối trong thời gianngắn, tạo hiệu quả nâng cao thành tích môn Karatedo
1.4 Nghiên cứu có liên quan:
(Đã được trình bày từ trang 41 đến trang 47 trong luận án)
Như vậy, qua quá trình phân tích, tổng hợp và nghiên cứu tại chương 1
rút ra một số kết luận sau:
1 Karatedo là môn võ có nguồn gốc Nhật Bản, là một môn võ mang tínhtruyền thống, năm 1936 đã được cải tiến và truyền bá khắp thế giới tập trungvào các nội dung: Kata (quyền thuật), Kihon (kỹ thuật cơ bản) và Kumite (thiđấu đối kháng) Hiện nay Karatedo đã phát triển khắp thế giới, với một xuhướng hiện đại, đó là: Nhanh, mạnh, khéo léo và chuẩn xác Tổ chức lớn nhấtcủa Karatedo là Liên đoàn Karatedo thế giới (tên quốc tế là World KaratedoFederation viết tắt WKF) được thành lập vào năm 1994 với 136 nước thànhviên
2 Hệ thống kỹ thuật môn Karatedo gồm rất nhiều kỹ thuật được sử dụngmột cách tổng thể cả chân, tay với các kỹ thuật theo đường thẳng, đường vòng
Trang 7với những thế tấn ở các vị trí khác nhau tương ứng với đặc điểm của từng kỹthuật trong Karatedo Tuy nhiên, trong tập luyện và thi đấu không nhất thiết sửdụng hết tất cả các kỹ thuật Việc ứng dụng kỹ thuật trong thi đấu Kumite củamôn Karatedo tùy thuộc vào năng lực, trình độ của từng VĐV, vào từng điềukiện hoàn cảnh, đối phương và diễn biến trận đấu
3 Thể lực là một trong những nhân tố quan trọng nhất, quyết định đếnhiệu quả hoạt động của con người Về bản chất tố chất thể lực thường được chiathành 5 loại cơ bản: sức nhanh, sức mạnh, sức bền, khả năng phối hợp động tác
và độ dẻo Nhưng trong thực tiễn huấn luyện, các tố chất thể lực trên thườngkhông biểu thị riêng lẻ, mà chúng có mối quan hệ tương tác lẫn nhau, Karatedo
là một trong số nhiều môn có dạng đặc thù như vậy - đó chính là tố chất sứcmạnh tốc độ
Sức mạnh tốc độ là tố chất đặc thù của Karatedo, sức mạnh tốc độ tạocho VĐV đủ uy lực khi thực hiện ý đồ chiến thuật trong tập luyện và thi đấu,tạo yếu tố gây bất ngờ cho đối phương, thực hiện đòn đánh biên độ lớn, khốngchế đạt điểm cao hoặc thắng tuyệt đối trong thời gian ngắn, tạo hiệu quả nângcao thành tích môn Karatedo
4 Qua phân tích và tổng hợp các tài liệu liên quan đến môn Karatedocho thấy: Hầu hết các tác giả chưa tập trung tới các đối tượng là VĐV đỉnh cao
- VĐV đội tuyển quốc gia, phần lớn tập trung vào các đối tượng trẻ và VĐVphong trào chưa tác giả nào đề cập tới nam VĐV Karatedo đội tuyển quốc gia.Chưa có công trình nghiên cứu một cách khoa học về nghiên cứu phát triểnSMTĐ đòn tay cho nam VĐV Karatedo đội tuyển quốc gia Đây là một kỹthuật có hiệu quả thi đấu cao (chiếm > 70% đòn đánh ghi điểm trong thi đấu)
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG, PHƯƠNG PHÁP VÀ TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU
Trang 82.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Các bài tập phát triển sức mạnh tốc độ kỹ thuật đòn
tay cho nam VĐV Karatedo đội tuyển quốc gia
Khách thể nghiên cứu: Gồm 20 VĐV nam Karatedo đội tuyển quốc gia,
hạng cân từ 50 đến trên 80kg; lứa tuổi từ 18 đến 28
Phạm vi nghiên cứu: Các VĐV nam môn Karatedo đội tuyển Việt Nam ở
nội dung thi đấu đối kháng (Kumite) từ hạng cân 55Kg tới trên 80Kg hiện đangtập huấn tại Trung tâm Huấn luyện Thể thao Quốc gia Hà Nội
2.2 Phương pháp nghiên cứu:
Trong quá trình nghiên cứu, luận án sử dụng các phương pháp sau:
2.2.1 Phương pháp phân tích và tổng hợp tài liệu;
2.2.2 Phương pháp phỏng vấn tọa đàm;
2.2.3 Phương pháp kiểm tra sư phạm;
2.2.4 Phương pháp quan sát sư phạm;
2.2.5 Phương pháp thực nghiệm sinh cơ;
2.2.6 Phương pháp thực nghiệm sư phạm;
2.2.7 Phương pháp toán học thống kê.
2.3 Tổ chức nghiên cứu:
2.3.1 Thời gian nghiên cứu:
Đề tài được tiến hành từ tháng 10 năm 2010 đến tháng 10 năm 2014 gồm 4giai đoạn sau:
Giai đoạn 1: Từ tháng 10 năm 2010 đến tháng 12/2011
Giai đoạn 2: Từ tháng 1/2012 đến tháng 12/2012
Giai đoạn 3: Từ tháng 1/2013 đến tháng 12/2013
Giai đoạn 4: Từ tháng 1/2014 đến tháng 10/2014
2.3.2 Địa điểm nghiên cứu: Viện Khoa học Thể dục thể thao; Trung tâm
huấn luyện thể thao Quốc gia Hà Nội
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Trang 93.1 Nghiên cứu thực trạng huấn luyện phát triển SMTĐ kỹ thuật đòn tay cho nam VĐV Karatedo đội tuyển quốc gia
Để giải quyết nhiệm vụ này, luận án tiến hành nghiên cứu các nội dung sau:
3.1.1 Thực trạng huấn luyện tố chất sức mạnh tốc độ cho nam VĐV Karatedo đội tuyển quốc gia
Để tìm hiểu vể thực trạng công tác huấn luyện tố chất SMTĐ luận án tiếnhành tìm hiểu thực trạng huấn luyện tại đội tuyển quốc gia thông qua tìm hiểuchương trình, kế hoạch huấn luyện trong 02 năm (2010 và 2011)của VĐVKaratedo ĐTQG tại Trung tâm Huấn luyện thể thao Quốc gia Hà Nội Kết quảthu được trình bày ở bảng 3.1
Bảng 3.1: Thời gian huấn luyện tố chất thể lực
c a nam V V Karatedo ủa nam VĐV Karatedo đội tuyển quốc gia ĐV Karatedo đội tuyển quốc gia đội tuyển quốc gia i tuy n qu c gia ển quốc gia ốc gia
TT Nội dung huấn luyện
3.1.2 Nghiên cứu thực trạng huấn luyện SMTĐ kỹ thuật đòn tay của nam VĐV Karatedo đội tuyển quốc gia
3.1.2.1 Thực trạng huấn luyện SMTĐ kỹ thuật đòn tay môn Karatedo
Qua tìm hiểu thực tiễn công tác huấn luyện VĐV Karatedo ở giai đoạnchuyên môn hóa sâu tại các địa phương cho thấy: Thời gian một giáo án huấnluyện cơ bản đáp ứng được yêu cầu tập luyện cho VĐV, nhưng chưa có sự tậptrung chuyên biệt vào các tố chất để phát triển kỹ thuật cốt lõi của môn
Trang 10Karatedo; Thời gian phát triển bài tập SMTĐ đòn tay cho VĐV Karatedo trong
1 giáo án chưa được chú trọng; Bài tập sử dụng phát triển SMTĐ đòn tay phân
bố không đều, chưa có hệ thống; Các bài tập sử dụng ít kết hợp với các bài tậpthể lực chung để phát triển SMTĐ đòn tay; Phần lớn sử dụng các bài tập dichuyển theo tín hiệu, các bài tập lặp lại nhiều lần để phát triển SMTĐ cho đòntay; Tập trung nhiều vào phát triển kỹ thuật cơ bản, dùng tập kỹ thuật cơ bản đểphát triển SMTĐ cho đòn tay
3.1.2.2 Thực trạng sử dụng các kỹ thuật đòn tay trong thi đấu Kumite
Để tìm hiểu về thực trạng sử dụng các kỹ thuật tay trong thi đấu đối khángmôn Karatedo, luận án tập trung vào việc quan sát và xác định hiệu quả sửdụng các kỹ thuật đòn tay trong thi đấu Kumite, bằng việc tiến hành qua quansát các buổi tập, các trận đấu tập và các giải đấu chính thức trong hệ thống thiđấu quốc gia năm 2011 và 2012 Việc thống kê bao gồm các kỹ thuật tấn công
và phản công bằng đòn tay và phối hợp tay, chân trong thi đấu Kumite ở cáchạng cân của nam VĐV Karatedo, tập trung chủ yếu vào các trận có nam VĐVđội tuyển quốc gia thi đấu Kết quả quan sát việc sử dụng kỹ thuật đòn tay củanam VĐV Karatedo tại 02 giải Karatedo toàn quốc trong năm 2012 (Giải Vôđịch Quốc gia năm và giải Cúp Quốc gia) được trình bày ở bảng 3.2
Kết quả bảng 3.2 cho thấy: Qua 144 trận đấu đấu tại hai giải đấu lớn Quốcgia, tổng số lần sử dụng kỹ thuật là 2126 kỹ thuật, như vậy trung bình một trậnđấu có khoảng 14 - 15 kỹ thuật đòn tay được thực hiện để ghi điểm, cao hơn sovới các VĐV nữ (trung bình 10 kỹ thuật), điều này thể hiện sự tích cực trong thiđấu của VĐV nam, hơn nữa thời gian thi đấu của nam cũng nhiều hơn của nữ là
01 phút, do vậy dẫn đến có sự cách biệt về số lượng đòn đánh trong một trậnđấu
Về mức độ sử dụng cho thấy: các kỹ thuật tấn công chiếm khá ưu thế(1175 kỹ thuật - chiếm 55,3%) trong khi đó các kỹ thuật phòng thủ, phản côngchỉ chiếm 44,7% (951 kỹ thuật)
Về sự phân bổ các kỹ thuật cho thấy: các kỹ thuật ở tầm trung đẳng và các
kỹ thuật đòn kộp được thực hiện khá đồng đều và khá nhiều cả trong tấn công
và phòng thủ và đạt hiệu quả khá cao và đồng đều (chiếm từ 41,67% đến 76,4%
ở các kỹ thuật tấn công và từ 28,96% đến 74,4% ở các kỹ thuật phản công)
Trang 11Về hiệu quả sử dụng các kỹ thuật đòn tay cho thấy: mặc dù có chiếm ưuthế về số lần ra đòn tấn công, nhưng hiệu quả của các đòn tấn công cũng caohơn so với các kỹ thuật phản công, cụ thể ở các kỹ thuật tấn công, tỷ lệ đònhiệu quả đạt tới 65% tổng số đòn tấn công, trong khi đó hiệu quả của các kỹthuật phản công hiệu quả chỉ chiếm 42,8%
Như vậy, qua kết quả khảo sát về hiệu quả kỹ thuật đòn tay trong thi đấuKumite của namVĐV Karatedo ĐTQG cho thấy có 02 kỹ thuật được VĐV sửdụng thường xuyên nhất và cũng là những kỹ thuật đạt được hiệu suất cao nhất,
đó là: Kỹ thuật tấn công đòn kết hợp hai tay (chiếm 76,4%) và kỹ thuật phảncông tay sau (chiếm 75,12%)
3.2 Nghiên cứu nội dung, tiêu chuẩn đánh giá sức mạnh tốc độ và kỹ thuật đòn tay cho nam VĐV Karatedo đội tuyển quốc gia
3.2.1 Lựa chọn các test đánh giá sức mạnh tốc độ đòn tay cho nam VĐV Karatedo đội tuyển quốc gia:
Để lựa chọn được các test SMTĐ đòn tay cho nam VĐV Karatedo độituyển quốc gia, luận án tiến hành phân tích các tổng hợp các tài liệu có liênquan, quan sát các buổi tập của đội tuyển quốc gia, tuyển trẻ quốc gia và cácVĐV năng khiếu, lựa chọn các test được thực tiễn chứng minh độ tin cậy trongđánh giá SMTĐ cho VĐV Karatedo đội tuyển quốc gia Luận án đã lựa chọnđược 25 test và được phân làm hai nhóm: Nhóm test thể lực: gồm 12 test;Nhóm test kỹ thuật: gồm 13 test Các test này đã được phỏng vấn bằng phiếu
hỏi (phụ lục 2) về khả năng sử dụng trong đánh giá SMTĐ đòn tay cho khách
thể nghiên cứu Đối tượng phỏng vấn là 25 người, bao gồm các chuyên gia,huấn luyện viên, của các CLB, Trung tâm Karatedo mạnh trên toàn quốc,nhằm lựa chọn một cách khoa học, khách quan và chính xác các test đánh giáSMTĐ đòn tay cho nam VĐV Karatedo đội tuyển quốc gia Kết quả được trìnhbày ở bảng 3.3 và 3.4 trong luận án
Từ kết quả phỏng vấn các nhà chuyên môn tại bảng 3.3 và 3.4, luận án đãchọn những test có tỷ lệ trên 70% số ý kiến tán thành, ưu tiên đối với những ýkiến lựa chọn ở mức 1 và 2 (mức rất quan trọng và quan trọng), để làm cơ sởđánh giá SMTĐ đòn tay cho nam VĐV Karatedo đội tuyển quốc gia Kết quảthu thập được cho thấy các nhà chuyên môn đánh giá cao, cho là rất quan trọng
Trang 12tập trung chủ yếu ở các test sau: chạy 30m XPC (s); nhảy dây 15s (sl); giật tạ
15kg 10 (sl); nằm sấp chống đẩy 15s (sl); bật xa tại chỗ (cm); Lực bóp tay (kg); đấm tay trước 10 mục tiêu (s); đấm tay sau 10 mục tiêu (s); di chuyển đấm ba mục tiêu hình dẻ quạt 10s (sl); đấm hai tay vào đích cố định 10s; di chuyển ziczac đấm tay trước+tay sau vào 10 mục tiêu (s); Di chuyển hai bước tay trước+tay sau 15s (sl) Đây cũng là các test được lựa chọn tiếp tục đưa vào
nghiên cứu ở các bước tiếp theo trong việc đánh giá SMTĐ đòn tay cho namVĐV Karatedo đội tuyển quốc gia, bằng việc xác định độ tin cậy và tính thôngbáo của các test đã lựa chọn ở trên
3.2.1.1 Xác định độ tin cậy của các test SMTĐ đòn tay cho nam VĐV Karatedo đội tuyển quốc gia
3.2.1.2 Xác định tính thông báo của các test SMTĐ đòn tay cho nam VĐV Karatedo đội tuyển quốc gia
Kết quả xác định độ tin cậy và tính thông báo của các test đã lựa chọnqua phỏng vấn được trình bày tại bảng 3.5 và 3.6
Bảng 3.5: Độ tin cậy của các test đánh giá SMTĐ đòn tay cho nam
VĐV Karatedo ĐTQG
1.
Test thể lực
Đấm tay trước vào 10 mục tiêu (s) 0,89 <0,01
9 Di chuyển đấm ba mục tiêu hình dẻ quạt 15s (sl) 0,86 <0,02
10 Di chuyển ziczăc tay trước+tay sau vào 10 mục tiêu (s) 0,84 <0,05
11 Di chuyển hai bước tay trước+tay sau 15s (sl) 0,82 <0,05
Bảng 3.6: HSTQ các test đánh giá SMTĐ đòn tay với thành tích thi đấu của nam
VĐV Karatedo ĐTQG